Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam Nguyễn Mạnh Quang http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16b.php PHẦN III CHƯƠNG 16 Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Dân Tộc Pháp (tiếp theo)
E.- THỜI KỲ THỨ NĂM (1830-1848) Sách sử gọi biến cố này là Cách Mạng Tháng 7/1830. Các nhà lãnh đạo tân chính quyền nghĩ rằng Nếu thiết lập chế độ cộng hòa và đưa những người cực tả lên nắm chính quyền, THÌ rất có thể sẽ xẩy ra cuộc tắm máu rùng rợn trả thù ác liệt những người đã nhiệt liệt ủng hộ chính quyền đạo phiệt của hai tên bạo quân Louis XVIII và Charles X, đặc biệt là những phần tử cuồng đạo đã say lao vào hố sâu tội ác trong thời hai tên bạo chúa này còn tại vị. Cũng nên biết là người dân Âu Châu dù là đã từ bỏ Giáo Hội La Mã để theo đạo Tin Lành hay không theo tôn giáo nào cả, những cũng vẫn còn ít nhiều chịu ảnh hưởng của những lời dạy dã man của Chúa Bố Jehovah đã phán trong Cựu Ước (“Mắt trả mắt, răng trả răng, chân trả chân, và sinh mạng trả bằng sinh mạng.” Exodus (21:23-25), Deutoronomy (19: 21) và Levicus (24:19-20) Dù là thế, họ cũng phải cương quyết dứt bỏ việc tái lập vương quyền cho dòng họ Bourbon (ngành của Vua Louis 16, 18 và Charles X) để xoa dịu lòng cằm thù của nhân dân Pháp đối với chi hệ hoàng gia này. Cuối cùng, họ quyết định thiết lập chế độ quân chủ lập hiến như ở nước Anh và chọn ông hoàng thuộc chi hệ khác của dòng họ Bourbons là Louis Philippe đưa lên ngai vàng để ổn định tình thế. Ông hoàng này thuộc hệ Orleans, có tinh thần tự do và nặng tính trưởng giả. Vì thế mà sách sử thường gọi ông lả “Bourgeois King”. Lẽ ra Pháp phải học theo kinh nghiệm Hoa kỳ hơn 40 năm trước, vì kinh nghiệm cho thấy “quyền hành sinh tội ác”, không thể tin rằng chính quyền sẽ tốt, mà quốc hội phải kềm chế để cho chính quyền chỉ có thể tốt, . Trong mấy tháng mùa hè năm 1787, khi các nhà cách Mạng Hoa Kỳ đang soạn thảo hiến pháp, một nhà trí thức Hoa Kỳ là ông John Dickinson đã từng nói rằng: “Ai là những người được tự do? Không phải những người mà chính quyền của họ hợp lý và công bằng, nhưng là những người mà chính quyền của họ bị kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ đến độ cái chính quyền đó chỉ có thể hợp lý và công bằng". [38] Tiếc rằng các nhà lãnh đạo cuộc Cách Mạng Tháng 7/1830 đã không học được câu nói lịch sử trên đây của nhà trí thức Hoa Kỳ John Dickinson. Khi đưa ông hoàng Louis Philippe lên cầm quyền cai trị nước Pháp, họ tin rằng ông hoàng này là con người tốt thích hợp với hoàn cảnh hay tình thế của nước Pháp vào thời điểm 1830, nhưng họ lại không đưa ra biện pháp kiềm chế và kiểm soát chặt chẽ nào khiến cho ông ta chỉ có thể tốt, chỉ có thể ngay thẳng và chân thành, vị quốc vị dân, chứ không vị phe đảng tư bản giầu có và vị Vatican. Chính vì thế mới nên nông nỗi! Đúng ra, chính quyền của Vua Louis Philippe bị cả phe cực tả (thân Cách Mạng 1789) và cực hữu (bảo hoàng và thân Vatican) chống đối và đều muốn lật đổ. Phe tả là những những thành phần có tinh thần cách mạng, mong muốn nước Pháp phải theo chế độ cộng hòa, tiến hành những chương trình cách mạng với những biện pháp cải cách về chính trị mở rộng quyền tự do chính trị cho mọi người đến tuổi trưởng thành được tham gia vào các cuộc bầu cử cũng như ứng cử vào quốc hội, tham dự vào các cuộc bầu cử tuyển chọn người lãnh đạo ngành hành pháp, công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng của mọi người dân. Họ không thích những biện pháp chống lao động và những biện pháp làm giá cả hàng hóa mắc mỏ do chính sách đánh thuế cao và hàng hóa nhập cảng gây ra. Phe hữu là (a) những phần tử bảo hoàng muốn tái lập vương quyền cho con cháu trực hệ của vua Charles X, (b) Vatican vớ giới tu sĩ và những con chiên cuồng tín thù ghét điều khỏan “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Điều khoản này đã có sẵn từ thời Cách Mạng 1789, được lưu giữ trong các bản hiến pháp của thời Hoàng Đế Napoleon I, bị hủy bỏ trong những năm 1815-1830, và được tái lập trong bản hiến pháp thời Vua Louis Philippe. và (c).những người tưởng nhớ và tôn thờ Hoàng Đế Napoléon I cũng muốn giành ngai vàng cho con cháu của người anh hùng này. ”[39] Cũng vì cả hai phe tả và hữu đều muốn lật đổ nhà vua, cho nên mới có âm mưu ám sát ông vào tháng 7 năm 1835 do Giuseppe Marco Fieschi (1790 – 1836) xẩy ra vào khi nhà vua đang từ Công Trường Cộng Hòa (Place de la République) theo Đại Lộ Temple (boulevard de Temple) đến Khám Đường Bastille, khiến cho có một số người chết và bị thương, nhưng nhà vua may mắn được thoát nạn. Tính ra, trong gần 18 năm tại vị, có ít nhất là 7 vụ âm mưu sát hại nhà vua. Tất cả 7 vụ này có thể là do phe tả, cũng có thể là do phe hữu (có Vatican ở hậu trường).. Lịch sử cho thấy rằng, bất kỳ chính quyền nào liên minh với Vatican, thì ít nhiều cũng phải hành xử theo ý muốn của Vatican. Hễ theo ý muốn của Vatican là đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân lọai để phục vụ cho quyền lợi bất chính của Vatican cùng nhóm thiểu số phản động phong kiến và giới người giầu có (liên minh với Vatican). Với tình trạng này, đương nhiên là chính quyền trở thành tham tàn, bạo ngược và thất nhân tâm. Nhiên hậu, đại khối nhân dân bị trị căm giận và thù ghét. Vấn đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng với nhiều chi tiết trong Phần VI của tập sách Họ Và Chúng Ta có đăng online trên sachhiem.net. Càng về sau, chính quyền của Vua Louis Philippe càng trở nên thất nhân tâm. Vào mấy năm sau chót của chế độ, khi dư luận lên tiếng tố cáo là chính quyền của ông là chính quyền của những người giầu có, thì ông Thủ Tướng Francois Guizot của chính quyền đáp lại bằng một câu nói hết sức phi chính trị rằng, “Get rich!”. Sách Living World History viết: “Chế độ của Vua Louis Philippe là phục vụ cho quyền lợi của những thành phần giầu có nhất trong giới kinh doanh. Những thành phần có tinh thần tự do thuộc giới trung lưu càng ngày càng trở nên bất mãn. Họ mong muốn chính quyền phải giảm hạ điều kiện đóng thuế tài sản để cho nhiều người được hưởng quyền bầu cử và ứng cử. Thái độ của chính quyền đối với vấn đề cải cách chính trị được biểu lộ rõ ràng qua lời nói của thủ tướng Francois Guizot. Ông ta đã trả lời thẳng thừng rằng “các ông hãy trở nên giầu có.[40] Cũng nên biết là trong chế độ của Vua Louis Philippe, theo luật, muốn được tham dự bầu cử và ứng cứ, thì đương sự phải có một số tài sản được tính theo số tiền đóng thuế tài sản, ít nhất là 200 Francs thì được quyền đi bầu, và từ 500 francs trở lên thì mới được quyền ứng cử dân biểu. Thomas P. Neil, Story of Mankind (New York: Holt, Rinehart and Winston Inc., 1968), p. 618, “Only those who paid 200 francs in direct taxes could vote, and only those who paid 500 francs could serve as reprentaivie.” Hai chữ “Get rich!” của ông Thủ Tướng Francois Guizot có thể hiểu là “Vậy thì TẠI SAO các ông không làm giàu đế có đủ điều kiện được đi bầu và được ra ứng cử?” Câu trả lời phi chính trị này khiến cho người viết nhớ lại trong thời chế độ đạo phiệt Ngô Đình Diệm (1954-1963) ở miền Nam Việt Nam. Thời đó có nhiều người than phiền và tố cáo rằng chế độ Ngô Đình Diêm đã ưu đãi quá nhiều cho tín đồ Ki-tô và kỳ thị quá nặng đối với những người thuộc các tôn giáo khác. Để trả lới những lời than phiền hay tố cáo này, những người của Nhà Thờ Vatican thường trả lời rằng, “Vậy thì TẠI SAO quý vị không theo đạo Ki-tô để được ưu đãi và khỏi phải bị kỳ thị nặng nề như vậy nữa?” Thái độ bất cần dân như vậy của Thủ Tướng Francois Guizot cho chúng ta thấy rằng tới năm 1848, chế độ của Vua Louis Philippe quả thật đã như một trái lê chín muồi sắp rụng, lực lượng cách mạng của đại khối nhân dân bị trị chỉ cần thò tay ra hái lấy mà thôi. F.- THỜI KỲ THỨ SÁU (1848-1870) (Vatican lặn sâu treo cao vào thượng tầng quyền lực để tái lập chế độ đạo phiệt) Nói đến sách lược “lặn sâu trèo cao” của Vatican vào thượng tầng quyền lực của chính quyền Pháp trong thời kỳ này, là phải nói đến con mồi mà Vatican nhắm tới là Tổng Thống Louis Napléon của nền Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc, và nói đến nhân vật chính trị này, thiết tưởng phải nói đến thân thế và cuộc đời của ông từ thuở ấu thời. 1.- THÂN THẾ VÀ CUỘC ĐỜI CỦA LOUIS NAPOLÉON Louis Napoléon sinh ngày 20/4/1808. Ông là cháu gọi Hoàng Đế Napoléon I là chú ruột. Sau thảm bại tại trận đánh Waterloo ở Bỉ vào ngày 18/6/1815, Hoàng Đế Napoléon I bị lưu đày ra đảo Saint Helens, chế độ đạo phiệt Da-tô được tái lập. Những thành phần tham dự và ủng hộ cuộc Cách Mạng 1789 và chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I đều bị lăng nhục và bị triệt hạ bằng mọi cách (đã nói rõ ở trên). Gia đình và thân nhân của Hoàng Đế Napoléon I bị truy lùng ráo riết và bị bách hại hết sức man rợ. Riêng Hoàng Hậu Marie Louise và mấy người con được triều đình nước Áo che chở nên thoát nạn. Nguyên do là vì bà vốn là công chúa của nước Áo. Lúc đó, Louis Napoléon mới có 8 tuổi cũng phải trốn ra khỏi nước Pháp, chạy sang nước Thụy Sĩ sống lưu vong, rồi đến định cư ở nước Ý. Cũng nên biết là vào những năm này, nước Ý có nhiều tiểu quốc, mỗi tiểu quốc tương đương với một tỉnh, trong đó, có một số tiểu quốc ở miền Trung nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Tòa Thánh Vatican. Những tiểu quốc này được gọi là “papal states” và nằm dưới quyên bảo vệ của nước Áo. Trong những năm 1830-1831, phong trào Cách Mạng bùng lên ở Ý và nhiều nước Âu Châu khác. Louis Napoléon tham gia Cách Mạng ở miền Trung nước Ý chống lại chính quyền của giáo hoàng ở kinh thành Rome. Cuộc Cách Mạng này bị chính quyền Áo đàn áp thẳng tay. Có nhiều người bị thiệt mạng, và nhiều người bị bắt giam. Riêng Louis Napoléon thoát nạn vì được vị sĩ quan người Áo chỉ huy quân đội đàn áp cuộc cách mạng này che chở. Có người cho rằng vị sĩ quan này là bà con với thân mẫu của ông. Thoát hiểm trong cuộc đàn áp kỳ này, sau đó, ông lại lẻn về Pháp tiếp tục hoạt động cách mạng chống lại các chính quyền phản động phong kiến Âu Châu. Cuối năm 1836, ông bị chính quyền Pháp của vua Louis Philippe lưu đày sang Thụy Sĩ. Ở đây, ông vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng. Vì vậy, năm 1838, ông bị chính quyền Thụy Sĩ trục xuất, ông phải di chuyển sang Anh quốc. Ngày 6 tháng 8 năm 1840, ông cùng 56 đồng chí từ Anh dùng thuyền lén trở về Pháp, đổ bộ ở một điểm gần Boulogne nhưng bị bắt và bị xử giam vĩnh viễn tại một lâu đài gọi là “University of Ham”. Trong thời gian bị giam ở đây, ông móc nối và liên lạc với các thành phần cách mạng thiên tả. Năm 1844, ông nhờ họ đăng bài “Hủy diệt tình trạng nghèo đói” (Extinction du pauperisme) của ông. Ngày 25/5/1846, ông vượt ngục trốn sang Anh. Ngày 21/2/1848, cách mạng bùng nổ ở Paris, vua Louis Philippe tẩu thóat, trốn đi sống lưu vong ở nước ngòai. Chính phủ lâm thời được thành lập và thi hào Lamartine được đưa lên làm tổng thống. Nhận được tin Cách Mạng bùng nổ ở Paris, Louis Napoléon vỗi vã trở về Pháp để tham gia Cách Mạng. 2.- TÌNH HÌNH NƯỚC PHÁP VÀO NĂM 1848 Năm 1848 là năm có rất nhiều biến cố xẩy ở Âu Châu và ở riêng nước Pháp. Một trong những biến cố này là bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (Communist Manifesto) của hai ông Karl Marx (1818-1883) và Frederick Engels (1820-1895) được công bố (vào ngày 21/2/1848). Cũng vào thời gian này, phe Xã Hội Cấp Tiến do Louis Blanc lãnh đạo đưa ra kế hoạch cải cách xã hội để làm giảm nhẹ tình cảnh khốn cùng của đại khối dân nghèo thất nghiệp bằng cách thành lập “Công Xưởng Quốc Gia” (National Workshops), theo đó thì các nhà máy kỹ nghệ được thiết lập bằng tiền tài trợ của nhà nước và do anh em công nhân quản lý. Giới tư bản, tư sản và những người ôn hòa không ưa kế hoạch này. Họ đề nghị sửa đổi Công Xưởng Quốc Gia do ông Louis Blance đề nghi theo dự án thâu nhận những người thất nghiệp vào làm những công việc công cộng được trả tiền trợ cấp. Chẳng bao lâu có tới 20% người dân trong kinh thành Paris sống tùy thuộc vào dự án này. Tình trạng này làm cho ngân quỹ quốc gia vốn đã thiếu hụt lại càng trở nên thiếu hụt nhiều hơn. Tháng 5 năm 1848, nước Pháp bầu xong Quốc Hội Lập Hiến. Kết quả có nhiều thành phần tư sản và ôn hòa được bầu vào trong Quốc Hội. Ngày 18/5, Quốc Hội nhóm phiên họp đầu tiên và bắt đầu thay thế chính phủ lâm thời. Việc làm đầu tiên của Quốc Hội là giải tán Công Xưởng Quốc Gia. Việc làm này khiến cho công nhân bị thất nghiệp và họ nổi loạn chống chính quyền. Kể từ ngày này, Paris ở trong tình trạng hỗn loạn với những cuộc chiến giữa một bên là những công nhân thất nghiệp được đại khối dân nghèo lao động nhiệt tình ủng hộ, và một bên là quân lính chính phủ và giai cấp tư sản, những người giầu có cùng với những thành phần phản động và phản cách mạng. (Hầu hết những thành phần phản động và phản cách mạng là những thành phần quý tộc, tư bản và tín đồ Da-tô còn tuyệt đối trung thành với Vatican). Cuộc chiến vô cùng ác liệt, máu đổ chan hòa, thây người nằm ngổn ngang trên khắp các đường phố Paris. Tình trạng này được sách Living World ghi lại như sau: “Quốc Hội Lập Hiến (được bầu theo cuộc tổng tuyển cử chỉ có nam công dân được đi bầu), khởi họp vào tháng 5/1848 và thay thế chính phủ lâm thời. Hầu hết những đại biểu trong Quốc Hội là những người ôn hòa chống lại chủ nghĩa xã hội. Khi họ quyết định hủy bỏ công xưởng quốc gia thì công nhân nổi loạn chống lại. Suốt 3 ngày trong tháng 6 (1848), cuộc nội chiến ác liệt diễn ra giữa một bên là những người nổi loạn và một bên là quân lính chính quyền ở khắp các đường phố trong kinh thành Paris. Công nhân bị đánh bại và có tới 10 ngàn người bị thiệt mạng. Những “Ngày Tháng Sáu” này để lại mối hận thù cay đắng giữa những người dân nghèo lao động và giai cấp trung lưu ở Pháp.[41] Cuối cùng rồi đâu cũng vào đó và trật tự được vãn hồi. 3.- LOUIS NAPOLÉON THAM CHÍNH Tháng 12 năm đó, tân chính quyền cho tổ chức bầu cử chọn người làm tổng thống nền Đệ II Cộng Hòa. Trong kỳ bầu cử này, có 6 ứng cử viên. Đó là các ông Louis Naopléon, Tướng Calvaignac, Tướng Changarnier, thi hào Lamartine, ông M. Ledru Rollin và ông M. Raspail. Trong số 6 ứng cử viên này, Louis Napoléon có nhiều lợi điểm hơn cả. Ông vừa là cháu gọi Hoàng Đế Napoléon I là chú ruột (vị hoàng đế anh hùng mà nhân dân Pháp kính mến và tôn vinh như là một vị cứu tinh của dân tộc), vừa có thành tích hoạt động cách mạng chống lại phe bảo thủ và chống lại Giáo Hội La Mã, vừa là con người có thủ đoạn chính trị. Vì thế mà ông thắng kỳ bầu cử này một cách dễ dàng với kết quả như sau: [42]
Nói về con người của Louis Napoléon và cuộc bầu cử này, sách Living World History viết: “Những ngày Tháng Sáu cùng làm cho Quốc Hội Lập Hiến lo sợ phải soạn thảo hiến pháp với một tổng thống mạnh (có nhiều quyền hành), được tuyển chọn qua một kỳ tổng tuyển cử chỉ có nam công dân mới được tham dự. Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào tháng 12 năm 1848, người cháu của Hòang Đế Napoleon I là ông Hoàng Louis Napoléon đã thắng cử với đại đa số tuyệt đối. Một con người đầy tham vọng bắt đầu một kế họach củng cố quyền lực hết sức thận trọng.”[43] 4.- VATICAN GIĂNG BẪY LÙA TỔNG THỐNG LOUIS NAPOLÉON VÀO CÁI TRÒNG CATÔ (CATHOLIC LOOP) Như đã nói ở trên, Louis Napoléon là người có thủ đoạn chính trị. Cũng vì thế mà ngay khi vừa được tuyển chọn lên nắm chính quyền, ông liền tìm cách liên kết với phe bảo thủ và phản động để củng cố thế lực và dần dần biến chính quyền thành một chế độ độc tài vào cuối năm 1851, rồi đến cuối năm 1852, sau khi đã bố trí được tất cả các tên tay sai đắc lực vào nắm giữ tất cả những chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng trong chính quyền, ông tuyên bố nước Pháp là một đế quốc theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền và tự tuyên xưng là “hoàng đế”. Sách sử gọi ông là Hoàng Đế Napoléon III. Việc làm này làm cho những thành phần có tinh thần cách mạng cấp tiến chống lại ông.
Như vậy là Vatican đã bố trí được người thân tín của Tòa Thánh vào nắm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng ở trong triều đình Vua Napoléon III. Nhân vật này (Hoàng Hậu Eugénie) có ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong chính sách đối ngoại của nước Pháp trong thời Đệ Nhị Đế Chính (Triều đình Hoàng Đế Napoléon III). Vai trò quan trọng này của Bà được sách sử ghi nhận như sau: (Eugénia Maria de Montijo de Guzmán (b. May 5, 1826, Granada, Spain, d. on July 11, 1920 in Madrid), wife of Napoleeson III and empress of France (1853-1870) , who came to have an important influence on her hudband’s foreign policy.”[44] Kể từ đây, khối tín đồ Da-tô “ngoan đạo” trong các vùng Bretagne, Normandie và Vendée và ở rải rác nhiều nơi trong toàn quốc trước kia quyết tâm chống lại Cách Mạng 1789 và chống chính quyền của Hoàng Đế Napoléon I, bây giờ quay trở lại triệt để ủng hộ và bảo vệ chính quyền của Tổng Thống Louis Napoléon (Napoléon III). Tình trạng này giống y hệt như tín đồ Ca-tô người Việt ở miền Nam ủng hộ vô điều kiện và triệt để bảo vệ các chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.
Cũng nên biết rong thời gian này, Vatican triệt để khai thác vị thế của Hoàng Hậu trẻ đẹp Eugenie bằng cách gửi các tay thuyết khách đến tận triều đình Paris để phối hợp với Hoàng Hậu và Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen, Bá Tước Brenier, Cintra để cùng thuyết phục nhà vua liên kết với Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Sự kiện này được Tiến-sĩ Cao Huy Thuần ghi lại trong cuốn Đạo Thiên Chúa Và Thực Dân Tại Việt Nam như sau: "Chính các vận động để được ủng hộ về sự can thiệp của các nhân vật quan trọng như Tổng Giám Mục Bonnechose ở Rouen và của chính Hoàng Hậu, bà này đã thuyết phục được vua, dù lúc đó vua không có kế hoạch thực dân nào rõ rệt. Các cuộc vận động này được thực hiện bởi hai người truyền giáo: Linh Mục Huc, hội viên Hội Thánh Lazare (Tu Hội Lazariste), cựu đại diện Giáo Hoàng ở Trung Quốc, tác giả cuốn "Đạo Thiên Chúa ở Trung Quốc, Tartarie và Tây Tạng, và Giám Mục Pellerin, đại diện Giáo Hoàng tại Bắc Nam Kỳ." “Trong văn thư đệ lên vua, Linh-mục Huc trình bày các mối lợi mà việc chiếm Việt Nam có thể mang lại cho Pháp….” [45] “Thất vọng vì sự thất bại của phái đoàn Montigny, theo lời khuyên của bạn bè, Giám-mục Pellerin quyết định “đi Pháp để trình bày với nhà vua tình trạng thê thảm của các đoàn truyền giáo do các biện pháp nửa vời gây nên”. Đến Pháp vào đầu tháng 5 (1857), ngày 16/5, ông trình bày trước Ủy Ban và ngày 21/5 ông trao cho họ bản thuyết trình đầy đủ chi tiết trước khi Napoléon cho tiếp kiến… Nhưng sự vụ hình như kéo dài sốt ruột, Giám-mục (Pellerin) tin là phải nên nhắc lại Napoléon III rằng: “Thần xin Chúa Thượng, chúng ta thấy trong thư ngày 30/8/1857 của ông, cho phép thần nói đến các người mới theo đạo khốn khổ ở xứ Cochinchine và các nhà truyền giáo ở xứ An Nam, hiện giờ máu họ đang đổ và tình cảnh của họ còn kinh khủng hơn từ cuộc vận động sau chót của nước Pháp không làm gì cho bọn thần, e rằng đạo Thiên Chúa sẽ bị tận diệt tại các vùng hình như sẵn sàng tiếp đón lợi ích của đạo Thiên Chúa và văn minh. Thần đến xin Chúa Thượng đừng bỏ rơi bọn thần. Điều bệ hạ làm cho bọn thần sẽ khiến cho ân phúc của Chúa ban xuống cho bệ hạ và triều đại huy hoàng của bệ hạ”. Kế đến tháng 11 (1857), Giám-mục Pellerin đi Rome, Giáo Hoàng Pie XI tán thành các cuộc vận động ủng hộ cho các phái đoàn truyền giáo. Xuyên qua các cuộc can thiệp của Linh-mục Huc và Giám-mục Pellerin, chúng ta thấy ý tưởng chính sau đây: Cuộc viễn chinh của họ vận động, nhân danh các người truyền giáo tại Việt Nam, không phải chỉ là cuộc biểu dương lực lượng đơn thuần hay là một cuộc chiếm đóng tạm thời một vài địa điểm của nước Việt Nam, mà hoàn toàn là một cuộc viễn chinh thực dân, nhằm xây dựng một thuộc địa Pháp vĩnh viễn ở góc đất này ở Đông Nam Á. Ý tưởng này được một người truyền giáo khác là Linh-mục Legrand de La Liraye trình bày mạnh mẽ hơn trong một bản trần trình mà y gửi cho Napoléon III vào khoảng tháng 2/1857.”[46] 5.- HẬU QUẢ CỦA BẢN CHẤT HIẾU THẮNG VÀ NGHE LỜI XÚI BẪY CỦA VATICAN Liên kết với Giáo Hội La Mã cùng với phe bảo thủ và phản động tức là chính quyền của Hoang Đế Napoléon III đã đi ngược với chiều hướng tiến hóa của nhân loại và làm cho nước Pháp tụt hậu, nhất là lại nghe lời xúi bẫy của Nhà Thờ Vatican lao vào cuộc chiến chinh phục Việt Nam, can thiệp vào Mễ Tây Cơ (với dã tâm đánh tan và đàn áp chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ chống lại Vatican), nhúng tay ngầm vào cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1861-1865). [Vấn đề Vatican nhúng tay ngầm vào cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã được nói rõ trong bài viết có tựa đề là “Tổng Thống Abraham Lincon” (Phần II) trong tập sách “Những Vị Tổng Thống Mỹ Được Dân Chúng Yêu Kính Nhất”. Tập sách này có thể đọc online tren sachhiem. Vấn đề này cũng sẽ được nói rõ trong Chương 19, Phần IV ở sau]. Dù là đã cấu kết với Giáo Hội La Mã trong chính sách đối ngoaị với những hành động xâm lăng và hiếu chiến như vậy, nhưng chính quyền Napoleon III cũng vẫn không thỏa mãn lòng tham không đáy của các ông bà dân Chúa cuồng tín và phe bảo thủ người Pháp. Vì vậy họ vẫn bất mãn đối với chính quyền của ông. Tình trạng này không những đã làm cho nước Pháp tụt hậu so với các nước Anh và Phổ mà còn làm cho nước Pháp suy yếu, nhân dân Pháp bất mãn, thù ghét chế độ và chỉ chờ có cơ hội là họ vùng lên lật đổ chính quyền để thiết lập một chế độ chính trị mới thoát ra ngoài vòng kềm tỏa của Nhà Thờ Vatican, giống như nước Anh và nước Phổ. Nói về tình trạng này của chính quyền Napoléon III vào năm 1869, sách Men and Nations ghi nhận như sau: “Vào năm 1869, Napoléon III phải đương đầu với sự chống đối từ khắp mọi giới người ở nước Pháp. Ông bị quy trách nhiệm về việc phiêu lưu ở Mễ Tây Cơ, về việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước Ý, không những ông chống lại ngưồi Ý mà còn chống lại luôn cả phe Cộng Hoa và phe Ca-tô giáo. Người Pháp tự do không bao giờ tha thứ cho ông về việc ông hủy diệt chế độ cộng hòa (Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc). Kỳ bầu cử trong năm 1869 cho thấy rõ cả phe bảo thủ và phe tự do đều chống lại chính quyền của ông.” [47] Cũng vì liên kết với Giáo Hội La Mã cho nên chính quyền của Napoléon III trở thành thiển cận, thiếu khôn ngoan và không được nhân dân Pháp ủng hộ. Vì thiển cận và thiếu khôn ngoan cho nên, khi xẩy ra xích mích với nước Phổ dưới quyền lãnh đạo của Thủ Tướng Otto Von Bismarck (1815-1898), thì ông vội vã tuyên chiến với nước Phổ (lọt vào bẫy của nước Phổ) gây nên cuộc chiến Pháp Phổ (19 July 1870—10 May 1871) trong khi chính quyền của ông vừa đang ở cái thế thất nhân tâm với nhân dân Pháp, vừa chưa chuẩn bị chu đáo để lâm chiến. Nói về tình trạng này, sách Story of Mankind viết: “Không chuẩn bị, Napoleon III vội vã tuyên chiến với nước Phổ, trong khi vào lúc đó, thủ tướng của nước Phổ gần như đã thành công thống nhất các tiểu quốc Đức thành một nước Đức thống nhất. Vào năm 1870, quân đội của nước Pháp được coi như là một quân đội hùng mạnh nhất Âu Châu, nhưng lại được tổ chức luộm thuộm và đặt dưới quyền chỉ huy của những người bất tài. Trong khi đó thì quân đội Phổ dưới quyền chỉ huy của Tướng Moltke biết sử dụng những phát minh và sáng kiến mới nhất về chiến thuật và chiến lược. Nhờ vậy mà quân đội Phổ đã dễ dàng đánh bại quân đội Pháp tại Sedan (vào ngày 2 tháng 9 năm 1870), trận đánh quan trọng nhất của cuộc chiến, và chính Hoàng Đế Napoléon III bị quân Phổ bắt làm tù binh trong trận đánh này. Ngay sau đó, ngày 4 tháng 9 năm 1870, Quốc Hội Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ Đệ Nhị Đế Chính của ông.” [48]. Hoàng Đế Napoléon III bi bại trận và quân Phổ bắt. Lợi dụng cơ hội này Quốc Hội Pháp tuyên bố chấm dứt chế đô Đệ Nhi Đệ Chính của ông và tình trạng chính quyền nhập nhằng trộn lộn với tôn giáo cũng chấm dứt luôn. Kể từ đây, Quốc Hội Pháp phải vật lộn với các thế lực phản động và bảo thủ (mà hầu hết là bọn tay sai của Vatican) để ghi vào Hiến Pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” như Quốc Hội Mỹ đã thực hiện được từ năm 1791. Và cuối cùng vào năm 1905, họ đã đạt được mục đích này. Kể từ đó, dù đã dùng cả trăm phương ngàn kế, Thờ Vatican cũng vẫn thất bại, không thể nào đưa nước Pháp trở lại tình trạng như thời các vua Louis XVIII (1815-1824), Charles X (1824-1830) hay thời Đế Nhị Đế Chính (1852-1870) của Hoàng Đế Napoléon III được nữa. Cũng vì thế mà từ đó, ảnh hưởng của Vatican đối với nhân dân Pháp càng ngày càng tàn lụi khi mà khoa học càng ngày càng tiến bộ và trình độ dân trí càng ngày càng được nâng cao qua chính sách giáo dục tự do và khai phóng. IV.- KẾT LUẬN Cuộc tranh đấu của nhân dân Pháp chống lại Vatican là một cuộc chiến trường kỳ, dai dẳng, gay go và quyết liệt với những bước thăng trầm khi thắng, khi bại, khi tiến, khi lui, nhưng cuối cùng họ cũng đã đại thắng cả về phương diện chính trị và nhân tâm: A.- Về phương diện chính trị, họ thành công vẻ vang như việc tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã ở nước Pháp, tước bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi mà các chế độ trước đã dành cho giáo hội cũng như dành cho giai cấp tu sĩ và giới quý tộc, ban hành bản hiến chế dân sự cho giới tu sĩ Ca-tô, theo đó thì họ phải trung thành với hiến pháp nước Pháp, chứ không phải là trung thành với Vatican, phải tôn trọng luật pháp quốc gia giống như tất cả mọi người dân Pháp khác, ghi vào hiến Pháp điều khoản tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền và kể từ năm 1905, điều khoàn này trở thành vĩnh viễn không thể sủa đối và cũng không thể hủy bỏ được. B.- Về phương diện nhân tâm, nhân dân Pháp đã nhìn ra bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của Giáo Hội La Mã. Sự kiện này được thể hiện ra bằng cả suy tư, thái độ, ngôn từ và hành động: C.- Về suy tư, thái độ và ngôn từ: Văn hào Voltaire đã gọi là “cái tôn giáo ác ôn” và học giả Henri Guillemin đã gọi là “cái giáo hội khốn nạn”. Đối với bọn tu sĩ của “cái tôn giáo ác ôn” này, nhân dân Pháp mỉa mai bằng thành ngữ “chiếc áo không làm nên thày tu” (L’habit ne fait pas le moine), khinh bỉ và miệt thi bằng cụm từ “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs), coi như quân lưu manh chuyên sống bằng nghề phỉnh gạt và lừa bịp đúng như Hoàng Đế Napoléon I (1769-1821) khẳng định: “Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm.” (Priests have everywhen and everywhere introduced fraud and falsehood), nhà các mạng lão thàng Ý Đại Lợi nói rằng, “Linh mục là hiện thân của lừa bịp và gian đối” (The priest is the personification of falsehood.) [49] D.- Về hành động: Hầu hết người dân Pháp không còn thiết tha với Nhà Thờ nữa. Số người thường xuyên đi dự lễ ở Nhà Thờ chỉ còn khoảng 2%. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng và được Giáo sư Trần Chung Ngọc viết trong bài “Vài nét về sự suy thóai của Ki-tô Giáo ở Tây Phương” ở http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN09.php [50] Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ tình trạng suy thoái của Nhà Thờ Vatican do sự thức tỉnh của người dân Âu Mỹ vì nhờ chính sách giáo dục tự do và khai phóng mà họ đã nhìn ra bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của “cái tôn giáo ác ôn” này. Nói về thực trạng này của Nhà Thờ Vatican, học giả dân Chúa Charlie Nguyễn viết: “Từ đầu thập niên 1990 đến nay, do sự thức tỉnh tâm linh, phần đông người Tây phương đã nhận ra thực chất của đạo Công giáo La mã chỉ là một thứ “tà đạo khuyển sinh”. Do đó, con số giáo dân tại các nước Âu Mỹ ngày càng suy giảm mau chóng khiến cho nhiều giáo phận bị phá sản, nhiều nhà thờ bị phát mại hoặc đóng cửa vô thời hạn. Công giáo La mã đã trở thành một thứ cặn bã văn hóa mà người Tây phương muốn tống xuất ra khỏi cơ thể của họ.” [51]
CHÚ THÍCH [38] Brown, Hariette McCune, Ludlum, Robert P. & Wilder Howard B., Ibid., p. 226.Nguyên văn: “Who are a free people? Not those whose government is reasonable and just, but those whose government is so checked and controlled that it cannot be anything but reasonable and just.” [39] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men And Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p.464. Sác này viết:“While the French middle class generally favored Louis Philippe, he faced opposition from other quarters Two groups of monarchists opposed him. One group, the believers in legitimacy, thought that only the direct descendant of Charles X could be the rightful king. The other group, the Bonapartists, wanted to revive the empire of Napoleon, for by now the wars, miseries, and oppression of the Napoelonic Era were forgotten. Napoleon had become a legend as the ruler who had made France glorious. At the other extreme from the monarchists were the republicans. They believed that France should become a republic and grant political rights and make social changes to benefit all the people. Most French workers felt this way. They disliked Louis Philippe’s antilabor measures and the high prices that resulted from his tariff policy. Roman Catholics were also displeased with Louis Philippe. The higher clergy and many devout Catholics disliked the separation of Church and state. This policy, begun during the French Revolution and continued by Napoleon, was kept in force under Louis Philippe. [40] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974)), p. 437-438.Nguyên văn: “The regime of Louis Philippe catered especially to the interests of the richest members of the business community. Middle class liberals became increasingly dissatisfied and wished to broaden the suffrage by reducing property qualifications for voting. The attitude of the government toward political reform was well expressed by the prime minister, Francois Guizot. To those who asked for the right to vote, he replied, “Get rich!” [41] Arnold Schrier & Walter Wallbank, Ibid., p.. 438. Nguyên văn: “The Constituent Assembly, elected by universal manhood suffrage, met May 1848 and replaced the provisional government. Most members were moderates oppsed to socialism. When they decided to abolished the national workdhop, the workers again revolted. For three days in June, a savage civil war rage in the streets of Paris as insurgents fought against the troops of the assembly. The workers were defeated, and 10 thousands frenchmen lost their lives. These “June Days” left a legacy of bitter hatred between the workers and the middle class in France.” [42] J.M. Thmpson, Louis Napoléon (New York: The Noonday Press, 1955), p. 97. [43] Walter Wallbank & Arnold Schrier, Ibid., p 438. Nguyên văn: “The June Days also frightened the Constituent Assembly into drafting a constitution with a strong president to be elected by universal manhood suffrage. When elections were held in December 1848, the nephew of Napoleon, Prince Louis Napoleon, was elected president by an overwhelming majority. An ambitious man, set about carefully and methodically to build up his own power.” [44] “Eugenie.” Encyclopaedia Britannica (Micropaedia Vol. III) Edition 1980, p.990.“ [45] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 61. [46] Cao Huy Thuần, Sđd., tr. 63-64. [47] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Ibid., p. 471 - Nguyên văn: “By 1869, Napoleon III faced extensive opposition in France. He was blamed for the ruinous ventrure in Mexico. He had meddled in Italian affairs, antagonizing not only the Italians but also republicans and Catholics in France. French liberals had not forgiven Napoleon for destroying the republic. Election held in1869 showed strong opposition by both consrvatives and liberals.”. [48] Thomas P. Neil, Story of Mankind (New York: Holt, Rinehart and Winston Inc., 1968), p. 638 - Nguyên văn: “Napoleon III was hurried, unwillingly, to a declaration of war against Prussia when Bismarck seemed, in 1870, on the brink of success in unifying the Germanies. France was supposed to have the best army in Europe in 1870. But it turned out to be badly organized and poorly led. The Prussian army under Moltke, on the other hand, made use of the latest developments in strategy and tactics, and easily overwhelmed the French army at Sedan, the only important engagement of the war. Napoleson III was taken prisoner at Sedan, and the French legislature declared the Second Empire at an end on September 4 of 1870.” [49] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 292 và 300. [50] Trần Chung Ngọc. “Vài nét về sự suy thóai của Ki-tô Giáo ở Tây Phương.” Nguồn: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN09.php - Sachhiem.net Ngày 28/8/ 2007. [51] Charlie Nguyễn. “Con Đường Cụt của Vatican Trên Con Đường Xâm Lăng Văn Hóa Á Châu.” Sachhiem.net ngày 17/7/2009. (Europe had become “an embarrassement to Christianity”, a continent of what the German theologian Kierkegaard called “baptised pagans”. In short, Europe, for centuries the craddle of Christian Mission, had itself become a mission field… Some say it is a “post-Christian” continent. For Floyd McClung: there is a fear that if Europe continues to turn its back on God, the time may come when God will turn His back on Europe. The missionaries believe that Europe is in danger of being swamped by a tidal wave of secularism. They vigorously deny that this is the inevitable and ultimate destiny for all Christian nations..) (In Britain: Godlessness in Britain was presumed to be a contagion confined to the urban working classes. Although there were notable exceptions, the middle classes remained, if not God-fearing, then at least church-going folk…The picture had completely changed. The disease had spilled into middle-classes suburbia and even the life-blood of the church, the rural parishes, had been infected. On census Sunday in 1851, some 40% of the population went to church. A century later, in 1951, it was nearer 10%. The statisticians quibble about how just low the figures are for practising Christians in Britain. Some argue that consistent church attendance is as low as 4%. By 1986, a fifth of London’s 2870 Protestant churches had congregations of less than 25; had less than 100 members… Churches all over Britain lie abandoned and derelict. In London particularly, church conversion has become big business. Disco lights illuminate the stained-glass windows of one central London church, renamed the Limelight Nightclub; in Barnsbury, Bromley-by-Bow, Ealing and Highgate, developers have turned Victorian churches into exclusive apartments; … In Wales, the Bresbyterian Church is converting 300 churches into homes for young married couples struggling to buy a first house. Elsewhere, churches are being used as furniture warehouse, carpet disount stores and restaurants. But concerns over Britain’s spiritual welfare is nothing compared to that over France. According to the American missionary David Barnes, despite the richness of their culture, the French “are as ignorant of the things of God as the uncivilised natives of one of the world’s darkest continents”. A mere 0.22% of France’s 54 million population are evangelical Protestants. Although 94% are baptised Catholics, a mere 2% regularly attend church. Despite the huge influence of the Catholic Church, the Unevangelised Fields Mission (UFM) have declared France a mission field.)
| ||||||||||||
Trang Nguyễn Mạnh Quang |