●   Bản rời    

Vatican 5 Lần Vận Động Ngoại Cường Chiếm Việt Nam Làm Thuộc Địa

Vatican 5 Lần Vận Động Ngoại Cường Chiếm Việt Nam Làm Thuộc Địa

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ92.php

22-Feb-2018

LTS: Vì có nhiều bạn đọc gửi thư nhờ Tòa Soạn giải đáp những câu hỏi về lịch sử, liên quan đến sự can thiệp của nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo vào chính trường Việt Nam, chúng tôi yêu cầu Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang tóm tắt trong một bài riêng như sau. Xin mời bạn đọc theo dõi (SH)

Theo các tài liệu trong nhiều sách sử, Vatican đã gửi các nhà thuyết khách đến Paris và Washington D.C., vận động các chính khách Pháp và Hoa Kỳ để cưỡng chiếm Việt Nam làm thuộc địa, hoặc can thiệp trực tiếp vào chính tình của Việt Nam, và gián tiếp nắm chặt vận mệnh của dân ta:

Lần Thứ Nhất

Vào năm 1652, Vatican phái Linh-mục gián điệp Alexandre de Rhodes đến Paris làm thuyết khách vận động triều đình Vua Louis XIV (1638-1715) liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Đông Dương.

Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đảm nhiệm 3 nhiệm vụ:

1- Nhiệm vụ một điệp viên: Năm 1624, ông được phái đến Việt Nam vào khoảng năm 1624, với nhiệm vu thu thập các tin tức tình báo  cần thiết cho việc biên soạn một kế hoạch đánh chiệt Việt Nam làm thuộc địa. Sử gia Avro Manhattan viết về sự kiện này như sau:

"Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng - NMQ). Một thập niên sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Da-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Ba Lê xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự."

Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries.") Manhattan, Avro. Vietnam - Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), p. 139.

2- Nhiệm vụ của một nhà thuyết khách: Năm 1652, Rhodes đến kinh thành Paris trong vai trò của môt thuyết khách, uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục  triều đình Vua Louis XIV (1638-1715) liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Đông Dương. Sách sử ghi lại sự kiện này như sau:

"Tôi tin rằng", ông (Alexandre de Rhodes) viết, "Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để chinh phục toàn thể Phương Đông. Cũng như ở đó, tôi sẽ có cách để chọn được nhiều giám mục vốn là các cha và các thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó."

Nguyên văn: "J'ai cru que la France, écrivait il, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l' Orient, que j'y trouverais moyen d'avoir des évêques qui fussent nos Pères et nos Maitres en ces Eglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein, le 11 Septembre 1652.” [Nhiều tác giả, Ki Tô Giáo: Từ Thực Chất Đến Huyền Thoại (Wesminster, California, Văn Nghệ, 1996), tr 331 và 334), tr 331 & 334].

Lần này không thành công vì lúc đó nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chánh gây ra bởi những lý do như sau:

2.a- Bận chiến tranh tôn giáo:

Triều đình Vua Louis XIV (1643-1715) với Hồng Y Mazarin làm thủ tướng (1642-1661)  tích cực tham dự vào cuộc chiến tranh tôn giáo giữa một bên phe Ki-tô La Mã và một bên là phe Ki-tô Tin Lành kéo dài cả 30 năm trời (1618-1648). [T. Walter Wallbank &  Arnold Schrier, Living World History (Glenview, Illinois: Scott Foresman And Company, 1974), p. 324.]

2.b- Việc xây cất Điện Versailles quá ư tốn kém:

“Versailles vốn là một làng, năm 1673 bị phá hủy lấy đất để thiết lập một thị trấn mới theo ý muốn của Vua Louis XIV.” [“Versailles was only a village at the time. It was destroyed in 1673 to make way for the new town Louis XIV wished to create.”] (en.chateauversailles.fr/discover/estate/palace)

“Versalles là một trường hợp bất cẩn trong một số chính sách của Vua Louis XIV. Vì rằng, việc xây cất cung điện này đã phải chi ra một khoản tiền khổng lồ, cần phải sử dụng tới 35 ngàn công nhân và tốn phi tới cả 100 triệu đồng (vào thời bấy giờ) - chính nhà vua đã sử dụng một ngân khoản mà không ai có thể biết được ông đã tiêu sài tới bao nhiêu. Bảo trì một triều đình to lớn cũng làm cho tốn phí ngân quỹ của nước Pháp lên tới khoảng 60% tiền thuế đóng góp của nhân dân. Hơn nữa, việc di chuyển triều đình đến Điện Versailles là Vua Louis XIV đã tự cô lập và làm cho những người kế  nghiệp  cũng rơi vào tình trạng xa lìa nhân dân Pháp, một sự cô lập gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với những người nối ngôi.

(“Versailles was an example of the imprudence of some of Louis’ policies. For one thing, it involved enormous expense. Its construction required the labor of 35 thousand men and may have cost as much as $ 100 million - the king himself destroyed the accounts so no one would know how much he had spent. Maintaining the large court was also a severe financial drain on France, and required approximately six out of ten francs collected in taxes. In addition, by moving his court to Versailles, Louis isolated himself and his successors from contact with the French people, an isolation that had serious consequences for Louis’ successors.”)   [T. Walter Wallbank & Arnold Schrier, Ibid., pp. 360-361.]

2.c- Cuộc chiến này khiến cho nước Pháp lâm vào tình trạng khủng hoảng chính trị khiến cho xã  hội bất ổn gây ra bởi  triều đình  hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào năm 1685 với chủ tâm cưỡng bách người dân Tin Lành Huguenots (Tin Lành Calvin) hoặc là phải từ bỏ tín ngưỡng Tnh Lành của họ và theo đạo Ki-tô La Mã, hoặc là phải cuốn gói ra đi khỏi nước Pháp. [T. Walter Wallbank &  Arnold Schrier, Ibid., p. 361.

3- Nhiệm vụ của môt tên đặc công biệt kích văn hóa: Trong những năm hoạt động ở Việt Nam, Alexandre de Rhodes cũng đã hoàn thành cuốn sách Phép Giảng 8 Ngày (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651), của Alexandre De Rhodes: có chửi thề (cụm từ “chẳng biết đí gì” hiểu như “chẳng biết đếch gì” , ông có 50 lần dùng chữ “đí gì”), có sơ sơ 44 tiếng "thằng" để gọi những nhân vật mà ông cho là xấu hay đối nghịch gồm giáo chủ các tôn giáo khác.  (Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống). Nội Ngày Thứ Bốn đã có 3 tiếng "rợ mọi"dành cho các tôn giáo Á Đông! Trong lúc đó, một điều gọi Đức Giêsu, hai điều Đức Giêsu.

Lần Thứ Hai

Lần này được tiến hành vào những năm 1785-1787. Người được Vatican phái đi thuyết phục chính quyền Pháp là Giám-mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc). Lần này tưởng như đã thành công vì rằng vị giám mục này đã nhân danh tên Việt gian phản quốc Nguyễn Ánh ký với chính quyền Pháp Thỏa Hiệp Versailles vào ngày 21/11/1787, theo đó thì Pháp sẽ viện trợ quân sự cho Nguyễn Ánh để đánh bại nhà Tây Sơn. Đổi lại, Nguyễn Ánh phải chấp nhận một số điều kiện do Pháp đưa ra. Những điều kiện này rất là bất lợi cho Việt Nam, nhưng có lợi rất nhiều cho cả Pháp và Vatican. Các nhà viết sử cho rằng hiệp ước này đã trở thành cái cớ (excuse hay pretext) cho Liên Minh Pháp -Vatican sau này tiến quân đánh chiếm Việt Nam dù rằng chính nước Pháp đã không thi hành hiệp ước này do một biến cố bất ngờ gây ra. Đó là Cách Mạng Pháp 1789.

Sở dĩ Thỏa Hiệp Versailles không được nước Pháp thi hành là vì khi vừa mới ký xong vào cuối tháng 11/1787, thì sang đầu năm 1788 (mùa đông), nước Pháp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chánh, nhân dân Pháp đói khổ, xã hội Pháp rối loạn và tình hình chính trị càng ngày càng trở nên bất ổn. Rồi Cách Mạng Pháp 1789 bùng nổ và chính quyền của Vua Louis XVI bị lật đổ. Mục tiêu của tân chính quyền cách mạng là hủy bỏ tất cả quyền lực chuyên chính và phong kiến mà đối tượng chính là Giáo Hội La Mã và chế độ quân chủ trung ương tập quyền của dòng họ Bourbons. Vì thế mà Thòa Hiệp Vesailles 1787 không được nước Pháp thi hành. Tuy nhiên, không phải vì thế mà Vatican và Bá Đa Lộc bỏ cuộc. Với sự tích cực của Vatican ở đàng sau, Bá Đa Lộc cùng với những cán bộ gián điệp khác (với danh nghĩa là các giáo sĩ hay các nhà truyền giáo) đã nhân danh Giáo Hội La Mã tích cực đi quyên góp ”gây qũy thánh chiến” và đã thu góp được từ các chính quyền đạo phiệt và giới Ca-tô giầu có những khoản tiền không lồ đủ để trang trải cho mọi chi phí quân viện cần thiết cho Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn. Chủ tâm của Vatican trong việc giúp Nguyễn Ánh là sẽ dùng Nguyễn Ánh hay Hoàng Tử Cảnh làm con bài để Ki-tô hóa Việt Nam theo hệ thống dọc từ trên xuống dưới, nghĩa là sẽ biến Nguyễn Ánh thành Constantine ở Việt Nam.

Nhưng rồi, “thiên bất dung gian”. Khi Nguyễn Ánh đang trên đà chiến thắng thì Bá Đa Lộc qua đời đột ngột vào ngày 9/10/1799 và Hoàng Tử Cảnh cũng đi theo bố nuôi (Godfather)Bá Đa Lộc về nước Chúa vào ngày 20/3/1801 vì bị bệnh đậu mùa. Rồi khi thành công, lên ngai vàng tại Phú Xuân vào tháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), lấy vương hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh lại tìm cách lảng tránh các ông giáo sĩ Ca-tô đàn em của Bá Đa Lộc. Vì thế mà âm mưu của Vatican định biến Nguyễn Ánh hay Hoàng Tử Cảnh thành một Constantine ở Việt Nam bị thất bại.

Lần Thứ Ba

Lần này, Vatican cũng tích cực dồn nỗ lực vào việc vận động nước Pháp liên kết với giáo hội rồi đem quân đi chinh phục Việt Nam. Việc này phải đợi mãi đến đầu thập niên 1850, khi đó giáo hội đã bố trí xong thiếu nữ Eugenie ngoan đạo trẻ đẹp, người Tây Ban Nha, trở thành hoàng hậu của Hoàng Đế Napoleon III (1808-1873). Lúc đó, nhà vua đã sắp bước vào tuổi ngũ tuần trong khi con chiên Eugenie (1826-1920) kiều diễm còn mơn-mởn đào tơ, chưa đầy 27 cái xuân xanh. Nhờ vậy mà các nhà truyền giáo của giáo hội mới có thể dễ dàng lung lạc nhà vua qua bà Hoàng Hậu vừa trẻ vừa xinh đẹp này để đẩy mạnh chiến dịch vận động nhà vua liên kết với giáo hội đem quân đi chinh phục Việt Nam. Đọc tài liệu của Cao Huy Thuần trong cuốn Đạo Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam, và nhà biên khảo sử học Bùi Trần Phương.

Lần này là một chuỗi những hành động của Liên Minh Pháp- Vatican như (1) đem quân sang chinh phục nước ta, (2) thiết lập bộ máy cai trị, (3) tận tình cướp đoạt tài nguyên và bóc lột dân ta đến tân xương tận tủy bằng đủ mọi thứ thuế khóa vô cùng bất nhân, và (4) cưỡng bách dân ta làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất hàng ngàn ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ với những tháp chuông cách chót vót vươn lên đến tận trời xanh cùng những công trình kiến trúc khác như tu viện, chủng viện, các dinh thự cư ngụ cho các giám mục và các quan lớn quan nhỏ trong bộ máy đàn áp nhân dân ta, (5) nhập cảng thuốc phiện vào Việt Nam từ thời Tòan Quyền Paul Doumer (12/1886-3/1902) bán cho dân ta tiêu thụ với dã tâm vừa làm tiếu hao ý chí quân khởi của người Việt Nam, vừa kinh tài thu vơ lợi nhuận tích lũy cho đầy túi tham. Tất cả các chương sách này đều có thể đọc ở http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH26.php và các links tiếp theo. Riêng về vấn đề nhập cảng thuốc phiện vào Việt Nam bán cho dân ta đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 91 có tựa đề là “Vấn Nạn Buộn Bạn Ma Túy” (Mục XXIII, Phần VI), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH91.php.

Tất cả những vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ nơi Chương 5, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nưóc Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trêm sachhiem.net. http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php.

Lần Thứ Tư

Vatican Cấu Kết Với Pháp Đem Quân Tái Chiếm Đông Dương. Nguyên nhân của biến cố này là do Pháp và Vatican đồng thuận với nhau trong mưu đồ tái chiếm Đông Dương bằng vũ lực và bằng mọi giá. Vì vậy mà họ đưa cựu linh mục Georges Thierry d’ Argenlieu lên nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương vào ngày 17/8/1945 để đảm trách việc làm bất chính này. Vatican và Pháp hy vọng rằng nhờ dựa vào cái danh hiệu hay tước vị (title) “linh mục” của tên đại thực dân này sẽ lôi cuốn được khôi tín đồ Ca-tố cuồng tín bản địa (người Việt) đi theo và tích cực tiếp tay cho đoàn viễn chinh Pháp tiến hành những chiến dịch đánh bại quân đội kháng chiến của nhân dân giống như chuyện đã xẩy ra trong thời hậu bán thế kỷ 19.

DIỄN BIẾN: Đây là một loạt những hành động của Liên Quân Xâm lăng Pháp – Vatican trong suốt thời gian từ đầu tháng 9 năm 1945 cho đến cuối tháng 7 năm 1954. Xin phân chia những những hành động này ra làm hai đợt A và B:

A.-/ Đáng kể là (1) việc gây hấn tấn công chính quyền ta ở Sàigòn vào ngày 23/9/1945, rồi phóng ra các cuộc hành quân cưỡng chiếm Nam Kỳ, (2) gây hấn ở Hải Phòng vào hạ tuần tháng 11.1946, rồi gây hấn ở Hà Nội và ở nhiều nơi khác trong những ngày kế tiếp. Những hành động này đã khiến cho chính quyền ta không thể tiếp tục nhượng bộ, đành phải kêu gọi nhân dân ta đứng lên cầm súng chống lại quân cướp xâm lăng. Vì thế mà chíến tranh đã thực sự bùng nổ trên toàn quốc vào ngày 19/12/1946.

B.-/ Đây là những việc làm của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời gian từ 19/12/1946 cho đến ngày 20/7/1954. Hầu hết những việc làm trong đợt này do chính Vatican chủ động:

Thứ nhất, ngay sau khi đưa cựu Linh-mục Georges Thierry d’ Argenlieu lên nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương, Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) ra lệnh cho các nhân vật chức sắc trong hàng giáo phẩm tại Đông Dương phải:

1.-/ Hành động tích cực để thúc đẩy và lôi cuốn tín đồ Ca-tô bản địa hăng say tình nguyện gia nhập hàng ngũ liên quân xâm lược Pháp - Vatican chống lại đại cuộc kháng chiến của dân ta;

2.-/ Răn đe và ngăn cấm, không cho họ gia nhập vào hàng ngũ kháng chiến dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh;


Cựu Hoàng Bảo Đại

3.-/ Khởi xướng việc đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền làm tay sai cho cả Pháp và Vatican trong mưu đồ:

a.- Tiến hành chính sách chia rẽ dân ta thành hai khối “dân có đạo” và “dân ngoại đạo”;

b.- Thi hành chính sách chia để trị “dùng người Việt đánh người Việt” để rồi tiến tới thi hành chính sách dùng “nhóm thiểu số dân có đạo” để cai trị “đại khối dân ngoại đạo”.

4.-/ Chính thức sử dụng thanh niên bản địa để thành lập đạo quân lính đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican. Sự kiện này được sách Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong Giai Đoạn Hình thành 1946-1955 (Quân Sử 4) viết:

Ngày 1/10/1946, Pháp khai sinh Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng đầu tiên của chính phủ Nam Kỳ tự trị. Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự khác như phụ lực quân, địa phương quân, huơng dũng, hương vệ để tăng cường cho đoàn quân viễn chinh. Đoàn quân viễn chinh còn được sự hợp tác của những quân nhân thuộc địa người Việt từ Pháp theo về và ở trong nước khi Pháp tới tái chiếm.

Ngày 1/10/1946, Pháp khai sinh Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ. Đây là lực lượng đầu tiên của chính phủ Nam Kỳ tự trị. Ngoài lực lượng này, Pháp cũng tổ chức những lực lượng quân sự khác như phụ lực quân, địa phương quân, huơng dũng, hương vệ để tăng cường cho đoàn quân viễn chinh. Đoàn quân viễn chinh còn được sự hợp tác của những quân nhân thuộc địa người Việt từ Pháp theo về và ở trong nước khi Pháp tới tái chiếm.

Ngày 15/7/1946, Pháp bắt đầu tăng cường thêm cấp chỉ huy người Việt bẳng cách mở khóa Liên Quân Viễn Đông tại Đà Lạt.” [Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Sử 4: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giao Đoạn Hình Thành 1946-1955 (Sàigòn: Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu – Khối Quân Sử, 1972), tr 191.]

Các đạo quân đánh thuê này gồm (1) những tên lính đánh thuê người Việt vốn đã là quân lính trong Liên Quân Pháp – Vatican từ trước tháng 3/1945, và (2) những tân binh tình nguyện mà hầu hết là tín đồ Ca-tô người Việt. Sau này, trong những năm 1954-1955, có một số trong tên lính thuê trên đây được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thăng lên hàng tướng lãnh và giao phó cho nấm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền và quân đội miền Nam trong những năm 1954-1975. Đó là trường hợp các tướng Nguyễn Khánh, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Tôn Thất Đính, Hoàng Xuân Lãm, Ngô Du ,Lữ Lan, Lam Sơn, Vĩnh Lộc, Nguyễn Văn Toàn, Nguyễn Hữu Có, Trần Tử Oai, Phạm Quốc Thuần, Huỳnh Văn Cao, Lâm Quang Thi, Hoàng Văn Lạc, Lý Tòng Bá, Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Ngọc Oánh (Không Quân), v.v…

Thứ hai, xin nói về những việc làm chung của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ở Đông Dương. Sau khi núp bóng quân Anh đổ bộ vào Sàigòn vào ngày 12/9/1945, Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican liền chuẩn bị và tiến hành những cuộc hành quân để đánh bại chính quyền và quân đội kháng chiến của nhân dân ta.

Đến đây, thiết tưởng cũng nên nói rõ hơn về dã tâm thâm độc của Vatican trong thời kỳ này là đưa Bảo Đại lên thành lập chính quyền làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để thì hành chính sách chia để tri với hai kế sách được thi hành theo từng bước một tùy theo tình thế và hoàn cảnh của đất nước ta:

Bước 1.- Dùng người Việt đánh người Việt được thi hành triệt để khi mà chiến tranh còn diễn ra quyết liệt và được khởi tiến ngay từ khi chính quyền Bào Đại với nội các Nguyễn Văn Xuân hình thành và trình diện vào ngày 2/6/1948.

Bước 2.- Dùng tín đồ Ki-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo cổ truyền của dân tộc như Phật, Lão, Khổng, đạo thờ tổ tiên, ông bà, v.v..., và sẽ được tiến hành vào khi tình thế thuận tiện hay Vatican cảm thấy chính quyền tay sai của họ đã được củng cố vững mạnh. Lúc đó, Vatican sẽ tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa dân ta bằng bạo lực đúng theo tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 mà chúng tôi đã nói rõ trong phần Dẫn Nhập. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ dã tâm thâm độc này của Vatican:


TGM Antoni Drapier

“28/12/1945: Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long (mới có 10 tuổi) lên kế vị, và Nam Phương là Giám Quốc (Phụ Chính).” [Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939 -1975 – Tập A: 1939-1946 ( Houston TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295.]

Bản văn sử trên đây nói rõ ý đồ của Vatican là sẽ đưa cậu bé Bảo Long (mới 10 tuổi) lên làm vua và dùng bà Nam Phương Hoàng Hậu làm nhiếp chánh. Vấn để đặt ra là TẠI SAO người đại diện của Tòa Thánh Vatican lại nói đến việc “sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vi, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].”?

Dưới đây là lời giải thích của chúng tôi về thắc mắc này:

Như đã nói ở trên, chủ đích của Vatican trong việc đưa Bảo Đai lên cầm quyền là để thi hành chính sách chia để trị được thi hành bằng hai kế sách (hai bước) theo hai thời kỳ khác nhau:

Bước 1: tiến hành kế sách dùng người Việt đánh người Việt và cũng là dọn đường để tiến sang Bước 2.

Bước 2: Tiến hành việc sử dụng tín đồ Ca-tô cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền. Trong bước 2 này, việc đầu tiên là thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô (papacy) rồi sau đó sẽ sử dụng các phương tiện của nhà nước để vừa thi hành chinh sách “bất khoan dung” cố hữu của giáo hội, vừa tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân ta bằng bạo lực từ trên xuống dưới (từ trung ương xuống tới các địa phương).

Ôn cố tri tân. Xin lấy chuyện đã xẩy ra trong quá khứ để suy ra chuyện này.

Khi có phong trào Tin Lành nở rộ ở Âu Châu vào thế kỷ 16, tại nước Pháp, Vatican cũng đã dùng một nữ tín đồ cuồng tín là Hoàng Hậu Catherine de Medici (1519-1589) nhiếp chánh cho ấu quân Charles IX (1550-1574), lúc đó mới có 10 tuổi và biến bà hoàng hậu này thành một nữ bạo chúa lừng danh với vụ tàn sát tín đồ Tin Lành vào ngày 24/8/1572 mà sách sử gọi là “The St. Bartholomew’s Day Masscre of 1572”. Cuộc tàn sát cực kỳ dã man này khởi đầu ở Paris rồi lan tràn ra nhiều nơi trong nước Pháp và kéo dài trong nhiều ngày (hơn một tuần lễ). Con số nạn nhân bị sát hại lên đến gần hai chục ngàn người. Xin xem Chương 13 - Mục III, tiểu Mục B với tựa đề là "Những Hành Động Trả Thù Cho Chúa Bằng Cách Tra Tấn và Hành Hạ Nạn Nhân một cách cực kỳ Man Rợ" (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php) để biết rõ vụ tắm máu cực kỳ kinh khủng này.


Hoàng Hậu Catherine de' Medici (bên phải)

Chính vì vụ tàn sát người Tin Lành một cách cực kỳ man rợ như vậy mà sử gia Nigel Cawthorn mới đưa Hoàng Hậu Catherine de' Medici (1519-1589) vào cuốn sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại (xem hình bên).

Từ câu chuyện sử dụng Catherine de' Medici làm giám quốc cho ấu quân Charles IX (1550-1574) của nước Pháp, chúng ta có thể suy ra để nhìn thấy rõ dã tâm của Vatican đề xuất ý kiến đưa cậu bé Bảo Long lên ngai vàng và dùng bà Nam Phương Hoàng Hậu làm giám quốc.

Ý đồ của Vatican là như vậy, nhưng trong những năm 1945-1954, chính tình nước Pháp không được ổn định vì chế độ đại nghị và đa đảng. Lúc đó, nước Pháp cứ độ vài ba tháng lại xẩy ra chuyện thay đổi chính phủ. Hơn nữa, ở chính quốc cũng như ở Đông Dương, có rất nhiều chính khách cầm quyền đều chịu ảnh hưởng sâu nặng của tinh thần Cách Mạng 1789. Với những người này, những hành động tham tàn, gian ác và dã man của Giáo Hội La Mã từ thời Trung Cổ cho đến thời Cách Mạng tháng 7/1830 vẫn còn đậm nét trong trí nhớ của họ. Vì thế mà họ nhất định chỉ để cho tấn tuồng “giải pháp Bảo Đại” do Vatican đưa ra được trình diễn một phần nào thôi, chứ không được toàn vẹn 100% theo như ý muốn của Vatican.

Vấn đề này cũng đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 7 (có tựa đề là “Chân Dung Những Người Tự Nhận là Người Việt Quốc Gia”), sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia. (http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN07.php).

Hậu quả trực tiếp của việc Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị nước ta là dân ta rơi vào thảm cảnh nghèo khổ, chậm tiến, việc học hành bị hạn chế tối đa khiến cho dân trí thấp kém, nhân dân điêu đứng lầm than, lâm vào tình trạng chết đói thảm thương đến độ chỉ trong mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945 mà con số nạn nhân chết đói lên tới hai triệu người.

Lần Thứ Năm

Qua Sự Vận Động Của Vatican, Ngô Đình Diệm Được Chọn Đưa Về Việt Nam Cầm Quyền

Ngay từ mùa hè năm 1950, giáo triều Vatican biết đã được Hoa Kỳ quyết định có kế hoạch thay thế Pháp tiếp tục cuộc chiến bần thỉu này ở Đông Dương, Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958) liền tính kế cho người dẫn con chiên cuồng đạo Ngô Đình Diệm đến giáo triều Vatican  trình diện. Giáo hoàng Pius XII dặn dò về cung cách ứng xử khi tiếp xúc với  các chính khách có thế lực trên chính trường Hoa Kỳ, rồi cho người dẫn ông Diệm sang Hoa Kỳ giao cho Hồng Y Spellman  đảm trách việc chạy chọt với các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhận vật có thế lực trong chính quyền Hoa Kỳ để  làm áp lực với chính quyền Pháp và Quốc Trưởng Bảo Đại đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Hoa Kỳ và Vatican ở Việt Nam. Sự kiện này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ và rất rõ ràng trong Chương 60 với nhan đề là “Những Tính Toán Cúa Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Hồng Y Spellman ở Hoa Kỳ và Giáo Hoàng Pius XII

Về vấn đề ông Diệm chọn đưa về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican, sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

Sự kiện 90% người dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm cho ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242].

Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles  à Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

a.-/ Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

a.-/ Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

c.-/ Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ  và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Calìornia, 1997), trang 23-24.

Bốn “Bà mụ” tôn giáo-chính trị Mỹ nặn ra và cưu mang chế độ Ngô Đình Diệm. Xem Lịch Sử Chế Độ Ngô Đình Diệm Trong 999 Chữ

Francis Spellman (1889-1967) Hồng y trong quân phục Tổng Tuyên úy – 
John Foster Dulles (1888-1959), Ngoại trưởng trong nội các TT Eisenhower –
 Mike Mansfield (1903-2001), Chủ tịch khối Đa số Thượng viện – 
Edward Lansdale
 (1908-1987), Đại tá Không quân làm tình báo bên cạnh CIA.

Sách Vietnam Why Did We Go? cũng viết:

The dicision having been taken, Dulles advised France to tell Bao Dai to appoint Diem as prime minister. France, having by now decided to abandon Vietnam, agreed. Diem became prime minister in June, 1954. The 19th of that same month, Bao Dai invested Diem with dictatorial power. This entailed not only civilian but also military control of the country. Diem arrived in Saigon June 26, 1954 and on July 7 set up his own government.” Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), pp. 57-58. Tạm dịch: Sau khi lấy quyết định xong, ông (Ngoại Trường Mỹ) Dulles khuyến cáo chính quyền Pháp hãy nói với Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm làm thủ tướng. Vì lúc bấy giờ đã có quyết định bỏ Việt Nam nên Pháp đồng ý. Ông Diệm trở thành thủ tướng vào tháng 6 năm 1954. Ngày 19 cùng tháng đó, Bảo Đại phong cho ông Diệm toàn quyền, không những quyền kiểm soát dân sự mà còn cả quân sự nữa trên toàn quốc. Ông Diệm về tới Sàigòn ngày 26 tháng 6 và thành lập chính phủ vào ngày 7 tháng 7 năm 1954.”

Xin đọc thêm Chương 60 có nhan đề là “Những Tính Toán Của Vatican Trong Năm 1950” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH60-1.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã của ̉ Nguyễn Mạnh Quang.

Thói đời, “có đi có lại mới toại lòng nhau.” Lời khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ  nhiệm ông Diệm làm thủ tướng không phải là lời khuyến dụ suông, mà có kèm theo chiếc phong bì giầy cộm.”

Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Miền Nam Việt Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại, ông Diệm bị Bảo Đại  cách  chức vì lý do khòng còn được tín nhiệm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng đồng ý trả 100 triệu đô la  bằng viện  trợ quân sự cho Quân đội  Viễn Chinh để Pháp chấm dứt ủng hộ Bảo Đại nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm.” (Lê Hữu Dản, Sđd, tr 26.)

Song song với lời “Ngoại Trưởng Dulles khuyên cáo Pháp ra lệnh cho Bảo Đại bổ nhiệm Diệm làm Thủ tướng”, ngày 1 tháng 6 năm 1954, chính quyền Hoa Kỳ gửi Đại Tá CIA Edward G. Lansdale đến Việt Nam để lo các công việc an ninh và tuyền truyền cho ông Ngô Đình Diệm về Sàigòn chuẩn bị thành lập nội các để thi hành lệnh truyền của Hoa Kỳ và thực thi lời tuyến bố rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican.”

Đại tá Lansdale và Ngô Đình Diệm

Sách sử ghi lại sự kiện Đại Tá Lansdale đến Sàigòn như sau:

1/6/1954: Đại Tá Edward G. Lansdale, Trưởng Toán  Công Tác Quân Sự Sàigòn  (Saigon Military Mision, SMM) tới thủ đô Miền Nam. Là một sĩ quan CIA, Lansdale mang danh hiệu là Phụ Tá Tùy Viên Không Quân Tòa Đại Sứ. Làm việc chặt chẽ với trưởng sở Thông Tin (USIS)  để phát động một chiến dịch tuyên truyền trong giới quân đội Việt Nam. Được Tổng Trưởng Quát và Tướng Hinh, cũng như các viên chức Pháp đồng ý cho làm “cố vấn” tạm thời của Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, Do Đại Úy Phạm Xuân Giai cầm đầu.[Xem 1/7/1954].” Chính Đao, Vỉệt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947-1954 (Houston, TX: Văn Hóa 1997), tr 388-389.

Qua phần trình bày trên, chúng ta thấy rõ, nguyên nhân của việc Liên Minh Xâm Lược Pháp, Mỹ và Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam (1858-1945) khởi đầu là do tham vọng bá quyền của Vatican và cũng chính Vatican đã chủ động thuyết phục và thúc đẩy Pháp cấu kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa.

Sự kiện này chứng tỏ rằng vai trò Giáo Hội La Mã hay Vatican rất là quan trọng trong dòng lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại. Thiết nghĩ rằng một sự kiện quan trọng như vậy không thể nào thiếu vắng trong bất kỳ tác phẩm lịch sử nào có liên hệ đến chế độ thuộc địa hay chính sách cai trị cúa Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954.