●   Bản rời    

“Sự Ăn Ở Tử Tế Giữa Con Người” Không ?

Bà Nhã Ca Có Thực Mong Có

“Sự Ăn Ở Tử Tế Giữa Con Người” Không ?

Nguyễn Đắc Xuân

http://sachhiem. net/NDX/NDX030.php

17-Sep-2020

Hồi đầu tháng 3-2008, qua e-mail một người bạn vong niên của tôi ở Texas Hoa Kỳ báo cho tôi biết tối ngày 02.03.2008 vừa rồi, nhân Tết Mậu Tý kỷ niệm 40 năm sự kiện lịch sử Tết Mậu thân, trong bài trả lời Phỏng vấn Mặc Lâm - phóng viên đài RFA ở Hoa Kỳ bà Nhã Ca tác giả sách “Giải Khăn Sô Cho Huế” có đề cập đến tôi tại địa chỉ (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2008/02/03/Interview_ NhaCa_on_the_occasion_of_1968_Tet_offense_event_MLam) Bạn cũng báo cho biết bà Nhã Ca có ý đề cập đến bài viết “Hậu quả của cái chết của tôi”.

Mấy năm nay tôi chờ phản hồi của bà Nhã Ca về bài viết “Hậu quả của cái chết của tôi” nên khi nhận được tin ấy tôi  vào địa chỉ của Đài RFA nghe và đọc ngay bài trả lời phỏng vấn của bà Nhã Ca. 

Bài phỏng vấn khá dài, tôi xin trích dưới đây những câu hỏi của Mặc Lâm và trả lời của bà Nhã Ca có liên quan đến tôi, ngoài ra tôi không dám làm mất thì giờ bạn đọc về những thông tin không liên quan trực tiếp với tôi. (Những chỗ in đậm do NĐX nhấn mạnh):

Tác giả Nhã Ca. Photo courtesy of viettribune. RFA

Mặc Lâm: Thưa chị Nhã Ca, Tết Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm biến cố Huế Tết Mậu Thân. Ðược biết nhân dịp này, lần đầu tiên tại hải ngoại, cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế đã được tác giả cho tái bản. Xin chị cho biết về lần tái bản này, cuốn sách mới có gì khác biệt với sách cũ.

Nhã Ca: Cám ơn anh Mặc Lâm và đài RFA đã có lòng nhớ Huế Tết Mậu Thân và hỏi thăm. Sách mới “Giải Khăn Sô Cho Huế” ấn bản đầu tiên tại hải ngoại do Việt Báo ấn hành [...] sẽ được phát hành trong tháng 2-2008. Như anh biết, sách cũ “Giải Khăn Sô Cho Huế” in lần đầu tại Việt Nam cuối năm 1969, là một... bút ký chạy loạn. Sách mới, ngoài bút ký cũ, còn in thêm đầy đủ tất cả chữ nghĩa Nhã Ca đã viết về biến cố Tết Mậu Thân tại Huế [...].

Mặc Lâm: Xin chị cho biết thêm chi tiết. Trong lần tái bản này, có thay đổi gì đáng phải bàn tới trong tác phẩm, hoặc có điều gì tác giả muốn gửi gấm?

Nhã Ca: [...] Về chi tiết cuốn sách mới vừa được in lại, tôi có kể thêm chút chút trong ‘tựa nhỏ’ là: “Tôi tin vào tương lai của Huế và tương lai Việt Nam, như tin vào những tình ca về lòng yêu thương và sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau”.

[...]

Mặc Lâm: Bên cạnh những lời khen thường gặp chị có nhận được những băn khoăn hay nghi ngờ gì về mức khả tín mà độc giả đặt ra đối với tác phẩm? Có nhân vật “thật” nào trong “Giải khăn sô cho Huế” công khai chống đối hay đồng tình với những gì chị trình bày trong tác phẩm hay không? Nếu có chị có thể cho biết phản hồi của chị?

Nhã Ca: [...] “Giải Khăn Sô Cho Huế” chỉ là bút ký hoặc truyện ký của một người chạy loạn Tết Mậu Thân tại Huế, kể lại những điều mắt thấy tại nghe. Trong cảnh bom đạn, chết chóc, dù mắt chính mình có thấy vẫn không thể thấy hết mọi phía. Tai nghe là nghe người khác kể lại. Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót. Ðiều quan trọng là tấm lòng. Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy. Tôi thật tình mong những thiếu sót sẽ dần được bổ túc, những sai sót sẽ dần được chỉ rõ.

Về “những nhân vật thật”, nêu đích danh chỉ có anh Lê Văn Hảo, [...] Nhân vật thứ hai trong sách mang tên Phủ là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường [...] Nhân vật thứ ba trong sách có tên là Ðắc, theo lời kể mà tai tôi nghe, liên quan tới cái chết đau thương của người bạn tên là Mậu Tý. Nhà báo Nguyễn Ðắc Xuân, một phụ tá của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, có viết bài phản bác, nói là anh không hề liên quan.

Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngày chúng tôi rời Saigon sang Thụy Ðiển. Ðoạn kể lại những gặp gỡ này trong Hồi Ký Nhã Ca có được trích in trong sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế.

Bình luận của Nguyễn Đắc Xuân:

Cảm tưởng chung: Tôi không rõ bà Nhã Ca quê ở đâu nhưng bà trả lời phỏng vấn đài RFA bằng giọng phụ nữ Huế nên gây được cảm tình với tôi. Nội dung bà trả lời phải chăng. Tuy nhiên có một số ý kiến tôi cần phải trao đổi thêm với bà về những thông tin sai lạc về tôi và một vài quan niệm về đạo đức của người cầm bút.

- Bà Nhã Ca khẳng định Giải Khăn Sô Cho Huế (GKSCH) là một “bút ký chạy loạn”.

NĐX bình luận: Cách đây mấy năm trên trang Web Talawas đăng GKSCH  là hồi ký của Nhã Ca. Thể loại hồi ký và bút ký (chạy loạn) rất khác nhau. Không thể xem chuyện nghe người ta kể lại trở thành hồi ký của mình. Bà khẳng định Giải Khăn Sô Cho Huế (GKSCH) là một “bút ký chạy loạn”, vậy bà đã yêu cầu Talawas đính chính chưa ?

Bà Nhã Ca viết: - Dù tai nghe mắt thấy, có sao viết vậy, hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót. Ðiều quan trọng là tấm lòng. Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy”.

NĐX bình luận: Ý kiến nầy của bà quá lập lập lờ. Tai nghe, nghe ai ? Có thể nghe một người nói để biết, nhưng nghe để viết không những phải nghe nhiều người, nghe nhiều phía, trong nhiều hoàn cảnh mà còn phải thẩm tra lại để biết sự thật ra sao. Viết cái gì ? Hậu quả sẽ ra sao ? Ai chịu trách nhiệm với độc giả ? Còn thấy ? Đâu phải chỉ nhìn vào đối tượng mà có thể thấy được bản chất, thấy được nguyên nhân gây ra sự việc. Bà hẵn biết “bút sa gà chết”, đạo đức nào cho phép người cầm bút “viết vậy” được ?  (Trừ những bồi bút viết thuê cho các thế lực chính trị để nhận thù lao). Một em sinh viên học mới vào học nghề làm báo hẵn đã biết muốn có một thông tin cần phải thoã mãn 5 yêu cầu: What ? Where ? When ? Who ? và How. Tôi thấy bà không quan tâm đến 4 chữ W và một chữ H ấy. Bà viết lấy được cho nên bà đã phạm quá nhiều sai sót. Tôi hoan nghinh lời nhận khuyết điểm của bà “hẳn nhiên cũng không khỏi thiếu sót hoặc sai sót”. ? “ Nhưng tôi hoàn toàn không đồng tình với bà về quan điểm: “Chữ nghĩa đã viết là chuyện đã rồi, có sao để vậy.  Viết trong lúc chạy loạn nên không tránh được sai sót. Điều đó độc giả có thể thông cảm với bà. Nhưng những sai sót đó đã rõ là sai sót, sách xuất bản đã gần 40 năm, đã có một độ lùi để thấy sai sót đó để sửa chữa. Tại sao bà đã thấy sai sót mà lại chủ trương “có sao để vậy” ?  Sai sót của bà không phải con dê viết thành con bò, cục vàng thành củ khoai mà sai sót của bà xúc phạm đến con người, vu khống tội ác cho những người chân chính, gây tai hại cho họ biết bao chuyện nhọc lòng, tại sao bà vẫn để vậy ? Bà không sửa sai, mà lại lên giọng đạo đức “Ðiều quan trọng là tấm lòng”. Tấm lòng gì ? Tấm lòng “vu khống” giết hại uy tín của người bà tưởng đã chết chứ gì ?  Nếu bà vu khống “đồ tể” cho một người như thế ở Mỹ thì pháp luật của Mỹ có để cho bà tại ngoại không ? Với quan điểm cầm bút viết “sao để vậy” của bà, bà đã là một kẻ giết người, một kẻ sát nhân. Bà đã viết “sao để vậy” không những bà phạm vào “tội sát nhân” người bà ám chỉ trong tác phẩm của bà mà bà còn phạm vào tội tiếp tục lừa phĩnh những người không biết rõ sự thực lịch sử, lừa phỉnh các thế hệ con cháu sau nầy.  Để  bà và độc giả hiểu rõ thêm lý do vì sao bà không dám đính chính những sai sót trong GKSCH, tôi kể lại hai mẩu chuyện sau đây:

Mẩu thứ nhất: Trong câu chuyện tôi vô tình gặp bà ở quán cà-phê 142 đường Đồng Khởi trước năm 1980 có một mẩu tôi chưa viết trong bài “Hậu quả của cái chết của tôi” . Nay xin ghi lại.

Sau khi nói chuyện thân mật, tôi nói cho bà biết những chuyện bà dựng lên trong GKSCH về tôi là không đúng sự thật. Tôi chứng minh cho bà nghe và nêu tên những nhân hoạt động gần tôi hồi Tết Mậu thân 1968 ở Huế để bà có thể thẩm tra biết sự sai lầm của bà như thế nào. Một trong những người đó là nhà báo Vĩnh Tháp đang có nhà ở đường Lê Thánh Tôn gần nhà bà ở đường Đồng Khởi. Cuối cùng tôi khuyên bà:

- “ Người cầm bút là người đại diện cho lương tâm con người. Người cầm bút phải viết đúng sự thật. Nếu thấy sai thì phải sửa. Chị nên viết lại những điều chưa đúng sự thật ấy đi !”   

Bà nói ngay:

-“ Tôi viết bây giờ ai in cho tôi !”.

Tôi giải thích:

- “ Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến lúc ấy viết có ai đăng cho đâu ! Thế mà ngày nay chúng ta phải đi tìm để in. Vì các tác phẩn của các vị ấy thực sự có giá trị”.

Năm ấy bà sợ không ai in nên không sửa. Nay ở Hoa Kỳ giàu có, bà in lại sách cũ tại sao lại quan niệm viết “sao để vậy” ?

Mẩu thứ hai. Mùa hè năm 2006 tôi sang Hoa Kỳ và được đến ở cạnh một vị lãnh đạo tâm linh. Nhân xem một tờ tập san có ảnh của bà Nhã Ca ngồi bên cạnh vị lãnh đạo tâm linh ấy, tôi có dịp nhắc đến bài “Hậu quả cái chết của tôi” trên Internet. Cuối cùng tôi hỏi vị lãnh đạo tâm linh:

- “Sự thật như thế, tôi đã viết rạch ròi đến như thế, tôi yêu cầu bà Nhã Ca chỉ ra nhân chứng tôi đã ngồi xử án ai, tôi giết ai, tôi thách bà đối thoại với tôi nhưng bà không lên tiếng và bà cũng không chịu đính chính những sai lầm của mình !”

Vị lãnh đạo tâm linh bảo tôi:

- Nhã Ca được giải thưởng của Tổng thống Thiệu nổi tiếng nhờ GKSCH mà trong GKSCH bài nổi tiếng nhất là chương 7 Chuyện từ Thành nội nói về các anh - những người nổi tiếng ở Huế lúc ấy. Nếu đính chính Chuyện từ Thành nội thì còn gì GKSCH nữa, còn gì uy tín của cây bút Nhã Ca nữa. Vì vậy bà ấy làm thinh là thượng sách. Chuyện sai lầm của Nhã Ca anh viết trong bài Hậu quả cái chết của tôi cụ thể minh bạch như thế là đủ rồi. Thôi mình là Phật tử cho qua đi. Ai gây ân oán người đó phải gánh chịu. Thế thôi.

Tôi không hoàn toàn đồng tình với ý kiến của vị lãnh đạo tâm linh ấy. Nhưng tôi cũng không nói tiếp gì để vị lãnh đạo tâm linh khỏi hiểu nhầm tôi. Tôi viết lại mẩu chuyện thứ hai nầy để giải thích chuyện hôm nay Nhã Ca không chịu sửa những sai lầm của mình trong GKSCH:  Đính chính chuyện sai lầm trong GKSCH phải chăng Nhã Ca sợ phải đào đất dưới chân mình chăng ?

Nếu có nỗi sợ ấy thì tầm thường quá !

Bà Nhã Ca viết: - Tôi thật tình mong những thiếu sót sẽ dần được bổ túc, những sai sót sẽ dần được chỉ rõ”.

NĐX bình luận: Tôi hoan nghinh ý tưởng nầy của bà. Đó là trách nhiệm mà luật pháp của Việt Nam và của Mỹ bắt buộc phải làm như thế. Nhưng như thế lại mâu thuẫn với ý kiến viết “sao để vậy” vừa nêu trên của bà. Bà cầu mong “Những sai sót sẽ dần được chỉ rõ”. Ai sẽ chỉ rõ những sai sót đó cho bà ? Những sai sót đó là những sai sót gì ? Những sai sót tôi đã chỉ rõ với bà trong lần găp gỡ vô tình ở đường Đồng Khởi trước năm 1980 cũng như những gì tôi viết trong bài “Hậu quả của cái chết của tôi” đăng trên các trang Web bên Mỹ gần 10 năm nay bà tiếp thu đến đâu sao không thấy bà nêu ? Và “những thiếu sót sẽ dần được bổ túcở đâu ? Trên báo bên Mỹ, trong sách GKSCH tái bản của bà sắp phát hành hay chỉ là lời hứa trên chóp lưỡi bà trả lời phỏng vấn của Đài RFA thôi ? Tôi chờ sự thể hiện lương thiện của bà.

Bà Nhã Ca viết: “Nhà báo Nguyễn Ðắc Xuân, một phụ tá của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, có viết bài phản bác, nói là anh không hề liên quan”.

NĐX bình luận: Tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường là bạn, cùng thoát ly vào mùa hè 1966, cùng ở cơ quan Thành ủy và Ban Tuyên huấn Thành ủy từ 1966 đến 1971. Mỗi người  đều có công tác riêng. Trong thời gian ấy, tôi chưa bao giờ  thấy tổ chức bố trí người phụ tá cho anh Tường nên tôi chưa hân hạnh được làm phụ tá cho anh Tường. Năm 1972 anh Tường ra công tác Quảng Trị. Sau năm 1975, anh Tường về Hội Văn Nghệ của tỉnh Thừa Thiên Huế (có một thời là tỉnh Bình Trị Thiên) còn tôi thì vẫn ở cơ quan Thành ủy. Đến khi tôi lên công tác Hội Văn Nghệ tỉnh TTH (sau năm 1990) thì anh Tường đã trở lại Quảng Trị làm báo Cửa Việt. Chúng tôi  chưa có dịp công tác với nhau trước khi về hưu (1998).

Trả lời Đài RFA bà xác định tên Đắc trong GKSCH là Nguyễn Đắc Xuân. Bà cũng cho biết Nguyễn Đắc Xuân “có viết bài phản bác” phần bà viết về Nguyễn Đắc Xuân trong GKSCH (tức là bài Hậu quả của cái chết của tôi). Nhưng sự phản bác của Nguyễn Đắc Xuân như thế nào, đúng sai như thế nào bà không hề đề cập đến. Tại sao ? Hay là bà không thể chống chế được những sai sót của bà mà tôi đã vạch ra ?

Bà Nhã Ca viết: “Cả ba nhân vật kể trên, đều đã có lòng đích thân đến gặp tôi trước ngày chúng tôi rời Saigon sang Thụy Ðiển

NĐX bình luận: Tôi có lòng với nhiều chuyện. Nhưng tôi xin gởi lại bà ý nghĩ tôi đã có lòng đích thân đến gặp bà. Tôi chỉ gặp bà một cách vô tình và tôi đã viết lại rõ trong bài Hậu quả của cái chết của tôi mà bà đã đọc. Ý nghĩa của việc tìm đến gặp và vô tình gặp vô cùng khác nhau. Đã là người cầm bút phải tự hiểu chuyện ấy không cần phải thuyết minh. Và cũng có lẽ bà hiểu rõ ý nghĩa ấy nên bà đã sửa chuyện tôi vô tình gặp bà thành tôi “có lòng tìm đến gặp bà”.  

Bà Nhã Ca viết: -“Ðoạn kể lại những gặp gỡ này trong Hồi Ký Nhã Ca có được trích in trong sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế”.

NĐX bình luận: Tôi chờ đọc đoạn hồi ký của bà được trích đăng “sách mới Giải Khăn Sô Cho Huế. Hy vọng trong hồi ký bà thành thật với bà hơn.

Bà Nhã Ca viết bà tin vào những tình ca về lòng yêu thương và sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau”.

NĐX bình luận: Bà tin vào “lòng yêu thương và sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau.Nếu quả thật bà có lòng yêu thương thì không bao giờ bà dựng chuyện ác cho người em họ của một người bạn của bà như bà đã dựng chuyện viết về tôi. Nếu quả thật bà muốn có “sự ăn ở tử tế giữa con người với nhau” thì khi bà nhận được thông tin bà đã viết ác về tôi là sai thì bà phải thẳng thắn đính chính và xin lỗi tôi, xin lỗi độc giả đã đọc và tin sự giả giối của bà. Đằng nầy bà làm chuyện ác mà đi nói đạo đức. Vu khồng tội ác cho người khác và sợ sự thực sai lầm có thể  có được lòng yêu thương và ăn ở tử tế giữa con người với nhau không ? Những gì bà đã viết, đã nói đủ để kết luận bà là hiện thân của “sự lừa dối hào nhoáng”.  Nhưng dù sao tôi cũng còn chờ đọc hồi ký của bà để khẳng định tư cách của bà. 

 

Gác Thọ Lộc, Tháng 5-2008

NDVN, ngày 7/7/08  

                   

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>