Một Số Điều Nói Láo Trong Cuốn

Công Và Tội Của CT Hồ Chi Minh Và ĐCSVN 1945-2006

của tác giả Hoàng Ngọc Thành

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQ04.php

bản rời | trở ra mục lục »» | 16 tháng 4, 2011

PHẦN BA

(tiếp theo)

B.- GIAN DỐI VÀ NÓI LÁO ĐỂ CHẠY TỘI CHO

VATICAN VÀ NHỮNG CON CHIÊN PHẢN QUỐC

Đúng ra, những điều trình bày trong Phần A ở trên cũng là những điều gian dối và nói láo của tác giả Hoàng Ngọc Thành để chạy tội cho Vatican và chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm, nhưng không đến nỗi đậm nét và quá trắng trợn như những gì chúng tôi trình bày ở trong Phần B dưới đây.

Nói láo còn được gọi là “nói dối”, tức là “nói những điều mà thật sự không có” mà ta thường gọi là “ăn không nói có”. Nói láo đồng nghĩa với vu khống, nhưng rộng nghĩa hơn vu khống. Vu khống được hiểu là bịa đặt ra những chuyện không tốt hay xấu xa để gán cho những cá nhân hay thế lực mà mình không ưa, chống đối hay thù ghét với dã tâm triệt hạ hay làm tổn hại về vật chất, thể xác, tinh thần, uy tín hay danh dự của nạn nhân. Còn nói láo là bao gồm cả (1) việc bịa đặt những điều xấu, điều ác với mục đích giống như vu khống, và (2) bịa đặt ra (a) những điều hão huyền để lừa bịp người đời hầu thủ lợi (như hành động bịa đặt ra những chuyện láo khóet như thiên đường, địa ngục, tội tổ tông, Chúa Cứu Thế, Chúa Jesus chết ba ngày rồi sống lại và bay lên trời, chuyện bà già xề Maria đã có hai đời chồng và 7 hay 8 người con thành Đức Mẹ Đồng Trinh, các phép bí tích, phép lạ, phép mầu, Lò Luyện Ngục, Đức Mẹ hiện ra, v. v…, như hành động bịa đặt ra tục lệ cưới vợ cho hà bá ở khúc sông Chương Thủy, ở nước Ngụy, Trung Hoa trong thời Tiền Tần, (b) những điều hay việc làm tốt đẹp với mục đích để tô vẽ hay đánh bóng cho chính cá nhân mình hay những cá nhân hoặc những thế lực mà mình tôn thờ và muốn đánh bóng.

Trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, có nhiều chỗ tác giả Hoàng Ngọc Thành nói láo để bốc thơm cá nhân ông Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta, cũng có nhiều chỗ ông ta nói láo để làm giảm giá trị của (1) hoặc là cá nhân cụ Hồ Chí Minh, (2) hoặc là đảng Cộng Sản Việt Nam, (3) hoặc là công nghiệp của toàn thể nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam trong đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong đại cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

1.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành nói láo để tô vẽ và tôn vinh cá nhân ông Ngô Đình Diêm và chính quyền của ông ta.

Nơi trang 411, ông Thành viết:

Phải chờ đến khi ông Ngô Đình Diệm làm thủ tướng năm 1954 mới giành lại được chủ quyền từ người Pháp tại vùng từ nam vĩ tuyến 17 từ Bến Hài theo sự phân chia của hiệp định Genève”.

Nơi trang 566, ông Thành cũng viết như vậy:

“Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp

Hai câu văn trên đây của tác giả Hoàng Ngọc Thành hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử, có nghĩa là ông Thành đã nói láo. Dưới đây là những bằng chứng cho mọi người thấy rõ là hai câu văn này là gian dối, nghĩa là ông Thành đã nói láo và xuyên tạc sự thật lịch sử để tâng bốc và đánh bóng ông Ngô Đình Diệm. Dưới đây là phần trình bày về vấn đề này:

Tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, chúng ta sẽ thấy rằng, tạo nên tình trạng Việt Nam bị chia ra làm hai miền Nam và Bắc là do người Mỹ chủ mưu và toa rập với các cường quốc tham dự Hội Nghị Genève 1954 trong đó có các đại cường Liên Sô, Trung Quốc, Pháp và Anh tại Hội Nghi Genève 1954. Trong thời gian hội nghị này đang bàn thảo, thì Hoa Kỳ ép buộc người Pháp phải chuyển nhượng di sản thuộc địa còn lại ở Việt Nam cho người Mỹ. Lúc đó chính quyền Pháp cũng muốn chuyển cái gánh nặng Việt Nam cho Mỹ để rảnh tay đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân Algeria đang rục rịch khởi phát.

Để có thể hiểu rõ vấn đề này tường tận hơn, thiết tưởng cũng nên biết ý đồ của Mỹ nhắm tới Đông Nam Á mà Việt Nam là “điểm” hay cái đích để nhắm tới từ mấy năm trước. Các nhà sử học đều cho rằng KHI thấy rằng Tưởng Giới Thạch và Quốc Quân Trung cuốn gói chạy trốn ra hải đảo Đài Loan ẩn náu vào cuối năm 1949 để cho Cộng Đảng Trung Hoa làm chủ toàn bộ Hoa Bắc và Hoa Nam, THÌ chính quyền Mỹ đã có ý đồ muốn nhẩy vào Việt Nam thay thế người Pháp từ mùa xuân năm 1950. Ý đồ này được thể hiện ra bằng hành động khởi đầu chi viện cho Pháp một phần tốn phí chiến tranh Đông Dương. Sách sử ghi lại rằng:

“8/5/1950: Washington, D.C. TT Truman công bố đã quân viện cho Pháp ở Đông Dương và số lượng càng tăng. Mục đích để giúp Pháp đánh Việt Minh. Ngoại Trưởng Acheson cũng tuyên bố viện trợ trực tiếp cho ba nước Đông Dương, đồng thời cũng tiếp tục viện trợ cho Pháp. Người Mỹ nhận hiểu rằng vấn đề Đông Dương tùy thuộc vào cả hai vấn đề vãn hồi trật tự và việc phát triển tinh thần quốc gia và sự giúp đỡ của Mỹ và cần đóng góp vào hai mục tiêu này (FRUS,1950, VI:812.”

“11/5/1950: Washington, DC: XLTV Ngoại Trưởng Mỹ tuyên bố: Phái đoàn Griffin yêu cầu viện trợ cho các nước Đông Nam Á vào khoảng 60 triệu Mỹ kim. Số tiền này trích ra từ 75 triệu trong Quĩ Cứu Cấp của Tổng Thống dành cho Trung Hoa.” [30]

Đây là hành động viện trợ khởi đầu để dần dần Mỹ trở thành thế lực chủ chốt chỉ đạo cuộc chiến Đông Dương 1945-54 và biến Liên Minh Pháp – Vatican thành thế lực cai thầu quản lý cuộc chiến này cho Mỹ cho đến khi Mỹ chính thức thay thế Pháp làm chủ nhân Đông Dương.

Về phía Giáo Hội La Mã, tiên liệu rằng rồi thế nào Pháp cũng rơi vào tình trạng ốc không mang nổi mình ốc và sẽ nhường Việt Nam cho Mỹ, cho nên, vào tháng 8/1950, Vatican bèn tiến hành kế hoạch cho người đem con chiên Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ giao cho Hồng Y Francis Spellman dẫn ông ta đi trình diện các chính khách con chiên có thế lực trên sân khấu chính trị Mỹ tiếp tay vận động xin cho Vatican được bao thầu cái job (việc làm) “quản lý vấn đề nội chính Việt Nam” khi mà Mỹ thực sự thay thế Pháp ở Đông Dương. Những con chiên ngoan đạo có thế lực trên sân khấu chính trị Mỹ lúc bấy giờ là Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Thượng Nghị Mike Mansfield, Dân Biểu Walter Judd, ông Tòa Tối Cao Pháp Viện William Douglas. Tất cả những nhân vật này đều có liên hệ chặt chẽ với Hồng Y Francis Spellman, và Hồng Y Spellman lại là bạn thân thiết với Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958).

Tuy nhiên, tình hình quốc tế lúc đó chưa phải là lúc thuận tiện cho Hoa Kỷ nhẩy vào thay thế người Pháp ở Đông Dương: Về phía người Pháp, dù là đang bị dồn vào thế bị động và đang tiến lần đến tình trạng bị sa lầy, Pháp vẫn còn nuối tiếc Việt Nam. Về phía Hoa Kỳ, lúc đó một mặt đang phải tìm cách lôi kéo Pháp ủng hộ việc thành lập Minh Ước Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization) để đề phòng Liên - Sô có thể lại gây hấn như vụ Phong Tỏa Bá Linh đã xẩy ra vào ngày 24/8/1948.[31] Mặt khác, chiến tranh Triều Tiên vừa mới bùng nổ và Hoa Kỳ là thế lực chính yếu đối đầu với Trung Cộng trong cuộc chiến này. Vì thế mà lúc đó Hoa Kỳ không thể nhẩy vào thay thế Pháp trực tiếp theo đuổi cuộc chiến Đông Dương được.

Đến mùa xuân 1954, khi Chiến Tranh Triều Tiên đã chấm dứt (vào ngày 27/7/1953) và cũng là thời điểm Pháp đang phải lo đối phó với nhiều vấn đề nghiêm trọng như (1) phong trào nổi dậy của nhân dân Algeria đang âm ỉ, sắp bùng lên thành chiến tranh nóng đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ của họ, (2) giải quyết vấn đề do việc 16 ngàn liên quân Pháp – Vatican đang bị vây khổn tại Điên Biên Phủ và chắc chắn là phải kéo cờ trắng đầu hàng Việt Minh. Vì vậy mà Pháp muốn sang lại (tống khứ) “cái gân gà Đông Dương” cho Mỹ. Nhờ thế mà Hoa Kỳ mới có thể liên kết với Vatican trong việc sử dụng con bài Ngô Đình Diệm (đưa về cầm quyền ở Việt Nam) để phục vụ cho nhu cầu chiến lược be bờ chống lại làn sóng cộng sản đang dâng tràn phủ kín cả Hoa Lục và lan rộng tới cả miền Bắc Việt Nam. Tổng quát tình hình quốc tế vào đầu năm 1954 là như vậy.

Lợi dụng tình hình hình thuận lợi này, nhất là giữa khi Liên Quân Pháp – Vatican vừa mới thảm bại tại Điện Biên Phủ, Hội Nghị Genève vừa mới khởi nhóm, Mỹ liền dùng áp lực đòi Pháp phải trao trả độc lập thực sự cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại để Mỹ được hoàn toàn làm chủ Việt Nam và hành động theo ý muốn của Mỹ. Như đã nói ở trên, lúc đó hoàn cảnh của Pháp quả thật là vô cùng khó khăn và không còn có thể lì lợm chày bựa như trước nữa, cho nên Pháp mới đành phải thỏa mãn sự đòi hỏi này của Mỹ. Kết quả là Pháp đã phải trao trả độc lập thực sự cho chính quyền Bào Đại vào ngày 4 tháng 6 năm 1954. Thỏa Hiệp này đều được sách sử ghi lại rõ ràng trong sách sử.[32]

Sau đó, chính ngọai Trưởng Fostter Dulles, một tín đồ Ca-tô ngoan đạo, khuyến bảo Pháp ra lệnh cho Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm ông con chiên Ngô Đình Diệm làm thủ tướng thay thế ông Bửu Lộc. Sự kiện này được nhà viết sử Avro Manhattan ghi nhận như sau:

Diệm đã tự cho rằng ông ta đã được Chúa chọn để hoàn thành một nhiệm vụ rõ rệt, và rằng ngày đó sẽ đến khi ông ta sẵn sàng thi hành nhiệm vụ này. Khi đoán được thời cơ đã tới, ông liền đến cầu cạnh Hồng y Spellman. Vị hồng y này lúc đó không những là người tin cẫn của Giáo hoàng mà còn là người rất thân thiết với nhiều chính khách có thế lực tại Hoa Kỳ. Spellman giới thiệu Diệm với William O. Douglas, thẩm phán của Tòa án Tối cao. Ông này lại giới thiệu Diệm đến Mike Mansfield và John F. Kennedy, cả hai đều là giáo dân Ca-tô và Thượng nghị sĩ. Theo sau quyết định của anh ruột là Ngọai Trưởng John Foster Dulles (một tín đồ Ca-tô) và của Hồng y Spellman, người thay mặt cho Giáo Hoàng Pius XII ở Hoa Kỳ, Giám Đốc CIA Allen Dulles nhận Diệm làm con nuôi. Thế là Diệm đã được Hoa Kỳ chọn và sẽ được đưa về cầm quyền ở miền Nam Việt Nam.

Quyết định xong, Dulles khuyên cáo Pháp ra lệnh cho Bảo Đại bổ nhiệm Diệm làm Thủ tướng. Lúc đó, Pháp, đã quyết định bỏ Việt Nam, nên cũng đồng ý. Ngày 19 tháng 6 năm 1954, Bảo Đại bổ nhậm Diệm làm thủ tướng với toàn quyền chuyên chính về cả dân sự và quân sự. Diệm về Sàigòn ngày 26/6/1954. Ngày 7/71954, Diệm thành lập xong nội các và chính thức cầm quyền.” (Trần Thanh Lưu chuyển dịch) [33]

Sự kiện này cũng được nhà viết sử Lương Minh Sơn ghi nhận như vậy:

“Đầu năm 1954, Ngoại Trưởng John Foster Dulles khuyến dụ Pháp khuyên nhủ Bảo Đại bổ nhiệm ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam làm thủ tướng.” [34]

Như vậy, rõ ràng là Hoa Kỳ đã ép Pháp phải trao trả Độc Lập của Việt Nam cho chính quyền Bảo Đai vào ngày 4/6/1954. Sự kiện này cũng được chính ông Hoàng Ngọc Thành xác nhận nơi cuối trang 406 và đầu trang 407 với nguyên văn như sau:

Hoa Kỳ dùng sự tăng viện trợ cho Pháp để áp lực đòi Pháp phải “hoàn tất nền độc lập” của 3 nước Việt-Miên-Lào, như trong tháng 6-1952, khi tăng viện trợ 300 triệu Mỹ kim. Pháp phải đồng ý tăng tòa sứ thần Mỹ tại Sàgòn thành tòa đại sứ.

So sánh đoạn văn này (ở nơi trang 406-407) với hai đoạn văn mà ông Thành viết ở nơi này các trang 411 và 566 mà chúng tôi trích dẫn ở trên, chúng ta ông Thành đã tự mâu thuẫn. Nơi các trang 411 và 566, ông Thành viết rằng “Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp…”, nơi trang 406-407, ông Thành lại viết ngược lại rằng:

Hoa Kỳ dùng sự tăng viện trợ cho Pháp để áp lực đòi Pháp phải “hoàn tất nền độc lập” của 3 nước Việt-Miên-Lào”

Đúng là đoạn văn sau đã ngược đoạn văn trước.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ là Mỹ đã ép Pháp phải trả lại độc lập cho Việt Nam (qua chính quyền Bảo Đại) 3 tuần lễ trước khi ông Ngô Đình Diệm được Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhậm làm thủ tướng. Như vậy, mọi việc Mỹ đã lo hết, rồi sau đó Mỹ mới đưa ông Diệm về Việt Nam thành lập chính quyền để thi hành các chính sách của Mỹ đề ra, và mãi tới ngày 7/7/1954, ông Diệm mới chính thức nhậm chức.

Như thế có nghĩa là Pháp đã chuyển quyền thống trị phần đất còn lại ở Việt Nam cho Mỹ rồi Mỹ mới chính thức thuê mướn ông Ngô Đình Diệm (với sự bảo trợ và vận động của Vatican) làm cai thầu quản lý công việc nội chính ở miền Nam cho Mỹ. Còn vấn đề quân sự và ngoại giao, Mỹ sẽ tự sắp xếp và ra lệnh cho ông Ngô Đình Diệm thi hành lệnh truyền của Mỹ qua những sự cố vấn của Hoa Kỳ. Nói cho rõ hơn, ông Ngô Đình Diệm chỉ là một người được thuê mướn làm quản lý công việc nội chính ở miền Nam Việt Việt Nam cho MỸ và đặt dưới quyền điều khiển và giám sát Tòa Đại Sứ Mỹ cùng với cơ quan tình Báo Mỹ tại Sàigòn. Đây là một sự thật lịch sử mà các nhà sử học đều khẳng định như vậy. Bằng cớ bất khả phủ bác cho sự thật này là lời Đại Tá Edward G. Lansdale căn dặn ông Ngô Đình Diệm là lời của một thượng cấp “ra lệnh” cho thuộc cấp thừa hành với hàm ý “răn đe” với nguyên văn như sau:

“Trong lúc tôi vắng mặt, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin ông đắc cử với tỉ số 99.99 phần trăm số phiếu,”[MCC, Trg 62.]” [35]

Câu văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ là lời ông Đại Tá Edward G. Lansdale căn dặn ông Ngô Đình Diệm nặng tính cách răn đe và dằn mặt cúa một kẻ cả hay cấp trên đối với viên chức thừa hành mà chính ông ông Đại Tá Edward G. Lansdale gần như đã biết rõ cái bản chất xảo quyệt gian manh của con người ông Ngô Đình Diệm. Cái ác tính xấu xa này của con người ông Ngô Đình Diệm cũng được nói rõ trong cuốn Hồi Ký Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sàigòn: Đại Nam, 1972) của ông đại tá này. Rõ hơn nữa cũng là lời của ông đại tá này được sách Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng ghi lại với nguyên văn như sau:

Ngày 25/4/1961, Tướng Edward G. Lansdale – người được coi như hiểu biết rất rõ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) – lên Thứ Trưởng Quốc Phòng Roswell L. Gilpatric, Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm Việt Nam (Presidential Taski Force on Vietnam) về “No Dinh Zee’ em” (Ngô Đình Diệm) như sau:

“Ông ta lùn, mập tròn… Nhiều người không chú ý đến cặp mắt đen hay liếc trộm (snapping) của ông ta mà chỉ chú ý đến cặp dò đủ chạm đất khi ngồi. Tuy nhiên, ông ta không cảm thấy ngượng ngùng về chuyện lùn, và có vẻ rất tự nhiên chung quanh những người Mỹ cao lớn.” [36]

Trong thực tế, ngoài việc được Vatican triệt để ủng hô, đứng ra bảo trợ và vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền, ông Ngô Đình Diệm không có gì cả, không có tiền, không có một tổ chức quân sự hay lực luợng võ trang nào cả, không có thành tích cách mạng, không có khả năng bén nhậy về chính tri, chưa học xong bậc trung học (lớp 12), không có kinh nghiệm lăn lộn chìm nổi với quê hương và dân tộc, không có uy tín gì đối với nhân dân. Tệ hơn nữa, ông ta còn là một trong thành phần của một gia đình đã có tới ba đời nối tiếp nhau làm tay sai đắc lực cho các thế lực ngọai thù như Vatican, Pháp, Nhật, và chính bản thân của ông ta cũng là một tên Việt gian phản quốc lừng danh về những hành động tra tấn các tù nhân chính trị một cách cực kỳ dã man khi còn là tri huyện tại một huyện ở miền Trung. Xin xem toàn bộ Chương 63 (Mục XVIII, Phần V) ở http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1a.php.

Sự thực là như vậy. Ấy thế mà tác giả Hoàng Ngọc Thành lại dám trâng tráo nói láo rằng: “Chính phủ Ngô Đình Diệm giành lại chính quyền từ trong tay người Pháp.”

Phần trình bày trên đây cũng cho chúng ta thấy rõ ràng là tác giả Hoàng Ngọc Thành có chủ tâm đảo lộn thời gian (lươn lẹo) đem việc Mỹ ép buộc Pháp phải trao trả độc lập của Việt Nam cho chính quyền Bảo Đại (xẩy ra vào ngày 4/6/1954) trước khi ông Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về Việt Nam lên cầm quyền vào ngày 7/7/1954 (đúng 1 tháng 3 ngày) với ý đồ bốc thơm ông Ngô Đình Diệm. (Lần thứ nhất tác giả Thành lươn lẹo gian dối về thời gian).

2.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành nói láo rằng miền Nam Việt Nam là đồng minh của Hoa Kỳ và lại sỉ vả Hoa Kỳ, là quốc gia mà chính Giáo Hội La Mã và Ngô Đình Diệm phải chịu ơn, bằng những ngôn từ thậm tệ với ý đồ làm cho người đời lầm tưởng rằng các chính quyền miền Nam có chính nghĩa và không phải do liên minh xâm lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm tay sai cho họ.

Nơi trang 598, ông Thành viết:

Hoàng thân Sihanouk ngả dần về phía cộng sản mà ông cho rằng sẽ thắng trong trận chiến. Ông mất tin tưởng ở Hoa Kỳ, không nhận trợ Mỹ sau vụ đảo chánh giết tt NĐD và cố vấn NĐ Nhu do chính quyền John F. Kennedy chủ xướng. Đồng Minh gì mà đâm sau lưng như thế.” (trang 598).

Nơi trang 634, ông Thành cũng viết rằng Hoa Kỳ là đồng minh của miền Nam Việt Nam:

Tự sức mình miền Nam Việt Nam không thể chống nổi Bắc Việt được phe cộng sản nhất là Liên Xô và Trung Cộng chi viện. Miền Nam cần có viện trợ kinh tế và quân sự để sống còn, nhưng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với đồng minh nhỏ bé vừa phản phúc và đểu cáng. Chính quyền John F. Kennedy của Đảng Dân Chủ đã mưu lật đổ và giết người đồng minh 9 năm là tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông…”

Nơi trang 267, ông Thành cũng lại viết:

Xin nhắc lại để thấy sự xảo trá, hèn hạ vô liêm sỉ của họ (Hoa Kỳ- NMQ) là thế nào đối với một đồng minh nhỏ bé.”

Rồi trang 635, ông phun ra một tràng ngôn ngữ để sỉ và, chửi bới Hoa Kỳ:

Cần tìm hiểu sự thật, dối trá, phũ phàng và phản phúc, đểu cáng trong chính trị và bang giao quốc tế trước thái độ bề ngoài và các lời tuyên bố hay đẹp. Đó là về phần cường quốc Hoa Kỳ với đồng minh nhỏ bé Việt Nam.”

Trước khi nhận xét về mấy đọan văn trích dẫn trên đây, chúng tôi xin nói về định nghĩa và sự hiểu biết của người viết về hai chữ “đồng minh” về chính trị hay quân sự.

Theo tự điển Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức, thì “Đồng minh có nghĩa là cùng chung một minh ước để bênh vực giúp đỡ nhau về quân sự, chánh trị hay kinh tế.”

Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh, thì “đồng minh” là cùng kết minh ước với nhau (alliance, confederation)”.

Theo sự hiểu biết của người viết “đồng minh giữa hai nước hay nhiều hơn là các nước liên hệ cùng liên kết với nhau bằng một hiệp ước hay thỏa hiệp (có văn bản và được tất cả các thành viên cùng ký vào trong đó) quy định về việc bênh vực giúp đỡ nhau về quân sự, chánh trị hay kinh tế trong một thời hạn được quy định rõ ràng là mấy năm, khi hết hạn có thể tái ký và cũng có thể chấm dứt ngay sau khi hết thời hạn như đã ghi rõ trong hiệp ước đó.

Cũng theo sự hiểu biết của người viết, suốt trong thời kỳ từ tháng 7 năm 1954 cho đến ngày 30/4/1975,giữa Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam chưa hề có một hiệp ước hay thỏa hiệp nào đã được ký kết giữa Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam như nói ở trên. Như vậy thì làm sao có thể nói miền Nam là đồng minh của Hoa Kỳ được?

Nói về bản chất, sự liên hệ giữa miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ không phải là quan hệ giữa hai quốc gia đồng minh với nhau, mà thực sự là quan hệ giữa một mẫu quốc với một thuộc địa. Hoa Kỳ là mẫu quốc và miền Nam là thuộc địa. Đây là một sự thật hiển nhiên và có nguồn gốc rõ ràng mà các nhà sử học đều biết rõ như vậy và cũng đã được nói rõ ở trong tiểu mục 1 ở trên. Ngòai ra, chính ông Hoàng Ngọc Thành cũng ghi lại sự thật này với nguyên văn như sau:

Miền Nam tồn tại được, đỡ đòn và đánh trả được quân cộng sản địa phương và xâm nhập từ miền Bắc (là) nhờ viện trợ Mỹ. Nhưng Ngô Đình Diệm nhất thiết bảo vệ chủ quyền, bác bỏ mọi yêu cầu của Mỹ tham gia quốc sự miền Nam. Ông đã từng nói là miền Nam VN không muốn làm thuộc địa của Mỹ.” [37]

Vấn đề đặt ra là khi ông Diệm được người của Vatican đưa đến trình diện các nhà chính khách Hoa Kỳ trong bữa cơm chiều trong Khách Sạn Mayflower ở Washington D.C. vào tháng 10 năm 1950, TẠI SAO ông Diệm lại không dám nói rằng “Việt Nam không muốn làm thuộc địa của Hoa Kỳ” mà lại tuyên bố câu nói để đời rằng, “Ông tin tưởng vào quyền lực của Vatican và chống Cộng cực lực,” [COO, Tr.242].” Lê Hữu Dản, Sđd., tr. 23

Thực ra, lời ông Diệm nói rằng “miền Nam VN không muốn làm thuộc địa của Mỹ” mà tác giả Hoàng Ngọc Thành ghi lại trên đây là phản ứng của ông Ngô Đình Diệm khi bị Mỹ (đặc biệt là phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963) ra lệnh cho ông Diệm phải (1) ngưng ngay tức khắc việc thi hành chính sách bách hại Phật Giáo, (2) thả hết tăng, ni, Phật tử, học sinh, sinh viên và các thành phần chính trị đối lập đang bị giam trong các nhà tù ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ, (3) dân chủ hóa chính quyền, và (4) giải quyết vấn để vợ chồng ông Ngô Đình Nhu để khỏi gây phiền toái cho Hoa Kỳ.[38]

Sự thực là như vậy. Khốn nỗi! Vì đã từng tuyên bố “tín tưởng vào quyền lực Vatican”, ông Ngô Đình Diệm phải chứng tỏ để cho Vatican tin tưởng mà đứng ra bảo lãnh và cố gắng vận động Hoa Kỳ đưa ông lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam bằng lời cam kết với Vatican là “ngay sau khi đã được đưa lên cầm quyền ở Việt Nam, ông Diệm phải tiến hành kế họach Ki-tô hóa nhân dân dưới quyền bằng bạo lực” đúng theo tinh thần của Sắc Chỉ Ronanus Pontifex cúa giáo hội được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas 1447-1455). [39] Là một tín đồ thuộc loại siêu cuồng tín, tất nhiên là ông Ngô Đình Diệm không thể nào quên được các nghĩa vụ này đối với Vatican. Đó là nghĩa vụ làm “nhiệm vụ tông đồ” hay “làm sáng danh Chúa”, tức là phải tiến hành kế họach Ki-tô hóa bằng bạo lực, trong đó có việc thi hành chính sách bách hại Phật giáo (được coi như là ưu tiên sổ 1). Vì thế mà chính quyền ông Diệm mới phóng ra (launch) những chiến dịch tổng càn truy lùng, tóm cổ, giam giữ các tăng, ni, Phật tử, học sinh, sinh viên và các phần tử khả nghi, phải quản lý nhân dân bằng bộ máy công an, mật vụ và cảnh sát.

Tin tưởng vào quyền lực của Vatican là phải làm như vậy. Ông Diệm đã làm như vậy từ cuối năm 1954 cho đến lúc bấy giờ, nghĩa là ông ta đã ngồi trên lưng cọp có cả hơn 9 năm rồi. Bây giờ Mỹ lại bảo ông nhẩy xuống thì khó quá!. Ông ta sợ rằng nếu nghe lời Mỹ mà nhẩy ra khỏi lựng cọp thì vừa sẽ bị Vatican quở trách, vừa (ông tin rằng) sẽ bị mất linh hồn hay sẽ không được lên thiên đàng, vừa sẽ bị cọp vồ! Vì thế ông mới quay ra sử dụng quái chiêu ra lệnh cho bọn văn nô Ca-tô rêu rao cái luận điệu rằng ”Miền Nam VN không muốn làm thuộc địa của Mỹ” hay ”không muốn Mỹ muốn can thiệp vào nội bộ chính quyền Sàigòn” như tác giả Hoàng Ngọc Thành đã ghi lại như trên.

Trong thực tế, không ai chối cãi được rằng, đối với Hoa Kỳ, miền Nam (trong những năm 1954-1975) là thuộc địa của Hoa Kỳ và ông Diệm là người được Hoa kỳ thuê muớn làm việc cho họ như một người quản lý công việc nội chính tại đây. Làm được việc thì họ khen thưởng và được họ tiếp tục cho làm nữa. Làm sai thì bị họ quở trách.

Rõ ràng là những hành động của chính quyền Ngô Đình Diệm trong chính sách bách hại Phật giáo, bắt bớ, tra tấn và giam cầm tăng, ni, Phật tử, học sinh, sinh viên và các thành phần chính trị đối lập là những hành động sai quấy, là những tội ác dã man cực kỳ ghê gớm và hết sức kinh tởm khiến cho toàn thể nhân dân thế giới đều phải phẫn uất và lên án chính quyền Ngô Đình Diệm và lên án cả chính quyền Hoa Kỳ đã dung dưỡng cho một chính quyền mà chính Hoa Kỳ tạo nên. Chính vì thế mà Tổng Thống Kennedy mới phải gửi phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để trực tiếp ra lệnh cho ông Diệm như đã nói ở trên. Việc này được coi như là0 hành động của chính quyền Mỹ quở trách ông Diệm và ra lệnh cho ông ta phải sửa sai. Vì ông Diệm ngoan cố và bướng bỉnh, không chịu tuân lệnh Hoa Kỳ, tức là không thay đổi chính sách, tức là gây bất lợi cho họ, thì tất nhiên là họ sẽ phải lọại bỏ ông ta. Sự thật rõ ràng là như vậy, chứ làm gì có chuyện miền Nam là đồng minh của Mỹ. Nói rằng miền Nam hay chính quyền miền Nam là đồng minh của Mỹ chỉ là chuyện của những con chiên người Việt thuộc loại siêu cuồng tín hay những người tự nhận là “người Việt Quốc Gia” mơ tuởng hay nằm mơ mà thôi.

Ta có thể ví tình trạng của ông Ngô Đình Diệm trong những nặm 1950-1954 được Mỹ cho về cầm quyền ở Việt Nam giống như Dị Nhân đang bị giam cầm làm con tin ở nước Triệu được Lữ Bát Vi tìm cách đưa về nước Tần, rồi sắp xếp kế hoạch cho Dị Nhân trở thành thái tử và lên kế nghiệp vua cha nước Tần (Tần Chiêu Tương Vương) và trở thành vua Trang Tương Vương nước Tần để chuẩn bị hợp thức hóa cho Triệu Chính (vốn là con ruột của Lữ Bát Vi và Triệu Cơ) lên nối ngôi. Khi thấy rằng Trang Tương Vương không những không còn cần thiết nữa mà còn trở thành một trở ngại lớn cho kế hoạch đưa Triệu Chính lên ngôi báu, thì tất nhiên là Lữ Bát Vi phải tính kế bứng cái trở ngại này đi.

Tương tự như vậy, khi đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền, người Mỹ muốn dùng ông Diệm làm một tên tay sai đắc lực, phải triệt để thi hành những lệnh truyền và những chính sách do họ hoạch định và đưa ra, ngoan ngoãn như một tín đồ Ca-tô ngoan đạo cúi đầu tin theo và tuân hành lời phán dạy của Vatican. Đây là chính sách chung của người Mỹ đối với các thuộc địa và họ đã thi hành chính sách này khởi đầu từ khi họ đưa ra chủ thuyết “Châu Mỹ của người Mỹ Châu” vào năm 1823. Xin xem bài viết “Lời Khẳng Định Của Một Con Cừu”, Phần II, số VII (http://sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK2.php.)

Cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt vào giữa năm 1945, chính sách này chỉ được thi hành ở Châu Mỹ La Tinh thôi. Sau năm 1945, chính sách này được thi hành rộng ra ngoài Mỹ Châu với (1) Lý Thừa Vãn (1948-1960) ở Nam Hàn trong những năm 1945-1960, rồi đến (2) Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963, (3) Hamid Kazai ở Afghanistan (2004 -), và (4) Ayad Allawi ở Iraq (2003- ), v.v….

Tất cả những người được họ sử dụng như trên đều bị người Mỹ coi như là một con chó có nhiệm vụ giữ nhà cho ông chủ Mỹ của nó. Nói như vậy thì có vẻ quá đáng, nhưng sự thật là như vây. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật này là lời một tổng thống Mỹ (thường cho là Tổng Thống Franklin Delano Roosevelt) nói về một nhà cầm quyền độc tài ở Châu Mỹ La-tinh rằng “hắn có thể là đồ chó đẻ, nhưng là đồ chó đẻ của chúng ta” (“The apocryphal comment about a foreign strongman often attributed to Franklin Delano Roosevelt sums it up nicely: he may be a son of a bitch, but he’s our son of a bitch.”) [40] và sự kiện Tổng Thống Dwight D. Eisenhower thở ra lời khinh bỉ ông Ngô Đình Diệm bằng câu nói, “trong đám thằng mù, thằng chột sẽ làm vua[41] là bằng chứng bất khả phủ bác cho sư thật này.

Họ (người Mỹ) tin rằng chính ông Diệm cũng biết rõ sự thật là “họ chỉ coi ông ta như một con chó giữ căn nhà thuộc địa miền Nam Vỉệt Nam cho họ và phải cúi đầu thi hành triệt để những lệnh truyền hay chính sách của ho đưa ra”, giống như tất cả những tín đồ Ca-tô ngoan đạo tự biết rằng họ chỉ là “tôi tớ hèn mọn” của Vatican, phải nhắm mắt tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh và phải triệt để tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã. Thế nhưng, sau một vài năm, khi đã được Mỹ ra công củng cố quyền lực rồi, vì “lòng tuyệt đối tin tưởng vào Vatican”, ông Diệm quay ra trở mặt, chỉ biết dùng bạo lực thi hành “nhiệm vụ tông đồ” để làm hài lòng Vatican, làm nguy hại cho uy tín và thanh danh của Mỹ đối với nhân dân thế giới. Vì dốt nát, không học lịch sử, cho nên cả anh em nhà Ngô cũng như tập đoàn quạ đen người Việt và toàn bộ băng đảng Cần Lao Công Giáo không biết rằng năm 1963 là năm kế cận với năm bầu cử tổng thống ở Mỹ, cái năm mà cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều thi nhau trổ tài “mị cử tri” để kiếm phiếu bằng cách moi tìm đủ mọi nhược điểm của phe đối lập đem ra chỉ trích để làm cho cử tri mất tin tưởng vào ứng cử đối thủ mà dồn phiếu cho ứng cử viên của đảng của họ.

Để tránh khỏi bị Đảng Cộng Hòa kiếm cớ chỉ trích vì nhược điểm đã để cho chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lưc, bách hại Phật giáo và đàn áp nhân dân một cách qua ư thô bạo, Tổng Thống Kennedy mới phải gửi phái đoàn McNamara tới tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để nhắc nhở cho ông Diệm là phải làm tròn bổn phận của ông ta đối với Mỹ như đã nói ở trên. Nhưng anh em ông Diệm và băng đảng quạ đen đã lầm tưởng rằng họ có thể dùng thủ đoạn hăm he bắt tay với chính quyền miền Bắc đề bắt bí (blachmail) Mỹ phải làm ngơ cho ông ta tiếp tục bách hại Phật giáo, tiếp tục truy lùng, bắt bớ, tra tấn, cầm tù các tăng, ni, Phật tử, học sinh, sinh viên và các thành phần chính trị đối lập. Hành động ngu xuẩn này của anh em ông Diệm quả thật là quá đàng! Họ đã dám cả gan thách thức với nhân dân miền Nam, thách thức với dư luận thế giới, thách thức với nhân dân Mỹ, và thách thức luôn cả với chính quyền của Tổng Thống Kennedy! Như vậy, chế độ của ông Diệm không những đã không còn cần thiết cho chính quyền Mỹ nữa, mà còn trở thành một chướng ngại vật vô cùng bất lợi đối với Đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11/1964. Dĩ nhiên là đối với Đảng Dân Chủ, cái chướng ngại vật này cần phải được bứng đi bằng mọi giá. Vì vậy, chính quyền Tổng Thống Kennedy mới phải ngoảnh mặt đi để mặc cho quân dân miền Nam bứng giùm đi cho họ cái trở ngại làm bất lợi cho Đảng Dân Chủ trong kỳ bầu cử này. Đây là nguyên nhân TẠI SAO chính quyền Kennedy bất đèn xanh cho các tướng lãnh miền Nam đứng lên làm lịch sử để bứng đi cái chướng ngại vật này cho Đảng Dân Chủ của ông, và nhờ vậy mà ứng cử viên tổng thống Lyndon B. Johnson của Đảng Dân Chủ đã thắng cử trong kỳ bầu cử vào tháng 11 năm 1964.

Nhận xét về hành động thách thữc một cách ngu xuẩn và phản phúc của anh em nhà Ngô và băng đảng quạ đen người Việt đối với Hoa Kỳ như trên, Giáo-sư Lý Chánh Trung viết:

Nhìn lại chín năm cầm quyền, tôi thành thực nghĩ rằng, ông chỉ là một huyền thoại lớn do người Mỹ và một số tay chân bộ hạ tạo ra để lợi dụng. Người Mỹ lợi dụng ông để thực hiện mưu đồ của họ, một số tay chân bộ hạ đã lợi dụng ông để bòn rút những nguồn lợi béo bở của đất nước này và của viện trợ Mỹ.

Cái lỗi căn bản của ông là chính ông đã tin nơi cái huyền thoại “cứu tinh dân tộc, lãnh tụ anh minh” đó. Ông đã tin nơi sứ mạng cứu nước của mình đến nỗi không còn chấp nhận được bất cứ tiếng nói nào khác tiếng nói của ông, ngay cả những tiếng nói thật ôn hòa và “xây dựng” như bức thơ trần tình của nhóm nhân sĩ Caravelle.

Cái lỗi căn bản của ông là đã xem người Mỹ cũng như tay chân bộ hạ của ông là những phương tiện để hoàn thành sứ mạng cứu nước trong khi chính ông mới là phương tiện của người Mỹ và một số tay chân bộ hạ.

Và sứ mạng cứu nước đã được ông đồng hóa sứ mạng chống Cộng, vì đối với ông, Cộng Sản là sư xấu tuyệt đối phải tiêu diệt bằng mọi giá, kể cả cái giá lệ thuộc người Mỹ. Đó là một lỗi căn bản khác và tất cả sự mâu thuẫn của chính sách chống Cộng nằm ở chỗ này.

Tôi được biết ông đã suy nghĩ và do dự rất lâu khi chính chánh phủ Kennedy đề nghị gửi sang đây 14 ngàn quân để thí nghiệm cuộc “chiến tranh đặc biệt”, vì ông thấy rõ nguy cơ mất chủ quyền. Nhưng cuối cùng ông đã nhận vì sự chống cộng đã được ông xem như một cứu cánh tuyệt đối mà đó là cái giá phải trả để chống cộng, một cái giá thật đăt đối với ông vì tôi tin ông yêu nước, dầu yêu nước theo cách của ông.

Ông đã tưởng mình có thể lệ thuộc Mỹ một phần nào thôi, còn phần kia thì vẫn “độc lập”, ông đã tưởng mình có thể nhẩy vào vòng tay người Mỹ trong một giai đoạn ngặt nghèo rồi thoát khỏi vòng tay đó khi tình hình sáng sủa hơn, ông đã tưởng có thể chấp nhận làm con cờ trong một ván cờ rồi ngay trong ván cờ đó, có thể tự động đi một nước cờ riêng của ông.

Khi ông nhìn thấy đó chỉ là ảo tưởng thì đã quá trễ: Ông đã chết vì ảo tưởng đó. Và cái chết bi thảm của ông cho thấy một sự thật hết sức tầm thường: Không một con cờ nào có thể tự động đi một nước cờ cho riêng nó, dầu con cờ đó mang tên Ngô Đình Diệm, và không một nước nhỏ nào có thể lợi dụng một nước lớn, nhất là nước đó mang tên Hoa Kỳ.

Bẩy năm đã qua và ngày nay, dư luận quần chúng có vẻ khoan hồng hơn đối với ông Diệm và chế độ cũ của ông, ngay cả những nơi nạn nhân của chế độ ấy.. Lý do giản dị: với thời gian, kỷ niệm đã mờ nhạt, hận thù được xoa dịu, những ẩn ức dồn nén được giải tỏa. Trong khi đó, cái thực trạng của xã hội miền Nam mỗi ngày thêm xấu xa tệ hại, khiến cho người ta có khuynh hướng chỉ nhớ tới những nét tương đối dễ coi của chế độ Ngô Đình Diệm, mỗi khi so sánh thời này với thời trước.

Nhưng từ đó mà cho rằng chế độ ông Diệm là một thời đại hoàng kim và chỉ cần bắt chước ông Diệm là có thể giải quyết những vấn đề đất nước, như một số chân tay bộ hạ của ông đang tuyên bố rùm beng thì thật là lố bịch và vô liêm sỉ.

Những người đang hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết. Với cái âm mưu tái lập một chế độ Diệm không Diệm trong đó họ sẽ phè phỡn bòn rút như xưa, xin họ nhớ cho rằng giòng lịch sử không bao giờ chẩy ngược chiều.

Và nếu họ không còn một chút tự trọng, xin họ dầu sao cũng thương dùm ông Diệm, Tội nghiệp ông! Tôi ứa nước mắt mà viết câu này, xin họ hiểu cho.” [42]

Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Là người trí thức, nhất là một trí thức chuyên về sử học, đáng lý ra tác giả Hoàng Ngọc Thành phải hiểu rõ vấn đề này hơn ai hết. Thế nhưng, ông Thành lại mù tịt chẳng biết gì cả. Trong khi đó, Giáo-sư Lý Chánh Trung vốn là một tín đồ Ca-tô, đã từng theo học trường đạo Taberd và trường Đại Học Ca-tô Louvain ở Bỉ, không hề theo học ngành sử như ông Hoàng Ngọc Thành, chỉ có bằng triết học (không biết rõ là bằng cử nhân, cao học hay tiến sĩ), ấy thế mà Giáo-sư Lý Chánh Trung đã đưa ra nhận xét trên đây rất là chính xác và hết sức sâu sắc.

Phải chăng (1) vì đã từng lăn lộn và hòa mìinh sống chung với giới sinh viên cấp tiến khi ông theo học tại Trường Đại Học Louvain ở Bỉ, (2) vì đã tiếp cận với các nguồn sử liệu liên hệ đến lịch sử Giáo Hội La Mã, (3) vì đã nắm vững lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại, và (4) vì đã thực sự sống hòa mình với đại khối nhân dân bị trị từ khi ông hồi hương vào giữa thập 1950, cho nên Giáo-sư Lý Chánh Trung mới có cái nhìn về con người ông Ngô Đình Diệm và bọn người “hò hét khóc lóc chung quanh cái tên Ngô Đình Diệm như bầy quạ trên một xác chết “ một cách nghiêm túc và hết sức chính xác như vậy! Hy vọng rằng bản văn sử trên đây của Giáo-sư Lý Chánh Trung có thể giúp cho lương tâm của người trí thức trong cọn người ông Hoang Ngọc Thành có thề hồi sinh. Mong lắm thay!

Thực ra, không phải chỉ có tác giả Hoàng Ngọc Thành mới nâng cao sự quan hệ giữa Hoa Kỳ và Miền Nam lên hàng đồng minh, mà có rất nhiều tác giả khác, trong đó có Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, tác giả của hai cuốn Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập (soạn chung vơi Jerrold L. Sechecter và cuốn Khi Đồng Minh Tháo Chạy (San Jose, CA: Hứa Chấn Minh, 2005) cũng đã có hành động tự để cao miền Nam như vậy.

Những tác giả khác không nằm trong ngành sử học, không biết sử dụng từ “đồng minh”, thì không nói làm chi. Thế nhưng, tác giả Hoàng Ngọc Thành thì lại khác. Là một trí thức có học vị Tiến Sĩ Sử Học, đã từng dạy nhiều năm ở Đại Học Sư Phạm Sàigòn trước năm 1975, và lại là tác giả của mấy cuốn sách có tựa đề là Lịch Sử Chính Trị Và Bang Giao Quốc Tế Thế Giới Hiện Đại, Từ 1918 Đến Nay, đáng lý ra, hơn ai hết, ông Thành phải hiểu rõ điều này chứ! Nói nhỏ với ông Thành, người viết nhận thấy nội dung và dàn bài của mấy cuốn sách này của ông sao thấy nó na ná giống y như nội dung và dàn bài (nếu không muốn nói là gần như bản dịch) của 3 cuốn (1) Europe 1870-1914 (của tác giả Benns), (2) Europe 1914-1939 (do hai tác giả Benns và Seldon đồng soạn) và (3) Europe 1939 To The Present (cũng do hai tác giả Benns và Seldon đồng soạn) và tất cả đều được nhà xuất bản Appleton Century Crofts (New York) in ấn và phát hành vào năm 1965).

Là tác giả những tác phẩm lịch sử về bang giao quốc tế như vậy, chẳng lẽ ông Thành lại không hiểu rõ định nghĩa của hai chữ đồng minh hay sao? Nếu vì lý do gì mà ông không nhớ định nghĩa của hai chữ này, người viết xin ghi lại đoạn văn nói về “Tam Quốc Đồng Minh Anh Nga và Pháp” vào thời điểm trước khi Đệ Nhất Thế Chiến chính thức bùng nổ vào ngày 28/7/1914 để ông Thành suy nghiệm. Dưới đây là nguyên văn nói về thỏa hiệp của liên minh quân sự này:

Although the Anglo-Russian agreements in no way constitituted an alliance and Germany was notmentioned in them, the two signatory powers had established cordial relations between themselves and were thus free to unite against Germany if their interests were challenged by her. The Anglo-Russian understanding of 1907, together with the Anglo-French agreements of 1904, constituted what came to be called the Triple Entente.” [43]

Xin hỏi tác giả Hoàng Ngọc Thành trong những năm 1954-1975, giữa Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam có cùng nhau một thỏa hiệp đồng minh nào như vậy không?

3.- Tác giả Hoàng Ngọc Thành nói láo rằng nhóm thiểu số con chiên người Việt cũng khao khát độc lập và cũng liều thân hy sinh tranh đấu để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Nơi trang 246, ông Hoàng Ngọc Thành viết:

Đảng Cộng Sản VN dưới danh nghĩa Mặt Trận Việt Minh đã giành được chính quyền hay làm được cuộc Cách Mạng Mùa Thu như họ thường khoe. Nhưng thực chất là dân tộc, đồng bào kinh hay thiểu số, lớn, nhỏ, già trẻ, bất kể tôn giáo, linh mục hay thày tu, Cao Đài hay Hòa Hảo, Tin Lành hay Gia Tô đều khao khát độc lập và sẵn lòng chiến đấu và hy sinh.” (Trg 246)

Xin phân tích hai câu trong đoạn văn trên:

 a.- Câu thứ nhất:

Ông Thành xác nhận rằng Mặt Trận Việt Minh đã giành được chính quyền hay làm được cuộc Cách Mạng Mùa Thu . Đây là sự thực lịch sử bất khả phủ bác. Thế nhưng phần dưới của câu văn này, ông Thành lại thêm vào nhóm từ “như họ thường khoe”.

Vấn đề đặt ra là TẠI SAO ông Thành lại viết thêm nhóm từ “như họ thường khoe” vào phần chót của câu văn trên đây? Phải chăng, dụng ý của ông Thành trong việc viết thêm nhóm từ này là vừa cho rằng cái công nghiệp “giành được chính quyền hay làm được cuộc Cách Mạng Mùa Thu” không phải là của Mặt Trận Việt Minh, vừa để chuẩn bị cho ý đồ bất chính nhập nhằng đánh lận con đen để diễn dịch lươn lẹo rằng cái công trạng này không phải hoàn toàn của Mặt Trận Việt Minh mà ngay cả những nhóm thiểu số của các hệ phái tôn giáo (có cả thiểu số Ca-tô giáo đã liên tục chống lại tất cả các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975) cũng có phần ở trong đó. Vấn đề này sẽ được bàn tới ở Mục B ở sau. Trong mục A này, chúng tôi xin nói về bốn chữ “như họ thường khoe” của ông Thành.

Thưa ông Thành, trước khi ông sang du học ở Hoa Kỳ vào năm 1964, ông cũng đã từng là giáo viên trung học (chẳng biết ông dạy môn học gì), chắc ông cũng biết câu nói “hữu xạ tự nhiên hương”. Công nghiệp cứu nước của Mặt Trận Việt Minh trong (1) đai cuộc giành lại chủ quyền độc lập từ trong tay người Nhật vào ngày 19/8/1945, (2) đại cuộc hòan thành nhiệm vụ lịch sử trong công cuộc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 để đòi lại quề hương cho dân tộc, và (3) đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đòi lại miền Nam cho tổ quốc đem lại thống nhất cho đất nước, tất cả là những sự kiện lịch sử có thật Sự thật lịch sử này tự nó đã phát ra hào quang tỏa sáng cho mọi người cùng nhìn thấy. Vì vậy,

Mặt Trận Việt Minh không cần phải “khoe” mà cũng vẫn được toàn thể nhân dân Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân thế giới đều biết như vậy, và sách sử cũng đều công nhân như vậy. Nhờ vậy mà ngày nay người người khắp trong năm châu bốn bể đều kính nể người Việt Nam chúng ta, ngoại trừ (1) nhóm người thiểu số Ca-tô “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “thà giữ đạo, chứ không thà giữ nước” , và (2) bọn người xu thời vong bản nhận lãnh ân huệ của các chính quyền đạo phiệt tay sai của Vatican ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Sự thật có phải là như vậy không, thưa ông Tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành?

Điều khôi hài là Giáo-sư sử học Hoàng Ngọc Thành lại không biết điều này cho nên ông ta mới sử dụng chữ “khoe” một cách thiếu nghiêm túc như vậy!

Viết như vậy, phải chăng ông Thành chuẩn bị làm cái trò ma nớp nhập nhằng đánh lận con đen để vừa xí xóa và lấp liếm tội ác cho các nhóm thiểu số đã từng đi theo quân cướp ngoại thù chống lại dân tộc và tổ quốc ta từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975. Chẳng cần phải nói ra, ai cũng biết rằng nhóm thiểu số vong bản phản quốc này là “bọn linh mục hay thày tu” Tin Lành hay Gia Tô?

Tiếp theo đó, ông Thành còn sử dụng xảo ngữ ca tụng công lao đánh đuổi liên minh xâm lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm lược Mỹ - Vatican một cách đại thể hóa với dụng tâm nhập nhằng đem ké cái đám “linh mục và tín đồ Ca-tô” vong bản phản quốc đã từng kề vai sát cánh với các thế lực ngoại thù trến đây trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975 vào với đại khối nhân dân thực sự đã đổ ra không biết bao nhiêu công lao, mồ hôi, nước mắt và xương máu chiến đấu cho sự tồn vong của đất nước.

Phải chăng ông Thành làm như vậy là để lấp liếm và xí xóa cho cả mấy đời của bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” cái tội làm Việt gian bán nước cho quân cướp ngoại thù Pháp và Vatican?

Có một điều khôi hài là khi viết đến hai chữ hy sinh, thì tác giả Thành bỏ lửng, không nói nữa, khiến cho câu văn hụt hẫng (không có túc từ). Vì thiếu phần túc từ quan trọng như vậy, cho nên người đọc mới đặt ra vấn đề là không biết “các linh mục hay thày tu, Cao Đài hay Hòa Hảo, Tin Lành hay Gia Tô đều sẵn lòng chiến đấu và hy sinh” cho các thế lực nào? (cho các thế lực xâm lăng hay các thế lực chống lại các thế lực xâm lăng?)

Phải chẳng khi viết đến đây, ông Thành cảm thấy ngọng nghịu không tìm ra được mục đích hay lý tưởng của cái nhóm người “thà giữ đạo, chứ không giữ nước” đã liên tục theo đuổi để chiến đấu và hy sinh, cho nên ông mới bỏ lửng như vậy?

Hay là ông Thành cố tình viết câu văn hụt hẫng như vậy để cho mọi người muốn hiểu sao thì hiểu. Nhờ vậy mà bọn văn sử nô Ca-tô mới có thể dễ dàng bóp méo sự thật, diễn dịch lươn lẹo là “các linh mục hay thày tu và tín đồ Ca-tô cũng đã chiến đấu và hy sinh” cho đại cuộc giải phóng quê hương đòi lại chủ quyền độc lập? Thủ đoạn nhập nhằng đánh lận con đen của ông Hoàng Ngọc Thành là có mục đích mua chuộc nhà thờ và con chiên khiến cho họ nhào vào mua sách của ông. Cái lối làm tiền hay kinh tài như vậy quả là không phù hợp với lương tâm của một người trí thức, nhất là lương tâm của một nhà giáo, và đặc biệt hơn nữa là một nhà giáo dạy môn lịch sử. Người ta có thể nói đây là cái lối làm ăn mà hồi đầu thế kỷ 20 cụ Á Nam Trần Tuấn Khải đã lên án và cho là loại người “bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai”:

Chớ lần lữa theo loài nô lê

Bán tổ tiên kiếm kê sinh nhai,

Đem thân đầy đọa tôi đòi,

Nhục nhằn bêu riếu muôn đời hay chi?

Sống như thế, sống đê sống mạt,

Sống là chi thêm chật non sông!

Thà rằng chết quách cho xong,

Cái thân cẩu trệ ai mong có mình! -

– Trần Tuấn Khải.

Thực ra cái thủ đoạn xảo trá đem ké những thằng Việt gian bán nước vào đại khối nhân dân yêu nước đã liều mạng hy sinh trọn đời cho đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Xâm lược Pháp – Vatican để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc để kể công như vậy cũng đã được bọn văn nô Ca-tô người Việt sử dụng khi chúng cho biên sọan và phát hành cuốn ngụy thư có tựa đề là “Anh Hùng Nước Tôi” (San Jose, CA: Đông Tiến, 1986). Trong cuốn ngụy thư này, chúng ghi lại tiểu sử của 65 nhà ái quốc và anh hùng dân tộc rồi cho xen vào đó cái tên Ngô Đình Diệm và một vài tên lính đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975 v

Bây giờ, vào thời điểm năm 2009, ông giáo sư tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành cũng học mót cái mửng lộn xòng gian dối này để ké phần giành công trạng đánh đuổi quân cướp xâm lăng Pháp – Vatican cho những thằng Việt gian mà chính chúng thường lớn tiếng tuyên bố công khai nói cho mọi người biết rằng, chúng “giữ đạo, chứ không giữ nước”, “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”! Như vậy là ông đã La Mã hơn cả La Mã, có phải như thế không, thưa ông Hoàng Ngọc Thành?

b.- Về câu văn thứ hai

(1) Căn cứ vào cung cách hành xử của tín đồ Ca-tô người Việt đối với Vatican, (2) căn cứ vào lời ông Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng ông ta “tin tưởng vào quyền lực của Vatican”, (3) căn cứ vào 18 đặc tính của tín đồ Ca-tô cuồng tín mà chúng tôi đã ghi nhận trong tiểu mục số 4 có tựa đề là “Hậu Quả Của Chính Sách Ngu Dân Của Vatican” trong Chương 21, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, (4) căn cứ vào những thái độ và hành động của tín đồ Ca-tô người Việt cứ nhắm mắt tuân hành lời phán dạy của Vatican để rồi đi theo Pháp và theo Mỹ chống lại các lực luợng nghĩa quân kháng chiến của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỳ 19 cho đến ngày nay, chúng ta có thể kết luận rằng, khi đem những linh mục và tín đồ Ca-tô vào câu văn trên đây để nói rằng họ cũng là “những người khao khát độc lập và sẵn sàng chiến đấu và hy sinh” là tác giả Hoàng Ngọc Thành đã nói láo, nói ẩu, và chỉ có những người thiếu căn bản về sử học, không chịu tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại mới viết láo và viết ẩu như vậy!

Người Pháp có câu nói, “Il faut tourner la langue sept fois avant de parler”, Nho giáo dạy rằng, “Tri cho vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri giã” (biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe), và ông Socrates (470-399 TCN) cũng nói “Know yourselves”. Tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành đã từng giảng dạy lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn từ năm 1968 đến năm 1975 và nhiều trường đại học khác ở miền Nam Việt Nam trong thời gian này lại không biết những lời dạy vàng ngọc trên đây. Vì thế ông Thành mới rơi vào tình trạng nói láo và nói ẩu như trên. Thật đáng tiếc! Đáng tiếc!.

Nhiều người thực sự không biết lời nói trên đây của tác giả Hoàng Ngọc Thành là một lời nói láo hay nói thật. Những hành động của chính bản thân của giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thập niên 1780 cho đến nay đã nói lên câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này rồi. Câu trả lời này cũng được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại bằng lời nói của nhân vật “thằng Anh” (ở vào tuổi học sinh trung học) nói với một nhận vật “thày giáo Thông" rằng:

Bố em còn bảo là đạo Công Giáo mang thực dân Pháp vào chiếm nước ta! Có đúng như thế không anh Thông?” [44]

Câu nói “Đạo Công Giáo đã đem thực dân Pháp vào chiếm nước ta” là một sự kiện lịch sử đã được sách sử cũng như các nhà viết sử đều xác nhận như vậy. Những hành động phản quốc bán nước của tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt trong suốt chiều dài lịch sử có thể nói là khởi đầu bằng những những việc làm thâu thập những tin tức tình báo chiến lược cung cấp cho các tay tổ gián điệp thượng thăng với danh nghĩa là các nhà truyền giáo để họ đúc kết thành những bản báo cáo gửi về Vatican và Paris (để điều nghiên chuẩn bị cho kế họach đánh chiếm nước ta làm thuộc địa). Đây là trường hợp các tay tổ gián điệp mang danh nghĩa là các nhà truyền giáo như Linh-mục Alexandre de Rhodes, Linh-muc Huc, Linh-muc Legrand de Liraye, Giám-muc Pelerin, v.v… Rồi từ khi các nhà truyền giáo của Vatican công khại can thiệp vào chính sự ở Việt Nam từ giữa thập niên 1780 (thời điểm Giám-mục Bá Đa Lộc liên kết với Nguyễn Phúc Ánh, đem Hoàng Tử Cảnh sang Pháp vận động xin quân viện cho Nguyễn Ánh), thì giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt cũng bắt đầu công khai chỉ biết nghe theo lời Vatican và các thế lực cấu kết với Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam mà thôi. Chính vì thế mà lịch sử cũng như mọi người đều xác nhân rằng ” đạo Công Giáo mang thực dân Pháp vào chiếm nước ta” như đã nói ở trên.

Vì cái đặc tính phải tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican cũng như phải triệt để vâng lời và tuân thủ những lệnh truyền của các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã như vậy, cho nên trong suốt chiều dài lịch sử, từ khi Liên Quân xâm Lược Pháp – Vatican khởi binh tấn công Việt Nam vào năm 1858, cho đến ngày nay, họ luôn luôn đứng về phía Vatican chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta. Bằng chứng là:

● Khi quyền lực của Pháp còn vững mạnh ở Đông Dương, thì họ nghe theo lời Vatican đi với Pháp chống lại đất nước và dân tộc ta.

● Khi thế lực Nhật trở nên hùng mạnh và quân Nhật tiến vào Đông Dương vào năm 1940, Vatican chuẩn bị đi với Nhật bằng con bài Cường Để và Ngô Đình Diệm cùng với Đảng Việt Nam Quang Phục hay Đại Việt Phục Hưng Hội, thì họ cũng rục rịch đi với Nhật. Lúc đó, con chiên Ngô Đình Huân (con Ngô Đình Khôi, gọi Ngô Đình Diệm bằng chú ruột) đã trở thầnh bí thư riêng cho Đại Sứ Nhật tại Kinh Thành Huế là Yokohama, và hầu hết giới tu sĩ Ca-tô cũng như giới con chiện người Việt rất hồ hởi với 2 tên Cường Để và Ngô Đình Diệm cùng với cái gọi là “Đảng Việt Nam Quang Phục” hay “Đại Việt Phục Hưng Hội”. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đày đủ trong Chương 5, sách Chân Dung “Nguời Việt Quốc Gia” (http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN05.php.)

● khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đem quân sang tái chiếm Đông Dương vào đầu tháng 9 nặm 1945, thì họ quay ra tích cực đi theo liên minh xâm lăng này chống lại chính quyền kháng chiến Việt Nam của nhân dân ta.

● Khi Mỹ đến thay thế Pháp vào giữa năm 1954, cấu kết với Vatican vi phạm Hiệp Định Geneve 1954, với ý đồ biến miền Nam Việt Nam (1) thành một quốc gia riêng biệt để làm tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á và (2) thành một quốc gia theo đạo Ca-tô, thì họ tích cực đi theo Mỹ và Vatican chống lại ý chí thống nhất đất nước và chống lại cuộc chiến đòi lại miền Nam cho tổ quốc của dân tộc ta.

3b5.- Từ khi Mỹ rút khỏi miền Nam, đất nước được thống nhất vào ngày 30/4/1975, thỉ họ luôn luôn nghe theo lệnh truyền của Vatican đánh phá chính quyền Việt Nam ta bằng trăm phương ngàn kế, rồi thành lập cái gọi là Khối 8406 để làm điểm tựa và làm cái loa công khai đánh phá chính quyền Việt Nam ta. Để biết thêm về cái trò hề Khối 8406, xin mời quý vi đọc Chương 10 (có tựa đề là Phản Ứng Từ Các Hàng Giáo Phẩm Đến Giáo Dân), sách Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã, và Chương 21, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/MoiAcCam_Main.phphttp://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_21.php)

4.- Ông Hoàng Ngọc Thành nói láo để làm hạ giá công nghiệp cứu nước của cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam: Tác giả Hoàng Ngọc Thành sử dụng thủ đoan nói láo này bằng cách mượn lời nói của ông Nguyền Tường Bách (vốn là một thành phần chủ chốt của Việt Quốc và cũng là em ruột của nhân vật lãnh đạo của bại đảng này).

Ông Hoàng Ngọc Thành viết:

Ông Nguyễn Hải Thần lãnh tụ VNCAMĐMH tức Việt Cách theo quân đoàn 62 vào Lạng Sợn, còn các ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đi theo quân đoàn 93 Vân Nam. Theo bác-sĩ Nguyễn Tường Bách:“Giữa tháng Mười năm 1945, anh Vũ Hồng Khanh cùng một số cán bộ mới trở về Hà Nội. Sở dĩ chậm trễ là vì khi tới Lào Kay, anh em bị quân Trung Hoa nhận một số vàng hối lộ của Việt Minh làm khó dễ, bị trở ngại tới một tháng.” Trên đường đến Hà Nội, quân Tầu Tưởng hỗ trợ cho Việt Cách và Việt Quốc, nhất là Việt Quốc thiết lập chính quyền tại một số thị trấn làm căn cứ như Lào Kay, Yên Bái, Việt Trì và từ Vĩnh Yên đến Hà Giang.(tr. 261-262).

Người viết nhận thấy trong đoạn văn trên đây, có hai điều nói láo và một điều phơi bày một sự thật về một việc làm phản quốc của hai đảng Việt Cách và Việt Quốc cho mọi người cùng biết.

Hai điều nói láo đó là: Điều nói láo (gian ý) thứ nhất về thời điểm mà Việt Minh đã dùng vàng để hối lộ các tướng Tầu (tại Lào Kay vào tuần lế thứ nhất của tháng 9/1945) đã khiến cho việc di chuyển của hai đạo Quốc Quân Trung Hoa cùng một số thành viên của hai Đảng Việt Quốc và Viết Cách của các ông Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần đi theo vào nội địa Việt Nam và tới Hà Nội bị chậm chễ. Điều nói láo thứ hai là việc cố tình bịa đặt ra chuyện Việt Minh giầu có đến độ họ có sẵn vàng bạc châu báu vào thời điểm Quốc Quân Trung Hoa khởi tiến chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt” vượt biên giới tiến vào Việt Nam vào đầu thượng tuần tháng 9 năm 1945. Ngoài hai điều nói láo này, đoạn văn trên đây còn để lộ cho mọi người cùng thấy rõ tội ác phản quốc của hai đảng Việt Cách và Việt Quốc là dựa vào sức mạnh quân sự của Quốc Quân Trung Hoa để tấn cống và đánh bại các chính quyền địa phương của nhân dân ta trên đường từ Lạng Sơn và Lào Kay về Hà Nội hầu thiết lập các chính quyền riêng cho phe đảng thân Quốc Quân Trung Hoa của họ.

Về điều nói láo thứ nhất, tức là nói về sự chậm trễ của Quốc Quân Trung Hoa di chuyển tới Hà Nội.

Sự thật về sự chậm trễ của Quốc Quân Trung Hoa trong việc di chuyển từ biên giới Viêt – Hoa về tới Hà Nôi không phải như là lởi tác giả Hoàng Ngọc Thành đã mượn lời nói của ông Việt Quốc Nguyễn Tường Bách như đã trích dẫn ở trên. Sách sử cho biết rằng một phần của sự chậm trễ như vậy là do tình trạng luộm thuộm (disarray) vô tổ chức của hai đạo quân ô hợp này (disparate ragtags), và một phần khác là do quân lính của hai đạo quân này thường dừng lại tại nhiều nơi trên đường chúng di chuyển để ăn cướp và vơ vét của cải của người dân. Sự kiện này được sử gia Bernard B. Fall ghi nhận: như sau:

Trái lại, (so với quân Anh để giải giới quân Nhật ở miền Nam) đạo quân Trung Quốc sang giải giới quân Nhật ở miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Lư Hán, người sau này đảo ngũ theo Cộng Sản Trung Quốc, thật là to lớn phi thường. Đạo quân này gồm có các quân đoàn 60, 62, và 93, được tăng cường với các sư đoàn 23, 39 và 93, tổng số lên đến hơn 152 ngàn quân. Giống như đàn châu chấu, vừa đi vừa vơ vét của dân, cho nên chúng di chuyển chậm chạp và phải mất 6 tuần lễ chúng mới vượt qua đoạn đường hơn 100 dặm Anh. Tiến quân chậm chạp như vậy, không những chúng đã giúp cho Việt Minh có đủ thì giờ nắm quyền kiểm soát hầu hết Việt Nam, mà còn làm sống lại mối hận thù thâm niên cố đế của người Việt Nam đối với người Trung Quốc về đủ mọi thứ. Đạo quân Trung Quốc này đã làm cho các đảng phái Quốc Gia mất hết uy tín mà trước đó họ đã hy vọng có thể trông nhờ vào sự ủng hộ của chúng để chống lại cụ Hồ Chí Minh.” [45]

Như vậy, chậm trễ này của Quốc Quân Trung Hoa và hai Đảng Việt Quốc và Việt Cách không đúng như ông Nguyễn Tường Bách đã viết và được ông Hoàng Ngọc Thành ghi lại như trên. Sự chậm trễ này là do những hành động của hai đảng Việt Cách và Việt Quốc dựa vào các đạo quân Tầu ô này đánh cướp các chính quyền địa phương trên đường từ Lạng Sơn và Lào Kay về Ha Nội. Vấn đề này cũng được Đại Tướng Võ Nguyên Giáp nói rõ nơi các trang 31-34 trong cuốn Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001).

Về điều nói láo thứ hai: Đây là hành động cố tình bịa đặt ra chuyện Việt Minh giầu có đến độ họ có sẵn vàng bạc châu báu vào thời điểm Quốc Quân Trung Hoa khởi tiến chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt” (vào những ngày từ 4/9/1945 đến ngày 12/9/1945) vượt biên giới tiến vào Việt Nam vào thời điểm nói trên.

Thiết tưởng rằng tất cả những người thấu đáo lịch sử Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này đều nhìn thấy đây là một chuyện hoàn toàn không có thật vào thời điểm như đã nói ở trên. Lý do là trong thời gian cướp được chính quyền (từ trong tay người Nhật) từ ngày 19/8/1945 cho đến ngày 17/9/1945, chính quyền Việt Minh nghèo xơ nghèo xác, gần như chỉ có hai bàn tay trắng. Tất cả những người tham gia cách mạng trong ngành chính trị, hành chánh cũng như trong ngành quân sự, cảnh sát và công an đều là những người yêu nước, tự nguyện tham gia làm công việc “ăn cơm nhà vác ngà voi”. Tình cảnh khó khăn này gây ra bởi, (1) hậu quả của nạn đói với hai triệu người chết đói trong mùa xuân đầu năm đó, (2) các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên, Phủ Lý, Nam Định và Hải Dương vừa mới trải qua nạn lụt xẩy ra trong tháng 8/1945 tàn phá toàn bộ vụ mùa lúa tháng 10 năm đó ở các tỉnh này, (3) phải đối phó cấp bách với 152 ngàn (có sách nói là 180 ngàn) Quốc Quân Trung Hoa, (4) phải đối phó hai đảng Việt Cách và Việt Quốc hùa theo với 152 ngàn Quốc Quân Trung Hoa đang tìm đủ thủ đoạn vơ vét của cải, quấy nhiều, đánh phá và hủy diệt chính quyền Việt Nam, và (5) phải đối phó với những mưu đồ của Vatican và gần hai triệu tín đồ Ca-tô đã được đoàn ngũ hóa trong các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và các làng đạo hay xóm đạo rải rác khắp nơi trên toàn lãnh thố đang có âm mưu đánh phá chính quyền.

Để vượt qua những những khó khăn trên đây, các nhà lãnh đạo Việt Minh tính toán xem mục tiêu nào được coi là cấp bách phải giải quyết trước và giải quyết bằng cách nào. Cuối cùng, họ đã nhìn ra vấn đề cấp bách nhất là phải giải quyết vấn nạn 152 ngàn quân Tầu Tưởng và giải quyết bằng cách dùng vàng bạc châu báu để “đấm mõm” hai ông Tướng Tiêu Văn và Lư Hán chỉ huy hai đạo quân Tầu ô này.

Nhưng lấy vàng bạc châu báu ở đâu ra để thi hành kế sách này?

Cuối cùng, không biết có phải là “nhu cầu phát sinh sáng kiến” hay “bí cùng tắc thông” mà ngay lúc đó, các nhà lãnh đạo chính quyền ta đã nẩy ra sáng kiến mở chiến dịch quyên vàng, kêu gọi nhân dân tình nguyện đóng góp tiền của, rồi dùng tiền của này hối lộ đấm mõm hai ông tướng Tầu đầu sỏ họ Tiêu, họ Lư và mấy ông tướng khác thân cận của hai ông tướng này để giải quyết tận gốc của vấn đề. Chiến dịch quyên tiền này được gọi là “Tuần Lễ Vàng” và khởi đầu vào ngày 17/9 và chấm dứt vào ngày 24/91945. Như vậy, sớm lắm thì cũng phải mãi đến ngày 20/9/1945, Việt Minh mới có vàng bạc châu báu để hối lộ các ông Tướng Lư Hán và Tiêu Văn và việc hối lộ này xẩy ra ở Hà Nội, chứ không phải xẩy ra ở Lao Kay hay ở biên giới Việt – Trung vào tuần lễ đầu của tháng 9/1945 như ông Nguyễn Tường Bách đã nói như trên. Xin hỏi ông Hoàng Ngọc Thành và cả ông Nguyễn Tường Bách rằng, vào thời điểm tuần lễ đầu của tháng 9/1945, Việt Minh đào đâu ra vàng để hối lộ các ông tướng Tầu này?

Ở đây, chúng ta lại thấy tác giả Hoàng Ngọc Thành lươn lẹo nói láo có chủ tâm làm sai lệch cả về thời gian và địa điểm của sự cố (sự việc xẩy ra) để vừa làm giảm nhẹ và chạy tội “thổ phỉ” của Quốc Quân Trung Hoa nhóm người Việt cặp kẻ với bọn lịnh tầiu thổ phỉ này là các ông Việt Quốc và Việt Cách, vừa để vẽ lên cái hình ành không đẹp về Việt Minh khiến cho (1) người đời lầm tưởng rằng quân Tàu chưa vào tới lãnh thổ đã lo chạy chọt hối lội trước để được yên thân, và (2) không nhìn ra tình cảnh khó khăn của đất nước trong thời gian này.

Người viết không trách ông Nguyễn Tường Bách về vấn đề này vì rằng ông ta là một nhà chính trị và cũng là một trong những lãnh tụ của Đảng Việt Quốc. Người ta nói chính trị gia thường hay nói láo và lươn lẹo. Là một chính trị gia và lại là một trong những nhân vật lãnh đạo của Đảng Việt Quốc, một chính đảng có quan hệ mật thiết với Quốc Dân Đảng Trung Quốc và 152 đạo quân Tầu ô nặng tính cách thổ phỉ, thì dĩ nhiên là ông Nguyễn Tường Bách phải nói láo, phải lươn lẹo khi nói đến những sự việc bất lợi do những việc làm bất chính và gian ác của Viết Quốc gây ra. Đó là việc liên kết với quân đội ngoại quốc đánh phá tân chính quyền của nhân dân ta vừa mới giành lại được quyền độc lập từ trong tay người Nhật và hùa theo các đạo quân Tầu ô này trong các hành động thổ phỉ hà hiếp và bóc lột chính quyền và nhân dân ta. Nhưng chúng ta không thể không trách tác giả Hoàng Ngọc Thành vì rằng ông ta là một giáo-sư sử và là một nhà viết sử. Đáng lý ra ông ta phải biết cân nhắc và thẩm định các tài liệu hay tư liệu mà ông ta sử dụng, những ông ta đã không làm như vậy hay cố tình sử dụng những tài liệu thuộc lọai ba láp như vậy để giúp cho ông ta đạt được ý đồ làm giảm giá trị và triệt hạ uy tín của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh.

Nhân nói về việc các nhà viết sử phải biết cân nhắc và thẩm định tài liệu để sử dụng, chúng tôi xin ghi lại lời của nhà viết sử Ruth Pelzda nói về vấn đề này như sau:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." [46]

Người viết hoàn toàn không biết tác giả Hoàng Ngọc Thành có làm theo lời nói trên đây của sử gia Ruth Pelzda hay không.

Thiết tưởng độc giả có thể tìm tài lịệu để kiểm chứng vấn đề này để xem thực hư như thế nào. Người viết thiết tha mong muốn các vị thức giả lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

5.- Ông Hoàng Ngọc Thành nói láo để đổ lỗi cho Hoa Kỳ và cũng là lấp- liếm tội ác phản quốc của chính quyền miền Nam làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican.

Nơi trang 571, ông Thành viết:

Chính quyền Kennedy lợi dụng vụ Phật giáo ở Huế để vu khống chính phủ Diệm, mưu đồ đảo chính và tạo điều kiện cho các tướng nổi dạy và ám sát tổng thống NĐD ngày 2/11/1963.”

Viết câu văn trên, ông Hoàng Ngọc Thành muốn nói rằng chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn không có ý đồ và không hề tiến hành chính sách bách hại Phật giáo và cũng không hề có chủ trương tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa bằng bạo lực để biến miền Nam thành công giáo hết trong vòng mười năm như ông Ngô Đình Nhu đã từng tuyên bố.[47] Nói như vậy, ông Hoàng Ngọc Thành đã thẳng thắn:

a.- Phủ nhận tất cả những ấn phầm và hồi ký của các nhà viết sử, các chính khách và các nhà báo như Bernard F. Fall, Joseph Buttinger, Stanely Karnow, Bradley S. O’leary & Edward Lee, Avro Manhattan, Frances FitzGerald, Alfred W. McCoy, Robert S. McNamara, William J. Lederer, Linh-mục Trần Tam Tỉnh, Lý Chánh Trung, Vũ Ngự Chiêu, Trần Chung Ngọc, Nguyễn Đắc Xuân, Đoàn Thêm, Nguyễn Trân, Nguyễn Chánh Thi, Đỗ Mậu, Trần Văn Đôn, Tuệ Giác, Nguyễn Văn Tuấn, và phủ nhận tất cả những bải viết và hình ảnh của các phóng viên đăng trên các tở Time, New York Time, Life, hàng triệu tở nguyệt báo, tuần báo và nhật báo ở khắp mọi nơi trên thế giới;

b.- Phủ nhận sự kiện trong đêm 20/8/1963 ông Ngô Đình Nhu đem lực Lượng Đặc Biệt dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan tín đồ Ca-tô phối hợp với toàn bộ lực lựợng cảnh sát trên toàn lãnh thổ miền Nam tấn công tất cả các chùa chiền ở Đô Thành Sàigòn – Chợ Lớn – Gia Định, Huế và ở nhiều tỉnh khác, bắt bớ, giam giữ, tra tấn và hãm hại hàng ngàn tăng, ni và Phật tử, đập phá các bàn thờ Phật, khiến cho (1) nhân dân Việt Nam cả miền Nam và miền Bắc đều sửng sốt và kinh hoàng, (2) nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới vô cùng căm phẫn chính quyền Sàigòn và đòi chính quyền Hoa Kỳ phải có hành động và biện pháp cứng rắn đối cái chính quyền bạo ngược và dã man này do chính Hoa Kỳ dựng nên và nuôi dưỡng.

c.- Phủ nhân sự kiện phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long hội kiến với Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào ngày 29/9/1963 để nói cho ông Diệm hay rằng chính phủ Kennedy muốn rằng chính quyền của ông ta (Ngô Đình Diệm) phải tử bỏ chính sách bách hại Phật giáo, phải phóng thích tất cả tăng, ni, Phật tử, học sinh và sinh viên đang bi giam giữ, phải chấm dứt mọi sự đàn áp các thành phần đối lập, phải tái lập sư ổn định chính trị, và phải loại bỏ vợ chồng ông Ngô Đình Nhu ra khỏi chính quyển. Dưới đây là một vài đọan văn nói về cuộc hội kiến này do chính ông Robert McNamara kể lại:

Cuối cùng, ngày 29/9/1963, Max cùng tôi đến Dinh Gia Long, trên đường Công Lý, chỉ cách Tòa Đại Sứ có vài khu phố, để nói chuyện suốt ba giờ liền, và tiếp đó là buổi tiếp tân rất long trọng. Lodge và Harkins tháp tùng chúng tôi. Hôm ấy không có Nhu tham dự.

Bằng tiếng Tây đều đề và buồn tẻ và hút thuốc liên tục, ông Diệm dùng hai giờ rưỡi liền để nói thao thao bất tuyệt về những sáng suốt của chính sách do ông đề ra và những tiến triển của cuộc chiến, thường được khoa trương bằng những bằng chứng trên các bản đồ để chứng minh. Sự tự kết của ông không gây cho tôi nhiều chú ý.

Khi ông nghỉ nói một lúc, tôi bắt đầu. Tôi bảo ông Diệm rằng Hoa Kỳ thật tâm muốn giúp miền Nam Việt Nam đánh bại Việt Cộng. Và tôi nhấn mạnh đến bản chất cuộc chiến là của người Việt Nam; Hoa Kỳ chỉ đến trợ giúp. Tôi đồng ý với ông rằng có tiến bộ về mặt quân sự, nhưng tôi cố tình và mạnh mẽ nhắc đến sự bất ổn chính trị của miền Nam Việt Nam, và rằng sự bất ổn cùng sự đàn áp đã gây nguy hại không nhỏ cho nỗ lực chiến tranh và cho sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Do đó cần phải chấm dứt mọi sự đàn áp và tái lập sự ổn định chính trị

Ông Diệm thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của tôi. Ông nói những công kích của báo chí vào chính phủ và gia đình ông là do sự hiểu lầm về thực trạng của miền Nam Việt Nam.

Mặc dầu tôi nhìn nhận báo giới có sai lầm, nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin vào chính phủ miền Nam và vào chính phủ Hoa Kỳ. Ông ta lại phủ nhận. Ông cáo buộc sinh viên ”thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây. Đáng kính thay! Ông còn nói ông chịu trách nhiệm về sự bất ổn, về vụ Phật Giáo, và làm như vậy là ông ”quá nhân từ” với họ.

Tôi cũng ép ông về vụ Bà Nhu, rằng lời tuyên bố không hay và thiếu suy nghĩ của bà ta gây cho công chúng Hoa Kỳ phẫn nộ. Tôi liền rút trong túi ra một bài báo trích đăng lời tuyên bố của bà nói về các sĩ quan cấp thấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam có ”hành động như những tên lính cầu may”. Tôi cho ông Diệm biết, nói vậy, tức là lăng nhục công chúng Hoa Kỳ.

Lối ông nhìn và thái độ ông lúc ấy cho thấy lần đầu tiên ông tỏ ra thông cảm với tôi, nhưng rồi, ông lại lên tiếng bênh vực cho bà Nhu. Tôi tiếp: ”Như vậy chưa đủ”. Vấn đề này rất nghiêm trọng và phải được giải quyết trước khi cuộc chiến chấm dứt. Max nhắc lại ý kiến của tôi. Ông ta nhấn mạnh cho ông Diệm thấy sự cần thiết phải có đáp ứng để xoa dịu nỗi bất bình mỗi lúc một gia tăng tại Hoa Kỳ trước những biến cố gần đây.

Hai ngày sau, trong một lá thư gửi cho ông Diệm. Max viết: ”Sau khi tiếp xúc với một số sĩ quan Mỹ lẫn Việt, tôi được biết rằng sự quấy phá của Việt Cộng tại miền Bắc (của Miền Nam Việt Nam) và Trung có thể bị sút giảm vào cuối năm 1964 vì bị mất một số đơn vị. Vùng đồng bằng (Cửu Long) có thể phải mất thời gian lâu hơn, chừng cuối năm 1965. Nhưng theo một số tiên đoán đáng tin cậy, nay có một số điều kiện (chẳng hạn như những điều kiện do McNamara đã đưa ra) cần phải thỏa thuận.

Ông Diệm không trả lời. Rõ ràng là ông ta không thèm đếm xỉa gì đến yêu cầu của chúng tôi...

Trở về Hoa Thịnh Đốn, Max và tôi thảo một bản tường trình gửi Tổng Thống, có sự giúp sức của Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, phụ trách An Ninh Quốc Tế William P. Bundy. Vì tính chất quan trọng của bản tường trình và những biến cố tiếp theo, …” [48]

d.- Phủ nhận cả sự kiện nhà viết sử Nigel Cawthorne đã quy liệt ông Ngô Đình Diệm vào trong tác phẩm có tựa đề là 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.[49]

Để cho được công bằng, người viết xin thỉnh mời quý vị thức giả (không phải là những người đồng đạo với ông Diệm và không phải là những người được hưởng những đặc quyền đăc lợi của các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975) ở trong nước cũng như ở hải ngoại lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

6.- Ông Thành nói láo để chạy tội cho giới tu sĩ và các tín đồ Ca-tô người Việt phản quốc.

Nơi trang 397, ông Thành viết:

“Tuy vây, quân dân ở vùng tự do hay bị chiếm đều quyết tâm chống giặc. Ngay cả tại những vùng Thiên Chúa Giáo như Phát Diệm, Bùi Chu, dân chúng không báo cho quân Pháp biết về quân kháng chiến.” Trang 397.

Các vùng Thiên Chúa Giáo như Phát Diệm, Bùi Chu và các làng đạo kế cận các đồn binh Pháp ở rải rác trong các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc và các tỉnh ở phía bắc miền Trung có thực sự “không báo cho quân Pháp biết về quân kháng chiến” đúng như lời ông Hoàng Ngọc Thành nói trên đây hay không, tất cả đều được sách sử ghi lại rõ ràng.

Ngòai những cuốn sách như (1) Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nôi: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1965) của hai tác giả Quang Toàn và Nguyễn Hoài, (2) cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng Hay Đến Bờ Ảo Vọng (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996) của tác giả Cửu Long Lê Trọng Văn, (3) Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của Linh-mục Trần Tam Tỉnh, (4) Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần, (5) Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam -1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, 1995) của Tiến-sĩ Nguyễn Xuân Thọ, (6) 3 tập sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 (Houston, TX: Văn Hóa, 1999 và 2000) của Tiến-sĩ Vũ Ng Chiêu, (7) bài viết nói về đạo quân thập tư gồm hơn 6 ngàn người dưới quyền chỉ huy tên Thiếu Úy Le Roy ở vùng Bến Tre (Chính Đạo, Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1993), tr, 199-200), người viết tin rằng còn có rất nhiều tài liệu khác nói về những hành động gián điệp cùng những hành động tham tàn man rợ của tín đồ Ki-tô hoặc là ở trong hàng ngũ quân đội Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, hoặc là ở trong những toán lính thập tự ở trong các giáo khu Phát Diệm, Bùi Chu và ở các làng đạo hay xóm đạo được Pháp vũ trang tiến vào các làng lương kế cận trong những chiến dịch càn quét, bắt giết người bừa bãi, đốt nhà, đốt đình, phá hủy miếu đền, chùa chiền, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp của, gây nên không biết bao nhiêu cảnh đau thương khốn khổ cho nhân dân ta. Mong rằng các vị chứng nhân và các vị thức giả lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

7.- Đặc tính nói láo, lươn lẹo và cãi bựa của tác giả Hoàng Ngọc Thành để bốc thơm chính quyền Ngô Đình Diệm.

Nơi trang 568, tác giả Hoàng Ngọc Thành viết:

Nói chung, chính quyền Ngô Đình Diệm có kỷ cương, cấp dưới tuân lệnh cấp trên và làm việc hiệu lực nên đối phó được các vụ “nổi dậy”do cộng sản xúi giục và tổ chức hay các vụ đột kịch, phục kích như thời kháng chiến chống Pháp. Một lần nữa HCM lại kêu gọi lòng ái quốc của đồng bào “chống Mỹ cứu nước”, tố cáo Hoa Kỳ là xâm lăng, “đánh Mỹ cứu nước”. Những nước nào lấn chiếm, lấy lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, chưa kể quyền lực khác nữa” Đồng chí Truing Cộng “môi răng” hay “kẻ thù” Hoa Kỳ?...”

Đoạn văn trên đây của tác giả Hoàng Ngọc Thành có ba điều sai có chủ tâm. Ba điều đó là: (1) nói rằng, “các vu “nổi dậy” do cộng sản xúi giục và tổ chức”, (2) nêu lên việc cụ HCM “tố cáo Hoa Kỳ xâm lăng” những không dám trả lời hay xác định việc tố cáo này của cụ Hồ là đúng hay sai, mà lại tìm cách lảng tránh bằng thủ đoạn chuyển sang đề tài nói về Trung Cộng lấn chiếm lấy lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam (một chuyện hoàn toàn còn nằm trong tranh luận trong phạm vi ngoai giao của cả hai bên chưa ngả ngũ) và (3) nói rằng, “chính quyền Ngô Đình Diêm có kỷ cương”.

Viết như vậy, rõ ràng là ông Hoàng Ngọc Thành không những chỉ nói láo mà còn vu khống, lươn lẹo, cãi bựa, đánh trống lảng, chuyển sang đề tài khác để hoặc là lờ đi, không phải nói tới vấn đề, hoặc là để bào chữa rằng sự hiện diên của quân đội Hoa Kỳ mà ông cho rằng không phải là quân đội xâm lăng với thâm ý đề cao chính quyền Ngô Đình Diệm có uy tín, có kỷ cương và nhờ vậy mà chính quyền đạo phiệt của ông Diệm mới dẹp được những vụ nổi loạn do Cộng Sản xúi giục và tổ chức. Người viết xin đặt vấn đề với tác giả Hoàng Ngọc Thành:

a.- Về việc ông Thành nói rằng, các vụ nổi dậy do cộng sản xúi giục và tổ chức” có nghĩa là ông Hoàng Ngọc Thành cho rằng các biến cố như (1) Vụ Liên Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến dưới quyền chỉ của Đại Tá Nguyễn Chánh Thi, Trung Tá Vương Văn Đông tấn công và bao vây Dinh Độc Lập vào ngày 11/11/1960, (2) vụ hai sĩ quan phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử dội bom Dinh Độc Lập vào sáng sớm ngày 27/2/1962, (3) Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu trong suốt thời kỳ từ ngày 9/5/1963 cho đến ngày 11/1//1963, và (4) cuộc Cách Mạng 1/11/1963 đều là “do cộng sản xúi giục và tổ chức” cả. Người viết hoàn toàn bác bỏ luận điệu hàm hồ này và cho rằng đây là hành động nói láo nặng tính cách vu khống một cách hết sức trắng trợn cho những hành động chính đáng có chính nghĩa của những người chủ mưu và những người tham dự vào các biến cố lịch sử mà chúng tôi đã nêu lên ở trên. Người viết xin thỉnh cầu quý độc giả ở trong nước cũng như ở hải ngoại (trong đó có những người đã từng tham dự những biến cố trên đây) lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

b.- Về việc ông Thành nêu lên việc cụ HCM “tố cáo Hoa Kỳ xâm lăng”, nhưng lại không dám trả lời hay xác định việc tố cáo này của cụ Hồ là đúng hay sai, mà lại tìm cách lảng tránh bằng thủ đoạn chuyển sang đề tài nói về Trung Cộng lấn chiếm lấy lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, người viết nhận thấy ông Thành đã tỏ ra thiếu hẳn lương tâm của một người trí thức có học vị tiến sĩ sử học và mang tước hiệu là giáo sự giảng dạy môn sử tại ĐHSP Sàigon. Trọng tâm của vấn đề cụ Hồ Chí Minh “tố cáo Hoa Kỳ Xâm lăng miền Nam Việt Nam” thì phải làm sáng tỏ vấn đề là lời tố cáo của cụ Hồ Chí Minh đúng hay là sai. TẠI SAO tác giả Hoàng Ngọc Thành không trả lời thẳng vào vấn đế này?

Là một trí thức có học vị tiến sĩ sử học tốt nghiệp từ một đại học Hoa Kỳ trong đó ông đã được học hỏi theo phương pháp thảo luận và đã từng lăn lộn trong nghề dạy học ít nhất từ năm 1957 cho đến năm 1975 (trừ đi mấy năm du học ở Phi Luật Tân và ở Hoa Kỳ), chẳng lẽ ông Thành lại không biết điều này hay sao? Nói nhỏ với ông Thành nhé, một em học sinh mới học xong lớp 3 tiểu học cũng nhìn thấy rõ cái cung cách trả lời như vậy của ông là lạc đề, dốt và thiếu thông minh, Nếu không muốn nói là lươn lẹo, tìm cách lảng tránh sang đề tài khác, không dám trả lời cái ý chính của vấn đề là “cụ HCM tố cáo Hoa Kỳ xâm lăng” (do chính ông nêu lên) là đúng hay sai. Thực ra, lời tố cáo trên đây của cụ Hồ Chí Minh là đúng 100% vì rằng chính tác giả đã khẳng định rằng Hoa Kỳ xâm lăng miền Nam Việt Nam bằng đoạn văn do chính tác giả viết ra như sau:

“Số cố vấn hay quân Mỹ tăng dần từ 16,500 cuối năm 1963 lên đến 23,000 người cuối năm 1964. Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu không bao giờ muốn Hoa Kỳ gửi cố vấn hay binh sĩ quá nhiều như thế, nhưng không làm gì được, chính quyền Kennedy cứ tiếp tục gửi sang.” (Trang 607).

Đã xác nhận rằng quân Mỹ xâm lăng miền Nam, và ai cũng biết rằng chính quyền miền Nam được Mỹ tạo dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và chỉ là công cụ của Mỹ, thì tất nhiên phải công nhận rằng miền Bắc có chính nghĩa khi tiến hành cuộc chiến đánh đuổi quân Mỹ xâm lăng (trong những năm 1954-1975) để đòi lại miền Nam cho tổ quốc. Thực trạng này khiến cho tác giả Hoàng Ngọc Thành “ngọng lưỡi”, nhưng vì muốn bênh vực cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tác giả quay ra dùng thủ đoạn đánh trống lảng, chuyển sang đề tài khác bằng cách nói đến việc Trung Cộng lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam (nếu có, thì cũng sau đó nhiều năm) để “giải thoát cái thế bí đang bị ngọng lưỡi” về lời tố cáo “Hoa Kỳ xâm lăng miền Nam Việt Nam”.

Còn việc Trung Cộng lấn chiếm lấy lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam nếu có thực thì cũng xẩy ra sau đó nhiều năm và vẫn còn nằm trong phạm vi tranh luận giữa các bộ ngoại giao của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Nếu thực sự có như vậy, thì đây là việc một cường lân ỷ mạnh lấn lướt nước láng giềng yếu thế mà thôi, và công việc của chính quyền Việt Nam (hiện nay, chứ khồng phải chính quyền miền Bắc trongi thập 1960) là phải tiến hành từng bước một mà việc đầu tiên là phải trình bày những luận cử với đầy đủ tài liệu dẫn chứng để cho bộ ngọai giao Trung Quốc nhìn thấy rõ vấn đề. Nếu bị Trung Quốc bác bỏ, thỉ bước kế tiếp là phải đem nội vụ trình bày cho tổ chức Liên Hiệp Quốc và nhân dân thế giới nhìn thấy rõ sự thật. Chứ không thể vì thế mà tuyên chiến hay khai chiến với Trung Quốc để rồi vô hình chung tự mình tạo cái cớ cho Trung Quốc lấy đó làm lý do đem quân sang tấn chiếm nước ta.

Là một nhà trí thức có bằng tiến sĩ sử học và đã từng giảng dạy môn lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn mà TẠI SAO ông Thành lại không hiểu biết gì về điều này? Viết như vậy mà ông không sợ người ta chê ông vừa dốt nát, vừa thiếu thông minh, vừa lươn lẹo (đảo ngược thời gian Trung Cộng lấn chiếm đất đai và lãnh hải) giống như những phường văn sử nô vô tổ quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” hay sao? Ông Thành ôi là ông Thành! Tôi thấy tội nghiệp cho ông quá! Tội nghiệp cho cái bằng tiến sĩ sử của ông! Tội nghiệp cho các anh chị em sinh viên tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn đã bị cưỡng ép phải theo học các lớp học do ông phụ trách giảng dạy!

Cung cách viết lách như trên của ông Thành chẳng khác gì lời biện hộ của ông A trong thí dụ sau đây. Một tội phạm A bị đưa ra tòa bị ông biện lý hỏi có đúng là bị can đã can tội hiếp dâm em bé rước lễ Nguyễn Văn Tèo ở Nhà Thờ X hay không. Bị cáo A lại nói rằng tôi thấy các đấng bề trên của tôi (trong đó có nhiều giáo hoàng) cũng đã từng hiếp dâm các trẻ em rước lễ và các nữ tín đồ còn dữ dằn và thô bạo hơn tôi. Như vậy, so với những con ác quỷ trên đây, thì giữa tôi và họ, ai có tội nặng hơn ai?” Tại sao những tên ác quỷ dâm tặc đó không bị xử lý, mà lại chỉ xử lý có một mình tôi thôi?

Với cái lối viết sử như đoạn văn mà chúng tôi trích dẫn trên đây, quả thật là Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành đã làm ô uế cái bằng tiến sĩ sừ học và cái tước hiệu giảng sư của Trường ĐHSP Sàigòn!

c.- Về câu nói chính quyền ông Diệm có kỷ cương,

Trước hết, chúng ta hãy tìm ý nghĩa đích thực của từ kép “kỷ cương” rồi dựa vào đó để xem “chính quyền ông Diệm thật sự có kỷ cương” hay chỉ là một câu nói láo để tâng bốc và tôn vinh cái chế độ đạo phiệt này nó khốn nạn đến độ mà chính ông Ngô Đình Diệm đã bị sách sử quy liệt là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức thì “kỷ cương” là “mối giềng phép tắc”

Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh thì “kỷ cương” có nghĩa là “Điển chương pháp độ của nhà nưc”, tức là “các khuôn phép đã có nếp sẵn từ nhiều đời trước”. Như vậy nói đến một chính quyền có kỷ cương tức là nói đến chính quyền trong đó:

[a].- Người lãnh đạo chính quyền phải có chính nghĩa, phải là người của nhân dân, từ trong nhân dân mà ra, (1) hoặc là đã sưốt đởi liều thân chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc, (2) hoặc là từ chiến khu kéo quân về đánh đuổi quân cướp xâm lăng giành lại chủ quyền độc lập cho đất nước, (3) hoặc là vì dân mà dấy binh đạp đổ bạo quyền giải thoát cho nhân thoát khỏi cái ách thống trị tham tàn bạo ngược của một tên bạo chúa, (4) hoặc là do nhân dân tuyển chọn qua một cuộc tuyển cử phổ thông đầu phiếu, bỏ phiếu kín.

Xin hỏi ông Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thành, ông Ngô Đình Diệm được đưa lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam ở vào trường hợp nào trong những trường hợp trên đây mà ông lại dám nói rằng “chính quyền ông Diệm có kỷ cương”?

[b].- Luật pháp nghiêm minh có nghĩa là trong một quốc gia, bất kể gì là (1) địa vị trong xã hội (vua, quan, thường dân), (2) tôn giáo, (3) chủng tộc, (4) địa phương, (5) học thức, v.v.., tất cả mọi người đều phải tuân hành luật pháp theo đúng nguyên tắc “pháp bất vị thân” (nobody is above the law), và không có ngoại lệ nào cả.

Xin hỏi ông Thành, trong những năm chế độ Ngô Đình Diệm tồn tại ở miền Nam Việt Nam, các ông Ngô Đình Diệm, Giám-mục Ngô Đình Thục, ông bà Ngô Đình Nhu, ông Ngô Đình Cẩn, bà Cả Lễ, các ông tu sĩ Ca-tô và băng Đảng Cần Lao có tôn trong pháp lụật không?

Muốn biết sự thực như thế nào, xin quý vị đọc Chương 2, sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004) của tác giả Nguyễn Mạnh Quang.

[c].- Chính quyền phải đối xử công bằng với mọi người, không được biệt đãi cho một tôn giáo hay một giới người nào.

Xin hỏi ông Thành, trong hơn chín năm trời tồn tại ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm có đối xử công bằng với mọi người và với các tôn giáo phi Ki-tô không?

Muốn biết sự thực như thế nào, xin quý vị đọc Chương III, sách Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978) của tác giả Linh-mục Trần Tam Tỉnh.

[d].- Chính quyền chỉ là một thế lực đại diện cho nhân dân thay thế cho đạo đức và luật pháp nghiêm minh (như đã nói ở trên) để kiểm sóat và thẳng tay trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo, mượn danh thần thánh đem những điều hoang tưởng về quyền lực của thế giới thần linh để mê hoặc, phỉnh gạt, lừa bịp và hù dọa những người ngu dại hầu thủ lợi. Truyền thống của các dân tộc Đông Phương là như vậy. Cũng vì thế mà ở Trung Quốc mới có ông Tây Môn Báo đã trừng trị bọn thày cúng đồng cốt ở trên ven sông Chương Hà vì chúng đã bịa đặt ra chuyện ông thần hà bá ở khúc sông này đòi hàng năm phải cưới cho ông ta một cô vợ trẻ đẹp rồi cấu kết với bọn cường ác bá địa phương để cưỡng bách nhân dân trong vùng phải nhắm tíin rằng cái chuyện láo khóet này là có thật, rồi kéo nhau đến các nhà khá giả có con gái mới tới tuổi cặp kê để tống tiền và bắt mọi người phải đóng góp tiền bạc để chúng tổ chức là lễ thành hôn cho tên ác thần khốn nạn này.

Xin hỏi ông Thành, trong hơn chín năm trời tồn tại ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm lôi cổ bọn người lưu manh quạ đen bịa đặt ra chuyện bà già xề Maria là Đức Mẹ Đồng Trinh (bất kể là bà già xề này đã trải những cuộc làm tình với ít nhất là hai người đàn ông, đã sinh đẻ ra cả một đàn con tới 7 hay 8 người con) rồi cưỡng bách người dân phải thờ phải cúng và chính ông Ngô Đình Diệm lại còn nhân danh tổng thống miền Nam Việt Nam tổ chức một buổi đại lễ vô cùng trọng thể rồi cho mời Hồng Y Agagianian, đại diện của Tòa Thánh Vatican tại Sàigòn đến làm chủ tế để dâng nước Việt Nam cho cái bà già xề nạ dòng này.[50] Với hành động bất minh và bất chính của ông Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhu vây, mà ông Giáo-sư tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành lại dám nói rẳng “chính quyền Ngô Đình Diệm có kỷ cương”! Như vậy quả thật là vô cùng quái đản!

Muốn biết sự thực như thế nào, xin quý vị đọc Chương 17 (Thời Kỳ 1954-1975), sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam cùng tác giả Nguyễn Mạnh Quang (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_17a.php.)

[e].- Những người cầm quyền phải biết rằng chính quyền là chính quyền của nhân dân, có nhiệm vụ phải phục vụ phúc lợi cho nhân dân, chứ không phải phục vụ cho một thế lực ngoại bang hay một tôn giáo nào cả. Vì lẽ này mà người cầm quyền phải tuyên thệ rằng “cương quyết không tin tưởng vào một ngoại lực nào khác, ngoài cái chính nghĩa đặt quyền lợi của dân tộc và tổ quốc lên trên hết”.

Xin hỏi ông Thành, trong hơn chín năm trời tồn tại ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm có hành xử như vậy không?

Cũng nên biết rằng, trước khi được đưa về Việt Nam cầm quyền, trong một bữa cơm chiều được tổ chức trong Khách Sạn Mayflower tại Washington D.C. vào tháng 10 năm 1950, ông Ngô Đình Diệm đã từng lớn tiếng tuyên bố trước mặt các vị chức sắc đại diện Tòa Thánh Vatican, các nhà chính khách và đại diện Bộ Ngọai Giáo Hoa Kỳ rằng ông “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và ông chống Cộng một cách cực lực.[51]

Thiết tưởng rằng lời tuyên bố vong bản và vọng ngoại trên đây của ông Ngô Đình Diệm với các nhà chính khách Hoa Kỳ và các vị chức sắc trong hệ thống quyền lực của Vatican đã là câu trả lời quá đủ và quá rõ ràng cho vấn đề này rồi, chúng ta khỏi cần phải bàn luận gì hơn nữa!

[f].- Người cầm quyền và viên chức của chính quyền phải ý thức được rằng:

“Xã hội là một tập thể nhiều người thuộc nhiều thành phần và địa vị khác nhau và mỗi người có một trách nhiệm riêng biệt. Tuy nhiên, chính quyền không có nghĩa là một chế độ độc tài chuyên chế. Theo Khổng Tử thì mỗi chức vụ của một người có kèm theo một nghĩa vụ. Không làm tròn cái nghĩa vụ được giao phó cho mình thì ý nghĩa của cái chức vụ của mình sẽ không còn nữa. Như vậy, một ông vua sẽ không thể gọi là vua được nếu không làm tròn cái nghĩa vụ đã giao phó cho ông ta. Nếu ông ta dùng quyền hành để theo đuổi những mục đích ích kỷ thay vì chăm lo phúc lợi cho muôn dân thì ông ta chỉ còn mang cái tên ông vua thôi, chứ thực sự ông ta không còn là vua nữa. Nhà lãnh đạo nắm quyền cai trị cũng như người dân bị trị đều có nghĩa vụ thiên định. Người cầm quyền cai trị muôn dân phải nêu gương tốt cho muôn dân noi theo. Chỉ khi nào người cầm quyền là người hiền đức thì mới hy vọng được muôn dân trung thành và tuân phục. Cái nguyên tắc này cũng được áp dụng trong mối liên hệ tương quan giữa những người trong cùng một gia đình. Dầu rằng người chồng có quyền thế hơn người vợ, cha mẹ có quyền hơn con cái, anh có quyền hơn em, nhưng cũng phải có những nghĩa vụ hỗ tương đối với nhau: người trên phải thương yêu và che chở cho kẻ dưới, và bổn phận của kẻ dưới thì phải trung thành và tuân phục người trên. Bằng cách nào đi nữa thì sự kính trọng và tùng phục của kẻ dưới đối với người trên cũng không phải là tự động. Khổng Tử đã nói rằng chỉ khi nào nhà vua biết dùng lễ đối với quần thần và muôn dân thì mới hy vọng họ đem lòng trung đáp lại. Tương tự như vậy, một người cha tàn ác và bất nhân đối với con cái là tự làm mất đi cái quyền đòi hỏi con cái phải có lòng hiếu thảo đối với mình. Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải áp đặt nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới; kẻ nào không sẵn lòng hay không có thiện ý hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì không có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình..” [52]

Xin hỏi ông Thành, trong hơn chín năm trời tồn tại ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm có quan niệm và hành xử giống như những gì được trình bày trong bản văn trên đây không?

Ai cũng biết rằng một chính quyền có kỷ cương phải là một chính quyền mà người cầm quyền phải có đầy đủ 6 đức tính hay yếu tố nêu lên trên đây. Xin hỏi tác giả Tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành rằng ông Ngô Đình Diệm và chính quyền của ông ta có được một trong 6 đức tính hay yếu tố (a,b,c,d,e và f) trên đây hay không mà ông lại dám nói rằng, “chính quyền ông Diệm có kỷ cương”?

Theo sự hiểu biết của người viết, kể từ ngày 30/4/1975, qua những binh đoàn văn nô Ca-tô người Việt ở hải ngoại, bộ máy tuyền truyền của Giáo Hội La Mã, thường nhắc đi nhắc lại luận điệu cho rằng “chính quyền ông Diệm có kỷ cươnggiống như họ thường lập lại tiếng “amen” vào trong những giờ lễ ở trong các nhà thờ Ca-tô giáo mà họ chẳng hiểu gì cả!

Vào giữa thập niên 1990, ông con chiên Trần Khắc Kính, một người đồng đạo với ông Ngô Đình Diệm, đã có thành tích hoạt động liên tục trong ngành mật vụ trong chính quyền Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp-Vatican trong những năm 1945-1954 và các chính quyền Sàigòn trong những năm 1954-1975, cũng đã đưa ra luận điệu này trong bài một viết có tựa đề là ”Nhận Diện Một XUÂN TÓC ĐỎ Thời Đại: Đại Tá Thanh Tùng”, đăng trong tờ Saìgòn Post số 32, ra ngày 19/7/1996. Trong bài viết này, ông con chiên Trần Khắc Kính tuyên bố khơi khơi rằng,”Ít nhất là dưới trào Đệ Nhất Cộng Hòa, cũng còn có kỷ cương, trật tự, thượng tôn pháp luật”.

Lời tuyên bố hàm hồ này bị cựu Đại Tá Trần Văn Kha phản bác bằng cách đưa ra những luận cứ hùng hồn với những bằng chứng hiển nhiên. Theo cựu Đại Tá Trần Văn Kha, ngay từ những người thân cận nhất của ông Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn thường ra lệnh bắt và giam người (trái phép), tra tấn nạn nhân (trái phép) và thủ tiêu những thành phần đối lập chính trị (trái phép).  [53]

Làm như vậy, thì chỉ có ”thượng bất chánh”, chứ làm gì có chuyện ”thượng tôn pháp luật” và làm gì “có kỷ cương” như lời tuyên bố của ông cựu Thiếu Tá Mật Vụ con chiên Trần Khắc Kính. Có chăng là chỉ có những người dân trong khối hơn 90% khác tôn giáo với anh em ông Ngô Đình Diệm phải cúi đầu ”hạ tôn pháp luật” dưới quyền sinh sát của 13 tổ chức mật vụ của chính quyền nhà Ngô.

Nếu câu văn này là câu nói của các ông văn nô Ca-tô thuộc lọai “dê cỏn buồn sừng” hay “ong non ngứa nọc” viết ra để chạy tội cho cái chính quyền đồng đạo của họ, thì không nói làm chi. Nhưng ở đây, câu văni này lại do một người có bằng cấp cao nhất trong ngành sử học và mang tước hiệu là giáo sư hay giảng sư Đại Học Sư Phạm Sàigòn để tôn vinh một chế độ mà các nhà báo Chu Tử, Hiếu Chân và Tử Chung đã ra tuyên cáo lên án là đã dùng những biện pháp sắt máu dồn các nhà báo vào “cảnh huống bồi bút phi cầm phi thú”, thì là một chuyện cần phải nói. Trước khi nói thêm về vấn đề này, xin mời độc giả đọc qua Bản Tuyên Cáo của các nhà báo trên đây.

Tuyên Cáo Của Ba Nhà Báo Chu Tử, Hiếu Chân và Tử Chung (Báo Ngôn Luận, ngày 4/11/1963 – Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu I-C 1955-1963, 2000, tr.391)

Mang danh là những người cầm bút chiến đấu cho Tự Do, Dân Chủ và giải phóng con người, vậy mà trong thời gian vừa qua, vì cơm áo và vì khiếp nhược, đớn hèn, chúng ta đã nhắm mắt ăn dơ, đánh đĩ tâm hồn, phản bội Sự Thật, cam tâm làm gia nô cho bè lũ họ Ngô. Dù chúng ta có viện bất cứ lý do nào đề bào chữa, chúng ta cũng không thể chối cãi được tội lỗi của chúng ta đối với đồng bào và lịch sử.

Quân đội đã đứng lên làm nhiệm vụ mình. Cơ hội duy nhất để chúng ta thoát khỏi cảnh huống bồi bút, “phi cầm, phi thú”, cơ hội duy nhất để chúng ta trở lại làm người, đã tới… Nếu sự tự thiêu của bảy tu sĩ – một hi sinh bi hùng nhất trong lịch sử tôn giáo và nhân loại – chưa làm chúng ta giác ngộ, thì quả chúng ta đã hết là người, không còn xứng đáng gặp gỡ vận hội của chứng ta nữa.

Cuộc cách mạng mới chỉ bắt đầu. Xương máu của quân đội, của đồng bào không thể bị bọn đầu cơ chính trị lợi dụng một lần nữa.

Hơn lúc nào hết, chúng ta phải “gạn đục khơi trong” đem hết tâm hồn và năng lực ra phụng sự cho chính nghĩa.

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các bạn nghệ sĩ, bằng máu, nước mắt, mồ hôi, đem ngòi bút viết lại thiên lịch sử của dân tộc mà trong chín năm qua, bè lũ họ Ngô đã làm hoen ố.

Đại điện cho các nhà văn, nhà báo chiến đấu cho Tự Do và Dân Chủ.

Chu Tử, Hiếu Chân, Từ Chung (Bách Khoa, số 165, (15/11/1963), tr. 93).” [54]

Một chế độ mà các nhà báo đương thời có uy tín nhất đã phải ra tuyên cáo như vậy mà ông tiến sĩ sử Hoàng Ngọc Thành lại cho rằng là một chế độ có kỷ cương! Như vậy thì có tiếu lâm không?

Mật vụ Trần Khắc Kính, một con chiên ngoan, nói rằng “Ít nhất là dưới trào Đệ Nhất Cộng Hòa, cũng còn có kỷ cương, trật tự, thượng tôn pháp luật” với mục đích tôn vinh chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm vì cái bản chất cuồng tín Ki-tô của ông ta, chỉ biết phát thanh như con vẹt, chứ thực sự ông ta chẳng hiểu gì về ý nghĩa và giá trị hai nhóm chữ “kỷ cương trật tự” và “thượng tôn pháp luật”. Nếu hiểu được ý nghĩa và giá trị và của hai nhóm chữ này, và nếu có lương tâm, thì chắc chắn là ông ta đã không thể đành lòng đem hai nhóm chữ này gán ghép cho cái chế đô “phi cầm phi thú” của một tên bạo chúa trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.[55][56]

Thiển nghĩ rằng, cứ như lời viết của cụ Trân Văn Kha trên đây, độc giả có thể hiểu là “chế độ Ngô Đình Diệm đã làm cho nhân dân dưới quyền khiếp sợ, không dám ho he nói lên những việc làm bất chính và tội ác (1) của toàn bộ chính quyền từ ông TổngThống Ngô Đình Diệm trở xuống, (2) của tất cả anh em ông ta là Ngô Đình Nhu, Giám-mục Ngô Đình Thục, Ngô Đình Cẩn, (3) của toàn bộ các ông tu sĩ áo đen, v.v….”

Vì giới hạn của tập sách này chúng tôi chỉ nêu lên sơ sơ có 7 trường hợp nói láo của tác giả Hoàng Ngọc Thành trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu nói cho hết những điều nói láo, những chỗ cường điệu và những chỗ xuyến tạc hay bóp méo sự thật lịch sử ở trong cuốn quái thư này, thì phải dùng không biết bao nhiêu trang giấy mới có thể nói hết.

Trong khi trong các tác phẩm của các nhà viết sử có uy tín người ngọai quốc cũng như người Việt, họ đều kể ra từng tội danh về những rặng núi tội ác trời không dung đất không tha của cả cá nhân cũng như chính quyền Ngô Đình Diệm, của anh em dòng họ nhà Ngô, của băng đảng tu sĩ áo đen và của đảng Cân Lao Công Giáo, thì hầu như tất cả các con chiên người Việt cuồng tín và ông tiến sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành lại hết lời ca tụng “chính quyền Ngô Đình Diệm có kỷ cương”. Điều này hoàn toàn trái ngược với những khu rừng tài liệu nói về những rặng núi tội ác của chính quyền này với những vấn nạn Giáo Hội La Mã, tham nhũng, buôn bán thuộc phiện, cướp đoạt tài nguyên quốc gia, ăn chặn tiền ngoại viện, độc quyền buôn lậu, chuyển ngân bất hợp pháp những khỏan tiền kếch sù gửi các nhà ngân hàng ngọai quốc, bách hại Phật giáo, tàn sát đến hơn 300 ngàn trong những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” để đạt được chỉ tiêu biến miền Nam thành công giáo hết trong vòng mười năm, và chính ông Ngô Đình Diệm bị quy liệt vào danh sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Dưới đây là một số những tài liệu này:

1.- Alfred McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia (New York:Harper Colophon Books, 1972)

2.- Bradley S. O’ Leary và Edward Lee, Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F. Kennedy: A.- [bản tiếng Việt do Phạm Viêm Phương và Mai Sơn chuyển dịch] (Nhà Xuất Bản Tự Do, 2000). B.- Bản tiếng Anh (Baltimore. Md: Cemetery Dance Publications, 2000)

3.- Chính Đạo, Tôn Giáo & Chính Trị Phật Giáo 1963-1967 (Houston, TX: Văn Hóa, 1994)

4.- Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975- Tập I-C 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000).

5.- Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, TX: Văn Hóa, 2004). Frances FitzGerald, Fire In The Lake (New York:Vintage Books, 1972)

6.- Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967)

7.- Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1993)

8.- Đỗ Thọ, Nhật Ký Đỗ Thọ (Sàigon: Nhật Báo Hòa Bình xuất bản, 1970)

9.- Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1993)

10.- Bernard F. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964)

11.- Edward G. Lansdale,Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Hoa Kỳ: Đại Nam in lại ấn bản Sàigon 1971)

12,.- Frances. Fitzgerald, Fire In The Lake ( New York: Vintages Books, 1989)

13.- Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân Tập (Los Alamitos, CA: NXB Việt Nam, 1989)

14.- Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận – Cuốn 5 (Paris: Nam Á, 2002)

15.- Lê Trọng Văn, Những Bí Ẩn Lịch Sử Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1989).

16.- Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diện, 1971)

17.- Nguyễn Hiến Lê, Đời Viêt Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986)

18.- Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000)

19.- Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một Trời Tâm Sự (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1987)

20.- Nguyễn Trân, Công Và Tội (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1992)

21.- Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005)

22.- Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004)

23.- Robert S. McNamara, Hồi Ký, San Jose, CA: Nhà Xuất Bản Thế Giới 1995)

24.- TrầnTam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978)

25.- Trần Văn Đôn,, Việt Nam Nhân Chứng (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989)

26.-Tuệ Giác, Việt Nam Phật Giáo Tranh Đấu Sử (Saigòn: Hoa Nghiêm: Phật Lịcl, 2508).

27.- Trần Tương, Biến Cố 11:Từ Đảo Chánh Đến Tù Đày (Los Alamitos, CA: Xuân Thu 1982?)

◄ ● ►

Phần trình bày trên đây cho thấy rằng trong cuốn Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006, tác giả Hoàng Ngọc Thành đã thể hiện ra tư cách của một tên sử nô trong bộ máy truyền truyền của Giáo Hội La Mã và cũng là của các chính quyền miền Nam hơn là tư cách của một nhà trí thức có bằng tiến-sĩ sử học và đã từng giảng dạy môn sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn cả 5 hay 6 năm trời. Đúng ra, từ cuối năm 1945 khi đề nghị đưa cựu hoàng Bảo Đại lên thành lập chính quyền để chống lại chính Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cúa nhân dân ta, Giáo Hội La Mã đã có cả hàng binh đoàn văn nô và sử nô tại Việt Nam làm tay sai cho cả Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vaitan. Ngay cả các nhân vật trong những người lãnh đạo của hai chính đảng Viêt Quốc và Việt Cách cũng trở thành các họat náo viên và sử nô của “cái giáo hội khốn nạn” này. Dưới đây là bằng chứng:

Này nhé, ngày 28/12/1945, viên Khâm Sử đại diện của Tòa Thánh Vatican là Giám-mục Antoni Drapier đề nghị đưa Bào Đại lên thành lập chính quyền để chống lại Chính Quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Lâm Thời của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, thì chỉ mấy tuần lễ sau đó hai Đảng Việt Cách và Việt Quốc đã tiếp tay Vatican cổ võ cho cái đề nghị quái đản phản tiến hóa của cái thế lực thù địch này của dân tộc ta. Đây là sự thật lịch sử bất khả phủ bác và đã được lịch sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 viết:

"Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." [56]

Sự thật về các ông Việt Quốc bênh vực và tôn vinh Giáo Hội La Mã bất kể là “cái tôn giáo ác ôn” này là một thế lực ngoại thù của dân tộc ta (liên tục từ hậu bán thế kỷ 16 cho đến ngày nay) cũng được một nhân vật quan trọng trong chính đảng Viết Cách ghi lại trong tác phẩm Việt Nam Máu Lửa cúa ông ta với nguyên văn như sau:

“Đối với Giáo Hội Gia-tô, lực lượng mạnh mẽ có tổ chức chặt chẽ, Việt Minh cũng không tha. Khẩu hiệu thì Lương giáo đoàn kết, nhưng được thực hiện bằng cấm mở trường thần học của Giáo Hội, bằng đổ lỗi cho các cha cố đã làm gián điệp cho ngoại bang, ép họ vào tội tàng trữ khi bất hợp pháp...." [57]

Hầu như tất cả văn sử nô và hoạt náo viên (activists) của Vatican đều là những người tiếp nhận sở học học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican trong đó họ không được học lịch sử thế giới một cách xuyên suốt, không được học quốc sử (sử Việt Nam) một cách đầy đủ, không được rèn luyện lý trí để tìm hiểu sự vật (cách vật trí tri). Trình độ kiến thức tổng quát của họ cũng bị giới hạn. Hiếm có người hoàn tất xong chương trình đại học 4 năm và nếu có, thì họ cũng chỉ theo học một ngành chuyên môn nào đó như y khoa (bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ), luật (luật sư, thẩm phán, kinh tế, ngoại giao), hành chánh (tốt nghiệp Hậu Bổ và Trường Quốc Gia Hành Chánh) hay quân sự. Thảng hoặc, có người nào đó mang danh là giáo viên dạy môn sử, thì họ cũng chỉ được đào tạo theo cái lối dạy tắc trách vô trách nhiệm. Cung cách này đã gây cho anh em sinh viên chúng tôi một số khó khăn:

Khó khăn 1: Học ban sử mà chúng tôi không có một nguồn tài liệu nào cả. Nhà trường và các giáo sư cũng không có sách giáo khoa để phân phát hay bán cho chúng tôi như ở bên trường Luật Sàigòn hay ở các đại học Hoa Kỳ, Canada. Tất cả chỉ trông cậy vào những lời giảng dạy của giáo sư ở trong lớp.

Khó khăn 2: Một số các giáo sư khi giảng bải hoặc là chỉ nhìn lên trần như thày Trương Bửu Lâm, hoặc là chỉ cúi mặt nhìn vào tài liệu hay sách đọc (như Giáo-sư Nguyễn Khắc Kham và Giáo-sư Nguyễn Ngọc Cư) và nói thao thao bất tuyệt mà không ngó ngàng nhìn đến sinh viên xem họ có hiểu bài hay ghi được những lời giảng dạy hay không.

Các giáo sư người Pháp giảng dạy tương đối chậm rãi. Thế nhưng, dù là chậm rãi đến đâu đi nữa thì hơn 90% sinh viên Tú Tai II Việt Nam trong lớp cũng chẳng hiểu gì cả, nói chi đến chuyện “ghi bài”.

Chúng tôi chẳng bao giờ được chỉ dẫn hay lấy một khóa học dạy về phương cách viết các bài điểm sách, khảo luận (term paper), tiểu luận (thesis) và luận án tiến sĩ (dissertation) như ở các trường đại học tại Hoa Kỳ. Vần đề này đã được người viết trình bày khá rõ ràng trong bài viết Tiễn Bạn, Nhớ Chuyện Ngày Xưa (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ015.php), trong đó chúng tôi có kể lại về cái cung cách giảng dạy của một số giáo sư phụ trách giảng dạy lớp chúng tôi trong 3 năm 1961-1964.

Không biết trong những năm giảng dạy các lớp Sử Địa tại Đại Học Sư Phạm Sàigòn, Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành có giúp cho các sinh viên trong các lớp của ông thoát khỏi những khó khăn trên đây hay không. Sự thể như thế nào, thì chỉ có ông Thành và những sinh viên đã học với ông biết rõ hơn ai hết. Mong rằng chính Giáo-sư Thành và quý vị đã từng theo học các lớp do Giáo-sư Thành giảng dạy hãy lên tiếng để làm sáng tỏ vấn đề này.

Về vấn đề biên sọan một tác phẩm về lịch sử, đáng lý ra tác giả Hoàng Ngọc Thành phải sử dụng phương pháp biên khảo có tính cách khoa học (nói có sách, mach có chứng) và đưa ra những luận cứ khác hẳn với cung cách viết sử của các ông văn nô sử nô trong bộ máy tuyền truyền của Vatican, hay các ông văn sử nô con chiên cuồng tín người Việt, vì rằng ít ra ông đã theo học tại một trường đại học ở Hoa Kỳ, đã có bằng tiến sĩ về ngành sử học và giảng dạy tại Đại Học Sư Phạp Sàigòn ít nhất là 3 hay 4 năm trở lên.

Thiết nghĩ rằng, suốt cả đời theo đuổi ngành dạy học, tác giả Hoàng Ngọc Thành, ít ra cũng hiểu rõ nhiệm vụ của người làm nghề dạy học không phải chỉ làm có công việc “truyền đạt chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức và rèn luyện đức hạnh”, mà còn phải “KHAI TÂM” cho các môn sinh, nghĩa là phải “mở mang trí tuệ cho môn sinh, lấy chân tâm mà hướng dẫn môn sinh về phương cách vận dụng trí óc vào việc lý luận, phân tách và tìm hiểu sự vật." Viết đến đây, người viết nhớ đến lời nói của một nhà giáo Hoa Kỳ đăng trong tờ Daily Bulletin ngày 4 tháng 3 năm 1997 của trường Trung Học Stadium (Tacoma School District) nói về mục đích của giáo dục như sau:

“Mục đích của giáo dục là biến tâm hồn con người thành một tâm hồn linh động truyền đạt, chứ không phải là một tâm hồn tù hãm trong một phạm trù hạn hẹp.” (The goal of education should be to turn the mind into a living fountain, not a holding pond.)

Cũng vì lương tâm của một người thày giáo đã từng dạy môn sử, người viết đã tự nguyện làm những việc tỉ mỉ như sau:

Khi được chỉ định về dạy các lớp 12 tại Trưởng Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức, Sàigòn, người viết biết rằng học sinh ở bậc trung học ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955 (cho đến lúc bấy giờ - năm 1970) đã không được học Lịch Sử Thế Giới và không biết gì về tình hình thế giới trong thời cận và hiện đai, cho nên chúng tôi mới biên soan các bài sử liên hệ đến thời kỳ này gom lại thành tập sách Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh, rồi nhờ các em học sinh Ban Doanh Thương đánh máy, in và phân phát cho các anh em học sinh có tài liệu để học.

Khi làm việc tại Tacoma Public Schools, thấy rằng các em học sinh Việt Nam thường đến gặp để nhờ dịch và giảng dạy những bài học sử trong cuốn sách giáo khoa sử Mỹ của nhà trường, và có đến hàng trăm học sinh Việt Nam ở các trường trong sở học chánh này đều đến hỏi những bài học như vậy, vì thế mà ngay từ niên khóa 1976-1977, người viết đã quyết định miệt mài trong mấy tháng chuyển dịch cuốn sách giáo khoa sử Mỹ có tựa đề là “This Is America’s Story (Atlanta, Georgia: Houghton Mufflin Company, 1975) của tác giả Howard B. Widwer, Robert P. Ludlum và Harriett McCune Brown sang tiếng Việt. Bản dịch này được Tacoma Pbulic Schools in và tái bản nhiều lần để vừa phân phối cho các em học sinh người Việt tại Tacoma Public Schools sử dụng, vừa gửi cho các Publilc Schools khác có học sinh Việt Nam ở nhiều nơi trong nước Mỹ sử dụng.

Như đã nói ở trên, lương tâm chức nghiệp của một ông thày dạy sử là phải nói và chỉ nói những sự kiện có thật đã xẩy ra trong quá khứ, đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc lên trên hết, chỉ được nói đến việc làm tốt hay xấu của người cầm quyền hay của các thế lực quyền thế có ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân hay các nếp sinh hoạt trong xã hội mà không được bới móc đời tư, hay đem chuyện tình cảm riềng tư cá nhân ra để bêu riếu các nhân vật lịch sử, đúng như bà Eleanor Roosevelt đã tnói: “Great minds discuss ideas, mediocre minds discuss events and small minds discuss personalities."

Đến đây, người viết xin đặt vấn đề với tác giả tiến-sĩ Hoàng Ngọc Thành rằng, khi giảng dạy hay viết về bất kỳ vấn đề lịch sử nào, ông có “discuss ideas và events” hay là đã tự lao vào cái vũng bùn nhơ ô uế của bọn người “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “giữ đạo chứ không giữ nước” tự biến mình thành một phần tử bán linh hồn cho Giáo Hội La Mã mà trở thành một tên sử nô cho bộ máy tuyền truyền của Vatican hay của các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975?

Nói cho rõ hơn, nghĩa vụ của người làm giáo dục là phải cố gắng trình bày các sự kiện một cách rõ ràng và giải thích cặn kẽ những lý lẽ bằng những phương pháp khoa học khiến cho môn sinh hay học viên theo đó mà học hỏi phương cách sử dụng lý trí, lương tâm và lương tri để nhận thức hay ý thức được đâu là sự thực, đâu là chân lý và những gì thuận lý và có thật, khác hẳn với những gì chủ quan, nghịch lý, mơ hồ, viển vông, mông muội. Những người làm công việc giáo dục chỉ biết nói những điều thuận lý khiến cho người nghe được nghe những điều thuận tai. Những người chủ trương áp dụng chính sách giáo dục đúng nghĩa của giáo dục là những người lương thiện, mong muốn những ông thày dạy học phải đem hết lòng chân thành vào việc giải thích sự thật của sự việc và sự vật.

Mong rằng những gì chúng tôi trình bày trên đây có thể giúp ông Hoàng Ngọc Thành mở rộng tâm hồn và tầm mắt để nhận thức được rằng một nhà sử học phải đặt nặng vấn đề lương tâm chức nghiệp của người dạy sử và viết sử.

Trung ngôn nghịch nhĩ, nếu trong tập sách này có đỉều sai làm, không đúng với sự thật, chúng tôi thiết tha mong được tác giả Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành lên tiếng viết bài phản biện theo đúng phương pháp khoa học với những luận cứ thuận lý và thuận nhĩ.

Mong lắm thay!

Trân trọng,

Nguyễn Mạnh Quang

Tacoma, Ngày Lâp Xuân (22/3/2011)

CHÚ THÍCH


[30] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947-1954 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 181.-

[31] Xin xem Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: Tacoma Public Schools, 1994), tr. 206-213.

[32] Sách Vietnam: A Histtory In Documents (New York: A Meridian Book, 1981) của tác giả Gareth Porter ghị lại đầy đủ nơi hai trang 150-151. Cụ Đoàn Thêm cũng ghi lại sư kiện này nơi trang 147 trong cuốn 1945-1964 Việc Từng Ngày – Hai Mươi Nam Qua (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, không đề năm phát hành).

[33] Avro Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984), pp. 57-58. Nguyên văn: “Diem convinced himself that he had been chosen by God to fullfill a definite task, and that a day would come when he would be ready to carry out his mission. When he judged the time to be appropriate, he approached Cardinal Spellman, at this time the confidant not only of the pope, but equally of powerful political figures in the U.S. Spellman introduced Diem to Wlliam O. Douglas of the Supreme Court. The latter introduced Diem to Mike Mansfield and to John F. Kennedy, both Catholics and Senators. Allen Dulles, Director of the CIA adopted him – following the dicision of his brother, John Foster Dulles and of Cardinal Spellman, who was acting for Pope XII. Diem became their choice; he was going to be the head of the government in South Vietnam. The dicision having been taken, Dulles advised France to tell Bao Dai to appoint Diem as prime minister. France, having by now decided to abandon Vietnam, agreed. Diem became prime minister in June, 1954. The 19th of that same month, Bao Dai invested Diem with dictatorial power. This entailed not only civilian but also military control of the country. Diem arrived in Saigon June 26, 1954 and on July 7 set up his own government.

[34] Lê Hữu Dản. Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, Calìornia, 1997), tr .24.

[35] Lê Hữu Dản,Sđd., tr.26-27.

[36] Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, TX: Văn Hóa, 2004), tr. 11.

[37]Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-1956 (San Joses, CA: Nghĩa Phú, 2009), tr. 602.

[38]Robert S. McNamara, In Retrospect – The Tragedy and Lessons of Vietnam (New York: Random House, 1995), pp. 75-81. và Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa,2000), 433-448.

[39] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.14- 15.

[40] Scott Shane, America’s Journeys With Strongmen – New York Times, Friday 11, 2011. Source: http://www.nytimes.com/2011/02/06/weekinreview/06shane.html

[41] Lê Hữu Dản, Sđd., tr. 24

[42] Lý Chánh Trung, Những Ngày Buồn Nôn (Sàigòn: Đối Diện,1972), trang 135-138.

[43] F. Lee Benns, Europe 1870-1914 (New York: Appleton Century Crofts, 1965), P. 190.

[44] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 355.

[45] Bernard B. Fall, The Two Viet Nams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 63-64.Nguyên văn: “As for the Chinese occupation forces under Lu Han, who later defected to Chinese Communists, they were, on the contrary, enormous. They were composed of the 60th, 62nd, 93rd armies, reinforced by the 23rd 39th, and 93rd divisions, comprising some more than 152,000 men and it took them almost six weeks to cover 100 miles from border to Hanoi, like a sawrm of locusts, they slowly pilfered their way through the countryside. In the process, they not only gave the Viet Minh’s sufficient time to gain control over much of Viet Nam, but they also revived the century old Vietnamese hatreds for all things. Chinese and thus thoroughly discredited the Vietnamese natrionalists who had hoped to be able to use Chinese support in their forthcoming struggle against Ho Chi Minh.”

[46] Ruth Pelzda, Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Perigrine Smith Inc., 1987), p. 128.Nguyên văn: “People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story."

[47] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.

[48] Robert S. MacNamara, Hồi Ký Robert S. McNamara, 1995), tr 100-102.

[49] Nigel Cawthorne, Tyrrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus Publishing Ltd., 2004). tr. 167-168.

[50] Trần Tam Tình, Sđd., tr 126-127.

[51] Lê Hữu Dản, Sđd., tr. 23.

[52] Dun J. Li, The Ageless Chinese - A History (New York: Charles Scribner’s Sons, 1978), tr 75-76.Nguyên văn: (”Society was composed of a variety of individuals and each individual had a special function to perform. However, authority did not and should not imply despotism. With each name, according to Confucius, there was a reality; without reality a name would be deprived of its meanings. Thus a prince (name) could not be rightly called a prince if he did not perform the functions (reality) assigned to him. If, for instance, he used his authority for selfish purposes instead of the welfare of his subjects, he was a prince in name only, but not a real prince. There was a heavenly imposed duty on the ruler as well as on the ruled. A ruler should set an example to his subjects. Only when the ruler was wise and virtuous could the people be expected to be loyal and obedient. The same principle was also applied to the household. Though the husband was superior to his wife, parents superior to children, and alder brothers superior to the young ones, there were mutual obligations governing each other: love and protection on the part of the superiors and loyalty and obedience on the part of the inferiors. The respect and obedience a superior received was not automatic by any means. Only when a king treated his ministers with li (propriety), said Confucius, could the ministers reciprocate it with chung (loyalty). By the same token, a cruel, unloving father forfeited all rights of demanding filial piety from his son. A correct relationship imposed obligations on both sides; those who were not willing to give should receive either.")

[53] Trần Văn Kha & Trần Thiện Thanh, Phá Ngục Tù (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1997?), tr. 466-469.

”Viết như thế là ông (Trần Khắc Kính) hơi cận thị, không biết rằng tất cả những chế độ độc tài tàn bạo đều giữ được kỷ cương, trật tự. Pháp đã giữ được kỷ cương trật tự ở Việt Nam hơn 80 năm cho đến khi bị Nhật đảo chính vào ngày 9/3/1945. Sô Viết Liên Bang (Soviet Union) hơn 70 năm đến khi trở thành Sô Viết Tan Hoang (Soviet Disunion) vào năm 1991. Bắc Hàn Cộng Sản cho đến bây giờ là hơn 50 năm. Fidel Castro của Cuba cách xa Mỹ chỉ hơn 100 cây số đường biển, gần 40 năm, trong khi Mỹ vẫn muốn lật đổ mà không đuợc. Ông Ngô Đình Diệm chỉ giữ được kỷ cương, trật tự có 9 năm. Như vậy là còn thua xa mấy nhà độc tài kia.

Một chế độ sụp đổ chỉ là hậu quả tích lũy những sai lầm trong nhiều năm. Giống như một cái cây bị sâu đục, cây không chết ngay khi bắt đầu bị sâu đục, mà chỉ chết sau nhiều năm khi đã bị sâu đục rỗng. Cho nên bảo rằng ”Còn Cụ (Ngô) thì không mất nước” là không lương thiện. Chính bản thân mình còn không bảo vệ được, thì làm sao bảo vệ được nước?

Làm tổng thống, trong tay có quân đội, có công an mật vụ với toàn quyền bắt người và tra tấn, bất chấp cả luật pháp, mà để bị lật đổ, rồi bị giết chết, thì không thể nói là giỏi được. Ông Kính đề cao chế độ Diệm ”thượng tôn pháp luật”. Ông Kính ơi, nghề của ông là làm mật vụ, bắt người đem tra tấn, viết lách làm gì, bởi vì chính ông đã phản bội lại nhà Ngô mà ông muốn bảo vệ. Chính ông đã gián tiếp tố cáo nhà Ngô là độc tài dã man. Sau đây là lời của chính ông:

”Sau đó vài đêm, tôi (Trần Khắc Kính) theo rõi bắt được Nha Sỹ Phan Ngọc Các, tại Building Cửu Long. Vụ này, do ông Ngô Đình Nhu chỉ thị, sẽ được kể chi tiết vào một dịp khác. Dẫn (Phan Ngọc) Các về, tôi có ý định gửi giam tạm ở tầng trệt căn biệt thự Võ Tánh. Cửa mở, tối thấy dưới ánh đèn sáng trưng của gầm cầu thang, một thân hình bị còng giật cánh khuỷu, nhăn nhó đau đớn, cố gượng ngồi dậy, theo lệnh lính gác. Từ chỗ tối nhìn vào, (tôi) nhận rõ là Mai Đen... Nguyễn Thiện Dai bắt về tra khảo, thì thấy Mai Đen không thuộc nhóm nào cả!... Cuối cùng, (Nguyễn Thiện) Dai đành liệt Nguyễn Văn Mai (tức Mai Đen) vào hạng ”lưu manh chính trị”, câu lưu chờ bên Trên giải quyết. Vài bữa sau Lộc Vổ, nhân dịp gặp Dai, dọa: ”Bỏ mẹ, tao biết là thằng Mai Đen quen biết với ông Ba đó!” (Nguyễn Thiện) Dai lo lắng: ”chết cha, đâu có biết, tao trót nặng tay với nó rồi, giờ phải sao đây?” Lộc trấn an: ”Thì mày đừng đánh nó nữa!...” Với không khí căng thẳng vào thời gian trên - nếu không có sự tiết lộ của Lộc Vổ - Mai Đen ắt khó toàn tính mạng mà - ví dụ có sống được - cũng thành tật.”

Bắt người do ông Ngô Đình Nhu chỉ thị, không có án lệnh của tòa, tra tấn nghi can cho đến chết, hay thành tật, cũng không ai dám kêu ca gì; luật sư biện hộ (lại) không có. Như thế thì xin ông (Trần Khắc) Kính cho biết ”thượng tôn pháp luật” ở chỗ nào? Các nhà cách mạng Nguyễn Bảo Toàn và Phạm Xuân Gia thì bị tra tấn ngất ngư, rồi bị nhét vào bao bố, nhận chìm dưới sông Nhà Bè. (Xin coi lại chi tiết trang 175-176 sách Phá Ngục Tù). Quý vị nào muốn biết nhân viên mật vụ (của chế độ Ngô Đình Diệm) tra tấn, thủ tiêu người quốc gia ra sao, xin đọc cuốn ”Những Bí Ẩn Lịch Sử )Dưới Chế Độ Ngô Đình Diệm) của Lê Trọng Văn). Tra tấn, giết người không xét xử, ai mà không sợ, thì làm gì mà không giữ được ”kỷ cương trật tự.” Nhưng ”thượng tôn luật pháp” thì hoàn toàn không có. Ông Kính nên suy nghĩ kỹ trước khi viết, nếu ông muốn bênh vực nhà Ngô, chứ không phải tố cáo nhà Ngô độc tài dã man, ngồi xổm lên trên pháp luật.

Bây giờ, nếu Cần Lao (Công Giáo) lật đổ được Việt Cộng, các ông ấy lên cầm quyền, thì các ông ấy lại có thể duy trì được ”kỷ cương, trật tự”. Anh nào dại dột chống đối thì cứ gọi là nhừ đòn, ”khó toàn tính mạng - ví dụ có sống được - cũng thành tật!” Hiện nay ở bên Mỹ, mà nhiều người vẫn còn sợ các ông ấy đấy! Người tổ chức ra mắt sách ”Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II” cho biết: ”Trong lúc tôi bận ở nơi ra mắt sách, có kẻ vô danh đã điện thoại lại nhà, nói năng tục tĩu, hăm dọa đàn bà, con nít. Nhà tôi đang đau yếu, chẳng hiểu gì, sợ quá ...

Khủng bố, bất cứ dưới hình thức nào, bằng bom, bằng súng, bằng điện thoại... đều bị toàn thể thế giới lên án, khinh bỉ. Thế mà một số người Việt cuồng tín vẫn giữ y nguyên thái độ lạc hậu, khủng bố như thời Trung Cổ...”

[54] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963, 2000, tr. 100.

[55] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr. 167-168.

[56] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076.

[57] Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 89.


Trang Nguyễn Mạnh Quang

Trang Lịch Sử