Ba Trọng Tội, và Lòng Dạ của Pétrus Ký, Qua 8 Lá Thư

của Ông Gửi Chính Quyền Thực Dân Pháp

Lý Thái Xuân tóm lược

http://sachhiem.net/LTX/LyThaiLS12.php

12-Feb-2024

LTS: Bài này tóm tắt 3 tội danh của ông Trương Vĩnh Ký, và đưa ra một số chứng cớ được trích dẫn từ 8 (trong nhiều bức thư do chính Trương Vĩnh Ký viết (xem sách “Trương Vĩnh Ký, Cuốn Sổ Bình Sinh" của Nguyễn Sinh Duy (1)". Mục đích công trình văn hóa của ông Ký cũng thể hiện ở những bức thư gửi cho chính quyền thuộc địa trong suốt đời của ông. Các tài liệu nguồn (2) và (3) được ghi ra ở phần tham khảo. (SH)

[Loạt bài tóm lược về TVK của LTX: 1 . 2 . 3 . 4 ]

Hiện tượng cách mạng màu ở Việt nam do thế lực ngoại cường lèo lái có lẽ đã âm thầm len lỏi từ hơn 20 năm trước, ẩn dưới những nỗ lực hoạt động văn hóa như hội thảo, tọa đàm khoa học,… để được hợp thức hóa các "sản phẩm" độc hại mà họ muốn gieo vào trong xã hội Việt Nam. Các khách mời trong các cuộc hội thảo khoa học ấy, chỉ gồm toàn là những người nằm trong đường dây hoạt động của họ.

Một trong các nhân vật đang được vài phương tiện truyền thông chính thống của nhà nước tô son điểm phấn trở lại là Pétrus Trương Vĩnh Ký. Vì thế chứng tôi sẽ có một loạt bài vạch trần con người của ông Ký dựa trên tài liệu đáng tin cậy nhất, để rộng đường dư luận.  

Ngày 24/3/2015, trong dịp trao giải thưởng Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, Ông nhà văn Nguyên Ngọc đã nêu ý kiến: Xây “Ngôi đền tinh hoa văn hóa Việt Nam” nhằm tôn vinh những nhân vật kiệt xuất có công đối với văn hóa Việt Nam. Trong số ba nhân vật đầu tiên được đề cập đến có tên ông Trương Vĩnh Ký, cũng gọi là Petrus Ký.

Tác giả cuốn “Trương Vĩnh Ký, nỗi oan thế kỷ” là ông Nguyễn Đình Đầu, người viết cẩu thả vô trách nhiệm, mà tác giả Bùi Kha đã từng biết qua một số bài ông ta viết về Đắc Lộ, Nguyễn Trường Tộ… trước đây. Thế mà Giáo sư Sử học Phan Huy Lê (5.7.2016) trong Lời Giới Thiệu cuốn sách này đã thăng ông Nguyễn Đình Đầu,  lên hàng “Học Giả”, thay vì cẩu thả vô trách nhiệm.  

Dẫu ai cố tình tô son điểm phấn cho ông Trương Vĩnh Ký thì cũng khó lòng tẩy xóa 3 trong số các tội phục vụ cho thực dân Pháp và làm hại cho Tổ quốc Việt Nam, một quốc gia mà họ Trương đã được sinh ra và sống trên đó cho đến lúc chết.

1. Tội thứ nhất:

Lúc ông 22 tuổi. Kêu gọi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta bằng một lá thư viết tay. Tháng 3.1859; Trương Vĩnh Ký viết thư thúc giục Trung tá Hải Quân Jauréguiberry nhanh chóng đánh chiếm Nam Kỳ.

2. Tội thứ hai: 

(Lúc ông 39 tuổi) Khơi động lòng tham của thực dân Pháp. Trong bài Tường Trình Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876), chính họ Trương mô tả xứ Bắc kỳ như một miếng mồi kinh tế béo bở; để cố vấn cho thực dân Pháp nên chiếm và cai trị toàn xứ Bắc kỳ.

3. Tội thứ ba: 

(Lúc ông 45 tuổi) Dùng tài văn chương, giúp Pháp đồng hóa dân tộc An Nam. Chính Trương Vĩnh Ký (ngày 12.1.1882) cho biết, ông soạn và xuất bản các tác phẩm là "nhằm mục đích giúp Pháp biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam”

Đẻ có những nhận xét chính xác về Trương Vĩnh Ký, ta xử dụng các tài liệu do chính Trương đã viết cho các viên chức cao cấp của thực dân Pháp dưới hình thức những lá thư, và tài liệu của chính nhân viên trong chính phủ thuộc địa Pháp tại Việt Nam thời bấy giờ. Các tài liệu nầy được tìm thấy trong cuốn sách có tựa đề "Cuốn Sổ Bình Sinh của Trương Vĩnh Ký”. Tác giả là Nguyễn Sinh Duy, NXB Nam Sơn, Sài gòn in và phát hành tháng 3, 1975. Có thể tải bản PDF để đọc trực tiếp (https://vietbooks.info/threads/truong-vinh-ky-...) hay dùng link drive.google.com này.

Chúng ta sẽ xét trên hai phương diện: Quan điểm chính trị, và những đóng góp văn học của ông nhằm mục đích gì?

Về mặt quan điểm chính trị, ta xét lòng dạ của Pétrus Trương Vĩnh Ký, qua 8 (tám) trích đoạn sau đây trong vô số lá thư gửi chính quyền thuộc địa Pháp.

 

THƯ # 1 có 1 TRÍCH ĐOẠN:

Ngày 1.9.1858, đô đốc thực dân Pháp Rigault de Genouilly đánh Đà Nẵng. Quân dân Việt Nam nhất tề chống Pháp xâm lược. Với sự phản ứng kiên trì của Việt Nam cọng thêm khí hậu khắc nghiệt tại Đà Nẵng lúc bấy giờ, quân Pháp đã phải rút khỏi Đà Nẵng để vào Nam chiếm thành Gia Định ngày 17. 2. 1859. Sau một thời gian ngắn, trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry và 800 lính ở lại giữ thành Gia Định, còn  de Genouilly thì trở ra Đà Nẵng đánh phá lần thứ nhì.

Trước cảnh nước mất nhà tan, Trương Vĩnh Ký đã không tham gia phong trào đánh đuổi thực dân như bao nhiêu người khác. Trái lại ông còn viết thư cho viên trung tá thực dân nói trên, yêu cầu giúp đỡ để tiêu diệt quân dân Việt Nam mà họ Trương gọi đó là kẻ thù.

Tháng 3.1859, Trương lúc đó 22 tuổi, viết thư tay cho trung tá hải quân Jean Bernard Jaureguiberry trong đó có đoạn như sau:

- "... Nhưng tôi nhân danh là người đại diện cho tín hữu Ki-tô kính dâng lên Ngài lời cầu xin của chúng tôi... nỗi thống khổ mà chúng tôi hằng gánh chịu dưới bạo quyền của các quan lại triều đình gây ra... Tất cả chúng tôi chắc sẽ chịu chết nếu Ngài không kịp đánh đuổi kẻ thù của chúng ta..." (Văn khố Hải quân Pháp, Paris: SUM Vincennes. Vũ Ngự Chiêu sưu tập)

Hải quân trung tá Jean Bernard Jauréguiberry

 

Xem nguyên văn tiếng Pháp ở mục tài liệu số 4 và Bản Dịch Của Winston Phan Đào Nguyên (https://petruskyaus.net/...)

Mais je viens comme le champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications; je viens vous raconter tous les maux que la cruelle tyrannie des mandarins nous fait subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté, vous êtes les envoyés de Dieu que, dans sa divine providence, il a choisi pour nous délivrer des mains de nos ennemis, comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan.”

Tác giả Winston Phan Đào Nguyên dịch đoạn văn đó như sau, và "phản biện" bản dịch của Nguyên Vũ về chữ "kẻ thù của chúng ta" và cho rằng phải dịch là "kẻ thù của chúng tôi". (!) [Sau đây là bản dịch của Winston Phan Đào Nguyên:]

“Nhưng tôi đến như là người biện hộ cho những giáo dân Thiên Chúa Giáo để đưa đến các ngài những lời thỉnh cầu của chúng tôi; tôi đến để kể cho các ngài nghe về những tai ương mà chúng tôi phải trải qua dưới bạo quyền chuyên chế của các quan lại, bởi vì các ngài là những người trả thù cho sự tự do của chúng tôi, các ngài là những sứ thần của Chúa mà, trong ý định thiêng liêng của Người, đã chọn, để mang chúng tôi ra khỏi bàn tay của những kẻ thù của chúng tôi, như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đưa những người Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ở xứ Chanaan.

 

THƯ # 2 có 3 TRÍCH ĐOẠN:

Lúc ông Ký được 39 tuổi. Thư đề ngày 28.4.1876, gởi cho tướng Pháp, quyền thống đốc, để trình bày công tác đi Bắc Kỳ (Phần tiếng Pháp xem tài liệu nguồn số 2, được chép lại ở Phụ Lục A dưới bài để tiện tham khảo). Trương mô tả sai về tình trạng xã hội và phóng đại một nhu cầu cần cải cách để cố vấn cho thực dân Pháp nên chiếm và cai trị toàn xứ Bắc kỳ:

- Và phải chăng sự khốn cùng đang bao trùm trong dân chúng, và phải chăng khắp nơi người ta đang nghe đòi hỏi những sự thay đổi và một nền cai trị hữu hiệu để duy trì trật tự, ban cho dân chúng một ngày mai, đảm bảo tài sản, cho công nghệ và thương mại có được sự an ninh và sinh hoạt cần thiết cho sự sống còn của họ, nói tóm lại, từ trong cái đói và bần cùng giải thoát một dân tộc đang cảm thấy suy vong."

Pétrus Ký còn đem miếng mồi kinh tế béo bở của xứ Bắc Kỳ ra để khơi động lòng tham của thực dân Pháp:

- Đất này tiện lợi cho những vụ trồng trọt các mùa thay đổi khác nhau. Những cuộc thí nghiệm trồng nho và gieo lúa mì cho thấy những kỳ vọng chắc chắn. Tôi từng thấy lúa mì mọc trong đất, cây trông đẹp, bông đầy và lớn hạt. Tôi chưa nói tới ở đây những tài nguyên khoáng chất, người ta bảo là bao la, và tôi xin được phép nói rằng dân của xứ này đã chết đói trên một chiếc giường đầy vàng".

Trương lại còn chỉ trích và hăm dọa hầu thuyết phục các viên chức triều đình:

- Thưa quý vị, tất cả quý vị đều phải thấy rằng nếu nhà cầm quyền Pháp có ý xâm chiếm xứ này, họ đã có thể làm việc ấy từ lâu, một cách dễ dàng không cần phải bàn cãi gì cả.
Quý vị phải hiểu rằng quí vị là những kẻ yếu, thật sự quá yếu, cần sự giúp đỡ của một ai đó để gượng dậy.
... Tổng quát, tất cả đều tin chắc rằng không thể chống lại người Pháp và nếu nước Pháp muốn lấy xứ này, có thể làm mà không phải mất nhiều khó khăn và tốn kém"
.

Toàn bộ bức thư về Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi này được Giáo sư P. J. Honey ở School of Oriental and African Studies, University of London, công bố trong tác phẩm Voyage to Tonking in the Year of Ất Hợi (1876). Xem 4 trang liên hệ trong Phụ Bản A dưới đây.

 

THƯ # 3 có 1 TRÍCH ĐOẠN:

Trương Vĩnh Ký cũng là một người Pháp tay trong, được gài bên cạnh Vua Đồng Khánh. Lúc này ông Ký được 49 tuổi, và cũng là thời gian hoạt động của ông để phục vụ cho Pháp tích cực nhất. Từ Huế, ngày 10.5.1886, Pétrus Trương Vĩnh Ký gởi thư cho viên Toàn Quyền Paul Bert, trong đó có đoạn:

- “Tôi cũng đang lo tiếp xúc để cung cấp cho ngài những tin tức chính trị hữu ích. Tôi hết lòng tán đồng dự án hoàn mỹ của ông Pène (linh mục Pháp, Pène Siefert) về công cuộc bình định thi hành bởi những yếu nhân bản xứ và, ở đây, tôi đang bám sát nhà vua cùng Viện Cơ Mật. Như sứ giả tiên khu của Chúa, tôi tìm cách dọn đường cho ngài; tôi tán dương cái uy danh mà tôi ra sức vây bọc quanh con người cũng như tên tuổi của ngài.”

Toàn quyền PaulBert (1833-1886)


THƯ # 4 có 1 TRÍCH ĐOẠN:

Họ Trương lèo lái vua bù nhìn Đồng Khánh và thao túng Cơ Mật Viện của triều đình Việt Nam đã có kết quả tốt cho Pháp, Paul Bert, Tổng trú sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ gởi Thiếu tướng thực dân Thống đốc Nam-kỳ, ngày 20.5.1886, có đoạn:

- "Tôi nhận thấy ở Huế, ông Trương Vĩnh Ký đã tận lực làm tròn sứ mạng công việc trong triều đình và ít nhiều ảnh hưởng trên nhà vua. Trong những điều kiện đó, tôi tin rằng sẽ có lợi cho người Pháp hiện thời nếu giữ ông ta ở lại Huế.."

THƯ # 5 có 2 TRÍCH ĐOẠN:

Hơn một tháng sau, vào ngày 17.6.1886, Trương Vĩnh Ký viết thư tiếp cho Paul Bert để thông báo công tác quan trọng của ông:

- "Tôi sẽ trấn áp tất cả các hảnh thần và bao vây nhà vua, tôi sẽ kiếm những người thật sự có khả năng cho Viện Cơ Mật".

Một đoạn khác, Pétrus Trương Vĩnh Ký cũng có ý kiến như Nguyễn Trường Tộ hơn 15 năm trước đó là, chính phủ Việt Nam phải thỏa hiệp với nước Pháp, hầu như đó là một định luật tất yếu không thể chống lại được:

- "Tôi vừa minh chứng xong cho các nho sĩ thấy rằng nước An Nam không thể không cần đến nước Pháp, càng không thể chống lại nó được, phải tay trong tay cùng đi, không hậu ý và chúng ta nên chụp ngay lấy những hảo ý nảy nở trong chúng ta, của một người như ngài chẳng hạn".

 

THƯ # 6 có 4 TRÍCH ĐOẠN:

Trong thư ngày 5.10.1886 gởi cho quan Toàn quyền Pháp, Pétrus Ký tận dụng những kiến thức quân sự của mình để, cố vấn cho thực dân phương pháp tiêu diệt các phong trào Cần Vương và các lực lượng vũ trang chống Pháp của dân Việt Nam:

- Vậy hãy nhanh chóng thành lập các đoàn lạp binh và võ trang cho họ; ngài không có điều gì phải quan ngại dù các nhà quân sự đã nói về việc đó, bởi vì, những quân khí do ngài cung cấp, cho mượn hoặc bán, đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính quyền An Nam, sau cuộc bạo hành ngày 5 tháng 7, nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp.

Xứ Trung-kỳ mà ngài vừa ban cho nền tự trị sẽ phải bắt buộc ở dưới sự giám hộ của Người Bảo hộ nó và với hai thế đứng của Pháp tại Bắc và Nam-kỳ, những nghĩa cử rồi ra sẽ được củng cố và hiệu nghiệm hơn lên. Tôi hiểu những tình ý thật sự của người An Nam mà tôi dám khẳng định với ngài rằng chính sách ấy là tốt hơn cả, bởi vì, một mặt ngài có cái lợi đem lại cho nước Pháp sự mến mộ và lòng tin tưởng đã bị đánh mất từ bao năm qua, và mặt khác, ngài sẽ tìm thấy những nguồn lợi không kém phần thực tế cho các đồng bang của ngài trong cái xứ Bắc-kỳ giàu có..."

Và họ Trương còn gọi các phong trào yêu nước chống Pháp của chúng ta là quân phiến loạn:

- "Tôi thiết tưởng có bổn phận, cũng nhân dịp này, cống hiến cho ngài: Tư tưởng của những người phiến loạn An Nam mà tôi đã có thể tìm hiểu trên những nơi có tàu đi qua.
Những kẻ phiến loạn, như tôi đã từng nhiều dịp trình với ngài, họ có lý do cho chủ nghĩa ái quốc của họ: Sự hận thù đối với các con chiên (Công giáo) mà họ cáo buộc là những hàng ngũ bên cạnh người Pháp, được dùng như những kẻ đưa đường chỉ lối"
(chỉ điểm).

Pétrus Trương Vĩnh Ký đã khuyên Pháp không nên sợ vì "bọn phiến loạn", chỉ có những khí giới thô sơ:

- "Bọn phiến loạn không đáng sợ; họ chỉ có những khí giới cổ lổ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa. Cái chứng cớ phơi bày ra ở Quảng Trị và Quảng Bình, họ đã không thể cắt được, dù chỉ một lần, đường dây điện thoại. Họ rất dễ bị tiêu mòn và trở lại ngoan ngoãn..."

Ông Ký cố gắng lèo lái Pháp thuyết phục triều đình Việt Nam nên chấp nhận hiệp ước đánh dẹp các phong trào kháng Pháp cứu quốc của dân tộc Việt:

- tất cả những điều đó thúc đẩy tôi nhất quyết lo liệu cho cái hiệp ước mà ngài muốn chính phủ An Nam sớm chính thức đưa ra để minh định ngõ hầu chấm dứt sự trạng và quyết định chính sách sau này phải theo. Vì thế tôi xin nhắc lại ngài cái dự án bình định với những phương tiện hành động đã được mật ước, để tiến tới thành quả mà chúng ta có thể phô trương. Về phần tôi, ngài có thể luôn luôn cậy vào sự giúp sức nhỏ yếu của tôi, vì dù sao những cảm tình của giờ phút đầu tiên đã trở thành một mối nhiệt tâm chân thành đối với ngài.

THƯ # 7 có 1 TRÍCH ĐOẠN:

Thư gởi cho viên giám đốc thực dân ngày 19.1.1887, Pétrus Ký cho biết vai trò gián điệp và thuyết khách của ông lúc vào làm việc trong Cơ Mật Viện của triều đình bù nhìn Đồng Khánh:

- "...Về phần tôi, xâm nhập vào Cơ Mật Viện của nhà vua, vai trò của tôi là làm cho nhà vua và triều thần hiểu được các ý tốt của chính phủ Pháp cũng như điều động chính sách của chính phủ An Nam đi gần với chính sách của nước Pháp."

 

THƯ # 8 có 1 TRÍCH ĐOẠN:

Trong thư đề ngày 15.9.1888, gởi cho một linh mục là ông Pène Siefert, Trương Vĩnh Ký cho biết ông không muốn vào quốc tịch Pháp vì sợ bị nghi ngờ, khó làm việc:

- "...lúc đã gia nhập quốc tích Pháp, tôi sẽ mất hết uy tín, mất thế lực, chẳng còn được vua, triều đình và dân chúng An Nam tín nhiệm nữa".

Đó là một số chứng cớ được trích dẫn từ tám (trong nhiều bức thư do chính Trương Vĩnh Ký viết đã cho thấy tư duy và hành trạng của ông, một trong những tên đại Việt gian đắc lực và nguy hiểm nhất trong thời Pháp đô hộ nước ta.!!!!

 

(xem tiếp kỳ sau: Mục Đích Của Những Tác Phẩm Văn Học Của TVK? )

 

______________

Tài liệu tham khảo nguồn

1- "Trương Vĩnh Ký, Cuốn Sổ Bình Sinh"; Nguyễn Sinh Duy. Có thể mua ở nhà sách hoặc tải xuống (https://vietbooks.info...) hoặc dùng link drive.google.com.

2- Trương Vĩnh Ký Phản Bội Tổ Quốc, Sao Gọi Là Nỗi Oan Thế Kỷ? (Bùi Kha) https://sachhiem.net

3- Những Ngộ Nhận Về Ông Trương Vĩnh Ký (Hồng Điểu) https://sachhiem.net

4- Bài biện hộ cho Trương Vĩnh Ký:

- Nguyên Văn Lá Thư Petrus Key bằng tiếng Pháp gửi Trung tá Hải quân Jean Bernard Jauréguiberry tại Văn Khố Service Historique De La Defense ở Chateau Vincennes, Paris; và Bản Dịch Của Winston Phan Đào Nguyên. (https://petruskyaus.net/...) (Xem PHỤ BẢN B dưới đây)

5- Văn thư của Ban Chấp Hành Trung Ương, Ban Tuyên GIáo, số 2274_CV/BTGTW về những nhân vật đang tranh cãi:


Phản ứng của một số bạn đọc

Vũ Trọng Phụng

SAO LẠI TÔN VINH TAY SAI BÁN NƯỚC NHƯ TRƯƠNG VĨNH KÝ?

Trương Vĩnh Ký (hay còn gọi Petrus Ký) được biết đến là người đã làm không ít việc to cho văn hóa, giáo dục nước nhà dưới thời Pháp thuộc nhưng cách mà Trương Vĩnh Ký là làm tay sai cho thực dân Pháp huỷ hoại văn hóa dân tộc, giúp Pháp đàn áp phong trào Cần Vương, gây ra nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam.

Thế nhưng VTV1 lại đang chiếu phim hoạt hình ca ngợi Pétrus Ký, như thể là anh hùng dân tộc. Cứ thế này, rồi mai đây, lại tiếp tục sản sinh ra những đứa trẻ ngáo cần, tôn vinh đám giặc cướp và tay sai, dẫm đạp lên xương máu cha ông.

Mình hiểu, mỗi người có cái nhìn riêng về lịch sử. Nhưng mà, khi nói lên tivi, chuyện đó phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Không phải cứ phê phán hay khen ngợi là xong. Phải nhìn nhận mọi mặt của sự việc, đặc biệt là những nhân vật lịch sử như Petrus Ký.

Việc truyền tải nội dung truyền hình có yếu tố lịch sử không chỉ là để nhớ những sự kiện mà quan trọng hơn, là hiểu được bài học mà lịch sử dạy. Mình mong là mọi người, khi xem những chương trình lịch sử trên tivi, cũng sẽ suy nghĩ, phản biện, và tìm hiểu kỹ càng hơn. Đừng để bị "dẫn dắt" mà mất đi cái nhìn đa chiều, công bằng về lịch sử của chính mình.

Mong rằng những người làm chương trình sẽ nghĩ đến trách nhiệm của mình trong việc giáo dục công chúng. Đừng để cộng đồng hiểu chương trình là "rửa mặt" cho ai đó hay làm méo mó sự thật lịch sử chỉ vì mục đích riêng.

*

VTV ĐANG RỬA MẶT, TẨY TRẮNG CHO KẺ TỘI ĐỒ TRƯƠNG VĨNH KÝ?

Với khát vọng non sông của mình, quý ngài Me Xừ Pétrus Ký đây đã đạt được nhiều huân huy chương của Pháp như Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng hay huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh Ki-tô giáo La Mã.

Đó là nhờ công lao Me Xừ Pétrus Ký giúp các quan Pháp đàn áp bọn "giặc" Cần Vương dám chống lại sự "bảo hộ" của người Pháp tại xứ An Nam.

Me Xừ Pétrus Ký coi những người tham gia phong trào Cần Vương chống Pháp là "đám phiến loạn" không hiểu thời cuộc. Ngài đây cho rằng rằng tinh thần ái quốc của họ chỉ là do sự hận thù đối với các con chiên Công giáo cộng tác với người Pháp. Trong các bức thư gửi Toàn quyền Pháp, Pétrus Ký bày cho ông ta cách đ.à.n á.p phong trào kháng chiến Cần Vương như sau:

"Hãy nhanh chóng thành lập các đoàn lạp binh và võ trang cho họ. Ngài không có điều gì phải quan ngại, vì những quân khí do ngài cung cấp, cho mượn hoặc bán, đều thuộc trách nhiệm trực tiếp của nhà vua và chính phủ Nam triều sau vụ bạo hành tháng 7/1885 (tức ngày 24/5 năm Ất Dậu - ngày thất thủ kinh thành Huế). Nay chỉ còn cách thần phục nước Pháp, xứ Trung kỳ mà ngài vừa ban cho nền tự trị sẽ phải bắt buộc ở dưới sự giám hộ của người bảo hộ nó".

"Bọn phiến loạn (nghĩa quân Cần vương) không đáng sợ, họ chỉ có những khí giới cổ lỗ của chính quyền An Nam và vài võ khí mới mua lại được của bọn buôn lậu Trung Hoa".

Khát vọng non sông của Me Xừ Ký quả là tấm gương đáng để một số người mang dòng máu thiếu nước, cõng rắn cắn gà nhà học tập noi theo.

Nguồn: Com Com

Ngọc Đại st

 

Nguyễn Ran 7 Feb, 2024

“KHÁT VỌNG NON SÔNG”

“Khát vọng” là mong muốn lớn lao, vĩ đại và tốt đẹp … đến mức khao khát cháy bỏng, luôn thôi thúc người ta tìm cách để đạt được niềm mong muốn đó. “Khát vọng non sông” là niềm mong muốn chung lớn nhất và trên hết của cả dân tộc Việt Nam là “Độc lập, tự do, hạnh phúc”, mãi trường tồn và phát triển trên dải Non sông, Tổ quốc của mình. Đó là “Khát vọng” thiêng liêng và chưa bao giờ nguội tắt trong trái tim, khối óc của mỗi người dân đất Việt.

Thời gian vừa qua các Đài truyền hình TW & Địa phương đã phát sóng một Seri có tựa đề “Khát vọng non sông”, để giới thiệu và tôn vinh những nhân vật lịch sử đã góp phần để dân tộc ta thực hiện được “Khát vọng” cao cả của mình.

Có thể nói rằng: đó là một ý tưởng hay và khá hấp dẫn để công chúng hướng đến những giá trị của lịch sử và khơi dậy niềm cảm hứng tích cực cho hôm nay. Điều này rất đáng ghi nhận cho những người làm Chương trình.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc là trong Seri đó lại đưa một nhân vật đã đi ngược lại với “Khát vọng non sông” của dân tộc Việt nam là Trương Vĩnh Ký. Một người đã tận tâm, tận lực phục vụ cho ngoại bang xâm lược và đô hộ nước ta hơn 100 năm nô lệ, buộc dân tộc ta đã phải đổ biết bao xương máu mới giành lại được nền độc lập, tự chủ của mình.

Đây là việc làm thiếu sự cân nhắc thấu đáo, thiếu hiểu biết; hoặc bị cuốn vào ý đồ “xét lại lịch sử” theo cách cào bằng, pha loãng và đi ngược của một nhóm người đang có lợi thế nghề nghiệp trong lĩnh vực này thao túng.

Một nhân vật dầu gọi là “tài giỏi” trên một vài lĩnh vực nào đó, mà tận tâm giúp cho giặc cướp nước, đô hộ và biến Vua- Dân mình làm nô lệ cho chúng, thì không thể nào gọi đó là một người “yêu nước” được. Ngược lại, sự “tài giỏi” đó mà cao siêu, thâm hậu bao nhiêu thì sự nguy hiểm càng lớn bấy nhiêu. Có thể ghi nhận nhân vật đó ở một mặt chuyên môn hẹp nào đó, trong phạm vi của ngành đó; nhưng nói đó là “yêu nước theo cách riêng” chỉ là sự ngụy biện kiểu “lưỡi không xương” mà thôi.


PHỤ BẢN A

Chuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi (1876)

Nguyên văn tiếng Pháp "Voyage to Tonking in the Year of Ất Hợi (1876)"

4 trang 122, 123, 124, và 125.

(Giáo sư P. J. Honey ở School of Oriental and African Studies, University of London, công bố. Quyển này có đăng bán ở Amazon, xem link)

______________________

PHỤ BẢN B

Thư Petrus Key bằng tiếng Pháp gửi Trung tá Hải quân Jean Bernard Jauréguiberry

(tại Văn Khố Service Historique De La Defense ở Chateau Vincennes, Paris. Xem lai lịch các ảnh chụp các lá thư được kể trong bài của Winston Phan Đào Nguyên, trên web cá nhân (https://nghiencuulichsu.com...) như sau:

Linh Mục Moussay của Thư viện Hội Thừa Sai Paris (Missions Étrangères de Paris, 128 Rue du Bac, 75007 Paris, France), tặng cho bà Christine Nguyễn, một hậu duệ (cháu cố) của Petrus Trương Vĩnh Ký ở New York bản phóng ảnh lá thư Penang của Petrus Ký đang được lưu trữ trong Thư viện của Hội

 

J.M.J. A.M.D.G. Grand chef, Et vous tous, très honorables officiers de la Flotte Française

Votre haute position devrait certainement m’empêcher de vous écrire; mais quand la mort nous menace à chaque pas, quand des dangers pressants nous environnent de toutes parts, ne m’est-il pas permis de vous adresser ces quelques mots que votre bonté, j’en suis sûr, excusera. Je n’agis pas ainsi par un vain orgueil, l’utilité commune me guide, et les périls qui nous entourent me dictent impérieusement cette conduite. Autrefois les apôtres, tourmentés par la tempête, s’adressaient avec confiance au Dieu de repos, lui disant: Sauvez-nous, nous périssons. Mais la nécessité ne connaît pas de lois. Ce grossier papier, cette lettre mal tournée vous diront assez combien ma situation est précaire; ici, en effet, au milieu de la route, je n’ai rien à ma disposition, ni papier, ni bonnes notes, ni encre convenable, ni plumes appropriées. Mais je viens comme le champion de tous les Chrétiens vous offrir nos supplications; je viens vous raconter tous les maux que la cruelle tyrannie des mandarins nous fait subir, car vous êtes les vengeurs de notre liberté, vous êtes les envoyés de Dieu que, dans sa divine providence, il a choisi pour nous délivrer des mains de nos ennemis, comme jadis il envoya Samson pour venger son peuple, ou Moïse pour délivrer le peuple d’Israël de la prison d’Egypte, ou Josué pour introduire la maison du Jacob dans les champs pacifiques de Chanaan.

En considérant la (foi?) … qui vous anime pour la cause de Dieu, en examinant combien de mers vous avez parcourues, combien de pays et de royaumes vous avez traversés, combien de périls, sur terre et sur mer, il vous a fallu surmonter pour venir jusqu’à nous, une confiance indicible nous anime et nous espérons en votre protection. Car nous sommes en ce moment comme des brebis au milieu des loups rapaces, les mortifications se suivent sans interruption; la terreur règne dans nos demeures, et la glaive nous attend sur la porte de la maison. Au milieu de ces craintes continuelles, de ces dangers incessants, seule notre espérance en vous nous soutient. La persécution augmente de jour en jour; partout la croix se présente sous nos pieds et c’est par notre respect ou par notre mépris pour elle que nous sommes reconnus; des tribunaux nous attendent à tous les carrefours. Nous tombons, meurtris de coups, nous sommes jetés en prison pour y attendre la mort. Le jour se passe en pénibles travaux pour le bien public, la nuit, il nous faut veiller sans cesse à la sûreté du village et c’est à peine si le sommeil s’approche quelquefois de nos paupières. Nos noms sont inscrits dans les listes publiques, nuit et jour surveillés, il nous est impossible de nous écarter un instant.

Que dirai je de plus? nuit et jour soumis aux tribulations. La hache du bourreau nous menace! Devant nous, le précipice, derrière, les loups! et nous restons entre la pierre et le sacrifice sous le couteau levé! Déjà nos confesseurs vaincus remplissent les prisons et de nombreux Chrétiens sont au pouvoir des ennemis. Hier, des lettres de Mandarins parcouraient les villages, ordonnant d’adjoindre chacun 10 ou 20 hommes aux soldats chargés d’arrêter les Chrétiens; et déjà plusieurs gémissent dans les fers de la citadelle qu’on vient d’élever près du pont Tham-Luong. Nous sommes tous menacés de la mort, si vous ne chassez bientôt nos ennemis. Telle est la vie précaire que nous menons; notre esprit flotte incertain; la crainte et l’anxiété nous désagrègent et nous dissolvent. Plus de repos du corps, plus de repos d’esprit! Et en effet! L’homme qui voit sans cesse la hache suspendue au dessus de sa tête, peut-il savourer

la douceur des mets? L’homme agité par de continuelle frayeurs, peut-il goûter les délices de la campagne! Et moi, votre très humble et inutile serviteur, qui m’empresse de me rendre auprès de vous, je suis contraint de m’arrêter après avoir fait les trois quarts du chemin. J’ai essayé hommes et chevaux pour parvenir au terme de mon voyage; mais des postes militaires sont établis partout; des explorations continuelles sont faites sur les routes qu’il me faudrait parcourir, et je reste, semblable au poisson dans un fleuve desséché, sans ressource pour continuer ma route. En vain, j’ai essayé de franchir les forêts, les champs, les montagnes, les vallées pour aller à vous, déjà même il m’est difficile de revenir sur mes pas. J’attends donc ici que vos armes invincibles m’aient ouvert une voie. Telles sont nos tribulations qui, si ne je me trompe, ne vous sont pas inconnues. Si donc votre coeur n’est pas fermé à la piété et à la Charité prêchée par Jésus Christ, remplissez l’attente de cette Église; dirigez vers nous une main secourable, étendez le bras de votre puissance et vous aurez bien mérité de Dieu et de son Église. Une armée innombrable vous entoure, il est vrai: mais vous la mettrez en fuite sans difficulté; car la peur s’est emparée de vos ennemis et les tient sous son joug. J’ai vu des soldats fugitifs et je leur ai ouï dire que dans l’armée Annamite depuis le Centurion jusqu’aux derniers soldats, presque tout le monde dit hautement que, malgré les ordres des mandarins, ils couleront leurs barques au milieu de la rivière et se sauveront à la nage. Tout le peuple, même païen, gémit et demande la paix à grands cris: S’il s’agit de l’empire, disent-ils, qu’on nous montre au plus tôt un roi qui assure notre repos et mette fin aux travaux et aux impôts que les Mandarins exigent pour faire la guerre. Pourquoi travaillons-nous gratis toute la journée? Occupe le trône qui voudra, pourvu qu’il allège notre fardeau. Ne dédaignez donc pas d’étendre vers nous votre main libératrice pour mettre fin aux misères de notre peuple. Votre gloire, votre honneur le demandent; nos souffrances vous en font un devoir. Et puis, les siècles parleront de vos hauts faits, votre mémoire ne périra jamais; vos louanges seront dans la bouche de l’Église; et votre nom sera célébré d’âge en âge, et, ce qui est au-dessus de tout, vous mériterez dans le Ciel, pour toute éternité, cette couronne de la vie Éternelle, qu’il est si difficile d’obtenir.

Ayez pitié de nous, Ayez pitié de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! halas (hélas?)! the wearer knows very well where the shoe pincheth. Nous savons aussi que “qui trop embrasse mal étreint”. Et cependant nos souffrances nous poussent à invoquer votre puissance et à vous exposer du fond du coeur tout ce que je viens de soumettre à votre prudence et à votre sagesse.

De Votre Excellence

Le très humble et inutile serviteur

Petrus Key

_______________________

Và đây là bản dịch lá thư Petrus Key của Winston Phan Đào Nguyên (xem tài liệu nguồn số 4 ở trên)

J.M.J. A.M.D.G.

Đại Quan,

Và tất cả các ngài, những sĩ quan rất đáng kính của Hạm Đội Pháp Quốc

Vị trí cao cả của các ngài lý ra phải ngăn cản việc tôi viết cho các ngài; nhưng khi cái chết đe dọa chúng tôi ở mỗi bước chân, khi những hiểm nguy khẩn cấp bao vây chúng tôi từ khắp phía, chẳng lẽ tôi không được phép viết những dòng chữ này mà lòng tốt của các ngài, tôi chắc chắn, sẽ tha thứ. Bởi thế tôi không làm việc này vì tự kiêu hão huyền, lợi ích cộng đồng hướng dẫn tôi, và những tai hoạ chung quanh tôi khẩn cấp buộc tôi có hành động như vậy. Trước kia, các thánh tông đồ, khi lâm nguy vùi dập trong giông bão, đã kêu gọi với tự tin cùng Chúa của an lành, nói với Người rằng: “Hãy cứu chúng tôi, chúng tôi đang chết”. Nhưng hoàn cảnh không biết luật lệ. Tờ giấy thô sơ này, lá thư viết vụng này, sẽ cho các ngài thấy tình cảnh của tôi bấp bênh đến mức nào; tại nơi đây, thật vậy, ở giữa đường, tôi không có gì để dùng, giấy cũng không, những ghi chép tốt cũng không, mực tàm tạm cũng không, cây viết đàng hoàng cũng không. Nhưng tôi đến như là người biện hộ cho những giáo dân Thiên Chúa Giáo để đưa đến các ngài những lời thỉnh cầu của chúng tôi; tôi đến để kể cho các ngài nghe về những tai ương mà chúng tôi phải trải qua dưới bạo quyền chuyên chế của các quan lại, bởi vì các ngài là những người trả thù cho sự tự do của chúng tôi, các ngài là những sứ thần của Chúa mà, trong ý định thiêng liêng của Người, đã chọn, để mang chúng tôi ra khỏi bàn tay của những kẻ thù của chúng tôi, như trước kia Người đã gởi Sam-sông (Samson) đến để trả thù cho dân tộc của Người, hay Môi-se (Moses) để đưa những người Do Thái ra khỏi ngục tù Ai Cập, hay Gio-Duệ (Joshua) để mang căn nhà của Jacob (tức dân tộc Do Thái) đến những cánh đồng thanh bình ởxứ Chanaan.

Khi xét đến (đức tin?) … đang thúc đẩy các ngài hành động vì Chúa, khi kiểm lại bao nhiêu biển cả các ngài đã từng đến, bao nhiêu quốc gia và vương quốc các ngài đã băng ngang, bao nhiêu tai họa, trên đất cũng như trên biển, mà các ngài cần phải vượt qua để đến với chúng tôi, một niềm tin tưởng khôn tả vực chúng tôi lên và cho chúng tôi hy vọng được sự bảo vệ của các ngài. Vì chúng tôi trong giờ phút này giống như bầy cừu giữa đàn sói đói; với bao đói khát triền miên; sự kinh hoàng ngự trị trong nhà chúng tôi; và thanh gươm chực chờ chúng tôi trước cửa nhà. Giữa những sự sợ hãi liên tiếp đó, những nỗi nguy nan bất tận đó, chỉ có sự hy vọng của chúng tôi ở các ngài nâng đỡ cho chúng tôi mà thôi. Đàn áp gia tăng ngày này qua ngày khác; ở mọi nơi thập tự giá được vẽ dưới chân chúng tôi, và tùy theo sự kính trọng hay xem thường thánh giá mà chúng tôi bị nhận ra. Những toà án chờ đợi chúng tôi ở mọi ngã tư đường. Chúng tôi ngã xuống, bầm dập bởi những đòn vọt, chúng tôi bị ném vào ngục để chờ chết. Ban ngày làm lao động nặng nhọc cho cộng đồng, ban đêm chúng tôi phải canh phòng cho an ninh của làng xóm, và giấc ngủ ít khi đến với đôi mắt chúng tôi. Tên họ của chúng tôi bị đăng trong những danh sách công cộng, bị theo dõi ngày đêm, không thể nào chúng tôi có thể tránh khỏi, dù chỉ trong khoảnh khắc.

Tôi còn nói được gì thêm? Đêm và ngày trải bao gian khổ. Lưỡi búa của đao phủ đang đe dọa chúng tôi! Trước mặt chúng tôi, ghềnh đá (trên vực thẳm), sau lưng, đàn sói! và chúng tôi ở giữa phiến đá tế thần với cây đao đang dơ lên cao! Đã có nhiều người nhận (giảng) đạo (confessors) của chúng tôi bị bắt giam đầy trong các nhà tù và nhiều giáo dân đang ở trong tay của kẻ thù. Ngày hôm qua, những lá thư của các quan lại đã lan đến các làng, lệnh cho mỗi làng phải tăng thêm từ 10 đến 20 người lính chuyên việc bắt các giáo dân; và rất nhiều người đang rên rỉ trong xiềng xích của tòa thành mới được dựng lên gần cầu Tham Luong. Chúng tôi đang bị đe dọa với cái chết, nếu các ngài không sớm đuổi sạch những kẻ thù của chúng tôi. Đó là cuộc đời hiểm nghèo mà chúng tôi đang sống; tinh thần của chúng tôi trôi nổi vô định, sự sợ hãi và lo lắng làm phân hủy và tan rã chúng tôi. Thân thể không còn phút nghỉ ngơi, tinh thần không còn phút yên tĩnh! Và thật vậy! Một người luôn thấy lưỡi búa treo trên đầu, làm sao có thể thưởng thức được sự ngon ngọt của thức ăn? Một người bực bội bởi nỗi lo sợ triền miên, làm sao có thể nếm được sự thú vị của chốn đồng quê! Và tôi, người làm công khiêm nhường và vô dụng của các ngài, người đang vội vã đến với các ngài, tôi đã buộc phải ngừng lại sau khi đi hết ba phần tư đoạn đường. Tôi đã thử nhiều người và nhiều ngựa để đến cuối cuộc hành trình; nhưng các trạm lính canh được đặt ra ở mọi nơi; những sự thăm dò được thi hành ở khắp các con đường mà tôi sẽ phải đi qua, và tôi thành, như con cá trên dòng sông cạn, không có điều kiện để tiếp tục cuộc hành trình. Trong vô vọng, tôi đã thử vượt qua những khu rừng, những cánh đồng, những ngọn núi, những thung lũng để đến với các ngài, và giờ thì đã rất khó khăn để tôi trở lại chốn cũ. Tôi đang ở nơi đây chờ đợi những vũ khí vô địch của các ngài mở một con đường cho tôi.

Đó là những thử thách của chúng tôi mà, nếu tôi không lầm, không phải các ngài không hay biết. Nên nếu trái tim các ngài chưa đóng lại với sự mộ đạo và lòng nhân đức thuyết giảng bởi Chúa Giê-Su Ki -Tô, hãy làm tròn kỳ vọng của giáo hội này; đưa một bàn tay giúp đỡ chúng tôi, kéo dài cánh tay quyền lực của các ngài, và các ngài sẽ được nhận xứng đáng từ Chúa và Giáo Hội của Người. Một quân đội rất đông đang bao vây các ngài, điều đó là thật; nhưng các ngài sẽ làm cho chúng bỏ chạy không khó khăn; bởi sự sợ hãi đã chiếm ngự những kẻ thù của các ngài và đè chúng xuống dưới ách nặng của nó. Tôi đã thấy những người lính đào ngũ và tôi nghe họ nói rằng trong quân đội An Nam từ người Centurion (Bách Phu Trưởng) cho tới những tên lính cuối cùng, gần như tất cả đều nói rõ rằng, mặc cho những mệnh lệnh của các quan lại, họ sẽ đánh chìm những chiếc thuyền của họ giữa sông và bơi đi mất. Tất cả mọi người, kể cả những người ngoại đạo, rên xiết và đòi hỏi hoà bình với những tiếng kêu to: Nếu đó là vì cho đế quốc, họ nói, hãy cho chúng tôi thấy càng sớm càng tốt một ông vua bảo đảm sự nghỉ ngơi của chúng tôi và chấm dứt những công việc và thuế má mà các quan lại đòi hỏi cho chiến tranh. Tại sao chúng tôi phải làm việc không lương cả ngày? Người nào trên ngôi vua cũng vậy, miễn sao giảm bớt gánh nặng của chúng tôi. Bởi vậy, đừng nên xem thường mà hãy đưa bàn tay giải phóng của các ngài cho chúng tôi để chấm dứt nỗi khổ sở của dân tộc chúng tôi. Vinh quang của các ngài, danh dự của các ngài đòi hỏi điều đó, sự đau khổ của chúng tôi làm nó trở thành bổn phận của các ngài. Và rồi, nhiều thế kỷ sẽ nói về việc làm cao thượng của các ngài, những ký ức về các ngài sẽ không phai nhạt, lời ca ngợi các ngài sẽ ở trên môi Giáo Hội; và tên của các ngài sẽ được tuyên dương đời này qua đời khác, và, trên tất cả, các ngài sẽ hưởng phước trên Thiên Đàng vĩnh cửu, đó là điều rất khó để đạt được.

Hãy có lòng thương xót chúng tôi, hãy có lòng thương xót chúng tôi. Các ngài là những nhà giải phóng của chúng tôi và bàn tay kẻ thù đã đụng đến chúng tôi! Ôi, người mang giày biết rõ chỗ nào giày cấn. Chúng tôi cũng biết rằng “kẻ ôm đồm quá thì khó giữ được gì”. Nhưng những nỗi thống khổ của chúng tôi đã thôi thúc chúng tôi kêu gọi đến quyền lực của các ngài và thổ lộ với các ngài từ tận đáy tim tất cả những điều mà tôi vừa trình bày ra đây cho sự cẩn trọng và khôn ngoan của các ngài.

Của Ngài

Người làm công khiêm nhường và vô dụng

Petrus Key

 

Trang Lịch Sử