●   Bản rời    

Nhân Đọc "Tuyên Ngôn của Một Người Vô Thần" (Quán Như)

Nhân Đọc

Tuyên Ngôn của Một Người Vô Thần

Quán Như

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgQ/QuanNhu.php

27 tháng 8, 2008

 

Tác phẩm The Atheist Manifesto, The Case Against Christianity, Judaism and Islam, của Michel Onfray, Jeremy Leggatt dịch, do Melbourne University Press xuất bản năm 2007, phổ biến trong kỳ Hội Nghị nhà văn Úc cùng năm (2007). MichelOnfray đã xuất bản hơn 30 tác phẩm và hiện dạy triết lý tại Đại Học Caen. 

 Bảy Núi Tội Lỗi

Tội ác của giáo hội Ky Tô La Mã về phương diện trí thức, khoa học, tư tưởng, và lịch sử kể từ khi Constantine cải đạo đã được Michel Onfray ghi lại trong tác phẩm The Atheist Manifesto. Tác giả xem đây là lời kêu gọi thức tỉnh trong thời đại tôn giáo điên rồ mà lịch sử hiện đại đang chứng kiến: biến cố 11 tháng 9 ở New York, chiến tranh Iraq, cuộc tranh chấp đẫm máu kéo dài ở Jesuralem giữa Isreal và Palestine. Nhan đề phụ của tác phẩm này là The Case Against Christianity, Judaism và Islam. Trong phần giới thiệu này tôi chỉ chú trọng những tội ác của Thiên Chúa Giáo, một tôn giáo đã để lại những chất độc di hại tương tự như chất độc Orange Agent về phương diện văn hoá, xã hội và tâm linh Việt Nam.

Trong thế giới ý niệm, chúng ta cần đối cực để so sánh: bóng tối-ánh sáng, đêm-ngày, phải-trái, chánh-tà…Cái này có thì cái kia có. Các con chiên, đúng như tên gọi, là những người không chịu, hay không dám sử dụng lý trí, thông minh, tinh thần phê phán, ôm chặt giáo điều như chân lý muôn đời, mà Onfray gọi là cây nạng thần học. Ngược lại có những người không tin thuyết tạo dựng (creationism), cho đó là những điều tưởng tượng bịa đặt, những tín lý như Thượng Đế tạo ra thế giới mới 6 ngàn năm, tội tổ tông… Họ là những người trân quý tự do tư tưởng, xem lý trí như ngọn hải đăng để tìn hiểu con người và thế giới bên ngoài, tán thưởng hành động ‘ăn trái cấm’ của Eve, mà các triết gia ví von là Cây Tri Thức (the tree of knowledge), không chấp nhận chuyện đời sau với những lời hứa thưởng phạt hảo huyền như địa ngục-thiên đàng. Khi Descrates đã đặt homo sapiens vào vị trí linh ư vạn vật,t khi tuyên bố cogito ergo sum, cái gọi là thần học thiên khải đã sụp đổ như lâu đài xây trên cát. Nietzsche than thở hình ảnh Thượn đế là sự lường gạt vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Từ thời phục sinh (Renaissance) đến thời cải cách (Reformation), khi Tin Lành nổi loạn chống giáo quyền Ky Tô La Mã, xã hội và con người Tây phương đã bỏ lại đàng sau tâm thức sơ khai, mê tín, trẻ con, phản khoa học và áp bức. Đó là thời kỳ con người biết trái đất di chuyển giữa muôn ngàn tinh hà khác trong vũ trụ. Như Carol King hát I feel the earth move. Đó là thời kỳ khai sáng, giác ngộ, Para samgate.

Ai là người vô thần?

Có người hữu thần (theo nghĩa độc thần) thì có những người bán tín bán nghi chọn thái độ "bất khả tri luận" (agnostic), hay tin phiếm thần (thần cây đa, thần nước mặn!) và cũng có người không tin vào một thần sáng tạo duy nhất nào. Có đêm thì có ngày, có sáng thì có tối, có mặt thì có trái, có âm thì có dương, bởi vì nếu không có ý tưởng nhị nguyên đối đãi thì biết lấy gì để so sánh. Sau khi Constantine cải đạo vào năm 312 và dời đô về Constantinople, từ nhóm thiểu số bị đàn áp, giáo triều Ky Tô hợp nhất giáo quyền và thế quyền và trở thành lực lượng đàn áp tư tưởng lẫn chánh trị ít nhất là 15 thế kỷ. Không có phương tiện đàn áp bạo tàn nào mà giáo triều Ky Tô không sử dụng, dù là bị luân lý và đạo đức lên án. Để đối phó với những người không chấp nhận thần học giáo điều chính thống, như ‘ngoại giáo’ (Pagan), lạc giáo (Heresy), những minh triết từ thời Trục và sau này, các nhà khoa học và dĩ nhiên là những người theo các tôn giáo khác hơn là Ky Tô La Mã, kể cả các tôn giáo độc thần cùng thờ một chúa như Do Thái Giáo và Hồi giáo. Tất cả những ai ngoài quỹ đạo Ky tô đều bị dán cho nhãn hiệu vô thần. Chính lãnh tụ Tin Lành, Luther, có lúc cũng bị gán tội vô thần!

Chúa Ky Tô không có ngày sinh, không có lý lịch hay chỉ có lý lịch nguỵ tạo và thần học chỉ là một thứ thần học lừa bịp (ontological gimmick). Thượng đế được ‘tạo dựng’ ra để lấp hố thẳm hư vô khi con người thấy đời sống bất định và hữu hạn, thấy cái chết lù lù ở cuối đời. Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy, khi thân xác nguội lạnh, tinh thần sẽ đi đâu? tịch mịch, hư vô? Lẽ ra cái chết nên được xem chấm dứt một chu kỳ, nhưng các nhà thần học Ky tô đã biến nó thành một cuộc phiêu lưu mới: đời sau, kiếp sau, thiên đàng, hỏa ngục, nước Chúa. Thượng Đế vô hình ở đâu cũng có mặt, nghĩa là không có mặt ở cuộc đời ở đây bây giờ, nên cần phải có người thay mặt chúa để quản lý cõi người ta. Không ai biết dựa vào đâu những người này tự xưng là đại diện chúa, nhưng cũng như Chúa, họ là những người không bao giờ sai lầm. Ngay từ thời công đồng Vatican thứ nhất (1869-70) Giáo hội quyết định là Chúa, cũng như người đại diện chúa không bao giờ sai lầm (infallibility) do đó cấm nhặt không ai được thách đố giáo hội. Không có vấn đề dùng lý trí hay thông minh để suy nghĩ, thảo luận, con chiên chỉ bíết tuân phục và Giáo hội sẽ dùng bất cứ hình phạt nào để ‘trừng trị’ những người dá suy nghĩ tự do, ngoài quỹ đạo của thần học thiên khải. Nhưng có đàn áp thì có phản kháng! Trong lịch sử tư tưởng Tây phương, các triết gia, các nhà khoa học đã thách thức giáo quyền bằng cách này hay cách nọ, cho đến khi Luther và Calvin thách đố không chấp nhận giáo quyền La Mã, thần học thiên khải sụp đổ như cầu vồng ngũ sắc, gặp nắng tan đi.  

Từ ngữ Atheist xuất hiện trong Hy Lạp ngữ vào thế kỷ thứ 7 và sau đó kết hợp vào La Tinh. Giáo hội Ky Tô gán nhãn hiệu ‘vô thần’ không những cho người không tin chúa, không tin đời sau, không tin thiên đàng hay hỏa ngục, mà còn gán cho những người tin những thần linh khác ngoài Chúa của Ky Tô. Đối với giáo hội chỉ có hai phe: bên này là những đại diện chúa và những con chiên, một bên là tất cả những người khác, kể cả các nhà minh triết Hy Lạp thời Trục, những triết gia từ thời phục hưng và khai sáng, các nhà khoa học khám phá ra những chân lý khoa học khác với ngụy-khoa học của giáo hội .

Dưới thời Ngô Đình Diệm, các triết gia ‘nhân vị’ kết tội Khổng Giáo và Phật Giáo là ‘vô thần’. Chủ tâm của các các lý thuyết gia này nhằm ám chỉ một sự kiện chính trị khác: Cộng Sản vô thần và Phật và Khổng cũng vậy. Vô thần cả đám và là Cộng Sản cả đám! Mối quan tâm chính của Khổng Tử là ‘tề gia, trị quốc’, và con đường chuyển hóa đạo đức ‘minh đức, thân dân, chỉ ư chí thiện’. Khổng giáo vốn duy lý không muốn mất nhiều thì giờ về phần ‘hình nhi thượng’ siêu hình. Khổng tử muốn tránh xa thế giới bên kia ‘Quỷ thần kính nhi viễn chi’ nhưng ở một chỗ khác Khổng Tử cũng nhắc nhở đệ tử ‘tế thần như thần tại’. Ưu tiên cuả Khổng Giáo rất rõ ràng: chưa lo hết chuyện người sống, lo chi đến chuyện người chết “yên sự sinh, năng sự tử”. Trong những kinh đầu tiên, Đức Phật cũng từ chối bàn luận về những vấn đề siêu hình, như Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi nhập diệt, cuộc đời vĩnh cữu hay không vĩnh cữu. Cũng như Khổng Tử, Đức Phật ưu tiên nhấn mạnh đến con đường diệt khổ, không cần phải bận tâm đến chuyện kiếp sau. Như trong dụ mũi tên, ưu tiên là nhổ mũi tên ‘khổ đau’ đang cắm vào người, đối phó với những chuyện xảy ra trong thế giới ta bà, ở đây, đời này. Nói như vậy không có nghĩa Khổng và Phật không có đặt vấn đề siêu hình. Cũng như các nhà thần học chính thống của giáo triều Ky Tô, các triết gia nhân vị dùng chiến thuật đàn áp tư tưởng đã được sử dụng từ bao thế kỷ qua: Ai không tuân phục thờ chúa, ai dùng lý trí và thông minh để suy nghĩ tự do, đều là ‘không có đạo’, là tà giáo, là lạc đạo, đều là vô thần!

Độc thiện và đàn áp

Giáo hội đối xử với các hạng vô thần này bằng cách nào? Sau khi Pascal qua đời, người ta tìm ra được một chúc thư dấu trong gấu áo, ông mong muốn chữ ‘triết gia’ (Philosophers) sẽ thay thế ‘thần linh’ (deists).

Thượng đế của các triết gia là trí thông minh, lý trí, diễn dịch, lý luận, trong khi cái gọi là thần học thiên khải là giáo điều và tuân phục. Thần học Ky Tô là thứ phản-triết lý (anti-philosophy), phản lý trí, phản thông minh, phản thực nghiệm. Để bảo vệ lòng tin mù quáng này, những người đại diện Chúa không từ bất cứ hành động nào, dù là không thể nào biện chính được về mặt luân lý hay đạo đức. “Vô thần” đã trở thành một đã trở thành khí giới cần thiết để đối phó với những người chống đối hay phản kháng giáo hội: tù tội, biệt giam và ngay cả bị đưa lên dàn hỏa (p 23) 

Đối với những người suy nghĩ tự do Giáo hội Ky Tô đã tìm mọi cách bôi lọ (character assassination), đàn áp tự do tư tưởng một cách bạo động không thể tưởng tượng nổi đối với tất cả những tư tưởng  đi ngoài quỹ đạo của thần học Ky Tô (trang 18)

Ngay từ thế kỷ thứ tư, các đao phủ văn hoá của giáo hội Ky Tô đã sử dụng chiến thuật đàn áp tư tưởng thô bạo này. Các hoàng đế La Mã nối ngôi Constantine đã áp dụng những biện pháp giống như đúc những biện pháp trong các chế độ toàn trị ngày nay. Theodosius I tuyên bố Ky Tô là quốc giáo vào năm 380. Ngoại đạo Pagan bị cấm truyền bá. Các hoàng đế kế tiếp như Theodosius II và Valentinien III ra lện hủy diệt tất cả mọi tôn giáo khác có thề xúc phạm đến Chúa và làm tổn thương đến lòng tin của tín đồ thiên Ky tô. Năm 335 Sopatros bị hành quyết vì thực hành các phép phù thủy; các tác phẩm của triết gia thuộc trường phái tân-Plato, Porphyry bị đốt dù ông đã qua đời 30 năm trước. Tất cà sách vở của những người lạc đạo như Nestorius bị đốt năm 435 dưới triều Theodosus II. Một trong hành hình tàn bạo đối các khoa học gia là trường hợp của Hypatia, một nữ toán học gia đầu tiên trong lịch sử. Bà nay theo trường phái tân-Plato là một trí thức thời đó. Trong chiến dịch chống ngoại đạo vào năm 415, một đám tín đồ Ky Tô đã kéo bà ra khỏi xe, lôi bà đi rễu các đường phố đến một nhà thờ, bà bị lột trần truồng, da thịt bị sướt tận xương bằng những vỏ sò và gạch bể. Sau khi đã lăng trì thân thể bà ra nhiều mảnh, đám dông tín đồ Ky Tô đem đốt thân thể của Bà (tr 148).

Vào năm 380 luật pháp tước quyền công dân của người ngoại đạo. Hoàng đế ra lệnh tử hình những ai xâm phạm đến tín đồ và tài sản giáo hội. Trong khi đó tín đồ Ky tô tịch thu, cướp bóc và phá hủy các đền thờ Pagan. Biện pháp đối với ngược lạc giáo còn tàn bạo hơn: bị cấm không được tụ họp, không có chuyện cưới hỏi giữa tín đồ Ky Tô và Do Thái. ‘Thánh’ Paul nhìn nhận các sách ‘ma thuật’ của ngoại đạo bị đốt ( Acts of Apostles 19:19).

Mẹ Constantine cũng tàn ác không vừa: bà ra lệnh phá hủy các nhà thờ ngoại giáo và xây nhờ thờ Ky Tô thay vào đó hoặc xây đường xá hay bến xe ngựa trên đó. Nhà thờ Do Thái, nhà thờ Gnostic bị thiêu trong lửa hồng. Các tượng thờ bị đập vụn làm vật liệu xây cất nhà thờ Ky Tô. Thực dân và thừa sai Pháp cũng dùng biện pháp tương tự: chùa Báo Thiên, chúa Lá Vằng, chùa Vĩnh Tràng

Mỹ Tho bị phá để xây toà Khâm, nhà thờ La Vang… Đọc Onfray mới biết Phật tử Việt Nam không phải là nạn nhân đầu tiên và cũng không phải là nạn nhân cuối cùng.

Các nhà thần học thù ghét trí thức vì họ là những người có thể ngăn cản việc cải đạo vì nếu suy nghĩ tư do, có ngày họ sẽ thấy Chúa chỉ là trò bịp vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Từ sau Constantine, các triết gia thuộc trường phái tân-Plato bị kết án thực hành ma thuật và sách vở của họ bị doạ đốt. Năm 370 công dân thành phố Antioch vì lo sợ sẽ bị kết án nên quyết định đốt sách vỡ của họ ngay tại công trường thành phố. Vào năm 391 giám mục Alexandria ra lệnh đốt thư viện và san bằng đền thờ ngoại giáo Pagan. Trường học của phái tân-Plato ở Athene bị đóng cửa, dù thần học Ky tô đã ‘cưỡm’ nhiều ý tưởng trong nền minh triết Hy Lạp, nhất là của Plato và Aristotle. Giáo hội Ky tô thi hành một nền văn hoá chết chóc, thù hận, khinh bỉ và không khoan dung đối với ngoại giáo Pagan. Vào năm 562, ở công trường Kenogion, con chiên tụ tập ném sách vỡ của các triết gia và hình tượng thần linh ngoại giáo vào đống lửa vĩ đại. Năm 529, hoàng đế Justinian ra lệnh các người ngoại đạ phải theo học giáo lý và phải rữa tội! (tr 151) Điều lý thú là sau biến cố 11 tháng 9, G. W. Bush cũng đã phát biểu một câu giống hệt như trong thánh kinh: “Ai không theo chúng tôi là chống chúng tôi” (Luke 11: 23) Ai không theo Ky Tô là kẻ thù của Ky tô, không lộn xộn gi cả! 

Onfray nhận xét là, khi chọn Ky Tô là quốc giáo, đế quốc Ki Tô áp dụng những biện pháp tương tự trong các chế độ toàn trị: giam giữ, tra tấn đối lập, tàn phá, thiêu hủy thư viện và các đền đài tôn nghiêm, ám sát đối lập mà không sợ bị truy tố, tuyên truyền nhồi sọ, lãnh đạo có quyền hành tuyệt đố, áp đặt ý thức hệ của chánh quyền, chính trị hoá toàn bộ sinh hoạt xã hội, duy trì bộ máy thư lại khổng lồ. (tr 14)            

Năm 1623 linh mục Francois Garasse thuộc dòng tên, đã viết một bản án dày hơn 1000 trang mạt sát, bôi lọ, chửi bới những triết gia độc lập bằng những lời lẽ hạ tiện nhất. Ông Linh mục này gọi họ là những người vô luân, sa đoạ, thành phần cặn bã của xã hội, đồng tính luyến ái, nghiện rượu, ấu dâm, quỷ satan. Nghĩa là không có từ ngữ tàn tệ nào mà linh mục Garasse không dùng. Các nhà thần học  không có khả năng thảo luận một cách thông minh, điều duy nhất họ biết là thoá mạ đối thủ. Thay vì đá banh, các nhà thần học chơi xấu chỉ đá chân đối thủ. Thay vì dùng lý trí để biện luận, các nhà thần học chỉ dùng chiến thuật ad hominem, lôi đời tư ra mổ xẻ chửi bới, và phần lớn là vu cáo. Những ai muốn có đối thoại nghiêm chỉnh về tôn giáo chỉ chuốc lấy thất vọng! Chiến thuật bôi nhọ (character assassination) ngày nay vẫn tiếp tục: quỷ đỏ vô thần, Phật giáo vô thần, nhà nho tồi hèn, những cánh tay nối dài của Cộng Sản, chống dân chủ, chống tự do, chống nhân quyền vân vân… Làm như thể Giáo hội Ky tô là lực lượng tượng trưng cho dân chủ, đa nguyên, tự do, nhân quyền ở Tây Phương! Dĩ nhiên một vài trí thức Việt Nam vì không có tài liệu và cơ hội để hiểu biết về vai trò phản-trí thức, phản khoa học của thần học Ky Tô, nên vẫn nghĩ đây là lực lượng tiến bộ, những tín đồ Ky Tô là những nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ! Not a snow flake chance in Hell! Is the Pope Catholic?  

Michael Onfray nhận xét về cái gọi là tinh thần khoan dung của Vatican như sau: “Trong hơn 15 thế kỷ, họ (Giáo hội Vatican) đã độc quyền về giáo quyền và chính trị. Khoan dung không phải là đức tính của tín đồ Ky Tô La Mã.” (Tr 23)  

Thần học Ky Tô: Chống triết lý- chống khoa học

Có thể nói lịch sử tư tưởng Tây Phương là quá trình biện chứng giữa Minh Triết Hy Lạp tận từ thời Trục và thần học Ky Tô. Về tư tưởng, giáo triều Ky Tô La Mã đã dùng mọi các đàn áp những triết gia suy nghĩ tự do và các nhà khoa học có khám phá đi ngược lại thần học giáo điều chính thống. Về chính trị, vương triều của những người ‘thay mặt’ Chúa đã dùng bất cứ bạo lực nào để đàn áp những người nào không tuân phục, mà họ vu cáo là ‘vô thần’.

Sau cách mạng Pháp 1789, lực lượng triết gia khai sáng hùng hậu vào thế kỷ 17 và 18, đã dùng ánh sách lý trí xua đuổi đám âm binh thần học. Các mạng Pháp là kết quả của cuộc tranh đấu trường kỳ giữa minh triết-khoa học, và thần học thiên khải. Đây là thời kỳ có nhiều người ‘vô thần’ đã tịch thu nhà thờ, chủng viện để làm nhà thương và trường học, vất bỏ thập ác trên nóc nhà thờ và thay thế bằng cờ tam sắc. Trong hai thế kỷ tiếp đó, các triết gia tiếp tục công việc giải cấu (deconstruction) thần học thiên khải. Về mặt chính trị, Montesquieu chủ trương phân quyền giữa nhà nước và giáo hội, về xã hội Rousseau đề nghị một hợp đồng xã hội (Social contract) giữa người và người, giữa chánh quyền và dân chúng. Không còn hình ảnh chúa can thiệp vào xã hội và chánh trị. Về triết lý, dù vẫn phân biệt giữa triết ly-khoa học và lòng tin, Kant vinh danh lý trí trong Critique of Pure Reason. Trong luận văn Khai Sáng là gì? Kant viết vào năm 1784 (5 năm trước cách mạng Pháp) đánh dấu lịch sử triết lý Tây Phương đến khúc sông không có đường về. Rivière Sans Retour!  Đến Descartes và Bacon, tinh thần duy lý và thực nghiệm khởi đầu cho nền văn minh hiện đại. Nói như Kant, con người hiện đại đã ra khỏi tình trạng suy nghĩ ấu trĩ (giai đoạn thần thoại và tôn giáo theo ngôn từ của August Comte), đã trưởng thành “đứng vững trên hai chân của mình”, biết dùng tinh thần duy lý, trí thông minh, tinh thần thực nghiệm suy nghĩ và phán đoán trên mọi lãnh vực. Các khám phá khoa học mới của Newton, Darwin, các nhà xã hội và tâm lý như Ludwig Feuerbach, Nietzsche, Marx đã là những hồi chuông báo tử cho thần học Ky tô.

Vế mặt tôn giáo, trong thời cải cách (Reformation), Luther và Calvin nổi loạn phủ nhận quyền đại diện chúa của Ky Tô La Mã, và thần học Ky Tô cũng phải ‘thế tục hóa’ để sống còn. Các tín đồ Tây Phương không thể hóa giải những mâu thuẫn giữa thần học thiên khải và tinh thần thực nghiệm -duy lý, không còn chấp nhận thái độ không biết mà tin, và chỉ xem Ky Tô Giáo như là đặc tính văn hoá thế tục, nếu không chấp nhận thái độ sống “vô thần”, phần lớn cũng giữ thái độ bất khả tri (Agnostic). Tín đồ chỉ vào nhà thờ vào các dịp đặc biệt, hoặc tuyên bố mình chỉ tin “Chúa” như giá trị tâm linh (khác với hình ảnh chúa tạo thế giới trong 6 ngày!) nhưng không còn tin những giáo điều dị đoan nhảm nhí nữa.

Đây là kết quả của cuộc trường kỳ tranh đấu giữa bóng tối và ánh sáng. Giáo hội Ky tô biết những  triết gia suy nghĩ tự do là đối thủ duy nhất có thể làm sụp đổ thần học giáo điều. Có hàng triệu tín đồ ngoan ngoãn không biết mà tin cũng không có gì bảo đảm, vì thế mục tiêu tấn công chính là các    triết gia.

Từ thế kỷ thứ Tư, Epicurus bị buộc tội vô thần mặc dù đồ đệ của trường phái này tin tưởng vào thần linh thong dong trong thế giới khác hơn thế giới người (như thiên giới hay vô sắc giới của Phật giáo). Ngay cả Socrates cũng không được tha và nhất là Protagoras chủ trương bất khả tri (angosticism), và dĩ nhiên là nhóm triết gia nghi ngờ (skepticism), sau này ảnh hưởng đến thái độ duy lý của Descartes (nghi ngờ cả sự nghi ngờ- chỉ có cogito là có thực).

Các triết gia không phải là không tin Thượng đế, nhưng ‘thượng đế’ của họ không phải là người tạo dựng muôn loài của 3 tôn giáo độc thần lớn nhất, Ky Tô- Do Thái- Hồi Giáo, mà thứ thượng đế hiện hữu do thông minh, lý trí, diễn dịch, lý luận.

Đối với những người ‘lạc đạo’ giáo hội Ky Tô còn tàn bạo hơn đối với những người vô thần. Thí dụ như Linh mục Cesare Vanini, dù vẫn tin Chúa và chống các triết gia Epicurus, các triết gia khắc kỷ (Stoicism) và ngoại đạo (Paganism), bị kết tội là ‘lạc đạo’ và ‘phiếm thần’. Hậu quả? Linh mục này bị cắt lưỡi (nghĩa đen), bị treo cổ và sau đó bị thiêu trên giàn hỏa tại Toulouse vào ngày 9 tháng Hai năm 1619. (Tr 4)

Triết gia Do Thái Spinoza chủ trương phiếm thần, và một triết gia được đánh giá thông minh tuyệt vời, bị kết án vô thần, bị toà án tôn giáo Do Thái đem ra xử vì chủ trương khác với thần học Do Thái chính thống. Spinoza bị kết án là ‘lạc đạo’, có hành động man rợ, có ý kiến nguy hiểm và hành kiểm tồi tệ. Tòa án Do Thái ra lệnh xóa tên Spinoza vỉnh viễn trong sổ bụi đời. Không ai được phép tiếp xúc với ông dù bằng thư từ, không ai được đến gần ông hơn là 2 thước, không được ở chung nhà và dĩ nhiên là không ai được phép đọc tác phẩm của ông. Tác phẩm Ethics của ông chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời. Sống mà không được nói. Chết mới được ra lời. Tội của Spinoza? Ông không hề phủ nhận Thượng Đế, chỉ phủ nhận sự bất tử của ‘linh hồn’ và không chấp nhận thế giới thưởng phạt khi con người qua đời. Dưới con mắt các nhà thần học Ky Tô, người vô thần là những người suy nghĩ tự do và tự do tư tưởng là một điều mà giáo hội Ky tô không bao giờ có thể chấp nhận được, vì có lúc họ sẽ ‘ngộ’ và có ngày lên tiếng phủ nhận sự hiện hữu của một thượng đế chỉ có trong trí tưởng tượng. Sự sợ hãi này biến thành sự thật khi Nietzsche tuyên bố: “ Thượng đế đã chết”.    

Vào thế kỷ 17 một linh mục Bồ Đào Nha ‘rối đạo’ khác, Ferreira, viết một tác phẩm nổ như tạc đạn “Vén Màn Sự lừa dối”. Cuốn sách chỉ dày có 30 trang nhưng Ferreira xác nhận là chẳng có chúa nào tạo dựng thế gian cả, chẳng có thiên đàng mà chẳng có địa ngục; các trẻ em sơ sinh chết trong bụng mẹ không nhiễm tội nguyên thủy nào cả và không ai nhiễm tội tổ tông nào cả. Không có tội thì sao lại rữa tội! Ky tô là tôn giáo nguỵ tạo, Mười điều răn chỉ là đạo lý không thực tế của những người điên, Giáo Hoàng vô luân và nguy hiểm, giấy phép tuyệt thông, luật về ăn uống, Mary đồng trinh, Ba Ngôi chỉ là trò hề! Phục sinh là trò bịp bợm mà một người có đủ lý trí không thể nào chấp nhận được; xưng tội và trò phán xét cuối cùng chỉ là ảo tưởng vô nghĩa! Nghĩa là linh mục này phủ nhận toàn bộ tín lý căn bản của Ky Tô! Để tránh trường hợp bị kết tội ‘đánh phá Công Giáo’, đây là dẫn chứng từ lịch sử của Onfray ở trang 26.

Một linh mục khác, Jean Meslier, để lại một di cảo đồ sộ, không những tấn công giáo hội, tôn giáo, Jesus, Thượng Đế mà còn tấn công giai cấp quý tộc và bất công xã hội. Tác phẩm này được xuất bản như một di cảo vào năm 1729. Thế kỷ ánh sáng vừa ló dạng và chỉ vài mươi năm sau, cuộc cách mạnh Pháp bắt đầu. Giáo hội Ky tô La Mã không còn đủ quyền lực và uy tín để bịt miệng các nhà tư tưởng tự do nữa.

Các triết gia duy vật cũng dần dần xuất hiện chống lại thần học thiên khải tưởng tượng. Julien de Ma Mettrie, Helvetius Bá tước d’Holbach, và các ý thức gia của cách mạng Pháp như Cabanis và Volney cũng bắt đầu nhập cuộc. Nhưng dòng sông tư tưởng đã đến khúc quanh không chảy ngược được. Thiên thượng lai bôn lưu đáo hải bất phục hồi! Hàng loạt các triết gia như Rousseau, Voltaire, Kant, Montesquieu. Feuerbach bắt đầu giải cấu (deconstructions) thần học Ky Tô. Feuerbach trả lời cho câu hỏi ý thức tôn giáo ‘Chúa mà phần lớn mọi người tin là ai’? Theo triết gia duy vật này hình ảnh này là công trình ngụy tạo của con người. ‘Chúa không tạo dựng con người, nhưng chính con người tạo dựng chúa theo hình ảnh và ước vọng của mình!’  Theo Feuerbach, con người phải đối diện với cái chết ở cuối đường, cuộc đời hữu hạn và đau khổ, nên con người tạo Chúa theo hình ảnh đối nghịch: Đời sống con người có giới hạn, nên chúa bất tử; khả năng con người có giới hạn, Chúa thì toàn năng; con người được tạo dựng- Chúa tạo dựng con người. Tôn giáo trở thành phương tiện bù đắp yếu đuối của con người, hay nói như Feuerbach, thần học là thứ tâm lý trị liệu. Feuerbach đã ảnh hưởng trầm trọng lên nếp suy nghĩ của Marx thời còn trẻ, theo nhận xét của Louis Althusser, nhất là trong các tác phẩm như Ý Thức Hệ Đức (The German Ideology). Ai cũng nhớ đến lời phê phán của Marx, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, nếu nhìn theo góc độ lịch sử đấu tranh giai cấp. Nhận xét này phản ảnh lịch sử Tây Phương khi giáo hội Ky Tô La Mã kết hợp với giai cấp thống trị. Tuy còn thiếu sót (Marx không có ý định tìm hiểu các tôn giáo Đông Phương) nhưng phản ảnh tình trạng lịch sử Tây Phương thời Trung Cổ.  

Đến thế kỷ khai sáng (thế kỷ 18), thần học Ky Tô chỉ còn là thứ hồn ma vất vưởng. Nietzsche là người bắn phát súng ân huệ cuối cùng: Thượng đế đã chết. Nietzsche cuối cùng nhận ra là ý niệm Thượng Đế là một cuộc lừa bịp vĩ đại nhất trong hơn 19 thế kỷ qua. Các người ‘biên tập’ thánh kinh đã ‘mượn’ thế giới ý niệm của Plato để tượng tượng ra một thượng đế bất tử và toàn năng để nhằm củng cố giáo quyền và thế quyền cho những người thay mặt chúa! Nietzsche không quan tâm đến Thượng Đế hiện hữu hay không về phương diện hữu thể học (không ai cần phải khai tử một sản phẩm chỉ có trong tưởng tượng, không ai giết người trong mộng!) nhưng bận tâm về văn hóa hư vô (hilinism) sắp sữa tràn ngập phương Tây. Và đây là lý do tại sao Nietzsche lại chú ý đến Phật Giáo, dù là ông chỉ hiểu Phật giáo nửa vời như trong The Anti-Christ. 

Nếu phân tích ý thức tôn giáo theo kiểu ‘duy vật’ của Feuerbach, giả sử như thú vật phát triển ý thức cao và có thể ngụy tạo ra một tôn giáo, thượng đế của thú vật mặt mũi ra sao? Chúng chỉ có thể tạo hình ảnh ‘Chúa’ theo hình ảnh mà chúng có: tai dài như lừa, vòi to như voi, vòi chích như ong…!

Khi tạo ra hình ảnh độc thần, con người tuyệt đối tuân phục hình ảnh tưởng tượng do họ tạo để tránh viễn cảnh cuối cùng ai cũng kết thúc bằng cái chết. Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch. Cả ba tôn giáo độc thần chú ý đến thế giới sau khi chết (linh hồn bất tử trên thiên đàng với Chúa) do đó ngăn ngừa con người hưởng thụ và thực sự sống trên thế giới ta bà ở đây bây giờ, một quán trọ tạm bợ vô thường, sống gởi thác về. Theo Onfray, do đó tôn giáo phá vỡ một niềm vui mà con người có ở cuộc đời duy nhất này: sống trọn vẹn cho kiếp tồn sinh, ăn trọn vẹn thức ăn trần thế, nouriture terreste như Gide nói. Đó là lý do tại sao các nhà thần học Ky Tô cho Epicurus vào sổ đen. Có tín đồ Ky tô chịu không nổi phải hét to: ca tụng thân xác! Các tôn giáo Đông Phương như Khổng và Phật có giải đáp không bất cập, không thái quá (trừ đạo Lão chỉ muốn trường sanh bất tử): sống là cuộc hành trình qua cái chết, chết là bắt đầu một chu trình tái sinh. Tuy nhiên đây không phải là chủ đích bài viết này.

Hậu quả là ba tôn giáo độc thần lớn đều có phản ứng giống hệt nhau: khi có người dám ‘động’ tới tín lý của họ (các tín đồ Thiên Chuá giận dữ gọi những người chỉ trích Ky Tô là ‘đánh phá’- nghĩa là những ai chỉ trích đều có động lực xấu). Đối với bản thân, các tín đồ độc thần giáo đều có xu hướng phủ nhận trí thông minh và lý trí (mình chỉ là con chiên, để người khác suy và và quyết định dùm), tự ghét bỏ thân xác của mình. Họ thù ghét tự do nhất là tư do tư tưởng, bởi nếu được tư do suy nghĩ thế nào cũng có lúc ‘giác ngộ’ thấy Thượng đế chỉ là trò bịp trong suốt gần 20 thế kỷ, như lời tuyên bố của Nietzsche. Đó là lý do tín đồ Ky tô không được đọc thánh kinh một mình, mà phải có người hướng dẫn. Các tín đồ tôn giáo độc thần không chấp nhận sách nào ngoài thánh kinh. Họ coi thường tình dục, phụ nữ, lúc nào cũng khư khư giữ lòng tin của mình như chân lý duy nhất (fundamentalism), lúc nào cũng tuân phục giáo quyền và mong ngóng được về nước chúa. Đối với người khác, họ thường có khuynh hướng sợ hãi (xenophobia) và khinh thường những người không giống mình, hung hăang, thiếu độ lượng. Về phương diện lịch sử, họ hết lòng ủng hộ chế độ thực dân, hay gây chiến tranh và chấp nhận bất công xã hội. Tất cả nhận xét này được Onfray ghi đầy đủ trong trang 66-67.

Dị ứng với những người dùng thông minh và kiến thức để suy nghĩ, thần học Ky Tô đòi hỏi mọi người chịu tuân phục một thánh điển duy nhất, trong khi những người biên tập thánh kinh không ai sống cùng thời với Jesus. Khi Constantine ra lệnh kết tập, Tân Ước có 27 bản khác nhau, đầu voi đuôi chuột, phần này mâu thuẫn với phần kia.  

Số phận của những sách không phải là thánh kinh? Paul of Tarsus kêu gọi đốt tất cả các sách khác, ngoài thánh kinh (Acts 19:19). Constantine và các hoàng đế La Mã kế tiếp đày các triết gia ngoài vòng cương tỏa của thần học Ky Tô, truy tố các người tin phiếm thần, tuyên bố những người này là thành phần đê tiện, tra tấn và đưa họ vào tù. Toà Án Dị Giáo được thành lập để khủng bố tất cả những thành phần phi-Ky Tô. Điểm cao nhất của phong trào khủng bố tư tưởng là việc thành lập sổ đen của các sách cấm Index of Forbidden Books. Tác phẩm nào lọt vào sổ đen này?

Trong số các triết gia từ thời khai sáng đến hậu hiện đại, không ai lọt sổ: từ Montaigne đến Sartre, gồm cả cây sậy biết tư tưởng Pascal, Descartes, Kant, Malebranche, Spinoza, Locke, Hume, Berkeley, Rousseau, Bergson. Nghĩa là từ các triết gia duy tâm, duy lý, thực nghiệm, duy vật, xã hội đến những tâm ly gia trường phái Freud. Thánh Kinh tuyên bố chứa đựng tất cả chân lý và cấm tất cả các sách khác với sách thánh của Ky Tô.    

Đối phó với các nhà khoa học khó khăn hơn là triết gia vì đã là nhà khoa học, không ai có thể ‘bịt miệng’ của họ được. Thần học Ky Tô trong 20 thế kỷ qua đã là trở ngại lớn lao cho nghiên cứu khoa học. Không ai phản đối tôn giáo thường dùng huyền hoại để minh họa tín lý của mình nhưng nếu tin những lời giải thích tín lý theo nghĩa đen là lọt vào vòng mê tín. Tận tín ư thư bất như vô thư. Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Khổng và Phật không khác với lập trường khoa học ở thái độ duy lý này. Cũng vì tin nguyên văn những gì diễn đạt trong sáng thế ký (Genesis) thần học Ky Tô La Mã đã cản đường tiến bộ của văn minh Tây Phương và đã gây ra những thiệt hại lớn lao không thể nào lường hết được (Tr 82)

Điều mà Nietzsche gọi là “cuộc lừa bịp lớn lao nhất trong lịch sử tư tưởng Tây Phương” là các nhà thần học vừa phủ bác, vừa ăn cắp những ý tưởng trong Minh Triết Hy Lạp: Thượng Đế chỉ là bản sao chép thế giới ý niệm của Plato và chủ trương trái đất là trung tâm điểm của vũ trụ và mặt trời quay quanh trái đất là vật lý tiền thực nghiệm của Aristotle. Chúa tạo dựng ra vũ trụ con người ở trái đất này thì trái đất phải là trung tâm vũ trụ và ý niệm một vũ trụ khác song song với vũ trụ này không thể nào chấp nhận được. Aristotle là một nhà triết học và vật lý của ông chỉ là giả thuyết triết lý chưa được chứng nghiệm. Chỉ vì ôm chặt thần học trong sáng thế ký, “ngụy khoa học” trong thánh kinh đi từ sai lầm, ngu xuẩn này đến sai lầm và ngu xuẩn khác. Giáo hội Ky Tô phủ nhận từ giải thuyết vũ trụ cấu thành bằng hơi thời thượng cổ đến khoa di truyền hiện nay và nếu không có thứ ngụy-khoa học này cản đường, không biết khoa học Tây phương còn tiến xa đến mức nào. Giáo Hội phủ nhận và kết án tất cả những lý thuyết khoa học vật chất, như thuyết vũ trụ cấu thành bằng những nguyên tử mà Leucippus va Democitus đề nghị từ thế kỷ thứ năm vào thời chưa có kính hiển vi. Dĩ nhiên đây chỉ là giả thuyết chưa kiểm nghiệm và chỉ nhờ trực giác của hai thiên tài thấy được ‘vi trần’ này. Nhưng khoa học nào không cần giả thuyết trước khi qua giai đoạn thực nghiệm?

Các khoa học gia vật lý nguyên tử vẫn tiếp tục công trình của mình và đến thế kỷ thứ 8. Nhà khoa học Lucretius trong On the Nature of Things trình bày lại vật lý của Epicurus: từ vật chất từ hình dáng, trọng lượng, cấu trúc của nguyên tử, phản ứng trong chân không, sự hủy hoại của nguyên tử cho đến tinh thần, thần linh và con người: tất cả đều cấu thành bởi yếu tố vật chất. Nói cách khác, tất cả những tưởng tượng siêu hình của thần học Ky Tô đều bị sụp đổ! Không biết các đồ đệ của Epicurus có đọc kinh Phật hay không: thân tâm đều là tứ đại!

Giáo hội Ky Tô lên án lý thuyết diễn dịch vạn vật vào yếu tố nguyên tử này và tìm mọi cách lên án thuyết ‘duy vật’ này. Các nhà thần học lại áp dụng thủ đoạn cố hữu: đá chân thay vì đá banh, lại ad honimem, lại character assassination. Họ mạ lỵ chủ trương của Epicurus là chủ trương của những người hưởng thụ thú vui như súc vật, thô lậu và chỉ đáng sống với súc vật! Trong thời học trung và đại học, chúng tôi chỉ nghe thuyết khoái lạc của Epicurus, không ai nhắc tới thuyết vật chất nguyên tử của ông và các đồ đệ. Cái nguy hiểm của lý thuết vật chất và nguyên tử là có thể biến những thần thoại của giáo hội trở thành trò cười: bánh thánh và rượu lễ không phải là máu thịt của Chúa, nó chỉ là bánh thánh rượu lễ cung cấp cho các chủ chiên thú vui vật chất. Đó là một thứ tín lý ảo thuật mà Onfray gọi là Eucharistic rabbit trong gánh xiếc. Đó là lý do tại sao uy tín của các học trò của Epicurus như Democritus phải bị hạ bệ và bị mạt sát là vô luân. Những kết án mạt sát này không làm các đệ tử của Epicurus chùn chân và họ vẫn tiếp tục suy nghĩ và viết lách như thầy. Vào năm 1340 Nicholas d’Autrecourt đề nghị lý thuyết ánh sáng thật hiện đại: ánh sáng kết hợp bằng những nguyên tử mà đặc tính có thể nhận diện được (corpuscular). Giáo hội lại bắt ông cải chính và đốt tác phẩm này. Năm 1632 dòng Jesuit bắt đầu chiến dịch lên án thuyết nguyên tử trong nhiều thế kỷ.          

Trường hợp Bruno là một vết nhơ trong lịch sử đàn áp tư tưởng của giáo hội Ky Tô La Mã. Bruno bị đưa lên dàn hỏa vì Campo dei Fiori vào năm 1660. Oan cho Bruno là ông này không bao giờ phủ nhận Chúa hiện hữu, nhưng ông xác nhận là thế giới vật chất cùng hiện hữu với Chúa. Ông không hề phạm thánh hay tấn công giáo hội. Ông tu sĩ dòng Dominican này chỉ có tội là bàn về lý thuyết vật chất nguyên tử, cho rằng thế giới siêu nhiên (linh hồn, Chúa) phải thể hiện qua vật chất. Giáo hội chỉ tin vào sự hóa thân của Thượng Đế và Con của Chúa, sinh ra đời qua một người đàn bà đồng trinh và một anh thợ mộc. Chấm hết!   

Nỗi  oan khiên xảy ra cho Galileo cho thấy giáo hội Ky Tô thù ghét khoa học đến mức nào. Giáo hoàng và toà án dị giáo lên án tác giả A Dialogue Concerning the Two Chief World Systems, xuất bản năm 1632, chỉ vì ông cho trái đất là một hành tinh của mặt trời, một sự kiện khoa học mà ngày nay một học sinh tiểu học cũng biết. Thế nhưng Galileo sống ở thế kỷ 17. Buộc tội và bị đem ra toà án dị giáo xử và ông phải đính chánh để bảo toàn sinh mạng. Trong một vỡ kịch, Bretch cho Galileo lẩm bẩm khi rời khỏi toà: “Nhưng mà trái đất quay” (Eppur’ si muove). Dù giáo hội có bịt miệng thì trái đất vẫn quay chung quanh mặt trời. Động lực để giáo hội bịt miệng Galileo vì ông này bảo vệ thiên văn của Copernicus, ngược lại với vật lý của Aristotle mà Giáo Hội cho là không bao giờ sai lầm. Galileo bị quản thúc tại gia suốt đời. Nhờ sự khoan hồng của Giáo Hội, Galileo đã không phải lên dàn hỏa. Bị quản thúc tại gia cả đời để đêm đêm nhìn trời sao và nói một mình ‘si muove’!

Tại sao Giáo Hội nhất quyết chống lại những khám phá mới của khoa học? Tại sao không xem những điều trong thánh kinh là huyền thoại tôn giáo? Tại sao không xem vật lý của Aristotle là thứ ngụy khoa học (Pseudo- science)? Liên hệ nhân quả, kiểm chứng bằng quan sát và thực nghiệm, đối thoại duy lý? Có thuyết nào hợp lý hơn là thuyết tạo dựng (Creationism) không? Câu trả lời của thần học Ky tô rất rõ ràng: không, không, không. Chấm hết.

Những khám phá khoa học tiếp tục nối tiếp nhau ra đời, càng ngày càng cho thấy thấn học thiên khải chỉ là huyền thoại tôn giáo, một thứ thần học bịa đặt qua nhiều thế kỷ. Copernicus với hai tác phẩm Commentaries (1512) và Celestial Orbits Revolution (1543), Galileo sáng chế viễn vọng kính (1610) và Essays (1623), Kepler với Cosmos Mysteries (1596), Newton với Mathemathical Principles of the Philosophy of Nature (1687), Lamarck với Philosophie Zoologique (1809), Darwin với Origin of Species (1859) và The Descent of Man (1871) lý thuyết tương đối của Einstein (1905), Heisenberg với thuyết bất định (1927), Watson và Crick khám phá nhiễm thể DNA (1953) và BÙM, bom nguyên tử nổ ở Nagasaki và Hiroshima 1945. Về vật lý vũ trụ, (Big) BANG với Stephen Hawkings.

Các nhà thần học Ky Tô hiện nguyên hình là những hoàng đế trần truồng. Chỉ có điều là họ không bao giờ biết hổ thẹn. Phật giáo gọi là vô tàm vô quý

Các triết gia thì xuất hiện còn nhiều hơn nữa. Sau các triết gia duy lý như Descartes và Kant, đến các triết gia duy nghiệm Locke (1960) Berkeley với Principle of Human Knowledge (1710) Hume với Enquirey Concerning Human Understanding (1748), Voltaire với Lettres Philosophiques (1734), Rousseau với Discours sur les Sciences et Les Arts (1750) và Diderot xuất bản Bách Khoa toàn thư Encyclopedie. Chưa hết, các triết gia duy vật vác búa tạ đập vụn nát siêu hình thiên khải. Feuerbach với The Essence de Christianity (1841) Marx và Engel với The Communist Manifesto (1848). Nhưng Nietzsche mới là trái bom nguyên tử với The Birth of Tragedy (1872) Thus Spoke Zarathustra (1883-1884). Về tâm lý Freud và Jung đã làm văn tế cho thần học phản triết lý và phản khoa học này: Freud với Theory of Sexuality (1905) và Jung với The Spychology of the Unconscious (1912). (Nguồn: Lịch sử tranh đấu giữa khoa học và triết lý với thần học Ky Tô được ghi lại trong The Passion of the Western Mind do Richard Tarnas, do Limpico xuất bàn năm 1991)    

Như tựa của một tác phẩm của Nietzsche, Hoàng Hôn của những Thần Tượng, ai cũng nghĩ Thượng đế đã được an nghĩ vùng… nước Chuá. Rest in Peace. Nhưng không. Cũng như con chằng tinh mà Thạch Sanh chém, đứt đầu này mọc ra đầu khác. Gần đây, những con chằng tin này lại…phục sinh với tên mới là Intelligent Design và Designer không ai khác hơn là …Thượng Đế. Second Coming of Christ! Cuộc lừa bịp vĩ đại lại tiếp tục qua thiên niên kỷ khác. Nhưng lần này không có thế quyền, giáo quyền chỉ còn yếu ớt ở những nước mà dân trí thấp ở thềm lục địa Á Châu Thái Bình Dương và Nam Mỹ nơi mà Giáo Hội Ky tô đang nhắm cải đạo trong thiên niên kỷ 21.

Đồng minh của Thực Dân, Quốc Xã và Chiến Tranh Diệt Chủng

Kể từ khi Constantine cải đạo vào thế kỷ thứ Tư, hàng triệu người là nạn nhân của những người nhân danh Chúa trên từng lục địa, trong từng thế kỷ. Ở đâu đạo quân này một tay cầm thánh kinh để mang ‘tin mừng’ cho dân bản địa, một tay cầm gươm giáo hay súng đạn cướp đất và dành tín hữu: nếu không cải đạo, sẽ có toà án dị giáo, tra tấn và dàn hỏa; Thập Tự Quân, tàn sát, cướp bóc, hãm hiếp, treo cổ, diệt chủng; thực hiện ‘kinh tế toàn cầu’ bằng cách buôn bán nô lệ Phi Châu, bóc lột kinh tế thuộc địa. Có lúc giáo hội không chắc thổ dân Nam Mỹ có thuộc ‘giống người’ hay không. Dân thuộc địa An-nam cũng vậy mà thôi! Gần đây nhất, các linh mục và bà sơ đã ủng hộ, tiếp tay với bộ lạ Hutu giết 800 ngàn dân Tutsi ở Rwanda.

Trong lịch sử cận đại, giáo Hội La mã là bạn đồng hành với Quốc Xã và những nhà độc tài như Hitler, Mussolni, Petain, Franco, Hitler, các tướng lãnh Hy Lạp thời nội chiến, các nhà độc tài Nam Mỹ và ở Việt Nam, Ngô Đình Diệm. Nói chung, giáo hội Thiên Chúa có hai kẻ thù chính: Do Thái, một dân tộc chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa và Vô Thần Cộng Sản. Vatican không bỏ lỡ một cơ hội nào để chống cộng. Vào năm 1949 Giáo Hoàng Pius XII đã rút giấy phép thông công tập thể những người Cộng Sản trên toàn thế giới, kêu Cộng Sản là Quỷ Đỏ vô thần. Đó là lý do tại sao các tín đồ Thiên Chúa ở Việt Nam dù yêu nước cách mấy cũng không hề tham gia kháng chiến, hoặc nếu cuồng tín, cộng tác với thực dân Pháp để kéo dài chế độ thực dân. Hitler chưa bao giờ bị giáo hoàng rút giấy phép thông công và tác phẩm Mein Kampf không bao giờ bị liệt kê trong sổ đen sách cấm Index Librorum Prohibitorium của giáo hội. Trong khi đó sổ bìa đen này ghi đủ mặt: từ Pierre Larousse (nhớ nhé, tự điển Larousse!), Henri Bergson, Andre Gide, Simone de Beauvoir and voilà. Jean Paul Sartre. Hồng y Bertram đã tổ chức cầu hồn cho Hitler và giáo hội chưa bao giờ phản kháng khi các ngôi mộ tập thể, lò hơi ngạt, trại tập trung đuợc khám phá. Sau thế chiên thứ Hai Giao hội đã tìm cách đưa các tội nhân chiến tranh ra khỏi Âu Châu bằng thông hành của Vatican và cho đến nay văn khố của Vatican vẫn chưa mở cửa cho các sử gia nghiên cứu về giai đọan hợp tác giữa Hitler và Vatican. Quý vị có thể tìm xem mối liên hệ giữa giáo hoàng Pius XII và Quốc xã trong tác phẩm The Hitler’s Pope, John Cornwell, Penguin Books, 2000)

Theo ‘tông huấn’ của Jesus ‘ta chỉ đem gươm giáo lại cho các ngươi’, toàn bộ lịch sử từ thời Constantine đến nay, Giáo hội Ky Tô biện chính cho hòa bình công chính và chiến tranh công chính.  Giáo hội phát động Thập Tự Quân, Toà án dị giáo và ‘thánh chiến’. Giết người là một cách thực hiện ý Chúa, như Thánh Bernard of Clairvaux: “Giải pháp tốt nhất là giết chúng” khi nói vê những người ngoại đạo Pagan, chiến tranh thực dân, diệt chủng những dân tộc mà giáo hội gọi là người ‘sơ khai’ (thử qua Amazone Nam Mỹ xem còn bao nhiêu người sơ khai!), khuyến khích hay ủng hộ thực dân để cải đạo người dân bản xứ, ủng hộ chế độ quốc xã tàn sát những người giết Chuá (Do Thái), rút giấy phép thông công cho kẻ thù không đội trời chung, Cộng Sản, mà Vatican gọi chung là Judeo- Bolchevism! Marx gốc Do Thái mà! Bề ngoài giả vờ ủng hộ chiến dịch tài giảm vũ khí nguyên tử, bên trong John Paul II tuyên bố vào ngày 11 tháng 6 năm 1982 là ‘hai trái bom nguyên tử thả ở Hirosima và Nagasaki là con đường đưa đến hòa bình”. Linh mục George Zabelka đã chúc phúc cho phi hành đoàn Enola Gay trước khi hai trái bom được thả xuống hai thành phố này vào ngày 6 tháng 8 năm 1945. Hơn 100 ngàn dân Nhật vô tội bị tử thương và nhiễm phóng xạ. Weapons of Mass Destruction lớn nhất từ trước đến nay. Trong chiến tranh Việt Nam tướng Lemay Curtis đề nghị bỏ bom miền Bắc Việt Nam trở lại thời đá cũ và Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình hỉ hả ủng hộ B 52 oanh tạc miển Bắc. Có sao đâu, sau chiến tranh Nguyễn Văn Bình vẫn được đặt tên một đường phố ở Sài Gòn. Chiến tranh công chính, hoà bình công chính! (muốn biết thêm vai trò của Thiên Chúa trong chiến tranh Việt Nam xin đọc Cold War Mandarin, Ngo Dinh Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950-1963, Seth Jacobs, Rowman & Littlefield Publishers, Inc, California, 2006 và Avro Manhattan, Vietnam Why Did We Go?, Chick Publications, California, 1984 )    

Người Việt Nam đã trả bằng máu và nước mắt cho sự liên hệ chặt chẽ giữa giáo hội Ky tô, các thừa sai hải ngoại và chế độ thực dân. So với các nước Châu Mỹ La Tinh, Phi luật Tân và các dân ở các hải đảo nhỏ, Việt Nam nhờ Khổng, Phật và đạo thờ ông bà nên đã đối kháng hữu hiệu với văn hóa Ky Tô. Theo Onfray, giáo hội Ky Tô đã dùng tất cả những thủ đoạn dù tàn bạo đến đâu để hủy diệt văn hóa của các nước thuộc địa. Cám ơn mấy nhà nho chân yếu tay mềm trong các phong trào Cần Vương, Văn Thân, cám ơn Nguyễn Đình Chiểu ‘thà đui còn giữ đạo nhà’ và dùng ngòi bút ‘đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà’, cám ơn mấy ông sư già trong các thôn xóm hẻo lánh đã giúp các nhà cách mạng có nơi trú ẩn. Chỉ cần quan sát các nuớc Nam Mỹ thấy là chánh sách tận diệt văn hóa là tàn bạo đến mức nào. Từ khi khám phá ra thế giới mới vào năm 1492, Ky Tô Âu Châu đã dùng lính đánh thuê và các thành phần vô lại trong chiến tranh diệt chủng. Thay vì đem tin mừng, thay vì văn minh khai hóa, văn minh Amerindian phải lui vào các khu rừng sâu Amazone, nếu muốn bảo tồn văn minh bản địa của họ.

Trong khi đó giáo hội áp dụng thần học héo hon vào thế kỷ 18 để léo nhéo chống ngừa thai, chống trợ tử, chống tự tử và chống lại tất cả kỹ thuật cloning, dù là để chữa bịnh. (Tr 191-2)

Quá Trình Giải Hoặc

Trong quá trình giải hoặc Thiên Chúa Giáo, đã có nhiều bài viết đề cập đến thần học hoang tưởng dựa trên cái gọi là ‘siêu hình thiên khải’ của Ky Tô của Charlie Nguyễn, Trần Chung Ngọc, Trần Văn Thọ trên tạp chí Giao Điểm và trong hàng loạt sách cũng do Giao Điểm xuất bản. Ngoài ra Hoàng Nguyên Nhuận và Nguyễn Mạnh Quang đã giải hoặc vai trò của Thiên Chúa Giáo về mặt lịch sử, nhất là lịch sử thực dân Pháp tại Việt Nam. Đó là chưa kể hai luận án nặng ký (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) của Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai và Chánh Sách Thuộc Địa tại Việt Nam (1857- 1914), và Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuốc Địa Pháp ở Việt Nam (1858-1987). Ngoài ra còn có công trình của Nguyễn Văn Kiệm, Sự Du Nhập của Đạo Thiên Chúa vào Việt Nam (từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19). Quyển này do Viện Tôn Giáo xuất bản, dưới sự bảo trợ của UNESCO, do Viện Trưởng Viện Tôn Giáo, Đổ Quang Hưng, viết lời tựa. Tôi để ý đến danh xưng hơi lạ: Đạo Thiên Chúa Giáo. 

Cũng vì nhu cầu “đại đoàn kết” nên nhà nước cũng phải đành “quên”, là 700 ngàn con chiên do các linh mục ‘lùa’ vào Nam là một trong những lý do chính khiến chiến tranh Việt Nam kéo dài gần 20 năm, nếu tính từ ngày đất nước bị chia cắt, hay 15 năm, nếu tính từ ngày Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập. Những nhân vật cộng tác với thực dân và chủ chiến trong chiến tranh Việt Nam lại được những người áo đen trong bóng tối vận động đặt lại tên đường những nhân vật trước đây được xem như “tội nhân chiến tranh” của dân tộc, như Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Bình. Có một thời những tác giả hay nhóm tham dự công việc ‘giải hoặc’ Thiên Chúa bị kết án là ‘quá khích’, ‘phá hoại đoàn kết dân tộc’. Báo điện tử Giao Điểm có lúc bị tường lửa ngăn chận và sách báo GĐ bị cấm lưu hành trong nước.

Đại đoàn kết dân tộc! Khẩu hiệu vừa chưa ráo mực thì một tờ báo trong nước đã mở ra một cuộc thăm dò ý kiến, so sánh giữa hai nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh và Bill Clinton. Ai ở ngoại quốc lâu ngày cũng biết loại ‘straw poll’ này không có giá trị nào, làm chơi cho vui, vì ai cũng có thể góp ý kiến có nghĩa là mẫu thăm dò không theo tiêu chuẩn lựa chọn khoa học nào. Rồi tiếp theo những cuộc hội thảo ‘khoa học’ về chữ quốc ngữ, về điều trần canh tân của Nguyễn Trường Tộ được rầm rộ tổ chức và những ai có những phản biện, dù đầy đủ bằng chứng lịch sử, bị bôi nhọ, chụp mũ là ‘phá hoại’ đại đoàn kết dân tộc. Nhưng nhiều người chưa quên là Đại Đoàn Kết là tên liên danh thượng viện của nhóm Thiên Chúa Hố Nai, thà mất nuớc hơn mất Chúa do Nguyễn gia Hiến, làm thụ ủy!

Cứ quan sát tình trạng sinh hoạt chính trị hải ngoại mới thấy tinh thần ‘đại đoàn kết’ của con chiên với những thành phần tỵ nạn khác. Thành phần này đã thao túng hầu hết các phương tiện truyền thông, những người mà Trần Chung Ngọc gọi là người máy chống cộng, nhắm vào đối tượng chính của họ là các tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo, nhất là những người trung thành với nhóm Phật Giáo Ấn Quang. Ngoài những mũ mầu đỏ như cánh tay nối dài của CS, góp phần làm mất nước (dù nước Việt Nam vẫn đang “Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư’ chỉ có chế độ là thay đổi). Không có lời nói chửi bới thô tục nào mà họ không dùng tới.

Trước năm 1975 những trí thức Thiên Chúa như Nguyễn Văn Trung biện hộ cho vai trò Thiên Chuá với chế độ thực dân một cách lúng túng (Chế độ thực dân là điều xấu- nhưng là một điều xấu cần thiết) Ngày nay trí thức Thiên Chúa da mặt dày hơn, hùng hổ hơn. Kim Định, Lê Hữu Mục cố xây dựng nền tảng trong văn hóa Việt Nam cố tìm cách minh chứng ông Trời trong tín ngưỡng Việt Nam chính là thượng đế trong thánh kinh, dù Việt Nam đã trải qua bốn ngàn năm văn hiến, dù là huyền hoại hay lịch sử. Nguyễn Gia Kiểng đã ‘phê phán’ nặng lời về lịch sử và văn hoá Việt Nam, chê bai dân Việt không có ý niệm quốc gia, không biết yêu nước, kẻ sĩ tồi hèn…Chế độ thực dân đem đến ‘tin mừng’, với sứ mệnh ‘khai hóa’, phải chi những phong trào Cần Vương, Duy Tân, đừng chống thực dân, đừng Bình Tây Sát Tà, biết đâu bấy giờ Việt Nam đã trở thành một nước giàu có hùng cường (như Phi Luật Tân, như Nam Mỹ, như các quốc gia Phi Châu, Á Châu Thái Bình Dương, Nam Phi?) Khi dân chúng ở các thuộc địa này mở mắt ra, thấy đâu cũng toàn thập ác trong khi tài nguyên của quốc gia đã vào tay chân của thực dân như Bồ Đào Nha (Portugal), như Tây Ban Nha, như Ý? Không thấy nhà trí thức Nguyễn Gia Kiểng đề cập? Portugal thường được gọi là ‘nuớc Tầu của Âu Châu’. Không có nỗ lực hỗ trợ phát triển kinh tế của đồng minh sau thế chiến thứ hai, Ý không bao giờ có thể trở thành một nước trong G7 hay G8.

Những dân Ý hay Pháp phần lớn tín đồ hiện nay chấp nhận thái độ "bất khả tri luận" (agnostic), không còn chấp nhận những chuyện ngừa thai, phá thai, Đức Mẹ đồng trinh và chảy máu! Những nước tư bản phát triển phần lớn là những nước theo Tin Lành, nhờ đạo đức làm việc Tin Lành nên phát triển kinh tế như nhận xét của Weber.

Không ai phủ nhận chữ quốc ngữ dùng hệ thống ký âm tiện lợi và học nhanh hơn, nhưng hệ thống ký âm La tinh không liên hệ gì mấy đến phát triển kinh tế. Nhật, Đại Hàn và hiện nay Trung Quốc không cần hệ thống ký âm mà vẫn phát triển kinh tế một cách vượt bực. Thực dân dùng chữ Quốc Ngữ làm phương tiện để ‘bứng’ người Việt Nam khỏi gốc rễ văn hoá của mình, là chánh sách đồng hóa đất thuộc địa Nam Kỳ! Tuy nhiên nhờ đầu óc quyền biến người Việt yêu nước đã biến chữ Quốc Ngữ thành phương tiện giáo dục quần chúng.

Các con chiên vẫn giữ lòng căm hận đối với việc cấm đạo của các vua triều Nguyễn, nhất là Minh Mạng, và cho rằng nhà Nguyễn đã thi hành chánh sách ‘bế quan toả cảng’ nên đã cản đường tiến hóa của Việt Nam. Các con chiên cố tình bỏ quên lịch sử Nhật Bản thời Edo, nhiều giáo sĩ thừa sai đã bị hành quyết và vì thế Thiên Chuá không thể truyền đạo tại Nhật, ngay cả khi Minh Trị Thiên hoàng cũng chỉ mở cửa giao thương ở vài cửa khẩu giới hạn. Ngày nay các sô ca nhạc rẻ tiền vẫn còn căm phẫn các vua triều Nguyễn, như MC Nguyễn Ngọc Ngạn gọi vua Minh Mạng là ‘thằng khó tính’. Con chiên kêu gọi ‘tổ quốc’ Việt Nam nên ăn năn hối lỗi và hả hê phong thánh cho những tên Việt Gian như Trần Lục, người đã công khai kéo dân quân giúp Pháp dẹp chiên khu Phan Đình Phùng và xách mé gọi các nho sĩ trong phong trào này là ‘bọn Văn Thân’! 

Trong chiến tranh Việt Nam, có trí thức thiên tả, có trí thức ủng hộ Mỹ, có người thuộc thành phần thứ Ba. Đó là lẽ tự nhiên. Có khác biệt mới có dân chủ, ‘nhất trí’ chỉ đưa đến chế độ toàn trị. Tuy nhiên dù tả hay hữu, hai bên đều kính trọng địch thủ của mình, đối xử với nhau ‘có văn hoá’. Ngoài nước người ta hay nói là “We agree to disagree”. Cả hai bên đều có lý do để biện chính cho lập trường của mình và không bao giờ thóa mạ người khác. Các người ‘thiên tả’ thường bị chửi bới nhiều nhất, không bao giờ có được những cuộc thảo luận nghiêm chỉnh với con chiên.

Con chiên cuồng tín thóa mạ tất cả những người nào không chịu suy nghĩ như…con chiên. Hiện nay một nhóm trí thức thiên hữu trở thành mục tiêu thóa mạ của con chiên. Những người trong nhóm này trước đây đã là những người trụ cột cho cuộc chiến tranh ‘chống cộng’ của Mỹ. Những thành phần này phục vụ trong các cơ quan xã hội và truyền thông ở Việt Nam trước đây như Chương Trình Hè CPS, đài Việt Nam Tự Do, Gươm Thiêng Ái Quốc…là những người thừa hành chiến tranh tâm lý của Mỹ. Sau 1975, trong khi các tướng lãnh nếu không có tàu bè hay máy bay riêng, như Nguyễn Văn Toàn hay Đặng Văn Quang đã phải đến toà Đại Sứ Mỹ năn nỉ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cho leo qua hàng rào, thì các nhóm thiên hữu này được Mỹ rước cả gia đình lên hạm đội thứ Bảy, vượt biên qua Mỹ an toàn! Điều nay cho thấy những đóng góp lớn lao của nhóm công thần này đối với chiến tranh tâm lý của Mỹ. Nhưng con chiên muốn lên án ai thì lên án, bầt chấp lẽ phải và sự thật. Lên án nhóm thiên hữu này là cánh tay nối dài của Cộng Sản ở hải ngoại cũng như lời nói đùa “Is the Pope Catholic?”.

Gần đây vụ Toà Khâm bùng nổ ở Việt Nam cho thấy đạo quân thứ năm vẫn còn trường kỳ mai phục, chỉ chờ cơ hội thuận tiện để rước voi về dày mả tổ một lần nữa. Một số người, một phần nóng lòng vì chứng kiến còn quá nhiều tiêu cực trong chế độ hiện nay, một phần không có tài liệu hay dịp để đọc về thực chất tội ác của đạo Thiên Chúa, nên vẫn nghĩ rằng thành phần chống cộng cực đoan, chống cộng chết bỏ, chống cộng tới chiều, chống cộng theo hiệu lệnh của Vatican, là những người tranh đấu cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Tôi nghĩ "Bản Tuyên Ngôn của Một Người Vô Thần" là một tài liệu đáng suy ngẫm cho những người chưa chịu học bài học của giai đoạn lịch sử cận đại, vẫn tiếp tục nuôi ong tay áo, nuôi đạo quân áo đen thứ năm, chỉ chờ cơ hội tiếp tay với một giáo hội đã phạm ‘bảy núi tội lỗi’ với cả nhân loại.

____________________________

[SH - Tác giả có những quyển sách xuất bản như sau:
http://sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem17_sachmoi.php]

_____________________________

Những bài cùng tác giả Quán Như đã đăng trong sachhiem.net:

- Nói Về Những Phong Trào Tranh Đấu Của Phật Giáo Tại Miền Nam

- HOÀNG NGUYÊN NHUẬN, Mối Tình Đoàn Hữu Hơn Ba Mươi Năm

- Tây Phương Đã Tiếp Nhận Đạo Phật Như Thế Nào?

- Nhân Đọc Tuyên Ngôn của Một Người Vô Thần

Trang Tôn Giáo

 




Đó đây


2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!

2024-04-08 - Nguy cơ DBHB từ bộ phim “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>