Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_14.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 17 tháng 2, 2010

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 14

LÒNG BẤT MÃN VÀ CĂM THÙ

CỦA NHÂN DÂN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VATICAN

Gồm những mục:

I.- Lòng bất mãn của các vua chúa Âu Châu đối với Vatican:

II.- Lòng bất mãn và căm thù của giới trí thức và các nhà ái quốc đối với Nhà Thờ Vatican.

A.- Thành ngữ:

B.- Những lời lên án của trí thức:

1.- Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882)

2.- Edward Gibbon (1737-1794),:

3.- Tiểu thuyết gia Anh Daniel Defoe (1660-1731)

4.- Học giả Hòa Lan Hugo Grotos (1583-1645)

5.- Thi sĩ người Anh John Milton (1608-1674)

6.- Văn sĩ Anh Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762)

7.- Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821)

8.- Văn hào người Anh Charles Dickens (1812-1870)

9.- Khoa học gia người Anh Thomas Henry Huxley (1825-1895)

10.- Văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885)

11.- Sử gia Ái Nhĩ Lan William E. H. Lecky (1838-1903)

12.- Tiểu thuyết gia Ái Nhĩ Lan George More

13.- Voltaire

C.- Phản Ứng Của Giáo Hội:

III.- Lòng căm thù và ghê tởm của tất cả mọi tầng lớp khác trong nhân dân đối với Nhà Thờ Vatican:

A. Những Người Vô Thần Bị Giáo Hội Nguyền Rủa,

B. Giáo Hội La Mã Bị Thù Ghét Đến Mức Nào ?

IV.- Lòng khinh bỉ và ghê tởm của người Hoa Kỳ đối với nhóm người Việt dân Chúa.

V. Kết luận:

Lòng tham và những hành động tận tình vơ vét quyền lực, tận tình thu vơ và tích lũy tài sản cùng những hành động bạo ngược dã man của Vatican (như đã trình bày trong Chương 13 ở trên) đưa đến hậu quả trầm trọng là bất kỳ thành phần nào trong xã hội cũng đều trở thành một thứ nô lệ không công cho Giáo Hội. Họ bị áp bức một cách hết sức dã man và bị bóc lột đến tận xương tận tủy. Chẳng những thế, Giáo Hội hay Nhà Thờ Vatican còn khinh rẻ, coi họ như loài thú vật (đúng hơn là loài súc sinh) và công khai gọi họ là “bầy cừu non” hay “đàn chiên” của Giáo Hội. Với tình trạng như vậy, tất nhiên là xã hội Ca-tô không thể nào tránh khỏi cảnh chậm tiến, lạc hậu, nghèo đói và ngu dốt. Sự kiện này được sách sử ghi nhận rõ ràng như sau:

Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang tước hiệu đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.Các nhà chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành." [1]

Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ là quyền lực của Nhà Thờ Vatican vươn tới đâu thì nhân dân ở đó đều rơi vào cảnh nghèo đói, chậm tiến, lạc hậu, khốn khổ, điêu đứng, lầm than. Đặc biệt hơn nữa là tất cả mọi tầng lớp hay giai cấp xã hội đều bị Nhà Thờ Vatican tức là giai cấp tu sĩ Da-tô dùng đủ mọi thủ đọan gian ác để đè đầu cỡi cổ và áp bức nhân dân bằng trăm phương ngàn kế: Vua Chúa bị áp bức và bị bóc lột theo hoàn cảnh của Vua Chúa, trí thức bị áp bức và bị bóc lột theo hoàn cảnh của trí thức, người dân cùng đinh thì bị áp bức và bị bóc lột theo hoàn cảnh của người dân cùng đinh. Tất cả mọi thứ trong xã hội đều được tập trung vào trong tay Nhà Thờ, đúng như sách sử đã ghi nhận mà chúng tôi đã trình bày rõ ràng trong Chương 13 ở trên. Xin ghi lại đây đoạn văn sử này để quý vị có ý niệm liên tục về tội ác này của Vatican mà khỏi mất thì giờ tìm ngược trở lại:

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.[2]

Tình trạng này đã khiến cho Nhà Thờ Vatican hay Giáo Hội La Mã trở thành một tập đoàn của những tên siêu bạo chúa, siêu tham tàn, độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật lịch sử này là theo cuốn Tyrants History’ s 100 Most Evil Despots & Dictators (London:Arturus, 2004) của tác giả Nigel Cawthorne thì có tới hơn 60% trong số 85 tên bạo chúa ác độc nhất trong thời trung đại, cận đại và hiện đại là giáo sĩ và tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã. Trong số những tên siêu bạo chúa Ca-tô này có Hồng Y Cesare Borgia (1475-1507), một trong những người con của Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503), Lý Thứa Vãn (1875-1965) của Nam Hàn, Ferdinand Marcos (1917-1989) của Phi Luật Tân, Ngô Đình Diệm (1897-1963) của miền Nam Việt Nam, v.v…,

Tất cả các dân tộc nào trên thế giới đã có kinh nghiệm đau thương với Giáo Hội La Mã đều ghê tởm và đều căm thù “cái Giáo Hội Khốn Nạn” này đến cùng độ. Sự kiện này được sách “Vatican Thú Tội và Xin Lỗi?” ghi nhận như sau:

Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 năm thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v

Trọng tội của Giáo Hội không phải là nguồn phúc lộc bình an dưới thế! Ngược lại, và riêng Việt Nam, Giáo Hội chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần Ma quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam là dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoại đạo theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo.. Đức Hồng Y Hà Nội Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma vào năm 1998, có Đức Giáo Hoàng đương kim (John Paul II) ngồi dự thính.” [3]

I.- Lòng bất mãn của các vua chúa Âu Châu đối với Vatican:

Giaó Hoàng Léo ILời tuyên bố ngang ngược của Giáo Hoàng Léo I (440-461) rằng “Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục” vào năm 451 và việc Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" vào năm 1075 đã làm cho các vua chúa của các tiểu quốc nằm trong Đế Quốc La Mã vô cùng bất mãn và hết sức lo sợ.

Khi Giáo Hoàng Leo I đưa ra lời tuyên bố ngang ngược trên đây thì các quốc gia Âu Châu chỉ là những tiểu nhược quốc nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc Lã Mã đang trên đà suy sụp trong khi các nước Pháp, Đức và Ý chưa thành hình. Các tiểu quốc này vừa, nhỏ vừa yếu thế và quyền lực chưa được củng cố, cho nên, dù cho có bất mãn đến mức nào đi nữa thì các nước này cũng đành phải ẩn nhẫn tạm gác lại và ghim trong lòng, chờ đợi thời cơ để vùng lên đòi lại những gì mà Vatican đã cưỡng đoạt. Nhưng khi Giáo Hoàng Gregory VII ban hành bản tuyên cáo xấc xược "Dictatus papae" vào năm 1075, thì tình hình chính trị ở Âu Châu đã biến đổi rất nhiều. Trong sự biến đổi này, tại lục địa Âu Châu có các nước Đức, Pháp và Ý trở thành ba thế lực có ý đồ và khả năng chống lại chủ trương “thần quyền chỉ đạo chính quyền” và chính sách “bất khoan dung” của Giáo Hội. Ấy là chưa nói đến quốc đảo Anh.

Vì rằng vào thời điểm này (trước Cách Mạng Pháp 1789), nước Pháp cũng như hầu hết các nước khác trên thế giới đều theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, cho nên quyền lãnh đạo đất nước hoàn toàn nằm gọn trong tay nhà vua, hoàng tộc, giới tu sĩ và giới quý tộc. Cũng vì thế mà lời tuyên bố ngang ngược của Giáo Hoàng Leo I vào năm 451 và bản tuyên ngôn "Dictatus papae" quái đản do Giáo Hoàng Gregory VII công bố vào năm 1075 không có ảnh hưởng gì đối với đại khối nhân dân Âu Châu, mà chỉ làm cho bọn vua chúa Âu Châu đang liên kết với Vatican phải lo sợ, sợ rằng hoặc họ là sẽ trở thành “tôi tớ hèn mọn làm nô lệ cho Vatican”, hoặc là họ sẽ bị thanh toán hay bị truất phế nếu bị Vatican nghi ngờ về lòng trung thành của họ đối với giáo hoàng, hoặc là không làm vừa lòng các ông chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican. Người lo sợ trước nhất trong đám vua chúa Âu Châu là Vua Henry IV (1050-1106) của nước Đức. Dưới đây là câu chuyện này.

Vua Henry IVVì muốn tỏ ra độc lập với Tòa Thánh Vatican, Vua Henry IV (1050-1106) của nước Đức (lúc bấy giờ gọi là “Holy Roman Empire” bèn tự ý chọn và bổ nhậm các ông giám mục trong nước. Việc làm này khiến cho Giáo Hội La Mã coi như là một hành động thách đố khinh thường quyền lực của Nhà Thờ Vatican. Vì thế mà Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) mới nổi giận và quyết tâm trừng phạt nhà vua bằng cách xúi giục bọn lãnh chúa Ca-tô tay sai của Giáo Hội ở Đức chống lại nhà Vua. Vấn đề này sẽ được trình bầy rõ ràng và đầy đủ trong Chương 16, trong tiểu mục nói về Thời Kỳ Thứ Nhất (1300-1700) trong cuộc chiến chống Vatican của các vua chúa Pháp.

Hành động Vatican xúi giục bọn lãnh chúa tại Đức chống lại Vua Henry IV (1050-1106) của nước Đức giống y hệt như hành động của Vatican xúi giục Tổng Giám-mục Ngô Quang Kiệt và đồng bọn quạ đen đạo diễn vụ "cầu nguyện" bất hợp pháp, gây bạo loạn chống chính quyền Việt Nam tại nơi cổng vào của tòa nhà công sở tại số 42 Nhà Chung Hà Nội (từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008) và ở cổng vào Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Nguyễn Lương Bằng (từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008) để đòi chiếm hai khoản bất động sản này cho Nhà Thờ Vatican.

II.- Lòng bất mãn và căm thù của giới trí thức và các nhà ái quốc đối với Nhà Thờ Vatican.

Vì muốn kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt theo đúng như “Chúa Bố” Jehovah không muốn cho loài người khôn ngoan bằng cách cấm không cho ăn “trái cây hiểu biết”, Giáo Hội La Mã luôn luôn có chủ trương độc chiếm quyền giáo dục thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ và lên án gay gắt chính sách mở rông các trường học công lập của các chính quyền thế tục. Chủ trường phản tiến hóa này của Giáo Hội được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

Giáo Hội cần có một nền giáo dục độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” [4]

Sách Roman Catholicism viết:

Giáo Hoàng Pius XI (1932-1939) lên án các trường học công lập.” [Public Schools condemned by Pope Pius XI.] [5]

Kết quả của công việc “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo” theo chính sách ngu dân này là con người trong xã hội Ca-tô bị điều kiện hóa, lúc nào cũng mơ mơ màng màng nghĩ đến việc đi đến Nhà Thờ để lạy lục, cầu khẩn, van xin, ăn năn với hy vọng vượt qua được cái cửa ải “Vatican” đi về nước Chúa hão huyền”. Sự kiện này được nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”[6].

Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ các ông bà “cừu non” (con chiên) người Việt đã bị “bọn quạ đen” nhồi sọ thành hạng người cực kỳ ngu xuẩn.

Ngoài ra, vì sợ rằng giáo dân vẫn còn có đủ lý trí nhìn ra được tính cách phỉnh gạt, bịp bợm cũng như hù dọa và khủng bố tinh thần trong các tín lý Ki-tô, vì sợ rằng người ta sẽ nhìn thấy những rặng núi tội ác của Giáo Hội chống lại nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử từ thế kỷ 4, cho nên, Giáo lại Hội còn ra lệnh cấm, không cho nhân dân dưới quyền đọc những sách báo và các bài nghiên cứu hay khảo luận mà Giáo Hội không muốn cho đọc. Vấn đề này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Thập Giá và Lưỡi Gươm viết:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mác, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.)" [7]

Không những cấm giáo dân, không cho phép họ được đọc những đọc những sách báo và các bài nghiên cứu hay khảo luận mà Giáo Hội không muốn cho đọc, Giáo Hội còn có dã tâm biến họ thành những tên sát nhân cuồng nhiệt để sử dụng họ làm những lực lượng xung kích tấn công những tổ chức, thế lực hay chính quyền hoặc cộng đồng nào không chịu khuất phục hay bị Giáo Hội cho là thù địch. Bản văn sử dưới đây do chính người của Giáo Hội là Linh-muc Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội thành những tên sát nhân cuồng nhiệt, nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh Chúa”, thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc “xuất hành vĩ đại” (vào thời điểm 1954-1955. Hiển nhiên người nông dân Việt Nam sống gắn bó với đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng, tại miền Nam Việt Nam có một vị thủ tướng công giáo đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ những vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân đó một khi đã bước chân đi, thì không có gì có thể ngăn cản họ lại. Thế là với những áp lực đủ kiểu đủ cách, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng công giáo, người ta đã thành công đưa vào Nam hàng trăm ngàn nông dân, bởi vì khối di cư công giáo sẽ là một lực lượng chính trị to lớn hỗ trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.” [8]

Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ như trên cùng với những rặng núi tội ác của Giáo Hội chống nhân loại trong gần hai ngàn năm qua đã khiến cho giới trí thức vô cũng phẫn nộ và cương quyết đứng lên tranh đấu.

Tại các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội La Mã ở Âu Châu, từ thành phần lãnh đạo chính quyền cho đến giới trí thức và đại khối nhân dân đều bất mãn và đều căm thù Nhà Thờ Vatican đến tận xương tận tủy. Tùy theo trình độ kiến thức và khả năng, tất cả mọi thành phần trong xã hội đều chống lại Giáo Hội La Mã bằng những phương tiện và hình thức thích hợp nhất với khả năng riêng của họ. Phương tiện có sẵn trong tay các vua chúa là quyền lực, thì họ chống lại Giáo Hội bằng quyền lực. Phương tiện có sẵn trong tay giới trí thức là trí thông minh, kiến thức và tài đức thì họ chống lại Giáo Hội bằng trí thông minh, bằng kiến thức và bằng tài đức.

Thanh thiếu niên đang tuổi xuân thì với bầu nhiệt huyết và thân thể cường tráng thì họ sẵn sàng hăng say đứng lên tham gia vào các đại cuộc chống lại Giáo Hội dưới quyền lãnh đạo của những người có quyền thế hay các bậc trí giả cách mạng để giải thoát cho chính bản thân họ và dân nước họ cái thân phận vừa làm nô lệ tôi đòi cho Giáo Hội, vừa bị khinh rẻ như “loài súc sinh” trong kiếp đời “cừu non” mà Giáo Hội mập mờ phỉnh gạt gọi là “bầy chiên”, là “tôi tớ hèn mọn”.

Không ai biết rõ bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của Giáo Hội La Mã bằng các bậc trí giả, vĩ nhân, danh nhân và chính khách tại các quốc gia đã từng là nạn nhân lâu đời của Giáo Hội. Cũng vì thế mà họ mới có thể ghi nhận những kinh nghiệm bản thân và sự hiểu biết của họ về những việc làm tội ác của Giáo Hội cũng như của các ông giáo sĩ và sắp xếp thành (1) những thành ngữ, (2) những câu nói hoặc là những lời khẳng định hay tuyên bố với nội dung nói lên cái bản chất, đặc tính, và hành động tội ác gian tham, tàn ngược và dã man của Giáo Hội hay Nhà Thờ Vatican và của bọn giáo sĩ của cái tôn giáo ác ôn này, và (3) bằng những tác phẩm có nội dung nói lên cái nguy hại của chế độ giáo hoàng (papacy) và trình bày nhưng tư tưởng tiến bộ hoàn toàn đi trái ngược với lời dạy trong hệ thống tín ly Ki-tô, trái ngược với giáo luật và trái ngược với lời dạy của Giáo Hội La Mã.

A.- Thành ngữ:

Chúng ta đã nghe một số thành ngữ lưu truyền trong xã hội như: (1) “chiếc áo không làm nên thầy tu” (l’habit ne fait pas le moine), (2) “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs), (3) “Nhiều tiền lễ lớn, ít tiền lễ nhỏ, không tiền không lễ” (High money high Mass; low money, low Mass; no money, no Mass), (4) “Đồng tiền nào thẩy ra, nếu bay lên trời là của Chúa, nếu rơi xuống đất là của Nhà Thờ”, v.v..Tất cả đều có mục đích nói lên lòng khinh bỉ của họ về cái bản chất đạo đức giả của Giáo Hội La Mã và của những người mang sắc phục tu sĩ Ca-tô.

B.- Những lời lên án của trí thức:

Những câu nói hay lời tuyên bố lên án gắt gao và hết sức nặng nề của các nhà trí thức, vĩ nhân, danh nhân và chính khách: Phải nói là có cả hàng ngàn vĩ nhân, danh nhân và chính khách lên án nặng nề về hệ thống tín lý Ki-tô, về những rặng núi tội ác chống nhân loại của Giáo Hội La Mã, và về tình trạng thiếu đạo đức của giới tu sĩ Ca-tô. Một số khá lớn những lời lên án hay kể tội này của họ đã được Giáo-sư Trần Chung Ngọc gom lại nơi các trang 285-304 dưới tựa đề là Phụ Lục trong cuốn Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000). Dưới đây là một số những vĩ nhân và danh nhân đã đưa ra những lời tuyên bố như trên.

1.- Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố:

a.- "Linh mục là hiện thân của sự gian trá." (The priest is the personification of falsehood.)

b.- “Vatican là con dao găm đâm vào tim nước Ý.” (The Vatican is a dagger in the heart of Italy.)

c.- "Giáo Hội Ca-Tô là nàng hầu của sự chuyên chế và là kẻ thù trung kiên của tự do." (The Catholic Church is the handmaid of tyranny and the steady enemy of liberty.)

2.- Edward Gibbon (1737-1794), sử gia người Anh viết:

a.- "Đối với cái nhìn triết lý, những thói xấu của giới giáo sĩ thì ít nguy hại hơn những đức tính của họ rất nhiều." (To a philosophic eye, the vices of the clergy are far less dangerous than their virtues.)

b.-"Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ. Người đại diện của Chúa Kitô - Giáo Hoàng John XXIII (1410-1414) - chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân." (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ - Pope John XXIII (1410-1414) - was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.)

3.- Tiểu thuyết gia Anh Daniel Defoe (1660-1731) nhận xét

"Trong tất cả tai họa mà nhân loại phải gánh chịu, sự độc đoán của giới giáo sĩ là tệ hại nhất." (Of all the plagues with which mankind are cursed, Ecclesiastic tyranny's the worst.)

4.- Học giả Hòa Lan Hugo Grotos (1583-1645) tuyên bố:

"Người nào đọc lịch sử giới giáo sĩ không đọc gì khác ngoài sự gian giảo (đểu cáng, xỏ lá) và điên rồ của các giám mục và linh mục." (He who reads eccleciastical history reads nothing but the roguery and folly of bishops and churchmen.)

5.- Thi sĩ người Anh John Milton (1608-1674) nhận xét:

"Đạo Ca Tô Rô Ma (Đạo Gia-tô hay đạo Kitô La Mã) có ít tính chất tôn giáo hơn là sự chuyên chế của giới linh mục, những người trang bị với những bổng lộc của quyền lực dân sự, với chiêu bài tôn giáo, đã chiếm lấy quyền của Chúa." (Romanism is less a religion than a priestly tyranny armed with the spoils of civil power which, on the pretext of religion, it had seized against the command of Christ himself.)

6.- Văn sĩ Anh Lady Mary Wortley Montagu (1689-1762) tuyên bố:

"Trên khắp thế giới, các linh mục có thể nói láo và các tín đồ tin." (Priests can lie, and the mob can believe, all over the world.)

7.- Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821) tuyên bố:

a.- "Hiệp Hội Giêsu (Dòng Tên ?) là hội nguy hiểm nhất, và đã gây nên nhiều tổn hại hơn tất cả những hội tôn giáo khác." The (Society of Jesus is the most dangerous of orders, and has done more mischief than all the others.)

b.-"Kiến thức và lịch sử là những kẻ thù của tôn giáo." (Knowledge and history are the enemies of the religion.)

c.- "Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (Priests have verywhen and everywhere introduced fraud and falsehood).

8.- Văn hào người Anh Charles Dickens (1812-1870) tuyên bố:

"Tôi tin rằng sự phổ biến đạo Ca-Tô (Da-tô) là phương cách khủng khiếp nhất của sự thoái hóa chính trị và xã hội còn sót lại trên thế giới. Các nhà truyền giáo là những kẻ quấy rầy hạng nhất, và làm cho mọi nơi mà họ tới trở thành tệ hại hơn." (I believe the dissemination of Catholicity to be the most horrible means of political and social degradation left in the world. Missionaries are perfect nuisances, and leave every place worse than they found it).

9.- Khoa học gia người Anh Thomas Henry Huxley (1825-1895) nhận xét:

a.- "Tín điều về sự không thể sai lầm của Thánh Kinh cũng chẳng hiển nhiên hơn tín điều về sự không thể sai lầm của các giáo hoàng." (The dogma of infallibility of the Bible is no more self-evident than is that of the infallibility of the popes.)

b.- "Từ một nô lệ của một chế độ giáo hoàng, người trí thức đã trở thành thân trâu ngựa (nông nô) của Thánh Kinh (có nghĩa là bỏ Ca Tô sang Tin Lành - TCN)." (From being a slave of the papacy, the intellect was to become the serf of the Bible.)

c.- "Hệ thống giáo sĩ là kẻ thù sống chết của khoa học. Thuyết tiến hóa loại bỏ thuyết sáng tạo và mọi sự can thiệp của Thần Kitô (Thượng Đế)." (The ecclesiastical system is the deadly enemy of science. Evolution excludes creation and all other kinds of supernatural interventions.)

d.- "Hoài nghi là bổn phận cao nhất và đức tin mù quáng là tội không thể tha thứ được." (Skepticism is the highest duty and blind faith is the one unpardonable sin.)

10.- Văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885) viết:

a.- "Khi anh bảo tôi rằng Thần của anh đã tạo ra anh theo hình ảnh của ông ấy, tôi trả lời rằng hắn ta hẳn phải thật là xấu trai." (When you tell me that your deity made you in his own image, I reply that he must have been very ugly.)

b.- "Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng là người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó là ông linh mục xứ (sở tại)." (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson.)

11.- Sử gia Ái Nhĩ Lan William E. H. Lecky (1838-1903) nhận xét:

a.- “Hầu hết Âu Châu, trong nhiều thế kỷ, đã bị ngập máu, máu đổ do sự chủ mưu trực tiếp hay với sự hoàn toàn chấp thuận của những người có quyền thế trong giới giáo sĩ." (Almost all Europe, for many centuries, was inundated with blood, which was shed at the direct instigation or with the full approval of the ecclesiastical authorities.)

b.- "Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, bất kể là Ca-tô hay Tin Lành đứng bên cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành." (Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result.)

12.- Tiểu thuyết gia Ái Nhĩ Lan George More nói:

"Thiên đường có thể để cho giáo dân, nhưng thế giới này chắc chắn là để cho các linh mục." (Heaven may be for the laity, but this world is certainly for the clergy.) [9]

13.- Năm 1761, Voltaire nói:

“Phá được Dòng Tên, tức là phá được cái tôn giáo ác ôn này.” [10] v..v…

C.- Phản Ứng Của Giáo Hội:

Nỗ lực chống lại sự thống trị của đế quốc Vatican thể hiện trong những tác phẩm của các bậc vĩ nhân, các đại tư tưởng gia, các nhà đại trí thức, các nhà bác học và các nhà khoa học như Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630), Isaac Newton (1642-1727), John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v… Vì thế mà Giáo Hội La Mã rất thù ghét họ, rất lo sợ những tác phẩm của họ sẽ làm tan vỡ nền tảng lý thuyết thần học Ki-tô và những lời dạy của Giáo Hội. Cũng vì thế mà Giáo Hội triệt để, cấm và kiểm soát hết sức gắt gao, không cho tín đồ bén mảng đến những tác phẩm của họ. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ trong sách Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:

Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ (giáo dân) trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac (Karl Marx), vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay sách thánh kinh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La-tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể sờ tới.)” [11]

III.- Lòng căm thù và ghê tởm của tất cả mọi tầng lớp khác trong nhân dân đối với Nhà Thờ Vatican:

Có nhiều nguyên nhân khiến cho tất cả các tầng lớp nhân dân đều ghê tởm và căm thù đối với Nhà Thờ Vatican cũng như đối với giai cấp giáo sĩ và bọn tín đồ làm tay sai cho Giáo Hội.

Thứ nhất, như đã trình bày trong Chương 13 ở trên, chủ trương vơ vét và tóm thâu tất cả quyền lực chính trị vào trong tay giáo hoàng và Vatican đã làm cho bọn Vua Chúa Âu Châu dù ngồi trên ngai vàng nắm quyền chủ tể tối cao của đất nước cũng vẫn là tôi tớ hèn mọn của Vatican, không có một chút quyền hành gì ngoài cái quyền triệt để tuân phục lệnh truyền của Nhà Thờ Vatican. Đặc biệt là theo bản Tuyên Cáo “Dictatus Papae” gồm 27 điều ban hành vào năm 1075 trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085), thì các hoàng đế hay nhà vua “không có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục ở trong nước” (Điều 3), “khi đến bệ kiến giáo hoàng, thì phải phủ phục gục mặt xuống trườc chỗ ngồi của ông ta, chờ tới khi ông ta đưa bàn chân ra, thì phải tỏ ra hăm hở ôm lấy nâng niu và hôn hít để tỏ lòng tôn kính ông ta” (Điều 9), “sẽ bị giáo hoàng truất phế vào bất cứ lúc nào nếu ông ta không ưa” (Điều 12).

Thực trạng này làm cho bọn vua chúa nằm trong vòng ảnh hưởng hay dưới quyền của Nhà Thờ Vatican (Tòa Thánh Vatican) cảm thấy hết sức nhục nhã vì phải phủ phục gục mặt xuống ôm hôn bàn chân của giáo hoàng, vừa bất mãn vì không có quyền bổ nhậm và bãi chức các giám mục trong ngay lãnh thổ mà họ nắm quyền chủ tể cai trị muôn dân, vừa lo sợ rằng họ sẽ bị giáo hoàng truất phế vào một thời điểm nào đó khi mà bị giáo hoàng không ưa thích, hay khi có một đối thủ chính trị nào đó được giáo hoàng ưa thích hơn. Vì bất mãn, vì nhục nhã và vì lo sợ như vậy, cho nên họ chỉ chờ khi có cơ hội thuận tiện là họ vùng lên chống lại Nhà Thờ Vatican để giải thoát khỏi cái cảnh nhục nhã và lo sợ này.

Thứ hai, chính sách kiểm soát tất cả phạm vi sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của nhân dân để vơ vét cho đầy túi tham của Vatican đã làm cho hầu hết nhân dân lâm vào tình trạng vừa nghèo khổ cơ cực khốn cùng, vừa mất hết tự do, đến nỗi “không còn được phép có tình ý riêng tư mà phải luôn tuân theo tình ý của Giáo Hội không chút do dự. [12] Tình trạng này làm cho giới trí thức cảm thấy vô cùng bức xúc. Lý do: Là những trí thức, họ có khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu thánh kinh, tìm hiểu giáo luật, tìm hiểu những lời dạy, những tập tục, những lễ nghi, những cơ chế (bộ máy cai trị) và những việc làm của Nhà Thờ Vatican.

Đăc biệt hơn và quan trọng hơn nữa là (1) họ cần phải được tự do học và đọc đầy đủ những bài học lịch sử thế giới để biết rõ những chặng đường tiến bộ của nhân loại và cũng là để biết rõ những thế lực nào có chủ tâm muốn kìm hãm nhân dân thế giới mãi mãi ở trong vòng ngu dốt để dễ bề thi hành độc kế “dân ngu dễ trị”, và (2) họ phải có tự do tìm đọc những tư tưởng cao đẹp của tất cả các bậc vĩ nhân và danh nhân từ thời cổ đại cho đến lúc bấy giờ của bất cứ nền văn hóa nào đến từ bất cứ phương trời nào.

Càng đi sâu vào công việc tìm hiểu này, họ càng thấy rõi bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã và toàn thề tập đoàn tu sĩ áo đen của Giáo Hội quả thật là vô cũng ghê tởm và hết sức kinh khủng, kinh khủng về bất chính, kinh khủng về phản nhân luân, kinh khủng về phản đạo đức và kinh khủng về cái bản chất ngược ngạo, bạo tàn và cực kỳ dã man.. Chính vì thế mà văn hào Voltaire mới gọi đạo Thiên Chúa La Mã là “cái tôn giáo ác ôn”.

Thứ ba, tài nguyên của bất kỳ quốc gia nào cũng cố định và hữu hạn. Do đó, khi mà Giáo Hội chiếm hữu quá nhiều tài nguyên của đất nước, nhất là những bất động sản như đã trình bày trong Chương 13 ở trên, thì tất nhiên là nhân dân ở quốc gia đó không thể nào tránh khỏi tình cảnh nghèo đói khốn cùng không có ruộng cày để mưu sinh. Tình trạng này khiến cho họ phải trở thành một thứ nông nô hay tá điền lãnh canh của Nhà Thờ Vatican và của bọn chủ điền phong kiến phản động tay sai của Giáo Hội. Vì thế mà cá nhân họ và gia đình họ hoàn toàn lệ thuộc vào Nhà Thờ và bọn phong kiến phản động điền chủ đồng minh của Nhà Thờ để có phương kế sinh nhai. Dã man hơn nữa, Nhà Thờ Vatican lại còn phóng tay bóc lột họ đến tận xương tận tủy. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ thực trạng khốn khổ này và lòng bất mãn của họ đối với Giáo Hội và bọn tu sĩ quyền thế của Giáo Hội:

Lúc đó nước Pháp có một dân số chừng 24 triệu người, nhưng 18 triệu là nông phu. Nông dân cùng với giới tư sản đô thị đều bị coi là tầng lớp thứ dân. Tuy nhiên, ngay đối với tầng lớp tư sản đô thị, người nông phu cũng phải chịu những bóc lột đè nén. Tỷ dụ như những nông phu làm nghề thủ công, thường phải nhận lãnh công việc của chủ nhân ông đô thị, và thường phải lãnh với với một giá rẻ mạt. Còn như đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu không biết bao nhiêu thứ bóc lột rồi. Muốn xay lúa mì cũng phải thuế, muốn nướng bánh mì cũng phải thuế, muốn qua cầu đò cũng phải thuế, muốn tới chợ cũng phải thuế, muốn cho con bò ăn cỏ tại cánh đồng cỏ cũng phải thuế, muốn cất một ngôi nhà cũng phải thuế! Nếu chim chóc của quý tộc tới phá hại mùa màng, các nông dân không được quyền săn giết, chỉ được quyền đắnh trống, đánh mõ đuổi đi mà thôi. Chó săn không được nuôi, và nếu nuôi chó thì phải đeo một cái xích thật nặng vào cổ và có dây buộc dắt theo người… Xưa kia, dưới thời thịnh trị phong kiến, khi các công hầu còn cầm gươm cầm súng xông pha chiến trận để che chở cho dân cầy nô lệ, thì người nông phu còn vuốt bụng cam chịu những thuế má đó. Nhưng tới thời đế chế tập quyền, người nông phu đã đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn nai lưng ra đóng thuế cho chúa nữa? Do đó, họ dần dần nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý, và phôi thai những hoài vọng giải phóng." [13]

Thứ tư là lòng căm giận và thù ghét chất chứa trong lòng người dân Âu Châu đối với Tòa Thánh Vatican cũng như đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội La Mã lúc nào cũng sôi sục bừng bừng và phừng phực như muốn bùng lên như hỏa diệm sơn. Cũng vì thế mà vào bất cứ thời điểm nào Nếu họ có cơ hội biến lòng thù ghét này thành hành động là họ chụp lấy và không bỏ lỡ cơ hội. Sư kiện này xẩy ra rất thường, nhưng thường thường là bị bộ máy truyền truyền của Giáo Hội bưng bít, hoặc xuyện tạc hay bóp méo. Chúng ta chỉ có thể biết được những tin tức này bằng cách hoặc là tìm đọc các sách sử hay các tài liệu lịch sử nói về vấn đề này do các nhà sử học biên khảo, hoặc là được các quan truyền thông hiện đại loan truyền. Dưới đây là một vài trường hợp xẩy ra từng mấy chục năm gần nhất mà thiết tưởng bất cừ người nào theo dõi thời cuộc cũng đều biết hay có thể kiểm chứng được:

1.- Nửa khuya đêm Giáng Sinh 24/12/2009 công bố bản tin nóng (hot news) theo đó thì khi đang cùng với các hồng y diễn hành trên đường đi đến chỗ cử hành lễ Giáng Sinh tại Nhà Thờ Peter (Rome) vào lúc 10 giờ khuya (sớm hơn thường lệ), Giáo Hoàng Benedict XVI bị một người phụ nữ 25 tuổi người Thụy Sĩ gốc Ý có tên là Susanna Maiolo bất thính lình nhẩy qua hàng rào cản, nhào tới xô ông té ngã trên sàn, nhưng sau đó ông được các cận vệ đỡ dậy để tiếp tục đi lên bục giảng. Trong khi tấn công, cô Susanna Maiolo vừa mắng vào mặt ông giáo hoàng bằng một câu nói. Có người cho biết câu nói đó là “đồ đạo đức giả![14]

Lập tức, Tòa Thánh xuyên tạc trong các bản tin rằng người phụ nữ này mắc bệnh tâm thần dù là chưa có giấy chứng nhận hay lời nói khẳng định như vậy của một bác sĩ chuyên môn về căn bệnh này.

Chỉ trong 4 ngày sau, một nhóm chơi Facebook với 2445 thành viên đã tôn vinh người phụ này lên hàng bậc thánh: “Thánh Nữ Susanna”. Sư tôn vinh này chính là hành động biểu lộ lòng căm thù của họ đối với Tòa Thánh Vatican nói riêng và Giáo Hội La Mã nói chung. Ngoài ra, nó còn mang ý nghĩa lớn lao hơn cả ý nghĩa của nguời dân Irak và tín đồ Hồi giáo trước đây tôn vinh nhà báo Muntazer al-Zaidi về hành động ném giày vào Tổng Thống George W. Bush khi ông đang ngồi trên bàn cử tọa họp báo ở Kinh Thành Baghdad (Irak) vào ngày 15/12/2008.

Với bản chất và thói quen hành động dã man cùng với những phương cách tra tấn và hành hạ nạn nhân của các tổ chức công an, mật vu và cảnh sát của Giáo Hội La Mã ở Âu Châu thời Trung Cổ cũng như ở các chế độ đạo phiệt Ca-tô tay sai của Giáo Hội tại các quốc gia địa phương, chúng ta không biết số phận “Thánh Nữ Susanna” sẽ ra sao? Xin xem lời bàn thêm trong chú thích [14]

2.- Trong quá khứ gần đây nhất, cũng tại nơi này, ngày 6/6/2007, khi đang trên đường di chuyển đến bục giảng (diễn ra hàng tuần ở đây), cũng Giáo Hoàng Benedict XVI bị một người lạ mặt nhào tới định tấn công, nhưng bị lực lượng an ninh ngăn chặn kịp thời. Nhờ vậy mà ông được an toàn. Tuy nhiên, việc này cũng đủ làm cho ông hoảng hồn mất vía. Cũng vì thế mà dù rằng đã có chiếc xe Popemobile (một lọai xe chống đạn đặc biệt để cho ông sử dụng khi di chuyển), ông cũng phải cho tăng cường lực lượng bảo vệ an ninh tại Vatican và cho thiết lập một hệ thống kiểm sóat bằng những máy móc tối tân nhất và hiện đại nhất về khả năng phát hiện vũ khí và thuốc nổ trong phòng ngủ, nơi làm việc và những nơi ông thường lui tới hàng ngày hay hàng tuần trong đó có Quảng Trường Peter.

3.- Trước đó, ngày 13/5/1981, cũng tại nơi này, Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) bị “một người đàn ông Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Mehmet Ali Ağca bắn trọng thương khi ông đang đứng trên xe chạy vòng quanh Quảng trường Thánh Phêrô như thường lệ”[15], khiến cho ông phải nằm điều trị trong nhiều ngày ở trong Nhà Thương tại kinh thành Rome.

4.- Tháng 3 năm 1983, khi đến thăm viếng nước Nicaragua, một nước có tới 95% trên tổng số dân là tín đồ của Giáo Hội La Mã, Giáo Hoàng John Paul II bị chính quyền và nhân dân quốc gia này la ó và hô vang những khẩu hiệu chống đối có nội dung vừa khinh bỉ, vừa hạ nhục làm cho ông vô cùng tức giận đến độ nghẹn họng, mất tiếng. Cuối cùng, đành phải bỏ dở bài thuyết giáo (homily) để ra về. Vấn đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng nơi các trang 52-54 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004). Chúng tôi sẽ trình bày đầy đủ hơn nơi Chương 19 ở sau trong tập sách này.

Nếu đi ngược về quá khứ xa hơn nữa, chúng ta sẽ thấy có cả hàng rừng vụ những người dân (mà hầu hết là tín đồ của Giáo Hội La Mã) tấn công, chỉ trích và có chủ trương hủy diệt chế độ giáo hoàng (papacy), hủy diệt luôn cả Giáo Hội La Mã và tòan bộ hệ thống quyền lực của “cái tôn giáo ác ôn” này với mục đích lọai bỏ quyền lực của Nhà Thờ ra khỏi chính quyền và lọai bỏ tất cả mọi ảnh hưởng của cái “đạo máu” và “đạo bịp” này ra khỏi các phạm vi sinh hoạt đời sống của người dân. Đây là sự thật lịch sử mà hầu như toàn thể nhân dân thế giới đều biết và các nhà lãnh đạo Giáo Hội La Mã cũng đều biết, ngoại trừ những tín đồ Ca-tô và người dân nằm ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Ca-tô hay bị ảnh hưởng sâu nặng của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Nhà Thờ Vatican.

"Pope Mobile" Có Lý Hơn Chúa Quan Phòng.

Rút được kinh nghiệm từ những hành động có chủ tâm làm nguy hại đến sinh mạng của các Ngài như trên, Giáo Hoàng Hòang John II cũng như Giáo Hoàng Benedict XVI đã phải sử dụng cả một đạo quân cận vệ và an ninh hộ tống mỗi khi di chuyển ra khỏi phòng để đi đến chỗ làm việc, phòng tiếp khách hay các nơi khác ở trong khuôn viên Điện Lateran. Nếu phải di chuyển ra khỏi Điện Lateran để đi đến viếng thăm một quốc gia nào trên thế giới, việc canh chừng và bảo vệ các ngài phải được tổ chức cực kỳ chu đáo hơn nữa: (1) Các đội ngũ cận vệ, hộ tống và an ninh để canh chừng và bảo vệ phải vô cùng hùng hậu. (2) Các đội ngũ này phải được thiết bị bằng những máy móc dò mìn tối tân nhất, hiện đại nhất, có khả năng phát hiện những vũ khí, đạn dược và plastic bén nhạy nhất và hữu hiệu nhất để đề phòng mọi bất trắc có thể xẩy ra. (3) Phải có một chiếc xe đặc biệt gọi là Popemobile được thiết bị bằng một loại kính đặc biệt có khả năng chống đạn hữu hiệu nhất để cho các ngài di chuyển.

Những việc làm như trên để bảo vệ an ninh cho cá nhân giáo hoàng mỗi khi di chuyển ra ngòai kinh thành Rome cho chúng ta thấy: Những cụm từ "Thiên Chúa tòan năng ", và mọi việc “Có Chúa Quan Phòng,...” mà Giáo Hội La Mã thường lớn tiếng dạy dỗ tín đồ và rao truyền trong những khi truyền đạo chỉ là những lời láo khoét và bịp bợm vì rằng trước mắt chúng ta, ông Chúa Toàn Năng và khả năng Chúa Quan Phòng không bằng khả năng của chiếc xe Popemobile và sự quan phòng của các binh đoàn cảnh sát, an ninh và đoàn lính hộ tống được sử dụng để bảo vệ cho mạng sống của các ngài..

Có một điều hết tiếu lâm là Giáo Hoàng John Paul II lo sợ bị ám sát như vậy! Ấy thế mà ngài lại dạy bảo con chiên của ngài rằng "đừng lo sợ".(Be not Afraid) [John Paul II, Crossing the Threshold of Hope (New YorK: Afred A. Knopf, 1994), p.218.]

Dù là đã được canh chừng và bảo vệ rất chu đáo như vậy, nhưng cả Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) và đương kim Giáo Hoàng Bennedict XVI (2005-) cũng đều vẫn còn cảm thấy lo sợ cho sinh mạng của quí ngài. Cũng như các Giáo Hoàng hay các chức vị khác trong giáo hội, tất cả họ đều lo sợ sẽ bị “Chúa nhân lành” gọi lên "ở cùng" thiên đường trong khi họ còn thiết tha say mê và lưu luyến với quyền lực và quyền uy mà họ hiện đang được hưởng thụ ở trên thế gian này.

Lúc nào cũng lo sợ phải lên thiên đường bất ngờ như vậy mà các ngài vẫn luôn luôn lớn tiếng dạy tín đồ rằng “Chúa ở cùng anh chị em”, "Thiên Chúa là Tình Yêu", "hãy cầu nguyện liên lỉ", "Sống trong tình yêu Chúa,"...rồi nào là được "Chúa thưởng trên nước thiên đàng," hoặc "hưởng nhan Chúa đời đời." Nhưng họ tìm đủ mọi cách che chắn cho đạn đừng bay đến! Rõ ràng là họ chằng bao giờ nghĩ đến chuyện lên thiên đường để hưởng nhan Chúa đời đời. Như vậy thì quả thật là tiếu lâm hết chỗ nói! Bịp hết chỗ nói!

Hầu như tất cả nhân dân thế giới đều biết rõ như vậy. Ngay cả các Giáo Hoàng John Paul II, Giáo Hoàng Bennedíct XVI và tất cả các giáo hoàng tiền nhiệm cũng như toàn bộ tập đoàn tu sĩ áo đen trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội từ những vị chức sắc nắm giữ những chức vụ cao cấp trong giáo triều Vatican cho đến các linh mục quản nhiệm các họ đạo tại các địa phương đều biết rõ như vậy cả.

Chỉ riêng có tín đồ Ca-tô ngoan đạo người Việt mới không biết hay không muốn biết mà thôi!

Như đã nói trong Chương 13, học giả Ca-tô Charlie Nguyễn gọi đạo Ki-tô là “đạo bịp”, học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “cái giáo hội khốn nạn”, và văn hào Voltaire gọi đạo Ca-tô là “cái tôn giáo ác ôn.

Ngoại trừ những người bị bắt cóc rửa tội từ bé, hay những người dốt nát, cả tin, những người vốn có bản chất tham lợi, háo danh, thèm khát quyền lực và ưa thích lừa bịp người mới tìm đến gia nhập hay tìm cách trở thành tín đồ của cái "giáo hội khốn nạn này.

Giáo Hoàng là lãnh tụ số một của tập thể những người vừa là những tên ác ôn vừa là những ông vua bịp thì tất nhiên là mức độ ác ôn và tài nghệ bịp của ông ta phải hết sức là siêu việt. Căn cứ vào Bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều vào năm 1075, thì giáo hoàng là vua của các vua. Như vậy, ta cũng có thể nói “giáo hoàng vừa là tên trùm ác ôn của tập thể những tên ác ôn, vừa là vua bịp của các vua bịp” ở trên thế giới này trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa năm 1075 cho đến ngày nay.

 

(xem tiếp)

CHÚ THÍCH


[1] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984), pp 155-156. "The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic welll-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibit down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.

The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference them and their Protestant counterparts.”

[2]. Malachi Martin, Ibid., p. 90.

“From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”

[3] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 245-246.

[4] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr 66.

[5] Loraine Boettner, Roman Catholicism, (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9.

[6] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 148

[7] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 54.

[8] Trần Tam Tỉnh, Sđ d., tr. 104-105.

[9] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 283-304.

[10] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Sàigòn: Chân Lý, 19 72), tr. 165.

[11] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 54.

[12] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 76.

[13] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Saigòn: Quan Điểm, 1964), tr. 14-18.

[14] Nguồn: http://sachhiem.net/TONGIAO/tgS/SH10.php.

Lời bàn nhân vụ Suzanna: “Ngay khi vừa mới bắt giữ được cô Susanna Maiolo, dù chưa có tài liệu nào nói về vấn đề này đưa ra trưng dẫn làm bằng cớ, Tòa Thánh Vatican đã loan tin rằng đương sự mắc “bệnh tâm thần”. Căn cứ vào những việc làm có tính toán, có sắp xếp để chuẩn bị vượt qua hàng rào cản và đoàn người hộ tống cùng đoàn người diễn hành đi theo Giáo Hoàng Benedict XVI, thì cô Susanna Maiolo không những không mắc bệnh tâm thần, mà còn rất khôn khéo, rất bình tĩnh, rất tỉnh táo và rất sáng suốt trong lúc hành động. Dù vậy, một khi đã công khai tuyên bố rằng đương sự mắc bệnh tâm thần, thì với bản chấ, thâm độc và tàn ác sẵn có và với thói quen hành động theo thú tính của họ trong gần hai ngàn năm qua, rất có thể họ sẽ làm cho cô thực sự trở thành điên khùng. Thực hư như thế nào, chúng ta hãy chờ xem!

Thánh Nữ Susanna” hiện đang bị sở cảnh sát và an ninh của chính quyền Quốc Gia Vatican giam giữ, thẩm vấn và sẽ bị đưa ra tòa án của Giáo Hội La Mã. Nói đến Tòa Án của Giáo Hội La Mã, chúng ta không thể không nhớ đến những hành động cực kỳ dã man các Tòa Án Dị Giáo (Inquistions) của Giáo Hội đã tác oai tác quái ở Âu Châu từ đầu thế kỳ 12 cho đến đầu thế kỷ 19, tại các thuộc địa của Đế Quốc Bồ Đào Nha (ở Phi Châu và Ba Tây) và tại các thuộc địa của Đế Quốc Tây Ban Nha (ở Mỹ Châu La-tinh và Phi Luật) từ đầu thế kỷ 16 cho đến đầu thế kỷ 19. Các Inquistions là những tòa có toàn quyền truy lùng, bắt giam, tra tấn, hành hạ và xử tử những người trong vòng kiểm sóat trực tiếp của Giáo Hội hay gián tiếp qua các chính quyền đạo phiệt Ca-tô tay sai của Giáo Hội tại các quốc gia địa phương.

Đến đầu thế kỷ 17, vì quyền lực của Giáo Hội theo chân các đoàn quân xâm lược của cấc Đế Quốc Thự Dân Xâm Lược Bồ Đào Nha (ở Châu Phi và Ba Tây) và Bồ Đào Nha ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân, và vì bị nhân dân thế giới phỉ nhổ và nguyền rủa nhiều quá, ngày 6/1/1622, Giáo Hoàng Gregory V (1621-1623) cho thiết lập Thánh Bộ Truyền Giáo, cũng gọi là Thánh Bộ Đức Tin (De Propaganda Fide) để tiếp tục làm những công việc của các Inquisitions ở Âu Châu và ở các thuộc địa của hai đế quốc Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.

Cũng vì bị nhân dân thế giới phỉ nhổ và nguyền rủa nhiều quá, cho nên Tòa Thánh Vatican mới quyết định cho sử dụng một danh xưng mới thay thế cho danh xưng Inquisitions và săp xếp lại thành hệ thống tổ chức tinh vì hơn với cơ quan đầu não là Thánh Bộ Truyền Giáo, và các cơ quan thừa hành là các tổ chức công an, mật vụ và cảnh sát trong các chế độ đạo phiệt Ca-tô tay sai của Giáo Hội La Mã như tại Croatia trong những năm 1941-1945, tại Tây Ban Nha trong thời chính quyền của tên bạo chúa Francisco Franco trong những năm 1936-1975, tại miền Nam Việt Nam trong thời bạo chúa Ngô Đình Diệm (1954-1963) và quân phiệt Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975), và tại Rwanda dưới quyền tên bạo chúa Giám-mục Augustin Misago trong năm 1994.

Trong Chương 13 ở trên, chúng tôi đã trình bày những hành động truy lùng, bắt giam, tra tấn hành hạn, thủ tiêu và tàn sát tập thể những người thuộc các tôn giáo hay các nền văn hóa khác của các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội. Đọc những trang sách nói về vấn đền này, độc giả sẽ thấy những các tổ chức công an, mật vụ và cảnh sát của các chế độ đạo phiệt Ca-tô nói ở trên có những phương cách và tính cách dã man tra tấn, hành hạ, thủ tiêu và tàn sát những nạn nhân của chúng giống y hệt như những phương cách và tính cách tra tấn, hành hạ, thủ tiêu và tàn sát những nạn nhân của các Inquistions của Giáo Hội ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, nhưng tinh vi hơn và dã man hơn nhiều.

Giới tu sĩ áo đen và người tín đồ Ca-tô không phải chỉ hành động cực kỳ ác độc và cực kỳ dã man như nói ở trên đối với những người dân thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác vốn bị họ cho là tà giáo, là tà đạo, là man di, là dã man, là mọi rợ, v.v.. , mà họ cũng hành động hết sức độc ác, hết sức dã man đối với cả những người cùng trong giai cấp tu sĩ áo đen với nhau và những người đồng đạo của họ. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày trong Chương 14 (Mục V, Phần II) sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã một cách rất rõ ràng và khá đầy đủ với nhiều chi tiết được chứng minh bằng những bản văn sử trích ra từ những tác phẩm của các nhà sử học chân chính rất có uy tín trong ngành sử học. Chương sách này sẽ được đưa lên sachhiem.net trong một ngày rất gần đây.

[15] Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

Trang Nguyễn Mạnh Quang