Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_04.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 29 tháng 3, 2009

PHẦN II

◎◎◎

CHƯƠNG 4

Chủ Trương Và Kế Hoạch Đánh Chiếm Việt Nam của Vatican

Sự kiện Giáo Hoàng Leo I (440-461) tuyên bố vào năm 451 rằng “Quyền hành của giáo hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục” cùng với sự kiện Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) đưa ra bản tuyên cáo "Dictatus papae" và sự kiện Tòa Thánh Vatican  ban hành hàng loạt các thánh lệnh hay sắc chỉ trong thế kỷ 15  cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã đã có chủ  trương theo đuổi chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lê hóa nhân lọai. Việt Nam là một trong những vùng mục tiêu mà Giáo Hội đã nhắm tới từ đầu thế kỷ 16. Vấn đề còn lại là Giáo Hội phải làm những gì cần thiết trước khi tiến hành việc tấn chiếm và thống trị Việt Nam mà thôi. Nói cho rõ, Giáo Hội  phải có một kế hoạch tiến chiếm mục tiêu và thi hành những chính sách cai trị để có thể vừa duy trì được quyền lực tại địa phương, vừa biến người dân bản địa thành những bày nô lệ tuyệt đối trung thành với Giáo Hội giống như bầy chó giữ nhà cho chủ.

Kế hoạch hay những sách lược hành động của Giáo Hội để tiến chiếm Việt Nam là những sách lược chung để tiến chiếm các vùng mục tiêu tại các lục địa ở ngoài Âu Châu. Những sách lược này được họach định vô cùng tỉ mỉ, hết sức tinh vi, cực kỳ thâm độc được thi hành từng bước và từng bước tùy theo hoàn cảnh của mỗi địa phương và tình hình thế giới. Mỗi một bước là một thời kỳ dài hay ngắn, tùy thuộc vào mối liên hệ hay sự cấu kết giữa Giáo Hội và đế quốc đồng minh với Giáo Hội, và tùy theo mức độ quyền lực hoặc con số tín đồ của Giáo Hội tại quốc gia nạn nhân.

Phần trình bày dưới đây là  kế hoạch đánh chiếm Việt Nam của Vatican.   

Bước 1 hay thời Kỳ thứ I:

Trong thời kỳ này, Giáo Hội chỉ gửi các điệp viện dưới danh nghĩa là các nhà truyền đạo đến các vùng mục tiêu với nhiệm vụ điều nghiên nhân dân bản địa để biết rõ những thành phần nào trong xã hội dễ phỉnh nịnh và dễ mua chuộc nhất bằng vật chất  rồi móc nối lôi cuốn họ vào đạo để họ giúp đỡ, bao che, cưu mang và tiếp tay trong việc thiết lập hệ thống gián điệp trong việc thâu thập tin tức tình báo chiến lược. Quan trọng hơn nữa, tín đồ Ca-tô bản địa phải được  tổ chức thành những đội ngũ, rồi  biến các đội ngũ này thành những đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục chờ khi có lệnh thì nổi lên tiếp ứng lực lượng nổi lọan do Giáo Hội chủ mưu hay cho quân đội ngoại nhập do Giáo Hội vân động tiến đến tấn công.

Bước 2 hay thời kỳ thứ II:

Đây là thời kỳ Giáo Hội phái các nhà thuyết khách đến kinh thành Paris vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam.  Sau khi đã thâu thâp được đầy đủ những tin tức tình báo chiến lược cần thiết cho kế hoạch tiến chiếm Việt Nam, Giáo Hội cho người đến triều đình Paris uốn lưỡi Tô Tần thuyết phục chính quyền Pháp liên minh với Giáo Hội và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng khai thác tài nguyền và cùng chia nhau lợi nhuận. Sách lược này là sở trưởng của Giáo Hội và được sử gia Avro Manhattan nói rõ như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc,  Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Ca-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của các chế độ độc tài Đưc Quốc Xac và phát xít Ý Đại Lợi. Như vậy, Âu Châu không còn cường quốc độc tài nào mà Nhà Thờ Vatican có thê liên kết để bành trướng thế lực. Vì vậy, Giáo Hội La Mã mới quay ra chọn Hoa Kỳ  để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Tình trạng này khiến cho  cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” 

  Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War."[7]

Qua phần trình bày về những việc làm trên đây của Giáo Hội La Mã, chúng ta thấy rằng, Nếu gọi Giáo Hội La Mã là một tôn giáo thì đây là một thứ "tôn giáo ăn cướp". Tất cả những đặc tính "ăn cướp" của "cái đạo ăn cướp" này đã thể hiện ra trong nội dung của Sắc Lệnh Romanus Pontifex như đã trình bày trong Chương 1 ở trên. Để đạt được mục đích ăn cướp này một cách hữu hiệu, Giáo Hội đã  điều nghiên để có một kế hoạch dạy dỗ và rèn luyện tín đồ thành những lực lượng xung kích với những đặc tính  ăn cướp dã man nhất trong lịch sử loài người. Cái thâm độc và dã man của Giáo Hội là khơi động và nuôi dưỡng lòng vị kỷ, tham lợi, háo danh và lợi dụng lòng thèm khát quyền lực của tín đồ rồi khuyến khích họ tình nguyện gia nhập vào các đạo quân thập ác đi đánh chiếm đất đai, khai thác tài nguyên, giết người, đọat của, tàn sát đàn ông và thanh niên, hãm hiếp đàn bà con gái đúng như tinh thần Sắc-lệnh Romanus Pontifex đã nói ở trên. Nhờ kế sách này mà Giáo Hội dễ dàng có những đạo quân xung kích tiền phong đi chinh phục đất đai để cưỡng bách các dân tộc nạn nhân làm nô lệ cho Giáo Hội về cả linh hồn lẫn thể thể xác.

Từ những sự kiện đã nêu lên trên đây, chúng ta suy ra mà biết được những người được Giáo Hội La Mã thâu nhận vào đạo rồi rèn luyện họ thành những hạng người vừa là những phường ăn cướp, vừa là những quân vong bản phản lại quê hương và phản lại dân tộc của chính họ. Bất kỳ tín đồ Da-tô nào cũng phải có những đặc tính trên đây thì mới có thể phục vụ hữu hiệu cho quyền lợi của Giáo Hội và mới được Giáo Hội gọi là "những con chiên ngoan đạo".

Bước 3 hay thời kỳ thứ III:

Đây là thời kỳ Giáo Hội củng cố và duy trì quyền lực tại các vùng đã chiếm được chính quyền.  Sau khi đã chiếm được chính quyền (như ở  miền Nam Việt Nam), Giáo Hội liền cho tiến hành hay thi hành triệt để đồng lọat các chính sách dưới đây:

1.- Chính sách ngu dân và  giáo dục nhồi sọ.- Mục đích của chính sách này là làm cho nhân dưới quyền cũng dốt nát và ngu xuẩn đúng như câu châm ngôn “dân ngu dễ trị”. Công dụng của chính sách này là làm cho người dân (1) không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, (2) không biết phân biệt sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sự kiện (facts), giữa một bên là nguyên nhân và một bên là hậu quả,  giữa thuận lý và nghich lý,… (3) không biết gì về quốc sử nhất là những bài học nói về những hành động tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại tổ quốc và dân tộc  ta, (4) không biết gì về lịch sử thế giới, và (5) không biết gì về thuyêt tiến hóa.

Muốn đạt được mục đích này,  Giáo Hội phải kiểm soát gắt gao các chương trình học từ bậc tiều học cho đến bậc đại học, đặc biệt về môn sử (cả quốc sử lẫn thế giới sử) và môn sinh vật học (tuyệt đối không cho dạy thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882), kiểm sóat chặt chẽ mộ sử thế giới, đặc biệt hơn nữa là:

a.- Không rèn luyện và đòi hòi thanh thiếu niên rèn tập cho quen việc sử dụng lý trí để tìm hiểu sự, không dạy cho học siunh biết các phân biệt sự khác nhau giữa một bên là ý kiến (opinions) và một bên là sự kiện (facts), giữa một bên là nguyên nhân và một bên là hậu quả,  giữa thuận lý và nghich lý.

b.- Không dạy cho các em biết các viết điểm sách (book reports),

c.- Không dạy các em biết cách viết các bài khảo luận, tiểu luận và luân án.

Sự kiện này hoàn toàn trái ngược với chính sách giáo dụ tự do khái phóng và đại chúng mà  tại các quốc gia  ở Âu  Mỹ cũng như  ở Á Châu và ở nhiều nơi khác trên thế giới đang thi hành.

Việc không dạy những điều trên đây đã khiến cho những người tiếp nhận sở học của họ qua chính sách này không biết viết các bài khỏi luận hay các tác phẩm lịch sử khảo luận. Trái lại, họ còn dè bỉu, chê bài và miệt thị những ấn phẩm viết theo phương pháp khảo luận là “một loại giây leo sống nhờ sự cóp nhặt”.  Đây là trường hợp ông cựu Luật-sư Nguyễn Văn Chức nói về cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi. Dưới đây là nguyên văn ông Ca-tô Nguyễn Văn Chức viết:

Cuốn VNMLQHT không phải là một cuốn hồi ký. Đúng hơn, nó là một tạp ghi, cóp nhặt quan điểm của nhiều người và nhiều tác giả. 93 cuốn sách và 52 tạp chí được trích dẫn. Bản thân ông Đỗ Mậu chỉ xuất hiện đó đây như một loại giây leo còm cõi sống bám vào những chất liệu cóp nhặt.” [8]

Tình trạng dốt nát trên đây của ông Ca-tô Nguyễn Văn Chức chỉ là một phần rất nhỏ trong khu rừng hậu quả của chính sách ngu dân đã được thi hành ở Việt Nam trong thời Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican thống trị nước ta (1885-1954) và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Chúng tội sẽ trình bày nhiều hơn về vấn đề này trong Chương 7 ở sau.

Đối với Vatican, cả thuyết tiến hóa lẫn  môn sử thế giới đều là những môn học cấm kỵ  Vì thế mà người dân ở các quốc gia  nằm dưới ách thống trị của Vatican đều không được học hai môn học này. Hậu quả là họ không biết gì về trào lưu tiến hóa của nhân lọai từ cái thưở con người còn ở trong tình trạng chưa biết dùng lửa để nấu chín miếng ăn, chưa biết sản xuất ra bông vải và tơ lụa để may măc. Họ cũng không biết gì vế tiền nhân của loài người đã phải vật lộn vô cùng cực nhọc trong việc tìm ra phương cách để khắc phục những khó khăn do thiên nhiên gây ra, đã phải chiến đấu hết sức gay go trong cuộc chiến trường kỳ chống lại các cường quyền phản động và phong kiến (trong đó có Giáo Hội La Mã) để đòi lại quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và gia đình.

Với tình trạng bị cấm đoán  như vậy, dĩ nhiên là họ (giáo dân)  không biết gì về Chủ Nghĩa Nhân Bản ra đời vào đầu thế kỷ. Họ cũng không biết gì về các Thời Kỳ  Phục Hưng (1300-1650), Thời Đại Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648), Thời Kỳ Khoa Học Và Lý Trí (1500-1789) Thời Kỳ Cách Mạng Dân Chủ (1603-1815), và Thời Kỳ của các Phong Trào Phản Kháng Xã Hội (1800-1900). Thảng hoặc, nếu được nghe người ta nói đến, họ cũng không biết  và cũng không hề thắc mắc TẠI SAO lại có các thời kỳ và các phong trào này. Đây cũng là tình trạng của những lớp người tiếp nhận sở học ở  bậc tiểu học và trung học (từ Cấp 1 đến hếp Cấp 3) ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Ngoài ra,  người dân không được phép đọc các tư tưởng tiến bộ của các danh nhân và vĩ nhân trên thế giới, vì rằng Giáo Hội  cấm, không cho phổ biến những sách báo có những tư tưởng này. Cả đến Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo, họ cũng không được đọc những bản sử do các nhà viết sử chân chính biên soạn, mà chỉ được đọc những cuốn ngụy thư do bọn sử nô Ca-tô biên soạn như bộ sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Sàigòn, Chân Lý, 1972) do Linh-mục Bùi Đức Sinh biên soạn, bộ  Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn, Cứu Thế Tùng Thư, 1965) do Linh-mục Phan Phát Huồn biên Soạn. [Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican được thi hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và tác dụng và di hại của nó đã được trình bày khá đầy đủ trong các Chương 8, 9 và 10  trong cuốn sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia Và Lá Cờ Vàng Ba Sọc đỏ  (đã được đưa lên sachhiem.net từ thánh /2008), và sẽ được trình bày đầy đủ hơn với nhiều chi tiết hơn trong Mục XII, Phần VI trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.]

2.- Chính sách chia để trị.- Đây là chính sách chia đất nước ta ra làm nhiều mảnh nhỏ theo biên giới địa lý (Bắc, Trung và Nam), theo biên giới của từng sắc tộc (Nước Tây Kỳ, Liên Bang Thái ở Tây Bắc Băc Bộ, nước Nùng ở Đông Bắc Bắc Bộ), theo biên giới tôn giáo (biến các giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu thành các giáo khu tự trị để chuẩn bị cho dã tâm biến hai giáo khu này thành hai vương quốc theo đạo Ca-tô), rồi  sẽ đưa một tín đồ tín cẩn lên cầm quyền và thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô để dùng quyền lực của nhà nước  tiến hành kế hoạch Ki-tô nhân dân bằng bạo lực.

3.- Chính sách kinh tài và tích lũy tài sản. Đây là chính sách tận tinh bóc lột nhân dân (bằng nhiều hình thức thuế khóa và nhiều hình thức đóng góp khác nhau),  tận tình cướp đoạt tài nguyên quốc gia, tận tình vơ vét và tích lũy của cải cho đầy túi tham.

Giáo Hội La Mã thi hành chính sách này bằng cách nào?

 Xin thưa là bằng cách dựa vào quyền lực nhà nước để nắm độc quyền kiểm soát tất cả phạm vi sinh hoạt trong nhân dân, và tích cực tích lũy tài sản. Chính sách này được cựu Giáo sĩ Malachi Martin ghi lại trong cuốn Rich Church, Poor Church  như sau:

Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật.  Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế.  Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là  tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác  - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu  khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề  như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.

Nguyên văn In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”[9]

Sự kiện này cũng được sử gia Loraine Boettner ghi nhận trong cuốn Roman Catholicism như sau:

Trước thời có Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1500-1648), các ông giáo hoàng khống chế Âu Châu và các ngài nói rằng chỉ có một con đường duy nhất là thờ phượng Thượng Đế. Thời kỳ này được gọi là “Thời Kỳ Đen Tối” là thích hợp nhất. Trong thời kỳ này, trong Giáo Hội cũng như trong chính quyền, tất cả mọi pham vi họat động và quyền lực đều nằm trong tay giáo sĩ của Giáo Hội. Họ đàn áp và tước đọat hết tất cả mọi quyền sống của nhân dân. Họ cho người rình mò dò xét, theo dõi những việc làm riêng tư của người dân. Với việc đặt ra giáo luật đòi hỏi tín đồ phải đến nhà thờ “xưng tội” với dã tâm để xoi mói vào cả đời sống riêng tư giữa vợ với chồng và giữa cha con với nhau. Tất cả việc hôn nhân đều nằm ở trong tay họ. Họ can thiệp cả vào các  công việc của chính quyền, can thiệp vào việc tố tụng và xử lý các vụ án tại pháp đình, xía vào việc quản trị và xử lý tài sản trong nước, họ sử dụng ngân qũy quốc gia để xây cất các nhà thờ và trả lương cho giới tu sĩ, giống y như nước Tây Ban Nha ngày nay (trong thập niên 1960 thời chế độ  đạo phiệt Da-tô Franco trong những năm 1936-1975 - NMQ). Người nào dám chống lại họ thì sẽ bị nguy hiểm mất công ăn việc làm, mất cả tài sản và có thể mất luôn cả sinh mạng. Chúng ta không thể nào dung thứ cho một chế độ chuyên chế bạo ngược như vậy.  Vì thế mới phát sinh ra Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo để giải thoát cho nhân dân cái thảm họa này.” Nguyên văn: “For more than a thousand years before the Reformation the popes had controlled Europe and had said that there was only one way to worship God. That period is appropriate known as the “Dark Ages.” In the church and, to a considerable extent, in the state, too, the  priests held the power. They suppressed the laity until practically all their rights were taken away. They constantly pried into private affairs, interfering even between husband and wife, and between parents and children by means of the confessional. All marriage was in their hands. They interfered in the administration of public affairs, in the proceedings of courts, and in the disposition of estates. The revenues of the state built new churches and paid the salaries of the priests in much the same manner as in present day Spain. Anyone who dared resist ran the risk of losing his job, his property, and even his life. Life under such tyranny was intolerable. From that condition the Reformation brought deliverance.” [10]

Hai bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội La Mã có chủ trương nắm quyền kiểm soát hết mọi phương tiện sản xuất, và kiểm soát luôn tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong đời sống người dân với dã tâm  bần cùng hóa nhân dân để biến họ thành những người vô sản nghèo đói và ngu dốt để cho Giáo Hội dễ bề khống chế và sai khiến.

Chủ trương độc chiếm tất cả những phương tiện sản xuất và kiểm soát tất cả các phạm vi sinh họat trong đời sống xã hội như vậy là có dã tâm làm cho nhân dân phải trông cậy vào Giáo Hội (theo đạo và tuân phục Vatican vô điều kiện) thì mới có đường mưu sinh. Ai muốn làm việc gì hay muốn kinh doanh bất cứ công việc làm ăn nào hay trong lãnh vực hoạt động nào cũng phải qua bàn tay của Giáo Hội, tức là quan tay Nhà Thờ Vatican.

4.- Chính sách Ki tô hóa nhân dân dưới quyền. Chính sách Ki-ô hóa nhân dân dưới quyền đước tiến hành bằng những chiến dịch mà Vaican gọi là “làm sáng danh Chúa” bằng bạo lực và bằng những thủ đọan hay mánh mung cực kỳ lưu manh và bằng tất cả những hành động vô cũng dã man, hết sức man rợ. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng mà chúng ta có thể tìm thấy những tài liệu này ở bất cứ thư viện nào ở trong các thành phố hay trong các trường trung và đại học nào ở Bắc Mỹ cũng như ở Âu Châu hoặc là ở Nhật Bản hay bất kỳ quốc gia nào ở ngoài tầm tay kiểm soát của Vatican. Dưới đây là một vài bản văn sử nói về những hành động cực kỳ dã man của Vatican và tín đồ Ca-tô trong các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” của kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân trong các quốc gia chẳng may bị lọt vào quyền thống trị của Liên Minh Đế Quốc Tây Ban  Nha - Vatican. Sác Men and Nations – A World History nói rõ về những hành động này của chính quyền đạo phiệt Tây Ban Nha, tay sai của Nhà Thờ Vatican với nguyên văn như sau:

Những tín đồ nhiệt thành của Giáo Hội La Mã không thích những người Moors theo đạo Hồi và dân Do Thái theo đạo Do Thái. Ngay cả sau khi xứ Granada sụp đổ, người Moors vẫn phải tiếp tục sống hòa bình ở Tây Ban Nha. Người Do Thái đã sinh sống ở Tây Ban Nha từ khi quốc gia này trở thành một phần trong lãnh thổ Đế Quốc La Mã. Năm 1492, Vua Ferdinand và Nữ Hoàng Isabella ra lệnh cho tất cả những người Do Thái trong vương quốc của họ hoặc là phải theo đạo Gia Tô (Kitô La Mã), hoặc là phải bán xới đi khỏi nước Tây Ban Nha. Mấy năm sau, hai vợ chồng ông vua này lại bắt dân Moors phải tuân hành lệnh trên đây. Hầu hết những nạn nhân trong hai nhóm dân này đều quyết định thà bán xới bỏ nước Tây Ban Nha mà đi,  chứ  nhất định là không chấp nhận theo đạo Ca Tô để được ở lại nước Tây Ban Nha….”  Nguyên văn: “Ardent Catholics, they looked with displeasure at the many Moors and Jews in Spain. Even after the fall of Granada, Moors had continued to live peacefully in Spain. Jews had been in Spain snce the time it was a part of the Roman Empire. In 1492, Ferdinand and Isabella ordered that all Jews within their two kingdoms must either become Christians or leave Spain. Several year later they ordered the Moors the same choice. Most people ofboth groups chose to leave rather than accept Christianity…”[11]

Ông Lương Minh Sơn viết về tình trạng của những người Moors và Do Thái ở Tây Ban Nha trong thời kỳ này như sau:

The Spanish Inquisitons” là thời kỳ Hoàng Gia Tây Ban Nha ra lệnh bắt bớ và tàn sát những người theo các giáo phái khác vì cho là “dị giáo”. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1478, khi Hoàng Hậu Isabella I de Castille khởi động phong trào bắt bớ những người Do Thái, mặc dầu đã theo đạo Thiên Chúa La Mã nhưng vẫn còn bí mật duy trì những tục lệ của Do Thái Giáo. Năm 1483,  Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella cử giáo sĩ Tomas de Torquemada của giòng tu Spanish Dominican lên nắm quyền tư lệnh để thi hành chương trình “Inquisition” trên toàn lãnh thổ và những vùng thuộc địa của Tây Ban Nha. Năm 1487, Đức Giáo Hoàng Innocent VIII phong thưởng cho giáo sĩ de Torquemada danh hiệu “The Grand Spanish Inquisitor”, một “Inquisitor” vĩ đại, và ra lệnh khởi động chương trình “Inquisition” trên toàn thế giới.

Ngày 31-03-1492, Hoàng Gia Tây Ban Nha ra sắc lệnh bắt buộc 150 ngàn người Do Thái ở thành phố Granada phải bán hết của cải để rời khỏi Tây Ban Nha trước ngày 31 tháng 7 vì lý do để làm sạch cho “danh dự và sự rực rỡ của Thượng Đế.” Hằng ngàn người Do Thái phải miễn cưỡng “theo đạo” nhưng sau này vẫn bị nguyền rủa là “Los Marranos” (Loài Heo Dơ Bẩn). Hơn 60 ngàn người phải đút lót tìm đường vào định cư ở Bồ Đào Nha. Một số khác được Hoàng Đế Bajazet của Ottoman (Cổ Thổ Nhĩ Kỳ) thâu nhận, mặc dầu giáo phái chính của đế quốc này là Chánh Thống Giáo (Orthodox).

Năm 1499, một “Spanish Inquisitor” khác là Tướng Francisco Jimenez de Cisneros áp đặt phương cách làm lễ biến đổi những người “dị giáo” sang Thiên Chúa Giáo La Mã một cách tập thể, và chuyện này đã bắt lửa cho cuộc đại loạn đẫm máu ở Granada. Năm 1543, các “Spanish Inquisitors” ra lệnh xử đốt những người Tin Lành (Protestants) trên các phong thánh giá. Cuộc đàn áp tôn giáo này kéo dài 342 năm. Năm 1820, khi Hoàng Đế Ferdinand thứ VII ra lệnh chấm dứt thời kỳ “Inquisition” thì đế quốc Tây Ban Nha cũng đã mất gần hết các thuộc địa tại Trung My [TRA, “Human Rights and Social Justice”: 1478, 1483, 1492, 1499, 1543, 1820].  Gần thế kỷ sau, ngày 14-11-1994, trong một bài hiệu triệu gởi các hàng giáo phẩm của Thiên Giáo La Mã, Đức Giáo Hoàng John Paul Thứ II lên tiếng kêu gọi “Giáo Hội của Ngài phải ăn năn thống hối đối với những tội lỗi mà người Thiên Chúa Giáo La Mã đã lầm lẫn gây ra trong quá trình lịch sử, chỉ vì họ đã bảo vệ đức tin một các quá nhiệt thành”.  Ngài nói, “Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã không thể nào bước qua được ngưỡng cửa của thiên kỷ mới nếu không khuyến khích giáo dân hãy rửa mình cho tinh khiết, bằng cách ăn năn về những lỗi lầm trong quá khứ”, [LAT].”[12] 

Lệnh thi hành chương trìnhInquisition” từ mẫu quốc Tây Ban Nha thì tất nhiên tại các thuộc địa của Tây Ban Nha làm sao thoát khỏi?  Sách Homeland of The World viết về tình trạng dân Da Đỏ tại các thuộc địa cuả Tây Ban Nha ở Châu Mỹ La Tinh như sau:

Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến Châu Mỹ La Tinh mang theo niềm tin tôn giáo của họ. Họ cho rằng người dân Da Đỏ là những dân tà giáo (dị giáo) hay không có tôn giáo gì cả. Sự thật, người Da Đỏ có tôn giáo riêng của họ. Tôn giáo của họ dựa vào lòng tin tưởng của họ đối với quyền lực thiên nhiên ở chung quanh họ. Họ thờ mặt trời, thờ thần gió và các quyền lực khác của thiên nhiên. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho đó là một tôn giáo và quyết định dùng bạo lực đàn áp tôn giáo của nguời Da Đỏ. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tin rằng nhiệm vụ của họ là phải cưỡng bách người Da Đỏ phải theo đạo Thiên Chúa La Mã.” Nguyên văn: “The Spainish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans or people who had no religion. It was based on their belief in the powers of nature around them. The Spanish and the Portuguese did not think this was a religion, and they took steps to to crush it. The Spanish and the Portuguese believed it was their duty  to convert the Indians to Christinanity…”[13]

Ông Phan Quốc Đông viết:

Tôi cũng đã đọc kỹ lịch sử  của Giáo Hội Vatican, tiểu sử của từng vị giáo hoàng, các phương pháp bành trướng tôn giáo của họ tại các lục địa khác ngoài Âu Châu, phương pháp nào nhanh, phương pháp nào chậm. Phương pháp nhanh nhất được thực hiện bởi thực dân Tây Ban Nha tại các xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh thật là vô cùng tàn ác. Họ dùng gươm giết hết những người đàn ông bản xứ, chỉ còn lại toàn đàn bà con gái thôi, để họ vừa bắt buộc theo đạo, vừa hãm hiếp đồng hóa. Số người bị giết lên tới mấy chục triệu. Đây là phương pháp truyền đạo  của phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) hỗ trợ. Đi du lịch ở các xứ này ta chỉ thấy toàn những người lai mà thôi, hầu như không còn một người bản xứ nào sống sót. Tại Phi Luật Tân, họ cũng giết hàng triệu người, đập phá toàn bộ các đền thờ cổ, thủ tiêu hoàn toàn mọi chứng tich của nền văn minh cổ của xứ này. Ngôn ngữ, văn tự, truyền thống, văn hóa hoàn toàn mất hẳn…”[14]

Hậu quả là các dân tộc Da Đỏ ỡ Mỹ Châu La Tinh gần như hoàn toàn bị tiêu diệt và tất cả các di tích của nền văn hóa của họ cũng gần như bị hủy diệt hoàn toàn.

5.- Chính sách tuyên truyền.- Đối với Nhà Thờ Vatican, chính sách tuyên truyền là vấn đề sinh tử. Vì thế mà nói được  nâng lên hàng quan trọng nhất và cơ quan đặc trách chính sách này trực thuộc Thánh Bộ Đức Tin trong giáo triều Vatican. Cơ quan này có cả hàng binh đoàn văn và sử nô chuyên môn về sử dụng các kỹ thuật diễn dịc các tài liệu lịch sử một cách lươn lẹo để bóp méo sự thật  và xuyên tạc lịch sử với dã tâm tung hỏa mù để mập mờ đánh lận con đen nhằm khỏa lấp và che đậy những khu rừng của đủ mọi thứ tội ác của Giáo Hội La Mã từ khi được khai sinh vào thế kỷ 4 và cũng là để đánh bóng cho Giáo Hội và bọn Ca-tô tại các địa phương làm tay sai cho Giáo Hội. Tất cả những sản phẩm tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican đều được triệt để thi hành theo sách lược “cả vú lấp miệng em” (dùng tất cả mọi phương tiện truyền thông để phổ biến ồ ạt) và sách lược “Tăng Sâm giết người” (nhắc đi nhắc lại nhiều lần giống như các linh mục rao giảng tín lý Ki-tô và những lời dạy của Giáo Hội ở trong các nhà thờ.) Nói về kỹ thuật diễn dịch lươn lẹo của bộ máy tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, một trí thức Ca-tô viết như sau:

“Giáo Hội nhờ ở sự “tin lưỡng” và “nói lưỡng” nên có thể giải thích mọi vấn đề, có thể biện minh được mọi thái độ mình. Chúa vừa ở thiên đường, vừa ở khắp nơi; vừa ở khắp nơi vừa không ở trong tâm hồn mọi người. Chúa vừa nhân từ vừa công thẳng. Chúa Giê-su vừa là Thượng Đế toàn năng, vừa là Tạo Hóa, vừa là “Trưởng Từ giữa mọi thụ sinh.” Con người vừa cao siêu vì là ảnh tượng Chúa, vừa là hết sức xấu xa vì đã sa đọa. Chúa vừa cai trị thế gian, nhưng Satan lại là vua của trần thế này. Chúa Giê-su vừa là Chúa, vừa là Người.. Tận Thế sắp sửa xẩy ra, tận thế còn lâu mới xẩy ra. Nước Trời không đến một cách lộ liễu, nước Trời sẽ đến trong rầm rộ huy hoàng. Nước Trời ở trong tâm, nước Trời ở ngoài xã hội. Ngũ Kinh là do Maisen viết, Ngũ Kinh không phải là của Maisen viết., v.v…. Từ Thế Kỷ XVIII đến thế kỷ XX nghiêm cấm, không cho tôn thờ tổ tiên, ngày nay được tôn thờ tổ tiên (nhang đèn, cúng kỵ, v.v..). Có lúc nghiêm cấm, không cho ăn thịt vào ngày Thứ Sáu, có lúc cho ăn thịt thả giàn. Tất cả đều tùy giáo hoàng.

 Thánh Kinh vừa đúng từng chữ, vừa là Chân Lý tuyệt vời, vừa không có ý dạy về khoa học, nên có nhiều điều không chính xác.; (Giáo Hôi) vừa chắc chắn rằng mọi người ngoài Giáo Hội đều xuống hỏa ngục, vừa tuyên bố mọi người sống ngoàii Giáo Hội có thể lên thiền đàng. Khi cần dịu ngọt, thì Giáo Hội đề cao sự nhân từ bác ái của Phúc Âm; khi cần tàn nhẫn thì (Giáo Hội) khoe đang thi triển sấm sét của hai thánh Peter và Paul. (Giáo Hội) vừa chủ trương Chúa luôn luôn nổi cơn thịnh nộ oán phạt loài người, vừa tuyên bố đó chỉ là những kiểu “nhân cách hóa” Thiên Chúa. Tất cả các văn kiện viết ra phải được đắn đo, viết lách làm sao để có thể có thể giải thích xuôi cũng đuợc và ngược cũng được. Thật là biến hóa tuyệt vời. Chảng những thế, lại còn có cả một đạo binh văn học chỉ có nghiệm vụ bào chữa cho Công Giáo, bảo vệ Thánh Kinh mà ta gọi là những nhà thần học, những nhà bảo vệ tín lý (apologetists)…. Chuyện đời quả tình hết sức phưc tạp.” Nguyễn Văn Thọ, Công Giáo: Nhận Định Về Tín Lý & Giáo Lý (Garden Grove, CA: Giao Điêm, 2007), tr. 49-50.

 Cũng nói về thủ đọan tuyên truyền và tác dụng của chính sách truyên truyền của Nhà Thờ  Vatican, ông Phan Đình Diệm, hội trưởng Học Hội ĐỨc Ki-tô Phục Sinh, viết như sau:   

Giáo Hội giả trá, gian manh, buôn thần bán thánh, vô đạo đức…”, “Giáo Hội Công Giáo Rôma đào tạo sản xuất hàng triệu triệu “cái lưỡi không xương” để tuyền truyền nhồi sọ một nền “thần học không xương nhiều đường lắt léo vòng vo”. “Nghề thầy cúng Men-ki-sê-đê”, “cái nghề thầy cúng tồi tàn, giả hình, bất lương, vừa thất học, vừa ham danh lợi, vừa lười biếng…”, “Cái nghề thày cúng bịp bợm, cướp cạn, vô luân, làm đảo điên gia đình và xã hội…” Phan Đình Diệm. “ Tiuyên Cáo Về  50 năm của kẻ sĩ Bùi Tuần.” pddiem@hotmail.com  Ngày 30/7/2005 [i] .

Trong một tài liệu khác, cũng nói về miệng lưỡi tuyên truyền của Nhà Thờ Vatican, tác giả Phan Đình Diệm viết:

“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chő cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đòan chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột", "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh." Phan Đinh Diệm. "Mea Culpa Bài 3 - Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000.



 

◎◎◎

Xem tiếp: Vatican Thuyết Phục Pháp Đánh Chiếm Việt Nam


CHÚ THÍCH

[7] Manhattan, Avro. Vietnam - Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), p. 157.

[8] Nguyễn Văn Chức, Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992), tr.1.

[9] Malachi Martin,  Rich Church, Poor Church (New York: G.P. Putnam’s Sons, 1984), p 90.

[10] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg , New  Jersey: The Presbyterian & Reformed Publishing., Company,  1962),  p. 2.

[11]Anatole G. Mazour và John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p. 238.

[12] Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 28.

[13] Jack Abramowitz & Kenneth Job, Homelands of the World: Resources and Cultures (Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press, Inc., 1982), p. 245.

[14] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), tr. 339-340.

 
 

Trang Nguyễn Mạnh Quang