Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_01.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 29 tháng 3, 2009

PHẦN I

THIẾT LẬP BANG GIAO VỚI VATICAN
LÀ MỘT TRÒ CHƠI VÔ CÙNG NGUY HIỂM

 

Sử gia Loraine Boettner đã nói về Nhà Thờ Vatican trong cuốn Roman Catholicism như sau:

Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)”[1]

Binh pháp của Tôn Tử có câu để đời "Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng." Do đó, chuyện đối đầu với một kẻ thù vô cùng quỷ quyệt, hết sức thâm độc và cực kỳ tàn ngược như đế quốc Vatican, chúng ta cần phải biết rõ chân tướng cũng như những thủ đoan gian manh và sách lược lấn chiếm tiếm đọat quyền lực để thỏa mãn tham vọng trong mưu đồ thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại của đế quốc này.

Phần I nói về những lý do mà Việt Nam không nên thiết lâp bang giao với Vatican và nếu thiết lập bang giao với Vatican thì sẽ rất nguy hiểm cho tiền đồ của dân tộc. Phần này gồm có:

Chương 1: Tổng quát về chủ trường và chính sách của Giáo Hội La Mã (9)

Chương 2: Những lý do khiến cho Việt Nam không nên thiết lập bang giao với Vatican. (19)


CHƯƠNG 1

TỔNG QUÁT VỀ CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH CỦA GIÁO HỘI LA MÃ

Câu nói "Nhà Thờ Là Mối Đại Họa Cho Nhân Loại" là một sự có thực trong lịch sử thế giới mà tất cả các nhà sử học nghiên cứu về chủ trương chính sách và hành động của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua đều đã nhìn nhận như vậy. Vấn đề này đã làm cho người viết suy tư từ nhiều năm nay nhưng chưa biết làm thế nào để cho mọi người Việt Nam ý thức được đại thảm họa này ngỏ hầu đối phó với con cáo già Vatican. Nếu nhận chân được mối hiểm họa, ta sẽ theo gương các nước Anh, Pháp, Ý, Mễ Tây Cơ và các quốc gia nạn nhân khác đã làm đối với Vatican, nghĩa là dùng những biện pháp mạnh rồi xa lánh nó giống như người Âu Châu đã làm:

Giáo Hội Công Giáo Rôma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế, đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội vào ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 thánh chiến tàn bạo hãi hùng! v.v… .Trọng tội của Giáo Hội là Giáo Hội không phải là nguồn phúc lợi bình an dưới thế! Ngược lại, và riêng tại Việt Nam, Giáo Hội chống phá đạo hiếu, phế bỏ bàn thờ tổ tiên, chà đạp văn hiến dân tộc Đại Việt, gọi các tôn giáo bản địa là thờ Bụt Thần, Ma Quỷ… Giáo Hội chia hai dân tộc Việt Nam thành dân có đạo là dân riêng của Giáo Hội, và dân vô đạo là dân ngoai theo tà thần, tạo dựng thành kiến kỳ thị rất sâu đậm và thô bạo. Đức Hồng Y Hà Nội Phạm Đình Tụng xác minh trọng tội này của Giáo Hội trong bài tham luận đọc tại Roma năm 1998, có Đức Giáo Hoàng đương kim ngồi dự thính.”[2]

Cũng nên biết không phải một sớm một chiều mà người Âu Châu mới thóat ra khỏi ác thống trị tham bạo của Nhà Thờ Vatican mà họ gọi là cái tròng Ca-tô giáo (Catholic loop). Tiền nhân họ đã phải kiên trì liên tục tranh đấu từ thế hệ này qua thế hệ khác trong suốt thời gian gần hai ngàn năm bằng nhiều phương cách và phải trải qua những còn khó khăn, gian nan khổ cực gấp bội phần so với công cuộc tranh đấu của tiền nhân ta để thóat ra khỏi ách thống trị tham tàn của người Trung Hoa trước đây.

Thiết nghĩ rằng đất nước là của chung của tât cả toàn dân và tất cả mọi người chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ. Với khả năng của chúng tôi, chúng tôi chỉ có thể làm hết sức mình trong việc sưu tầm tài liệu để biên sọan cuốn tâm thư này đạo đạt lên chính quyền Việt Nam hiện nay và cũng là để cho mọi người Việt Nam nhìn thấy rõ cái mối đại thảm họa này mà tất cả các quốc gia đã từng là nạn nhân của nó và đều phải quyết tâm tranh đấu cho đến cùng để giải thoát. Phần còn lại xin nhường cho nhân dân và đặc biệt là chính quyền Việt Nam hiện nay. Người viết thiết tha mong ước rằng tất cả mọi người trong chính quyền hiên nay và tất cả mọi người trong nhân dân ta hãy nghĩ đến tiền đồ của dân tộc để mà cố gắng hết sức và làm hết khả năng của mỗi người để góp phần vào đại cuộc tranh đấu đầy thử thách này để tranh cho đất nước cái đại thảm họa Nha Thờ Vatican mà tòan thể nhân dân thế giới đều ghê tởm đều muốn “diệt tận gôc, trốc tận rẽ” nếu không thỉ cũng phái tránh xa như tránh hủi như đã nói ở trên.

Chúng tôi cũng biết rằng cái tựa đề của cuốn tâm thư này sẽ làm cho nhều tín đồ Thiên Chúa Giáo giận dữ và những người phi Ki-tô giáo cho là quá đáng Nếu họ không hiểu thấu đáo lịch sử thế giới và không hiểu những chủ trương, những chính sách và những việc làm tội ác của cái tôn giáo này trong gần hai ngàn năm qua. Để làm sáng tỏ vấn đề này, người viết xin nói sơ lược về những chủ trương, chính sách, thủ đọan và việc làm mà Nhà Thờ (hay Vatican) đã gây ra không biết bao nhiêu thảm họa đau thương cho nhân lọai.

A.- Về chủ trương, Nhà Thờ Vatican luôn luôn có tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân lọai bằng bạo lực. Chủ trương bạo ngược này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"...., quyền lợi của Bồ Đào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ "Romanus Pontifex" do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [3]

B.- Về chính sách, trong suốt chiều dài lịch sử trong gần hai ngàn năm qua, Nhà Thờ Vatican đã thi hành những chính sách và thủ đoan cực kỳ thâm đôc, hết sức dã man, vô cùng quỷ quyệt và thâm độc đến cùng độ của thâm độc. Đó là các chính sách hay thủ đọan:

1.- Dùng cả hàng ngàn những chuyện hoàng đường láo khoét trong Thánh Kinh trong đó hai cái bánh vẽ thiên đường, hỏa ngục, rồi lại đặt ra hàng ngàn giáo luật và hằng hà sa số tín lý láo khoét để mê hoặc, dụ khị, hù dọa, cưỡng bách và chèn ép người đời phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho Nhà Thờ. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Phần II và Phần IV trong cuốn sách "Họ Và Chúng Ta" của tác giả Nguyễn Mạnh Quang. Tập sách này đã được đưa lên sachhiem.net vào ngày đầu năm 2009 xem link

http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt.php.

2.- Thi hành chính sách bất khoan dung đối với các thành phần thuộc các tôn giáo và nền văn hóa khác bằng những hành động cực kỳ tàn ngược, tàn sát hay cưỡng bách làm nô lệ tất cả những người ngoại đạo không chịu theo đạo Ca-tô, và hủy diệt tất cả những di sản văn hóa cùng những công trình kiến trúc của các dân tộc mà nhà Thờ gọi là ngoại đạo.

3.- Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật. Có ở tình trạng ngu dốt như vậy, thì họ mới không có khả năng thông minh để nhìn ra tính các hoang đường láo khoét và bịp bợp trong Thánh Kinh. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tình ghi nhận như sau:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mác, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới.)"[4]

Cũng nói về chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã, sử gia Loraine Boettner ghi nhận:

“Giáo dân phải vâng lời và phải ủng hộ vị tu sĩ quản nhiệm họ đạo và Giáo Hội bằng dịch vụ và bằng tiền bạc. Họ được rèn luyện cho cứu cánh này ngay từ thuở còn thơ ấu. Quyền hành của tu sĩ quản nhiệm họ đạo bao trùm cả đến những việc riêng tư trong gia đình của giáo dân mà không ai có quyền thắc mắc. Mọi sinh hoạt dân chủ đều bị ngăn cản. Các tổ chức họat động thế tục (ngoài đời) không những bị giới hạn và còn bị Giáo Hội gia cản trở. Trong khi đó những tổ chức tương tự như vậy do tu sĩ bảo trợ thì vẫn họat động trong họ đạo.” [5]

4.- Dùng thủ đọan phỉnh nịnh, khơi động và nuôi dưỡng lòng tham lam ích kỷ của con người, rồi dùng miếng mồi vất chất, danh lợi và bánh vẽ (những lời hứa hão huyền) để câu nhử những phường tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi mà theo đạo để rồi lợi dụng và khai thác họ. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự thật này.

"Giáo Hoàng kêu gọi phát động cuộc chiến thập tự. Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) hăng say phát động cuộc chiến thập tự để thâu hồi lại Đất Thánh. Năm 1095, ông trịệu tập một đại hội gồm các tu sĩ chức sắc và các nhà quý tộc Pháp nhóm họp tại Clemont, Pháp. Ông thúc dục các nhà quý tộc có quyền thế hãy ngừng đánh phá lẫn nhau để tham gia vào một cuộc chiến lớn chống lại những người tà giáo (những người thuộc các tôn giáo khác.)

Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của Giáo Hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán." [6]

5.- Cấu kết chặt chẽ với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và bàp trướng thế lực ra tất cả các thuộc địa của các đế quốc thực dân Âu Mỹ. Đây là chính sách cố hữu của Nhà Thờ Vatican và đã được sách sử ghi lại đầy đủ như sau:

"Bản nghiên cứu về tiêu chuẩn lịch sử cho thấy rằng Giáo Hội La Mã đã sử dụng một sách lược hành động trong nhiều thế kỷ là đồng hóa (liên kết) các mục tiêu tôn giáo của Giáo Hội với mục tiêu của một cường quốc thế tục đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã sử dụng sách lược này ở Á Châu vào những thời kỳ Bồ Đào Nha, Tây Ban và Pháp đang là những đại cường đang lên.

Ở Âu Châu, sách lược trên đây cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ 20 này. Có lúc, Giáo Hội đã liên kết với nước Pháp, liên kết với Đế Quốc Gia-tô Áo - Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến thì Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Ý và Đức của phe hữu. Bằng cách đồng hóa với các cường quốc trên đây vào thời đang lên về các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh, Giáo Hội đã thâu tóm được rất nhiều quyền lợi.

Vì rằng không còn một siêu cường Da-tô nào kể từ khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt mang theo sự hủy diệt của chế độ phát xít ở Âu Châu, Giáo Hội La Mã quay ra chọn Hoa Kỳ để liên kết thành một liên minh chính trị. Đây là hành động để đối phó với sự bành trướng của nghĩa Cộng Sản Bôn-sê-vích và siêu cường Nga Sô sau thời Đệ Nhị Thế Chiến. Tình trạng này khiến cho cả Giáo Hội La Mã lẫn Hoa Kỳ cùng lo sợ và bắt buộc hai thế lực này liên kết với nhau thành một liên minh thực sự trong thời Chiến Tranh Lạnh.” [7]

Sự kiện này cũng được học giả Charlie Nguyễn nói rõ trong Mục B ở trên. Xin ghi lại đây đọan văn ngắn ngủi này để độc giả không còn nghi ngờ về sự kiện lịch sử này:

"Vatican trước đây đã đạt tới đỉnh cao danh vọng do sự cấu kết chặt chẽ với các chủ nghĩa quân chủ phong kiến, chủ nghĩa thực dân đế quốc, chủ nghĩa phát -xít (Ý) và chủ nghĩa Đức Quốc Xã. Nó cấu kết với các bố già Mafia Ý và bọn khủng bố quốc tế.”[8]

6.- Kiểm soát và khống chế tất cả mọi phạm vi sinh họat trong các xã hội (đã bị nằm dưới quyền thống trị của Nhà Thờ) khiến cho người dân trở thành vô sản và Nhà Thờ trở thành một thứ bạo chúa chủ nhân của đât nước. Bản văn sử dưới đây cho chúng thấy rõ sự kiện này:

Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật. Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.

(“In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.” [9]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ Nhà Thờ quả thật đã trở thành một thứ bạo chúa nắm quyền chủ tến của đất nước và kiểm sóat chặt chẽ tất cả mọi phạm vi sinh họat của người dân trong nước giống như những ông bạo chúa áo đen quản nhiệm một họ đạo hay xóm đạo hoặc làng đạo mà nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn đã nói rõ ở nơi trang 148 trong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003) và Linh-mục Trần Tam Tỉnh cũng nói rõ ở nơi trang 54 và trang 104 trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978).

Trên đây là nói tóm lược về chủ trương cũng những thủ đọan và chính sách cực kỳ tham tàn, hết sức độc ác và vô cùng dã man của Nhà Thờ Vatican hay Giáo Hội La Mã đã có từ ngàn xưa. Cho đến ngày nay, Nhà Thờ Vatican vẫn theo đuổi chủ trương ngược ngạo và thi hành những thủ đọan cũng như chính sách dã man này và càng về sau càng được thi hành ở mức độ quỷ quyệt hơn và tinh vi hơn. Mấy vụ Giám-mục Ngô Quang Kiệt xúi giục giáo dân tụ tập gây bạo lọan tại tòa nhà công sở số 142 Phố Khâm Thiên, Hà Nội trong những ngày từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008, cũng như tại Công Ty May Chiến Thắng số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008 và vụ dựng tượng Bà Maria ở xã An Bằng (Huế) hiên nay là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự thật này.

 

Xem tiếp Những Lý Do Việt Nam Không Thể Bang Giao  

 

CHÚ THÍCH


[1] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), tr. 424.

[2] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 245-246.

[3] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978), tr. 14-15.

[4] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54[4].

[5] Loraine Boettner. Ibid., p. 35. [“The people in turn are expected to obey the priest, and to support him and the church through their services and money. They are trained and disciplined to that end from childhood. No one is to question the authority of the priest, even in domestic of family affairs. Democratic processes are discouraged. Lay organizations have only very limited scope, usually are not encouraged, and are excluded from authority in the church at large. Such lay organizations as do exist have clerical sponsors.”]

[6] Anatole G. Mazour & John M. Peoples. Men and Nations (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p. 217.

["The pope's call for a crusade.- Pope Urban II (1088-1099) was eager to promote the idea of Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095 he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clemon, France. He urged the powerful nobles to stop warring among themselves and join in one great war against unbelievers....

Men joined the Crusades for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw and chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom."]

[7] Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 157.

["The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely identification of her religious objectives with those of a major lay political power of a given period. As we have seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Prortugal, Spain, and France.

In Europe the formula was applied several times in this century. She identified herself at vaious intervals with France, then with the Catholic Empire of Austria-Hungry during the First World War, and with the right wing dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second World War. She advanced her interests in the wake of these Powers by identified herself with their economic, political and war interest.

Since the end of the Second World War and the annihilation of European fascism she adopted the U.S. as her lay partner, in the absence of a Catholic superpower. This was prompted by the grim reality of the appearance of Boshevism and the growing military presence of Soviet Russia after World War II. The menacing reality of these two compelled the Vatican and the U.S. together and in due course force them into veritable alliance known as the Cold War."]

[8] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 105-106.

[9] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90.

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang