Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II

nhiều tác giả

http://sachhiem.net/DOITHOAI/GiaodiemDT3.php

20-Aug-2014

PHẬT GIÁO VÀ GIÁO HOÀNG

Trần Văn Kha

TT Đỗ Mậu (phải) trò chuyện với Đại tá Trần Văn Kha (trái), tác giả Thời Đại Mới, Tranh Đấu và tác phẩm chuyên khảo Yoga

Mới đây Giáo Hoàng có cho phát hành một cuốn sách mang tên Crossing the Threshold of Hope (Vượt qua ngưỡng cửa của hy vọng), trong đó có một chương nói về Phật giáo. Chương này là để trả lời các câu hỏi của Vittorio Messori, một nhà văn Ý. Sau đây là những đoạn trích các câu trả lời do chính Đức Giáo Hoàng viết ra, và đã được tiến sĩ Joaquin Navarro, trưởng phòng báo chí của Đức Giáo Hoàng mang đến tận nhà trao cho Vittorio vào tháng 4/1994. Cũng xin lưu ý là các câu hỏi này đã được viết ra, đưa trước cho Tòa Thánh, nhân dịp họp báo kỷ niệm 15 năm giữ chức vụ Giáo Hoàng dự trù vào tháng 10/1993, nhưng cuộc họp báo đã bị hủy bỏ.

(Xin trích) :

 I. Đức Phật

"Vâng, ông đã đúng và tôi xin cảm ơn ông về câu hỏi đó. Trong những tôn giáo được kể ra trong tài liệu Nostra Aetate của Cộng Đồng Vatican, thì chú ý đặc biệt tới Phật giáo là một điều cần thiết, vì Phật giáo trên một quan điểm nào đó, cũng như đạo Kitô, là một tôn giáo giải thoát. Tuy nhiên, cần nên nói ngay rằng học thuyết giải thoát của Phật giáo và Kitô Giáo đối nghịch nhau."

(Yes, you are right and I am grateful to you for this question. Among the religions mentioned in the Council document Nostra Aetate, it is necessary to pay special attention to Buddhism, which from a certain point of view, like Christianity, is a religion of salvation. Nevertheless, it needs to be said right away that the doctrines of salvation in Buddhism and Christianity are opposed.)

II

Học thuyết về Giải Thoát của Phật giáo là điểm chính, hay đúng hơn là điểm duy nhất của tôn giáo đó. Tuy nhiên, cả truyền thống Phật giáo lẫn những phương pháp từ nguồn gốc đó đều là sự giải thoát hoàn toàn tiêu cực.

Sự Giác Ngộ mà Đức Phật kinh nghiệm được chỉ là tin tưởng rằng đời là xấu, đời là nguồn gốc của tội lỗi và khổ đau. Muốn giải thoát khỏi khổ đau đó, ta phải thoát ra khỏi cuộc đời, nghĩa là phải cắt đứt những liên hệ trói buộc ta vào thực tại bên ngoài - những ràng buộc có sẵn trong con người, trong tâm linh, và trong thân thể. Càng thoát được ra khỏi những ràng buộc đó, càng trở nên vô tư với những gì ở cuộc đời, thì càng thoát khỏi khổ đau, khỏi tội lỗi mà cuộc đời là nguồn gốc.

Chúng ta có thể tới gần Thượng Đế bằng cách này không? Điều này không thấy nói gì tới trong sự Giác Ngộ mà Đức Phật rao giảng. Phật giáo phần lớn là một hệ thống Vô Thần. Chúng ta không giải thoát khỏi tội lỗi bằng những điều Lành tới từ Thượng Đế; Chúng ta tự giải thoát bằng cách xa lánh cuộc đời, vì cuộc đời là xấu. Sự xa lánh hoàn toàn không dẫn tới kết hợp với Thượng Đế, mà là với cái gọi là Niết Bàn, một trạng thái hoàn toàn vô tư với cuộc đời. Tự giải thoát có nghĩa là, trên hết, ta phải giải thoát ta ra khỏi khổ đau bằng cách trở nên vô tư với cuộc đời, vì nó là nguồn gốc của khổ đau. Đó là điểm tối hậu của tiến trình tâm linh.”

(The Buddhist doctrine of salvation constitutes the central point, or rather the only point, of this system. Nevertheless, both the Buddhist tradition and the methods deriving from it have an almost exclusively negative soteriology.

The enlightenment experienced by Buddha comes down to the conviction that the world is bad, that it is the source of evil and of suffering for man. To liberate oneself from this evil, one must free oneself this world, necessitating a break with the ties that join us to external reality – ties existing in our human nature, in our psyche, in our bodies. The more we are liberated form these ties, the more we become indifferent to what is in the world, and the more we are freed from suffering, from the evil that has its source in the world.

Do we draw near to God in this way? This is not mentioned in the enlightenment conveyed by Buddha. Buddhism is in large measure an atheistic system. We do not free ourselves from evil through the good which comes from God; we liberate ourselves only through detachment from the world, which is bad. The fullness of such a detachment is not union with God, but wat is called nirvana, a state of perfect indifference with regard to the world. To save oneself means, above all, to free oneself from evil by becoming indifferent to the world, which is the source of evil. This is the culmination of the spiritual process.)

III

Sự thần bí Kitô trong mọi thời đại cho đến bây giờ - kể cả sự thần bí của những nhân vật tài ba rất hoạt động như Vincent de Paul, John Bosco, Maximilian Kolbe - đã xây dựng và tiếp tục xây dựng những yếu tố quan trọng nhất của đạo Ky-tô. Nó cũng xây dựng Giáo Hội như là một cộng đồng của đức tin, hy vọng, và bác ái. Nó đã xây dựng văn minh, đặc biệt là Văn Minh Âu Châu. Nền văn minh này được đặc biệt đánh dấu bởi việc tìm hiểu cuộc đời một cách tích cực, và đã phát triển nhờ có thành quả của khoa học và kỹ thuật, hai ngành học thuật có góc rễ ở truyền thống Triết Học cổ ở Hy lạp và sự Khải Thị của Do Thái Ky-tô. Sự thật về Thượng Đế Sáng Tạo thế giới, và Chúa Giêsu Cứu Rỗi, là một năng lực rất mạnh gây ra thái độ tích cực về sáng tạo và cung cấp nỗ lực thường xuyên để tìm cách thay đổi và hoàn thiện thế giới.
Cộng Đồng 2 Vatican đã rõ ràng xác nhận sự thật này. Truyền bá một thái độ Tiêu Cực về cuộc đời, vì tin rằng đời là nguồn gốc duy nhất của sự đau khổ của con người và vì thế con người phải cắt đứt với cuộc đời, là tiêu cực không những vì điều này là đơn phương mà cũng vì nó trái ngược với sự phát triển của con người và xã hội, mà trách nhiệm này đã được Đấng Sáng Tạo trao cho con người.

(Christian mysticism in every age up to our own – including the mysticism of marvelous men of action like Vincent de Paul, John Bosco, Maximilian Kolbe – has built up and continues to build up Christianity in its most essential element. It also builds up the Church as a community of faith, hope, and charity. It build up civilization, particulary “Western civilization”, which is marked by a positive approach to the world, and which developed thanks to the achievements of science and technology, two branches of knowledge rooted both in the ancient Greek philosophical tradition and in Judeo-Christian Revelation. The truth about God the Greator of the world and about Christ the Redeemer is a powerful force which inspires a positive attitude toward creation and provides a constant impetus to strive for its transformation and perfection.

The Second Vatican Council has amply confirmed this truth. To indulge in a negative attitude toward the world, in the conviction that it is only a source of suffering for man and that he therefore must break away from it, is negative ont only because it is unilateral but also because it is fundamentally contrary to the development of both man himself and the world, which the Creator has given and entrusted to man as his task.)

IV

Vì lý do đó, không phải là không thích hợp để cảnh giác những người Thiên Chúa Giáo đang nhiệt tình đón nhận một vài quan niệm xuất phát từ những truyền thống tôn giáo của miền Viễn Đông - tỉ dụ như sự thực hành những kỹ thuật và phương pháp tập thiền và tu khổ hạnh.

(For this reason it is not inappropriate to caution those Christlans who enthusiastically welcome certain ideas originating in the religious traditions of the Far East - for example, techniques and methods of meditation and ascetical practice.) “

(Hết trích dẫn nguyên văn các câu trả lời)

* * *

NHẬN ĐỊNH

I. ĐỐI NGHỊCH: “Học thuyết giải thoát của Phật giáo và Kitô Giáo đối nghịch nhau.

Đối nghịch thứ nhất

Cùng một mục tiêu, nhưng có nhiều đường lối để thực hiện mục tiêu đó. Và càng có nhiều đường lối thì càng tốt, vì mỗi một đường lối có thể hợp với người này, mà không hợp với người khác. Để nuôi sống thân thể, thì cơm gạo là chính đối với dân Á Châu, trong đó có Việt Nam. Nhưng người Âu Châu thì ăn bánh mì. Tôn giáo cũng vậy, có thứ hợp với Dân Tộc này, nhưng không với Dân Tộc khác.

a. Đức Phật cho rằng, Đời là khổ, Sinh Lão Bệnh Tử là khổ. Muốn thoát khổ, phải tu để trở hành Phật. Đức Phật có nói “Ta là Phật đã thành. Chúng sinh là Phật sẽ thành”. Nghĩa là ai cũng có Phật tính cả. Nhưng chỉ vì Tâm động, lại hướng ra ngoài, nên ta không tìm ra được bản chất Phật có sẵn trong mỗi người. Đức Phật có nói:

Trăng vẫn chiếu sáng trên mặt hồ. Nhưng ta không nhìn thấy Trăng phản chiếu dưới đáy hồ, vì mặt hồ dỡn sóng. Khi nào mặt hồ không có sóng, thi sẽ nhìn thấy Trăng dưới hồ.

Trăng dưới đáy hồ là bản chất thực của con người, đó là Tâm Phật. Nhưng chỉ khi nào Tâm hoàn toàn tĩnh lặng thì mới tìm thấy Tâm Phật. Nhưng làm thế nào để thấy Tâm không động là vấn đề sẽ được trình bày ở đoạn chót.

b. Giáo Hoàng thì lại cho rằng phương pháp tu của Phật giáo không làm cho người tu tới gần Thượng Đế. Người đặt ra câu hỏi “Chúng ta có thể tới gần Thượng Đế bằng cách đó chăng?” (Do we draw near God in this way?). Vậy người theo đạo Gia-tô tới gần Thượng Đế bằng cách nào? Bằng cách làm lễ rửa tội, rẫy nước Thánh, khi chết hay vào lúc sắp chết, và như thế là người chết sẽ được về nước Chúa. Nhưng người chết có thực sự được về nước Chúa hay không, chúng tôi chỉ xin đưa ra những ý kiến của người Âu Châu:

- William L. Shirer tác giả quyển Gandhi, A Memoir, The Rise and Fall of the Third Reich được giải thưởng Pulitzer.

Tất cả mọi tôn giáo đều có quá nhiều huyền thoại mà các ông thầy tu và các tín đồ tin tưởng không suy nghĩ, những huyền thoại này đều đã bị bóp méo bởi bàn tay con người, mà một số là phù thủy, và bởi những đền đài hay nhà thờ, nên tôi không thể tin để đặt đời tôi vào đó. Nhưng tôi biết ơn Gandhi vì đã mở rộng tâm tôi tới những cái đẹp, cái khôn ngoan, và đặc biệt là cái chất thơ và triết lý của kinh sách Ấn Độ và Phật giáo, và trên một phạm vi ít hơn, tới kinh Koran, và làm cho tôi hiểu sâu xa hơn đạo Gia-tô, mà Gandhi đã từng nói với tôi.
“ Sau kinh nghiệm đó, tôi không bao giờ còn là một người Gia-tô thuần thành, tin rằng sự cứu rỗi chỉ dành cho những người chạy theo đạo này mà thôi. Nếu có một Thiên Đàng, thì nó phải mở ra cho người theo Ấn Độ Giáo, Phật giáo, Hồi Giáo và những người theo đạo khác, những người này nhiều hơn gấp bội những người theo đạo Gia-tô. Tôi cũng không còn có thể tin được rằng Thượng Đế Gia-tô là một, một độc nhất, như tôi đã được dạy từ lúc nhỏ. Có những Thượng Đế khác của những tôn giáo khác, cũng chính đáng như thế.
” (Gandhi, A Memoir, trang 245-46).

Theo Kinh Thánh những người không tin Chúa phải sa Hỏa Ngục, mà những người này, theo lời của Wiliam L. Shirer, nhiều hơn gấp bội những người theo đạo Gia-tô. Như thế là quỷ Satan có nhiều tín đồ hơn Chúa Giêsu? Giáo điều này làm cho rất nhiều người thắc mắc.

Sau đây là một số ý kiến của người Mỹ về việc này, nhân vụ Jeffrey Dahmer bị giết chết ở trong tù. Dahmer đã giết chết 17 người sau khi hiếp dâm họ, trong đó có một em bé trai người Lào 14 tuổi. Khi khám nhà, người ta thấy trong tủ lạnh của anh mấy trái tim, và đùi người, mà anh bảo cất vào đó để ăn dần.

- “Evil and Forgiveness” (The Register, Monday, Dec. 5/94)

Bill Cook's letter (“Dahmer rests in heaven”, Nov.30) informs us that cannibalistic serial murderer Jeffrey Dahmer is now at peace in heaven because he accepted Jesus Christ after having committed about 17 horrible murders.

I'm curious about what Cook thinks about the fate of Dahmer's victims. According to Cook's philosophy, if Dahmer's victim happen to be Jewish or Buddhist or if they had not yet had time to accept Giêsu Christ because of their murder, does that mean these innocent victims are off suffering eternal hell while Dahmer is off in heaven enjoying a state of bliss? (Lee Dunlap, Costa Mesa).

(Dịch): Tội Ác và Tha Thứ (báo Registrer, thứ hai ngày 5/12/94)

Thư của Bill Cook ("Dahmer yên nghỉ trên Thiên Đàng." 30/11) cho chúng ta biết Jeffrey Dahmer, một kẻ ăn thịt người và giết người hàng loạt, bây giờ sống bình yên trên Thiên Đàng, vì anh đã chấp nhận Chúa Giêsu sau khi giết chết 17 người một cách khủng khiếp.

Tôi tò mò muốn biết Cook nghĩ thế nào về số phận những nạn nhân của Dahmer. Theo như triết lý của Cook, nếu những nạn nhân của Dahmer là người Do Thái hay theo Đạo Phật, hay họ chưa kịp theo Chúa mà đã bị giết chết, thì phải chăng những nạn nhân vô tội này sẽ phải sống đời đời trong Hỏa Ngục, còn Dahmer thì lên Thiên Đàng hoàn toàn hạnh phúc?

- Genuine repentance alone "saves", but not after alife long commitment to evil and bloodshed, ignoreing countless opportunities along the way to repent. Deathbed and prison conversions for the likes of Dahmer are a mockery of the deity, not an example of God's forgiveness.

The Christian obsession with the afterlife is to blame for this strange sense of divine mercy for the most evil among humanity. (Daniel B. Ardel, Anaheim).

"Thành thực ăn năn không thôi có thể "cứu rỗi", nhưng không thể được cứu rỗi, nếu suốt cả đời phạm tội ác, và gây ra đổ máu, anh bỏ qua không biết bao nhiêu cơ hội để ăn năn. Trở lại đạo trước khi chết, hay trong lúc ở tù của những người như Dahmer là một sự phỉ báng Thượng Đế, không phải là một tỉ dụ về Thượng Đế lòng lành.

Những người Gia-tô bị ám ảnh bởi đời sống sau khi chết phải chịu những trách nhiệm về quan niệm một Thượng Đế lòng lành kỳ quặc, tha thứ cho các tội khủng khiếp nhất trong loài người. (Ý kiến của Daniel B. Ardel, Anaheim)

Đối nghịch thứ hai

Phật giáo tin vào Nhân Quả Luân Hồi. Con người của kiếp này là sự nối tiếp con người của kiếp trước. Bây giờ sướng hay khổ, là do chính mình tạo ra bởi những việc làm ở kiếp trước (và chính trong kiếp này). Như thế có nghĩa là con người làm chủ hiện tại và tương lai của mình. Không ai ban cho mình Hạnh Phúc, hay Đau Khổ. Chỉ có mình mới làm cho mình Sướng hay Khổ mà thôi. Mỗi người phải chịu trách nhiệm về việc mình làm. Nếu mình phạm tội ác, thì không cầu xin ai Cứu Rỗi cho mình được cả. Vì thế người hiểu đạo Phật là một người Tích Cực quyết định lấy số phận của mình.

Kinh Thánh của đạo Gia-tô thì cho rằng không có tiền kiếp, luân hồi, linh hồn không có trước khi con người ra đời, mà chỉ có cùng một lúc khi con người sinh ra. Nhưng kể từ đó, và sau khi con người chết đi, linh hồn sẽ mãi mãi tồn tại hoặc ở trên nước Chúa nếu khi sống người ấy theo đạo Chúa, hoặc bị đọa đày đời đời dưới Hỏa Ngục, nếu khi còn sống không theo đạo Chúa, mà những người theo đạo Giatô bảo là Lòng Lành Vô Cùng.

Thắc mắc. Cái gì có khởi đầu bao giờ cũng phải có tận cùng. Nếu linh hồn có cùng một lúc với con người, khi con người sinh ra, nghĩa là do thân xác mà có, thì khoa học dạy chúng ta rằng khi thân xác không còn, thì linh hồn cũng không còn.

Nếu bảo rằng linh hồn là một thực thể riêng biệt, không do thân xác sinh ra, nên không chết cùng với thân xác, thì linh hồn ấy ở đâu mà ra? Nếu bảo rằng linh hồn do Chúa sinh ra, chứ không phải thân xác, thì vị trí của cái linh hồn ấy đối với thân xác là như thế nào? Sự thông minh, hay ngu dốt, hay tính độc ác, của một người là ở trong đầu óc, nghĩa là thân xác, hay ở Linh Hồn? Nếu bảo là ở thân xác, thì tại sao Chúa lại đem ra một Linh Hồn trong sạch bỏ vào một thân xác ngu đần, độc ác, rồi lại bắt Linh Hồn phải chịu trách nhiệm? Nếu bảo là ở Linh Hồn, thì lại càng vô lý. Tại sao Chúa lại sinh ra linh hồn tội ác? Chúa có chịu trách nhiệm về Linh Hồn do Chúa sáng tạo không? Những Linh Hồn do Chúa sinh ra đều bình đẳng nhau, hay có cái tốt, cái xấu, như xe hơi Nhật, xe hơi Mỹ? Linh Hồn có tội gì đâu mà lại sinh ra ở Phi Châu đói khổ, rồi bị người da trắng cai trị, bóc lột, đem buôn bán làm nô lệ?

Những linh hồn do Chúa sinh ra, ở đâu trước khi nhập vào một đứa trẻ sơ sinh? Ở một chỗ nào đó trên Thiên Đàng có một kho chứa linh hồn. Khi ấy lớn hay nhỏ, hay cần tới đâu nới rộng tới đó. Ai trông coi cái kho đó? Một vị Thiên Thần? Vị Thiên Thần này chắc giống như Nam Tào, Bắc Đẩu coi về sinh tử trong truyện Tàu, có trách nhiệm đem linh hồn nhập vào một thai nhi. Cho nhập vào khi nào? Khi vừa bắt đầu thụ thai, hay khi đứa trẻ lọt lòng mẹ? Nghĩa là luôn luôn phải rình mò từng gia đình, để biết gia đình nào sắp có con. Vị Thiên Thần này không biết có chu toàn được nhiệm vụ không? Đặt ra giả dụ rằng mỗi ngày có 100.000 đứa trẻ ra đời, thì vị Thiên Thần này làm sao phân thây ra thành 100.000 Thần để đem linh hồn đi đầu thai? Nếu như thế, thì chắc chắn là có những đứa trẻ sinh ra không có linh hồn. Rồi vì không có linh hồn, nên sinh ra đã chết?

Khi quan sát sự sống, tôi thấy sự sống thật là màu nhiệm. Cây đào ở nhà chúng tôi bắt đầu từ một cây rất nhỏ (hay từ một hạt giống) mua về ở chợ. Một năm sau nó ra hoa, rồi kết trái. Năm sau nữa, đúng đến mùa xuân nó lại nở hoa, kết trái. Vị thần nào ở trong cây đào làm cho nó nở hoa, kết trái, đúng thời kỳ? Có ai đâu? Thượng Đế tạo ra cây đào, cũng như vũ trụ, với những luật lệ, rồi cây đào, hay vũ trụ, cứ theo những luật đã có sẵn đó mà biến chuyển, không nhầm lẫn. Chứ không phải cứ mỗi sự việc xảy ra, cứ mỗi người chửa đẻ, lại phải có sự can thiệp của Thượng Đế. Để làm chừng ấy công việc, quý vị thử nghĩ xem, Thượng Đế làm sao có mặt ở khắp nơi?

II. VỀ PHẬT GIÁO

Giáo Hoàng: “Sự giác ngộ mà Đức Phật kinh nghiệm được chỉ là tin tưởng rằng đời là xấu, đời là nguồn gốc của tội lỗi và khổ đau. Muốn giải thoát khỏi khổ đau đó, ta phải thoát ra khỏi cuộc đời”.

Đức Phật có nói: “Trải qua bao nhiêu kiếp sống đau thương, nước mắt của chúng sinh hợp lại còn nhiều hơn bốn đại dương”.

Đúng hay sai? Người Việt Nam chúng ta đã đổ không biết bao nhiêu nước mắt vì chiến tranh? Và Giáo Hoàng có lúc nào thấy đau khổ không? Năm 1981 Giáo Hoàng bị mưu sát, bị bắn bằng súng phải đi nằm nhà thương, Người có đau không? Rồi trong năm 1994, Người bị té gãy xương cũng đi nằm nhà thương, Người có đau không? Tại sao người ta phải chế ra một chiếc xe riêng cho Người, gọi là Popemobile mà ở chỗ Người ngồi có kính dày bao quanh, súng bắn không thủng? Xe này để ở Tòa Thánh Vatican, mỗi khi người đi đâu thì cho lên máy bay chở đi theo. Rất tốn kém. Tìm cách bảo vệ cho người, điều này chứng tỏ một cách rõ ràng rằng Người không được Ơn Trên phù hộ. Bởi vì nếu Ơn Trên quyền năng vô biên mà phù hộ ai, thì không ai có thể làm gì được người đó.

Sau đây là một câu chuyện về Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn:

Nhờ có phép lạ đọc tư tưởng, Tổ đã biết được âm mưu hại mình. Tổ chuẩn bị chờ đợi kẻ giết người và đặt mười đồng tiền bên cạnh ghế ngồi.
Tchang đến vào một buổi chiều, vào phòng Tổ và chuẩn bị thi hành tội ác. Tổ, vươn cổ lên, sẵn sàng để nhận nhát dao định mệnh. Tchang chém ba lần vào cổ nhưng - thật lạ lùng - không gây ra một chút thương tích nào. Tổ nói với Tchang như sau: “Gươm chính không dùng vào việc tà, gươm tà không dùng vào việc chính. Tôi chỉ nợ tiền anh, không nợ anh sự sống
”.

Sự bất ngờ của Tchang mạnh đến nỗi anh ngất đi, và chỉ tỉnh lại sau một hồi lâu."

Nếu chống đối mà bảo rằng, đó chỉ là huyền thoại không chứng minh được. Như thế thì những phép lạ của Chúa Giêsu có là huyền thoại, và có chứng minh được không?

Đấy là chuyện ngày xưa, bây giờ xin kể chuyện ngày nay.

Paris Match : Et que pensez-vous de tous les autres phénomènes paranormaux dont on parle tant? (Paris Match, số 2152, ra ngày 23/8/1990).

Thế Cha (linh mục Jean Vernette người Pháp) nghĩ như thế nào về những hiện tượng siêu thường khác mà người ta nói đến rất nhiều?"

Jean Vernette. Mais il existe sans aucun doute, dans tous ces domaines, des phénomènes authentiques qu'un esprit honnête doit savoir accepter. J'ai pour ma part, été le témoin, lors d'un voyage en Inde, d'un phénomène de lévitation où tout truquage était rigoureusement impossible.

"Trong tất cả những lãnh vực đó, thì đã có, không thể nghi ngờ, những hiện tượng đáng tin cậy, mà một người lương thiện phải biết chấp nhận. Về phần tôi, trong dịp đi thăm Ấn Độ, tôi đã chứng kiến một hiện tượng, người lơ lửng trong không khí, mà tất cả mọi giả mạo đều chắc chắn không thể nào có." (Xin đọc thêm chi tiết trong sách Thời Đại Mới của tác giả).

Triết học Phật giáo về sự khổ gọi là Tứ Diệu Đế, hay là Bốn Sự Thật Cao Quý, và gồm có:

Khổ Đế, thực trạng đau khổ.

Tập Đế, nguyên nhân của đau khổ.

Diệt Đế, chấm dứt đau khổ.

Đạo Đế, phương pháp diệt khổ.

Phương pháp diệt khổ gồm 8 bước: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đi vào chi tiết từng thứ thì quá dài. Riêng Chánh Định sẽ được trình bày thêm ở đoạn chót, khi bàn về Thiền, vì Định là Thiền Định.

Giáo Hoàng: "Muốn giải thoát khỏi khổ đau, ta phải thoát ra khỏi cuộc đời..."

Đức Phật không bảo rằng từ bỏ cuộc đời là hết khổ, nhưng mà là tìm ra nguyên nhân gây đau khổ, rồi diệt trừ đi.

Sau đây là nhận định của Tổ Huệ Năng về vấn đề này:

"Trong mọi lúc, mọi nơi, nếu chúng ta cương quyết giữ cho tinh thần không bị ràng buộc bởi những ham muốn vô lý, và hành động khôn ngoan trong mọi trường hợp, là ta thực hành sự khôn ngoan...

Chúng ta phải sử dụng sự thông thái cao siêu đó để phá tan những ham mê và ảo tưởng. Tiếp tục sự thực hành đó chắc chắn thực hiện được Phật tính. Ba thứ thuốc độc (hay ba nguyên nhân gây ra đau khổ) Tham, Sân, Si, sẽ biến đổi thành hạnh kiểm tốt, kỷ luật luân lý."

Tham có phải là nguồn gốc gây ra đau khổ không? Saddam Hussein tổng thống nước Iraq đem quân xâm lược Kuwait, chỉ vì tham lam muốn chiếm đoạt nguồn dầu hỏa lớn lao của nước này để làm cho nước mình giàu mạnh. Nhưng rồi quân của Iraq bị quân đồng minh do Mỹ cầm đầu đã đánh đuổi ra khỏi Kuwait, gây thiệt hại lớn lao cho Iraq về kinh tế, và quân sự. Trong đời sống xã hội, chỉ vì tham lam mà người ta lường gạt nhau...

Giáo Hoàng: "Chúng ta tự giải thoát chỉ bằng tách ra khỏi cuộc đời vốn xấu xa." (We liberate ourselves only through detachment from the world, which is bad).

Sau đây là nhận định của Tổ Huệ Năng về vấn đề Không Lưu Luyến (non-attachement) mà Giáo Hoàng gọi là "Tách Rời" (detachment).

"Hiểu biết tư tưởng mình chính là sự giải thoát, là đạt tới sự Thiền Định tối cao, là đạt tới sự không luyến tiếc. Không luyến tiếc là gì? Là nhìn và biết rằng tất cả mọi hiện tượng là "Ý Nghĩ" không bị ràng buộc vào bất cứ gì, và chính sự không lưu luyến được biểu lộ trong mọi lãnh vực, nhưng lại tách rời ra khỏi mọi lãnh vực?"

Khi nói về Niết Bàn, Giáo Hoàng đã đưa ra một định nghĩa mới, không phải của Phật giáo. Người viết:

What is called  Nirvana, a state of perfect indifference with regard to the world.
"Cái gọi là Niết Bàn là một thái độ hoàn toàn dửng dưng với cuộc đời."

Niết Bàn là gì, thực ra không thể dùng ngôn từ của thế gian để mô tả. Chỉ khi nào lên Niết Bàn thì mới hiểu được Niết Bàn là gì. Tỉ dụ như đối với người dân miền Thượng ở Việt Nam, thì không có cách nào tả cho họ hiểu thế nào là biển. Nhưng khi dẫn họ ra biển để họ lội xuống biển, thị họ hiểu ngay thế nào là biển. Sau đây là định nghĩa Nirvana của Shri Aurobindo trong Lettres sur le Yoga, trang 74:

"Niết Bàn của Phật giáo giống như một trạng thái mà ở trong đó con người không còn cảm thấy mình như là một cá nhân mang một tên nào đó và một thân thể nào đó, mà là cái Tôi vô cùng, bất diệt, không không gian (dù ở trong không gian), không thời gian (dù ở trong thời gian). Xin lưu ý rằng người ấy vẫn có thể hoàn toàn sinh hoạt trong trạng thái đó và ta chỉ có thể tới đó được bằng Hue䠭à thôi."

"Phật giáo phần lớn là một hệ thống Vô Thần." (Buddhism is in large measure an atheist system).

Giáo Hoàng bảo Phật giáo "Vô Thần". Đúng hay sai? Sau khi đạt được Giác Ngộ, Đức Phật nhớ lại tất cả tiền thân của Người. Như thế là có Thần chứ. Nhưng Đức Phật không xưng mình là Thần để tín đồ đến lễ lạy, cầu phước cầu an, như là để hối lộ Phật. Phật chỉ cho chúng ta con đường để sống với nhau trong Thương Yêu. Làm điều lành, tránh điều dữ. Phật có nói:

"Ở trên trời, dưới đáy biển, trong hang núi, không một nơi nào con người có thể tìm được nơi trú ẩn, để thoát khỏi hậu quả những việc làm xấu của mình."

Phật không có một nước để mở mang như nước Chúa. Cho nên không có chuyện mở mang nước Phật, như bên Thiên Chúa Giáo. Những người theo đạo Phật khi truyền bá đạo Phật không phải vì Phật mà là vì chúng sinh, để xây dựng một xã hội Tình Thương. Người theo đạo Phật tôn trọng luật Nhân Quả, biết rằng họ phải chịu trách nhiệm về công việc họ làm. Nếu họ gây ra tội ác, Phật không cứu được, nên không dám giết người. Nếu bảo thế là Tiêu Cực thì quả thật người Phật tử Tiêu Cực.

Những người theo đạo Gia-tô như thực tế và lịch sử đã chứng minh tin tưởng rằng giết người để mở mang nước Chúa, được Chúa che chở cho lên Thiên Đàng, nên họ yên tâm khi giết người. Truyền đạo bằng máu và lửa như thế, thì quả thực những người theo đạo Gia-tô đã rất Tích Cực (!). Hãy đọc lại những chuyện sau đây:

Chuyện thứ nhất

In 1209 an army of some thirty thousand knights and foot soldiers from northern Europe descendeed like a whirlwind on the Languedoc, the mountainous northeastern foothills of the Pyrenees in what is now southern France ... This extermination occured on so vast, ao terrible scale that in may well constitue the first case of “genocide” in modern Europe history. In the town of Beziers alone, for example, at least fifteen thousand men, women, and children were slaughtered wholesale, many of them in the sanctuary of the church itself. When an officer inquired the Pope’s representative how he might distinguish heretics from true believers, the reply was, “Kill them all. God will recognize His own.” (Trần Chung Ngọc, Giao Điểm số 18, ngày 15/01/1995)

Năm 1209, một đoàn quân khoảng 30 ngàn người, gồm kỵ binh và bộ binh từ phía bắc Âu Châu, như một cơn gió lốc tràn xuống Languedoc, vùng chân núi phía đông bắc Pyrénées, mà bây giờ là phía Nam nước Pháp...

Cuộc tiêu diệt này xảy ra với một mức độ rộng lớn và khủng khiếp đến nỗi ta có thể coi là trường hợp đầu tiên của chính sách  "diệt chủng" trong lịch sử Âu Châu hiện đại. Tỉ dụ như chỉ trong thành phố Béziers không thôi, ít nhất đã có 15.000 đàn ông, đàn bà và trẻ con bị giết sạch, nhiều người ở ngay bên trong Thánh Đường. Khi một sĩ quan hỏi đại diện Giáo Hoàng, làm thế nào để ông ta phân biệt  được người theo tà giáo và người thực tin Chúa, câu trả lời là, "cứ giết hết đi, Chúa sẽ biết ai là người của Chúa".

Chuyện thứ hai

Pardon requested: Five hundred years after taking part in the bloody Spanish conquest of Central American, Guatemala’s Roman Catholic Church has asked the pardon of the country’s indigenous people. There have been ”errors and contradiction in the action of members of the church that have fallen unjustly on the indigenous people,” Guatemala’s bishops said in a pastoral letter released Thursday in Guatemala city. ”We, the current pastors of the church, ask for forgivenness, ” they said. (The Register, Saturday, August 29/1992).

Xin được tha thứ: "500 năm sau khi tham gia cùng với quân Tây Ban Nha vào việc chinh phục đẫm máu ở Trung Mỹ, Giáo Hội Giatô La Mã Guatelama đã xin dân ở đó tha thứ. Đã có những nhầm lẫn và mâu thuẫn trong hành động của nhân viên Giáo Hội, những hành động bất công với dân bản xứ, các Giám Mục ở Guatelama đã nói như thế trong một thư của Giáo Hội được phổ biến hôm thứ Năm ở Guatelama. "Chúng tôi, hàng Giáo Phẩm hiện đại, xin được tha thứ", các Giám Mục đã nói như vậy".

Chuyện thứ ba

"Đối với Tin Lành, thì đã có chiến tranh thực sự giữa hai phe. Chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở Pháp vào năm 1562 và kéo dài đến năm 1594. Nguyên đêm thánh Lễ Bartholomew, vào tháng 8, năm 1572, có cả vạn người Tin Lành bị Công Giáo phục kích giết chết." (Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, "Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo", Trang 13).

Chuyện Thứ Tư, Ở Nước Việt Nam Mình. (Trích ra từ “Vietnam, why did we go,” By Avro Manhattan).

Chủ thuyết ưa thích của Diệm là chủ thuyết của các Giáo Hoàng Leo XIII, Pius XI và Pius XII, tất cả các vị này đều tuyên bố, một quốc gia Gia-tô kiểu mẫu phải tiêu diệt tất cả những cái gì không phải Gia-tô.

(Diem’s favorite tenets were those of Pope Leo XIII, Pope Pius XI and Pope Pius XII, who had all declared how the model  Catholic state must eliminate all that was not Catholic. Page 84).

"Bất cứ cái gì và bất cứ ai không phù hợp hay không thần phục đạo Gia-tô đều bị triệt hạ hết sức dã man, bằng bắt bớ, hãm hại, trại tập trung và tử hình".

(Anything and anyone not conforming or submitting to Catholicism was to be ruthlessly detroyed via arrest, perseecution, concentration camps and executions. Page 126).

"Trong thời kỳ khủng bố ấy - từ năm 1955 đến 1960 - ít nhất có 24.000 người bị đánh đập có thương tích, 80.000 người bị xử tử, hay bị giết chết, 275.000 người bị bắt giữ, điều tra, bị tra tấn hoặc không và khoảng 500.000 bị đưa vào trại tập trung hay trại giam.

(During this period of terror- that is from 1955 to 1960 – at least 24,000 were wounded, 80,000 people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained, interrogated with or without physical torture, and about 500,000 were sent to concentration or detention camps. Page 89).

Khi giết người để mở mang nước Chúa thì họ Tích Cực. Nhưng khi nhận mình là "Kẻ Có Tội" và cầu nguyện "Chúa Ở Cùng Con" thì họ đã Tiêu Cực.

Trái lại về phương diện này thì người Phật tử lại Tích Cực. Họ không trông mong được Phật phù hộ, che chở, họ cam đảm "Tự mình đốt đuốc lên mà đi".

Khi nói Phật giáo "Vô Thần", Giáo Hoàng muốn ám chỉ rằng "Có Thần" tốt hơn là "Không Thần". Suy luận thêm ta có thể nghĩ rằng, càng "Có Nhiều Thần" thì càng tốt. Với trên 5 tỉ người trên thế giới, một Thần làm sao coi sóc được. Vì  thế nên cần phải có nhiều Thần. Việt Nam có Thần Hà Bá coi về Sông Nước, Thần Thổ Địa coi về Đất Đai, Nhà cửa, Thần Thành Hoàng coi sóc Dân Làng, Thần Táo Công coi về Bếp Núc... Dân mình đã chứng tỏ văn minh hơn những dân tộc chỉ thờ có một Thần. Nếu bảo nhiều Thần là mê tín dị đoan. Thì một Thần tại sao là không mê tín?

Có ai biết Thượng Đế ra làm sao đâu. Bây giờ người Mỹ bảo Thượng Đế không Đực cũng không Cái, vì vậy không được sùng She (đàn bà) hay He (đàn ông) để viết về Thượng Đế, mà chỉ được dùng chữ "God" không thôi. Thượng Đế vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người, nên con người bèn chế tạo ra một Thượng Đế có hình như người, với những tính tình như người. Người dốt thì tạo ra một Thượng Đế dốt. Người thích báo thù, thì tạo ra một Thượng Đế báo thù.

Cái câu "Thượng Đế tạo ra con người theo hình ảnh của Thượng Đế" phải đem đảo ngược lại mới đúng: "Con người tạo ra Thượng Đế theo hình ảnh của chính họ".

Chính vì thế mà Swami Vivekananda đã có nói:

"Nếu loài bò có tư tưởng, thì Thượng Đế của loài bò là một Con Bò To".

Dĩ nhiên là như thế rồi, không thể nào khác được. Vì vậy Thượng Đế do người Âu Châu sáng chế ra, chỉ có thể là người da trắng, chứ không thể là người da đen, hay da vàng. Một Thượng Đế với hình người, và tính tình như người, khó mà có thể tồn tại với thời gian, vì không hợp với Lý Trí. Nhiều người đã lên tiếng bác bỏ, họ bảo "Thượng Đế Đã Chết".

The idea that God is an oversized white male with a flowing beard who sits in the sky and tallies the fall of every sparrow is ludicrous. But if by “God” one means the set of physical laws that govern the universe, then clearly there is such a God. This God is emotionally unsatisfying ... It does not make much sense to pray to the law of gravity. (Carl Sagan. U.S. News & World Report, số ra ngày 23/12/1991, trang 61. Sagan là một nhà thiên văn và là Giám đốc viện Cornell nghiên cứu về Hành Tinh).

"Quan niệm rằng Thượng Đế là một người đàn ông da trắng, to quá khổ, râu dài, ngồi ở trên trời, và đếm xác từng con chim sẻ là chuyện khôi hài. Nhưng nếu bảo rằng Thượng Đế là những Luật về Vật Lý điều hành vũ trụ, thì rõ ràng có một Thượng Đế như thế. Thượng Đế này lại không thỏa mãn tình tự con người... Vì không có lý do gì để cầu nguyện luật hấp dẫn".

Đức Giáo Hoàng bảo "Phật giáo Vô Thần", nhưng người Âu Châu lại xác nhận chính đạo Ky-tô mới là Vô Thần:

Wherever we read the obscene stories, the voluptuous debaucheries, the cruel and torturous executions, the unrelenting vindictiveness, with which more than haft the Bible is filled, it would be more consistent that we called it the work of God. It is a history of wickedness, that has served to corrupt and brutalize mankind; and, for my own part, I sincerely detest it, as I detest every thing that is cruel. (Page 294).

As to the Christian system of faith, it appears to me as a species of atheism – a sort of religious denial of God. It professes to believe in a man rather than in God. (Selected Work of Tom Paine, The Age of Reason, Page 306).

"Cứ mỗi khi chúng ta đọc những chuyện khiêu dâm tục tĩu, những chuyện dâm đãng, những chuyện xử tử bằng tra tấn dã man, những chuyện trả thù liên miên, chứa đầy trong quá nửa quyển Kinh Thánh, thì muốn nói cho đúng, ta nên gọi đó là việc làm của ma quỷ, chứ không phải của Thượng Đế. Đó là những chuyện độc ác dùng để hủ hóa và ngu đần con người, và về phần tôi, tôi thành thực ghét bỏ, cũng như tôi ghét bỏ tất cả những cái gì độc ác".

"Đối với hệ thống đức tin của đạo Ky-tô, tôi thấy đó là một trong những hệ thống vô thần - một thứ tôn giáo phủ nhận Thượng Đế. Họ chủ trương tin vào người chứ không tin Thượng Đế".

Ở phần trên chúng tôi cũng đã đưa ra một nhận định gần giống như thế: "Con người tạo ra Thượng Đế theo hình ảnh của chính họ".

Như thế để xét đoán xem, "Không Thần", "Một Thần", và "Nhiều Thần", thứ nào tốt, thì nên nghiên cứu xem, thứ nào đem lại lợi ích cho con người. "Không Thần" lẽ dĩ nhiên là không tốt rồi, vì con người ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tâm linh.

Dân Âu Châu đều thờ Chúa Giê-su làm Thượng Đế. Nhưng Thượng Đế của dân Âu Châu đem lại lợi ích gì cho thế gian? Chúa dạy: "Thương yêu người như chính mình"; "Cầu nguyện cho người nguyền rủa mình".

Người ta bảo Chúa giáng sinh để Cứu Thế. Chúa đã Cứu Thế bằng cách chỉ dẫn cho con người cách ăn ở với nhau để con người sống trong Thương Yêu. Nhưng những ông Thầy Phù Thủy không dạy người theo đạo đức thực hành lời Chúa dạy, mà lại biến Chúa thành một vị thần linh mà ta phải lễ lạy để được ban Ơn Phước, để được về nước Chúa, sau khi chết.

Những người theo đạo Gia-tô ở nước ta cũng không hiểu nghĩa Cứu Thế của Chúa Giê-su, vẫn tưởng rằng cứ hết lòng cầu Chúa, phục vụ Giáo Hội, dù có phải giết người, là được Chúa ban cho nhiều Ơn Phước, nên họ cũng rất sắt máu. Họ hăm dọa hay bôi bẩn những người chưa phải là chống đạo Gia-tô, mà chỉ trình bày sự lợi dụng Thiên Chúa cho những lợi ích rõ rệt trong Kinh Thánh do con người mạo nhận Chúa viết vào. Chính vì thế mà có báo đã xuyên tạc tin tức, phỉnh gạt những người Việt theo đạo Gia-tô, để cho họ sướng. Họ thích nghe những tin tức có lợi cho họ dù sai với Sự Thật.

Tờ Người Việt số ra ngày Thứ Bảy 14/1/95, loan tin trên trang nhất: Phái Đoàn Công Giáo Trung Quốc đến Manila triều kiến Giáo Hoàng.

Khi nói Triều Kiến là nói đến sự thần phục. Nhưng thực ra thì "Phái Đoàn Công Giáo Trung Quốc" chính là "Công Giáo Quốc Doanh", gồm 5 vị linh mục của cái gọi là "Hiệp Hội Yêu Nước" (Patriotic Association). Đúng là mập mờ đánh lận con đen. Nếu tin này loan báo không bằng Tiếng Việt mà bằng tiếng Trung Hoa, chắc là sẽ phải đính chính. Những linh mục này không công nhận Tòa Thánh Vatican, vì vậy bảo họ đến Triều Kiến Giáo Hoàng là không đúng. Họ đã đòi làm lễ chung với Giáo Hoàng. Nguyên văn tiếng Anh như sau:

Five priests from the Patriotic Association have asked to join the pope at the altar to co-celebrate the mass with him a move that would imply Vatican recognition of the official Chineses church. (The Register, Sunday, Jan. 15/1995).

"Năm linh mục thuộc Hiệp Hội Yêu Nước đã yêu cầu được cùng với Giáo Hoàng lên lễ đài làm lễ chung với Ngài - hành động này ngầm đưa Tòa Thánh Vatican vào cái thế công nhận Giáo Hội Quốc Doanh Trung Hoa".

Cũng trong số này The Register loan báo: POPE OFFERS CHINA MUTUAL RECOGNITION “ Giáo Hoàng đề nghị với Trung Cộng hai bên công nhận lẫn nhau RELIGION: The Vatican asks Beijing to recog nize papal authority over catholics in return for acknowledgement of China’s official church. TÔN GIÁO: Tòa Thánh yêu cầu Bắc Kinh công nhận quyền của Giáo Hoàng đối với những người theo đạo Gia-tô để đánh đổi lấy việc Giáo Hoàng công nhận Giáo Hội Quốc Doanh Trung Cộng.

Để làm cho vấn đề sáng tỏ hơn, chúng tôi xin trích dẫn thêm một chút chi tiết về sự bang giao giữa Tòa Thánh Vatican và Trung Cộng:

China’s officially run Patriotic Association does not permit Catholics to recogniz the spiritual supremcy of the pope and rejects the Vatican’s right, exercused in most other countries, to appoint bishops. For several years, the Vatican does not acknowledge the Patriotic Association, which it calls schismatic, and supports clandestine worshipers among China’s often-persecuted catholics who recognize papal authority.…The Vatican’s aim is to open the way for a new relationship with Beijing. For several years, the Vatican has been training what it calls a tash force of more than 40 missionary priests to evangelize in China if they are allowed to do so. The pope is to visit them Monday at the San Carlos Seminary in Manila.

Giáo Hội Quốc Doanh do Trung Cộng điều hành không cho phép những người theo đạo Gia-tô công nhận quyền Tâm linh tối cao của Giáo Hoàng, và bác bỏ quyền bổ nhiệm các Giám Mục của Tòa Thánh, như Tòa Thánh vẫn làm ở đa số các nước khác.    “Về phần Tòa Thánh, thì Tòa Thánh không công nhận Giáo Hội Quốc Doanh mà Tòa thánh bảo là phân ly, và ủng hộ những giáo dân thầm lặng, những người này thường hay bị hành hạ vì công nhận quyền của Giáo Hoàng”. “Mục đích của Tòa Thánh là mở đường cho  một sự bang giao mới với Bắc Kinh”      “Trong nhiều năm, Tòa Thánh đã huấn luyện một lực lượng được gọi là đặc nhiệm gồm trên 40 linh mục để truyền đạo ở Trung Cộng nếu họ được phép làm. Giáo Hoàng sẽ đến thăm họ ở Chủng Việ⮠San Carlos ở Manila.

   Xuyên tạc tin tức chỉ có thể lừa gạt được người nghe, trong một thời gian mà thôi, vì chẳng sớm thì muộn, ai cũng có thể biết đâu là giả, đâu là thật. Và khi là Giả Mạo được phanh phui thì rất có hại, vì kể từ đó dù có nói thật cũng không ai tin.  Ông Phạm Văn Phổ có bài đăng trên tờ Người Việt số ra ngày thứ năm, 2 tháng Ba 1995, trang A6, cũng lại “Xuyên tạc tin tức” y như tờ Người Việt: Ông viết:

Những lời tuyên bố của Ngài liên quan tới việc thừa nhận Giáo Hoàng Công Giáo “Quốc Doanh” (Chứ không phải chế độ Trung Cộng như một số dư luận đưa ra”, theo đó Ngài cho biết sẽ công nhận Giáo Hội này (Công Giáo Quốc Doanh) nếu họ chịu tuân phục Giáo Hoàng”.

Trước hết, ông bảo, “Những lời tuyên bố của Ngài liên quan tới việc thừa nhận Giáo Hội Công Giáo “Quốc Doanh”, chứ không phải chế độ Trung Cộng như một dư luận đưa ra”. Nếu đọc kỹ lại tin tức của tờ The Register ở đoạn trên, thì câu viết của ông Phạm Văn Phổ phải đem đảo ngược lại mới đúng.          Bản in của The Register: “Giáo Hoàng đề nghị với Trung Cộng hai bên công nhận lẫn nhau”. Không những thế, để “Mở đường cho một sự bàn giao mới với Bắc Kinh”, thì Giáo Hoàng phải “thừa nhận” chế độ Trung Cộng, chứ không thể nào lại đi thừa nhận Giáo Hoàng Quốc Doanh? Giáo Hoàng Quốc Doanh do Trung Cộng chế tạo và điều khiển làm sao có được cái quyền chấp thuận cho Tòa Thánh đem các linh mục đang nằm chờ sẵn ở Phi Luật Tân, vào nước Tàu truyền đạo? Đúng là chuyện tiếu lâm.

Để bênh vực Giáo Hoàng, mà viết lách như thế thì lại là làm hại Giáo Hoàng, coi như người không biết gì về tình hình chính trị bên Trung Cộng, nên Ngài mới đi điều đình với Giáo Hội tay sai, không có quyền hạn gì cả. Giáo Hoàng chắc chắn không cần một người bênh vực Ngài như ông Phạm Văn Phổ.

Thứ hai,… “Ngài cho biết sẽ công nhận Giáo Hội này (Công Giáo Quốc Doanh) nếu họ chịu tuân phục Giáo Hoàng”.  Chỉ cần suy nghĩ một chút, ta sẽ thấy ông Phạm Văn Phổ có dụng ý “Xuyên tạc Tin Tức” để lừa gạt độc giả, nếu ông Phạm Văn Phổ tin như điều  ông viết, thì quả thật ông không hiểu biết chút nào về bản chất của Giáo Hội Quốc Doanh. Như danh từ Quốc Doanh đã mô tả rất rỏ bản chất của nó, đó là Giáo Hội Nhà Nước. Vì thế, nếu Giáo Hoàng muốn Giáo Hội Nhà Nước tuân phục Ngài, thì Ngài phải điều đình với Nhà Nước Trung Cộng, chứ không phải tuyên bố hứa suông, “sẽ công nhận Công Giáo Quốc Doanh, nếu họ chịu tuân phục Giáo Hoàng”. Giáo Hoàng không lẽ lại không biết một sự thật sơ đẳng như thế? Cho nên Ngài đã điều đình với Nhà Nước Trung cộng, như tin của The Register mà chúng tôi đã nêu trên, chứ không phải với Giáo Hội Nhà Nước:

Tòa Thánh yêu cầu Bắc Kinh công nhận quyền của Giáo Hoàng đối với những người theo đạo Gia-tô để đánh đổi lấy việc Giáo Hoàng công nhận Giáo Hội Quốc Doanh của Trung Cộng”.

Một khi Giáo Hội Quốc Doanh tuân phục Ngài, thì họ không còn là một Quốc Doanh, và họ không còn “không cho phép những người theo đạo Giatô công nhận quyền tâm linh tối cao của Giáo Hoàng, và…” như thế thì như lẽ đương nhiên Ngài mừng quá, và Ngài phải dang hai tay ra mà chào đón họ. Chứ việc gì lại còn phải phải xác nhận, “Tuân phục Ngài thì Ngài công nhận”. Chắc chắn là Đức Giáo Hoàng không bao giờ tuyên bố một điều xa vời thực tế đến như thế, mà chỉ có thể là do sự bịa đặt của ông Phạm Văn Phổ.

Giáo Hội Quốc Doanh Trung Cộng có thật ngu mới không biết Đức Giáo Hoàng muốn họ tuân phục Ngài, không tuân phục Nhà Nước Trung Cộng. Và nếu họ tuân phục Ngài, và đó là điều mà Ngài mong bằng chết, thì không ai có thể đặt nghi vấn là Ngài lại có thể không công nhận họ. Đặt vấn đề như vậy, thì quả thật là ngườii viết tỏ ra thiếu tự trọng, coi thường độc giả.

Sự thật đã rỏ ràng là Đức Giáo Hoàng muốn “thừa nhận chế độ Trung Cộng” với những bằng chứng hiển nhiên, thế mà ông Phạm Văn Phổ còn cố ý ngụy biên, xuyên tạc tin tức để lừa gạt chúng ta thì thật đáng sợ. Những người cuồng tín như thế có thể phạm bất cứ tội ác nào để bênh vực hay làm lợi cho Giáo Hội, rồi chối tội. Ước mong rằng những người Việt Nam theo đạo Gia-tô không phải là những Phạm Văn Phổ. Ông Phạm Văn Phổ bắt đầu bài viết bằng “xuyên tạc”, thì làm sao người đọc có thể tin được, phần còn lại lại không phải là Tin Tức đã bị Xuyên Tạc.

Bài viết của ông lấy nhan đề “Có Sự Ngộ Nhận...” Có ai Ngộ Nhận đâu, mà Ngộ Nhận lại chính là ông Phạm Văn Phổ. NGƯỜI VIỆT số ra ngày Thứ Sáu 25/3/1994 cũng loan tin:

Đoàn đại diện Vatican đã đồng ý với đoàn đại diện Việt Nam, tất cả mọi vấn đề liên quan đến Giáo Hội Công giáo Việt Nam, Tòa Thánh sẽ thông báo cho Chính phủ Việt Nam và có sự thỏa thuận của Chính phủ Việt Nam thì Tòa Thánh mới ra quyết định.

Những tin tức nêu trên rõ ràng cho chúng ta thấy, Tòa Thánh đã tìm cách hay đã Thỏa Hiệp với Cộng Sản và Thân Cộng Sản. Nếu cần chứng minh thêm, tôi còn nhiều tài liệu khác nữa. Những người Việt Nam theo đạo Gia-tô cũng thừa biết vì quyền lợi của Giáo Hội Công Giáo, Tòa Thánh phải thân Cộng, nhưng họ cứ to mồm chụp mũ Phật giáo thân Cộng để che giấu âm mưu thân Cộng của họ. Họ muốn độc quyền thân Cộng.

Phật giáo và những người bị chụp mũ Phật giáo thân Cộng, để che giấu âm mưu, bèn hăng say chống Cộng để chứng minh là không thân Cộng. Chống càng hăng, thì đàn áp càng mạnh. Dư đảng Cần Lao Công Giáo đứng ở ngoài vỗ tay vào. Họ mượn tay Việt Cộng trả thù hộ cho ông Diệm.

Như thế thì có phải chúng ta không nên chống Cộng? Chống chứ, nhưng không theo đường lối sách động của Cần Lao Công Giáo, và chống để xây dựng chứ không phải chống để phá hủy. Cần Lao to mồm vỗ ngực ta đây chống Cộng. Nhưng kết quả đường lối Chống Cộng Cò Mồi của họ ra sao sau 20 năm? Hai mươi năm chủ trương “Lật Đổ” không kết quả. Bây giờ thời thế mới, chiến lược chiến thuật cũng phải đổi mới, họ đòi “Giải thể”. Tại sao không tiếp tục đòi “Lật Đổ”? Tại cái Hiệp Định Thư đùng lăn, phải gió, khi không lại cấm “Lật Đổ”. Có người không biết là tính cộng, trừ, bèn bảo, “Lùi hai bước, Tiến một bước”. Như thế là Tiến hay Lùi?

Tòa Thánh Vatican vì quyền lợi riêng đã thân Cộng rồi, mà dư đảng Cần Lao thì luôn luôn tuân theo đường lối chỉ thị của Vatican, nên họ chỉ có thể chống Cò Mồi thôi. Họ xúi giục người khác chống để họ thủ lợi.

Tòa Thánh La Mã bề ngoài thân Cộng, nhưng vẫn ngấm ngầm chỉ thị cho Cần Lao âm mưu gây loạn bằng chống bãi bỏ Phong Tỏa Kinh Tế mà họ gọi là Cấm Vận, và chống Mỹ bang giao. Nếu dân nổi loạn, bạo quyền đàn áp đổ máu, người nọ đâm chém người kia để trả thù, thì Cần Lao - mà lực lượng còn nguyên vẹn, vì không tham gia nổi loạn - với sự hỗ trợ của Tòa Thánh, mới có cơ hội chiếm được chính quyền. Vì vậy bất cứ ai chủ trương làm cho Việt Cộng thay đổi từ từ bằng “Diễn Tiến Hòa Bình”, hay “Bất Bạo Động”, đều bị Cần Lao chụp cho cái mũ thân Cộng, hay Cộng Sản.

Cần Lao chống Cộng rất hăng. Khi cao hứng họ còn tuyên bố “Đạo Công Giáo Chống Cộng”. Đạo Công Giáo mà chống Cộng, thì theo lẽ đương nhiên, Thiên Chúa cũng chống Cộng. Hồi còn ở Việt Nam, mỗi lần trước khi đi hành quân tướng Huỳnh Văn Cao đều cầu xin Đức Mẹ phù hộ, nên ra quân trận nào thắng trận đó. Chỉ thua có một lần ở trận Ấp Bắc. Lần ấy thua, chắc là tại tướng Cao quên không cầu nguyện? Trước kia người ta đã đưa Đức Mẹ đi đánh giặc, bây giờ Cần Lao chế tạo ra Thiên Chúa chống Cộng. Nếu Thiên Chúa mà chống Cộng thì khi Đức Giáo Hoàng thỏa hiệp với Cộng Sản, là Người chống lại “Thiên Chúa. Cần Lao xưa nay vẫn vỗ ngực tuyên bố chống Cộng, và chủ trương “Đạo Công Giáo Chống Cộng”, và nếu họ thực tình chống Cộng, chứ không phải Cò Mồi, thì bây giờ là lúc họ nên lên tiếng chống lại sự thỏa hiệp với Cộng Sản của Đức Giáo Hoàng.

Tại sao tôi biết rõ âm mưu của Tòa Thánh? Có gì khó hiểu đâu. Nghĩ như thế nào thì làm y như thế. Như vậy cứ coi hành động, thì biết được âm mưu. (Xin coi thêm chi tiết ở đoạn dưới về thành tích của Giáo Hoàng John Paul II ở Đông Âu, nhận xét của Đức Hồng Y Poupard).

Nhưng quyền lợi của Mỹ lại khác với quyền lợi của Tòa Thánh, Mỹ đã bãi bỏ Phong tỏa Kinh tế. Hai bên đã thiết lập Văn Phòng Liên Lạc. Mỹ không muốn Việt Nam loạn. Đô Đốc Richard C. Macke, tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, đã tuyên bố trong cuộc viếng thăm Việt Nam, hồi tháng 11/94, là sau khi hai bên thiết lập bang giao, Washington có thể hợp tác quân sự với Hanoi. Tại sao? Để làm gì? Mỹ cần có Việt Nam để ngăn chặn sự bành trướng của bá quyền Trung Cộng?

Khi chủ trương gây loạn, để thừa nước đục thả câu, là Tòa Thánh đã hoàn toàn mâu thuẫn với lời dạy “Các con sẽ không được giết” của Chúa. Nếu Chúa là Đấng sinh ra muôn loài, muôn vật, thì tất cả đều là con cái của Chúa rồi, và theo lẽ đương nhiên không khi nào Chúa lại muốn con cái của Chúa cầm súng, cầm dao, giết nhau như thú vật? Lời dạy của Chúa đã hoàn toàn bị hiểu sai lạc đi.

Ở bên Mỹ ta thấy những người chống phá thai bằng biểu tình và bắn giết những Bác Sỹ phá thai. Bảo vệ sự sống bằng giết người là mâu thuẫn. Không khác gì để lấp một lỗ, ta đào đất ở chỗ này làm thành một cái lỗ ở đó, để lấy đất đem lấp ở chỗ kia. Chống phá thai, thì bảo vệ được bao nhiêu đứa trẻ, mà người mẹ không muốn nuôi? Sao không chống chiến tranh? Thế Chiến II làm cho khoảng 40 triệu người Âu Châu chết tan thây, nhiều nhà thờ bị bom phá hủy. Tại sao không đòi giải giới, giải tán quân đội?

Nhưng thật là lạ lùng và mâu thuẫn, vì chính đạo Gia-tô đã gây ra những cuộc gọi là Thánh Chiến giết người khủng khiếp nhất trong lịch sử, như đã trình bày ở đoạn trên. Mà đấy chỉ là một phần rất nhỏ của những tàn sát đẫm máu để mở mang nước Chúa. “Có Thần” nhưng nếu là “Thần Chiến Tranh” gieo tang tóc cho loài người thì chẳng thà “Vô Thần”. Chúa dạy “Các con sẽ không được giết” đã bị các ông thầy “Phù Thủy” xuyên tạc cho những lợi ích ích kỷ của họ, mà họ tuyên bố là Thánh Thiện”. Sau đây là nhận định của André Chouraqui (Paris Match số 2171,3 Janvier 1991):

Chiến tranh còn quyết liệt hơn nữa giữa những người con của Abraham, và những người đa thần, những người này đã hoàn toàn bị loại ra khỏi những quốc gia Gia-tô, Hồi giáo - bằng sắt máu và lửa. Kinh thánh dạy rằng Elohim (Thượng Đế) là Một. Những nhà thần học (mà Bác sỹ Nguyễn Văn Thọ gọi là Bồi Bút) đã biến đổi giáo điều “Một” thiêng liêng, thành nhiệm vụ tiêu diệt tất cả những dân không thờ Thượng Đế chân thật. Từ sự sai lầm ấy mà nảy sinh ra những tàn sát vĩ đại những dân thờ Thần, từ đỉnh núi Andes (Tây Nam Mỹ Châu) tới tận cùng Châu Phi và Châu Á.
… “ Không phải tôn giáo đã sai lầm, mà là con người, họ đã lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho những lợi ích ích kỷ của họ mà họ tuyên bố là thánh thiện. Thảm thương thay! Thượng Đế đã bị Động Viên phục vụ dưới lá cờ của những quốc gia hay tôn giáo thù nghịch nhau: Các ông thầy tu của họ làm phép lành cho những kẻ phạm tội sát nhân, và những người lính chiến, họ giải cho họ những tội vô cùng độc ác, không thể nào tha thứ được.
” (Xin coi nguyên văn tiếng Pháp, trong Thời Đại Mới của tác giả, trang 213 và kế tiếp).

III. VỀ ĐẠO GIA-TÔ

1- Vấn đề Thần Bí. Đức Giáo Hoàng có nói về những nhà Thần Bí Thiên Chúa Giáo, chúng tôi không dám có ý kiến, mà chỉ xin ghi lại nhận định của tác giả Tom Paine về vấn đề này, và về nguồn gốc của Kinh Thánh:

When the church Mythologists established their system, they collected all the writings they could find, and managed them as they pleased. It is a matter altogether of uncertainty to us whether such of the writings as now appear under the name of Old and New Testament, are in the same state in which those collectors say they found them, or whether they added, altered, abridges, or dressed them up.

Be this as it may, they decided by vote which of the books out of the collection they had made, should be the Word of God, and which should not. They rejected several; they voted others to be doubtful, such as the books called the Apocrypha; and those books which had a majority of votes, were voted to be the Word of God. Had they voted ortherwise, all the people, since calling themselves Christians, had belived ortherwise for the belief of the one comes from the vote of the orther. Who the people were that did all this, we know nothing of, they called themselves by the general name of the Church; and this is all we know of the matter. (Selected work of Tom Paine, The Age og Reason, page 293).

Khi những nhà Thần Học của Giáo Hội thiết lập hệ thống của họ, thì họ tập trung tất cả những Kinh Sách mà họ tìm thấy và tùy nghi sắp xếp. Chúng ta hoàn toàn không biết chắc rằng những Kinh Sách đó mà ngày nay gọi là Cựu và Tân Ước có còn giữ được y nguyên như khi những người đi thâu thập nói là họ tìm ra, hay là họ đã thêm vào, sửa chữa, cắt bớt, hay tô điểm thêm”.

Cứ cho là như thế đi, họ bỏ thăm để quyết định xem sách nào là Lời Chúa, và sách nào không, trong số những sách mà họ làm ra với những tài liệu thâu thập được. Họ đã bác bỏ rất nhiều; họ bỏ phiếu loại những sách cho là nghi ngờ, tỉ dụ như những sách gọi là Apocrypha; và những sách nào được đa số phiếu, được bầu làm Lời của Chúa. Nếu họ bầu khác, thì tất cả những người, kể từ khi nhận mình là người Kitô, đã tin khác đi - vì đức tin của người này là do phiếu bầu của người khác. Ai là những người làm ra tất cả những cái đó, chúng ta không biết một tí gì, họ gọi họ bằng cái tên chung Giáo Hội; và đó là tất cả những điều mà chúng ta biết về vấn đề đó.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng có một nhận định tương tự như thế về Kinh Thánh:

Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo Hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng quốc ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chỗ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chỗ thêm, bớt vào Kinh Thánh.” (Nguyễn Văn Thọ, trang 12).

Tới đây, bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng trong Kinh Thánh có những điều hoàn toàn phản bội Lý Trí, nên Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ đã phải kêu lên, “Chúng ta chỉ có thể mù hay điếc, mới không nhìn thấy, nghe thấy”. Tòa Thánh sợ rằng giáo dân không mù, không điếc, nên đã cẩn thận đề phòng:

Kinh Thánh là Lời Chúa, là Chân Lý. “Giáo Hội có độc quyền giải thích Kinh Thánh. “Giáo Hội dạy làm sao, con chiên phải vâng phục như vậy, không được cãi. Đức Tin vượt lên trên Lý Trí con người.” (Nguyễn Văn Thọ, trang 15).

Trong khi đó thì Đức Phật hoàn toàn chỉ dạy trái ngược lại:

Đừng tin vào Kinh Sách cổ viết tay, đừng tin vào một điều mà Dân Tộc mình tin hay làm cho mình tin từ lúc nhỏ. Đối với tất cả mọi điều, đều phải áp dụng Lý Trí. Sau khi phân tách, nếu thấy những điều ấy tốt cho mọi người và cho mỗi người, thì hãy tin nó, sống cho nó, và giúp cho người khác cùng sống như vậy”.

Hai tôn giáo, hai quan niệm khác nhau về kinh sách. Về điểm này, khi bảo rằng Phật giáo và Thiên Chúa Giáo “đối nghịch” nhau, thì Đức Giáo Hoàng đã hoàn toàn đúng.

2- Chống Khoa Học

Infidelity does not consis in believing, or in disbelieving; it consist in professing to believe…When a man has so far corrupted the chastity of his mind, as to subscribe his professional belief to thing he does not believe, he has perpared himself for the commission of every other. (Tom Paine, The Age og Reason, Page 286).

Bất lương không có nghĩa là tin hay không tin; mà là xác nhận rằng mình tin vào một điều mà mình không tin. Khi một người đã đi đến cái độ hủ hóa và đánh đi sự trong trắng của tâm hồn, để công nhận, vì lý do nghề nghiệp, rằng mình tin vào điều mà mình không tin, thì người ấy đã tự ý sửa soạn để phạm bất cứ tội ác nào”.

Kinh Thánh không những đã phản bội Lý Trí, mà còn chống lại Khoa Học. Đức Giáo Hoàng bảo: “Giáo Hội đã xây dựng, đặc biệt là Văn Minh Âu Châu, nền văn minh này được đánh dấu bởi việc tìm hiểu cuộc đời một cách tích cực, và đã phát triển nhờ có thành quả của khoa học, kỹ thuật”. Không biết Đức Giáo Hoàng căn cứ vào đâu mà nói thế, vì thực tế rõ ràng đã chứng minh trái ngược lại. Kinh Thánh có nhiều đoạn chống lại Khoa Học:

Thứ Nhất. Kinh Thánh bảo, “Trái Đất là Trung Tâm Vũ Trụ, và Mặt Trời xoay quanh Trái Đất”. Trái Đất không là Trung Tâm Vũ Trụ, mà chỉ là một hạt bụi trong Vũ Trụ. Mặt Trời cũng không xoay quanh Trái Đất, mà ngược lại. Tòa Hình Án của Tòa Thánh đã thiêu sống Giordano Bruno, và giam lỏng Galileo Galilei chỉ vì các nhà khoa học này chứng minh là Trái Đất xoay quanh Mặt Trời chứ không phải trái ngược lại, như đã ghi trong Kinh Thánh.

Thứ Hai. Chúa tạo dựng ra con người cách đây khoảng từ 6.000 đến 10.000 năm”. Nhưng Khoa Học cho biết con người xuất hiện trên Trái Đất cách đây nhiều triệu năm. Nếu theo thuyết của Darwin, con người từ loài vật tiến hóa lên mà thành, thì không có chuyện Sáng Tạo, không có tội Tổ tông. Kinh Thánh như vậy hoàn toàn bị phủ nhận, nên Giáo Hội Giatô La Mã bắt buộc phải  chống lại Khoa Học.

Thứ Ba: Sau đây là nhận định của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ, trích ra từ “Ít Nhiều Nhận Định về Thiên Chúa Giáo” (Trg.4):

Adam Eva không phải là thủy tổ loài người, vì con người đại khái đã xuất hiện cách đây tối đa khoảng nhiều triệu năm”. “Nếu Adam Eva không phải là thủy tổ loài người, thì làm gì có tội Tổ Tông? Nếu không có tội Tổ Tông, thì làm gì có chuyện Chúa giáng trần Cứu Chuộc?”. “Nếu vậy, đạo Thiên Chúa Giáo hoàn toàn đã được xây dựng trên những ảo tưởng”.

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ cũng còn viết (trg.3):

Sánh các đoạn Thánh Kinh với nhau, với các khám phá khoa học ta thấy: Hai Chương 1 và 2 Sáng Thế Ký hoàn toàn mâu thuẫn nhau. “Cái vòm trời, cái “rời” - bằng đồng thau - mà Chúa đã vất vả dùng cả ngày thứ 2 xây dựng nên với những cửa có thể mở đóng tùy nghi, đã được chứng minh là hoàn toàn không có. Đó chỉ là một ảo giác của chúng ta mà thôi!

Chỉ vì Đạo Giatô La Mã đã cấm giảng dạy Khoa Học trong các trường của Giáo Hội, và xử tội thiêu sống một số nhà khoa học, như Giordano Bruno, nên Tom Pain trong The Age of Reason (Trg.313) cho rằng: “Thời đại của ngu si bắt đầu với đạo Ky-tô.” (The age of ignorance commenced with the Christian system).

Giáo Hội Giatô La Mã, như trên chứng minh, đã làm cản trở sự tiến bộ của Văn Minh Âu Châu, chứ không “Xây Dựng Văn Minh Âu Châu” như Giáo Hoàng nói. Không lẽ Giáo Hoàng lại không biết đâu là Sự Thật, nhưng Người vẫn cứ nói sai với Sự Thật, có lẽ để làm cho dân Á Châu không thuộc lịch sử Âu Châu tin rằng đạo Giatô La Mã là một đạo tiến bộ.

3- Phật giáo Tiêu Cực. Với Luật Nhân Quả mà Khoa Học không thể bác bỏ, Phật giáo đã tích cực góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội. Nhân và Quả theo nhau như Hình với Bóng. Gieo Nhân nào thì gặt hái Quả đó. Gieo Nhân Ác thì gặp Quả Ác. Trong sách Buddhism and Present Life, trang 56 có đoạn viết như sau:

We are the results of what we were and we will be the results of what we are. Actions condition our happiness or unhappiness and finally secure our salvation.

Chúng ta là kết quả của chúng ta hôm nay và chúng ta sẽ là kết quả của chúng ta hôm nay. Hành động là nguyên nhân Hạnh Phúc hay Đau Khổ và cuối cùng là đảm bảo sự Giải thoát cho chúng ta”.

Một khi con người phải chịu kết quả về việc mình làm, không ai Cứu Rỗi được, thì đương nhiên phải làm điều Thiện. Rõ ràng là Tích Cực. Nhưng  khi tin rằng, làm điều xấu, nhưng nếu trở về với Chúa được Chúa Cứu Rỗi, thì con người dễ sa ngã, dễ phạm tội ác, thì có phải là Tiêu Cực không?

Quan niệm sai lầm về Cứu Rỗi là nguyên nhân gây ra những tội ác khủng khiếp.

Linh Mục Công giáo Edward A. Synan, tác giả quyển “The Popes and the Jews in the Middle Ages ” cũng đã phải thành khẩn công nhận rằng: Khi Âu Châu được đặt dưới quyền thống trị của các Giáo Hoàng thời Trung Cổ đã không biết chuyện bình đẳng và công bằng; luật pháp thì dã man từ ý hướng đến hình phạt, và đã chĩa mũi vào dân chúng Do Thái tội nghiệp”. (Nguyễn Văn Thọ, trg .12).

Như vậy, nếu bảo đạo Giatô Tích Cực, thì có lẽ là Tích Cực tàn sát người ngoại đạo. Sau đây là một thành tích Tích Cực nữa của đạo Giatô La Mã:

Tòa Hình án có quyền hết sức rộng rãi, tha hồ tra tấn những kẻ tình nghi để bắt buộc họ phải cung khai những tội họ đã bị tố cáo hoặc vu cáo. Hình phạt tối hậu có thể là thiêu sống…Nguyên thời Thomas de Torquemada là Chánh án trong vòng mấy chục năm trường, có khoảng 20.000 người đã bị ông cho lên giàn hỏa, hoặc bị tra tấn, tù đày, vong gia bại sản”. (Nguyễn Văn Thọ, trg 13).

Tôi không nghĩ rằng có một tôn giáo nào Tích Cực hơn thế. Và ở Việt Nam những người Việt Nam theo đạo Gia-tô cũng rất Tích Cực!

IV. THIỀN ĐỊNH

Đức Giáo Hoàng: “Cảnh giác những người Thiên Chúa Giáo đang nhiệt tình tập Thiền”. Thiền là gì? Thiền nói một cách tóm gọn là một phương pháp tập để làm cho Tâm bớt động, rồi không động. Đức Phật có nói: “Tâm Bình Thế Giới Bình” . Hành động bao giờ cũng là kết quả của Ý Nghĩ. Nghĩ trước hành động sau. Nghĩ như thế nào thì làm y như thế ấy. Cho nên hành động luôn luôn phản ảnh rất trung thực những điều ta nghĩ. Khi viết ra những điều bẩn để vu cáo bôi bẩn ai, thì Tâm của người viết cũng bẩn y như thế. Đọc văn, thì biết ngay người.

Tâm bẩn thì xã hội bẩn; Tâm loạn thì xã hội loạn.

Tâm là gốc, tất cả đều từ  Tâm mà ra. Trong gia đình, một cái Tâm ích kỷ sẽ đưa đến ngoại tình, gia đình đổ vỡ. Ngoài xã hội, một cái Tâm bất chính sẽ đưa đến trộm cướp, hiếp dâm. Người có quyền mà loạn Tâm, thì thế nào cũng xảy ra chiến tranh, hay đâm chém nhau.

Tại sao lại có Thánh Chiến? Tại vì những người có khả năng gây chiến cũng nghĩ sai lầm rằng Thượng Đế của họ mới là chính, tất cả những dân không thờ Thượng Đế như họ đều là tà ma ngoại đạo cần phải diệt trừ, gọi là để làm sáng danh Chúa. Họ cũng tin rằng giết người để làm sáng danh Chúa không những không có tội, mà còn có công với Chúa, được Chúa ban cho nhiều Ơn Phước, nên họ giết một cách tự nhiên vui vẻ. Ở Việt Nam, dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, khi có thể giết người mà không bị xét xử, Cần Lao Công Giáo đã giết được 300.000 người mà họ vẫn thản nhiên như không.

Tâm là nguồn gốc của mọi hành động. Đây là một sự thật hiển nhiên, không một lập luận, hay một môn khoa học nào có thể bác bỏ, nhưng Giáo Hoàng thì lại cho rằng chỉ cần Chúa thương là đủ. Người nói: “Kết hợp với Thượng Đế không phải chỉ bằng sự trong sạch mà thôi, mà là do Tình Thương”.

Nhờ được Chúa Thương, nên Jeffrey Dahmer, một kẻ giết người hàng loạt sau khi hiếp dâm họ, cũng được lên Thiên Đàng. Nếu trên cái Thiên Đàng đó có Jeffrey Dahmer, chắc chắn không bao giờ có tôi.

Khi tin rằng theo đạo Chúa, thì Chúa cho lên Thiên Đàng, dù phạm đủ thứ tội ác, thì tại sao lại không phạm tội ác, ăn chơi cho sướng? Rồi đằng nào thì cũng được lên Thiên Đàng. Sao lại có một thứ tôn giáo chiều chuộng con người đến như thế? Giáo điều này không ngăn ngừa tội ác, biến cái xã hội mà chúng ta đang sống thành địa ngục trần gian.

Người theo đạo Phật quan niệm hoàn toàn khác. Người Phật tử chân chính lo tu Tâm, giữ gìn cho Tâm trong sạch, không dám phạm tội ác, vì biết rằng, nếu phạm tội ác, thì phải nhận hậu quả, Phật không cứu được.

Tầm quan trọng của Tâm cũng có thể chứng minh được, một cách rất cụ thể:

a- Lấy hai ly nước phù sa. Một ly để yên. Còn ly kia, ta lấy chiếc đũa khuấy lên hoài. Ly nước để yên sẽ lóng cặn, và nước dần dần trở nên trong. Còn ly nước động thì vẫn đục.

Tập Thiền là để làm cho Tâm yên tĩnh lắng trong. Khi tâm yên tĩnh lắng trong, ta sẽ nhìn sự vật một cách rõ ràng hơn. Vì vậy tập Thiền có thể làm cho con người trở nên thông minh hơn, vì Tâm trong hơn. Có những tên người mà ta quên mất, nhưng nếu ngồi yên suy nghĩ lại, tự nhiên nhớ ra.

b- Ce sont les idées qui mènent le monde : “Chính các ý nghĩ đã dẫn dắt thế giới”.

Tầm quan trọng của Ý Nghĩ đã được chứng minh trong tuyên truyền, quảng cáo, và truyền đạo :

Tuyên truyền. Là nói về chính trị. Khi còn chiến tranh lạnh, Mỹ và Nga đều tìm cách ảnh hưởng tới sự suy nghĩ của dân chúng đối phương. Hai bên đều muốn chinh phục đầu óc của dân chúng đối phương. Tầm quan trọng của thông tin, tuyên truyền, đã được hai nước Mỹ - Nga chứng nhận, và được tờ U.S. News & World Report số ra ngày 5/3/84, gọi là “Chiến tranh luồng sóng”. Mỗi năm chi phí về thông tin tuyên truyền của hai nước được ghi nhận là Mỹ 153,5 triệu, và Nga 700 triệu. Riêng để phá rối hai đài phát thanh Radio Free Europe, và Radio Liberty, Nga đã thiết lập 2.500 máy phá rối luồng sóng điện, với chi phí 300 triệu cho mỗi năm.

Quảng cáo. Là làm cho người nghe tin, rồi mua hàng của mình. Mỗi năm các nhà sản xuất hàng hóa, như xe hơi…, đã chi phí hàng tỉ đôla cho quảng cáo. Các đài truyền hình đều sống nhờ quảng cáo. Tùy theo chương trình, mỗi một phút quảng cáo trị giá từ 100.000 đôla cho đến cả triệu. Năm 1986, nhân lễ kỷ niệm 100 năm Tượng Thần Tự Do, mỗi phút quảng cáo là 165.000 đôla. Năm 1995, mỗi phút quảng cáo cho trận banh bầu dục Mỹ (football) là 1.000.000 đôla.

Truyền đạo. Là làm cho người ta nghe, rồi tin theo đạo của mình. Khi người ta đã nghe và theo mình, thì tiếp tục nói nữa để người nghe tin theo mình nhiều hơn. Cứ nói mãi, ngày này sang ngày khác, thì người nghe sẽ triệt để tin theo mình, cho đến một ngày, người nghe có thể chết cho đạo của mình, dù đạo ấy có thể chỉ mê tín dị đoan.

Kinh thánh tiên đoán ngày tận thế. Những nhà Thần học Nam Hàn theo đạo Giatô La Mã quyết định rằng ngày tận thế sẽ tới vào nửa đêm 28/10/92. Con chiên nghe theo Cha, bán nhà bán cửa, xin nghỉ việc kéo đến nhà thờ chờ chết, để cùng nhau lên Thiên Đàng. Nhưng sáng hôm sau, không thấy gì cả, một con Chiên tức giận la lối: “Thượng Đế lường gạt chúng ta” (God lied to us). Sau đây là một chút tin tức:

Các tín đồ kéo đến chật ních trong số hơn 150 nhà thờ trên toàn quốc, tin tưởng rằng họ sắp sửa cùng nhau chia sẽ cái hạnh phúc được lên Thiên Đàng trước khi trận chiến giữa quỷ Satăng và Thiên Chúa xảy ra”.

(Devotees had crammed into more than 150 churches nationwide, convinced that they were about to share the “rapture” of ascending to heaven before Armageddon struck). (The Register, Thursday, October 29,1992)

Cái ngày Tận Thế Trong Kinh Thánh có phải là chuyện hoang đường, hoàn toàn mê tín dị đoan không? Dân Á Châu thì còn tin, chứ dân Âu Châu thì hết tin rồi.

Chết cho một ý nghĩ? Sau đây là nhận định của tờ U.S. News & World Report, số ra ngày 18/6/1990:

Vậy thì khi hỏi, “cái gì làm cho biên giới các Quốc Gia tồn tại” là thực sự hỏi, “cái gì làm nên một Quốc Gia”. Câu trả lời gồm ba phần: sự ngẫu nhiên của Lịch sử, sức mạnh của ý nghĩ, và quyết tâm của dân chúng dám chết cho hai điều trên.

(So asking “What makes boundaties last?” is really asking “What makes a nation?” The answer is three things: Accidents of history, the strength of ideas and the willingness of people to die for the first two.)

Rốt cuộc lại thì “Ý Nghĩ” đã làm cho các Quốc Gia kết hợp lại với nhau, hay tan rã ra”.

Văn hóa Pháp, Vương miện Anh và Ý nghĩ của các nhà Lập quốc Mỹ, tất cả đều là một thứ keo rất mạnh để kết hợp. Ngược lại sự vỡ nợ tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lê đã đưa Xô-viết Liên Bang ngày nay đến bên bờ vực thẳm. Chế độ toàn trị, như hậu quả đã cho thấy, là nó không thể buộc giữ mãi mãi những giống dân không ưa nhau vào với nhau”.

(Ultimately, however, nations are held together – or pulled apart – by ideas. French culture, the British Crown and the ideas of America’s Founding fathers all have provided strong glue. Conversely, the intellectual bankcruptcy of Marxism-Lenism has led to a run on the bank in today’s Soviet Union. Totalitarianism, is turning out, cannot hold unwilling peoples together forever).

Người Phật tử lo tu Tâm, để trước hết góp phần vào việc xây dựng một xã hội lành mạnh, người nọ thương yêu người kia, vì tất cả đều ở cùng một gốc mà ra. “Một là Tất Cả. Tất Cả là Một”. Còn Niết Bàn chỉ là phụ thuộc thôi, vì đó là hậu quả dĩ nhiên phải đến khi người tu đã có một cái Tâm hoàn toàn tĩnh lặng.

Về khoa học kỹ thuật, con người đã đỗ bộ được lên mặt trăng. Nhưng con người không hiểu con người. Ý Nghĩ ảnh hưởng tới hành động ra sao, hình thành như thế nào, thì khoa học không thể biết được. Nhà bác học có thể mổ con người ra để nghiên cứu, tim, gan, phèo, phổi, nhưng không thể mổ được tư tưởng. Phương pháp tập Thiền hướng sự chú tâm vào tìm hiểu con người bên trong có thể khám phá ra bản chất thực của con người. Nhưng chỉ khi nào tâm tư thực lắng trong thì mới tìm thấy được.

Viết về một điều mà mình không biết, càng làm cho người đọc thấy rõ là mình không biết.”

V. VẤN ĐỀ GIẢI GIA-TÔ

Sang Thiên niên kỷ thứ ba, nhiều nhà nghiên cứu Âu Châu tiên đoán Giáo hội La Mã sẽ sụp đổ. Sau đây là những nhận định của:

a. Henri Guillemin, một nhà văn Pháp:

Giáo hội này bây giờ đang sụp đổ được cai quản bởi Giáo Hoàng kiểu Trung cổ, thì theo ý tôi, dù có thay đổi kỹ thuật, Người cũng không thể làm gì hơn được, để ngăn chặn cho nó không biến mất, trên thực tế, và rất mau vào thiên niên kỷ thứ ba, ít ra là dưới hình thức La Mã của nó. Một lời tiên tri bi thảm. Một cuộc chẩn bệnh đau đớn”.

(Cette Église qui, aujourd’hui, s’effondre est régie par un pontife de type médiéval qui, même s’il amendait sa technique, ne peut plus rien, à mon sens, pour l’empêcher de disparaitre, pratiquement et assez vite au cours du IIIème millénaire, du moins sous sa forme romaine. Tragique prophétie. Sinstre diagnostic!) (Paris Match)

b. Jean Vernette, Linh mục người Pháp :

Từ khi Chúa Giêsu giáng sinh, chúng ta sống trong thời đại của Cá, thời đại của văn minh Gia-tô. Nhưng mà chúng ta đang đi không ngừng nghỉ tới thời đại Bảo Bình, với sự tiêu tan của đạo Gia-tô và sự khai sinh một nền văn minh hòa hợp, hòa bình, và thống nhất toàn thể: một thời vàng son đích thực”.

(Depuis la naissance de Jésus, nous vivions dans l’ère des Poissons, qui a été celle de la civilisation chrétiennne. Mais voici que nous allons entrer incessamment dans l’ère du Verseau, qui verra l’extinction du christianisme et l’avènement d’une civilisation d’harmonie, de paix et d’unité universelles: un véritable âge d’or).

c. Guy Bechtel (Nhà sử học). Khi báo Paris Match hỏi, “Theo ý ông, thì sự xưng tội có còn tương lại không?”, Guy Bechtel đã trả lời:

Không. Không còn đủ linh mục để nghe người xưng tội, như ngày trước. Thực ra thì tất cả tùy thuộc vào quyết định của Giáo hội, vì Giáo hội ngay lúc này đang bị rúng động bởi những tranh cãi sôi nổi trong nội bộ. Có những người muốn hiện đại hóa… Họ muốn từ bỏ quan niệm một Thượng đế thích báo thù, tìm lại một Jésus hòa bình và tha thứ, thỏa hiệp với khoa học”.

(Non. Il n’y aurait plus assez de prêtres pour entendre les confessés, comme autrefois. En fait, tout va dépendre de ce que l’Église décidera de faire, car elle est actuellement agitée en son sein par de graves débats. Il y a ceux qui plaident pour le modernisme… Ils voudraient renoncer à l’idée du Dieu vengeur, retrouver un Jésus de paix et de pardon, se réconcilier avec la science. Paris Match No 2335, 24/2/1994).

d. Robert Serrou (Paris Match)

Récemment, dans un entretien au “Figaro”, le cardinal Poupard, qui est. en quelque sorte,  au propre et au figuré, le Jack Lang de Jean-Paul II, a mis les points sur les i: “Des pans de motre mémoire religievse se sort effondrés”, a-t-iI déclare,鍊 précisant que si les jeunes Églises croissent avec une grande vitesse, comme en Afrique ou en Asie, si le Marxisme-Léninisme s’est effondré en Europe de l’Est – et Jean-Paul II y a sa part, ô combien considérable, en revanche l’Amérique Latine est confrontée à des défis gigantesques, notamment à la formidable offensive des sectes, et l’Europe occidentale et l’Amérique du Nord sont bouleversées par une crise culturelle d’une ampleur sans précédente. En clair, cela signifie qu’en France, notamment, la culture catholique religieuse d’un peuple qui s’affirme catholique à 80% est au-dessous de la barre des 10%-2% en certaines régions, qu’en Ile-de-France moins de 50% des enfants sont catéchisés, il y a de quoi s’inquiéter, car jamais la situation n’a été aussi catastrophique.”

Mới đây, trong một cuộc nói chuyện ở tòa báo “Figaro”, Đức Hồng Y Poupard, một người, theo nghĩa đen và nghĩa bóng, giống như là Jack Lang (Bộ Trưởng Giáo dục Pháp) của Jean-Paul II, đã đặt dấu chấm lên những chữ i (để giải thích): ông tuyên bố “từng mảng tường của Giáo hội chúng ta sụp đổ”, và đã nói rằng nếu những Giáo hội trẻ phát triển với một tốc độ rất mau, như ở Châu Phi hay Châu Á, nếu chủ nghĩa Mác-Lê sụp đổ ở Đông Âu - và Jean-Paul II đã góp công, thật là lớn lao, thì trái lại Châu Mỹ La Tinh phải đương đầu với những thử thách lớn lao, đặc biệt là cuộc tấn công khủng khiếp của các giáo phái, và Âu Châu và Bắc Mỹ bị đảo lộn bởi một cuộc khủng hoảng văn hóa trên một mức độ lớn lao chưa từng thấy. Nói một cách rõ hơn, điều này có nghĩa là ở Pháp, văn hóa Gia-tô đang trên đà biến mất. Nếu người ta biết rằng sự thực hành tôn giáo của một dân tộc mà 80% theo đạo Giatô bây giờ ở dưới mức 10% - 2% tại một vài vùng, và ở Đảo Pháp Quốc (Paris và vùng phụ cận) dưới 50% con nít học sách bổn, thì là một điều đáng lo lắng, vì chưa bao giờ tình thế lại bi đát như thế”.

Người ta thắc mắc hỏi, khi không tại sao Đức Giáo Hoàng lại chỉ trích Phật giáo, mà Người không hiểu rõ, gây ra phản ứng bất lợi. Mục đích của Đức Giáo Hoàng không phải là chỉ trích Phật giáo, mà là để cho người Âu Châu hiểu rằng Phật giáo sai đấy, đừng có chạy theo, đừng có tập Thiền. Kể ra thì Người cũng có cái lý của Người. Chính Người cũng đã xác nhận:

The Dalai Lama, spiritual leader of the Tibetans, is a well known figure in the West. I have met him a few times. He brings Buddhism to people of the Christian West, stirring up interest both in Buddhist spirituality and in its methods of praying. I also had the chance to meet the Buddhist “patriarch” in Bangkok, Thailand, and among the monks that surrounded him there were several, for example, who came from the United States. Today we are seeing a certain diffusion of Buddhism in the West”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng, là một khuôn mặt rất quen thuộc ở Âu Châu. Tôi có gặp Người một vài lần. Người mang Phật giáo tới dân theo đạo Kitô ở Châu Âu, làm gia tăng sự chú tâm tới Phật giáo và những đường lối cầu nguyện của Phật giáo. Tôi cũng có dịp gặp vị lãnh đạo Phật giáo ở Bangkok, Thái Lan, và trong những nhà sư bao quanh ông có rất nhiều người, tỉ dụ như, đến từ nước Mỹ. Bây giờ ta thấy một sự phát triển nào đó của Phật giáo ở Âu Châu.

Đạo Giatô đang mất dần ảnh hưởng với dân Âu Châu. Sau đây chỉ là một trong số rất nhiều tỉ dụ:

Catholics defecting in droves, church leaders tell Vatican: Hundred of thousands of Roman Catholics are abandoning their church for sects or non-catholics churches, with more than 150 people a day making the switch in the United States alone, cardinals reported Friday.

… Converts from Catholicism to other Christian faiths have tripled in the Dominican Republic in the past 30 years, risen by 500 percent in El Salvador and Costa Rica, and swelled by 600 percent in Guatemala, Cardinal Ernesto Corripio Ahumada of Mexico reported. (The Register, Saturday, April 6/1991).

Tín đồ Gia-tô đào ngũ từng loạt, các nhà lãnh đạo Giáo hội đã trình lên Tòa thánh Vatican.” : “Các Hồng Y đã báo cáo hôm Thứ Sáu rằng, hàng trăm ngàn người theo đạo Gia-tô La Mã đã bỏ nhà thờ để đi theo những Giáo phái hay những nhà thờ không phải Gia-tô, và riêng tại Mỹ không thôi, mỗi ngày có 150 người đổi đạo”.

Hồng Y Ernesto Corripio Ahumada, Mexico, thì báo cáo rằng, những người theo đạo Gia-tô đổi theo những đạo Thiên Chúa khác đã tăng lên gấp ba lần trong vòng 30 năm nay ở Dominican Republic, lên 500% ở El Salvador và Costa Rica, và 600% ở Guatemala.

Tín đồ bỏ đạo nhiều như thế, không lẽ Người lại không nhận ra. Người khôn lắm, cách đây vài năm (năm 1988) Người đã phong cho 117 người, mà khoảng 100 người là Việt Nam, làm Thánh Tử Đạo. Người còn coi Việt Nam là Trưởng Nữ của Tòa thánh ở Á Châu. Thật không còn gì sung sướng và vinh dự hơn cho những người Việt Nam theo đạo Gia-tô. Phong thánh là một cách để khuyến khích người Việt Nam hăng say như đã hăng say hồi tổng thống Diệm, trong công cuộc mở mang nước Chúa, mà linh mục Hoàng Quỳnh là một tỉ dụ điển hình với khẩu hiệu bất hủ: Thà mất nước, không thà mất Chúa.

Vì thế, nếu những người anh em Giatô ruột thịt của chúng ta với sự hỗ trợ của Tòa thánh Vatican mà nắm được chính quyền, thì một màn mở mang nước Chúa bằng máu và lửa lại có thể tái diễn. Cứ xem thái độ dung hãn đánh phá Phật giáo của họ ngay ở bên Mỹ này thì đủ rõ.

Nhưng mưu sự tại nhân, mà thành sự tại Thiên” (L’homme propose, Dieu dispose), nên âm mưu sắt máu của họ không thể nào thành tựu được. Dù cho họ có giết được vài trăm ngàn người Việt Nam anh em của họ, để làm vừa lòng Tòa Thánh La Mã, thì họ cũng không thể nào đảo ngược được phong trào “Giải Giatô” trên thế giới, và đặc biệt rất mạnh ở Pháp (La déchristianisation si frappante en France), như đã được trình bày ở phần trên.

Đạo Giatô rõ ràng là không còn đất bên Âu Châu và Mỹ Châu, vì những dân ở đó không còn giữ được đức tin thời Trung Cổ, nên Giáo Hoàng xoay sang Á Châu. Trong dịp viếng thăm Phi Luật Tân hồi trung tuần tháng 1/1995, Người đã tuyên bố: “Tương lai Giáo hội Thiên Chúa giáo sẽ nằm tại lục địa Á Châu”. (Việt Nam Quê Hương, Thứ Năm, 19/1/95).

Tại sao vậy? Tại vì dân Á Châu mình vẫn còn nhiều… mê tín dị đoan, vẫn còn có thể tin rằng dù phạm đủ thứ tội ác, nhưng nếu về với Chúa thì vẫn được Chúa cho lên Thiên Đàng. Tôi không hiểu sao cái giá phải trả để lên Thiên Đàng lại có thể rẻ tiền đến thế. Đây là điều mà những người Âu Châu văn minh, như William L.Shirer không còn có thể tin được nữa.

Khi nói “Tương lai Giáo hội Thiên Chúa giáo sẽ nằm tại lục địa Á Châu”, có lẽ Giáo Hoàng John Paul II đã tiên tri rằng, đạo Gia-tô La Mã sẽ trở thành mất gốc Ý hay Âu châu? Giáo Hoàng tương lai sẽ là một người Á Châu, và có thể là Phi Luật Tân. Dân Việt Nam mình chỉ có 10% theo đạo Giatô so với 85% của Phi Luật Tân, không có đủ Hồng Y để bầu ra một Giáo Hoàng người Việt. Còn ở bên Tàu, theo ước tính của Tòa Thánh La Mã, tất cả số người theo đạo Giatô, chỉ vào khoảng từ 3 đến 5 triệu (The Register, ngày Chủ Nhật, 15/1/95). Thủ Đô của Tòa thánh Vatican có thể không còn ở La Mã bên nước Ý, mà ở Manila bên Phi Luật Tân?

Chỉ tiếc rằng lời Tiên tri của Giáo Hoàng chỉ đúng được có một nửa. Bởi vì một cái cây khi đã mất gốc, thì ngọn cành cũng chỉ tồn tại thêm được một thời gian ngắn nữa thôi. Làm gì còn Tương Lai.

VI. TRÁCH NHIỆM CỦA TÔN GIÁO

Tom Paine cho rằng Tôn Giáo có trách nhiệm đem lại Hạnh Phúc cho con người.

I believe the equality of man; and I believe that religious duties consist in doing justice, loving mercy, and endeavouring to make our fellow creatures happy. (Tom Paine, Page 285).

Tôi tin vào sự bình đẳng của con người; và tôi tin rằng nhiệm vụ của tôn giáo là đem lại công bằng, bác ái, và cố gắng làm cho đồng bào của chúng ta hạnh phúc.

Nguyên tổng thống George Bush cũng quan niệm rằng phục vụ Dân mới là điều chính. Sau đây là lời mở đầu bài diễn văn nhậm chức do tổng thống đắc cử George Bush đọc trước cửa Tây của Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày Thứ Hai 20/1/1989:

Cha ở trên Trời… xin cha giúp cho chúng con mạnh để làm công việc của Cha, biết chú ý và nghe theo ý muốn của Cha, xin cha ghi vào tim chúng con những chữ: “Dùng quyền hành để phục vụ Dân…” Chỉ có một cách sử dụng quyền hành đúng là phục vụ Dân. Xin Cha giúp cho chúng con ghi nhớ. Amen”.

(Heavenly Father… Make us strong to do your work, willing to heed and hear your will, and write on our hearts these words: “Use power to help people”… There is but one use of power, and it is to serve people, Help us remember, Lord. Amen)

Thật đã hết sức rõ ràng, nhiệm vụ của mỗi người, và của tôn giáo, là đem lại Hạnh Phúc cho người khác. Nhưng nếu giảng dạy như thế thì không ai theo cả. Phải làm cho người ta sợ, thì người ta mới theo. Vì thế cần phải chế tạo ra một Thượng Đế thật Ác, nhưng có quyền năng vô biên, có thể cho người này lên Thiêng Đàng, đày người kia xuống Hỏa Ngục. Không ai biết, khi chết thì đi về đâu, nghe nói Hỏa Ngục, sợ quá, nên chọn Thiên Đàng cho khỏe. Thế là họ khúm núm, sợ sệt, “Tự nhận mình là kẻ có tội”, rồi cầu Chúa cho lên Thiên Đàng, mà không ai biết ra sao cả! Khúm núm sợ sệt cấp trên, nhưng đối với những người yếu thế, thì họ lại tỏ ra rất hung hãn. Trong đời sống xã hội của chúng ta, thái độ này được mô tả là “Nịnh trên, Nạt dưới” hay “Đội trên, Đạp dưới”. Viết như thế là gây chia rẽ tôn giáo? Ai gây chia rẽ tôn giáo?

Cầu nguyệ⮼/b>”. Khi cầu nguyện để được lên Thiên Đàng, họ đã Nhân cách hóa Thượng Đế, biến một Thượng đế Công Bằng và Bác Ái, thành một ông quan ăn hối lộ. Ai cầu xin nịnh bợ thì cho, ai không thì trừng phạt. Như thế có phải là mê tín dị đoan không? Chỉ béo mấy người buôn Thần bán Thánh.

… All national institutions of churches, whether Jewish, Christian, or Turkish, appear to me no other than human inventions, set up to terrify and enslave mankind, and monopolize power and profit. (Tom Paine, Page 285).

… “Tất cả những giáo hội quốc gia, dù là Do Thái, Gia-tô hay Thổ, đối với tôi chỉ là những thứ do con người chế tạo ra, được sắp đặt để khủng bố và nô lệ con người, và để giữ độc quyền quyền hành và thủ lợi.

Dân Âu Châu cũng không còn tin vào cầu nguyện, mà sau đây là nhận định của Tom Paine:

He takes on himself to direct the Almighty what to do, even in the government of the universe; he pray dictatorially; when it is sun-shine, he prays for rain, and when it is rain, he prays for sun-shine. He follows the same idea in every thing that he prays for; for what is the amount of all his mind, and act otherwise than he does? It is as if he were to say – thou knowest not so well as I. (Selected work of Tom Paine, The Age of Reason. Page 302)

Ông ta tự cho mình cái quyền hướng dẫn Đấng Toàn Năng phải làm như thế nào, kể cả việc điều hành Vũ Trụ; ông ta cầu nguyện độc đoán; khi nắng thì cầu mưa, và khi mưa thì cầu nắng. Ông ta cầu nguyện cho mọi việc theo cách đó; tất cả những lời cầu nguyện ấy là gì, nếu không phải là tìm cách làm cho Đấng Tối Cao thay đổi ý định, và làm khác với những gì đang làm? Như thế có phải là con người muốn bảo - Đấng Tối Cao không biết rõ bằng tôi”.

Cầu nguyện có làm thay đổi xã hội đâu. Ở bên Âu Châu, các nước đều thờ Chúa Giêsu làm Thượng Đế. Khi còn Thế Chiến II, trước khi đoàn quân xuất trận, linh mục Tuyên Úy đều đến làm phép lành, rẩy nước Thánh, và đều tuyên bố: “Thượng Đế ở bên chúng ta”. Thượng Đế biết ở bên nào? Ở bên Đức - Ý chống lại với Anh - Mỹ - Pháp, hay ở cả hai bên? Kết quả là hai bên tận tình bắn giết nhau, ném bom nhau, làm cho khoảng 40 triệu người chết tan thây, nhiều nhà thờ Chúa bị phá hủy.

Thật đã rõ ràng, Thượng Đế không can thiệp vào đời sống Quốc Gia hay cá nhân. Mà là chính chúng ta. Muốn có một xã hội yên vui, mỗi người chúng ta phải cố gắng góp phần vào xây dựng.

VII. HÒA HỢP TÔN GIÁO

Để tiện so sánh hai tôn giáo, Thiên Chúa Giáo và Phật giáo, sau đây là nhận định của linh mục Jean Vernette (người Pháp), mà chúng tôi thấy vô tư và hiểu biết hơn Giáo Hoàng về Phật giáo.

Đó là cách tiên đoán của tôi về thế kỷ XXI. Đúng như Malreaux đã loan báo, người ta sẽ rất sùng đạo, nhưng Thượng Đế của họ lại không bắt buộc phải là Jésus-Christ. Có lẽ chúng ta sẽ chứng kiến một sự va chạm hàng đầu khác, sự va chạm của hai nền văn hóa lớn, bắt nguồn từ hai Thiên Tài tôn giáo - tôi muốn nói đến Gia-tô Giáo  và Phật giáo, đến Chúa Giêsu và Đức Phật. Đức Phật, người khai sáng ra nhiều học thuyết lớn về tôn giáo, như sự tái sinh, sự Phiếm Thần (chủ thuyết này cho rằng, Thượng Đế hiện hữu trong mỗi một thành phần của Vũ Trụ), mà chúng ta vừa nói tới, và đã làm cho những người tin vào New Age rất say mê. Và Chúa Giêsu, con một của Thượng Đế hữu hình và sáng tạo, đã cứu chúng ta một lần chót, ra khỏi sự chết”.

Car c’est ainsi que j’entrevois le XXIème siècle. II sera bien religieux, comme l’annoncait Malreaux, mais son Dieu ne sera pas forcément celui de Jésus-Christ. Peut-être assisterons-nous à une autre confrontation majeure, celle de deux grandes cultures nées de deux génies religieux – je veux parler du Christianisme et du Bouddhisme, de Jésus et du Bouddha. Le Bouddha, inspirateur des grands thèmes religieux, réincarnation  et panthéisme, dont nous avons parlé tout à l’heure, et qui séduisent tant les adeptes du New Age. Et Jésus, Fils unique d’un Dieu personnel et créateur, qui nous a sauvés une fois pour toutes de la mort … (Paris Match, số 2152, ngày 23/8/1990).

Đức Phật có dạy, đời là vô thường, có Sinh thì có Tử, không cái gì tránh khỏi. Một triều đại Thịnh rồi Suy. Tôn giáo cũng phải đi theo chu kỳ đó, hết Thịnh rồi đến Suy. Người ta nói đến thời Mạt Pháp. Mạt Pháp là khi người theo đạo Phật trở thành mê tín dị đoan, coi Phật như một Thần Linh mà họ đến lễ lạy để cầu Phước, cầu An, mà không nhớ lời Phật dạy về luật Nhân Quả, và không thực hành hạnh Từ Bi với muốn loài, muôn vật, bảo vệ sự Sống.

Đạo Gia-tô cũng không tránh khỏi sự đào thải, khi không còn Sinh Lực, khi Kinh Thánh không còn đáp ứng được nhu cầu Tâm Linh của con người trong Thời Đại Mới, thời đại Khoa Học và Lý Trí. Người Âu Châu không còn chấp nhận Kinh Thánh là do Chúa Mặc Khải viết ra, vì trong Kinh có quá nhiều điều sai lầm. Kinh Thánh không những chống lại Khoa Học, mà còn phản bội Lý Trí, như được trình bày thêm chi tiết, ở dưới đây:

1. REVELATION (MẶC KHẢI) :

Each of those churches  show certain books, which they call Revelation, or the word of God. The Jews say, that their word of God was given by God to Moses, face to face; the Christians say, that their word of God came by divine inspiration; and the Turks say, that their word of God (the Koran) was brought by an angel from Heaven. Each of those churches accuses the other of unbelief; and; for my own part, I disbelieve them all.

… Revelation when applied to religion, means something communicated immediately from God to man.

No one will deny or dispute the power of the Almighty to make such a communication, if he pleases. But admitting, for the sake of a case, that something has been revealed to a certain person, and not revealed to any other person, it is revelation to that person only. When he tells it to a second person, a second to a third, a third to a  fourth, and so on, it ceases to be a revelition to all those persons. It is revelation to the first  person only, and hearsay to every other, and, consequently, they are not obliged to believe it.

It is a contradiction in terms and ideas, to call any thing a revelaton that comes to us at second – hand, either verbally or in writing. Revelation is necessarily limited to the first com-munication- after this, it is only an account of something which that person says was a revelation made to him; and though he may find himself obliged to believe it, it cannot be incumbent on me to believe it in the same manner; for it was not a revelation made to me, and I have only his word for it that it was made to him.

… The commandments carry no internal evidence of divinity whith them; they contain some good moral precepts, such as any man qualified to be a lawgiver, or a legislator, could produce himself, without having recourse to supenatural intervention. ( Tom Paine, The Age of Reason, Page 286-87)

Mỗi một Giáo Hội đó (Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo) đều dẫn chứng một số sách mà họ gọi là “Mặc khải” (Revelation ), hay Lời của Thượng Đế. Người Do Thái bảo, Lời Thượng Đế được Thượng Đế trao cho Moses, mặt đối mặt; người Thiên Chúa giáo bảo, lời Thượng Đế do nguồn cảm hứng Thánh Thần, và người Thổ, Lời Thượng Đế (Kinh Koran) được một Thiên Thần từ Trời mang đến. Mỗi một Giáo Hội ấy điều kết tội là Giáo Hội kia không có Đức Tin; và về phần tôi, tôi không tin tất cả những Giáo Hội đó.
“Mặc Khải, khi liên quan tới tôn giáo, có nghĩa là một cái gì được Thượng Đế truyền thẳng cho người.
“Không ai chối cãi hay dị nghị về quyền năng của Đấng Tối Cao để làm chuyện đó, nếu Người muốn. Nhưng chấp nhận, riêng về một trường hợp, rằng một việc gì đó đã được Mặc Khải cho một người nào đó, mà không Mặc Khải cho bất cứ ai khác; thì chỉ là sự Mặc Khải cho người ấy mà thôi. Khi người ấy nói với người thứ hai, người thứ hai với người thứ ba, người thứ ba với người thứ tư, và cứ thế tiếp tục, thì không còn là Mặc Khải với tất cả những người đó. Đó là sự Mặc Khải với người thứ nhất mà thôi, và Nghe Nói với mỗi một người khác, và, lẽ đương nhiên, họ không bắt buộc phải tin.
“Gọi là Mặc Khải, một điều mà chúng ta biết được qua trung gian, hoặc bằng lời nói hoặc bằng chữ viết, là mâu thuẫn danh từ và ý nghĩa. Mặc Khải chỉ giới hạn vào sự trao quyền cho người thứ nhất - sau đó, chỉ còn là câu chuyện mà người đó nói là Mặc Khải cho anh ta; và dù anh ta có bổn phận phải tin, nhưng tôi không bắt buộc phải tin như anh ta; bởi vì tôi không được Mặc khải, mà chỉ nghe anh ta nói lại là anh ta được Mặc Khải.
“Những điều răn không mang trong bản chất một bằng chứng Thánh Thần gì; Nó có những luật lệ Đạo Đức tốt, mà bất cứ một nhà làm luật nào, hay một nhà tư pháp nào, cũng có thể làm được mà không cần sự phụ giúp của Đấng Tối Cao
”.

Có người hỏi một vị Bác Sĩ, Tại sao nói bệnh AIDS? Anh ta không đồng ý với câu trả lời có tính cách khoa học của Bác Sĩ, và bảo: “Chúa sinh ra bệnh AIDS là để trừng phạt những kẻ Đồng Tính Luyến Ái”. Anh ta không phải là Chúa, sao có thể biết bệnh AISD do Chúa sinh ra? Chắc anh ta lại được Mặc Khải?

2. PURGATORY (LUYỆN TỘI):

The invention of purgatory, and of the releasing of souls therefrom, by prayers, bought the church whith money, the selling of pardons, dispensations and indulgencies, are revennuce laws, without bearing that name or carrying that appearance …

If I owe a person money, and cannot pay him, and he threatens to put me in prison, another person can take the debt upon himself, and pay it for me; but if I have committed a crime, every circumstance of the case is changed ; moral justice cannot take the innocent for the guilty, even if the innocent would offer itself. To suppose justice to do this, is to destroy the principle of its existence, which  is the thing  itself; it is then no longer justice; it is indiscriminate revenge. (Tom Paine, Page 300-301).

Việc chế tạo ra Nơi Luyện Tội, rồi trả tự do cho những linh hồn ở trong đó, bằng những lời cầu nguyện, đem lại tiền bạc cho Giáo Hội; việc bán giấy tha tội, miễn tố, hay án treo, là những luật về thuế lợi tức, tuy rằng nó không mang tên đó, hay có vẻ như thế.
“Nếu tôi nợ tiền ai, và không trả được, và người đó dọa bỏ tù tôi, một người khác có thể nhận nợ, và trả thay cho tôi; nhưng nếu tôi phạm tội ác, thì mọi việc của vấn đề đều thay đổi; sự công bằng về luật pháp không cho phép lấy một người vô tội thay thế cho người phạm tội, dù rằng người vô tội tự  ý nhận đứng ra thay thế. Cho rằng luật pháp cho phép làm như thế, là tự   hủy diệt nguyên nhân hiện hữu của luật pháp, và chính luật pháp; khi đó thì không còn gì là luật pháp; mà là sự trả thù mù quáng.

3. SATAN (QUỶ SATAN)

The Christian Mythologists, after having confined Satan in a pit, were obliged to let him out again to bring on the sequel of the fable. He is then introduced into the Garden of Eden in the shape of a snake or a serpent, and in that shape he enters into familiar conversation with Eva, who is no way surprised to hear a snake talk; and the issue of this tête-à-tête is, that he persuades her to eat an apple, and the eating of that apple damns all mankind. (Tom Paine, Page 290).

Những nhà Thần Học Kitô Giáo, sau khi nhốt Satan vào trong một cái hang, lại phải bắt buộc thả ra để câu chuyện được tiếp tục. Satan được đem vào Vườn Địa Đàng dưới hình thức một con rắn, và trong hình thức đó Satan nói chuyện thân mật với bà Eva, bà lại không lấy làm lạ khi nghe rắn nói; và hậu quả của sự gặp gỡ đó là Satan dụ dỗ bà Eva ăn trái táo, và việc ăn trái táo đó gây ra tội Tổ Tông”.

4. REDEMPTION (CỨU RỖI) :

I well remember, when about seven or eight years of age, hearing a sermon read by a relative of mine, who was a great devotee of the church, upon the subject of what is called Redemption by the death of the Son of God. After the sermon was ended, I went into the garden, and as I was going down the garden steps I revolted at the recollection of what I had heard, and thought to myself that it was making God Almighty act like a passionate man, that killed his son, when he could not revenge himself any other way; and as I was sure a man would be hanged that did such a thing. (Tom Paine, Page 316).

Tôi nhớ rất rõ, năm lên bảy hay tám tuổi, tôi có nghe một người bà con rất mộ đạo của Giáo Hội, giảng về đề tài gọi là “Cứu Rỗi bằng cái chết của Con Thượng Đế”. Sau khi bài giảng kết thúc, tôi đi xuống vườn, và trong lúc đang lần theo bậc thang, khi nhớ lại những gì đã nghe được, tôi rất công phẫn và tự  nghĩ, làm như   thế là coi rằng Thượng Đế Quyền Năng Vô Biên hành động như một người ham mê, Thượng Đế đã giết con, khi không thể trả thù bằng cách nào khác; và tôi tin chắc rằng một người nào làm như  thế sẽ bị tội treo cổ”.

Thượng Đế nói là quyền năng vô biên, tại sao không Cứu Rỗi được, mà lại phải cho con mình chịu chết để chuộc tội? Chuộc tội với ai? Thua quỷ Satan? Vì quỷ Satan hóa thành con rắn biết nói, đã dụ dỗ được cho bà Eva ăn trái cấm? Người ta cũng thắc mắc hỏi : Thượng Đế quyền năng vô biên, tại sao lại sinh ra quỷ Satan, rồi lại để cho quỷ Satan sống mãi, cạnh tranh tín đồ với Thượng Đế? Theo Kinh Thánh những người không theo Chúa phải sa Hỏa Ngục, nhưng hiện nay trong số 5 tỉ người trên thế giới, chỉ có khoảng một tỉ theo Thiên Chúa. Như thế là dân số của quỷ Satan nhiều gấp 4 lần dân số của Chúa? Thượng Đế lại thua quỷ Satan một keo nữa!

Chính vì thấy Hỏa Ngục và Satan thiếu hợp lý, nên Giáo Hội Anh đã dẹp bỏ Hỏa Ngục và cho quỷ Satan đi nghỉ phép dài hạn! (Xin coi Bertrand Russel, Why I am not a Christian). Ở bên Âu Châu, nhiều người không những đã bỏ đạo, mà lại còn lên tiếng chống đối. Chắc hẳn là họ phải có nhiều điều bất mãn với Tòa Thánh và Giáo Hoàng. Sau đây là lời của Đức Cha Eugen Drewermann, một nhà thần học người Đức:

a. La religion est une chose trop importante pour être confiée à des ecclésiastiques... Le clergé tel qu’il m’apparait est une plaie. II est totalement coupé des croyants... La position de I’Église sur la contraception est absurde et les déclarations du Pape irresponsables. (Paris Match số 2296, ngày 27/5/1993).

"Tôn giáo là một vấn đề quá quan trọng để có thể trao cho những ông thầy tu... Hàng giáo phẩm, theo như tôi nhận xét, là một vết thương. Họ hoàn toàn cắt đứt khỏi tín đồ... Lập trường của Giáo Hội về vấn đề ngừa thai là vô lý, và những tuyên bố của Giáo Hoàng là vô trách nhiệm".

b. Je ne peux, par mon travail, que chercher à donner du courage aux 80% d’Allemands catholiques qui, sans moi, tourneraient le dos à I’Église. Les gens partent, tour simplement. IIs n’ont plus envie de discuter avec cette institution. IIs sont résignés à n’en rien plus attendre. (Paris Match, số 2296, ngày 27/5/1993).

"Tôi chỉ có thể, bằng việc làm của tôi, tìm cách đem lại can đảm cho 80% dân Đức theo đạo Gia-tô, những người này, nếu không có tôi, sẽ quay lưng lại với Giáo Hội. Họ bỏ Giáo Hội, giản dị có thế thôi. Họ không còn muốn thảo luận gì với định chế này nữa. Họ cam phận, không chờ đợi bất cứ gì ở Giáo Hội".

Thế nhưng người Việt Nam mình vẫn giữ được Đức Tin của thời Trung Cổ, lạc hậu đến mấy thế kỷ. Người ta tuyên truyền bảo tôi chống Công Giáo. Thế nào là chống Công Giáo? Phải chăng người ta âm mưu cấm tôi nói lên Sự Thật, cấm tôi vạch ra những sai lầm trong Kinh Thánh gây chia rẽ và tang tóc cho Dân Tộc, và khi họ tàn sát hàng 100.000 đồng bào của chúng ta, hay bắn pháo binh về làng Phật giáo để ép buộc dân đổi đạo, thì tôi vẫn phải giữ yên lặng?

"Số người mà tại Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn và Khánh Hoà… đã bị cán bộ Cần Lao giết (vì không chịu đổi đạo) rồi vu cho cộng sản, phá hoại chế độ … đã được kiểm kê vào các năm 1964 – 1965 là 300.000 người !" (Đảng Cần Lao của Chu Bằng Lĩnh, trang 133).

Ở bên Mỹ người ta bảo vệ sự sống cho cả loài vật. Sợ loài Cú lông đốm (Spotted Owl) tuyệt chủng, người ta cấm phá rừng tại những nơi có loại Cú này sinh sống. Thế mà người mình lại âm mưu tàn sát người mình. Tội nghiệp cho Dân mình quá.

"Lạy Chúa tôi! Xin Chúa tha tội cho họ, họ không biết điều họ làm" (Oh! My Lord. Please forgive them, they know not what they do.) Các Giám Mục ở Guatemala đã tỏ ra hết sức Lương Thiện và Can Đảm, khi biên thư xin lỗi dân bản xứ. Còn các Giám Mục Việt Nam? Nghĩ thật là buồn và xót xa cho Dân Tộc mình.

Tôi nêu những sai lầm của đạo Gia-tô và việc tàn sát những người ngoại đạo của Cần Lao Công Giáo, không phải để trả thù. Đạo Phật là đạo của Từ, Bi, Hỉ, Xả. Người Phật tử chân chính không bao giờ trả thù. Trả thù chỉ gây thêm tang tóc, mà cũng không làm cho người chết sống lại được.

Đạo Gia-tô chủ trương mở mang nước Chúa, bằng máu và lửa, bằng lừa dối và hăm dọa, đã gây nên những thảm sát vĩ đại trên thế giới và ở nước ta. Nhưng đạo Phật thì không. Chúng tôi không có một nước Phật để mở mang như quý bạn, nên chưa bao giờ, và không bao giờ người theo đạo Phật lại gây đổ máu để mở mang nước Phật. Quý bạn có thể giết chúng tôi mỗi khi hoàn cảnh cho phép, nhưng chúng tôi không bao giờ tìm cách giết lại quý bạn. Có lẽ chúng tôi đã tiêu cực.

Khi nhắc lại những chuyện thảm sát ở nước chúng ta, chúng tôi hy vọng rằng quý bạn sẽ suy nghĩ, để không tái diễn việc tàn sát đồng bào của quý bạn, phục vụ cho Tòa Thánh La Mã. "Nước mắt của chúng sinh đổ ra vì khổ đau, từ đời này qua đời khác, gom lại, đã nhiều hơn nước Đại Dương". Đời, với Sinh, Lão, Bệnh, Tử, đã khổ rồi. Tại sao chúng ta còn làm cho chúng ta đau khổ nữa.

Chống lại những quan niệm sai lầm làm nhân tâm ly tán, anh em trong một nhà giết hại lẫn nhau, dù những quan niệm sai lầm đó thuộc về chính trị, hay tôn giáo, thì cũng có thể gây ra hiểu nhầm và thù hận, nhất là khi sự sai lầm đã có từ lâu đời. Nhưng tôi không thể, không chống lại Tội Ác, không chống lại sự Thù Hận. Thù Hận là nguyên nhân gây ra những Tội Ác khủng khiếp.

"Tất cả đều từ Tâm mà ra, tình thương cũng như sự Thù Hận, nhưng Thù Hận là kẻ thù xấu xa nhất của con người. Nó phá hủy tất cả mà không giải quyết được gì".

Tout nait de l’esprit. I’amour comme la haine. Or la haine est le pire ennemi de I’homme. Elle détruit tout et ne résout rien. (Dalai Lama. Paris Match, No 2533, 18/8/1994)

Chỉ vì ông Diệm đã căn dặn "Tôi bị giết, trả thù cho tôi", nên dư đảng Cần Lao Công Giáo vẫn tìm cách trả thù Phật giáo, mà họ cho là nguyên nhân đưa đến cái chết của ông Diệm, chứ không phải vì ông Diệm và gia đình ông đã tàn sát quá nhiều người, nên quả báo nhãn tiền? O⮧ Diệm đòi trả thù, nhưng tôi xin ước nguyện: "Nếu tôi bị giết, xin vợ con tôi, thân bằng quyến thuộc của tôi, bạn bè tôi, cầu nguyện cho người giết tôi, Xóa bỏ hận thù". Tôi không có ai là kẻ thù. Kẻ thù của tôi là Tội Ác. Tôi chống lại Tội Ác, mà không thù Người phạm tội.

Chúa dạy : "Thương Yêu Người Như Chính Mình";"Không được giết người".

Phật dạy : "Có Lòng Từ Bi Với Muôn Loài Muôn Vật"; "Không Được Sát Sinh".

Hai tôn giáo Thiên Chúa và Phật giáo gặp nhau ở điểm chính đó. Nếu chúng ta cố gắng làm theo lời Chúa dạy, Phật dạy, là có hòa hợp tôn giáo. Là chúng ta tích cực góp phần vào việc xây dựng một Thiên Đàng trên Trái Đất. Xin những người anh em Gia-tô ruột thịt của chúng ta, cùng với chúng tôi thực hiện cái Thiên Đàng ấy, mà linh mục Jean Vernette gọi là một thời Vàng Son Đích Thực.

Kinh cầu nguyện của chúng tôi : "Cầu xin cho mọi người, mọi loài được sống trong Bình Yên và Hạnh Phúc". Viết về hai tôn giáo lớn như Thiên Chúa Giáo và Phật giáo không thể nói hết trong vài chục trang. Đây chỉ là một vài ý kiến đơn sơ mà thôi.

ĐỐI THOẠI: “SỞ TRI CHƯỚNG” VÀ “KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Phạm Trọng Chánh

Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị là vị uyên bác giáo lý Kitô giáo, Ngài đã và đang làm những chuyện phi thường, điều đó mọi người đều công nhận. Ngài là Người đối thoại với mọi tôn giáo và có lẽ là vị Giáo Hoàng đầu tiên viết vài trang sách về Phật giáo. Tiếc thay khi đối thoại với Phật giáo tâm trạng Ngài lại giống như thi hào Lý Bạch đứng trước Hoàng Lạc Lâu:

Trước mắt có cảnh không tả được
Vì thơ Tô Hiệu ở trong đầu.

Ngài viết về Phật giáo nhưng trong đầu Ngài đầy những kiến thức về Thánh Gioan Thánh Giá, Thánh Têrêxa Avila, khoa thần bí Carmêlô, Thánh Thomas Aquinas, những nhà thần bí Bắc Âu, Vincent de Paul, Gioan Bosco, Maximilian Kolbe … Điều nhà Phật gọi là sở tri chướng, cái hiểu biết đã sẵn có đã đầy, ngăn cản điều hiểu biết mới như tách trà đã đầy, rót thêm chỉ tràn ra ngoài. Như tâm trạng người Việt Nam nặng lòng cố quốc tha hương đi đến đâu cũng thấy cảnh quê mình, đứng trước tháp Ép – phen (Eiffel) thì thấy cái chòi tre quê mình, trước nhà thờ Đức Bà Paris thì chỉ thấy ngôi chùa làng mình, trước bãi biển Nice thì cứ như thấy ở Vũng Tàu, rồi so sánh cái thấp, cái cao, cái to, cái nhỏ. Một đôi điều giống nhau cũng đủ “tâm viên ý mã” đi từ kỷ niệm này sang kỷ niệm khác.

Đi từ cái “tâm” sẵn có ảnh hưởng bởi những hiểu biết trước trong đầu, những nhận thức về Phật giáo của Giáo Hoàng làm cho những người hiểu biết về Phật giáo khó chịu và cảm thấy thương tổn. Nếu không thể so sánh được cái chòi tre với cái tháp E鰭Phen thì cũng không nên so sánh “khoa thần bí Carmêlô này khởi đầu chính ở điểm mà những suy tư của Đức Phật dừng lại”. (Gioan Phaolo II - Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng - Thăng Tiến CA 1995 - trang 100).

Nước biển cùng một vị mặn nhưng không nên kết luận rằng bãi biển Nice là bãi biển Vũng Tàu. Sự giác ngộ của Đức Phật không nên so sánh với Thánh Gioan Thánh Giá nhìn thấy “tâm hồn con người được đốt cháy bằng ngọn lửa nồng nhiệt tình yêu”. Hai tôn giáo khởi nguồn từ hai nền tảng khác biệt. Đạo Phật tin vào sự tự cứu lấy mình, tự thắp đuốc lên mà đi. Kitô giáo tin vào sự cứu rỗi một Đấng Thượng Đế, Phật giáo tin vào sự giác ngộ thoát vòng luân hồi. Kitô giáo tin vào hồng ân lên cõi Thiên Đàng.

Đọc Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Giáo Hoàng John Paul II, người đọc không khỏi chú ý nhiều đến những câu hỏi của ký giả Vittorio Messori, những câu hỏi rất hay, đặt đúng các vấn đề tâm điểm của Kitô giáo ngày nay. Những câu hỏi về Kitô giáo nên để các nhà chuyên môn về vấn đề này suy nghĩ và thảo luận.

Câu hỏi về Phật giáo biểu lộ mối ưu tư về một “cạnh tranh thị trường”, món hàng nhập cảng “Phật giáo” ngày càng đông người “tiêu thụ” ngày càng bành trướng tại Tây Phương, thu hút giới trí thức, các nhà tâm lý học, phân tâm học, môi trường học. Phật giáo có nguy cơ là một “hoán đổi” hoặc “bổ sung” tại “thị trường tôn giáo Tây Phương”. Nhiều tu sĩ, linh mục còn áp dụng Thiền vào việc tỉnh tâm, nhiều học giả Thiên Chúa giáo nghiên cứu sâu rộng về Phật giáo và bị “mê hoặc” bênh vực cho Phật giáo.

Những điều đó làm đảo lộn cái trật tự chỉ muốn đem cái ánh sáng văn minh phương Tây khai hóa cho các lục địa Á Phi, nghĩa là chỉ “xuất cảng” mà không muốn “nhập cảng” để cân bằng cán cân thương mại. Tượng Phật được chấp nhận làm vật trang trí tại Tây Phương để gắn lên cái chụp đèn cho đẹp căn phòng khách, được bày trên tủ sách để chủ nhân tỏ ra là người khôn ngoan hiểu rộng học rộng!

Thiền là môn thể dục không hơn không kém như Judo, Karaté. Tại Pháp, Phật giáo đã được vượt qua biên giới chủng tộc tôn giáo của người Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật, Việt Nam… hay tôn giáo của “người Tây Phương mắc bệnh tinh thần chân hổng mặt đất” mà ngày  càng lôi cuốn giới trí thức, công thương kỹ nghệ gia. Hơn 300.000 người Pháp theo đạo Phật trong vài thập niên gần đây và con số không ngừng tăng trưởng, sách báo nghiên cứu đạo Phật ngày càng nhiều. Khi ngày càng có đông đảo những người Tây Phương đi tu, ăn chay, tín đồ Tây phương đến chùa đông đảo, học Thiền với người Tây Tạng, người Nhật, người Việt Nam... và đã có những người Tây Phương cải đạo, đi giảng dạy Phật pháp, dạy Thiền và đông đảo người đến học.

Phật giáo trở thành mối đe dọa “cạnh tranh” trên thị trường Tây Phương. Tại Pháp, Thiên Chúa giáo chỉ còn có 23% người ngoan đạo đi nhà thờ, số linh mục tu sĩ ngày càng thiếu hụt. Hiện tượng các thánh lễ tại Pháp được cử hành bởi các giáo sĩ da đen, da vàng trở thành phổ biến vì sự thiếu hụt tu sĩ.

Các trang sách Giáo Hoàng viết về Phật giáo, Phật tử các nước trên thế giới đều không bằng lòng, các nhà thần học trong giáo hội Thiên Chúa giáo đã vội xin lỗi về sự khiếm khuyết của Giáo Hoàng trong sự hiểu biết về Phật giáo. Nó biểu lộ mối lo ngại về “cạnh tranh thị trường” hơn là về triết học, tôn giáo, tư tưởng: Món hàng gọi là mới đó, tôi cũng có tương tự, cái của tôi còn hay hơn, cao siêu hơn, món hàng kia không xài được, không bền, không có Thượng đế “bảo hiểm”.

Phật giáo không phải là giáo phái “mẹ mìn” đang quyến rũ dụ dỗ con cái Chúa, cũng không phải là ông thần của những dân tộc bán khai, mà là một tôn giáo lớn Đông Phương với 2.500 năm hiện diện, một hệ thống tư tưởng xây dựng vững vàng qua bao thời đại từ Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên, Tây Tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam. Sự đối thoại chỉ có thể bắt đầu khi hai đối tượng công nhận lẫn nhau trong tinh thần tương kính, bình đẳng.

Nếu những đoạn viết trong cuốn sách trên về Phật giáo là của một linh mục truyền giáo hay một trí thức Kitô giáo thì đó là việc bình thường vì hơn 300 năm qua, những báo cáo, những bài viết các vị thừa sai về Phật giáo đầy rẫy những ngộ nhận ngây ngô, những xuyên tạc ác ý như thế. Chúng ta có thể đọc những dòng tương tự từ thời Alexandre de Rhodes. Điều này khác xa với thái độ nghiên cứu các học giả người Anh và sự tôn trọng văn hóa, bản sắc tôn giáo người Anh đối với Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện.

Nhưng bài viết của Giáo Hoàng, một vị Thánh không thể nào có sai lầm (?), thì ảnh hưởng nó sẽ tác hại vô cùng đến toàn thể tín đồ Thiên Chúa giáo trên thế giới. Điều này giải thích lý do vì sao Phật giáo các nước Tích Lan, Thái Lan phản ứng mạnh mẽ trong khi chẳng ai buồn trả lời hàng ngàn bài viết của các vị thừa sai trong mấy thế kỷ qua về Phật giáo.

nhiều tác giả

Nguồn Bản electronic do Hồng Quang gửi cho SH

_______________________

Trở về đầu sách đối thoại hoặc các tác giả khác:

 1   2   3   4   5

Trang Thời Sự