●   Bản rời    

Phiếm Luận Về Danh Xưng "Công Giáo"

Phiếm Luận Về Danh Xưng "Công Giáo"

[Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ]

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN131.php

19-Nov-2012

Gần đây, có người gửi cho tôi một mẩu tin ngắn vào hộp thư Gmail của tôi, không biết lấy từ đâu, chuyển lời “mất dạy, vô giáo dục” của ông Vũ Linh Châu liên quan đến danh xưng “Công Giáo”, nhắn nhe là ông Vũ Linh Châu gửi trên một diễn đàn nào đó sau khi ông ta đọc bài : NÓI VỚI NHỮNG NGƯỜI CA-TÔ VIỆT NAM của tôi, không biết đọc trên giaodiemonline.com hay trên sachhiem.net. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những mẩu tin như vậy, những mẩu tin mà “người ta” muốn cho tôi biết, vì họ biết là tôi chẳng bao giờ tham gia những diễn đàn công cộng, và cũng chẳng bao giờ đọc bất cứ một diễn đàn công cộng nào thuộc loại chat, talk. Bài của tôi viết, từ xưa tới nay, chỉ gửi cho giaodiemonline.com và sachhiem.net, tuyệt đối không gửi cho bất cứ nơi nào khác. Nhưng tôi biết có người mang đi đăng lại ở vài nơi khác, kể cả ở trong nước, và có khi còn cắt xén, thay đổi nội dung v…v… Những việc này nằm ngoài ý muốn và vòng kiểm soát của tôi, và tôi không chịu trách nhiệm về bài của tôi đăng bất cứ ở đâu ngoài giaodiemonline.com và sachhiem.net. Mẩu tin mà tôi nhận được như sau:

Kính thưa qúi vị,

Kính gửi tác gỉa Trần chung Ngọc và tác gỉa Trần Tiên Long.

Vì trong bài dưới đây, quí vị đã dùng danh từ “Ca tô” để gọi đạo Công Giáo, nên lại một lần nữa, tôi xin kính gửi tới qúi vị ý kiến sau đây:

Trong hơn 10 năm nay, qua bài phát biểu “Vài ý nghĩ về danh xưng Công giáo”, tôi đã luôn luôn kính trọng tất cả mọi người, mọi tôn giáo, bằng cách chỉ diễn tả một cách bóng gío xa xôi. Thí dụ, trong mục số 15, tôi đã viết:

“Mọi người không nên tự ý thay thế danh xưng Công giáo bằng bất cứ danh xưng nào khác vì ngay từ thời thơ ấu, mọi người đều đã được căn dặn như thế”.

Hầu hết độc gỉa đều đã hiểu, trừ một vài người. trong số đó có tác gỉa Trần Chung Ngọc và tác gỉa Trần Tiên Long, nên bây giờ xin được nói bằng bạch văn như thế này:

Bất cứ ai mà tự ý thay đổi tên gọi của một cá nhân, một đoàn thể, một tôn giáo, kể cả Công giáo, nhất là để chê bai chọc ghẹo…thì họ đã tự coi mình là người ít học, thiếu giáo dục và kém nhân cách.

Vì :

“Hồi còn bé, nếu một đứa trẻ vì ngỗ nghịch mà sửa đổi tên cha mẹ của một đứa bạn, nhất là để chê bai chọc ghẹo, thì thường nó đã làm cho cả cha mẹ và gia đình mình bị vạ lây, vì sẽ bị mắng là:

“Đồ con nhà mất dậy. Đồ vô giáo dục”.

Rất mong sẽ được đón nhận ý kiến của nhị vị.

Kính chào.

Vũ linh Châu.

Tôi nhớ là trước đây trên trang nhà sachhiem.net đã có chủ đề “Cảm Xúc Và Bất Bình Về Danh Xưng Công Giáo” trên http://www.sachhiem.net/TONGIAO/tgS/SH17.php, ngày 30 tháng 4, 2010, trong đó có những ý kiến phê bình danh xưng “Công Giáo” của người Ca-tô Việt nam. Khi đó tôi chỉ đọc qua bài về “Danh xưng Công giáo” của Vũ Linh Châu và thấy không có gì đáng để góp ý kiến. Quý độc giả có thể vào trong nguồn trên để biết những ý kiến về danh xưng Công giáo của Ca-tô Rô-ma giáo ở Việt Nam, qua những bài của Bảo Quốc Kiếm, Xuân Lý v…v… Và tôi cũng nhớ là đã giảng cho nhà văn Chu Tất Tiến là danh xưng “Công Giáo” không thích hợp như thế nào. Không hiểu ông Vũ Linh Châu có đọc những tài liệu như trên không mà ngày nay còn phê bình đích danh tôi và Trần Tiên Long về cái “tội” không dùng danh từ “Công giáo” của ông ấy, mà lại dùng danh từ Ca-tô xấu xa, có tính cách mạ lỵ “Công giáo”, trong khi “Ca-tô” chỉ là phiên âm của “catholic”.

Nay vì ông Vũ Linh Châu lại nêu đích danh tôi trong mẩu tin tôi nhận được ở trên và muốn đón nhận ý kiến của tôi cho nên chuyện bất đắc dĩ, tôi lại phải viết thêm vài điều về danh xưng “Công giáo” của người Ca-tô Việt Nam. Riêng đối với ông Vũ Linh Châu, bài này không phải là những ý kiến về mẩu tin trên, mà là một bài giáo khoa, thuộc lãnh vực học thuật, mà tôi tin chắc một trí thức Ca-tô như Vũ Linh Châu rất ít biết đến, vì đầu óc của ông ấy không thể ra ngoài lãnh vực của “đức tin”. Đối với quần chúng thì nội dung bài này không có gì là lạ, vì đó chỉ là những hiểu biết sơ đẳng về “công giáo”.

Trước hết, tôi không có một dị ứng nào với danh từ “Công giáo”, bởi vì nghiên cứu về Ca-tô Rô-ma Giáo, tôi chỉ quan tâm đến thực chất của tôn giáo này chứ chẳng chấp nhất tín đồ gọi tôn giáo của họ bất cứ với danh xưng nào. Bởi vậy tôi đã viết hai cuốn sách có nhan đề “Công Giáo Chính Sử” và “Đức Tin Công Giáo” và trong nhiều bài viết khác tôi vẫn sử dụng từ “Công giáo”. Do đó, tôi nghĩ mục đích của ông Vũ Linh Châu không phải là bàn về danh xưng “Công giáo” trong lãnh vực học thuật, mà chỉ mượn cớ, dựa trên một bài viết mới của tôi, để phê phán một cách hạ cấp vài người mà ông ta thường phát dị ứng khi đọc bài của họ: Trần Chung Ngọc và Trần Tiên Long. Ông ta bỏ quên khá nhiều người khác cũng dùng từ Ca-tô mà không dùng từ “Công giáo”. Điều này khá rõ rệt vì ông Vũ Linh Châu viết: Kính gửi tác gỉa Trần chung Ngọc và tác gỉa Trần Tiên Long. Vì trong bài dưới đây, quí vị đã dùng danh từ “Ca tô”… Trần Tiên Long đâu có phải là đồng tác giả với tôi để viết bài “Nói Với Những Người Ca-Tô Việt Nam”?

Cái bệnh thâm căn cố đế của những hạng trí thức Ca-tô như Vũ Linh Châu là: Viết ít thì sai ít, viết nhiều sai nhiều, càng viết càng sai. Không những thế, qua những gì họ viết họ còn tự chứng tỏ trình độ hiểu biết của mình về những vấn đề mình viết ra không thể gọi là trình độ, mà chỉ bắt nguồn vào sự cuồng tín tôn giáo của mình. Trong cuốn “Thực Chất Của Giáo Hội La Mã”, Quyển 2, trang 482, Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang định nghĩa “cuồng tín” tương đương với một “khuyết tật”, nghĩa là “tổng hợp của dốt nát, ngu đần và hợm hĩnh”. Còn trong tự điển “The American Heritage Dictionary” thì “cuồng tín” có nghĩa là sự cuồng nhiệt phi lý về một đức tin (excessive irrational zeal to a faith or the like).

Sự sai lầm và cuồng tín của ông Vũ Linh Châu ở đây là ông không hiểu được rằng, các ông muốn gọi tôn giáo của các ông như thế nào là quyền của các ông, nhưng không có một lý do nào để người khác cũng phải gọi như vậy theo các ông, và ông không có một quyền hạn nào để lên án họ nọ kia khi họ không gọi tôn giáo của các ông như các ông muốn. Hơn nữa cái danh xưng “công giáo” mà các ông thường gọi lại không có một căn bản nào có thể thuyết phục được người ngoại đạo.

Cho ông một thí dụ: Các ông gọi giáo hoàng Benedict XVI một điều là “đức thánh cha”, hai điều là “đức thánh cha”. Nhưng đối với những người ngoại đạo như chúng tôi, biết rõ về vấn nạn đạo đức của các giáo hoàng từ xưa tới nay, kể cả giáo hoàng tiền nhiệm là John Paul II và giáo hoàng đương nhiệm là Benedict XVI, thì không thể nào gọi ông ta là “đức thánh cha” được, vì mấy ông đó còn phàm hơn cả người phàm: vô đạo đức, gian dối, bao che cả đống linh mục (Chúa thứ hai) can tội loạn dâm hay ấu dâm, cho nên một số người Anh đã đòi bắt ông ta bỏ tù. Nếu ông còn chưa rõ thì tôi cho ông biết là nhiều người Tây phương đã đặt cho giáo hoàng Benedict XVI của ông dưới nhiều danh xưng khác như: criminal, Panzerkardinal, The Vatican’s Enforcer, “the God’s Rottweiler (Rottweiler là một giống chó giữ nhà rất hung tợn), The Watchdog of orthodoxy, The Grand Inquisitor, và chúng tôi có thể sử dụng bất cứ danh xưng nào ở trên một cách thoải mái, vô tư.. Về danh xưng “công giáo” cũng vậy, các ông gọi tôn giáo của các ông là “công giáo”, nhưng đối với những người ngoại đạo như chúng tôi thì chúng tôi biết rõ là chẳng làm gì có cái gọi là “công giáo”, vì tên chính thức của đạo mà ông Vũ Linh Châu theo là “Roman Catholicism”, phiên âm là Ca-tô Rô-ma Giáo. “Roman Catholicism” không thể dịch là “Công giáo”, cho nên chúng tôi thấy không có một lý do nào để gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là “Công giáo”.

- o 0 o -

Sau đây chúng ta thử bàn chơi chữ nghĩa về danh xưng “công giáo” của người Ca-tô trong lãnh vực học thuật. Trước hết chúng ta cần tìm hiểu người Ca-tô muốn định nghĩa chữ “Công” trong “công giáo” là như thế nào, từ đó chúng ta mới có thể thảo luận về ý nghĩa đó. Trước hết, theo Tự điển Hán-Việt Nguyễn Văn Khôn: Công = Cùng chung, chung cho mọi người. Không tư vị, không thiên lệch; Công = Đánh phá, công kích; Công = Thua. Rối Loạn. Và ông Vũ Linh Châu giảng chữ “công” như sau:

Chữ “công” trong danh xưng Công Giáo có nghĩa là phổ quát là của chung, là công cộng. Công Giáo là đạo chung cho mọi người, đạo luôn luôn mở rộng vòng tay đón nhận bất cứ ai, ở mọi nơi, thuộc mọi chủng tộc, mọi quốc gia... Giống như công viên là cái vườn của mọi người, bất cứ ai muốn ghé vào cũng được. Đó là quan điểm của Tân Ước, nó trái ngược hẳn với Cựu Ước, vì Cựu Ước dậy rằng Đạo chỉ dành riêng cho người Do Thái mà thôi.

Quan điểm nào của Tân ước như vậy, ông Vũ Linh Châu kể ra cho chúng tôi nghe xem nào? Chắc chắn là ông chỉ nhắc lại những điều ông đã được nhồi vào óc chứ thực ra ông chưa hề đọc Tân ước. Nếu ông đã đọc Tân ước thì ông phải biết rằng Chúa Giê-su của ông rất ghét những người không phải là Do Thái, lẽ dĩ nhiên, người Việt Nam không phải là người Do Thái, và trong một trường hợp còn coi họ như “chó”. Hãy chịu khó đọc kỹ Tân Ước đi rồi hãy viết về Tân ước. Một học giả Ca-tô, Giáo sư đại học David Voas đã viết cuốn “The Bad News Bible: The New Testament”, nghĩa là Tân Ước là cuốn sách mang “Tin Xấu” đến cho mọi người. Cùng một nhận định như của Robert G. Ingersoll vào cuối thế kỷ 19: “Tân Ước còn tệ hại, ác ôn hơn là Cựu Ước”.. Chúng ta có thể đọc một đoạn ngắn trong một bài dài “Những Lời Châu Ngọc Về Ki Tô Giáo” của Ingersoll [http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN72a.php]:

Trong Tân Ước, chết chưa phải là hết chuyện, mà chỉ là sự bắt đầu của một hình phạt không bao giờ chấm dứt. Trong Tân Ước, sự hiểm độc của Chúa Con (The malice of God) thì vô tận, khao khát một sự trả thù vô tận của ông ta.

Cái ông Thiên Chúa, khi mang da thịt của loài người (Giê-su) dạy các đệ tử đừng có chống lại sự ác (do not resist evil), hãy yêu kẻ thù, và khi bị tát má này thì hãy đưa má kia ra. Nhưng mà chúng ta lại được dạy rằng, chính cái ông Chúa Con đó, qua cùng những bờ môi thương yêu được mô tả như trên, đã thốt ra những lời nguyền rủa độc ác những người không tin ông ta như sau: Ngươi là loài rắn, là giòng dõi của những rắn độc, làm sao các ngươi thoát khỏi bị đầy đọa hỏa ngục?” (Matthew 23: 33). Đó là những lời phát xuất ra từ một người mà chúng ta được bảo rằng có một tấm lòng “thương yêu không bờ bến tất cả mọi người”.

Giáo lý trừng phạt vĩnh viễn (của Giê-su) là sự ô nhục của mọi sự ô nhục (infamy of all infamies). Và chúng ta được bảo rằng tác giả của hỏa ngục (Giê-su) là một đấng có lòng cực kỳ nhân từ.

Theo giải thích của ông Vũ Linh Châu thì nghĩa của chữ “công” sát với nghĩa thứ nhất trong tự điển của Nguyễn Văn Khôn. Nhưng xét về thực chất của Ca-tô Rô-ma Giáo thì hai nghĩa sau thích hợp hơn, vì Ca-tô Rô-ma Giáo chuyên “đánh phá, công kích” các tôn giáo khác, và ngày nay Ca-tô Rô-ma Giáo đang thua và rối loạn vì sự vô đạo đức của Giáo hoàng đương nhiệm, Benedict XVI, cũng như của một số không nhỏ các “Chúa thứ hai” can tội loạn dâm và ấu dâm. Sự suy thoái của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Âu Châu, cái nôi của Ca-tô Giáo trước đây, mà Hội Đồng Giám Mục Âu Châu cũng như “the God’s Rottweiler alias Benedict XVI đã phải thú nhận là “Âu Châu sống như là không hề có Gót và cũng chẳng cần đến sự cứu rỗi của Giê-su” đã chứng tỏ sự thua kém và rối loạn của Ca-tô Rô-ma Giáo, không những ở Âu Châu mà còn trên khắp thế giới.

Nghĩa thứ nhất: phổ quát, là của chung, là công cộng, không thể nào thích hợp cho Ca-tô Giáo. Thứ nhất, phổ quát hay “khắp thế giới” là dịch từ chữ “universal” nhưng trong tất cả những nghĩa của từ “Universal” không có nghĩa nào là “Công” cả. Với “công”, chúng ta có “công viên” (Public Park chứ không phải là Catholic Park) như ông Vũ Linh Châu so sánh với “công giáo” [VLC = giống như công viên], là nơi mà bất cứ ai cũng có thể vào đó để dạo chơi, thư dãn hay tập thể dục, nhảy múa v…v…, và nhiều khi còn dắt chó vào ỉa bậy nữa. Chúng ta cũng còn có “cầu tiêu công cộng” (public toilet chứ không phải là catholic toilet) là nơi bất cứ ai cũng có thể vào đó đi tiểu đi tiêu (ở một số địa phương có nhiều người vào đó thấy dơ quá đành nín tè, không dám đi). Bởi vậy Đại Tá Trần Văn Kha đã châm biếm, dịch “Công giáo” là “Public Religion”. Chúng ta có thể vào công viên, cầu tiêu công, mà không cần phải rửa tội, không phải ở trong đó để học giáo lý công viên hay giáo lý cầu tiêu. Rất khác với chuyện vào Ca-tô Rô-ma Giáo, không phải ai muốn vào cũng được, mà phải qua nghi thức rửa cái tội không hề có, và phải ở trong đó để được nhồi sọ các giáo lý hoang đường gian dối như tôi đã chứng minh ở đoạn cuối bài “Nói Với Những Người Ca-tô Việt Nam”.

Người Ca-tô Việt Nam muốn gọi “Roman Catholicism” là gì thì gọi. Nhưng chúng tôi phiên âm Roman Catholicism là Ca-tô Rô-ma Giáo thì có gì là sai. Tại sao chúng tôi phải gọi là “công giáo” khi chúng tôi biết rõ ở trên đời chẳng có cái gì có thể gọi là “công giáo”. Tôi viết sách và viết rất nhiều bài, sử dụng từ “công giáo”, không phải là tôi đồng ý với ý nghĩa “công” của người Ca-tô mà vì nó là một danh từ quen thuộc, và mục đích của tôi là để cho mọi người thấy bộ mặt thực của một tôn giáo mang tên “công giáo”. Thực ra thì ngày nay những danh xưng chung, chính xác về tôn giáo của những người tin Giê-su, hay Dê-su, là “đạo Giê-su” theo như nhận định của Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity]: “TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU (Bishop JAMES A. PIKE, A Time For Christian Candor, p. 108: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS “JESUSISM”). Nhưng vì “đạo Giê-su” chia ra làm nhiều hệ phái thẳng tay chém giết, tàn sát lẫn nhau nên chúng ta cần phân biệt: Ca-tô Rô-ma Giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su ở thành Rô-ma”; đạo Tin Lành thì nên đổi là “đạo Giê-su phản đối (protest) đạo Giê-su ở thành Rô-ma”, Chính thống Giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su miền Đông”, và Anh giáo thì nên đổi là “đạo Giê-su của người Anh”. Điều này rất hợp lý vì người mà ông Vũ Linh Châu gọi là người “công giáo” đúng ra phải gọi là người “Công giáo Rô-ma” (Roman Catholic), nếu ông muốn dịch Catholic là “công giáo”. Từ “Công Giáo” của người Việt, bỏ đi chữ Rô-ma, chẳng qua chỉ là một cưỡng từ thiếu sót và vô nghĩa. Nhưng chính “Roman Catholic” cũng lại là một cụm từ vô nghĩa, bởi vì Roman là tĩnh từ chỉ về sự thuộc thành Rô-ma ở Ý, có nghĩa rõ rệt là một “particular”, nghĩa là một cái gì chỉ thu hẹp trong một phạm vi, không có tính tổng quát hay phổ quát (not general or universal), trái ngược với từ “catholic” có nghĩa là phổ quát (universal). Cho nên ghép một cái gì phổ quát với một địa danh thu hẹp trong một nước ở Tây phương thì hai từ Roman và Catholic trở nên nhập nhằng một cách vô nghĩa, nhưng người Ca-tô vẫn dùng mà không hề thấy ngượng. Chức vị chính thức của Giáo hoàng là “Giám mục thành Rô-ma” (Bishop of Rome), chẳng liên hệ gì tới Việt Nam. Nhưng ai muốn tuân phục ông ta theo “đức vâng lời” thì cứ việc, vì đó là quyền tự do tín ngưỡng mà Thượng đế của Ki Tô Giáo ban cho con người Ki-tô.

Ca-tô Rô-maGiáo ở Việt Nam chẳng qua chỉ là đạo Giê-su ở Rô-ma truyền tới, cho nên chúng ta thường nói đến “Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam”, hay quen thuộc hơn, “Giáo Hội Ca-tô La-mã tại Việt Nam”. Chúng ta cũng thấy trên Internet có trang nhà Việt Catholic (Vietcatholic). Nhưng ít người hiểu được rằng, Việt Catholic cũng mâu thuẫn và vô nghĩa như Roman Catholic. Đã là Việt (a particular) thì không thể là Catholic (Universal). Vì không hiểu như vậy cho nên Chu Tất Tiến hay ông Vũ Linh Châu cho rằng những từ như Ca-tô, Da-tô hay Gia-tô là để mạ lỵ gián tiếp cái đạo Ca-tô Rô-maGiáo của ông ấy mà ông ấy vẫn cho phải là “Công giáo” (sic), trong khi thực ra những từ trên chỉ là những phiên âm chính xác và quen thuộc, đã dùng nhiều trong quá khứ, ít ra là trong vài trăm năm trước đây...

Một danh xưng “tự xưng” của một tập thể thì chỉ có giá trị đối với tập thể đó. Danh xưng đó dùng sai vì thiếu hiểu biết mà ông Vũ Linh Châu muốn mọi người có đầu óc cũng phải gọi sai, hiểu sai như mình thì thật là chuyện không tưởng. Hơn nữa ông Vũ linh Châu còn lộng ngôn cho những người không gọi “đạo Giê-su ở thành Rô-ma” là “công giáo”, hay phiên âm đúng từ “Roman Catholicism” là Ca-tô Rô-ma Giáo” là “mất dạy, vô giáo dục”. Vậy ai dạy ông Vũ Linh Châu viết như vậy, và giáo dục Ca-tô của ông Vũ Linh Châu có thể gọi là giáo dục được không? Tôi có đọc một đoạn của Garlic Le trên trang nhà Sách Hiếm trước đây khi phê bình bài viết về “Vài Ý Nghĩ Về Danh Xưng Công Giáo” của ông Vũ Linh Châu trên website “Lương Tâm Công Giáo”:

Tôi nghĩ những nhà lãnh đạo tinh thần của ca-tô-lic cần phải xem xét lại tư cách và trình độ của Vũ Linh Châu khi viết bài trên diễn đàn website lương tâm công giáo, có phải VLC là con chiên thứ thiệt nhưng do chỉ là chiên nên không rõ ngôn ngữ loài người

Ca-tô Rô-ma Giáo xâm nhập Việt Nam từ 1533, vậy trong vòng 421 năm trước năm 1954, năm Ngô Đình Diệm lên cầm quyền ở Nam Việt Nam, người Việt Nam gọi Ca-tô Rô-ma Giáo là gì? Có phải là “Công giáo” hay không? Hãy đọc Linh mục Vũ Đình Hoạt trong cuốn "Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan":

"Tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo [sic], vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội La Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được. " [Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan - Tập II ( Falls Church, VA: Alpha, 1991), trang 1013-1014.]

(SH): Cần biết là việc Toà Thánh Vatican ra lệnh cho các tu sĩ ở Miền Nam Việt Nam công bố một văn thư tuyên bố công khai về danh xưng “Công Giáo” phải được sử dụng trong các văn thư hành chánh, và các sách giáo khoa, cũng như trong các ấn phẩm văn học, để thay thế cho các danh xưng trước đó chỉ xảy ra sau khi Tổng Thống Da-tô Ngô Đình Diệm mới được Hoa Kỳ và Vatican đưa lên cầm quyền vào ngày 7/7/1954.

Ông Vũ Linh Châu viết:

Trong kinh Tin Kính, một kinh tóm gọn các tín điều căn bản của đạo Công Giáo, mọi giáo dân đều phải tuyên xưng mỗi đầu thánh lễ, có dịp đi nhà thờ Việt –Mỹ, chúng ta sẽ nghe câu này:

“I believe in one holy, catholic and apostolic Church”

Hội đồng các Nhà Thần Học Công Giáo Việt Nam đã dịch sang Việt ngữ là: “Tôi tin một Giáo Hội thánh thiện, công giáo và tông truyền”.

Không ai có thể sửa lại là : “Tôi tin một Giáo Hội thánh thiện, được quốc gia thừa nhận và tông truyền”.

Thứ nhất, Hội đồng các nhà thần học Công giáo Việt Nam dịch ra sao là chuyện của các nhà thần học. Thần học là một môn học không có chủ đề, hay nói cho đúng hơn là một chủ đề thuộc loại đoán mò, vì chủ đề (Thần), có những thuộc tính như vô hình (invisible), không ai biết được (unkowable), không ai hiểu được (incomprehensible), ba trong 23 thuộc tính Ca-tô Rô-ma Giáo dùng để mô tả thần của Ca-tô Giáo. Vì vậy Richard Dawkins đã viết trong cuốn “Sự Trống Rỗng Của Thần Học” [The Emptiness of Theology]: Cái gì làm cho bất cứ ai nghĩ rằng Thần Học thật sự là một chủ đề?[What makes anyone think that "theology" is a subject at all?]. Ngô Triệu Lịch cũng đã nhận định: thần học Ki Tô Giáo chỉ là thần học đoán mò, vì có ai biết Thần của Ki Tô Giáo là cái gì đâu. Cho nên ông Vũ Linh Châu mang cái Hội đồng các nhà thần học Công giáo Việt Nam để làm căn bản thuyết phục người đọc thì làm sao có thể thuyết phục được những người có đầu óc.

Cho nên các nhà thần học Công giáo Việt Nam, tốt nghiệp môn thần học của Ca-tô Giáo, thường nói ba láp mà không biết mình nói cái gì. Dịch “catholic” là công giáo là dịch tầm bậy. Còn trong lãnh vực học thuật thì “catholic”, trong ngữ cảnh của Kinh Tin Kính chỉ là một tĩnh từ có nghĩa “phổ quát”. Nghĩa của từ “catholic” trong tự điển là: Catholic = Of broad or general scope; universal, all-inclusive, sát với nghĩa của ông Vũ Linh Châu: phổ quát là của chung, là công cộng. Và có lẽ các nhà thần học Việt Nam cũng như ông Vũ Linh Châu không biết rõ xuất xứ của từ “catholic” và các thượng phụ Ca-tô dùng từ “catholic” với ý gì. Chúng ta sẽ đi vào vấn đề này trong một đoạn sau. Trước hết, vì ông Vũ Linh Châu nói đến Kinh Tin Kính vậy chúng ta cũng nên biết qua về nội dung Kinh Tin Kính của Ca-tô Giáo.

Căn bản những niềm tin chính trong Ca-Tô Giáo được gói ghém trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm 150. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa Con Giêsu lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời có tính cách mơ hồ, trống rỗng vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều. Kinh này có tên là Kinh Tin Kính Athanasius. Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Ca-Tô Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản. Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.

Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo Lý Công Giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.

Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng
dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô
là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi,
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi bà Maria đồng trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,
xuống ngục tổ tông,
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng;
ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.

Bản kinh trên rõ ràng là sản phẩm của một số người ở vài thế kỷ đầu, không hiểu gì về vũ trụ học, sinh học, di truyền học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, địa chất học, vật lý học hiện đại v...v..., những môn học mới phát triển trong những thế kỷ gần đây. Ngoài ra, bản kinh này còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, phi lý, hoang đường, chỉ hợp với những tín đồ đã bị điều kiện hóa, không có khả năng tự mình suy nghĩ. Tôi đã phân tích phê bình chi tiết bản Kinh này trong Chương II, cuốn “Đức Tin Công Giáo”, Giao Điểm xuất bản năm 2000. Ở đây tôi chỉ muốn đưa ra một nhận định tổng quát của Giám Mục John Shelby Spong về Kinh Tin Kính trong cuốn Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết:

Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức về thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người.

[John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 4: The words of the Apostles' Creed, and its later expansion known as the Nicene Creed, were fashioned inside a worldview that no longer exists. Indeed, it is quite alien to the world in which I live. The way reality was perceived when the Christian creeds were formulated has been obliterated by the expansion of knowledge..]

Tại sao Giám mục Spong lại nhận định như vậy? Bởi vì ngày nay không còn mấy ai có đầu óc mà còn tin vào những chuyện hoang đường như “Chúa Trời dựng nên trời đất”, “Giê-su sinh ra từ một nữ trinh”, “Giê-su chết đi, xuống ngục tổ tông, rồi sống lại bay lên trời ngồi bên tay phải của Chúa Cha”, “xác chết loài người về sau sống lại” v…v… Kinh Tin Kính chẳng qua chỉ là một sản phẩm thần học trong thời sơ khai của Ki Tô Giáo mà Giáo hội Ca-tô bắt các tín đồ phải tin những điều mà họ chẳng hiểu gì. Tất cả chỉ là “Tôi tin…Tôi tin…”, nhắm mắt mà tin, không tin thì bị vạ tuyệt thông, không được lên thiên đường để sống cuộc sống đời đời với Chúa. Điều lạ là trong thời buổi này mà con người vẫn còn mang cái Kinh Tin Kính ra, coi đó là những chân lý mạc khải, không thể sai lầm. Thật đúng như Mục sư Ernie Bringas đã nhận định: “phần lớn tín đồ Ki Tô (đặc biệt là tín đồ Ca-tô Việt Nam. TCN) đều có một đầu óc cũ kỹ (an astrolabe mind), sự hiểu biết về tôn giáo của họ thuộc thế kỷ 17”. Với sự hiểu biết về Ca-tô Rô-ma Giáo thuộc thế kỷ 17 nên các thừa sai Ca-tô như Alexandre de Rhodes v… v…đã đến Việt Nam đầu độc đầu óc lớp dân thấp kém ở Việt Nam bằng những điều bịp bợm hết sức hoang đường và để lại cho dân Việt Nam một hệ lụy kéo dài cho tới ngày nay, di hại của nền đạo lý Thiên-La Đắc-lộ qua những mẫu người như Vũ Linh Châu.

Về từ “catholic” mà Giáo hội Ca-tô tự nhận vào khoảng đầu thế kỷ 2 chẳng qua chỉ là nói lên ý định, mục đích thống trị hoàn cầu của Giáo hội, nhấn mạnh đến mục tiêu bành trướng đạo trên khắp thế giới (universal scope), một mục tiêu vẫn tiếp tục duy trì cho đến ngày nay. Lịch sử Ca-tô Rô-ma Giáo cho thấy tất cả 7 núi tội ác của Giáo hội mà Giáo hội đã xưng thú cùng thế giới ngày 12 tháng 3, 2000, đều nằm trong mục đích bành trướng trên thế giới này, nghĩa là mua chuộc hoặc ép con người vào đạo chứ chẳng phải để cho con người ai muốn vào thì vào. Những thủ đoạn của Ca-tô Rô-ma Giáo ở Việt Nam để cải đạo bằng mua chuộc hay ép người dân vào đạo dưới thời Ngô Đình Diệm và còn kéo dài cho tới ngày nay dưới vài hình thức đã chứng tỏ hơn gì hết cái gọi là “catholic” của Giáo hội hoàn vũ tiên khởi.

Hi vọng bài viết này là một bài học cho ông Vũ Linh Châu về chân kiến thức về Ca-tô Rô-ma Giáo, và đặc biệt là về cách xử thế ở ngoài đời: những gì mà người Ca-tô tin, và những danh xưng người Ca-tô gọi, không thể mong muốn một cách vô lý là người ngoại đạo cũng phải tin và gọi như họ.

Trần Chung Ngọc

Grayslake, Illinois

Ngày 15 tháng Tư, Tân Mão (2011)


Các bài tôn giáo cùng tác giả


 ▪ “Ngày Tận Thế” của Ki Tô Giáo  - Trần Chung Ngọc

Cây Thập Giá Trong Kitô Giáo - Trần Chung Ngọc

Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! - Trần Chung Ngọc

Di Hại Của “Nền Đạo Lý Thiên-La Đắc-Lộ” - Trần Chung Ngọc

Giê-su Ki-tô - Cuộc Đánh Cá Của Người Vô Thần - Trần Chung Ngọc dịch

Hình Ảnh Suy Thoái Của Ki Tô Giáo Trên Thế Giới - Trần Chung Ngọc

Huyền Thoại Cứu Rỗi  - Trần Chung Ngọc

Lịch Sử các Giáo Hoàng - Trần Chung Ngọc

Những Lời Châu Ngọc Về Ki-tô giáo - Robert G. Ingersoll - Trần Chung Ngọc

Những Yếu Tố Chính Đưa Đến Sự Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 2 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 3 - Trần Chung Ngọc

Nhân Vật Mary Trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma - 4 - Trần Chung Ngọc

TÔI ĐỌC CUỐN: “Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một S - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 1 - Trần Chung Ngọc

Tìm Hiểu Vấn Nạn Linh Mục Loạn Dâm - 2 - Trần Chung Ngọc

Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Suy Thoái - Trần Chung Ngọc

Tản Mạn Về Thần Học Ki-Tô Giáo - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 6 >>>

Trang Tôn Giáo




Đó đây


2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -

2024-04-12 - 326-1: Người Việt Theo Đạo Ki-tô La-mã Nhớ Ơn Lê Văn Duyệt -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>