Họ và Chúng Ta

Nguyễn Mạnh Quang 

http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt.php

29Dec08

Nhân đọc bài viết “Cần thẩm định lại giá trị của Ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ nhứt Cộng Hòa” của ông Tôn Thất Thiện, đăng trên Tờ "Người Việt Boston" – Ngày 15/11/2008, người viết có quyết định viết tập sách nhỏ này với chủ đích:

1.- Nêu lên một số điều khác nhau trong nếp sống văn hóa giữa một bên là tuyệt đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền của dân tộc và một bên là nhóm thiểu số tín đồ Ki-tô. Nêu lên những điều khác nhau này, người viết hy vọng quý vị có thể dựa vào đó để giải đáp những thắc mắc TẠI SAO cùng một sư kiện lịch sử mà chúng ta giải thích hay diễn dịch theo chiều đúng như sự thật đã xẩy ra trong lịch sử, nhưng tín hữu Ca-tô ngoan đạo lại giải thích hay diễn dịch theo chiều ngược lại, hoàn toàn khác với chúng ta.

2.- Nói rõ những điểm cốt lõi giống nhau trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá ở ven sông Chương Hà ở Trung Hoa trong thời Chiến Quốc và Nhà Thờ Vatican.

3.- Tất cả các cá nhân và thế lực chính trị cấu kết với Nhà Thờ Vatican là đi ngược chiều hướng tiến hòa của nhân loại và cũng là đi ngược với lòng dân. Vì thế, sớm hay muộn họ cũng đều bị thảm bại, và thảm bại não nề.


NỘI DUNG

1.- Nguyên nhân đưa đến việc biên sọan tập sách này (3)

2.- Những điểm khác nhau giữa họ và chúng ta. (14)

3.- Nhận xét về bài viết cần thẩm định lại giá trị ông Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của ông Tôn Thất Thiện. (75)

4.- Về Bài Viết Giáo Hội Công Giáo của Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập. (108)

5.- Những điểm giống nhau trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá và đạo Ki-tô. (128).

6.- Tất cả các thế lực cấu kết với Nhà Thờ Vatican đều bị thảm bại. (139)


PHẦN I

NGUYÊN NHÂN ĐƯA ĐẾN

VIỆC BIÊN SỌAN TẬP SACH NÀY

Vì đã có một số kinh nghiệm về các tác phẩm nói về ông Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa cúa các tác giả tín đồ Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín) hay của những người được hưởng những đặc quyền đặc lợi của các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, cho nên, người viết không muốn mất thì giờ để đọc những bài viết thuộc lọai này của những người như đã nói ở trên, ngọai trừ một vài trường hợp phải chứng minh rằng họ nói bậy, nói càn, hoặc là để chứng minh một việc làm của NHà Thờ Vatican và ông Diệm hay của chế độ của ông ta mà chính những người đồng đạo hay những người tôn thờ ông ta cũng phải công nhận.

Hôm nay, vì một độc giả và ban chủ biên của sachhiem.net yêu cầu, bất đặc dĩ người viết mới phải đọc bài viết “Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm & nên Đệ Nhất Cộng Hòa” của ông Tôn Thất Thiện. Đọc bài viết này quả thật là mất thì giờ uổng công, vì không có gì khác hơn những điều người viết đã có kinh nghiệm như đã nói ở trên. Đây là một trong những bài viết nhảm nhí nhất trong những bài viết của những người không có một chút căn bản về sử học. Nhưng vì đã từng được hưởng rất nhiều đặc quyền đặc lợi của hai chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu, cho nên họ đã cố gắng nặn óc ra viết để chạy tội cho chủ cũ và cũng là để chạy tội cho chính bản thân của họ.

Thuở còn học ở bậc trung học, chắc chắn là ông Tôn Thất Thiện cũng như các tác giả thuộc lọai như ông Tôn Thất Thiện đều không được học cả hai môn quốc sử và lịch sử thế giới từ A đến Z. Vào học đại học, họ theo học một môn học nào khác, chứ không phải môn sử. Rồi sau đó, họ không hề có họat động nào liên hệ đến ngành sử học và cũng không hề đọc lịch sử Giáo Hội La Mã. Tất cả những gì họ hiểu biết về sử học hoàn toàn có tính cách tài tử và cảm tính. Như vậy, căn bản sử học của họ chỉ là con số không vĩ đại. Tình trạng dốt nát về sử học của họ như vậy. Ấy thế mà họ vẫn thường huênh hoang khóac lác viết sử hoặc viết những bài phê bình những tác phẩm lịch sử của những tác giả có căn bản về sử học. Ông Tôn Thất Thiện là một trong những người này khi ông ta viết bài “Cần thẩm định lại giá trị của Ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ nhứt Cộng Hòa.”

Chúng ta cũng cần nên biết rằng nếu muốn mướn người cày ruộng, thì phải tìm đến các ông nông dân. Nếu muốn may quần áo, thì phải tìm đến ông thợ may. Nếu muốn đóng tủ, đóng bàn ghế, thì phải tìm đến ông thợ mộc. Nếu muốn khám bệnh đau răng, thì phải tìm đến ông nha sĩ, v.v. ... Ngược lại, nếu muốn may quần áo mà tìm đến ông thợ mộc hay muốn khám mắt, khám răng mà tìm đến ông bác sĩ chuyên về sản khoa là trật lấc. Tương tự như vậy, chúng ta hãy tưởng tượng một người không biết gì về nhạc lý và cũng không có căn bản về âm nhạc mà lại đòi làm giám khảo trong một kỳ thi tuyển lựa ca sĩ, nếu sự thật này xẩy ra, thì những ứng viên ca sĩ được tuyển chọn có giá trị như thế nào?

Đây là trường hợp ông Tôn Thất Thiện lanh chanh viết bài “thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm & Nền Đệ Nhất Cộng Hòa”, trường hợp ông Ca-tô Nguyễn Văn Lục viết bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá Và Lưỡi Gươm” của Linh-mục Trần Tam Tỉnh, trường hợp ông Lữ Giang viết bài "Giấc Mơ Thủ Tướng!" [để phản bác lời khẳng định của Giáo-sư sử học Lê Mạnh Hùng cho rằng "vì ông Diệm là người Công Giáo", cho nên mới được chính quyền Mỹ của Tổng Thống Eisenhower cho tiếp tục làm thủ tướng vào thời điểm cuối 1954], v.v… Tất cả đều giống y như trường hợp ông giám khảo trong kỳ thi tuyển lựa ca sĩ giả tưởng như trên. Nói cho gọn, họ đều là những người “múa rìu qua mắt thợ.” Người viết không biết họ có biết cái nhìn khinh bỉ của độc giả ngoài đạo Ca-tô về việc họ viết lách như vậy hay không?

Nếu họ không biết như vậy, chúng ta cho rằng họ là hạng người trì độn. Thực sự là như thế. Lý do là vì Giáo Hội có chủ trương có một nền giáo dục độc lập để rèn luyện thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo. Với lối giáo dục này (sẽ được nói rõ dưới), tín đồ Ca-tô không còn biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật tri tri.) Hậu quả là họ chỉ còn biết phát ngôn và hành động theo lệnh truyền của các đấng bề trên.

Nếu họ biết rằng họ làm như vậy để cho người ta chê cười mà họ vẫn làm, chúng ta không thể gọi họ là hạng người trì độn, mà là những tên sử nô Ca-tô với tất cả những đặc tính lưu manh, lươn lẹo, ăn không nói có, không nói thành có, có nói thành không, bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử để chạy tội Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt Ca-tô mà họ cúc cung phục vụ.

Điển hình cho những đặc tính này là trường hợp ông Tú Gàn, tức Lúc Giang, tức Nguyễn Cần. Ông văn nô Ca-tô này lừng danh về nói láo, lươn lẹo, bóp méo sự thật xuyên lịch sử, phịa sử, và cũng lừng danh về những ngôn từ gièm pha các tác giả có căn bản sử học và viết sử một cách trung thực. Ông ta đã từng làm quá nhiều lần như vậy. Dưới đây là một số thành tích này của ông văn nô Ca-tô này:

A.- Trong một bài viết, ông ta nói láo, đúng hơn là nói ẩu rằng, (1) “ông thân phụ của hai ông Ưng Đệ và Ưng Trạo là ông Ưng Thuyên.” (2) phịa ra chuyên “ông Ngô Đình Diệm tốt nghiệp trường trung học Pellerin ở Huế vàm năm 1918.” (3) phịa ra chuyện ông Diệm từ quan, nhưng không giải thích được việc từ quan này lại bị Toàn Quyền Pasquier trừng phạt “truất hết chức tước, bị trục xuất ra khỏi Huế và chỉ định nơi cư trú cho ông ta tại Quang Bình.” Chuyện này bị ông Phan Bá Kỳ viết bài “sửa sai” đăng nơi các trang 216-222 trong cuốn Ăn Ôc Nói Mò (Costa Mesa, CA: Vietbooks, 1998).

B.- Trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (California, TXB, 1999), ông ta nói láo, nói ẩu, lươn lẹo, và bóp méo nhiều sự kiện lich sử. Tình trạng này đã khiến cho người viết dành ra 4 chương sách (17, 18, 19 và 20) trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA, TXB, 1999) để trình bày rõ ràng về những điều ông ta nói láo và diễn dịch sai lạc những sự kiện lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

C.- Trong bài viết bài “Chuyện Thiền Sư Nhất Hạnh Về Việt Nam” đăng trên tờ Sàigòn Nhỏ số ra ngày 24/12/2004, ông ta viết:

a.- “Năm 1961 ông (Thích Nhất Hạnh) được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa Kỳ…”

b.- “Theo tài liệu của cơ quan tình báo VNCH, Sư Cô Chơn Không có tên thật Fleurette Cao Ngọc Phượng, con của ông Cao Văn Mộc làm ở Ty Công Chánh Bến Tre, mẹ là Elizabeth Bùi Kim Tiên là cháu của ông Bùi Văn Nho, một Trung Úy Pháp. Cả gia đình đều có quốc tịch Pháp.”

c- “Cô Phượng có một người tình là Đại Úy Nguyễn Khá, phục vụ ở An Ninh Quân Đội. Năm 1965 cô đi hoạt động cho Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội và “thọ giới tiếp hiện” với Đại Đức Thích Nhất Hạnh, sinh được một đứa con trai rồi giao cho người anh là Cao Thái nuôi. …”[1]

Khi viết 3 đọan văn trên đây, ông Tú Gàn tin rằng ông đã viết đúng. Cũng như ông Tú Gàn, có rất nhiều người Việt đồng đạo với ông Tú Gàn cũng cho rằng ba đọan văn trên đây không có gì sai cả.

Thế nhưng, đối với những người đã tiếp nhận sở học qua chính sách giáo dục khai phóng và tự do, ba đoạn văn trên đây vừa có gian ý vừa có những lỗi lầm do hậu quả của chính sánh ngu dân và giáo dục nhồi sọ gây ra.

Người viết xin phân tách câu văn 1, ông Tú gàn viết: “Năm 1961 ông (Thích Nhất Hạnh) được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey, Hoa Kỳ…”

Trong câu văn này, ông Tú Gàn sử dụng động từ “cho đi học”. Viết như vậy, rõ ràng là ông Tú Gàn có hàm ý muốn nói rằng thày Nhất Hạnh được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi du học ở Hoa Kỳ về môn tôn giáo đối chiếu. Bình thường, ai cũng hiểu như vậy.

Hiểu như vậy có nghĩa là chính phủ Ngô Đình Diệm dùng tiền bạc thuộc ngân quỹ quốc gia đài thọ tất cả các phí tổn gồm có vé mấy bay khứ hồi và tất cả các phí khoản khác như học phí, sách vở, ăn ở, bảo hiểm y tế và tiền chi phí vặt cho thày Nhất Hạnh trong suốt thời gian theo học tại Hoa Kỳ cho đến ngày hoàn tất chương trình học hay tốt nghiệp, ít nhất là từ 3 năm đến 7 năm.

Thực tế có như vậy không? Chắc chắn là không.

Sự thực là thầy Nhất Hạnh hoặc là được trường Princeton University ở New Jersey, hoặc là được chính phủ Hoa Kỳ cấp học bổng toàn phần để theo học môn học Tôn Giáo Đối Chiếu tại trường này. Đây là một lọai học bổng hoặc là của riêng trường Priceton hoặc là nằm trong chương trình viện trợ chung của chính quyền Hoa Kỳ cho các nước được Hoa Kỳ viện trợ như Nam Triều Tiên, Đài Loan, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Phi Luật Tân, Ai Cập, miền Nam Việt Nam, v.v… vào lúc bấy giờ. Vì được cấp học bổng toàn phần, nhà trường hay chính phủ Hoa Kỳ đài thọ tất cả mọi phí tổn như đã nói ở trên cho thày Nhất Hạnh trong suốt thời gian từ ngày bước chân lên máy may rời Việt Nam đi Hoa Kỳ cho đến ngày hoàn tất chương trình học.

Được biết vào đầu thập niên 1960, ông Ngô Vĩnh Long (hiện nay là giáo sư đảm trách dạy môn sử tại University of Maine (Đại Học Maine) nằm trong tiểu bang Maine cũng được một học bổng toàn phần của Hoa Kỳ, nhưng bị chính phủ Ngô Đình Diệm cố ý chặn lại, không cho đi bằng cách không cấp giấy thông hành cho ông Ngô Vĩnh Long xuất ngoại đi Hoa Kỳ. Tình cờ, chính người Hoa Kỳ đã giúp cho ông Ngô Vĩnh Long được cấp học bổng này biết rõ tự sự liền đến Phủ Tổng Thống trực tiếp can thiệp. Nhờ vậy mà ông Ngô Vĩnh Long mới được chính phủ Diệm cấp giấy thông hành để đi du học ở Hoa Kỳ. Chuyện này do chính Giáo-sư Ngô Vĩnh Long kể lại cho người viết biết nhân dịp chúng tôi đến tham dự buổi nói chuyện về Cuộc Chiến Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 2005 được tổ chức tại trường MIT (Massachusetts Institute of Technology) và diễn giả là ông (Giáo-sư Ngô Vĩnh Long) và Giáo-sư Noam Chomsky. Độc giả có thể liên lạc với Giáo-sư Ngô Vĩnh Long để kiểm chứng sự kiện này.

Năm 1966, người viết được cấp học bổng du học ở Hoa Kỳ là do bà AlaDyce, trưởng ban cứu xét hồ sơ của những ứng viên nộp đơn xin học bổng USAID. Vì thời gian này, ông Linh-mục Cao Văn Luận không còn có quyền lực ở Nha Du Học nữa, chính những nhân viên USAID lo hết tất cả mọi thủ tục và giấy tờ cho người viết. Đến ngày sắp khởi hành đi Hoa Kỳ, họ gửi thư thông báo đến lớp học ESL tại Hội Việt Mỹ ở Đường Mạc Đĩnh Chi cho biết phải đến văn phòng sở USAID tại số 71 Đường Hồng Thập Tự, Sàigòn để nghe họ dặn dò, cũng là để lãnh nhận mọi thứ giấy tờ cần thiết cùng vé máy bay và cái check 240 Mỹ kim để lên đường đi Hoa Kỳ. Tất cả những người khác được học bổng của USAID trong những năm 1965-1969 cũng đều được họ lo đầy đủ như vậy. Có thể có những ngoại lệ thì người viết không biết.

Thiển nghĩ rằng trường hợp thày Nhất Hạnh được cấp học bổng đi du học Hoa Kỳ cũng giống như trường hợp của người viết hay trường hợp ông Ngô Vĩnh Long, chứ không phải như ông Tú Gàn đã viết như trên.

Như vậy là khi viết câu văn, “được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey Hoa Kỳ”, ông Tú Gàn đã có hai gian ý:

Gian ý thứ nhất: Sử dụng mệnh đề “(Thày Nhất Hạnh) được chính phủ Ngô Đình Diệm cho đi học…”), ông Tú Gàn đã lươn lẹo với gian ý lạc dẫn (mislead), cố ý làm cho người đọc hiểu lầm rằng chính quyền Ngô Đình Diệm bỏ tiền ra đài thọ hết tất cả mọi phí khoản như học phí, ăn ở, vé máy bay khứ hồi, di chuyển thường ngày, sách vở, bảo hiểm y tế, v.v.. trong suốt thời gian thầy Nhất Hạnh lưu trú tại Hoa Kỳ.

Gian ý thứ hai, khi cố ý nói rõ “đi học về môn tôn giáo đối chiếu (comparative religion) tại Princeton University ở New Jersey Hoa Kỳ”, ông Tú Gàn đã ngầm để cho độc giả hiểu rằng chính quyền Ngô Đình Diệm không kỳ thị Phật Giáo, mà trái lại, còn bỏ tiền ra đài thọ tất cả mọi khoản phí tổn cho thày Nhất Hạnh du học ở Hoa Kỳ trong thời gian dài cả mấy năm trời!

Trở lại vấn đề TẠI SAO chính quyền Ngô Đình Diệm lại cho thày Nhất Hạnh đi học môn tôn giáo đối chiếu ở Princeton University “?

Dưới đây là lời giải thích của người viết:

Thành thật mà nói, Hoa Kỳ là cha đẻ ra các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Ông Ngô Đình Diệm được Giáo Hội La Mã cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn sang Mỹ giao cho Hồng Y Francis Spellman chạy chọt với các nhân vật có thế lực trên sân khấu chính trị Hoa Kỳ để xin xỏ cho về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho Hoa Kỳ với chủ đích là Nếu thành công, THÌ Giáo Hội La Mã sẽ dựa vào đó để củng cố quyền lực và mở mang nước Chúa bằng tất cả các phương tiện của chính quyền. Như vậy, trong thực tế, thân phận ông Ngô Đình Diệm chỉ là một kẻ làm tay sai cho cả Hoa Kỳ và Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, không khác gì thân phận ông Bảo Đại làm tay sai cho Pháp và Vatican ở Việt Nam trong những năm 1948-1954, không khác gì thân phận Tổng Thống Hamid Kazai của nước Afghanistanthân phận Thủ Tướng Ayad Allawi của nước Irak làm tay sai cho Hoa Kỳ hiện nay (2004).

Để cho rõ ràng hơn, ta có thể nói như thế này: Ông Chủ Hoa Kỷ bảo (sai) thằng đầy tớ Ngô Đình Diệm (giữ vai trò quản lý tại Việt Nam) phải làm thủ tục giấy tờ cho những sinh viên có đủ điều kiện mà Hoa Kỳ đã tuyển chọn cho sang du học ở Hoa Kỳ, tất nhiên là thằng đầy tớ Ngô Đình Diệm phải tuân hành mà làm theo. Trong trường hợp thằng đầy tớ này kiếm cớ làm khó dễ các đương sự, và Nếu ông chủ Hoa Kỳ biết được như trường hợp ông Ngô Vĩnh Long, THÌ nó sẽ được nhắc nhở cho biết rằng cái thân phận làm đầy tớ là phải nghe lời ông chủ, bằng không, thì sẽ bị khiển trách. Đây cũng là những trường hợp của ông Ngô Vĩnh Long, của thày Nhất Hạnh, và cũng là của nhiều người khác được chính quyền Hoa Kỳ cấp học bổng cho sang Mỹ du học mà chính quyền Ngô Đình Diệm miễn cưỡng phải tuân hành lệnh của người Mỹ làm thủ tục cho họ xuất ngoại sang Hoa Kỳ du học.

Trong trường hợp thằng đầy tớ này vì lòng đố kị cá nhân hay đố kị về tôn giáo mà cứ khăng khăng làm trái ý (không nghe lời) ông chủ Hoa Kỳ, thì tất nhiên là nó sẽ bị phế thải. Nói theo ngôn ngữ chính trị là “phải ra đi”.

D.- Ngoài ra, ông văn nô Ca-tô Tú Gàn có cái đặc tính là bất cứ tác giả có căn bản sử học cú các tác phẩm nói về những sự thật xấu xa của Giáo Hội La Mã hay nói về những sự thật xấu xa của ông Ngô Đình Diệm hay chế độ đạo Phiệt Ca-tô của anh em nhà Ngô đều bị ông ta tìm đủ mọi cách gièm pha và mỉa mai đúng theo truyền thống Ki-tô mà không hề chứng minh được những điều nào các tác giả đã nói sai trong tác phẩm của họ. Khi ông Lương Minh Sơn viết bài “Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ” đăng trên tờ Người Việt vào ngày Thứ Bảy 9 tháng 11 năm 1996, thì lập tức bị ông ta viết bài cho rằng ông Sơn “viết lếu viết láo”, đồng thời, ông lại còn bới móc đời tư, nói rằng ông Sơn là con một sĩ quan cấp úy trong quân đội Miền Nam Việt Nam. Viết như vậy mà ông ta không biết rằng cái đời tư của Sơn không có liên hệ đến nội dung tác phẩm của ông Sơn.

E.- Trong bài viết Cần Làm Sáng Tỏ Thêm Vấn Đề, để gièm pha và hạ giá sử gia Vũ Ngự Chiêu, đăng trên tờ Sàigòn Nhỏ số ra ngày 27/8/2004, dưới bút hiệu Tú Gàn, ông văn nô Ca-tô này viết:

Vả lại, Vũ Ngự Chiêu có viết sử đâu mà tham chiếu Vũ Ngự Chiêu? Cũng như nhóm Giao Điểm, Vũ Ngự Chiêu chỉ ghép hoặc xuyên tạc tài liệu lịch sử (chúng tôi sẽ viết sau) để kết án chế Ngô Đình Diệm và Thiên Chúa Giáo mà thôi. Một thí dụ điển hình: Trong cuốn “Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí”, ở phần Ngô Đình Diệm, Vũ Ngự Chiêu đã ghi: Khi làm tri phủ Hòa Đa, Ngô Đình Diệm “đã dùng đèn cầy thiêu đốt hậu môn tù nhân CS để lấy khẩu cung” (tr. 262). Đọc đoạn này ai cũng thấy đây là một trò lố bịch không thể chấp nhận được. Viết sử như thế thì “Chánh Đạo” đã trở thành “Bá Đạo” mất rồi. Ngoài Đỗ Mậu, Nguyễn Mạnh Quang Phạm Văn Liểu, ít ai công nhận Vũ Ngự Chiêu là sử gia. Do đó, không thể tham chiếu Vũ Ngự Chiêu để xác định Hiệp Định Genève là một hiệp ước thuần túy quân sự hay còn là một hiệp ước chính trị.”[2]

Đọc đọan văn này, chúng ta thấy ông Ca-tô Tú Gàn chỉ đưa ra lời tuyên bố võ đoán, và dùng thuật ngữ Ca-tô để gièm pha và hạ giá tác giả Vũ Ngự Chiêu, chứ không đưa ra bằng cớ nào chứng minh đưỡc điều mà ông Tú Gàn bảo sử gia Vũ Ngự Chiêu đã nói sai, và ông Tú Gàn cũng không đưa ra được một luận cứ nào có sức mạnh thuyết phục để phản bác những sự kiện lịch sử liên hệ đến việc làm tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc của tên Ca-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.

F.- Cùng một luận điệu vu vơ và thuật ngữ hạ cấp như trên, để gièm pha và làm hạ giá tác giả Lê Mạnh Hùng (một người có căn bản sử học), trong bài viết “Giấc Mơ Thủ Tướng” được phổ biến qua trên Diễn Đàn VN_Politics ngày 28/11/2008, ông văn nô này viết:

Trong bài “Chuyện ông già vợ” chúng tôi đã dùng sử liệu chính thức của Pháp, Mỹ và cựu Hoàng Bảo Đại để cho “sử ra” Lê Mạnh Hùng hiểu tại sao cả Pháp, Mỹ lẫn Bảo Đại đã không dùng một nhân vật của nhóm Đại Việt Quan Lại như Nguyễn Hữu Trí, Phan Huy Quát, Nguyễn Tôn Hoàn, v.v. đứng ra lập chính phủ mà dùng Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Bửu Lộc hay Ngô Đình Diệm.

Tuy nhiên, trong bài “Chính phủ Phan Huy Quát: chính phủ dân sự cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa” đăng trên Việt Tide số ra ngày 7.11.2008, ông Lê Mạnh Hùng có nói rằng hai ông Phan Huy Quát và Trần Văn Đỗ đã được tướng Lawton Collins, “phái viên đặc biệt của tổng thống Eisenhower”, ủng hộ để đứng ra lãnh đạo miền Nam Việt Nam thay ông Diệm, những không được Washington chấp thuậnvì ông Diệm là người Công giáo”. Đây là một sự cố tình xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn.[3]

Ông Lê Mạnh Hùng nói rằng nhờ yêu tố là tín đồ Công Giáo mà ông Ngô Đình Diệm được Hoa Kỳ chấp thuận co làm thủ tướng Việt Nam. Điều này tất cả các sách sử của các nhà viết sử có căn bản về sử học đều khẳng định như vậy. Thế nhưng, ông Tú Gàn vốin dĩ không có một chút căn bản nào về sử học và có quá nhiều thành tích nói láo, nói ẩu, lươn lẹo và bóp méo sự thật như đã trình bày ở trên, lại cho rằng Giáo-sư Lê Mạnh Hùng nói sai, cho rằng Giáo-sư Hùng đã “có tình xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn”, rồi gièm pha và diễu cợt Giáo sư Hùng bằng cách gọi Giáo-sư Hùng là “sử ra”.

Thâm ý của ông Tú Gàn là cho rằng ông Diệm được Mỹ chọn cho làm thủ tướng là do tài năng của ông Diệm, chứ không phải do cái lý lịch ông Diệm là tín đồ Công Giáo. Vấn đề này người viết đã dành hẳn Mục XVIII (gồm 4 chương) trong Phần VI của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Mục này đã được đưa lên sáchhiem.net và giaodiemonline từ tháng 11/2007.

G.- Khi Cụ Đỗ Mậu cho phát hành cuốn Hồi Ký Chính Trị Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi vào năm 1986, trong đó tác giả kể lại những sự kiện lịch sử trong cận đại và hiện đại theo kinh nghiệm bản thân mà tác giả đã chứng kiến cùng với sự tìm hiểu lịch sử Việt Nam trước và khi biện sọan cuốn sách này. Sự thật mất lòng. Trong cuốn sách này, cụ Mậu đã nói ra cả hàng ngàn sự thật và sự thật nào cũng chạm nọc Nhà Thờ Vatican cũng như chạm nọc anh em Nhà Ngô và giới tu sĩ áo đen. Cũng vì thế mà ngay sau đó, các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt phóng ra hàng lọat chiến dịch viết sách, viết báo để miệt thị, chửi bới, hạ nhục tác giả, và chống lại tác giả bằng những luận điệu cãi cố cãi chày để chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, chạy tội cho cá nhân ông Ngô Đình Diệm và bạo quyền Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa.

Điểm đặc biệt là, trong bất cứ bài viết hay tác phẩm của họ (các ông văn nô Ca-tô) cũng đều có những thuật ngữ của Nhà Thờ Vatican để bới móc đời tư rồi thêm thắt những điều xấu xaư để bêu riếu và hạ nhục tác giả bằng những ngôn từ hạ cấp trong nếp sống văn hóa Nhà Thờ Vatican của họ.

Nạn nhân bị họ chiếu cố nhiều từ năm 1987 cho đến nay là cụ Đỗ Mậu, tác giả cuốn sách đã nói trên. Điều khôi hài là họ chê Cụ Đỗ Mậu xuất thân là “lính Khố Xanh” của quân đội Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican mà họ không nhớ đến cái gốc gác gia đình cúa họ cũng là một thứ lính Khố Xanh, Khố Đỏ và hết lòng cúc cung trung thành với quân cướp ngoại thù là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican liên tiếp cả mấy đời. Bàn tay làm sao che khuất được mặt trời. Thân phụ của ông Nguyễn Cần (bút hiệu là Lữ Giang và Tú Gàn) là ông Nguyễn Trâm trước năm 1945 là mội ông đội Khố Đỏ. Sau năm 1948, chính phủ Bảo Đại ra đời, ông Đội Nguyễn Trâm được cho giữ một chức chỉ huy một đơn vị Việt Binh Đòan ở Huế dưới quyền chỉ huy của Cụ Đỗ Mậu. Nhạc phụ của ông cựu luật sư Nguyễn Văn Chức cũng vốn là một tên lính thuộc lọai lính Khố Xanh.

Bởi thế, người viết thành khẩn khuyên các ông Ca-tô hay những người chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn hóa Nhà Thờ Vatican rằng trước khi đặt bút viết những lời bới móc đời tư những tác giả có các tác phẩm mà các ông cảm thấy chạm nọc hay những tác phẩm nói lên những sự thật về những rặng núi tội ác chống lại nhân lọai của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua, xin các ông hãy đọc kỹ giả phả của gia đình các ông để xem ông bà, cha mẹ của các ông có sạch sẽ không, có phải là hạng người “thà mất nước, chứ không thà mất chúa” không, và đọc kỹ lịch sử Giáo Hội La Mã để xem cái “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” của các ông có thực sự thánh thiện hay chỉ là một “tổ chức tộ ác” khiến cho văn hào phải gọi nó là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Henri Guillemin gọi nó là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn”, và học giả Charlie Nguyễn gọi là “đạo bịp” và “đạo máu”.

Cái lối viết quay quắt, lắt léo, lươn lẹo và nhập nhằng như kiểu ông Tú Gàn viết trên đây là nằm trong sách lược chung của Giáo Hội La Mã mà bọn văn nô Da-tô thường sử dụng. Trước đây, trong bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacoma, WA: TXB, 1999), người viết đã trình bày khá rõ ràng về sở học cùng những thành tích viết lách lươn lẹo và bóp méo những sự thật lịch sử của ông Tú Gàn ở trong các Chương 17, 18,19 và 20.

Những đặc tính trên đây cúa các ông văn nô Ca-tô đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 11, Phần II của bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Gội La Mã . Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 9/2007.) Đây là các trường hợp của các tác giả Ca-tô hoặc là có tác phẩm lịch sử, hoặc là có các bài viết thẩm định hay phê bình một hay một số tác phẩm lịch sử của các nhà viết sử có căn bản sử học, như trường hợp các ông Tôn Thất Thiện, Nguyễn Văn Lục, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Văn Trung, Lữ Giang, Đinh Từ Thúc (Sức Mấy), Nguyễn Kim Khánh, Minh Võ, Cao Thế Dung, Nguyễn Vy Khanh, Hoàng Thái Du, Nguyễn Đạt Thịnh, v.v…

Nguyên nhân nào khiến cho họ phải làm như vậy?

Căn cứ vào bài viết này của ông Tôn Thất Thiện cũng như bài viết "Giấc Mơ Thủ Tướng!" của ông Ca-tô Lữ Giang và các bài viết hay tác phẩm của các ông văn nô Ca-tô trên đây, người viết nhận thấy rằng, họ mang nặng mặc cảm bị nhân dân (a) khinh rẻ và lên án tôn giáo của họ là tôn giáo của lừa bịp và bạo lực, (b) khinh rẻ và lên án tổ tiên, ông cha họ và chính bản thân họ về tội đã cấu kết với kẻ thù của dân tộc, rước voi Pháp và rước voi Mỹ về giầy mả tổ Việt Nam.

Cái mặc cảm này càng trở nên mãnh liệt làm cho họ đau đớn, nhức nhối trong lòng khi thấy rằng sách sử của các nhà viết sử chân chính (người Việt cũng như người Âu Mỹ) và cả quan thày người Pháp, người Mỹ của họ cùng khinh rẻ họ, và lên án cả nhân vật mà họ tôn thờ là “nhà ái quốc đã chết vì nước” chỉ là một thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian, và là một trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.

Đáng lý ra, họ nên đặt vấn đề TẠI SAO các nhà viết sử lại viết như thế! Rồi sau đó, họ phải vào các thư viện và internets tìm đọc lịch sử thế giới, lịch sử Giáo Hội La Mã và lịch sử Việt Nam để tìm hiểu thực hư như thế nào. Nếu thấy rằng tôn giáo của họ quả thật là tôn giáo của lừa bịp và bạo lực, rằng tổ tiên, ông cha họ và chính bản thân họ quả thật là những phường vong bản, phản dân tộc, đã có mấy đời nối tiếp nhau bán nước cho Vatican, cho Pháp và cho Mỹ, thì họ phải nên phản tỉnh và hành động như Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Linh-mục Lương Kim Định, ông Charlie Nguyễn, ông Phạm Hữu Tạo, v.v….

Tiếc rằng họ đã không hành động như vậy! Trái lại, họ vẫn ngoan cố, phủ nhận tất cả. Càng ngoan cố, càng phủ nhận, họ càng điên lên trong mê sảng, rồi quay ra viết sách, viết báo để biện minh và chạy tội cho Vatican, chạy tội cho các nhân vật lãnh đạo mà họ tôn thờ, vinh danh, và chạy tội cho các chế độ mà họ đã cúc cung phục vụ. Đây là nguyên nhân tai sao lại có những tác phẩm của các ông văn nô Ca-tô được cho ra đời và phổ biến rộng rãi qua các cơ quan truyền thông của các ông Ca-tô người Việt ở hải ngọai. Ông Tôn Thất Thiện viết bài “Cần thẩm định lại giá trị của Ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ nhứt Cộng Hòa” cũng như ông Nguyễn Văn Lục viết bài “Từ Dieu et César đến Thập Giá Và Lưỡi Gươm” của Linh-mục Trần Tam Tỉnh và ông Lữ Giang viết bài "Giấc Mơ Thủ Tướng!" ở vào trường hợp này.

Người viết cũng xin khẳng định rằng dù là ông Tôn Thất Thiện cũng như các ông văn nô Ca-tô khác trên đây đã có văn bằng tiến sĩ về môn kinh tế hay môn hoc gì khác, thì căn bản hiểu biết về quốc sử, lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã cũng không bằng 1/10 trình độ hiểu biết về sử học của một em học sinh mới học xong lớp 12 của chương trình trung học ở Hoa Kỳ. Lý do là các ông này đã theo học tại các trường ở bậc trung học do các nhà truyền giáo Ca-tô ở hậu trường làm chương trình họcc và kiểm soát. Chương trình học này có chủ trương chỉ chọn lọc môt số bài trong quốc sử và sử thế giới đưa vào cho lấy có để che mặt phụ huynh học sinh và người đời.

Tại sao Nhà Thờ Vatican phải làm như vậy?

Nguyên do là vì Vatican không muốn cho thanh thiếu niên hiểu thấu đáo quốc sử và sử thế giới. Nếu để cho họ thấu đáo các môn học này, thì họ sẽ (1) nhìn thấy những khu rừng tội ác của Vatican chống lại nhân lọai và chống lại tổ quốc Việt Nam, (2) không còn tin tưởng vào hệ thống tín lý Ki-tô, giáo luật, tập tục Ca-tô và những lợi dạy của Giáo Hội La Mã nữa, vì rằng tất cả các thứ đó đều có tính cách hoang đường phi lý, phản khoa học, phản nhân luân, phản nhân quyền, phản dân chủ và phản tiến hóa. Nếu tất cả mọi người đều hiểu như vậy cả, thì cái hệ thống tín lý Ki-tô sẽ bị quăng vào sọt rác, tức là nền tảng mà Nhà Thờ Vatican được xây dựng trên đó bị sụp đổ, khiến cho Nhà Thờ Vatican cũng sụp đổ luôn. Đây là một sự thưc. Sự thực này sớm muộn rồi cũng xẩy ra, có thể là trong một tương lai rất gần đây.

Bằng chứng cho sự cấm đoánn này của Vatican là:

Thứ nhất, bộ sách Lịch Sử Thế Giới của cụ Nguyễn Hiến Lê “bị một linh mục ở Trung yêu cầu bộ giáo dục cấm bán và tịch thu hết bộ đó chỉ vì trong cuốn II viết về Thời Trung Cổ có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng”, tác giả bị một độc giả người Công Giáo ở Cần Thơ mạt sát là đầu óc dầy rác rưởi chỉ vỉ nhắc qua đến thuyết Darwin về nguồn gốc loài người” và vị “mật vụ đến rình” ở nơi cư trú.” [[4]]

Thứ hai, sách sử ghi lại rằng:

Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” [5]

Nhà Thờ Vatican đào tạo thanh thiếu niên như thế nào?

Nếp sống văn hóa của những thanh thiếu niên được “đào tạo theo tinh thần công giáo” được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi nhận trong cuốn Xóm Đạo như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ , chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” [6]

“Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác, anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt.” [7]

Nhà Thờ Vatican không những chỉ rèn luyện thanh thiếu niên thành những hạng người siêu ngu xuẩn như vậy, mà còn biến họ thành “những tên sát nhân cuồng nhiệt” để đoàn ngũ hóa họ thành “một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ Nhà Thờ.” Sự kiện này được người trong chăn Nhà Thờ là Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi gươm với nguyên văn như sau:

Trong cái ốc đảo khép kín đó (xóm đạo sống biệt lập với cộng đồng dân tộc), những gì gọi là “Bí mật của Đức Mẹ Fatima đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào mớ tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội thành những tên sát nhân cuồng nhiệt, nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt Cộng Sản để làm vinh danh Chúa”, thì họ chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc xuất hành vĩ đãi vào 1954-1955.”[8]

Được đóng khung và được đòan ngũ hóa bời hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ.” [9] .

Vấn đề đặt ra là thanh thiếu niên được rèn luyện thành hạng người vừa siêu ngu dốt vừa là những tên sát nhân cuồng nhiệt để cho Nhà Thờ Vatican biến họ thành một lực lượng quần chúng đáng ghê sợ như vậy, thì tương lai đất nước và dân tộc Việt Nam sẽ ra sao? Đây là một vấn nạn mà chính quyền hiện nay của như toàn thể nhân dân ta không thể nào lại không quan tâm và ưu tư!

Chúng ta nhớ lại vụ Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và đồng bọn tu sĩ áo đen kêu gọi giáo dân tập họp bất hợp pháp cắm thập ác và tượng bà già xề Maria ở tại công sở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong những ngày từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng Hà Nội từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008. Hai vụ bạo lọan này là hai bằng chứng rõ ràng nhất và gần đây nhất cho chúng ta thấy rằng Nhà Thờ Vatican đã rèn luyện tín đồ Ca-tô thành những tên sát nhân cuồng nhiệt rồi đoàn ngũ hóa họ thành những lực lượng xung kích để chuẩn bị nổi lọan chống lại bất kỳ chính quyền nảo không chịu khuất phục Nhà Thờ Vatican mà chính quyền Việt Nam hiên nay đang là cái đích cho đang bị họ nhắm tới.

Người viết tin rrằng các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam hiện nay cũng nhìn thấy rõ vấn đề này.

Giả sử như toàn thể thanh thiếu niên Việt Nam đều được rèn luyện thành những hạng người ngu dốt và là những tên sát nhân cuồng nhiệt như vậy, thì số phân dân tộc Việt Nam ta không khác gì số phận các dân tộc các quốc Âu Châu trong thời Trung Cổ hay số phận các dân tộc Rwanda, Congo, Croatia, Phi Luật Tân và các quốc gia châu Mỹ La -tinh ngày nay vậy!

Và giả sử như tất cả nhân dân các nước trên thế giới đều được “đào tạo theo tinh thần công giáo”, thì hẳn là nhân loại ngày nay chắc chắn là vẫn còn chìm trong bóng tối và phải sống dưới ách thống trị cực kỳ gian tham và vô cùng tàn ngược của Giáo Hội La Mã như nhân dân Âu Châu trong thời Trung Cổ mà các nhà viết sử đã phải gọi là “Thời Kỳ Đen Tối” (the Dark Ages) trong lịch sử loài người.

Riêng về lãnh vực viết sử, với những hạng người được "đào tạo theo tinh thần Công Giáo" như vậy, thì làm sao họ có khả năng sử học và có tinh thần vô tư khi ngồi biên sọan một tác phẩm lịch sử, nhất là tác phẩm đó nói về một nhân vật chính trị vốn là một tín đồ Ca-tô cuồng tín đã có tới ít nhất là ba đời liên tiếp nối tiếp nhau cúi đầu tuân phục và phục vụ Vatican theo tinh thần “nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba chính quyền của nhà thờ” và “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”.

Nếp sống văn hóa Ca-tô như đã trình bày trên đây đã làm cho tín đồ Ca-tô có rất nhiều điều hoàn toàn khác biệt với tất cả những người ở ngoài đạo Ki-tô, đặc biệt là khác biệt với đại khối nhân dân người Việt chúng ta sống theo nếp sống văn hóa cổ truyền của nền đạo lý Đông Phương. Nói cho rõ, tình trạng này là do nếp sống văn hóa trong đạo Ki-tô gây ra và đã làm cho tín đồ Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín) trở thành những người mất vong bản, phản nhân luân, phản quốc và phản dân tộc. Với thực trạng như vậy, làm sao họ còn có đức tính công bằng và vô tư, những điều kiện phải có để viết sử hay phê bình sử? Vì vậy mà "các tác phẩm lịch sử" hay "những bài viết phê bình các tác phẩm lịch sử" của họ trở thành thiên lệch và vô giá trị.

PHẦN II

NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA HỌ VÀ CHÚNG TA

Phần I là nói chung về trình độ hiểu biết về môn sử và bản chất lươn lẹo ăn không nói có và cãi cối cãi chày của các ông Ca-tô văn nô viết sử mà điển hình là ông Lữ Giang tức Tú Gàn có tên thậnt là Nguyễn Cần. Phần II này, người viết xin trình bày một số những điều trái ngược giữa một bên là những người được Vatican rèn luyện theo tinh thần công giáo và một bên là những nguời thuộc tam giáo cổ truyền và các tôn giáo khác hay ở những người ở ngoài đạo Ca-tô. Xin dùng từ “họ” để nói về những người được rèn luyện theo tinh thần công giáo (Ca-tô) và “chúng ta” là những người "phi Ca-tô", hoặc thuộc tam giáo cổ truyền, hoặc thuộc các tôn giáo khác, hay không bị ảnh hưởng của nền giáo dục Ca-tô. Dưới đây là một số những điều khác nhau giữa họ và chúng ta:

1.- Chúng ta là những người sống theo nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc với tinh thần thực tế, lúc nào cũng ghi tâm khắc cốt là phải sống theo lương tâm và hành xử theo lẽ phải sao cho đúng với đạo con người ở trên cõi đời này. Đó là nền đạo lý với những quy luật bất thành văn là phải có tinh thần hiếu hòa, thương yêu “mọi người như anh em trong một nhà.” (Tứ hải giai huynh đệ), phải thành thật với chính mình và thành thực với mọi người, “biết thì nói rằng biết, không biết thì nói rằng không biết.” (Tri chi vi tri chi; bất tri vi bất tri.) Cho nên, đối với thế giới thần linh, thần thánh hay ma quỷ, chúng ta đều phải thành thực mà cho rằng “chưa thờ được người, thờ thế nào được thần (vị năng sự nhân, an năng sự quỷ.) “Chưa biết được sống, biết thế nào được sự chết.” (Vị tri sinh, an chi tử); vậy thì chỉ nên “vụ lấy làm việc nghĩa của người, còn quỷ thần thi kính mà xa ra.” (Vụ dân chi nghĩa, kính quỷ thần nhi viễn chi), phải hướng vào nội tâm để tu tâm dưỡng tính bằng cách tìm phương kế khơi động, nuôi dưỡng và phát triển cái thiện tính thiên bẩm của con người (nhân chi sơ, tính bản thiện), dồn nỗ lực vào những suy tư tốt và hành động tốt hầu có thể giúp ích mọi người và cho chính mình trở thành người tốt, được thân tâm an lạc. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng làm giảm bớt được những tội ác trong xã hội loài người và mang lại phúc lợi cho chính mình và cho mọi người ở chúng quanh ta.

Trái lại, họ là những người theo đạo Ki-tô luôn luôn sống trong ảo tưởng, lúc nào cũng hướng ngoại hay vọng ngoại, mơ về nước Chúa qua cái ải quan Vatican để rồi đắm mình trong mưu mô, thủ đoạn, xảo trá, lưu manh, lường gạt, lươn lẹo, lừa bịp và bạo lực do tập đoàn canh gác cái ải quan này chủ mưu. Trong các thư viện tại các quốc gia ở Bắc Mý, ở Úc Đại Lợi, ở Âu Châu và ở khắp mọi nơi trên thế giới cũng như ở trong internet đều có cả hàng rừng tài liệu nói về những rặng núi tộ ác chống nhân lọai do tập đoàn canh gác ải quan Vatican chủ mưu gây ra trong gần hai ngàn năm qua. Xin gọi bọn tập đòan tội ác này là bọn đầu nậu trong giáo triều Vatican.

Một trong những bằng chứng rõ ràng nhất, gần đây nhất và dễ dàng kiểm chứng nhất là những thuật ngữ và hành động của Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kêu gọi giáo dân tụ tập cầu nguyên bất hợp pháp và gây bạo lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội từ ngày 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 15/8 cho đến ngày 22/9/2008 để đòi chiếm lại hai khoản bất động sản trên đây cho tập đoàn tội ác Nhà Thờ Vatican. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài. Vì sống trong cái môi sinh như vậy, họ cũng có ác tính và những hành động tội ác giống y như tập đòan đầu nậu trong giáo triều Vatican.

2.- Chúng ta cho rằng “nhân chi sơ, tính bản thiện” và chỉ coi là có tội khi đương sự có những lời nói hay hành động làm tổn thương đến danh dự, tinh thần, tài sản hay sinh mạng của người khác.

Trái lại, họ lại cho rằng con người mới sinh ra là đã có tội rồi, người nào không được Nhà Thờ Vatican rửa tội là có tội và xấu xa. Cũng vì thế mà họ thường gọi những người khác tôn giáo với họ là tà giáo, là mọi rợ, là dã man và cần phải được khai hóa. Đây là một trong khu rừng thủ đọan lừa bịp của tập đoàn đầu nậu trong giáo triều Vatican và của họ. Cái thủ đọan lừa bịp này là nguyền ủy đưa đến hàng trăm ngàn thủ đọan lừa bịp khác, giống như những chiếc vòng khoen trong một sợi dây chuyền, rồi từ đó sinh ra những rặng núi tôi ác chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua.

3.- Chúng ta sống theo quy luật “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (không cưỡng bách những người khác phải làm mà chính mình ở vào địa vị đó cũng không muốn).

Trái lại, họ luôn luôn đòi hỏi hay cưỡng bách những người khác phải theo đạo (tôn giáo) của họ nếu có cơ hội. Đây là một trong những tư duy, thái độ va hành động xấc xược ngược ngạo của họ.

4.- Chúng ta coi Việt Nam là tổ quốc của chúng ta và sống theo quan niệm “tổ quốc trên hết”, “nước mất nhà tan” và “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách.”

Trái lại, họ coi Vatican là “tổ quốc” của họ, và sống theo quan niệm “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.”

5.- Chúng ta tranh đấu cho quyền lợi tối thượng cúa tổ quốc cũng như cho sự sống còn của đất nước và sự trường tồn của dân tộc.

Trái lại, họ tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của Vatican, cho sự sống còn và sự trường tồn của Giáo Hội La Mã. Việc ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm lên cầm quyền khi thấy quyền lực đã được củng cố, liền tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng vào tháng 2 năm 1959 rồi mời vị đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Sàigòn là Hồng Y Agagianian đến làm chủ tế để dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm (tức là Vatican), việc chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc hành hương khổng lồ tới nhà thờ La Vang vào ngày 16/8/1961 có tới 200 ngàn giáo dân tham dự và tổ chức một đại lễ, rồi mời ông Giám Mục Ngô Đình Thục làm chủ tế để kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang [10], việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kêu gọi giáo dân tụ tập cầu nguyên bất hợp pháp và gây bạo lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội, từ ngày 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và tại Công Ty Ma Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội, từ ngày 15/8 cho đến ngày 22/9/2008 để đòi lại các cơ sở bất động sản tại các nơi này cho Vatican, là một vài trong số hàng rừng bằng chứng cho sự kiện này.

6.- Chúng ta là những người thiết tha yêu thích “chân, thiện, mỹ,” quý mến những người thật thà, ngay thằng và thành thật, chỉ tin những gì có thể dùng lý trí kiểm chứng xem có thể tin được, thì mới tin, và nhất định không tin những gì mà lý trí cho biết không thể tin được.

Trái lại, họ được Nhà Thờ Vatican dạy dỗ rằng “phúc cho ai không thấy mà tin” và họ nhắm mắt tin tin tưởng vào tất cả những điều gì mà Nhà Thờ của họ rao truyền hay dạy dỗ. Tình trạng này đã khiến cho họ luôn luôn “sống trong ảo tưởng và giả dối, sống trong lường gạt và lừa bịp”, lừa bịp từ trong nhà thờ lừa bịp ra. Đây là sự thật trong xã hội Ki-tô. Bằng chứng không thể chối cãi được cho sự thật này là trong thực tế, chưa hề có một ông linh mục nào đã lên thiên đường và cũng chưa hề có một ông linh mục nào đã xuống địa ngục, ấy thế khi nói về những thứ này, họ luôn luôn làm như là họ từ thiên đường mới về hay đã từ địa ngục mới thoát ra. Sự giả dối này cũng được hiện ra khi các ông linh mục hôn vào bản văn trong thánh vào lúc ôngg ta vừa đọc xong trong giờ lễ. Vì sống thường trực trong môi trường của ảo tưởng, phỉnh gạt, lừa bịp, dối trá, lươn lẹo như vậy, cho nên theo thời gian, họ cũng trở thành những người gian manh, dối trá, lươn lẹo ưa thích vu khống, ưa thích đặt điều xấu xa để gán cho những người bất đồng chính kiến với họ, đặc biệt là những nạn nhân khác tôn giáo với họ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 11 (Mục IV, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sáchhiem.net và giaodiemonline.com từ tháng tháng 9/2007.

7.- Chúng ta tuyệt đối không tin những chuyện lầm cẩm hoang đường được bịa đặt ra với dã tâm lừa gạt người dốt nát, rồi cấu kết với cường quyền để cưỡng bách những người lép vế thế cố phải tin theo và tuân hành hầu thủ lợi. Vì thế mới có chuyện ông Tây Môn Báo nước Ngụy đã thẳng tay trừng trị bọn thày cúng, đồng bóng ở Đất Nghiệp Đô trên ven sông Chương Hà về tội hãm hại con gái nhà lành phải làm vợ ông thần hà bá ở khúc sông này và tội cưỡng bách nhân dân trong vùng phải đóng góp tiền bạc làm lễ cưới vợ cho tên ác thần này để hưởng lợi.

Trái lại, họ luôn luôn nhắm mắt tin tất cả những điều cực kỳ vô lý mà Nhà Thờ Vatican bảo họ phải tin. Bà Maria đã từng làm tình với ít nhất là hai người đàn ông và đã có 8 người con, đã thành một bà già xề từ thuở Chúa Giêsu còn sinh thời. Hơn ba trăm năm sau, Nhà Thờ Vatican tuyên bố và tôn vinh bà là "Đức Mẹ đồng trinh", thì lập tức họ (các con chiên) tin liền và tin một cách mãnh liệt. Họ trân trọng và triệt để tin tưởng rằng bà già xề này là “Đức Mẹ Đồng’ Trinh”, rồi tìm đủ mọi cách và đủ mọi cơ hội để cưỡng bách những người khác phải tin cái chuyện láo khoét này.

8.- Chúng ta sống theo quan niệm về trật tự “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.” Trái lại, họ sống theo quan niệm trật tự trên dưới “nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”, tức là “Nhất Nhà Thờ, nhì Cha (giám mục và linh mục), thứ ba chính quyền.) Nói cho rõ hơn là Nhà Thờ Vatican chỉ đạo chính quyền hay chính quyền chỉ là công cụ cho Nhà Thờ Vatican để thực thi những thủ đọan lừa bịp, bòn rút, móc túi nhân dân và đàn áp những người không chịu khuất phục.

9.- Chúng ta sống theo quan niệm nếu ông vua hay người lãnh đạo chính quyền mà không làm tròn nhiệm vụ của ông vua hay người lãnh đạo, thì chúng ta cho rằng ông vua đó ở vào tình trạng bất xứng. Gặp trường hợp như vậy, nhân dân có quyền nổi loạn truất phế ông ta để đưa một người khác có tài có đức lên thay thế. Thí dụ như Nếu ông vua hay người lãnh đạo chính quyền lạm dụng quyền hành, dành những đặc quyền đặc lợi cho gia đình và phe đảng hay tôn giáo của mình, cướp đọat tài sản quốc gia, hà hiếp nhân dân và coi người dân như cỏ rác, THÌ nhân dân có quyền nổi lên khử diệt ông vua hay nhân vật lãnh đạo đó và đưa người đã có công khử diệt tên bạo chúa này lên thay thế. Sự kiện này được sách sử ghi nhận rõ ràng như sau:

Nếu người làm vua áp bức nhân dân (tức là không hành xử đúng theo nguyên tắc đạo lý), thì ông vua đó không còn xứng đáng được đối xử như đối với một ông vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra phất cờ khử diệt tên bạo chúa đó đáng được đưa lên thay thế tên bạo chúa đó để nắm quyền lãnh đạo đất nước.” (“If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer a crime. Revolt against such tyranny not only was reasonable but was a meritorious act and conferred upon its author the right to take over the powers of the soverieign.”) [[11]]

Trái lại, quan niệm của họ về nhà lãnh đạo chính quyền hoàn toàn trái ngược với quan niệm của chúng ta. Lý do là vì Nhà Thờ Vatican dạy họ rằng:“mọi sự ở trên đời này đều do Chúa an bài cả,” dù cho có gặp phải nhà cầm quyền tàn ngược đến mức nào đi nữa, thì cũng phải ráng mà chịu và chỉ có một cách duy nhất là cầu nguyện Chúa để cho Chúa lo liệu, chứ nhân dân không có quyền vùng lên làm cách mạng để khử diệt tên bạo chúa đó.. Sách Triết Lý Quốc Trị Đông Phương ghi rõ sự kiện này như sau:

“…, một triết gia Âu Châu khác là thánh Aquinas (1225-1274) chủ trương rằng nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết vua để thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhấn dân thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm họa đất nước bị phấn chia. Sự cai trị độc ác của một lãnh tụ có thể phản ảnh ý định trừng phạt người dân của Thượng Đế; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất vị lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn cách duy nhất là cầu nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế (tức là nhà thờ) không đáp lời để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó thóai vị, thì nhân dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý của Thượng Đế (nhà thờ).”[[12]]

Điều khôi hài là họ chỉ áp dụng cái chủ thuyết này đối với nhân dân ở trong các quốc gia đã nằm dưới ách thống trị của Nhà Thờ của họ. Còn đối với nhân dân sống trong các quốc gia mà chính quyền không chịu khuất phục Nhà Thờ Vatican, thi Nhà Thờ lại kêu gọi giáo dân bất tuân hành luật lệ và quyền lực của chính quyền đó. Đây là sư thật. Bằng chứng cho sự thật này là Nhà Thờ đa dạy tín đồ rằng:

Các nhà truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, “Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican.”[13]

Đây là nguyên nhân TẠI SAO trong khi chúng ta nhiệt liệt hoan hô những việc làm của các vị tướng lãnh quân đội miền Nam đã anh dũng đứng lên lật đổ bạo quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa và khử diệt tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm vào chiều ngày 1/11/1963, thì họ lại xót thương, nhớ tiếc cái chế độ dã man này, xót thương tên bạo chúa đã bị sách sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Không những thế, họ còn lên án, sỉ vả, hạ nhục những vị tướng lãnh đã làm việc đại nghĩa cứu dân trong biến cố lịch sử này.

10.- Chúng ta phân biệt đạo lý hoàn toàn khác hẳn với tôn giáo. Đạo lý được tôn vinh lên hàng vị thế cao nhất đứng trên cả chính quyền và chính quyền đứng trên tôn giáo và có nhiệm vụ phải kiểm soát, kiềm chế và nghiêm trị những mưu sinh bằng nghề cúng lên với danh nghĩa là thày cúng hay là tu sĩ. Như vậy, xã hộ chúng ta là xcã hội thượng tôn đạo lý.

Sở dĩ có được trật tự trên dưới như vậy là nhờ nền đạo lý của người dân Đông Phương nặng tính cách thực tế, lấy con người làm đối tượng phục vụ, KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN THẦN THÁNH trong những luật lệ quản lý các phạm vi sinh họat đời sống con người. Sự kiện này được ghi lại rõ ràng trong sách sử với nguyên văn như sau:

"Họ (Nho giáo) cũng không quan tâm đến thế giới thần linh hay siêu nhiên vì họ cho rằng những khó khăn của con người chỉ có thể do chính con người giải quyết được. Sống ở cõi trần gian này họ chỉ mong sao làm cho nơi đây trở thành một nơi tốt đẹp hơn để sinh sống. Họ tích cực quan tâm đến công việc chính trị, kinh tế và quan trọng hơn cả là vấn đề đạo đức. Về siêu hình và tôn giáo, nếu cần, thì chỉ nên áp dụng trong phạm vi giới hạn của các công việc trần tục. Ý thức hệ của họ là lấy con người làm tụ điểm và mọi khả năng kiến thức là để phục vụ cho con người.” Nguyên văn: “They were not interested in the supernatural forces either because they believe that man's problems could only be solved by man himself. They were in this world, and they wished to make it a better place to live. They dealt extensively in politics, economics, and most importantly, ethics. Their interest in metaphysics and religion was confined to applying them if possible to the more mundane, worldfly affairs. Theirs was a “man-centered” ideology to which all branches of knowledge must submit themselves.”) [14]

Vì lẽ này mà nền đạo lý Đông Phương vừa thực tế vừa vị tha, đòi hỏi TÔN GIÁO PHẢI TÁCH RỜI KHỎI ĐẠO LÝ, và ĐẠO Ý PHẢI ĐỨNG TRÊN TÔN GIÁO, đòi hỏi những người hành nghề tôn giáo phải biết rõ vai trò và giới hạn của họ không ra khỏi cái bàn thờ mà họ hành nghề, và phải biết rõ tôn giáo của họ chỉ có giá trị đối với chính họ và những người đồng đạo của họ mà thôi. Sự kiện này được sách The Ageless Chinese trình bày rõ ràng như sau:

"Sự tách rời đạo đức ra khỏi tôn giáo không phải là không có phúc lợi. Đây là một nét đặc thù của nền văn hóa Trung Hoa. Người Trung Hoa cho rằng các tiêu chuẩn đạo đức quan trọng hơn các tiêu chuẩn tôn giáo. Trong trường hợp có sự xung đột giữa đạo đức và tôn giáo thì tiêu chuẩn đạo đức phải luôn luôn chiếm phần ưu thế. Người Trung Hoa quan niệm rằng các tiêu chuẩn đạo đức và tôn giáo không cần thiết phải giống nhau, trái lại đôi khi còn trái ngược nhau... Trong khi các tiêu chuẩn của một tôn giáo có vẻ kỳ dị đối với một hay với nhiều tôn giáo khác, thì các tiêu chuẩn đạo đức lại có tính bao quát phổ thông và phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Không nên cưỡng bách những người khác phải theo tôn giáo của mình. Đối với hạng người cuồng tín về tôn giáo, làm như vậy (bắt người khác phải theo tôn giáo của mình) thì được coi là "ngoan đạo", có tinh thần tôn giáo, nhưng chắc chắn là phi luân lý, phi đạo đức. Những người cuồng tín về đạo giáo cương quyết chỉ trích, lên án và hủy diệt tất cả những tôn giáo khác bằng tất cả những phương tiện và biện pháp mà chúng có thể sử dụng được. Đó là một sự suy đồi của xã hội và chúng không đáng được đồng bào của chúng thương xót. Xã hội muốn tồn tại, thì các tiêu chuẩn đạo đức phải đứng lên trên tất cả các tôn giáo và các tôn giáo phải tuân hành các tiêu chuẩn đạo đức. Một tiêu chuẩn đạo đức như vậy phải được áp dụng để điều hành sự liên hệ giữa các tập thể (như là các giáo phái) cũng như giữa những cá nhân trong một tập thể. Khi đã tách rời đạo đức ra khỏi tôn giáo và coi đạo đức có giá trị cao hơn tôn giáo, người Trung Hoa thoát khỏi cảnh cuồng tín về đạo giáo, thoát khỏi cảnh ngược đãi và khủng bố nhau vì lý do tôn giáo. Trong khi đó các tôn giáo khác nhau vẫn sống bên nhau một cách hài hòa nếu so sánh với nhiều quốc gia khác (ở Âu châu).” Nguyên văn: "The separation of ethics from religion, a unique feature of the Chinese culture system, was not without its blessing. In the Chinese mind, ethical standards were more important than religious standards, and in case of conflict between them, the former should always prevail. As the Chinese looked at it, these two standards were not necessarily the same and were sometimes contradictory. While religious standards were pecular to a certain religion or religions, ethical stansards were universal and should be applied to all men. One should not impose his own religious standards upon others who did not belong to his religion. To do so might be regarded as religious from his point of view; certainly it was not ethical. A religious fanatic bent on the condemnation and destruction of all other religions by whatever means he possessed was a social degenerate, deserving no mercy from his fellow men. Above religious beliefs was an ethical standards which all religions must abide by if society were to survive. Such a standard governed the relations between groups of individuals (such as religious sects) as well as individuals themselves. As ethics was separated from religion and was regarded as superior to religion, the Chinese were remarkably free from religious bigotry, and persecution on religious grounds, while not absent altogether, was noticeably mild compared with that of many other countries.”) [15] .

Thứ đến là chính quyền. Chính quyền phải hành xử đúng theo những quy tắc của đạo lý. Thường thường những quy tắc này là những quy luật bất thành văn của đạo lý. Nếu chính quyền hành xử phản lại đạo lý thì sẽ bị nhân dân vùng lên lật đổ chính quyền để thiết lập một chính quyền khác biết hành xử đúng theo đạo lý.

Sau cùng là tôn giáo. Như vậy, tôn giáo ở vào địa vị thấp nhân trong cái trật tự đẳng cấp trên dưới trong nếp sống văn hóa của người dân Đông Phương. Nói cho gọn là “Nhất là đức (đạo đức), nhì quyền (chính quyền), thứ ba tôn giáo.” Tôn giáo mà đi ngược với đạo lý thì sẽ bị chính quyền (thay mặt cho đạo đức và cũng là luật pháp) trừng trị và bị nhân dân phỉ nhổ. Việc quan thái thú Tây Môn Báo trừng trị bọn thày cúng và thày trò mụ đồng cốt trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá là bằng hùng hồn nhất cho sự kiện này. Việc này cũng chứng minh rõ ràng là tôn giáo được coi như là ở hàng thấp nhất trong nếp sống sinh họat văn hóa của chúng ta.

Trái lại, trong xã hội Ki-tô của họ là xã hội thượng tôn tôn giáo, không có đạo lý, mà chỉ có tôn giáo. Tôn giáo đứng ở vị thế cao nhất và ở vào địa vị độc tôn. Tôn giáo đẻ ra chính quyền và chính quyền có nhiệm vụ phải phục vụ tôn giáo. Đây là thực trạng trong xã hội Ki-tô giáo, và thực trạng này được các nhà sử học và chính trị học gọi là “tôn giáo chỉ đạo chính quyền” hay “thần quyền chỉ đạo thế quyền.” Thực trạng này cũng được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại bằng một thành ngữ “Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”. Thành ngữ này quả thật đã nói lên cái thứ bậc trên dưới về tôn giáo và chính quyền ở trong các xóm đạo và cũng là trong xã hội Ki-tô ở bất kỳ nơi nào mà quyền lực của Nhà Thờ Vatican vươn tới.

Nói như vậy là trong xã hội Ca-tô giáo, không có đạo lý và cũng không có quy tắc đạo lý để cho người dân theo đó mà hành xử. Vậy dựa vào quy tắc nào để họ hành xử và giao tiếp với nhau trong cuộc sống ngày?

Xin thưa, họ dựa theo những tín lý Ki-tô, giáo luật và lời dạy của Nhà Thờ để hành xử. Tín lý Ki-tô nói rằng:

“Đừng nghĩ rằng ta xuống trần để mang lại hòa bình trên trái đất. Ta không xuống đây để mang lại hòa bình mà là gươm giáo. Vì ta xuống đây để làm cho con trai chống đối cha, con gái chống đối mẹ, và con dâu chống đối mẹ chồng. Và những kẻ thù của một người thì ở ngay trong nhà hắn.” (Matthew 10: 34-36) Luke 19:27.

Giáo Hòang Paul IV tuyên bố:

Nếu bố tô là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn..” [16]

Nhà Thờ Vatican dạy rằng,

Phải tuyệt đối tin tưởng vào các tín lý Ki-tô”, “Phải tuyên đối tuân hành những lời dạy của các đấng bề trên.”

Rằng: ”Giáo Hội La Mã đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chính thức của Giáo Hội. chỉ có thể là sai lầm. Mà Giáo có quyền và có bổn phận tiêu diêt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hoàn thành sứ mạng cứu rỗi của Giáo Hội. Lẽ dĩ nhiên, Giáo Hội chỉ tiêu diệt sự sai làm còn chính con người sai lầm thì vẫn được kính trọng (de homme foi), và những “võ khí” mà Giáo Hội dùng để tiêu diệt sự sai lầm đều là những “võ khí tinh thần” như Thánh Phao Lồ đã viết.” [17]

Cũng vì thế mà:

“Lịch sử cho thấy rằng, từ khi Giáo Hội trở thành “Quốc Giáo” dưới triều đại Hoàng Đế Constantine và nắm được những thế lực lớn lao thì “cây gươm tinh thần” của Thánh Phao Lồ đã luôn cám dỗ được biến thành cây gươm thép thật sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “tà thần”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo” nếu không chịu sửa sai.”[18]

Như vậy, theo lời dạy của Nhà Thờ Vatican, họ (tín đồ Ca-tô) có bổn phận “phải tiêu diệt những tôn giáo khác, “phải đập phá các đền thờ “tà thần”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo.” Vấn đề này được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 8 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chưong sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 2/2008.

Chúng ta thấy họ đã hành xử đúng như những lời dạy trên đây. Hậu quả của lời dạy này là xã hội Ki-tô giáo là xã hội của những con người ác độc, dã man, phi nhân, phản nhân luân, phản dân tộc và phản quốc.

Chúing ta hãy để ý đến cụm từ “mỗi khi hòan cảnh cho phép.” Ý chính của cụm từ này là khi Nhà Thờ Vatican có quyền lực trong tay hay ở thế thượng phong. Đây là những trường hợp khi đưa được tín đồ của Nhà Thờ lên cầm quyền ở một quốc gia nào. Khi đó, chính quyền và tất cả các tín đồ ngoan đạo của Nhà Thờ đều phải triệt để thi hành cái nhiệm vụ “tiêu diệt sự sai lầm” (những tôn giáo và nền văn hóa khác) bằng tất cả khả năng và bằng bất cứ giá nào. Vì thế mà mỗi khi một tín đồ Ca-tô ngoan đạo lên cầm quyền, thì nhân dân nước đó không thể tránh khỏi cái thảm họa “bị bách hại, bị tàn sát” vì bị cho là “sai lầm” (dị giáo).

Tại Miền Nam, trong những năm 1954-1975, ông Ca-tô ngoan đạo Ngô Đình Diệm được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền, thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô và sau đó lại đưa ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu lên cầm quyền thiết lập chế độ quân phiệt Ca-tô. Cái trật tự trên dưới tôn giáo – chính quyền được thể hiện ra qua khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống”. Các chính quyền này có bổn phận đối với Nhà Thờ Vatican là phải bách hại và tiêu diệt các tôn giáo khác. Thế nhưng, vì bị các quan thày người Mỹ canh chừng bằng cách khuyên can, răn đe và làm áp lực, không cho phép các chính quyền này quá trớn. Bằng chứng cho việc canh chừng này là các ông Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn như Donald Health (7/7/1954 - 8/11/1954), Lawrence J. Collins (8/11/1954 – 28/5/1955), Frederick Reinhardt (28/5/1955 – 1957), Elbridge Durbrow (1957 - 27/1/1961), Frederick Nolting (1/1961- 8/1963), ông Henri Cabot Lodge (22/8/1963 – 5/1964) và phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 đều được lệnh của chính quyền Mỹ phải khuyên can và răn đe anh em Nhà Ngô không được quá trớn. Một trong những bằng chứng này được sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 ghi nhận như sau:

3/6/1960: Sàigòn Durbrow nghĩ đến lúc phải “thêm răng cho lời thuyết phục.” Đề nghi được nói thẳng với Diệm về vấn đề tham nhũng, lộng hành của Cần Lao, không tận dụng tài lực vào việc chống Cộng, ngưng việc khiêu khích và thù hận với Miên. Nếu Diệm không thay đổi, sẽ tam ngưng gia tăng viện trợ (FRUS, 1958-1960, I:Tài liệu 150 [Xem 9/5/1960].”[19]

Thứ Ba, 4/6/1963: Sàigòn, 11G45: Trueheart XLTV Đại –sư Mỹ, gặp Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống.

Trueheart cảnh cáo là Mỹ có thể ngưng viện trợ cho Diệm nếu còn đàn áp Phật Giáo. Khác với NOLTING, Trueheart trở lại thái độ công khai áp lực Diệm mà DURBROW đã áp dụng. Thuần cho biết sau buổi họp hội đồng chính phủ, đã quyết định thành lập một Ủy Ban Liên Bộ, và Diệm chấp thuận. Nhu cũng sẽ tiếp xúc với các lãnh tụ Phật Giáo.”[20]

Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara viết trong cuốn Hồi Ký Những Thảm Kich và Bài Học Việt Nam:

Ross cũng như tôi có chung tâm trạng: ông hài lòng với những cuộc đàn áp từ phía chính phủ ông Diệm, nhưng chúng tôi không biết làm sao thay thế vào đó bằng chính phủ khá hơn. Chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là khuyến dụ cho ông Diệm thay đổi. Nào cố vấn, quân cụ và tiền bạc chúng tôi đổ vào Việt Nam khiến cho chúng nghĩ mình phải là sức bẩy quan trọng: tất cả những thứ ấy chúng tôi nghĩ là mấu chốt cho sự ổn định miền Nam Việt Nam. Bằng cách đe dọa cắt giảm viện trợ hoặc đã cắt giảm thật sự, chúng tôi nghĩ phải ép ông ta phải thay đổi hành vi thất lợi của ông ta.” [21]

Các ông đại sử Hoa Kỳ và phái đoàn McNamara đến Sàigòn khuyên can và răn đe anh em ông Ngô Đình Diệm như thế nào, vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 20 của cuốn Viêt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000). Dưới đây là một đọan văn do chính ông Robert McNamara tròn cuốn hồi ký trên đây của ông:

1.-“Cuối cùng, ngày 29/9/1963, Max cùng tôi đến Dinh Gia Long, Đường Công Lý, chỉ cách Tòa Đại Sứ có vài khu phố, để nói chuyện suốt ba (3) giờ liền, và buổi tiếp tân đó là buổi tiếp tân rất long trọng. Lodge và Harkins tháp tùng chúng tôi. Hôm ấy, không có Nhu tham dự.

2.- Rặc cung cách Tây và hút thuốc lá liên tục, ông Diệm dùng hai giờ rưỡi liền để nói thao thao bất tuyệt về những sáng suốt của chính sách do ông đề ra và những tiến triển của cuộc chiến, được khoa trương bằng những bằng chứng trên các bản đồ để chứng minh. Sự tự kết của ông ta không gây cho tôi nhiều chú ý.

3.- Khi ông nghỉ nói một lúc, tôi bắt đầu. Tôi bảo ông Diệm rằng Hoa Kỳ thật tâm muốn giúp miền Nam Việt Nam đánh bại Việt Cộng. Và tôi nhấn mạnh đến bản chất cuộc chiến là của người Việt Nam; Hoa Kỳ chỉ đến trợ giúp. Tôi đồng ý với ông (Diệm) rằng có tiến bộ về mặt quân sự, nhưng tôi cố tình và mạnh mẽ nhắc đến sự bất ổn chính trị của miền Nam Việt Nam, và rằng sự bất ổn cùng sự đàn áp đã gây ra nguy hại không nhỏ cho nỗ lực chiến tranh và sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Do đó, cần phải chấm dứt mọi sự đàn áp và tái lập sự ổn định chính trị.

Ông Diệm thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của tôi. Ông nói những công kích của báo chí vào chính phủ và gia đình ông là do sự hiểu lầm về thực trạng của miền Nam Việt Nam.

4.- Mặc dầu tôi nhìn nhận báo giới có sai lầm, nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng nghiệm trọng về niềm tin vào chính phủ miền Nam và vào chính phủ Hoa Kỳ. Ông ta lại phủ nhận. Ông ta cáo buộc sinh viên bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây là “thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” Đáng kính thay! Ông ta còn nói ông ta chịu trách nhiệm về sự bất ổn. Về vụ Phật Giáo,(ông ta nói) làm như vậy là ông “quá nhân từ” với họ.

5.-Tôi cũng ép ông ta về vụ Bà Nhu, rằng lời tuyên bố không hay và thiếu suy nghĩ của ba ta gây cho công chúng Hoa Kỳ phẫn nộ. Tôi liền rút trong túi ta một bài báo trích đăng lời tuyên bố của bà ta nói về các sĩ quan cấp thấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam có “hành động như những tên lính cầu may.” Tôi cho ông Diệm biết nói vật là lăng nhục quân lính Hoa Kỳ.

6.- Lối ông nhìn và thái độ của ông ta lúc ấy cho thấy lần đầu tiên ông ta tỏ ra thông cảm với tôi, nhưng rồi, ông lại lên tiếng bênh vực cho bà Nhu. Tôi tiếp: “Như vậy chưa đủ.” Vấn đề này rất nghiêm trọng và phải được giải quyết trước khi cuộc chiến chấm dứt. Max nhắc lại ý kiến của tôi. Ông ta nhấn mạnh cho ông Diệm thấy sự cần thiết phải đáp ứng để xoa dịu nỗi bất bình mỗi lúc một gia tăng tại Hoa Kỳ trước những biến cố gần đây.”[22]

Trong 6 đọan văn trích dẫn trên đây, đọan văn 2 cho mọi người thấy ông Roberts McNamara tỏ ra khinh rẻ ông Diệm ra mặt và cho rằng ông Diệm là một người Việt Nam bị Tây hóa (mất gốc). Đọan văn 3 nói lên cái họat cảnh phái đòan Roberts McNamara hạch tội ông Diêm và ra lệnh cho ông Diệm phải sửa sai. Đoạn văn 4 cho thấy rõ ông Diệm ương ngạnh, ngoan cố, không chịu nhận tội, và còn để lộ cho phái đòan Roberts McNamara thấy rằng ông ta sẽ còn tiếp tục bách hại Phật Giáo và đàn áp học sinh sinh viên mạnh tay hơn. Đọan văn 5 cho chúng ta thấy cái họat cảnh phái đòan Roberts McNam hạch tội ông Diệm về những hành động xấc xược, ngược ngạo của Bà Nhu. Đọan 6, phái đòan Roberts McNamara đưa ra lời cảnh cáo và cũng tối hậu thư đối với ông Diệm, “ nếu ông Diệm không chịu sửa sai, thì Hoa Kỳ sẽ hành động.”

Tuy rằng, người Mỹ đã làm hết khả năng để canh chừng, khuyên can, răn đe, dùng áp lực cắt giảm viện trợ, thậm chí phải dùng đến cả những lời cảnh cáo như trên để ngăn chặn, không cho chính quyền Ngô Đình Diệm quá trớn và ra lệnh cho ông Diệm phải sửa sai để lấy lại niềm tin đối với nhân dân Hoa Kỳ. Có như thế thì nhân dân Hoa Kỳ mới nguôi ngoai, không còn phẫn uất đối với chính quyền Ngô Đình Diệm về những hành động bạo ngược bách hại Phật Giáo cũng như việc bắt bớ và giam cầm học sinh sinh viên. Có như vậy thì nhân dân Hoa Kỳ mới ủng hộ và dồn phiếu cho Đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử vào tháng 11/1964.

Thế nhưng tên bạo Chúa họ Ngô vì cuồng tín quá, cho nên đã chống lại những lời khuyên răn và răn đe của họ, bất chấp cả lời cảnh cáo trên đây, rồi lại còn rêu rao la lối là người Mỹ đã can thiệp vào nội tình miền Nam Việt Nam. Hành động ngược ngạo này đã khiến cho họ bật đèn xanh và ngoảnh mặt đi để mặc cho quân dân miền Nam vùng đạp đổ bạo quyền và để mặc cho anh em tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian này bị đập chết trong cơn phẫn nộ của nhân dân miền Nam đã sôi sục và tích lũy suốt trong chín năm trời.

Sự can ngăn, răn đe, làm áp lực cắt giảm việt trợ và cảnh cáo trên đây của Hoa Kỳ sau này bị bọn văn nô Ca-tô người Việt xuyên tạc và rêu rao là ông Diệm chống lại việc người Mỹ làm áp lực với chính quyển Ngô Đình Diệm phải chấp thuận cho Mỹ đổ quân vào Việt Nam, nhưng bị ông Diệm từ chối, cho nên Mỹ mới ra lệnh cho các tướng lãnh quân đội miền Nam làm đảo chánh giết ông Diệm. Đây là là lời cáo buộc láo khoét hoàn toàn không có cơ sở.

Sự thực hoàn toàn trái ngược. Sách sử đều ghi nhận rằng ngày 13/10/1961, ông Ngô Đìinh Diệm đã yêu cầu Mỹ gửi lực lượng chiến đấu Mỹ vào miền Nam để chống lại phong trào nổi dậy của quân dân miền Nam và canh giữ ở vùng gần vĩ tuyến 17 để đề phòng quân đội miền Bắc vượt tuyến tấn công miền Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng. Tham khảo và trích dẫn từ tài liệuThe Pentagon Papers, tác giả Tường Minh - Chu Văn Trình ghi lại trong sách Hội Chứng Việt Nam như sau:

Trang 80 của tài liệu: Trong một thông điệp gửi Tổng Thống Kennedy (vào khoảng giữa ngày 29/9/1961 và ngày 13/10/1961), Tổng Thống Diệm yêu cầu Lực Lượng Hoa Kỳ trang bị “số lớn” và tăng cường 100 ngàn người cho quân đội Việt Nam. Các nhà nghiên cứu cho rằng Diệm đã thổi phồng cón só (Việt Cộng) thâm nhập trợ lực cho mối đe dọa của Cộng Sản.” (Presedient Diem, in letter to President Kennedy, asks “considerable” increase in South Vietnamse Army, User “inflated infiltration figures “to supoport threat of Communism, study says.”)[23]

Đại Sứ Fredrick Nolting Jr báo cáo rằng Sàigòn dự kiến yêu cầu Trung Hoa Quốc Gia (phe Tưởng Giới Thạch) gửi “một sư đoàn bộ binh” và muốn có “các đơn vị huấn luyện quân sự Mỹ.” (Embassador Frederick Nolting Jr reports that Saigòn is considering asking Nationalist China for “one division of combat troops” and wants United States “comnbat-trainer units .”)[24]

Trong cuộc họp ngày 13/10/1961, (Nguyễn Đình) Thuần yêu cầu những điều dưới đây:

1.- “Thêm phi đội AD-6 thay thế T-28 và chuyển giao càng sớm càng tốt.” (Extra squadron of AD-6 in lieu of proposed T-28’s and delivery ASAP.

2.- “Các phi công dân sự Mỹ cho trực thăng và C-47 cho các chiến dịch “phi quân sự.” (U.S. Civilian contract pilots for helicopter and C-47’s for “non-combat” opertaions.)

3.- “Các đơn vị chiến đấu Mỹ hay các đơn vị được đưa vào miền Nam Việt Nam như những đơn vị huấn luyện quân sự. Một phần trấn đóng ở phía Bắc, gần vĩ tuyến 17 để cho quân độ VNCH trú đóng tai đây có thể đưa về đối phó với họat động du kích tại cao nguyên. Đồng thời có thể trấn đóng ở một số thành phố chính tại cao nguyên Trung Việt.” (Combat units or units to be introduced into SVN as “combat trainer units”. Part to be stationed in North near 17th Parallel to free ARVN forces there for anti-guerrlilla asction in high plateau. Also perhaps in several provincial seats in the highlands of Central Vietnam.” [25]

Vào đầu năm 1963, chính quyền Tổng Thống Kennedy đã cứu xét và quyết định rút 1000 cố vấn quân sự và quân nhân về nước, và sẽ rút dần dần nhiều hơn nữa, chỉ để lại một số sĩ quan cố vấn ở mức tối thiểu là mấy ngàn thôi. Mục đích của việc rút quân này là sách lược lấy lòng dân cúa Đảng Dân Chủ để kiếm phiếu trong kỳ bầu cử vào tháng 11/1964. Lời kể lại của ông cự Bộ Trưởng Quốc Phòng Roberts McNamara dưới đây là bằng chứng cho sự kiện này:

Tổng kết các điều trên xong, tôi liên ra lệnh phát thảo một kế họach dài hạn, quy định các giai đọan rút các cố vấn Hoa Kỳ được trù tính theo dự đoán trong ba năm tới Việt Cộng sẽ hoàn toàn bị đè bẹp. Lúc ấy chúng tôi có khoảng 16 ngàn cố vấn tại Nam Việt Nam.

Mùa xuân năm sau, vào tháng 3 năm 1963, tôi hỏi ông Robert Thompson xem ông có thấy nên rút bớt số cố vấn thì ông ta trả lời rằng nếu với tiến bộ như vậy và tình hình Việt Cộng bị đánh dẹp một vài nơi trong mùa hè này, thì có thể rút chừng một ngàn.

Qua lần họp với Harkins vào ngày 6 tháng 5 năm 1963, tại Honolulu, ông tướng này nói rằng chúng tôi vẫn tiến triển khá quan trọng. Vì vậy tôi cho giới quân sự rút bớt một ngàn cố vấn vào cuối năm đó.” [26] .

Sự thật là như vây. Ấy thế mà bọn văn nô Ca-tô người Việt xuyên tạc và rêu rao rằng Mỹ làm áp lực với chính quyền Ngô Đình Diệm để đổ quân thêm vào miên Nam, nhưng bị ông Diệm chống lại. Vì thế Mỹ mới ra lệnh cho các tướng lãnh làm đảo chánh và giết ông Diệm. Đúng là miệng lưỡi Ca-tô, giống y hệt như miệng lưỡi Nhà Thờ Vatican! Không lươn lẹo và không ăn gian nói dối, thì không phải là Nhà Thờ Vatican và không phải là tín đồ ngoan đạo của của cái “tôn giáo ác ôn” này!

11. Chúng ta cho rằng việc thờ cúng cha mẹ, ông bà tổ tiên hay cũng như việc súng kính thờ thờng phượng bất kỳ một vị thần linh nào là quyền tự do của mọi người trong xã hội miễn rằng việc thờ phượng của họ không làm phương hại đến quyền lợi và sinh mạng của người khác. Vì thế mà trong xã hội của chúng ta là một xã hội hoàn toàn tự do về tín ngưỡng, có rất nhiều tôn giáo và một người có thể theo nhiều tín ngưỡng khác nhau mà không cảm thấy có gì là mâu thuẫn hay xung khắc với nhau. Đây là thực trạng về tín ngưỡng trong xã hội chúng ta. Đoạn văn dưới đây trích ra từ cuốn The Essence of Chinese Civilization nói lên thực trạng này:

“Tử Bình nêu lên thắc mắc: “Về việc này, ông Hoàng mà tôi đã gặp, ông ta là người theo đạo Lão hay theo đạo Phật? Ông ta nói thì giống như một người theo đạo Lão, tuy nhiên, nhưng khi nói chuyện, ông ta lại thường hay viện dẫn những kinh nhà Phật.”Người thiếu nữ trả lời: “ông Hoàng không phải là tín đồ của đạo Lão và cũng không phải là tín đồ của đạo Phật. Ông ta ăn mặc theo cách ông ta thích. Ông ta thường nói rằng có ba tôn giáo lớn là đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão. Ba tôn giáo này giống như ba cửa tiệm bán cùng một thứ sản phẩm. Chỉ có một sự khác biệt giữa các tôn giáo này là đạo Khổng là một cửa tiệm rộng hơn hai cửa tiệm kia quá nhiều và có bán thêm một vài sản phẩm khác mà hai cửa tiệm kia không bán. Ông Hoàng cũng nói rằng trong ba tôn giáo này, tôn giáo nào cũng có hai bộ mặt: Một bộ mặt thật của riêng mỗi tôn giáo là những nghi lễ của nó, và bộ mặt khác của nó là những lời dạy căn bản. Những lời dạy căn bản thì cả ba tôn giáo này đều giống nhau dù là bề ngoài có vẻ khác nhau. Ông Hoàng tin cả ba tôn giáo này.

Tử Bình nói: “Đây là một điều rất hay! Nếu cả ba tôn giáo này đều dạy cùng một thứ như cô vừa mới nói, thì cái cùng một thứ đó là cái gì? Có hay không có sự khác biệt nào không? Tại sao cô lại nói đạo Khổng rộng lớn hơn hai đạo kia?

Người thiếu nữ trả lời: “Cho tới bây giờ, cả ba tôn giáo này đều dạy người đời phải làm người tốt và công bằng, cả ba tôn giáo này đều dạy như vậy cả. Nếu tất cả chúng ta đều công bằng và không ích kỷ thì sẽ có hoà bình ở trên trái đất này, bằng không thì hỗn loạn sẽ lan tràn trên khắp thế giới. So với tất cả các tôn giáo khác ở trên thế giới thì đạo Khổng là một tôn giáo vi tha nhất. Hãy nhìn vào Đức Khổng Tử. Suốt đời Ngài, có nhiều người chỉ trích về ý thức hệ tư tưởng của Ngài. Ấy thế mà Ngài vẫn ca ngợi họ vì rằng Ngài cho rằng chính những lời chỉ trích của họ đã soi sáng cho Ngài. Khổng Giáo rất đúng vì tôn giáo này không tin những điều mê tín dị đoan. Khổng Tử nói, chỉ trích những người khác là tự hại mình (hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu). Về phía những tín đồ đạo Phật và đạo Lão, họ mê tín và ích kỷ. Sợ rằng những người khác không theo tôn giáo của họ, họ sáng chế ra thiên đường và địa ngục để hù dọa người ta . Ông có thể nói rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện và cho rằng mục đích của việc sáng chế (bịa đặt) này là để lôi cuốn người đời làm điều thiện và vì thế mà chúng ta có thể gọi họ là những người vị tha, không ích kỷ. Tuy nhiên, nếu họ vượt qua giới hạn đó (mà họ đã làm) và rao truyền rằng nếu ai theo đạo của họ thì tất cả tội ác của người đó sẽ được tẩy rửa hết sạch, và nếu không chịu theo đạo của họ thì người đó sẽ bị đày xuống địa ngục đời đời; như vậy thì họ trở thành ích kỷ và mê tín.

Ngày nay có nhiều tôn giáo ở Tây Phương còn mê tín dị đoan hơn đạo Phật và đạo Lão rất nhiều. Không những hăm dọa người ta bằng những lời lẽ vô nghĩa như thiên đường và địa ngục, các tôn giáo này còn dạy dỗ tín đồ thù ghét những người thuộc các tôn giáo khác và kêu gọi tín đồ của họ tuyên chiến với những người mà họ gọi là tà giáo. Họ cho rằng họ càng giết được nhiều người hơn thì họ càng trở nên ngoan đạo hơn. Làm sao mà con người lại có thể hèn hạ đến như vậy! Về phần những người theo đạo Hồi, họ nói rằng máu của những người Hồi giáo hy sinh trong các cuộc chiến chống lại những người tà giáo đẹp như tử ngọc. Có lẽ họ nghĩ rằng tất cả mọi người ở trên trái đất này chỉ là một lũ điên rồ.”

Người thiếu nữ nói tiếp: “Ý nghĩa đích thực của Khổng Giáo đã mất từ lâu. Các nhà Nho học đời Hán quá bận tâm với cú pháp trong kinh điển đến nỗi họ quên mất cả caí ý nghĩa đích thực của Kinh Điển. Trong thời nhà Đường, người ta không quan tâm đến cú pháp, mà cứ hiểu theo như Kinh Điển. Vì quá quan tâm đến việc thấu hiểu đạo Khổng, Hàn Dũ trở thành một anh mù chữ. Ông ta càng viết thì ông ta càng trở nên lộn xộn.”

(“As for this, Mr. Huang whom I have just met,” Said Tzu P'ing, “is he a Taoist or a Buddhist? He talk like a Taoist, and yet he quotes Buddhist sciptures.” Mr. Huang is neither a Taoist nor a Buddhist,” replied the girl. “He dresses the way as he pleases. He often says that the three major religions, Confucianism, Buddhism, and Taoism, are like three separate stores selling the same products, and the only difference between them is that Confucianism, being a much larger store, sells some products which the other two stores do not sell. He also says that every religion has two facets, the ritualistic and the real, and that the basic teachings of the three religions are the same, even though they look different in appearance. Mr. Huang believes in all three of them.”

”This is very interesting,” said Tzu P'ing. “If the three religions teach the same thing as you have just stated, what is this “same thing”? Is or is there not any difference them? Why did you say Confucianism is more broadly based than either of the other two religions?”

”Insofar as all of these three religions teach people to be good and just, they are the same.” The girl replied. “If all of us are just and selfless, there will be peace on earth, otherwise chaos will rule the world. Of all religions in the world, Confucianism is the most selfless. Look at Confucius. Throughout his life there were many people who criticized him on ideological grounds. Yet he praised them highly because, as a result of their criticisms, they, Confucius believed, had enlightened him. Confucianism is great precisely because it does not believe in religious bigotry. To attack others who do not agree with you is to bring harm to yourself”, says Confucius. The Buddhists or Taoists, on the other hand, are bigoted and selfish. Fearful that other people will not follow their religion, they invented such things as paradise and hell to intimidate them. You might say that the end justifies the means: since the purpose of their invention is to induce people to be good, they can be still regarded as selfless. However, when they go beyond this point (as they do) and announce to the world that a person will be automatically cleansed of his sins when converted to their faith, or that he will be forever condemned and will inevitably go to hell if he refuses conversion, they become bigoted and selfish.

Nowadays there are the Western religions that have gone further in bigotry than Buddhism and Taoism. They not only intimidate people with such nonsense as heaven and hell; they also teach their followers to hate people of other religions and urge them to declare war on what they call pegans. The more they kill, the more they become religious. How low a man can sink! As for the Muslims, they says that the blood shed by the faithful in waging holy wars against the infidels is as beautiful as purple jewel. They probably think that all people in the world are simply fools.”

The true meaning of Confucianism has been lost for a long time,” the girl continued. “The Han scholars were so occupied with the syntax of the Classics” that they forgot the true meaning of the Classics. During the Tang dynasty people did not even care for the syntax, let alone of the Classics. As far as understanding Confucianism was concerned, Han Yu was really a illiterate. The more he wrote, the more confused he became.” [27].

Theo sử hiểu biết của người viết, đạo Phật, đạo Lão và đạo Khổng không hề đề cập đến "thiên đàng" và "địa ngục". Tuy nhiên, có một số người nhân danh đạo Phật hay đạo Lão, hành nghề thày cúng, đã bịa ra "thiên đàng" và "địa ngục" đê mê hoặc người đời và hù dọa những người ngu dốt hay nhát gan với hy vọng họ sẽ đem của lễ đến dâng cúng để cho họ được thụ hưởng. Cũng may, đây chỉ là những việc làm lưu manh của những cá nhân lẻ tẻ, không được hệ thống hóa thành một hệ thống tín lý, và bọn người lưu manh này cũng đã không cấu kết với nhau thành một tổ chức đại quy mô như Nhà Thờ Vatican,và cũng không cấu kết với cường quyền như nhà thờ Vatican đã lam, cho nên chúng không có quyền lực để cưỡng bách người đời phải tin những chuyện hoang đường bịp bợm này. Trái lại, trong đạo Thiên Chúa, những chuyện "thiên đường" và "địa ngục" thực sự đã trở thành là những tín lý và được khai triển thành một hệ thống với hàng nàn chuyện hoang đường nhảm nhí khác được bịa đặt thêm về sau, đặc biết nhất là từ khi Hội Nghị Nicaea khỏi nhóm vào ngày 20/5/325. Kể từ ngày này, cái hệ thống tín lý nhảm nhí này lại được Giáo Hội La Mã sử dụng kèm theo với bạo lực để cưỡng bách người đời phải tin theo với dã tâm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại.

Sở dĩ, trong xã hội Đông Phương, chúng ta có được tình trạng hài hòa giữa các tôn giáo như trên là vì cả đạo Khổng, đao Lã và Phật đều có chủ trương dạy đời mở rộng tâm hồn để đón nhận tất cả những tư tưởng hay triết thuyết cao đẹp của tất cả các tôn giáo hay của nền văn hóa nào mang tới từ bất kỳ từ phương trời nào. Về phương diện tôn giáo, chủ trương này cũng có thể gọi là lòng khoan dung về tôn giáo.

Lòng khoan dung tôn giáo như vậy đã khiến cho trong xã hội Đông Phương nói chung, và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều người sống theo cái nguyên tắc “một tôn giáo là tốt, thì càng nhiều tôn giáo càng tốt hơn”. Sự kiện này được nhà viết sử Virginia Thompson viết:

Tôn giáo ở Việt Nam có thể so sánh như một khu rừng nhiệt đới trong đó không có một cây nào chiếm giữ một chỗ biệt lập. Không có biên giới rõ ràng giữa các tôn giáo ở Việt Nam, và ở đây một người có thể tin theo hàng nửa tá tín ngưỡng mà không cảm thấy mâu thuẫn. Người Việt Nam sống theo nguyên tắc nêu một tôn giáo là tốt thì ba tôn giáo càng tốt hơn. Nếu có gây ra hỗn loạn thì ít nhất cũng làm mất đi tính cách cuồng tín về tôn giáo. Cả lòng khoan dung và nghi thức tôn giáo đều bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng cũng bao gồm rất nhiều tín ngưỡng bản địa (Việt Nam)mà không bao giờ bị xóa bỏ hay biến mất.” Nguyên văn: “The religions of Annam [Vietnam] have been compared to a tropical forest where no one tree can live isolated. There is no clearcut boundary between them, and one may hold simultaneously and without friction a half dozen beliefs. The Annamites [Vietnamese] work on principle that if one religion is good, three are better. If the result is chaos, there is at least a comforting absence of fanaticism. Both this tolerance and the all pervading formalism of Annamite [Vietnamese] religions, which are Chinese origin, cover a multitute of indigenous beliefs that have never been eradicated…”[28]

Tiến-sĩ Vũ Tam Ích nói rõ ràng hơn như sau:

Người Việt Nam tin rằng có rât nhiều loại thần khác nhau ở khắp mọi nơi trong Thiên Nhiên. Trên Trời dưới đất ở đâu cũng có đầy dẫy những thần là thần. Ở trên mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, tinh tú đều có thần hết. Thần làm cho gió và mây di chuyển. Thần làm ra mưa làm ra sấm sét. Ngay ở cả những nơi như trên đồi, trong các dòng sông, dòng suối, trên các cây cối, trong các ruộng lúa, trên các hòn đá cũng như trong nhà, phòng ngủ, nhà bếp cũng đều có thần ngự trị cả. Thêm vào đó, người ta còn thờ Trời, thờ thần Đất (thổ công), thần nông, và mỗi làng đều có thờ thành hoàng, vị thần này có địa vị chính thức ở Việt Nam.” Nguyên văn:“The Vietnamese people believed that spirits of many different kinds exist everywhere in Nature. Heaven and Earth are, so to speak, crowded with spirits, which occupy the sun, the moon, the planets, and the stars, which move the winds and the clouds, which make rain and thunder, which dwell in hills, streams, trees, ricefields, stone, as well as in each house, room, kitchen. In brief, everything has its own spirits. Added to that was the cult of Heaven, Earth, deities of agriculture, and village genii, which had acquired an official status in Vietnam.”[29]

Nhờ những đặc tính này, người dân Việt Nam thường có thái độ xử thế rất khoan dung đúng theo tinh thần đạo nhân của Khổng Giáo và đức từ bi hỉ xả của Nhà Phật. Vì vậy mà người dân Việt Nam nói riêng, người dân Đông Phương nói chung, không mang căn bệnh cuồng tín về tôn giáo. Cũng vì thế mà các quốc gia Đông Phương không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo và cũng không hề xẩy ra chuyện chính quyền bách hại tôn giáo như các quốc gia sống theo nền đạo lý hiếu chiến và vị kỷ như đạo Thiên Chúa.

Trái lại, với niềm tin “Ngoài Giáo Hội Lã Mã không thể có sự Cứu rỗi, “Chỉ có Giáo Hội mới được ban Thiên Chúa truyền toàn bộ sự thật…, chì có Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật”, “tất cả những gì ngòai sự thật nói trên … chỉ là sai lầm”, “Giáo Hội có quyền và có bổn phận phải tiêu diệt sai lầm đó”, và “mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “tà thần”, đốt sách vở ngoại đạo và đốt luôn bọn người bị xem là “lạc đạo”, cho nên, họ luôn luôn không thể chấp nhận một tôn giáo nào. Rõ ràng nhất là khi có người thuộc một tôn giáo khác muốn thành hôn với người yêu đồng đạo với họ, thì người đó lập tức bị họ đòi hỏi phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học một lớp giáo lý Ki-tô và phải làm lễ rửa tội theo đạo, rồi mới được tiến hành làm lễ thành hôn. Chính vì cái đặc tính bất khoan dung về tôn giáo này mà trong xã hội Ki-tô không có một tôn giáo nào khác có thể hiện diên bên cạnh họ nhất là vào khi họ có quyền lực trong tay, chứ đừng nói chi đến chuyện một người có thể theo nhiều tín ngưỡng khác nhau như người dân Đông Phương chúng ta.

12.- Thánh kính trong đạo Khổng của chúng ta dùng thuyết “nhân ái” để dạy đời và đạo Phật cũng dạy chúng ta phải lấy lòng từ bi, hỉ xả và khoan dung mà đối đãi với mọi người. Tất cả các tôn giáo hay đạo lý Đông Phương đều dạy rằng “tích thiện phùng thiện, tích ác phùng ác”, “ác giả ác báo” và “thiện giả thiện lai.” Nhờ vậy, mà hầu hết người dân Đông Phương hiền lành, đầy lòng nhân ái, và hiếu hòa, luôn luôn lấy sự “dĩ hòa vi quý” trong việc hành xử ở đời. Cũng vì thế mà các quốc gia Đông Phương tuyệt nhiên không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo và người dân sống theo tam giáo cổ truyền của chúng ta không có người nào độc ác, dã man và man rợ như tín đồ của Nhà Thờ Vatican hay trong xã hội Ki-tô giáo.

Trái lại, thánh kinh Ki-tô giáo lại chủ trương dạy dỗ và xúi giục tín đồ làm nhiều điều tham tàn, bạo ngược, giết người, đọat của, hàm hiếp đàn bà con gái và tàn sát người dân khác tôn giáo hay bất đồng chính kiến với họ một cách cực kỳ dã man và vô cùng man rợ. Đây là sự thực mà ngay những tín đồ Ki-tô còn có lương tâm cũng phải công nhận. Sự thật này được ghi rõ ràng trong các bản văn trong các sách như Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20. Các sách này đều nằm trong Cựu Ứớc và độc giả có thể tìm đọc để kiểm chứng vấn đề này.

Ngoài ra, Nhà Thờ Vatican lại còn sử dụng thủ đoạn khêu gợi và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỉ như tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực của tín đồ và nhân dân dưới quyền rồi dùng những miếng mồi này câu nhử, lôi cuốn khiến cho họ tối mắt lhăng hái gia nhập các đạo quân thập ác trong các chiến dịch tấn chiếm các vùng mục tiêu mà nhà thờ nhắm tới. Bản văn sử dưới đây là bằng chứng:

“Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn."[30]

Chính vì lẽ này mà xã hội Âu Châu và các vùng Trung Đông đã xẩy ra chiến tranh vì tôn giáo triền miền từ đầu Thời Trung Cổ cho đến ngày nay mà vẫn còn chưa chấm dứt. Hiện nay, những điểm nóng gần như lúc nào cũng có chiến tranh giữa Ki-tô Giáo và các hệ phái Thiên Chíua Giáo khác. Ở Ái Nhĩ Lan, tình hình lúc nào cũng căng thẳng giừa Ki-tô giáo Vatican và Ki-tô Giáo Tin Lành, nếu không có chiến tranh nóng thì chiến tranh lạnh. Hiện nay, tình trạng vẫn còn như vậy, hai phe vẫn còn luôn luôn coi nhau như kể thù bất cộng đái thiên mặc dù họ cùng thờ cả ông Chúa Bố Jehovah lẫn ông Chúa Con Jesus; điểm đặc biệt là khi xuất quân hay khi lâm trận, họ cùng cầu một câu: “Chúa ở cùng chúng con.” Chúng ta không hai bố con Chúa Jehovah và Jesus sẽ ở bên nào, giúp bên nào, và chống lại bên nào? Nhiều nơi khác như ở Croatia, Serbia, và Palestine cũng đều là những điểm nóng và lúc nào cũng có thể bùng nổ thành chiến tranh giữa các hệ phái Thiên Chúa Giáo cùng thờ ông Chúa Bố Jehovah, dù rằng người Hồi Giáo gọi ông chúa này là Allah.

Ki-tô giáo không những là cha đẻ ra các cuộc chiến tranh tôn giáo như đã nói ở trên, mà còn sản xuất ra toàn những người mất hết nhân tính và đã trở thành hạng ngươi súc sinh cực kỳ độc ác, hết sức dã man và vô cùng man rợ. Đây là sự thật đã từng xẩy ra trong lịch sử. Cái đặc tính man rợ này của người Ki-tô giáo sẽ thể hiện ra thành hành động nếu hòan cảnh cho phép hay quyền lực chính trị lọt vào trong tay họ. Những sự thât lịch sử dưới đây cho chúng ta thấy những hành động cực kỳ độc ác và hết sức man rợ của tín đồ Ca-tô ngoan đạo ở vào bất kỳ vào thời điểm nào và ở bất kỳ nơi nào. Sách Smokescreens viết:

Tại Pháp:Ngày 22-8-1572 (Nhiều sách khác ghi là ngày 24/8./1572 chứ không phải là ngày 22/8/1572.) bắt đầu xẩy ra một cuộc tàn sát đẫm máu ở nhà thờ St. Bartholomew. Đây là một trong những vụ tàn sát ghê gớm để tiêu diệt phong trào Tin Lành ở Pháp. Pháp Hoàng đã khôn khéo sắp đặt cuộc hôn nhân giữa người em gái của nhà vua với Đô Đốc Coligny, một nhân vật lãnh đạo của Tin Lành. Một bữa tiệc lớn được tổ chức ăn mừng lễ cưới. Sau bốn ngày, quân lính của tân lang Coligny được cho ăn uống no say, một hiệu lệnh được ban hành. 12 giờ đêm hôm đó, tất cả nhà cửa của những người Tin Lành ở trong thành phố đều bị bắt buộc phải mở cửa. Đô Đốc Coligny bị giết. Thi hài của ông bị liệng qua cửa sổ ra ngoài đường. Thủ cấp của ông bị cắt đem gửi cho giáo hoàng. Hai cánh tay và bộ phận sinh dục của ông cũng bị cắt. Rồi chúng lôi kéo phần còn lại của xác chết đi khắp các đường phố cả ba ngày trời. Sau đó, chúng treo ngược cái xác chết không đầu, không tay, không bộ phận sinh dục ở một nơi ngoại ô thành phố. Đồng thời, chúng còn tàn sát nhiều người Tin Lành khác nữa. Trong 3 ngày, hơn mười ngàn dân Tin Lành (ở Paris) bị giết hại. Những xác chết này bị liệng xuống sông và máu nạn nhân lênh láng chẩy thành dòng ra tới tận cửa sông giống như một dòng máu. Trong cơn hung hãn này, chúng có thể giết cả những người đồng đạo của chúng nếu nạn nhân bị nghi ngờ là không mạnh tin vào Giáo Hoàng. Từ Paris, bịnh dịch tàn sát vì lòng cuồng tín như vậy lan tràn ra khắp nơi trong nước Pháp. Tính ra có tới hơn tám ngàn nạn nhân bị sát hại. Rất ít người Tin Lành thoát khỏi tai họa trong cơn hung hãn của chúng." Nguyên văn: ("On August 22, 1572, the bloody St. Bartholomew massacre began. This was to be one fatal blow to destroy the Prostestant movement in France. The King of France had cleverly arranged a marriage between his sister and Admiral Coligny, the chief Protestant leader. There was a great feast with much celebrating. After four days of feasting the soldiers were given a signal. At twelve o'clock midnight, all the houses of the Protestants in the city were forced open at once. The admiral was killed, his body thrown out of a window into the street where his head was cut off and sent to the pope. They also cut off his arms and privates and dragged him through the streets for three days until they finally hung his body by the heels outside the city. They also slaughtered many other well kown Protestants. In the first three days, over ten thousands were killed. The bodies were thrown into the river and blood ran through the streets into the river until it appeared like a stream of blood. So furious was their hellish rage that they even slew their own followers if they suspected that they were not very strong in their belief in the pope. From Paris, the destruction spread to all parts of the country. Over eight thousand more people were killed. Very few Pretestants escaped the fury of their persecutors.")[31]

Tại Ái Nhĩ Lan: iKhông phải chỉ ở ở Pháp, tín đồ Da-tô mới dã man như vậy, ở Ái Nhĩ Lan, họ cũng hành động man rợ không kém gì tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp. Chuyện man rợ này cũng được sách Smokescreens ghi lại với nguyên văn như sau:

“Một vụ tàn sát người tập thể tương tự như vậy cũng xẩy ra ở Ái Nhĩ Lan vào năm 1641. Bọn tín đồ Gia-tô chủ mưu chọn ngày 23 tháng 10 là ngày lễ kỷ niệm Ignatius Loyola, người sáng lập ra Dòng Tên: Chúng dự trù một cuộc tổng nổi dậy trong toàn quốc. Tất cả những người theo đạo Tin Lành đều phải bị giết ngay tức thì. Để làm cho những người Tin Lành không chú ý đến việc làm của chúng, chúng tỏ ra rất là tử tế với họ. Sáng sớm ngày vùng dậy, bọn chủ mưu đều có võ trang đi lùng bắt những người Tin lành. Gặp người nào là chúng giết người đó, không một chút thương xót. Những người Tin Lành này chưng hửng trong kinh hoàng. Họ đã sống trong yên bình từ nhiều năm. Giờ đây, gặp cảnh ngộ như vậy, họ không biết phải chạy trốn đi đâu. Những kẻ tàn sát họ lại là những người láng giềng, bạn bè và bà con của họ. Phụ nữ bị trói vào cọc (cột) lột trần đến thắt lưng, vú bị cắt đứt ra để cho máu chẩy cho đến chết. Những đàn bà mang thai thì bị trói và treo vào cành cây. Chúng mổ bụng nạn nhân lấy thai nhi ra để cho chó ăn. Trong khi đó thì những ông chồng của nạn nhân bị cưỡng bách phải đứng nhìn những cảnh dã man như vậy.” Nguyên văn:"A similar massacre occurred in Ireland in 1641. The conspirators picked October 23, the feast of Ignatius Loyola, the founder of the Jesuit Order. They planned a general uprising for the whole country. All Protestants would be killed at once. To throw them off guard while the plan was being made, extra acts of kindness were shown to the Protestants. Early in the morning the conspirators were armed and every Protestant they could find was immediately murdered. They showed no mercy. From children to the aged, they were killed. Even invalids were not spared. They were caught by complete surprise. They had lived in peace and safety for years and now find no place to run. They were massacred by neighbors, friends, and even relatives. Death often was the least they had to fear. Women were tied to posts, stripped to the waist, their breast cut off with shears and left to bleed to death. Others who were pregnant were tied to tree branches, their unborn babies cut out and fed to the dogs while the husbands were forced to watch.")[32]

Tại Croatia: trong những năm 1941-1945, tín đồ Da-tô cuồng tín ở Croatia còn dã man gấp bội phần tín đồ Da-tô cuồng tín ở Pháp và ở Ái Nhĩ Lan. Bản văn sử dưới đây cho thấy rõ sự thật cực kỳ kinh khủng này:

Nạn nhân của bọn mật vụ Ustachi (đạo phiệt Gia-tô Croatia trong thời bạo chúa Ante Pevalich) không những bị tra tấn tàn nhẫn về thể xác, mà còn bị hành hạ đau đớn về tinh thần và lương tâm nữa. Một trường hợp vô cùng dã man và tàn ác chưa từng thấy như trường hợp dưới đây đã được ghi lại và phối kiểm qua nhiều nhân chứng có tuyên thệ: “Tại Nevesinje, bọn mât vụ Ustachi càn bắt hết tất cả cha mẹ (vợ chồng) và bốn người con của một gia đình người Serb (theo đạo Chính Thống). Người cha bị giam riêng ở một chỗ khác, người mẹ và 4 người con bị giam ở một chỗ khác. Suốt trong 7 ngày giam giữ, chúng không cho nạn nhân ăn uống gì hết. Rồi thì chúng mang đến cho người mẹ và 4 đứa con mỗi người một miếng thịt nướng khá lớn và nước uống thừa thãi. Sau nhiều ngày không được ăn uống, những người bất hạnh này ăn hết sạch miếng thịt nướng đó. Sau khi ăn xong, bọn mật vụ Ustachi mới nói với gia đình nạn nhân rằng đó là thị người cha của họ." Nguyên văn: "The atrocities of the Ustachi far surpassed mere physical torture. Their victims were tormented emotionally as well. An example of the unprecedented brutality is recorded by the sworn testimony of several witnesses regarding the following incident. At Nevesinje, the Ustachi arrested one whole Serbian family consisting of father, mother and four children. The mother and children were separated from the father. For seven days they were tortured by starvation and thirst. Then they brought the mother and children a good-sized roast, and plenty of water to drink. These unfortunates were so hungry that they ate the entire roast. After they finished, the Ustachi told them that they had eaten the flesh of their father.”)[33]

Tại Việt Nam: Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, bọn lính đạo Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Hoàng Quỳnh đã chiếm giải quán quân về thành tích giết người một cách cực kỳ man rợ, man rợ còn ghê gớm hơn tín đò Ki-tô ở Cratia và ở Pháp. Chúng trói ké nạn nhân bị nghi là Việt Minh, dùng dao nhọn phanh ngực nạn nhân, lấy mật pha với rượu, lấy gan đem nướng, rồi ngồi cùng nhậu hả hê với nhau. Nhậu xong, chúng hè nhau cắt đầu các nạn nhân, xâu vào cái cọc dài rồi đem bêu ở đầu làng.[34] Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong một chương sách có tựa đề là Những Hành Động Dã Man Của Quân Lính Liên Hiệp Pháp Và Lính Đạo Việt Nam (Mục XV, Phần V) trong bộ sách Lịch sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.)

Tai miền Nam Việt Nam: Trong những năm 1954-1975, tác giả Tường Minh Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Hội Chứng Việt Nam như sau:

“Nạn nhân Nguyễn Thị Thơ kể lại:

Tôi là một phụ nữ trú quán tại tỉnh Thủ Đầu Một, ở phía Bắc Sàigòn, gần rừng cao su Đông Nam Việt Nam. Nay tôi 40 tuổi, làm nghề nông, chống tội bị chết, tôi sống với mẹ và một con trai 14 tuổi. Tôi xin kể một vài kinh nghiệm bản thân dưới chế độ Ngô Đình Diệm:

1.- Chiến Dịch Tố Cộng:

“Tôi bị bắt trên một xe búyt trong khi đang nói chuyện với những người trên xe.

Năm 1956, người dân miền Nam bị bắt giữ dưới mũi súng. Chính quyền Sàigòn (Ngô Đình Diệm) mở chiến dịch Trương Tấn Bửu hay chiến dịch càn quét (mopping up operation). Các trung đoàn binh lính chống phá nhân dân. Cuộc bầu cử (thống nhất hai miền) không thực hiện.

Khi tôi bị tống vào nhà giam, tôi thấy nơi đó chật ních người bị giam. Chúng bắt khoảng 700 người, các hội viên của các nhóm và các tổ chức xã hội, các tổ chức phụ nữ, nhiều người bị bắt vì phát động các cuộc nói chuyện. những người khác thì đang dạy dân chúng cách đọc và viết chữ. Họ là những nhà giáo và trí thức.

Chủ nghĩa khủng bố chống lại nhân dân được tiến hành khắp nơi. Bất cứ ai từng là cựu kháng chiến đều bị săn lùng khắp nơi. (Anyone who had been in the former resistance was hunted). Kể cả những ai nói về bầu cử cũng bị bắt. Nhân dân cố gắng tìm gặp Ủy Hội Kiểm Sóat Quốc Tế để nói cho họ biết sự vi phạm điều 14c Hiệp Định Genève và điều 7 Bản Tuyên Bố Cuối Cùng đều bị bắt giam. Mười nghìn (10,000) người bị bắt giam (dịp 20/7/1956). Không đủ phòng cho tù nhân ngồi hay nằm, họ phải đứng suốt ngày đêm. Bắt đầu chiến dịch Tố Cộng, những người vợ có chồng tập kết ra Bắc theo Hiệp Định Genève phải ly dị với chồng. Có người bị giam tới 6 năm không xét xử. Tôi bị giam nhiều năm không xét xử.

Đôi khi báo chí loan tin thả một người như bà Nguyễn Thị Tư, người ta tưởng bà ấy được thả ra sau những năm tù, bởi vì không có tội gì. Nhưng sự thật, bà ấy không bao giờ được thả, mà bị đày tới một nhà tù mới tại Côn Đảo.

Rắn độc được nhét vào âm hộ của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị đau đớn đến cực độ rồi chết. Viên chức chính quyền sử dụng chai vỡ đâm mạnh vào âm hộ phụ nữ đến bất tỉnh và chết. Những tên cai tù dùng đinh sắt đóng vào đầu các ngón tay tù nhân. Rồi chúng băng các ngón tay bị thương và nhúng vào gasoline (set xăng) rồi châm lửa đốt. Chúng bơm nước vào mồm vào mũi. Nước trộn lẫn với nước mắm và ớt cực cay. Chúng cũng dùng sà bông và chất “Crezil” lọai thuốc rửa ống cống cực mạnh để rửa cầu tiêu sát hại vi trùng. Những chất ấy đốt các màng trong cơ thể. (Poisonous snakes were put in the vaginas of the women. Women died agonizingly. The authorities used broken bottles, which forced into the vaginas of the women. The women became unsconscious and usually died. The guards used iron nails, which they drove under the finger nails of all fingers of the prisoners. They, then bandaged the fingers, soaked them in gasoline and set them alight. They pumped water into our mouths and noses. The water was mixed with fish sauce which was extreme spiced. It burned the membrane.)

2.- Tra tấn em bé 5 tuổi:

“Tôi có thể nói thế nào với ông về vụ này?

Có nhiều người từng nói đến vụ chúng bắt hụt ông Kiểm, nên chúng bắt bà vợ và đứa con gái nhỏ của ông. Bà vợ ông Kiểm bị tra tấn nhiều giờ nhưng không phát hiện được gì về người chồng. Chúng mang một thùng chứa đầy nước và đặt đứa con gái Nga 5 tuổi vào thùng nước và nhận chìm đứa nhỏ, rồi chúng đánh mạnh ngòai thùng. Áp suất nước làm chảy máu tai, mũi và mồm đứa nhỏ. Tôi nhìn thấy điều này bằng chính mắt tôi. Theo lời bà Thơ là nhân chứng bất đắc dĩ. Có 150 phụ nữ bị nhốt trong một căn phòng rộng 12 ft, dài 21 ft. Chúng tôi không có cầu tiêu. Chúng đặt một thùng trong phòng (để làm cầu tiêu). Mùi hôi thối tràn ngập trong một nơi (căn phòng) bé nhỏ. Hầu hết những kẻ sống sót khi được thả ra đều trở thành vô dụng, không đi được. Họ bị bệnh thần kinh đau đớn và bất tỉnh định kỳ. (Almost all those who survived and were eventually released are now invalids, incapable of walking. They suffer from nervous diseases and from periodic loss of consciousness.)

Ngày đầu tiên tôi bị tra tấn liên tiếp 8 giờ, chúng thay phiên nhau tra tấn tôi bằng nhiều kiểu. Trước nhất, chúng đánh tôi bằng cây gậy gỗ hình chữ nhật, bốn cạnh sắc. tôi bị đánh vào ngực và vào lưng đến chết ngất. Khi tỉnh dậy, tôi bị trói bằng lạt tre chắc và sắc. Chúng treo ngược hai chân lên trần nhà. Mỗi cái đấm làm tôi tưởng như chân tay tôi rời khỏi cơ thể. Sự đau đớn và phản ứng của hệ thần kinh làm tim tôi đau nhói. Trận đòn thứ nhất kéo dài hơn một giờ.

Khi tôi hồi tỉnh, chúng lại đánh tiếp. Khi chúng cởi trói, hạ tôi xuống sàn nhà, tôi đứng không nổi. Chúng lột hết quần áo và trói chặt tôi vào một cái bàn. Chúng bịt miệng và mũi tôi bằng một tấm vải mỏng. Chúng dùng ông nước bằng cao su bơm nước vào mồm và mũi tôi. Tôi bị ngộp thở và bụng đầy nước, dạ dầy trương phồng lên. Lúc đầu, chúng chỉ dùng nước, sau chúng trộn nước lạnh với nước mắm và nước sà bông. Trận tra tấn (kiểu đi tầu ngầm) này kéo dài 40 phút. Rồi tôi cảm thấy tất cả tối sập. Tôi bị ngất. Chúng ép bụng tôi và lắc mạnh đầu làm cho nước trong bụng ộc ra tại mồm và mũi. Tôi hồi tỉnh.

3.- Hành Động thương luân bại lý của chế đọ Gia-tô Ngô Đình Diệm:

Chúng lại trói tôi trần trường vào một cái bàn. Đầu tôi cũng bị trói chặt vào một cái bàn mặt ngửa lên trần nhà, rồi từng giọt nước lạnh buốt từ trên cao nhỏ vào trán tôi, cứ như thế sau một giờ tưởng như không có gì. Nhưng sau một thời gian, tôi không chịu nổi những giọt nước lạnh buốt, tôi bắt đầu cảm thấy mặt và đầu bị tấn công. Đến 4 giờ sau, óc tôi bị tê cóng, cứng đờ và bất tỉnh. Lúc sắp bất tỉnh, tôi nghe chúng nói với tôi: “Chúng tao sẽ làm mày thành một phế nhân suốt đời.” (We will make you a lifelong invalid.) (trang 169)

Thật vậy, từ khi tôi được thả cho đến nay, tôi đã mắc bệnh tim hành hạ, và bệnh hệ thần kinh gây tác dụng định kỳ. Sau những đợt tấn công của bệnh ấy, tôi bị đau đớn và chảy máu ở hậu môn. Đó là hậu quả của những trận đòn tra tấn mà tôi phải chịu đựng. Ở phòng giam, chúng nhét vào miệng tôi một cái ổ khóa bằng gỗ hình tròn như đồng xu. Ổ khóa này giữ miệng tôi phải mở suốt ngày đêm và khó thở.

Tôi bị bắt cùng với một người đàn ông. Tôi bị giam chung với anh ta trong một tháng. Vào một buổi tối, chúng tôi được di chuyển đến một căn phòng nhỏ. Đến 2 giờ sáng, chúng ở bên ngoài nghe tiếng chúng tôi. Chúng muốn chúng tôi giao cấu. Chúng muốn làm nhục chúng tôi. Cuối cùng, chúng phân cách chúng tôi và nói: “Bọn mày biết chúng tao muốn chúng mày làm gì không?”

Tôi đáp: “Chúng mày là lũ man rợ ghê tởm. Chúng tao không bao giờ mất nhân phẩm.” (You, who are odious and barbarous, are of such character. We will never lose our dignity.) (tr. 170).

Sau những trận tra tấn vô tận, tôi bị tống giam vào đề lao Gia Định, một trung tậm tạm giam chật ních tù chính trị chờ gửi đi nơi khác.

Đế lao Gia Định rất nóng. Mỗi tối có 20 người hay hơn bị ngất xỉu vì thiếu dưỡng khí. Sau một tháng sống trong điều kiện này, mọi người đều bị nổi mụn nhọt, da bịp giộp và sưng. (Afetr one month in these conditions, everyone had rashes, pimples, blisters and swelling.) (Tr. 170).

Suốt tháng đầu tiên ở đề lao Gia Định, tôi thấy 7 người đàn ông bị chết ngộp. Tôi không thể hiểu bằng cách nào mà những người phụ nữa sống sót ở đây lại chịu đựng nổi những điều kiện như thế. Thực phẩm hàng ngày rất ít, mỗi người chỉ được một chén cơm nhỏ, gạo trộn với trấu (the rice was mixed with pady husks), không có rau hay nước chấm. Tôi ở đây 7 tuần. Sau đó, chúng tội bị đày ra Côn Đảo. (tr. 170).

Chế độ nhà tù ở Côn Đảo có mục đích giết hại tù nhân bằng hành hạ và lao động cực nhọc. Tôi chứng kiến tù nhân chết mỗi ngày. Mỗi tù nhân hàng ngày phải vào rừng chặt cây làm củi mang về nhà giam một thước khối củi. Ai không thực hiện đủ số củi ấn định sẽ bị đánh đòn và bị biệt giam vào xà lim. Hầu hết tù nhân tại Côn Đảo đều bị bệnh kiết, viêm ruột (dysentery) và giun, sán (worms).

Tôi bị giam một năm ở Côn Đảo, trong đó có 10 tháng bị biệt giam cùng với 4 người trong một xà lim (cell) diện tích rộng 3ft, dài 6ft, tường dày 15 in, trần nhà bê tông. Nhờ có phong trào phản đối giam chính trị phạm nữ ở Côn Đảo, nên một năm sau, tôi được chuyển vào đất liền. Cuộc chống đối này, có hơn 100 tù chính trị bị bọn cai ngục sát hại. Tên tỉnh trưởng Côn Đảo Bạch Văn Bốn vỗ tay cười nhìn xác tù bị giết.

Sau 10 tháng bị biệt giam, tôi chỉ còn là một bộ xương (after ten months of detention, I was reduced to a skeleton.)

Chúng đưa tôi vào trại tập trung Phú Lợi. Trại này rất rộng, giam giữ 8 ngàn tù chính trị. Ở trại Phú Lợi, chúng bắt chúng tôi phài chào tên đại tá trưởng trại (Trần Vĩnh Đắc) và hô khẩu hiệu ủng hộ chế độ Diệm. Chúng tôi từ chối. Chúng đánh chúng tôi và gửi chúng tôi về trại Thủ Đức. (At Phu Loi camp, they forced us to salute their colonel and to shout slogans of support for the Diem regime. We refused to do so. We were beaten and sent to another prison, called Thur Duc Gool.” (tr. 173.) [35]

Trên đây chỉ là 3 chuyện trong nhiều chuyện được tác giả Chu Văn Trình ghi lại trong cuốn Hội Chứng Việt Nam. Ngoài tập sách này, còn có cuốn phim tài liệu Chiến Tranh Viêt Nam - Những Điều Chưa Biết do Daniel Costelel biên sọan & tường thuật và Isabelle Clarke đạo diễn (điện thọai liên lạc: (714) 555-2515), và nhiều bài viết của những người cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng chiến đấu ở Việt Nam kể lại, trong đó có ông John Forbes Kerry (cựu ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử tổng thống tháng 11/2004, vụ tàn sát người ờ hơn môt ngàn người trong trại tù Phú Lợi (Bình Dương) vào tháng 1/1959, vụ tàn sát dân làng Mỹ Lai xẩy ra vào giữa tháng 3 năm 1968, tất cả đều là sản phẩm của Nhà Thờ Vatican.

Tại Rwanda: Chỉ trong vòng có 100 ngày vào giữa năm 1994, họ tàn sát tới hơn 800 ngàn người trên tổng số dân trên tòan quốc chỉ có 8,196,000 (vào năm 1995).

13.- Chúng ta cho rằng những người tốt là những người vô tư, không ích kỷ, không vị lợi, không vơ vào, không lấn lướt những người khác, sẵn sàng giúp đỡ những người khác khi người ta cần được giúp đỡ, và những người xấu là những người có những ác tính như gian giảo, xảo quyệt, thiên vị, ích kỷ, gian tham, hám lợi, háo danh, háo sát, hung dữ, thèm khát quyền lực, lố bịch, trịch thượng, xấc xược, ngược ngạo, bốc hốt, vơ vào, lấn lướt những người khác, băng xăng, xun xoe, bợ đỡ những người quyền thế hay có địa vị cao, khinh kh,i làm oai, làm phách, hách dịch và bắt nạt những người lép vế thế cô.

Trái lại, họ cho rằng tất cả những gì không thuộc về hay không phải là của Giáo Hội La Mã đều là tội ác, đều là xấu xa, đều là man di, đều là mọi rợ, và cho rằng, tất cả những gì thuộc về hay của Giáo Hội La Mã đều tốt đẹp, đều thánh thiện mà trong thực tế Giáo Hội và tín đồ của Giáo Hội đều mang những ác tính tham tàn, bạo ngược, xãc xược, lấn lướt, vơ vào, hung dữ, háo sát, khát máu, v.v… Chính vì những ác tính này mà Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua đã gây ra hàng chục rặng núi tội ác chống lại nhân loại.

14.- Chúng ta coi cô ALINE REBEAUD, người đã làm những việc từ thiện từ đầu thập niên 1990 cho đến ngày nay, là một người tốt, một vị nữ thánh hiếm có ở trên cõi đời này. Cô là người Thụy Sĩ. Trong chuyến đi du lịch ở Việt Nam, tình cờ gặp một em bé đang hấp hối ở một vỉa đường, bên cạnh một đóng rác, động lòng trắc ẩn, cô đem em bé này về cứu giúp chạy chữa và nuôi dưỡng. Sau đó, cô quyết định ở lại Việt Nam để tiếp tục làm từ thiện cứu giúp những trẻ em bất hạnh như trường hợp em bé trên đây. Thế là kể từ đó, cô đi gom các trẻ em mồ côi sống lang thang ở ngoài đường phố về sống chung một mái nhà, rồi chạy đây chạy đó, vận động quyên tiền về nuôi dưỡng các em. Hành động như vậy là những hành động cao đẹp, và cá nhân cô xứng đáng được tôn vinh lên hàng bậc thánh.

Trái lại, ở hải ngoại, vừa mới bắt đầu nói là giúp đỡ Cô Tim, thì họ liền tấn công, ngăn cản, đặt điều kiện, đòi hỏi cô phải đứng chào lá cờ "ba que tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi của họ." Không được, họ liền biến cô thành kẻ "có tội"! Xin xem nơi link này.

15.- Chúng ta tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác của những người khác đúng như lời dạy của Nho Giáo “kỷ sử bất dục vật thi ư nhân.”

Trái lại, họ không bao giờ tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền tự do khác của những người khác vì rằng:

Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi....[[36]]

16.- Chúng ta sống theo quan niệm “vừa mắt ta ra mắt người”, “dĩ hòa vi quý”, và “tứ hải giai huynh đệ”, coi mọi người trong thiên hạ như anh em trong một gia đình.

Trái lại, bản chất của họ là luôn luôn có những thái độ và hành động “trịch thượng” vào khi họ có hoàn cảnh cho phép, tức là khi họ ở thế thượng phong hay có quyền lực trong tay. Một trong những bằng chứng cho sự kiện này là họ coi việc đặt điều kiện cho người khác tôn giáo muốn thành hôn với con em của ho là phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học lớp giáo lý Ki-tô và phải làm lễ theo đạo Ca-tô rồi mới được tiến hành lễ thành hôn. Khi giao tiếp với những người thuộc tôn giáo khác, khi ở vào thế thượng phong, họ thường có những ngôn ngữ, thái độ và hành động vô cùng lố bịch, cực kỳ trắng trợn và hết sức thô bạo. Người viết đã nhiều lần chứng kiến những hành động trịch thượng như vậy của họ. Người viết tin rằng có rất nhiều người cũng đã từng chứng kiến hay kinh qua những ngôn ngữ, thái độ và hành động trịch thượng như như thế của họ. Hơn thế nữa, người viết cũng đã từng chứng kiến những hành động cực kỳ dã man của những toán lính đạo người Việt trong các đạo quân phụ lực Patisans hay Commandos trong quân đội Pháp và trong các xóm đạo được giặc võ trang trong thời Kháng Chiến 1945-1954 trong các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Kiến An. Quả thật là họ đã hành xử đúng như thánh kinh và Nhà Thờ Vatican đều dạy dỗ họ, và đúng như Giao-sư Lý Chánh Trung đã viết trong cuốn Tôn Giáo và Dân Tộc:

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình.” … “Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.[[37]]

17.- Chúng ta hiểu rằng “Việt gian” là “người Việt Nam phản đất nước” (Lê Văn Đức, Việt Nam Tư Điển, Quyển Hạ, tr.1777), và phản đất nước hay phản bội tổ quốc là đi làm những công việc đưa đường dẫn lối, chỉ điểm hay làm việc trong chính quyền của quân xâm lăng cướp nước thống trị dân ta. Theo nghĩa này, thì Ngô Đình Diệm là một tên Việt gian và thuộc về một gia đình có tới ba đời nối tiếp nhau làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và cho Mỹ.

Trái lai, họ phủ nhận tất cả những định nghĩa trên đây để suy tôn những người đồng đạo của họ đã từng làm những việc đưa đường dẫn lối, chỉ điểm hay làm việc trong chính quyền của Liên Minh Xâm Lăng Pháp - Vatican cướp nước và thống trị dân ta, và cũng là để suy tôn tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm như là một anh hùng dân tộc đã chết vì nước.

18.- Chúng ta cho rằng Vatican mang tội chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam qua những hành động cấu kết với Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến tháng 3 năm 1945 và trong việc đem quân sang tái chiếm Đông Dương và gây nên cuộc chiến 1945-1954. Sau đó, Vatican lại cấu kết với Mỹ trong việc vi phạm điều khỏan tổng tuyển cử để thống nhất đất nước vào năm 1956. Điều khỏan này đã được quy định trong Hiệp Định Genève 1954. Vì thế mà nhân dân Việt Nam lại phải lao vào cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để đòi lại miền Nam cho dân tộc và hoàn thành sứ mạng thống nhất đất nước cho tổ quốc. Đây là một món nợ mà Nhà Thờ Vatican còn chưa tạ tội và bồi thường cho dân tọc Việt Nam ta.i

Trái lại, họ cho rằng Vatican là nước tổ của họ. Vì thế, đối với họ, việc Vatican cấu kết với Pháp đánh chiếm Việt Nam chỉ là việc bình thường trong sứ mạng khai hóa văn minh đúng như lời Vatican đã dạy dỗ họ rằng: “Chính sách thực dân có tính cách nhân đạo ở chỗ: một cường quốc khai hóa cho một nước mà nền văn minh còn thô sơ.”[38]

Tương tự như vậy, họ cho rằng việc Vatican cấu kết với Mỹ cũng là chuyện bình thường vì rằng họ cho rằng mục đích của việc Vatican cấu kết với Mỹ là để chống Cộng và để bảo về quyền lợi của Nhà thờ Vatican của họ. Vatican đã dạy họ như vậy và bổn phận của họ là phải tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican. Hành động như vậy mà họ không hề biết rằng đó là hành động của quân mất gốc, của những phường vong bản và phản quốc.

19.- Chúng ta cho rằng những người Việt Nam chiến đấu trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 đến ngày 30/4/1975 trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và trong cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ – Vatican để đòi lại miền Nam cho tổ quốc và hòan thành sứ mạng thống nhất đất nước là những người yêu nước. Đồng thời, chúng ta cũng cho rằng những người Việt Nam chiến đấu trong hàng ngũ quân thù xâm lược trên đây là những thằng Việt gian phản quốc.

Trái lại, họ cho rằng những người Việt Nam chiến đấu đánh đuổi các đế quốc xâm lược Vatican, Pháp và Mỹ là Việt gian, và những thằng Việt gian chiến đấu trong hàng ngũ các đế quộc thực dân xâm lược trên đây là những nhà ái quốc.

20.- Chúng ta cho rằng chính quyền Quốc Gia với ông Bảo Đại làm Quốc Trường là do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican dựng nên để làm tay sai cho hai đế quốc này, và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là do Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

Trái lại, họ cho rằng các chính quyền này không phải là do các đế quốc Pháp, Mỹ và Vatican dựng nên, nhưng lại không chứng minh được vì đâu và do đâu mà các chính quyền bù nhìn này xuất hiện.

21.- Chúng ta rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ là do Vatican làm ra từ thời Vatican móc nối với ông vua gỗ Thành Thái (1889-1907) để làm biểu tượng cho chính quyền tay sai của Vatican trong mưu đồ chống lại phe thực dân Pháp để giành giật quyền lực ở Việt Nam trong thời kỳ này. Năm 1916, khi truất phế Vua Duy Tân và đưa Nguyễn Phúc Bửu Đảo (Khải Định) lên thay thế, phe thực dân Pháp không cho triều đình bù nhìn Huế sử dụng lá cờ này, và buộc phải sử dụng là cờ Long Tinh. Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, khi chủ mưu đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng và thành lập cái gọi là chính quyền Quốc Gia làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican, Nhà Thờ Vatican lại đưa ra lá cờ vàng ba sọc đỏ này ra làm biểu tượng cho tín đồ Ca-tô với danh xưng là người Việt Quốc Gia để chiến đấu chống lại chính quyền và quân đội Kháng Chiến của nhân dân Việt Nam.

Trái lại, họ cho rằng lá cờ này là biểu tượng cho lý trưởng tranh đấu của họ với danh nghĩa là người Việt Quốc Gia, nhưng họ lại giấu nhẹm cái lý lịch của lá cở này, giấu nhẹm cái lý lịch phản quốc, phản dân tộc của họ, giấu nhẹm vai trò của Nhà Thờ Vatican trong việc cấu kết với Pháp đem quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858 cho đến năm 1945, và giấu nhẹm luôn cả vai trò của Vatican trong việc cấu kết với Pháp đem quân tái chiếm Đông Dương gây nên cuộc chiến tàn khốc 1945-1954.

22.- Chúng ta cho rằng đất nước Việt Nam là của dân tộc Việt Nam và phải do người Việt Nam làm chủ. Khi đất nước chúng ta bị người ngoại bang đánh chiếm và thống trị, dân ta trở thành nô lệ cho người ngọai bang, thì chúng ta gọi là “mất nước”

Trái lại, họ cho rằng nước Việt Nam là của Vatican. Cho nên khi Việt Nam bị liên Minh Xâm Lược – Vatican đem quân đến tấn chiếm và thống trị từ năm 1862-1945, thì họ không gọi là “mất nước”, và khi miền Nam Việt Nam bị Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị trong những năm,1954-1975, họ cũng không gọi là “mất nước”. Nhưng từ ngày 30/4/1975, đất nước đã được thống nhất, giang sơn đã thu về một mối, đất nước do người Việt Nam làm chủ và được cả thế giới công nhân là một nước độc lập. Ấy thế mà họ vẫn gọi là “mất nước”.

Tại sao lại có tình trạng ngược đời như vây?

Lý do rất dễ hiểu. Họ coi nước Việt Nam là của Vatican và tổ quốc của họ là Vatican. Khi Vatican còn quyền lực ở Việt Nam, thì họ không gọi là “mất nước”, khi đó, họ tích cực và liều chết chiến đấu với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để củng cố và bảo vệ quyền lực của Vatican. Khi Vatican không còn quyền lực ở Việt Nam nữa, thì họ gọi là “mất nước” và luôn luôn tìm đủ mọi cách để đánh phá Việt Nam, gièm pha, hạ nhục các nhà lãnh đạo và chính quyền Việt Nam cũng như các nhân viên cao cấp của chính quyền ta bằng những mánh mung và thuật ngữ Ca-tô mà Giáo Hội La Mã đã sử dụng trong gần hai ngàn năm qua đối với các thế lực chống lại Giáo Hội.

23.- Chúng ta cho rằng vì hoàn cảnh lịch sử, đất nước tạm thời bị chia đôi bởi Hiệp Định Genève 1954 và sẽ được thống nhất qua một kỳ tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 cũng do Hiệp Định Genève quy định. Nhưng Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đã ra lệnh cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm chống lại việc tổng tuyển cử này với mục đích vừa biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng cho MỹĐông Nam Á Châu, vừa biến miền Nam thành vương quốc theo đạo Ki-tô làm thuộc địa cho Vatican. Do đó, vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc và của dân tộc, chúng ta cho rằng miền Nam Việt Nam cần phải được giải phóng bằng bất cứ giá nào để thống nhất đất nước, một nguyện vọng mà bất cứ dân tộc nào ở vào hoàn cảnh như vậy cũng phải làm như vậy.

Trái lại, họ chủ trường duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi, coi miền Nam Việt Nam như là một quốc gia riêng biệt của Vatican và quyết tâm chiến đấu cho mục đích này của họ.

24.- Khi xét về một người, hay sự việc hoặc một chế độ, chúng ta đều phải căn cứ vào bản chất, tư cách, khả năng, kinh nghiệm, sự lăn lộn hay từng trải, hành động và thành quả của việc làm của người đó hay chế độ đó, CHỨ KHÔNG CĂN CỨ VÀO lý lịch như các yếu tố gia đình, tôn giáo, bằng cấp, chức vụ, phẩm trật và danh xưng.

Trái lại, khi xét về một người, về một sự việc hay về một chế độ chính trị, họ lại căn cứ vào cái vỏ bề ngoài và lý lịch như gốc rễ gia đình, tôn giáo, chức vụ, phẩm trật, bằng cấp, CHỨ KHÔNG CĂN CỨ VÀO bản chất, tư cách, khả năng, sự lăn lộn từng trải, hành động và việc làm. Chủ tâm của họ là dùng cái vẻ bề ngoài để lòe bịp đánh lừa người đời. Cũng vì thế mà Nhà Thờ Vatican mới có chủ tâm dùng những thuật ngữ với những hoa ngôn, mỹ ngữ và danh xưng hào nhoáng hàm chứa cái gì trân trọng nhất và kính mến nhất để lừa bịp tín đồ và người đời. Rõ ràng nhất là Nhà Thờ đã sử dụng những danh xưng như “Hội Thánh duy nhất thánh thiên, công giáo và tông truyền”, gọi tắt là “hội thánh” để nói về Giáo Hội của họ; các tu sĩ đều được gọi là cha, Đức Cha, Đức Ông, Đức Tổng Giám Mục, Đức Hồng Y, Đức Thánh Cha, và tất cả cái gì thuộc về hay là của Vatican đều thánh thiện tốt đẹp cả.

Lưu manh hơn nữa, Nhà Thờ Vatican còn sử dụng những từ ngữ mang nặng tính cách khinh rẻ và miệt thị để nói về tất cả những gì không thuộc về hay không phải là của Vatican. Kinh sách của Nhà Thờ Vatican cũng thường gọi các tôn giáo khác là "tà giáo". Sách Kinh Nhựt Khoá, trang 707, gọi dân Việt Nam là "chim muông cầm thú". Sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Phần Nhất) của Linh-mục Bùi Đức Sinh (Saigòn: Chân Lý, 1972), sử dụng không biết bao nhiêu lần các từ "man di", "mọi rợ" và "dã man" để nói thẳng hay ám chỉ những người hay nhóm dân thuộc các tôn giáo hay văn hóa khác. Riêng nơi trang 208, ông linh mục tác giả của cuốn sách này sử dụng từ "man di" tới hai lần. Sự kiện Giáo Hội La Mã và tất cả tín đồ của Giáo Hội La Mã từ giáo hoàng cho đến những tín đồ thuộc loại bạch đinh sử dụng những từ “vô thần”, "tà giáo", "tà đạo", "ngoại đạo", "vô đạo", "man di", "dã man" và "mọi rợ" để nói về các tôn giáo hay văn hóa khác và những dân tộc không thờ ông Jesus là một sự thật hiển nhiên và đều được các nhà viết sử ghi nhận. Từ năm 1848 cho đến nay, họ lại sử dụng thêm cụm từ “Cộng Sản”, “Cộng Sản vô thần” và từ ngữ hàm chứa đặc tính xấu xa và tội ác để tố cáo thế lực chống lại Nhà Thờ.

Trong thực tế, vô thần và cộng sản đều không có gĩ xấu xa và cũng không có một hành động tội ác dã man, bạo ngược và ghê tởm như những hành động tội ác cực kỳ man rợ của Nhà Thờ Vatican trong gần hai ngàn năm qua. (Xem lại điều 12 ở trên.) Nếu những người vô thần có một hành động nào được coi là bạo ngược thì cũng chỉ xẩy ra trong lúc hăng say khi tiến hành những biện pháp mạnh chống lại những hành động tội ác của Nhà Thờ và để trừng trị các phần tử ương ngạnh không chịu thức tỉnh, vẫn còn ngoan ngoãn tuân phục cái thế lực mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” với dã tâm bơi ngược dòng lịch sử, chống lại trào lưu tiến hóa của nhân lọai và chống lại phục lợi của nhân dân. Đó là những trường hợp phải sử dụng biện pháp mạnh trong trong thời kỳ tiến hành cách mạng của các cuộc Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Các Mạng Nicaragua 1979.

Bị các phong trào cách mạng của nhân dân thế giới đối phó và trừng trị thẳng tay như vậy mà Nhà Thờ Vatican vẫn chứng nào tật ấy. Gian manh và quỷ quyệt hơn nữa, Nhà Thờ còn ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền tăng cường và đẩy mạnh những chiến dịch sử dụng những thủ đọan gièm pha, hạ nhục và sỉ vả những người mà Nhà Thờ không ưa hay thù ghét bằng cách gọi họ những người “chống Chúa”, “vô thần” hay cộng sản”, rồi tìm đủ mọi từ ngữ xấu xa gán ghép cho họ. Trong số những nạn nhân này, có những người bất khuất, không chịu khuất phục Vatican và những người có ngôn ngữ hay tác phẩm nói lên bộ mặt thật ghê tởm của Nhà Thờ hay sự thật về những rặng núi tội ác của cái “tôn giáo ác ôn” này trong gần hai ngàn năm qua. Đây là một trong những thủ đọan được Nhà Thờ sử dụng để che đậy và lấp liếm những rặng núi tội ác mà khi còn sinh tiền, chính Giáo Hòang John Paul II (1978-2005) cũng phải công nhân bằng những hành động xin lỗi cả hàng trăm quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã. Rồi cũng chính Ngài đã cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter (Rome) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo ác với Chúa về 7 rặng núi tội ác chống lại nhân lọai trước sự chứng kiến trực tiếp của hàng triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu người khác qua các màn ảnh truyền hình ở khắp nơi trên thế giới.

Về bộ máy tuyên truyền của Nhà Thờ, chúng ta phải nói là siêu việt. Tính cách siêu việt này được chính người trong cái chăn Nhà Thờ là học giả Phan Đình Diệm ghi nhận như sau:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chő cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột" , "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh." [39]

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng cá nhân hay thế lực nào càng chú ý đến cái vẻ hào nháng bề ngoài để lòe bịp hay đánh lừa người đời, thì cá nhân hay thế lực đó càng có nhiều chủ tâm đi vào con đường tội ác. Câu nói, “Tốt mã rẻ cùi” nói lên tình trạng này và áp dụng cho Giáo Hội La Mã quả thật là vô cùng thích hợp. Đúng như vậy, lịch sử đã cho thấy rằng, hầu hết các ông tu sĩ của Vatican, từ Giáo Hoàng cho các ông linh mục bạch đinh, đều là những tên đại bịp, ăn gian nói dối, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, lưu manh, xảo trá, tham tàn và bạo ngược, v.v… Đây là sự thật mà bất kỳ người dân hay dân tộc nào đã có kinh nghiệm máu với Vatican đều nhìn nhận như vậy. Hơn dân tộc nào hết, dân tộc Ý là một dân tộc có quá nhiều kinh nghiệm với giới tu sĩ của Nhà Thờ Vatican và với Tòa Thánh Vatican. Cũng vì thế mà vị đại anh hùng Giuseppe Garibaldi (1807-1882) của quốc gia này đã lớn tiếng nói với nhân dân Ý và nhân dân thế giới rằng:

a.- “Linh muc là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood), b.- “Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy). c.-, "Giao Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do.” (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.”[40]

Vì giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra một thí dụ cụ thể trên đây. Trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, nơi Phần VII, Mục XXV, chúng tôi đã dành ra tới 2 chương với tựa đề là “Văn Chương Phản Kháng Nhắm Vào Giáo Hội La Mã, Nhắm Vào Giới Tu Sĩ Và Các Ông Thánh Trong Giáo Hội.” Hai chương sách này dài tới gần 20 trang computer, nghĩa là khoảng 40 trang sách khổ bình thường với khổ chữ 10 và khổ giấy 20 cm x 13 cm hay 5’’ x 8’ [giống như cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred W. McCoy hay cuốn Việt Nám Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim] để ghi lại những nhận xét hay những lời tuyên bố của khoảng trên dưới hai trăm vĩ nhân và danh nhân trên thế giới tố cáo và lên án toàn bộ tín lý, tổ chức, thành phần lãnh đạo trong giáo triều Vatican và các tu sĩ các cấp trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã. Những lời nhận xét hay tuyên bố này có nội dung tương tự như lời tuyên bố của nhà đại ái quốc Ý Giuseppe Garibaldi nói về Giáo Hội La Mã và các ông tu sĩ của cái giáo hội quái đản này.

Bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã có chủ đề là trình bày những lời lẽ hay lời dạy phỉnh gạt lừa bịp người đời trong hệ thống tín lý Ki-tô cùng những thủ đọan và việc làm vô cùng thâm độc và đại gian đại ác của Giáo Hội La Mã. Bộ sách này được chia ra làm 7 phần, mỗi phần có nhiều mục, mỗi mục có nhiều chương và tổng số lên đến khỏang 130 chương, trong đó có tới khoảng hơn 50 chương đã được phổ biến trên các websites sáchhiem.net (từ tháng 7/2007), giaodiemonline.com (từ tháng 7/2006), và một số các websites khác. Những chương sách này cũng như các tác phẩm của ciáo-sư Trần Chung Ngọc, của cựu thẩm phán Charlie Nguyễn (Bùi Văn Chấn), của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, của Giáo-sư Cao Huy Thuần và của nhiều tác giả khác (đăng trên sachhiem.net và giaodiem.omlin.com đã giúp cho rất nhiều người nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ tham tàn, cực kỳ nham hiểm và cực kỳ độc ác của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo.

25.- Nền đạo lý Đông Phương của chúng ta chú trương lấy nhân dân làm đối tượng để phục vụ. Chính quyền đối xứ với người dân cũng như người dân đối xử với nhau đều phải lấy lòng thành thực và tình thương yêu (đạo nhân) mà hành xử đúng theo bổn phận (do đạo lý đã quy định) của cái thế đứng của mỗi người đối với gia đình, xóm làng, quốc gia và dân tộc. Sự kiện này được sách Sách The Ageless Chinese viết:về sự kiện này như sau:

“Xã hội là một tập thể nhiều người thuộc nhiều thành phần và địa vị khác nhau và mỗi người có một trách nhiệm riêng biệt. Tuy nhiên, chính quyền không có nghĩa là một chế độ độc tài chuyên chế. Theo Khổng Tử thì mỗi chức vụ của một người có kèm theo một nghĩa vụ. Không làm tròn cái nghĩa vụ được giao phó cho mình thì ý nghĩa của cái chức vụ của mình sẽ không còn nữa. Như vậy, một ông vua sẽ không thể gọi là vua được nếu không làm tròn cái nghĩa vụ đã giao phó cho ông ta. Nếu ông ta dùng quyền hành để theo đuổi những mục đích ích kỷ thay vì chăm lo phúc lợi cho muôn dân thì ông ta chỉ còn mang cái tên ông vua thôi, chứ thực sự ông ta không còn là vua nữa. Nhà lãnh đạo nắm quyền cai trị cũng như người dân bị trị đều có nghĩa vụ thiên định. Người cầm quyền cai trị muôn dân phải nêu gương tốt cho muôn dân noi theo. Chỉ khi nào người cầm quyền là người hiền đức thì mới hy vọng được muôn dân trung thành và tuân phục. Cái nguyên tắc này cũng được áp dụng trong mối liên hệ tương quan giữa những người trong cùng một gia đình. Dầu rằng người chồng có quyền thế hơn người vợ, cha mẹ có quyền hơn con cái, anh có quyền hơn em, nhưng cũng phải có những nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau: người trên phải thương yêu và che chở cho kẻ dưới, và bổn phận của kẻ dưới thì phải trung thành và tuân phục người trên. Bằng cách nào đi nữa thì sự kính trọng và tùng phục của kẻ dưới đối với người trên cũng không phải là tự động. Khổng Tử đã nói rằng chỉ khi nào nhà vua biết dùng lễ đối với quần thần và muôn dân thì mới hy vọng họ đem lòng trung đáp lại. Tương tự như vậy, một người cha tàn ác và bất nhân đối với con cái là tự làm mất đi cái quyền đòi hỏi con cái phải có lòng hiếu thảo đối với mình. Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải áp đặt nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới; kẻ nào không sẵn lòng hay không có thiện ý hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì không có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình."

(”Society was composed of a variety of individuals and each individual had a special function to perform. However, authority did not and should not imply despotism. With each name, according to Confucius, there was a reality; without reality a name would be deprived of its meanings. Thus a prince (name) could not be rightly called a prince if he did not perform the functions (reality) assigned to him. If, for instance, he used his authority for selfish purposes instead of the welfare of his subjects, he was a prince in name only, but not a real prince. There was a heavenly imposed duty on the ruler as well as on the ruled. A ruler should set an example to his subjects. Only when the ruler was wise and virtuous could the people be expected to be loyal and obedient. The same principle was also applied to the household. Though the husband was superior to his wife, parents superior to children, and alder brothers superior to the young ones, there were mutual obligations governing each other: love and protection on the part of the superiors and loyalty and obedience on the part of the inferiors. The respect and obedience a superior received was not automatic by any means. Only when a king treated his ministers with li (propriety), said Confucius, could the ministers reciprocate it with chung (loyalty). By the same token, a cruel, unloving father forfeited all rights of demanding filial piety from his son. A correct relationship imposed obligations on both sides; those who were not willing to give should receive either.")[41]

Vì bổn phận của mỗi người ở trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội hay trong cộng đồng quốc gia đã được phân định rõ ràng như vậy, cho con người trong xã hội chúng ta là con người tự do, tự do hành sử theo lương tâm, theo lẽ phải, theo công đạo và có quyền đòi hỏi mọi người dù ở vị thế nào (vua quan hay cha mẹ) cũng phải hành xử đúng theo các trách nhiệm đã được phân định. Nếu một người nào đó không làm tròn trách nhiệm của mình đối với người khác, thì chính họ đã tự làm mất đí cái quyền đòi hỏi kẻ khác phải làm tròn trách nhiệm với họ.

Nói tóm lại, trong xã hội chúng ta, mọi sự ở trên cõi đời này đều do con người xếp đặt, lo liệu và giải quyết với nhau, chứ không phải do một thế lực siêu nhiên hay đấng thần linh nào xếp đặt, lo liệu và giải quyết. Vì lẽ này, chúng ta chẳng bao giờ hướng về một đấng thần linh mơ hồ trong cõi xa xăm để trông cậy, cầu xin và lạy lục để cứu giúp hay ban phước lành, phép lạ để cho họ được hưởng thụ đặc quyền đặc lợi hay được quyền đè đầu cỡi cổ những người khác hầu có thể sống phủ phê thỏa mãn những duc vọng bất chính, bất nhân và bất nghĩa. Cũng vì thế mà chúng ta nhìn những người làm cái nghề trung gian giữa con người và thế giới thần linh chỉ là bọn lưu manh buôn thần bán thánh mượn danh tôn giáo để lừa bịp người người đời, những người bất lương, giống như người Pháp khinh rẻ chúng và gọi chúng là “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs) và sẵn sàng thẳng tay nghiêm trị khi thấy chúng trổ mòi như trường hợp ông Tây Môn Báo đã làm trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá.

Trái lại, xã hội Ki-tô của họ lấy ông Chúa bố Jehovah, Chúa Con Jesus làm đối tượng phục vụ. Vì thế mà họ luôn luôn nói đến cụm từ “phục vụ Chúa”. Họ cho rằng:

1.- Trái đất này là do ông bố Chúa tạo dựng nên và là của riêng nhà Chúa.

2.- Loài người là do Chúa sinh ra theo hình ảnh của Chúa và tất cả đều do Chúa xếp đặt và lo liệu.

3.- Con người chỉ có nghĩa vụ tuân theo ý Chúa, phục vụ Chúa và thờ phượng Chúa.

Họ lại cho rằng Chúa ở mãi tận thiên đường xa lắc xa lơ vài phải lo cả trăm công ngàn chuyện, cho nên, không thể quán xuyến được mọi việc ở trên thế gian này. Vì vậy, Chúa phải lập ra Giáo Hội La Mã. Họ nói rằng Chúa mặc khải cho biết là Giáo Hội có danh xưng là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. Giáo Hội hay Hội Thánh là đại diện duy nhất của Chúa ở trên cõi trần gian này. Ngoài Giáo Hội, không có cá nhân hay tập thể hoặc một thế lực nào tự xưng hay nói là đại diện cho Chúa, nếu có, thì đó chỉ là tiếm danh hay ngụy tạo, và đều phải coi là tà giáo, tà đạo, chống Chúa, là quỷ Satan, v.v…

Họ nói như vậy đó. Quả thất là siêu lưu manh!

Tự phong là đai diện duy nhất của Chúa ở trên trái đất này, Giáo Hội có quyền đặt ra thể chế chính trị và tổ chức bộ máy cại trị để quản lý con người ở trên trái đất và đặt ra tất cả những tín lý, những giáo luật, những tập tục và ban hành những thánh lệnh, những tuyên huấn, những lời dạy để cho con người ở thế gian này theo đó mà hành xử.

Đã có nhiều người thắc mắc:

Dựa vào đâu mà bảo rằng Chúa lập ra Giáo Hội?

Dựa và Giáo Hội được Chúa công nhận là đại diện duy nhất của Chúa ở trên cõi trần gian này?

Dựa vào đâu và tiêu chuẩn nào mà Giáo Hội đặt ra những tín lý, những giáo luật, những tập tục và ban hành những thánh lệnh, những tuyên huấn, những lời dạy để con người ở thế gian này theo đó mà hành xử?

Tất cả đều được Giáo Hội trả lời rằng các nhà thần học của Giáo Hội đã được mặc khải. (Chúa trực tiếp nói với họ.)

Lại có người thắc mắc: Tại sao Chúa chỉ mặc khải với Giáo Hội mà không mặc khải với những người khác, thì được trả lời rằng Chúa chỉ tin có Giáo Hội mới xứng đáng được Chúa mặc khải, còn những người cá nhân hay tập thể khác không có đủ tư cách cho Chúa tin tưởng để mặc khải.

Giáo Hội La Mã được mặc khải là phải thiết bộ máy cai trị theo chế độ tăng lữ quân chủ toàn (sacerdotal monarchy) hay còn gọi là chế độ giáo hoàng (papacy) với tất cả những gì cực kỳ chuyên chính, cực kỳ phong kiến, cự kỳ phản tiến hóa và cực kỳ phản nhân quyền.

Giáo Hội lại được Chúa mặc khải cho biết là tất cả mọi người ở trên trái đất này đều phải làm nô lệ cho Giáo Hội mà Giáo Hội gọi là “con cái hèn mọn của nhà Chúa”. Cũng vì thế mà Giáo thường bịa ra chuyện được Chúa “mặc khải” để ban hành những thánh lệnh (cũng gọi là sắc chỉ) ăn cướp trong thế kỷ 15 trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Ý chính của sắc chỉ này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh tóm lược và đã được ghi lại nời điều 12 ở trên.

Tất cả những người có lý trí và còn biết sử dụng lý trí đều cho rằng không làm gì có chuyện Chúa mặc khải cho Giáo Hội những điều như đã nói ở trên. Tất cả những tín lý Ki-tô và tất cả những gì Giáo Hội nói hoặc rao truyền đều là bịp bợm và lừa gạt người đời, và tất cả những người chẳng may bị lọt vào vòng kèm tỏa của Giáo Hội là đều là những tên nô lệ cho Giáo Hội và được Giáo Hội phỉnh gạt là “con Chúa”, nhưng Giáo Hội cũng không giấu giếm, nói trắng ra rằng là “tôi tớ hèn mọn” Giáo Hộ và gọi họ là “con chiên” tức là một lũ súc sinh ngu như con cừu.

Chúng ta nên minh định cho rõ trong xã hội Ki-tô, ai là nô lệ? Ai là chủ nô? Ai là người lừa bịp và phỉnh gạt? và Ai là những người bị lừa bịp và bị phỉnh gạt?

Rõ ràng là Giáo Hội cùng với giai cấp tu sĩ là bọn chủ nô và là những tay tổ đại bịp, giáo dân là những bầy nô lệ và cũng là những nạn nhân bị lừa bịp và bị phỉnh gạt.

Do đó chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy rằng:

1.- Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố:

a.- "Linh muc là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood).

b.- “Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

c.- "Giao Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do". (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.) [42]

2.- Tiểu thuyết gia Anh Daniel Defoe (1660-1731) nhận xét:

"Trong tất cả tai họa mà nhân loại phải gánh chịu, sự độc đoán của giới giáo sĩ là tệ hại nhất." (Of all the plagues with which mankind are cursed, Ecclesiastic tyranny's the worst.) [43]

3.- Tổng Thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson (1743-1826) tuyên bố:

"Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.)[44]

Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người ở trong cái chăn Nhà Thờ Vatican là học giả Ca-tô Charlie Nguyễn nói về cái bản chất lưu manh bịp bợm của giai cấp giáo sĩ và bọn văn nô tay sai của Nhà Thờ như sau:

“Nhân dịp này, tôi xin gửi xin kính gửi đến 10 vị nhân sĩ ký tên chung trong bức thư gửi Giáo Hoàng Jean Paul II đã đăng trên báo Vậ Hội Mới Xuân Kỷ Mão (1999) cũng như kính gửi đến toàn thể quý vị hằng tân đến nền văn hóa và tiền đồ dân tộc một số kinh nghiệm bản thân tôi về vấn đề Công Giáo và dân tộc như sau:

1.- Chúng ta nên phân biệt hai lọai người đối tượng đối tượng. Lọai người thứ nhất là các tu sĩ Công Giáo và tập thể chính trị gia, trí thức Công Giáo lưu manh là bọn xưa nay chỉ vì tư lợi mà đã gây ra rất nhiều tội ác chống lại nhân loại và dân tộc. Đối với loại người này, chúng ta phải xác định họ là kẻ thù nguy hiểm và chúng ta cần phải đấu tranh diệt trừ không thể khoan nhượng. Đứng đầu bọn này phải kể đến Hội Đồng Giám Mục, những dòng tu đang biến đức tin Công Giáo thành một món hàng béo bở để tận dụng khái thác làm giầu như dòng tu Đồng Công ở Missouri chẳng hạn. Kế đến là bọn chính trị lưu manh đang ẩn núp trong các đòan thể ở nhà thờ như hiệp sĩ đoàn. Vào một lúc nào đó thuận tiện, chúng sẽ mau chóng biến thành những đòan quân võ trang hoặc những đòan quân mật vụ háo sát như những đòan thể của Linh-mục Hoàng Quỳnh, Lê Hữu Từ, Le Roy hoặc Trần Kim Tuyến. Lọai người thứ hai là tuyệt đại đa số giáo dân, những người mải lo làm ăn, vô tư chất phác. Chỉ vì thiếu hiểu biết, cho nên họ đã bị các tu sĩ và trí thức lưu manh lừa gạt và kích động, xô đẩy vào những họat động phá hoại đất nước mà họ vô tình không biết…”[45]

Cũng trong sách này, trong tiểu mục Huyền Thoại Vườn Địa Đàng, ông viết:

Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng rộng lớn bao nhiều, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn ăn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ nạn này đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối đa số giáo dân không hề biết tới.”[46]

Hai bản văn trên đây giúp cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng về xã hội Ki-tô giáo. Bọn tu sĩ là giai cấp chủ nô, bọn chính trị gia và bọn trí thức lưu manh là bọn là tay sai cho bọn chủ nhô của Nhà Thờ và cũng là bọn chủ động những việc làm lừa gạt và bịp bợm. Còn tuyệt đại đa số giáo dân đều là bọn nô lệ của bọn chủ nô Nhà Thờ và cũng là những nạn nhân của bọn chủ nô và bọn tay sai của Nhà Thờ,. Họ bị phỉnh gạt gọi là “dân Chúa”, và đôi khi họ cũng được Nhà Thờ nói cho họ biết cai thân phận nô lệ của họ bằng cụm từ “những tôi tới hèn mọn của Nhà Thờ.”

Như vậy là trong xã hội Ki-tô, giáo dân thường trực bị bọn tu sĩ và bọn tay sai của Nhà Thờ lừa bịp, bị lợi dụng tối đa và bị bóc lột đến tận xương tận tủy mà cũng ngỡ là họ đã đem hết khả nằng cả về tinh thần và vật chất để dâng hiến và phục vụ Chúa. Vì sống thường trực trong cái môi trường lường gạt và lừa bịp như vậy, thét rồi họ cũng trở thành hạng người chủ động lừa bịp và phỉnh gạt mọi người. Dưới đây là một vài trường hợp cụ thể mà bất kỳ người nào cũng thể kiểm chứng được:

Thứ nhất, họ rêu rao tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo: Sau ngày 30/4/1975, con số người Việt sinh sống ở hải ngọai, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Úc Đại Lợi và Âu Châu, càng ngày càng nhiều. Khi mà người Việt càng ngày càng đông tại các địa phương thì phát sinh ra các hội đoàn tự nhận là đại diện cho những người Việt, khởi đầu là tương trợ lẫn nhau. Sau đó, các hội đòan này suy thoái biến thể thành các hội đoàn chính trị xôi thịt, rồi phân hóa thành hai ba phe, rồi tranh giành chức vụ đấu đá và chụp mũ cho nhau là cộng sản, nhưng phe nào cũng rêu rao tranh đấu cho nhân quyền và tự do tôn giáo. Luận điệu này được các cơ quan truyền thông tiếng Việt do các ông Ca-tô làm chủ hò reo tán trợ phổ biện rộng rãi theo sách lược cố hữu “Tăng Sâm giết người” của Nhà Thờ Vatican. Điều khôi hài là trong khi họ lớn tiếng rêu rao tranh đấu đòi nhân quyền và tự do tôn giáo cho Việt Nam, thì chính Nhà Thờ Vatican và tín đồ Ca-tô người Việt không bao giờ tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo của người khác. Bằng chứng là:

a.- Theo sự hiểu biết của người viết thì từ lâu lắm rồi Nhà Thờ Vatican có truyền thống (có người nói là giáo luật) quy đinh rằng khi có một người ngoài đạo Ca-tô muốn lập gia đình với người yêu là tín đồ Ca-tô, thig họ lập tức đòi hỏi (nếu không muốn nói là cương bách) người đó phải từ bỏ tín ngưỡng cỏ truyền của gia đình, phải theo học lớp giáo lý Ki-tô và phải rửa tội theo đạo Ki-tô trước rồi mới được tiến hành làm lễ thành hôn. Cái truyền thống hay giáo luật bất nhân, phàn nhân quyền và vi phạm tưh do tôn giáo này đã gây nên không biết bao nhiêu thảm cảnh hạnh phúc lứa đôi của trai gái yêu nhau tha thiết mà phải xa lìa nhau. Tình trạng này đã khiến cho Bà Ngọc Tuyết Tiên đã phải nghẹn ngào nói ra trong buổi Hội Thảo Liên Tôn Việt Mỹ được tổ chức tại San José, California vào ngày 15/10/1994. Bà nói:

"Tôi rất đau buồn suốt mấy chục năm qua khi thấy những mối tình duyên bất thành giữa nhiều đôi trẻ, phần lớn do cha mẹ Thiên Chúa Giáo quá khắt khe buộc dâu, rể theo các đạo khác phải đi nhà thờ rửa tội, xưng tội; đã có nhiều trường hợp đôi bạn trẻ phải ly di hoặc quyền sinh.” [47]

b.- Dưới đây là một chuyện mới nhất, mới xẩy ra trong năm 2001: Giám-mục Emmanuel Milingo 71 tuổi, nguyên gốc là người nước Zambia (Châu Phi). Ngày 27/5/2001, ông giám mục này đã thành hôn với bà Maria Sung 43 tuổi, một y sĩ người Nam Hàn. Họ đã thành vợ chồng có hôn phối và đã làm phép cưới tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo (thuộc hệ phái khác) tại New York do tu sĩ Sun Myung Moon làm chủ lễ. Khi được tin này, Tòa Thánh Vatican cho người tiếp xúc với Giám-mục Milingo và đòi ông phải đến gặp Giáo Hoàng vào ngày Thứ Ba trong tuần đầu tháng 8/2001. Khi đến gặp Giáo Hoàng John Paul II, Giám Mục Milingo bị cưỡng bách phải bỏ rơi bà vợ yêu quý của ông trước ngày 20/8/2001, nếu không thì sẽ bị rút phép thông công. Sự kiện này được tờ The News Tribune (Tacoma) loan tin như sau:

"Tòa Thánh Vatican đe dọa sẽ phạt vạ tuyệt thông ông Milingo nếu ông không bỏ rơi người vợ cúa ông vào ngày 20/8; ra lệnh cho ông phải cắt đứt mối liện hệ với giáo phái của mục sư Moon, phải công khai hứa sống đời độc thân, "phải biểu lộ lòng tuân phục đối với Giáo Hòang" (“Vatican had threatened to excommunicate Milingo if he didn’t leave his wife by August 20, sever his ties with Moon’s movement, publicly promise to remain celibate and “manifest his obedience to the Supreme Pontiff." ) Nicole Winfield “Archishop’s wife pleads with Vatican.”[48]

Thứ hai, đồng thời, họ cũng thường rêu rao là tranh đấu cho dân chủ tự do ở Việt Nam. Thậm chí, họ còn lập ra cái gọi là khối 8406 do các ông Linh-muc Phan văn Lợi, Linh-muc Nguyễn Văn Lý và một vài giáo dân chủ trương. Tổ chức này được thành lập và cho ra đời vào ngày 8 tháng 4 năm 2006 và lấy tên là khối 8406 để tranh đấu cho mục đích trên đây. Tại hải ngọai, luận điệu tranh đấu cho dân chủ tự do của tổ chức chính trị này thường được các ông Ca-tô người Việt và những phần tử vong bản, phản động khác vào hùa cùng phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện truyền thông của họ như truyền thanh, truyền hình, sách báo giấy, các websites, các diễn đàn điện tử và các điện thư của họ. Thế nhưng, có một điều hết sức quái lạ là chính bản thân họ nằm trong thế lực Nhà Thờ Vatican , mà Nhà Thờ Vatican lại theo chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế toàn (sacerdotal monarchy), một chế độ độc tài tàn ngược nhất, phong kiến nhất, phản động nhất và lạc hậu nhất. Tàn ngược đến độ mới cách đây hơn mười năm, tại Rwanda, chỉ trong vòng 100 ngày trong giữa năm 1994, Nhà Thờ Vatican đã tàn sát tới hơn 800 ngàn người trong một quốc gia nhỏ bé với diện tích chỉ có 26,338 cây số vuông, và dân số là 8,196,000 (vào năm 1995); phản động và lạc hậu đến độ chính Giáo Hòang Gregory XVI (1831-1846) dám tuyên bố ngang ngược rằng:

Tự do báo chí là “thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tở nhất mà một số người dám đòi hỏi một các ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi…”[49]

Tệ hơn nữa, ở ngay Bắc Mỹ này, nơi mà các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tư do hội họp, tự do di chuyển, v.v… được hiến pháp và luật pháp bảo vệ triệt để, ấy thế mà họ lại dám ngang nhiên chống đối và cấm đoán người ta đã đến thưởng lãm các tác phẩm nghệ thuật mang từ Việt Nam đến triển lãm ở trong Viện Bảo Tàng Bowers (California) trong thời gian từ tháng 6 cho đến ngày 3 tháng 10 năm 1999. Hành động ngang ngược phản dân chủ và phản nhân quyền này của họ đã bị một người Hoa Kỳ ném ra cái nhìn cực kỳ khinh bỉ và dạy cho bài học công dân như sau:

Chúng nó có hiểu hay không? Chúng nó đến đây để tìm tự do, nhưng (tại sao) lại không cho tôi hành xử quyền tự do của tôi? (Don’t they get it? They came here for freedom, but won’t allow me to exercise mine?”)[50]

Nhà thờ Vatican và chính bản thân họ có những hành động ngang ngược phản nhân quyền, phản tiến hóa và phản dân chủ như vậy, ấy thế mà họ vẫn ra rả rêu rao là tranh đấu cho nhân quyền, cho tư do dân chủ và tự do tôn giáo cho Việt Nam. Họ nói không biết ngượng. Đúng là: “Loài giòi bọ trong đống rác thối tha lại chê bướm tiên trong vườn thượng uyển.

Vì thế, chúng ta hãy đề cao cảnh giác mà nhớ rằng, “Đừng nghe những gì Nhà Thờ Vatican và tín đồ Ca-tô người Việt nói, mà hãy nhìn kỹ những gì họ làm.”

26.- Chúng ta cho rằng chính sách của Nhà Thờ Vatican là phải cấu kết Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1858-1945, việc đem quân sang tái chiếm Đông Dương vào mùa thu năm 1945 gây nên cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” (la sale guerre) 1945-1954, phải cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ để cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam để biến thành tiền đồn Chống Cộng và một quốc gia riên biệt theo đạo Ki-tô. Chúng ta khẳng định như vậy là dựa vào các tài liệu lịch sử như:

a.- Các thánh lệnh hay sắc chỉ do chính Vatican ban hành trong thế kỷ 15 trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 như đã trích dẫn nơi điều 12 ở trên.

b.- Bản văn sử do người trong chăn Nhà Thờ Vatican là cựu giáo sĩ Avro Manhattan ghi trong sách Vietnam Why Did We Go? với nguyên văn như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.”

("The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War.")[51]

c.- Việc Nhà Thờ Vatican phong thánh vào ngày 19/6/1988 cho 117 tên tội đồ bị dân ta xử tử vì đã có những họat động chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam, việc chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu vinh danh những tên tội đồ Ca-tô bằng cách đem danh tính của chúng đặt tên đường và trường học. Ai đã từng sống ở Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều biết rằng tại thành phố này có những trường học mang tên những tên Việt gian Ca-tô. Đó là các trường học như trường tiểu học Đỗ Hữu Vi (tức Đỗ Hữu Phương), Trường Huỳnh Tịnh Của, Trường Petrus Ký, Trường Hồ Ngọc Cẩn, Trường Trần Lục (vào cuối thập niên 1960 đổi thành Trường Nguyễn Du), Trường Nguyễn Bá Tòng, Trường Lê Bảo Tinh, Trường Nguyễn Duy Khang, trường Saint Thomas, trường Saint Paul. Về tên các đường ở Sàigòn thì có các đưởng Petrus Ký, Đường Tổng Đốc Phương (Đỗ Hữu Phương tức Đỗ Hữu Vị), đường Tổng Đốc Lộc (Trần Bá Lộc), Đường Ngô Đình Khôi (từ cầu Công Lý chạy dài tới phi trường Tân Sơn Nhất). Ngoài ra, lại còn có một con đường mang tên Bùi Chu và một con đường khác mang tên Phát Diệm. Ai cũng biết rằng Bù Chu và Phát Diệm là hai sào huyệt lừng danh của Nhà Thờ Vatican chống lại tổ quốc và chống lại dân ta trong thời Kháng Chiến 1945-1954.

Vì vậy mà trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975, tất cả các tu sĩ hay giáo sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt đều triệt để tuân lệnh Nhà Thờ Vatican cộng tác chặt chẽ với Minh Xâm Luợc Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954 và với Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975 để chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.e

Trái lại, họ lại cái cối, cãi chày, cái bựa rằng các nhà giáo sĩ hay tu sĩ và tín đồ Ca-tô cộng tác chặt chẽ với Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong thời kỳ 1858-1945 cũng như trong thời Kháng Chiến 1945-1954 là những hành động cá nhân riêng rẽ không dính dáng gì đến Nhà Thờ Vatican. Thế nhưng, họ lại cố gắng tối đa để giấu nhẹm những họat động của những người đồng đạo của họ đã tích cực tiếp tay cho giặc trong các thời kỳ trên đây. Chẳng hạn như (1) tên Ca-tô Việt gian Trần Bá Lộc dẫn lính mã tà mà hầu hết là lính đạo đi dánh dẹp các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta ở miền Nam trong thập niên 1860. (2) Tên Việt gian Ca-tô Ngô Đình Khả cùng với tên Việt gian Nguyễn Thân dẫn ngụy quân mà hầu hết là linh đạo tấn công vào căn cứ nghĩa quân kháng chiến ở Vụ Quang dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Phan Đình Phùng và chỉ thành công sau khi cụ Phan qua đời vì bệnh kiết lỵ. Tệ hơn nữa, hai tên Việt gian đầu sỏ này còn làm một việc hết sức dã man là cho đào mả cụ Phan, lấy xác đốt thành tro, lấy trộn vào thuốc súng rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những thất bại của chúng trước đó. (3) Tên Việt gian Linh-mục Trần Lục dẫn hơn 5 ngàn giáo dân có vũ trang tiếp sức cho đạo quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Trung-tá Metzinger và Đại-úy Joffre bao vây và tấn công lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta tại chiến lũy Ba Đình đưới quyền chi huy của nhà ái Đinh Công Tráng.

Riêng về việc Nhà Thờ Vatican cấu kết với siêu cường Hoa Kỳ đưa tên Ca-tô tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam để làm tay sai cho cả Hoa Kỳ và Vatican trong sách lược biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồ chống Cộng ở Đông Nam Á Châu và trong mưu đồ biến miền Nam vĩnh viễn thành một quốc gia riêng biệt theo đạo Ki-tô, thì họ phủ nhận và cãi cối, cãi chày bằng những luận điệu lươn lẹo và diễn dịch những sự kiện lịch sử một cách sai lệch, không đưa ra được luận cứ nào có sức thuyết phục. Đây là các cuốn ngụy thư và bài viết của các ông văn nô Vũ Đình Họat (linh mục), Lữ Giang (còn một bút hiệu khác là Tú Gàn), Đinh Từ Thức, Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Minh Võ, Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Đạt Thịnh, Hòang Thái Du, Nguyễn Học Tập, v.v…

Tất cả các ông văn nô này (1) đều là tín đồ Ca-tô, (2) đều hoặc là ông cha họ hoặc là chính họ đã được hưởng những đặc quyền đặc lợi của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954 hay ở miền Nam trong những năm 1954-1975, (3) đều không có căn bản sử học và cũng không có một hoạt động nào liên hệ đến ngành sử học, và (4) đều là những người viết sử tài tử với mục đích duy nhất chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, chạy tội cho tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt đã làm Việt gian bán nước cho Vatican và Pháp, chạy tội cho các chinh quyền miền Nam Việt Nam, đặc biệt là chạy tội cho anh em tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm và bạo quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa.

27.- Chúng ta sống trong nếp sống văn hóa tự do và khai phóng, mọi người được tự do tìm đọc sách sử thế giới và tự do tìm đọc tất cả các tư tưởng cao đẹp của tất cả các đại tư tưởng gia ở trên thế giới từ ngàn xưa, nếu thấy rằng tư tưởng hay triết thuyết nào cao đẹp, thì đón nhận học hỏi và gom lại làm cho gia tài văn hóa cho dân tộc thêm phần phong phú. Nhờ vậy mà kho tàng văn hóa của dân ta rất là dồi dào, và cũng nhờ vậy người Việt Nam chúng ta dễ dàng theo kịp với đà tiến bộ của nhân lọai trong thời đại tin học ngày nay, dù rằng đất nước chúng ta đã phải trải qua hai cuộc chiến tàn khốc nhất trong lịch sử, bị Mỹ bao vây kinh tế cho đến năm 1994, và cho đến ngày nay vẫn còn bị Nhà Thờ Vatican và bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” đánh phá bằng trăm phương ngàn kế.

Trái lại, họ bị kìm hãm nhốt trong ngục tù ngu dốt do việc Nhà Thờ Vatican chủ trương “nắm độc quyền giáo dục thanh thiếu niên để rèn luyện theo tinh thần công giáo”, nghĩa là thi hành chính sách ngu dân, trong đó có việc tuyệt đối không cho thanh thiếu niên được học và đọc những gì mà Nhà Thờ không cho phép, và chỉ cho họ được học hay đọc những gì Nhà Thờ cho phép. Điều cấm kị đối với Nhà Thờ là môn sử thế giới, lịch sử Giáo Hội La Mã, thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), và tất cả những tư tưởng cao đẹp của các đại tư tưởng gia và vĩ nhân trên thế giới, đặc biệt nhất là những đại tư tưởng gia và vĩ nhân từ Thời Đại Lý Trí và Thời Cách Mạng trở về sau. Thực trạng này được Linh-mục Trần Tam Tình ghi nhận như sau:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.)"[52]

Ngoài việc bị nhốt trong ngục tù ngu dốt như trên, họ còn bị kiểm soát gắt gao, không được phép “có ý kiến riêng mà luôn luôn phải tuân thủ theo lời dạy của giáo quyền.” Nếu họ có một ý kiến riêng thì sẽ bị coi là “lạc đao” và sẽ bị nghiêm trị nếu không chịu sửa sai. Sự kiện này được Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi lại trong sách Tôn Giáo và Dân Tội với nguyên văn như sau:

Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (hors de l' Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.

Những hành động nói trên không phải bắt nguồn từ một khuynh hướng đế quốc mà từ cái ý thức rất chân thành và nghiêm chỉnh của Giáo Hội về sứ mạng cao cả của mình. Thật là cảm động khi nhìn lại cái ý chí sắt đá mà Giáo Hội đã giữ được nguyên vẹn qua bao cuộc thăng trầm trong gần hai ngàn năm lịch sử, để thi hành mạng lịnh cuối cùng của Đức Kitô: "Các con hãy ra đi dạy dỗ các dân tộc". Điều đáng buồn là một số phương pháp mà Giáo Hội đã dùng đến để dạy dỗ các dân tộc có tính cách phản giáo khoa.

Sự bất khoan dung khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không có quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là đã "lạc đạo" rồi như Giám-mục Bossuet viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa. Mà có một ý kiến là gì? Là một tư tưởng riêng, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universel), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn phải tuân theo tình ý của Giáo Hội không một chút do dự. ” Trong xã hội loài người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi các lý do giản dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm thì chỉ có mỗi một quyền sửa sai.

Trong thông điệp ngày 29-4-1814 gửi Đức Giám-mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII viết “Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt Hiền thê thánh thiện và tinh tuyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín”. Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi...”.

Tóm lại, ít nữa là trước Công Đồng Vatican II, lý tưởng của Giáo Hội vẫn là thời vàng son Trung Cổ trong đó Giáo hội có đủ thế lực để giành độc quyền dạy dỗ các dân tộc.

Tôi nghĩ rằng chính sự bất khoan dung nói trên (ngòai những lý do khác) đã khiến cho Giáo Hội va chạm nặng nề với các dân tộc Á Đông và đã không thành công mỹ mãn trong việc rao giảng tin mừng tại vùng này. Sau bốn thế kỷ giảng đạo với những phương tiện hùng hậu, những hy sinh lớn lao, phải nhận rằng số người Á Đông theo đạo thật là ít oi, ngoại trừ xứ Phi Luật Tân. Lý do căn bản của kết quả khiêm tốn ấy phải chăng là người Á Đông, khi theo đạo phải ly cách với cộng đồng dân tộc chính vì Giáo Hội đã xem các nền văn hóa Á Đông là vô giá trị, sai lầm, tội lỗi, do đó gần như bắt buộc người Á Đông phải lựa chọn giữa dân tộc và Giáo Hội.

Ngày nay hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo, giết đạo dưới các nhà vua triều Nguyễn là một hành động bất nhân và sai lầm. Nhưng nếu chúng ta tự đặt mình vào địa vị các nhà vua ấy, vào cái khung cảnh tâm lý thời đó, thì có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn.” [53]

Tình trạng bị nhốt trong ngục tù ngu dốt và bị cấm, không được có ý kiến riêng như trên đã làm cho tín đồ Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín) không những dốt đặc cán mai táu về sử học mà còn không biết gì về những thủ đoạn lưu manh, thâm độc và quỷ quyệt trong hệ thống tín lý Ki-tô, trong giáo luật, trong lời dạy của Nhà Thờ Vatican và những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua.

28.- Vì những quy tắc đạo lý của chúng ta không có mục đích phục vụ cho quyền lợi của một cá nhân hay một lớp người đặc biệt nào, mà là nhằm để phục vụ cho quyền lợi chúng của tất cả mọi người trong xã hội không phân biệt giầu nghèo, địa phương, tôn giáo hay chủng tộc, cho nên người dân Đông Phương chúng ta được rèn luyện bằng những lời dạy vô tư, vô vị lợi. Dù là như vậy, những vị thánh tổ của nền đạo lý Đông Phương của chúng ta cũng vẫn được dạy bảo rằng chúng ta phải dùng lý trí để phân tách hay suy nghĩ về những lời dạy xem có đáng tin thì mới tin, nếu không đáng tin thì loại bỏ. Thí dụ như mười lời dạy của nhà Phật dưới đây:

1.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3.- Chớ vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay trong sách vở.

5.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

6.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình

7.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

8.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với định kiến của mình.

9.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10.- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình truyền thuyết.” [54]

Trái lại, vì chủ trương phính gạt, lừa bịp tín đồ và nhân dân dưới quyền bằng những chuyện hoang đường, phi lý được ngụy tạo là các tín lý Ki-tô (tội tổ tông, Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, các phép bí tích, phép mầu, phép lạ, Giáo Hòang không lẫm lẫn, v.v…), cho nên Nhà Thờ Vatican bắt buộc phải đưa ra những lời dạy nặng tính cách võ đóan, lưu manh, phỉnh gạt, lừa bịp và vơ vào, v.v… Dưới đây là một số những lời dạy lưu manh này:

“Niềm tin tôn giáo không cần đến lý trí.”

"Phúc cho ai không thấy mà tin.”

“Chỉ cần có một niềm tin bằng hạt cải thì có thể bê cả trái núi quăng xuống biển.”

“Phải tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Tòa Thánh Vatican.”

“Phải triệt để vâng lời và tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên.”

“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.”

“Cha (linh mục) là đại diện của Chúa”. “Phải coi Cha như Chúa”. Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa.”

“Nếu các Cha có làm gì sai trái, thì đã có Chúa phán xét”, là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha.“

“Bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu các Cha, tức là bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu Chúa và sẽ Chúa trừng phạt đàng xuống hỏa ngục đời đời.”

“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Vatican hay các thế lực liên minh với Vatican.”

"Phải chống lại các chính quyền không thần phục Vatican."

29.- Chúng ta dùng lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri). Trái lại, họ chỉ biết dùng cảm tính để nói về sự vật.

30.- Chúng ta phân biệt rõ rệt sự khác nhau giữa ý kiến và sự kiện, giữa nguyên nhân và hậu quả, giữa gốc và ngọn, giữa thuận lý và nghịch lý. Trái lại, họ lẫn lộn hay không thể phân biệt được sư khác nhau giữa những điều nêu lên trên đây.

31.- Chúng ta đứng trên lập trường hay đứng về phía dân tộc để thẩm định giá trị những nhân vật lịch sử và các thế lực chính trị. Do đó, đối với chúng ta, cụ Hồ Chí Minh cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo cuộc Kháng Chiến 1945 – 1954 đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chiến để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và cuộc chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican 1954-1975 để đòi lại miền Nam cho tổ quốc và thống nhất đất nước chỉ là một phong trào tự phát và là sự nối tiếp của các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta đã vùng lên chống lại Liên Quân Xâm Lược Pháp Vatican từ đầu thập niên 1860 ở miền Nam rồi lan rộng ra toàn quốc theo bước chân của liên quân giặc. Vì thế mà Cụ Hồ cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã được toàn dân hết lòng ủng hộ, tích cực tham gia để cùng chung lưng đấu cật cứu nứớc đòi lại quê hương cho dân tộc và được hầu hết nhân dân thế giới nhiệt tình ủng hộ. Cũng vì thế nhân dân ta đã đại thắng cả hai cuộc chiến anh hùng này.

Trái lại, vì đứng trên lập trường hay đứng về phía của Nhà Thờ Vatican, một thành viên của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954 và cũng là thành viên của Liên Minh Đế Quốc Xâm Lược trong những năm 1954-1975, cho nên họ có cái nhìn đối với Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh và hai cuộc chiến đánh đuổi hai liên minh xâm lược trên đây hoàn toàn trái ngược với cái nhìn của chúng ta. Cũng vì thế mà trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, họ đã đứng về phía liên minh giặc, phục vụ cho liên minh giặc chống lại dân tộc ta. Vì lẽ này mà tất cả những suy tư, lý luận trong các bài viết hoặc tác phẩm của họ đều có mục đích duy nhất chạy tội cho Nhà Thờ Vatican và cũng là chạy tội cho ông cha và chính bản thân họ về tội làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp và cho Mỹ.

32.- Vì quen sống nếp sống văn hóa hiếu hòa (sĩ hòa vi quý, chín bỏ làm mười) và nhân ái (tứ hải giai huynh đệ) do nền đạo lý vi tha của nền tam giáo cổ truyền tạo nên, chong chúng ta không cưỡng bách người khác phải làm theo ý muốn của mình (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân. Mẫu người lý tưởng của chúng ta là “chính nhân quân tử” và chúng ta phải hành xử theo cáo đạo của người quân tử, nghĩa là phải thành thật với chính minh và thành thật với mọi người và luôn luôn phải sống theo cái quy luật “nhân, nghĩa, lễ trí, tín và dũng” của kẻ sĩ mà ngày nay có thể gọi là cái liêm sỉ và lương tâm của người trí thức.

Trái lại, họ quen sống trong nếp sống văn hóa phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, dối trá (qua việc rao truyên tín lý Ki-tô láo khoét) và có thói quen sử dụng bạo lực (cưỡng bách người khác phải theo đạo Ki-tô), cho nên, những ác tính ghê tởm này đã trở thành bản chất trong con người của họ. Giang sơn dễ đổi, bản khó chừa. Vì thế mà trong xã hội loài người, ở đâu có Nhà Thờ Vatican là ở đó có phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, dối trá, bạo hành. Cũng vì thế mà xã hội Ki-tô của họ là xã hội của những người ưa thích phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, dối trá và ưa thích sử dụng bạo lực để cưỡng bách những người khác làm theo ý muốn của họ. Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy (1) vợ chồng ông Ca-tô cựu luật sư, cựu thượng nghĩ sĩ (định cư ở Texas từ năm 1975) bày trò làm chủ hội, hốt hụi rồi ôm tiền hụi của hụi viên trốn biệt. (2) Ông chủ một tờ báo Việt ở California có tên là Hồ Anh T. cuỗm gần 300 ngàn Mỹ kim tiền đóng góp của những người ủng hộ việc biểu tình chống vợ chồng ông Trần Trường vào năm 1999 trong vụ treo hình Cụ Hồ và cờ đỏ sao vàng trong cửa hàng bán và cho mướn băng nhạc và phim Tầu. (3) Ông Ca-tô quê ở Bùi Chu thường tự phong là thi sĩ, là Tổng Giám Đốc một đài truyền thanh ở tiểu bang Washington dùng đài phát thanh hô hào đồng bào góp tiền giúp đỡ nạn nhân bão Katrina ở New Orleans (Louisiania) được gần chục ngàn rồi bỏ túi. (Xin đọc cuốn Lá Bài Lật Ngửa (Tacoma, WA: TXB, 2007), của tác giả Ngô Quốc Dân để biết rõ nhân vật này.] (4) ông Ca-tô tu xuất quê ở Châu Đốc, mở tiệm bách hóa và chuyển tiền về Việt Nam, tới khi có nhiều khách hàng gửi tiền về cho thân nhân ở Việt Nam, ông chủ tiệm này làm một vố ôm hết tiền của khách hàng rồi lẩn trốn. Chuyện xẩy ra vào năm 2006.

Ngòai 4 vụ nêu trên đã xẩy ra ở Bắc Mỹ, thiết tưởng còn hàng ngàn vụ khác tương tự như vậy. Ấy là chưa kể hàng rừng vụ các linh mục lừa gạt tín đồ, ôm tiền đóng góp của tín đồ đi nuôi tình nhân. Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Những con rận lớn, rận nhỏ trong cái chăn Ca-tô do chính những người trong chăn kể lại cho thiên hạ biết, mặc dù là Nhà Thờ Vatican đã dạy họ rằng:

Là tín đồ ngoan đạo, họ có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo biết.”[55]

Một trong những người trong chăn Ca-tô này là Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn kể lại trong cuốn Tận Thế Số Ra Mắt Ngày 15/6/2002 với nguyên văn như sau:

"Những ai đã biết, đọc và nghe về những ác quỉ dưới đây mà còn cố tình bênh vực, bao che, ủng hộ, ca tụng và đi xem lễ do chúng làm, sẽ bị Đức Mẹ nghiêm khắc trừng phạt:...

A.- Nhóm ác quỉ thuộc Phụ tỉnh DCCT/VN (Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hải ngoại): Nguyễn Đức Mầu, Châu Xuân Báu, Vũ Minh Nghiễm, Đinh Ngọc Quế, Nguyễn Văn Phan, Phạm Quốc Hưng, Nguyễn Tất Hải, Đinh Minh Hải, Phan Phát Huồn, Nguyễn Trường Luân, Trần Ngọc Bích, Nguyễn Đức Thành, Bùi Quang Tuấn, và thầy bẩn moi và qụit Nguyễn Văn Mới.

B.- Nhóm ác quỉ thuộc giáo phận Los Angeles: Trần Công Nghị, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Quang Hòa, Lê Sơn Hà, Chu Quang Minh, Vũ Thế Toàn, v.v...

C.- Nhóm ác quỉ thuộc giáo phận Orange County: Nguyễn Đức Tiến, Mai Khải Hoàn, Nguyễn Văn Tuyên, Phạm Ngọc Tuấn, Chu Vinh Quang, Nguyễn Văn Luân, Đỗ Thanh Hà, Vũ Tuấn Tú, Ngô Văn Trọng, Mai Thành Hân, Xuân Nguyên Hồ, Trần Văn Kiểm, Đinh Viết Thục, Bùi Công Minh, Nguyễn Trọng Tước, tức Nguyễn Tầm Thường, v.v...

D.- Những ác quỉ ở nhiều nơi: Đinh Đức Đạo (Đức Ông giám đốc văn phòng thờ quỷ Rôma), Phan Tấn Thành (giáo sư thờ quỉ Rôma), Cao Minh Dung (Đức Ông, nhân viên Bộ Ngọai Giao tòa... quỷ!), Nguyễn Văn Phương (Chủ Tịch Liên Đoàn thờ Qủy, Riverale, Georgia) Lê Xuân Thượng (Đức Ông thờ quỷ cái Trần Thị Liễu, (Houston, Texas), Đào Quang Chính (Houston, Texas), Nguyễn Ngọc Tư (Houston, Texas), Nguyễn An Ninh (Eastpointe, MI), Hoàng Xuân Nghiêm (Tổng Thủ Quỹ Liên Đoàn Thờ Quỷ, (Wyoming, MI), Phạm Văn Tuệ, Trần Cao Tường, Vũ Hân (Marrero, LA), Việt Châu (Chủ Nhiệm Nguyệt San Thờ Quỷ, Gretna, LA), Nguyễn Đức Huyên (Giám Đốc đền thơ Quỷ), Nguyễn Văn Dậu (giáo sư thờ Quỷ, Metairie, LA) Phạm Quốc Hùng (Wichita, KS), Phan Đình Cho (Gíao-sư đại học thờ quỷ, Washington DC), Nguyễn Thanh Long (Silver Sprin, MD), Trần Quí Thiện (Arlington, VA), Nguyễn Huy Quyền (Glen Ellyn, IL), Trịnh Thế Hùng (Chicago, IL), Đỗ Quang Biên (hưu trí thờ quỉ cái: Mầu, San Diego, CA)... (Còn tiếp với vô vàn vố số ác quỉ nằm trong Chi Dòng Đồng Công ở Carthage, MO, đã lợi dụng Đức Mẹ để làm tiền trắng trợn từ 24 Đại Hội Thờ Quỷ Mammon, đã qua, và Đại Hội thứ 25 sắp tới. Chính Đức Mẹ sẽ đánh tan đại hội bịp này.”)[56]

Và trong tờ Tận Thế Số 2, ông viết:

Vì 95% các kẻ mang danh “Kitô hữu”, cách riêng hàng giáo phẩm gồm giáo sĩ và tu sĩ nam nữ, đã và đang sống trong tỗi lỗi ngập đầu, chúng đã bị “vua sự tối tăm” chiếm đoạt, nghĩa là chúng đã bị Chúa Giêsu, vị Thẩm Phán Tối Cao, ném xuống “vực thẳm hỏa ngục” hỏa thiêu.[57]

Nhất sự bất tín, vạn sự bất khả tín. Với cái thói quen trong nếp sống văn hóa phỉnh gạt, lừa bịp, gian tham, dối trá như vậy, với tình trạng được dạy dỗ rằng “phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo biết”, thì chăc chắn là các phẩm của họ về lịch sử, đặc biệt là những tác phẩm đó lại có liên hệ đến những việc làm tội ác của Nhà Thờ Vatican và tín đồ Ca-tô đã chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975, chỉ có thế là làm cho những người đồng đạo của họ được hài lòng, còn chúng ta, làm sao chúng ta có thể tin được tính cách khách quan trong những tác phẩm lịch sử của họ?

33.- Nền đạo lý Đông Phương cổ truyền của chúng ta cho rằng mọi tội ác ở trên cõi đời này đều do những dục vọng bất chính như (lòng ham muốn lợi lộc, công danh, quyền lực (tham), ganh ghét, đố kị, tị hiềm, thù hận (sân), sự ngu dốt (si) và thiếu lòng nhân ái, tương thân tương ái mà gây ra. Vì thế, Nhà Phật mới chủ trương dạy đời phải diệt dục, dứt bỏ tham, sân, si để trừ khử cái căn nguyên thôi thúc người đời lao vào con đường tội ác, Khổng Giáo mới đề cao, cổ súy và hoằng dương lòng nhân ái với hy vọng là người nguời trong thiên hạ sẽ thương yêu nhau như anh em một nhà (tứ hải giai huynh đệ). Nhờ vậy mà xã hội chúng ta, dù cho không được hoàn hảo, nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta thường có thái độ khiêm tốn, hòa nhã, và nhẫn nại chịu đựng, khinh thường lợi lôc phi nghĩa, coi nhẹ công danh và quyền lực, coi trọng lòng nhân ái và tinh thần hiếu hòa. Cũng vì thế mà trong xã hội chúng ta tương đối là ít có những người hợm hĩnh, huênh hoang, khoác lác, ham hố, tham lợi, băng xăng, xun xoe, nịnh bợ những người quyền thế, ít có những người làm oai, làm phách, hách dịch, trịch thượng và chèn ép những người dưới quyền và lép vế thế cô.

Trái lại, Nhà Thờ Vatican chủ trương khơi động và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỷ của tín đồ và người đời, rồi dùng những miếng mồi vật chất và chức vụ trong Nhà Thờ cũng như trong chính quyền để câu nhử những phương tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi với dã tâm lợi dụng họ, đưa họ vào cái tròng danh lợi để sai khiến. Cuối cùng, họ trở thành một thứ nộ lệ cho Nhà Thờ, chẳng hạn Nhà Thờ đã lùa họ vào các đạo quân thập ác đi tấn công chiếm đọat đất đai của các dân tộc thuộc các tôn giáo hay văn hóa khác để làm thuộc địa cho Nhà Thờ. Đây là sự thật và đã được ghi vào sách sử:

"Giáo Hoàng kêu gọi phát động cuộc chiến thập tự. Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) hăng say phát động cuộc chiến thập tự để thâu hồi lại Đất Thánh. Năm 1095, ông trịệu tập một đại hội gồm các tu sĩ chức sắc và các nhà quý tộc Pháp nhóm họp tại Clemont, Pháp. Ông thúc dục các nhà quý tộc có quyền thế hãy ngừng đánh phá lẫn nhau để tham gia vào một cuộc chiến lớn chống lại những người tà giáo (những người thuộc các tôn giáo khác.).

Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của Giáo Hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán."

("The pope's call for a crusade.- Pope Urban II (1088-1099) was eager to promote the idea of Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095 he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clemon, France. He urged the powerful nobles to stop warring among themselves and join in one great war against unbelievers....

Men joined the Crusades for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw and chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom.")[58]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ Nhà Thờ Vatican có chủ trương khơi động và nuôi dưỡng lòng ích kỷ, tham lam, háo danh, háo lợi của tín đồ và người đời để lôi cuốn họ lao vào làm những tên lính cảm tử hy sinh mạng sống phục vụ cho mưu đồ bất chính, đại gian và đại ác của Nhà Thời trong việc chinh phục đất đai. Bị khích động bởi những hứa hẹn này, những người lính thập ác trong đòan quân viễn chinh của Nhà Thờ Vatican đã phóng tay giết người, đốt nhà, đốt chùa, phá miếu, phá đình, tàn sát đàn ông, hãm hiếp đàn bà con gái, và vơ vét của cải mang đi tất cả những gì có thể mang đi được. Những hành động dã man tàn ác của các đạo quân thập tự này quả thật là độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Sách sử đã ghi lại rõ ràng là như vậy. Sách Men and Nations - A World History viết:

"Trong cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất,… Sau một thời gian bao vây, quân Thập Ác chiếm được thành Jerusalem. Họ tàn sát dân Hồi giáo thật là vô cùng rùng rợn. Một vị chỉ huy quân Thập Ác viết cho Giáo Hoàng rằng con chiến mã của ông ta phải đi băng qua những xác chết và máu người lênh láng lên đến đầu gối." ("The crusaders captured Jerusalem after a short siege and slaughtered the Moslem inhabitants in a terrible massacre. One leader wrote to the pope that his horse' s legs had been bloodstained to the knees from riding among the bodies of the dead.") [59]

Vì lẽ này mà trong xã hội Ca-tô của họ mới có quá nhiều những phần tử (nếu không phải là hầu hết), mang căn bệnh tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực, gian tham chộp giật, bốc hốt, vơ vào và lấn lướt. Chính vì mang căn bệnh ghê tởm này mà họ đã lao vào làm những hành động cực kỳ tàn ngược và hết sức man rợ như đã trình bày trong điều 12 ở trên. Cũng chính vì mang căn bệnh ghê tởm này mà hầu hết những tín đồ Ca-tô đều có những đặc tính hợm hĩnh, huênh hoang, khóac lác, khoa trương (không có bằng cấp đại học cũng nói láo là có như Cao Thế Dung; ưa thích khoe khoang bằng cấp, chức vụ và tước vị như trường hợp Nguyễn Văn Chức; lươn lẹo, ăn không nói có như Lữ Giang tức tú Gàn), khinh phú, phụ bần, tiền hậu bất nhất, băng xăng, xun xoe, bợ đỡ những người có quyền thế. Đây là thực trạng trong xã hội Ca-tô. Thực trạng này được người trong chăn Nhà Thờ Vatican là nhà trí thức Da-tô Nguyễn Văn Trung viết trong bài viết Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam như sau:

“Ai có dịp gần gũi các giám mục Việt Nam đều có chung nhận xét về mặt cá nhân, các ngài có vẻ đạo mạo, cởi mở, dễ mến, trừ một ít vị tỏ ra cao ngạo, khép kín quan liêu. Nhưng trong lề lối làm việc của các giám mục thường rất độc tài, độc đóan. Trong đối xử thường tỏ ra kỳ thị, ban phát ân huệ, coi thường kẻ dưới, ganh tị và kèn cựa với đồng liêu để lập công với Tòa Thánh. Những điểm nổi bật nhất là tiền hậu bất nhất, việc làm không đi đôi với lời rao giảng, trọng ngoại khinh nội, tham phú phụ bần (có nghĩa là bạc nghĩa, phản phúc- NMQ), vô cùng sợ hãi Tòa Thánh Vatican, đến nỗi có những linh mục nói rằng Tòa Thánh đánh rắm cũng khen thơm.”[60]

34.- Chúng ta hay bất kỳ một người bình thường nào dù là mang quốc tịch nào, cũng phải nhìn nhận rằng:

A.- Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican là những quân cướp nước và đã bị tống cổ ra khỏi nước sau cả gần một thế kỷ chiến đấu gian khổ của dân tộc Việt Nam.

B.- Tất cả những khối bất động sản bị Liên minh xâm lược này cướp đoạt trong thời gian tấn chiếm và thống trị Việt Nam từ năm 1858-1954 đều là của ăn cướp.

C.- Tất cả những khoản tài sản bị ăn cướp này đều được gọi là của ăn cướp. Tất cả những kẻ nào chứa chấp hay thủ đắc những khoản tài sản ăn cướp này đều là những kẻ đồng mưu với liên minh giặc nói trên, dù là đã có giấy tờ hay bằng khoán thủ đắc do chính quyền của liên minh giặc này cấp phát và phải bị truy tố ra trước pháp đình để xử lý đúng theo luật pháp của chính quyền nào đã có công tổng cổ được cái liên minh xâm lược này.

D.- Tất cả những khoản tài sản ăn cướp này sẽ phải hoàn trả lại cho khổ chủ sau khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican bị tống cổ ra khỏi Việt Nam.

E.- Bất kỳ thế lực nào tống cổ được Liên Minh Xâm Lược Pháp–Vatican ra khỏi đất nước phải có trách nhiệm kiểm tra, truy tầm và thâu hồi những khoản tài sản đã bị ăn cướp này để trả về cho khổ chủ.

Trái lại, dù cho vào một trường hợp nào đó, họ cũng công nhận người Pháp là quân xâm lược, nhưng trong thực tế họ vẫn coi thực dân xâm lược Pháp là đồng minh thân thiết của Vatican và họ đã liên tục đứng vào hàng ngũ Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican để chống lại tất cả các lực lượng kháng chiến của nhân dân ta. Họ cho rằng tất cả những khoản bất động sản do Nhà Thờ Vatican thủ đắc trong thời 1862-1954 là hợp pháp và Nhà Thờ Vatican có quyền thủ đắc, bất kể là trong thực tế những khoản bất động đó chỉ là đồ ăn cướp do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã ăn cướp của dân ta trong thời kỳ này. Cũng vì thế mà Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và đồng bọn tu sĩ áo đen xúi giục giáo dân tập họp bất hợp pháp, cắm thập ác và tượng bà già xề Maria ở tại tòa nhà công sở số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong những ngày từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và tại cơ sở Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008 với mục đích vừa gây bạo lọan, vừa đòi chiếm lại hai khỏan bất động sản này cho Nhà Thờ Vatican dù rằng họ thừa biết những khoản bất động sản này là đồ ăn cướp mà Vatican đã ăn cướp của dân ta trong thời 1885-1945.

35.- Khi xét về một biến cố lịch sử, chúng ta xét đến nguyên nhân chính, tức là cái gốc rễ làm cho biến cố đó bùng nổ hay xẩy ra. Thí dụ như:

A.- Xét về cuộc Kháng Chiến 1945-1954, chúng ta cho rằng vì Liên Minh Xâm Lược Pháp đánh chiếm và thống trị nước ta, cho nên nhân dân ta mới phải tổ chức các lực kháng chiến vùng lên đánh đuổi quân thù xâm lược để đòi lại quyền độc lập cho dân tộc.

B.- Khi xét và cuộc chiến giải phóng miền Nam, chúng ta cho rằng vì Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dùng sức mạnh quân sự cưỡng chiếm miền Nam để vừa biến thành tiền đồn chống Cộng theo “chính sách be bờ” để ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ miền Bắc tràn xuống, vừa biến thành một quốc gia riêng biệt theo đạo Ki-tô để phục vụ cho quyền lợi của Nhà Thờ Vatican. Vì thế mà chính quyền miền Bắc cũng như toàn thể nhân dân ta phải lao đầu vào cuộc chiến đánh đuổi quân xâm lược Mỹ để hòan thành sứ mạng thống nhất đất nước, đem giang sơn về một mối.

C.- Khi xét về phong trào Phật Giáo vùng lên tranh đấu đòi quyền bình đẳng về tôn gíáo, chúng ta cho rằng nguyên nhân làm cho phong trào này bùng nổ là do bạo quyền Ngô Đình Diệm tiến hành kế họach Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực như đã nói ở trên, trong có chính sách bách hại và chèn ép Phật Giáo là một phần trong kế hoạch này.

Trái lại, cũng xét về:

A.- Cuộc Kháng Chiến 1945-1954, họ cho rằng nguyên do có cuộc chiến này là do Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Viêt Minh chủ trương phát động khiến cho nhân dân Việt Nam phải gánh chịu những cảnh chết chóc và đau thương do cuộc chiến này gây ra.

B.- Cuộc chiến giải phóng miền Nam, họ cho rằng nguyên nhân của cuộc chiến này là do miền Bắc xâm lăng miền Nam mà gây ra cuộc chiến này.

C.- Phong trào Phật Giáo vùng lên tranh đấu đòi quyền bình đẳng về tôn gíáo, họ cho rằng nguyên nhân là do các phong trào Phật Giáo nổi loạn chống chính quyền, nhưng họ lại luôn luôn giấu nhẹm hay không hề đả động gì đến những hành động bách hạị và chèn ép Phật Giáo.

Rõ ràng là họ luôn luôn, chặt bớt mất cái gốc, lấy ngọn làm gốc rồi cãi cố cãi chày để chạy tội cho Liên Minh Xâm lược Pháp – Vatican, chạy tôi cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican và chạy tội cho bạo quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam gốc.

36.- Khi xét một vấn đề gì, đặc biệt là khi xét về một nhà lãnh đạo chính quyền hay một chế độ chính trị, chúng ta luôn luôn phải tìm hiểu theo thứ tự (1) nguyên nhân hay nguồn gốc, lý lịch hoặc mục đích, (2) diễn tiến hay việc làm, và (3) hậu quả hay tác dụng hoặc phản ứng của nhân dân. Thí dụ như:

I.- Xét về “con người và việc làm của Nguyễn Trường Tộ”, chúng ta phải xét đến các yếu tố NGUỒN GỐC hay LÝ LỊCH của ông ta. Lý lịch của ông ta là:

A.- Tín đồ Ca-tô ngoan đạo.

B.- Có người Cha đờ đầu là Linh Mục Gauthier với cái tên Việt là Ngô Gia Hậu.

C.- Linh-mục Gauthier là cánh tay mặt của Giáo-mục Puginier.

D.- Giám-mục Puginier là đại diện của Nhà Thờ Vatican tại miền Bắc Việt Nam (Đường Ngoài) từ đầu thập niên 1860, và cũng là tác giả Kế Họach Puginier với chủ trương “diệt tất gốc trốc tận rễ” Nho Giáo cùng nếp sống cổ truyền của dân tộc Việt Nam, và đã nói thẳng với viên chức Pháp tại Đông Dương rằng phải giết hết Nho Sĩ Việt Nam.

E.- Tín đồ Ca-tô ngoan đạo phải tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican, phải triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên, và phải:

“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Vatican hay các thế lực liên minh với Vatican.”

Từ những dữ kiên trên đây, chúng ta có thể đi đến kết luận không thể sai lầm là “ông Nguyễn Trường Tộ không thể là một nhà ái quốc, không có ý định làm một việc gì có lợi cho đất nước và dân tộc Việt Nam, và tất cả những gì ông ta làm là để phục vụ cho Vatican trong kế họach củng cố quyền lực của Vatican tại Việt Nam mà thôi.

II.- Xét về “con người và việc làm của Ngô Đình Diệm”, chúng ta cũng theo nguyên tắc xét như trên, ông ta:

A.- Là một tín đồ Ca-tô ngoan đạo thuộc một gia đình đã có tới ba đời nối tiếp nhau làm việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và sau đó chính ông ta lại bán nước cho Mỹ.

B.- Được chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đặc cách thâu nhận vào theo học tại trường Hậu Bổ ở Huế với chương trình học là hai năm.

C.- Đã làm quan cho chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatcan trong những năm 1922-1933 và đã có những hành động cực kỳ dã man đối với nhà ái quốc chẳng may bị ông ta bắt được:

“Có người cho rằng Diệm, khi làm tri phủ Hòa Đa, đã dùng đèn cầy [nến] thiêu đốt hậu môn tù nhân CS để lấy khẩu cung tù nhân CS để lấy jkhẩu cung [Hoàng Trọng Miên, Bùi Nhung.]” [61] .

D.- Đầu tháng 5/1933, ông ta được Tòan quyền Pierre Pasquier cho làm Thượng Thư Bộ Lại trong triều đình bù nhìn Huế. Vì là tín đồ ngoan đạo, ông ta nghe theo lời xúi bẫy của Nhà Thờ Vatican trong mưu đồ giành giật quyền lực với thế lực thực dân Pháp bằng cách biến triều đình Huế thành công cụ cho Vatican và đòi cho triều đình Huế có thêm quyền hành (tức là đòi quyền hành cho Vua Bảo Đại mà Vatican đã có kế họach biến ông vua gỗ này thành người của Vatican giống như kế họach mà Vatican đã áp dụng vào đầu thập niên 1850 để biến Tổng Thống Louis Napoléon của nền Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp thành người của Vatican. (sẽ được nói rõ nơi Phần VI ở sau.) Vì thế ông ta mới bị Toàn Quyền Pierre Pasquier “nổi giận truất hết chức tước” của mấy tên đầu sỏ trong băng đảng Ca-tô Việt Nam trong đó có Nguyễn Hữu Bài và Nguyễn Đệ, và chính ông ta “còn bị trục xuất khỏi Huế .” [62]

E.- Vì bất mãn với Pháp về bị bãi chức và trừng phạt như vậy, rồi lại dại dột nghe lời xúi giục của Nhà Thờ Vatican, đầu thập niên 1940, ông ta cùng người em là Ngô Đình Nhu tham gia Việt Nam Quang Phục Hội do ông Ca-tô Cường Để làm minh chủ được Nhật bảo trợ với sự ủng hộ ngầm của Nhà Thờ Vatican để chống lại Pháp. Xin xem Mục B, (nói về Việt Nam Quang Phục Hội hay Đai Việt Phục Hưng) Chương 5 trong sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia. Sách này đã được đưa lên sáchhiem.net từ ngày 21/6/2008. Đây là nguyên nhân tại sao Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi Toàn Quyền Jean Decoux trong đó ông giám mục này kể ra những công lao của thân phụ là Ngô Đình Khả đối với nước Pháp để xin tha cho hai người em của ông ta là Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu.

F.- Tháng 8/1950 được Giám-mục Ngô Đình Thục đã sang Tòa Thánh Vatican chầu hầu và nhận lệnh Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958, rồi lại được dẫn sang Mỹ giao cho Hông Y Francis Spellman (1889-1967) vận động với các chính khách Ca-tô có thế lực trên sân khấu chính trị Mỹ để làm áp lực với Pháp và với Quốc Trường đưa về Việt Nam cầm quyền để phục vụ cho quyền lợi của Vatican và quyền lợi của Hoa Kỳ. Nhưng phải đợi đến khi chính quyền Cộng Hòa trong thời Tổng Thống Eisenhower lên cầm quyền và khi Pháp sa lầy và bị thảm bại tại Điện Biên Phủ, ông ta mới được Mỹ đồng ý với Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền.

Xét về cá tính như gian xảo, cuồng tín và ngu xuẩn của ông ta, chúng ta phải căn cứ vào những lời do chính ông tuyên bố, căn cứ vào những hành động của chính ông ta, và căn cứ vào những nhận xét của những người thân cận (không phải là bà con thân thuộc), của những chính khách, của những học giả và của các nhà trí thức đã từng làm việc hay tiếp xúc với ông ta. Những nhận xét này đã được ghi vào những bản văn trong hồi ký, trong công văn hay trong các tác phẩm của họ. Đó là những nhân vật như Tướng Ca-tô Hùynh Văn Cao, Đại Tá Edward G. Lansdale, Đại-sứ Henry Cabot Lodge, sử gia Bernard B. Fall, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Giáo-sư Lý Chánh Trung, v.v… Vấn đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng trong một tiểu mục của chương sách có tựa đề là “Thân Thế và Đặc Tính Cuồng Tín củâ Ngô Đình Diệm.” Chương sách này nằm trong Mục XVIII, Phần VI của bộ sách lịch sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và đã được đưa lên sachhiem.net trước đây.

Xét về việc làm bất chính và tội ác của ông ta trong thời gian ông ta được Mỹ và Vatican cho cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, chúng ta phải xét đến tất cả những việc làm mà cá nhân và chính quyền của ông ta đã làm trong thời gian ông ta cầm quyền, thì mới có thể thẩm định chính xác về con người và chính quyền của ông ta. Theo sách sử, trong thời gian cầm quyền, cá nhân và chính quyền ông Diệm đã làm những việc sau đây:

A.- Từ chối lời yêu cầu của chính quyền Hà Nội, cương quyết không cộng tác với miền Bắc để tiến hành tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1956 để thống nhất đất nước như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định.

B.- Toa rập với Nhà Thờ Vatican trong việc cưỡng bách nhân dân miền Nam Việt Nam phải sử dụng danh xưng “Công Giáo” thay thế cho các danh xưng Da-tô giáo, Ki-tô giáo, Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo La Mã trong các văn thư hành chánh, sách giáo khoa, ấn phẩm văn hóa, trên các báo chí và trong các tài liệu truyền thông.[63]

C.- Toa rập với Nhà Thờ Vatican trong việc làm chương chính học bậc trung học, không cho học sinh học toàn bộ lịch sử thế giới cũng như toàn bộ quốc sử từ A đên Z vì sợ rằng thanh thiếu niên sẽ biết rõ thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) và sẽ biết những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã đã chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm và liên tục chống lại dân tộc Việt Nam từ cuối giữa thế kỷ 16 cho đến nay.[64]

D.- Toa rập với Nhà Thờ Vatican trong việc tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể rồi mời vị khâm-sứ đại diện của Vatican là Hồng Y Agagianian đến chủ tế dâng nước Việt Nam cho Vatican dưới danh nghĩa là Đức Mẹ Vô Nhiễm.[65]

E.- Toa rập với Nhà Thờ Vatican trong việc việc bảo quản khối ruộng đất khổng lồ 370 ngàn mẫu Anh của Giáo Hội La Mã ở miền Nam khi chính quyền Mỹ đòi hỏi phải thi hành chính sách cải cách ruộng đất, theo đó mỗi điền chủ chỉ được giữ lại tối đa là 100 mẫu thôi.[66]

F.- Thiết lập các tổ chức cảnh sát, công an, mật vụ và an ninh quân đội như thiên la đia vọng để tăng cường khả năng đàn áp nhân dân và chuẩn bị cho tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân bằng bạo lực. [67]

G.- Tiến hành những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” bằng bạo lực được ngụy tạo bằng những chiến dịch truy lùng và diệt Cộng Sản để đạt được mục đích mà ông Ngô Đình Nhu đã tuyến bố (có lẽ và cuối năm 1954) rằng:

Tôi có cả một chương trình, đã bản tính kỹ với Đức Giám-mục sẽ lần hồi tiến đến chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết.”[68]

H.- Trong những chiến dịch “làm sáng danh chúa” bằng bạo lực trên đây, chính quyền đã tàn sát đến hơn 300 ngàn ngườ, bắt gian, tra tấn và cầm tù gần 1 triệu người, cưỡng bách, chèn ép hàng triệu người phải theo đạo Ca-tô. Họ phải theo đạo để “khỏi bị cảnh sat quấy nhiễu” và được “an toàn về chính trị.” Vì vậy mà con số tín đồ Ca-tô ở miền Nam Việt Nam tăng vọt hẳn lên. Vào đầu năm 1955 chỉ có độ vào khỏang chưa tới 1 triệu. Năm 1975, con số này tăng lên đến hơn hai triệu.

Về con số người bị sát hại và bị cầm tù, xim xem nơi các trang 127-131 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

Về vấn đề chính quyền Ngô Đình Diệm dùng những thủ đọan bất chính, gian manh và quỷ quyệt để hù dọa, chèn ép, khủng bố tinh thần khiến cho nạn nhân phải tìm cách theo đạo Ca-tô “để khỏi bị cảnh sát quấy nhiễu” hay được “an toàn về chính trị” cũng như vấn đề dùng những miếng mồi vật chất và chức vụ trong chính quyền để câu nhử những người tham lợi, háo danh chạy theo bắt mồi mà theo đạo.

I.- Toa rập với chính quyền và quân đội Mỹ dùng vũ khí hóa học gọi là Chất Độc Da Cam với một khối lượng khổng lổ 77 triệu lít rải xuống đồng ruộng và rừng cây ở miền Trung và miền Nam đế sát hại nhân dân, hủy họai mùa màng, tàn hại thổ nhuỡng đất đai canh tác của đất nước và gây thảm họa cho người dân trong vùng sinh ra những trẻ em bị khuyết tật. Tội ác này được sách Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam ghi lại như sau:

Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”[69]

Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách sử ghi nhận như sau:

Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[70]

J.- Toa rập với anh em trong gia đình (Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, Trần Lệ Xuân tức Bà Ngô Đình Nhu) cùng băng đảng Cần Lao và những người đồng đạo trong những hành động thao túng chính quyền, tham nhũng thả giàn, tận tình vơ vét tài nguyên quốc gia, chuyển ngân lậu, ăn bớt tiền viện trợ Mỹ, độc quyền đấu thầu các dịch vụ xây cất các cơ sở của chính quyền và quân đội, độc quyền cung cấp văn phòng phẩm trong cvác cơ quan chính quyền và trong quân đội, độc quyền cung cấp thực phẩm cho các các trường Võ Bị Đà Lạt, Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân tại Nha Trang, Trung Huấn Luyện Hải Quân ở Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, v.v…, cưỡng ép công chức, sĩ quan trong quân đội, và các thương gia giầu có trong toàn quốc phải đóng tiền tổ chức lễ kim khánh (vào mùa xuân 1963) và xây cất các nhà thờ La Vang và Nhà Thờ Phú Cam.

Để hiểu rõ vấn đề này, xin đọc chương sách nói về Vấn Nạn Tham Nhũng (ở miền Nam Việt Nam) và chương sách nói về Vấn Nạn Giáo Hội La Mã nằm trong Mục XXIII, Phần VI trong bộ sách Lịch Sử và Hô Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Cả hai chương sách này đều đã được đưa lên giaodiemonline trong năm 2007. Riêng về Chương Vấn Nạn Giáo Hội La Mã cũng đã được đưa lên sachhiem.net từ ngày 21/9/2008.

K.- Độc quyền nhập cảng thuốc phiện lậu vào miền Nam rồi biến chế thành sản phẩm tiêu thụ cho dân nghiền, thiết lập và phát triển hệ thông phân phối sản phẩm này lên tới 2,500 tiệm hút ở Sàigòn và Chợ Lớn để cung ứng cho khách hàng tiêu thụ. Thực trạng này đã khiến cho sách The Politics of Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred W. McCoy gọi chế độ Ngô Đình Diệm là “Triều Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu” (Diem’ s Dynasty and the Nhu Bandits.”

L.- Biến miền Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho tổ chức Mafia quốc tế tại Marseille biến thuốc phiện sống này thành bạch phiến rồi chuyển vận sản phẩm này sang Bắc Mỹ để phấn phối cho khách hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống tội ác quốc tế tay ba: (1) Nguồn cùng cấp thuốc phiện sống là miền Nam Việt Nam do anh em Ngô Đình Diệm điều hành. Người phụ trách chuyển thuốc phiện sống từ Lào về là Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Lào, và tổ chức mật vụ do Trần Kim Tuyên chỉ huy. Người phụ trách chuyển vận thuốc phiện sống từ Sàigòn đi Marseille là Rọck Fracncisci, một Pháp kiều đã ở Việt Nam lâu năm. Trụ sở là khách sản Mạjestic. (2) Trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành bạch phiến đặt cơ sở tại Marseille (Pháp) do anh em Antoine Guerini nguời Pháp điều khiển. (3) Trung tâm phân phối bạch phiến tại Bắc Mỹ dưới quyền điều khiển của các tay trùm Carlos Marcello, Sam Giancana và Santos Traficante. Xin xem các trang 304-319 trong sách Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm (bản tiếng Việt do Phạm Viêm Phương và Mai Sơn chuyển dịch (Việt Nam (?): Nhà Xuất Bản Tự Do, 2000) cúa hai tác giả Bradley S. O’ Leary và Edward Lee. Vấn đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng trong một chương sách có tựa đề là Vấn Nạn Buôn Bán Nha Phiến (Mục XXIII, Phần VII) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này sẽ được đưa lên sáchhiem.net trong một ngày gần đây.

Cái lý lịch dơ bẩn ghê tởm đến cùng độ của ghê tởm cùng với cái cá tính cực kỳ cuồng tín và siêu ngu xuẩn của ông Ngô Đình Diệm và những việc làm tội ác trên đây của anh em nhà Ngô đã khiến cho nhân dân Việt Nam ở miền Nam nói riêng, và trên toàn quốc nói chung đều hết sức khinh bì, cực kỳ căm phẫn, và thù ghét ông ta đến tận xương tận tủy. Vì vậy dân ta mới gọi ông ta là thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm và chỉ chờ cơ hội thuận tiện là vùng lên lôi cổ cả nhà ông ta ra đập chết. Cũng chính vì những chính sách và hành động tham tàn và bạo ngược trên đây cúa anh em ông ta mà sách sử mới khẳng định ông ta là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.[71]

Trái lại, khi xét về một nhà lãnh đạo chính quyền hay một chế độ chính trị, đặc biệt là về Giáo Hội La Mã hay những nhà lãnh đạo chính quyền mà người đó là người đồng đạo của họ như ông Ngô Đình Diệm, họ lọai bỏ (che giấu) hết những cái quá khứ xấu xa, che giấu những chính sách bạo ngược và những việc làm tội ác, rồi bịa đặt ra những thành tích tốt đẹp để tôn vinh đúng như một tín đồ Ca-tô đã viết và đăng trong tờ Văn Nghệ Phong Số 548, ra ngày 16 đến 30/11/1998:

Một sử gia có lương tri, hãy tôn trọng lời khuyên các bậc tiên bối răn dạy con cháu: tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.[72]

Ta có thể nói đây là cái nguyên tắc viết sử của họ. Cái nguyên tắc này cũng được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn nói rõ trong cuốn Xóm Đạo với nguyên văn như sau:

Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoài đạo được biết.” [73]

Theo kinh nghiệm của người viết, hầu như tất cả các ông bà Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín hay còn nhận đạo Ki-tô La Mã là tôn giáo của họ) viết sử đều có viết theo nguyên tắc trên đây. Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy tất cả các tác phẩm viết về lịch sử của họ có liên hệ đến Nhà Thờ Vatican hay các chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đều được viết theo nguyên tắc trên đây và có luận điệu giống y chang như luận điệu võ đóan, lố bịch trịch thượng, lươn lẹo, vòng vo và quanh co như luận điệu có ông văn nô Ca-tô Lữ Giang tức Tú Gàn mà chúng tôi đã trình bày ở trong Phần I.

Độc giả có thể kiểm nghiệm bằng các tìm đọc các tác phẩm của các ông văn nô Nguyễn Văn Chức, Linh-mục Vũ Đình Họat, Lê Hữu Mục, Lữ Giang hay Tú Gàn, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Nguyễn Học Tập, Nguyễn Vy Khanh, Hoàng Thái Du, Minh Võ, v.v…

37.- Truyền thống của chúng ta là:

Nên ra tay kiếm tay cờ,

Chẳng nên thì chớ, chẳng nhờ cậy ai.

Cũng vì thế mà suốt trong chiều dài lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước, tiền nhân ta hoàn toàn trông cậy vào sự hy sinh của toàn dân: Toàn dân ta đồng lòng lăn xả vào các cuộc chiến này, đem hết nhân lực vật lực, tài năng và trí óc, cùng chung lưng góp sức đánh đuổi quân cướp ngọai thù để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Vì thế mà “kẻ thù nào dân ta cũng đánh thắng, khó khăn nào dân ta cũng vượt qua.” Nhờ vậy mào ngọn cờ Việt Nam của dân ta ngày nay đã hiên ngang phất phới tung bay cùng với những lá cờ của các dân tộc khác trên thế giới ở trước của Tòa Nhà Liên Hiệp Hiệp Quốc tại New York, đại diện của chính quyền ta đã chiếm một chỗ ngồi cao trọng trong tổ chức Liên Hiệp Quốc và dân ta được toàn thể nhân dân thế giới ngưỡng mộ và kính nể.

Trái lại, truyền thống của họ là vọng ngoại, hàng ngày, lúc nào họ cũng hướng về ải quan canh gác cửa thiên đường (Nhà Thờ Vatican) đem lễ vật dâng cúng (hối lộ), lạy lục, năn nì và cầu xin những tên “quạ đen” canh gác ải quan này mở cửa cho họ lên thiên đường để “được đời đời hưởng nhan Chúa.” Nhưng khốn nỗi, thiên đường chỉ là cái bánh vẽ mà họ vẫn tưởng như là có thật. Thành thử ra suốt đời, họ bị Nhà Thờ Vatican lừa gạt mà không biết rằng họ bị lừa gạt. Cũng vì không biết bị lừa gạt, cho nên họ mới luôn luôn bị Nhà Thờ Vatican lạc dẫn, bị biến thành “những tên sát nhân cuồng nhiệt”, và bị đoàn ngũ hóa thành “một lưc lượng đáng ghê sợ” để sử dụng làm đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1858-1954 và cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975.

Lịch sử đã cho chúng thấy rõ ràng là như vậy. Hiện nay, Nhà Thờ Vatican cũng đang có mưu đồ sử dụng họ như vậy song song với việc dồn nỗ lực vào việc lối kéo Mỹ trở lại chính sách liên minh với “tôn giáo ác ôn” để chèn ép hay cưỡng chiếm Việt Nam.

38.- Bản chất của chúng ta là ngay thẳng và thành thật, thành thật với chính mình và thành thật với mọi người, không lươn lẹo, không gian dối, cho nên chúng ta luôn luôn hành xử theo phương châm “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe” (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giả.”

Trái lại, ngay từ khi mới chào đời, họ đã bị Nhà Thờ Vatican giam nhốt trong nhà tù ngu dốt như đã trình bày ở Phần I với những đọan văn trịch dẫn từ trong sách Xóm Đạo của nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn và sách Thập Giá và Lưỡi Gươm của Linh-mục Trần Tam Tỉnh. Đặc biệt là về ngành sử học, họ lại càng ngu dốt hơn cả. Ấy thế mà họ lại không biết rằng họ là những người ngu dốt như vậy. Khôi hài hơn nữa, không những họ đã không biết biết là những người ngu dốt về sử học, mà họ lại cho rằng họ hiểu biết hơn những tác giả có căn bản về sử học. Cũng vì thế mới có tình trạng ông Tôn Thất Thiện viết bài viết Cần Thẩm Định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm & Nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông TS Nguyễn Học Tập viết bài Giáo Hội Công Giáo Roma, ông Tú Gàn viết bài Giấc Mơ Thủ Tướng, sách Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Việt Nam, v.v…, ông Nguyễn Văn Chức viết cuốn Việt Nam Chính Sử, Linh-muc Vũ Đình Họat viết bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, ông Cao Thế Dung viết cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, ông Minh Võ viết cuốn Ngô Đình Diệm: Lời Khen Tiếng Chê, và các ông văn nô Ca-tô khác cũng ti toe viết sử và phê bình các tác phẩm lịch sử của các tác giả có căn bản sử học. Đây là trường hợp của các ông văn nô Ca-tô Sức Mấy, Nguyễn Đạt Thịnh, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Hoàng Thái Du, Lê Hữu Mục, Nguyễn Gia Đệ, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu, Trần Trung Lương, v.v… Rõ ràng là:

Người khôn biết rõ phận mình,

Đứa ngu không biết chính mình là ai!

39.- Chúng ta cho rằng, ở quốc gia nào cũng vậy, pháp có quốc pháp, gia có gia quy. Do đó, bất kỳ người nào sinh sống ở Việt Nam hay di du lịch tới Việt Nam cũng đều phải tôn trọng luật pháp Việt Nam không cần biết người đó mang chức vụ và trọng trách gìì, mang quốc tịch nào, thuộc tôn giáo nào. Đây vừa là luật pháp vừa là công lý. Vì là công lý, cho nên, bất kỳ quốc gia nào trong cộng đồng nhân lọai cũng áp dụng cái nguyên tắc hay quy luật này. Tại Hoa Kỳ, vào cuối năm 1973, Tổng Thống Nixon vin vào cái đặc quyền của hành pháp, không chịu giao cho Quốc Hội những cuốn băng ghi âm những cuộc nói chuyện liên hệ đến Watergate để điều ta nội vu. Chuyện được đưa lên Tôi Cao Pháp Viện phân xử, và Tối Cao Pháp Viện liền ra lệnh cho Tổng Thống Niixon phải tuân hành luật pháp, trao những cuốn băng đó cho Quốc Hôi, bằng một câu nói, “không một người Mỹ nào đứng trên pháp luật.” Sách sử ghi lại chuyện này như sau:

Tháng 10 năm 1973, Ưy Ban Tư Pháp Hạ Viện bắt đầu mở cuộc điều trần về việc điều tra và truy tố Tổng Thống Nixon (liên hệ đến vụ nghe lén tại tổng hành dinh của Đảng Dân Chủ tại Tòa Nhà Watergate). Lại một lần nữa,Tổng Thống Nixon từ chối, không trao những cuốn băng ghi âm (các cuộc nói chuyện của ông về vụ này) cho Quốc Hội. Ông lý luận rằng tổng thống có đặc quyền hành pháp để giữ kín những tin tức không để cho quần chúng biết. Nhưng vào tháng 7 năm 1974, Tối Cao Pháp Viện quyết định rằng không có một người Mỹ nào được đứng trên pháp luật.” (“In October 1973, the House Judiciary Committee began empeachment hearings. Nixon again refused to provide the tapes. He argued that the president had the executive privilege of withholding information from the public if necessary. But in July 1974, the Supreme Court decided that no American was above the law.”)[74] .

Trái lại, vì quen sống nếp sống lạc hậu, xấc xược và ngược ngạo của nền văn hóa Ki-tô, quen với truyền thống phản tiến hóa và trịch thượng “tôn giáo đứng trên chính quyền và chỉ đạo chính quyền”, họ cho rằnghọ không cần phải tôn trọng pháp luật của Việt Nam, mà chỉ cần hành xử đúng theo giáo luật của Nhà Thờ Vatican mà thôi. Hai bản văn lịch sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

1. Văn thư của ông chủ tịch UBND TP Hà Nội gửi HĐGMVN va DCCTVN

Ủy Ban Nhân Dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Thành Phố Hà Nội Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số 3990 Hà Nội ngày 12 tháng 12 năm 2008

Về những việc làm sai trái của các giáo sỹ Nhà Thờ Thái Hà

Kính gửi: Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam;

Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế

Thay mặt Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, tôi gửi đến ông Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ông Giám Tỉnh Dòng Chúa Việt Nam lời chào trân trọng.

Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội thông báo và kiến nghị quý vị về việc sau:

Ngày 08 tháng 12 năm 2008, Tòa Án Nhân Dân Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội đã xét xử công khai, đúng pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đối với 8 bị cáo về các hành vi gây rối trật tự công cộng và hủy hoại tài sản.

Với chính sách nhân đạo và khoan hồng của Nhà Nước và Pháp Luật, Hội Đồng xét xử đã tuyên phạt các bị cáo với các mức án cảnh cáo, cải tạo, không giam giữ, án treo nhằm tạo điều kiện để họ sớm hòa nhập với cộng đồng, được tiếp nhận sự giám sát giáo dục của gia đình và xã hội, sửa chữa lỗi lầm, trở thành những công dân có ích.

Trước và trong quá trình diễn ra phiên tòa, một số giáo sỹ tại nhà thờ Thái Hà không những không ý thức được trách nhiệm công dân, mà còn có những lời nói, việc làm cổ súy, khuyến khích các hành vi vi phạm pháp luật. Ông Nguyễn Ngọc Nam Phong, giáo-sỹ Nhà Thờ Thái Hà đã có thái độ và lời nói phỉ báng Pháp Luật và Nhà Nước Việt Nam. Trước đông đảo giáo dân, ông Nguyễn Ngọc Nam Phong đã nói phiên tòa xét xử 8 giáo dân vi phạm pháp luật là “phiên tòa của ma quỷ và bóng tối”, hăm dọa những người đại diện cho Pháp Luật xét xử các bị cáo rằng, “họ và gia đình họ sẽ bị trừng trị.” Một số giáo sỹ khác khi phát ngôn và trả lời phỏng vấn đã có những lời lẽ kích động các hành vi vi phạm pháp luật và vu cáo chính quyền. Với những việc làm và lời nói đó, ông Nguyễn Ngọc Nam Phong và một số giáo sỹ đã tự bộc lộ thái độ chống đối chính quyền và Pháp Luật, tạo hình ảnh xấu của một chức sắc Thiên Chúa Giáo, làm tổn hại đến quan hệ chính quyền và Giáo Hội, đi ngược lại tinh thần giáo huấn của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “kính Chúa, yêu nước”, “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Để tạo điều kiện mối quan hệ giữa nhà thờ và chính quyền và làm tốt chức trách đối với cộng đồng giáo dân, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội nhắc lại yêu cầu với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cần có thái độ phê phán và giáo dục đối với ông Nguyễn Ngọc Nam Phong và các giáo sỹ Nhà Thờ Thái Hà; đồng thời sớm điều chuyển linh-mục Vũ Khởi Phụng và các giáo sỹ Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong khỏi địa phận Thành Phố Hà Nội.

Một lần nữa, xin gửi đến quý vị lời chào trân trọng./.

Nơi nhận: TM. Ủy Ban Nhân Dân

Như trên Chủ Tịch

Văn phòng Nguyễn Thế Thảo

Ban Tôn Giáo Chính Phủ Ký tên và đóng dấu

(để báo cáo)

Lưu VT.

2.- Thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Cứu Thế Việt Nam gửi ông Chủ Tịch UBND TP Hà Nội

TỈNH DÒNG CỨU THẾ VIỆT NAM

The Redemptorist Province of Vietnam

38 Kỳ Đồng - Quận 3 Tp Hồ Chí Minh

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Kính gửi ông Nguyễn Thế Thảo

Chủ Tịch UBND TP Hà Nội

Xin gửi đến ông lời chào tôn trọng sự thật và tôn trọng lẫn nhau.

Chúng tôi đã nhận được văn thư số 3990/UBND – NC do ông ký ngày 12/12/2008.

Chúng tôi thấy rằng xét theo giáo kuật của Giáo hội Công Giáo, Hiến Pháp và Quy Luật Dòng Chúa Cứu Thế, đồng thời cũng xét về phương diện mục vụ, các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Ngọc Nam Phong không vi phạm điều gì để phải bị “phê phán và giáo dục” và bị “điều chuyển khỏi địa phận Thành Phố Hà Nội”.

Chúng tôi không thấy các linh mục này có lời lẽ nào kích động và vu cáo, ngược lại, những lời phát biểu của họ hoàn toàn đúng sự thật. Các linh mục này không hề chống đối và gây chia rẽ đối với nhà nước. Họ chỉ chống những điều sai trái.

Các linh mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Văn Khải và Nguyễn Ngọc Nam Phong không làm việc gì sai trái, và thậm chí đang làm việc rất tốt, tức là đứng về phía người nghèo, đứng về phía người bị oan sai để bảo vệ sự thật và nói lên sự thật.

Nếu quý vị xét thấy các linh mục này có hành vi vi phạm pháp luật, xin quý vị cứ tiến hành các trình tự tố tụng và xét xử đúng theo pháp luật.

Kính chào trân trọng.

Nơi nhận: TL Giám Tỉnh

Như trên Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN Chánh Văn Phòng

(để báo cao) LM Đinh Hữu Thọai, CSCR

Văn Phòng Chính Phủ Ký tên và đóng dấu

Ban Tôn Giáo Chính Phủ [75]

40.- Cũng như các nếp sống văn hóa khác, nền văn hóa của chúng ta thường nói đến cụm từ “phục vụ đất nước”, “phục vụ tổ quốc” và “phục vụ nhân dân” và cho rằng vấn đề này là tối quan trọng vì rằng đất nước hay tổ quốc đều có nhu cầu cần phải đóng góp của tất cả mọi người dân về tài lực, nhân lực và sinh mạng nêu cần như trường hợp đất nước bị xâm lăng hay bị thiên hoặc bất kỳ một tai ương thảm họa nào khác.

Trái lại, trong nền văn hóa Ki-tô, họ thường nói đến cụm từ “phục vụ Chúa” và cho rằng vấn đề này là toíoi quan trọng.

Vấn đề đặt ra là “Chúa toàn năng, toàn thiện và có mặt ở khắp mọi nơi”, Chúa có quyền biến hóa và tạo dựng nên tất cả mọi thứ ở trên thế gian này. Không có một thế lực nào có thể làm hại được Chúa. Cần một thứ gì Chúa cũng có thế biến hóa ra được để Chúa sử dụng. Kẻ thù nào Chúa cũng đánh thắng, khó khăn nào Chúa cũng có thể vượt qua, nguy hiểm nào cũng phải lùi bước trước quyền năng của Chúa. Vậy thì Chúa có cần đến người đời phục vụ Chúa hay không?

Chắc chắn là không rồi. Vậy thì cụm từ “phục vụ Chúa” chỉ là một trong muôn ngàn thủ đọan lưu manh được sáng tác ra để lừa bịp và lợi dụng tín đồ làm nô lệ cho Nhà Thờ Vatican, giống như bọn thày cúng và đồng cốt ở trên ven sông Chương Hà bịa đặt ra chuyện hàng năm phải cưới một cô vợ trẻ đẹp cho ông thần hà bá ở khúc sông này, rồi cấu kết với bọn cường hào ác bá địa phương để hà hiếp và bóc lột nhân dân trong vùng mà thôi.

Quý vị nào nói rằng Chúa cần phải được người đời phục vụ, xin lên tiếng bằng những lời giải thích thuận lý và gửi về sáchhiem.net để phổ biệt rộng rãi cho mọi người được lãnh giáo và tham luận.

Trên đây là 40 điều trong hàng ngàn điều trái ngược nhau giữa chúng ta và họ về nếp sống văn hóa và cung cách hành xử. Những gì chúng ta cho là tầm thường, xấu xa, tội ác, nghịch lý, phàn quốc, phản nhân luân, phản nhân quyền, ngược ngạo, thì họ cho là cao cả, tốt đẹp, thánh thiện, thuận lý, yêu nước, rất thích hợp với đạo Chúa của họ. Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy 117 tên tội đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta và đã bị chính quyền và nhân dân ta xử tử vì trọng tội này, thì họ lại gọi những thằng tội đồ này là những ông thánh của họ, chỉ vì những tên tội đồ khốn nạn này đã được Nhà Thờ Vatican của họ phong thánh vào ngày 19/6/1988. Tương tự như vậy, tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm đã bị sách sử khẳng định rõ ràng là một trong 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại mà họ vẫn tôn vinh nó như là một vị anh hùng dân tộc đã chết vì nước, rồi hè nhau lập ra cái gọi là “Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm”.

Nếp sống văn hóa của họ thật là quái đản. Quái đản ở chỗ họ ưa thích hành sử lố bịch, trịch thượng và ngược ngạo. Đây là nếp sống văn hóa của bọn tu sĩ Ca-tô và những người có thế lực hoặc nằm trong giai cấp thống tri của các chế độ đạo phiệt Ca-tô ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, ở các thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha (tại Châu Mỹ La-tinh và tại Phi Luật Tân), của đế quốc Bồ Đào Nha (tại Ba Tây và tại Châu Phi), của đế quốc Pháp (tại Đông Dương trong những năm 1885-1945, tại Bắc Phi và Trung Phi), của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu tại Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Nếp sống văn hóa quái đản này không những không thích hợp với xã hội tam giáo cổ truyền của chúng ta, mà cũng không thích hợp với xã hội văn minh tiến bộ của thời hậu Cách Mạng Pháp 1789, đặc biệt là thời kỳ điện tử và tin học như ngày nay. Vì thế, cho nên, dù cho họ đã sinh sống ở Hoa Kỳ trong nhiều năm, thì họ cũng vẫn không có khả năng thực thi được lời dạy “nhập gia tùy tục” của tiền nhân ta để thích nghi với xã hội dân chủ tự do ở Bắc Mỹ. Vì lẽ này mà bọn người Rip Van Winkle Việt Nam này mới bị người Hoa Kỳ ghê tởm, khinh bỉ như loài chó ghẻ và mắng nhiếc là “hạng người ngu xuẩn” là “thiếu giáo dục”, hạng người đã từng được Pháp và Mỹ huấn luyện làm tay sai cho hai thế lực ngọai xâm này, và dạy cho những bài học Công Dân Giáo Dục thật là đích đáng. Mấy tài liệu dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này:

Bạn có biết không? Ngu xuẩn là chính danh. Pháp và sau đó là Mỹ đã huấn luyện những người ngu dốt này để phục vụ cho chúng. Công việc của họ là đánh hơi ra những kẻ nào chống chủ của họ, cộng sản hay không. Họ gọi bất cứ người nào chống lại sự thống trị của ngoại bang là “cộng sản” và cầm tù và giết người đó. Đó là tại sao họ không được sự ủng hộ của dân chúng. Đó là tại sao khi Mỹ tháo chạy thì họ cũng phải tháo chạy. Chế độ Saigon không có ngay cả sự ủng hộ của binh sĩ của mình, đó là tại sao mà chỉ có trong vòng 55 ngày mà quân đội miền Bắc có thể kiểm soát hoàn toàn Nam Việt Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Một điều mà cái guồng máy chiến tranh lớn nhất trên thế giới không thể làm nổi dù rằng đã làm cả mười năm, đã giết cả triệu người, đã thả 8 triệu tấn bom và đã trải 70 triệu lít chất khai quang màu cam.

Cho đến ngày nay, suốt cuộc đời của họ dính cứng vào cái trạng thái tâm lý đó. Họ nghĩ rằng nếu họ cứ kiên trì hô to những khẩu hiệu trống rỗng như vậy thì họ sẽ được sự ủng hộ để họ đi hiếp đáp những người khác ở trên đất Mỹ này, và lạ lùng thay họ đã thành công. Điều này chứng tỏ một điều là còn rất nhiều người ngu trên đất Mỹ.

Những người biểu tình chống đối có biết rằng trong thế giới ngày nay mà lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ là các người thiếu giáo dục.

1000 sinh viên Mỹ gốc Việt học ở USC đúng khi nói rằng lá cờ đỏ sao vàng không đại diện cho họ. Đó là vì lá cờ ba màu đỏ, trắng, và xanh (cờ Mỹ) đã đại diện cho họ ở mọi cơ sở liên bang, tiểu bang, quận, và các công sự trong thị trấn.

Các người không có quyền bảo USC hay bất cứ ai về vấn đề lá cờ nào mà họ muốn treo. Đó không phải là một đặc quyền mà là quyền đã tranh đấu để có được. Nếu những người chống đối muốn lá cờ cũ của Nam Việt Nam được treo thì các người phải ở lại trong nước và chiến đấu [nếu thắng thì đương nhiên lá cờ đó là cờ của quốc gia Việt Nam]. Miền Bắc đã ở lại và chiến đấu và họ đã được cái họ muốn. Sự kiện là điều này không xẩy ra cho miền Nam và ngày nay chúng ta đang ở năm 2008.

Các người muốn gì nữa từ nước Mỹ? Các người muốn chúng tôi gây một cuộc chiến khác với Việt Nam?”

Nguyên văn: “You got it. Ignorant is the word. France and later the US had trained these ignorant people to serve them. Their job is sniffing out their people who is against their masters, communist or not. They would call anyone opposes foreign domiation “communist” and jail and kill them. That’s why they didn’t have any support from the population. That’s why when the US run, they had to run too. The Saigon regime didn’t even have the support of its own soldiers, that’s why it took only 55 days for the North Army to take total control of South Vietnam in the Ho Chi Minh Campaign in 1975. Something that the biggest war machine this world has ever seen couldn’t do in ten years despite killing millions of people, dropping 8 million tons of bombs anf 70 million liters of Agent Orange.

All their lives until this day, they’re stuck in that mentality. They think if they chant those empty slogans often enough they will get the support they need to bully others here in the US, and surprisingly they did succeed. That proves one thing. There’re a lot of ignorant people in the US ‘ population too.

Do you protestors realize how ignorant it sound to utilize and accuse someone of being a communist in today’s world? It’s outdated and clearly demonstrates your lack of education.

The 1000 USC American Vietnamese students are correct to state that the Red flag with the star doesn’t represent them. It is because the red, white, and blue represents them in every federal, state, county, and city building.

You have no right to tell USC or anyone of that matter to fly what flag they want to. It is neither a privilege but a right that was given and fought for. If you protestors wanted to the old South Viet Nam flag to fly you should have stayed and fought. The North stayed and fought and they got what they wanted. The facts remain for the South that didn’t occur and we are here now in 2008. What else do you want more from the US? Do ou want us to wage another war against Vietnam?”[76]

Trên đây là bài học công dân của người dân bản địa Hoa Kỳ dành cho các ông Xóm Đạo Bolsa (con chiên của những thằng Việt gian Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh, Mai Ngọc Khuê, Nguyễn Lạc Hóa, Trần Đình Vận, Nguyễn Bá Lộc, Đinh Xuân Hải, v.v…), chuyên môn được mướn làm công việc cầm “cờ ba que” và vác biểu ngữ đi biểu tình cho cái gọi là tranh đấu cho chính nghĩa của những ông Ca-tô đã từng làm Việt gian bán nước cho Liên Minh Pháp Xâm Lược Pháp – Vatcian trong những năm 1945-1954 và Liên Minh Mỹ Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975, nhưng lại tự xưng là “người Việt Quốc Gia”. Dưới đây là một bài học Công Dân Giáo Dục khác do ông chánh án Robert Gardner tại Superior Court ở Santa Ana (Los Angeles, California) dạy bảo các ông “người Việt Quốc Gia” về cái đạo của người cầm bút hoặc làm báo và chủ báo. Nội dung của bài học Công Dân Giáo Dục này được ông Tú Gàn ghi lại trong bài viết có tựa đề là “Bôi Nhọ Chính Nghĩa Quốc Gia” đăng trên tờ báo Sàigòn Nhỏ số 97, phát hành ngày 23/10/1998, trong đó có mấy đoạn chính có nguyên văn như sau:

Khi kết thúc cuộc tranh chấp Việt Nam (the Vietnam conflict), dân chúng Mỹ đã mở rộng cánh tay đón nhận những người Việt Nam sống sót qua cuộc tranh chấp đó và tìm đến tỵ nạn tại quốc gia này. Để đổi lại, dân chúng Hoa Kỳ ít có hy vọng rằng người Việt Nam trên mọi sinh hoạt của cuộc sống, biết sống tối thiểu theo những tiêu chuẩn về trách nhiệm, về lịch sử và về sự tự trọng. Không một bài nào của các bài viết bị khiếu nại của những người được gọi là các chủ bút của báo chí trong vụ này đã đáp ứng được tiêu chuẩn đó. Mỗi người, như là một chủ bút, có một trách nhiêm nặng nề. Trách nhiệm của một người chủ bút là trông coi bài viết của các ký giả cho các tờ báo riêng của mình và những người chủ bút phải chính mình duy trì một tiêu chuẩn trách nhiệm về sự đứng đắn (decency) trong bài viết của mình. Những gì xuất phát từ bốn tờ báo liên hệ trong vụ này sặc mùi công kích vô trách nhiệm (reeks with irresponsible diatribes). Mỗi một người trong họ, với tư cách là chủ bút của một tờ báo, là một sự bối rối nghiêm trọng cho giới báo chí có trách nhiệm. Bài viết của họ phản ảnh trong vụ này đã hạ cấp nó xuống tình trạng của sự thô lỗ buồn nản (dismal vulgarity.”[77]

Với tư cách là người cầm cán cân công lý vừa đại diện cho pháp luật của Hoa Kỳ theo chế độ tự do dân chủ, vừa có trọng trách giáo dục những người không có khả năng phân biệt được sự khác biệt giữa một bên là điều phải, điều đúng, công lý, (common sense), thuận lý và một bên là điều trái, điều sai lầm, phi lý và nghịch lý, cho nên ông Chánh Án Robert Gardner mới đưa ra lời tuyên bố trên đây vừa có ý mắng nhiếc, vừa có ý dạy dỗ các ông “dân Chúa” tự nhận là “người Việt Quốc Gia” như vậy.

Đây là cái hậu quả của Nhà Thờ Vatican đã “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo”. Cái lối đào tạo thanh thiếu niên này khiến cho họ bị ràng buộc bởi những tín lý Ki-tô và những lời dạy của Nhà Thờ Vatican như đã nêu lên ở trên, và vì đã quen sống với nếp sống văn hóa trái ngược với các nếp sống văn hóa của các xã hội ngoài đạo Ki-tô, cho nên họ không thể thích nghi với xã hội dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ này. Vì thế, họ mới bị mắng nhiếc là “ngu xuẩn” “là “thiếu giáo dục” và là sản phẩm của người Pháp và người Mỹ đã huấn luyện để làm tay sai cho các thế lực ngoại xâm.

Cuối cùng, hạng người “ngu xuẩn” và “thiếu giáo dục” này trở thành cái di lụy cho Việt Nam và là gánh nặng cho xã hội loài người.

Vì lẽ này, mà tín đồ Ca-tô ngoan đạo hay còn tuyệt đội trung thành với Nhà Thờ Vatican không thể nào trở thành các nhà viết sử chân chính, và tác phẩm lịch sử của họ tất nhiên là không thể nào phản ảnh trung thực với những sự kiện đã xẩy ra trong lịch sử, chứ đừng nói đến chuyện họ đóng vai trò thẩm định một tác phẩn lịch sử.


PHẦN III

NHẬN XÉT VỀ BÀI VIẾT CẦN THẨM ĐỊNH LẠI

GIÁ TRỊ ÔNG NGÔ ĐÌNH ĐIỆM VÀ CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA

Bài viết này dài khoảng 12 trang computer khổ 81/2 x11, xin tạm chia ra 42 đọan. Như đã nói ở Phần I, bài viết này của ông Tôn Thát Thiện là “bài viết nhảm nhí nhất trong những bài viết của những người không có một chút căn bản về sử học.” Trong 42 đoạ văn trong bài viết này thì 8 đọan sau cùng là những đọan nhảm nhí nhất trong bài viết nhảm nhí này vì trong đó chỉ thấy toàn những lời tán tụng thuyết nhân vị của ông Ngô Đình Nhu và những lời tung hô anh em ông Ngô Đình Diệm. Vì thế mà chúing tôi bỏ qua những đọan văn này. Dưới đây là phần nhận xét của chúng tôi về 34 đọan văn trong bài viết “Cần thầm định lại…” của ông Tôn Thất Thiện:

1.- Ông Tôn Thất Thiện viết:

Sau cuộc đảo chánh 1-11-1963, số sách báo nói về Ông Ngô Đình Diệm, gia đình họ Ngô và Chế Độ Việt Nam Cộng Hòa I nhiều có thể đếm không hết. Các sách báo nầy đua nhau chỉ trích, tố cáo, kết tội Ông Diệm, anh em Ông và những người hăng hái phục vụ Việt Nam Cộng Hòa I. Nhiều tác giả sách báo đó dùng những lời hung hăng, đưa ra những lời chỉ trích, phỉ báng, tố cáo, buộc tội nặng nề, dựa trên những đồn đãi vu vơ, phóng đại, bịa đặt, không kiểm tra cân nhắc. Trong khi đó, về phía bị cáo, không có người lên tiếng, vì những bị cáo chính – các Ông Ngộ Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẫn – đã bị giết, và những người có quan hệ với Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa I bị những giới tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc lật đổ Chính Phủ Ngô Đình Diệm – Chính quyền “Quân nhân cách mạng” và những phần tử từng chống Ông Diệm – uy hiếp, đe dọa, tố giác, phải im hơi lặng tiếng.”

NHẬN XÉT:

Thứ nhất: Người ta đưa ra những lời chỉ trích, phỉ báng tố cáo và buộc tội nặng nề ông Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa là họ căn cứ vào những hành động tội ác của anh em nhà Ngô, của Đảng Cần Lao Công Giáo, của giới tu sĩ Ca-tô, và của bọn gia nô và của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Thứ hai: Những lời chỉ trích, phỉ báng tố cáo và buộc tội nặng nề này KHÔNG PHẢI là dựa trên những lời đồn đại, phóng đại vu vơ, mà dựa trên những tài liệu với những bằng cớ hiển nhiên của những chứng nhân và nạn nhân của chế độ, và căn cứ vào những tài liệu có giá trị được ghi trong các cuốn sử có giá trị của các sử gia có căn bản về môn sử học:

a.- Có hàng rừng tài liệu xác thật về những hành động tội ác của anh em ông Ngô Đình Diệm và của chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Những tài liệu này đều do các chứng nhân và nạn nhân ghi lại. Dưới đây là một số những tài liệu này: 2 cuốn Biến Cố 11 của giáo sư Trần Tương, Nhật Ký Đỗ Thọ, những bài viết của của Dr. Eric Wuff, Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng của Hồ Sĩ Khuê, Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm của Lê Trọng Văn, Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm của hai tác giả Nguyệt Đam và Thần Phong, Công và Tội của Nguyễn Trân (tín đồ Ca-tô), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cựu Tướng Đỗ Mậu, Một Kiếp Người của Cựu Tướng Hùynh Văn Cao, Tôi Làm Quân Sư cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của cựu Tướng Edward G. Lansdale, Trả Ta Sông Núi của cựu Đại-tá Phạm Văn LiễuNhững Ngày Buồn Nôn của Giáo Sư Lý Chánh Trung, Những Thảm Kịch và Bài Học Việt Nam của Robert S. McNamara, Việt Nam Nhân Chứng của cựu Tướng Trần Văn Đôn, Can Trường Trong Chiên Bại của cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thọai. v.v…

b.- Có hàng ngàn sách cuốn sử có giá trị của các sử gia có căn bản về môn sử nói về những hành động tội ác của anh em ông Ngô Đình Diệm và của chính quyền thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Dưới đây là một số những cuốn sử này: Thập Giá và Lưỡi Guơm của Linh Mục Trần Tam Tỉnh, các cuốn Việt Nam Nhân Vật Chí, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập 1-C: 1955-1963, Tôn Giáo & Chính Trị Phật Giáo 1963-1967, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, Paris Xuân 96 và nhiều tác phẩm khác của sử gia Vũ Ngự Chiêu, The Two Vietnams của Bernard b. Fall, The New Face of Buddha của Jerrold Schecter, Vietnam : A Political History và Vietnam: A Dragon Embattled (2 volumes) của Joseph Buttinger, The Lost Revolution của Robert Shaplen, Vietnam: A History của Stanley Karnow, The Making of a Quagmire của David Halberstam, Background to Betrayal của Hilaire du Berrier, John F. Kennedy và Chiến Tranh Việt Nam của John Newman, The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, War Crimes In Vietnam của Bertrand Russell, Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy của hai tác giả Bradley S. O’Leary & Edward Lee, Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ của Lương Minh Sơn, Fire In The Lake của Frances FitzGerald., Our Own Worst Enemy của William J. Lederer, cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators của Nigel Cawthorne, Sáu Tháng Pháp Nạn của Giáo-sư Vũ Văn Mẫu, 1945-1964: Việc Từng Ngày của ông Đòan Thêm, Chất Độc Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam của Nguyễn Văn Tuấn, v.v….

c.- Có rất nhiều cuốn sách khác của những người viết sử tài tử.

Viết sử tài tử có nghĩa là không được đào tạo trong ngành sử học, không có căn bản về sử họchay đã theo học ngành sử và dạy sư, nhưng lại thích viết sử với mục đích dương danh hay tỏ ra ta đây là người thông kim bác cổ, hoặc là để biện minh cho thế lực mà họ tôn thờ. Người viết đọc cả những cuốn sử này để thâu thập tài liệu, còn những ý kiến hay nhận xét của các ông tác giả này thỉ tệ quá. Bộ Việt Sử Khảo Luận của tác giả Hoàng Cơ Thụy, cuốn Việt Nam 1945-1995 của Lê Xuân Khoa và Cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm của tác giả Hòang Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức thuộc là những tác phẩm của lọai tác giả này. Cũng nên biết ông Hòang Ngọc Thành theo học trung học mà chương trình học do các nhà truyền giáo hay tu sĩ Ca-tô ở hậu trường làm ra (có chủ trương không cho học sinh học toàn bộ quốc sử và cũng không cho học toàn bộ các bài học lịch sử thế giói). Trước khi di du học ở Hoa Kỳ, ông Thành là giáo viên phụ trách môn Việt Văn. Không biết tại sao, khi du học ở Hoa Kỳ, ông lại chọ môn sử. Có tin cho biết luận án tíến sĩ của ông có đề tài là “Tiểu Thuyết Trong Nền Văn Học Việt Nam”. Có thể tin này là không đúng. Tuy nhiên, căn cứ vào cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thi ông quả thật là người viết sử tài tử với chủ đính là tôn vinh ông Ngô Đình Diệm.

d.- Người viết xin miễn bàn những cuốn ngụy thư của các tác giả có chủ trương chạy tội cho Giáo Hội La Mã cũng như chạy tội cho chế độ Ngô Đình Diệm và cá nhân ông ta. Đọc những tác phẩm của các ông Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Lữ Giang, Minh Võ, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Lâm Lễ Trinh, Tôn Thất Thiện, Phạm Đăng Lưu, hay những bài viết của các ông Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Hoàng Thái Du, Hoàng Lạc, Hà Mai Việt, Vĩnh Phuc, Trần Gia Phụng, v.vsẽ thấy là vừa ngây ngô vừa lươn lẹo với những thủ đọan bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử với dã tâm tôn vinh chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và che giấu hay bưng bít những việc làm tội ác chống lại nhân lọai (riêng của Nhà Thờ Vatican), chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam của Nhà Thờ Vatican và tín đồ Ca-tô người việt, trong đó có anh em Ngô Đình Diệm.

Thứ ba.- Về câu nói, “Về phía bị cáo, không có người lên tiếng…vì … bị uy hiếp, đe dọa, tố giác, phải im hơi lặng tiệng” là những lời nói bịa đặt, ngược ngạo và vu khống. Chính quyền Cách Mạng 1/11/1963 chỉ tồn tại có 90 ngày (2/11/1963-20/1/1964). Sau đó, Tướng Khánh lên cầm quyền. Chính quyền của Tướng Khánh có nhiều người của chế độ Ngô Đình Diệm. Rồi dần dần phe cánh của chế độ Diệm trở lại hoành hành, làm mưa làm gió trên sân sấu chính trị miền Nam. Kể từ đó cho đến ngày 30/4/1975, tại miền Nam Việt Nam, không có một cuốn hồi kỳ nào của những người ngoài đạo Ca-tô nói về chế độ ông Diệm, ngoại trừ một vài cuốn sách của các nhà sư nói về cuộc tranh đấu của Phật Giáo và một vài cuốn hồi ký nói về ông Diệm và chế độ ông Diệm như những cuốn Nhật Ký Đỗ Thọ, Biến cố 11 của Giáo Sư Trần Tương, cuốn Chín Năm Máu Lửa Dưới Chế Độ Gia Đình Trị Ngô Đình Diệm. Trong khi đó thì các sách của những người đồng đạo vơi ông Diệm đua nhau xuất hiện để chạy tội cho cái chê độ khốn nạn này. Đó là những cuốn Bên Giòng Lịch Sử của Linh-muc Cao Văn Luận, Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống của Cao Thế Dung và Lương Khải Minh, v.v…Ngoài ra, lại còn có tờ Báo Xây Dựng của Linh Mục Nguyễn Quang Lãm và tờ Hòa Bình của Linh-muc Trần Du nữa. Hai tờ báo này được coi như là hai cái loa để chạy tội và đánh bóng cho anh em ông Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.

Sau ngày 30/4/1975, mới bất đầu có những cuốn hồi kỳ và những cuốn sử xuất hiện ở hải ngoại nói về ông Diệm và chế độ Ngô Đình Diệm. Thế nhưng, trong thực tế, những phương tiện truyền thông và các cộng đồng người Việt ở hải ngoại đều do các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô kiểm soát và khống chế. Vì thế mà các tác phẩm này bị chặn đứng không đượ cpjổ biến rộng rãi, các tiệm sách “được rỉ tai với lời lẽ hăm dọa” không được bán các tác phẩm này (trong đó có tác phẩm của người viết), và tác giả viết về sự thật của Giáo Hội La Mã và của các chế độ miền Nam đều trở thành nạn nhân của các ông Ca-tô và những người chống Cộng cực đoan. Các nạn nhân này bị khủng bố, bị bới móc đời tư và bị gán cho nhiều điều xấu xa do các ông văn nô Ca-tô bịa đặt ra gán cho họ với dã tâm bêu xấu và sỉ nhục.. Nạn nhân của họ là các tác giả Đỗ Mậu, Lê Hữu Dản, Nguyễn Chánh Thi, Vũ Ngự Chiêu, Phạm Văn Liễu, Hòang Văn Giầu, Charlie Nguyễn, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Mạnh Quang, v.v… Sự kiện này nói lên cái bản chất ngược ngạo ăn không nói có, quay quắt, lắt léo, luơn leo, lưu manh, xảo trá của bọn văn nô Ca-tô nói chung, ông Tôn Thất Thiện nói riêng, và cũng nói lên cái nếp sống văn hóa Ca-tô của họ là như thế!.

2.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình càng ngày càng rối loạn và suy sụp, cơ cấu dân sự cũng như quân sự của Miền Nam tan rã, tạo điều kiện cho Cộng sản tung hoành. Chỉ hai năm sau, 1965, quân Cộng sản đến Đồng Xoài, sát Sài Gòn, khiến Tổng Thống Johnson phải đưa quân Mỹ ào ạt can thiệp vào Việt Nam. Sự can thiệp trực tiếp này làm cho Miền Nam hoàn toàn mất chính nghĩa, và bảo đảm sự thắng trận của Cộng sản năm 1975, buộc hàng triệu người miền Nam phải bỏ xứ chạy ra ngoại quốc tị nạn.”

NHẬN XÉT: Nội dung của đọan văn này chỉ là ý kiến chủ quan và nặng tính cách võ đóan, chứ không phải là sự kiện. Nguyên nhân của sự sụp đồ của miền Nam là Miền Nam không có chính nghĩa. Các nhà lãnh đạo các chính quyền miền Nam đều xuất thân từ hàng ngũ Việt gian, đã từng bán nước cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vaican trong thời 1885-1945 và trong thời 1945-1954. Không những họ là những người vong bản, phản quốc, bất tài, không có khả năng chính trị, mà lại còn là hạng người siêu ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, luôn luôn tìm cách làm hài lòng quan thày Vatican và Mỹ, không cần biêt gì đến quyền lợi của đất nước và dân tộc. Ông Bảo Đại hưởng tiền chia chác của tổ chức tội ác Bình Xuyên theo phần trăm về nghiệp vụ nhập cảng lậu thuốc phiện sống từ Lào về Sàigòn. Anh em ông Diệm dùng cả tổ chức mật vụ do Trần Kim Tuyến điều khiển, dùng cả Tòa Đại Sứ miền Nam ở Lào và máy bay của Không quân vào nghiệp vụ nhập cảng thuộc phiện sống từ Lào về Sàigòn, và biến chính quyền Sàigon thành nguồn cung cấp thuốc phiện sống cho tổ chức nha phiến quốc tế ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiên sống được biến chế thành bạch phiến rồi chuyển sang Bắc Mỹ để phân phối cho khách hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Sử gia Alfred W. McCoy gọi chính quyền Ngô Đình Diệm là "Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu (Diem's Dynasty and the Nhu Bandits). Sau khi ông Diệm bị lật đổ, việc buôn bán bất chính này chuyển sang tay các ông Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang.[78]

Ghê gớm hơn nữa, chế độ Diệm Nhu là một chế độ bạo ngược ngoài sức tưởng tượng của loài người, đã tàn sát tới hơn 300 ngàn người trong những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" được ngụy trang là những chiến dịch truy lùng Cộng Sản. Vì bạo ngược và dã man như vậy, cho nên sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Ngòai ra, lại còn vấn đề tham nhũng và buôn bán chức vụ trong chính quyền và trong quân đội nữa. Điều quan trọng hơn nữa là tất cả nhân viên chính quyền và quân nhân trong quân đội đều sống bằng đồng tiền do Mỹ viện trợ. Khi Mỹ cúp viện trợ, thì cả chính quyền và quân đội đều rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng. Sự thực là như vậy, chứ không phải như ông Tôn Thất Thiện nói như trên.

3.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Giới tị nạn gồm cả những người đã ủng hộ chế độ Cộng Hòa I lẫn những người đã tham gia và hoan hô đảo chánh tháng 11, 1963. Một số người đảo chánh không chối cải được trong vụ giúp Cộng sản xâm chiếm Miền Nam đã viết hồi ký để biện minh cho mình, bằng cách tự tâng bốc mình, bôi xấu, hạ bệ và đổ lỗi cho người khác, đặc biệt là những đồng chí của họ trong cuộc đảo chánh đưa đến sự bại vong của đất nước. Tất nhiên, trong sự tố cáo, buộc tội nầy họ không quên Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I, mà họ đã một thời hăng hái, khúm núm phục vụ, được nâng đỡ cất nhắc, và hưởng nhiều đặc ân, lợi lộc.”

NHẬN XÉT: Bản thân anh em ông Ngô Đình Diệm, băng đảng Cần Lao Công Giáo cũng như cái thế lực Đen (bọn tu sĩ áo đen) ở hậu trường của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và tất cả những người tôn thờ Ngô Đình Diệm tự nó đã là những gì xấu xa nhất, ghê tởm nhất trong xã hội loài người rồi. Nếu không tin thì cứ vào các thư viện hay internets tìm đọc những tài liệu hay sách sử của các nhà viết sử có căn bản về sử học để kiểm nghiệm, và hãy đặt vấn đề TẠI SAO trong hơn 10 năm cuối cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) đi đến quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra đến cả hơn 100 lần? Tại Sao Ngài lại cho tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể tại Quảng Trường Peter (Rome) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trước sự chứng kiến của hơn nửa triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu người theo dõi qua các màn ảnh truyền hình ở khắp mọi nơi trên thế giới?

Điều khôi hài là cả Giáo Hoang Paul II và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chỉ cáo thú tội ác của Giáo Hội với Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus, mà không hề nói gì đến trách nhiệm phải bồi thường cho các quốc gia nạn nhân phải gánh chịu những cảnh khốn đốn thảm thương do chính Vatican gây ra, trong khi Chúa Bố Jehoavh và Chúa Con Jesus chả liên hệ và chẳng có bị thiệt hại tổn thương gì cả. Cái thế lực đen sinh đẻ, nuôi dưỡng, đã tạo nên con người anh em nhà Ngô cũng như những đồng đạo của họ và dựng nên cái chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa lưu manh, lươn lẹo và khốn nạn như thế đó!

Luận điệu trên đây của ông Tôn Thất Thiện rõ ràng là luận điệu lưu manh, lươn lẹo cúa Vatican đã truyền dạy cho bọn cuồng nô vô tổ quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, cái luận điệu của những kẻ đã thấm nhuần những ác tính mà chúng tôi đã nêu lên trong Phần II nói về những điểm khác nhau giữa chúng ta và họ, Điều 1.

4.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Những người thuộc Việt Nam Cộng Hòa I thì được đặt vào một vị trí khác: vị trí của những người có lý do chính đáng để tố cáo những kẻ đã tổ chức và lật đổ chế độ Ngô đình Diệm, vì sự thực quá rõ ràng, không thể nào làm ngơ và chối cãi được. Nhưng trong những năm đầu họ phải lo làm lại cuộc đời vì họ phải bỏ xứ chạy ra ngoại quốc với hai bàn tay trắng, nên không lên tiếng được. Phần khác, những người biện hộ thực sự cho Ông Ngô Đình Diệm, gia đình Ông và chế độ Việt Nam Cộng Hòa I không phải là những người thực thân cận với Ông và gia đình Ông, trong khi chỉ có tiếng nói của những người như vậy mới có uy lực, vì, là những nhân chứng trực tiếp và thân cận, họ mới biết rõ và hiểu rõ được những gì đã xảy ra.”

NHẬN XÉT: Đọan văn này chứng tỏ ôn Tôn Thấn Thất Thiện thiếu thông minh. Có ai thân cận với ông Diệm bằng cựu Tướng Lansdale, người đã từng đem toán lính đạo từ Phi Luât Tân về Sàigòn để bảo vệ ông Diệm trong những ngày đầu khi ông ta mới về cư ngụ ở trong Dinh Độc Lập, đã từng bôn ba đến tận Núi Bà Đen đem tiền đến mua Đại Tá Cao Đài Trình Minh Thế về với ông Diệm, đã từng lặn lội liều mình đi tới miền Tây để trực tiếp thuyết phục và mua hai tướng Hòa Hảo Năm Lửa Trần Văn Soái và Nguyễn Giáo Ngộ về cho ông Diệm. Tổng số tiền mua mấy ông tướng Cao Đài và Hòa Hảo này lên đến 12 triệu My kim,[79] đã từng phá vỡ âm mưu của Tướng Nguyễn Văn Hinh và Đảng Con Ó của ông tướng này trong những ngày từ tháng 9 đến tháng 11/1954. Có ai gần gũi với ông Diệm bằng những người như Đại Úy Đỗ Thọ, cựu Tướng Đố Mậu, cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi, cựu Tướng Trần Văn Đôn, Cựu Tướng Huỳnh Văn Cao, ông Đoàn Thêm, và ông Ca-tô Nguyễn Trân.

Có một điều ông Tôn Thất Thiện và những người mang cùng căn bệnh “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” cần nên biết là ở Hoa Kỳ, nếu được gọi đi làm phụ thẩm (juror) và nếu được chọn vào làm một phụ thẩm của một vụ án nào, lụat sư của cả hai bên nguyên cáo và bị cáo đều hỏi xem đương sự có liên hệ thân thiết gì (thân nhân hay bạn bè) với bị cáo hay nguyên cáo không? Nếu có, đương sự sẽ bị cả luật sư bên bị cáo và bên nguyên cáo bác bỏ, vì họ cho rằng đương sự thiếu tinh thân vô tư. Rất tiếc là ông Tôn Thất Thiện có bằng tiến sĩ về kinh tế, đã từng làm tổng trương bộ thông tin, đã hơn 80 tuổi rồi mà không biết điều này. Chúng ta không biết phải nên gọi tình trạng không biết này của ông Tôn Thất Thiện là “dốt” hay “ngu”.

5.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Tất nhiên, rất ít những người hội đủ những điều kiện trên đây. Sau 1975, cũng có một số sách báo biện hộ cho Ông Diệm, chế độ và gia đình Ông, nhưng những sách báo nầy không có tác dụng thực sự thuyết phục được độc giả, vì tác giả không phải là nhân chứng trực tiếp và là những người có đủ uy thế để làm cho người đọc tin rằng tiếng nói của họ có thể nói là tiếng nói của anh em Ông Diệm. Còn một điều kiện nữa, cũng không kém phần quan trọng, là tiếng nói của họ phải được tin là trung thực, không bịa đặt, không thêu dệt, không thổi phồng, không xuyên tạc, vì tình cảm hay ân oán cá nhân. Riêng về những tác phẩm của một số người tự nhân là sử gia thì thiếu điều kiện căn bản của sử học: sưu khảo thấu đáo, đầy đủ, và trình bày một cách đứng đắn, khách quan, chính xác, vô tư, cân nhắc, cân bằng và công bằng, theo đúng những tiêu chuẩn của khoa học lịch sử.”

NHẬN XÉT: Sở dĩ những sách báo biện hộ cho ông Diệm không có sức thuyết phục là vì tác giả các sách báo này không thể nào phản bác được những sự thât lịch sử. Những tác giả của những tác phẩm có chủ trương biện hộ cho ông Diệm và biện hộ cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đều không có căn bản sử học trong đó có các ông Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Hòang Thái Du, Nguyễn Kim Khánh, Nguyễn Văn Chức, Cao Thế Dung, Lữ Giang, Minh Võ, Vĩnh Phúc, v.v….

Nói rằng tiếng nói của những người biện hộ cho ông Diệm là “trung thực, không bịa đặt, không thêu dệt....” là nói láo, nói láo chuyên nghiệp. Hãy đem bất kỳ tác phẩm của những người có tên trên đây ra đọc xem thì sẽ thấy rõ.

6.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Trong những năm gần đây mới có một số tác phẩm đáp ứng những điều kiện trên đây. Trong số đó có 3 tác phẩm sau đây đáng được để ý:

a.- Nhớ lại những ngày ở cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm, của Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ.

b.- Dòng Họ Ngô Đình, Ước Mơ Chưa Đạt, của ông Nguyễn Văn Minh.

c.- Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Một cuộc cách mạng, của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn.”

NHẬN XÉT: Hai tác giả trong mục a và b đều là những người không có căn bản sử học và là những người viết sử tài tử với mục đích duy nhất là chạy tội cho ông Diệm và chạy tội cho chế độ của ông ta. Người viết xin miễn bàn.

Về hai tác giả trong mục c, thiết tưởng rằng nếu đem so hai ông tác giả này với các tác giả có tác phẩm đã được nêu lên nơi Mục b trong phần nhận xét về đọan văn số 1 ở trên, thì chỉ là tên thợ mới tập tễnh vào học nghề. Độc giả có thể vào thư viện hay internet để tìm hiểu những tác giả này.

Hơn nữa, ông Phạm Văn Lưu lại là con trai của người con nuôi của ông Ngô Đình Khôi (vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là thân nhân của gia đình Nhà Ngô.) Như vậy, chúng ta có thể nhìn ra tính cách thiếu vô tư của ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu rồi.

7.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Những tác phẩm trên đây là những tác phẩm có thể tin được về phương diện chính xác, đứng đắn, vì các tác giả của các tác phẩm đó hội đủ những điều kiện trên, đặc biệt là họ không có quan hệ gia đình gì với Họ Ngô, mà cũng không được hưởng ân huệ gì của chế độ Việt Nam Cộng Hòa I. Những tác phẩm nầy ra đời đúng lúc: những năm gần đây vấn đề xét lại lịch sử Việt Nam được đặt ra và càng ngày càng được hưởng ứng. Giai đoạn 1954-1963, giai đoạn Ngô Đình Diệm cầm quyền, là một giai đoạn rất sôi động nhưng lại chưa khảo xét đầy đủ và đúng đắn, và nay cần được chú ý nhiều hơn. Cho nên những tác phẩm trên đây có tác dụng góp phần quan trọng vào sự soi sáng lịch sử giai đoạn nầy, và rất đáng hoan nghênh.”

NHẬN XÉT: Đoạn văn này cho chúng ta thấy rõ ông Tôn Thất Thiện không biết gì về phương cách thẩm định một tác phẩm lịch sử. Ai cũng biết rằng người viết sử càng được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi của chế độ hay càng có liên hệ mật thiết với nhà cầm quyền, thì tác phẩm của họ càng thiếu tính cách vô tư. Như đã nói trong phần nhận xét về đọan văn số 6 ở trên, ông Đạ-tá Nguyễn Hữu Duệ vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là người được hưởng những đặc quyền đặc lợi trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa, được giao phó cho nắm giữ một chức vụ chỉ huy trong Liên Đoàn Phòng Vệ Tổng Thống Phủ, và thời Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng vì là tín đồ Ca-tô, ông Duệ được cho làm tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên.

Về ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu, ông này vừa là tín đồ Ca-tô, vừa là con của người con nuôi của ông Ngô Đình Khôi. Yếu tố này đã nói lên cái đặc tính thiếu vô tư của ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu rồi.

Còn hai ông Nguyễn Văn Minh và Tiến-sĩ Nguyễn Ngọc Tấn, người viết không biết rõ có phải họ là tín đồ Ca-tô “ngoan đạo” hay Không. Nếu họ là tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”, vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ trong Điều 36, Phần II ở trên rồi. Nếu họ không phải lả tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”, xin hãy đọc tác phẩm của học rồi mới có thể thẩm định được.

Có một điều chúng ta cũng nên biết rằng hầu như bất kỳ nền văn hóa nào cũng có một thành ngữ để nói về tình trạng những kẻ giống nhau thì tụ họp với nhau. Người Trung Hoa nói, “Chu tầm chu (ngưu tầm ngưu), mã tầm mã”, “anh hùng tương ngộ”. Người Pháp nói, “Les grands hommes se rencontrent.”, “Dis-moi qui tu hantes, je te dirai qui tu es.” Và “Qui se ressemble s’ assemble.” Người Anh nói, “Births of a feather flock together”, và người Việt Nam ta cũng nói, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” “Hễ giống nhau thì hợp với nhau”, và “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”.

Do đó, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên, khi thấy cựu Đai-tá Hà Mai Việt và cựu Tướng Ca-tô Hoàng Văn Lạc tụ lại với nhau để cùng viết cuốn sách có tựa đề là Nam Việt-Nam 1954-1975 (Alief, TX: TXB, 1990), mặc dù hai ông này không có căn bản về sử học.

Những điểm giống nhau của hai ông viết sử tài tử này là

a.- Giỏi lắm mới học xong lớp 12 bậc trung học.

b.- Khi còn theo học ở bậc trung học, không hề được học toàn bộ các bài sử từ A đến Z trong hai môn quốc sử và sử thế giới. Vấn đề này đã được nói rõ trong đọan văn số 3 trong Phần I (vào đề ở trên).

c.- Cả hai người cùng được hưởng đặc quyền đặc lợi của chính quyền Miền Nam. Đầu năm 1975, Tướng Hoàng Lạc được chính quyền Sàigon cho nắm chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đòan I dưới quyền Tư Lệnh của Trung Tướng Ngô Quang Trường. Cũng vào thời điểm nay, Đại-tá Hà Mai Việt được chính quyền Sàigòn cho nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 25 trú đóng tại Củ Chi dưới quyền Tư Lệnh của Thiếu Tướng Ca-tô Lý Tòng Bá.

d.- Ngày 26/3/1975, Tướng Ca-tô Hoàng Lạc tìm cách xin phép Tướng Ngô Quang Trưởng về Sàigòn lấy cớ là đến Bộ Tổng Tham Mưu xin tăng viện, rồi ở luôn Sàigòn. Tình trạng này bị coi là đào ngũ, bỏ nhiệm sở khi quân lính dưới quyền đang phải trần mình chiến đấu hết sức gay go chống lại những đợt tấn công như vũ bão của quân đội miền Bắc. Vì tội đào ngũ này, Tướng Hòang Lạc bị Tướng Trần Văn Đôn, Bộ Trưởng Quốc Phòng, tống giam tại Bộ Tổng Tham Mưu cho đến những ngày chót của tháng 4/1975.[80]

Ngày 26/4/1975, giữa lúc Sư Đòan 25 Bộ Binh đang phải chiến đấu chống lại những đợt tấn công của quân đội miền Bắc ở Củ Chi, thì Đại-tá Hà Mai Việt đã móc nối được với người bạn Mỹ bảo đảm đưa lên máy bay ra khỏi Việt Nam. Thế là ông đại tá này, bỏ đơn vị, bỏ lính dưới quyền, cuốn gói đem hết toàn bộ gia đình và thân nhân ruột thịt lên máy bay “tếch” khỏi Việt Nam vào ngay chiều ngày hôm đó. Trong khi đó, vị tư lệnh Sư Đòan 25 là Tướng Ca-tô Lý Tòng Bá, cũng bỏ đơn vị, bỏ lính, trốn khỏi nhiệm sở, cởi bỏ quân phục, chỉ còn mặc có cái quần đùi, đang lóp ngóp trên một khu ruộng lúa thì bị dân quân địa phương tóm cổ, nộp nhà hữu trách của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, rồi đưa đi trại cải tạo học tập hơn mười năm trời.

Vì những điểm giống nhau như trên, cho nên, khi sang Mỹ, cựu Tướng Ca-tô Hòang Lạc và cựu Đại-tá Hà Mai Việt đã tụ lại với nhau để cùng viết cuốn sách Nam Việt-Nam 1954-1975 để dương danh, tỏ ra ta đây cũng là người thống kim bác cổ, và cũng là để biện minh cho chế độ cũng như cái thế lực mà họ tôn thờ.

Qua phần trình bày trên, chúng ta suy ra việc ông Tiến sĩ Phạm Văn Lưu, và Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn tụ lại với nhau viết cuốn sách “Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, Một cuộc cách mạng” và việc ông Tôn Thất Thiện ca tụng các tác phẩm của các ông Nguyễn Hữu Duệ, Nguyễn Văn Minh, Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn thì cũng là cái chuyện “mèo khen mèo dài đuôi”, một nét độc đáo của nền văn hóa Ca-tô, mà thôi!

Sự thật rành rành là như vậy. Ấy thế mà ông Tôn Thất Thiện không biết. Tình trạng không biết (dốt nát) này của ông Thiện âu cũng là do ông Thiện đã theo học các trường học có mục đích “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo”, cho nên ông Thiện mới viết như vậy!.

8.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Tác phẩm của hai Tiến sĩ Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn không thuộc về loại hồi ký/hồi ức như các tác phẩm của hai ông Duệ và Minh. Nó là một công trình sử học, đúng nghĩa của nó, nghĩa là thỏa mản những tiêu chuẩn về khoa học của những trường đại học lớn của thế giới: khảo sát tường tận, hoàn toàn khách quan, dữ kiện được cân nhắc kiểm tra kỹ lưởng, trình bày một cách bình tĩnh, vô tư, ngôn ngữ đứng đắn. Nó thỏa mản những điều kiện trên vì nó trích từ những luận án tiến sĩ của hai tác giả.”

NHẬN XÉT: Người viết không có dịp đọc tác phẩm của ông tiến-sĩ này, xin miễn bàn.

9.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Hai tác giả trên đây tốt nghiệp từ Đại Học Monash University ở Melbourne, Úc, và đã từng là giáo sư của đại học đó. Họ đã chọn Việt Nam và giai đoạn Ngô Đình Diệm là đề tài luận án tiến sĩ, và những bài họ viết được trích từ luận án của họ. Năm nay (2006), họ đều 62 tuổi, nghĩa là trong thời gian 1954-1963 họ còn là học sinh nên không có liên hệ gì với chế độ Cộng Hòa I. Họ cũng không có những quan hệ gia đình gì với Họ Ngô. Sau khi đến Úc, họ theo học các đại học nói trên, và họ đã bỏ rất nhiều công đi sưu khảo tại rất nhiều nơi có chứa tài liệu dồi dào liên quan đến Việt Nam: Bảo Tàng Viện Chiến Tranh Úc; East-West Center, Đại Học Hawaii; Archives of Indochina, Đại Học Berkely, CA; Thư Viện của Austin University, Texas; Đại Học Harvard; Đại Học Cornel, Ithaca, NY; Thư Viện Eisenhower, Thư Viện Kennedy, Thư Viện Johnson, và Library of Congress, Washington DC. Cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, họ đã giảng dạy ở những đại học Úc, và vị thế nầy bắt buộc họ phải phải vô tư để giữ uy tín đứng đắn của mình và … khỏi mất việc. Như thế ta có thể chắc về tính chất khả tín của những gì họ viết; chính xác, vô tư, và đứng đắn.”

NHẬN XÉT: Bằng cấp hay học vị chỉ là cái áo khoác ở ngoài. Nội dung của tác phẩm mới là quan trọng. Chẳng lẽ ông Tôn Thất Thiện có bằng tiến sĩ về môn Kinh tế, đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu và đã hơn 80 tuổi mà lại không biết những thành ngữ “tốt mẽ rẻ cùi”, “tốt gỗ hơn tốt nước son” và “chiếc áo không làm nên thày tu” hay sao? Năm 2006, cả hai ông Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn mới có 62 tuổi, tức là họ sinh vào năm 1944. Lấy năm 1956 là năm ông Diệm bắt đầu leo lên đến tột đỉnh quyền hành và phát động những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” tàn sát hơn 300 ngàn lương dân vô tội khiến cho sách sử ghi nhận ông ta là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai, thì lúc đó hai ông sử gia này mới có 12 tuổi, cái tuổi vừa mới học xong tiểu học. Với cái tuổi này, liệu hai ông sử gia này chứng kiến được những cái gì gọi là tội ác hay gọi là tốt đẹp do ông Diệm và chế độ của ông ta đã làm và đang làm? Người viết xin nhường cho độc giả tìm ra câu trả lời cho vấn đề này và đánh giá cái trình độ thông minh của ông Tôn Thất Thiện khi ông ta đưa ra cái luận cứ như vậy.

10.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Quyển “Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963: Một Cuộc Cách Mạng”, có 229 trang, có 5 chương. Hai chương 4 và 5 không quan hệ lắm vì nó chỉ chứa một số hình ảnh về các cuộc viếng thăm các quốc gia bạn, hay đăng lại một số diễn văn của Tổng Thống Diệm. Ba chương còn lại là những chương đáng chú ý. Chương 1 và Chương 3 của Tiến sĩ Phạm Văn Lưu soạn, nói về “Những thách thức nghiệt ngã khi về nước chấp chánh” và “Thành quả 9 năm cầm quyền”; Chương 2, do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn soạn, nói về “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Con đường mới, Con đường tiến bộ.”

NHẬN XÉT: chẳng lẽ ông Tôn Thất Thiện lại không biết ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa về cầm quyền ở Việt Nam hay sao? Nếu biết rõ như vậy, thì ông Thiện cũng biết tất cả những hình ảnh viếng thăm các nước bạn của miền Nam đều do Mỹ lo liệu cả. Nếu không biết như vậy, ông Thiện quả thật là quá tệ!

Về câu nói “Những thách thức nghiệt ngã (đối với ông Diệm) khi về nước chấp chánh”, đây chí là những thách thức của các thế lực người Việt thân Pháp (Việt gian bán nước cho Pháp) được Pháp ngầm giúp đỡ chống lại những thế lực người Việt thân Mỹ (Việt gian bán nước cho Vatican và cho Mỹ) được Mỹ tích cực và triệt để ủng hộ bằng đô-la, bằng quân sự vằ bằng viên cố vãn lão luyện và có tài tổ chức là Đại-tá Lansdale. Xin đọc cuốn hồi ký Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của cựu Tướng E. G Lansdale và các tác phẩm đã được nêu lên trong mục b trong phần nhận xét về đọan văn số 17 ở dưới.

Về “Thành quả 9 năm cầm quyền”, người viết không biết ông Tiến sĩ Phạm Văn Lưu nói những gì. Có một điều không ai có thể phủ nhận được là “Thành quả 9 năm cầm quyền” của ông Ngô Đình Diệm là:

a.- Hơn 300 ngàn lương dân bị sát hại trong những chiến dịch làm sáng danh Chúa.[81]

b.- “Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.”[82]

Hậu quả cúa việc làm đại ác này là: “Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[83]

c.- Bảo quản khối bất động sản khổng lồ của Vatican. Khối tài sản này là của ăn cướp mà Vatican đã dựa vào chính quyền Liên Minh Thực Dân Xâm Lược Pháp – Vatican Nam trong những năm 1862-1954 để cưỡng đọat cúa nhân dân miền. Năm 1956, chính quyền Mỹ đã làm chương trình cải cách ruộng đất rồi viện trợ tiền và thôi thúc ông Diệm phải thực thi chính sách cải cách điền địa, truất hữu ruộng đất của những điền chủ có từ 100 mãu trở lên, số ruộng đất mẫu thứ 101 trở lên phải bị truất hữu, đem bán rẻ cho anh em nông dân nghèo để tranh thủ nhân tâm (giành giật lòng dân) với hy vọng sẽ được khối nông dân ủng hộ chính quyền Sàigòn. Nhưng ông Diệm đã lờ đi không rớ tới cái khối bất động sản kếch sù này của Vatican. Sư kiện này được sử gia Joseph Buttinger ghi nhận như sau:

“Ruộng đất do Giáo Hội La Mã làm chủ ước lượng vào khoảng 370 ngàn (370,000) mẫu không hề bị đụng (rớ) tới. ”(Land held by the Roman Catholic Church, estimated about 370,000 acres was not subject to transfer.) [84]

“Thành quả 9 năm cầm quyền” của ông Ngô Diệm là như thế đó. Vì thế mà sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định ông Ngô Đình Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Về chủ thuyết nhân vị của anh em ông Diệm, người viết xin miễn bàn vì nó chỉ đáng liệng vào sọt rác khi mà anh em ông Diệm đã tạo nên những “thành quả” ghê tởm khủng khiếp như trên.

11.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Như đã nói ở trên, trong 50 năm qua, sách báo Việt Nam rất nhiều, nhưng phần lớn trong loại “khảo cứu” xuất phát từ các giới Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ hay xuyên tạc sự thực bối xấu Việt Nam, và đặc biệt là ông Diệm. Đó là vì, như David Horrowitz, lãnh tụ phát động phong trào phản chiến “sit in” của Đại Học Berkeley, CA, trong thập niên 1960 thú nhận sau khi đã bỏ và chống lại phong trào nầy trong thập niên 1980, những giới đại học và truyền thông Hoa Kỳ đã bị các tổ chức phản chiến và Cộng sản mang danh “cách mạng” xâm nhập, chi phối và áp đặt quan điểm “politically correct” (đúng về khía cạnh chính trị) của họ. Ông Diệm bị công kích bôi xấu đặc biệt vì Ông chống thực dân cả Pháp lẫn Mỹ đã gắt gao mà chống Cộng sản càng gắt gao hơn nữa. Phần khác, trên những kệ sách của các thư viện vắng bóng những tác phẩ̉m loại “khảo cứu” của người Việt có đủ tầm thuyết phục phản bác lại các tác phẩm của những giới phản chiến và “cách mạng” trên đây. Có nhiều tác giả lại vô tình a dua người Tây Phương lặp lại những luận điệu bôi xấu Việt Nam và lãnh tụ Việt Nam, nhất là lãnh tụ chống Cộng hữu hiệu như Ông Diệm.”

NHẬN XÉT: Ông Tôn Thất Thiện nói rằng, “ loại “khảo cứu” xuất phát từ các giới Tây Phương, đặc biệt là Hoa Kỳ hay xuyên tạc sự thực bối xấu Việt Nam, và đặc biệt là ông Diệm.”

Sự thật ngược lại, tất cả tác giả có tác phẩm biện minh cho ông Diệm và biện minh cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòat Cộng Hòa mới là những người hay xuyên tạc sự thực. Thực ra, không có lọai “Khảo cứu” nào nói xấu Việt Nam cả, mà chỉ nói lên những sự thật về những việc làm tội ác của anh em ông Diệm và tập đòan tu sĩ áo đen thậm thụt ra vào Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long thôi. Xin đừng đồng hóa anh em ông Diệm và chính quyền của ông ta với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Xin nhớ cho rằng anh em ông Diệm, như đã trình bày trong Phần II ở trên, chính quyền của ông luôn luôn đứng vào thế đối nghich với tuyệt đại khối nhân Việt Nam sống theo nếp sống cổ truyền của dân tộc. Nói cho rõ hơn là ông Diệm, thiểu số tín đồ Ca-tô và Nhà Thờ Vatican luôn luôn chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Như đã đã nói ở trên, vì “Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo”, cho nên thanh thiếu niên Công Giáo không được học toàn bộ những bài học từ A đến Z cúa môn quốc sử và thế giới sử. Hậu quả 1 là trong thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam 1885 -1945 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, rất ít có tài liệu lịch sử được phổ biên (vì bị chính quyền kiểm soát gắt gao.) Trường hợp bộ Lịch Sử Thế Giới của cụ Nguyễn Hiến Lê bị tịch thu, tác giả bị sỉ vả là đầu óc đầy rác rưởi, và bị mật vụ rình mò là bắng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Hậu quả 2 là trong những năm này, hầu như không có sinh viên Việt Nam du học ở ngọai quốc theo học môn sử học cả. Đây là lý do TẠI SAO mà những kệ sách của các thư viện ở Bắc Mỹ và ở Âu Châu vắng bóng những tác phẩ̉m loại “khảo cứu” của người Việt. Và nếu có, thì những tác phẩm sử của họ sẽ giống như các tác phẩm sử của các nhà viết sử Tây Phương. Bằng chứng là các tác phẩm lịch sử của Linh Mục Trần Tam Tỉnh, của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần, của Tiến sĩ Nguuyễn Xuân Thọ, Tiến sĩ Vũ Ngự Chiêu, của ông Lê Thành Khôi, v.v… đều ghi lại những sự kiện lịch sử một cách trung thực và đều có những nhận xét khách quan và thuận lý như các nhà viết sử chân chính ở các nước Âu Mỹ.

Thật ra, các nhà viết sử Tây Phương đều nói lên những sự thật về những việc làm xấu xa và tội ác của ông Diệm và của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, chứ không phải nói xấu ông Diệm. Độc giả chỉ cần đọc mấy cuốn The Politics of Heroin in Southeast Asia của Alfred W. McCoy, cuốn Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy của hai tác giả Bradley S. O’Leary & Edward Lee, cuốn War Crimes In Vietnam của Bertrand Russel, cuốn Vietnam: A History của Stanley Karnow và cuốn Fire In The Lake của Frances FitzGerald cũng đủ biết những việc làm tội ác và xấu xa của anh em ông Diệm ghê gớm và kinh khủng như thế nào rồi!

12.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Vì lý do trên đây, không ít người Việt phe “quốc gia” thường có mặc cảm xấu hổ hay nghi hoặc về xứ sở, dân tộc, và các lãnh đạo của Việt Nam khi nghĩ hay bàn về thời sự. Riêng về Ông Ngô Đình Diệm, thì họ lại càng chê bai, kết tội hơn nữa, và những gì tốt về Ông thì không nói đến.”

NHẬN XÉT:

a.- Những người còn có lương tâm và có liêm sỉ mới thường có mặc cảm xấu hổ khi nghĩ về các nhà lãnh đạo của (miền Nam) Việt Nam.

b.- Sự thực, ông Diệm có cái gì tốt đâu mà những người có lương tâm và có liêm sỉ nói tới.

13.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Khuyết điểm trên đây cũng dễ hiểu. Muốn xuất bản một tác phẩm, đặc biệt là một luận án đại học cấp tiến sĩ, về lãnh vực chính trị có khả năng thuyết phục quyết định vì nó đưa ra những dữ kiện mới, những lối lập luận mới có tính cách quyết định không phản bác được, góp phần đáng kể vào sự soi sáng vấn đề nghiên cứu, cần phải sưu khảo tường tận, viếng nhiều thư viện khắp nơi trên thế giới để thu thập tài liệu. Đây là một công việc tốn nhiều thì giờ, nhiều công, nhiều của. Điều nầy phản ảnh rõ ràng trong những chương kể trên của tác phẩm của hai ông Phạm Văn Lưu và Nguyễn Ngọc Tấn.”

NHẬN XÉT: Người viết chưa có dịp đọc tác phẩm này của hai ông tiến sĩ trên đây. Rất tiếc là không thấy ông Tôn Thất Thiện nêu lên cái giá trị mà ông Thiện ca tụng. Rất mong được một học giả nào đã đọc tác phẩm này lên tiếng cho biết thực hư như thế nào! Có một điều ông Tôn Thất Thiện cần nên biết là muốn cho lập luận của mình có khả năng thuyết phục độc giả, thì phải đưa ra những bằng chứng hỗ trợ cho lập luận và phải thành thật trong cung cách hành văn, tức là thành thật với người đọc, chứ không thể nói vòng vo, quanh co và lươn lẹo để tránh né những sự thật gây bất lợi cho ông Diệm, cho chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa và cho Nhà Thờ Vatican.

14.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Chương 1, của Phạm Văn Lưu, nói về thách thức mà Ông Diệm gặp phải trong hai năm 1954-1955 sẽ được bàn đến một cách khá chi tiết, vì nó chứa đựng nhiều điều mới mà người Việt Nam cần biết.”

NHẬN XÉT: Xin xem lại lời nhận xét của đoạn văn số 10 ở trên.

15.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Chương 2 của Nguyễn Ngọc Tấn, nói về thuyết Nhân Vị cũng vậy vì đây là lần đầu mà thuyết nầy được trình bày một cách tường tận, đầy đủ, và nhất là trung thực khách quan.”

NHẬN XÉT: Xin miễn bàn về cái thuyết Nhân Vị của anh em ông Diệm vì người ta đã liệng nói vào sọt rác từ mấy chục năm trước khi anh em ông Diệm được Mỹ và Vatican đưa lên cầm quyền. Ông Nhu lượm nó đem về rồi nhân vơ là của ông ta để khoe khoang. Trong thực tế, nó không những đã không có ích gì cho nhân dân miền Nam, mà còn làm cho dân ta khốn khổ. Nhận vơ là một trong những bản chất xấu xa của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô ngoan đạo mà chúng tôi đã trình bày khá rõ ràng trong Chương 11 (Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 9/2007. Xin quý vị vào đây đọc chương sách này để biết tài nghệ nhận vơ của Nhà Thờ Vatican và của tín đồ Ca-tô ngoan đạo.

16.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Chương 3, của Tiến Sĩ Lưu, nói về thành tích 9 năm cai trị của Ông Diệm cũng là một cái gì mới. Trong quá khứ, sách báo nói về Ông Diệm và chế độ Ông thường chú tâm vào khía cạnh chính trị - nhưng không đề cập đến những thành quả lớn mà Chính Phủ Ông đạt được trong 9 năm lãnh đạo, kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh – cải thiện đời sống của dân chúng bằng cách phát triễn tất cả các lãnh vực hoạt động - kỷ nghệ, nông thôn, ngư nghiệp, chuyên chở, giáo dục … Chương nấy rất phong phú về thống kê, cho độc giả một ý niệm rõ ràng về những thành tích lớn lao mà Việt Nam đã đạt được dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa I.”

NHẬN XÉT: Về thành tích 9 năm cai trị của ông Diệm đã được nói ở phần nhận xét về đoạn văn số 11 ở trên. Ông Tôn Thất Thiện nói rằng ông Tiến-sĩ Phạm Đăng Lưu cho rằng ông Diệm đã có thành tích “kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh…”, . Nếu đúng như vậy, thì ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu nói láo và xuyên tạc lịch sử. Những người thấu hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại đều biết rằng mãi tới ngày 7/7/1954, ông Diệm mới được Liên Minh Mỹ - Vatican đưa lên cầm quyền ở Việt Nam. Nhưng trước đó, ngay khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954, Pháp muốn Mỹ nhẩy vào cứu Pháp để Pháp có thể mà cả mà không bị bắt chẹt trong việc thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Thừa cơ, Mỹ làm áp lực đòi Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Pháp chấp nhận điều kiện này và đã trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4/6/1954. Như vậy, là Pháp đã trả độc lập cho Việt Nam (chuyển nhượng Việt Nam cho Liên Minh Mỹ- Vatican). Sự kiện lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách 1945-1964: Việc Từng Ngày viết:

“4//6/1954: Ký Hiệp Ước Việt Pháp kiện toàn Độc Lập giữa các Thủ Tướng Bửu Lộc và Laniel:

Hiệp Ước I, là Hiệp Ước Độc Lập: (Traité d’indépendánce) Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có toàn vẹn chủ quyền, đầy đủ thẩm quyền theo quốc tế công pháp, sẽ chuyển giao hết các quyền hành và công sở còn giữ. …” [85]

Bằng chứng rành rành là như vậy. Nếu quả thực ông Tiến-sĩ Phạm Văn Lưu nói rằng, “ông Diệm đã có thành tích “kiện toàn độc lập – lấy lại chủ quyền quốc gia trong tất cả các lãnh vực: chính trị, ngoại giao lẫn quân sự và kinh tế tài chánh…” là xuyên tạc lịch sử, là nhận vơ. Nếu đúng như vậy, thì cái tác phẩm lịch sử này và cái bằng tiến sĩ của ông Phạm Văn Lưu nên liệng vào sọt rác. Thật là tội nghiệp cho cái bằng tiến sĩ của ông Phạm Văn Lưu và cũng nên đặt vấn đề làm thế nào ông Phạm Văn Lưu lại có được cái bằng tiến sĩ ngành sử học?

17.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Trong chương 1, TS Lưu đã dùng những từ ngữ “thách thức” và “nghiệt ngả” để nói về những trở ngại mà Ông Diệm gặp phải khi về nước chấp chánh và trong 2 năm đầu để giữ chính quyền. Hai từ ngữ nầy rất đúng. Ông Diệm đã gặp vô vàn trở ngại. Nhưng những trở ngại lớn nhất là chính phủ Pháp ở Paris hoặc Hoa Kỳ ở Washington, những viên chức Pháp và những tài phiệt Pháp ở Việt Nam gây ra trong việc tìm cách lật đổ Ông, một đằng bằng cách xúi dục những người Việt chống đối Ông dùng đủ mọi cách, kể cả quân sự, để gây bất ổn, một đằng bằng cách thuyết phục lôi kéo đại diện Chính Phủ Hoa Kỳ ở Paris, ở Sài Gòn, và ngay cả Ngoại Trưởng và Tổng Thống Hoa Kỳ ở Washington đừng ủng hộ Ông ấy nữa.”

NHẬN XÉT: Về “thách thức” và “nghiệt ngã” trong hai năm đầu của ông Diệm, thực sự chỉ là những sự chống đối của những chính khách Pháp cấp tiến trên chính trường Pháp chống Giáo Hội La Mã. Đó là những chính khách như ông Pierre Mendès France (1907-1982) và các đồng chí của ông trong Đảng Xã Hội. Tại Mỹ, những người chống ông Diệm là những người Mỹ cấp tiến, những người Mỹ chủ trương theo đúng điều khỏan “Tôn giáo tách rời khỏi chính quyền” và những người Mỹ đã tiếp xúc với ông Diệm nhận thấy rằng ông Diệm không có khả năng chính trị và lại “ngu quá”. Sự kiện này được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi lại rõ ràng như sau:

“Tháng 10 năm 1950, Đức Hồng Y Spellman, Linh-mục McGuire, và ba nhân vật Ủy Viên Chính Trị (political churchmen) của một số giáo phái Thiên Chúa Giáo ở Hoa Kỳ như Cha Emmanuel Jacque, Giám-mục Carroll và Gíáo-sư Edmund Walsh đưa Ngô Đình Diệm và Đức Cha Ngô Đình Thục đi gặp một số nhân viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Khách Sạn Mayflower ở Washington. Ông Dean Rusk là một trong những nhân vật của Bộ Ngoại Giao có mặt trong buổi cơm tối hôm đó. Sau này, ông Rusk làm Ngoại Trưởng từ năm 1961 đến 1969. Mục đích của cuộc gặp gỡ xã giao này là để chính phủ Hoa Kỳ tìm hiểu về tình hình Việt Nam và để xác định lập trường của ông Diệm và Đức Cha Thục. Sự kiện 90% người dân Việt Nam không phải là tín đồ Thiên Chúa Giáo không làm cho ông Diệm quan tâm vì ông đã tuyên bố trong bữa cơm tối hôm đó rằng ôngtin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực,” [COO. Tr. 242].

Với hai yếu tố vì tôn giáo và vì chống Cộng, ông Diêm được Đức Hồng Y Spellman tiếp tục giới thiệu với William O. Douglas, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, Thượng Nghị Sĩ Mike Mansfield, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Allen Dulles, Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, và anh của ông Dulles là Ngoại Trưởng John Foster Dulles [MAN, Tr. 58]. Từ đó, ông Diệm trở thành con đáp số gần như mỹ mãn trong bài toán chính trị của một phe phái có ý muốn can dự vào Việt Nam:

1.- Chính sách đối ngoại đang đòi hỏi Hoa Kỳ phải xây dựng một thành trì chống Cộng ở Việt Nam.

2.- Ngoại Trưởng John Foster Dulles đang muốn tìm một lãnh tụ chống Cộng theo khuôn mẫu đạo đức và xã hội Thiên Chúa Giáo.

3.- Đức Hồng Y Spellman đang cần Hoa Kỳ thay thế Pháp ở Việt Nam, và cũng cần một giáo dân trung kiên như ông Diệm để lãnh đạo công cuộc chống Cộng như lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Pius XII.

Điều còn lại sau cùng cho kế hoạch chính trị hỗn hợp này là làm thế nào để giải thích cho Hội Đồng Chính Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ và kinh nghiệm chính trị và khả năng lãnh đạo của ông Ngô Đình Diệm? Tổng Thống Eisenhower cũng chỉ có thể trấn an Hội Đồng Chính Phủ bằng câu nói, “Trong đám mù, thằng chột làm vua,”.[HER]. Điều này cho thấy: một là ông Diệm không có một thành tích chính trị nào đáng kể, hai là ông Diệm không có khả năng lãnh đạo, hoặc ba là người Mỹ hoàn toàn không biết gì về ông Diệm.

Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.”[86]

Những người ủng hộ ông Diệm là những tín đồ Ca-tô Pháp và tín đồ Ca-tô Mỹ triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican và là những người có quyền thế trên sân khấu chính trị tại Pháp cũng như tại Mỹ. Tại Pháp, những người này là ông Joseph Laniel (1889-1975), ông Georges Bidault (1889-1983) và đảng Ca-tô MRP (Mouvement Republique Populaire) của ông này. Tại Mỹ, những người Ca-tô triệt để ủng hộ ông Diệm là các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), John Foster Dulles (Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao), Allen W. Dulles (Giám Đốc CIA), Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Caroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Quan trọng hơn cả là ông John Foster Dulles nắm giữ chức vụ Bộ Tưởng Ngọai Giao và ông Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc CIA vì hai chức vụ này quyết định mọi vấn đề trong chính sách ngoai giao và quyết định số phận những người tại các quốc gia nhược tiểu được Mỹ đưa về cầm quyền làm tay sai cho Mỹ. Nhờ vậy mà phải ủng hộ ông Diệm đã thắng thế.

Tại Pháp, ngày 19/6/1954, ông Pierre Mandès-France và Đảng Xã Hội lên cầm quyền. Phe ông Laniel và Bidault bị lọai ra khỏi chính quyền. Vì vậy mà chính quyền Pháp mới chống đối ông Diệm, nhưng lúc đó Pháp đã thất thế, và lại được Mỹ đấm mõm cho 100 triệu Mỹ kim để bỏ rơi ông Bảo Đại. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Đầu năm 1955, trong một cuộc tranh chấp quyền lực với Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội miền Nam Việt Nam, một sĩ quan của Pháp đưa về để bảo vệ Bảo Đại, ông Diệm bị Bảo Đại bị cách chức vì lý do không còn được tín nhiệm. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đồng ý trả 100 triệu đô-la bằng viện trợ cho quân đội viễn chinh để Pháp chấm dứt sự ủng hộ ông Bảo Đại, nên ông Diệm có tư thế không tuân hành lệnh giải nhiệm. Ngày 23/10/1955, qua sự vận động của tình báo Hoa Kỳ và một số văn bút ở Sàigòn, ông Diệm tổ chức một cuộc trưng cầu dân Ý. Trước khi trở về Hoa Kỳ, Đại Tá Edward Lansdale căn dặn ông Diệm, “Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu,”[MCC, Trg 62.] Ông Diệm đắc của với tỉ lệ 98.2&, và kết quả này cho phép ông chính thức truất phế Bảo Đai.” [87]

Về vấn đề “thách thức” do các giáo phái Cao Đài và Hòa Hào gây ra, Mỹ đã bỏ ra tới 12 triệu Mỹ kim để mua chuộc họ về với ông Diệm. Sư kiện này được sử gia Bernard B. Fall ghi lại như sau:

“Trong một loạt hành động mau lẹ khiến cho các ông lãnh tụ các giáo phái hoang mang không biết người bạn đồng minh mới thề bồi ngày hôm trước đã bán đứng lấy một số tiền khá lớn hay chưa, khi ông Diệm mua ông Tướng Cao Đài Trình Minh Thế với một số tiền là 2 triệu Mỹ kim. Ông tướng này là người chủ mưu các vụ gài bom tại các đường phố Saigon vào năm 1952 và đã được ông Graham Greene tả trong cuốn Người Mỹ Thầm Lặng như là những vụ phá họai rất tài tình. Tiền mua ông tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương là 3.6 triệu Mỹ Kim, và còn phải trả thêm tiền lương hàng tháng cho quân lính của ông ta. Số tiền mua ông lãnh chúa Hòa Hảo Trần Văn Soái là 3 triệu Mỹ Kim. Tất cả tiền chi tiêu dùng để mua các ông tướng giáo phái như vậy lên đến hơn 12 triệu Mỹ Kim. Tới khi các ông lãnh tụ tham lam này ý thức được là họ đã bị phỉnh gạt, họ quay ra chống lại, nhưng cuộc chiến của họ không còn chính nghĩa nữa." (In a succession of swift moves that left each sect chief wondering whether his sworn ally of yesterday had not sold him out for a substantial sum, Diem bought the Cao Dai “General” Trinh Minh The – mastermind of the messy Saigon street bombings of 1952 so well described in Graham Greene’ s The Quiet American $2 million; another Cao Dai “general,” Nguyen Thanh Phuong, for $3.6 million (plus monthly payments for his troops); and a Hoa Hao warlord Tran Van Soai for $ 3 million more. In all likelihood, the total amount of American dollars spent on bribes during March and April, 1955, by Diem may well have gone beyond $12 million. By the time greedy sect leaders found out that they had been outmaneuvered and began to fight back, theirs was a lost cause.”)[88]

Về vấn đề “thách thức” do Bình Xuyên gây ra, cũng lại do Đại Tá Lansdale lo liệu và giải quyết. Đọan văn do chính cựu Tướng Lansdale kể lại dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này:

"Đến Dinh (Độc Lập), tôi bước vào giữa lúc có cuộc họp giữa ông Diệm và một nhóm sĩ quan Việt Nam. Trong số này, có Tướng Tỵ, Đại Tá Đôn cũng như hai vị chỉ huy mặt trận đánh Bình Xuyên là Minh nhỏ và Minh lớn. Họ đều có vẻ vui mừng. Quân đội đã tiến qua Kinh Đôi ở Chợ Lớn và quân Bình Xuyên đang chạy trốn. Họ hỏi tôi có mừng cho họ không? Tôi trả lời không, chưa mừng được. Trong lúc họ đang quây quần tất cả ở đây để ca tụng lẫn nhau thì cuộc tấn công của họ qua Kinh Đôi đang bị thảm bại vì họ không chịu cung cấp hỏa lực yểm trợ bằng trọng pháo cho cánh quân này.

Tôi lưu ý họ rằng như họ đã biết, tôi bị cấm ngặt không được chỉ dẫn cho họ một điều gì. Tuy nhiên, lệnh cấm ấy không cấm được tôi kể chuyện cổ tích cho họ nghe. Ngày xưa có một vài cấp chỉ huy Việt Nam ngồi uống trà với ông xếp của họ và kể cho ông xếp nghe họ đã thành công tốt đẹp như thế nào trong khi đáng lẽ họ nên di chuyển một trong những pháo đội ở Dinh Độc Lập ở trước tư dinh vị Tham Mưu Trưởng, hoặc ở sân Bộ Tổng Tham Mưu để yểm trợ cho Trình Minh Thế ở Cầu Tân Thuận. Đơn vị của Tướng Thế là đơn vị duy nhất trong toàn thể mặt trận phải đụng độ với các loại súng lớn được lớp vỏ sắt che chở. Đây cũng là đơn vị duy nhất không được pháo binh yểm trợ. Dân chúng nổi giận khi nghe được chuyện này. Hiện giờ, tôi rất tức giận về việc ấy và mong mỏi các vị sĩ quan hiện diện hãy làm nốt phần kết cục của câu chuyện cổ tích vừa kể. Khi tôi ngưng nói, mọi người im lặng một cách kinh ngạc.

Ông Diệm phá tan sự im lặng ấy bằng cách bảo ông Minh nhỏ đem pháo binh giúp cho Trình Minh Thế ngay lập tức. Ông Minh vội đi ngay, và những người khác cũng ra về. Tôi tỏ ý vui mừng về vụ tiến quân qua Kinh Đôi. Họ nhìn tôi có vẻ do dự. Tôi đã vô cùng tức giận khi tôi xen ngang vào cuộc họp. Tôi đoan chắc với họ rằng tôi vui mừng với các thành quả vừa qua. Tuy nhiên, còn khá lâu họ mới thắng trận này, và bây giờ chưa phải lúc nghỉ ngơi. Ông Diệm bảo tôi ở lại nói chuyện với ông (ấy). Chúng tôi sang phòng khách nhỏ có chiếc ghế bành lớn để khá xa nhau khó nói chuyện. Vì vậy, tôi mời ông cùng ngồi trên ghế dài. Ông Diệm mở đầu câu chuyện, nói rằng chưa bao giờ ông thấy tôi nổi giận như lúc này. Dầu sao Trình Minh Thế cũng là một quân nhân là phải chịu hiểm nguy cùng với những người khác ở mặt trận. Tôi không nên quá lo lắng đến công việc của ông ta. Dù Trình Minh Thế là người bạn, thì ông ta cũng chỉ là một trong những người Việt Nam bạn của tôi và có lẽ ông ta không có học vấn cũng như kinh nghiệm bằng một vài người khác. Tôi bảo ông (Diệm) không nên nói như vậy. Lời nói ấy dẫn đến chỗ khiến ông nói thêm một vài điều gì đó làm cho tôi bực tức trở lại. Trình Minh Thế đã ủng hộ ông trong lúc những người học thức và có kinh nghiệm còn lưỡng lự. Hiện giờ ông ta đang chịu nguy hiểm đến mạng sống của mình cho ông Diệm. Tình thân hữu của Trình Minh Thế có giá trị hơn tất cả loại thân hữu chỉ biết phù thịnh . Hơn thế nữa, kẻ nào đó ngu xuẩn một cách đáng kết tội đã làm quân sĩ của Tướng Thế chưa được huấn luyện đầy đủ, chưa được trang bị đầy đủ, (lại đem) sử dụng vào cuộc tấn công qui mô mà không có hỏa lực yểm trợ. Đó là cách sử dụng rất sai lạc khả năng của du kích quân Liên Minh (Trình Minh Thế). Ông Diệm thay đổi câu chuyện...

Ông Nhu bước thẳng đến trước chỗ tôi và ông Diệm ngồi, yên lặng nhìn chúng tôi một lúc. Cuối cùng ông nói nhỏ nhẹ: "Trình Minh Thế chết rồi" ... bị trúng đạn nơi phía sau tai do một viên đạn súng trường. Suy từ góc độ của đường đạn đi, thì thủ phạm ở một nơi phía sau và trên cao. Binh sĩ tại đây nói rằng thủ phạm phải là một lính bắn tỉa... Ông Nhu ra khỏi phòng... Tôi quay sang bảo ông Diệm "Chúng ta mất một người bạn chân thành". Tôi không thể nói gì hơn. Ông Diệm nhìn vào mặt tôi rồi khóc. Những tiếng nấc lớn làm rung động cả thân hình ông. Tôi ngồi lại xuống ghế và ôm lấy ông. Ông xin tôi tha lỗi những điều ông đã nói về Trình Minh Thế trước đấy. Tôi nói thực ra không có gì phải cho tôi tha lỗi, nhưng ông phải luôn luôn ghi nhớ bạn thành thật thì hiếm hoi. Không bao giờ được bỏ rơi những con người bất vụ lợi phục vụ cho tự do. Tôi và ông Diệm ngồi trên ghế im lặng cho đến khi ông Diệm lấy lại được bình tĩnh. Sau đó tôi trở về nhà." [89]

Mấy đọan văn sử trên đây cho chúng ta thấy, tất cả mọi “thách thức” do Pháp hay do các giáo phái hoặc do lọan đảng Bình Xuyên gây ra đều được Mỹ lo liệu và giải quyết cả. Đoạn văn sử chót cho chúng ta thấy rõ ông Đại Tá Lansdale không những đảm trách việc đánh bại loạn đảng Bình Xuyên mà còn lo liệu cho ông Diệm từng li từng tí, và còn dạy dỗ ông Diệm phải biết đối xử với mọi người sao cho phải đạo làm người có văn hiến. Rõ ràng là ông Đại-tá Lansdale lo lắng và dạy dỗ ông Diệm giống như một người cha ruột lão luyện lo lắng và dạy dỗ đứa con còn trẻ dại mới bước vào đời, giống như Lữ Bát Vi lo lắng và dạy dỗ Tần Hoàng Chánh (Tần Thủy Hoàng) khi vừa mới lên ngôi kế nghiệp vua cha.

18.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

"Tuyên truyền Cộng sản và các giới phản chiến “politically correct” Tây Phương đã không ngớt quả quyết rằng Ông Diệm là người của Mỹ, được Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tướng và yểm trợ hết mình. Phần khác, gần đây lại có tác giả quả quyết rằng: Ngô Đình Diệm do chính phủ Pháp đưa lên cầm quyền và được Pháp hổ trợ.”

NHẬN XÉT: Vấn đề “Ông Diệm là người của Mỹ, được Mỹ lựa chọn và đưa lên làm thủ tướng và yểm trợ hết mìnhl” là một sự thật lịch sử mà bất kỳ nhà viết sử chân chính nào cũng khẳng định như vậy, và Cộng Sản cũng chỉ nói lên sự thật lịch sử này mà thôi. Phần nhận xét về đọan văn số 17 ở trên đã nói lên sự thật này. Xin đọc thêm bài viết “Ngô Đình Diệm Trong Liên Minh Mỹ - Vatican” cùng tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Bài viết này đã được đưa lên giaodiemonline từ đầu tháng 11/2008. Bài viết này là một phần của chương sách có tựa đề là Những Toan Tính Của Vatican Trong Năm 1950. Chương sách này sẽ được đưa lên sachhiem.net trong một ngày gần đây.

19.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Cả hai luận cứ nêu trên đều là những quả quyết vu vơ, và đã bị TS Phạm Văn Lưu phản bác với những dữ kiện rất vũng chắc không thể phủ nhận được, vì rút ra từ các điện văn mật trao đổi giữa những tòa đại sứ Mỹ ở Paris, Sài Gòn, Bộ Ngoại Giao Mỹ và Tòa Bạch Ốc, và với chính phủ Pháp. Các điện văn đó được bạch hóa và phổ biến trong những năm gần đây đã cho ta biết được sự thực đích xác về những gì đã xảy ra ở Việt Nam trong những năm 1954-1956, thời gian mà Ông Diệm chấp chánh và ổn định tình hình.”

NHẬN XÉT: Người viết chưa có may mắn được đọc tác phẩm của ông TS Phạm Văn Lưu, cho nên không biết luận cứ của ông ta ra sao. Rất mong những bậc thức giả có dịp đọc sách của ông tiến sĩ này rồi so sánh với luận cứ mà chúng tôi đã trình bày trong trong bài viết “Ngô Đình Diệm Trong Liên Minh Mỹ - Vatican” đã được đưa lên sachhiem.net và giaodiemonline.com từ đầu tháng 11/2008. Như vậy mới có thể rút ra kết luận xem luận cứ của ông TS Phạm Lưu đúng hay là sai hoặc có sức thuyết phục không.

20.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Ông Lưu đã cho ta thấy rằng ngay từ ngày được Cựu Hoàng bổ nhiệm làm Thủ Tướng ngày 16-6-1954 và ngay cả trước đó nữa, cho đến năm 1956 Ông đã bị nhân viên dân sự cũng như quân sự Pháp ở Sài Gòn và chính phủ Pháp, dù là thiên tả như Mendès France – hay thiên hữu - như Edgar Faure - ở Paris nói xấu và tìm mọi cách lật đổ . Và trong cố gắng thực hiện ý đồ nầy, họ đã hết mình thuyết phục các đại diện Mỹ ở Sài Gòn, Paris, Bộ Trưởng Ngoại Giao J. F. Dulles, và ngay cả Tổng Thống Eisenhower chấp nhận giải pháp loại bỏ Ông Diệm, và đã suýt thành công trong sự vận động này .”

NHẬN XÉT: Theo sự hiểu biết của người viết, Quốc Trưởng Bảo Đại Bổ nhậm ông Diệm làm thủ tướng vào ngày 19/6/1954, trùng với ngày ông Pierre Mendès-France thuộc Đảng Xã Hội Pháp được Quốc Hội tấn phong làm Thủ Tướng, chứ không phải là ngày 16/6/1954. Chuyện người Pháp ủng hô và người Pháp chống đối ông Diệm cũng như người Mỹ ủng hộ và người Mỹ chống đối ông Diệm đã được trình bày rõ ràng trong phần nhận xét về đoạn văn số 17 ở trên rồi. Xin nhắc lại vì ông Diệm là tín đồ Ca-tô ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican, được Giáo Hoàng Pius XII đỡ đầu vào giáo phó cho Hông Y Francis Spellman, một vị chức sác cao cấp của Nhà Thờ có rất nhiều thế lực trong thời chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower, vận động với các thế lực Nhà Thờ và các tín đồ Ca-tô có nhiều quyền thế trong chính quyền lúc bấy giờ là các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), John Foster Dulles (Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao), Allen W. Dulles (Giám Đốc CIA). Cũng nên biết rằng, trong thời chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (chính quyền này liên kết chặt chẽ với Nhà Thờ Vatican) chức vụ Tổng Trường Ngọai Giao và Giám Đốc CIA vô cùng quan trọng trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ, đặc biệt nhất là đối với các quốc gia mà các nhà cầm quyền là người được Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền. Hai người nắm giữ hai chức vụ hết sức quan trọng này lại là tín đồ Ca-tô ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican. Như vậy là khi mà chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower còn cầm quyền và hai anh em ông Ca-tô ngoan đạo Dulles còn nắm giữ hai chức vụ quan trọng này, thì chuyện ông Diệm được chính quyền Mỹ đưa về Việt Nam cầm quyền là chuyện hiển nhiên. Đây là sự thật lịch sử mà tất cả các sách sử đều khẳng định như vậy. Vấn đề này cũing đã được trình bày khá rõ ràng trong lời nhận xét về đọan văn số 17 ở trên.

21.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Ngày 13 -6-1954, 3 ngày trước khi Ông Diệm được chính thức bổ nhiệm làm Thủ Tướng, ông Dejean, Phó Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn, nói với ông McClintock, đại diện Mỹ tại Sài Gòn, rằng Ông Diệm “không có cơ may để lập một chính phủ hữu hiệu cho Việt Nam”. Ngày 15-6-1954, một tuần trước khi Ông Diệm bước chân xuống Sài Gòn và 3 tuần trước khi Ông Diệm trình diện Chính Phủ của Ông, Tướng Ely, Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn cũng nói với ông McClintock rằng Ông Diệm không đủ khả năng lãnh đạo. Ngày 20-6-1954 tại Paris, 3 ngày trước khi Ông Diệm đáp máy bay đi Sài Gòn, hơn 2 tuần trước khi Ông Diệm trình diện chính phủ của Ông (7-7-1954), Thủ Tướng Pháp Mendès France nói với Đại Sứ Mỹ Dillon rằng Ông Diệm là một người cuồng tín và nhờ Hoa Kỳ ngăn cản không cho Ông làm hỏng Hội Nghị Genève, Ông Mendès France không đặt vấn đề không cho Ông Diệm là Thủ Tướng vì bận tâm của ông ta (Mendès) lúc đó là phải ký cho được Hiệp Định nội trong ngày 20-7, nếu không ông ta phải từ chức, vì khi nhận chức Thủ Tướng ông ta cam kết với Quốc Hội Pháp như vậy! Trong những cuộc tiếp xúc khác với đại diện Mỹ, lúc Ông Diệm dùng binh đương đầu với thách thức quân sự của Bình Xuyên, Tướng Ely nói Ông Diệm là người “mắc chứng hoang tưởng tự đại” (mégalomane), hoặc “điên khùng”. Trong cuộc hội nghị với các ngoại trưởng Mỹ, Anh, ở Paris, Thủ Tướng Pháp E. Faure đã kích Ông Diệm nặng nề, gọi Ông là “điên khùng”.

NHẬN XÉT: Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong phần nhận xét về đoạn văn 17, 18 và 20 ở trên. Nếu những người Pháp chống đối ông Diệm có những lời nặng nề gọi ông ta là “điên khùng”, thì cũng chẳng có gì la lạ. Trong thực tế, ông Diệm không những “điên khùng” mà còn “cuồng tín và ngu dốt” nữa. Căn cứ vào việc khi các chính khách Mỹ muốn thăm dò khả năng chính trị của ông, thì ông lại tuyên bố với họ rằng “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và công chống Cộng cực lực.” Với thực trạng như vậy, thì bất cứ người nào có lý trí cũng đều bảo rằng ông ta vừa “điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt”,. Điên khùng và cuồng tín vì rằng tất cả các nước Âu Mỹ đều ghi vào hiến pháp điều khỏan “tách rồi tôn giáo ra khỏi chính quyền”, đặc biệt nước Anh, đã ban Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691. Đạo luật này cấm, không cho người Anh là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền (the Act of Settlement of 1691). Đạo luật này quy định rằng:

“Không có một tín đồ Ki-tô La Mã có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” (A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife [[90]]

Cách Mạng Pháp 1789 cũng đã dùng những biện pháp mạnh dữ dằn hơn để trừng trị Nhà Thờ Vatican như:

Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội trên toàn thể lãnh thổ Pháp,

Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi mà các chế độ đạo phiệt Ca-tô từ vua Louis 16 (1754-1793) trở về trước đã biệt đãi dành cho Nhà Thờ cùng giai cấp giáo sĩ và giới quý tộc, trong đó có đặc quyền của Giáo Hội được thu thuế thập phân.

Ban hành "Hiến Chế Dân Sự Dành cho Giáo Sĩ" (Civil Constitution of the Clergy) đòi hỏi họ phải tuyên thệ tuân hành những điều luật ghi trong hiến chế.

Thẳng tay trừng trị những giáo sĩ và tín đồ Ca-tô có những hành động phản quốc và chống lại Cách Mạng. Con số giáo sĩ, nữ tu và tín đồ Ca-tô bị đưa ra pháp trường đền tội phản quốc được cựu giáo sĩ Malachi Martin ghi nhận trong sách The Decline And Fall Of The Roman Church như sau:

"Trước hết, nước Pháp mà Giáo Hòang Pius VI (1775-1799) thường gọi là "người trưởng nữ của Giáo Hội" xóa bỏ toàn bộ tôn giáo, đưa nhà vua lên đọan đầu đài, chính thức tôn vinh thần Lý Trí lên ngôi chí tôn, tàn sát 17 ngàn linh mục, 30 ngàn nữ tu và 47 giám mục, tất cả các tu viện, các dòng tu và các trường học của Giáo Hội đều bị giải thể, tất cả các thư viện của Giáo Hôi đều bị thiêu rụi, chính quyền Paris còn ban hành quyết định ra lệnh cho Tướng Bonaparte (Sau này là Hòang Đế Napoléon I) "đem quân đi "giải phóng nước Ý", "có toàn quyền hành động" "hủy diệt Rome và chế độ Giáo Hòang". Tháng 5 năm 1796, trước khi tiến vào kinh thành Rome, Tướng Bonaparte tuyên bố, "Chúng tôi là những người bạn của con cháu Brutus (một anh hung củ dân tộc La Mã) và dân Scipios.... Chủ định của chúng tôi là phục hồi điện Capitol và giải phong nhân dân La Mã thóat khỏi thân phận nô lệ tôi đòi."

Quân Cách Mạng Pháp tiến chiếm kinh thành Rome và nước Ý. Hòa Ước Tolentino được ký kết giữa Tướng Bonaparte và Giáo Triều Vatican. Đây là một sự sỉ nhục cho Tòa Thánh Vatican. Giáo Hội phải nộp cho nước Pháp một khoản tiền là 46 ngàn đồng scudi (tiền Vatican) trả làm ba hạn kỳ (Giáo Hòang Pius VI phải đem các đồ trang trí bằng vàng và bằng bạc ra đúc tiền để trả cho Pháp), 100 món đồ nghệ thuật và 500 tác phẩm hiếm bị tịch thu mang về Pháp; tất cả các hải cảng nằm trong lãnh thổ của Tòa Thánh Vatican phải mở cửa cho hậm đội Pháp làm căn cứ trú quân, phải từ bỏ tất cả tài sản của Giáo Hội ở trong lãnh thổ các nước Ý, Pháp, Naples, và Sicily ... tất cả mọi nơi. Giáo Hoàng Pius VI ((1775-1799) than thở, "Hòa Ước! Tệ quá đi! Quân đội Pháp chiếm đóng Vatican và Quirinal, truất phế Giáo Hoàng Pius VI và thiết lập nước Cọng Hòa La Mã...."

("First, France, "eldest daughter of the church "he used to call it, abolished all religion, beheaded its king, enthroned Reason officially as supreme deity, massacred over 17,000 priests and over 30,000 nuns as well as forty-seven bishops, abolished all seminaries, schools, religious orders, burned all churches and libraries, then sent the Corsian Bonaparte to liberate Italy and Rome" "Just as you please," wrote the Paris government to the Corsian. "Destroy Rome and the papacy utterly " "We are the friends of the descandants of Brutus and the Scipios... Our intention is to restore the Capitol to free the Roman people from their long slavery," The Corsian declared in May 1796, just before taking Rome.

Then the capture, and the humiliation of the Peace of Tolentino between the papacy and the Corsian: a ransom of 46,000 scudi in three installement (Pius melted down all available siver and gold ornaments); 100 objects d'art and 500 rare manuscripts from Vatican; the opening of all papal harbors to the French fleet; renunciation of all property in Italy and France and Naples and Sicily - everywhere. "They made us their prisoner Spina," mutters Pius. "Peace treaty! Bah!" The Vatican and Quirinal were occupied by French troops. They deposed Pius, and created the republic of Rome.." [[91]]

Quyết liệt hơn nữa, nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố rằng:

a.- "Linh muc là hiện thân của sự gian trá." (The priest is the personification of falsehood.)

b.- “Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý.” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

c.- "Giao Hội Ca Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do." (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.) Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA, Giao Điểm, 2000), tr. 300.

Rồi ông đem quân bao vây Vatican và nã đại bác vào điện Lateran, khiến cho Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) chịu không nổi, phả kéo cờ trắng đầu hàng vô điều kiện:

"Ngày 19 tháng 8 năm 1870, quân đội Pháp lo bảo Vệ Tòa Thánh Vatican thực sự rút lui vĩnh viễn. Trận đánh Sedan vào ngày 2 tháng 9 năm đó đã làm cho đế quốc của Hoàng Đế Nã Phá Luân Đệ Tam hoàn toàn sụp đổ. Tòa Thánh Vatican mất đi một thế lực bảo vệ cuối cùng, và nước Pháp, "người trưởng nữ của Giáo Hội La Mã" kể từ năm 1871 đến năm 1940 đã phải thay đổi đến 99 nội các. Quân Pháp vừa mới rút lui, tức thì, ngày 19 tháng 9, quân đội quốc gia Ý tiến vào kinh thành La Mã và đóng quân ở ngay chung quanh cổ thành Leonine nằm trong Kinh Thành La Mã. Ngày hôm sau (20/9), sau khoảng ba tiếng đồng hồ nã đại pháo và cận chiến lẻ tẻ, vào lúc 9:30 sáng, Giáo Hoàng ra lệnh kéo cờ trắng ở trên nóc nhà thờ St. Peter. Mười phút sau đó, không còn nghe thấy tiếng súng nữa. Quân đội Ý tiến vào phía trong kinh thành và chiếm đoạt hết tất cả của cải trong đó, chỉ có Ngọn Đồi Vatican là họ không rớ tới. Quốc Gia của Giáo Hoàng không còn tồn tại nữa. Diện tích của quốc gia này từ 16 ngàn dặm vuông bị cắt xén, còn lại chỉ có 480 ngàn mét vuông kể cả ngọn Đồi Vatican và xung quanh ngọn đồi này trong đó có nhà thờ St. Peter, các tòa nhà phụ cận và các khu vườn Vatican ở gần đó. Hôm sau, ngày 21 tháng 9, Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) viết một lá thư ngắn ngủi cho người cháu:

Cháu yêu quý: Tất cả đã hết rồi. Không có tự do, không thể nào quản lý được Giáo Hội. Hãy cầu nguyện cho ta và cho tất cả các con. Ta chúc phúc cho các con."

Nguyên văn:"On August 19, 1870, the protecting French troops withrew definitely. With the battle of Sedan on September 2, the empire of Napoléon III came to an end. The papacy had lost its last defender, and France, the "eldest duaghter of the Church" was to have an astounding 99 goverments between 1871 and 1940. Immediately the Italian nationalist troops march on Rome. They encamped around the old Leonine walls of Rome on September 19. The following day, after some three hours of artillery barrage and sporadic hand-to-hand fighting, the pope ordered the white flag to be raised above the dome of St. Peter at 9:30 A.M. Ten minutes later, all firing had ceased. The Italian troops entered the city and took possession of it all, leaving Vatican Hill untouched. The papal State had ceased to exist. Its 16,000 square miles were now reduced to 480,000 square meters on and around Vatican Hill where St. Peter's it adjoining buildings, and the Vatican gardens were clustered. The next day, September 21, Pius IX (1846-1878) wrote a short note to his nephew:

Dear Nephew: All is over. Without liberty, it is impossible to govern the Church. Pray for me, all of you. I bless you. Pius P. IX." [[92]]

Ấy thế mà gần 200 năm sau, ông Ngô Đình Diệm lại tuyên bố với các chính khách Hoa Kỳ rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và công chống Cộng cực lực.” Với tình trạng cuồng tín, ngu dốt, lạc hậu và muốn bơi người dòng lịch sử để sống lại thời Trung Cổ như vậy, thì một em bé vừa mới hoàn tất lớp 12 bậc trung học ở Hoa Kỳ hay ở bất kỳ nước dân chủ tự do nào cũng bảo ông là thằng “điên khùng, cuồng tín và ngu dốt.” Ngu dốt vì không biết tí gì về lịch sử thế giới. Ông ta quả thật là nhân vật Rip Van Winkle trong tác phẩm của nhà văn Mỹ Washington Irving (1783-1859) được phát hành vào năm 1819.

22.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Trong những buổi họp với đại diện Hoa Kỳ để bàn về Việt Nam, luận đề được đại diện Pháp luôn luôn đưa ra là “giải pháp” Ngô Đình Diệm chỉ là một cuộc thí nghiệm, “thời gian thí nghiệm đã qua”, Ông Ngô Đình Diệm đã tỏ ra “không có khả năng tập hợp các lực lượng chính trị”, không được quân đội yểm trợ, không ổn định được tình hình, gây hận thù đối với Pháp, cho nên phải thay thế Ông bằng một người hay nhóm người, có khả năng hơn. Người, hay nhóm người “có khả năng hơn” nầy tất nhiên lấy trong những nhân vật mà Pháp chi phối.”

NHẬN XÉT: Đây là sự thật lịch sử. Hơn nữa, Đảng Xã Hội của ông Pierre Mendès France lên cầm quyền đã cho rằng, “ông Diệm vừa điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” như đã nói trên, vì thế, họ càng cho rằng ông Diệm“không có khả năng tập hợp các lực lượng chính trị” và càng không xứng đáng được họ ủng hộ. Nhưng vì Pháp đang ở thế yếu, lại được Mỹ đấm mõm bằng 100 triệu Mỹ Kim (như đã nói ở trên), thì mọi việc dù Pháp có che bai và chống đối ông Diệm đến đâu đi nữa, thì cũng chẳng đi đến đâu, và vào thời điểm này, ông Diệm cũng vẫn được Mỹ tiếp tục cho làm thủ tướng.

23.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Những đại diện Mỹ ở Sài Gòn – các cố vấn McClintock và Kidder, Đại Sứ Heath, Đặc Sứ Collins – cũng ngã xiêu theo quan chức Pháp, nhất là những quan chức nầy có uy tín như Phó Cao Ủy Dejean, và Tướng Ely, và nhiều lần đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ nên thay thế Ông Diệm. Ngay cả ngoại trưởng Dulles và Tổng Thống Esenhower cũng chấp nhận nguyên tắc nầy sau khi nghe phúc trình của Đặc sứ Collins về vụ Ông Diệm ra lệnh cho quân đội quốc gia dẹp Bình Xuyên, và ngày 27-4-1955 đã điện cho tòa đại sứ Sài Gòn chỉ thị về quyết định nầy. Họ bực bội với Ông Diệm vì Ông từ chối những giải pháp mà họ cho là có khả năng ổn định tình hình.”

NHẬN XÉT: Những người Mỹ chống đối ông Diệm này không phải là tín đồ Ca-tô của Nhà Thờ Vatican. Vì thấy rằng ông Diệm “vừa điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” như vậy, nên họ chống đôi. Nhưng họ là những người kém thế nếu so với ông John Foster Dulles nắm giữ chức Tổng Trưởng Bộ Ngọai Giao, với ông Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc CIA, với Hồng Y Spellman, với sự tích cực ủng hộ của các ông John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu), William Douglas (Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện), Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Carroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Vì thế mà ông Diệm được chính quyền Mỹ của Đảng Cộng Hòa hết lòng ủng hộ và giữ là cầm quyền ở Việt Nam làm tay sai cho họ và cho Nhà Thờ Vatican. Xem lại nhận xét về đọan văn số 20 ở trên.

24.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Lý do thật sự của thái độ nầy là sự bực bội của họ trước thái độ cứng rắn, không nhân nhượng của Ông Diệm. Nói cho đúng, quan chức Pháp cũng như quan chức Mỹ ở Sài Gòn hồi đó bực bội với Ông Diệm vì Ông tỏ ra một người không dễ bảo. Nói trắng ra, Ông Diệm không chịu làm bù nhìn, dù là của Pháp hay của Mỹ, nhất là khi những đề nghị của họ vi phạm độc lập, danh dự, và tương lai của Việt Nam.”

NHẬN XÉT: Trước hết, cũng xin nói rõ, khi ông Ngô Đình Diệm đáp máy bay từ Âu Châu về Sàigòn vào ngày 26/6/1954 và chính thức nhậm chức vào ngày 7/7/1954, thì ông Donald Health là Đại-sứ Mỹ ở Sàigòn. Ông Healh tiếp tục giữ chức vụ này đến ngày 8/11/1954 thì ông Lawrence J. Collins đến thay thế. Ông Collins giữ chức vụ này đến ngày 28/5/1955, thì ông ông Frederick Reinhardt đến thay thế. Như đã trình bày trong các phần nhận xét về các đọan văn ở trên, các viên chức Pháp cũng như các viên chức Mỹ hồi đó nếu càm thấy bực bội với ông Diệm, thì một phần là do tinh thần chống Vatican, một phần là thấy ông Diêm vừa “điên khùng, vừa cuồng tín, vừa ngu dốt” chẳng hạn như ông ông E. Faure, ông Pierre Mendès- France, và các thành phần trong Đảng Xã Hội Pháp. Trong khi đó thì những chính khách thuộc phe Ca-tô như ông Georges Bidault và Đảng Ca-tô MRP của ông ta luôn luôn nhiệt tình ủng hộ ông Diệm. Nhưng dù sao, nước Pháp bấy giờ đã thất thế, cho nên dù Pháp ủng hộ ông Diệm hay Pháp chống đối ông Diệm, thì chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (lúc đó đang cấu kết chặt chẽ với Nhà Thờ Vatican) cũng không làm cho Mỹ quan tâm.

Còn về phía Mỹ, vì ông Đại-sư Mỹ Lawrence J. Collins có cái nhìn khoan dung đối với các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo và muốn lối kéo họ về với chính quyền Sàigòn bằng thương thuyết và mua chuộc bằng tiền bạc, trong khi ông Diệm lại có cái nhìn đối với các giáo phái này bằng tâm trạng của một tín đồ Ca-tô cuồng tín, muốn tiêu diệt họ bằng bạo lực. Hơn nữa, cũng như Thủ Tướng Pháp E. Faure đã đả kích ông Diệm nặng nề, gọi Ông là “điên khùng”, thì ông Đại-sứ Collins cũng có ngôn ngữ đả kích ông Diệm giống như vậy. Ngòai ra, ông Đại Sứ Collins còn nhận được chỉ thị của Bộ Ngọai Giao Mỹ đến chất vấn ông Diệm về vụ ông Diệm để cho ông Ngô Đình Cẩn và Bà Cả Lễ kinh tài bằng việc buôn lậu gạo ra Bắc. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

“16/3/1955: Washington D.C: Dulles chỉ thị Collins hỏi Diệm về vấn để chở gạo ra Bắc.”[93]

Chuyện anh em ông Ngô Đình Diệm buôn lậu gạo ra miền Bắc, xin xem thêm các trang 405-409 trong sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của tác giả Đỗ Mậu.

Do đó, Đại-sứ Collins càng tỏ ra khinh rẻ và chống ông Diệm.

Tuy nhiên, ông Đại-sứ Collins cũng chỉ là viên chức nằm dưới quyền của ông Bộ Trưởng Bộ Ngọai Giao John Foster Dulles, phe cánh của Hồng Y Spellman. Cho nên cuối cùng, ông Đại-sử Collins bị triệu hồi về Mỹ vào cuối tháng 5/1955. Người đến thay thế Đại-sứ Collins là ông Frederick Reinhardt, trình ủy nhiệm thư vào ngày 28/5/1955.

25.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Ví dụ như: Sau những xáo động ở Thủ Đô do Bình Xuyên và Tướng Hinh gây ra trong mùa Thu 1954, Đại sứ Heath đề nghị Ông Diệm lưu Tướng Hinh lại trong quân đội, nhưng Ông Diệm không chấp nhận. Đại sứ bèn quyết định là Ông Diệm phải ra đi, và ông tường trình về Washington như sau: “Chúng ta phải tranh thủ thời gian để chuẩn bị điều mà Mendès France gọi là “một cơ cấu chính quyền khác”… Tất cả mọi người ở tòa Đại Sứ tin chắc rằng Ông Diệm không thể tổ chức và điều hành một chính quyền vững mạnh”. Đặc sứ Collins đã nhiều lần, đặc biệt là ngày 13-12-1954 và ngày 31-3-1955, điện cho Tòa Bạch Ốc đề nghị thay Ông Diệm vì Ông Diệm “quá cứng rắn”. Các đề nghị của ông không được chấp nhận. Nhưng hạ tuần tháng 4-1955, sau vụ chạm súng giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia, một buổi họp quan trọng được tổ chức tại Tòa Bạch Ốc để nghe phúc trình, một giải pháp do ông đề nghị được chấp nhận: loại Ông Diệm khỏi chức vụ thủ tướng, đưa ông Trần Văn Đỗ thay thế Ông, và Bác sĩ Phan Huy Quát làm Phó Thủ Tướng. Trong những người chấp thuận có cả Ngoại trưởng Dulles và Tổng Thống Eisenhower. Lập trường nầy được thông báo cho Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn ngày 27-4-1955.”

NHẬN XÉT: Như đã trình bày rõ ràng ở các phần trên, về phía Mỹ, vào thời điểm 1954-1960 (những năm Đảng Cộng Hòa nắm quyền trong Tòa Bạch Ốc), những người triệt để ủng hộ ông Diệm là những tín đố Ca-tô có thế lực trong chính quyền Mỹ lúc bấy giờ. Họ đang nắm thế thượng phong và có rất nhiều quyền lực trong Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ và cơ quan CIA. Ngòai ra, ở trong Quốc Hội, họ lại còn có những nhân vật có thế lực như John F. Kennedy (Thượng Nghị Sĩ), Mike Mansfield (Thượng Nghị Sĩ), Walter Judd (Dân Biểu). Tại Tối Cao Pháp Viện họ có ông William Douglas. Hơn nữa, họ lại còn có nhân vật quan trọng trong các Nhà Thờ triệt để ủng hộ và tích cực vận động cho Diệm được tiếp tục cầm quyền. Những nhân vật đó là Francis Spellman (hồng y), McGuire (linh-mục), Emmanual Jacque (linh-mục) Carroll (giám-mục), Edmund Walsh (giáo sư). Trong khi đó, phe chống đối ông Diệm ở trong tình trạng bị lép vế.

Về vấn đề đánh dẹp Bình Xuyên, như đã nói trong mục nhận xét về đọan văn số 17 ở trên. Công lao đánh dẹp lọan đảng này từ A đến Z đều là của Đại Tá Lansdale. Đại Tá Lansdale là thuộc hạ thân tín của ông Giám Đốc CIA Allen W. Dulles (tín đồ ngoan đạo của Vatican) và cũng là người quyết tâm vận động để cho ông Diệm được tiếp tục ở lại cầm quyền. Nói tóm lại, trong những năm 1954-1960, phe Ca-tô người Mỹ triệt để ủng hộ ông Diệm đã nắm thế thượng phong trên sân khấu chịnh trị Mỹ và họ đã thắng thế. Nhờ vậy mà ông Diệm mới được giữ lại cầm quyền.

26.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Sự chấp nhận trên đây của Ngoại Trưởng Dulles cũng khá lạ, vì ông là người ủng hộ giải pháp Diệm mạnh nhất. Nhưng thật ra, ông cũng đã phòng xa. Trong một văn thư gởi Đặc sứ Collins ngày 20-4-1955, trước khi ông nầy rời Sài Gòn đi Washington, ông nêu ra 2 điều kiện để quyết định sự ở lại hay ra đi của Ông Diệm:

a.- Ông Diệm có can đảm và quyết tâm để hành động và

b.- Ông ta có sự trung thành của quân đội không?

Nếu Ông Diệm thất bại một trong hai điều kiện nầy thì Ông phải ra đi.”

NHẬN XÉT: Đoạn văn này vô bổ. Những ngôn ngữ và hành động của ông Ngoại Trường Mỹ Dulles là ngôn ngữ và hành động của một nhà ngoại giao, nhưng bản chất của nhà ngọai giao này là một tín đồ ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican. Vì không hiểu biết lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, cho nên ông Tôn Thất Thiên mới nói rằng, “Sự chấp nhận trên đây của Ngoại Trưởng Dulles cũng khá lạ …” Hơn nữa, cái túi tiền của Mỹ trả lương cho quân đội miền Nam lúc bấy giờ là sự trung thành của đạo quân này đối với Mỹ tức là đối với ông Diệm, vì bản chất của quân đội này là quân đôi đánh thuê. Thiết tưởng cả ông John Foster Dulles và ông Đại-sứ Collins đều biết như vậy. Có thể là vì không có khả năng nhậy bén về chính trị, cho nên ông Tôn Thất Thiện và ông TS Phạm Văn Lưu đều không biết sự thật này.

27.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Nhưng ngày 28-4-1955, quân Bình Xuyên lại tấn công quân đội quốc gia. Ngày 29-4-1955, bất chấp sự khuyến cáo của Tướng Ely, Ông Diệm ra lệnh cho quân đội đánh trả, và quân đội quốc gia đã thắng. Chính phủ Mỹ hiểu rằng những dự đoán của Tướng Ely về Ông Diệm không có khả năng địch lại quân Bình Xuyên là sai lầm, và làm cho Đặc sứ Collins cùng Chính phủ Mỹ quyết định sai lầm. Từ nay họ không còn tin vào nhận định của Pháp nữa. Ngày 1-5-1955 nhận lệnh Tổng Thống Eisenhower, Ngoại Trưởng Dulles gởi điện đến Paris và Sài gòn hủy bỏ điện tín ngày 27-4-1955. Ngày 8-5-1955, tại hội nghị Anh-Mỹ-Pháp ở Paris Ngoại Trưởng Dulles tuyên bố rằng về Việt Nam, từ nay sẽ không còn thỏa hiệp chung Mỹ-Pháp nữa.”

NHẬN XÉT: Tất cả mọi kế hoạch, sách lược và quyết định đánh hay không đánh Bình Xuyên đều do ông Đại-tá Lansdale cả. Nói rằng ông Diệm ra lệnh đánh trả là có thâm ý muốn đánh bóng ông Diệm. Xin đọc lại phần nhận xéti về đọan văn số 17 ở trên, thì sẽ thấy rõ vấn đề này.

28.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Ông Diệm thắng. Cái thắng của Ông Diệm là sự thắng của can đảm, và cương quyết bảo vệ chính nghĩa quốc gia Việt Nam. Đặc biệt hơn nữa, nó là một cái thắng của chính Ông, dù Ông bị Pháp cản trở và không có sự ủng hộ của Hoa Kỳ.”

NHẬN XÉT: Lại nhân vơ để đánh bóng ông Diệm nữa. Thắng hay thua đều là của Mỹ và do Mỹ cả. Không có Mỹ, không có túi tiền của Mỹ để trả lương cho quân đội đánh thuê do Pháp chuyển nhượng cho Mỹ, để mua các ông tướng của các giáo phái Cao Đài như Tướng Trình Thế, Văn Thành Cao, và Tướng Hòa Hảo Trần Văn Sóai, Lâm Thành Nguyên và Nguyễn Giác Ngộ. Nếu không có Đại-tá Lansdale lặn lội đi mua các ông tướng của các giáo phái này, và bày mưu tính kế, xông xáo và ở hậu trường chỉ huy chiến dịch đánh dẹp Bình Xuyên (như đã nói rõ ràng trong phần nhận xét về đọan văn số 17 ở trên), liệu ông Diệm có còn được ngồi ở trong Dinh Độc Lập hay không? Hay là đã bị lôi ra đập chết rồi, chứ không phải đợi đến lúc 7:30 sánbg ngày 2/11/1963!

29.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Sự thắng nầy đưa đến những quyết định căn bản mang lại độc lập thật sự cho Việt Nam trong vòng chỉ 1 năm: về mặt chính trị Việt Nam ra khỏi Liên Hiệp Pháp tự chọn quy chế cho mình – chế độ Cộng Hòa – thâu hồi chủ quyền về ngoại giao: bang giao giữa Việt Nam và Pháp qua Bộ Ngoại Giao Pháp thay vì Bộ Các Quốc Gia Liên Kết nữa và Cao Ủy Pháp ở Sài Gòn và Cao Ủy Việt Nam tại Paris thành Tòa Đại Sứ, chấm dứt lệ thuộc Việt Nam vào Pháp; thâu hồi chủ quyền về quân sự: ngày 26-4-1956 quân đội Pháp rút hết khỏi Việt Nam, quân đội Việt Nam không còn lệ thuộc vào Pháp nữa, viện trợ Hoa Kỳ cấp trực tiếp cho Việt Nam; chủ quyền kinh tế tài chính: cuối tháng 12 năm 1955, Việt Nam ra khỏi khu Phật lăng; giáo dục: Việt Nam tự do nhận giáo sư, chuyên viên từ bất cứ nơi nào, và giới sinh viên ra bất cứ nơi ngoại quố́c nào.”

NHẬN XÉT: Lại nói láo và nhận vơ để đánh bóng cho anh em ông Diệm nữa. Vấn đề này đã được trình bày khá rõ ràng trong phần nhận xét về đọan văn số 15 v à 16 ở trên. Xín nhắc lại, khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/4/1954, Pháp muốn Mỹ nhẩy vào cứu Pháp để Pháp có thể mà cả với thế mạnh trong việc thương thuyết với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954. Thừa cơ, Mỹ làm áp lực Pháp phải trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam. Pháp chấp nhận điều kiện này và đã trả độc lập hoàn toàn cho Việt Nam từ ngày 4/6/1954, tức là 33 ngày trước khi ông Diệm nhậm chức. Những ngày sau đó chỉ là công việc thực thi những điều khỏan đã ghi trong Hiệp Ước 4/6/1954 mà thôi.

30.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Như TS Lưu nhấn mạnh: những chuyển biến trên “mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam (1884-1956)”. Người thực hiện được điều nầy cho Việt Nam là Ông Ngô Đình Diệm. Với tác phẩm Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam 1954-1963 TS Lưu đã giúp ta thấy rõ điều nầy.”

NHẬN XÉT: Lại nói láo và nhân vơ để dánh bóng anh em nhà Ngô nữa, giống như đọan văn 29 ở trên. Không có Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo phong trào nổi dậy của nhân ta và lãnh đạo cuộc Kháng Chiến 1945-1954, tất nhiên là Liên Minh Pháp – Vatican đã trở lại tái chiếm Đông Dương và đã thành công trong việc tái lập nền thống trị của chúng ở Việt Nam rồi, và nêu như vậy, dân ta còn khốn khổ gắp ngàn lần so với những năm 1885-1945, vì rằng bọn thập ác Ca-tô càng ngày càng trở nên tham tàn hơn, ác độc hơn, dã man hơn và khốn nạn hơn.

31.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Cũng như với TS P.V. Lưu, những sưu khảo của TS Nguyễn Ngọc Tấn đóng góp một phần quan trọng vào việc soi sáng giai đoạn lịch sử 1954-1963, thời gian Ông Diệm cầm quyền. Những sưu khảo nầy nhằm vào chủ thuyết Nhân Vị. Theo Tiến Sĩ Tấn, trong 40 năm qua, “chưa có cuốn sách nào viết về chủ nghĩa Nhân Vị dưới khía cạnh hàn lâm [khoa học] cũng như đánh giá về tầm quan trọng của nó như một chủ thuyết chính trị” dù rằng chủ thuyết nầy là chủ thuyết khai sinh ra nền Cộng Hòa đầu tiên tại Việt Nam. Đây là “một vấn đề lịch sử còn tồn đọng” trong thế kỷ qua. Bài của ông tìm hiểu vấn đề nầy, đặc biệt tìm giải đáp cho những “nghi vấn lịch sử” sau đây:

a.- chủ nghĩa Nhân Vị là gì?

b.- Quan niệm Nhân Vị về các lý tưởng của cuộc cách mạng quốc gia ra sao và thể hiện qua các đường lối chính sách như thế nào?

c.- Về nguồn gốc triết học Nhân Vị là thuyết ngoại lai hay mang bản chất chính trị văn hóa của Việt Nam?”

NHẬN XÉT: Người viết chừa hề được đọc tác phẩm của ông TS Tấn và cũng chưa hề biết ông tiến sĩ này. Cứ theo lời ông Tôn Thất Thiện nói về ông tiến sĩ này, người viết nghĩ rằng ông Tiên sĩ Tấn là tín đồ Ca-tô thuộc lọai ngoan đạo. Như đã trình bày trong Phần II, các điều 26, 31 và 36, những tín đồ Ca-tô ngoan đạo không thể nào trở thành một người viết sử vô tư được, và tác phẩm lịch sử của họ đều là vô giá trị. Nếu ông TS Tấn là tín đồ Ca-tô ngoan đạo, thì tác phẩm của ông ta ở vào trường hợp này.

Về thuyết Nhân Vị của anh em ông Nhu, phần nhận xét về đọan văn số 15 ở trên đã nói rồi.

32.- .- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“TS Tấn nói: những nghi vấn trên đây sẽ được bàn luận “một cách tỉ mỉ” và “những câu trả lời sẽ đặt nền móng cho công việc thẩm định phẩm chất lãnh đạo và những đóng góp lịch sử của Tổng Thống Ngô Đình Diệm trong 9 năm cầm quyền.”.

NHẬN XÉT: Thẩm định như thế nào để có thể xóa nhòa được thành tích tham tàn, bạo ngược và dã man của ông Diệm và chế độ đạo phiệt Ca-tô của ông ta trong chín năm cầm quyền khiến cho sách sử đãi ghi nhận ông Diệm là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai.

33.- .- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Bài khảo luận của TS Tấn “Chủ Nghĩa Nhân Vị, Con Đường Mới, Con Đường của Tiến Bộ” chứa rất nhiều dữ kiện, suy diễn, và phân tích rất tỉ mỉ, buộc độc giả phải đọc kỹ và nghiền ngẫm, không thể kể chi tiết ở đây. Bài nầy chỉ đề cập đến một số khía cạnh cần được độc giả đặc biệt chú tâm.”

NHẬN XÉT: Cái khía cạnh cần phải chú tâm tìm hiểu là:

a.- Hơn 300 ngàn người bị sát hại trong những chiến dịch làm sáng danh Chúa. [94]

b.- “Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công mĩ mãn.” [95]

Hậu quả cúa việc làm đại ác này là:

“Quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” [[96]]

…..

42.- Ông Tôn Thất Thiện nói:

“Ông Diệm đã hạ quyết tâm, “chọn con đường hy sinh để bênh vực phẩm giá con người: người ta có thể hủy diệt Ông Diệm, nhưng không thể cướp đi những giá trị thuộc về Ông ấy. Do đó, trên căn bản đạo đức nghề nghiệp, các sử gia có bổn phận đem trả lại cho Ông Diệm những gì thuộc về Ông ấy và nền Cộng Hòa. Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.”

NHẬN XÉT: ông Tôn Thất Thiện đang đứng trên bục giảng thuyết trình cho các nhà viết sử có căn bản sử học nghe mặc dù từ thuở cắp sách đến trường từ lớp mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp tại một đại học ở nước ngòai, ông chưa hề học hết những bài lịch sử từ A đến Z trong môn Quốc Sử cũng như trong môn Lịch Sử Thế Giới và Lịch Sử Giáo Hội La Mã, chưa hề có một hoạt động trong ngành sử hoc. Chỉ vì ông đã hết lòng cúc cung phục vụ và trung thành với một tên bạo chúa bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và còn siêu hơn cả những tên bạo chúa khác trong lịch loài người mà ông phải bận tâm viết bài viết này.

Ông Thiện bảo rằng, “Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.” Người viết cũng xin nói cho rõ nguồn gốc vì đâu có câu nói này và diễn tiến của nó. Như đã trình bày trong Điều 12, Phần II và nhận xét về đọan văn số 37 Phần III này ở trên, vì lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên, anh em ông Ngô Đình Diệm và chế độ đạo phiệt Ca-tô thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã hăm hở thi hành kế hoạch hóa Ki-tô miền Nam bằng bạo lực với dã tâm biến toàn thể nhân dân biến miền Nam theo Công Giáo trong vòng 10 năm (xem lại lời nhận xét về đọan văn số 27 ở trên) được thể hiện ra bằng những chiến dịch “làm sáng danh Chúa”. Những chiến dịch này được ngụy trang là những chiến dịch truy lùng và tiêu diệt Cộng Sản, trong đó có cả những hành động chèn ép và bách hại Phật Giáo. Những chiến dịch ác ôn này đã khiến cho hơn 300 ngàn nạn nhân bị sát hại và hơn một nửa triệu nạn nhân khác bị hành hạ vô man rợ dã man và giam giữ trong những nhà tù Chín Hầm (ở Huế), Phú Lợi, Thủ Đức, Võ Tánh, Cây Mai, Chí Hòa, P42 (ở Sở Thú Sàigòn) chuồng cọp ở Côn Đào và hàng ngàn các nhà tù khác ở rải rác khắp mọi nơi trong miền Nam. Trước khi bị đưa về các trại tù này, tất cả các nạn nhân đều bị tra tấn và hành hạ một cách cực kỳ dã man. Xin xem lại Điều 12, Phần II ở trên. Những hành động tội ác và cực kỳ dã man này đã làm cho toàn thể nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới vô cùng căm phẫn, thù ghét anh em nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đến cùng độ của thù ghét. Cũng vì thế mà báo chí và nhân dân Hoa Kỳ cũng như báo chí và nhân dân thế giới đã tổ chức những cuộc biểu tình khổng lồ, phản đối và lên án những hành động cực kỳ phi nhân và vò cùng tàn ngược này của anh em nhà Ngô và Nhà Thờ Vatican. Cũng vì thế mà chính quyền Dân Chủ Hoa Kỳ của Tổng Thống Kennedy đã phải ra lệnh cho các ông Đại-sứ Ellbridge Durbrow (1957-13/31961), Đại-sứ Frederick Nolting (13/3/1961 - 16/6/1963) cảnh cáo anh em ông Diệm về những việc làm phản tiến hóa và dã man trong kế hoạch Ki-tô hoad nhân dân miền Nam. Rồi sau đó, Tòa Bạch Ốc còn gửi phái đoàn Robert S. Mc Namara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để răn đe và ra lệnh cho anh em ông Diệm phải thay đổi đường lối, từ bỏ chính sách bạo ngược đối với nhân dân miền Nam, và quay về với lương tâm và lẽ phải. Nếu không, thì sẽ có hậu quả vô cùng tai hại cho cả anh em ông ta và chế độ “cha cố” của anh em ông ta. Thế nhưng, bản chất của những tín đồ Ca-tô ngoan đạo là cuông tín, và cuồng tín là tổng hợp của ngu dốt và bạo ngược đúng như lời sử gia Bernard B. Fall đã nghi nhận:

"Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã giống như người Kitô Tây Ban Nha," thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo đạo Kitô La Mã." Nguyên văn: "Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism." [97]

Vì cuồng tín và ngu dốt như vậy, anh em ông Diệm đã không để ý đến lời răn đe và cảnh cáo của chính quyền Hoa Kỳ qua Đại-sứ Ellbridge Durbrow cũng như Đại-sứ Đại-sứ Frederick Nolting và qua phái đoàn Robert S. McNamara đến Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 như đã nói trong Điều 10, Phần II ở trên. Vì thế mà chính quyền Hoa Kỳ mới ngoảnh măt đi và bật đèn xanh cho quân dân miền Nam vùng lên vào ngày 1/11/1963, làm cách mạng đạp đổ chế độ bạo trị Ca-tô và lôi cổ anh em ông ngô Đình Diệm ra đạp chết và sáng sớm ngày 2/11/1963.

Thế nhưng các ông tướng lãnh lãnh đạo cuộc cách mạng 1/11/1964 chỉ là những người bất đắc dĩ phải đứng lên làm lịch sử “khử bạo cứu dân” và cũng là tự cứu bản thân họ để khỏi rơi vào tình trạng có thể bị ám hại như các ông Hồ Hán Sơn và Trình Minh Thế. Thực sự, họ không phải là các nhà cách mạng và cũng không phải là các nhà chính trị. Vì thế họ không biết tiên liệu và cũng không biết tính xa. Cho nên, họ mới ngây thơ ngủ mơ trên chiến thắng nhất thời. Vì vậy, họ mới lúng túng không biết cách làm thế nào để duy trì quyền lực và cũng không biết cần phải thi hành những chính sách của một chính quyền cách mạng để “diệt tận gốc trốc tận rễ” tất cả những tàn tích của Nhà Thờ Vatican còn vương lại trong chính quyền cũng như trong xã hội miền Nam, giống như chính quyền Cách Mạng Pháp 1789, chính quyền Cách Mạng Ý 1870, chính quyền Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917 đã làm. Cũng vì thế mới có cuộc Chỉnh Lý vào ngày 30/1/1964, dọn đường cho việc hình thành chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 19/6/1965 và chính thức ra đời vào ngày 3 tháng 9 năm 1967:

Ngày 3/9/1967, nhờ sự tiếp tay của Hồng Y New York là Fracis Spellman và Đại-sứ Ellsworth Bunker. Thiệu “đắc cử” Tổng Thống nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-1975) với 34.8% số phiếu.”[98]

Kể từ đó, “bọn quạ đen” và băng đảng Cần Lao công khai trở lại sân khấu chính trị miền Nam và lũng đoan chính quyền, chia nhau vơ vét tài nguyên quốc gia, giành chiếm cho tín đồ Ca-tô những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan chính quyền cũng như trong quân đội để cùng nhau bốc bốt và vơ vét cho đầy túi tham một cách hết sức trắng trợn, giống y hệt như chúng đã làm trong những năm 1954-1963, nhưng ở mức độ tinh vi hơn. Trắng trợn hơn nữa, trong những năm này, các ông “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” còn cho ra đời cái gọi là “Phục hưng tính thần Ngô Đình Diệm”, cho phát hành cuốn “Bên Giòng Lịch Sử” của Lịnh-mục văn nô Cao Văn Luận và bộ sách gồm hai cuốn Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống” của Lương Khải Minh (Trần Kim Tuyến) và Cao Thế Dung để tô son điểm phấn cho cá nhân ông Ngô Đình Diệm cùng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa, và cũng là để hỗ trợ cho cái phong trào quái đản trên đây. Ngoài ra, lại còn có tờ báo Xây Dựng của Linh-mục Nguyễn Quang Lãm và tờ báo Hòa Bình của Linh-mục Trần Du làm cái loa cho bộ máy tuyền truyền của Nhà Thờ Vatican theo chính sách “Tăng Sâm giết người” để tôn vinh ông Ngô Đình Diệm như là một nhà đại ái quốc đã chết vì dân tộc, bốc thơm anh em Nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa lên đến chín từng mây. Dĩ nhiên là những hành động gian manh, bóp méo lịch sử như trên để đánh lừa người đời và hậu thế đã làm cho đại khối nhân dân vô cũng khinh bỉ, hết sức căm giận băng đảng văn nô Ca-tô và Nhà Thờ Vatican. Như vậy là câu nói “Hãy trả lại cho lịch sử những sự thật của lịch sử” phải là câu nói của đại khối nhân dân bị trị thuộc tam giáo cổ truyền, những nạn nhận khốn khổ của Nhà Thờ Vatican ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Nhưng dưới chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu, không có một tác phẩm lịch sử nào của các nhà viết sử có căn bản sử học được phổ biến cả.

Từ cuối năm 1975, ở hải ngọai, các hội đoàn người Việt tại các đia phương ở Bắc Mỹ và ở Úc cũng như các phương tiện truyền thông và tổ chức sản xuất các băng nhạc ở hải ngọai đều do những người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” kiểm sóat và khống chế. Họ đã biến các hội đoàn người Việt địa phương tại Bắc Mỹ và tại Úc Châu thành môt thứ chính quyền đạo phiệt Ca-tô đối với người Việt ở trong vùng của họ. Họ hăm dọa và khủng bố tất cả những người Việt bất đồng chính kiến với họ, đặc biệt là những người cầm bút có những tác phẩm có lên những sự thật lịch sử có liên hệ đến cách chính quyền miền Nam Việt Nam hay có liên hệ đến Nhà Thờ Vatican. Họ hành xử trong các cộng đồng người Việt hải ngọai giống y hệt như họ đã hành xử ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Tệ hơn nữa, họ còn hăng say đẩy mạnh những chiến dịch bóp méo lịch sử theo chính sách “cả vú lấp miệng em” để tôn vinh tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm và tô son điểm phấn cho nên Đê Nhị Cộng Hòa gấp bội phần khi còn ở miền Nam trong thời chế độ quân phiết Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu 1967-1975, vì rằng ở hải ngoại, đã bắt đầu có những tác phẩm lịch sử của những người có căn bản sử học được phổ biến mà họ không có cách nào cấm cản được.

Thế nhưng, bàn tay không che nổi mặt trời. Sự thật lịch sử vẫn là sự thật lịch sử. Trong khi những tác phẩm của những người có căn bản sử học được trình bày bằng những lập luận có sức thuyết phục với những lý luận thuận lý và có những tài liệu sử trung thực ở trong các thư viện và internet để hỗ trợ, thì những tác phẩm của họ chỉ là những sản phẩm của những người không có căn bản sử học với những giọng điệu nhập nhằng, cãi cố cãi chày và bằng những lập luận vòng vo, quanh co, lươn lẹo không được hỗ trợ bằng những tài liệu sử trung thực. Vì thế mà những cuốn ngụy thư do họ biên soạn chỉ là “công dã tràng” vì sằng các nhà sử viết sử có căn bản sử học đã khẳng định rằng “Ngô Đình Diệm là một tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian và cũng là một trong số 100 tên bạo Chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại, và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa ở miền Nam là một chế độ tham tàn và bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và trong lịch sử nhân lọai.”[99]

Rút cuộc, cái âm mưư che đậy những rặng núi tội ác của anh em Nhà Ngô và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa bằng cách biên sọan những ngụy thư như vậy của họ bị thất bại não nề. Chính vì lẽ này mà ông Tôn Thất Thiện mới tru tréo kêu gào “Hãy trả lại cho lịch sử những gì thuộc lịch sử.”

Đến đây, chúng ta có thể hình dung ra hình ảnh ông Tôn Thất Thiện đang đứng trên bục giảng thuyết trình cho các nhà viết sử mặc dù từ thuở cắp sách đến trường từ lớp mẫu giáo cho đến khi tốt nghiệp tại một đại học ở nước ngòai, ông chưa hề học hết những bài lịch sử từ A đến Z trong môn Quốc Sử cũng như trong môn Sử Thế Giới, và cũng chưa hề có một họat động trong ngành sử hoc. Chỉ vì ông đã hết lòng cúc cung phục vụ và trung thành với một tên bạo chúa bạo ngược nhất trong lịch sử Việt Nam và còn siêu hơn cả những tên bạo chúa khác trong lịch sử loài người, chỉ vì tên bạo chúa này đã bị cả nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới đều ghê tởm, đã bị các nhà viết sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử loài người, cho nên ông Thiện mới cảm thấy đau xót, muốn biến tên ác quỷ này thành ông thánh đúng theo truyền thống của Nhà Thờ Vatican:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu bảy chương tội đối ngoại và một chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Rôma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa… Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật biến “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu”, và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.”[100]

Vì quen sống với truyền thống lừa bịp người đời như trên của Nhà Thờ Vatican, ông Tôn Thất Thiện cũng ti toe viết bài “Cần thẩm định lại giá trị của ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ Nhất Cộng Hòa” để ù xoạng, nhập nhằng đánh lừa hậu thế mà không biết rằng làm như vậy là “múa rìu qua mắt thợ.” Ông tru tréo kêu gào “Hãy trả cho lịch sử những gì của lịch sử” mà không biết rằng “những gì thuộc về lịch sử đã được trả lại cho lịch sử” bằng lời khẳng định rằng “tên Ngô Đình Diệm là thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian” và là “môt trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại”, rằng “chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa là một chế độ tham tàn, bạo ngược và dã man nhất trong lịch sử Việt Nam và lịch sử nhân lọai.”

Hơn ai hết, ông Tôn Thất Thiện biết rõ về ông hơn ai hết là “kiến thức về sử họ của ông chỉ là con số không vĩ đại (un grand zéro tout rond). Tiền nhân ta thường dạy, “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.” (Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã.) Xin ông Thiện hãy tự trọng! Hãy giữ lại một chút liêm sỉ để nhìn lại bản thân, tự xét mình có tư cách gì để nói câu nói này. Kẻ sĩ ngày xưa còn có cái dũng và cái liêm sỉ của kẻ sĩ. Chẳng lẽ người trí thức ngày nay có bằng tiến sĩ như ông Tôn Thất Thiện lại không có một chút tối thiểu liêm sỉ hay lương tâm của người trí thức hay sao?


PHẦN IV

VỀ BÀI VIẾT GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA

CỦA TS NGUYỄN HỌC TẬP ĐĂNG TRONG Luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3445&categoryID=2&...

Từ đầu năm 1997, người viết (1) đã xuất bản một số tác phẩm như Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, bộ sách Thực Chất của Giáo Hội La Mã (gồm 2 cuốn), Bài Thơ Cho Con, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, (2) đã đưa lên saschhiem.net một vài tác phẩm như Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử, Chân Dung Người Việt Quốc Gia, Phần II của cuốn Người Việt Nam & Đạo Giê-Su (đồng sọan với Giao-sư Trần Chung Ngọc), và vào khỏang 50 chương sách trong số gần 130 chương của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã gồm 7 phần (7 phần này được chia ra làm 26 mục, mỗi mục gồm có nhiều chương, tất cả có tới gần 130 chuơng). Hầu hết những chương sách này đã được đưa lên cả sachhiem.net và giaodiemonline.com. Tất cả những tác phẩm này đều có nội dung nói về tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, và nói rõ dân tộc Việt Nam là một trong những nạn nhân lâu dài nhất của “cái tôn giáo ác ôn” này.[101]

Phải đối diện với những sự thật lịch sử không thể chối cãi được, người của Nhà Thờ Vatican là ông Ca-tô Nguyễn Học Tập viết bài chạy tội cho cái tổ chức tội ác này bằng một bài viết có tựa đề là Giáo Hội Công Giáo Roma với nguyên văn như sau:

”Nhân đọc trên các Diển Đàn bài của ông Nguyễn Mạnh Quang thuộc tổ chức Giao Điểm về Giáo Hội Công Giáo La Mã, người viết cũng xin đóng góp một vài ý kiến để rộng đường suy luận.

Thường khi, để phê phán một cá nhân hay một tổ chức chúng ta cần phần biệt hai ý niệm khác nhau: “chủ thể" (persona) và "chủ đề" (doctrina).

"Chủ thể" (persona) là chính cá nhân của con người hay những con người trong tổ chức, diện mạo thể xác và cách ăn nói, hành xử của con người hay các con người, mà chúng ta muốn đề cập.

Trong khi đó thì "chủ đề" (doctrina), là tư tưởng, lý lẽ, đường lối, lý tưởng, phương thức sống mà con người hay tổ chức của nhóm người đó đề ra, như là đường hướng phải noi theo, để nhằm đạt được mục đích nào đó.

1 – Hiểu như vậy, chúng ta thấy được trong Giáo Hội Công Giáo Roma có những "chủ thể" và "chủ đề”. Giáo Hội Công Giáo Roma được lãnh đạo bằng Hàng Giáo Phẩm, bằng những "chủ thể" con người. Hàng Giáo Phẩm đó cũng là những con người với nhân tính và những giới hạn như chúng ta. Và đã là người, với nhân tính và giới hạn, cho nên những lỗi lầm, sai trái, lạm quyền khi có chức vị, lẫn lộn thần quyền và thế quyền, hành xử chức vị mình có thể đưa đến độc tài, độc đoán, độc ác, kể cả đê tiện là điều tự nhiên không thể tránh khỏi.

Người La Tinh có câu: "Errare humanum est !" (Sai lầm là bản tính của con người !). Nói như vậy, không có nghĩa là mọi Giáo Sĩ trong Hàng Giáo Phẩm Roma đều là những tay lưu manh, điếm đàn, độc ác, cường hào, ác bá.

Trong xã hội, chúng ta có những người tốt, người xấu, thì trong Hàng Giáo Phẩm chúng ta cũng có thể gặp được cả hai hạng người đó. Điều vừa kể không có gì lạ, bởi lẽ ngay cả trong một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ của Chúa Giêsu thời tiên khởi, chúng ta cũng gặp được Giuda bán Chúa và Phêrô chối Thầy đến ba lần trong đêm Khổ Nạn.

Hàng Giáo Phẩm Roma trong quá khứ đã có những hành xử sai trái, như ông Nguyễn Mạnh Quang dẫn chứng, không ai chối cải, nhưng cũng đừng ai đơn sơ đến chấp nhận những gì ông Quang ghi lại đều đã xảy ra chính xác như vậy trong lịch sử, và rồi tại sao lại xảy ra những cách hành xử "độc tài, vô nhân đạo" như vậy, như ông Quang ghi nhận, và trong bối cảnh nào.

Cần xác nhận cả những yếu tố đó, để có thể hiểu được lý do và từ đó có thể thẩm định được mức đô trách nhiệm nặng nhẹ thực sự của những "việc làm sai trái" của Hàng Giáo Phẩm Roma trong lịch sử.

Chúng ta vừa đề cập đến "chủ thể", các người lãnh đạo, các con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, trong Hàng Giáo Phẩm Giáo Hội Công Giáo Roma. Họ là Tu Sĩ, Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng cũng vậy. Là những con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, như bất cứ ai trong chúng ta.

2 – Điều quan trọng là xem những sai trái, độc ác mà những người đó vấp phạm, như ông Quang ghi nhận, có phải thuộc về giáo lý Ki Tô giáo hay không, chúng ta đang muốn đề câp đến "chủ đề" (doctrina): giáo lý Ki Tô giáo có dạy các người đó hành động như vậy hay không? Người Ki Tô giáo tin vào "giáo lý của Ki Tô giáo" (chủ đề), chớ không phải vào Hàng Giáo Phẩm, mặc dầu họ vẫn biết kính trọng, biết ơn Hàng Giáo Phầm là những người đã giảng dạy cho họ biết được "giáo lý của Chúa Ki Tô".

Đáng lý ra Hàng Giáo Phẩm là những người chăn dắt dạy dỗ "giáo lý của Chúa Ki Tô", phải là những người làm gương, làm nhân chứng bằng cách hành xử trong cuộc sống của các ngài theo tin thần Phúc Âm, "giáo lý của Chúa Ki Tô". Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cung có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.

Do đó, "chê trách Cha Thầy " là một chuyện, " bỏ đạo, mất đức tin" là chuyện khác.

Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.

Người Công Giáo sẽ rất biết ơn ông Quang và anh em Giao Điểm chỉ dạy cho những sai trái của giáo lý Ki Tô giáo (doctrina).

Đôi khi, chính người Công Giáo cũng có những nhận định, phê bình, chỉ trích không có gì là thân thiện đối với Hàng Giáo Phẩm của họ, chống lại cách hành xử bất xứng, sai trái nào đó trong Hàng Giáo Phẩm.

Đó là thái độ, đôi khi phải có, chống đối Hàng Giáo Phẩm (Anticlericalismus, chống chủ thể). Nhưng chắc chắn không có người Công Giáo nào chê trách, miệt thị Giáo Lý của Thiên Chúa (Antidoctrinalismus).

Hiểu như vậy, thái độ phán đoán phân biệt "chủ thể" và "chủ đề" rất quan trọng trong cuộc sống.

Phê bình Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và kể cả Giáo Hoàng là phê bình "chống cha", chớ không phải " chống Chúa". Đừng ai lợi dụng sáp nhập hai từ ngữ thành thái độ " chống cha, chống Chúa" để tạo hiểu lầm và lạm dụng.

3 – Sau một vài ý tưởng khác biệt nên có về "chủ thể" và "chủ đề", thiết tưởng chúng ta cũng có thể áp dụng để hiểu được một cách đúng đắn hơn về một tín điều trong giáo lý Ki tô giáo, được ông Nguyễn Mạnh Quang nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở phần cuối của bài viết, như là điều mà Toá Thánh Vatican muốn nhét vào đầu người Ki Tô giáo để họ luôn luôn quỵ lụy, vâng phục, để Hàng Giáo Phẩm Roma (chủ thế) cởi lên đầu lên cổ tùy hỷ.

Đó là tín điều cuối cùng trong Kinh Tin Kính của người Công Giáo:

"Con tin có Giáo Hội duy nhứt, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Trước hết từ ngữ "thánh thiện” trong tín điều vừa kể không có ý nói lên trong Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn là thánh thiện hết, nhứt là "Hàng Giáo Phầm" (có lẽ theo ý nghĩ anh em Giao Điểm cho như vậy), cho nên không ai được đụng đến các vị, đụng đến là " chống cha, chống Chúa".

Từ ngữ "thánh thiện" được dùng trong tín điều để nói lên trong Giáo Hội có Chúa Giêsu hiện diện, Ngài là Đấng Thánh vì Ngài là Thiên Chúa. Sự luôn luôn hiện diện của Ngài trong Giáo Hội, để tiếp tục thánh hoá các tín hữu Ngài, được chính Ngài bảo đảm cho chúng ta trong Phúc Âm Thánh Matthêu:

"Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20).

Kế đến tỉnh từ "công giáo" (catholica, univrselle), có nghĩa là Giáo Hội của Chúa Giêsu được mở rộng ra cho hết mọi người, bất cứ ai muốn vào, dự phần ơn cứu rỗi mà Ngài đem đến cho nhân loại đều được Giáo Hội giang tay đón nhận, kể cả anh em Giao Điểm, nếu anh em muốn. Hai tĩnh từ "duy nhứt và tông truyền" không có gì là độc quyền, độc đoán, cho bằng là những từ ngữ nói lên nguồn gốc của Giáo Hội, được chính Chúa Giêsu thiết lập trên Thánh Phêrô là nền tảng của Giáo Hội: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16, 18). Như vậy, Giáo Hội được Chúa Giêsu xây dựng là Giáo Hội duy nhứt, được xây dựng trên Tảng Đá Phêrô, bảo đảm cho sự vững mạnh của Giáo Hội, chống lại cường quyển của tử thần, làm phát sinh, triển nở và bảo vệ cuộc sống hạnh phúc đời đời của con người.

"Duy nhứt và tông truyền" bảo đảm cho đức tin được giữ gìn nguyên vẹn ( chủ đề), là theo truyền thống, từ khởi thủy truyền lại cho người tín hữu qua các thời đại, chớ không có gì là phải mù quáng, tuân phục và phục vụ Hàng Giáo Phẩm Roma duy nhứt (chủ đề) hay Đế Quốc Thị Xã Vatican. Cắt đứt đi truyền thống tông truyền từ Thánh Phêrô chuyển giao đến chúng ta, là thái độ liều lỉnh làm cho đức tin của mình không còn chắc chắn là đức tin nguyên thủy, phát xuất từ căn nguyên, từ những gì Chúa Giêsu truyền cho Thánh Phêrô. Đức tin không được đặt trên truyền ( chủ đề), bắt đầu từ Phêrô, có thể là đức tin bị biến thể, sai lạc.

Hy vọng những tư tưởng đơn sơ vùa kể có thể giúp cho chúng ta rộng đường suy luận.”Nguyễn Học Tập. “Giáo Hội Công Giáo Roma.” Luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3445&categoryID=2&... Ngày 30/11/2008.

Trong vào bài viết trên đây, tác giả TS Nguyễn Học Tập cho rằng:

1.- "Chủ đề" (doctrina) của Giáo Hội La Mã là những tín lý Ki-tô được ghi trong các sách trong thánh kinh (Cựu Ước và Tân Ước) cùng với những tín lý do chính Giáo Hội La Mã biên sọan và ban hành từ ngày 20/5/325 (ngày Hội Nghi Nicaea nhóm họp để thông qua tín lý Chúa Ba Ngôi), và

2.- Chủ thể (persona) là nhân sự gồm tất cả các ông tu sĩ Ca-tô các cấp từ giáo chủ (gọi là giáo hoàng), hồng y, tổng giám mục, giám mục, đức ông, linh mục, các sư huynh và các nữ tu trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

Đồng thời ông TS Nguyễn Học Tập cũng xác nhận những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã đã làm trong gần hai ngàn năm bằng một đọan văn:

“Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.”

Nhưng ông Tập lại nói là “những lỗi lầm và sai trái”, chứ không dám nói thẳng thừng là “tội ác” mà thực tế là cả hàng rừng tội ác tầy trời cực kỳ ghê gớm.

Ngoài ra, ông Tập còn tìm cách chạy tội cho Giáo Hội La Mã bằng đoạn văn:

“Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cũng có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.”

Theo sự hiểu biết của người viết, cái lối nói ông TS Nguyễn Tập trong đọan văn trên đây để chạy tội cho Giáo Hội La Mã đều được tất cả tín đồ Ca-tô ngoan đạo sử dụng mỗi khi gặp phải trường hợp có người đặt ra vấn đề hay nó tới những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Đối với những người ở ngòai đạo Ki-tô, câu nói này được tin đồ Ca-tô sử dụng như một luận điệu ngụy biện hay cãi bựa để chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, để rồi sau đó Nhà Thờ Vatican và chính họ vẫn chứng nào tật ấy, nghĩa là vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng bất chính thống trị toàn cầu, nô lệ hóa nhân loại, hủy diệt các tôn giáo khác và các nền văn hóa khác bằng chính sách “bất khoan dung” cực kỳ dã man đối với những thành phần ở ngoài đạo Ki-tô.

Nêu lên vấn “chủ đề”, “chủ thể” và những lời lẽ trên đây, ông TS Nguyễn Học Tập muốn nói cho mọi người biết rằng tập thể nhân sự trong Giáo Hội La Mã có thể sai lầm, nhưng tất cả những tín lý Ki-tô, giáo luật, truyền thống và lời dạy của Nhà Thờ Vatican. thì không những không sai lầm, mà còn có mục đích tốt.

Nói như vậy là ông TS Nguyễn Học Tập đã không đọc hết Cựu Ước và Tân Ước. Vì thế ông ta mới viết mấy đọan văn như trên.

Người viết xin khẳng định toàn bộ tín lý giáo luật, truyền thống và lời dạy của Nhà Thờ Vatican đều là sản phẩm được tập đoàn thày cúng người Do Thái (trước thế kỷ 4) và bọn giáo sĩ hay các nhà thần học của Nhà Thờ Vaticani (từ thế kỷ 4 về sau) bịa đặt ra để làm phương tiện phỉnh gạt và lừa bịp người đời hầu thủ lợi, chứ hoàn toàn không có gì được gọi là có gia trị hay tốt như ông TS Nguyễn Học Tập trong bài viết của ông trên đây. Cái lối làm ăn bất lương này của Giáo Hội La Mã giống y hệt như cái lối làm ăn bất lương của bọn thày cúng và đồng cốt trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá mà chúng tôi sẽ ghi lại đầy đủ trong Phần V ở sau.

Như đã nói trong Phần II (Điều 9) ở trên, ngay từ thời Thượng Cổ, cách đây vào khỏang 2600 năm, người dân Đông Phương đã có nếp sống văn hóa cho rằng nếu ông vua mà phạm lỗi sai lầm và bạo ngược, thì người dân có quyền nổi lên truất phế hay khử diệt ông vua đó và đưa người khác có tài có đức lên thay thế.

Trong khi đó, từ đầu thế kỷ 4 cho đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, nhân dân Âu Châu và các vùng ven biển Địa Trung Hải vẫn còn bị cưỡng bách dưới sống ách thống trị tham tàn và bạo ngược của Nhà Thờ Vatican, và Nhà thờ lại dạy giáo dân và nhân dân dưới quyền rằng:

Nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết vua để thay đổi cơ chế chính quyền.” [102]

Nói cho rõ hơn, Nhà Thờ Vatican dạy dỗ giáo dân và nhân dân dưới quyền rằng:

Dù cho nhà cầm quyền có tham tàn và bạo ngược đến đâu đi nữa, thi nhân dân chỉ có thể cầu xin Nhà Thờ Vatican và để Nhà Thờ Vatican sẽ lo liệu, chứ người dân không có quyền vùng lên là cách mạng để truất phế tên bạo chúa đó. Nếu Nhà Thờ Vatican ngỏanh mặt làm ngơ, thì đó là Nhà Thờ Vatican muốn trừng phạt nhân dân.”

Thói đời “tức nước thì vỡ bờ” và “khuyển cùng tắc phệ.” Vì thế mà Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism) ra đời vào đầu thế kỷ 14 với mục đích duy nhất là chống lại chế độ bạo ngược Nhà Thờ Vatican và tranh đấu cho quyền làm người của người dân. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Theo thời gian Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giao Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” (“As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.”) [103]

Tiếp theo là khoa học được phát triển và Thời Kỳ Lý Trí (Science and Age of Reason) [1500-1789] ra đời. Trong thời kỳ này, các đại tư tưởng gia đã nhìn thấy các chế độ quân chủ có nhiều thiếu sót và sai lầm, có nhiều lỗ hổng (loopholes) mà cá nhân hay tập thể những người cầm quyền có thể lợi dụng để củng cố quyền lực hầu thỏa mãn những dục vọng bất chính và bất nhân của họ. Cũng vì thế mà đại tư tưởng gia John Locke (1632-1704) mới đưa ra Thuyết Dân Ước Luận (The Social Contract Theory) biện minh cho người dân có quyền vùng lên làm cách mạng đạp đổ chính quyền chuyên chế để thiết lập một thể chế chính trị mới, theo đó chính quyền có trách nhiệm phải phục vụ quyền lợi của đại khối nhân dân mà chúng ta thường hiểu là giai cấp bị trị. Thuyết Dân Ước Luận trên đây đã giúp cho Jean Jacques Rousseau (1712-1778) dựa theo đó phát triển và viết thành tác phẩm có cùng tên với Thuyết Dân Ước Luận của Locke. Theo lý thuyết này, thì quyền hành của Nhà Nước phải được phân chia ra làm ba ngành lập pháp (làm luật), hành pháp (thi hành luật) và tư pháp (diễn dịch luật pháp và phân xử các vụ tố tụng). Ba ngành này độc lập với nhau. Đồng thời, việc quản trị nhân dân phải được giao phó cho những người được nhân dân tuyển chọn qua một cuộc tổng tuyền cử tự do, bỏ phiếu kín. Kể từ đó, nền tảng của chế độ quân chủ thần quyền ở Tây Phương coi như bị phá vỡ bởì làn sóng những tư tưởng mới về quyền dân chủ của người dân. Nhưng tư tưởng mới này gần giống như tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” và “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi; thử chi vị dân chi phụ mẫu” trong các xã hội theo nền văn minh Khổng Mạnh ở Đông Phương.

Nhìn lại, chúng thấy rằng, qua những lời tố cáo của Phong Trào Nhân Bản, người dân Âu Châu có cơ hội nhìn ra được bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã. Sau đó, họ lại được thấm nhuần những tưởng mới của các đại tư tưởng gia trong Thời Đại Lý Trí. Những tư tưởng mới này làm cho họ bừng tỉnh, thoát ra khỏi cơn mê “mơ về nước Chúa” và cảm đau đớn ê chề, uất ức vì đã bị lừa bịp, bị phỉnh gạt bằng những bánh vẽ thiên đường cùng với những tín lý Ki-tô láo khoét. Chính vì nỗi lòng đau đớn và uất ức này mà người Pháp mới gọi các ông giáo sĩ Ca-tô là “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs), học giả Henri Guillemin mới gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église)[104], , văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, Và nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) tuyên bố:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". (Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[105].

Dần dần, nỗi lòng đau đớn và uất ức này biến thành ngọn lửa căm thù đối với Giáo Hội La Mã. Ngọn lứa này nung nấu trong lòng họ và chỉ chờ cơ hội hay hoàn cảnh thuận tiện là bùng lên thành những cơn bão lửa thiêu rụi tất cả các chế độ quân chủ thần quyền hay đạo phiệt Ca-tô và thiệu rụi luôn cả cái cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã là giáo triều Vatican. Đây là khát vọng của người dân Âu Châu nói riêng và của nhân dân ở tất cả các nơi mà quyền lực của Nhà Thờ Vatican vươn tới. Cái khát vọng này đã được văn hào Voltaire bằng câu nói lịch sử ‘’Phá được Dòng Tên là phá được cái tôn giáo ác ôn này.” [106]

Cơ hội đã đến là khi phong trào nhân dân thế giới vùng lên làm cách mạng phá tan ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Ca-tô và thẳng tay trừng trị Nhà Thờ Vatican. Đó là Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979, và điều khoản “tôn giáo phải được tách rời khỏi chính quyền” được ghi vào hiến pháp của các nước dân chủ đã từng là nạn nhân của “cái tôn giáo ác ôn” này.

Ít lâu sau, các đại tư tưởng gia khác thấy rằng phân chia quyền hành như vậy cũng vẫn còn chưa đủ, cần phải đặt ra giám sát viện để canh chừng và chặn đứng những người cầm quyền nếu họ vô tình hay cố ý lạm quyền hay có chủ tâm vượt quá quyền hiến định.

Rồi khi nhận thấy một chế độ dân chủ, phân quyền và có giám sát viện như vậy cũng vẫn còn có những thiếu sót và sơ hở khiến cho những tên lưu manh họat đầu chính trị lợi dụng (sau khi đã được nhân dân tuyển chọn đưa lên cầm quyền) để biến chính quyền thành công cụ củng cố quyền lực hầu có thể ngồi lì tại chức trọn đời. Tệ hơn nữa, chúng còn bơi ngược dòng lịch sử, cấu kết với Nhà Thờ Vatican, bức tử chế độ dân chủ, biến chế độ dân chủ thành chế độ quân chủ đế quốc chuyên chính. Đây là trường hợp của Tổng Thống Louis Napoléon (1808-1873) đã làm vào ngày 2/12/1852 và bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc bị khai tử..

Trước khi Tổng Thống Louis Napoléon hành động tiếm quyền như vậy ở Pháp, các đại tư tưởng gia cũng đã tiên liệu dù sao thì chế độ dân chủ (vào lúc đó) cũng vẫn còn ít nhiều sơ hở, cho nên mới có thể xẩy ra tình trạng Tổng Thống Louis Napoléon tiếm quyền như thế. Vì vậy mà trong mấy tháng mùa hè năm 1787, khi bàn thảo biên soạn hiến pháp, các nhà ái quốc Hoa Kỳ đã áp dụng triệt để câu nói lịch sử của John Dickenson (1732-1808):

“Ai là người (được) tự do? Những người (được) tự do? Không phải là những người mà chính quyền của họ hợp lý và công bằng, mà là những người mà chính quyền của họ bị kèm chế và kiểm soát đến nỗi không thể làm gì khác hơn là làm gì thì cũng phải làm sao cho hợp lý và công bằng.” (Who are free people? Not those whose government is reasonable and just, but those whose government is so checked and controlled that it cannot be anything but resonable and just)[107]

Nhờ vậy mà Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong Điều Khỏan II (nói về ngành hành pháp), mới có Tiết 4, quy định:

“Việc bãi chức các viên chức chính quyền từ cấp bậc cao nhất là tổng thống và phó tổng thống cho đến các nhân viên khác trong chính quyền Liên Bang nếu họ phạm tội phản nghịch (làm việc hay thông đồng với một nước ngòai gây bất lợi cho quyền lợi của đất nước), tội hối lộ hoặc các trọng tội khác và ngay cả khinh tội.” (The president , vice-president, and all civil offiicers of the United States shall be removed from office on impeachment for, and conviction of, treason, bribery, or other crimes and misdemeanors.”) [108]

Nhân dân Âu Châu trong đó có tổ tiên người Hoa Kỳ đã có rất nhiều kinh nghiệm đau thương đối với Nhà Thờ Vatican trong thời Trung Cổ và kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18 về vấn đề tôn giáo trộn lộn với chính quyền để biến chính quyền thành chế độ đạo phiệt Ca-tô. Có biến chính quyền thành chế độ đạo phiệt Ca-tô, thì Nhà Thờ mới có thể thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để kìm hãm nhân dân dưới quyền trong ngục tù ngu dốt. Tín đồ và người dân có ngu dốt thì họ mới dễ dàng bị phỉnh gạt và lừa bịp bằng hệ thống tín lý Ki-tô láo khoét của Nhà Thờ Vatican. Có như thế thì Nhà Thờ mới dễ dàng cưỡng bách họ làm nô lệ, kéo lê kiếp đời trâu cày ngựa kéo phục vụ cho giới giáo sĩ lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu, và Nhà Thờ mới có thể tự phong hay nhận vơ là “đại diện Chúa”. Khi người dân đã bị lừa bịp, bị phỉnh gạt và cam phận “làm tôi tớ hèn mọn cho Nhà Thờ Vatican” như vậy rồi thì tập đòan lưu manh “quạ đen” (linh mục và giám mục), “quạ đỏ” (hồng y) và “quạ trắng” (giáo hoàng) mới tha hồ sống đời bê bối thối tha, đĩ điếm, loạn luân, dâm loàn, sờ mó trẻ em vị thành niên và làm tình bậy bạ với nữ tín đồ như sách sử đã ghi nhân cũng như các cơ quan truyền thông khắp nơi trên thế giới thường loan truyền, và rầm rộ nhất là từ đầu năm 2002 cho đến nay. Biết rõ dã tâm của Nhà Thờ là như vậy, các bậc trí giả của các quốc gia Bắc Mỹ và Âu Châu, những quốc gia đã từng là nạn nhân của Nhà Thờ Vatican, đã cương quyết ghi vào hiến pháp của nước họ điều khỏan “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.”

Chính vì điều khoản này mà trong kỳ bầu cử 1960, Thượng Nghĩ Sĩ John F. Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts, một tín đồ Ca-tô, được Đảng Dân Chủ tuyển chọn làm ứng cử viên ra tranh cử, liền bị ứng cứ viên đối lập là ông Richard Nixon thuộc Đảng Cộng Hòa và nhân dân Hoa Kỳ đặt vấn đề về sự liên hệ giữa ông với Nhà Thờ Vatican. Tình trạng này đã khiến cho ông phải tuyên bố khẳng định với nhân dân Hoa Kỳ rằng:

“Tôi không phải là ứng cử viên Tổng Thống Da-tô. Tôi là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, người mà NGẪU NHIÊN cũng là một tín đồ Da-tô. Tôi không biện hộ cho Giáo Hội trước công luận, và Giáo Hội cũng không làm phát ngôn viên cho tôi…Nhưng, nếu bất cứ thời điểm nào đến… khi mà nhu cầu chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ lương tâm hay vi phạm đến quyền lợi quốc gia thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc khác có lương tâm cùng sẽ hành xử như thế…” (“I am not Catholic candidate for President. I am the Democratic Party’s candidate for President, who happens also to be a Catholic. I do not speak for MY CHURCH on public matters – and the church does not speak for me… But if the time should should ever come… when my office would require me to either violate my conscience or violate the national interest then I would resign the office, and I hope any other conscientious public servant would do likewise….”)[109]

Vào thời điểm những điều khoản “truy tố và bãi chức” (impeachment” và “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” được ghi vào hiến pháp Hoa Kỳ, các nhà chính khách hằng tâm lo cho phúc lợi của nhân dân tưởng rằng những biện pháp ngăn ngừa độc tài như vậy đã đủ hoàn hảo hay chu đáo. Nhưng phải chờ đến khi sự việc bất như ý xẩy ra, người ta mới thấy rằng, hiến pháp vẫn còn sơ hở và cần phải có thêm biện pháp để phòng ngừa tại họa độc tài có thể xẩy ra. Sự việc bất như ý này là trường hợp Tổng Thống Franklin Roosevelt (1882-1945) đắc cử liên tiếp 4 nhiệm kỳ (1933-1937, 1937-1941, 1941-1945,1945-1949). Nhưng ông qua đời đột ngột vào ngày 12/4/1945. Tình trạng này khiến cho các bậc trí giả Hoa Kỳ bắt đầu suy nghĩ là phải làm thế nào để cho một người lãnh đạo chính quyền dù cho có tài ba đến mức nào đi nữa cũng không được ngồi tại chức quá hai nhiệm kỳ hay quá 10 năm, phải để cho người khác có cơ hội lên thay thế ngồi vào chức vụ này. Vì thế mà năm 1951, Hiến Pháp Hoa Kỳ lại có thêm Tu Chính Hiến XXII. Tu chính hiến này có mục đích hạn chế số nhiệm kỳ của chức vụ tổng thống như đã nói ở trên.

Quyền hành sinh tội ác. Quyền hành càng cao và nắm quyền càng lâu thì tồi ác cành nhiều và càng chồng chất lên những những rặng núi Thái Sơn. Cứ xem như trong các chế độ dân chủ, các nhà cầm quyền đều do nhân dân tuyển chọn theo từng nhiệm kỳ, rồi lại bị bị kiểm soát, kèm chế gắt gao và hạn chế thời gian cầm quyền như vậy mà ị họ (nhà cầm quyền) vẫn còn lừa dối họ bằng trăm phương ngàn kế để thỏa mãn tham vọng bất chính của cá nhân và phe cánh của họ như trường hợp Hòang Đế Napoléon III và mấy vụa đã xẩy ra ở Hoa Kỳ (trường hợp 12) được nêu lên trong Phần VI ở dưới.

Ấy thế mà tất cả những chức vụ trong hệ tổ chức quyền lực của Nhà Thờ Vatican từ lớn nhất là giáo hoàng cho đến bé nhất là linh mục đều được tôn vinh là chức thánh và đều có quyền ở lỳ tại chức trọn đời, thì làm sao mà lại không biến thành bạo chúa tác oai tác quái làm nguy hại đến phúc lợi và sinh mạng của tín đồ và nhân dân dưới quyền?

Ở vào hoàn cảnh có nhiều quyền lực và tha hồ tung tác không phải lo sơ có môt sức mạnh nào ngăn cản, thì làm sao các ngài không bị lôi cuốn vào con đường tội ác gây nguy hai cho nhân dân, nhất là thánh kinh Ki-tô và các sác chỉ hay thánh lệnh của Giáo Hội đều dạy bảo các ngài làm như vậy? Xin ông TS Nguyễn Học Tập hãy đọc lại thánh kinh và các sấc chỉ hay thánh lệnh của Nhà Thờ Vatican thì sẽ thấy!

Nhìn vào quá trình tranh đấu chống lại Nhà Thờ Vatican và chống lại các chế độ độc tài qua nhiều hình thức và phương cách khác nhau từ những năm đầu của thế kỷ 14 cho đến nay, chúng ta thấy toàn bộ tranh đấu để tiến đến chế độ chính trị thóat ra khỏi sự khống chế của Nhà Thờ Vatican là cả một con đường dài đầy khó khăn, gian khổ và nguy hiểm. Những khó khăn, gian khổ và nguy hiểm này đều do Nhà Thờ Vatican và các thế lực phong kiến phản động gây ra bằng trăm phương ngàn kế. Đây là sự thật lịch sử mà tất cả các em học sinh đã học hết bậc trung học Hoa Kỳ (nếu học đến nơi đến chốn) đều biết.

Như đã nói ở Phần I, khi còn ở các bậc tiểu và trung học, ông TS Nguyễn Học Tập cũng như tất cả các tín đồ Ca-tô không được học cả hai môn quốc sử và lịch sử thế giới từ A đến Z, không được học và đọc lịch sử Giáo Hội La Mã. Thực ra, không phải choi có hai ông tiến sĩ Nguyễn Học Tập và Tôn Thất Thiện mới ở tình trạng dốt nát về sư họic như vậy. Có thể nói là tất cả những người tiếp nhận nền học vấn của họ trong thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam trong những năm 1884-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Đối với những người này, thật là đáng buồn và tội nghịêp cho cái bằng tiến sĩ và danh nghĩa trí thức của họ. Vì suốt đời bị giam hãm trong ngục tù ngu dốt của Nhà Thờ Vatican, họ đã trở thành những người dốt nát về lịch sử từ trong xương tủy và não bộ. Vì lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ và phải triệt để vâng lời Nhà Thờ, cho nên, khi được sống ở các nước dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Âu Châu, họ cũng không có can đảm dám vào trong các thư viện hay internets tìm đọc lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã để biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Nhà Thời Vatican và biết rõ những bước đường tranh đấu của nhân lọai chống lại Nhà Thờ Vatican cũng như chống lại các thế lực phong kiến phản động như thế nào. Thành thử ra, căn bệnh ngu dốt về sử học của họ trở thành thâm niên cố đế và có thể biến thành căn bệnh di truyền, truyền tử lưu tôn. Trong khi đó, những người đồng đạo của họ như ông Charlie Nguyễn, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, ông Giuse Phạm Hữu Tạo, Linh-mục Trần Tam Tình, Linh-mục Lương Kim Định, v.v…, đã có can đảm và đã dám làm. Nhờ vậy mà họ đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Nhà Thờ Vatican.

Rõ ràng là họ không biết gì về hệ thống tín lý Ki-tô (chủ đề hay doctrina) toàn là những chuyện hoang đường nặng tính cách bịp bợm, lừa dối người đời để thủ lợi và khủng bố tinh thần những người nhát gan yếu bóng vía, họ không biết gì về những thủ đọan lưu của Nhà Thờ Vatican (chủ thể hay persona) đã luôn luôn cấu kết với cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và theo đuổi tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Điều đáng buồn là không những họ đã không biết bản thân họ dốt nát, không biết gì về những điều trên đây, nhưng họ lại cứ tưởng rằng họ thấu hiểu Giáo Hội La Mã về cả chủ đề và chủ thể, thấu hiểu hơn cả các tác giả viết sử có căn bản về sử học. Tình trạng này đã khiến cho họ hăm hở lao vào lãnh vực viết sử và viết những bài thẩm định giá trị các nhân vật lịch và các chế độ chính trị. Đây là những trường hợp như TS Tôn Thất Thiện viết bài Cần thẩm định giá trị cúa ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Lữ Giang viết hai cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam, cuốn Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam và bài viết Giấc Mơ Thủ Tướng, TS Nguyễn Học Tập viết bài Giáo Hội Công Giáo Roma (như đã được nêu lên trong Phần IV này), ông Nguyễn Văn Chức viết cuốn Việt Nam Chính Sử, Linh-mục Vũ Đình Họat viết bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, nhóm các ông Nguyễn Gia Đệ, Lê Hứu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu và Trần Trung Lương viết cuốn Trần Lực, nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương với danh nghĩa là Nghiên Cứu Lịch Sử và Hiện Đại viết cuốn Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, ông Hoàng Cơ Thụy viết bộ sách Việt Sử Khảo Luận, ông Lê Xuân Khoa viết cuốn Việt Nam 1945-1995, Cao Thế Dung viết cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, Linh-mục Cao Văn Luận viết cuốn Bên Giòng Lịch Sử, Minh Võ viết cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê, và những tác giả khác như Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Thái Du, Đinh Từ Thức, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Nguyễn Đạt Thịnh, v.v…

Thật là tội nghiệp cho cái bằng tiến sĩ và cái danh nghĩa trí thức của họ.

Viết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại mà không nói đến vai trò của Nhà Thờ Vatican tức là Giáo Hội La Mã trên sân khấu chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ cuối thế kỷ 16 cho đến ngày nay thì tác phẩm lịch sử đó không những không có giá trị gì cả, mà còn phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy rõ thiếu lương thiện và sự dốt nát về sử học cúa tác giả.

Mà muốn nói về vai trò của Giáo Hội La Mã trên sân khấu chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ 16 cho đến ngày nay thì vừa phải có lòng lương thiện cũng như tinh thần vô của người viết sử, vừa phải thấu hiểu lịch sử Giáo hội La Mã, đặc phải thấu hiểu:

1.- Chủ trương thống trị tòan cầu và nô lệ hóa nhân loại của cái thế lực này đã được thể hiên ra qua những sắc chỉ và thánh lệnh của Nhà Thờ Vatican được ban hành trong thế kỷ 15, trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex.

2.- Chính sách cấu kế với các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để bảnh trướng thế lực của Nhà Thờ Vatican ra ngòai lục địa Âu Châu.

Cả hai vấn đề này đều đã được trình bày đầy đủng trong Chương 18, Mục VIII, Phần III có tựa đề là Giáo Hội La Mã Chủ Tâm Đánh Chiếm và Thống Trị Đông Dương.

Dĩ nhiên là cả hai vấn đề này tất cả các tín đồ Ca-tô ngoan đạo đều không biết.

Người Mỹ có câu nói, “There ‘s no way you can know everything. Bust you can fake it.” Xin tạm dịch là “không cách nào mà giúp cho bạn có thể hiểu biết tất cả mọi thư ở trên cõi đời này. Nhưng bạn vẫn có thể làm ra vẻ như bạn hiểu biết hết.” Đây lả trường hp của quý vi văn nô mà người viết đã nêu đích danh ở trên, và những người mang căn bệnh “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” còn hăm hở ti toe viết sử.

Đó là nói về bọn văn nô Ca-tô như mấy ông mà người viết đã nêu đích danh trên đây và một số những người khác. Còn tập đoàn giáo sĩ lãnh đạo Giáo Hội La Mã trong giáo triều Vatican thì như thế nào?

Nếu nói rằng họ không biết giống như bọn văn nô Ca-tô trên đây, thì chẳng hóa ra bảo rằng trình độ kiến thức tổng quát của họ còn thua cả các em học sinh bậc trung học ở Hoa Kỳ hay sao?

Nếu nói rằng họ biết mà họ vẫn còn ngoan cố khư khư ôm chặt lấy cái hệ thống tín lý Ki-tô quái đản và chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế độc tài toàn trị (sacerdotal monarchy) để cưỡng bách tín đồ và nhân dân dưới quyền phải làm nô lệ cho họ, để cho họ sống cuộc đời tội ác như sách sử và báo chí đã nói rõ và lên án. Ghê gớm hơn nữa, Nhà Thờ Vatican còn lên án các trường công lập với dã tâm nắm độc quyền giáo dục để rèn lụyện theo tinh thần Nhà Thờ Vatican:

“Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án các trường công lập.” (Public Schools condemned by Pope IX.) [110]

“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[111]

Đây là dã tâm nắm độc quyền giáo dục để thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ hầu có thể kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt.

Nhà Thờ Vatican lưu manh và ngoan cố như thế đó! Cho đến nay, Nhà Thờ vẫn ngoan cố, không chịu phản tỉnh để hòa mình chung lưng đấu cật với nhân dân để cùng với nhân dân chiến đấu chống lại những khó khăn và trở ngại do thiên nhiên gây ra, chẳng hề nghĩ đến việc phải khai sáng cho nhân dân dưới quyền thoát khỏi bóng tối của ngu dốt, tuyệt nhiên không hề góp sức với nhân dân để phát triển khoa học và mưu cầu phúc lợi cho con người. Không những đã không làm được như vậy, trái lại, Nhà Thờ Vatican còn chủ động trong việc cấu kết với các thế lực phong kiến, phản động chống lại những nỗ lực cải tiến dân sinh của người dân, hủy diệt các di sản văn hóa và văn minh của nhân lọai. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 8, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 2/2008.

Nhà Thờ Vatican khốn nạn là như vây đó!. Vì vậy mà nhân dân thế giới mới phải sử dụng biện pháp mạnh để xử lý “cái tôn giáo ác ôn” này. Đây là nguyên nhân TẠI SAO có Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979. Các nhà viết sử có trách nhiệm phải nói lên sự thật lịch sử này.

Với ý đồ vừa chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, vừa tôn vinh những tín lý Ki-tô nhảm nhí nặng tính cách hoang đường và bịp bợm, TS Nguyễn Học Tập viết:

“Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.”

Câu văn trên đây chứng tỏ ông TS Nguyễn Học Tập đã biết rõ những rặng tội ác chống lại nhân lọai của Nhà Thờ Vatican, nhưng lại iông không hề đọc thánh kinh (cả Cựu Ước và Tân Ước), không hề đọc các bài viết của các tác giả đăng trên giaodiemonline.com và sachhiem.net, không hề đọc các cuốn sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác, Thực Chất của Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa của tác giả Charlie Nguyễn, không hề đọc các cuốn sách Công Giáo Chính Sử, Đức Tin Công Giáo và Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gi? của Giáo-sư Trần Chung Ngọc, không hề đọc cuốn Công Giáo: Nhận Định Mới Về Tín Lý & Giáo Lý của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thiọ, không hề đọc các cuốn Vicars of Christ của cựu giáo-sĩ Peter de Rosa, cuốn The Decline and Fall of The Roman Church của cựu giáo sĩ Malachi Martin, cuốn Vietnam why did we go? của Avro Manhattan, cuốn Deceptions and Myths of the Bible cỷa Lloyd M. Graham, cuốn Babylon Mystery Religion của Ralph Woodrow, cuốn Catholicism Against Itself của O.C Lambert, v..v…, Vì không đọc những tài liệu mà chúng tôi nêu lên trên đây, cho nên ông TS Nguyễn Học Tập không biết rằng trong tất cả những tín lí, truyền thống Ki-tô cũng như trong giáo luật và lời dạy của Nhà Thờ Vatican đều có chủ ý phỉnh gạt, lừa bịp, hù dọa và khủng bố tinh thần tín đồ và người đời để thủ lợi.

Vì không đọc hay đọc mà không hiểu, cho nên ông TS Nguyễn Học Tập mới viết câu văn “Xin ông (Quang) và anh em (trong Giao Điểm) nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo.”

Sợ rằng người viết không hiểu rõ ý định của ông, cho nên ông mới cho biết giáo lý Ki-tô giáo là “chủ đề" (doctrina), và những con người trong tổ chức (Nhà Thờ Vatican), diện mạo thể xác và cách ăn nói, hành xử của con người hay các con người là “chủ thể." (persona).

Rồi để chạy tội cho “chủ thể” (Nhà Thờ Vatican), TS Nguyễn Học Tập viết:

“Đáng lý ra Hàng Giáo Phẩm là những người chăn dắt dạy dỗ "giáo lý của Chúa Ki Tô", phải là những người làm gương, làm nhân chứng bằng cách hành xử trong cuộc sống của các ngài theo tin thần Phúc Âm, "giáo lý của Chúa Ki Tô". Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cung có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.”

Đọc câu văn trên đây, người bình thường chúng ta có cảm tưởng rằng ông TS Nguyễn Học Tập nói rằng, “Hãy căn cứ vào lời nói và mục đích theo đuổi của Nhà Thờ Vatican, chứ đừng căn cứ vào những việc làm mà xét giá trị của Nhà thờ Vatican.” Nói một cách khác, “Giáo dân và người đời hãy làm theo những gì Nhà Thờ nói, đừng bắt chước những gì Nhà Thờ làm.”

Để thỏa mãn lời yêu cầu của TS Nguyễn Học Tập trong câu nói “xin ông (Quang) và anh em (trong nhóm Giao Điểm) nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo”, người viết xin ghi lại đây một số trong khu rừng “những điều sai trái trong giáo lý Ki-tô” để ông TS Tập và những người đồng đạo của ông đọc và suy nghĩ. Đây là những điều sai trái bậy bạ, láo khóet, phi nhân bản, phản khoa học, phản nhân luân, phản tiến hóa, phản nhân quyền và phản dân chủ, v.v… nằm đầy dẫy trong Cựu Ước, trong Tân Ước cũng như trong những tín lý hay giáo điều do chính Giáo Hội đặt ra từ ngày 20/5/325 và trong những lời dạy của Giáo Hội.

A.- Trong Cựu Uớc: Có những tín lý (cũng là lời dạy của Nhà Thờ Vatican) trong thuyết sáng tạo trong đó có tội tổ tông được ghi rõ ràng trong sách Sáng Thế Ký từ Chương 1 đến Chương 4. Nội dung của 4 chương sách này nặng tính hoang đường, phi lý và loạn luân, độc ác và dã man.

Hoang đường như chuyện Chúa tạo dựng nên vũ trụ trong 6 ngày, dùng đất sét nặn thành hình người nam được đặt tên là Adam, rồi hà hơi thành con người sinh động với tất cả thất tình và lục dục. Sau đó, Chúa lại lấy đất nặn nên các lòai thú đồng và các loài chim muông, rồi lại véo một cái xương sườn của thằng Adam làm vật liệu nặn ra một hình người nữ đạt tên là Eva, và chuyện con rắn biết nói.

Phi lý và loạn luân như chuyện thằng Cain có vợ vào cái thuở loài người mới chỉ có hai vợ chồng Adam và Eva và cặp vợ chồng này chỉ mới sinh hạ được có hai thằng con trai là Cain và Abel mà thôi. Xin hỏi người đàn bà nào trở thành vợ thằng Cain, nêu không phải là bà Eva, người mẹ nó?

Một chuyện loạn luân khác được nói rõ ràng trong sách Sáng Thế Ký nơi Chương 19 (30-38). Mấy đọan văn này kể lại chuyền ông già Lot và hai người con gái đã ở vào tuổi thành niên chạy vào lánh nạn ở trong một hang núi. Hai đứa con gái bàn nhau phục rượu cho cha say mèm, rồi chia nhau làm tình với bố cho đến khi cả hai cô cùng có chửa (có thai) và sinh đẻ ra con đàn cháu đống. Đám con cháu của hai cô gái loạn luân này là dân Moabites và dân Ammonites.

Độc ác và dã man là ông Chúa Bố Jehovah đang tâm trừng phạt loài người phải đời đời mang tội tổ tông chỉ vì hai vợ chồng đất sét Adam và Eva đã dám ăn trái cây hiểu biết -The tree of knowledge of good and bad). Việc trừng phạt cặp vợ chồng Adam – Eva cho chúng ta thấy Chúa Bố Jehovah không muốn cho loài người khôn ngoan hay thông minh, và chỉ muốn cho loài mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt. Đây là một trong những khía cạnh của cái tâm địa cái tâm địa ác độc và dã man của ông Chúa Bố Jehovah trong đạo Ki-tô. Thảo nảo, trong gần hai ngàn năm qua, Nhà Thờ Vatican luôn luôn theo đuổi chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, nhưng Giáo Hội lại lươn lẹo nói là “rèn luyện thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”

Những tín lý (lời dạy) cực kỳ ác độc và hết sức dã man của Chúa Bố Jehovah trong các sách trong Cựu Ước thì nhiều lắm. Những ác tính này đều được ghi trong các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20. Mời ông Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập và mọi người vào đó đọc để thấy bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của ông Chúa Bố Jehevah.

B.- Trong Tân Ước: Trong Tân Ước cũng có rất nhiều lời dạy (tín lý) phản nhân luân và vô cùng độc ác do chính Chúa Con Jesus nói ra để dạy dỗ dỗ tín đồ. Sau đây là một vài thí dụ:

1.- “Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” (“Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” (Matthew 10:33-37).

2.- Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, làm sao các ngươi có thể tránh khỏi sự đầy đọa hỏa ngục. [Với những người Pharisees] (Matthew 23:33)

3..- Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, Ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ chịu đựng các ngươi cho đến chừng nào? [Với các đệ tử] (Matthew 17:17)

4.- Hãy theo Ta, hãy để cho kẻ chết chôn kẻ chết [Với một người muốn chôn cất cha trước khi đi theo Giê-su] (Matthew 8:22)

5.- Hỡi dòng dõi rắn lục, bay vốn là loài xấu, làm sao nói được những lời tốt lành [Với người Pharisees] (Matthew 12:34).

6.- Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ…. [Với người Pharisees] (Matthew 12:39)

7.- Nếu ai không tiếp rước, không nghe lời các ngươi, khi ra khỏi nhà đó, hay thị trấn đó, hãy phủi bụi đã dính chân các ngươi. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sodom và xứ Gomorrah sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thị trấn ấy [Dạy đệ tử cách cư xử khi đi truyền đạo và nguyền rủa những nơi không chịu tin] (Matthew 10:14-15)

8.- Người anh sẽ nộp em để cho bị giết đi, người cha sẽ nộp con để cho bị giết đi, con cái sẽ nổi lên chống lại cha mẹ, và làm cho cha mẹ bị chết [Nói về những bất hòa xảy ra trong gia đình gây ra bởi Ki Tô Giáo] (Matthew 10:21).

9.- Hãy đứng ra sau ta, Satan: ngươi là một sự xúc phạm đối với ta [Nói với Phê-rô, người về sau chối Chúa ba lần, nhưng vẫn được chọn để kế thừa sự nghiệp của Giê-su} (Matthew 16:23).

10.- Nếu người nào không ở cùng ta, hãy ném nó đi như một cành cây khô, và người ta sẽ nhặt nó ném vào lửa cho cháy rụi [Những lời này đã là tiền đề cho Ki Tô Giáo thiêu sống những kẻ lạc đạo] (John 15:6).

11.- Người đàn bà kia, ta với ngươi có mắc mớ gì với nhau? [Nói với mẹ: Woman! What I have to do with thee. (John 2:4)].

12.- Ai là mẹ ta? Ai là những em trai em gái ta? [Với các đệ tử khi được báo tin là mẹ và các em chờ ở ngoài, muốn nói chuyện với Giê-su] (Matthew 12:48).

C.- Những tín lý bịp bợm láo khoét do chính Giáo Hội bịa đặt ra từ ngày 20/5/325 cho đến nay. Đó là tín lý Chúa Ba Ngôi, Tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh (bịa đặt ra chuyện bà Maria đồng trinh, bất kể là khi mới 16 tuổi, bà Maria bị thằng lính lê dương trong quân đội của Đế Quốc La Mã tên là Panthera cưỡng hiếp đến mang thai rồi đẻ ra ông Jesus.) [Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 253. Sau đó bà thành hôn với ông thợ mộc Joseph và đã có tới ít nhất là sáu người con mà vẫn còn trinh? Sự kiện Bà Maria đã có một đàn con đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Encyclopedia Britannica (Vol. 10) viết:

“Bốn người anh em và nhiều chị em gái của ông Jesus đều được nói đến ở trong kinh sách của ông Mark 6. (Không có căn bản nào trong bản văn này nói rằng những người anh chị em này là những người cùng cha khác mẹ hay là anh em con chú con bác đối với ông Jesus, và làm như vậy là phản lại động cơ giáo điều chủ nghĩa.) Tất cả các danh tính bà con của ông Jesus chứng tỏ rõ ràng cái tính chất thuần túy Do Thái của gia đình ông ta. Tên mẹ của ông Jesus là Mary (Miriam) , tên bố ông ta là Joseph, và tên các người em của ông ta là James (Jacob), Judas và Simon (tên của những của những ông già đáng kính trong Cựu Ước) ”. ["Four of Jesus' brothers and several sisters are mentioned in Mark 6. (There is no basis in the text for making them into half brothers and half sisters or cousins, and to do so betrays a dogmatic motive.) All his relatives' names testify the purely Jewish character of the family: his mother's name was Mary (miriam), his father's, Joseph, and his brothers', James (Jacob), Judas, and Simon (names of Old Testament patriarchs)" [112]

Ngoài những tín lý bịp bợm trên đây, Vatican còn bịa đặt ra hàng rừng những tín lý láo khoét khác nữa. Đó là những tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Đồng Công, Lò Luyện Ngục, 7 phép bí tích, giáo hoàng không lầm lẫn, hàng mấy chục ngàn lần Đực mẹ hiện ra ở trong các cộng đồng tín đồ của Nhà Thờ Vatican. Lưu manh hơn nữa, Nhà Thờ còn phong thánh cho hàng ngàn tên tội đồ ác độc đã chống lại nhân loại trong đó có 117 tên ác ôn côn đồ đã bị chính quyền Việt Nam trừng phạt trong hai thế kỷ 18 và 19 cũng được phong thánh vào ngày 19/6/1988.

Tóm lại, cả Chúa Bố Jehovah, Chúa Con Jehovah và Giáo Hội La Mã đều ác độc, đều dã man, tàn ngược, ấy thế mà Nhà Thờ Vatican lại rao truyền rằng “Chúa toàn năng, tòan thiện và có mặt ở khắp mọi nơi.” và Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Đúng là “miệng kẻ sang có gang có thép” và “miệng lưỡi của Nhà Thờ Vatican thì có nanh có mỏ.”

Toàn thiện gì mà lại ác độc và dã man như vậy? Toàn năng gì mà Chúa lại bất lực đối với quỷ Satan? Toàn năng gì mà Chúa lại bất lực, không thể làm cho cây vả có trái cho Chúa ăn khi Chúa đi qua vào lúc đói lòng? (Matthew 21:18-27).

Vatican thường rao truyền rằng Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Hội Thánh thánh thiện gì mà lại làm những trò lừa bịp bi ổi như vây?

ĐỂ THAY CHO LỜI KẾT LUẬN CỦA PHẦN NÀY: Vào khỏang thế kỷ 4 trước Tây Lịch, ở Trung Quốc xẩy ra một chuyện hi hữu “Cưới Vợ cho Hà Bá.” Chuyện rằng, trên ven khúc sông Chương Hà ở đất Nghiệp Đô thuộc nước Ngụy, có bọn thày cúng và đồng cốt bịa đặt ra chuyện ông thần hà bá ở khúc sông này đòi người dân trong vùng mỗi năm phải cưới cho ông ta một cô vợ trẻ đẹp. Nếu dân làng tuân hành, thì ông thần này sẽ làm cho nước lũ dâng tràn gây ra nạn lụt, tàn phá mùa màng, hủy họai nhà cửa, và gây ra thảm họa chết người. Ai cũng biết rằng đây chỉ là chuyện hoang đường do bọn thày cúng lưu manh mượn danh ông thần hà bá ở khúc sông này đặt ra để moi tiền người dân trong vùng. Vì vậy, chẳng ai thèm tin cái chuyện láo khoét như thế. Thấy rằng, người dân trong vùng không chịu tin theo cái chuyện hoang đường này, bọn thày cúng và đồng cốt bèn tìm cách cấu kết với mấy tên cường hào ác bá địa phương để cưỡng bách nhân dân trong vùng phải tuân theo cái “tín lý hàng năm phải tìm kiếm người đẹp và làm lễ thành hôn cho ông thần hà bá ở khúc sông Chương Hà.” Vị bị bạo quyền địa phương cưỡng bách, người dân trong vùng không còn có cách nào khác, đành phải ngậm đắng nuốt cay mà tuân theo cái “tín lý quái đản và dã man” trên đây. Thế là kể từ đó, bọn thày cúng, đồng cốt và cường hào ác bá địa phương hè nhau cưỡng bách người dân trong vùng hàng năm phải đóng góp tiền bạc để tổ chức “lễ cưới vợ cho ông thần hà bá ” ở trong khúc sông Chương Hà này. Khốn nạn hơn nữa, chúng còn theo dõi và để ý gia đình nào khá giả mà có con gái đến tuổi cặp kê là chúng tìm đến thương lượng “đặt điều kiện” để cho người con gái của gia đình đó thoát khỏi “bị chọn làm người đẹp” cho ông thần hà bá ác ôn này. Nhờ vậy mà bọn thày cúng, đồng cốt và cường hào ác bá trong vùng trở nên giầu có, sống trong huy hoàng, phủ phê, phè phỡn. Trong khi đó, nhân dân trong vùng càng ngày càng trở nên nghèo khó, khốn khổ. Nhiều người tìm cách bỏ làng xóm đi đến một nơi khác làm ăn để tránh cái thảm họa phải tuân thủ cái tín lý quái đản “Cưới Vợ Cho Hà Bá”. Vì thế mà vùng này trở nên tiêu điều xơ xác, và uất khí của nhân dân bốc lên đến tận trời xanh.

Cũng may, đây chỉ là hành động lưu manh lẻ tẻ của cá nhân bọn thày cúng, đồng cốt và bọn hào phú địa phương trong vùng ven sông Chương Hà và cái tệ trạng này chỉ giới hạn trong một địa phương nhỏ hẹp ở trên ven sông Chương Hà mà thôi. Hơn nữa, bọn lưu manh bày ra cái trò hề này lại bị chính quyền cấp cao trừng trị thẳng tay.

Sở dĩ người dân trong vùng có được cái may mắn như vậy là nhờ nền đạo lý Đông Phương đã nói rõ ràng là đối với quỉ thần chỉn nên vái dài mà lánh xa, không nên bàn tới. Sách Nho Giáo viết:

"Phàm người đời đã bị cực khổ mà lại học hành không có, việc hay dở không biết thế nào, tất là phải chìm đắm vào những điều mê hoặc và tin những việc quái lạ. Vu là người con gái và hích là người con trai làm nghề đồng bóng, tức là bọn đồng cốt thày cúng, thày pháp, v.v... lấy điều cát hung, họa phúc, dùng những phương thuôc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghề kiếm ăn. Ở nước Tầu, về đời Thượng Cổ, bọn vu hích có thế lực rất mạnh, thậm chí nhà nào cũng thờ quỉ, thờ thần. Cổ thư nói rằng, "dân thần tạp nhụ, gia vi vu sử: Dân với thần lẫn lộn, nhà nào nhà ấy cũng có vu sử." Nhà vua thấy thế mới sai quan định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người. Thiên Lữ hình trong Kinh Thi nói rằng: "Mệnh, Trọng, Lê tuyệt địa thiên thông, võng hữu giáng cách : Vua sai họ Trọng, họ Lê định điển lễ rõ ràng, để phân biệt việc người việc thần, không cho người ta nói bậy là thế nào thần cũng giáng, hay dùng cách không chính đáng mà cũng cảm cách được đến thần." Đế vương đời trước cho dân mê tín những sự yêu quái, là vì không hiểu rõ cái chính lý của trời đất, không phân biệt điều thiện điều ác, cứ hay tìm mối họa phúc ở chỗ mơ màng mờ mịt. Vậy nên định rõ việc thờ cúng để chính lòng người và làm cho rõ đạo thường.

Tuy vậy, lòng người vẫn bị những vật dục làm mờ tối đi, thành ra thế lực của bọn vu hích càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: "Tư vu chưởng quần vu chi chính lệnh : Quan tư vu cai quản và sai khiến bọn vu nhân" (Chu Lễ : Tư vu). Xem thế biết rằng đạo thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế lực bằng cái thuật của bọn vu hích. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học mà thuật của bọn vu hích thì lan ra khắp cả bàn dân thiên hạ."[113]

Xin đọc lại những bản văn trích dẫn từ sách Nho Giáo ở trong Điều 1, Phần II ở trên.

Qua bản văn trên đây, chúng ta thấy rằng ngay từ thời Thương Cổ, Trung Hoa đã có những người lãnh đạo chính quyền quan tâm đến những việc làm bất chính của bọn lưu manh mượn danh thần linh ma quỉ để lừa gạt người đời. Vì thế, họ mới có sẵn những biện pháp để các chính quyền (do dân, vì dân) theo đó mà xử lý hầu ngăn chặn, không để cho bọn "vu hích" tung tác lợi dụng thần thánh bịa đặt ra "những điều hung ác, họa phúc dùng những phương thuốc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghề kiếm ăn."

Hành động như vậy là gây nên thù oán với bọn nguời "vu hích" (thày cúng và đồng cốt) và rất có thể bị chúng trả thù bằng cách dùng ảnh hưởng của chúng xúi giục đám dân ngu dốt nặng lòng mê tín nổi lọan chống lại chính quyền. Đây là sự thật đã xẩy ra trong lịch sử và được Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lại trong tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm của ông như sau:

Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành thành những tên sát nhân, nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt khẩu hiệu để làm vinh danh Chúa”, thì…” [114]

Và mới gần đây, Tổng Giám Mục và đồng bọn xúi giục giáo dân Hà Nội trong vụ đòi đất cho Nhà Thờ Vatican tại số 142 Nhà Chung, Hà Nội (từ 18/12/2007 đến 30/1/2008) và số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội (từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008) bằng những thủ đoạn gian manh gây bạo loạn làm xáo trộn đời sống an bình của nhân dân, phá họai tài sản quốc gia, phỉ báng nhà cầm quyền và những người dám nói lên sự thật về việc làm gian ác của chúng.

Xem như vây, việc làm trên đây của nhà cầm quyền của nước Trung Hoa trong thời Thượng Cổ chắc chắn không phải vì quyền lợi cá nhân của nhà vua, mà vì quyền lợi của đại khối nhân dân hay vì quyền lợi chung của xã hội. Làm một việc không phải vì quyền lợi của chính mình mà chỉ vì quyền lợi của đại khối nhân dân hay quyền lợi chung của xã hội, lại có thể nguy hiểm đến quyền lợi hay sinh mạng của chính mình, tất nhiên phải là những bậc đại hiền mới có thể làm được. Các bậc đại hiền này chỉ biết hành xử theo lương tâm và trách nhiệm, theo đạo lý công bằng và lẽ phải, dùng công đạo để trừng trị những kẻ gian manh làm ăn bất chính và bảo vệ quyền lợi của những người bị lường gạt hay bị bóc lột. Cung cách hành xử cao đẹp như vậy của các bậc đại hiền vào thời kỳ này được coi là khuôn vàng thước ngọc giống như những viên gạch đầu tiên trong công trình kiến tạo "căn nhà đạo lý vị tha" trong xã hội Trung Hoa nói riêng, và trong xã hội Đông Phương nói chung. Nền đạo lý vị tha trên đây sau này được Đức Khổng Tử gom lại và hệ thống hóa, rồi lại được Đức Mạnh Tử và các bậc chính Nho đời sau khai triển, bổ túc và được người đời gọi là nền đạo Lý Khổng Mạnh hay "đạo Khổng" (Confucianism).

Phần trình bày trên đây cũng cho chúng ta thấy rõ, nếp sống văn hóa của người dân Đông Phương nói chung, Trung Quốc nói riêng, có một ý niệm trật tự trên dưới và phân nhiệm rõ rệt là “Đạo lý đứng trên chính quyền, chính quyền có nhiệm vụ phải kiêm soát tôn giáo và thẳng tay trừng trị bọn lưu manh nhân danh tôn giáo bịa đặt ra những điều hoang đường xằng bậy để lường gạt người đời hầu thòa mãn những dục vọng bất chính và bất nhân của chúng.”

Nếu chính quyền không làm tròn nhiệm vụ do đạo lý giao phó (tức là hành xử ngược với đạo lý hay không làm trong nhiệm vụ mà nhân dân giao phó), thì nhân dân sẽ vùng lên đạp đổ chính quyền để thiết lập một chính quyền khác có thiện chí và khả năng làm tròn nhiệm vụ đối với đạo lý và cũng là đối với nhân dân:

Nếu ông vua nào trị dân yêu cái dân ghét và ghét cái dân yêu là làm những điều trái với lòng dân, tức là trái mệnh Trời, thì người khác được quyền “điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ đánh vua Trụ vậy.” [115]

Chính vì cái quan niệm trật tự trên dưới và phân nhiệm rõ rệt như trên mà trong câu chuyên “Cưới Vợ cho Hà Bá”, bọn chủ mưu là mấy tên thày cúng, đồng cốt và đồng bọn hào phú ở vùng ven sông Chương Hà mới bị quan Thái Thú Tây Môn Báo lôi ra trùng trị:

“Tây Môn Báo hỏi: “Tại sao biết được Hà Bá cưới vợ?” Các bậc phụ lão nói: “Bọn đồng cốt ứng lên nói như vậy. Dân chúng sợ cái nạn ngập lụt nên phải vâng theo. Mỗi năm các bậc hào lão trong làng cùng với bọn đồng cốt bắt dân phải chịu mấy trăm vạn quan tiền, dùng làm phí tổn trong việc lấy vợ cho Hà Bá. Nếu còn thừa thì chia nhau

Tây Môn Báo hỏi: “Chúng nó lấy tiền chia nhau dân chúng không nói gì sao?” Các bậc phụ lão nói: “Bọn đồng cốt có công cúng tế, còn các hào lão có công thu tiền. Họ ăn vào đấy, chúng tôi đâu dám nói. Chỉ có một điều rất khổ là hễ đến đầu năm, bọn đồng cốt xem thấy con gái nhà ai có sắc đẹp thì bảo người con gái ấy đáng làm vợ Hà Bá. Người nào chịu đút lót tiền bạc thì họ mới tha, đi tìm người con gái khác. Kẻ nào nghèo khổ không có tiền lễ thì phải nộp con gái.”

Tây Môn Báo hỏi: “Bọn đồng cốt làm cách nào để nộp người con gái cho Ha Bá?” Các bô lão nói: “Chúng lập một nhà trai-cung trên mé sông, mua các lễ vật cúng tế rồi chọn ngày tốt cho người con gái ấy tắm gội sạch sẽ, cho ngồi trên một chiếc bè cỏ, thả trôi giữa dòng. Bè cỏ ấy trôi độ vài dặm thì chìm xuống nước. Chính cái nạn ấy làm cho dân chúng tôi cực khổ. Người nào thương con không muốn nộp cho Hà Bá thì bỏ nhà cửa, dắt nhau đến xứ khác sinh sống. Vì vậy mà làng xóm tiêu điều buồn bã.”

Tây Môn Báo hỏi: “Các người ở đây có thường bị lụt chăng?” Các vị bô lão nói: “Năm nào dân chúng cũng nộp con gái, vì vậy Hà Bá không trách phạt.”Tây Môn Báo nói: “Thần đã linh thiêng như vậy, thế thì hôm nào nộp con gái, ta đến dự thử xem.”

Chẳng bao lâu, đã đến kỳ cưới vợ cho Hà Bá, các phụ lão đến bẩm. Tây Môn Báo liền mặc áo, đội mão chỉnh tề, thân hành ra tận bờ sông. Giữa lúc đó các vị hào lão và dân chúng trong vùng đã đến xem đông nghịt. Bọn hào lão đưa ra một mụ đồng cốt già, vẻ mặt hiu-hiu tự đắc. Theo sau có chừng vài mươi tên đệ tử, khăn áo sặc sỡ, tay mỗi người cầm một bình hương.

Tây Môn Báo gọi bà đồng ấy lại và nói: “Ta muốn xem mặt vợ Hà Bá kỳ này như thế nào.” Bà đồng sai đệ tử dẫn đến một nàng con gái, không đẹp lắm, đôi dòng nước mắt giàn-giụa chảy xuống má trông có vẻ sợ sệt lắm.

Tây Môn Báo nói: “Vợ Hà Bá phải là một mỹ nữ tuyệt đẹp mới phải. Người này trông sắc đẹp tầm thường, ta e Hà Bá không chịu đâu.” Đoạn ông quay lại nói với bà đồng cốt: “Tôi phiền bà xuống nói với Hà Bá rằng quan Thái-thú mới đến muốn kén cho Hà Bá một người vợ tuyệt đẹp. Vì vậy xin hẹn lại vài hôm nữa.” Dứt lời, Tây Môn Báo sai kẻ tả hữu bắt bà đồng cốt ném xuống sông. Ai nấy trông thấy đều sợ hãi. Tây Môn Báo ngồi yên chờ đợi một lúc rồi nói: “Bà đồng này đã già, làm không được việc, ta sai đi từ nãy giờ mà chưa chịu trở về để báo tin. Vậy thì phải có một người đệ tử xuống đó thúc hối.” Tiếp đó là một người đệ tử bị ném xuống sông. Cứ thế liên tiếp ba người. Cuối cùng, Tây Môn Báo nói với bọn hào lão: “Bọn ấy đều là đàn bà, đi đứng chậm chạp, nói năng không nên lời. Ta phiền các ngươi xuống đó thuật ý kiến của ta với Hà Bá xem thế nào.” Nói xong, ông truyền bắt một hào lão trong bọn. Cả bọn đều sợ hãi, quỳ lạy nói: “Ấy là bà đồng tìm cách lừa phỉnh dân chúng để lấy tiền. Chúng tôi thực không biết đến, xin ngài rộng lòng tha thứ, đừng bắt chúng tôi xuống đó mà oan mạng.”

Tây Môn Báo trợn mắt hét: “Thế thì lâu nay các người đã phỉnh phờ dân chúng, sống trên xương máu của mọi người, tội ấy đáng chết.” Cả bọn sụp lạy xin tha. Tây Môn Báo nói: “Bà đồng cốt đã chết rồi, từ nay về sau nếu ai còn nói đến chuyện Hà Bá cưới vợ nữa, ta sẽ bắt người ấy ném xuống sông.”

Kể từ đấy, dân chúng được sống yên, khỏi bị ai phỉnh phờ bóc lột nữa. Những dân đi trốn khi trước hay tin, bồng bế nhau trở về. Tây Môn Báo lại khiến dân đào sông ngòi khai thông với sông Chương Thủy nước trong vùng không còn đọng lại nữa, nên chẳng bao giờ ngập lụt. Ruộng nương cũng nhờ con sông ấy có đủ nước cày bừa, lúa đồng tốt tươi, cỏ hoa thơm nức.” [116]


PHẦN V

NHỮNG ĐIỂM GIỐNG NHAU TRONG CHUYỆN

CƯỚI VỢ CHO HÀ BÁ VÀ GIÁO HỘI LA MÃ

Nhìn vào toàn bộ câu chuyện “Cưới Vợ Cho Hà Bá”, chúng ta thấy trong câu chuyện này có nhiều điều cốt lõi giống y hệt như những điều cốt lõi trong Giáo Hội La Mã hay Nhà Thờ Vatican.

Giống nhau ở những điều nào?

Xin thưa: Ít nhất là có ba điều giống nhau:

Thứ nhất, cả Giáo Hội La Mã cũng như bọn thày cũng và bọn đồng cốt ở ven sông Chương Hà đều dùng danh nghĩa của một ông thần tưởng tưởng để làm cơ sở hay nền tảng cho nghiệp vụ buôn bán thần thánh.

Thứ hai, cả Giáo Hội La Mã cũng như bọn thày cũng và bọn đồng cốt ở ven sông Chương Hà đều cùng bịa đặt ra rất chuyện hoang đường xoay quanh vị thần tưởng tượng để phát triển cái nghiệp vụ kinh doanh này. Chỉ khác có một điều là Giáo Hội La Mã bịa đặt ra hàng ngàn chuyện hoang đường rồi sắp xếp thành một hệ thống và gọi là hệ thống tín lý Ki-tô và kéo dài tới thời Đại Lý Trí (1687-1789) [có thể là trước đó] mới bị các đại tư tưởng gia và vĩ nhân của nhân loại thộp cổ lôi ra ánh sáng công luận. Còn bọn thày cúng và đồng cốt ở trên ven khúc sông Chương Hà vừa mới đặt ra được có một chuyện hoang đường độc nhất gọi là Cưới Vợ cho Hà Bá thì đã bị thộp cổ.

Thứ ba, cả Giáo Hội La Mã cũng như bọn thày cũng và bọn đồng cốt ở ven sông Chương Hà đều cấu kết với cường quyền để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tin và phải triệt để tuân hành cái/những chuyện hoang đường quái đản do họ bịa đặt ra để moi tiền thiên hạ và củng cố quyền lực.

Tóm lại, toàn bộ tập thể Nhà Thờ Vatican cũng như bọn thày cúng và đồng cốt trong câu chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá đều là một lũ lưu manh mượn thần thánh và dùng danh xưng tôn giáo để lường gạt, lừa bịp người đời và giết hại dân lành.

MỘT CÁI NHÌN RÕ HƠN VỀ

CHÂN TƯỚNG NHÀ THỜ VATICAN

Để giúp cho độc giả có cái nhìn rõ hơn về chân tướng của Giáo Hội La Mã hay Nhà Thờ Vatican, người viết xin đưa ra mấy nhận xét như sau:

Về tín lý [TS Nguyễn Học Tập gọi là "chủ đề" (doctrina)]: Trong câu chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá, bọn thày cúng và đồng cốt chỉ mới bịa đặt đựợc có một tín lý duy nhất là chuyện ông thần há bá ở khúc sông Chương Hà, rồi đòi hỏi nhân dân trong vùng mỗi năm phải cưới cho ông thần này một cô vợ trẻ đẹp, và mới chỉ cấu kết được với mấy tên hào phú tại một địa phương nhỏ hẹp để cưỡng bách nhân dân trong vùng nhỏ hẹp này mà thôi.

Trong khi đó, về phía Giáo Hội La Mã, “chủ đề” (doctrina) khởi đầu là một số tín lý láo khoét về ông Chúa Bố Jehovah sáng tạo ra vũ trụ trong vòng sáu ngày và lấy đất sét nặn ra thằng người đất Adam, rồi lại véo cái xương sườn của thằng Adam mà nặn ra con mụ Eva. Sau đó, dựa vào câu chuyện láo khoét này, các nhà thần học người Do Thái (sư tổ của các nhà thần học của Nhà Thờ Vatican) khai triển ra hàng rừng tín lý láo khoét khác và được hệ thống hóa thành hệ thống thần học Ki-tô. Mỗi một tín lý trong hệ thống thần học Ki-tô là một thủ đọan phỉnh gạt, lừa bip tín đồ và nhân dân dưới quyền để hoặc là củng cố quyền lực hoặc là móc túi tín đồ và nhân dân.

Từ đầu thế kỷ 4 cho đến ngày nay, Nhà Thờ Vatican nhận thấy rằng mỗi lần bịa đặt thêm ra một tín lý láo khoét như vậy, thì họ lại có thể lợi dụng để tạo ra thêm khá nhiều quyền lực và thu vơ về khá nhiều tiền bạc. Chẳng hạn như cái tín lý quái đản có tên là Nơi Luyện Ngục (Purgatory) được bịa đặt ra vào năm 600 trong thời Giáo Hoàng Gregory I (590-604) đã giúp Nhà Thờ có thể tạo ra thêm khá nhiều quyền lực, bốc hốt và thu vơ về hàng núi bạc. Sự kiện này được người trong chăn Nhà Thờ là học giả Charlie Nguyễn ghi lại với nguyên văn như sau:

"Kinh Cầu Hồn và Ngày Lễ Các Linh Hồn xuất hiện do sự phát minh ra Lò Luyện Ngục của Giáo Hòang Gregory the Great (590-604) vào năm 600.

Kinh Thánh Cựu Ước cũng như Tân Ước chỉ nói tới Thiên Đàng và Hỏa Ngục, chứ không hề nói tới một nơi thứ ba để tạm giam giữ các linh hồn. Vào năm 600, Giáo Hoàng Gregory I (590-604) công bố giáo lý mới là một nơi thứ ba giam giữ các linh hồn để thanh tẩy hết mọi tội nhẹ trước khi vào Thiên Đàng, nơi đó Giáo Hoàng gọi là Nơi Luyện Ngục (Purgatory). Năm 1459, Công Đồng Florence (Pháp) đã biến phát minh này thành tín điều hiện hành buộc tín đồ phải tin (an actual dogma). Nhờ có tín điều này, Giáo Hội Công Giáo đã trở thành giáo hội giầu nhất thế giới do tiền của giáo dân nộp cho cha cố nhà thờ để xin lễ cầu hồn cho các thân nhân quá cố. Ngòai ra, trong thời Trung Cổ, Vatican còn tổ chức nhiều đại lý ở khắp nơi để rao bán ơn đại xá của Tòa Thánh (indulgence sales) đã thu về cho Rome những nguồn tài sản kếch sù gồm đủ thứ vàng bạc nữ trang và báu vật. Nhờ vào những nguồn lợi lớn lao này, giáo hoàng và tu sĩ cao cấp ở Vatican đã có một lối sống hết sức xa hoa tội lỗi. Chính điều này là động lực trực tiếp thúc đẩy Martin Luther từ bỏ Công Giáo lập ra đạo Tin Lành. Ông nói: Những kẻ bán ơn tha tội là những kẻ phạm tội lớn nhất (Those who sold indulgence to sinners were great sinner themselves).

Việc thu tiền lễ cầu hồn là một thủ đọan làm tiền trắng trợn của bọn cha cố lưu manh. Tại Ái Nhĩ Lan là nước toàn tòng Công Giáo có câu ca dao nổi tiếng như sau: "High money high Mass; low money, low Mass; no money, no Mass." (Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ). Thành thử chỉ những linh hồn có thân nhân giầu có mới hy vọng được vào nước Thiên Đàng của Chúa mà thôi. Trải qua nhiều thế kỷ bị bọn cường quyền cấu kết với bọn tu sĩ lưu manh áp lực, bóc lột và lừa bịp, đám dân nghèo ở Âu Châu vào đầu thế kỷ 19 đã lên tiếng đòi hỏi Giáo Hội phải tổ chức một ngày lễ cầu hồn miễn phí chung cho những người thiếu may mắn vì không có thân nhân bỏ tiền ra xin lễ. Họ gọi những linh hồn này là những linh hồn bị bỏ quên trong Nơi Luyện Ngục (The forgotten souls in Purgatory). Năm 1856, Vatican đã đáp ứng lời yêu cầu của đám dân nghèo bằng cách lập ra ngày Lễ Các Linh Hồn (All Souls Day) vào ngày 2 tháng 11 hàng năm, tương tự như lễ cúng các cô hồn vào ngày rằm tháng 7 của ta.. Vì vậy, một số các bài kinh cầu hồn đã được sáng tác để đáp ứng nhu cầu này. Quả thật sự phát minh (bịa đặt) ra Nơi Luyện Ngục của Giáo Hoàng Gregory I (590-604), tiếp theo là các lễ cầu hồn, đã biến Núi Sọ (Golgotha) của Chúa thành Núi Vàng (Golconda) của Giáo Hội Công Giáo La Mã."[117]

Sự kiện chỉ bịa đặt ra có một tín lý Nơi Luyện Ngục mà Nhà Thờ Vatican đã hốt được nhiều tiền của như vậy giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hai vấn đề:

Thứ nhất, chỉ có những hạng người cực kỳ ngu xuẩn mới tin và tuân hành cái tín lý vô cùng láo khoét như vậy. Hơn ai hết, tập đoàn lãnh đạo Nhà Thờ Vatican cũng biết như vậy. Do đó, họ mới cương quyết phải thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để biến tín đồ và nhân dân dưới quyền để thành những người siêu ngu xuẩn như vậy. Có như thế thì tất cả tín điều Ki-tô dù có phi lý và láo khoét đến đâu đi nữa, thì những người ngu xuẩn như vậy vẫn tin như thường, và nhờ thế mà Nhà Thờ Vatican mới có thể tồn tại và càng có thể bốc hốt được nhiều tiền bạc.

Thứ hai, càng về sau, Nhà Thờ Vatican càng đặt ra thêm rất nhiều tín lý láo khoét như vậy để có thể có thêm uy quyền và có thể bốc hốt được thêm nhiều tiền bạc. Cũng vì thế mà chúng ta thấy, càng về sau, con số tín lý Ki-tô càng sinh sôi nẩy nở giống như loài giòioi bọ sinh sôi nẩy nở trong những vũng lầy chứa đầy những đồ phế thải từ bộ máy tiêu hóa của các sinh vật cói khả năng di chuyển. Bản văn sử dưới đây do một người trong chăn Nhà Thờ là học giả Charlie Nguyễn ghi lại cho chúng ta thấy rõ sự thật này:

“Theo báo Newsweek ra ngày 26/8/1997 thì trong 19 thế kỷ qua, Vatican loan báo Đức Mẹ hiện ra chỉ có vài lần. Nhưng trong thế kỷ 20, Vatican cho biết có tới 400 lần Đức Mẹ hiện ra hầu như tại khắp nơi trên thế giới...”[118] .

“Trong thế kỷ 20, Đức Mẹ hiện ra tới 400 lần tại nhiều quốc gia. Như vậy Đức Mẹ phải biết đủ các thứ tiếng trên thế giới! Tại La Vang vào năm 1798, dưới thời vua Cảnh Thịnh, hàng trăm giáo dân Huế và Quảng Trị đã vào đây lánh nạn cấm đạo trong khu rừng “Lá Vằng” này. Đức Mẹ chỉ hiện ra để nói vài điều chứ không có một chương trình nào cụ thể để cứu trợ. Đức Mẹ hứa: “Từ nay về sau, bất cứ ai đến khẩn cầu Mẹ tại nơi đây sẽ được Mẹ ban ơn phù trợ.” Chắc ý của Mẹ là muốn La Vang sẽ trở thành trung tâm hành hương lớn tương tự như Trung Tầm Hành Hương của Dòng Tu Đồng Công tại Missouri? Tôi tin rằng Đức Mẹ nói với giáo dân tại La Vang vào năm 1798 bằng tiếng Việt, không cần phải thông dịch từ tiếng Aramic (ngôn ngữ Đức Mẹ và ông Joseph sử dụng ở Do Thái vào thời đó - NMQ) sang Việt ngữ. Có lẽ tiếng nói của Người hơi nặng theo giọng Huế hay Quảng Trị!

Vatican, Xưởng Sản Xuất Phép Lạ.- Sư lạm phát phép lạ của Vatican đi kèm theo tín điều “Giáo Hoàng không thể sai lầm” làm cho các giáo phái Kitô khác như Anh Giáo, Tin Lành và Chính Thống Giáo đâm ra hoảng sợ vì nó có thể tạo ra sự sụp đổ của Công Giáo La Mã và kéo theo sự sụp đổ của toàn thể Ki-tô giáo..

“Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945, Vatican thấy các quốc gia rục rịch thành lập tổ Chúc Liên Hiệp Quốc nên phịa ra vụ Đức Mẹ hiện ra tại Amsterdam (Hòa Lan) với cô gái tên là Ida Peederman. Đức Me tự xưng với cô gái bằng danh hiệu “Đức Mẹ của Mọi Quốc Gia” (Lady of All Nations). Điều đáng chú ý nhất là trong lần hiện ra này, Đức Mẹ chỉ thị cho cô Ida Peederman phải thỉnh cầu với Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958) công bố một số tín điều cuối cùng về Đức Mẹ là Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc. (The Dogma of Co-Redemptrix). Vào năm 1950, Giáo Hoàng XII đã công bố tín điều “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” để xác nhận việc Đức Mẹ hiện ra là NGƯỜI THẬT nguyên vẹn hồn xác như cách đây 2000 năm. Từ đó đến nay, chỉ trong vòng 50 năm, số lần Đức Mẹ hiện ra gấp nhiều lần tổng số từ năm 1950 trở về trước cộng lại. Nổi tiếng nhất là những lần Đức Mẹ hiện ra ở Rwanda (châu Phi) vào năm 1981 và 1989.

Vụ Đức Mẹ hiện ra cùng 6 em nhỏ Medjugoje (Bosnia) vào năm 1981, Đức Mẹ xưng danh là “Nữ Vương Hòa Bình” (Queen of Peace) và từ năm 1981 đến nay (1997) có tới 20 triệu tín đồ đến đây hành hương. Cũng từ năm 1950 đến nay. trong thế giới Công Giáo phát sinh ra hàng trăm tờ báo lá cải chuyên viết đủ thứ về Đức Mẹ, tương tự như tờ “Trái Tim Đức Mẹ” và hàng ngàn bản tin như “Bản Tin Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ” của Dòng Đồng Công Missouri.

Chưa có thế kỷ nào việc tôn thờ Đức Mẹ Maria lại ồn ào náo nhiệt cho bằng thế kỷ 20! Mọi nơi trên thế giới đều có cha cố hay giáo dân báo cáo là có thấy Đức Mẹ hiện ra. Mấy năm trước đây, tại Phoenix và Cleveland (Hoa Kỳ) cũng ồn lên về việc Đức Mẹ hiện ra ở vùng này. Việc hành hương thăm viếng các nơi có tin đồn Đức Mẹ hiện ra đã biến thành một kỹ nghệ hốt bạc của các tu sĩ và nhà thờ Công Giáo. Việc phát hành các băng video về hình ảnh Đức Mẹ khóc, tượng Đức Mẹ chảy máu, hình Đức Mẹ chiếu trên mây hoặc trên các tấm kiếng của buiding (cao ốc), trên nóc nhà thờ, v.v..., tất cả được tung ra thị trường đều nhằm làm thỏa mãn tính hiếu kỳ và lòng say mê phép lạ của tín đồ Công Giáo. Theo nhận xét của nhiều ký giả đã theo dõi sự kiện này thì Đức Mẹ hiện ra ngày càng trở thành một bà vợ hấp dẫn hơn xưa của Đức Chúa Thánh Thần (The Holy Spirit’s more interesting spouse). Sau năm 1945, Giáo Hoàng Pio XII muốn công bố tín điều cuối cùng về Đức Mẹ nên đã tung ra tin Đức Mẹ hiện ra với cô Ida Peederman và ra lệnh phải thỉnh cầu giáo hoàng công bố tín điều “Đức Mẹ Đồng Công Cứu Chuộc”. Và đây cũng là lý do tại sao có việc Linh-mục Trần Đình Thủ lập dòng Đồng Công tại Bùi Chu vào cuối thập niên 1940.” [119]

“Cơ quan tuyên truyền chính yếu của dòng Đồng Công là Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ. P.O. Box 836, Carthage – MO 64836, phone (417) 358-8296. Cũng theo báo này thì từ xưa đến nay, Đức Mẹ đã hiện ra ở khắp nơi trên thế giới hơn 30 ngàn (30,000) lần. Mỗi lần hiện ra đều có những phép lạ khác nhau và mặc sắc phục khác nhau.” [120]

Giống như vịệc bịa đặt ra chuyện Đức Mẹ hiện ra là để moi tiền tín đồ và bọn người ngu dốt nhưng lại có máu tham lợi háo danh luôn luôn mong ước sẽ có phép lạ giúp cho họ được thỏa mãn nhưng tham vong bất chính về vật chất hay được thăng quan tiến chức, thì việc phong thánh cho những tên tội đồ bị nhân dân các quốc gia nạn nhân trừng trị bằng những bản án tử hình vì tội chống lại tổ quốc của họ cũng là một thủ đọan lưu manh của Nhà Thờ Vatican để moi tiền những hạng người ngu dốt này. Bản văn sử dưới đây cho chúng thấy rõ sự kiện này:

"Bốn năm trước, Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) thương thuyết với ông Hoàng Albert và đạt được thỏa hiệp rất tinh vi và phức tạp, nhưng cả hai bên đều có lợi. Theo thỏa hiệp này, Ông Hoàng Albert được kiêm nhiệm ba chức giám mục cai quản ba giáo khu Mainze, Magdeburg và Halberstag. Thực ra, đây là một việc làm bất chính và bất hợp pháp, vì một người cai quản cả ba giáo khu là vi phạm giáo luật và là một trọng tôi. Nhưng Giáo Hoàng Leo X cho phép làm như vậy để ông nhận được một khoản tiền 21 ngàn ducats về việc ban cấp cho ông Hoàng Albert được cai quản cả ba giáo khu này, và một khoản tiền khác nữa là 20 ngàn ducats về việc để cho ông Hoàng Albert được tiếp tục cai quản ba giáo khu này một cách bất hợp pháp. Dĩ nhiên là ông Hoàng Albert đã cho Giáo Hoàng Leo X biết là ông ta không có tiền, nhưng có thể vay số tiền này của nhà ngân hàng Jacob Fugger. Giáo Hoàng Leo phải cho phép ông Hoàng Albert bán một món hàng đặc biệt là giấy xá tội trong cả ba giáo khu để ông lấy tiền trả nợ cho nhà ngân hành Fuggers. Giá bán giấy xá tội từ một nửa tiền vàng florin (cho người rất nghèo) tới 3 (ba) tiền vàng florins (cho các ông thày tu khất thực), 5 (năm) tiền vàng florins (cho các ông tiến sĩ hay bác sĩ) và cao hơn nữa tới 25 tiền vàng florins cho những người trong giới quý tộc và hoàng gia.

Để làm cho tư thế của ông có thêm uy tín như là một nguồn tình thương yêu đối với linh hồn tín đồ đang chịu đau khổ trong Nơi Luyện Tội, ông Hoàng Albert phải có một cái gì đặc biệt. Đó là công trình sưu tầm các thánh tích của ông. (Dĩ nhiên, tất cả là đồ giả): một nạm cỏ khô (nói là) lấy từ mang cỏ đêm Giáng Sinh đầu tiên khi Chúa hài đồng mới chào đời, bốn (4) sợi tóc14 miếng vải quần áo của Đức Bà Đồng Trinh, một (1) sợi râu của ông Jesus, một cái đinh lấy từ cây thánh giá đóng ghim ông Jesus lúc bị hành hình, và khoảng 19, 093 mảnh xương các thánh và những người tử đạo. Bất kỳ người nào - từ ông hoàng cho đến những người bần cùng -, nếu trả tiền vào cửa đề sùng kính những thánh tích này thì có thể làm giảm thời gian bị giam cầm ở trong Nơi Luyện Ngục của những linh hồn những người thân thương từ 1,902,202 năm và 270 ngày...."

["Four years ago, Leo negotiated a vey delicate, intricate, but mutually profitable agreement with Albert, prince-archbishop of three dioceses, Mainze, Magdeburg, and Halberstag. Actually, it was illegal, a felony violation of church law, to hold three dioceses at one time. But Leo permitted it - for a consideration: 21,000 ducats for being granted the dioceses; 20,000 ducats for being allowed to keep them illegally. Albert, of course, told Leo he was penniless, but he borrowed the money from the Jacob Fugger banking house. Leo allowed Albert to sell a special inventory of indulgences in all three dioceses, in order to pay back the Fuggers. Price of indulgences went from half a gold florins (for the very poor), to three gold florins (for mendicans), five gold florins (for doctors), and so on to twenty-five gold florins for nobility and royalty."

"To enhance his position as a source of mercy for the faithful suffering in Purgatory, Prince Albert had something special, his collection of relics (all of course, fraudulent): a wisp of straw from the manger where the baby Jesus lay on the first Christmas night, four hairs from the Virgin's head, fourteen pieces of her clothing, a strand of Christ's bears, a nail from Christ's cross, a little over 19,093 sacred bone parts of saints and matyrs. For venerating all this and a payment, anyone - prince or pauper - could shorten the stay of any close friend of relative in Purgatory by 1,902,202 years and 270 days. “ [121]

Vì thánh tích có thể sử dụng để moi tiền như trên, cho nên càng về sau Nhà Thờ Vatican phong thánh càng nhiều hơn cho những tên tội đồ bị các dân tộc nạn nhân của Giáo Hội La Mã xử tử vì tội đã chống lại đất nước của họ. Điển hình sự kiện này là triều đại Giáo Hòang John Paul II (1978-2005). Các nhà viết sử ghi nhận rằng con số những thằng tội đồ đã bị xử tử vì chống lại nhân loại để phục vụ cho Giáo Hội được ông giáo hoàng này phong thánh chiếm kỷ lục trong lịch sử của Nhà Thờ Vatican. Việc phong thánh như vậy đã khiến cho ngày cả một vị chức sắc trong Giáo Hội cũng phải than trời là “Vatican đã trở thành một xưởng chế tạo thánh”. Sự kiện này được sách Công Giáo Chính Sử ghi nhận như sau:

“Có lẽ chúng ta cũng biết rằng việc phong thánh bừa bãi của Giáo Hoàng John Paul II đã gây nhiều phản ứng bất lợi cho chính Giáo Hội, đến nỗi Hồng Y Silvio Oddi cũng phải than phiền là “Vatican đã trở thành một “Xưởng chế tạo thánh.” (The Vatican has become a saint factory.) Điều hiển nhiên là 117 vị được phong thánh ở Việt Nam cũng không nằm ngoài kế hoạch chế tạo Thánh cho những mục đích chính trị của Vatican.” [122]

B.- Về nhân sự và tổ chức [TS Nguyễn Học Tập gọi là “chủ thể" (persona)]: Trong câu chuyện Hà Bá Cưới Vợ, chúng ta thấy “chủ thể” (tổ chức và nhân sự) là một nhóm nhỏ chỉ gồm có mấy tên thày cúng và thày trò của mụ đồng cốt. Trong khi đó, “chủ thể” (tổ chức và nhân sự) của Nhà Thờ Vatican là cả một hệ thống tổ chức thành một bộ máy cai trị của một đế quốc thực dân xâm lược hết sức tinh vi và vô cùng rộng lớn với trên dưới nửa triệu thày cúng. Các ông thày cúng này được Nhà Thờ Vatican trao cho đảm nhiệm rất nhiều vai trò và được tôn vinh là những người “mang chức thánh” với chức vụ cùng đẳng cấp của họ. Nói về bộ máy cai trị, Nói về bộ máy cai trị của Nhà THờ Vatican, cựu giáo-sĩ Malachi Martin viết trong cuốn Rich Church, Poor Church như sau:

"Bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã thường được gọi là Tòa Thánh Vatican. Gọi như vậy là không đúng với sự thật và chỉ là một cách gọi vắn tắt của danh xưng "Quốc Gia Thành Phố Vatican". Giáo Hoàng là nhà lãnh đạo nắm quyền chuyên chế tuyệt đối của quốc gia này. Là một quốc gia có đầy đủ chủ quyền, Vatican có lãnh thổ, cảnh sát, các tòa án, nhà tù, hệ thống thuế khóa, sở bưu chính và con niêm, sở đúc tiền, báo chí, văn phòng báo chí, sở cứu hỏa, sở an ninh, công chức, hệ thống ngân hàng, đại sứ và ngọai giao đoàn. Tuy nhiên, vì bị bao quanh bởi kinh thành La Mã cho nên các dịch vụ trong quốc gia này được phối hợp với các dịch vụ của kinh thành La Mã."

Bộ máy cai trị của Vatican là cơ quan hành pháp nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của giáo hoàng và được coi như là cánh tay mặt của ông. Cơ quan hành pháp này có hai chức năng: Chức năng thứ nhất là quản lý các công việc chính quyền trong Quốc Gia Vatican và chức năng thứ hai là trông coi tất cả các việc tôn giáo cùng mọi công viêc đời của toàn thể Giáo Hội. Bộ máy cai trị của Vatican còn được gọi là giáo triều hay triều đình Vatican và được tổ chức thành các bộ, phòng, sở, văn phòng và ủy ban giống như các cơ quan chính quyền thế tục.

Trên nguyên tắc, hầu hết, trong thực tế, các giáo khu đều độc lập đối với Tòa Thánh La Mã về vấn đề tài chánh và quản trị tài chánh. Các ông giám mục đều có đầy đủ quyền hành trong giáo khu của họ. Là những người đại diện của Giáo Hội tại giáo khu của họ, các ông giám mục được tín nhiệm và trao cho quyền kiểm soát mọi tài sản, động sản, bất động sản, v.v... của Giáo Hội. Dĩ nhiên, cứ 5 năm một lần, họ phải thân hành đến Tòa Thánh Vatican để tâu trình về những việc làm trong giáo khu của họ đã tiến hành như thế nào và kết quả ra sao. Họ phải giữ tình giao hảo vời vị sứ thần của Tòa Thánh ở quốc gia của họ. Ở Hoa Kỳ, vị sứ thần của Tòa Thánh Vatican cư ngụ trong thành phố thủ đô Washington. Điều đáng để ý là các ông giám mục là một nhà cai trị trong giáo khu của họ. Hàng năm, mỗi giáo khu phải gửi số tiền khổng lồ gọi là Peter's Pence về Vatican. Đây là loại thu nhập hàng năm trong toàn thể Giáo Hội. Thỉnh thoảng, Tòa Thánh Vatican lại đòi các giáo khu phải đóng góp thêm và còn đưa ra "chỉ tiêu" nữa.... Tuy nhiên, về công việc quán lý nội bộ, Tòa Thánh để cho các giáo khu được tự trị.

Từ năm 1947, các dòng tu và các giáo khu đều sử dụng các cơ quan tài chánh của Tòa Thánh Vatican để đầu tư vào các dịch vụ kinh tài."]

(That clerical bureaucracy is commonly described as "the Vatican." But this is really a misnomer, being a shortened form for the State of Vatican City. The pope is its absolute ruler. As a full sovereign state, it has it own borders, police, judiciary, jails, taxes, stamps, coinage, newspapers, press office, fire department, security services, civil service, banking system, ambassador, and accredited diplomatic corps. However, because it is surrounded by Rome and the State of Italy, its municipal services necessarily work in conjunction with those of Rome."

The bureaucracy of the Vatican is the pope's executive right arm, and under his command, it has a double function: to administer the temporal affairs of the State of Vatican City and to administer the spritual and temporal affairs of the entire church. The Vatican bureaucracy - called Curia - is organized into sections corresponding to the ministries, offices, and services: tribunals, secretariats, and commissions.

In principle and, very largely, in practice, each diocese is independent of Rome in its fiscal and monetary adminstration. Each bishop has complete power in his territory; as the official representative of the Church there, he holds in trust and controls the property of the Church - liquid asset, real restate, and so on. He must, of course, visit the Vatican every five years in order to give an account of how his diocese is doing, and he must maintain friendly relation with the pope's representatives in his country - in the United States this is the pro-Nuncio who lives in Washington. In the final account, the bishop is the business manager of his his diocese. The largest amount of money that goes to the Vatican from the diocese is Peter's Pence, and annual collection made throughout the Church. From time to time, the Vatican will require additional contributions and "quotas."... But between Rome and dioceses, the business connection is not very tight. Each diocese is, in effect, autonomous.

Since 1947, both religious orders as well as diocese have made use of the Vatican' financial agencies in order to obtain the best investment possible for their funds."[123]

Nói chung, hệ thống tổ chức bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã không khác gì hệ thống tổ chức của Đế Quốc La Mã hay bất kỳ một đế quốc thực dân xâm lược nào khác. Hệ thống này được tổ chức với mức độ vô cùng tinh vi, sao cho thích nghi với "chủ trương phù thịnh" dế dàng "xoay sở trở cờ đón gió" của Giáo Hội, hầu có thể thì hành sách lược "cáo đội lốt hùm" và "cuốn theo chiều gió". Nói về đặc tính và thành tích trở cờ đón gió của Giáo Hội La Mã (để có thể dễ dàng cấu kết với các thế lực mới đang lên), ông Charlie Nguyễn viết:

"Vatican trước đây đã đạt tới đỉnh cao danh vọng do sự cấu kết chặt chẽ với các chủ nghĩa quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân đế quốc, chủ nghĩa phát -xít (Ý) và chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Nó cấu kết với các bố già Mafia Ý và bọn khủng bố quốc tế."[124]

Vì quốc gia này tức Nhà Thờ Vatican theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại về cả thể xác lẫn tâm linh với chủ trương "thần quyền chỉ đạo thế quyền" để thi hành "chính sách bất khoan dung" đối với các tôn giáo và văn hóa khác qua những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" bằng bạo lực cho nên các nhà viết sử gọi nó là "Đế Quốc Thần Linh" (Spiritual Empire). Việc giáo triều Vatican phát đông các cuộc Thập Tự Chiến khởi đầu vào năm 1096, việc thiết lập các Toà Án Di Giáo khởi đầu vào năm 1232, việc ban hành các thánh lệnh trong thế kỷ XV chứng tỏ Giáo Hội La Mã hay Quốc Gia Vatican không phải chỉ là Đế Quốc Thần Linh thuần túy, mà còn là một đế quốc thực dân xâm lược giống như tất cả các đế quốc thực dân xâm lược khác. Hơn thế nữa, nó còn có những sách lược hành động ở mức độ đại quy mô hơn, tinh vi hơn và có những đặc tính gian tham hơn, quỷ quyệt hơn, bạo ngược hơn, và dã man đến cùng độ của dã man.

Vì là một đế quốc thực dân xâm lược có rất nhiều thuộc địa ở rải rác khắp nơi trên thế giới và có cùng chung những thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ ở khắp các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu, cho nên đế quốc này hay Nhà Thờ Vatican cũng phải tổ chức bộ máy cai trị giống như bộ máy cai trị của các đế quốc khác, và phải có một khối nhân sự (cán bộ) vô cùng đông đảo để điều hành bộ máy cai trị khổng lồ này. Nói về khối nhân sự hay cán bộ của Giáo Hội hiện nay, ông Charlie Nguyễn cho biết:

"Giáo Hoàng là đầu não của cả một hệ thống giáo sĩ dông đảo gồm 4000 (4 ngàn) hồng y và giám mục. Đội ngũ quản lý hay cán bộ thừa hành cấp dưới (managers) là các linh mục lên tới tổng số 400.000 (4 trăm ngàn)!"[125] .

Với quyết tâm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại cả về thế xác lẫn tâm linh bằng sách lược bám chặt lấy thế quyền, cấu kết với các cường quyền, cấu kết với các đế quốc hay siêu cường để dựa hơi ăn có rồi nhập nhằng diễn trò "cáo đội lốt hùm", Nhà Thờ Vatĩican đã trở thành một đế quốc thực dân xâm lược với chính quốc là "Quốc Gia Vatican" và các thuộc địa ở khắp các lục địa Âu Châu, Phi Châu, Mỹ Châu và Á Châu. Các thuộc địa của Giáo Hội chính là các xứ đạo và giáo khu nằm rải rác khắp nơi trên thế giới. Chính những xứ đạo và giáo khu này là những "vốn quý" và cũng là những "phần hùn" để Giáo Hội sử dụng trong việc thuyết phục các đế quốc thực dân xâm lược như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và sau này là siêu cường Hoa Kỳ xuất quân đánh chiếm hay can thiệp vào các vùng mục tiêu mà Giáo Hội chiếu cố.

Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 7, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 2/2008.

C.- Về sách lược cấu kết với cường quyền: Đọc câu chuyện Cưới Vợ Hà Bá và tìm hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, chúng ta thấy rằng cả bọn thày cúng và đồng cốt trong câu chuyên Hà Bá Cưới Vợ cũng như Nhà Thờ Vatican đều sử dụng kế sách cấu kết với cường quyền để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải tin theo và tuân hành những chuyện hoang đường láo khét do họ bịa đặt ra bằng cách phải đóng góp tiền bạc cho họ. Trong câu chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá, bọn thày cúng và đồng cốt cũng sử dụng sách lược cấu kết với bọn hào phú địa phương để có quyền lực cưỡng bách nhân dân trong vùng phải tuân thủ những chuyện hoang đường do chúng bịa đặt ra, giống y hệt như bọn Nhà Thờ Vatican đã làm trong gần hai ngàn năm qua; chỉ khác có một điều là Nhà Thờ Vatican sử dụng sách lược này một cách đại quy mô và hết sức tinh vi. Đại quy mô và tinh vi ở chỗ Nhà Thờ Vatican cấu kết với tập đoàn đầu nậu (chính quyền trung ương) của các bạo quyền của từng quốc gia và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

“Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo – Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.”

("The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic hurch has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War.”[126]

Sự kiện này cũng được học giả Charlie Nguyễn nói rõ trong Mục B ở trên. Xin ghi lại đây đọan văn ngắn ngủi này để độc giả không còn nghi ngời về sự kiện lịch sử này:

"Vatican trước đây đã đạt tới đỉnh cao danh vọng do sự cấu kết chặt chẽ với các chủ nghĩa quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân đế quốc, chủ nghĩa phát -xít (Ý) và chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Nó cấu kết với các bố già Mafia Ý và bọn khủng bố quốc tế."[127]

Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rìn chaõ ràng trong Chương 6, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đãy đã được lên sáchhiem.net từ tháng 9/2007.

Tiếc rằng một sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng như vậy đã bị ông TS Nguyễn Học Tập tránh né, không đề cập tới. Theo sự hiểu biết của người viết, không phải chỉ có ông TS Ca-tô Nguyễn Học Tập tránh né, không nói đến vấn đề này, mà hầu như tất cả các tác giả đồng đạo với ông Nguyễn Học Tạp cũng đều tránh né như vậy cả. Lý do: Nhà Thờ Vatican đã dạy tín đồ Ca-tô rằng:

“Phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết. [128]

Tuy nhiên, vẫn có nhiều tác giả người Việt viết sử Việt Nam dù không phải là tin đồ Ca-tô cũng tránh né, không hề đề cập đến những rặng núi tội ác của Nhà Thờ Vatican đã chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua và đã chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta từ giữa thế kỷ 16 đến ngày nay. Người viết không biết có phải vì họ không được học và cũng không đọc lịch sử thế giới, không địc lịch sử Giáo Hội La Mã, hay vì họ biết rõ chân tướng của “cái tôn giáo ác ôn” này là như vậy, nhưng họ cố tình tránh né giống như ông trường hợp ôngTS Nguyễn Học Tập. Trong số những tác giả này có ông Lê Xuân Khoa tác giả cuốn Việt Nam 1945-1995 (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), ông Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Đức tác giả cuốn Những Ngày Cuối Cùng Cúa Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sạn Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Thân Thị Nhân Đức, 1994), và Hòang Cơ Thụy, tác giả bộ sách Việt Sử Khảo Luận (Paris: Nam Á, 2002) và rất nhiều tác khác. [Riêng về tác giả Hoàng Cơ Thụy, xin đọc trang 891 và 892 cuốn 2 để thấy rõ những lời lẽ của tác giả này biện minh cho Nhà Thờ Vatican.]

D.- Về việc sử dụng biện pháp mạnh để kiểm soát, kèm chếtrừng trị bọn chủ mưu và hành nghề dịch vụ buôn thần bán thánh: Vì theo nếp sống văn hóa Đông Phương, cho nên, trong câu chuyện Hà Bá Cưới Bá, chúng ta có ông Tây Môn Báo là người của chính quyền nhân danh đạo lý (và cũng là pháp luật bất thành văn) để làm các công việc này.

Trái lại, trong các xã hội bị áp đặt phải sống theo nếp sống văn hóa Ki-tô, chính quyền chỉ là công cụ của Nhà Thờ và phải thi hành tất cả những lệnh truyền của Nhà Thờ. Như vậy là người dân trong xã hội Ki-tô không thể trông cậy vào chính quyền trong việc dùng biện pháp mạnh để kiểm sóat, kèm chế và thẳng tay nghiêm trị nếu Nhà Thờ có những hành động làm nguy hại đến phúc lợi của nhân dân hay lợi dụng lòng mê tín dị đoan của người dân để bốc hốt, thu vơ và tích lũy của cải cho đầy túi tham.

Chính vì tình trạng này mà hầu như tất cả quốc gia nào nằm dưới ách thống trị của Nhà Thờ cũng đều có phong trào nhân dân vùng lên làm cách mang để thực hiện các mục tiêu:

1.- Giành lấy chính quyền từ trong tay Nhà Thờ cho nhân dân.

2.- Đòi lại những gì mà Nhà Thờ và bọn phong kiến phản động (cấu kết với Nhà Thờ) đã cưỡng chiếm của nhân dân.

3.- Tách rời Nhà Thờ ra khỏi chính quyền

4.- Nêu rõ giới hạn họat động của Nhà Thờ bằng việc ban hành một hiến chế dân sự cho Nhà Thờ và giới tu sĩ của Nhà Thờ.

5.- Kiểm soát Nhà Thờ và giới tu sĩ, buộc họ phải tuân hành luật pháp quốc gia và hành xử đúng theo như hiến chế đã ban hành.

6.- Nghiêm trị thẳng tay nếu Nhà Thờ và giới tu sĩ của Nhà Thờ nếu họ vi phạm luật pháp quốc gia hay vi phạm hiến chế đã ban hành.

Đây là những bước tiến của nhân loại và đã được thể hiện ra qua các cuộc cách mạng như: Ở Anh nhà Nước Anh phát khởi từnăm 1531 và kéo dài đến năm 1691 mới dứt khoát thẳng thừng được cái thòng lọng Ca-tô (Catholic loop). Ở Pháp, Cách Mạng bùng nổ vào năm 1789, giằng co và kéo dài tới năm 1905 nhân dân Pháp mới đạt được tất cả 6 mục tiêu của Cách Mạng Pháp 1789 vì rằng mãi tới nằm 1905, Quốc Hội Pháp mới có thể thông qua đạo luật là “tách rời Nhà Thờ ra khỏi chính quyền” mà Nhà Thờ và nhóm thiểu số giáo dân cuồng tín không thể cưỡng lại được.

Theo gương nước Anh và nước Pháp, gần như tất cả nhân dân của các quốc gia nằm dưới ách thống trị của Nhà Thờ Vatican đều vùng lên làm Cách Mạng để thực hiệu 6 mục tiêu như đã nói trên. Đó là Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979.


PHẦN VI

TÂT CẢ CÁC THẾ LỰC CÂU KẾT VỚI

NHÀ THỜ VATICAN ĐỀU THẢM BẠI

Phần trình bày trong các Phần II, III, IV và V trên đây cho chúng ta thấy rõ một vấn đề nghiêm trọng: Nhà Thờ, đặc biệt là Nhà Thờ Vatican, quả thật là đại thảm họa cho nhân loại. Vì lẽ này mà ở đâu có Nhà Thờ Vatican là ở đó có phong trào nhân dân vùng lên làm cách mạng để khử diệt cái thảm họa này. Vì Giáo Hội La Mã có chủ trương là luôn luôn cấu kết các bạo quyền Âu Châu và các đế quốc thực dân xâm lược Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Pháp và siêu cường Hoa Kỳ để củng cố, mở rộng và duy trì quyền lực, cho nên hầu như toàn thể nhân dân Âu Châu và toàn thể nhân dân các thuộc địa của các đế quốc Âu Mỹ trên đây đều trở thành nạn nhân khốn khổ của Nhà Thờ. Dân tộc nào càng trở thành nạn nhân của Nhà Thờ lâu năm hơn thì dân tộc đó càng ghê tởm và càng thù ghét Nhà Thờ hơn. Nói chung, hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều khinh bỉ, đều ghê tởm, đều thù ghét đến tận xương tận tủy và đều muốn “diệt tận gốc, trốc tận rễ” cái thảm họa Nhà Thờ Vatican, nếu không thì cũng lánh xa như lánh xa cùi hủi. Đây là sự thật lịch sử và sự thật này được sách sử ghi lại rõ ràng như vậy. Sách Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? viết:

“Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v. Trọng tội của Giáo Hội không phải là nguồn phúc lộc bình an dưới thế! Ngược lại, và riêng Việt Nam, Giáo Hội chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam là dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoại đạo theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo.. Đức Hồng Y Hà Nội Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma vào năm 1998, có Đức Giáo Hoàng đương kim (John Paul II) ngồi dự thính.”[129]

Trong bài tham luận “Ít Nhiều Nhận Định Về Thiên Chúa Giáo”, bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ viết:

Tuy nhiên, tôi lại hơi thắc mắc là tại sao Giáo Hội Công Giáo luôn luôn long trọng truyên bố Cựu Ước chính là lời Chúa?

Cái thắc mắc khác của tôi, là một Giáo Hội đầy ơn Chúa, đầy chân lý và tình thương như vậy, khi thực sự cai trị Âu Châu, lại làm cho Âu Châu run sợ vì tàn ác. Linh-mục Công Giáo Edward A. Synan, tác giả quyển The Popes and The Jesus in the Middle Ages cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng khi Âu Châu được đặt dưới quyền thống trị của giáo hoàng thời Trung Cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng, luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt và đã chĩa mũi giùi và dân chúng Do Thái tội nghiệp.

Tôi lại càng thêm phục Giáo Hoàng Innocent III (1198-1216) đã coi dân tộc Do Thái ngang hành với “BÒ”, với “SÚC VẬT”, và Ngài còn cho thế là lịch sự tử tế, vì theo Ngài, tiên tri Isaiah đã coi dân Do Thái thua bò, thua giống vật nữa.

Nếu Nostradamus, Marx, Einstein (các vị này đều là người Do Thái) mà đọc được những lời này của Giáo Hoàng III, chắc chắn phải khiếp vía, vì không biết Ngài thông minh đến mức nào, mà dám coi người Do Thái như bò, như súc vật.

Khi đã coi rẻ Do Thái đến như vậy, đã coi đạo Do Thái tầm thường đến như vậy, thì việc tịch thu các sách Talmud – thánh thư của Do Thái giáo - chất lên nhiều xe, đem ra đốt giữa thành phố Paris vào năm 1242 theo lệnh của vua thánh Louis [Louis IX known as Saint Louis 1214-1270. King of France (1226-1270)] và được chúc phúc tán đồng của Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) là một chuyện rất tầm thường đối với Công Giáo, vì thánh thư Do Thái đồn bại như vậy, giữ nó làm cái gì.

Có một điều khó hiều là những thế kỷ từ 11 đến 15 huy hoàng như vậy, đối với nguời Do Thái lại là 4 thế kỷ kinh hoàng. Chẳng những thế, ngay người Âu Châu cũng đã vô ơn, đã đầy thiên kiến khi đánh giá những thể kỳ Trung Cổ (476-1453) đầy ánh sáng Thiên Quốc và Phúc Âm là “Thời Đại Hắc Ám” (The Dark Ages). Và khi phong trào khảo cứu lại nền văn minh Hi Lạp nẩy sinh ra, họ đã dám gọi đó là “Thời Kỳ Phục Hưng (thế kỷ 14-16); và khi phong trào đề cao Lý Trí con người được khởi xứng, họ lại dám gọi đó là “Thời Kỳ Khai Sáng” (Enlightenment) (thế kỷ 18). Thực là nhảm nhí vô cùng.

Chúng ta cũng không thể nói rằng Giáo Hội chỉ nghiêm ngặt, tàn ác đối với Do Thái Giáo và các giáo phái khác mà thôi. Ngay đối với con chiên bổn đạo mình, Công Giáo cũng đã dùng máu lửa, sắt thép để giữa gìn cho đoàn chiên được ngoan ngoãn, thuần thành: Năm 1229, Công Đồng Toulouse cấm không cho giáo dân giữ Kinh Thánh, ngọai trừ những Thánh Vịnh (Psalms), và những đoạn đã có trong Kinh Nhật Tụng của linh mục, và cấm chỉ các bản dịch ra thổ âm của mỗi nước. Giáo Hội cho rằng đó là cách ngăn chặn các bè rối từ gốc rễ.

Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo Hội cấm, không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng quốc ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được cái dở của Kinh Thánh, những chỗ thêm, chốt bớt và Kinh Thánh. Và quả nhiên từ khi Luther dịch Kinh Thánh ra Đức ngữ, dần dà người ta dịch Kinh Thánh ra các thứ tiếng hoàn cầu, rồi đem bán rẻ hoặc tặng không cho mọi người đọc. Kết quả là ngày nay người ta bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẫn nhau;…” [130]

Nhân dân thế giớ khi bỉ, căm phẫn và thù ghé Nhà Thờ Vatican là như vậy. Cho nên, cá nhân hay thế lực nào cấu kết với Nhà Thờ Vatican trong mưu đồ củng cố quyền lực, thì thế lực đó sẽ bị nhân dân khinh bỉ, ghê tởm và thù ghét đến cùng độ của thù ghét, và nếu không lánh xa, thì cũng tìm phương kế hủy diệt. Kinh nghiệm lịch sử nhân lọai từ thờ Trung Cồ cho đến ngay nay cho thấy rằng, bất kỳ thế lực nào cấu kế với nhà Thờ Vatican cũng đều bị hủy diệt hay sụp đổ không bằng cách này thì cũng bằng cách khác. Một sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết là chế độ quân chủ chuyên chính hay độc tài và các thế lực phong kiến phản động là những thế lực luôn luôn cấu kết với Nhà Thờ Vatican, cho nên tất cả các thế lực này đều bị nhân dân khắp mọi nơi trên thế giới khinh bỉ, thù ghét, và hoặc là đập tan và “diệt tận gốc trốc tận rễ”, hoặc là chống lại và lánh xa giống như lánh xa khiến cho thế lực đó lụn bại, không ngóc đầu lên nổi. Theo sự tìm hiểu của người viết, dưới đây là một số trường hợp ở vào tình trạng này:

Trường hợp 1.- Trước hết là Đế Quốc La Mã bắt đầu cấu kết với nhà Thờ Vatican vào giữa thập niên 310. Vì bị nhân dân trong đế quốc khinh bỉ, căm thù, sẵn sàng đi theo các thế lực thù địch để chống lại, cho nên đế quốc này sụp đổ vào năm 476. Kể từ đó Đế Quốc La Mã tiêu tan và ngay chính quốc La Mã cũng bị phân hóa ra làm nhiều tiểu quốc và cho mãi đến năm 1870 mới được thống nhất thành nước Ý như ngày nay.

Trường hợp 2.- Bồ Đào Nha cấu kết với Nhà Thờ Vatican từ giữa thế kỷ 15 để trở thành một đế quốc thực dân xâm lược, có nhiều thuộc địa ở Châu Phi, ở Châu Mỹ La-tinh (Ba Tây) và Macao ở Á Châu, nhưng rồi chẳng bao lâu bị Tây Ban Nha lấn át, rồi suy yếu thành một tiểu nhược quốc ở Âu Châu.

Trường hợp 3.- Trong thế kỷ 15, Tây Ban Nha cấu kết với Nhà Thờ Vatican, sử dụng các Tòa Án Xử Dị Giáo (Inquisitions), bách hại những người thuộc các tôn giáo khác (Do Thái giáo và Hồi Giáo chính quốc), rồi trở thành đế quốc thực dân xâm lược, có nhiều thuộc địa ở Châu Mỹ La-tinh và ở Phi Luật Tân, nghiễm nhiên trở thành một đế quốc hùng mạnh nhất trên thế giới vào đầu thế kỷ 16. Nhưng chẳng bao lâu, vào năm 1558, Hạm Đội Armada của Tây Ban Nha bị Hải Quân Anh đánh bại tại Biển Manche (English Channel). Kể từ đó Tây Ban Nha mất hết thế mạnh, rồi mất luôn các thuộc địa tại Mỹ Châu La-tinh, tại Phi Luật Tân. Rồi tới thế kỷ 19, quốc gia này trở thành một trong ba nước Âu Châu nghèo nhất, chậm tiến nhất và lạc hậu nhất so với các nước khác ở Bắc Âu, Tây Âu và Đông Âu. Ba nước nghèo, chậm tiến và lạc hậu này ở Âu Châu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý Đại Lợi.

Trường hợp 4.- Tại Pháp chính quyền triều đại Bourbon cấu kết chặt chẽ với Giáo Hội La Mã để cho Nhà Thờ lộng hành, tác oai tác quái, cướp đoạt nguyền quốc gia, cưỡng bách nhân dân phải đóng góp cho nhà thờ bằng hàng trăm hình thức khác nhau trong đó có thuế thập phân. Sách Cách Mạng và Hành Động viết:

"Còn như đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu bao nhiêu thứ bóc lột. Muốn xay lúa mì cũng phải thuế, muốn nướng bánh mì cũng phải thuế, muốn hái nho làm rượu cũng phải thuế, muốn qua cầu qua đò cũng phải thuế, muốn cất một ngôi nhà cũng phải thuế! Người nông dân đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn phải nai lưng ra đóng thuế cho chúa nữa? Do đó, họ dần dần nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý, và phôi thai những hoài vọng giải phóng.” [131]

"Chúng ta, bọn tu sĩ nghèo nàn sống giữa bọn con chiên đói rách, số phận chúng ta thực không hơn gì những hòn đá dùng để xây cất những căn nhà thờ cũ nát của chúng ta. Đã thế, chúng ta còn chịu sự áp bức của bề trên nữa! Đã có lần, một kẻ trong chúng ta chỉ chặt một khúc cây trong rừng để làm chiếc gậy chống đi đường, mà kẻ đó cũng đã bị các bề trên lôi ra trước tòa án để xét xử!"… Thảm hại hơn nữa, chợt bắt gặp chiếc xe song mã hay tứ mã của một vị giám mục hay hồng y nào đó, vị linh mục chỉ còn đủ thì giờ cúi gập người xuống chào rồi nhảy tót vào bụi rậm bên đường để tránh những vết bùn do bánh xe làm văng ra tung tóe. Do những căm hờn bất mãn đó, nên về sau, khi xẩy ra cách mạng, ta sẽ thấy tầng lớp linh mục nghèo nàn dần dần tách ra khỏi khối giám mục và hồng y để sát cánh cùng với thứ dân đòi thay đổi chế độ cũ.”[132]

Sách Living World History viết:

"Giáo Hội đã trở nên vô cùng giầu có. Lợi tức hàng năm của Giáo Hội còn nhiều hơn cả lợi tức của tất cả các nhà cầm quyền thế tục (Âu Châu) gom lại. Giáo Hội thường xuyên tiếp nhận những khối tài sản lớn lao về đất đai (của các thế lực chính trị hay của các nhà giầu có dâng cúng). Ngoài ra, Giáo Hội còn thu thuế 10 phần trăm lợi tức của mỗi người dân bắt buộc phải đóng cho Giáo Hội." ("The Church had also grown immensely wealthy, its income exceeding that of all the important lay rulers put together. It was constant receipient of large gifts of land in addition to the tithe, or tenth part of income, that each member was required to pay to the Church.”)[133]

Tình trạng này đã khiến cho lòng dân vô cùng căm phẫn, uất khí bốc lên đến tận trời xanh. Cũng vì thế mà nhân dân Pháp mới căm hơn và thù ghét Nhà Thờ Vatican đến tận xương tận tủy như đã nói trong Phần IV ở trên. Cuối cùng, nhân dân Pháp phải vùng lên làm Cách Mạng vào ngày 14/7/1789, lôi cổ cả hai vợ chồng Vua Louis XVI trừng trị và đưa lên máy chém, và trừng trị luôn cả Nhà Thờ Vatican. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong phần nhận xét về đoạn văn số 21, Phần III ở trên.

Trường hợp 5.- Đầu thế kỷ 19, dựa vào chiến thắng của Liên Minh Thánh Phổ - Áo – Nga – Anh – Vatican đánh bại Hoàng Đế Napoléon tại trận Waterloo vào tháng 6/1815, Louis XVIII (1814-1824) và Charles X (1824-1830) được liên minh thù địch này của nước Pháp đưa lên cầm quyền. Là tín đồ Ca-tô cuồng tín, cho nên hai ông vua này đều cấu kết chặt chẽ với Nhà Thờ Vatican và đều thi hành chính sách khủng bố để trả thù những người trước kia đã tham gia hay ủng hộ Cách Mạng 1789, truy lùng bà con thân nhân ruột thịt của các nhà lãnh đạo cách mạng và của Hoàng Đế Napoléon I. Chính sách này đã gây nên những cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp mà sách sử gọi là “thời kỳ khủng bố trắng”. Nhân tiện đây, người viết xin ghi lại dưới đây mấy bản văn sử nói về giai đọan lịch sử đau thương này của nước Pháp để cho độc giả dễ dàng nhìn ra bàn tay máu cực kỳ ghê tởm của Nhà Thờ Vatican trong hai triều đại đạo phiệt Ca-tô khốn này này. Sử gia Pierre Goubert viết về "Khủng Bố Trắng" trong cuốn The Course of French History như sau:

"Vua Louis XVIII bắt buộc phải để cho bão tố nổi lên theo chiều hướng của nó. Trong các tỉnh ở miền Nam và miền Tây, nạn "Khủng Bố Trắng" mới hoành hành nhắm vào những người đã mua những tài sản bị tịch thu trong thời Cách Mạng, nhắm vào những người trước kia theo Cách Mạng, và nhắm vào những người ủng hộ Hòang Đế Napoléon I. Nhiều người bị hăm dọa hay bị gây sự, bị chọc phá. Nhiều người khác bị ám sát, trong đó có gia đình Mameluks ở Marseilles, Tướng Ramel ở Toulouse, Tướng Lagarde ở Nimes, và những tín độ Tin Lành, những nạn nhân trong đợt khủng bố mới của tín đồ Gia-tô của Giáo Hội La Mã. Một số tội đồ có liên hệ đến những việc làm khủng bố này. Hy vọng để trấn an nhân dân và kiểm sóat được tình hình, chính quyền hành động. Mười tám (18) vị tướng lãnh trong thời Hoàng Đế Napóelon bị gọi ra trước Hội Đồng Chiến Tranh: Việc hành hình (Tướng) La Bédoyère và (Thống Tướng) Ney gây nên xáo động. Sau khi thanh trừng trong quân đội, chính quyền cho quân lính trong đạo quân vệ binh của Hòang Đế Napoléon giải ngũ và giảm lương của nhỉều sĩ quan xuống một nửa, rồi đưa những người thuộc giới quý tộc vào thay thế. Trong số những người qúy tộc này, có nhiều người đã phục vụ trong quân đội của kẻ thù chống lại nước Pháp. Cái gọi là đạo luật ân xá có hiệu quả đầy biệt xứ gia đình Bonaparte (gia đình Hòang Đế Napoléon), những người mang tội giết vua và những nghi can mới. Trong chính quyền cũng như trong các cơ chế khác của nước Pháp đêu bị thanh lọc. Những nhân vật có uy tín lớn như Carnot, Davis, Lakanal và Monge đều bị bãi chức. Vì đã có nhiều đạo luật chống "kêu gọi xúi giục" được ban hành, và những người bị coi là "những kẻ gây rối" bị bắt đưa ra xử trước tòa án đặc biệt với quyền tuyên phán chung thẩm (không có kháng án). Đội lính phụ trách việc hành hình làm liên tục cho đến tháng 7 năm 1816: Ở Lyon đội lính này đã hành hình Tướng Mouton Duvernet. Dĩ nhiên, báo chí cũng bị "bịt miệng" bằng những điều khoản như đặt tiền bảo đảm an ninh, kiểm duyệt, đóng dấu của chính quyền và sự chấp thuận trước (rồi mới được phát hành.)"

"Louis XVIII was obliged to let the storm run its course. In the western and southern provinces a new White Terror raged against the owners of national properties, former revolutionaries and the followers of Napoleon. Many were threatened or molested, others were assassinated, among them Mameluks at Marseilles, Generals Ramel and Lagarde at Toulouse and Nimes, and Protestants who suffered new persecution at the hands of papists. A number of common criminals were involved in this reaction. Hoping to calm and control it, the government took charge. Eighteen Bonapartist generals were called up before the Council of War: The execution Bédoyère and Ney caused a sensation. After having purged the army, retired the grumblers (veterans of Napoleon' s old guard), and put numerous officers half-pay, the government installed nobles in their places. Many of them had fought against the French in the enemy armies. A so-called amnesty law had the effect of banning the Bonaparte family, the regicides, and the new "suspects." Official administration and even the Institute de France were swept clean. Distinguished men as Carnot, Davis, Lakanal and Monge were removed. Thanks to various laws against "seditious cries", the "troublesome ones" were brought before special tribunal from whose judgments there was no appeal. The firing squads were in operation until July 1816: at Lyon, they claimed the life of General Mounton Duvernet. Of course the press was muzzled by requirements for financial surety, official stamps, censorship, and prior approval. The political police distinguished themselve by their activity...." [134]

Câu văn “Đội lính phụ trách việc hành hình làm liên tục cho đến tháng 7 năm 1816” cho chúng ta thấy chính quyền đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa Louis XVIII đã ráo riết liên tục thi hành nhiệm vụ hành hình những nạn nhân bị tòa án của bạo quyền này ròng rã cả gần 3 năm trời và sau này còn tiếp tục dài dài cho đến hạ tuần tháng 7 năm 1830. Cũng trong cuốn sách này, trong một trang sách khác, tác giả viết:

"Trong thời gian hai ông Villele và Polignac giữ chức vụ thủ tướng chính phủ, những mối oán thù chất chứa trong lòng từ trước thì bây giờ được giới qúi tộc và Giáo Hội tha hồ phóng tay rửa hận. Bất cứ chuyện gì họ cũng nhớ đến để trả thù và rất khó cho họ thông cảm cho bất kỳ một chuyên gì. Họ mua chuộc, đút lót trong các thủ tục tiến hành bầu cử để loại bỏ những người thuộc thành phần tư sản (ra khỏi danh sách ứng cử viên); họ gia tăng gấp bội ngân khoản ngành cảnh sát để ngăn cản tự do báo chí và tự do tư tưởng. Họ bổ nhậm một ông giám mục làm viện trưởng viên đại học để lọai bỏ các tư tưởng tiến bộ. Họ tài trợ cho những chiến dịch ồn ào gọi là "sứ mệnh" để tu bổ và đi trồng cây chữ thập (thánh giá) khắp trong toàn quốc, mà có một số vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay. Họ dám ban hành một đạo luật trừng phạt những người bị kết tôi là "phạm thượng" hay "xúc phạm thần thánh" với những hình phạt hết sức là tàn ác dành cho những người nào bị cho là làm rối lọan hay phá vỡ các cuộc lễ lạc tôn giáo hay báng bổ thần thánh, dù rằng đạo luật này khó có thể thi hành được. Và cuối cùng, vào năm 1825, họ cho thông qua hàng tỉ bạc (tiền Pháp) để bồi thường 3 phần trăm trái phiếu cho những người trốn đi sống lưu vong ở nước ngoài trong thời Cách Mạng (1789-1815). Đạo luật này hạ nhục và làm khiếp sợ những người đã mua tài sản do chính quyền Cách Mạng bán cho. Họ còn bàn luận đến việc phục hồi chế độ quyền trưởng nam mà chưa bao giờ được áp dụng ở nước Pháp. Đồng thời, họ còn gửi một đoàn quân đến Tây Ban Nha để tái lập đế quyền cho tên bạo chúa Ferdinand VI sau khi hắn ta đã bị lực lương tự do tại Caditz đe dọa (truất phế hay khử diệt)...."

(Under the governments of Villele and Polignac, the delayed rancor of aristocracy and Church were unleashed. They had forgotten nothing and understood hardly anything. They tampered with electoral procedures to exclude the bourgeois; they multiplied the financial and police obstacles freedom of the press and expression. They appointed bishop to head the state university in order drive out lively minds; the sponsored loud compaign called "missions" of reparation and planted crosses all over the countryside, some still visible today. They dared to promulgate a law against "sacrilege" that fixed harsh penalties for anyone who disrupted religious ceremonies or profaned "sacred vessels." although it proved impossible to enforce. And finally they passed the "billion for the exiles" in 1825, a simple indemnity of modest 3 percent bonds for those who had been "despoiled" by the Revolution. This act scandalized and terrified the former owner of national properties. There was also discussion of reestablishing the right of primogeniture, which had never applied generally throughout France. At the same time an expedition blessed by the absolute monarchs of Europe went to Spain to restore the despot Ferdinand VII to his throne after he had been threatened by a liberal rebellion at Caditz.") [135]

Trong đọan văn trên đây, có câu văn: “Họ tài trợ cho những chiến dịch ồn ào gọi là "sứ mệnh" để tu bổ và đi trồng cây chữ thập (thánh giá) khắp trong toàn quốc, mà có một số vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay.” Chúng ta thấy tình trạng này giống y hệt như ở Việt Nam ngày nay. Trong vụ tên Giám-mục Ngô Quang Kiệt xúi giục giáo dân tụ tập gây bạo lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Khâm Thiên, Hà Nội trong những ngày từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008, cũng như tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008 và vụ dựng tượng Bà Maria ở xã An Bằng (Huế) hiên nay đều có chủ đích không khác gì Nhà Thơ Vatican đã làm ở Pháp trong thời hai tên bạo chúa Ca-tô Louis XVIII và Charles X như đã nói ở trên. Hình như Nhà Thờ Vatican tại Việt Nam cũng đang tiến hành những chiến dịch như vậy ở những nơi nào họ đã mua chuộc được nhà cầm quyền địa phương.

Sử gia Loraine Boettner đã nói về Nhà Thờ Vatican trong cuốn Roman Catholicism như sau:

Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)” [136]

Đất nước Việt Nam là của chung của dân tộc Việt Nam, chứ không phải của riêng ai. Cho nên bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng phải có bổn phận gìn giữ và bảo vệ. Tuy nhiên, trách nhiệm quan trọng nhất trong vấn đề này vẫ là nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay. Mong rằng nhà cầm quyền Việt Nam lưu tâm đến vấn đề này.

Thiết nghĩ rằng, ôn cố tri tân. Đối với Nhà Thờ Vatican, chúng ta cần phải áp dụng sách lược “phòng bệnh hơn là chữa bệnh”, nghĩa là phải làm thế nào để cho Nhà Thờ Vatican chỉ có thể là con cừu đúng với cái bản chất “con chiên” của nó. Xin đừng để nó biến thành con cáo để rồi nó trở thành con mãnh hỗ cắn xé tổ quốc và nhân dân ta, như trong quá khứ nó đã từng cắn xé nhân dân Âu Châu trong thời Trung Cổ, cắn xé nhân dân các thuộc địa cả các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ ở khắp mọi nơi trên thế giới, cắn xé nhân dân Croatia trong những năm 1939-1945, cắn xé Đông Dương trong những năm 1862-1954, cắn xé nhân dân miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, và cắn xé nhân dân Rwanda trong năm 1994.

Trở lại chuyện nước Pháp trong thời bạo chúa Charles nắm quyền, khuyển cùng tắc phệ. Con chó bị dồn vào đường cùng nó còn biết tự vệ và cắn lại những kẻ mưu toan hại nó, huống chi là con người! Nhân dân Pháp cũng vậy. Những hành động bạo ngược và dã man quá đáng của Giáo Hội, của bọn tu sĩ tay sai, của bọn quý tộc và của triều đình dòng họ Bourbons đã làm cho nhân dân Pháp không thể nào tiếp tục chịu đựng được nữa! Họ phải vùng dậy khử diệt cái liên minh quyền lực giữa Giáo Hội và chế độ đạo phiệt Ca-tô của tên bạo chúa Charles X, rồi phế bỏ luôn cả vương quyền của dòng họ Bourbons. Sự kiện này được các nhà viết sử ghi lại như sau:

"Charles X lên ngôi vào khi vua Louis XVIII qua đời vào năm 1824. Tháng 5 năm 1825, nhà vua chịu phép sức dầu thánh ở Reims. Sự kiện này báo hiệu cho biết nhà vua muốn đem vương quyền trở lại cái tư thế của ngày xưa, đặc biệt hơn nữa, nhà vua lại công khai liên minh với Giáo Hội. Chẳng bao lâu vua Charles X biểu lộ rõ ràng ý muốn theo đuổi chính sách phản động, vì rằng con người ông ta không đủ khả năng thủ vai một ông vua trong một chế độ quân chủ lập hiến..

Khi mà vương triều của ông ta phải ba lần thay đổi chính phủ (nội các) thi Charles X dần dần mất lòng dân. Trong khi những đợt người lưu vong đầu tiên ở ngọai quốc về nước được bồi hoàn những đất đai của họ bị quốc hữu hóa (trong thời Cách Mạng) thì những người tư sản sở hữu chủ các trái phiếu phải è cổ ra chịu trận, những chức vụ quan trọng trong chính quyền được trao cho các tu sĩ Gia-tô nắm giữ. Ngòai ra, chính quyền còn ban hành nhiều đạo luật nhằm để trừng trị những người bị cáo là đã "xúc phạm thần thánh" với án tử hình dành cho những người bị tố cáo là đã phạm tội này. Các đảng viên Đảng Tự do và giới tư sản càng trở nên bất mãn hơn khi đạo quân Vệ Binh Quốc Gia bị giải tán vào năm 1827.

Chính phủ thứ hai dù là ôn hòa hơn, nhưng cũng chỉ kéo dài được từ tháng 1 năm 1828 cho đến tháng 8 năm 1829 thì các đảng viên Đảng Tự Do liên kết với phe cực hữu để lật đổ chính phủ này (bằng lá phiêu bất tín nhiệm theo chế độ đại nghị). Không còn kiên nhẫn được nữa, Charles X bất cần đến dư luận quần chúng, ông đưa ra một nhân vật cực kỳ phản động, hết lòng trung thành và tận tụy với Tòa Thánh Vatican là Polignac lên làm thủ tướng thành lập tân nội các. Hành động thách đố này làm cho nhân dân khắp nơi trong nước đều kinh hòang lo sợ và bùng lên thành phong trào chống đối. Đứng trước tình trạng này, Vua Charles X không những đã không cảnh tỉnh, mà còn làm tới, càng trở nên ngoan cố và đẩy tình thế đến chỗ bùng lên thành cách mạng vào tháng 7 năm 1830.

Polignac không tin tưởng vào Quốc Hội. Tháng 3 năm 1830, khi các thành phần thuộc Đảng Tự Do phản đối nội các Polgnac, Vua Charles X liền giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu lại quốc hội vào tháng 5. Kết quả kỳ bầu cử kỳ này cũng bất thuân lợi cho nhà vua. Thấy vậy, ngày 26 tháng 7, nhà vua cho ban hành 4 sắc luật theo đó chính quyền sẽ phải dùng những biện pháp mạnh để đàn áp các phong trào chống đối. Hành động này đã giúp cho phe cấp tiến một djp may để đẩy mạnh những họat động làm cho cách mạng bùng nổ. Không chuẩn bị để đối phó với tình hình biến đổi bất ngờ như vậy, Charles X phải bỏ Paris, co giò chạy trốn đến Versailles (cách Paris khỏang chừng 21 cây số), rồi lại bỏ Versailles chạy đến thị trấn Rambouillet (cách Paris khỏang 50 cây số về phía Tây Nam), ở đây nhà vua mới được biết là không có cách nào có thể chống lại phong trào nổi lọan được nữa."

"Upon Louis XVIII's death in 1824, Charles became king as Charles X. In May 1825 he was anointed at Reims, an event that signaled the return of monarchy's old position and, more specifically, the open alliance between the monarch and the Church. It soon became apparent that Charles would pursue his policy of reaction, for he was tempermentally incapable of playing the part of a constitutional king as Louis XVIII had done.

Charles's popularity waned as his reign passed through three unpopular ministries. During the first of these émigrés were compensated for their nationalized lands, largely at the expense of the bourgeois holders of government bonds; greater power was granted to members of the clergy and the death penalty was imposed for certain "sacrilegious" acts. Liberals and bourgeois were further alienated when in 1827 the National Guard was disbanded.

The second government, though more moderate, lasted only from January 1828 to August 1829, when liberals joined with the extreme right to defeat it. Losing patience and ignoring public opinion, Charles X called upon an extreme clericalist reactionary, the highly unpopular Prince Jules de Polignac, to form a government. A formidable agitation sprang up which, making the king only more obstinate, cullminated in July Revolution of 1830.

Polignac did not have the confidence of Chamber. In March 1830, when liberal members objected to the Polignac ministry, Charles dissoved the Chamber. The May elections returned majority unfavorable to the king. On July 26, he issued four ordinances which, through their repressive measures, provoked revolution by the Paris radicals. Unprepared for such outbreak, Charles fled first to Versailles and then to Rambouillet." [137]

Trên đây chỉ là mấy đọan văn sử nói về bàn tay của Nhà Thờ Vatican trong chế độ đạo phiệt Ca-tô của triều đình dòng họ Bourbons ở Pháp trong thời hai tên bạo chua Louis XVIII (1814-1824) và Charles X (1824-1830) hay là sự cấu của hai tên bạo chúa này với Nhà Thờ Vatican. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết hơn nơi Chương 4 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Cuốn sách này cũng sẽ được đua lên sachhiem.net trong một ngày gần đây.

Trường hợp 6.- Đầu thập niên 1850, Tổng Thống Louis Napoléon (1808-1873) ở vào tuổi xấp xỉ ngũ tuần được, Nhà Thờ Vatican sắp xếp cho thành hôn với công nương Eugénie Marie de Montijo de Guzman (1826-1920) vừa trẻ vừa xinh đẹp như nàng tiên, khiến cho ông ttổng thống vừa già (đã gần đến tuổi ngũ thập) vừa xấu tra mê mẩn để rồi vướng vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop) và biến chính quyền thành một triều đại của một hoàng đế (Hoàng Đế Napoléon III), biến nước Pháp thành một đế quốc thực dân xâm lược, và khai tử chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp. Sau đó mấy năm, với bàn tay phù thủy của Nhà Thờ Vatican, chính quyền này của nước Pháp cấu kết với Vatican, đem quân tấn công Đống Dương từ năm 1858 rồi tấn chiếm các xứ Đông Dương làm thuộc địa. Không biết có phải trời cao có mắt hay là “ác giả ác báo”. Chẳng bao lâu, vào năm 1870, chính Hoàng Đế Napoléon III bị thảm bại và bị quân Phổ bắt sống khi đang chỉ huy quân Pháp chống quân Phổ tại trận Sedan vào ngày 2/9/1870. Biến cố này đưa đến chế độ đế chính của triều đại Napoléon III sụp đồ và khai sinh ra nền Đệ III Cộng Hòa Pháp.

Trường hợp 7.- Từ trước thế kỷ 19, các thế lực phong kiến phản động tại Ý cấu kết với Nhà Thờ Vatican và các thế lực phong kiến phản động tại Pháp và tại Áo để duy trì tình trạng nước Ý phân hóa thành nhiều tiểu quốc: Nhà Thờ Vatican chiếm một số tiểu quốc, nước Áo chiếm một số tiểu quốc, và nước Pháp chiếm một số tiểu quốc. Nước Pháp phải gửi một đạo quân đến đồn trú tại kinh thành Rome để bảo vệ Tòa Thánh Vatican. Những hành động này là phản lại nguyện vọng khao khát thống nhất đất nước của nhân dân Ý, làm cho họ vô cùng phẫn uất và hết sức căm thù tất cả các thế lực phản động thống trị trên đây. Họ chỉ chờ khi có hội thuận tiện là vùng lên đánh đuổi quân xâm lăng Áo và Pháp, đập tan cái tập đoàn đầu não Nhà Thờ Vatican để đem lại thống nhất đất nước cho đất nước.

Thời cơ thuận tiện này là trong cuộc chiến giữa Phổ và Áo bùng nổ vào năm 1866 và kéo dài gần hai năm trời. Nước Áo bị nước Phổ đánh bại và trở nên suy yếu. Rồi chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ vào ngày 19/7/1870. Tháng 8/1870, vì phải đương đầu với quân Phổ, Hoàng Đế Napoléon III phải ra lệnh rút đạo quân trú đóng tại Kinh Thành Rome về Pháp để tiếp sức cho mặt trận tại vùng biến giới Pháp - Phổ. Nhân cơ hội này quân đội Cách Mạng Ý dưới quyền lãnh đạo nhà ái quốc Giuseppe Garibaldi (1807-1882) đem quân đồng loạt tấn công các tiểu quốc thuộc Áo, thuôc Pháp, bao vây và nã súng vào Tòa Thánh Vatican buộc Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) phải đầu hàng vô điều kiện để thâu hồi những tiểu quốc bị Vatican chiếm đóng. Vấn đề này cũng đã được trnh bày đầy đủ trong phần nhận xét về đọan văn số 21, Phần III ở trên.

Trường hợp 8.- Cuối thập niên 1850, nước Pháp cấu kết với Nhà Thờ Vatican thành lập Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân tấn chiếm và thống trị Đông Dương. Cuối cùng chính quốc Pháp bị Đức Quốc Xã trong Phe Trục tấn công và chiếm đóng toàn bộ nước Pháp vào tháng 6 năm 1940, và chính quyền của Liên Minh Pháp – Vatican tại Đông Dương cũng bị Quân Nhật trong Phe Trục lật đổ vào đêm ngày 9/3/1945.

Trường hợp 9.- Trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, chế độ Phát Xít Ý của nhà độc tài Benito Mussolini (1883-1945) và chế độ Đức Quốc Xã của nhà độc tài Adolf Hitler (1889-1945) cùng cấu kết với Nhà Thờ Vatican tàn sát sáu triệu người Do Thái, gây nên cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại, đặc biệt là triệt để ủng hộ phe Ca-tô dưới quyền chỉ huy của tín đồ Ca-tô cuồng tín Francisco Franco (1892-1975) đánh bại chính quyền Cách Mạng Tây Ban Nha khiến cho nhân dân quốc gia này phải rên siết dưới ách thống trị của tên bạo chúa này cho đến năm 1975, và đưa tên cuồng tín Ca-tô Ante Pavelich lên cầm quyền ở Croatia để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô ở đây khiến cho gần 8 trăm ngàn (800,000) người dân bị tàn sát. Cuối cùng cả hai chế độ Phát Xít Ý và Đức Quốc Xã để bị hủy diệt, cả hai nhà độc tài Benito Mussolini và Adolf Hitler đều chết thảm. Ngày 1/5/1945, Hitler phải tự tử. Ngày 28/4/1945, Benito Mussolini bỏ trốn đến Milan bị nhân dân Ý tóm cổ và đập chết và đem xác treo ngược tòng teng trên một cái trụ tại một trạm xăng để cho nhân dân nhìn rõ và cũng là để xác nhận cái chết cả tên bạo chúa này.[138]

Trường hợp 10.- Mùa thu năm 1946, nước Pháp lại cấu kết với Nhà Thờ Vatican, đưa tên cựu Linh-muc Thierry d’ Argenlieu lên năm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương đem quân sang tái chiếm Đông Dương, đưa tên phế đế Bảo Đại trở lại ngai vàng và thành lập chính phủ bù nhìn, ngụy trang là “chính quyền Quốc Gia” với dã tâm dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Ca-tô cai trị đại khối nhân dân Việt Nam thuộc tam gíao cổ truyền. Như rồi, cuối cùng Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican bị thảm bại tại tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954. Biến cố này khiến cho Pháp phải thương thuyết nghiêm chỉnh với chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội Nghị Genève, công nhân chủ quyền Độc Lập của các quốc gia Đông Dương và rút quân về nước. Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chính thức không còn nữa.

Trường hợp 11.- Đầu thập niên, Hoa Kỳ cấu kết với Vatican, thành lập Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, đưa tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về cầm quyền ở Việt Nam trong mưu đồ duy trì Việt Nam mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi, biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng và để mặc cho Nhà Thờ Vatican lo việc nội chính. Vì thế mà Nhà Thờ Vatican và chính quyền Ngô Đình Diệm đã gây nên hàng rừng tội ác trời không dung, đất không tha. Rút cục, quân dân miền Nam vùng lên đạp đổ bạo quyền của nhà Ngô, và cả ba anh em Ngô Đình Dịêm phải đền tội trước quân dân miền Nam, người thì bị đập chết, kẻ thì bị xử bắn. Cuối cùng, tới cuối tháng 4/1975, Hoa Kyỳcúng phải cuốn cờ bỏ miền Nam mà chạy. Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican cũng bị khai tử kể từ đó. Bọn đầu não của Nhà Thờ Vatican tại miền Nam Việt Nam cũng phải cuốn gói ra đi trong nhục nhã.

Trường hợp 12.- Tại Hoa Kỳ, từ đầu thập niên 1950, các chính quyền của Đảng Cộng Hòa cố tình quên đi ý nguyện của nhân dân Hoa Kỳ đã được thể hiện ra qua điều khỏan “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Điều khoản này đã được ghi rõ ràng trong Tu Chính Hiến Số 1 và đã có hiệu lực từ năm 1791. Không biết nguyên nhân nào, từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm vào năm 1945 cho đến nay, chúng ta thấy Đảng Cộng Hòa đã liên tục cấu kết chặt chẽ với Nhà Thờ, thế lực bảo thủ và thế lực đại tư bản để tranh thủ thắng lợi nhất thời trong việc đối đầu với khối Cộng Sản do Liên Sô lãnh đạo và tranh thắng với chính đảng đối lập là Đảng Dân Chủ ở trong nước. Dưới đây là những năm chính quyền của Đảng Cộng Hòa cấu kết với Nhà Thờ trong mưu đồ thỏa mãn quyền lợi nhất thời:

A.- Chính quyền Cộng Hòa thời Tổng Thống Eisenhower (20/1/1953-20/1/1961) cấu kết với Nhà Thờ Vatican đưa tên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô và biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng. Việc làm phản tỉến hóa trên đây đã xô đẩy toàn thể nhân dân miiền Nam Việt Nam vảo tình cảnh phải gánh chịu không biết bao nhiêu thảm họa đau thương do cái chế độ đạo phiệt khốn nạn này gây ra như đã nói rõ trong phần nhận xét về đọan văn số 10 và phần nhận xét về đọan văn số 33, Phần III (Nhận Xét Về Bài Viết Cần Thẩm Định Giá Trị Ông Ngô Đình Diệm và Chệ Độ Đệ Nhất Cộng Hòa” của ông Tôn Thất Thiện ở trên. Hậu quả là:

a.- Tên phàn thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm bị sách sử lên án và ghi nhận là một trong số 100 tên bạo Chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

b.- Cả ba anh em tên bạo chúa này đều bị quân nhân miền Nam lổi cổ ra đập chết và bắn chết.

c.- Trong kỳ bầu cử vào tháng 11/1960, nhân dân Hoa Kỳ bất tín nhiệm Đảng Cộng Hòa và đưa Đảng Dân Chủ lên cầm quyền với sứ mạng là khử diệt cái chế độ bạo ngược của tên bạo Chúa họ Ngô này và làm giảm thiểu ảnh hưởng của Nhà Thờ Vatican tại miền Nam Việt Nam.

B.- Trong thời Tổng Thống Reagan (20/1/1981–20/1/1989) và thời Tổng Thống Bush (bố) (21/1/1989–20/1/1983), chính quyền cấu kết với Nhà Thờ Vatican để lật đổ các chính quyền Cộng Sản ở Ba Lan và nhiều chính quyền Cộng Sản khác ở Đông Âu. Dù là mang lại thành quả như ý muốn của Đảng Cộng Hòa, thì việc cấu kết với Nhà Thờ Vatican cũng làm cho nhân dân Mỹ ghê sợ và tìm cách lánh xa Đảng Cộng Hòa. Cũng vì thế mà trong kỳ bầu cử vào tháng 11/1992, nhân dân Hoa Kỳ bất tín nhiệm Đảng Cộng Hòa và đưa Đảng Dân Chủ lên cầm quyền với hy vọng điều khỏan “tôn giáo tách rời khỏi chính quyền” được triệt để tôn trọng.

C.- Trong thời Tổng Thống Bush (con) (20/1/2001-20/1/2009), chính quyền Cộng Hòa lại cấu kết với phe Nhà Thờ Vatican, với toàn bộ phe bảo thủ và với phe tư Bản, dùng quyền lực Nhà Nước để đáp ứng đòi hỏi của các phe này bằng cách vận động Quốc Hội ban hành những quyết định có lợi cho họ và bằng cách ban hành những lụât lệ hành chánh trong phạm vi quyền hạn để thỏa mãn những yêu sách của họ. Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy trong những năm tại chức, Tổng Thống Bush Con đã làm những việc thất nhân tâm như:

Thứ nhất là việc đem quân tấn công Iraq nói là “thánh chiến” và bất chấp cả việc Liên Hiệp Quốc không tán thành. Nhiều người cho rằng việc làm này của Tổng Thống Bush con là để đáp ứng sự đòi hỏi của giới tư bản dầu lửa (muốn nắm quyền kiểm soát dầu lửa của Iraq) và đáp ứng đòi hỏi của Nhà Thờ vì rằng chính Tống Thống Bush đã thốt ra từ ngữ “thánh chiến” (crusade) trong lời tuyên bố khi cho xuất quân tấn công Iraq vào tháng 3 năm 2003. Hậu quả là:

1.- Thế giới Hồi giáo vốn đã thù ghét Mỹ và thù ghét các nước theo đạo Ki-tô lại càng trở nên thù ghét Mỹ và các nước theo đạo Ki-tô nhiều hơn.

2.- Nước Nga giật mình lo sợ vì thái độ cũng như những hành động trịch thượng và hiếu chiến của Hoa Kỳ. Họ quay ra tăng cường ngân sách quốc phòng, dồn nỗ lực vào việc nghiên cứu để cải tiến vũ khí hạch nhân và hỏa tiễn. Tình trạng này khiến cho chiến tranh lạnh hầu như là đã lờ mờ tái phát.

3.- Trung Hoa cũng giật mình và cũng có tâm trạng như nước Nga, cũng phản ứng như nước Nga, cũng tăng cường ngân sách quốc phòng, cũng đẩy mạnh kế họach cải tiến vũ khí và hệ thống phòng thủ như nước Nga, và họ cho tăng cường đóng tầu ngầm.

4.- Uy tín của Hoa Kỳ đối với quốc tế xuống giốc thảm thương và nhân dân thế giới mất cảm tình đối với nước Mỹ và người Mỹ.

5.- Phung phí nhiều tỉ Mỹ kim vào cuộc chiến không cần thiết. Tình trạng này khiến cho chính quyền của Tổng Thống Bush không những đã tiêu phí hết sạch số tiền thặng dư của chính quyền tiền nhiệm thời Tổng Thống Clinton với dự tính nếu cứ theo như thời Tổng Thống Clinton thì số tiền thăng dư sẽ lên tới 5.6 ức (5,600 tỉ) trong thập niên tiếp theo đó, mà còn làm cho ngân quỹ quốc gia thiếu hụt vượt kỷ lục. Riêng tài khóa 30/9/2007-30/7/2008, số tiền thiếu hụt lên tới 454.8 tỉ Mỹ kim:

Số tiền thâm thủng trong ngân sách của chính quyền liên bang đã lên tới 454 tỉ 8 triệu khi mà thị trường nhà ở bị suy sụp và những nỗ lực cứu vãn nên kinh tế khiến cho ngân quỹ liên bang thiếu hụt lên đến mức cao nhất trong lịch sử.

Ngày Thứ Ba (14/10/2008) chính quyền Tổng Thống Bush nói rằng số tiền thiếu hụt trong tài khóa chấm dứt vào ngày 30/9/2008 lớn hơn gấp hai lần 161.5 tỉ của tài khóa 2007 và vượt kỷ lục trước kia vào năm 2004 là 413 tỉ. Các kinh tế gia tiên đoán năm tới còn tệ hơn nhiều nữa….Một số các nhà chuyên môn phân tích về kinh tế cho rằng số thiến thâm thủng trong năm tới có thể lên đến trên 700 tỉ, để lại trách nhiệm cho vị tổng thống kế nhiệm phải đương đầu với một thử thách hết sức là ghê gớm.

Đảng Dân Chủ cho rằng ngân sách quốc gia lâm vào tình trạng thiếu hụt như vậy là do chính sách kinh tế của chính quyền của Tổng Thống Bush gây ra. Họ cũng lưu ý rằng khi ông Bush nhậm chức vào tháng 1/2001, ngân quỹ quốc gia thặng dư và với dự tính nếu cứ theo như thời Tổng Thống Clinton thì số tiền thăng dư sẽ lên tới 5.6 ức (5,600 tỉ).

Ông Chủ Tịch Ủy Ban Ngân Sách tại Hạ Viện là Dân Biểu John Spratt (Dân Chủ, Tiểu Bang Soth Carolina) nói rằng “Trong tám năm của chính quyền Tổng Thống Bush có tới 5 năm thâm thủng lớn nhất trong lịch sử. Món nợ này sẽ truyền lại cho con cháu chúng ta phải gánh chịu.”

(“The federal budget deficit has soared to $454.8 billion as housing collapsed and efforts to combat the economic slowdown pushed the tide of government red ink to the highest level in history.

The Bush administration said Tuesday (Oct. 14/2008) that the deficit for the budget year that ended Sept. 30 was more than double the 161.5 billion recorded in 2007. It surpassed the previous record of 413 billion set in 2004. Economists predicted a far worse number next year.

Some of analysts believe that next year’s deficit could easily top $700 billion, giving the next president a formidable challenge.

Democrats said the admonistration’s economic policies were responsible for the growing deficit. They noted that when Bush took office in 2001, the budget was in surplus with projections that total surpluses over the next decade would reach $5.6 trillion…

“The eight years of this administration will include the five biggest budget deficits in history, “ said House Budget Committee Chairman John Spratt, D.S.C. “The resulting debt will be passed to our children and grandchildren.”Martin Crutsinger (The Associated Press). “U.S. deficit for year sets record at $454.8 billion.”[139]

6.- Hơn 4000 quân nhân Mỹ bị thiệt mạng, nhiều chục ngàn quân nhân khác bị tàn phế vì thương tật, hàng trịệu lương dân Iraq bị sát hại và bị thương tật, không biết bao nhiêu nhà cửa và các công trình kiến trúc của nước Iraq bị tàn phá, không biết bao nhiêu di sản văn hóa vị thiêu hủy. Quan trọng nhất là một thư viện trung ương ở kinh thành Baghdad của Iraq chứa đựng không biết bao nhiêu tài liệu sử vô cùng quý giá bị cướp phá và thủ tiêu (giống như những trường hợp hàng triệu tài liệu sử bị Nhà Thờ Vatican cướp phá và bị thủ tiêu trong các cuộc chiến thập tự trong thời Trung Cổ ở Âu Châu và Cận Đông, ở Mỹ Châu trong thế kỷ 16 và ở Việt Nam trong thế kỷ 19 (Chùa Bảo Thiên ở Hà Nôi, Chùa Lá Vằng ở Quảng Trị và nhiều thứ khác.)

7.- Kinh tế và tài chánh bị suy thoái ghê gớm.

7a.- Nhiều nhà ngân hàng bị phá sản.

7b.- Cổ phần đầu tư tụt giá thảm thương và thị trường chứng khóan lâm vào tình trạng khủng hỏang trầm trọng.

7c.- Thị trường nhà cửa bị xuống dốc thảm thương.

7d.- Giá dầu xăng tăng vọt từ trên 2 Mỹ kim 1 gallon lên trên 4 Mỹ kim (100%).

7e..- Giá cả chuyển vận hàng hóa cũng tăng theo với giá dầu xăng.

7f.- Đời sống trở nên mắc mỏ (ăn uống, nhà ở, di chuyển) cũng tăng theo.

7g.-Tiền dành dụm của người về hưu bị hao hụt vì lạm phát và giá sinh họat lên cao.

7h.- Con số người thất nghiệp lên cao nhất trong 26 năm qua.

7i.- Uy tín Đảng Cộng Hòa, Phe Bảo Thủ và Nhà Thờ, xuống thấp hơn bao giờ hết (vi đảng Cộng Hòa là hiện thân cho phe bảo thủ và liên kết chặt chẽ với Nhà Thờ).

7j.- Tổng Thống Bush trở thành một vị tổng thống unpopular (thất dân tâm) nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Con số được người dân Mỹ mến thương hay ủng hộ ông xuống tới 27%, và 75% dân chúng Hoa Kỳ nói rằng việc ông Bush rời khỏi chính quyền là niềm vui sướng của họ. Sự kiện này được bản tin về cuộc thăm dò dư luận quần chúng trong mấy ngày 19 đến ngày 21 tháng 12/2008 được của hãng CNN/ Opinion Reasearch Corp được tờ The News Tribune tại thành phố Tacoma (Washington) ghi nhận rõ ràng như sau:

Con số này là con số chót trong một lọai con số thăm dò. The viện Gallup thì có 29 phần trăm dân chúng chấp thuận việc là của Tổng Thống Bush, và ngày Thứ Sáu (26/12/2008), hãng CNN/ Opinion Reasearch Corpy đưa ra kết quả cuộc thăm dò trong những ngày 19-21/12/2008 thì chỉ có 27 phần trăm dân chúng chấp nhận những việc làm của ông, và 75 phần trăm dân chúng nói rằng việc ông rời khỏi chính quyền là niềm sung sướng của họ.” (“The number was the latest in a serie. Bush’s Gallup job approval rating was 29 persent, and a CNN/ Opinion Reasearch Corp survey taken Dec. 19-21 and released Friday put the figure at 27 percent. Seventy five percent sai they’re glad that Bush is leaving.”) David Lightman. “Obama clobbers Bush for most-admired title.”[140] .

Trước ông, đã có một vị tổng thống chỉ được có 37%, người viết không nhớ rõ là vị tổng thống nào.

7k.- Buồn hơn nữa cho ông, ngày Chủ Nhật 14/12/2008, khi đang ngồi trên bàn trong một cuộc họp báo nhân dịp ông đến thăm bất ngờ tại Kinh Thành Baghdad, ông bị một ông nhà báo người Iraq ném giầy xúyt trúng vào mặt ông, liên tiếp như vậy tới hai lần. Sự kiện này được tất cả các cơ quan truyền thông truyền hình, truyền thanh và báo chí khắp mọi nơi trên thế giới đều loan truyền. Bài báo có tựa đề là “Flying shoes set Mideast abuzz” (Những chiếc giầy bay là cho cả Trung Đông vang động) đăng trongi trang nhất và trang sau tờ The News Tribune ngày Thứ Ba 16/12/2008 trong đó có một đọan như sau:

Khi Tổng Thống Bush đang nói, thì al-Zeidi (một phóng viên nhà báo) cách đó 12 bộ (gần bốn thước) đứng thẳng lên, dơ cánh tay phải ném chiếc giầy thẳng vào đầu tổng thống và la lớn bẳng tiếng Á Rập: “Đây là một món quả của người dân Iraq; đây là cái hôn tiễn biệt mày, thằng chó.” Tổng Thống Bush đã tránh né khéo léo, và chiếc giầy đã không trúng mục tiêu. Mấy giây sau, người phóng viên nhà báo này lại ném chiếc giầy khác vào tổng thống với một sức mạnh toàn lực và la lớn: “Đây là môt món quà của những người góa phụ, của những trẻ em mồ côi và của những người bị sát hại ở Iraq.” Lần này, chiiếc giầy bay qua đầu tổng thống.”

(“As Bush was speaking, al-Zeidi rose abruplty from 12 feet away, reared his right arm and fired a shoe at the presedint’s head while shouting in Arabic: “This is a gift from the Iraquis; this is the farewell kiss, you dog. Bush deftly ducked and the shoe narrowly missed him. A few second later, the journalist tossed his other shoe, again with the great force, this time shouting, “This is from the widows, the orphans and those who were killed in Iraq!”. Again the shoe sailed over the president’s head.”) [141]

Những việc làm thất nhân tâm trên đây đã khiến cho nhân dân Hoa Kỳ vô cùng bức xúc và hết sức bất mãn đối với cả cá nhân Tổng Thống Bush cũng như đối với chính quyền của ông và đối với Đảng Cộng Hòa. Sự kiện này được thể hiện qua kết quả cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội trong tháng 11/2008. Kết quả của kỳ bầu cử này vừa là một bằng chứng rõ ràng nhất cho sự tụt giốc của Đảng Cộng Hòa mà không ai có thể phủ bác được. Dưới đây là một bản văn nói về nỗi bức xúc và lòng bất mãn của người dân đối với chính quyền của Tổng Thống Bush và Đảng Cộng Hòa đăng trong tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) ngày 3/12/2008) với nguyên văn như:

Tham khảo bài xã luận “Lời yêu cầu rời khỏi Iraq? Sung sướng được chấp nhận” (đăng ngày 19/11/2008).

Bài xã luận nói rằng người Iraq yêu cầu quân đội Mỹ rút lui khỏi Iraq là một bằng chứng cho sự thành công của sứ mệnh Hoa Kỳ: “Rằng Iraq đã đạt đuợc tới mức này trong việc đối đầu với tình trạng hết sức chênh lệch, là một sự chiến thắng của quân đội Hoa Kỳ..

Là một công dân và cũng là một cựu chiến binh, trách nhiệm của tôi là nói lên tiếng nói chống lại sự bóp méo sự thật một cách trắng trợn này. Việc xâm lăng nước Iraq là bất hợp pháp và chỉ có thể biện minh bằng những lời nói láo. Về phương diện đạo lý và lương tâm, cuộc chiến này đã làm cho nhân dân thế giới mất cảm tình và nguời Hoa Kỳ cảm thấy nhực nhã, trong đó có tôi.

Cuộc chiến này đã làm cho một triệu lương dân Iraq bị thiệt mạng, làm cho hơn 3 triệu người mất nơi ăn chốn ở, đã tàn phá xã hội Iraq và đã đưa ra những phương cách tra tấn nạn nhân (một cách hết sức dã man) như là một chính sách chính thức của Hoa Kỳ. Người Iraq nổi lọan để chống lại những hành động tàn ác này có phải là chính đáng không?

Đồng thời, cuộc chiến này cũng trực tiếp làm thiệt hại cho Hoa Kỳ. Tốn phí cho cuộc chiến này lên đến hơn 3 tỉ Mỹ kim. Cùng với những cái chết thảm thương của quân lính chúng ta, còn có ít nhất là hơn 30 ngàn quân nhân bị thương, trong đó có tới 20 phần trăm bị thương trầm trọng ở não bộ. Và cuộc chiến này còn khiến cho có thêm nhiều quân khủng bố nhắm vào người Mỹ.

Hơn nữa, cái “sứ mạng” Hoa Kỳ kiểm soát dầu lửa ở Iraq qua việc thiết lập các căn cứ quân sự vĩnh viễn và tòa đại sứ lớn nhất chưa từng có đã không bao giờ hoàn thành. Tổng Thống Bush đã phải thừa nhận sự thất bại này.”

(“Re: An invitation to leave Iraq? Gladly accepted” (editorial 11/19 (2008).

The editorial states that the Iraqi demand for the withdrawl of American troops is a testimony to the success of the mission: “That Iraq has gotten this far, in the face of of such deadly odds, is a triumph of American arms.”

As a citizen and a veteran, it is my responsibility to speak out agianst this gross distortion. The invasion of Iraq was illigal and was justified by lies. It caused moral outrage around the world and shame among many Americans, including myself.

It also caused a million innocent civilian deaths, the displacement of 3 million more, the devastation of Iraq society and helped introduced torture as an official american policy. Wasn’t the Iraqi insurrection a legitimate response thi this brutality?

The war also directly hurt America. The economic cost of the war could exceed $3 trillion. Along with the tragic deaths of our soldiers, there were at least 30,000 wounded, 20 percent with serious brain injuries. And the conflict helped create more anti-American terrorists .

Furthermore, the “mission” – American control of Iraqi oil through establishment of permanent bases and the largest embassy ever – was never accomplished. President Bush has had to accept failure.”[142]

Thứ hai là việc chính quyền ban hành quyết định cho các gia đình ngoan đạo gửi con em theo học các trường học của nhà thờ được khấu trừ tiền học phí vào lợi tức hàng niên khi tính thuế. (Trước kia không được như vậy, vì đã có các trường công lập rồi.) Hệ quả của việc làm này là:

1.- Nhà thờ có thêm lợi nhuận để tiếp tục thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ đúng theo ý muốn cúa nhà thờ.

2.- Tiền chi phí giáo dục cho học sinh tại các trường công lập bị cắt giảm theo sĩ số nghỉ học đã ghi danh trong các trường đạo. Tình trạng này khiến cho những khỏan tiền chi cho các trường công lập (qua các school districts) bị giảm thiểu đi nhiều. Một sự thiệt thòi lớn lao cho các em học sinh trường công lập.(Như vậy là gây bất mãn trong nhân dân).

Thứ ba, vận động quốc hội giảm thuế cho giới đại tư bản. Hậu quả là:

1.- Những người giầu có trở nên giầu có hơn.(Làm hài lòng những người giầu có.)

2.- Giới trung lưu phải è cổ đóng thuế nhiều hơn để bù đắp vào chỗ thiếu hụt thâm thủng gây ra do việc giảm thuế cho giới người giầu có. Như vậy là làm cho giới trung lưu bất mãn. Giới này chiếm tới trên 60% dân số.

3.- Các chương trình giúp đỡ cho những người nghèo, những người già cả và những người tàn tật bị cắt giảm. (Làm cho giới người nghèo và người già bất mãn.)

Thứ tư, chính quyền tìm cách cho nghỉ ngang xương tới 8 ông tòa liên bang bị các phe bảo thủ, nhà thờ không ưa để thay thế bằng những người của họ. Sự kiện này được Wikipedia, the free encyclopedia ghi nhận như sau:

Ngày 7/12/2007, Bộ Tư Pháp cho biết việc cho nghỉ việc 7 vị thẩm phán tòa án liên bang được cứu xét sau khi Tổng Thống Bush đã quyết định họ phải từ chức. Một người nữa là ông Bud Cumminns cũng đã được thống báo trước đó là sẽ bị cho nghỉ việc vào tháng 6/2006 và ông này cũng đã tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 15/12/2006. Việc từ chức của ông có hiệu lực vào ngày 20/12/2006.” ( “On December 7 2006, seven United States Attorneys were notified by United States Department of Justice that they were being dismissed, after the George W. Bush Administration to seek made the determination to seek their resignations. One more Bud Cumminns, who had been informed of his dismissal in June 2006, announced his resignations on December 15, 2006, effective on December, 20 2006…”)[143]

Việc làm này bị đưa ra Quốc Hội điều tra. Ủy Ban Tư Pháp tại Thượng Viện đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy rằng hành động cho các ông tòa Liên Bang trên đây nghỉ việc ngang xương như vậy là không có cơ sở pháp lý. Hậu quả là ông Tổng Trưởng Tư Pháp Alberto Gonzales (gốc Mễ, tín đồ Ca-tô) buộc phải đệ đơn xin từ chức vào ngày 17/9/2007.

Vấn đề đặt ra là động lực nào đã khiến cho chính quyền Tổng Thống Bush bãi chức các ông tòa Liên Bang môt cách phi lý như vậy?

Thiết tưởng mọi người chúng ta đều thắc mắc TẠI SAO chính quyền của Tổng Thống Bush lại có hành động thay thế những ông tòa (liên bang) cấp tiến bằng những người của phe bảo thủ (đúng hơn là của Nhà Thờ)?

Để có thể hiểu rõ vấn đề khúc mắc này, trước hết chúng ta cũng nên biết mấy điều sau đây:

1.- Chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ có chủ trương thi hành chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng.

2.- Việc làm luật về giáo dục, việc làm chương trình giáo dục, tuyển mộ giáo chức, nhân viên nhà trường và quản trị nhân viên trong tiểu bang được giáo phó cho các tiểu bang, nhưng các luật về giáo dục không được trái với Hiến Pháp Hoa Kỳ.

3.- Các tiểu bang lại giao phó cho các nha học chánh (school districts) địa phương đảm nhiệm việc làm chương trình, tuyền mộ giáo chức, nhân viên nhà trường và quản trị nhân viên trong phạm vị quản nhiệm.

4.- Tại các nha học chánh, việc chọn môn học và biên sọan chương trình học được giao phó cho các tiểu ban chuyên môn đặc trách, nhưng phải được sự chấp thuận của hội đồng giáo dục của Nha Học Chánh (Board of School District).

5.- Hội đồng giáo dục của các nha học chánh địa phương thường thường gồm khoảng 5 người do các phu huynh học sinh tuyển chọn từng nhiệm kỳ (từ hai đến 3 năm tùy theo từng địa phương) qua một cuộc bầu cử.

Đã từ lâu, không biết từ bao giờ, các chương trình giáo dục của các nha học chánh tại các địa phương đều dạy thuyết Tiến Hóa (Theory of Evolution hay Evolutionism) của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882). Rồi từ năm 1960, lại có luật cấm, không cho các trường công lập được dạy các tín lý Thiên Chúa Giáo. (Nếu dạy tín lý Ki-tô là vi hiến vì đi ngược với tinh thần của Tu Chính Hiến số 1.)

Ai cũng biết rằng thuyết Tiến Hóa làm vô hiệu hóa thuyết Sáng Tạo (creationism), cái xương sống của hệ thống tín lý Ki-tô. Vì thế mà Nhà Thờ rất bức bội và hết sức tức giận. Do đó, họ tìm cách chống lại việc cấm dạy giáo lý Thiên Chúa Giáo và chống luôn cả việc dạy thuyết Tiên Hóa.

Họ chống lại bằng cách nào?

Xin thưa, họ chống lại bằng cách:

Một mặt, họ tìm cách sửa đổi cái vỏ bề ngoài của thuyết Sáng Tạo hay thuyết Tạo Dựng (Creationism) thành một thuyết mới có danh xưng là Thiết Kế Thông Minh (Theory of Intelligent Design) (Bình mới rượu cũ). Mặt khác, họ vận động các nhà làm luật tại các tiểu bang và nhân viên trong hội đồng giáo dục tại các nha học chánh địa phương để loại bỏ thuyết Tiến Hóa ra khỏi chương trình học và thay thế vào đó bằng thuyết Thiết Kế Thông Minh. Thủ đọan này đã giúp cho họ thành công ở một vài tiểu bang, nhưng bị một số đông phụ huynh, giáo chức dạy môn khoa học, các hội khoa học chống lại và nộp đơn kiện các tiểu bang đã cho phép dạy thuyết Thiết Kế Thông Minh hay đã cấm, không cho dạy thuyết Tiến Hóa. Tất cả các vụ kiện như vậy đều phải được đưa lên tòa án Liên Bang phân xử. Nếu các ông tòa Liên Bang là người của phe Nhà Thờ, thì cán cân công lý sẽ nghiêng về phe Nhà Thờ. Nếu các ông tòa Liên Bang không phải là người của Nhà Thờ, thì kết quả của các vụ án này sẽ tùy thuộc vào sự sáng suốt và vô tư của các ông tòa. Vì thế phe Nhà Thờ (cũng là phe bảo thủ) cần phải có các ông tòa Liên Bang là người của họ.

Trong quá khứ đã xẩy ra nhiều vụ kiện như vậy. Tình trạng này được Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ ghi lại bằng một bản văn khá đầy đủ với nguyên văn như sau:

Ở Mỹ này, nhiều người theo Thiên Chúa Giáo cũng đã nhìn thấy cái nguy cơ. Họ cho rằng Darwin với thuyết Tiến Hóa đã làm giảm thiểu quang huy của Chúa trong sự tạo dựng, đã muốn “hạ bệ Thiên Chúa”, và đã hàm ngụ rằng trong vòng 2000 năm nay, những người theo Thiên Chúa Giáo đã bị lừa bịp bởi một lời nói láo vĩ đại.

Những người triệt để theo truyền thống cũ (fundamentalists) thuộc giáo phái Tin Lành, trong nhiều tiểu bang đã đứng ra bài xích khoa học và thuyết Tiến Hóa. Họ đã dùng ảnh hưởng của họ để bắt nhiều tiểu bang tìm cách ngăn chặn cấm đoán không cho dạy thuyết Tiến Hóa trong các trường trung tiểu học công cộng. Họ biết rằng nước Mỹ cấm, không cho dạy đạo giáo trong các trường từ năm 1960 trở đi. Họ kêu gọi những học giả, những nhà khoa bảng thành lập những hội nghiên cứu Thuyết Tạo Dựng theo khoa học. Những hội mệnh danh là Tạo Dựng Khoa Học đó có thể liệt kê như sau:

The American Scientific Affliation (ASA), thành lập năm 1941, gồm 3000 hội viên.

The Creation Research Society (CRS), thành lập năm 1963, ở Ann Arbor, Michigan. Có khoảng 500 họat động hội viên. Điều kiện nhập hội tối thiểu phải có bằng Cao Học về một bộ môn khoa học nào đó, và phải tin rằng Kinh Thánh hoàn toàn đúng, không hề sai lầm; chuyện Chúa tạo dựng nên muôn loài là có thực như Kinh Thánh đã ghi chép; Hồng Thủy toàn cầu là chuyện có thực.

The Creation Science Research Center (CSRC), có địa chỉ liên lạc với khỏang 210 ngàn người. Trong năm 1970, thường tổ chức những cuộc du ngọan thăm viếng núi Ararat, đi tìm lại chiếc tàu Noe. Giá tiền là $1,397 đi từ Nữu Ước.

The Institute for Creation Research (ICR) thành lập năm 1970, có đại bản doanh ở San Diego. Hội này họat động rất hăng say. Đã xuất bản 55 cuốn sách; đã có một nguyệt san là Acts and Facts gửi cho 60 ngàn độc giả. Họ cũng đã tổ chức nhiều chuyện thám hiểm núi Ararat vào những năm 1972, 73, 74, 75, nhưng hoặc thất bại, hoặc bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn. Họ cho rằng đã có đủ bằng chứng để biết Tàu Noe có dung tích 567 toa xe lửa và có thể chứa khỏang 50 ngàn con vật.

The Genesis School of Graduate Studies ở Gainville, Florida.

The Bible Science Association

Scientific Creationism Association of Southern New Jersey.

The Creation Research Science Education Foundation Inc. ở Ohio.

The Triangle Association for Scientific Creationism in the Research Triangle, ở gần Raleigh, North Carolina.

The Missouri Asociation for Creation.

The Evolution Protest Movement (EPM), 1932, ở Anh.

The Newton Scientific Organisation, 1973, ở Anh, v.v..

Tuy thất bại liên tiếp, nhưng trong vòng mấy chục năm nay họ cố vận động đem thuyết Tạo Dựng Khoa Học vào giảng dạy trong các trường song song với thuyết Tiến Hóa. Cho đến bây giờ, tuy còn thất bại, nhưng họ thường xuyên vẫn dùng thế lực để kiểm soát các sách giáo khoa, không cho dạy thuyết Tiến Hóa một cách lộ liễu.

Chính vì vậy mới có vụ án John Thomas Scopes năm 1925 – mà ta vẫn thường gọi là “vụ án con khỉ.” – Tòa đã tuyên án phạt Scopes 100 ngàn Mỹ kimđã vi phạm luật tiểu bang Tennessee cấm giảng thuyết Tiến Hóa trong học đường.

Từ năm 1921 đến năm 1929, họ cũng đã vận động được 37 tiểu bang ban hành những luật chống dạy thuyết Tiến Hóa. Ví dụ như luật Mississipi (1926), Arkansas (1928), Texas (1929). Tuy nhiên, Tòa Án Liên Bang bao giờ cũng chủ trương Nhà Nước tách rời khỏi Giáo Hội, vì thế không cho giảng dạy tôn giáo trong các trường và đã phán các luật tiểu bang cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường trung tiểu học tòan quốc Mỹ là vi hiến.

Về phía khoa học, tức là về phía những người có trách nhiệm sọan thảo chương trình giảng huấn, ta có những cơ quan như sau:

National Science Foundation (NSF).

Biological Sciences Study (BSCS).

Man: A Course of Study (MACOS).

Education Development Center (EDC).

The American Institute of Biological Sciences (AIBS).

National Association of Biological Teachers (NABT).

Biological Sciences Curriculum Study (BSCS).

Ngoài ra còn có cơ quan American Civil Liberty Union bảo vệ tự cho người dân Hoa Kỳ.

Các chương trình học, các sách giáo khoa được sọan thảo theo tinh thần khoa học, và đều dựa trên thuyết Tiến Hóa. Đôi bên thường xuyên chống đối lẫn nhau. Phe Tiến Hóa nhân danh Khoa Học. Phe Tạo Dựng cũng đội lốt Khoa Học, cũng nhân danh Khoa Học như ai.

Tháng 2/1981, cơ quan American Civil Liberty Union kiện lên tòa án Liên Bang xin hủy luật 590 của tiểu bang Arkansas đã cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường. Tòa án Liên Bang Arkansas tuyên bố luật 590 là vi hiến.

Tháng 8/1892, William Willoughby (phái thủ cựu) kiện National Science Foundation, bắt cơ quan này cũng phải viện trợ cho chương trình Tạo Dựng, cũng y như đã viện trợ cho chương trình xuất bản sách của Biological Science Study (BSCS). Tòa án Liên Bang Washington miễn tố, vì lẽ các sách BSCS là sách “phần đời”. Phe Fundamentalists (bảo thủ) kháng cáo, cũng thua luôn.

Năm 1978, Liên Đòan Các Giáo Chức Giảng Dạy Sinh Lý Học (NABT) kiện tiểu bang Tennessee về đạo luật cho phép dạy thuyết Tạo Dựng trong các trường học. Năm 1980, tòa Liên Bang xử luật đó là vi hiến.

Phái Tạo Dựng lại kiện Hội Đồng Giáo Dục California vì đã vi phạm quyền tự dio tín ngưỡng của con cái họ. Họ dắt con, dắt cái họ ra tòa, để các em khai là đã được giảng dạy rằng chúng là dòng dõi khỉ. Phía Hội Đồng Giáo Dục đã mời được những nhà khoa học thượng thăng ra để bênh vực và để biện minh cho thuyết Tiến Hóa. Quan Tòa lúc ấy là Irving Pertluss khuyến cáo Hội Đồng Giáo Dục không nên quá cứng rắn giáo điều, và nên tế nhị khi trình bày về nguồn gốc con người trong các sách giáo khoa. Phe Tạo Dựng coi đó là một thắng lợi của họ.

Mới hay, cho đến nay, sự tranh chấp giữa khoa học và tôn giáo vẫn còn rất gay cấn. Chính quyền Liên Bang thì luôn luôn chủ trương tôn giáo tách rời chính trị, tách rời học đường, và sẽ không bao giờ cho phép giảng dạy những gì xa gần có liên quan đên vấn đề tôn giáo trong các học đường. Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu nổi được tại sao những người mang tiếng là có những bằng cấp khoa học cao như vậy, cho đến này vẫn tin là chuyện Hồng Thủy toàn cầu. Một người bình thường nào đó cũng sẽ nhận ra rằng đó chỉ là một vụ lụt lớn trong vùng Sumeria (thuộc Tiểu Á mà thôi.)[144]

Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ Nhà Thờ Vatican quả thật là vô cùng gian manh và cực kỳ quỷ quyệt.

* * *

Vì liên kết với các thế lực giầu có, Nhà Thờ (cũng là bảo thủ), chính quyền Tổng Thống Bush (con) của Đảng Cộng Hòa đã làm nhiều điều đi ngược với lòng dân như trên. Vì thế, nhân dân Hoa Kỳ vô cùng bức xúc, cực kỳ bất mãn với Tổng Thống Bush (con) và Đảng Cộng Hòa. Chính vì thế mà Tổng Thống Bush (con) mới trở thành vị tổng thống thất nhân tâm nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và Đảng Cộng Hòa mới mất hết niềm tin đối với đại khốn nhân dân thuộc giới trung lưu và dân nghèo. Vì lẽ này mà trong kỳ bầu cử tháng 11/2008 vừa qua, Đảng Cộng Họa bị thất bại thảm thương nhất, chưa từng thấy trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, và ứng cử viên Tổng Thống của Đảng Dân Chủ (mặc dù là người da đen) đã chiến thắng vô cùng hiển hách với số phiếu cử tri đòan nhiều gấp 2 lần ruỡi so với số phiếu cử trị đoàn của ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa, và số phiếu nhân dân dồn cho ứng cử viên Đảng Dân Chủ nhiều hơn ứng cứ viên của Đảng Cộng Hòa hơn 8 triệu phiếu.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử tổng thống Hòa Kỳ, một người da đen được Đảng Dân Chủ tuyển chọn làm ứng cử ra tranh chức tổng thống với ứng cử viên người da trắng của Đảng Cộng Hòa và lại thắng cử vẻ vang và hiển hách như vậy. Điều này làm cho chúng ta suy nghĩ: Phải chăng những hành động hành động cấu kết với Nhà Thờ đã khiến cho Đảng Cộng Hòa phải gánh chịu thảm bại đau thương như vậy?

Trên đây là cái nhìn của người viết về Giáo Hội La Mã. Nếu các nhà trí thức Ca-tô có căn bản về sử học thấy rằng không đúng hay sai trái chỗ nào, xin lên tiếng chỉ giáo và gửi về sachhiem.net để phổ biến cho mọi người cùng đọc và nhận xét. Người viết cũng mong quý độc giả trong đạo Ca-tô cũng như quý vị thuôc các tôn giáo khác hay không thuộc tôn giáo nào lên tiếng góp ý và gửi bài về sachhiem.net để phổ biến cho rộng đường dư luận.

Nguyễn Mạnh Quang

Tháng 12, 2008

 

CHÚ THÍCH


[1] Tú Gàn. “Chuyện Thiền Sư Nhất Hạnh Về Việt Nam.” Sàigòn Nhỏ. Ngày 24/12/2004.

[2] Tú Gàn. “Cần Làm Sáng Tỏ Thêm Vấn Đề.” Sàigòn Nhỏ ngày 27/8/2004.”

[3] Tú Gàn. “Giác Mơ Thủ Tướng.” Diễn Đàn VN_Politics. Ngày 28/11/2008.

[4] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986, 99-101.

[5] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

[6] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 148.

[7] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr. 71

[8] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi guơm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr.104.

[9] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.54

[10] Trần Tam Tỉnh, Sdd., tr. 126-127.

[11] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 18

[12] Dương Thành Lợi, Triết Lý Quốc Trị Đông Phương (Toronto, Canada: Làng Văn, 1997), tr. 93.

[13] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1005), tr. 17.

[14] Dun J. Li,. Dun J. Li,. The Ageless Chinese (New York Charles Scriber's Sons, 1978), tr. 67

[15] Dun J. Li, Sđd. tr 70-71.

[16] Phan Đình Diệm, “Kiến Nghị 6.” Ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com.

[17] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn, Lửa Thiêng, 1973), tr.74.

[18] Lý Chánh Trung, Sđ d., tr. 74-75.

[19] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 175.

[20] Chính Đạo, Sđd., tr, 290-291.

[21] Roberts McNamara, Hồi Ký: Những Thảm Kịch và Bài Học Việt Nam – Duy Nguyên dịch (San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới, 1995), tr.72.

[22] Roberts McNamara, Sđd., tr. 100-101.

[23] Tường Minh – Chu Văn Trình, Hội Chứng Việt Nam (Taveres, Florida: Ban Tu Thư Tự Lục 2006), tr 208.

[24] Tường Minh – Chu Văn Trình, Sđd., tr. 209.

[25] Tường Minh – Chu Văn Trình, Sđd., tr. 210-211.

[26] Roberts McNamara,Sđd., 65-66.

[27] Dun J. Li, The Essence of Chinese Civilization (New York: Van Nostran Reinhold Co.,, 1967), p 104.

[28] Vũ Tam Ích, A Historical Survey Of Educational Developments In Vietnam (Lexington,Kentucky: College of Education, Uuniversity of Kentucky, 1959), p. 27.

[29] Vũ Tam Ích, Ibid., p. 27.

[30] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 14-15.

[31] JackT.Chick., Smokescreens (Chino, CA: Jack T. Chick, 1983), tr. 14-17.

[32] Jack T. Chick, Ibid., tr. 17.

[33] Jack T. Chick. Ibid., tr. 32.

[34] Cửu Long Lê Trọng Văn, Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996), 188-193.

[35] Tường Minh Chu Văn Trình, Sđd., tr. 185-191.

[36] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 76.

[37] Lý Chánh Trung, Sđd., tr. 74 và 75

[38] Quảng Toàn & Nguyễn Hoài, Những Họat Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Trong Thời Kỳ Kháng Chiến (Hà Nội: Nhà Xuất Nam Khoa Học, 1965), tr. 21.

[39] Phan Đinh Diệm. "Mea Culpa Bài 3 – Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.

[40] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 300.

[41] Dun J. Li,. The Ageless Chinese (New York Charles Scriber's Sons, 1978), trang 75-76.

[42] Trần Chung Ngọc, Sdd., tr. 300.

[43] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 289-290.

[44] Trần Chúng Ngọc, Sđd., tr. 292.

[45] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr.29-30.

[46] Charlie Nguyễn, Sdd., tr. 63-64.

[47] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 1 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Tôn Giáo, 1994) tr.222-223.

[48] The News Tribune [Tacoma, WA]. August 12, 2001: A5.

[49] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973 ), tr. 76.

[50] Anneke Mendiola, “Attempts to Ban Vietnamese Art.” Latetimes.com Orange County, Sunday, July 4, 1999.

[51] Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 157.

[52] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.

[53] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 73-78.

[54] Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hàng Ngày (New Delhi, Ấn Độ:Đạo Phật Ngày Nay, 2002), tr. 98-99.

[55] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 320.

[56] Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Tận Thế Số Ra Mắt 15/6/2002 (Fountain Valley, CA: TXB, 2002), tr, 27.

[57] Joseph Nguyễn Thanh Sơn, Tận Thế số 2, 15/7/2002, (Fountain Valley, CA: TXB, 2002), tr.5.

[58] Anatole G. Mazour & John M. Peoples. Men and Nations (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p. 217.

[59] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Ibid., p. 218.

[60] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116.

[61] Vũ Ngự Chiêu, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr. 262.

[62] Vũ Ngự Chiêu, Sđd., tr. 263.

[63] Vũ Đình Họat, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan - Tập II (Fall Church, VA: Alpha, 1991), tr.1013- 1014.

[64] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr 99-101.

[65] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 126-127.

[66] Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled – Volume II (New York: Frederick A. Praeger, 1967), tr. 932-933.

[67] Joseph Buttinger. Ibid, p. 956, và Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) tr. 645.

[68] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[69] Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005), tr. 35.

[70] Nguyễn Văn Tuấn, Sđd., tr 171.

[71] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), pp.167-168.

[72] Bùi Hoàng Thư, “Bạn Đọc Góp Ý.” Văn Nghệ Tiền Phong số 548 ngày 16/11/1998: Tr. 44-45.

[73] Nguyễn Ngọc Ngạn,Sđ d., tr. 320.

[74] Jack Abramowitz, American History Chicago, Illinois: Follett Publishing Company, 1979), p. 568.

[75] Nguồn: sáchhiem.net ngày 23/12/2008.

[76] Trần Chung Ngọc “Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp.” Sachhiem.net Ngày 7/5/2008.

[77] Tú Gàn. “Bôi Nhọ Chính Nghĩa Quốc Gia.” Sàigòn Nhỏ số 97. Ngày 23/10/1998.

[78] Alfred W. McCoy, The Politics of Heroine in Southeast Asia (New YorK:Harper & Row, Publishers, 1972) tr.90-223, và Bradley S. O’Leary & Edward Lee, Vụ Án Sám Sát Ngô Đình Diệm & J.K Kennedy (Phạm Viêm Phương & Mai Sơn chuyển dịch (Nhà Xuất Bản Tự Do, 2000), tr. 304-319.

[79] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York, 1964), tr.245-246.

[80] Hồ Văn Kỳ Thoại, Can Trường Trong Chiến Bại (Falls Church, VA: TXN, 2007), tr.273-274.

[81] Nguyễn Mạnh Quang, Nói Chuyện Vóei Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), tr. 127-131.

[82] Xem chú thích 69 ở trên.

[83] Xem chú thích 70 ở trên.

[84] Xem chú thích 66 ở trên.

[85] Đoàn Thêm, 1945-1954 Việc Từng Ngày (Los Alamatos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr.147.

[86] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23-24.

[87] Lê Hữu Dản, Sđd., tr.26-27.

[88] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 245-246.

[89] Edward G. Lansdale, Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sàigon: Đại Nam, 1972), tr. 199-202.

[90] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History )Glenview, IL:Scott, Foresman and Company, 1974), P. 398

[91] Malachi Martin, The Decline And Fall of The Roman Churh (New York: Putnam’s Sons, 1981) pp. 232-233.

[92] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: Putnam’ s, 1984), p. 170

[93] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập I-C 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr.33.

[94] Xem chú thích 81 ở trên

[95] Xem chú thích 69 ở trên.

[96] Xem chú thíc 70 ở trên.

[97] Bernard F. Fall, Ibid., p. 236.

[98] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr. 397.

[99] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.211-215, xem Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London, Arcturus, 2004), tr. 167-168, và xem lại lời nhận xét về đọan văn số 12 ở trên.

[100] Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 3: Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm Ngày 4/5/2000 .

[101] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[102] Xem chú tích số 12 ở trên.

[103] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.

[104] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[105] E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155.

[106] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[107] McCune Brown, Ludlum, Robert P. & Wilder, B. Howard. This Is America’s Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), p. 226.

[108] McCune Brown, Ludlum, Robert P. & Wilder, B. Howard, Sđd., tr. 746.

[109] Chu Văn Trinh – Thái Vân - Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II - Tập 1 (Mt. Dora, FL: Ban Tu Thu Tự Lực, 1994), tr.64-65.

[110] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9.

[111] Lý Chánh Trung, Sđ d., tr. 66.

[112] M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol. 10, Ed. 1980, p. 149.

[113] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952), tr. 45-46.

[114] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.104.

[115] Trần Trọng Kim, Sđ d., tr. 168.

[116] Mộng Bình Sơn, Đông Châu Liệt Quốc – Q. 3. (Fort Smith, AR: Sống Mới,1980 (?)), tr 972-974.

[117] Charlie Nguyễn, Sđ d., tr. 256-258

[118] Charlie Nguyễn, Sđ d., tr. 76

[119] Charlie Nguyễn, Sđd, tr. 78-81.

[120] Charlie Nguyễn, Sđd, tr. 299.

[121] Malachi Martin, Sđd., tr 205

[122] Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Ggiao Điểm, 1999), tr. 268.

[123] Malachi Martin. Rich Churh, Poor Church (New York: G. P. Putnam's Sons, 1984), p 86-87.

[124] Charlie Nguyễn, Sđd., tr 105-106

[125] Charlie Nguyễn, Sđd., tr .133.

[126] Manhattan, Avro, Vietnam - Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), p. 157.

[127] Xem ghi chú 124 ở trên.

[128] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đại (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 320.

[129] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 245-246.

[130] Nhiều tác giả,Tại Sao Không Theo Đạo Chúa -Tuyển Tập I (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1994), tr. 41-43.

[131] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Saigon: Quan Điểm, 1964), tr 17-18.

[132] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr.15-16.

[133] Arnold Scchrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott , Foresman and Company, 1974), p. 148.

[134] Pierre Goubert, The Course of French History ,Trans. by Maarten Ultee (New York: Franklin Watts, 1988), tr. 368-369.

[135] Ibid., tr. 370-371

[136] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), tr. 424.

[137] Charles X" Encyclopaedia Britannica (Micrpaedia,1980 edition), Tập II, tr. 761.

[138] Theo Wikipedia, the free encyclopedia, thì:

Cuối tháng 4/1945, nhìn thấy rằng sự thất bại toàn bộ sắp xẩy ra, Mussolini định trốn sang Thụy, nhưng nửa đường bị bắt và bị hành hình ở gần Hồ Como bởi các thành viên của Đảng Cộng Sản. Xác của hắn được đem về Milan treo ngược tòng ten trên cái trụ tại một trạm xăng để cho nhân dân nhìn rõ và cũng là để xác nhận cái chết cả tên bạo chúa này.” (“In late April, 1945, with total defeat looming, Mussolini attempted to escape to Switzerland, only to be captured and summarily executed near Lake Como by Communist Italian partisans. His body was taken to Milan where it was hung upside down at a petrol station for public viewing and to provide confirmation of his demise.”)

[139] The News Tribune [Tacoma, Washington] 15 October 2008.. Morning: A10.

[140] The News Tribune [Tacoma (Washington) 27 December 2008, Morning edition: B8

[141] News Tribune news service. “Flying shoes set Mideat abuzz.” The News Tribune [Tacoma, WA] 16 December, 2008, Morning Edtion: A1-10.

[142] John Bartley. “Editorial distorts situation in Iraq.”The News Tribune [Tacoma, WA] December 3, 2008, Morning Edition: B7.

[143] Theo Wikipedia, the free encyclopedia.

[144] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập I (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1994), tr.21-26.

Trang Nguyễn Mạnh Quang