Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_08.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 03 tháng 7, 2009

PHẦN II

◎◎◎

CHƯƠNG 8

TÍN ĐỒ CA TÔ BẢN ĐỊA ĐƯỢC RÈN LUYỆN NHƯ THẾ NÀO?

 

Trời sinh ra con người, đồng thời cũng phú cho con người một tấm lòng lương thiện. Thầy Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ, tính bản thiện.” Nhưng khi lớn lên, con người phải bươn chải, bôn ba, lăn lộn trong việc mưu sinh.Vì vậy mà người đời trở thành bon chen, đố kỵ, tị hiềm và ganh ghét lẫn nhau, rồi dùng đủ mọi mánh mung hay thủ đoạn bất chính, gian ác và hiểm độc để hạ giá những người khác (nhất là những người đồng nghề đồng nghiệp) với dã tâm "đè người khác xuống để nâng cao mình" hầu thủ lợi. Nhìn thấy rõ những thói hư tật xấu này của người đời, các nhà hiền triết hay các bậc chính Nho đã cố gắng tìm ra một "phương cách giáo dục" giúp cho người đời giữ gìn và phát huy cái “lương tính” trong thất tình của con người với mục đích làm cho mọi người biết hành xử theo quy luật “sao cho vừa mắt ta ra mắt người" (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân), biết "dĩ hòa vi quý" và sống với nhau trong tình thương “tứ hải giai huynh đệ”. Nếu mọi người trong thiên hạ đều phát huy lương tính và đều cư xử với nhau như vậy cả, thì loài người sẽ không còn gây ra những tội ác phát sinh từ lòng tham lam ích kỷ và những ác tính đố kị, tị hiềm, hiếu thắng, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu.  Được như vậy, nhiên hậu sẽ  không có chiến tranh, người người sẽ được an cư lạc nghiệp và đối xử với nhau như “anh em trong một gia đình” như lời dạy trong Nho giáo.

Thế nhưng, đó chỉ là chủ trương các bậc đại hiền và cũng là chủ trương của các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Khổng Giáo và Lão giáo ở Đông Phương. Tiếc rằng, các hệ phái Thiên Chúa Giáo mà điển hình là Thiên Chúa Giáo La Mã lại không chủ trương như vậy.   

Những người thấu hiểu lịch sử thế giới đều khẳng định rằng đạo Thiên Chúa Giáo La Mã ở Tây Phương, tuy rằng tự phong là “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền”, nhưng lại được xây dựng trên nền tảng của phỉnh gạt, lừa bịp và bạo lực. Nền tảng của tôn giáo này là hệ thống tín lý Ki-tô  đã có sẵn trong Thánh Kinh (cả Cựu Ước và Tân Ước) trong đó gồm những chuyện hoang đường cùng những chuyện loạn luân, dâm loạn, bạo ngược dã man, thêm vào những tín lý, giáo luật và tập tục cũng nặng tính cách lừa bịp, chuyên chế và vơ vào  do chính Nhà Thờ Vatican bịa đặt ra với dã tâm tăng cường thủ đoạn và khả năng lừa bịp người đời để trục lợi.

Để  duy trì và phát triển cái công việc làm ăn bất chính này và cũng là để dễ dàng phỉnh gạt và lừa bịp người đời, Vatican chủ trương dùng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt khiến cho họ không còn khả năng sử dụng lý trí để nhìn ra những điều tệ hại xấu xa trong thánh kinh cùng những mánh mung hay thủ đoạn bất chính và dã man trên đây của Giáo Hội.

Muốn thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ thì phải có quyền lực chính trị. Do đó Giáo Hội lại tính đến việc phải thâu tóm quyền lực chính trị và trong tay. Đây là nguyên nhân TẠI SAO Nhà Thờ Vatican lại đưa ra chủ trương “Tôn giáo (Giáo Hội La Mã) chỉ đạo chính quyền”, nghĩa là tôn giáo phải đứng trên chính quyền và ra lệnh cho chính quyền phải triệt để  thi hành những chính sách và lệnh truyền của tôn giáo.   (Cái chủ trương này đã được Nhà Thờ Vatican tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 đúc kết thành câu vè “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” (chính quyền tay sai của Nhà Thờ Vatican.)

Cũng vì thế mà từ khi thời kỳ Cách Mạng Dân Chủ (Demarcatic Revolutions) ra đời (1603-1815) cho đến ngày nay, tại Âu Châu cũng như ở Mỹ Châu và các nơi khác trên thế giới, bất kỳ quốc gia nào thoát được ra khỏi ách thống trị của Nhà Thờ Vatican cũng đều đã ghi vào trong hiến pháp của họ điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”, cương quyết giành lấy quyền làm chính sách giáo dục thi hành chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng, để cho các nhà sư phạm được tự do giảng dạy,  khai tâm học sinh, được tự do nói lên những sự thật lịch sử về tính cách hoang đường và bịp bợm trong những tín lý Ki-tô  cũng như về những rặng núi của đủ mọi thứ tội ác của Giáo Hôi La Mã trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Giáo Hội ra đời vào giữa thập niên 310.

Lúc còn là sinh viên đại học sư phạm ở Sài gòn trước đây, người viết đã kinh nghiệm chính sách giáo dục ở miền Nam.  Trong thời gian được du học 3 năm ở Hoa kỳ, người viết lại có cơ hội tìm hiểu chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng ở Bắc Mỹ, nhờ đó nhìn ra những sai lầm có chủ ý trong chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền Nam (dưới ảnh hưởng của Giáo Hội La Mã.)   Chương sách này chủ ý trình bày sơ lược về chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ được thi hành tại các quốc gia nằm dưới ách thống trị  của Nhà Thờ Vatican miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là trường hợp điển hình..

⊙⊙⊙

A.- TỔNG QUÁT VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC TỰ DO VÀ KHAI PHÓNG

Ngày nay các nước văn minh thoát khỏi bàn tay của Giáo Hội La Mã đều có chủ trương thi hành chính sách giáo dục tự do khai phóng. Đây  là chính sách giáo dục trong đó chương trình học không bị giới hạn bởi những điều cấm kỵ do tôn giáo đặt ra.  Đồng thời, phương cách giáo dục phải được cải tiến để làm cho học sinh được tự do nêu lên những thắc mắc và góp ý tích cực với thày giáo trong lúc học hỏi các bài học ở trong lớp.

Các ông thày dạy học phải được tự do giảng dạy và phải có nhiệm vụ khai tâm học sinh, làm cho các em  biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, phát triển nhân tính và ý thức được trách nhiệm của mình đối với mọi người xung quanh và đối với cộng đồng quốc gia dân tộc.

Quan trọng nhất là việc cổ động học sinh đọc thêm sách vỡ ngoài sách giáo khoa về mỗi đề tài của chương trình. Muốn thực hiện việc này có hiệu quả, nhà trường cần phải thêm vào trong chương trình giáo dục phần dạy cho học sinh làm "tóm lược sách" (book report). Trong thời gian 23 năm dạy trung học ở tiểu bang Washington, người viết nhận thấy đây là một trong những phương cách khai trí hữu hiệu nhất mà người viết nhìn thấy ở các học đường trên đất Hoa kỳ.

 

1.- Người làm nghề dạy học

Người làm nghề dạy học: Phần trình bày ở trên cho chúng ta thấy rằng người làm nghề dạy học trong chính sách giáo dục tự do khai phóng không phải chỉ làm có công việc “truyền đạt chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức và rèn luyện đức hạnh”, mà còn phải “KHAI TÂM” cho các môn sinh, và “mở mang trí tuệ cho môn sinh, lấy chân tâm mà hướng dẫn môn sinh về phương cách vận dụng trí óc vào việc lý luận, phân tách và tìm hiểu sự vật."

Viết đến đây, người viết nhớ đến lời nói của một tư tưởng gia Hoa Kỳ đăng trong tờ Daily Bulletin ngày 4 tháng 3 năm 1997 của trường Trung Học Stadium (Tacoma School District) nói về mục đích của giáo dục như sau: 

“Mục đích của giáo dục là biến tâm hồn con người thành một tâm hồn linh động truyền đạt, chứ không phải là một tâm hồn tù hãm trong một phạm trù hạn hẹp.” (The goal of education should be to turn the mind into a living fountain, not a holding pond.)

Những người chủ trương áp dụng chính sách giáo dục đúng nghĩa của giáo dục là những người lương thiện, mong muốn những ông thày phải đem hết lòng chân thành vào việc giải thích sự thật của sự việc và sự vật, chẳng hạn như là:

- Những cái tốt cái hay và vẻ đẹp của một hệ thống tư tưởng hay của một khám phá mới về khoa học của bất kỳ cá nhân hay môn phái nào bất kể từ đâu tới.

- Những sai lầm của một hoặc nhiều tín lý, của một niềm tin (cũng gọi là đức tin), của bản chất của một việc làm bất chính.

- Những tác hại của những sai lầm về những tín lý, về những việc làm bất chánh của một thế lực nhân danh là tôn giáo hay bất kỳ một chủ thuyết nào.

2.- Chính sách giáo dục tự do và  khai phóng đối chọi với chính sách ngu dân của Vatican.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, ở đâu có chính quyền cho thi hành chính sách giáo dục tự do và  khai phóng,  thì ở đó các mầm tư tưởng học thuật và kiến thức khoa học sẽ đâm chồi nẩy lộc vươn lên thành những cây trái, hoa lá xanh tươi, căng đầy nhựa sống, rồi trổ bông đơm trái đem lại nguồn sống vui tươi an lạc cho đời. 

Bằng chứng là ở Âu Châu, phải đợi đến thời kỳ phong trào nhân dân Âu Châu vùng lên chống lại Giáo Hội La Mã và đòi cải cách tôn giáo (1309-1648) với chủ thuyết nhân bản ra đời  (vào đầu thế kỷ 14) đưa đến Thời Đại Lý Trí - Age of Reason (1687-1789) cùng với Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ - The Age of Democratic Revolution (1603-1815), các nhà tư tưởng và khoa học gia như John Locke (1632-1704), Montesquieu (1689-1755), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784), Voltaire (1694-1778), Victor Hugo (1802-1885), Charles Robert Darwin (1809-1882), v.v… mới có thể được tự do đưa ra  những tư tưởng cao đẹp, công bố phát minh khoa học, nhiên hậu mới làm cho loài người càng ngày càng tiến mạnh như ngày nay.  

Trái lại, Giáo Hội La Mã mang căn bệnh tự tôn, tự mãn, nhận vơ là đại diện duy nhất của Thượng đế ở trên cõi trần gian này, nhận vơ là chủ nhân ông của trái đất, khinh rẻ loài người như bày thú vật và chủ trương dùng chính sách ngu dân để biến con người thành những hạng người súc sinh với dã tâm bơi ngược dòng lịch sử trong mưu đồ sống lại cái thời bán khai của thời Moses và ông Jesus cách đây hơn hai ngàn năm trở về trước. Nói về căn bệnh tư tôn tự mãn của Giáo Hội La Mã, trong bài viết  “Galileo: Four centuries ago this year, he put us in our place” đăng trên tờ The News Tribune [Tacoma, Washingon]  ngày 1 tháng 3 năm 2009, tác giả  Jeffrey Bennett viết như sau: 

“Nếu chúng ta tiếp tục hành động giống như là chúng ta là trung tâm của vũ trụ, thì chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả của sự ngu dốt. Nếu chúng ta  phát triển một viễn cảnh thực sự của vũ trụ và đặt nền văn minh của chúng ta vào đúng chiều hướng của nó để tiến đến một tương lại tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, một tương lai mà một ngày nào đó có thể đưa con cháu chúng ta đến các hành tính khác.”  Nguyên văn: (“We continue to act as though we are the center of the universe, but in that case we will suffer the consequences  of our ignorance. Or we can develop a true cosmic perspective and set our civilization on a course to a better future for all, a future that someday will take our descendants to the stars.” Jeffrey Bennett. “Galileo: Four centuries ago this year, he put us in pour place.”[1]

 

B.- CHÍNH SÁCH NGU DÂN VÀ GIÁO DỤC NHỒI SỌ CỦA VATICAN

Giáo Hội La Mã tự coi là trung tâm của vũ trụ, tự xưng là đại diện duy nhất của Thượng đế ở trên trái đất này, tự phong là  “Hội Thánh duy nhất thánh thiện, công giáo và tông truyền”, và thường lớn tiếng tuyên bố rằng “Ngoài Giáo Hội không có cứu rỗi” (Hors de l’ Église, point de salut). Như vậy, muốn “được cứu rỗi”, thì phải là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội. Dĩ nhiên, một khi đã thành tín đồ Ca-tô của Giáo Hội, tất nhiên là sẽ được Giáo Hội rèn luyện làm sao để cho họ chỉ có thể hành xử theo như ý muốn của Giáo Hội. Để đạt được mục đích này,  Giáo Hội luôn luôn  lớn tiếng đòi hỏi phải có một nền giáo dục để rèn luyện tín đồ theo tinh thần Công Giáo. Sự kiện này được sách Tôn Giáo và Dân Tộc ghi nhận rõ ràng như sau:

Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[2] 

Đào tạo thanh thiếu niên  “theo tinh thần Công Giáo”  tức là dạy dỗ, uốn nắn các em sao có thể “sống theo đức tin Ki-tô” và “sống theo lương tâm Công Giáo” (tức có khác với lương tâm người thường). Giáo dân phải triệt để tuân hành những lời dạy của nhà thờ. Những lời đạo đức suông của nhà thờ không bảo đảm được giá trị của nó. Từ nền tảng "kinh thánh" cho đến các chức sắc đại diện của nhà thờ, từ cổ chí kim đều có quá nhiều điều bất thiện, làm gương xấu xa và ghê tởm. Với tình trạng như vậy, LÀM SAO Nhà Thờ Vatican  có thể dạy dỗ thanh thiếu niên trở thành những người hiền lương được?

1.- NHỮNG LỜI  DẠY VÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG LỌAN LUÂN VÀ PHI LUÂN TRONG THÁNH KINH

Thánh kinh gồm có Cựu Ước và Tân Uớc.  Cựu Ước gồm có 39 cuốn và Tân Ước có 27 cuốn. Thường thì các nhà xuất bản gom tất cả các sách trong Cựu và trong Tân Ước thành một cuốn. Hiện người viết có trong tay hai bản bằng tiếng Anh là (1) The New American Biblbe (Nashville, Tennessee: Thomas Nelson Publishers, 1987), và (2) Holy Bible (New York: American Bible Society, 1982), và một bản tiếng Việt là cuốn Kinh Thánh - Cựu Ước và Tân Ước (Không ghi thành phố xuất bản, do United Bible Societies xuất bản vào năm 1983). 

Hầu hết những câu chuyện và những lời răn dạy ghi trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước đều là những chuyện hoang đường láo khoét hàm chứa những đặc tính nói láo, huênh hoang khoác lác nhằm để  khoe khoang và dương danh quyền năng vô biên của ông Chúa Bố mà người Do Thái gọi là Jehovah và ông Chúa Con là Jesus.

Ngoài ra lại còn có những câu chuyện loạn luân, phản nhân luân, cực kỳ bất nhân và những lời răn dạy vô cùng bạo ngược và hết sức man rợ. Tất cả đều không những không thích hợp với các dân tộc có văn hiến mà còn tác hại cho việc ổn định  xã hội. Không phải chỉ có một vài chuyện xấu xa, độc ác và láo khoét trong Thánh Kinh mà  là có c hàng ngàn những chuyện như vậy; nếu muốn nói cho hết, thì phải dùng đến cả hàng ngàn trang giấy cũng chưa đủ. Chúng tôi chỉ có thể ghi lại đây một số những câu chuyện hay những đoạn văn có những nội dung như đã nói ở trên để quý vị đọc và kiểm nghiệm hầu nhìn ra con chiên của Giáo Hội La Mã được rèn luyện theo tinh thần Thánh Kinh như thế nào. 

a.- Những lời dạy man rợ trong Thánh Kinh:

Những lời dạy man rợ này đều nằm trong các  sách trong Cựu Ước và Tân Ước, gọi chung là  thánh kinh. Hầu hết những câu chuyện hay lời răn dạy  này đều mang nặng tính cách phi nhân bản, loạn luân, phản nhân luân và cực kỳ tàn ngược. Điển hình là những chuyện viết trong sách Leviticus (26: 14-18) và các chương trong các sách khác như Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20), Matthew (10: 34-37), Luke (19:27), v.v...

Trên đây chỉ là một số trong hàng rừng những lời răn dạy ác độc cực kỳ man rợ. Tất cả những răn dạy đều tương tự như thế cả. Chẳng hạn như lời răn dạy (26:17) trong sách Leviticus có nguyên văn như sau:

 ”I will set My face against you, and you shall be defeated by your enemies. Those who hate you shall reign over you, and you shall flee when no one pursue you”. ("Ta sẽ nhìn thẳng vào mặt các ngươi, và các ngươi sẽ bị thảm bại trước kẻ thù. Những người nào thù ghét các ngươi sẽ đè đầu cỡi cổ các ngươi, và các ngươi sẽ phải chạy trốn cả những khi không có người nào đuổi bắt các ngươi. " ( Leviticus (26:17)

Hãy mang kẻ thù của ta ra đây, những người không muốn ta ngự trị họ và giết chúng ngay trước mặt ta.” (But bring here those enemies of mine, who dit not want me to reign over them, and slay them before me.” - Luke: 19:27). 

b.- Những chuyện loạn luân và phản nhân luân trong Thánh Kinh:

Không biết trong Thánh Kinh có bao nhiêu chuyện loạn luân và phản nhân luân. Người viết chi xin kể ra đây hai chuyện loạn luân trong Cựu Ước và một chuyên phi luân trong Tân Ước.

1).- Những chuyện lọan luân: 

"1.- Adam ăn ở với Eva, là vợ mình; người thọ thai sinh ra Cain và nói rằng: Nhờ Đức Jehovah giúp đỡ, tôi mới sinh được một người . 2.- Eva lại sinh ra em  Cain Abel; Abel làm nghề chăn chiên, còn Cain thì làm nghề ruộng.... 17.- Đọan, Cain ăn ở cùng vợ mình; nàng thọ thai và sinh được Enoch,..."   (Sáng Thế Ký 4:1, 2 và 17)

Hai câu đầu của câu chuyện trên có thể gạt được người, nhưng đến câu "Cain ăn ở cùng vợ mình" thì ai cũng phải ngẩn ngơ. Theo chuyện đang dẫn, thì lúc đó xã hội loài người chỉ có  hai vợ chồng Adam - Eva và hai thằng con trai là Cain và Abel,  tức là toàn bộ cộng đồng nhân lọai lúc bấy giờ chỉ có một người đàn bà  là bà Eva, và ba người đàn ông là Adam, Cain và Abel. Rồi  thằng Cain cưới vợ... Vậy thì cô gái hay người đàn bà nào là vợ thằng Cain? Chẳng lẽ nó cưới mẹ nó là bà Eva hay sao?

Sự kiện này chứng tỏ tác giả viết Thánh Kinh là người ít học và thiếu thông minh, cho nên mới rơi vào tình trạng  "phi lý"  như vậy.  Nhà Thờ Vatican thường nói rằng, Chúa mặc khải cho tác giả viết thánh kinh. Nêu đúng như thế thì, ông Chúa của đạo Ki-tô thuộc lọai siêu ngu dốt!

- Chuyện  hai cô con gái luân phiên làm tinh với người cha ruột. Chuyện này cũng được ghi rõ trong sách Sáng Thế Ký (19:30-38) với nguyên văn như sau:

"30.- Lot ở Xoa thì sợ hãi, nên cùng hai con gái mình bỏ đó mà lên núi, ở trong một hang đá kia. 31.- Cô lớn nói cùng em rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ. 32.- Hê! chúng ta hãy phục rượu cho cha, và lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 33.- Đêm đó, hai nàng phục rượu cho cha mình; nàng lớn đến nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 34.- Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy đêm hôm qua  ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng-giống cha lại. 35.- Đêm đó hai nàng lại phục rượu cho cha mình, rồi nàng nhỏ lại nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 36.- Vậy, hai con gái của Lot do nơi của mình mà thọ thai, 37.- Nàng lớn sanh được một con trai, đặt tên là Mô-áp; ấy là tổ phụ dân Mô-áp đến bây giờ. 38.- Người em cũng sanh đặng một trai, đặt tên là Bên-Am-mi; ấy là tổ phụ của dân Am-môn đến bây giờ." (Sáng Thế Ký: 19:30-38)

2).- Chuyện phản nhân luân được sách Matthew (10: 34-37) nói rõ như sau: 

Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” ["Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foes will be those of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” Matthew (10: 34-37).]

Ghi nhận: Thánh kinh dạy rằng: “Thiên Chúa tạo nên con người giống Thiên Chúa”. Thiên Chúa bạo ngược, loạn luân, phi luân và dã man như vây. Tất nhiên Giáo Hội La Mã, Nhà Thờ Vatican và tín hữu Ki-tô hay con chiên cũng phải bạo ngược, lọan luân, phi luân và dã man giống như Thiên Chúa. Sự thực như thế nào, lịch sử và thực tế đã cho chúng ta thấy rõ.

c.- Đời sống phóng đãng loạn luân và phi luân của các giáo hoàng.-  Xin xem lại Mục III trong Chương 7 ở trên.

 

2.- PHƯƠNG CÁCH ĐÀO TẠO THANH THIẾU NIÊN SỐNG THEO “TINH THẦN CÔNG GIÁO” 

Để có thể rèn luyện giáo dân sống theo tinh thần thánh kinh và sống theo lời dạy của Vatican, Giáo Hội sử dụng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi  với chủ trương làm cho giáo dân và nhân dân dưới quyền trở thành ngu đi khiến cho họ không còn khả năng sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Muốn làm được như vậy, Giáo Hội phải thi hành các biện pháp: (1) Coi nhẹ môn Sử Đia và Công Dân. (2) Làm cho người dân không biết gì về hay không rành quốc sử, không biết gì về  sử thế giới, và cũng không biết gì về lịch sử Giáo Hội La Mã. (3) Sử dụng phương pháp sư phạm độc thoại. (4) Không dạy cho học sinh biết sự khác nhau giữa ý kiến và sự kiện. (5) Không dạy cho học sinh biết phương cách viết điểm sách (book report), viết khảo luận, biên soạn. (6) Tăng cường dạy những tín lý nhảm nhí phản khoa học.

 

Coi nhẹ vấn đề đào tạo giáo viên dạy môn Sử Đia và Công Dân:

 

Bất kỳ chế độ đạo phiệt Ki-tô nào cũng có chủ trương thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ.  Nói chung các chế độ này đào tạo giáo chức hay cán bộ giáo dục hoàn toàn khác với chủ trương đào tạo giáo chức tại các nước theo chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng. Tại các quốc gia bị áp đặt phải sống trong chế độ giáo hoàng (papacy) tức đạo phiệt Ca-tô, những tín lý Ki-tô, những giáo luật và những lời dạy của Giáo Hội La Mã là  quan trọng hơn cả và được coi như là những hạt giống tư tưởng được triệt để  gieo rắc vào đầu óc non nớt của cac em học sinh; vai trò của người thợ gieo những hạt giống này phải được trao cho các ông tu sĩ hay giáo sĩ Ca-tô. Vì thế mà những bài học trong môn Sử Địa và Công Dân không được coi là những hạt giống tư tưởng gieo rắc vào đầu óc các em học sinh. Do đó môn học này bị coi như là vô cùng bất lợi cho những hạt giống tư tưởng Ki-tô giáo. Vi vậy mà việc đào tạo các giáo viên  phụ trách môn Sử Địa và Công Dân tại các trường Đại Học trở nên không cần thiết. Đây là quy luật đã được lịch sử khẳng định. Chế độ đạo phiệt Ca-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 cũng không đi ra ngoài quy luật này.

Vì  có chủ trương thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ như vậy,  cho nên việc đào tạo giáo chức dạy môn Sử Địa và Công Dân cho các trường trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 bị coi nhẹ. Dưới đây là phần trình bày về tình trạng đào tạo giáo chức phụ trách về môn Sử Địa và Công Dân của các chính quyền miền Nam trong thời kỳ này.

 

Tình trạng giáo chức dạy Sử Địa và Công Dân

trong chính quyền Miền Nam.

 

Chuyện hơi dài dòng, nhưng cần phải nói cho tường tận để mọi người có thể nhìn thấy ý đồ xấu của Nhà Thờ Vatican và chính quyền miền Nam đối với môn Sử Địa và Công Dân, và nhìn thấy rõ là họ có chủ tâm trong việc triệt để không cung cấp tài liệu giáo khoa và tài liệu tham khảo cho sinh viên ban sử ở  trong lớp học. Riêng về tài liệu về lịch sử thế giới  thì lại bị chính quyền cấm lưu hành ở ngòai thị trường. Lọai tài liệu này cũng không thấy có trong các thư viện. Đây là kinh nghiệm bản thân của người viết khi còn theo học Ban Sử Địa  Khóa 4 (1961-1964) tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigon.

Cũng nên biết là cho đến năm 1965, tại miền Nam Việt Nam, chỉ  có ba trường đại học:

1.- Đại Học  Sàigòn. Đây là một trong hai trường đại học công lập tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1965.  Trường được thiết lập và tổ chức theo mô hình của trường Đại Học Hà Nội của thời 1917-1954. Cũng vì thế mà trường này thường đuợc coi như là Trường Đại Học Hà Nội chuyển vào Sàigòn vào cuối năm 1954.

2.- Đại Học Huế: Trường đại học cũng là trường  công lập thành lập vào năm 1958. Tuy là trường đại học công lập, nhưng viện trưởng là Linh-mục Cao Văn Luận, cán bộ văn hóa đắc lực của Nhà Thờ Vatican. Điểm đặc là ông Llinh mục Luận chỉ có bằng cử nhân triết học, nhưng vẫn được bổ nhậm làm viện trường viện đại học này.

3.- Đai Học Đà Lạt: Trường đại học này là một đại học tư của Nhà Thờ Vatican. Vì là một trường đại học tư của Nhà Thờ Vatican, cho nên tất cả viện trưởng, nhân viên ban giảng huấn và tất cả nhân viên trong trưởng đều do Nhà Thờ Vatican tuyển chọn và bổ nhậm,  các môn học trong các phân khoa cũng đều do Nhà Thờ Vatican quyết định cả. Ở đây, không có cố vấn giáo dục người Mỹ trực tiếp hay gián tiếp hướng dẫn (chỉ đạo) trong bất cứ vấn đề gì của nhà trường.

Sự kiện này hoàn toàn khác với trường Đại Học Sàigòn. Lý do: Tiền trả lương cho giáo chức và nhân viên nhà trường, phát trin trương ốc, mua sắm các đồ thiết bị cho nhà trường, tất cả  đều do tiền viện trợ Mỹ đài thọ. Theo quy luật ai chi tin thì người đó nm quyền chỉ huy. Do đó, việc người Mỹ ở hậu trường nắm quyền chỉ đạo hay hướng dẫn trong việc làm chính sách và điều hành trong các phân khoa đại học của Đại Học Sàigòn là điều không thể tránh được.

Đại học Đà Lạt tuy là một trường đại học tư của Nhà Thờ Vatican, những tất cả đất đai trong khuôn viên đại học này là của quốc gia Việt Nam và tất cả các vật liệu xấy cất, tiền thuê mướn chuyên viên, lao công xây cất và tất cả mọi tốn phí đều do chính phủ Ngô Đình Diệm cướp đoạt tài nguyên quốc gia và bóc lột nhân dân để cung cấp. Một trong những bằng chứng này là việc Giám-mục Ngô Đình Thục nắm độc quyền khai thác gỗ rừng trong tỉnh Long Khánh suốt từ năm 1955 cho đến ngày ông đi khỏi nước vào ngày 7 tháng 9 năm 1963 để lấy tiền tạo dựng trường đại học này và cung ứng cho các cơ sở khác của Vatican và bỏ túi riêng của ông ta. 

Cả ba Đại Học này đều có mở Phân Khoa Sư Phạm. Thế nhưng chỉ có Phân Khoa Sư Phạm Sàigòn và Phân Khoa Sư Phạm Huế là có Ban Sử Địa. Còn Đại Học Đà Lạt không có  ban này.

Phân Khoa Sư Phạm của Trường Đại Học Sàigòn được cải tổ vào năm 1958 được coi như là lớn hơn Phân Khoa Sư Phạm Huế. Riêng Phân Khoa Sư Phạm Sàigòn thường được gọi là Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, mối năm đều có mở các ban Tóan, Lý Hóa, Vạn Vật, Anh Văn, Pháp Văn, Việt Hán cà Sử Địa. Mỗi năm Ban Sử Địa chỉ lấy có 40 tuyển sinh. Các ban Việt Hán, Lý Hóa, Tóan cũng vậy. Riêng ban Vạn Vật, ban Pháp Văn và Anh Văn chỉ có 30 tuyển sinh mỗi năm.

 Những tuyển sinh nhập học từ năm 1958 cho đến năm 1961 theo học chương trình là 3 năm và mỗi tháng được cấp học bổng là 1.500 đồng. Những tuyển sinh nhập học từ năm 1962 trở về sau phải theo học chương trình 4 năm và tiền học bổng bị giảm xuống còn có 1.000 đồng.

Tại Đại Học Sư Phạm Sàigòn, không biết từ năm 1960 trở về trước, có bao nhiêu thí sinh   dự thi để hy vọng được lọt vào con số 40  thí sinh trúng tuyển. Vào năm 1961 là năm người viết được trúng tuyển, ước lượng con số thí sinh dự thi vào khoảng 1.200 trở lên. Nghe nói, con số thí sinh dự thi từ năm 1962  trở về sau còn nhiều hơn, nhưng con số sinh viên tuyển chọn vẫn giữ nguyên là 40 cho mỗi năm.

Không biết các ban khác (Việt Hán, Anh Văn, Pháp Văn, Toán, Lý – Hóa và Vạn Vật), giáo sư giảng day như thế nào? Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo ra làm sao? 

Người viết  không biết các khóa đàn anh và các khóa đàn em của người viết như thế nào. Riêng về Khóa 4 (1961-1964) của người viết,  vấn đề sách giáo khoa và tài liệu sử học thật sự là ở trong tình trạng vô cùng bi đát. Xin kể ra đây tình trạng bi đát này của Khóa 4 chúng tôi:

Toàn lớp, suốt trong ba niên học, có khoảng trên dưới 15 giáo sư giảng dạy, trong đó có một phần ba là người Pháp.

Khó khăn 1: Học ban sử mà chúng tôi không có một nguồn tài liệu nào cả. Nhà trường và các giáo sư cũng không có sách giáo khoa để phân phát hay bán cho chúng tôi như ở bên trường Luật Sàigòn hay ở các đại học Hoa Kỳ và Canada. Tất cả chỉ trông cậy vào những lời giảng dạy của giáo sư ở trong lớp.

Khó khăn 2: Một số các giáo sư khi giảng bài hoặc là chỉ nhìn lên trần như thày Trương Bửu Lâm, hoặc là chỉ cúi mặt nhìn vào tài liệu hay sách đọc (như Giáo-sư Nguyễn Khắc Kham và Giáo-sư Nguyễn Ngọc Cư) và nói thao thao bất tuyệt mà không ngó ngàng đến sinh viên xem họ có hiểu bài hay ghi được những lời giảng dạy hay không.

Các giáo sư người Pháp giảng dạy tương đối chậm rãi. Thế nhưng, dù là chậm rãi đến đâu đi nữa thì hơn 90% sinh viên trong lớp cũng chẳng hiểu gì cả, nói chi đến chuyện “ghi bài”!

Mối âu lo: Mối âu lo này là khó khăn 1 và 2 gây ra. Không có sách giáo khoa, không có tài liệu, không ghi được lời giảng của giáo sư, anh em chúng tôi lấy đâu ra tài liệu để học và thi? Cũng vì thế, đã có một số anh em ở lớp trước đã bị rớt ở lại, hiện đang ngồi học chung với chúng tôi.

Về môn lịch sử Việt, chúng tôi có thể ghi bài của Giáo-sư Cư, đọc thêm mấy cuốn sách của nhà viết sử Phạm Văn Sơn và bộ Việt Nam Sử Lược của cụ Trần Trọng Kim. Nhưng còn các môn sử Trung Cổ Âu Châu  do các Giáo-sư Bourrier phụ trách, sử Nhật Bản do Giáo-sư Flamant phụ trách, môn Địa lý Nhân Văn do Giáo-sư Teulìere đảm nhiệm, và môn Khí Hậu Học do Giáo-sư Recoussier dạy, chúng tôi không biết tìm tài liệu ở đâu ra. Trong thư viện của Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn cũng như thư viện lớn ở Sàigon, không có một cuốn lịch sử thế giới nào và cũng không có những tài liệu liên hệ đến các môn hoc của các giáo sư người Pháp dạy chúng tôi.

Chúng tôi biết trước đó có bộ Lịch Sử Thế Giới do hai tác giả Nguyền Hiến Lê và Thiên Giang đồng sọan. Nhưng bộ sách này đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu và cấm, không cho lưu hành từ cuối niên học 1956-1957 với lý do là trong bộ sách đó có nói đến thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) và nói đến đời sống bê bối thối tha của các giáo hoàng trong thời Trung Cổ. Chuyện này được chính tác giả kể lại trong cuốn Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986) [3]

Hành động tịch thu và cấm, không cho lưu hành bộ sách Lịch Sử Thế Giới của hai ông Nguyễn Hiến Lê Thiên Giang là bằng chứng bất khả phủ bác  nói lên sự thật về việc Nhà Thờ Vatican chủ động trong việc khống chế và kiểm soát chặt ch các tài liệu lịch sử ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Một bằng chứng khác nữa là đầu thập niên 1970, thế lực của Nhà Thờ Vatican đòi mua hết cuốn "Đảng Cần Lao" của tác giả "Chu Bằng Lĩnh" (Mặc Thu) được nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành vào năm 1971. Nếu không chấp nhận thì họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Chuyện này được chính tác giả được ghi lại rõ ràng trong Lời Nói Đầu của cuốn sách này với nguyên văn như sau:

"Theo thân hữu của nhà văn Mặc Thu cho biết, khi tác phẩm in xong, có một người đến gặp tác giả ra điều kiện mua hết số sách đã in với giá 1 triệu đồng bạc Việt Nam và không được in tiếp. Nếu không chấp nhận, họ đe dọa sẽ thủ tiêu tác giả. Sau đó, tác giả tìm hiểu thì được biết số tiền 1 triệu đồng là của ông Trương Vĩnh Lễ, cựu chủ tịch quốc hội bỏ ra, và  người thi hành là của ông Cao Xuân Vỹ. Do đó, tác phẩm Đảng Cần Lao không đến tay quí vị độc giả là do áp lực kể trên. Nhưng may mắn trước đó tác giả đã tiên đóan là sẽ có chuyện xảy ta, nên đã cất giấu được một số đem tặng thân hữu và đưa vào tòa đại sứ Mỹ được vài quyển." [Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993), tr. I.] 

Vì tình trạng nguy ngập như vậy, cho nên toàn thể anh em trong lớp đều đồng ý đưa tôi lên làm trưởng lớp để tìm cách giải quyết. Tất cả anh em đều cho rằng tôi lớn tuổi hơn, đã từng là quân nhân và công chức, tính tình thật thà, mau mắn, luôn luôn có thái độ nghiêm túc và chững chạc. Thực ra, mối âu lo này cũng là mối lo rất lớn đối với tôi. Vì thế mà tôi sốt sắng nhận lời làm trưởng lớp. Tôi nói với anh em: “Tất cả cho việc học. Muốn vượt qua những khó khăn trên đây, chúng ta cần phải thành lập hai tiểu ban ghi bài: Một ban ghi bài tiếng Pháp và một ban ghi bài tiếng Việt.” 

Về vấn đề ghi bài tiếng Pháp, toàn lớp chỉ có một mình anh Bùi Văn Thuật là có thể ghi được trọn vẹn và anh Thuật nhận lãnh việc này. Về vấn đề ghi bài tiếng Việt, anh em đều đồng ý giới hạn chỉ ghi bài học của các Giáo-sư Nguyễn Ngọc Cư, Nguyễn Khắc Kham, Trương Bửu Lâm, còn các bài giảng của các giáo sư khác, anh em phải tự lo lấy.

Trong thực tế, chính quyền không những coi nhẹ việc đào tạo giáo viên dạy môn Sử Địa và Công Dân, mà còn tìm đủ mọi cách ngăn chặn, không cho lưu hành các nguồn tài liệu sử (đặc biệt là các tài liệu lịch sử thế giới) cả ở ngòai thị trường và trong các thư viện với dã tâm là để cho sinh viên không có tài liệu sử để tham khảo.

Hành động cố ý không cung cấp sách giáo khoa và các tài liệu sử cho Ban Sử Địa cùng với hành động không cho lưu hành bộ Lịch Sử Thế Giới do hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thanh Giang biên soạn, và việc  trong  thư viện của Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn cũng như Thư Viện Sàigòn không có một bộ lịch sử thế giới nào, tất cả là những bằng chứng bất khả phủ bác cho ý đồ bất chính trên đây của chính quyền miền Nam (với bàn tay của Nhà Thờ Vatican ở hậu trường) tạo nên tình trạng này.

Hậu quả của nạn thiếu tài liệu giáo khoa:

Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn là trường đào tạo giáo viên lớn nhất của Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 mà  phương cách đào tạo giáo viên dạy môn Sử Địa và Công Dân lại  tắc trách, vô trách nhiệm trong cung cách giảng dạy (không cần ngó tới sinh viên, và không cần biết sinh viên có hiểu bài không, không cần biết sinh viên có ghi bài được không), cố tình không phân phát tài liệu giáo khoa và cũng không phân phát tài liệu giảng dạy cho sinh viên, thì những sinh viên tốt nghiệp làm sao có đủ kiến thức chuyên môn về lịch sử để  làm nhiệm vụ của một giáo viên đảm trách dạy môn sử ở các trường trung học?

Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn lớn nhất ở miền Nam Việt Nam mà còn ở trong tìonh trạng khốn đốn như vậy, tất nhiên là các trương Đại Học Sư Phạm Huế, Đại Sư Phạm Đà Lạt và  Đại Học Cần Thơ  (mới họat động từ năm 1965) làm sao khá hơn được?

Với tình trạng đạo tạo giáo chức môn Sử Địa và Công Dân như vậy, tất nhiên là phẩm chất của các giáo viên công lập tại các bậc trung học Cấp II và Cấp III làm sao khá được? Trong thực tế, họ  chỉ là những người học thuộc lòng những bài học trong các sách giáo khoa (do các ông học nô Ca-tô biên soạn) ngày hôm trước, rồi hôm sau đến lớp trả bài cho học sinh.

Giả dụ có một giáo viên nào muốn dạy cho hoc sinh biết những sự thực lịch sử mà chính quyền cố tình bưng bít, thì chắc chắn là sẽ có vấn đề với chính quyền với mức độ trầm trọng hơn mức độ của cụ Nguyến Lê như đã nói ở trên.

Cũng nên biết là, trong những năm 1954-1975, ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong các thành phố lớn như Sàigòn, Chợ Lớn, Gia Định, Cần Thơ,  Đà Nẵng  và các vùng phụ cận, hơn 80% trường trung học tư thục nằm trong tay kiểm soát của Nhà Thờ  Vatican.  Tại các trường này, môn Sử Địa (đặc biệt là môn sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại) và môn Công Dân coi như là không có, nếu có, thì ngay cả giáo viên phụ trách cũng ở vào tình trạng vừa không đủ tiêu chuẩn về bằng cấp vừa dốt đặc cán mai táu về môn học này.

Họ cũng là những người học thuộc lòng bài học trong sách giáo khoa ngày hôm trước, rồi hôm sau đến lớp trả bài cho học sinh. Họ là những người do các linh mục hay ban giám đốc nhà trường đưa vào dạy chỉ vì họ là tín đồ Ca-tô  hay có quan hệ thân tình với các ông linh mục hay ban giám đốc nhà trường, chứ không phải là một giáo viên có bằng cấp hay kiến thức vững chắc về môn Sử Địa và Công Dân.

Các trường trung học tư thục ở các tỉnh dù là do các linh mục làm chủ hay những người khác làm chủ cũng ở trong tình trạng này. Lý do là vì việc mở trường tư thục hay mở lớp dạy học tư ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là một nghiệp vụ kinh doanh. Các ông chủ trường đều có mẫu số chung là tích cực tăng thu và giảm chi đến mức tối đa. Cũng vì thế mà  những môn học phụ (với hệ số 1) như sử địa, vẽ (họa), hát (âm nhạc) thể dục, nữ công gia chánh đều bị chước giảm tối đa và họ có khuynh hướng mướn những người dạy càng kém phẩm chất càng có thể trả giá rẻ hơn.

Cũng đỡ cho các ông thày giáo này vì hầu hết  học sinh Việt Nam trong thời kỳ này chẳng thiết tha gì với môn Sử Địa và Công Dân. Lý do chính là môn Sử Địa và Công Dân không nằm trong  chương trình thi viết trong các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp (đến năm 1962), Tú Tài I, Tú Tài II, và bị quy định là môn học phụ với ch số 1, trong khi đó các môn Toán, Lý, Hóa, Anh, Pháp, Việt Văn, Vạn Vật, được coi là môn chính với hệ số 4 và số 3, tệ lắm thì cũng có hệ số 2. Tình trạng này đã khiến cho  học sinh các trường công lập cũng như tư thục đều lơ là không thiết tha gì với môn học Sử Địa và Công Dân.

Hậu quả của việc coi nhẹ các môn Kiến Thức Xã Hội:

Việc cố ý  coi nhẹ việc đào tạo giáo viên phụ trách ban Sử Địa và chủ tâm ngăn cấm, không cho lưu hành các sách báo và các tài liệu sử thế giới đã đưa đến những hậu quả tai hại như sau:

Thứ nhất, không phải chỉ có tín đồ Ca-tô người Việt mà là tất cả những lớp người sinh ra và lớn lên ở miền Nam Việt Nam từ năm 1862 (thời điểm triều đinh Huế nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican) cho đến ngày 30/4/1975 và những người tiếp nhận chính sách giáo dục ngu dân và nhồi sọ của Nhà Thờ Vatican đều (1) chỉ biết rất lơ mơ về quốc sử, (2)  hầu như không biết gì về sử thế giới, và (3) cũng không biết một chút gì về những rặng núi của đủ mọi thứ tội ác của Giáo Hội La Mã chống nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Nhờ vậy mà các nhà văn nô Ca-tô mới tự tung tự tác “múa gậy giữa vườn hoang” (vũ trượng hoang viên), tha hồ tuyên bố ẩu tả về lịch sử hay múa bút viết bừa bãi với chủ tâm lừa bịp người đời bằng cách bóp méo sự thật và xuyên tạc lịch sử  để chạy tội cho cả Giáo Hội La Mã và tập đoàn con chiên làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và cho Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 16 cho đến ngày nay. Dưới đây là những ví dụ điển hình.

1.- Cuốn ngụy sử Trần Lục (Montréal, Canada, 1996) do các ông giáo sĩ và trí thức (!) Ca-tô như họp nhau cùng tác giả. Nguyễn Ngọc Quỳ đã có những lời nhận xét thâm thúy về cuốn này. [4]  

2.- Lữ Giang (tức cựu thẩm phán Nguyễn Cần) viết Những Bí Ẩn Đàng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam (Garden Grove, CA, 1994) và cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam  (Garden Grove, CA, 1999).

3.- Cựu luật-sư Nguyễn Văn Chức viết cuốn Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA:TXB, 1992).

4.- LM Vũ Đình Họat viết bộ Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Fall Church, VA:TXB, 1991).

5.-  Nguyễn Gia Kiểng viết cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (Paris TXB, 2001).

6.- Các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương viết cuốn Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, Tập I (San Jose, CA: TXB,  2002).

7.- Cao Thế Dung viết cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử (New Orleans, Louisiana: Đồng Hương, 1996).

8.- Lê Xuân Khoa viết cuốn Việt Nam 1945-1995 (Tập I (Bethesda, MD, 2004).

9.- Minh Võ viết cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê (CA: Thông Vũ, 1998)

10.- Nhà giáo kiêm nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn tuyên bố khơi khơi trong cuốn Paris By Night 81 rằng “Bắc Hàn không xâm lăng Nam Hàn” và viết cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003).

11.- Ông Vũ Hải Hồ bịa đặt ra chuyện Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion viết cuốn Sàigon Et  Moi cũng không ngoài mục đích giống như các tác giả của 10 trường hợp ở trên. Xin xem Phụ Bản các thư từ trao đổi giữa Tiến-sĩ Hoàng Ngọc Thành và thư trả lời của Cựu Đại Sứ Pháp Jrean Marie Mérillion  in nơi các trang 622-623 trong cuốn Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994).   

Và các ông "trí thức Ca-tô" khác cư ngụ ở Montréal tha hồ phóng bút tâng bốc Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt của tên bạo chúa tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm.

Cũng nên biết là “kiến thức tổng quát” (thâu nhận ở bậc trung học) của tất cả các ông trí thức nửa mùa trên đây đều ở trong tình trạng “què quặt” hay “bất quân bình” (chỉ biết lơ mơ về quốc sử, không biết gì về lịch sử thế giới và cũng không biết gì về lịch sử Giáo Hội La Mã). Mục đích duy nhất trong việc viết sử của các ông này là vừa để bào chửa chạy tội cho những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân loại (trong đó có Việt Nam) trong gần hai ngàn năm qua, vừa để chạy tội cho tập đoàn con chiên làm Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Mỹ, vừa để  sỉ nhục và chưởi bới những tác giả có các tác phẩm nói lên những sự thật về tội ác của Nhà Thờ Vatican đã cấu kết với Đế Quốc Xâm Lược Pháp trong việc đánh chiếm và thống trị nước từ năm 1858 cho đến tháng 7 năm 1954 với dã tâm vô hiệu hóa những tác phẩm của họ.

Thứ hai, từ đó cho đến ngày nay, ở Miền Nam cũng như ở hải ngoại, không có một giáo viên nào trong số các giáo viên tốt nghiệp Ban Sử Địa của các Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Đại Học Sư Phạm Huế và Ban Sử tại Phân Khoa Văn Khoa Sàigon có thể biên sọan được một tác phẩm nói về bàn tay của Giáo Hội La Mã trong dòng Lịch Sử Thế Giới hay trong dòng Lịch Sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Điều đáng trách là có một số người vốn là những người tốt nghiệp từ trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn hay từ Trường Đại Học Sư Phạm Huế về môn Sử Địa và đã từng phụ trách dạy môn Sử ở miền Nam Việt Nam trong nhiều năm trước ngày 30/4/1975, không những đã không lên tiếng nói về bàn tay của Giáo Hội La Mã trong dòng lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, mà lại còn viết sách hay những bài viết  có nội dung với chủ tâm lên tiếng bênh vực  Nhà Thờ Vatican bằng cách lên án những tác giả có những tác phẩm nói về những khu rừng tội ác của Nhà Thờ Vatican và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm là quá khích và chống Thiên Chúa Giáo.

Sự kiện này chứng tỏ rằng kiến thức về sử học của các ông bạn này còn thua rất xa kiến thức sử của những người không phải là giáo viên dạy sử nhưng họ đã bỏ công ra  nghiên cứu để tìm hiểu những sự thật về lịch sử của nước ta trong thời cận và hiện đại. 

Đọc bài viết “Tản Mạn Quanh Cuốn Trần Lục” của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳ, chúng ta sẽ thấy rõ thực trạng này. [5] Xin trích ra một vài hàng tiêu biểu:

"... Và buồn cho nền giáo dục miền Nam, nơi tôi đã thâu nhận kiến thức Trung học, năm phút! Buồn cho một thủ đô miền Nam, vừa có hai tên đường Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng, lại vừa có tên trường của chính kẻ đã đắc lực góp công giúp Tây tiêu diệt hai vị anh hùng chống xâm lăng nầy: Trần Lục! Từ chuyện cũ của Miền Nam đó, bây giờ chuyện hải ngoại cũng lại giống y chang, nổi cộm lên ray rứt cả trong đầu lẫn trong tim..."

Những cuốn sử sau đây đều do các học giả không phải là những người đã thừng theo học Ban Sử Địa tại các Trưng Đại Học Sư Phạm Sàigòn hay Ban Sử Địa của Trường Đại Học Sư Phạm Huế và cũng không phải là những người theo học Ban Sử tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn.

1).- Les Missionaires Et La Politique Coloniale Francaise Au Vietnam (1857-1914). Heaven, CT: Yale Southeast Asia Studies, 1990) hay  Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân tại Việt Nam. Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988 của Cao Huy Thuần,

2).- Bước Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, TXB, 1995) của học giả Nguyễn Xuân Thọ,

3).- Thập Giá và Lưỡi Gươm ( Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh.

4).- Các ấn phẩm của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu hoặc là dưới bút hiệu Chính Đạo và Nguyên Vũ,

5).- Tất cả các ấn phẩm của học giả Charlie Nguyễn,

6).- Tất cảc sách và bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc,

7).- Tất cả các tác phẩm của ông Bùi Kha,

8).- Tất cả các tác phẩm của ông Ngô Triệu Lịch,

9).- Tất cả những ấn phẩm do Giao Điểm phát hành và đăng trên giaodiemonline.com,

10).- Tất cả những tác phẩm đăng trên sachhiem.net,

11).- Tất cả những ấn phẩm của ông Chu Văn Trình,

12).- Cuốn VNMLQHT (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1993) của cụ Đỗ Mậu,

13).- Tất cả các ấn phẩm của Giáo-sư Lý Chánh Trung,

v.v....

Tất cả các tác phẩm trên đây đều là công trình biên soạn của các tác giả qua nhiều năm nghiên cứu các tài liệu sử ở các thư viện ở Bắc Mỹ, ở Âu Châu, ở Úc Châu hay ở trong internets (mới có sau này từ đầu thập niên 1980).

Hạ giá môn học sử địa và công dân: Quỷ quyệt hơn nữa, tại miền Nam Việt Nam, trong những năm 1954-1975, với  khoảng hơn 95% theo học hai Ban A (Khoa Học Thực Nghiệm) và Ban B (Khoa Học Toán), chính quyền còn dùng thủ đoạn cực kỳ thâm độc để làm cho hoc sinh không còn thiết tha với việc học môn Sử và Địa bằng cách hạ giá môn học này và môn Công Dân với việc đặt ra quy chế hệ số: Môn Lịch Sử  và Địa Lý bị coi là  môn học phụ với hệ số 1, thời lượng chỉ có 1 giờ một tuần, và bị loại ra khỏi chương trình thi viết (ch nằm trong chương trình thi khẩu hạch thôi). Trong khi đó thì các môn học như Tóan, Lý, Hóa, Khoa Học Thực Nghiệm (Vạn Vật), ngoại ngữ, Quốc Văn được coi là các môn học chính và được quy định với hệ số từ 3 đến 5,  thời lưọng cũng ấn định rộng rãi từ 3 đến 5 hay 6 giờ môt tuần, và tất cả đều nằm trong chương trình thi viết.

Theo kinh nghiệm của người viết, tại Hoa Kỳ môn Sử Địa và Công Dân, gọi chung là Social Studies, được coi là một môn hoc chính, thời lượng tương đương với thời lượng của môn Anh Văn và nhiều hơn các môn Toán và Khoa Học (Lý, Hóa,  Biology). Cũng giống như các quốc gia khác, tại Hoa Kỳ, ở bậc trung học từ lớp 6 đến lớp 12, mỗi niên học có 34 tuần lễ,  mỗi tuần lễ có 5 ngày học, mỗi ngày học có 6 giờ học, mỗi giờ học có độ 55 phút. 

Ở MIDDLE SCHOOL: Các trường  Middle School (Cấp 2 hay Trung Học Đệ Nhất Cấp) ở Hoa Kỳ gồm 3 lớp 6, 7 và 8, học theo chế độ lục cá nguyệt. Mỗi lục cá nguyệt, học sinh phải đi học 17 tuần lễ, mỗi tuần lễ 5 ngày, và mỗi ngày học 6 giờ, mỗi giờ 55 phút. Trong 6 giờ học này, có một giờ là Social Studies (Kiến Thức Xã Hội gồm có Sử, Địa và Công Dân). Cả 6 lục cá nguyệt hay 3 năm học đều như vậy cả. Như vậy, thời lượng dành cho môn Sử Địa và Công Dân bằng 1/6 tổng số thời lượng của học sinh có mặt trong tất cả các lớp học ở Middle School.  Tính ra, cả 3 năm học ở Middle School, học sinh phải học tới  17 ( 17 tuần lễ trong một lục cá nguyệt) X 5 (5 ngày học trong một tuần) X 6 (6 lục  cá nguyệt ở Middle School) =  510 giờ (Sử, Địa và Công Dân.)

Ở HIGH SCHOOL: Hịgh School (Cấp 3 hay Đệ Nhị Cấp) có 4 lớp 9, 10, 11 và 12 cũng học theo chế độ lục cá nguyệt giống như ở Middle School. Hoc sinh bắt buộc (required) phải hoàn tất 46 học kỳ (còn gọi là tín chỉ hay credits) theo hệ thống lục cá nguyệt (17 tuần lễ một học kỳ), gồm khoảng 31 học kỳ gọi là bắt buộc (required) và 15 học kỳ gọi là nhiệm ý (selective). 31 hc kỳ (tín chỉ) bắt buộc gồm đủ các môn học gọi là academic courses và occupational courses.

Về những lớp trong chương trình học thuật (academic courses), có những môn học như Anh Văn, Toán, Khoa Học (Vật Lý, Hóa, Sinh Học, Địa Chất (Earth Science), Khoa Học Xã Hội (Sử, Công Dân, Địa Lý Thế Giới (từng vùng hay từng quốc gia). Về những lớp dạy nghề (occupational courses), có các môn học như Làm Mộc, Làm Gốm, Làm Nguội, (có thể có cả sửa máy xe hơi) Kế Toán, Vẽ (họa), Gia Chánh (nấu ăn và may), Doanh Thương (đánh máy, vi tính), Công Kỹ Nghệ (Industrial Arts) Nhạc, Trình Diễn như Vũ,  Kịch, v.v... Riêng về môn Sử Địa và Công Dân,  học sinh bắt buộc phải lấy 1  học kỳ World Geography, 2 học kỳ Sử Hoa Kỳ, 1 học kỳ Sử tiểu bang, 1 học kỳ Civics, 1 học kỳ "World issues" (World Problems), (có thể lấy thêm 1 hay hai học kỳ "World History" hoặc là "World Cultures").

Ngoài ra, học sinh  còn phải lấy 1 học kỳ vừa là Địa Lý vừa là Địa Chất (trước kia gọi là "Earth Science" và hiện nay gọi là "Science and Sustaninability" (Sience and Sustaninability gồm những đề tài hóa học, sinh học, với địa chất học và vật lý trong những ngữ cảnh liên hệ đến đời sống của học sinh và cộng đồng địa phương và thế giới). Như vậy, tổng số giờ học dành cho môn Social Studies (Sử, Địa và Công Dân) lên tới 6 (6 credít) X 17 (17 tuần lễ) X 5 (5 ngày trong một tuần) = 510 giờ, và nếu tính thêm môn Earth Science hay Science and Sustaninability sẽ lên tới 510 giờ + 85 giờ = 695 giờ Sử Địa và Công Dân.

Như vậy, tổng số giở Sử Địa và Công Dân cả ở Middle School hay Cấp II (510 giờ) và ở High School hay Cấp III  (395 giờ) sẽ là: 510 giờ + 695 giờ = 1205 giờ.

Trong khi đó, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, mỗi niên học là 34 tuần lễ. Mỗi tuần lễ ch có 1 giờ Sử Địa và một giờ Công Dân. Cộng chung mỗi tuần chỉ có  là 2 giờ Khoa Học Xã Hội. Như vậy, trong một niên học, tổng số giờ học về môn Khoa Học Xã Hội (Sử Địa và Công Dân) ch có 2 giờ x 34 (tuần) = 68 giờ, và tổng số giờ Khoa Học Xã Hội trong 7 niên học ở cả Cấp II và Cấp III chỉ có: 68 giờ x 7 (niên học) =  476 giờ. 

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ là thời lượng dành cho môn học Sử Địa và Công Dân trong chương trình học bậc trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 chỉ bằng 39.5% thời lượng của môn học này cho học sinh trung học ở Hoa Kỳ.

 Ngoài ra, ở Hoa Kỳ, môn Sử Địa và Công Dân được coi là môn chính và học sinh bắt buộc phải học và phải thi viết giống nhưng các môn Quốc Văn (Anh Văn) Toán, Khoa Học, ngoại ngữ, và tất cả các môn học khác.  Trái lại, ở miền Nam Việt Nam (trong những năm 1954-1975) môn Sử Địa và Công Dân bị coi là môn học phụ với hệ số 1 (so với 4 và hệ số 5 của các môn học chính như Toán, Lý, Hóa, Khoa Học Thực Nghiệm, Quốc Văn và ngọai ngữ ). Không những thế, môn Sử Địa và Công Dân còn bị loại ra khỏi  chương trình thi viết trong các kỳ thi lấy bằng Tú Tài I và Tú Tài II. 

Với tình trạng này, hầu như những học sinh hai Ban A và B (chiếm tới trên 95% tổng số học sinh Đệ Nhị Cấp ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) không còn quan tâm đến môn học Sử Địa và Công Dân nữa. Chờ khi thì viết xong rồi,  học sinh mới bắt đầu mở cuốn sách tóm lược những câu hỏi và trả lời vắn tắt của tác giả Lê Kim Ngân, học được chữ nào hay chữ ấy. Nếu lọt được qua cửa ải thi viết,  khi vào thi “vấn đáp” (khẩu hạch), họ tin rằng có thể giải quyết được bằng kế sách ca bài ca “con cá” với giáo sư giám khảo. Kinh nghiệm cho thấy rằng, với truyền thống “lượng cả bao dong” của nền tam giáo cổ truyền, ít có một ông thày khảo hạch (thi vấn đáp) nào lại đành lòng cho một thí sinh một số điểm quá tệ từ  05/20 xuống tới 00/20. Với kinh nghiệm đã từng lăn lộn với  các kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp vào năm 1957, Tú Tài I vào năm 1958, Tú Tài II vào năm 1959, và hơn 10 năm trong nghề dạy môn Sử Địa và Công Dân ở miền Nam, người viết nhìn thấy rõ vấn đề này hơn ai hết.

(còn tiếp)

CHÚ THÍCH


[1]The News Tribune [Tacoma, Washingon] 2 March 2009, Morning edition: B6. 

[2] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 66.

[3] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA:  Văn Nghệ,1986), tr. 99-101.

"Đầu niên khóa 1954-55 trong chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp có thêm môn Lịch- sử Thế-giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép "cua" (cours). Ông đồng ý. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ; ông viết hai cuốn giữa cho lớp đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in; năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng chín. Bộ (Lịch-sử Thế-giới) đó khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Trí tái bản.  

Một chuyện đáng ghi là vì bộ (sử) đó mà năm 1956 tôi bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát (tôi) là "đầu óc đầy rác rưởi" chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là người Công Giáo.  

Sau đó lại có một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết bộ (lịch sử thế giới) đó vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài ông Giáo-hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã-nhặn khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nói rằng sách của tôi được bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi: cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta. Ông ta lại hỏi lớp mẫu giáo của tôi đã được phép của bộ chưa. Tôi đáp: Đơn nộp cả năm rồi, giấy tờ đủ cả, tôi đã nhắc Sở Giáo Dục thành phố, mà người ta cứ làm thinh, không cho phép mà cũng không cấm. Ông ta chỉ gật đầu. Hồi đó bộ Lịch Sử Thế Giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản. Công Giáo thời đó lên chân như vậy. Nghe nói một ông tỉnh trưởng ở miền Tây không dám cho hội Phật Giáo cất chùa trong thị xã và bảo: "Công Giáo cất nhà thờ, bây giờ Phật Giáo cũng xin cất chùa, bộ các người muốn kình với Công Giáo hả?"

Một hôm bà láng giềng của tôi cho hay: "Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi như rình cái gì. Hôm qua một người vào nhà hỏi tôi: "Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?" Tôi đáp: "Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô mà hỏi. Rồi họ đi". Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết. Vì tôi là công chức thời Pháp mà tản cư lâu quá, về lại không hợp tác với chính phủ Diệm, hay vì bộ Lịch Sử Thế Giới mà họ theo dõi như vậy? Có lẽ cả hai.  

Hơn một chục năm sau, một giáo sư ở Huế vào thăm tôi, hỏi: "Tại sao hồi đó ông không làm đơn trình bày rằng ông đã dùng sách nào để viết về các ông giáo hoàng thời Trung Cổ đó, rồi xin cho bộ sử của ông được dùng trong các trường?" Tôi đáp: "Không khi nào tôi làm việc xin xỏ đó". Sau ngày 30-4-1975, giáo sư đó lại thăm tôi nữa, bảo: "Tôi phục tư cách của ông từ hồi đó."

[4] Nguyễn Ngọc Quỳ. “Tản Mạn Quanh Cuốn Trần Lục.” http://www.sachhiem.net/ LICHSU/NguyenNgocQuy.php  Ngày 5 tháng 4, 2009.

“Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức.

Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước", "(Đức Ông Trần văn Khả)", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.”

[5] Nguyễn Ngọc Quỳ. Tlđd.

“Trong buổi hầu chuyện duy nhất với Bác Hoàng Xuân Hãn lúc tôi vừa mới chân ướt chân ráo đến Paris, Bác có cho biết lý do Bác luôn luôn nặng lòng với quê hương là vì Bác nghiên cứu Sử. Càng biết nhiều về những biến cố đã xảy ra trên quê hương, và càng biết rõ dân tộc ta đã đối trị với những biến cố đó như thế nào, Bác lại càng thấy gắn bó thiết tha với con người và đất nước Việt Nam. Bác còn dặn thêm là phải đan bện hiểu biết Sử học với hiểu biết Văn hóa và Địa lý để tạo thành thế chân vạc Văn-Sử-Ðịa thì kiến thức mới vững vàng và tấm lòng mới sắt son. Tôi luôn luôn ghi nhớ lời căn dặn đó của Bác trong quá trình nghiên cứu và viết lách nghiệp dư của mình.

Lời căn dặn nầy lại càng thúc bách hơn vào tháng Mười năm nay, khi một người bạn gửi tặng cuốn "Linh Mục Trần Lục – Thực Chất Con Người và Sự Nghiệp" do hai ông Bùi Kha và Trần Chung Ngọc viết, tạp chí Giao Điểm xuất bản. Nội dung cuốn sách không có gì mới mẻ đối với chúng tôi, những người quan tâm đến lãnh vực nghiên cứu Sử Việt Nam, nhất là từ lúc văn khố Pháp ở Aix-en-Provence công khai hóa các sử liệu cho dân chúng tự do tham khảo. Chuyện ông cha Trần Lục nầy, ai đọc Sử kỹ càng mà chẳng biết. Ngay từ lúc còn học Chu Văn An ở Sài Gòn trước 1975, "Trần Lục" đã là một đề tài thảo luận sôi nổi (và suýt đi đến đấm đá) giữa đám học sinh chúng tôi và những người bạn học sinh Công Giáo ở trường Trần Lục.

  Chúng tôi, lúc đó, có rất ít sử liệu và không trả lời được một luận cứ chẳng dính líu gì đến chủ đề thảo luận, nhưng họ cũng cứ dùng để phản bác: "Nếu đã gọi Linh Mục là người theo Tây phản quốc thì tại sao Chính phủ, bộ Quốc gia Giáo dục, và toàn thể trí thức Việt Nam không ai phản đối việc đặt tên ngôi trường Trần Lục của chúng tôi. Dễ cả nước mù hết hay sao ?". Phải sau 1975, ra đến nước ngoài và được tự do tiếp cận với nhiều nguồn thông tin gốc, tôi mới trả lời được câu hỏi "cả nước có mù hay không" đó. Và buồn cho nền giáo dục miền Nam, nơi tôi đã thâu nhận kiến thức Trung học, năm phút! Buồn cho một thủ đô miền Nam, vừa có hai tên đường Phan Đình Phùng và Đinh Công Tráng, lại vừa có tên trường của chính kẻ đã đắc lực góp công giúp Tây tiêu diệt hai vị anh hùng chống xâm lăng nầy: Trần Lục! Từ chuyện cũ của Miền Nam đó, bây giờ chuyện hải ngoại cũng lại giống y chang, nổi cộm lên ray rứt cả trong đầu lẫn trong tim.

Một người đã hướng dẫn và cung cấp cho quân xâm lược 150 tay súng Công giáo để đánh chiếm thành lũy Ninh Bình của nước ta, một người đã huy động 5.000 giáo dân Việt Nam giúp Tây tiêu diệt chiến khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng, một người đã từng bị lãnh tụ chống xâm lăng Phan Đình Phùng đè ra hỏi tội và đánh đòn công khai, một người đã từng được quân xâm lăng Pháp tưởng thưởng công lao bằng hai Bắc Đẩu Bội Tinh, một người như thế mà lại được cộng đồng chức sắc và trí thức Công giáo hải ngoại, cho đến giờ nầy, vẫn còn ồn ào "nâng" lên thành anh tài của Việt Nam và vĩ nhân của thế giới, thì làm sao lý giải được hiện tượng chua xót và … quái đản nầy?

Trước hết, điểm mặt xem ai nâng Trần Lục lên: Hội Truyền thống Giáo phận Phát Diệm, Đức ông Trần Ngọc Thụ (Rome), các LM Nguyễn Thái Bình, Trần Phúc Vị, Trần Phúc Nhân (ba vị nầy từ Việt Nam qua), LM Nguyễn Gia Đệ (Canada), LM Trần Quý Thiện, hai Đức ông, 3 Linh Mục, cùng với ông Lê Hữu Mục và 5 trí thức giáo sư Công giáo (đồng tác giả trong một cuốn sách dày 640 trang để vinh danh và ca tụng LM Trần Lục) , ông Vũ Quang Ninh và ông Sơn Diệm Vũ Ngọc Ánh, hai nhân sĩ Công giáo tại Mỹ, …như thế cũng tạm đủ để kết luận tính đại diện cho quan điểm Sử học và Văn hóa của toàn bộ Giáo hội Công giáo Việt Nam về con người Trần Lục rồi. Vả lại, cho đến giờ nầy, không thấy một cuốn sách nào của người Công giáo viết "khác", lại càng chẳng thấy một người Công giáo Việt Nam nào lên tiếng "phản đối" các vị nầy, kể cả những chuyên viên viết lách Công giáo lúc nào cũng sẳn sàng đòi "dạy Sử" cho cả nước như các ông "tiến sĩ" Cao Thế Dung, ông Tú Gàn thẩm phán Nguyễn Cần và ông cựu Nghị sĩ đao to búa lớn Nguyễn văn Chức.

Bây giờ hãy xem họ nâng ông Cha Trần Lục nầy lên đến độ cao nào: "danh nhân anh tài không những của Giáo hội Công giáo mà còn của dân tộc Việt Nam chúng ta" (LM Trần Quí Thiện), "danh nhân không những trong nước Việt Nam mà còn cả ngoài nước" " (Đức Ông Trần văn Khả) ", "đức độ và tài ba", "LM Trần Lục là một vĩ nhân của lịch sử hiện đại" (ông Sơn Diệm Vũ NgọcÁnh), "gương chung cổ cho người cả nước đời đời soi chung" (ông Vũ Huy Bá), …và nhiều lời tâng bốc mà chính những anh hùng liệt nữ nước ta như các bà Trưng bà Triệu, và các vị Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học cũng không sánh bằng.

Nhưng Cụ Sáu Trần Lục ơi ! "Danh" gì cũng không thay được cái danh dâng người và súng cho quân xâm lược, "Đức" gì cũng không thay được cái đức bị cụ Phan đánh cho ba roi, "Tài" gì cũng không thay được cái tài huy động Giáo dân tiêu diệt chiến lũy của nghĩa quân Ba Đình, "Gương" gì cũng không thay được cái gương cúi đầu nhận Bắc Đẩu Bội Tinh của giặc. Thế mà nào là Đức ông , nào là Linh Mục, nào là Giáo dân trí thức cứ đội Cụ Sáu lên đến chín tầng mây. Quái đản thật ! Cụ làm vĩ nhân của Công giáo, nhất là Công giáo Việt Nam, thì đúng quá rồi, nhưng họ còn muốn Cụ làm vĩ nhân của cả dân tộc Việt Nam và cả nhân loại nữa thì Cụ có chịu không?

Tôi bèn kết hợp người "nâng", cách "nâng", và đối tượng được "nâng" lại với nhau trong một phương trình, và giật mình tìm ra được đáp án cho hiện tượng quái đản nói trên: Cứ người Công giáo làm thì Công giáo Việt Nam phải nhắm mắt mà khen. Bất chấp chuyện làm có xấu mấy chăng nữa! Họ không lý đến sự thật, và cũng chẳng cần đắn đo xem có xúc phạm đến dân tộc hay không. Tình cảm tôn giáo của người Công giáo Việt Nam mạnh hơn liên đới của họ với đất nước Việt Nam, và áp đảo hẵn một chút lương thiện trí thức nào đó còn sót lại của tinh thần đại học mà họ đã tiếp thu. Họ chỉ có một tiêu chuẩn để đánh giá: Có lợi hay có hại cho Công giáo? Cho nên, để có lợi cho Công giáo, họ đã lạy Trần Lục thì làm sao mà thờ Đinh Công Tráng và Phan Đình Phùng được, vì có điều nầy thì không thể có điều kia !  

Đáp án nầy không chỉ giải thích riêng "vụ" Trần Lục, mà còn làm sáng tỏ thêm ứng xử văn hóa và đánh giá lịch sử (lúc đầu có vẽ khó hiểu) của họ qua những trường hợp rõ ràng không chối cải được khi họ chạy tội cho những đồng đạo Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Nguyễn Trường Tộ, Alexandre de Rhodes, … hay khi họ phản ứng hằn học với các phong trào yêu nước chống xâm lăng của Văn Thân, Cần Vương, và các vua chúa triều Nguyễn. Điều thê thảm và bất hạnh cho chính họ (và một phần rất nhỏ cho dân tộc Việt Nam) là ứng xử tâm lý đó đã trở thành vận động có tính quy luật trong tâm thức tôn giáo của người Công giáo Việt Nam. Họ muốn thành thật cưỡng chống cũng không được! Ta muốn hết sức giúp họ giải hoặc thì bị họ xem như kẻ thù !  

Hãy lấy vụ ông Ngô Đình Diệm như một trường hợp cụ thể và điển hình để khảo sát: "Chuyện" chỉ mới xảy ra chưa đến 40 năm, tài liệu khả tín và nhân chứng sống còn đó, đầy đủ và rõ ràng. Chỉ riêng ở Pháp (là quốc gia dính dự ít đến biến cố nầy), tài liệu gốc và tác phẩm Sử có đăng ký tại Thư viện trong vùng Paris mà thôi cũng đã gần 200 tài liệu. Từ mười năm nay tôi đã để tâm đọc hết và thấy tuyệt đại đa số đều đi đến một kết luận rằng đó là một chế độ thất bại về mặt quản trị quốc gia và tồi tệ về mặt đạo đức luân lý, chỉ trừ một số rất ít sách tìm cách chống đỡ, bào chữa, lại còn vinh danh chế độ nầy ! Tác giả số sách rất ít đó, dĩ nhiên, là Linh mục và giáo dân (Pháp và Việt). Vì ông Diệm là Công giáo, nên Linh mục và giáo dân (và chỉ họ mà thôi) cứ bò dài ra mà tung hô. Rất đơn giản !

Ở Mỹ, thì sự tương phản đó còn đậm nét hơn. Cho nên tôi vẫn thắc mắc tự hỏi không biết các "bộ óc chiến lược" của người Công giáo ở đâu mà không thấy rằng càng ngụy biện bào chữa thì tội bán nước của Giáo hội càng bị phát hiện nhiều thêm, càng tô son trét phấn cho cái gọi là "tinh thần Ngô Đình Diệm" thì chân tướng phi dân tộc của tinh thần đó càng bị phát lộ. Và kéo theo nó, như vụ Trần Lục, những phản bác giúp cả nước thấy rõ thêm lịch sử hình thành đen tối của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng !

Do đó mà câu hỏi vẫn còn nguyên vẹn, và câu trả lời vẫn là có cái gì không ổn trong tư duy và tình cảm của người Công giáo Việt Nam. Tại sao chỉ người Công giáo lại có loại ứng xử quái đản rất đậm nét, đều khắp và có tính quy luật như thế ? Và tại sao khi thêm thuộc tính "Việt Nam" vào đặc tính "Công giáo"của họ, thì cường độ đậm nét, đều khắp và có tính quy luật nầy lại gia tăng lên gấp bội ?

Vì vậy mà những nóc nhà thờ bắt chước một cách thô kệch dáng uốn cong của kiến trúc mái chùa, những buổi lễ đạo có áo thụng xanh khăn chít đỏ màu mè cho ra vẽ dân tộc … mà người Công giáo Việt Nam bày đặt dàn dựng, thực chất chỉ là lớp phấn son kệch cởm nhằm tự dối mình và đánh lừa người. Tại vì bên dưới dáng mái cong và bên trong lớp áo thụng đó mà vẫn còn giới chức sắc và lớp trí thức lạy thờ và vinh danh những loại Việt gian như Trần Lục, thì căn tính nô lệ ngoại bang và truyền thống theo đạo bán nước của Giáo Hội làm sao gột bỏ được.

Con đường trở về với dân tộc thật là dễ dàng mà cũng thật lắm chông gai ! Dễ vì trẽ mục đồng lên năm ê a mấy câu hát ca dao của thôn dã Việt Nam cũng làm được, nhưng khó vì đã đội năm ba cái mũ Hồng Y của Vatican, mang trong người hai ba cái bằng thần học Tây phương, thì muôn đời cũng không mở mắt được.

Cho nên Bác Hãn ơi, hiểu Sử đã thật là khó. Nhưng ứng xử theo những gì mình đã học, thì đối với một số người Việt Nam mất gốc xa nguồn lại có truyền thống làm tay sai cho giặc, thật không phải dễ thưa Bác.- N.N.Q, Paris 11-1999.”

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang