●   Bản rời    

“Thiền Ki-Tô Giáo” Là Cái Chi Chi ?

“Thiền Ki-Tô Giáo” Là Cái Chi Chi ?

Nhân Đọc Bài "Thiền Là Sản Phẩm Của Chúa !"
Trên giaodiemonline.com

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem. net/TCN/TCNtg/TCN127.php

01-Jun-2012

Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả. Ki Tô Giáo chỉ có thể sao chép và mô phỏng các tôn giáo khác [nôm na là đi ăn cắp]. Điều này có đáng xấu hổ không? Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ?..
Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là sao chép và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về mánh khóe xảo trá...”

Linh Mục Kirati Boonchua

 

Jose Bergamin: Một niềm tin mà không để chỗ nào cho sự nghi ngờ thì không phải là một niềm tin; đó là một sự mê tín (A belief which leaves no place for doubt is not a belief; it is a superstition.)

Benjamin Franklin: “Nhìn sự vật bằng đức tin là nhắm con mắt của lý trí” (The way to see by faith is to shut the eye of reason.)

 

Thiền là sản phẩm của Chúa?

Thiền là sản phẩm của Chúa? Chúa nào? Nếu là Chúa của CaTô Giáo thì có thể là như vậy, vì CaTô giáo có truyền thống đi “lấy mà không hỏi” sản phẩm của người khác về làm của mình, và về Thiền thì rõ ràng là CaTô Giáo Việt Nam đã “lấy” của Phật Giáo, vì CaTô Giáo không làm gì có Thiền như chúng ta thường hiểu về Thiền. Cái mà Ca-tô Giáo Việt Nam gọi là “Thiền Ki Tô Giáo”, dịch từ “Christian meditation”, chẳng qua chỉ là khoác cho sự những hành động mê tín của Ca-tô Giáo danh từ “Thiền” cho có vẻ tiến bộ. Chi tiết về “Christian meditation” trong một phần sau sẽ chứng minh điều này.

Nhưng thực ra, chuyện này đâu có gì là lạ. Bản Tin mật số 10 (Bulletin No 10, p. 27) trước đây của Vatican, huấn thị cho các giám mục địa phương ở Á Châu phải đi “lấy mà không hỏi”, nôm na là đi “ăn cắp”, những điều hay trong Phật Giáo với thủ đoạn sau đây:

“Trong những xứ Phật Giáo, để khoác bộ áo văn hóa bản địa, giáo hội có thể và phải lấy những điều hay trong truyền thống Phật giáo và biến đổi chúng, cho chúng một ý nghĩa của Ki Tô Giáo để có thể áp dụng chúng vào đời sống của những tín đồ của Ki-Tô.”
(In the Buddhist countries, in order to make its own cultural garnment, the Church can and must take on the good elements of the Buddhist tradition and transform them giving them a Christian meaning so as to adapt them to the life of the followers of Christ.)

Linh Mục Kirati Boonchua, giáo sư triết tại đại học Chulalongkorn, Thái Lan, đã nhận định:

Ki Tô Giáo không có cái gì là của mình cả. Ki Tô Giáo chỉ có thể sao chép và mô phỏng các tôn giáo khác [nôm na là đi ăn cắp]. Điều này có đáng xấu hổ không? Tại sao Ki Tô Giáo lại phải xấu hổ?..
Chưa bao giờ có được một cái gì thực sự là của chính mình, đó là điều duy nhất mà Ki Tô Giáo có thể phô trương. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, hân hoan chấp nhận là triết lý, nghệ thuật và ngôn ngữ chính thức của chúng ta ngày nay đều là sao chép và mô phỏng từ ngôn ngữ và văn hóa của những miền đất mà Ki Tô Giáo nảy nở trong đó. Chúng ta, những tín đồ Ca Tô, là những chuyên gia về mánh khóe xảo trá...”
The Proud of Christianity: Borrowing and Imitation
[Christianity possesses nothing of its own. Christianity can only borrow and imitate others. Is it shameful? Why Christianity have to shame?..
Never having any authentic thing of its own is the only thing Catholics can show off.. We, Catholics, delightfully accept that our present philosophy, art and official language are borrowed and imitated from the language and culture of the lands where Christianity has grown. We, Catholics, are experts in manipulation..]
(Source: The Catholic Plot Against Buddhism, Printed by Siva Phorn Limited Partnership, Bangkok, Thailand, 1986
from: Lecture of Father Kirati Boonchua, Professor of philosophy at the Faculty of Arts, Chulalongkorn University) in “Life Review” a Catholic program in Bangkok, broadcasting on 8 December 1985)

Bởi vậy trước đây Cụ Phan Bội Châu đã gọi Ca-tô giáo là “đạo chích” (Xin đọc: Thiên Hồ, Đế Hồ). Nhưng biến đổi những điều hay của Phật Giáo để dùng cho Ca-tô Giáo thì nó không còn hay nữa, mà trở thành dở. Dở vì Ca-tô giáo dùng nó để nhốt tín đồ vào trong vòng sai lầm, mê tín, mà những điều hay trong Phật Giáo thì đúng và bất khả tương hợp với những điều mê tín trong Ca-tô giáo. Tại sao, vì những điều hay trong Phật Giáo là sản phẩm của trí tuệ, của lý trí, đồng nghĩa với hiểu biết đúng, còn những điều dở trong Ca-tô Giáo là sản phẩm của “đức tin”, đồng nghĩa với mê tín. [Joseph L. Daleiden, The Final Superstition, p. 238: Reason versus Faith: A Path to Knowledge, a Path to Superstition]

Nhưng vấn đề chính ở đây là khi người Ca-tô giáo nói bất cứ điều gì về Thiên Chúa mà không cho chúng ta biết rõ ràng Thiên Chúa là cái gì, đực hay cái, già hay trẻ, người hay ngợm, ở đâu, bao giờ, từ đâu đến, đi về đâu v…v.. thì tất cả chỉ là những đoán mò hoang tưởng. Nếu không thể nói rõ và đó chỉ là một cái gì đó mà người Ca-tô tin thì bản chất Thiên Chúa của họ cũng không khác gì lông rùa, sừng thỏ, chú Cuội trên cung Hằng, thần cây đa, thần bình vôi v…v… Có khác chăng chỉ là mức độ về những quyền năng và thuộc tính mà con người tưởng tượng ra cho vị thần mà họ tin mà thôi.

Con Cóc là em ruột của Mẹ Chúa Trời!

Triệt để tuân theo “đức vâng lời”, thi hành sách lược “mượn mà không hỏi” của Vatican đề ra, người Ca-tô cũng còn lấy quan niệm về ông Trời của Việt Nam để gán cho Chúa Trời của họ. Nhưng óc tưởng tượng và thủ đoạn “lấy mà không hỏi” của họ quá nghèo nàn và kém hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tôi có thể tưởng tượng hay hơn thế và đúng với sự hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Tôi có thể tưởng tượng là bất cứ Chúa Trời của Ca-tô Giáo có quyền năng như thế nào thì Con Cóc của Việt Nam còn có nhiều quyền năng hơn thế, vì Con Cóc, “nghiến răng chuyển động bốn phương trời”, đối với người Việt Nam thì có chức vị là “Cậu Chúa Trời”, nghĩa là em ruột của Mẹ Chúa Trời, nếu người Ca-tô nhất quyết khẳng định Ông Trời của Việt Nam chính là Chúa Trời. Tôi không có ý định phỉ báng Ca-tô Giáo, đây chỉ là lý luận để bác bỏ một thủ đoạn “lấy mà không hỏi” của Ca-tô Giáo Việt Nam và khuyên họ đừng nên dùng thủ đoạn chẳng hay ho gì này trong những lãnh vực khác, và nếu có tiếp tục dùng thủ đoạn này thì dùng cho thông minh hơn một chút.

Giáo Hoàng Công Nhận Big Bang, Nhưng Linh Mục Cứ Giảng Sáng Thế.

Như vậy khi nói về “Thiền là sản phẩm của Chúa”, Chúa đây nên hiểu là “Gót” trong Cựu Ước, thì thực ra là nói về một cái gì không hiện hữu, hay ít ra cũng là một cái gì vô hình, không ai biết, không ai hiểu, vậy thì làm gì có cái gọi là Thiền của Chúa. Người Ca-tô là những chuyên gia về đoán mò, nói mò, nghĩa là nói về những gì mà họ không biết rõ, và thường nói trong cơn mê sảng. Thí dụ, tôi đọc được đoạn mê sảng sau đây của LM Tạ Ân Phúc:

Từ thuở tạo dựng, "Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật" (x St 2,7), sự sống con người có được là do ân ban của Thiên Chúa. Hơi thở con người là một điều hiển nhiên không thể chối cãi, thế nên đôi khi người ta không còn chú ý đến nữa và quan tâm đến nhiều điều được cho là đáng lo toan hơn trong cuộc sống. Nhưng điều chỉnh hơi thở và rèn luyện đúng cách sẽ làm cho người ta khỏe mạnh hơn và tâm hồn thư thả, thoải mái hơn qua việc tập thể dục, tập yoga, thiền”.

Lạ thật, Giáo hoàng Ca-tô đã tỉnh, công nhận trước thế giới thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, chấp nhận con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, không làm gì có thiên đường ở trên trời, hỏa ngục dưới lòng đất. Do đó trên thực tế, toàn bộ nền thần học Thiên Chúa Giáo mà giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa đưa ra, khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực, đã sụp đổ. Chuyện “sáng thế” đã trở thành “tối thế”, làm cho một phần thế giới tối tăm vì những chuyện hoang đường, nhưng ngày nay, bất kể liêm sỉ, người ta vẫn tiếp tục đưa ra để nhốt tín đồ vào ngục tù tăm tối của sự hiểu biết.

Điều rõ ràng là Linh mục Mít Tạ Ân Phúc nhà ta vẫn còn mê sảng, mang những chuyện hoang đường trong sách Sáng Thế Ký ra, coi như là những “chân lý mạc khải” mà con người phải tin. Cái chuyện Thiên Chúa “lấy bụi từ đất nặn ra con người” là một chuyện có tính cách mạ lỵ đầu óc con người ngày nay, bản chất đó chỉ là một trong những chuyện trẻ con như bao nhiêu chuyện thuộc loại hư cấu khác để kể cho đám trẻ con nghe cho vui và để đầu độc đầu óc bọn trẻ ở trong các lớp học sáng chủ nhật ở nhà thờ. Đối với những người đã có đôi chút hiểu biết và có thể từ khi bắt đầu đi học lớp mẫu giáo thì những chuyện như vậy cần phải dẹp bỏ.

Nữ Giáo sư thần học Ca-tô Uta Ranke-Heinemann đã viết cuốn Hãy Dẹp Đi Những Chuyện Trẻ Con (Putting Away Childish Things, HarperCollins, 1995). Tác giả trích dẫn câu 1 Corinthians 13:11 ở ngay đầu cuốn sách: “Khi tôi còn là một đứa trẻ, Tôi nói như một đứa trẻ, tôi hiểu như một đứa trẻ, tôi nghĩ như một đứa trẻ; Nhưng khi tôi trở thành một người trưởng thành, tôi dẹp bỏ những chuyện của trẻ con” [When I was a child, I spoke as a child, I understood as a child, I thought as a child; But when I became an adult, I put away childish things.]

Những chuyện trẻ con nào? Đó là những tín lý căn bản của Ca-Tô Giáo: “Tư cách thần thánh của Chúa Ki Tô”; “Sinh ra từ một nữ trinh”; “ngôi mộ trống”; “Ngày Thứ Sáu tốt đẹp”; “Phục sinh”; “Thăng Thiên”; “Bị hành quyết để chuộc tội”; “Hỏa ngục” [The divinity of Christ, The Virgin mother, Good Friday, Easter, Resurrection, Ascension, Redemption by execution, Hell]. Chuyện Thiên Chúa “lấy bụi từ đất nặn ra con người” rồi hà hơi vào cho nó có hơi thở là chuyện mà ngày nay chỉ có linh mục Mít và con chiên Mít tin mà thôi, vì thân xác họ sống trong thời đại này, nhưng đầu óc thuộc thời bán khai ở Do Thái. [Jorge Luis Borges: Ki Tô Giáo thuộc về lịch sử của sự mê tín Do Thái (Christianity belongs to the history of Jewish superstition)]

Tại Sao GH Chủ Trương Lấy Của Người Đem Làm Của Mình?

Tại sao Giáo hội Ca-tô hoàn vũ lại chủ trương đi lấy những cái hay của đạo khác rồi xào xáo biến đổi làm của mình? Điều này rất dễ hiểu, vì trong Ca-tô Giáo chẳng có gì là hay ho cả, toàn là những chuyện lừa bịp, gian dối, mê tín mà Giáo hội nhét vào đầu các tín đồ vốn không có mấy đầu óc, như
- chuyện Thiên Chúa “lấy bụi từ đất nặn ra con người”, lấy cái xương sườn của người Nam Adam hóa phép biến thành người nữ Eve,
- chuyện cô bé Mary bị một con ma thánh (Holy ghost) phủ nên sinh ra đấng cứu thế,
- chuyện Giê-su chết đi, xuống ngục tổ tông, sống lại, và bay tuốt lên trời, dù với vận tốc của ánh sáng, tới nay cũng chưa ra khỏi giải Ngân Hà, một Thiên Hà rộng khoảng 100000 (một trăm ngàn) năm ánh sáng, trong số cả triệu, cả tỷ Thiên Hà khác rải rác trong một vũ trụ rộng khoảng 13.7 tỷ năm ánh sáng.

Những điều hoang đường mê tín như trên trong Ki Tô Giáo có tính cách mạ lỵ đầu óc con người nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới Tây phương, nơi đây sự phát triển của khoa học và sự tiến bộ tư duy của con người không cho phép con người có đầu óc còn tin vào nhưng điều hoang đường của nền thần học Ki Tô Giáo. Còn những người có loại đầu óc đặc biệt của Ca-tô, hay có gene của bụi đất, muốn tin thì cứ việc tin, chẳng có ai ngăn cản, chẳng có ai phản đối, trừ khi muốn mê hoặc đầu óc đọc giả trên các diễn đàn công cộng bằng những điều hoang đường phản khoa học, phi lý trí thì sẽ phải gánh chịu sự phản biện.

Ca-tô Giáo trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo trong thế giới Tây phương, sự thua kém về đạo đức, về giáo lý mê tín qui thần, về lịch sử hiếu chiến, tàn bạo, đẫm máu của Ca-tô Giáo trước những giáo lý nhân bản, lịch sử truyền đạo trong hòa bình của Phật Giáo, Giáo hội Ca-tô cần vớt vát lại phần nào uy tín đã không còn, chỉnh trang lại bộ mặt của mình, nên đi lấy những cái hay của các tôn giáo khác biến đổi chúng đi làm của mình, nhét Thiên Chúa vào trong đó, hi vọng có thể duy trì những niềm tin Ca-tô trong đám tín đồ thấp kém. Và các giám mục địa phương, đầu óc cũng không hơn gì các con chiên mấy, nên tuân theo chính sách của đạo chích, nhưng vì căn bản kiến thức không có mấy ngoài những điều mê tín trong nền thần học Ki Tô Giáo, nên sự diễn giải những thứ lấy của người ta làm của mình có rất nhiều sơ hở, không thể thuyết phục được giới hiểu biết trí thức. Điển hình là ngày nay mà LM Tạ Ân Phúc vẫn viết ra những điều mê sảng như trên. Lấy Thiền của Phật Giáo, diễn giải méo mó thành “Thiền” (sic) của Thiên Chúa là một trong những thủ đoạn không lấy gì làm khôn ngoan. Vì truy cứu ra, trong Ca-tô Giáo không làm gì có cái gọi là “Thiền” theo nghĩa chúng ta thường hiểu và biết về Thiền, và cái mà người Ca-tô gọi là “Thiền Ki-tô Giáo” thì thực ra không phải là Thiền mà là cầu nguyện, nghĩa là xin-cho, hoặc suy niệm về Lời của Gót mà họ tin là Gót nói, vì Thánh Kinh viết vậy. Tin tất cả vào một cuốn sách thì thà đừng đọc sách, cổ nhân đã dạy (Tận tín thư bất như vô thư).

Về sự hoảng sợ của Ki Tô Giáo trước sự phát triển của Phật Giáo, tôi không có nói bịa.

Khi còn là Hồng Y, Ratzinger, nay là Giáo hoàng Benedict XVI, đã khẳng định (assert) “Tới năm 2000 Phật Giáo sẽ thay thế chủ nghĩa Marx như là thế lực đối nghịch lớn nhất của Giáo hội” (Buddhism would replace Marxism as the church's biggest foe by 2000.)

Ratzinger cũng còn nói: “Thích Nhất Hạnh là người chống Chúa” (Thich Nhat Hanh is the antichrist. The accusation can be found here http://samsarashmamsara.blogspot.com/2005/04/chronique-dune-mort-annonce-suite-et.html).

Hồng Y Ratzinger hoảng sợ nên nói vậy, hi vọng tín đồ chuyển sự chống Cộng sản sang chống Phật Giáo. Nhưng ông ta lầm to, chỉ dựng lên một người rơm, vì bản chất Phật Giáo là không đối nghịch với bất cứ tôn giáo nào khác, Phật Giáo chỉ đối nghịch với vô minh. Nếu Giáo hoàng cho rằng Phật Giáo đối nghịch với Giáo hội thì điều này có nghĩa là ông ta thừa nhận là Giáo hội Ca-tô vô minh.

Sự phát triển của Phật Giáo đã làm ông ta lo sợ. Nhưng tại sao ông ta lại phải lo sợ khi mà ông ta vẫn cho rằng Ca-tô Giáo là tôn giáo do Chúa của ông ta thiết lập, là tôn giáo thánh thiện, là một “hội thánh”, là con đường duy nhất để con người đi đến Chúa của ông ta, là tôn giáo mà các bậc chăn chiên có quyền kiểm soát đường lên thiên đường và xuống hỏa ngục, và vẫn là tôn giáo có nhiều tín đồ nhất trên thế giới. Ngoài ra ông còn quảng cáo Thiên Chúa của ông ta là tình yêu, và dạy các tín đồ phải tuân theo “đức vâng lời” nói khác đi là không cần dùng đến lý trí, nếu có. Vậy thì tại sao ông ta lại phải lo sợ trước một tôn giáo nghèo về tiền bạc, nhưng giầu về đạo đức và tâm linh, như Phật Giáo. Lý do rất đơn giản, vì Phật giáo là ánh sáng của trí tuệ soi sáng sự thật, mà Ca-tô Giáo thì rất sợ sự thật, nghĩa là sợ ánh sáng, vì ánh sáng có tác dụng phơi bầy cho chúng ta thấy sự thật. Samuel Butler đã từng nhận định: “Người Ki-tô Giáo không sợ tội lỗi mà chỉ sợ có sự thật”.

Phật Giáo phát triển ở Tây phương ra sao?

Hiện nay có rất nhiều tài liệu về sự phát triển này. Nay tạm kể 2 tài liệu điển hình. Ngay từ năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs đã xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường: Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East)

Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương. Tác giả nhận định:

Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tâm linh có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương."
(Buddhism is said to be the fastest growing religion and one of the most influential spiritual movements in the West.)

       

Phật Giáo phát triển nhanh và có nhiều ảnh hưởng”, và, “Hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống tôn giáo của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương”, đây chính là lý do mà Giáo hoàng Benedict XVI cũng như Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã phải than phiền là: Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không còn bằng chứng để con người còn cần đến Thiên Chúa nữa, và còn ít cần hơn đến Chúa Ki-tô. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.”
(It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps. "The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.)

Đi lấy những cái hay của các đạo khác có cứu vãn được tình trạng này không? Khó có hi vọng vì những cái hay của tôn giáo của trí tuệ đã được biến đổi để dùng cho tôn giáo của “đức tin” và “sợ Gót” (God fearing) thì đâu có còn hay nữa. Nhưng rất có thể nó có tác dụng đối với giáo dân Ca-tô Việt Nam, một tập đoàn nổi tiếng là rất ngoan đạo, bề trên dạy sao thì nghe vậy, có biết gì đâu, cho nên ngày nay mà có nơi ngày đi lễ ba buổi, và cầu nguyện đủ mọi thứ, “cầu ngày không đủ, tranh thủ cầu đêm, cầu thêm ngày “chúa nhật””, cầu cả tên tướng cướp David, sau lên làm vua thì hoang dâm vô độ [Xin đọc Charlie Nguyễn]..

Thiền Ki-tô Giáo” là cái chi chi?

Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem “Thiền Ki-tô Giáo” là cái chi chi. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu qua thế nào là Thiền trong Phật Giáo. Có lẽ không ai có thể biết hết được về Thiền trong Phật Giáo. Quý đọc giả muốn biết chi tiết về Thiền, nhưng không thể nào đầy đủ, có thể tìm đọc trên Internet.

Nói rất ngắn gọn, Thiền chủ yếu là một hoạt động kinh nghiệm, chỉ những người Thiền mới biết Thiền là như thế nào. Lợi ích của Thiền thì rất nhiều nhưng đại khái là để dứt bỏ những tạp niệm, vọng niệm, giữ tâm thanh tịnh, thoải mái, điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thân thể, thân thể khỏe mạnh thì sẽ ít bệnh tật, trí tuệ phát triển. Ngày nay khoa học đã có thể chứng minh là trong một số trường hợp Thiền có tác dụng chữa bệnh. Trong khi đó thì “Thiền Ki-tô giáo”, có nghĩa là cầu nguyện, và cầu nguyện là đắm mình vào những tạp niệm những vọng tưởng, là xin cho, mà 99.99% các trường hợp thì có xin mà không có cho, như tôi sẽ chứng minh trong phần sau đây.

Trong http://www.daminhvn.net/tai-lieu/490-thien-kito-giao%29%E2%80%9D Đỗ Trân Duy có viết bài “Thiền Ki Tô Giáo”, mục đích là để vinh danh Chúa, vơ Thiền vào làm sản phẩm sáng tạo của Thiên Chúa, nhưng không được thông minh cho lắm. Trước hết ông ta cũng mê sảng như LM Tạ Ân Phúc và viết:

Khi Thiên Chúa sinh ra con người, Thiên Chúa thở hơi vào xác phàm của con người. Xác phàm trở thành mạng sống vì hơi thở của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống. Vậy trong thiền, ta chỉ nên ngồi im lặng mà hít thở. Ta hòa tan hữu thể với Thần Khí ban sự sống.

Tôi không nhắc lại những điều tôi phê bình LM Tạ Ân Phúc ở trên về cái chuyện hoang đường có tính cách mạ ly đầu óc con người: “Thiên Chúa sinh ra con người và hà hơi vào cục đất sét”. Mấy người Ca-tô Mít đều giống nhau, càng viết càng để lộ cái kiến thức kém cỏi của mình, chỉ biết nhắc lại những điều mà thế giới Tây phương đã loại bỏ từ lâu và chính Giáo hội hoàn vũ cũng đã loại bỏ qua những lời thú nhận của các Giáo hoàng gần đây như John Paul II và Benedict XVI. Chỉ một điều này cũng đủ chứng tỏ là những người nói về “Thiền Ki Tô Giáo” hay “Thiền là sản phẩm của Chúa” là nói chuyện bá láp, vì như trên đã nói: chuyện “sáng thế” đã trở thành “tối thế”.

Chúng ta hãy đọc thêm một đoạn của Đỗ Trân Duy:

Hiện thời, thiền được phổ biến rộng rãi nhờ công của các linh mục dòng Bênêđíc. Hai tổ thiền nổi tiếng là Thomas Merton (1915-1968) và John Main (1926-1982). Cha Merton, nhà thần học lớn của Công Giáo, có công đào sâu ý niệm về thiền. Cha Main có công dậy về luyện thiền. Trước khi đi tu, John Main đã học thiền với một đạo sư Ấn Độ. Sau khi thụ phong linh mục, Main lập ra 2 đại thiền viện một ở Luân Đôn và một ở Gia Nã Đại. Hiện tại vị kế nghiệp cha Main là cha Laurence Freeman (1951-?). Gần đây Kitô hữu Việt hải ngoại cũng biết tới thiền qua sự giới thiệu của cha Chu Công (1918-2004), Tu Viện Trưởng dòng Tra-pít. Cha Chu Công thụ huấn thiền với thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi.

Qua đoạn văn trên chúng ta thấy trong Ki Tô Giáo không có Thiền. Linh mục Thomas Mertonđào sâu ý niệm về thiền” nhưng đây là Thiền mà ông ta biết được qua những cuộc tiếp xúc với Đức Dalai Lạt Ma, Suzuki và Thích Nhất Hạnh. Đọc về Thomas Merton, chúng ta thấy ông ta không phải là nhà thần học lớn của Ca-tô Giáo, bởi vì ông ta viết rất nhiều nhưng ý tưởng không nhất quán, pha trộn nhiều tư tưởng của các tôn giáo khác. Trong những tác phẩm của ông chúng ta thấy ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của Phật Giáo, Hồi Giáo và Ấn Độ Giáo, nhưng đức tin của ông ta là đức tin Ca-tô Giáo của thời Trung Cổ, mà chúng ta đã biết “đức tin” là con đường đi tới mê tín (Joseph L. Daleiden, The Final Superstion: Faith: the path to superstition).

Theo định nghĩa của H. L. Mencken thì Faith hay Đức Tin là "một kiểu tin phi-lôgic vào sự xảy ra của những gì không chắc có thực" (an illogical belief in the occurrence of the improbable). Theo định nghĩa trong tự điển thì Faith hay Đức Tin là "sự tin chắc vào một cái gì đó mà không chứng minh được cái đó có thực" (Firm belief in something for which there is no proof.)

Vài điều sau đây về Thomas Merton chứng tỏ định nghĩa về đức tin ở trên là đúng:

- Ông ta rất sùng tín đức mẹ và tin rằng bà ta là “mẹ của Gót” [Merton was a great venerator of Mary.. believed she is the mother of God]
- Ông ta cầu nguyện nhiều thánh (He prayed to several saints), và tin Thánh Kinh chính là lời mạc khải của Gót (revelations of God).
- Trong 70 tác phẩm của ông, ông không hề phân tích Thánh Kinh, có chăng chỉ kể những cái trúng bỏ qua những cái trật (counting only the hits, ignoring the misses) và cũng không nhắc đến lịch sử của Ca-tô Giáo.
- Ông lập lại chủ thuyết “Cầu nguyện trầm tư” (contemplative prayer) cổ xưa của Ki Tô Giáo và cho rằng đó là con đường đi tới Gót.

Nói tóm lại, Merton sống trong sự tin tưởng vào nền thần học Ki Tô Giáo, không hề biết đến những tài liệu đã có trước thời của ông, những tài liệu nghiên cứu kỹ về nền thần học Ki Tô Giáo. Ông rất chịu khó đi lang bang vào các tôn giáo khác nhưng tôi không nghĩ là ông đã hiểu về Phật Giáo mà ý định của ông là tìm cách hòa hợp (reconcile) các tôn giáo mà không hiểu rằng cốt tủy của mỗi tôn giáo một khác, khác về giáo lý về mục đích. Cho nên, cũng như một số người Ki Tô khác đã làm, sự hòa hợp chỉ ở trên vài nét tương tự trên mặt văn tự. Vì thế giới Tây phương không thể cất bỏ trong đầu óc quan niệm về Gót của Ki Tô Giáo, nên chủ thuyết “Cầu nguyện trầm tư” gần đây lại trở nên hấp dẫn trong thế giới Tây phương đối với những người vẫn mê mẩn về một Gót ở trên thiên đường.

Theo www.understandthetimes.org thì:

Thomas Merton được coi là một trong những tổ lập thuyết “cầu nguyện trầm tư”. Những tác phẩm và ý kiến của ông ta ngày nay tác động mạnh trên nhiều người, những người chủ trương Ki–tô giáo hãy theo những kỹ thuật cầu nguyện mượn của tôn giáo Đông phương.
“Cầu nguyện trầm tư” là cầu nguyện trong sự tĩnh lặng tư tưởng. Điều này khiến cho ta ở trong một trạng thái tốt hơn để nhận thức được sự hiện diện của Gót, và làm cho ta nghe được tiếng nói của Gót sửa sai, chỉ đạo cho ta.
[Merton is considered to be one of the founding fathers of contemplative prayer. His writings and ideas have impacted many today who are advocating that Christianity embrace prayer techniques borrowed from Eastern religion.
Contemplative prayer is prayer in which you still your thoughts… This puts you in a better state to be aware of God’s presence, and it makes you better able to hear God’s voice correcting, guiding and directing you.]

Có nhiều nhà truyền đạo trên TV tự nhận là có thể nói chuyện với Gót hoặc được Gót “mạc khải” cho điều này điều nọ, và từ đó hốt được nhiều tiền của đám tín đồ ở dưới. Lại có cả đường giây điện thoại để tiếp xúc với Gót. Có một nhận định rất hay của Thomas Szasz về các vụ này:

Thomas Szasz:Nếu anh nói chuyện với Gót, anh đang cầu nguyện”; nếu Gót nói với anh, anh bị bệnh tâm thần phân liệt” (If you talk to God, you are praying; if God talks to you, you have schizophrenia.) [Hoặc đó là một trò bịp]

Chúng ta hãy đọc tiếp Đỗ Trân Duy đưa ra quan niệm Thiền của Merton như sau:

Merton đưa ra khái niệm về thiền như sau. Vì Thiên Chúa là ánh sáng quá chói chang khiến trí óc và mắt con người chỉ thấy tối tăm. Vì vậy để gặp Người ta phải đi vào bóng tối. Vì Thiên Chúa không thể hiểu qua âm thanh, nên để gặp Người ta phải đi vào cõi im lặng. Vì Thiên Chúa không thể mường tượng trong trí óc, nên muốn gặp Người chúng ta phải đi vào cõi trống không. Tuy nhiên ta vẫn thức tỉnh để trực giác “biết” rằng ta đang hòa vào Thiên Chúa trong hiện tại vĩnh hằng. Đó là bí quyết thiền.

Thực ra đây chẳng phải là bí quyết Thiền gì. Đây chẳng qua là Merton dựa theo cái gọi là “Thần học phủ định” (Apophatic Theology or Negative Theology) của Ca-tô Giáo đã có từ xưa, mà Meister Eckhart cũng đã lập lại gần đây, và diễn đạt theo ý của mình. Trong nền thần học này những phủ định về Gót như sau dựa trên Thánh Kinh và trên một số những lời “Thánh phán”:

Những mô tả phủ định về Gót:

● Không ai đã nhìn thấy hay có thể nhìn thấy Gót (John 1:18)

● Gót sống trong ánh sáng mà không ai có thể tiếp cận được (1 Tim. 6:16)

● Hành động của Gót không thể tìm kiếm được và không thể hiểu được (Job 11:7-8; Romans 11:33-36)

● Sự hiểu biết chân thực và viễn tượng về Gót là như thế này – thấy rằng ông ta vô hình, vì cái mà chúng ta tìm kiếm nằm ngoài mọi sự hiểu biết, hoàn toàn tách biệt bởi bóng tối của sự “bất khả tri” (The Life of Moses, Gregory of Nyssa).

● Gót thì vô tận và không thể hiểu được và tất cả những gì ta hiểu về Gót là sự vô tận của ông ta và sự bất khả tri về ông ta (On the Orthodox Faith, John of Damascus)

 [http://orthodoxwiki.org/Apophatic_theology: Apophatic descriptions of God:

● From Scripture

  • No one has seen or can see God (John 1:18).
  • He lives in unapproachable light (1 Tim. 6:16).
  • His ways are unsearchable and unfathomable (Job 11:7-8; Romans 11:33-36).

● By saints

  • The true knowledge and vision of God consists in this—in seeing that He is invisible, because what we seek lies beyond all knowledge, being wholly separated by the darkness of incomprehensibility (The Life of Moses, Gregory of Nyssa).
  • God is infinite and incomprehensible and all that is comprehensible about Him is His infinity and incomprehensibility (On the Orthodox Faith, John of Damascus).

Chúng ta thấy rõ là tư tưởng của Thomas Merton không có gì lạ, vẫn chỉ là nền thần học Ki Tô Giáo đưa ra để giải thích những cái không giải thích được. Chúng ta thường nghe một câu thông thường của Ki Tô Giáo “Gót có những kế hoạch mà đầu óc con người không thể hiểu được” để biện minh cho những tai họa đến với con người, cho thiên tai và những tội ác xẩy ra trên thế gian. Chúng ta còn nhớ Giáo hoàng John Paul II đã an ủi các con chiên đau đớn vì bệnh tật ờ Nam Mỹ đó là kế hoạch kỳ diệu của Gót (Wondrous plan of God). Nhưng Thiền “đi vào bóng tối”, “đi vào cõi im lặng”, “đi vào cõi trống không” của Merton có đến được với Gót hay không một khi con người không biết Gót là cái gì.

Có lẽ Mẹ Teresa đã rất thành thực khi cho chúng ta biết:

“Đối với tôi, sự im lặng và trống không thật là quá lớn đến độ tôi nhìn mà không thấy, lắng nghe mà không nghe thấy gì.” [As for me, the silence and the emptiness is so great that I look and do not see, listen and do not hear.]

Mẹ Teresa được Ca-tô Giáo coi như là Thánh Ca-tô. Nhưng Thánh Ca-tô mà nhìn cũng chẳng thấy Chúa, lắng tai nghe mà cũng chẳng nghe được tiếng Chúa, vậy những linh mục như Thomas Merton và các con chiên làm sao mà thấy được hay nghe được Chúa. Nếu có người nào nói rằng họ nghe được Chúa nói thì người đó chắc chắn là những tên bịp như những tên truyền bá Phúc Âm trên TV (TV evangelists).

Tiến sĩ Madalyn O’Hair, chủ tịch hội những người không tin Gót ở Mỹ, cũng đưa ra một nhận định:

“Thật ra, đây là những gì mà người Ki-tô Giáo làm: chẳng thờ phụng cái gì cả. Một vật không ai nhìn thấy, không ai biết, không ai nghe thấy, không đáp ứng được gì (những lời cầu nguyện) mà các người gọi là Gót và cầu khẩn hàng ngày mà không hề có một đáp ứng nào. Chẳng có cái gì cả - nhưng các người thờ phụng cái đó. Chẳng có gì nghe được các người – nhưng các người vẫn nói lên những tiếng nói để liên lạc với cái đó. Chẳng có gì đáp ứng – nhưng các người vẫn nghe thấy một thông điệp nào đó trong hư không. Chẳng có gì đã từng xảy ra – nhưng các người vẫn lý luận rằng có một cái gì đó xảy ra ở đâu đó, có thể ở trong trái tim của con người. Đây là một canh bạc kỳ cục mà các người chơi.”
[In fact, this is what the Christian does: worships nothing. An unseen, unknown, unhearing, unresponding entity which you call god is supplicated by you daily with no response. Nothing is there – but you worship it. Nothing hears you – but you address communication to it. Nothing responds – but you hear some message in the void. Nothing ever happens – but you rationalize that “something” occur somewhere, perhaps in one’s heart. It is an incredible game that you play.]

 Trong Ki-tô Giáo, thần học nói chung là môn học về Gót (God) của Ki Tô Giáo. Nhưng một môn học mà học về một cái gì vô hình, vô tận, không thể hiểu được, không thể biết được thì đó chỉ là môn học “đoán mò”. Bởi vậy Richard Dawkins đã đặt cho chúng ta một câu hỏi:

Cái gì làm cho bất cứ ai nghĩ rằng Thần Học thật sự là một chủ đề? [What makes anyone think that "theology" is a subject at all?] Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN100.php, một khảo luận về thần học Ki Tô Giáo.

Vấn đề là những người Ki-tô chỉ viết bá láp về Gót. Thí dụ, làm sao Thomas Merton, cũng như bất cứ ai, biết được rằng Gót, nếu có Gót, là ánh sáng quá chói chang, hay là bất cứ cái gì khác. Đó chỉ là những hoang tưởng hay ảo tưởng của mỗi người, tùy theo óc tưởng tượng của mỗi cá nhân. Cho nên khi Đỗ Trân Duy viết:

Tuy nhiên ta vẫn thức tỉnh để trực giác “biết” rằng ta đang hòa vào Thiên Chúa trong hiện tại vĩnh hằng” thì đó chỉ là những lời mê sảng, sáo ngữ trống rỗng, nhắc lại từ những bài học mẫu giáo trong Ki Tô Giáo.

Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Christian_meditation thì:

Thomas Merton định rõ đặc điểm mục đích của “Christian meditation” như sau: “Mục đích chân thật của “Christian meditation” trên thực tế cũng là mục đích của sự cầu nguyện trong nghi thức tế lễ và sự tiếp nhận các bí tích: một sự hiệp nhất sâu xa bởi ân sủng và nhân đức của ngôi Lời nhập thế, đấng trung gian duy nhất giữa Gót và con người, Giê-su Ki-tô. Trong khi Tin lành quan niệm sự giải thoát chỉ bằng “đức tin và ơn Chúa”, những tín đồ Ki Tô miền Đông và miền Tây quan niệm vai trò của trầm tư trên con đường đi tới sự giải thoát và chuộc tội. Tông đồ Paul nói trong thư viết cho người La Mã là sự cứu rỗi chỉ có thể đến từ lòng nhân từ của Gót. Con đường giải thoát trong “Christian meditation” không phải là xin-cho, và mục đích của meditation là để cho Gót vui lòng. Lời của Gót chỉ đạo sự trầm tư là để bày tỏ hai khía cạnh của sự yêu thương làm cho Gót vui lòng: phục tùng và tôn thờ. Sự khởi đầu trong sự giải thoát Ki-tô là thuộc về Gót, con người không trầm tư hoặc yêu Gót để chiếm được ân huệ của Gót.
[Thomas Merton characterized the goal of Christian meditation as follows: "The true end of Christian meditation is practically the same as the end of liturgical prayer and the reception of the sacraments: a deeper union by grace and charity with the Incarnate Word, who is the only Mediator between God and man, Jesus Christ."[20] While Protestants view salvation in terms of faith and grace alone (i.e. sola fide and sola gratia) both Western and Eastern Christians see a role for meditation on the path to salvation and redemption.[21] Apostle Paul stated in Epistle to the Romans 9:16 that salvation only comes from "God that hath mercy".[22] The path to salvation in Christian meditation is not one of give and take, and the aim of meditation is to bring joy to the heart of God. The Word of God directs meditations to show the two aspects of love that please God: obedience and adoration. The initiative in Christian salvation is with God, and one does not meditate or love God to gain his favor.]

Chúng ta nhận thấy những niềm tin ở trên như “tiếp nhận các bí tích”; “ngôi Lời nhập thế”; “Giê-su là đấng trung gian duy nhất giữa Gót và con người”; “chuộc tội”; “lòng nhân từ của Gót”; “phục tùng và tôn thờ”; “ân huệ của Gót” đều là những điều mê tín cổ xưa của nền thần học Ki Tô Giáo đã lỗi thời mà ngày nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới Tây phương. Những niềm tin này chỉ còn sót lại trong tập thể những tín đồ như thế nào, chúng ta đã biết.

Chúng ta hãy đọc thêm một câu của Đỗ Trân Duy về “Thiền Ki-tô Giáo”:

John Main “đã học thiền với một đạo sư Ấn Độ” và Chu Công “thụ huấn thiền với thiền sư Nhật Bản Joshu Sasaki Roshi”.

Như vậy, Thiền Ki-tô giáo là Thiền Ấn Độ, Thiền Nhật chứ không phải Thiền của Thiên Chúa, và hiển nhiên là Thiền Ấn Độ, Thiền Nhật, hoàn toàn khác với “Christian meditation”. Đây là điều ông Đỗ Trân Duy nghĩ không ra trong khi ông ta muốn quảng cáo cho Thiền Ki-tô Giáo. Vì thế tôi mới nói là mấy người nhập nhằng những thứ của người khác làm của Ki Tô Giáo không có mấy thông minh.

Về “Christian Meditation”:

Nhưng vấn đề là, nếu Ki-tô Giáo đã có “Thiền” (sic) của Thiên Chúa rồi, và Thiên Chúa được dạy là bậc toàn năng toàn trí, tuy rằng không ai thấy, không ai biết, không ai hiểu Thiên Chúa là cái chi chi, thì tại sao mấy cha còn phải đi học, tìm hiểu Thiền của các nơi khác. Gần đây chúng ta thấy có nhiều tu sĩ Ki Tô Giáo và tín đồ Ki-tô đến học Thiền với các bậc tu hành Phật Giáo, thí dụ như với “Thiền sư antiChrist Thích Nhất Hạnh”. Nhưng không hề thấy một ông Sư nào đi học “Thiền Ki-tô Giáo” với một ông Linh mục, Giám Mục hay Tổng Giám Mục. Điều này chứng tỏ “Thiền Ki-tô Giáo” chẳng phải là Thiền mà cũng chẳng có ích lợi gì thiết thực, đó chẳng qua chỉ là điều mê mẩn của các tín đồ, trong khi Thiền Phật Giáo giúp cho họ giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Vì bản chất cái gọi là “Christian meditation” thì không phải là Thiền mà chỉ là một dạng cầu nguyện, có nghĩa là xin-cho.

Đỗ Trân Duy cũng khẳng định: Nhưng nếu ta không ý thức đó [Thiền Ki-tô] là dạng cầu nguyện, nó chẳng mang lại một tiến bộ tâm linh nào cho ta cả.

Cầu nguyện là xin-cho, mà xin không được đáp ứng thì thất vọng, vậy làm sao mà tiến bộ tâm linh cho được. Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem “Christian meditation” là cái chi chi. Meditation không phải là Thiền.

Tiến sĩ Sunthorn Plamintr giảng:

Tu tập thiền định theo tiếng Pali là từ “bhavana”, có nghĩa là “phát triển, “tu dưỡng”, hay “trau dồi”. Bởi sự tu tập này liên quan trực tiếp đến tâm, nên từ “bhavana” đặc biệt ám chỉ quá trình mở mang tâm linh hay sự phát triển của tâm. Trên phương diện này từ tương đương trong Anh ngữ “meditation” không được chính xác và không nói hết ý nghĩa như từ “bhavana”.

Trong Ki-tô Giáo “meditation” có nghĩa là cầu nguyện, hoặc “chiêm niệm”, nghĩa là suy ngẫm về cái gì đó, thí dụ về Gót, về một câu trong Thánh Kinh v…v.. , nhưng “chiêm niệm” cũng chỉ có mục đích xin-cho hoặc mong muốn một điều gì đó. Theo định nghĩa thì cầu nguyện có nghĩa là lẩm bẩm những lời cầu xin với Gót hoặc một thần nào đó (Pray: to utter or address a petition to God or another deity; to make a fervent request; plead). Chúng ta hãy tìm hiểu thêm về “Christian meditation”. Để cho khỏi nhập nhằng với Thiền, tôi dịch “Christian meditation” là “Chiêm niệm Ki-tô Giáo.

http://www.meditation-christian.com/:

-“Chiêm niệm Ki-tô Giáo” đặt căn bản trên Lời của Gót: Cuốn Baibơn (Phiên âm Bible theo tiếng Mỹ) Christian meditation is based on God’s Word: The Bible.
- Cuốn Baibơn nói những người hoan hỉ trong luật của Chúa, và trong luật của ông ta suy ngẫm ngày và đêm thì sẽ được hạnh phúc.
The Bible says that those who delight in the law of the Lord, and in His law meditate day and night, they are blessed. (Psalm 1:1-2).
- Suy ngẫm trên Lời của Gót, lấy nó vào trong, nhai đi nhai lại. Hãy coi đó như là một phần dinh dưỡng hàng ngày, cũng như là những bữa ăn thường lệ.
Meditate on the Word of God by taking it in and chewing on it over and over. Consider it part of your daily nutrition, just as you do your regular meals.
- “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” là quá trình suy nghĩ tích cực về Thánh Kinh. Cũng là cầu nguyện trên đó và cầu xin Gót cho chúng ta sự hiểu biết qua Thánh Linh; Thánh Linh hứa hẹn dẫn dắt chúng ta đến mọi chân lý.
Christian meditation involves the process of actively thinking on scriptures. It also involves praying over it and asking God to give us understanding by His Spirit; who promised to lead us in all truth.

Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Christian_meditation:

- “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” là một dạng cầu nguyện, một quá trình tập trung vào những tư tưởng đặc biệt (như là một đoạn trong Baibơn) và suy tư về ý nghĩa trong khung cảnh tình yêu của Gót. (sic)[Xin đọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN119.php, bài “Thiên Chúa Là Tình Yêu?”]
- Giáo lý trong cả hai giáo hội miền Đông và miền Tây đều nhấn mạnh là dùng “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” như là một yếu tố để biết về đấng Ki-tô.
- “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” thì khác với phong cách Thiền của các tôn giáo Đông phương (như Phật Giáo) hay trong khung cảnh của Thời Đại Mới. Trong khi các kiểu Thiền khác có mục đích thoát khỏi những vọng tưởng trong đầu óc, thì “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” có mục đích chất đầy đầu óc với những tư tưởng về các đoạn trong Baibơn hay về lòng mộ đạo trong Ki Tô Giáo.
Sách Giáo Lý của Giáo hội Ca-tô cổ vũ “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” như là một dạng cầu nguyện: Chiêm niệm trước hết là sự tìm kiếm. Trí óc tìm kiếm để hiểu về tại sao và như thế nào ta phải sống đời sống Ki-tô Giáo để gắn bó với nó và đáp ứng điều mà Chúa đòi hỏi. Nhấn mạnh vào sự hiệp thông với Gót, sách Giáo lý nói rõ: “Chiêm niệm Ki-tô Giáo” chú ý vào tư tưởng, sự tưởng tượng, tình cảm, và sự ham muốn. Việc động viên những khả năng này cần thiết để tin chắc hơn về đức tin, chuyển đổi tâm, và củng cố ý chí theo đấng Ki-tô.
(Christian meditation is a form of prayer, is the process of deliberately focusing on specific thoughts (such as a bible passage) and reflecting on their meaning in the context of the love of God.[2]
Teachings in both the Eastern and Western Christian churches have emphasized the use of Christian meditation as an element in increasing one's knowledge of Christ.[9][10][11][12]
Christian meditation is different from the style of meditations performed in Eastern religions (such as Buddhism) or in the context of the New Age.[3][4][28][29][30] While other types of meditation may suggest approaches to disengage the mind, Christian meditation aims to fill the mind with thoughts related to Biblical passages or Christian devotions.[31]
The Catechism of the Catholic Church encourages meditation as a form of prayer: "Meditation is above all a quest. The mind seeks to understand the why and how of the Christian life, in order to adhere and respond to what the Lord is asking" (Catechism section # 2705). Emphasizing union with God, it states: "Meditation engages thought, imagination, emotion, and desire. This mobilization of faculties is necessary in order to deepen our convictions of faith, prompt the conversion of our heart, and strengthen our will to follow Christ.)

Chúng ta thấy rõ, cái gọi là “Christian Meditation” không thể dịch là “Thiền Ki-tô Giáo”. Đó chỉ là một dạng cầu nguyện, nghĩa là một dạng xin-cho hay mong ước viễn vông, bắt nguồn từ một đức tin mù quáng thuộc loại mê tín. Những tài liệu của Ki Tô Giáo ở trên đã nói rõ về sự khác biệt giữa Thiền và “Christian meditation”: Trong khi các kiểu Thiền khác có mục đích thoát khỏi những vọng tưởng trong đầu óc, thì “Christian meditation” có mục đích chất đầy đầu óc với những tư tưởng về các đoạn trong Baibơn hay về lòng mộ đạo trong Ki Tô Giáo, và chất đầy đầu óc với những tư tưởng, tưởng tượng, tình cảm và ham muốn.

Tình cờ tôi đọc được vài lời giải thích về cầu nguyện của một ông Mít bỏ đạo trí tuệ để đi theo đạo của đức tin: Nguyễn Huệ Nhật. Ông mục sư tân tòng này giảng về mục đích của cầu nguyện:

1. Cầu nguyện là việc làm của Đức Tin có mục đích được gặp Thiên Chúa.

2. Được chiêm ngưỡng vinh quang, lòng thương xót, hồng ân của Thiên Chúa

3. Được trình dâng lên Chúa những nỗi niềm, tình cảm, tâm linh, hoàn cảnh và nội tâm của mình.

4. Ăn năn tội, cầu nguyện những nhu cầu của mình và của người khác. [TCN]

5. Được cởi mở tấm lòng, mời Chúa ngự vào lòng để Ngài biến hóa con người tầm thường của mình trở nên đền thờ của Ngài, mặc lại bản tính của Ngài vốn đã bị thiếu hụt do tội lỗi trong mỗi người.

[Lời bàn của TCN: Có phải đây toàn là những lời mê sảng của một kẻ ngu đạo. Huệ Nhật hay đã có ai gặp được Thiên Chúa chưa? Gặp có nghĩa là mặt đối mặt. Gặp ông ta, hay bà ta, hay cô ta, hay cậu ta, ở đâu? Mặt mũi ra sao? Chỉ có thể gặp Gót trong những cơn khủng khoảng hay bấn loạn tinh thần. Nhưng gặp để làm gì, có ích gì. Hãy kiên nhẫn chờ khi chết rồi và nếu có thể lên được thiên đường (mù), giả thử có cái gọi là thiên đường, để gặp ông ta, giả thử Thiên Chúa là một ông, thì cũng không gặp được. Tại sao? Vì lên đến nơi thì Thánh Peter đang gác cửa thiên đường sẽ đuổi đi vì Huệ Nhật không phải là người Do Thái. Huệ Nhật hãy đọc sách Khải Huyền để biết là Thiên Chúa sai Peter từ chối không cho gặp ông ta bất cứ người nào không ở trong số 144000 thuộc 12 bộ lạc Do Thái có dấu ấn của Gót trên trán, nhất là người đó lại là dân Mít đặc. Có người nhận định là: Ki Tô giáo đã lừa bịp con người để tin rằng họ sẽ được tưởng thưởng vì sự ngu dốt của mình, gọi đó là “đức tin” (Christianity has tricked people into believing that they will be rewarded for their ignorance by calling it `faith`.)
[http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5271]

Chiêm ngưỡng là ngẩng nhìn lên một cái gì đó có thực với sự ngưỡng mộ. Người ta thường nói chiêm ngưỡng dung nhan, hay chiêm ngưỡng một cái gì đặc biệt chứ không ai nói chiêm ngưỡng vinh quang, hay chiêm ngưỡng lòng thương xót, hồng ân mà không ai biết cái hồng ân này như thế nào. Thiên Chúa đã không có thì làm gì có vinh quang, lòng thương xót, và hồng ân. Ai cần đến sự vinh quang, lòng thương xót và cái gọi là hồng ân của một cái gì vô hình, không ai biết, không ai hiểu. Có ai thử mô tả rõ sự vinh quang, lòng thương xót và hồng ân của Thiên Chúa, giả thử có Thiên Chúa, là như thế nào.

Trình dâng lên Chúa nhưng làm sao biết Chúa, nếu có Chúa, có nghe hay không mà trình. Nếu Chúa, giả thử có Chúa, mà nghe được thì cả thế giới đã là tín đồ của Chúa rồi. Hi vọng được Chúa nghe nhưng thực tế cho thấy:

Arthur Koestler: Có vẻ như Gót đã nhắc ống nghe ra khỏi điện thoại (God seems to have left the receiver off the hook.) [Có nghĩa là Gót không bao giờ nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện]

Voltairine de Cleyre: Chúng ta đã chán ngấy với những hứa hẹn, Gót thì điếc đặc, và giáo hội của ông ta là kẻ thù tệ hại nhất của chúng ta (We are tired of promises, God is deaf, and his church is our worst enemy)

Nhưng vấn đề chính ở đây là Huệ Nhật nói về Thiên Chúa và mơ tưởng được đến với Thiên Chúa, và hi vọng Thiên Chúa sẽ ban cho hồng ân v…v… trong khi Huệ Nhật không hề biết Thiên Chúa của mình là cái gì. Huệ Nhật theo Ki Tô Giáo để kiếm ăn mộ cách dễ dãi, vì trên thế gian này vẫn còn nhiều người dễ bị lừa bịp, chẳng phải là vì ơn kêu gọi của Thiên Chúa vì Chúa chẳng có gọi ai bao giờ. Lẽ dĩ nhiên Thiên Chúa của Huệ Nhật là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Nhưng Thiên Chúa của Ki Tô Giáo thì chúng ta đã biết là như thế nào như viết trong cuốn Baibơn. Chúng ta hãy nghe Tổng Thống Mỹ Thomas Jefferson nhận định về Thiên Chúa của Huệ Nhật:

Thomas Jefferson: Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là một con quỷ có ba đầu: độc ác, ưa trả thù và đồng bóng.. Chúng ta chỉ cần nhìn vào bản chất những người nói rằng họ phục vụ ông ta. Họ luôn luôn thuộc hai loại người: ngu xuẩn và đạo đức giả (The Christian god is a three head monster: cruel, vengeful and capricious.. One only needs to look at the caliber of people who say they serve him. They are always of two classes: fools and hypocrites)

Hay là đọc Richard Dawkins nhận định về Thiên Chúa của Ki Tô Giáo trong cuốn “The God Delusion”, ấn bản 2008, trang 51, nên nhớ Ba Ngôi Thiên Chúa là một, nên những nhận định này cũng chung cho ngôi hai, Giê-su, và ngôi ba, con Ma Thánh (Holy Ghost):

Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.
[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]

Tôi đã đọc cuốn Baibơn của Ki Tô Giáo, đọc khá kỹ, và tôi tôi đã dùng ngay cuốn Thánh Kinh của Ki Tô Giáo, trích dẫn ở trong đó, và chỉ ở trong đó, những câu chữ để chứng minh là những nhận định của Tổng Thống Thomas Jefferson và Richard Dawkins là hoàn toàn chính xác. Xin đọc http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/3NGOI/TCN64_Cha.php

Vậy Huệ Nhật hay bất cứ ai muốn: đến với một Thiên Chúa như vậy, cầu nguyện xin-cho lòng thương xót và tình yêu của một Thiên Chúa như vậy, được hồng ân của một Thiên Chúa như vậy, đem thân mình làm đền thờ của một Thiên Chúa như vậy v…v… thì xin cứ tùy tiện, tôi không ngăn cản mà còn chúc cho họ được toại nguyện

Vài Lời Kết:

Tôi thật rất lấy làm lạ, không hiểu tại sao trong thời đại này mà vẫn còn nhiều người mê sảng, tin vào những điều không thể tin được của Ki Tô Giáo. Mà họ không phải là những dân mù chữ hay ít học. Nhiều người có bằng cấp cao, có thể coi như là ở trong hàng ngũ trí thức, thành công trong xã hội, nhưng tại sao sự hiểu biết của họ về chính tôn giáo của họ lại nghèo nàn đến một mức độ tệ hại như vậy.

Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Không ai hiểu tín đồ của mình hơn các bậc chăn chiên. Chúng ta hãy nghe một Mục sư và một Linh mục giải thích về cái nghịch lý này. Mục sư Ernie Bringas nhận định trong cuốn “Theo Đúng Như Trong Sách (Kinh Thánh): Những Thảm Họa Trong Quá Khứ Và Hiện Tại Gây Nên Bởi Quyền Năng Thánh Kinh [Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority], trang 78:

Điều hiển nhiên đối với nhiều học giả là cuốn Baibơn (Bible) không phải là không có những sai lầm và chắc chắn là không hoàn hảo. Một số đoạn trong cuốn Baibơn thì kém cỏi về văn phong, sự chính xác lịch sử, và cảm ứng tâm linh so với những đoạn khác, và có những đoạn có tính cách lạc dẫn và phản tác dụng đối với thông điệp về tình yêu. Còn gây sốc và gây tranh cãi hơn nữa là những khám phá mới đề nghị rằng cuốn Baibơn chứa khoa thần thoại. Những gì mà đã luôn luôn chấp nhận như là những thực tế lịch sử mà mà không bàn cãi –thiên thần, sinh ra từ một nữ trinh, tư cách thần thánh và sống lại của Giê-su – nay đã đặt thành những nghi vấn.
Không lạ gì, các tín đồ Ki Tô Giáo từ chối không cho phép ai được đặt nghi vấn trên những gì mà họ coi là những chân lý thần linh. Nếu cuốn Baibơn là Lời của Gót và giáo hội được sáng lập bởi chính con của Gót, Giê-su, thì không thể có sự sai lầm nào của giáo hội khi diễn giải cuốn Baibơn. Đặt vấn đề hay thách thức những nền tảng này là phá ngầm giá trị và uy quyền của cuốn Baibơn, của Giáo hội, và của Giê-su. Do đó, không giống như những bộ môn đã trưởng thành, đã vứt bỏ những suy tư sai lầm trong cuộc tranh đấu để tìm ra chân lý, hầu như ở khắp nơi Ki Tô Giáo đều bác bỏ những khám phá của sự tìm hiểu khoa học nào mà mâu thuẫn với những quan điểm truyền thống về cuốn Baibơn. Sự xâm nhập những quan điểm mới vào phạm vi riêng biệt của cuốn Baibơn và giáo hội được coi như là báng bổ thần thánh và do đó không thể chấp nhận được.
 Đó là khởi đầu của loại đầu óc lỗi thời – một loại đầu óc cố thủ chống sự thật đặt trên giả định là cuốn Baibơn chứa những kiến thức chung cùng; một loại đầu óc tuyên bố rằng những gì mà họ coi là thiêng liêng thì không thể thay đổi được; một loại đầu óc coi uy quyền của mình là chân lý thay vì coi chân lý là uy quyền của mình. Từ chối không coi những thông tin mới như là đồng minh để chống những quan niệm sai lầm của tôn giáo đã giữ những tín đồ Ki-tô trong khung cảnh tâm linh của thế kỷ 17.
[It became obvious to many scholars that the Bible was not flawless and certainly not perfect. Some portions of Scripture were inferior to others in style, historical accuracy, and spiritual insight, and some were misleading and counterproductive to its central message of love. Even more controversial and shocking were the findings that suggested the Bible contained mythology. What had always been taken for granted as historical realities – angels, the Virgin birth, deity and resurrection of Jesus – were now being brought into question.
Expectedly, Christians refused to allow a question mark on what they considered to be divine truth. If the Bible is the word of God and the Church was created by God’s own son, Jesus, there could be no error in how the Church interpreted the Scriptures. To question or challenge these foundations would undermine the validity and authority of the Bible, the Church, and Jesus. Thus, unlike other maturing disciplines that discarded faulty thingking in their struggle to obtain truth, Christianity almost universally rejected the findings of scientific investigation that conflicted with traditional views about Scripture. The intrusion of new perspectives into the exclusive sphere of Bible and Church was viewed as sacrilegious and therefore unacceptable.
It was the beginning of the astrolabe mind – a mind entrenched against truth on the assumption that the Bible possessed ultimate knowledge; a mind which declared that what it considered sacred was specifically unalterable; a mind made authority its truth rather than truth its authority.
The refusal to view new information as an ally against faulty religious assumptions arrested most of Christianity within the mental framework of the seventeenth century.]

Linh mục James Kavanaugh, trong cuốn "Một Linh Mục Hiện Đại Nhìn Vào Cái Giáo Hội Đã Lỗi Thời Của Mình" (A Modern Priest Looks At His Outdated Church) đã viết trong chương 3, “The man who is a Catholic), về con chiên của ông ta như sau:

Người Ca-tô giáo nhìn thế giới qua một hệ thống ngăn cấm họ là chính họ. Hắn có thể đi ngoài đường phố và coi mọi khuôn mặt, mọi trường hợp như là rơi vào đúng loại của nó. Hắn chưa từng bao giờ thực sự biết đến sự thích thú của tìm tòi, sự kỳ lạ của khám phá, sự lý thú của sự tự do trong những quyết định cá nhân. Thế giới là một kẻ lạ đối với hắn vì hắn xét đoán những công dân của thế giới trước khi biết họ hay hiểu họ. Hắn được dạy phải đọc những gì, suy tư làm sao, và coi ai là bạn.
Tôi quan sát người Ca-tô giáo đến xem lễ và thương hại cho cách đào tạo đã vặn vẹo đầu óc của hắn và làm méo mó ý thức về tôn giáo của hắn. Hắn tới vì hắn được các bậc lãnh đạo tôn giáo bảo tới, những người cũng ngoan ngoãn và vô danh như hắn. Hắn đọc những lời kinh cầu nguyện gói ghém trong những câu giả tạo và làm những cử chỉ (quỳ gối làm dấu thánh giá. TCN) hoàn toàn xa lạ với lối sống hiện đại của hắn. Hắn sống trong thời đại của máy bay phản lực và bom nguyên tử, và cầu nguyện trong thế giới ma thuật của thời Trung Cổ. Hắn cảm thấy buồn chán trong sự hiện diện của Thiên Chúa của hắn (trong nhà thờ. TCN). Tuy nhiên hắn vẫn tới, vì hắn đã được dạy từ khi còn nhỏ là "Hỏa ngục là nơi đầy những kẻ không đi xem lễ". Hắn quá sợ hãi để thú nhận rằng hắn thật là buồn chán.
Trong hoạt động thường ngày, mắt của hắn hòa điệu với sự hữu hiệu và tiến bộ. Hắn tìm những cách có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, đường lối mới để đến với đại chúng, dịch vụ mới để hấp dẫn đồng bào. Hắn có những quan điểm về hòa bình của thế giới, về cải tiến ngân sách, những suy tư về ngăn ngừa phạm pháp, về sự lành mạnh tâm thần, và về vấn đề giao thông trong những vùng có thị trấn lớn. Nhưng về tôn giáo hắn là một người máy chỉ biết đọc lại những câu trả lời mà người ta đã dạy hắn. Hắn chấp nhận mọi quyết định của giới linh mục mà không phản đối, có vẻ phân vân khi nghe đến một sự xào xáo, hâm lại những chân lý mà hắn đã học trong những trường đạo, và ủng hộ cái giáo hội đã tước đoạt đi đầu óc của hắn.
 Người Ca-tô, nam hay nữ, đã mất đi sự tiếp cận với đời sống. Hắn sợ phải đọc những sách mà người khác đọc, sợ coi những phim truyện phản ánh đời sống hiện đại...
 Giáo hội, giống như là những bậc cha mẹ sợ hãi và giận dữ, vơ vào phần mình mọi công trạng trong việc giúp đỡ mà giáo hội có thể cống hiến cho con người. Kết quả là những người Ca-tô bị đối xử như những đứa trẻ và chúng tiếp tục cư xử như những đứa trẻ...
 Người Ca-tô chống thuyết tiến hóa và hắn đã sai lầm. Hắn tiếp tục ủng hộ chế độ quân chủ lâu sau khi chế độ dân chủ đã khiến cho con người được tự do. Hắn đẩy mạnh thành kiến chủng tộc cho đến khi những người "ngoại giáo" chứng tỏ là hắn đã lầm. Hắn chống lấy người ngoại giáo và tiếp tục chống cho đến ngày nay tuy rằng hắn đang được hưởng những sự tự do mà chế độ đa tôn giáo đã thắng. Hắn đòi hỏi phải được tự do ý thức nhưng hắn lại muốn những người Tin Lành phải nuôi con cái trong đức tin của hắn..
 Hắn không có quyền hành động theo lương tâm của chính mình, hay có quyền chọn lựa những nguyên lý sống có thể giúp hắn. Hắn là một tín đồ Ca-tô, một đứa trẻ đòi người khác chọn lựa thay cho hắn..
Do đó, người Ca-tô không thể biết ý nghĩa thực của sự đối thoại, chỉ biết đưa ra những luận cứ để chống đỡ cái lập trường mà hắn đã thừa hưởng từ khi còn nhỏ...
Người Ca-tô là một dịch vụ trả lời có tổ chức mà nhiệm vụ đầu tiên của hắn là bảo vệ giáo hội của hắn...


(The Catholic man sees the world through a system which forbids him to be himself. He can walk the city streets and watch every face and every situation fall neatly into its proper category. He has never really known the joy of search, the wonder of discovery, the exciting freedom of personal decision. The world is a stranger to him since he judges its citizens before he really knows and understands. He has been taught what to read, how to think, and whom to call his friend.
I watch the Catholic come to Mass and pity the formation that warped his mind and distorted his religious sense. He comes because he has been told to come by religious leaders who are as docile and listless as he. He read the prayers wrapped in stilted phrases and make the gestures totally foreign to his modern way of life. He lives in a world of jet and atomic bombs, and prays in a world of medieval magic. He is bored in the presence of his God. And yet he comes, because he has learned from his youth that hell is the home of those who miss Mass. He is too frightened to admid he is bored.
In his business his eye is tuned to efficiency and progress. He looks for shorcuts, for new way to reach the public, for another service that will attract his fellow man. He has views on world peace, opinions on fiscal reform, thoughts on crime prevention, mental health, and transportation in megalopolis. But in religion he is a robot who can only recite the answers he has learned. He will accept the priestly decisions without protest, appear thoughful when he hears a rehash of the truths he learned in school, and support the Church which has robbed him of his mind...
The man or woman who is a Catholic has lost his touch with life. He is afraid to read the books that others read, to see the movies that reflect our modern life...
The Church, like a frightened and angry parent, takes too much credit for the help that it can offer man. Consequently Catholics are treated as children and they continue to behave as such...
The Catholic man opposed evolution and he was wrong. He supported monarchy long after democracy had made the people free. He promoted racial prejudice until "pagans" showed him he was wrong. He fought mixed marriages and fights them still, although he enjoys the freedoms that pluralism has won. He asks for freedom of conscience and expects protestants to raise their children in his faith...
He has not the right to follow his own conscience, or the power to select the principles that give him help. He is a Catholic, a child, who demands that another make for him his choice...
Thus, the Catholic man cannot truly know the meaning of dialogue, but only give arguments to defend the position he has inherited from his youth...
The Catholic man is an organized answering service whose first obligation is to protect his Church.)

Nếu chúng ta đọc những bài viết của ngay cả một số trí thức Việt Nam Ki-tô Giáo nói chung, như bác sĩ, giáo sư, luật sư, tiến sĩ, văn sĩ v…v… chúng ta thấy rõ là những điều Mục sư Ernie Bringas và linh mục James Kavanaugh viết về con người Ki-tô nói chung, Ca-tô nói riêng, không sai một mảy may. Trình độ hiểu biết của họ về chính tôn giáo của họ vẫn thuộc thế kỷ 17, và trong bài không hề có lý luận, chứng minh mà phần lớn là đưa ra những niềm tin cũ kỹ bất kể đến những tiến bộ về hiểu biết ở ngoài đời về khoa học, triết lý và về ngay cả tôn giáo của họ.

Vì đã quen dựa vào cặp nạng Thiên Chúa cho nên, sợ mất đi chỗ dựa, họ luôn luôn xuyên tạc lịch sử để bảo vệ giáo hội của họ, họ luôn luôn đưa ra những điều lạc lõng đã quá lỗi thời trong cuốn Baibơn (Bible), làm như chúng là những chân lý, là những khuôn vàng thước ngọc mà mọi người đều phải tin theo. Và để đánh lạc hướng dư luận họ thường xoay qua chuyện ngoài đề: chống Cộng, đưa ra vài hành động tiêu cực trong Phật Giáo, hoặc dùng những danh từ hạ cấp để hạ thấp, bôi nhọ cá nhân, tưởng rằng như vậy thì bộ mặt tôn giáo của họ sẽ sáng sủa hơn và đọc giả sẽ không còn để ý đến thực chất của tôn giáo họ.

Để bào chữa cho những chuyện xấu xa tràn ngập trong giáo hội, họ thường đưa ra những luận điệu rất yếu ớt, ngớ ngẩn, thí dụ như là, Giáo hoàng cũng là ngưởi, Linh mục cũng là người v..v.. nhưng quên rằng đối với họ thì Giáo hoàng là “đức thánh cha”, đại diện của Chúa trên trần, có quyền giáng lên đầu họ cái vạ tuyệt thông hoang đường, không cho họ hiệp thông với Chúa v…v…, và các Linh mục đều là “Cha” hay “Chúa thứ hai”, còn hơn cả Chúa thứ nhất, vì trong cái gọi là “bí tích” xưng tội thì là “Cha tha tội cho con” chứ không phải là “Chúa tha tội cho con”. Chẳng vậy mà đối với Giáo hoàng Benedict XVI, trong khi cả thế giới lên án là kẻ vô đạo đức, người ta còn đề nghị bắt ông ta bỏ tù vì tội bao che các linh mục loạn dâm, đưa ông ra tòa vì tội duy trì bí tích rửa tội cho con nít, người ta cũng chê trách ông ta nói bậy về bao cao su làm tăng bệnh AIDS đến độ Richard Dawkins chính thức lên tiếng bảo là ông ta hoặc dốt, hoặc ngu xuẩn, thế mà vào mấy trang nhà Ca-tô Việt Nam chúng ta thấy các trí thức Ca-tô cứ một điều “đức thánh cha” dạy thế này, dạy thế nọ, ban tông huấn này, ban tông huấn nọ. Điều này cho thấy chẳng phải là họ mê muội mà còn dưới cả sự mê muội nữa. Thật là tội nghiệp cho họ. Biết bao giờ họ mới cất bỏ được cái vòng kim cô do cha truyền con nối đã xiết chặt trên đầu họ.

Với những sự thực về con người Ki Tô Giáo nói chung như nhận định của Mục sư Ernie Bringas và Linh mục James Kavanaugh, chúng ta không nên lấy làm lạ khi thấy trên một số diễn đàn hải ngoại, mỗi khi người Ki Tô đọc điều gì không đúng với niềm tin mù quáng và bị nhồi sọ của họ thì họ tỏ vẻ rất bực tức, nổi giận, và thay vì dùng lý luận để phản biện thì họ thường khoác những nhãn hiệu cho những người viết ra sự thật về tôn giáo của họ, và đôi khi còn dùng những lời lẽ tục tĩu hạ cấp để miệt thị những người muốn khai sáng đầu óc của họ. Họ tưởng như vậy là có thể vinh danh tôn giáo của họ nhưng họ không hề nghĩ rằng những thủ đoạn phi trí thức như vậy chỉ làm cho đọc giả thấy rõ hơn ảnh hưởng của tôn giáo họ trên đầu óc con người. Họ không biết đến câu sau đây của William Drummond: “Người nào không chịu lý luận là người mù quáng, người nào không thể lý luận là người ngu xuẩn, người nào không dám lý luận là một nô lệ.” (He that will not reason is a bigot; he that cannot reason is a fool; he that dares not reason is a slave.)

Tại sao họ phải nổi giận nếu niềm tin của họ vững chắc, không gì lay chuyển nổi. Chẳng qua là vì trong thâm tâm họ rất thiếu tự tin, sợ sự thật, và vì họ đã bị cấy vào đầu để tin vào những điều không đáng tin, cho nên trước những bằng chứng bất khả phủ bác về tôn giáo của họ, về những giáo lý sai lầm, về đạo đức thấp kém của giới chăn chiên, thì họ cảm thấy cần có những phản ứng gay gắt để tự mình tìm sự an tâm cho chính mình, và tiếp tục sống trong bóng tối của cái ngục tù tâm linh của cái giáo hội đã tước đi đầu óc của họ, cái ngục tù có tác dụng nuôi dưỡng một niềm hi vọng về một đời sống vĩnh hằng sau khi chết trong đầu óc họ..

Vấn đề tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng là vấn đề rất nhạy cảm. Trên nguyên tắc tôi tuyệt đối tôn trọng quyền của bất cứ ai tin vào một tôn giáo nào đó, hay không tin. Ngay cả một người mê tín họ cũng có một quyền nào đó không thể chuyển nhượng. Họ có quyền nuôi dưỡng và theo đuổi những sự đần độn ngu dại của họ chừng nào mà họ thích, chỉ miễn là họ không toan tính giáng lên đầu người khác những sự đần độn ngu dại (imbecilities) của họ bằng những phương tiện bất chính. Họ có quyền dạy những điều đó cho con cái theo ý họ. Nhưng họ không thể được hưởng quyền miễn nhiễm trước những sự phân tích của những người không có cùng những quan điểm như họ. Họ không có quyền đòi hỏi là mọi người phải tôn trọng phải coi những điều mê tín của họ như là thánh thiêng. Họ không có quyền rao giảng những điều họ tin ra đại chúng mà không có sự thách thức của những người không có cùng những quan điểm như họ.

Người ta thường hiểu lầm ý nghĩa của sự tự do tôn giáo, coi tự do tôn giáo như là một lãnh vực được hưởng quyền miễn nhiễm, không những từ sự kiểm soát của chính quyền mà cũng còn từ những quan niệm của đại chúng. Nếu như vậy thì, cái mà chúng ta có không phải là tự do tôn giáo mà là một hình thức độc đoán, bất khoan nhượng của tôn giáo, không cho phép ai nói gì đến phạm vi riêng của họ. Như vậy thì, bất cứ một kẻ ngu đần đến đâu, một khi đã vào trong một “hội thánh” rồi và vì cái “hội thánh” đó mà có những hành động phản quốc, phi dân tộc, thì cũng không ai có quyền nói gì đến hắn hay “hội thánh” của hắn sao?

Nếu viện vào vấn đề tự do tín ngưỡng mà không ai được quyền nói gì về tôn giáo của họ thì ngày nay trong tay của Giáo hội Ca-tô vẫn còn thanh gươm để giết người và bó củi để thiêu sống người. Tôn giáo là một phần của xã hội, có liên hệ đến mọi lãnh vực hoạt động trong xã hội, phải nằm trong luật pháp quốc gia, không thể đứng ngoài hay đứng trên xã hội. Vì vậy, sự kiểm soát của chính quyền cũng như những quan niệm phê bình của đại chúng là điều cần thiết để giữ sự hài hòa trong xã hội.

Tại sao trong thế giới Tây phương mà tôn giáo chính là Ki Tô Giáo chúng ta lại thấy tràn ngập những tác phẩm nghiên cứu, phê bình, chỉ trích Ki Tô Giáo, từ cuốn Baibơn đến những lý luận thần học của Ki Tô Giáo, từ lịch sử bạo tàn của Ki Tô Giáo cho đến các thủ đoạn lừa dối quần chúng để vơ vét tài sản, từ những giáo hoàng vô đạo đức đến những linh mục, mục sư loạn dâm v…v… và v…v… Cũng nhờ những sự kiện trên mà Tây phương thoát ra khỏi sự thống trị tư tưởng và thế quyền của Ki Tô Giáo, và cũng vì vậy mà người dân Tây phương đã tỉnh ngộ, đưa đến sự suy thoái không phương cứu vãn của Ki Tô Giáo ở Tây phương.

Trong khi đó thì các tín đồ Ki-tô, nhất là Ca-tô giáo, từ các linh mục trở xuống, vẫn cho mình là ở trong một “hội thánh” nên phải có đặc quyền đặc lợi và đứng trên xã hội. Họ không biết rằng, hội thánh là Ca-tô giáo tự phong, đặt vào Kinh Tin Kính và bắt các tín đồ phải tin, chứ trên thực tế chẳng có gì là thánh cả.. Nhưng cái gì gọi là “hội thánh”?

Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề với từ “hội thánh” trong Kinh Tin Kính của Ca Tô Giáo Rô Ma như sau:

Kinh Tin Kính kết bằng một đoạn hiến dâng cho Thánh Linh, cái mà người ta nói rằng đã tạo nên giáo hội trong ngày hạ trần của ông ta (được quy định vào ngày chủ nhật thứ bảy sau ngày chủ nhật Phục Sinh. TCN), và được cho là vẫn tiếp tục chứa đầy giáo hội với “sự hiện diện của Thiên chúa”. Thứ nhất, chúng ta cần ghi nhận rằng, tất cả những biểu tượng về ngày hạ trần của Thánh Linh đều bắt nguồn từ cùng một quan niệm về ba tầng trời (theo thánh kinh: thiên đường ở trên các tầng mây, mặt đất phẳng dẹt, đứng yên và là trung tâm của vũ trụ, và hỏa ngục ở dưới mặt đất. TCN) trong đó người ta nói rằng Giê-su đã bay lên trời (thiên đường). Giả định đằng sau câu chuyện gửi Thánh Linh hạ trần là cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ và Thiên chúa sống ở trên trời có thể đổ xuống những ân sủng. Thứ nhì, Kinh Kinh Tín khẳng định là thánh linh này sẽ được phân phát trong các “hội thánh”, liên tục tiếp sinh khí cho “giáo hội Ca Tô thánh thiện.” Nhưng trong lịch sử giáo hội, giáo hội cũng có những giai đoạn khủng khiếp ghi dấu bởi những cái gọi là “thánh chiến”, “chiến tranh thiêng liêng của các thập tự quân”, những tòa hình án xử dị giáo, chính sách vô nhân đạo chống Do-Thái, và sự công khai giết những người khác giống, kỳ thị phái nữ và chống những người có khuynh hướng đồng giống luyến ái. Trong những giai đoạn này, bạo lực quá mức đã được những người tự gọi mình là tín đồ Ki-Tô dùng bừa bãi vô tội vạ trên cả những dân của Thiên chúa cũng như những tạo vật của Thiên chúa. Những sự khủng khiếp như vậy đã giáng xuống đầu nhân loại nhân danh một Thiên chúa của tình yêu thương. Trong những giai đoạn này thì hội thánh ở đâu? Chúng ta tính sao với những sự kiện lịch sử này mỗi khi chúng ta đọc câu trên trong Kinh Tin Kính?
[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, pp. 16-17: This creed concludes with a paragraph dedicated to the Holy Spirit, who was said to have created the church at Pentecost and who, it is suggested, continues to fill the church with “God presence”. First, we need to note that all of these Pentecost symbols come out of the same three-tired skies into which Jesus was said to have ascended. The assumption lying behind the story of the sending of the Holy Spirit is that the earth is the center of the universe and that onto it the heavenly gifts of the God who lives above the sky can be poured. Second, the creed asserts that this spirit will issue in the communion of saints, which will continually renew the “holy Catholic church.”.. But the church has also had in its history some rather dreadful moments marked by such things as “holy wars”, “sacred crusades”, inquisitions, inhumane anti-Semitism, and an overt, killing racism, sexism, and homophobia. In these episodes incredible violence has been unleashed upon both God’s people and God’s creation by those who counted themselves as believers. These horrors have even been inflicted in the name of the God of love. Where was the communion of saints during those episodes? What do we do with this known history when we recite these words in this creed?]

Vài lời cuối với những tín đồ Ki-tô Giáo Việt Nam, đặc biệt là các tín đồ Ca-tô Giáo.

Trong 2000 năm, Ki Tô Giáo chiếm địa vị độc tôn ở Âu Châu, dùng mọi sách lược để truyền bá thuyết Sáng Tạo, từ các cuộc Thánh Chiến, những Tòa án xử dị giáo, những cuộc săn lùng phù thủy mang về để cho các linh mục tra tấn rồi mang đi trao cho chính quyền dân sự thiêu sống trước những thánh giá của giới giáo sĩ đưa lên trước nạn nhân đề cứu vớt linh hồn họ, rồi làm tiền phong hay theo gót thực dân để đến mê hoặc người dân ở các nước kém phát triển v…v…

Nhưng kết quả tiến bộ trí thức của nhân loại qua các thời đại như cuộc Cách Mạng Khoa Học (The Scientific Revolution) vào đầu thế kỷ 17, Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason) vào thế kỷ 18, Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment) vào thế kỷ 19, và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis) vào thế kỷ 20 đã kéo con người Tây phương ra khỏi Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith), một thời đại mà sự thống trị của Ca-tô Giáo La-mã đã đưa Âu Châu vào 1000 tăm tối được biết dưới tên Thời Đại Trung Cổ (The Middle Ages) hay Thời Đại Hắc Ám (The Dark Ages), hay Thời Đại Của Sự Man Rợ Và Đen Tối Trí Thức (The age of barbarism and intellectual darkness).

Do đó trên thực tế, thuyết Sáng Tạo đã nằm trong quan tài từ cả thế kỷ nay rồi, và thuyết Tiến Hóa đã chính thức đậy nắp quan tài lại. Mỗi một bằng chứng về thuyết Tiến Hóa, và ngày nay chúng ta không thiếu trong nhiều bộ môn khoa học, mỗi một sinh vật hóa thạch được kiếm ra là một cái đinh đóng chặt nắp quan tài lại, và dù những nhà bảo thủ Ki tô Giáo có muốn cậy nắp quan tài ra qua những chiêu bài “Thiết Kế Thông Minh” hay chỉ trích một vài sự sai lầm trong sự diễn đạt những kết quả khám phá khoa học để chứng minh thuyết Tiến Hóa, thí dụ như về sinh vật hóa thạch Ida, cũng đều thất bại.

Một vài diễn đạt hay quy kết sai lầm về thuyết Tiến Hóa mà giới khoa học công nhận, theo đúng tinh thần của khoa học, không có nghĩa là nắp quan tài đậy thuyết Sáng Thế sẽ được mở ra. Những tín đồ Ki-tô Việt Nam dù có vùng vẫy và ngụy biện cách nào, dùng bất cứ thủ đoạn nào, xuyên tạc hạ thấp tôn giáo khác, kể cả vơ những cái hay của người khác vào làm của mình, cũng không thể tháo ra được một cái đinh đã đóng chặt trên nắp quan tài của thuyết Sáng Tạo.

Quý vị nên biết, những công nhận của Giáo Hoàng John Paul II và Benedict XVI, những đại diện của Chúa trên trần, trước thế giới, thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, chấp nhận con người không phải là do Gót tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, không làm gì có thiên đường ở trên trời, hỏa ngục dưới lòng đất.., đã đóng thêm vài cái đinh trên nắp quan tài của thuyết Sáng Tạo của Ki Tô Giáo. Tây phương và Tòa Thánh đã tỉnh cơn mê, vậy bao giờ các linh mục và các con chiên mới tỉnh đây? Lẽ dĩ nhiên, không ai có quyền ngăn cản quí vị tiếp tục tin vào những điều mà chủ chăn của quí vị trên thực tế đã bác bỏ nhưng vẫn muốn duy trì “đức tin” và “đức vâng lời” của Ca-tô Giáo trong đầu óc quí vị.

Trần Chung Ngọc
Viết xong ngày 30 tháng 5, 2012

 

 


Các bài tôn giáo cùng tác giả


 ▪ “Ngày Tận Thế” của Ki Tô Giáo  - Trần Chung Ngọc

Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo - Trần Chung Ngọc

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! - Trần Chung Ngọc

Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc

Giê-su Ki-tô - Cuộc Đánh Cá Của Người Vô Thần - Trần Chung Ngọc dịch

Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới - Trần Chung Ngọc

Huyền Thoại Cứu Rỗi  - Trần Chung Ngọc

Lịch Sử các Giáo Hoàng - Trần Chung Ngọc

Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll - Trần Chung Ngọc

Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 - Trần Chung Ngọc

TÔI ĐỌC CUỐN: “Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một S - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 6 >>>

Trang tôn giáo




Đó đây


2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -

2024-04-12 - Tại Sao Bộ Giáo Dục Chọn Ông Trùm Lật Sử Vũ Minh Giang Làm Tổng Chủ Biên - Xuyên Suốt Sách Giáo Khoa Lịch Sử.

2024-04-10 - Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican - Tổng Giám mục Paul Richard Gallagher thăm Việt Nam từ ngày 9 - 14/4, theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Đây là chuyến thăm đầu tiên cấp Bộ trưởng Ngoại giao Tòa thánh Vatican đến Việt Nam.

2024-04-10 - Lm Tây Ban Nha qua đời vì bỏng khi đốt lửa Phục sinh. Thay đổi lớn ở Giáo phận Rôma -

2024-04-08 - Đạo là gì? Chúa và các Cha còn chẳng biết đạo là gì mà đòi dạy đạo - Theo linh mục Nguyễn Khắc Hy thi "ĐẠO" ở trong các nhà thờ. Ai vào nhà thờ thì mới CÓ ĐẠO, ra khỏi nhà thờ thì HẾT ĐẠO!



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>