Anh Tư Trần Chung Ngọc Và Tôi

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ51_TCN.php

28-Jan-2015

Sự gặp gỡ giữa hai người chúng tôi là cái “duyên” và chuyện chúng tôi kết hợp nhau trong cùng một lập trường là “định mệnh”. Các bài viết cũng như các tác phẩm đã được phổ biến thành sách hoặc đăng trên các websites sachhiem.net, giaodiemonlen.com, chuyenluan.net và được độc giả nhiệt thành giúp phổ biến bằng những phương tiện có thể. Chúng tôi nhớ lại  những sự kiện các nhà ái quốc Việt Nam như các ông Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Văn Trường (1876 -1933), Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) gặp nhau ở Paris trong thập niên 1910 rồi đồng lòng cương quyết dùng ngòi bút để tranh đấu cho quyền độc lập của dân tộc. Hôm nay, nhân gần đến ngày giỗ đầu tiên của anh Trần Chung Ngọc, tôi xin kể lại đây cái “duyên” khiến cho hai chúng tôi gặp nhau và cái “định mệnh” mà chúng tôi trở thành một đôi bạn mà ông Nguyễn Thanh Tùng của http://www.doi-mat.vn gọi là “Song Kiếm Hợp Bích”.

▪ 1.- Cái Duyên khiến chúng tôi gặp nhau

Anh Ngọc và tôi đều là giáo chức được cơ quan USAID cấp học bổng dài hạn (từ 3 năm trở lên) để hoàn tất chương trình học hậu cử nhân và hậu cao học ở Hoa Kỳ khởi đầu từ niên khóa 1966-1967. Mọi thủ tục giấy tờ, phí tổn về di chuyển, ăn ở, thuê người đánh máy các bài điểm sách (book reports), khảo luận (term papers), tiểu luận (theses) và luận án (dissertations), bảo hiểm y tế, v.v… đều do Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đài thọ và quản lý. Chúng tôi gặp nhau, và thân nhau vào tuần lễ chót, tháng 9 năm 1966 ở Harnett Hall, tại góc Đường P và 21 St NW, Washington D.C.

Vào thời điểm đầu tháng 10 năm 1966, có khoảng hơn 30 sinh viên người Việt được cấp học bổng USAID cư ngụ tại Harnett Hall để theo học các lớp ESL tại Đại Học Georgetown (Georgetown University) cách khu chung cư này khoảng 3 cây số bằng một lộ trình xe bus với lộ phí là 25 xu. Trong số này, 8 người chúng tôi là các anh Doãn Quốc Sỹ, Quản Trọng Lạng, Nguyễn Thị Xuân, Trần Chung Ngọc, Vũ Công Địch, tôi (Nguyễn Mạnh Quang), Pierre Marie Briuh (Người Thượng), và cô Biện Tuyết Nga cùng học một lớp ESL với bà Giáo-sư Jones. Hàng ngày, chúng tôi cùng dùng một xe bus khứ hồi từ Harnett Hall đến trường. Ngày lễ Tạ Ơn cuối tháng 11/1966, chúng tôi được Bà Jones mời về nhà dùng bữa Thanksgiving thịnh soạn.

Từ trái sang: Vũ Công Địch, Quản Trọng Lạng, Biện Tuyết Nga, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Chung Ngọc, Pierre Marie Briuh, Doãn Quốc Sỹ

Ngày Quốc Khánh 1/11/1966 (kỷ niệm lật đổ nhà Ngô), chúng tôi cùng đến Tòa Đại Sứ Việt Nam tọa lạc tại Đường R NW ở cách Harnett Hall khoảng hơn một km để dự buổi họp mặt trong ngày vui cùng với các Việt kiều ở thủ đô Washing D.C. và vùng phụ cận. Chúng tôi thường cùng nhau cuốc bộ ra Dupont Circle (cách Hartnett Hall khoảng 2 blocks) để thưởng ngoạn cảnh người qua lại, và lê gót dọc theo ven bờ Rock Creek (cũng ở gần đó) để ngắm cảnh biển lá rừng phong đang trở sang mầu cẩm thạch rồi dần dần chuyển sang mầu vàng ròng và mầu vàng úa. Chúng tôi cũng đã cùng nhau tổ chức đi đến Tòa Bạch Ốc, Điện Capitol Tòa Nhà Lập Pháp) Washington Monument, Lincoln Memorial để ngắm cảnh, ngắm người, ngắm nơi kỳ lạ cho thỏa mãn tính hiếu kỳ.

Từ đó chúng tôi gắn bó với nhau rồi cùng nhau sử dụng danh từ “Viet Nam Family” để nói về nhóm 8 người chúng tôi và tính theo thứ bậc theo tuổi tác từ người nhiều tuổi nhất xuống tới người ít tuổi nhất: Anh Doãn Quốc Sỹ được tôn lên làm anh Cả (sinh năm 1923), anh Quản Trọng Lạng (anh Hai, 1926), Chị Nguyễn Thi Xuân (chị Ba, 1928), anh Trần Chung Ngọc (anh Tư, 1931), anh Vũ Công Địch (Năm (1934), tôi (chú Sáu, 1935), bạn Pierre Marie Briuh (chú Bẩy, 1938), và cô Biện Tuyết Nga (cô Út, 1940).

Ngày 5/2/1967, tôi được cơ quan USAID điều về Ohio University (Athens, Ohio) để theo học các lớp học quy định trong chương trình Cao Học. Sáng hôm đó, vào lúc hơn 5 giờ sáng, toàn thể 7 người còn lại trong Việt Nam Family đều cùng đi với tôi đến tiệm ăn Tầu ở Đường P St (năm giữa Hartnett Hall và Dupont Circle) ăn sáng, rồi cùng đi ra nhà Ga xe lửa ở gần đó để tiễn tôi lên đường. Tôi không bao giờ quên được giây phút anh em trong “Việt Nam Family” đứng vẫy tay tiễn đưa khi tôi bước lên xe lửa để đi về Ohio. Hôm đó, mây đen phủ kín bốn bề hiện lên một khung trời xám xịt buồn thảm của một buổi sáng mùa đông gió lạnh trong miền ôn đới. Đứng trên xe lửa nhìn lại, tôi vừa vẫy tay vừa nhoẻn miệng cười nhưng vẫn không che giấu được nỗi buồn ly biệt với những người bạn thân thương đã gắn bó với nhau cả mấy tháng trời trong mùa đông giá lạnh ở nơi quê người đất khách. Bất giác, tôi nhớ đến những lời ca thấm thía trong bài hát “Chuyến Tầu Hoàng Hôn” của NS Trúc Phương nói về tâm sự của một đôi bạn tình nhân tiễn đưa nhau tại một sân ga xe lửa.

Tôi đi rồi, những ngày kế tiếp, các anh em còn lai trong gia đình Viêt Nam chúng tôi cũng lần lượt giã biệt Harnett Hall và chia tay nhau trong tháng 2/1967 để lên đường về các trường đại học khác nhau. Từ đó, gia đình Việt Nam của chúng tôi chỉ còn lại một vài người vẫn còn liên lạc và gắn bó với nhau cho đến ngày nay.

▪ 2.- Định Mệnh khiến cho chúng tôi gắn bó với nhau trong công việc biên soạn các tác phẩm có nội dung “giải hoặc”

Một buổi chiều trong tháng 4/1997, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu gọi điện thoai nói với tôi rằng, ông đang chuẩn bị phát hành cuốn sách có nhan đề là “Nhìn Lại Chính Biến 11/11/1960” và nhờ tôi một bài viết về vai trò của Đại-tá Nguyễn Chánh Thi trong cuộc chính biến này. Thấy rằng đây là cơ hội cho tôi viết bài dọ dẫm mở đường chuẩn bị cho việc biên soạn bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội Lã Mã, nên tôi liền đồng ý sẽ viết về đề tài này.

Nhân tiện cũng xin mở một dấu ngoặc dưới đây về lý do TS Vũ Ngự Chiêu biết được giữa Tướng Nguyễn Chánh Thi và tôi có mối liên hệ thân tình với nhau.

Năm 1966, Tướng Thi và cá nhân tôi lần đầu tiên trực tiếp nói chuyện với nhau trong bữa tiệc tiếp tân mừng ngày Quốc Khánh 1/11 do Tòa Đại Sứ Việt Nam (ở đường R NW Washing ton D.C.) tổ chức và khoản đãi. Sau đó, thỉnh thoảng Tướng Thi ghé thăm tôi để nói chuyến về chính trị, đặc biệt nhất là về những năm Kháng Chiến 1946-1954 ở miền Bắc và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam trong những năm 1954-1963. Đầu tháng 2/1967, tôi di chuyển đi Athens, Ohio, rồi miệt mài vào việc học. Vì thế mà từ đó, tôi và Tướng Thi không còn liên lạc với nhau nữa. Mãi cho đến khoảng đầu thập niên 1990, Tướng Thi thường về Seattle có ghé thăm gia đình tôi. Từ đó, chúng tôi lại thường gặp nhau và dùng cơm hoặc là ở nhà một gia đình người thân của ông, hoặc ở nhà tôi.

Lúc Tướng Thi đến chơi, cảnh sau vườn nhà tôi.

Sau khi cuốn sách Nhìn Lại Chính Biến 11/11/1960 được phát hành, tôi thường xuống Houston, TX thăm anh Chiêu tại Tiệm sách Văn Hóa (do chính ông làm chủ) để nói chuyện về việc in ấn mấy cuốn sách như Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (hai lần in), Bài Thơ Cho Con (A Poem For May Children, Thực Chất Giáo Hội La Mã và Nói Chuyện Với Tổ Chức Viêt Nam Cộng Hòa Foundation. Nhờ vậy tôi mới biết tiệm sách này là nơi Tướng Thi thường lui tới đàm đạo với anh Chiêu về thời cuộc tình hình thế giới, chính trị, lịch sử và thị trường chữ nghĩa của người Việt trên văn đàn hải ngoại. Có thể vì thế mà Tướng Thi đã để lộ cho  anh Chiêu biết về sự thân tình giữa Tướng Thi và cá nhân tôi.

Trở lại chuyên in ấn và phát hành cuốn sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963. Cuốn sách này nguyên gốc được tôi đặt tên cho nó là “Sứ Mạng, Nhiệm Vụ Và Khổ Nạn của Người Viết Sử Chân Chính”. Đây là cuốn sách mở đầu cho bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Khi tôi gửi bản thảo xuống cho TS Vũ Ngự Chiêu để duyệt xét, thì ông cho rằng, (1) cuốn sách này sẽ gây tranh luận sôi nổi, và (2) nếu được đổi tựa đề thành, “Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963” thì sẽ bán dễ hơn. Nếu không, thì sẽ bị những người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm chống đối quyết liệt và sẽ rất khó bán. Biết rằng nếu đổi tên như vậy thì sách sẽ không thể hiện được các tính cách của một cuốn sách mở đầu cho bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã mà tôi đang biên soạn, nhưng tôi vẫn phải đồng ý.

Ở tiệm sách của Tiến Sĩ Vũ Ngự Chiêu

Sau đó, anh Chiêu đề nghị tôi nên nhờ Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết “Bài Bạt” cho cuốn sách này. Đề nghị này gợi lại không biết bao nhiêu là kỷ niệm về những ngày vui bên nhau của anh em trong “Việt Nam Family” chúng tôi, đặc biệt là anh Tư Ngọc với cung cách hành xử luôn luôn nghiêm túc và ung dung tự tại. Tôi liền liên lạc với anh Ngọc để nói về vấn đề này và được anh được đồng ý với niềm hân hoan sung sướng. Ngay sau đó, tôi gửi bản thảo cho anh và chỉ có mấy ngày sau, anh viết xong “Bài Bạt”, rồi gửi cho  anh Chiêu và tôi mỗi người một bản. Bài “Bạt” này được in nơi các trang 530-535 trong cuốn “Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963”, ấn bản 1988.

Anh Ngọc cũng là một trong những người đọc bản thảo của tác phẩm kế tiếp của tôi xuất bản vào đầu năm 1999 và đề nghị nên dùng tựa “Thực Chất của Giáo Hội La Mã” thay vì “Nói Chuyện Với Linh-mục Nguyễn Đức Tiến” mà tôi định bụng lúc đầu. Kể từ đó, chúng tôi liên lạc thường xuyên với nhau và càng về sau chúng tôi có rất nhiều “điểm giống nhau” (1) về lịch sử, (2) về quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc, (3) về chính nghĩa và bất chính của một cá nhân hay một thế lực lên nắm chính quyền, và (4) về những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, cũng như đã can thiệp trực tiếp vào nội tình Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay.

Ngoài những điểm giống nhau như nói ở trên, chúng tôi còn có chỉ tay rất giống nhau! Trong lòng cả hai bàn tay của hai chúng tôi đều có một vạch ngang chữ “nhất” thẳng băng xuyên suốt bàn tay. Thiết nghĩ rằng rất ít có một cặp bài trùng lại có điểm giống nhau đặc biệt như vậy.

Vì có những điểm giống nhau như vậy, cho nên kể từ đó, chúng tôi đồng lòng nắm tay nhau dồn nỗ lực vào những việc làm mà các nhà trí thức trong Thời Đai Khoa Học và Lý Trí (The Science and The Age of Reason) ở Âu Châu đã làm trong những năm 1500-1789, để giúp cho dân ta nhìn thấy rõ Giáo Hội La Mã đã liên tục (1) gây nên những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua và (2) dùng đủ cả trăm phương ngàn kế để bưng bít hay che giấu những rặng núi tội ác trên đây của họ.

Cũng từ đó, những bài viết của chúng tôi đều đều được đăng lên (1) trang nhà giaodiem.com từ những năm 2001 đến năm 2006, giaodiemonline.com từ tháng 6/2006, và trên sachhiem.net từ khi mới xuất hiện từ năm 2007 cho đến nay.

▪ 3.- Về Giáo-sư Trần Chung Ngọc

Ông quả thực là một nhà trí thức đa dạng. Ông viết rất nhiều bài viết về rất nhiều đề tài từ khoa học, lịch sử, triết học, thần học, kinh thánh Ki-tô, kinh Phật, vân vân. Đọc các tác phẩm về chủ đề “giải hoặc” của ông, chúng ta thấy rõ ràng là ông có chủ tâm phơi bày những thủ đoạn và tính cách phỉnh gạt, bịp bợm, loạn luân, dâm loạn, gian tham, bạo hành và man rợ trong hệ thống tin lý Ki-tô mà tiêu biểu là các sách trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước. Trong bất cứ bài viết hay tác phẩm nào của ông, ông cũng trích dẫn hàng trăm trang sách từ các tác phẩm của các nhà đại trí thức Âu Mỹ gốc gác là các giáo sĩ hay các nhà trí thức Ca-tô để hỗ trợ cho những luận cứ do ông đưa ra.

Tổng chung con số những tác phẩm đã in thành sách và hay đã được phổ biến trên các trang mạng nói trên, phải nói là hàng ngàn hoặc là do ông đơn thương độc mã biên soan, hoặc là đồng soạn với các bạn trí thức có cùng lập trường. Trong bất kỳ tác phẩm hay bài viết nào, ông cũng viết theo phương pháp viết khảo luận mà ông đã tiếp nhận được tại các đại học ở Hoa Kỳ trong những năm 1966-1972. Đây là phương pháp biên soạn với những luận cứ có sức thuyết phục theo châm ngôn “nói có sách, mách có chứng” với những nguồn tài liệu đã được đánh giá rất cao và được lưu trữ trong các thư viện cũng trên Internet.

Ông không những là một nhà trí thức đa năng bao gồm nhiều lãnh vực khác nhau và bất cứ đề tài nào trong các tác phẩm của ông cũng đều cho thấy kiiến thức sâu rộng của ông ở trong đó. Điểm đặc biệt hơn cả, ông lại còn là một Phật tử trí thức có lương tâm của một con dân nước Việt chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền đạo lý tam giáo cổ truyền, nặng tình với đất nước và quê hương, luôn luôn đặt quyền lợi chung của dân tộc lên trên quyền lợi và lòng thù hận cá nhân, thể hiện rõ ràng cái dũng khí của kẻ sĩ Đông Phương:

Phú quý bất năng dâm,
Bàn tiện bất năng di,
Uy vũ bất năng khuất.

Những người bạn thâm giao hay đã hiểu biết nhiều về ông đều thấy rằng, đối với mọi người, ông luôn luôn tỏ ra thành thực, thủy chung, sẵn sàng chống lại bất công và bạo lực để bảo vệ lẽ phải và sự thật lịch sử cũng như uy tín của những người bạn thân thiết của ông. Tôi còn nhớ, vào đầu tháng 11/2008, ông biên soạn bài viết có nhan đề là “Một Bản Án Chống Công Giáo (A Case Against Catholicism),” trong đó ông viết:

Gần đây, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang đã có cả một thiên khảo cứu về nhiều quốc gia trên thế giới đã chống Công giáo như thế nào. Bài viết này chỉ muốn nói lên một điều: Trong thời đại này, cái mũ “Chống Công Giáo” của những người Việt có đầu mà không có óc đã không còn một giá trị trí thức, nhất là khi những luận điệu chụp mũ này thường chỉ là sự suy diễn từ những đầu óc của những con bò mộng Tây Ban Nha, không có bất cứ một bằng chứng nào, không dựa trên bất cứ cơ sở nào.” (1)

Rồi khi trang nhà Sách Hiếm vừa mới cho phổ biến “Lá Thư Mở Đầu” trong tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam của tôi vào ngày 16/2/2009), liền ngay sau đó, gần như có cả một chiến dịch tấn công tôi tới tấp bằng những bài viết đầy những giọng điệu và ngôn từ thiếu văn hóa của những người chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa “Thiên La Đắc Lộ” với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà họ đã tiếp nhận được hoặc là trực tiếp từ các đấng bề trên của họ, hoặc là từ các trường Dòng (các chủng viên Ca-tô), trường đạo và trường Pháp, hoặc là qua môi sinh mà họ lớn lên và sinh trưởng với tập đoàn con chiên Ca-tô và trở thành những người chống Cộng quá khích. Trong số những bài viết này, có một bài có tựa đề là “Ông GS Nguyễn Mạnh Quang Quá Lo Xa” (http://sachhiem.net/EMAILS/Gopgio.php) của một người ký tên là “Đả Cẩu Đại Hiệp”. Thấy vậy, Giáo-sư Ngọc liền viết bài với tựa đề là “Viết Mà Chơi!! Phải Chăng GS Quang Quá Lo Xa?” để phản biện, trong đó có một đoạn với nguyên văn như sau:

Đọc bài “Ông GS Nguyễn Mạnh Quang quá lo xa !?” tôi thấy chúng tôi bị cái khổ nạn là phải đối diện với những người không biết làm văn hóa, không ở trong lãnh vực nghiên cứu học thuật, và một số người mà Giáo Sư Quang đã từng gọi là “côn đồ văn hóa” và “đao phủ văn chương”. Tôi có cảm tưởng là số người này không đội trời chung với nghệ thuật phê bình, và không đủ tư cách để tham gia một cuộc thảo luận trí thức.”(2)

Mấy đoạn văn trích dẫn từ các bài viết của ông trên đây nói lên cái dũng của người trí thức quyết tâm làm sáng tỏ cái lý tưởng mà ông theo đuổi cũng như lòng chung thủy, tận tụy hết mình và sống chết với những người bạn có cùng chung lý tưởng với ông. Không phải chỉ đối với tôi, mà thực ra, đối với ông Bùi Kha và nhiều bạn văn khác, ông cũng có những hành động tận tụy hết lòng như vậy.

▪ 4.- Về cá nhân tôi (Nguyễn Mạnh Quang)

Được Đại Học Sài gòn và Đại Học Ohio (Ohio University, Hoa Kỳ) rèn luyện về ngành dạy môn lịch sử cùng với kinh nghiệm hơn ba mươi năm liên tục hành nghề trong các lớp học Cấp III (Đệ Nhị Cấp) tại các trường trung học ở cả Viêt Nam và Hoa Kỳ liên tục từ niên khóa 1964-1965 cho đến khi về hưu vào cuối niên học 1997-1998 (ngoại trừ 3 năm du học ở Hoa Kỳ), tôi đã nhìn thấy rõ những vấn đề lớn lao như sau:

a.-/ Ý đồ của Giáo Hội La Mã theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu và nô lê hóa nhân loại bằng hệ thống tín lý Ki-tô nhảm nhí, láo khoét và bịp bợm.

Ý đồ này đã được thể hiện ra trong (1) Tuyên Cáo Dictatus Papae do Giáo Hoàng Gregory VI (1073-1085) ban hành vào năm 1075 (2) Sắc Lệnh Unam Sanctam do được Giáo Hoàng Boniface VIII (1294-1302) bàn hành vào năm 1302, và (3) các sắc chỉ hay thánh lệnh được Giáo Hội La Mã ban hành trong trong thế kỷ 15. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, Phần I, Chương 13, đề mục I “Vơ Vét Quyền Lực…”, Chương 13 có nhan đề là Những Việc Làm Sáng Danh Chúa Của Giáo Hội La Mã.”

b.-/ Giáo Hội La Mã và những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua ở :

- các quốc gia Âu Châu từ đầu thế kỷ 4 cho đến đầu thế kỷ 20,

- các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ ở khắp nơi trên thế giới, bằng chính sách cấu kết với các cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố và mở rộng quyền lực ra ngoài lục địa Âu Châu.

Sự kiện này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Phần 2 và Phần 3 Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Xin đọc (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13a.php,  http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php, và Chương 6 với nhan đề là “Vatican Cấu Kết Với Cường Quyền Để Tiếm Quyền Và Đánh Chiếm Đất Đai Làm Thuộc Địa”. http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=169

c.-/ Vatican triệt để thi hành các chính sách hết sức tham tàn, vô cùng thâm độc và cực kỳ dã man tại các quốc gia mà quyền lực của giáo hội vươn tới.

d.-/ Giáo Hội La Mã bưng bít, dung dưỡng và bao che tội lỗi để khích lệ giới tu sĩ áo đến hết lòng phục cho mình. Vatican đã có chủ tâm tao cơ hội cho giới người này tha hồ lộng hành hãm hiếp các trẻ em vị thành niên rước lễ và nữ tín đồ, rồi bưng bít, dung dưỡng và bao che để cho chúng được an toàn tiếp tục hủy hoại cuộc đời trong trắng của các trẻ em và nữ tín đồ trong cộng đồng Ki-tô. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong các Chương 15, 16 và 17, tập sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Cô Lữ Thị Thu Nga thuộc Giáo Phận Toulon ở Pháp tố cáo tên dâm tặc áo đen Giuse Nguyễn Ngọc Dũng, nhưng đã bị ém nhẹm, khiến cho lời kêu cứu của nạn nhân này trở thành tiếng kêu vô vọng mà thôi! Xin đọc sachhiem.net/TONGIAO/tgB/Bacaytruc00.php

Theo bản tin có nhan đề là “IN RESPONSE TO THE CRY OF ABUSED CHILDREN” Włodzimierz Rędzioch talks with Fr. Fortunato Di Noto –a Sicilian priest dealing with a fight with pedophilia - "Niedziela" 3/2014, thì trong mấy chục năm vừa qua, trên toàn thế giới có tới 215 triệu nạn nhân bị các con quỷ dâm tặc áo đen này hãm hiếp. Con số nạn nhân lớn lao như vậy bị các “ngài Chúa Thứ Hai” hãm hiếp quả thật là vô cùng khủng khiếp! Dưới đây là đoạn văn trong tài liệu lịch sử này:

Con số nạn nhân quả thật là khủng khiếp sợ. Rải rác khắp nơi trên thế giới, có tới 140 triệu trẻ em gái, 75 triệu trẻ em nam trở thành nạn nhân bị các ngài hãm hiếp và 600 ngàn trẻ em bị lạm dụng trong kỹ nghệ kinh doanh hình lõa thể mà số tiên lên tới 14 tỉ Euro.” Nguyên văn: “Numbers are terrifying! All over the world 140 million girls and 75 million boys fell victims to sexual abuses; 600 thousand children are abused in the business of children’s pornography, which reaches 14 milliard euro….” Nguồn: http://sunday.niedziela.pl/artykul.php?dz=spoleczenstwo&id_art=00940

Sự thật rành rành là như vậy. Ấy thế mà hầu như tất cả những người tiếp nhận sở học ở miền Nam trong những năm 1954-1976 (dù là họ đã có bằng Tú Tài II hay học vị đại học) và ngay cả những người được đào tạo trong ngành sử học như GS Hoàng Ngọc Thành, Giáo-sư phụ trách giảng dạy môn lịch sử tại Đại Học Sư Phạm Sàgòn trong những năm 1971-1975, GS-sử Phạm cao Dương, phụ trách giảng dạy môn lịch sử tại Trường ĐHSP Sàigòn trong những năm 1962-1975, và GS Trần Gia Phụng, giáo viên dạy sư tại các trường trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1975 cũng không biết gì về những sự kiện lịch sử này.

Vì những lời phán bất minh vừa nặng tính cách phỉnh gạt và lừa bịp người đời, vừa phi luân bất nhân, bạo ngược và dã man trong kinh thánh Ki-tô, và vì hàng rừng lời phán dạy gian manh, thâm độc, hiểm ác cũng như những rặng núi tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, rồi lại bị giáo hội dùng trăm phương ngàn kế để bưng bít hay giấu nhẹm, cho nên anh em chúng tôi mới cương quyết cố gắng tìm cách phơi bày những sự thật lịch sử này ra trước công luận.

Có người cho rằng những việc làm này của chúng tôi là “giải hoặc”. Trong khi đó, chúng tôi lai cho rằng chúng tôi chỉ nối tiếp những công việc mà các nhà trí thức của thời kỳ Khoa Học và Lý Trí (Sience and Age of Reason) ở Âu Châu đã làm trong những năm 1500-1789 mà thôi!.

▪ 5.- Những khổ nạn mà chúng tôi phải gánh chịu Do tập đoàn con Chiên và những đồng minh của họ gây ra

Vì bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của giáo hội bị phơi bày ra trước ánh sáng công luận trong các cộng đồng người Việt ở trong nước cũng như khắp mọi nơi trên thế giới qua các tác phẩm của chúng tôi, cho nên từ cuối thập niên 1990 cho đến nay, Giáo Hội Ca-tô Rô-ma cũng như giới tu sĩ áo đen và tập thể con chiên cuồng tín người Việt mới ghét cay ghét đắng chúng tôi, rồi tìm đủ mọi mưu kế hay mánh mung vô cùng thô bạo và hết sức trắng trợn để hãm hại chúng tôi bằng mọi giá. Dưới đây là một số trong rất nhiều bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này:

1). Mùa hè năm 1997, sau khi phát hành quyển “Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960” gồm 6 tác giả, Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu và một nhóm anh em văn thi sĩ yêu cầu chúng tôi tổ chức một buổi Hội Thảo Văn Hóa để mỗi người chúng tôi thuyết trình về một đề tài. Địa điểm là nhà hàng Caravan số 5718 đường Martin Luther King, Seattle, ngày Thứ Bẩy 20/12/1997. Khi biết tin này, những người trong “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” nhóm họp, nghiên cứu cuốn “Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960” rồi tung ra hai lá thư nặc danh, gửi đi phân phối ở những trung tâm thị tứ có đông người Việt lui tới, và được ”Đài Phát Thanh Saigon Radio” mà chủ đài là con chiên Nguyễn Quốc Nam cho truyền thanh liên tiếp cả hơn tháng trời. Họ còn tuyên bố công khai rằng nếu gặp tác giả của bài viết ”Tướng Nguyễn Chánh Thi Với Cuộc Chính Biến 11/11/1960” (tức Nguyễn Mạnh Quang) thì hắn sẽ bắn ngay tại chỗ, vì tác giả đã dám cho rằng ông Ngô Đình Diệm là ba đời Việt gian.

Sự kiện sôi nổi này được ghi lại trong Chương 11 "KINH NGHIỆM BẢN THÂN CỦA NGƯỜI VIẾT" của quyển Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư.

2). Ngày 16/5/2009, con chiên Dr. Nguyễn Thị Thanh chủ động gửi điện thư (Email) phổ biến trên nhiều diễn đàn điện tử nhân danh một tỉ rưỡi tín hữu Ca-tô trên thế giới, kêu gọi con chiên người Việt ở khắp nơi tiếp tay bà để kiện Giáo-sư Trần Chung Ngọc về tội ông đã biên soạn và phổ biến các tác phẩm có nội dung chống Ki-tô giáo. Hành đột thiếu hiểu biết về kiến thức tổng quát này của bà Dr. Nguyễn Thị Thanh lại được ông Tiến-sĩ con chiên Thiện Ý Nguyễn Văn Thắng nồng nhiết tán thàng và tích cực ủng hô. Mưu đồ “lấy thịt đè người” “rất Ki-tô này của con chiên Nguyễn Thị Thanh đã khiến cho Giáo-sư Ngọc phải viết bài “Khổ Thân Củ Khoai Tôi” (đề ngày 26/5/2009) mà nhiều bạn đọc rất tâm đắc http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt031.php. Phản ứng về phía độc giả có thể kể một bài rất xuất sắc của Bé Hằng với tựa đề “Măng Đòi Chống Bão” với những lý luận chắc mẫm, làm cho bà Dr Thanh phải hậm hực không đáp được lời nào. (3)

3). Ngày 13/11/2011, con chiên Thùy Dang B587 (thuydangs@yahoo.com) cho phổ biến trên các diễn đàn điện tử bài viết “GS Nguyễn Mạnh Quang Coi Tướng GS Trần Chung Ngọc” trong đó tác giả con chiên này bịa đặt ra đủ điều hết sức tiêu cực bằng những ngôn từ mạt sát, thiếu văn hóa, với những thuật ngữ chỉ có thể có ở trong nền đạo lý “Thiên La Đắc Lộ” để miệt thị và triệt hạ uy tín của chúng tôi. Hành động như vậy đã khiến cho ông Trần Tiên Long, một nhà trí thức Ki-tô đã thức tỉnh không thể cầm lòng, và lên tiếng trong bài “Tôi Đọc Đặng Thúy BN587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện?”  (4)

4). Các con chiên Nhữ Văn Úy, Chu Tất Tiến và Nguyễn Phi Thọ nhiều lần đưa các điện thư lên các diễn đàn điện tử đòi hỏi chúng tôi phải đến địa điểm do họ chọn lựa để đối thoại với họ về những đề tài do họ chọn lựa. Vì không thể phản biện được những sự thật và luận cứ được nêu lên trong các tác phẩm của chúng tôi, họ mới bày trò đòi hỏi chúng tôi phải đến một địa điểm do ho chọn lựa, một địa bàn mà họ nắm trong tay những khán giả về phe của họ, sẵn sàng làm một Hồng Môn Yến, để đối khẩu với họ về những đề tài do họ đưa ra. Biết rõ ý đồ bất chính lưu manh của họ, ông Xích Lô Việt đã trả lời họ bằng một bài viết có nhan đề là “Khi con Chiên Cờ Vàng Đòi Đối Thoại.” có câu nổi bật đáng nhớ như sau:

“Nếu yêu cầu Chu Tất Tiến ngồi xuống để “phản biện” hai ông TCN và NMQ mà không được phép chửi, không được phép mạt sát chụp mũ thì Chu Tất Tiến chỉ “phản biện” được một chữ: Amen.” (5)

Ai cũng biết rằng tất cả những sự kiện và luận cứ đã được nêu lên trong các tác phẩm của chúng tôi đã được in thành sách hoặc là đã được phổ biến trên các mạng sachhiem.net, giaodiemonline.com và cho đến nay, tất cả những người chống đối đều không thể phản biện được bằng một bài viết theo tinh thần khoa học. Sự kiện này được ông Nguyễn Văn Ba hbnguyen2005@yahoo.com.au nhận xét như sau:

“Đã gần 20 năm mà người Công Giáo không có được một bài nào phản biện nhóm Giao Điểm cho ra hồn là tại sao ??? Có phải là người CG dốt, thiếu kiến thức hay không??? Tuyệt đối không phải vậy. LÝ DO LÀ VÌ NHÓM GIAO ĐIỂM NÓI CÓ SÁCH, MÁCH CÓ CHỨNG, NÊN KHÔNG MỘT AI CÓ THỂ PHỦ NHẬN SỰ THẬT.” (6)

5). Ngày 4 tháng 01 năm 2012, con chiên Chu Tất Tiến cho phổ biến một điện thư với dã tâm khích động và xúi giục những người đồng đạo của hắn (mà Linh-mục Trần Tam Tỉnh cho biết rằng đã bị Vatican biến thành “những tên sát nhân cuồng nhiệt”) với dã tâm làm cho họ nổi xung rồi tìm cách khủng bố bắn chết các tác giả Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang: Điện thư này được Ban Biên Tập sachhiem.net giới thiệu ở http://sachhiem.net/printemail.php?id=32http://sachhiem.net/printemail.php?id=33) (7)

Dù là bị chup mũ và khủng bố như vậy, chúng tôi vẫn cương quyết vững tiến mạnh mẽ trong công cuộc “giải hoặc” mà chúng tôi đã chọn. Cũng vì thế mà sau những lần tỉỉnh dậy khi được cứu cấp trong bệnh viện, anh Ngọc còn gửi thư cho Ban Biên Tập sachhiem.net vào buổi chiều ngày 27/1/2014, hứa hẹn: “tôi sẽ viết cho đến hơi thở cuối cùng.” Thật vậy, anh còn trả lời bài phỏng vấn cuối cùng của sachhiem.net 2 ngày trước khi từ giả cõi đời ô trọc này.  Lời nói trên đây của ông đã nói lên ý chí sắt đá và kiên cường của ông và cũng là của cá nhân tôi cũng như của nhà trí thức khác đang cùng chúng tôi chiến đấu chống lại vô minh. Chúng tôi cùng chung mục đích “phơi bày ra trước công luận những sự thật lịch sử về những rặng núi tội ác chống nhân dân thế giới và dân tộc Việt Nam đã bị Giáo Hội La Mã và tập thể con chiên bản địa chủ mưu và chủ động liên tục bưng bít và bảo vệ.”  Quyết tâm như thế, chúng tôi hy vọng có thể giúp cho:

a-/ Người dân Việt nhận diện được kẻ thù nguy hiểm nhất của nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam nói riêng là cái đạo quái đản mà văn hào Voltaire đã phải gọi nó là “cái tôn giáo ác ôn” và học giả Charlie Nguyễn gọi nó là “đạo bịp” và “đạo máu”.

b-/ Những người bị chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã (vì đã tiếp nhận sở học qua các trường đạo) làm cho mất hết khả năng lý trí để tìm hiểu sự vật hay sự việc sẽ thức tỉnh mà nhìn ra sự yếu kếm về kiến thức tổng quát (connaissance generale = general knowledge) của họ.

c-/ Mọi người sẽ thấu hiểu đưiợc ý nghĩa câu nói của Nho giáo rằng “quan (chính trị) nhất thời, dân (đất nước và dân tộc) vạn đại” để mà hành xử cho đúng cách của những người có văn hóa đối với đất nước và dân tộc.

d.-/ Mọi người sẽ ý thức được rằng cái triết lý “vô thường” đúng như nhà Phật đã dạy, “Đời là sắc sắc không không, Ngày nay có đó, mai không có gì.” Tiền tài và danh vọng do ngoại lai mua chuộc sẽ như bóng mây, nay còn mai mất, nhưng đất nước và dân tộc phải trường tồn mãi mãi.

▪ 6.- Nhớ các cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc bị người Pháp ở Pháp đàn áp hồi thập niên 1910

Những hành động của bọn tu sĩ và tập thể con chiên người Việt ở Hoa Kỳ đàn áp anh em chúng tôi nói riêng, và các tác giả có bài viết đăng trên sachhiem.net và giaodiemonline.com còn hung bạo, thâm độc và dã man gấp bao nhiêu lần so với những hành động chính quyền Pháp tại chính quốc đàn áp các nhà ái quốc Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc về việc tranh đấu ôn hòa, đòi chính quyền Pháp trao trả chủ quyền độc lập cho dân tộc Việt Nam vào thập niên 1910

Hồi thập niên 1910, chính quyền Pháp không hề dùng những thủ đoạn vô cùng đê hèn và cực kỳ thâm độc để triệt hạ uy tín và mưu hại đến sinh mạng của các cụ như bọn người cam phận “làm tôi tớ hèn mọn cho Giáo Hội La Mã” với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” như đã trình bày ở Mục 5 ở trên.

Xem như thế bọn quạ đen và tập thể con chiên người Việt còn tham tàn, ác độc, ngược ngạo và dã man gấp ngàn lần so với bọn thực dân xâm lược Pháp. Bởi thế, lật đổ một chế độ đạo phiệt Ca-tô bản địa sẽ khó khăn và gian khổ gấp trăm lần so với việc đánh được một thế lực ngoại xâm.

▪ 7.- Nhớ tình bạn sâu đậm và thắm thiết giữa hai cụ Nguyễn Khuyến và Dương Khuê

Hầu như mọi người chúng ta đều biết tình bạn thăm thiết và sâu đậm giữa cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyễn (1835-1909) và cụ Nghè Vân Đình Dương Khuê (1809-1902). Nếu đọc hết (1) tiểu sử của hai cụ, và (2) bài thơ trường thi ngũ ngôn bằng chữ Hán với nhan đề là “Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư”, (xem phụ lục) chúng ta sẽ thấy tình bạn thắm thiết và sâu đậm của hai cụ có thể bắt đầu vào khoảng năm 1855.

Nhưng cho đến khi giang sơn hoàn toàn đổi chủ vào năm 1885 (tổng cộng là 30 năm), thì tình bạn trở nên lạnh nhạt. Lý do là vào thời điểm này (1885), Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thực sự trở thành chủ nhân ông đất nước chúng ta và triều đình nhà Nguyễn được liên minh giặc giữ là làm công cụ phỉnh gạt làm cho dân ta hiểu lầm rằng đất nước chúng ta cũng vẫn còn có vua (thực sự là vua bù nhìn), chứ không phải là hoàn toàn bị thống trị bới quân cướp ngoại thù. Đứng trước hoàn cảnh quốc phá gia vong, cụ Nguyễn Khuyến thấy rằng, nếu ở lại làm quan với tân triều, thì chỉ là làm tay bán nước cho giặc, và sẽ để lại tiếng xấu muôn đời cho hậu thế. Vì vậy mà cụ mới cáo quan lui về sống đời thanh bần để cũng chìm nổi với đất nước và quê hương. Trong khi đó thì cụ Dương Khuê nhất định ở lại chốn quan trường làm việc với tân trào để tiếp được lãnh lương bổng “miếng đẩu thăng”, của Liên Minh Giặc Pháp – Vatican ban cho.

Lời Nho giáo dạy “Quốc loạn thức trung thần, gia bần tri hiếu tử” quả thật là chí lý, không sai một chút nào cả! Cũng từ đó, cụ Nguyễn Khuyến rất ít đi lại giao du với cụ Dương Khuê “Vãng lai bất sác đắc, Nhất ngộ tam niên tiền = Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần”. Không những thế, sự lạnh nhạt này còn được thể hiện ra bằng cách xưng hô nữa. Trước khi cáo quan về ở ẩn, khi đàm đạo với cụ Dương Khuê, Cụ Nguyễn Khuyến thương dùng từ “quân” (bồ, bạn, mày, ngươi = tutoyer) ở phần trên của bài thơ. Nhưng từ khi cáo quan lui về ở ẩn, cụ Nguyễn Khuyến không còn dùng từ “quân” khi nói chuyện với cụ Dương Khuê nữa, mà dùng chữ “công” (ông, ngài) ở phần dưới. Xin xem bài thơ này trong phần Phụ Bản ở dưới.  

Anh Ngọc chơi nhạc cổ điển tại nhà tôi tháng 8 năm 2001

So tình bạn của hai người chúng tôi với tình bạn của hai cụ Nguyễn Khuyến và Dương Khuê, chúng tôi thấy rằng tình bạn giữa chúng tôi (1966-1914) lâu dài hơn và càng về sau càng thắm thiết càng sâu đậm hơn.

Chúng tôi là đôi bạn vừa là đồng song (cùng học một lớp ESL và cùng một thày là bà Jones) vừa đồng tâm, (a) (cùng một lòng theo cùng theo đuổi lý tưởng “giải hoặc”, (b) cùng cương quyết theo gương Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn và ông Mạc Ngọc Liễn, cương quyết đặt quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc lên trên tất cả quyền lợi cá nhân và hướng về tương lai để xây dựng đất nước với hy vọng nhờ thế mà dân ta mới có thể mau chóng sánh vai cùng với các quốc gia tiền tiến Âu Mỹ và Nhật Bản trong cộng đồng thế giới, và (c) cùng phải chịu những khổ nạn do lòng thù ghét của Giáo Hội La Mã qua giới tu sĩ áo đen cũng như bọn con chiên cuồng nô vô tổ quốc và những người chống cộng quá khích đồng minh với chúng gây ra.

Chúng tôi thường xuyên nói chuyện với nhau về ảnh hưởng của công trình “giải hoặc” và bàn luận với nhau qua điện thoại và e-mail với nhau viết chung về một đề tài mà chúng tôi đã thực hiện được cuốn “Người Việt Nam Và Đạo Giê-su”, cùng có bài viết trong cuốn Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000) và còn rất nhiều điều “cùng nhau” về nhiều phương diện khác đã được thể hiện cụ thể qua những tác phẩm của chúng tôi đã được in thành sách hay phổ biến trên sachhiem.net và giaodiemonline.com. Chính vì thế mà trong bài viết “Tâm Sáng Mắt Tỏ Nơi Miền Viễn Xứ” đăng trên trang nhà Đôi Mắt, tác giả Nguyễn Thanh Tùng ghi nhận như sau:

Cùng với ông Trần Chung Ngọc, giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang là một trong những nhà nghiên cứu lịch sử - tôn giáo đóng góp rất nhiều bài viết có giá trị trên các diễn đàn Giao điểm, Sách hiếm và các báo Phật giáo. Hai ông giống như một cặp "song kiếm hợp bích" trong lĩnh vực này.”

Thiết nghĩ rằng hai cụ Nguyễn Khuyến và Dương Khuê không có những nhịp tim đập trong “những cái cùng có, cùng trải qua” như chúng tôi.

Trước sân nhà tôi, lúc anh chị Ngọc đến chơi tháng 8, 2001

Chúng tôi đã liên tục chịu đựng những đòn thù bọn con chiên cuồng tín văn nô nhắm vào đời tư của chúng tôi bằng (1) những thủ đoạn vu khống đủ điều xấu xa để triệt hạ uy tín của chúng tôi, (2) những thủ đoạn hăm dọa đưa chúng tôi ra tòa về tội biên soạn các tác phẩm nói về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và (3) khủng bố tinh thần chúng tôi bằng cách chụp mũ “Cộng Sản nằm vùng”, hoặc được "nhà nước Cộng Sản trả lương,"... hoặc bất cứ những gì họ tưởng tượng được, hoặc chà đạp, mạt sát rất cá nhân, không tiếc lời nào,... phổ biến trên các diễn đàn với dã tâm kích động những người đồng đạo và những người nặng lòng thù cộng của họ mưu hại chúng tôi khi họ có thể.

▪ Kết Luận

Chắc chắn là hai cụ Nguyễn Khuyến và Dương Khuê không trải qua những thử thách và vấn nạn này. Nói như thế để diễn tả tâm sự của tôi khi nghe anh Ngọc không qua nổi cơn đau cuối cùng và bình tĩnh ra đi, tôi thực sự nghẹn lời, không thể nói lên được một câu nào, dù là một câu thương tiếc. Bởi vì, tình bạn như giữa cụ Nguyễn Khuyến và ông Dương Khuê, dù chỉ ngắn ngủi hơn chúng tôi, cũng đã nức nở đến thế trong bài thơ để đời rồi. Còn ngôn ngữ nào thống thiết hơn để tả cho vơi được nỗi niềm khi người bạn chí thiết nhất trong sự nghiệp và chí hướng với mình đã buông tay, bỏ lại tôi một sự trống vắng như vào khoảng mênh mông của vũ trụ vạn biến này! Lại thêm, tuổi già "hạt lệ như sương, hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!". Tuy nhiên, tôi còn may mắn hơn cụ Nguyễn Khuyến, không phải cảnh "viết đưa ai, ai biết mà đưa" hay "Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn". Ngày nay chúng tôi còn có những bạn đọc đồng hành, sẵn sàng truyền bá, phổ biến các tác phẩm của chúng tôi bằng mọi cách. Các bài viết của anh Ngọc cũng đã được nhiều diễn đàn phổ biến hoặc sao chép để lý luận với các "con chiên trung thành" của Ca-tô Rô-ma giáo (từ của GS Trần Chung Ngọc). Trong suy nghĩ này, tôi cũng xin lập lại lời hẹn ước của người bạn tri kỷ của tôi: "Tôi sẽ viết đến hơi thở cuối cùng".

_________________

PHỤ BẢN

Vãn Đồng Niên Vân Đình Tiến Sĩ Dương Thượng Thư

(http://vi.wikisource.org/)

1.- Dĩ hỉ Dương đại niên!
2.- Vân thụ tâm huyền huyền…
3.- Hồi ức đăng kho hậu,
4.- Dữ quân thần tịch liên;
5.- Tương kính thả thương ái,
6.- Tao phùng như túc duyên.
7.- Hữu thời xuất kinh lộ,
8.- Không Sơn văn lạc tuyền;
9.- Hữu thời thượng cao các,
10.- Ca nhi minh tối huyền;
11.- Hữu thời đối quân ẩm,
12.- Đại bạch phù bát diên
13.- Hữu thời dư luận văn,
14.- Đông bích la giản biên.
15.- Ách vận phùng dương cửu
16.- Đẩu thăng phi tham thiên
17.- Dư lão, công diệc lão,
18.-Giải tố quy điền viên,
19.- Vãng lai bất sác đắc,
20.- Nhất ngộ tam niên tiền
21.- Chấp thủ vấn suy kiện,
22.- Ngữ ngôn thù vị khiên.
23.- Công niên thiểu dư tuế,
24.- Dư bệnh nghi công tiên
25.- Hốt văn công phó chí
26.- Kinh khởi hoàng hoàng nhiên.
27.- Dư khởi bất yêm thế,
28.- Nhi công tranh thượng tiên.
29.- Hữu tửu vị thùy mãi?
30.- Bất mãi phi vô tiền.
31.- Hữu thi vị thùy tả?
32.- Bất tả phi vô tiên.
33.- Trần Phồn tháo bất hạ,
34.- Bá Nha cầm diệc nhiên.
35.- Công ký khí dư khứ
36.-Dữ diệc bất công liên.
37.- Lão nhân khốc vô lệ
38.- Hà tất cưỡng nhi liên!

Khóc Dương Khuê

(Do cụ Yên Đổ tự dịch)

1.- Bác Dương thôi đã thôi rồi,
2.- Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
3.- Nhớ từ thuở đăng khoa (1) ngày trước,
4.- Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
5.- Kính yêu từ trước đến sau,
6.- Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời!
7.- Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
8.- Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
9.- Có khi tầng gác cheo leo,
10.- Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang;
11.- Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
12.- Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân;
13.-Có khi bàn soạn câu văn,
14.- Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
15.- Buổi dương cửu (3) cùng nhau hoạn nạn,
16.- Miếng (phận) đẩu thăng (4) chẳng giám tham trời;
17.- Bác già, tôi cũng già rồi,
18.- Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là!
19.- Muốn đi lại tuổi già thêm nhác,
20.- Trước ba năm gặp bác một lần,
21.- Cầm tay hỏi hết xa gần,
22.- Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can.
23.- Tuổi tôi kể còn hơn tuổi bác.
24.- Tôi lại đau trước bác mấy ngày;
25.- Làm sao bác vội về ngay?
26.- Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời!
27.- Ai chẳng biết chán đời là phải,
28.- Vội vàng sao đã mãi lên Tiên?
29.- Rượu ngon không có bạn hiền,
30.- Không mua không phải không tiền không mua.
31.- Câu thơ nghĩ đắn đo muốn viết,
32.- Viết đưa ai, ai biết mà đưa!
33.- Giường kia treo (5) cũng hững hờ,
34.- Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. (6)
35.- Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,
36.- Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương.
37.- Tuổi già hạt lệ như sương,
38.- Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.

Nguyễn Khuyến (1835-1909) – 74 tuổi:

“Nguyễn Khuyến ra làm quan giữa lúc nước mất nhà tan, cơ đồ nhà Nguyễn như sụp đổ hoàn toàn nên giấc mơ trị quốc bình thiên hạ của ông không thực hiện được.

Lúc này Nam Kỳ rơi vào tay thực dân Pháp. Năm 1882, quân Pháp bắt đầu đánh ra Hà Nội. Năm 1885, họ tấn công kinh thành Huế. Kinh thành thất thủ, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân hưởng ứng khắp nơi. Nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.

Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, Nguyễn Khuyến bất lực vì không làm được gì để thay đổi thời cuộc nên ông xin cáo quan về ở ẩn. Từ đó dẫn đến tâm trạng bất mãn, bế tắc của nhà thơ.” Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Dương Khuê (1839-1902) - 63 tuổi đồng môn, đồng song, nhưng không cùng một chi hướng.

__________________

CHÚ THÍCH

[1] Trần Chung Ngọc, Một Bản Án Chống  Công Giáo. gày 01.11/2008. Nguồn: (http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN57.php).

[2] Trần Chung Ngọc, Viết Mà Chơi!! Phải Chăng GS Quang Búa Lo Xa? Ngày 28/2/2009. Nguồn: (http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt027.php)

[3] Bé Hằng, “Măng Đòi Chống Bão” Ngày 22/12/2010. Nguồn: (http://sachhiem.net/DOITHOAI/LeMinhHang.php).

[4] Trần Tiên Long, Tôi Đọc Đặng Thúy BN587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện? Ngày 17/12/201. Nguồn: http://sachhiem.net/TTL/TranTL12.php.

[5]  Xích Lô Việt, Khi Con Chiên Cờ Vàng Đòi Đối Thoại. 6/2/2012 (http://sachhiem.net/XICHLOV/XichloViet04.php).

[6] Nguyễn Hữu Ba, hbnguyen2005@yahoo.com.au. "Vài Nhận Xét Về Nhóm Giáo Điểm và Sách Hiếm.” Ngày 25/11/2010. Nguồn: http://sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem35.php.

[7] Sachhiem.net: Bức thư hăm dọa đầu tiên của ông Chu Tất Tiến, aka Bac Ky Di cư: http://sachhiem.net/printemail.php?id=32, và

Phản ứng của bạn đọc: http://sachhiem.net/printemail.php?id=33

Nguyễn Mạnh Quang