Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II nhiều tác giả http://sachhiem.net/DOITHOAI/GiaodiemDT1.php Trở về đầu sách đối thoại hoặc các tác giả khác: Lý Khôi Việt: Phê bình cuốn “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” Nguyễn Kết: Ra và vào “ngưỡng cửa hy vọng”- đọc sách của GH Phao-lồ II Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ: Vài nhận định về tác phẩm “Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” PHÊ BÌNH CUỐN “BƯỚC QUA NGƯỠNG CỬA HY VỌNG” CỦA TÁC GIẢ JOHN PAUL II Lý Khôi Việt Ngày nay, ít ai dám viết về những vấn đề mình không nắm vững hay không nghiên cứu kỹ, bởi vì kiến thức con người đã được phát triển quá sức phong phú, đa dạng và đã được phổ biến vô cùng sâu rộng đến mọi người đang sống trên trái đất. Thế nhưng mới đây, Giáo Hoàng John Paul II đã viết về Phật giáo dù Ông không nắm vững và nghiên cứu kỹ về tôn giáo cao siêu này, vượt qua và vượt qua rất xa, cả khoa học, đến nổi nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 này, là Einstein, đã phải tuyên bố: “Buddhism begins where Science ends” (Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học kết thúc). Giáo Hoàng John Paul II đã viết sách, và như mọi tác giả trên đời này, đã bán sách kiếm tiền, nên tôi cũng phê bình như phê bình đến các tác giả khác. Và chỉ đề cập đến tư tưởng của Giáo Hoàng liên quan đến Phật giáo, mà không đề cập gì đến những sai lầm trong các lãnh vực khác. Kiến thức về Phật học và Phật giáo của Giáo Hoàng ở mức độ sơ đẳng và giản lược. Không những thế, sai lạc một cách rất căn bản, nên tôi cũng phải phê bình ở mức sơ đẳng và căn bản bằng cách chỉ sử dụng bộ Đức Phật và Phật Pháp của Narada Maha Thera để viết bài phê bình này. Muốn đánh giá một tôn giáo, ta nên nghiên cứu tìm hiểu vị giáo chủ, người sáng lập nó, là người như thế nào, đã dạy những gì, đã sống và phụng sự ra sao, đã cống hiến được gì cho nhân loại. Nên ta tìm hiểu Đức Phật trước khi trình bày Phật giáo có đúng như sự diễn dịch của Giáo Hoàng John Paul II hay không? Giáo Hoàng Paul II phê bình Đức Phật và Phật giáo là : “Xa lánh thế giới”, “dửng dưng toàn triệt với thế giới”, “Truyền thống Phật giáo và những phương pháp xuất từ đấy đem lại một cứu linh thuyết hoàn toàn tiêu cực”, “sự giác ngộ của Đức Phật có thể tóm gọn trong niềm tin cho rằng thế giới là xấu xa, nguyên nhân mọi bất hạnh và đau khổ cho con người”, “Chúng ta chỉ giải phóng được mình bằng cách xa lánh thế giới xấu xa”… nên ta lại càng cần biết Đức Phật có thật “xa lánh” thế giới hay không, có “tiêu cực” với cuộc đời hay không, và so sánh với các vị Giáo chủ khác thì Ngài đã “xuất thế” hay “nhập thế” trước khi đề cập đến Giáo lý của Ngài về những vấn đề quan trọng này. Không có vị giáo chủ nào có một cuộc đời hoạt động tích cực, tinh tấn và kiên trì như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ta có một thái tử Tất Đạt Đa trầm tư giữa cảnh vương giả, và đã từ bỏ đời sống vương giả ấy để trở thành đạo sĩ Cồ Đàm, người đã chịu khó nỗ lực tu học với các đạo sĩ tiếng tăm đương thời, người đã tinh tấn tu khổ hạnh trong rừng núi suốt nhiều năm, người đã “xa lánh cuộc đời” đã “xuất thế” khỏi đời sống tại gia để sống một mình trong rừng núi hoang vu, người đã có thái độ “tiêu cực” đối với cuộc đời. Nhưng, khi tu sĩ Cồ Đàm đắc đạo để trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì Ngài đã không một lúc nào từ bỏ thế giới này. Đức Phật đã liên tục, không ngừng nghĩ, suốt 49 năm, đi rao truyền Phật pháp, giảng dạy đạo Tỉnh Thức, Từ bi, Trí tuệ cho mọi người, trực tiếp và bình đẳng đem Phật pháp đến tận tay, mỗi và mọi chúng sinh không phân biệt. Thái độ của Đức Phật đối với cuộc đời thật là tích cực, hăng say và dũng mãnh. Ngài dám đi ngược dòng đời, đi ngược lại tất cả tập quán, lễ nghi, truyền thống và cả những trào lưu tư tưởng đương thời. Tinh thần đại lực đại hùng, quyết chiến đấu và quyết vượt thắng tất cả khó khăn, trở ngại không những được thấy trong suốt thời gian 6 năm Ngài tu tập, mà còn được thấy một cách thường trực, sinh động trong suốt 49 năm hoằng pháp độ sinh của Ngài. Hãy nghe Đức Phật tuyên bố dũng mãnh trước các tỳ kheo, như một vị tướng trước ba quân trong giờ phút lâm trận: “Như đàn voi say trận không kể lằn tên mũi đạn, ta phải can đảm chịu đựng những điều bất hạnh của đời. (Vì) Một phần lớn đã sống ngoài khuôn khổ giới luật. Ta phải có thái độ của đàn voi lâm trận, mạnh tiến giữa rừng gươm đao, giáo mác bình tỉnh hứng chịu những nỗi chua cay của đời, và thản nhiên vững bước trên con đường phạm hạnh”. Hàng triệu người đã tự tử vì chán đời, bi quan, yếm thế trước cuộc đời, nếu được nghe lời dạy này, chắc họ đã hứng khởi, đã bật dậy dũng mãnh đối đầu với những khó khăn, xấu xa của cuộc đời với niềm tin yêu và ý chí quyết chiến quyết thắng. Ngài khuyên các đệ tử : “Này chư tỳ kheo, các con phải kiên trì, tinh tấn để chứng ngộ: đây là đau khổ, đây là nguyên nhân của đau khổ, đây là sự chấm dứt đau khổ, đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ”. Cuộc đời Đức Phật chính là một hành trình giảng dạy, cổ võ, kêu gọi, thúc dục mọi người hãy tuyên chiến với đau khổ, hãy đè bẹp nghiền nát, phá hủy, vượt thắng đau khổ và chấm dứt mọi sự đau khổ. Cuộc chiến đấu dũng mãnh để đè bẹp và chiến thắng đau khổ mà Đức Phật đã thực nghiệm, đã thành tựu và đã kêu gọi mọi người dấn thân lên đường, thật là bi hùng, vì khác với tất cả các tôn giáo khác, các vị giáo chủ khác, Ngài dạy chỉ tin tưởng ở khả năng tự cứu của con người, chứ không cầu xin một thần linh nào. Bồ Tát Tagore đã thấu hiểu lời dạy tự lực chiến đấu đến cùng của Đức Phật khi viết rằng: “Trong cơn nguy biến, không nên cầu xin được bảo vệ. Hãy cần có đủ nghị lực, đủ quả cảm, để vượt qua mọi ngại. Trong đau khổ không nên khấn vái, trông chờ ai cứu độ. Chỉ cần có đủ tâm trí và can đảm để chế ngự nó. Không nên sống thụ động trong lo âu sợ sệt hay chờ mong một tha lực nào đến cứu vãn. Phải luôn luôn kiên trì, phấn đấu liên tục, cho đến kỳ cùng, để tự giải thoát lấy ta”. “Và ngay cả khi đi ngoài biển cả, thuyền bị đắm, ta cũng không bao giờ tuyệt vọng, không bao giờ ngừng nghĩ tranh đấu”. Đi ngoài biển cả, thuyền Bồ Tát bị đắm. Trong bảy ngày liên tục, không một phút chán nản, không hề tuyệt vọng, Ngài luôn luôn tranh đấu cho đến lúc có người đến cứu. Đức Phật còn tuyên bố mạnh mẽ ý chí sắt đá vượt thắng của Ngài : “Đối với ta, chết trong sự chiến đấu (chống dục vọng) còn thập phần danh dự hơn là sống thất bại”. Chiến đấu, và chiến đấu một mình, đó là tuyệt đỉnh vinh quang của con đường hành động Phật giáo, mà Đức Phật đã tự hành trì: “Giữa rừng già một mình chiến đấu. Không có gì làm lay chuyển quyết định của Ngài, Bồ Tát không khác nào ngọn núi đá. Bão táp phong sương liên minh dồn dập, núi vẫn vững như trồng, chống chỏi trời cao”. Như những chiến sĩ anh hùng, cột trên ngọn giáo của mình chùm cỏ Munja trước khi ra trận để bày tỏ quyết tâm không bao giờ lùi bước trước quân địch, Đức Phật cũng đã làm như thế và dạy chúng ta cũng dũng mãnh chiến đấu như thế: “Ta cột trên ngọn ngọn cờ của ta chùm cỏ Munja. Thà ta chết trên chiến trường còn hơn sống mà thất bại”. Chiến đấu với dục vọng, si mê, sầu hận, chiến đấu với cuộc đời xấu xa, tội lỗi, đau khổ, vượt qua chúng, chiến thắng mọi đau khổ, đó là thông điệp đầu tiên của Đức Phật và của Đạo Phật. Không có một quan điểm hành động nào tích cực hơn, lạc quan hơn, hào hùng hơn. Toàn thể cuộc Đời Đức Phật là một sự thể hiện và chứng minh hoàn hảo cho quan niệm dũng mãnh chiến đấu và anh hùng chiến thắng. Một mình, không cầu xin một Thượng Đế, một thần linh nào. Ta chỉ cần xem một ngày trong cuộc đời Đức Phật là cũng đủ biết Ngài “xa lánh cuộc đời”, hay trái lại, Ngài ở trong cuộc đời và phụng sự mọi người, phụng sự xã hội một cách tích cực nhất, tinh tấn nhất, hăng say, nhiệt thành nhất? Suốt một ngày 24 giờ, Đức Phật chỉ ngủ một tiếng đồng hồ, còn lại 23 tiếng, Ngài liên tục dùng để phụng sự chúng sinh trong cuộc đời. Ngài chỉ ngủ từ 3 giờ sáng đến 4 giờ sáng. Từ 4 giờ sáng đến 5 giờ sáng, Ngài nhập đại bi định (Maha Karuna samapatti) rải tâm từ đến khắp nơi và làm êm dịu tâm trí chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Sau đó ngài thiền hành và đi trì bình khất thực trên các nẻo đường. Khác hẳn các vị giáo chủ khác hay cả những tu sĩ bình thường, được dân cúng thực phẩm và phục dịch đầy đủ mọi nhu cầu vật chất, sinh sống ngay tận nơi cư trú của họ, Đức Phật, người mà bậc vua chúa quyền thế, giàu sang đương thời đều tôn sùng kính nể và khấu đầu đỉnh lễ mỗi khi đến trước mặt, mỗi ngày đều đi khất thực xin ăn, một cách khiêm tốn, khắc kỷ, như một người nghèo nhất trên thế giới. Việc khất thực mỗi ngày Ngài vẫn tiếp tục cả khi già yếu, khi Ngài đã 80 tuổi. Trên thế giới không có một giáo chủ hay một vị lãnh đạo tôn giáo nào đã có sự khiêm tốn, khắc kỷ và chịu khó này. Việc khất thực mỗi ngày chỉ không xảy ra khi có Phật Tử mời thọ trai. Có những lúc, vì mất mùa, cả vùng chịu cảnh đói kém. Đức Phật cũng như các tỳ kheo khác đều phải nhịn đói. Trong khi đi khất thực hay thọ trai, Ngài tùy nghi giáo hóa, giảng dạy đạo Tỉnh Thức cho dân chúng. Ngài thọ trai trước 12 giờ trưa, sau đó thuyết pháp cho các đệ tử. Sau trưa, Ngài nhập Đại Bi Định quan sát thế giới và rãi tâm từ trên khắp chúng sinh. Buổi chiều Ngài thuyết pháp cho các đệ tử tại gia. Buổi tối, từ 6 - 10 giờ đêm, Ngài dành riêng chỉ dạy cho các đệ tử xuất gia. Từ 10 giờ đêm đến 2 giờ khuya, là lúc dân chúng tịnh chỉ, nằm ngủ. Ngài thuyết pháp cho chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh có trình độ cao hơn con người và mắt thường không thể nhìn thấy. Nhiều bài thuyết Pháp cho cõi trời được ghi lại trong bộ Tạp A Hàm (Samyutta). Từ 2 đến 3 giờ sáng Phật đi kinh hành. Sau đó từ 3 đến 4 giờ sáng Ngài ngủ và thức dậy một giờ sau đó để nhập đại bi định và rãi tâm từ đến khắp nơi. Đó là một ngày trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca. Có ai trên thế gian này đã sống một cuộc đời phụng sự tích cực như thế không? Trong khi một tu sĩ bình thường đều có thể an nghĩ trong một tu viện tiện nghi, có người phụng dưỡng cơm nước và các nhu cầu sinh sống thì Đức Phật, trong suốt 49 năm hoằng pháp, đã không ngừng đi, và đi bộ, trên mọi nẻo đường, để giáo hóa dân chúng và ban tặng Phật Pháp một cách bình đẳng đến mọi người, không phân biệt người đó là người gánh phân hay là một quốc vương. Cứ nhìn các dịp an cư kiết hạ của Ngài thì đủ thấy Ngài đã không hề an nghĩ, dù được dâng hiến các tự viện đầy đủ tiện nghi : Khi thì Ngài ở trong vườn cây Lộc Uyển, khi thì ở trong rừng trúc Trúc Lâm, khi thì ở tại đồn Mankula, khi thì ở trong rừng Bhesakala, khi thì ở trong tịnh thất Mahavana, khi ở sâu trong rừng Parileyyaka, dưới một gốc cây Sala, khi thì ở làng Ekanala, hay chịu nạn đói khi nhập hạ thứ 12 tại Veranja, hay tại một tảng đá Caliya, hay tại thành Alavi, hay tại Rajagaha, hay tại tịnh xá Kỳ Viên, hay tại Ca Tỳ La Vệ quê hương Ngài, nơi đây dù được tôn kính, phụng dưỡng và có thân phụ là quốc vương, Ngài chỉ nhập hạ một lần duy nhất… Tại sao Đức Phật đã sống một cuộc đời đạm bạc, đơn giản nhưng hoạt động tích cực, hăng say, không mệt mỏi không chán nản, hơn bất cứ một vị giáo chủ nào trên thế giới? Thái độ dấn thân phụng sự con người và xã hội của Ngài, cũng như các tăng, ni, Phật tử, có nguồn gốc sâu xa từ giáo lý giải thoát và phụng sự tha nhân, xã hội mà Đức Phật đã khai sáng và được liên tục rao truyền từ 2538 năm nay. Qua việc trình bày giáo lý Phật giáo, ta sẽ thấy sự hiểu biết của Giáo Hoàng John Paul II về Phật giáo sai lạc một cách đáng ngạc nhiên. Như cựu thủ tướng Anh Quốc Churchill đã từng nói : “Kiến thức của tôi giống như một miếng pho-mát Thụy Sĩ, nó có rất nhiều lỗ hổng”. Ai cũng đồng ý, vì không một nhà thông thái nào có thể nắm vững mọi vấn đề trên thế giới, nhưng tiếc thay những lỗ hổng trong kiến thức của Giáo Hoàng Thiên Chúa Giáo La Mã về Phật giáo lại quá lớn lao và ác ý. Ông viết : “Giáo lý Phật giáo về ơn cứu độ tạo thành tâm điểm, hoặc đúng hơn là điểm duy nhất trong hệ thống này. Tuy nhiên, cả truyền thống Phật giáo lẫn những phương pháp khơi nguồn từ đó đưa ra một nền thần học cứu rồi hầu như độc hữu tiêu cực”. Thật là lạ lùng, “ơn cứu độ”, “thần học cứu rỗi”, “độc hữu tiêu cực” là cái gì vậy? Đó là những điều xa lạ đối với đạo Phật. Không những thế, Ông còn suy diễn một cách hồ đồ, lệch lạc và gán phép cho giáo lý Phật giáo quan điểm giải thoát lạ lùng, quái đản như sau: “Để giải thoát chính mình khỏi tội ác, con người phải giải thoát chính mình khỏi thế giới này, đòi hỏi sự ràng buộc nối liền chúng ta với thế giới bên ngoài… chúng ta chỉ giải thoát chính mình qua việc tách rời khỏi thế giới vô thường… Niết bàn chỉ là tình trạng hoàn toàn thờ ơ trước thế giới. Ơn cứu độ trên tất cả là sự giải thoát khỏi sự dữ, bằng cách hoàn toàn tách biệt với thế giới huyễn tượng chính là nguồn sự dữ…” Những người hiểu biết đạo Phật chắc không khỏi buồn cười trước sự diễn dịch nông cạn, lệch lạc, méo mó này. Không những hoàn toàn sai lạc, mà còn đi ngược lại với giáo lý căn bản và tinh thần của Đạo Phật. Giáo sư Alan Senauke, nhà thiền học, tại đại học Berkeley đã hoàn toàn có lý khi nhận định những lời bình này về Phật giáo của Giáo Hoàng là việc “dựng lên những người rơm rồi xô ngã ho念148;. Thật vậy, Ông đã tưởng tượng ra một quan điểm giải thoát, không giống chút nào với quan niệm giải thoát của Phật giáo, rồi gán cho nó là của Phật giáo rồi đánh đấm túi bụi vào hình nộm do Ông tưởng tượng ra. Cái mà đề tài “Đức Phật”, hay Phật giáo, do chính Ông đặt ra, không giống một chút nào cái mà ông đã diễn tả. Giáo sư Ken Tanaka của Viện nghiên cứu Phật giáo đại học Berkeley đã giảng dạy cho Giáo Hoàng về Phật giáo là gì, một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ: “Về căn bản, Phật giáo chủ trương tách con người khỏi tham lam, thù hận, dốt nát (tham, sân, si) chứ không phải tách con người khỏi thế giới”. Vũ trụ quan Phật giáo, cách đây 25 thế kỷ, đã nói đến vô lượng vô biên thế giới, nhiều như cát sông Hằng. Khoa thiên văn học hiện đại cũng như khoa vật học hiện đại đã chứng minh sự đứng đắn, chính xác của vũ trụ quan thế giới: chỉ riêng giải Ngân Hà, đã có khoảng 400 tỷ ngôi sao, và trong vũ trụ có thể có hàng trăm triệu chòm sao như dãy Ngân Hà. Vũ trụ có hàng triệu triệu ngôi sao và hàng triệu triệu thế giới. Cho nên dĩ nhiên là có những thế giới tiến hóa thấp hơn loài người và có những thế giới tiến hóa cao hơn loài người. Lý tưởng giải thoát của Phật giáo không những là phải vượt qua thế giới trái đất Ta Bà này mà còn vượt qua tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới), nghĩa là vượt qua các thế giới của cõi trời, của thần linh, của các thiên thần nữa, vì đây cũng chỉ là những thế giới thấp kém, chỉ cao hơn thế giới loài người thôi nhưng vẫn thấp hơn các cảnh giới của Chư Phật, Bồ Tát. Lý tưởng của đạo Phật là cứu độ, chuyển hóa tất cả mọi người thành Phật, Bồ Tát, thành “thiên nhân sư”, thầy của người và của các thiên thần. Tuy cao sâu, siêu việt không thể nghĩ bàn, nhưng khi con người còn sống trong thế giới này thì Phật giáo chủ trương và chính Đức Phật đã làm gương thị hiện chứng minh trong suốt cuộc đời 80 năm của Ngài, là con người phải đối mặt với cuộc đời, phải chiến đấu không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn và không ngừng cống hiến, đóng góp, phụng sự cuộc đời và tất cả chúng sinh, không những chỉ riêng con người, mà còn yêu thương, bảo bọc tất cả sự sống, kể cả các loài vật và cây cỏ. “Phật pháp bất ly thế gian pháp” là một chân lý đã được thực hành liên tục từ hơn 2500 năm nay. Luôn luôn phục vụ tha nhân, phục vụ cuộc đời là đức tính căn bản của người Phật tử vì nó gắn liền với tinh thần từ bi. Tuy nhiên người Phật tử sống trong cuộc đời, dấn thân phụng sự xã hội mà không bị ô nhiễm bởi những xấu xa, tội lỗi của cuộc đời, của xã hội. Vô uý, không sợ hãi và ô nhiễm, không chìm đắm trong cuộc đời, là hai đức tính đặc thù của người Phật tử mà Đức Phật là một ví dụ điển hình, rực rỡ. Như sư tử hãy mạnh dạn, dũng mãng tiến lên như hoa sen, tinh khiết, vượt lên từ bùn nhơ và không vướng bợn nhơ của bùn. Đó là hai hình ảnh nổi bật huy hoàng của Đức Phật và của người Phật tử hiểu đạo, sống với đạo lý tỉnh thức. Không xa lánh cuộc đời, trái lại tích cực xông pha trong cuộc đời để phụng sự tất cả mọi người. Đó là đặc tính của Đức Phật và các đệ tử, cũng như của những người con tinh thần của Ngài. Ngài kêu gọi dấn thân vào đời để hoằng pháp độ sinh, phụng sự xã hội và con người trong xã hội một cách hào hùng như sau : “Hãy ra đi, các tỳ kheo, đem lại cho nhiều người, đem hạnh phúc lại cho nhiều người. Vì lòng từ bi, hãy đem lại sự tốt đẹp, lợi ích và hạnh phúc cho chư Thiên và nhân loại. Mỗi người hãy đi một ngã, này hỡi các tỳ kheo, hãy hoằng dương giáo pháp, toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở đoạn giữa, toàn hảo ở đoạn cuối cùng, toàn hảo trong cả hai, tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng, cao thượng, vừa toàn thiện, vừa trong sạch. Chính Như Lai cũng đi để hoằng dương giáo pháp. Hãy cất lên ngọn cờ của bậc thiện trí. Hãy truyền dạy Giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được vậy là các con đã hoàn tất nhiệm vụ”. Đi vào đời, nhập thế, đi vào đời, hoằng pháp, đi vào đời, độ sanh, đi vào đời, cứu độ và phụng sự mọi chúng sanh. Đó là thông điệp hành động của Phật giáo mà chính Đức Phật đã đích thân rao truyền và áp dụng. Do đó, các vị xuất gia hay cư sĩ tại gia trong đạo Phật, dù theo giáo lý nguyên thủy hay giáo lý Đại thừa (nên mức độ dấn thân, nhập thế có khác nhau), nhưng tất cả nếu là Phật giáo đồ thông hiểu Phật pháp và biết noi gương sáng của Đức Phật Thích Ca, thì đều tích cực, tinh tấn trong việc phụng sự con người và xã hội, sự ẩn tu trong rừng núi hay việc “nhập thất” của một số tăng sĩ thường chỉ là giai đoạn tu hành, như các học tăng phải ở nhiều năm trong tu viện hay sinh viên phải sinh hoạt trong các campus, để tu học có hiệu quả, trước khi “xuống núi”, vào đời phụng sự tha nhân và thế giới. Cho nên, việc bóp méo, xuyên tạc, diễn dịch bậy bạ, sai lầm đạo Phật của tác giả John Paul II như là “tiêu cực”, “xa lánh cuộc đời”, “thờ ơ với thế giới”, “tách biệt với thế giới”… là những lời vu khống ác ý và không xứng đáng là phong cách của một lãnh tụ tôn giáo khi phê bình một tôn giáo khác. Nó thiếu trung thực, thiếu nghiêm túc, thiếu hiểu biết, mà tệ hơn nữa là thiếu một tấm lòng khiêm tốn. Ông vẫn cho rằng các tín đồ Thiên Chúa Giáo, mà hầu hết đã bị khoa học bác bỏ, là hay nhất và đúng nhất. Ai cũng có quyền đề cao và quảng bá tôn giáo mình. Nhưng bằng cách bóp méo, xuyên tạc và xúc phạm tôn giáo khác để nâng cao tôn giáo mình lên, thì đó là thái độ không thể chấp nhận được trong thời đại của trí tuệ, khoan dung và tỉnh thức ngày nay. Chương viết về Phật giáo, tác giả John Paul II cũng đã tố cáo và chê trách Phật giáo là “vô thần”. Ông đã hiểu sai và sai nặng Phật giáo. Phật giáo không phải vô thần, không độc thần cũng không đa thần mà là siêu thần. Siêu việt qua thần linh, dù là thiên thần hay thánh thần, hay cả thần Đế Thiên Đế Thích hay cả Thượng Đế. Đức Phật được tôn xưng là “thiên nhân sư” (Thầy của Trời và Người) được nằm trong ý nghĩa này. Và Đức Phật cũng muốn đưa tất cả mọi người lên ngang hàng, bình đẳng với Phật để trở thành Phật, thành “Thiên Nhân Sư” như Ngài. Với thuyết cứu khổ của Phật giáo, một con đường tu tập thực tiển để tự cứu độ, tự giải phóng ngay trong cuộc đời, và không cần cầu xin một thần linh nào, thì quan niệm về thần (có hằng hà sa số trong kinh sách Phật) hay Thượng Đế (chưa từng có ai thấy trong lịch sử loài người) không có chỗ đứng đáng kể. Cũng như nhà bác học Laplace khi lập thuyết về vũ trụ, hoàng đế Napoléon hỏi tại sao không nói đến Thượng Đế thì Ông đã trả lời một cách trí tuệ, một cách khoa học, một cách rất Phật giáo: “Tâu hoàng thượng, tôi không cần giả thuyết ấy”. Để tạm kết thúc tôi xin giới thiệu một đoạn văn nhỏ trong bài “Tại sao Tôi Không Theo Đạo Kitô” của Triết gia Bertrand Russell viết năm 1927, cách đây đã gần 70 năm. Để bác thuyết Thượng Đế sáng tạo vũ trụ của Thánh Kinh, Ông đã viết khá ngộ nghĩnh nhưng rất chính xác : “Nếu muốn ta cũng có thể nói có một vị thần cao siêu hơn đã ra lệnh cho Thượng Đế tạo ra thế giới này. Hoặc ta cũng có thể giả thuyết… cho rằng thế giới do ma quỷ tạo ra trong một lúc Thượng Đế ngoảnh mặt đi… Phần đông người ta tin vào Thượng Đế là vì họ được dạy như thế từ khi họ còn trẻ thơ và đó là lý do chính. Lý do quan trọng thứ nhì là niềm ao ước được an toàn, được có một người anh lớn bảo bọc che chở”. Về Chúa Kitô, Bertrand Russel đã nhận xét như sau : “Tôi nghĩ chúa Kitô có một khuyết điểm đạo đức rất trầm trọng, đó là Ngài tin vào địa ngục (đời đời). Riêng cá nhân tôi, tôi nghĩ không một người nào thật sự có lòng nhân ái bao la lại tin vào sự trừng phạt vĩnh viễn... Trong sách Phúc Âm, Chúa Kitô nói : "Ngươi là rắn, do rắn độc sinh ra, ngươi không thể thoát bị đày xuống địa ngục" với những người không thích lời giảng của Ngài. Thật là những điều không đẹp đẽ gì... Tôi thật sự không tin rằng một người có một lòng nhân ái tràn đầy mà lại (như Chúa Kitô) đi gieo rắc sợ hãi và khiếp đảm như thế trên thế giới. Chúa Kitô lập đi lập lại mãi những điều này. Tôi phải nói tất cả những giáo điều này, giáo điều rằng tội lỗi sẽ bị trừng phạt bởi lửa địa ngục, là một giáo điều tàn nhẫn. Đây là một giáo điều đem sự tàn nhẫn vào đời và đem vào đời biết bao nhiêu thế hệ bị hành hạ tàn bạo, và Chúa Kitô, theo những điều ta phải tin từ sách Phúc âm, phải chịu trách nhiệm một phần của sự tàn nhẫn này". Để kết thúc hãy đọc một câu chuyện vui cũng do Russell kể từ Phúc âm: "Ngài (Giêsu) đói bụng và thấy ở đằng xa một cây sung xanh lá, Ngài sung sướng đi đến với hy vọng có vài trái sung để ăn. Nhưng khi đến gần thì chỉ thấy có lá vì chưa đến mùa sung mọc trái. Và Giêsu nổi giận nói với cây sung : "Sẽ không có người nào ăn trái cây của ngươi nữa"... Và thánh Peter nói với Ngài : "Thầy ơi, hãy nhìn cây sung bị thầy nguyền rủa đang tàn héo...". Câu chuyện này thật là lạ lùng vì không ai nỡ đi trách một cây sung chưa đến mùa nên không mọc trái. Riêng tôi (lời của triết gia lừng danh Russel), tôi thấy trong cả hai lĩnh vực khôn ngoan và đạo đức, Chúa Kitô không thể đứng ngang hàng với những vĩ nhân khác của lịch sử. Tôi cho Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Socrates đứng cao hơn Ngài trong hai lĩnh vực này." (Trích từ Phụ bản của Thiên Hồ Đế Hồ trang 114, 115). RA VÀ VÀO NGƯỠNG CỬA HY VỌNG: Nguyễn Kết Quyển sách mới của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được phát hành từ tháng 10 năm 1994 với những quảng cáo rầm rộ, làm nhiều người lưu ý đặc biệt. Sách mà trong đó một nhà lãnh đạo tôn giáo nói về Giáo hội của mình, về các tôn giáo khác, về các khó khăn mang tính thời sự và viễn cảnh tương lai, về tình người, chiến tranh và hòa bình… hầu như chắc chắn là được rất nhiều người chờ đón ngay khi nó chưa xuất bản. Có hay không có niềm tin tôn giáo thì ai cũng thừa nhận ảnh hưởng không thể chối bỏ của tôn giáo trên các khía cạnh tâm lý, đạo đức, xã hội… của đời sống, và tác giả hay “nhân vật” của loại sách này hiển nhiên ảnh hưởng nơi người tín đồ và “người ngoài” do đó cũng thấy cần thiết phải đọc. Quyển sách của vị lãnh đạo cho gần một tỷ tín đồ Công giáo như thế chắc chắn cũng được người không Công giáo lưu ý đặc biệt, như trường hợp người không Phật giáo đối với những tác phẩm viết về Dalai Lama của các tác giả Anh, Đức, Pháp, Thụy Điển v.v… cùng quyển tự truyện của ngài Freedom in Exile và rất nhiều bản dịch của nó. Tuy nhiên nó có tạo được ấn tượng tốt đẹp lâu bền hay không lại là chuyện khác. Bài phân tích này có mục đích nhận diện ấn tượng đó, đặc biệt nơi những khía cạnh ít nhiều liên quan đến người đọc Việt Nam; vấn đề đặt ra sẽ không hẳn tác giả thật sự muốn nói gì, mà là dấu ấn của tác phẩm trên tiềm thức và ý thức người đọc. NHỮNG SỰ KIỆN ĐÁNG TIẾC: 1.1. Bản Việt dịch của quyển sách, có tựa đề Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (NXB Thăng Tiến 1995) - từ đây được gọi tắt là BQNCHV - là một sự kiện đáng tiếc theo nhiều nghĩa. Được bảo trợ, khuyến khích của cấp lãnh đạo giáo hội và được thực hiện với một tập thể dịch, duyệt hùng hậu hiếm thấy ở hải ngoại nhưng nó có hơi nhiều khuyết điểm làm giảm giá trị của nguyên tác. Dễ thấy nhất là nơi các lời giới thiệu, trong sự thần thánh hóa tác gia, tác phẩm có những điểm phi lý, chẳng hạn như tác phẩm là một trong những chuyện phi thường mà Giáo Hoàng đã làm, như cộng sản sụp đỗ và ngài bị ám sát mà không chết là phép lạ. Phép lạ chắc chắn không là nguyên nhân và điều kiện trần tục như khó khăn nội và ngoại tại của các nước cộng sản, như bác sĩ giỏi và sự cứu trị kịp thời… mà là một cái gì đó không giải thích hợp lý được. Đâu là cái như thế trong các biến cố đó? Nếu nói nó nằm sau các nguyên nhân và điều kiện thông thường thì càng phi lý hơn, vì nếu những điều này tự chúng đủ để giải thích hợp lý các biến cố thì tại sao còn nói đến phép lạ?... Người bình dân thường vô tình làm hại đến tôn giáo theo lối đó, làm người khác tưởng chừng tôn giáo chỉ một mớ mê tín dị đoan. 1.2. Trong khá nhiều khuyết điểm của tập thể dịch, duyệt 7 người, ở đây có thể kể đến sự sử dụng các thuật ngữ thần học và triết học. Realism mà dịch thành “chủ nghĩa thực tiễn” thì còn tạm bỏ qua được. Nhưng “thực nghiệm” trong tiếng Việt mang ý nghĩa tích cực (như trong tiếng Anh) mà đem dùng như positivism (tr.55) thì quý vị tiến sĩ, kỹ sư, cựu thẩm phán, nhà văn này đang đề nghị chúng ta bỏ đi thực nghiệm, nền tảng và phương pháp của khoa học, kể cả tôn giáo học. “Vô thức” từ lâu được dùng như một khái niệm tâm lý học, chẳng có liên quan gì đến agnoticism (tr.61) mà chúng ta thường dịch là quan niệm/thuyết bất khả tri. Còn “tân chuyển hóa Phúc Âm”? Nếu chỉ nhìn nhóm từ này thôi, người ta sẽ nghĩ, té ra Phúc Âm đầy khuyết điểm và do đó người Kitô giáo một lần nữa phải chuyển hóa, biến đổi nó, làm nó tốt hơn! Một số khái niệm, ý niệm thần học quan trọng cũng không được giải thích mà gần như chỉ được dịch theo lối “one là một, two là hai”, chẳng hạn “thần học của tự nhiên”, “vật ngẫu nhiên”, “Đấng Tất Nhiên” - phải chăng các khái niệm, ý niệm này rất là dễ hiểu đối với người đọc? Và cách dịch như thế có phản ảnh hiểu biết của dịch và duyệt giả? 1.3. Cũng cần nói đến là việc sử dụng những từ ngữ như từ bi, thần khí, nhân chủ, Thượng đế v.v… trong bối cảnh Kitô giáo, một điều hiện nay có vẻ phổ biến chứ không chỉ trong BQNCHV mà thôi. Spirit mà dịch là “thần khí” thì phải chăng nó phải được hiểu theo theo tư tưởng Trung Hoa, kiểu “bảo tinh, tồn khí, dưỡng thần”? Từ bi theo định nghĩa Phật giáo là ao ước đem niềm vui đến, và lấy đi nỗi khổ cho mọi loài có tình cảm, tri giác và như thế không thể dùng để nói về thuộc tính “thương người vô cùng” của Chúa trời, hay nói đúng hơn, Thần (1). Tuy trong thời đại của ý thức môi sinh, Giáo Hoàng cũng đã nói trong vòng riêng tư, khoảng năm 1987, rằng ngài chắc chắn là các nhà thần học thế nào rồi cũng “sẽ tìm ra một chỗ cho thú vật trên Thiên đường”, nhưng bao lâu điều này chưa thực hiện thì việc nói Chúa từ bi, Mẹ từ bi là… “cấp tiến”. Người Công giáo Việt Nam cũng chưa có một thần học với bản sắc riêng biệt (như trường hợp các đảo quốc Thái Bình Dương, người da đỏ Mỹ Châu v.v…) trong đó các khái niệm này có một định nghĩa mới thì việc sử dụng dễ đưa đến tình trạng lạm phát từ ngữ và đặc biệt làm người khác nghĩ Kitô giáo cũng quan niệm con người có thể trở thành Thần, Mẹ Maria và Thánh Linh. Vì chẳng hạn từ bi (hoặc thần khí) là (hai) khái niệm thực nghiệm Phật giáo (hoặc Lão giáo): Phật (hoặc Lão) giáo vì chúng bắt nguồn từ hai tôn giáo này, và thực nghiệm vì các khái niệm này có thể xác minh với thực nghiệm (empirical verification), ít nhất là trong triết và mô hình tâm lý học của hai tôn giáo đó. Trong khi đó thuộc tính "nhân lành vô cùng" của Thần chưa phải là khái niệm có nội dung cụ thể để có thể được xác minh (một điều không ít các nhà thần học xem như tốt, vì cho đến nay các nỗ lực tái định nghĩa thuộc tính này để nó có thể xác minh đều có tác động dội ngược tai hại trên thần học Kitô giáo) và là cái theo định nghĩa con người không có được. 1.4. Việc làm giảm giá trị của nguyên tác là một điều đáng tiếc. Nhưng chính tác phẩm và chủ trương của hàng lãnh đạo Giáo hội nhằm phổ biến nó đến người đọc Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng mới là hai sự kiện đáng tiếc thật sự, không phải vì nó chứa đựng những khẳng định tiêu cực về một tôn giáo có nhiều tín đồ ở Á Đông và xem tôn giáo này như kình địch số một của Kitô giáo, mà vì chúng được tuyên phán bởi một nhà lãnh đạo tôn giáo được tin là không thể sai lầm trong vấn đề tín lý. Trên bình diện học thuật, việc người tôn giáo này phê phán, đánh giá tôn giáo khác là lẽ thường. Nhưng BQNCHV không phải là một công trình khoa học, người đọc bị đặt vào thế tin hoặc không tin, vì khó mà biết những khẳng định đó có hay không thuộc về phạm vi tín lý Công giáo. Vấn đề trở nên trầm trọng hơn với người tôn giáo Á Đông chưa quen với tinh thần phê phán và thường nhìn vấn đề bằng tình cảm. Người Việt, cũng như người Á Đông khác, đã đổ rất nhiều máu và nước mắt vì Kitô giáo - vì niềm tin vào Kitô giáo cũng có mà vì không chịu tin Kitô giáo cũng có. Chúng ta rõ ràng hoàn toàn sai lầm nếu không cho rằng oan trái lịch sử này không tiếp tục ám ảnh người Việt, và những nhận định về Phật giáo trong BQNCHV do đó khó có tác dụng nào khác hơn là khẳng định, nếu không nói đào sâu thêm, hố chia rẽ: nếu cách đây không lâu nhiều người còn tự nhắc nhở mình mỗi ngày rằng người Phật giáo thờ "bụt thần ma quỉ", thì giờ đây người Phật giáo lại vẫn cũng bị xem như tin thờ một kẻ phủ nhận cuộc đời, bi quan, tiêu cực, nên xa lánh… người Phật giáo chắc chắn cũng có kẻ hiểu nông nghĩ cạn, đồng nhất sự kiện đặc thù với quy luật phổ cập, và đây là một dịp nữa để họ thấy định kiến về Thiên Chúa Giáo của mình là đúng. Đó là chưa kể những Phật - tử - tự - xưng với thái độ cực đoan cùng những người/ thế lực chực chờ cơ hội triệt phá sức mạnh của người Việt. NHẬN XÉT TỔNG QUÁT 2.1. Theo một khía cạnh, BQNCHV rất đáng đọc vì nó, qua các câu hỏi đặt ra, phản ánh sự xao xuyến bất an của người Công giáo Tây phương về những khó khăn mà họ đang đối mặt ở cả hai lĩnh vực thần học và thực tế, và, quan trọng hơn, một ý niệm về phương hướng giải quyết hoặc thái độ trước các vấn đề đặt ra mà Giáo Hoàng muốn Giáo hội Công giáo Roma sẽ theo đuổi. Ở lãnh vực thứ nhất là các vấn đề hầu như thời nào cũng đè nặng trên các học giả Kitô giáo: Thần hay không? Có toàn năng, toàn thiện hay không? Nếu ngài là tình thương thì tại sao cái ác lại có ..v..v.. Ở lĩnh vực thứ hai chính yếu là sự kiện đạo Phật có dấu hiệu phát triển tại Tây Phương, quan niệm chính thống về các tôn giáo đó là thế nào, Giáo hội sẽ làm thế nào để phát triển và đối phó với "nguy cơ" đó, và cuối cùng những thắc mắc về Giáo hội với sự trung ương tập quyền có vẻ không còn thích hợp với thời đại, thái độ "bảo thủ" của Giáo hội trong vấn đề ngừa thai, phá thai, v.v… 2.2. Một điểm đáng tiếc, thuộc về các dịch giả, là, họ hoàn toàn không giúp người đọc hình dung rõ hơn, vì sao mà người Kitô Giáo Tây Phương có những âu lo, hay những lối đặt vấn đề như phải chăng Giáo hội Rôma đang thoái hóa, với Công đồng Vatican II nó đến ngày tàn, sẽ sụp đổ.v.v... Nếu có theo dõi báo chí, chúng ta có thể biết rằng khủng hoảng mà Giáo hội Công giáo Roma đang trải qua trong căn bản là khủng hoảng giáo quyền. Như trình bày của ký giả Công giáo Thụy Điển Gunnel Vallquist trong bài báo cáo dài trong đó ông lượt qua các tác phẩm có thẩm quyền về vấn đề này (2), đó là sự mâu thuẫn giữa "Roma" và một bộ phận lớn của Công giáo. "Roma" đại khái là Giáo hoàng Gioan Phaolồ II, Thánh bộ Đức tin (?) và một số thần học gia gần mặt trời, trước và trên hết các chuyên gia thuộc Thần Học viện Lateran. Bộ phận đối lập là một số lớn thần học gia, linh mục, không ít giám mục ở rải rác khắp thế giới và, tất nhiên, nhiều giáo dân Tây phương. Vallquist và các tác giả ông đề cập vẽ ra một bức tranh xám ngắt, một phía là một triều đình phong kiến cổ hủ xa lạ với thời đại dân chủ và do đó hầu như luôn luôn vụng về hay thô bạo hoặc sai lầm trong cách giải quyết vấn đề, và phía khác là những phản kháng thoạt đầu thầm lặng nhưng càng lúc càng có vẻ to tiếng, của những người kính yêu Giáo Hoàng rất mực nhưng đồng thời đau xót khi thấy ông phạm hết ngộ nhận này đến sai lầm khác. Theo tác giả bài viết, tâm trạng chung của nhiều người Công giáo Tây Phương hiện nay được diễn tả xác thực với kết luận của Linh mục J.Dunn, "I think that John Paul II is a good saintly man who has done a lot of harm to the church in my generation." (Theo tôi Gioan Phaolô II là một người tốt lành thánh thiện nhưng đã làm hại rất nhiều cho Giáo hội trong thế hệ của tôi.) Ngược với thái độ chua xót và gần như tuyệt vọng của các tác giả ông đề cập, Vallquist đã tỏ thái độ lạc quan; theo ông đã có những giám mục nói rằng, "Chúng tôi đã nghiêm cẩn lắng nghe Roma, nhưng chúng tôi không tin tưởng, và vấn đề phải được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn." Nếu trình bày của ông đúng thì người "giáo dân tầm thường" đặt câu hỏi để Giáo hoàng trả lời và lo việc nhuận sắc và xuất bản tác phẩm, ký giả người Ý Victorio Messori, qua thái độ đối với những câu trả lời của Giáo Hoàng đã cho thấy ông thuộc về một thiểu số vẫn còn tin vào một giáo điều hiện không còn hiệu lực: Roma đã phán quyết, vấn đề đã giải quyết - roma locutta, causa finita! 2.3. Những "thắc mắc" như thế lần đầu tiên được một "giáo dân tầm thường" đặt ra cho vị lãnh đạo tối cao, và được trả lời. Giáo hoàng hiển nhiên thấy đây là cơ hội tốt để "làm việc tông vụ", vì ngài trả lời rất kỹ lưỡng, nhiều hơn yêu cầu đặt ra ban đầu và với mục đích rõ rệt là viết sách (trong khi nhà Thăng Tiến làm người đọc có cảm tưởng đó là một thu tập những câu trả lời tức thời trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp!). Trong bối cảnh lịch sử Giáo hội, đây đúng là một biến cố. Nhưng đặt trong bối cảnh thời đại thì dù sao nó cũng là một "biến cố bình thường" mà thôi; các nhà lãnh đạo tôn giáo ngày nay nói chung không vị nào đứng yên trong tháp ngà thần thánh của mình. Điều đáng nói ở đây là, qua tác phẩm, người đọc thấy sự cương quyết, không nhân nhượng của một người thách thức với xu thế thời đại và tự tin rằng ông ý thức sáng tỏ về những khó khăn mà ông, và giáo hội "của ông" đang và sẽ gặp. Những nhà thần học không được cấp phép thi thố tài năng chuyên môn hoặc bị lên án "cấp tiến" sẽ không thấy có hy vọng gì vào một đường hướng mới mẻ nào đó. Nếu nhìn như thế, người đọc có lẽ sẽ không còn lấy làm lạ rằng nhiều vấn đề nóng làm bận lòng giáo dân hiện nay, như Giáo hội thật sự đứng về phía nào trong vấn đề bất công xã hội ở các nước Công giáo Mỹ Châu, vấn đề linh mục lập gia đình, phụ nữ đòi làm linh mục.v.v... đã không được đề cập. Và nếu nhìn như thế, người đọc có thể thấy "giữa những hàng chữ" là khá nhiều điều gợi ý rằng, giải pháp đối trị vấn đề mà Giáo Hoàng nghĩ đến đang nằm ở các giáo hội ở các quốc gia ngoài Tây Phương, các giáo hội của các giáo dân trước đó theo các tôn giáo "sơ khai", "thờ linh hồn", các giáo hội hiện nay tuy vẫn ít tín đồ nhưng mạnh mẽ trong niềm tin, trung thành với Roma, không (hay chưa gặp?) vấn đề như ở Tây phương. 2.4. Tuy nhiên người đọc chắc chắn là sẽ thất vọng nếu muốn có một cái nhìn cụ thể về Giáo Hoàng như một con người. Ngài chẳng hạn không nhắc đến rất nhiều những nhân vật tôn giáo quan trọng mà mình đã gặp, và nếu nhắc - điều rất hiếm! Thì có vẻ miễn cưỡng, nhắc vì không thể không nhắc, nhưng ngược lại hoàn toàn không cho biết cảm nghĩ tức thời của mình như thế nào. Vì sự phát triển của Phật giáo ở Tây Phương được xem như một vấn đề mà Dalai Lama được nhắc đến, chỉ như "một hình ảnh rất quen thuộc đối với Tây Phương mà tôi đã gặp một vài lần. Ông đem Phật giáo đến với người Kitô Tây Phương, làm nhiều người thích thú với những phương thức tu tập và cầu nguyện Phật giáo". Nhận xét này có thể chỉ là do tính tình khép kín của Giáo hoàng, nhưng nó có thể cũng làm người đọc nghĩ đến một lời cảnh cáo, kiểu "Coi chừng, người đó nguy hiểm lắm!" cũng như có thể vẽ ra trong trí mình hình ảnh hai địch thủ gặp nhau trong sự thủ thế cẩn thận, rất là khác với trạng thái tự tại cởi mở của Dalai Lama như được ngài kể lại trong tự truyện (3). Nhận xét này càng thêm chắc chắn hơn nếu chúng ta biết, Giáo Hoàng đã từng đưa lời cảnh cáo những tu sĩ và nhà thần học thực hành các phương pháp tu tập Á Đông hoặc đề nghị sử dụng "thần học" và triết tôn giáo Á Đông, và ngay trong tác phẩm, thì trong số nhiều nhân vật Islam/Hồi giáo Giáo hoàng chắc chắn đã gặp, ngài chỉ nhắc đến một người mà ngay lúc thưởng thức cái đẹp cũng không quên "căn cước" của cái đẹp đó: không là Islam thì chưa hoàn toàn (tr.110). 2.5. Nếu muốn biết rõ rệt Giáo Hoàng đã nghĩ sao về mình như vicarius christi, "Kẻ thay thế Đấng Cứu Thế [trên trần gian]", thì người đọc cũng không được thỏa mãn. Câu hỏi này là một trong những quan tâm hàng đầu của người Công giáo Tây Phương hiện nay, một phần vì họ đối mặt với phương pháp sử học trong việc học hỏi về Kitô giáo – và nhìn từ phương pháp này, một ý niệm như thế có vẻ mâu thuẫn với Kinh Thánh, như chính tác giả đã nói (tr.31) - và phần khác vì nó chứa đựng khá nhiều vấn đề thần học tế nhị vẫn là đề tài tranh luận giữa các hệ phái Kitô khác nhau. Có lẽ chính vì thế nên một lập luận hiểu được cũng như một kết luận sắc nét, mới lạ là điều rất khó thấy nơi câu trả lời của Giáo Hoàng. Phải chăng vì thế nên Linh mục Hồng Phúc, ngay từ đầu, đã rán giúp người đọc hiểu rõ, rằng Giáo Hoàng tuy nói hơi mờ ảo như thế nhưng tư cách và bản chất của "đấng Đại Diện Thiên Chúa" vẫn nên được hiểu như xưa (tr. 13-21)? 2.6. Thật ra, nhiều vấn đề đặt ra đã được trả lời mà không trả lời gì cả. Đó là những tín niệm không thể xác minh, chẳng hạn tính độc nhất vô nhị của Chúa Giêsu. Điều này người Kitô giáo nói chung chẳng những không có gì để phàn nàn mà đôi khi còn trình bày nó như thể đó là một chuyện đáng hãnh diện. Việc Giáo Hoàng đã nhắc đến Kitô luận và Maria luận (Christology; Marialogy) và dùng đến 6 trang giấy (tr. 65-71) để nói về điều này có thể gây cảm nghĩ Ngài như thế là đã phát họa một lý luận. Thật ra thì những luận thuyết đó chỉ mô tả niềm tin: Giêsu là "Con trời", được một trinh nữ hoài thai qua trung gian Thánh linh, chịu chết vì loài người, phục sinh, về trời và sẽ trở lại trong ngày Tận thế để phán xét kẻ sống và người chết. Nghĩa là Ngài chỉ làm hai việc: (i) lấy niềm tin này khẳng định niềm tin khác, và (ii) vì truyền thống tin nên chúng ta cũng phải tin như thế. Đặt sau câu trả lời cho câu hỏi "Thần có hay không? Chứng minh sự hữu của Thần ra sao?" (tr. 51-59) thì những gì Ngài nói về các vấn đề như thế có vẻ vững chắc tuy chúng không thật sự được lý luận. Tuy nhiên nếu nghĩ như thế thì người đọc sẽ nhầm (xem 3.5). 2.7. Tất nhiên là Giáo Hoàng có lý luận và ngài tin mình lý luận hợp lý. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp lý luận hợp lý của Ngài chỉ có giá trị đối với người đã sẵn chấp nhận các tín điều Kitô giáo, hay chính xác hơn, Công giáo chính thống. Một trường hợp điển hình là như sau. Sau khi đã "chứng minh" sự hiện hữu của Thần, Giáo hoàng nói đến "sự kiện" Thần không "ẩn mặt", không che dấu sự hiện hữu của Ngài, mà đã hiển lộ cho người biết, nhưng sở dĩ có thêm nhiều tôn giáo, sở dĩ Thần có vẻ như chơi trò cút bắt làm khổ con người là vì con người mù lòa, không chịu thấy, không muốn thấy Thần quá gần gũi với mình: "Chúng ta hãy cố gắng lý luận vô tư: Thần còn có thể đi xa hơn nữa trong việc hạ mình xuống, tiến tới gần con người, để nhờ đó mà chúng ta được hiểu biết Ngài? Thật ra Ngài có vẻ đã đi quá xa khả năng của mình […] Loài người chẳng thể chấp nhận hơn nữa mức độ gần gũi như thế, và vì thế mà phát sinh những phản kháng… lớn lao nhất… là Pháp đường [Do Thái] và rồi Islam." (tr.63; Giáo Hoàng nhấn mạnh). "Lý luận vô tư ở đây hiển nhiên không thể hiểu được nếu chúng ta không thêm vào ngoặc […] nhóm từ "bằng việc (gửi Con mình) xuống thế làm người, chịu khổ, chịu chết". Vấn đề là thêm chúng thì lý luận trên không thể gọi là "vô tư". Và nếu Thần "chẳng thể đi xa hơn được nữa, thì phải chăng khả năng của Ngài có giới hạn, không là toàn năng? 2.8. Thế nên trong toàn bộ tác phẩm, Giáo Hoàng chỉ nhìn mọi sự theo một quan niệm Kitô giáo rất đặc thù. Quan niệm này đáng tiếc là trở nên tai hại khi nói đến tôn giáo khác. Đề cập đến hai tôn giáo độc thần Do Thái và Islam, tác giả rất là nhẹ tay, đến độ chỉ nói tốt cho Do Thái giáo. Nhưng trích dẫn ở trên, dễ dàng - nhất là kế đó nó còn được giải thích rõ hơn - cho thấy rằng trong quan niệm của Giáo Hoàng, không chấp nhận Giêsu như đấng Cứu thế nhất định có nghĩa là chối bỏ Thần, và ngài nhấn mạnh, "con người xét xử Thần (Chúa trời) không đặt căn bản trên chân lý nhưng trên sự lạm quyền và âm mưu được toan tính (tr.86). Người của hai tôn giáo này, và chẳng những thế mà hầu như tất cả những ai nghĩ khác với tác giả, đều có thể cảm thấy mình bị kết án trong nhận định đó, chẳng những vì Ngài nói thêm rằng nó là "chân lý lịch sử của nhân loại, chân lý lịch sử trong thế kỷ chúng ta", mà còn vì ý tứ này được thấp thoáng tại nhiều nơi khác trong sách. Người không tôn giáo, ví dụ, tuy có thể chẳng quan tâm gì với nhận định đó, nhưng ở nơi khác (tr.201), họ lại được nhắc nhở rằng "thế giới hữu hình không cung ứng những căn bản khoa học biện minh cho một lối giải thích vô thần về thực tại cuộc sống, trong khi suy tư lương thiện sẽ tìm ra đủ yếu tố trong thế giới để đi tới một kiến thức về Thần. Như thế cái nhìn vô thần trở thành phiến diện và trở thành có dụng ý." 2.9. Nói rộng hơn nữa thì quan niệm này trong một vài trường hợp có thể còn tai hại cho cả người Công giáo. Nói về việc người Kitô giáo vẫn còn là thiểu số ở Á Đông, tác giả nói rằng nguyên nhân là vì "truyền thống của những nền văn hóa rất xa xưa… vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh tại Đông Phương" (tr.100). Thoạt tiên cách nhìn như thế trông có vẻ hiển nhiên. Nhưng đáng lý một người như Giáo Hoàng không nên nghĩ đơn giản như thế. Vì nếu thế thì phải chăng những người Kitô giáo Á Đông thì không chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống, hoặc do không chịu nhiều ảnh hưởng truyền thống mà thành Kitô hữu? Phải chăng sự phát triển của Công giáo ở Á Đông đã, và sẽ được trả bằng giá của sự từ bỏ hay đánh bật gốc các giá trị truyền thống? Quan niệm này có liên hệ gì với việc, ví dụ, các Giáo Hoàng trước Công đồng Vatican II lên án, không cho phép người Công giáo Á Đông thờ cúng tổ tiên để rồi tục lệ này bây giờ được xem như gần gũi, dọn đường cho sự phát triển Công giáo (tr.102)? Dù sao, khi cho rằng sự thờ cúng tổ tiên gần gũi và có vẻ như dọn đường cho đức tin Công giáo, tác giả đã gián tiếp nói sự lên án trước đây là sai. Khi sự việc này là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vua quan và các nhà Nho cho rằng người Công giáo tân tòng là theo tà ma ngoại đạo, khiến chỉ ở Việt Nam thôi mà đã có hàng trăm ngàn giáo dân chịu chết và nhiều người Việt một phần vì thế mà chia cách hiềm thù nhau đời này qua đời khác, thì Giáo Hoàng có nên đưa ra một lời xin lỗi, như ngài đã làm với người Phi châu và dân da đỏ Mỹ Châu? BQNCHV như một vấn đề nhận thức 3.1. Ở trên chúng ta đã thấy lý luận của Giáo Hoàng thiếu giá trị phổ biến và, ngay trong phạm vi Kitô giáo, có trường hợp còn chứa đựng hay dẫn đến những vấn đề chưa có câu trả lời hợp lý. Quan niệm tôn giáo của Ngài vì thế cũng không đủ bao dung và đủ rộng để người không Kitô và không tôn giáo thấy tôn giáo/quan niệm sống của mình có quyền hiện hữu trong trình bày của tác giả. Quan niệm này sẽ đưa chúng ta đến đâu? 3.2. Trở lại trường hợp tác giả trách người Do Thái giáo và Islam, rằng bằng sự không nhìn nhận Chúa Giêsu như đấng Cứu Thế họ đã chối bỏ Thần (xem 2,8), chúng ta có thể khẳng định ngay, rằng lý luận này không tương hợp, ít nhất là với bối cảnh sử tôn giáo trong khoảng thời gian 2,3 thế kỷ trước và sau Tây lịch. Đó là thời của những "đấng Cứu Thế". Người Do Thái bây giờ đau khổ do nạn thống trị của La Mã và mong đợi, như tín ngưỡng của họ qui định, một đấng thần nhân đến giải phóng Do Thái khỏi ách thống trị và xây dựng lại Nước Trời, một đấng Cứu Thế hay Con Trời (Con Trai Thần) (4). Thế là liên tiếp xuất hiện những người được tin thờ như Đấng Cứu Thế Con Trời, vì tất cả đều rao giảng về việc "Nước Trời sắp đến" và con người phải chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận sự Phán Xét. Trong những người này, có kẻ cũng như Giêsu, được tin là sinh ra theo một cách thế thần thánh, sống lại sau khi chết, và có thể, như Di thư Quram (5) cho biết, có kẻ còn sinh ra để chịu chết vì con người. Giêsu được biết như đấng Cứu Thế vì niềm tin vào Ngài không chết đi theo cái chết của Ngài, mà chẳng những thế còn làm tân giáo phái hình thành quanh Ngài trở thành một tôn giáo thế giới. Nhưng người Do Thái hiển nhiên có lý do để không thể chấp nhận Giêsu: đã có nhiều đấng Cứu Thế, vậy biết ai là thật, nhất là khi các "đấng Cứu Thế" đều không đem lại bình an cho Do Thái (tái lập lại Nước Trời)? Mặt khác, nếu Thần muốn để con người biết Ngài qua Giêsu nhưng bên cạnh đó còn để hàng loạt "đấng Cứu Thế giả" làm rối lòng người (và làm quân xâm lăng có lý do xiết chặt gọng kìm thống trị), thì phải trách Thần chứ sao lại trách người Do Thái? Thế nên lý luận của Giáo Hoàng ở điểm này không đi sát với thực nghiệm, ở đây là hiểu biết sử học. 3.3. Chúng ta cũng có thể thấy điều này với một sự kiện xảy ra ngay trong thời hiện tại. Trong nỗ lực biện minh dựa hoàn toàn trên khoa học cho quan niệm sống của mình, những người không tôn giáo hiện nay phát triển được một dạng vô thần luận nhất quán và giải thích được nhiều dạng thức kinh nghiệm của con người, kể cả kinh nghiệm đạo đức, kinh nghiệm tôn giáo, đặc biệt theo một cách khiến sự hiện hữu của tôn giáo được chấp nhận. Có thể thấy, trong khung giải thích của vô thần luận này vẫn có nhiều điểm không như ý, nhưng một căn bản khoa học cho quan niệm như thế rõ ràng không thể nói là không có (xem 2.8). Và nếu suy tư trên căn bản những hiểu biết chắc chắn của khoa học mà là không lương thiện thì phải chăng khoa học trong căn bản là không lương thiện? Được bao quanh bởi một đội ngũ hùng hậu các chuyên gia mọi ngành mà tác giả lạ lùng thay lại không biết đến sự kiện phổ biến trong khoa học và tư tưởng giới này. Dù sao đi nữa thì chúng ta một lần nữa thấy tư duy của Giáo Hoàng có chỗ quá hẹp để có thể tương hợp với thực tế. Một điểm đáng suy nghĩ là, nếu người không tôn giáo có một căn bản lý thuyết cho sự bao dung tôn giáo, thì chắc gì các tôn giáo thiện hơn nếu chưa thể dung tha nhau trong căn bản lý thuyết? 3.4. Chẳng những lý luận của tác giả khiến chúng ta gặp khó khăn khi đối chiếu với thực nghiệm, mà khi Ngài đề cập đến thực nghiệm chúng ta cũng gặp vấn đề, đó là đồng nhất kinh nghiệm về thực tại với chính thực tại, vì như Ngài nói, "… con người [bây giờ] có khả năng từ một nền tảng vững chắc để đề cập tới kinh nghiệm nhân linh, kinh nghiệm luân lý và kinh nghiệm tôn giáo… Và nếu như thế… thì thật là khó chối bỏ rằng ngay trong lòng kinh nghiệm con người, người ta cũng phải thấy đâu là điều thiện, đâu là điều ác, đâu là chân lý, đâu là vẻ đẹp, và đâu là Thần." (tr. 56-7). Như nhiều người Kitô giáo khác, Giáo hoàng có thể do kinh nghiệm tôn giáo của mình (chẳng hạn cảm nhận một tình thương vô hạn lượng nào đó phủ trùm lên Ngài) mà khẳng quyết tình thương đó là từ Thần và như thế một vị Thần nhân lành phải có. Nhưng người tôn giáo khác cũng có kinh nghiệm tôn giáo/huyền bí, và họ không thấy như Ngài, mà thấy các vị Phật hoặc Bồ Tát hoặc thấy Pháp thân (Dharmakaya) hoặc thấy Đạo (Dao/Tao).v.v... thì sao? Đó là những sự kiện không thể phủ nhận vì chúng được kiểm chứng, ví dụ nơi các thiền gia hoặc ví dụ như những người được khơi động với thuốc LSD … theo tiêu chuẩn khoa học chặt chẽ. Nếu theo đúng quan niệm của tác giả, những người có kinh nghiệm thấy Phật, ví dụ, tất nhiên phải nói thực tại tối thượng là Phật! Đó có thể là một sai lầm chí tử, cả cho mình lẫn cho người, mà chúng ta thấy suốt lịch sử nhân loại. Nhiều tân giáo phái đã phát sinh từ sự đồng nhất kinh nghiệm và thực tại, và để nói về một trường hợp hại mình hại người thì, nếu tôi thấy Chúa Giêsu trở lại Xét Xử thế gian và đón tôi và những người đồng tín ngưỡng với tôi vào Nước Trời, và nếu không có một quan niệm vững chãi về kinh nghiệm tôn giáo, thì tất nhiên chúng tôi vui lòng tự sát. Ví dụ này có thể là trường hợp của những giáo phái Tận Thế (mà chỉ mới được biết từ năm 1978 đến nay (6), vì theo nghiên cứu hiện đại về kinh nghiệm huyền bí và kinh nghiệm tôn giáo (cũng như theo đạo Phật!), dạng thức của các kinh nghiệm này lệ thuộc nhiều vào các tín điều tôn giáo mà một người có. Các "Đấng Cứu Thế" mà chúng ta đã đề cập ở trên như thế có thể không hẳn là "của giả", họ có thể rất thành thật nếu cho mình là Con Trời, vì họ sinh ra trong bối cảnh của sự chờ đợi ngày Phán Xét. 3.5. Hiểu biết có được do sự nghiên cứu về kinh nghiệm tôn giáo/huyền bí nêu trên cho thấy sự phổ cập của một nhận thức khoa học thực nghiệm theo đó thực nghiệm và sự khảo sát luôn luôn bị khuôn nắn, nhuộm màu bởi lý thuyết: lý thuyết/quan niệm là một cặp kính qua đó nhà khoa học/người nhìn sự vật, cùng nhìn một hiện tượng nhưng cái thấy của những người với góc độ lý thuyết hay lăng kính khác nhau sẽ không giống nhau. Do biết rằng cái nhìn thực tại của mình đã bị qui định bởi một khuôn mẫu (paradigm) nhất định và như thế luôn luôn có giới hạn, người khoa học sẵn sàng lắng nghe những giải thích thực tại khác. Do đó, nếu Giáo Hoàng chỉ vì thấy thái độ cởi mở của họ trước giải thích thực tại của tôn giáo (tr.201) mà buồn lòng, nghĩ họ không hợp lý khi cố tình không chấp nhận Thần giáo thì Ngài đã lầm lớn: nếu cái được thấy qua một khuôn mẫu khoa học là một mảnh thực tại bị biến dạng, thì thực tại theo một khuôn mẫu tôn giáo nào đó cũng không phải là chính thực tại, nhất là nếu khuôn mẫu đó không được xây dựng trên thực nghiệm chặt chẽ mà trên tín điều không thể xét nghiệm. Chính vì thế mà con người thời nay tuy tái khám phá chiều kích tôn giáo của đời sống nhưng không dám quả quyết đằng sau đó là cái gì, mặc cho Giáo Hoàng than trách (ví dụ, tr. 55). 3.6. Chúng ta có thể ngờ rằng Giáo Hoàng không có một cái nhìn phiến diện như thế về kinh nghiệm tôn giáo, rằng có lẽ theo Ngài nó chỉ là một phần trong chứng minh về sự hữu của Thần mà thôi. Quả thật Ngài đã khẳng định rằng không một ai có thể kinh nghiệm Thần một cách trực tiếp (tr.57). Nếu đây là tín niệm phổ biến, nó có thể là một trong các nguyên nhân làm người Kitô giáo không kinh nghiệm mà thường chỉ cảm nghiệm. (Cảm trước cái đẹp.v.v... rồi liên tưởng đến Thần và nghiệm rằng cái đẹp đó là công trình của đấng Sáng tạo, khác với kinh qua chính sự Sáng Tạo của Thần rồi nghiệm lại sự kiện đó). Dù sao thì theo Giáo Hoàng, sự hữu của Thần không chỉ là niềm tin thuần túy, mà còn có thể lý luận, và bên cạnh kinh nghiệm tôn giáo, lý luận này nếu có thì không còn gì để không tin vào sự hữu của Thần. Ngài tin là chứng minh này có. Quả thật trong toàn bộ BQNCHV, lập luận rõ rệt nhất của tác giả là lập luận về sự hữu của Thần. Theo phác họa của Ngài, việc chứng minh dựa vào (i) sự tái nghiên cứu "Ngũ Phương Aquinas", tức năm phương thức mà Thánh Thomas Aquinas đề ra để chứng minh sự hữu của một Thần Sáng Tạo (tr.51-54) và (ii) vận dụng những hiểu biết đem đến từ triết ngôn ngữ, triết tôn giáo hiện đại trong đó quan niệm duy nghiệm - hay "chủ nghĩa thực nghiệm" theo cách gọi của các dịch giả - bị xem như lỗi thời (tr.55-59). 3.7. Tuy nhiên như đã đề cập, kinh nghiệm tôn giáo không chỉ có trong Kitô giáo mà còn có trong Ấn giáo, Phật giáo và trên lý thuyết mọi tôn giáo (cả thiện lẫn bất thiện). Do đó sự song hành giữa kinh nghiệm, nhất là nếu kinh nghiệm này chỉ là cảm nghiệm, và chứng minh thuần lý chưa đủ để nói về giá trị chân lý của cái nằm sau kinh nghiệm; người thờ Satan có thể dễ dàng "kết hợp" kinh nghiệm của mình và một dạng biến chế lý luận của Thánh Aquinas mà khẳng định rằng Satan mới là đấng Sáng Tạo Tối Cao. Dù sao thì như được phân tích trong một luận án triết tôn giáo, lý luận của Thánh Aquinas, cũng như mọi nỗ lực lý luận về sự hữu của Thần mà các thần học gia và tư tưởng gia Kitô giáo đưa ra, đều chưa đi đến đâu cả. (7) 3.8. Các phân tích ở trên cho thấy hai khiếm khuyết trong căn bản lý luận của Giáo Hoàng, khiến chúng ta (i) khó so chiếu luận lý với hiểu biết thực nghiệm để điều chỉnh lý luận của mình, và (ii) khó có quan niệm nhất quán và đủ sâu sắc khi đề cập đến thực nghiệm. Chỉ với hai điều này thôi chúng ta đã không thể thoát ra khỏi sự kềm chế của cái gọi là "tự tôn văn hóa" (ethnocentrism), xu hướng nhìn sự vật theo lăng kính tôn giáo/chủng tộc (ethnos) hoặc nói chung văn hóa gọi là ưu việt của riêng mình. Thói tật này ai cũng có, văn hóa nào cũng có - có thể nói nó là một thôi thúc tâm lý lúc nào cũng khiến con người để mình dính mắc vào thành kiến, quan niệm, hiểu biết sẵn có - và nó đã đưa đến những ảnh hưởng tai hại. Trong nghiên cứu về các nền tôn giáo và văn hóa xa lạ với Tây phương, ý thức được điều này nên giới chuyên gia hiện nay luôn cố gắng tránh, để có thể mô tả khách quan, trung thực, để người của một tôn giáo, ví dụ, có thể nhận ra tôn giáo mình trong mô tả của nhà khoa học. Mọi phê phán về một tôn giáo theo đó cũng phải thực hiện trong tinh thần đó. Tác giả BQNCHV do những sơ suất nêu trên nên có vẻ đã không tránh được điều này. Và khi Ngài không nhìn hai tôn giáo anh em Do Thái và Islam theo một cách khiến người hai tôn giáo này có thể chấp nhận được, thì cái nhìn của Ngài đối với Phật giáo càng sai lệch trầm trọng, vì căn bản tư duy của Phật giáo và của Kitô giáo hoàn toàn khác nhau. NGỘ NHẬN VỀ PHẬT GIÁO 4.1. Về Phật giáo và khác biệt căn bản giữa Phật giáo và Kitô giáo (hoặc Thần giáo nói chung), Giáo Hoàng khẳng định: "Giáo lý giải thoát của Phật giáo là trung tâm điểm của đạo Phật, hoặc nói đúng hơn đó là điểm duy nhất mà hệ thống này có… cả truyền thống Phật giáo lẫn những phương pháp bắt nguồn từ đó đem đến một sự giải thoát luận hoàn toàn tiêu cực. Sự giác ngộ của Phật thu gọn trong niềm tin rằng thế giới là ác xấu, nguyên nhân của cái ác xấu và đau khổ của con người. Để tự giải thoát khỏi cái ác, người ta phải giải thoát chính mình khỏi thế giới… Sự giải thoát này không có nghĩa là hội thông với Thần, mà là Niết Bàn, trạng thái triệt để dửng dưng với thế giới." Đó là dịch theo bản Anh ngữ. Trong bản Việt dịch, "giáo lý giải thoát", "giải thoát luận", "giác ngộ"… được gọi là "giáo lý về ơn cứu độ", "thần học cứu rỗi" "được khai ngộ"… (tr.105). Đã chủ trương tự giải thoát, không đề cập đến Thần và sự cứu rỗi (của Thần) mà còn nói đến "ơn", "thần học cứu rỗi", … thì Phật giáo quả kỳ cục, chỉ có thể nhìn chính mình bằng khuôn khổ của các khái niệm Kitô giáo. May là còn giữ được từ cứu độ, nghĩa là giúp đỡ để một người nỗ lực tự cứu! 4.2. Cái nhìn của Giáo Hoàng rằng người Phật giáo "tự giải thoát chính mình khỏi thế giới", "dửng dưng với thế giới" sẽ làm chúng ta hụt hẫng khi so chiếu với sự kiện lịch sử. Nó quả có vẻ phù hợp với một số sự kiện, quen thuộc nhất là Phật giáo Ấn Độ sau thời Phật khoảng 100 năm đã lãng quên người đời, bận tâm với nỗ lực thuyên giải giáo lý và có bộ phái cho rằng chỉ tu sĩ mới có thể giác ngộ. Nhưng nó không giúp giải thích hợp lý, vì sao có một phong trào chống đối lớn rộng xảy ra sau đó. Nếu chủ nghĩa xuất thế là chủ trương của Phật, tại sao phần lớn đệ tử Phật lại đòi hỏi ngược lại? Nó cũng không giải thích hợp lý sự kiện Phật đã không ở rừng sâu núi thẳm sau khi giác ngộ mà trở lại với người đời - những kinh sách Phật giáo cổ nhất tuy được ghi thành văn bản trong "thời kỳ Phật giáo xuất thế" và như thế ít nhiều gì cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian và hoàn cảnh (như giáo lý duyên sinh nói), nhưng qua đó người ta có thể thấy, trong lịch sử tôn giáo có thể chưa có một vị Giáo Chủ nào có nhân cách như Phật và tích cực hơn Phật trong việc giáo hóa người đời (8). Những gì Phật dạy cũng không phải là từ bỏ đời sống, mà là cách thế sống có lợi cho cá nhân và xã hội, những giá trị tâm lý đạo đức phổ cập không giới hạn bởi, hoặc nếu không thì dễ dàng thoát khỏi, điều kiện văn hóa đặc thù của Ấn Độ. Tại sao Phật lại làm thế khi Ngài đã “triệt để dửng dưng với thế giới”? Và tại sao những người đi theo con đường Phật thuộc mọi truyền thống Phật giáo và mọi quốc gia có mặt Phật giáo gần như luôn luôn cố gắng để làm nhiệm vụ những bậc thầy tâm linh và đạo đức cho cuộc đời chứ không là nhà khổ hạnh xa lánh xã hội? 4.3 Thế nên những nhận xét của Giáo Hoàng sẽ đưa chúng ta đến một quan niệm lịch sử độc nhất vô nhị: xem những biệt lệ đặc thù như mô thức phổ cập như biệt lệ hoặc không có. Tất nhiên chúng ta không thể chấp nhận như thế trừ phi có người chứng minh được rằng những sự kiện được biết chắc chắn sau đây là không có. Đó là các triều đại hùng mạnh, văn hiến huy hoàng, với những vì vua sống như tu sĩ, những tướng lãnh, văn nhân, triết gia, thi sĩ Phật giáo ở Ấn Độ, Miến Điện, Tây Tạng, Tích Lan, Triều Tiên, Trung Hoa, Việt Nam v.v… Đáng tiếc là đã có khá nhiều người Việt chấp nhận quan điểm đó, rồi không phải tốn công sức gì cả mà có thể thấy thời Lý, Trần chỉ có nơi người giàu tưởng tượng, Nguyễn Trải, Nguyễn Du… tuy mang hơi quá nhiều tư tưởng Phật giáo nhưng chỉ trong những văn thơ thù tạc chúng ta mới biết chân diện mục của họ! Và biết đâu quan niệm đó còn đang giúp một vài người nào đó ngồi yên thưởng thức vở kịch phi lý: Phật giáo trong nước lo toan tranh dành độc quyền xuất thế trốn đời!! 4.4. Tác giả đã nói đúng, giáo lý giải thoát là trung tâm điểm của giáo Phật. Cũng đúng, là nhận xét rằng giải thoát là giải thoát khỏi những khổ đau có đầy dẫy trong cuộc đời. Người Phật giáo quả nghĩ rằng một chân lý của đời sống là đau khổ (duhkha, dukkha), rằng nó lúc nào cũng có trong cuộc đời. Cái ác xấu vật lý (như thiên tai, nghèo đói, nhân mãn, chiến tranh…) không có ở đây thì ở đằng kia, không theo hình thức này thì theo hình thức khác, và diệt trừ được dạng này thì dạng khác phát sinh v.v… Nhưng khổ không chỉ ở khía cạnh vật lý hữu hình mà căn bản là ở nội tâm, ở nhận thức của chúng ta, cái khổ đó cũng có trong nhiều dạng, từ những cực độ của tâm bệnh đến sự ưu phiền bất an, sợ hãi, bất như ý… và như thế không một ai tránh thoát - những lời lẽ đầy ưu phiền (về nền văn minh vật chất Tây Phương, về sự bất đồng ý kiến trong Giáo hội vv…) cho thấy Giáo Hoàng cũng không là một ngoại lệ. Như được thấy rãi rác trong BQNCHV, tác giả thật ra đã hoàn toàn đồng ý với Phật giáo về sự có mặt của cái ác xấu; Ngài còn đi xa đến độ gọi văn minh Tây Phương hiện nay là “văn minh của cái chết” (tr.209). 4.5 Đứng trước cái khổ như một sự kiện có trong thiên hình vạn trạng nơi cuộc đời, người Phật giáo chỉ ghi nhận, thấy sao nói vậy một cách khách quan. Nhưng Giáo Hoàng thì không thế. Ngài không xem đau khổ là một sự thật dù thừa nhận rằng nó đang xảy ra trước mắt mình. Đây cũng là thái độ của nhiều người, những kẻ nghĩ rằng khi nói đến sự có mặt thường trực của khổ đau nơi cuộc đời, đạo Phật đã xem đau khổ như bản chất, thực tính của thế giới. Nhưng lấy gì để kết luận như thế? Như Phật nói, mọi nhận xét về giá trị, ý nghĩa đều chứa đựng trong nó sự so sánh (cái này đẹp vì cái khác xấu v.v…), và những người hiểu và bài bác Phật giáo kiểu này lấy gì để so sánh với toàn thể thế giới để nói nó trong bản chất là tốt lành có ý nghĩa, có giá trị tự thân? Khi chưa biết về toàn thế giới, rằng nó là hữu hạn hay vô cùng, có bao nhiêu định luật căn bản chi phối nó, v.v… người ta phải thừa nhận rằng nói như thế là hoàn toàn thiếu căn bản khoa học, phi lý, và ý thức hay không thì câu nói đó cũng là hoàn toàn bị qui định bởi một niềm tin: vì Thần nhân lành toàn thiện sáng tạo ra thế giới nên nó phải là tốt lành từ căn bản! Do tin như thế, Người Thần giáo luôn luôn bận tâm, luôn luôn gặp vấn đề khi tìm cách giải thích vì sao cái ác, cái xấu lại có thể phát sinh khi mà thế giới trong bản chất là tốt đẹp. Người Phật giáo không gặp vấn đề thuần lý thuyết đó (thuần lý thuyết vì các vấn đề giải quyết đã đưa đến những vấn đề lý thuyết khác; một lời giải thỏa đáng chưa có để biết nó có lợi thực tiễn gì không). 4.6. Một trong những câu chuyện trong Thánh Điển Phật giáo, tuy rất thường được trích dẫn nhưng chiều kích của nó thì cũng không được đánh giá đúng mức, là chuyện người thiếu phụ Kisagotami. Đứa con trai yêu quí độc nhất của bà chết, và trong tâm trạng đau khổ cùng cực Kisagotami ôm xác con đến các đạo sư nhờ cứu sống, người cuối cùng bà cầu cứu là Phật. Ngài nói bà sẽ được như ý nếu tìm được và đem về cho Ngài những hạt cải được trồng bởi những người chưa biết đến đau khổ. Người thiếu phụ liền ra đi, gặp ai cũng hỏi, và tất nhiên là không gặp một con người nào như thế, bà trở, về và nói đã hiểu ý Phật. (10) Ý tứ của câu chuyện, như Bohr cũng nói, là vấn đề so sánh. Nhưng không lẽ chỉ vì so sánh mình với những người đau khổ, rằng cái làm khổ không còn là nghịch cảnh con chết, mà là một cái gì đó hoạt động trong nội tâm. Tôi đau khổ vì mất mát, sự mất mát không cứu vãn được nhưng trong tâm tôi có một thôi thúc làm tôi tiếp tục đau khổ với sự so sánh vô ý thức đó. Nhưng khi những người tôi gặp ai cũng khổ thì tôi dựa vào gì để so sánh, và tôi không so sánh gì với người, mà so sánh cái tôi có trong hiện tại và cái tôi có trong quá khứ. Cái tôi có trong hiện tại là sự mất mát. Cái tôi có trong quá khứ bây giờ cũng là sự mất mát. Thế ra tôi tiếp tục đau khổ chỉ vì đang so sánh sự mất mát chính nó. So sánh một cái không thực hữu với chính nó! Kisagotami trở về xin Phật chấp nhận mình vào đoàn thể của những người sống tỉnh thức, nói rằng đã hết khổ, đã hiểu ý Phật. 4.7. Ý nghĩa thâm sâu của câu chuyện trên, cũng như nhiều chuyện khác trong kinh điển (chỉ) được cảm nhận khi hiểu quan niệm của Phật về thế giới. Phật định nghĩa thế giới (loka) như bao hàm trong 6 cơ quan thức giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý), 6 đối tượng tương ứng (vật thể, âm thanh, mùi, vị, xúc, mọi hiện hữu) và 6 loại thức giác hay nhận thức (của mắt, của tai v.v…) Như được Phật và giáo đoàn sơ thời đề cập nhiều nơi (11), định nghĩa này hàm chứa trong quan niệm rằng thế giới như nó được kinh nghiệm thì luôn luôn bị qui định, điều kiện hóa bởi hình thái và phương cách nhận thức của chủ đề nhận thức. Ở điểm này Phật đã đi trước khoa thực nghiệm và các triết gia khoa học (như Kuhn, Toulmin, Hanson, Feyerben) hơn 25 thế kỷ (xem 3,5). Dễ hiểu hơn, có thể nói trong định nghĩa của Phật, thế giới là hàm số của nhận thức. Định nghĩa này giúp tránh hay loại bỏ những câu hỏi bị quy định bởi sự so sánh vô thức vô nghĩa hoặc không có lợi ích trong vấn đề nhân sinh (như thế giới có hay không biên giới v.v…), nghĩa là Phật, như một nhà Phật học đã nhận xét, không trả lời những câu hỏi siêu hình không vì Ngài phủ nhận siêu hình học, mà vì những câu hỏi đặt ra vô nghĩa nhìn từ quan niệm của Ngài. Điều cần nói ở đây là, theo định nghĩa như thế, đau khổ được nhìn như một vấn đề nhận thức. Nó là một thực tại gồm 2 mặt chủ quan lẫm khách quan, hoặc như một chiếc cầu nối liền nội tâm và ngoại giới: ở đâu “chủ đề nhận thức” khổ đau là những cảm thức bất như ý, thất vọng, đau đớn… và ở đầu khách quan là vô thường (bất chợt, không thường còn), duyên sinh (thay đổi biến hóa theo các nguyên nhân và điều kiện) và vô ngã/vô chất (không tự tính, đặc tính bất biến biệt lập. Do không biệt lập nên sự vật thay đổi chuyển biến không chừng theo thời gian và hoàn cảnh, hoặc ngược lại, và đối thủ với chủ đề nhận thức chúng mang đến những cảm thức khổ, vì ngay niềm vui cũng có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào. 4.8. Nếu đau khổ là một vấn đề nhận thức thì nguyên nhân của nó cũng nằm ở nhận thức: trong lý thuyết về khổ như phác họa ở trên, khổ đau sở dĩ có không phải vì đời sống là vô ngã, vô thường, duyên sinh - nói cách khác những điều này tự chúng không là khổ đau - mà có vì sự tương tác giữa ngoại giới vô ngã, vô thường, duyên sinh và các thôi thúc tâm lý tham luyến, sân hận ganh tị, si mê lầm lạc nơi chủ thể. Ba chất độc đó là 3 khuôn mặt, 3 tác năng của vô minh, một vận động tâm lý mù lòa khiến con người buộc chặt trong hình thái và phương cách nhận thức của mình (từ đó mà có óc tự tôn văn hóa v.v...) và như thế không thấy được thế giới như nó là. 4.9. Do đó mà Giáo Hoàng đã ngộ nhận khi nói đạo Phật cho thế giới (khách quan) là nguyên nhân của đau khổ. Tất nhiên Ngài cũng sai lầm khi cho giải thoát là từ bỏ thế giới. Vì nguyên nhân đau khổ nằm ở nhận thức thì giải thoát khỏi khổ đau cũng là vấn đề điều chỉnh, chuyển hóa nhận thức. Khi thế giới là một hàm số của nhận thức, thì kẻ thường tục là người giác ngộ trong căn bản khác nhau ở nhận thức chứ không phải ở bối cảnh sinh hoạt; người Phật giáo đại thừa đã ý thức rõ ràng điều này khi đưa ra ẩn dụ sinh tử (samsara) là Niết bàn. Đối với kẻ bị điều kiện hóa bởi nhận thức sai lầm thì đời sống đầy khổ đau, nhưng người giác ngộ nhìn thực tại như nó là nên dù ở nghịch cảnh mà vẫn tự tại. Phật chỉ giác ngộ khi Ngài dừng lại chứ không tiếp tục trên đường tìm kiếm giải thoát ngoài thế giới. Có lẽ chính với việc dừng lại, việc nhận thức được sự vô nghĩa, phi lý của lý tưởng “giải thoát ở ngoài thế giới”, Phật bắt đầu biết đâu là đường giác ngộ. 4.10. Phật khi chưa giác ngộ đã hoàn toàn lầm hệt như các nhà khoa học hiện nay khi Ngài tìm cách phát triển tâm lý học giải thoát của mình (12). Theo cái các nhà khoa học gọi là phương pháp thử-sai-thì-sửa (trial and error) Ngài bỏ hết vị đạo sư này đến vị đạo sư khác, vì tuy đạt đến những kết quả được người dẫn đạo của mình nói đến nhưng cảm giác bất an, ví dụ, vẫn còn đó bên cạnh hỉ lạc thiền định (nói cách khác sự so sánh vẫn còn). Cũng với lý do này Phật từ bỏ đường lối khổ hạnh nhị nguyên và bắt đầu phát triển một lối tu luyện trong đó thân xác không còn bị xem như kẻ thù, nguồn gốc của khổ đau. Căn bản của đường lối này, Bát Chánh Đạo hay Tám con đường của một đời sống chân chính, là điều trên lý thuyết ai cũng có thể thực tập được dù trên thực tế nó thích hợp nhất cho các tu sĩ, vì khi nhận thức trong quan niệm Phật giáo, có liên hệ sâu sắc với cả phần tiềm thức nơi con người, sự điều chỉnh, chuyển hóa nhận thức cũng có những đòi hỏi phức tạp hơn. Điều đáng lưu ý là thành tựu của con người đó, Niết bàn, là trạng thái không bị quy định và không còn gì để so sánh hoặc không còn sự so sánh; nó được mô tả bằng những từ ngữ như “không sinh, không khởi phát, không tạo, không bị điều kiện hóa…”. Sự nhất quán trong lý thuyết của Phật và căn bản thực nghiệm thử-sai-thì-sửa bảo đảm giá trị của nó. Các thảo luận tâm lý học hiện nay cũng đi đến kết luận như thế. Quả thật nhiều chuyên gia đã lý luận rằng giải thoát luận của Phật thỏa mãn các yêu cầu của mọi lý thuyết xác nghiệm được - cứ thực hành thì sẽ đạt được ít nhiều kết quả về tâm lý và tâm linh (13) - và có khả năng làm mẫu số chung cho, hay khuôn mẫu bao trùm các lý thuyết tâm lý trị liệu hiện đại (14). 4.11. Khi nói như thế, chúng ta cũng đồng thời khẳng định rằng tâm lý học hiện đại thừa nhận rằng một số phương pháp, kỹ thuật có lý thuyết này có ích lợi, ít nhất là ở khía cạnh tâm lý, nghĩa là chúng chẳng những không đưa đến những hiệu ứng tai hại như các kỹ thuật huyền học của các tôn giáo khác mà còn làm gia tăng sức khỏe tâm lý (15). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì (i) không như Giáo Hoàng hiểu lầm, các phương pháp Phật dạy không phải là huyền học (mysticism) và do đó nếu một số được thấy là có lợi cho sức khỏe tâm lý thì tất cả có thể cũng có lợi (ở đây chúng ta không dùng đến lý luận Phật giáo) và (ii) trong khuôn khổ tâm lý của Phật nói riêng và Phật giáo nói chung, sức khỏe tâm lý có quan hệ mật thiết đến hành xử đạo đức. Điểm (i) đã được lý luận trong nhiều công trình chuyên môn (16) và trong lập luận của bài này thì nó trở nên dễ hiểu: các quả vị tâm linh đạt được mang chiều kích nhận thức luận chứ không phải bản thể luận (không có một vị thần linh mà hành giả sẽ hiệp thông/hiệp nhất/phối hợp như huyền học). Điểm (ii) có nghĩa là các phương thức tụ tập một mặt có lợi cho người tập luyện ở khía cạnh tâm linh, tâm lý và mặt khác tạo ra những hành xử đạo đức tốt đẹp cho tương quan xã hội. Chẳng phải tình cờ mà đạo Phật định nghĩa “thiện” như không có lợi hoặc chỉ có cho một phía, một khía cạnh. 4.12. Như thế, chưa cần nói đến một nội dung tích cực của khái niệm Niết Bàn v.v…, chúng ta đã kết luận được rằng, nếu Đạo Phật chỉ có duy nhất giải thoát luận (như Giáo Hoàng nói), nhưng (không như Giáo Hoàng nói) giải thoát luận đó ít nhiều gì cũng có lợi cho con người ở hai mặt tâm lý và đạo đức. Điều này dễ thấy ở nơi các quốc gia thuần Phật giáo (Người Bhutan, Tây Tạng, Tích Lan…). Điều này cũng giải thích vì sao trong những thời Phật giáo cực thịnh (nghĩa là các phương pháp tu tâm sửa tánh của Phật giáo được thực hành rộng rãi) thì con người thời kỳ đó có đời sống tâm lý và đạo đức lành mạnh (tự cường, tự tin, thương người yêu đời v.v…). Do đó, nếu một đời sống đạo đức và tâm linh lành mạnh là thước đo của văn minh, chúng ta có thể hiểu vì sao giáo sư Robert Thurman khẳng định rằng, văn minh nhân loại vẫn chưa bao giờ đạt được độ cao của Ấn Độ, Campuchia, Miến Điện, Nhật Bản, Tây Tạng, Thái Lan, Triều Tiên, Trung Hoa, Việt Nam, Uighuria v.v… trong thời hưng thịnh của đạo Phật (17). Ý kiến này chắc Giáo Hoàng đồng ý vì Ngài đã cho rằng văn minh Tây Phương hiện đại là duy vật, trục lợi, vị kỷ, xem nữ giới như đối tượng nhục dục, là “văn minh của cái chết”! HÒA NHI BẤT ĐỒNG 5.1. Như được phân tích ở trên, BQNCHV trong nhiều điểm là một sai lầm ngay từ căn bản lý luận. Trên căn bản đó tác giả đã xây dựng những nhận định không thể nói là phù hợp với tinh thần cộng đồng Vatican II của mình. Nếu những luận định đó không mấy ảnh hưởng đến trên người Tây Phương từ lâu đã chấp nhận đa nguyên tôn giáo và có đủ tinh thần phê phán, đủ phương tiện để kiểm chứng những gì tác giả nói, thì chúng ngược lại rất tai hại đối với người Á Đông, có tác dụng khẳng định những thành kiến vẫn làm quan hệ Công giáo và không Công giáo không lấy gì làm tốt đẹp. Không lẽ trong khi người Tây Phương càng lúc càng trưởng thành về tôn giáo, thì người Việt Nam, ví dụ, tuy có truyền thống “hòa nhi bất đồng” trong tôn giáo nhưng phải duy trì một cái nhìn thiếu thiện cảm đối với người khác tôn giáo? Và tôn giáo có lợi gì, giúp được gì cho người nếu nó không làm con người nhìn nhau bằng cặp mắt không thành kiến? Chính vì thế mà những ngộ nhận nhân danh tôn giáo đã phải được làm sáng tỏ. 5.2. Tác giả BQNCHV một phần vì nghĩ Phật giáo vô thần mà sinh ra những ngộ nhận hoàn toàn tiêu cực. Thần quả không có trong mô tả Phật giáo, và Phật giáo để dọn chỗ cho giáo lý của nó, đôi lúc cũng đã bắt buộc phải lý luận về những vô lý trong mô tả của Thần giáo, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là Phật giáo phủ nhận sự hữu của Thần. Như đã lý luận, thế giới của người Phật giáo là thế giới của người nhận thức, và người Kitô giáo do đó có thể hiểu, rằng khi Thần nằm ngoài tầm nhận thức con người - không thì Thần nhỏ hẹp hơn người - thì người Phật giáo chẳng có gì để phải nói đến, vì một lần nữa, phương trình giải thoát Phật giáo là chuyện điều chỉnh, chuyển hóa nhận thức. 5.3. Khi nói con người bị điều kiện hóa bởi nhận thức, Phật giáo theo đó cũng nói rằng không một tôn giáo hay hệ thống nào, kể cả chính nó, có khả năng thỏa mãn đòi hỏi của tất cả mọi người. Vì nếu con người bị qui định bởi trạng huống hay dạng nhận thức, thì luôn luôn có những người với những đòi hỏi, những xu hướng khác biệt so với người khác, và tôn giáo, chính với mục đích thoả mãn nhu yếu tâm linh/tôn giáo của con người, cũng bị qui định, điều kiện hóa bởi thời gian và hoàn cảnh. Tôn giáo hay Giáo hội nào không chịu như thế hay không giải quyết được vấn đề tùy duyên nhưng vẫn bất biến thì tôn giáo/Giáo hội ấy sẽ chết. Không ai giết được tôn giáo, trừ chính nó. 5.4. Sự kiện nhân loại có nhiều tôn giáo theo đó chẳng những tất nhiên mà còn có lợi, vì như thế người ta có cơ hội lựa chọn theo xu hướng và nhu cầu của mình. Và nếu các tôn giáo thế giới đều có những giá trị và đóng góp cao quý đẹp đẽ cho sự trưởng thành của con người, thì để mô phỏng Dalai Lama, không chỉ vì tôi thích hoa hồng mà không thừa nhận cái đẹp của hoa cúc. Hơn thế nữa, người ta còn nên nghĩ rằng, không thể yêu hoa hồng mà tôi không ái ngại khi hoa cúc có triệu chứng héo úa (18). Chính vì thế mà một danh tăng khác đã làm cho người kitô giáo Đan Mạch ngạc nhiên khi vị này cầu cho Kitô giáo thôi suy vi! 5.5. Người Phật giáo do đó dễ dàng chấp nhận quyền sống của tôn giáo khác. Cũng dễ dàng thấy từ lý luận trên, vì sao Phật đã nói rằng một đạo sĩ tôn giáo khác cũng có thể giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, cũng như vì sao Ngài nói rằng giáo lý của mình chỉ là chiếc bè qua sông như ngón tay chỉ mặt trăng. Thế nên sự chấp nhận ở đây hơn hẳn việc thừa nhận người khác nhưng vẫn cho mình tuyệt đối đúng. Đối với người Phật giáo, việc gán cho đạo Phật một giá trị tuyệt đối chẳng những sai lầm mà còn hại người hại mình và làm hại đến chính tôn giáo: thay vì giải thoát, giải phóng con người, tôn giáo như thế bị con người biến thành một cái ách, một xiềng xích trói buộc. 5.6. Hòa nhi bất đồng chưa bao giờ là vấn đề cho người Phật giáo. Hy vọng nhận thức này sẽ góp phần hữu ích đó để người Việt cùng nhau mạnh dạn bước vào ngưỡng cửa hy vọng (19) - ở đây là hy vọng về viễn ảnh kế tục một tiến trình bị đứt đoạn 4 thế kỷ để đứng vững trên niềm tin của mình nhưng đồng thời có thể thừa nhận giá trị nơi niềm tin của người khác. CHÚ THÍCH : (1) Người Kitô giáo nói chung phân biệt rõ ràng giữa thần (God) và Chúa (Lord, the Lord), trừ người Việt. Chúa theo từ nguyên (kyrios trong tiếng Hy Lạp và adonaj trong tiếng Hebraic) là “ông chủ”, “chủ nhân”, từ dùng để tôn xưng người vua hay người có thế lực và trong tương quan tôn giáo dùng để tránh phải gọi Jahve hay Jehova, tên của thần (theos trong tiếng Hy Lạp và el trong tiếng Habraric). Do niềm tin vào Giêsu, những tác giả Tân Ước cũng nhiều lúc gọi Ngài là kyrios nhưng tất nhiên tùy theo tương quan người ta hiểu, lúc nào từ này được hiểu ngầm/dịch là Chúa trời/Chúa Jahve và vào lúc nào là chúa Giêsu. Nhưng theos mà cũng dịch là Chúa thì có lẽ chẳng khác nào thay thế, ví dụ “con trai trưởng” bằng “Anh Cả”. (2) G. Vallquist, "Autoritetskrere i den katolske kirke", Katolsk orientering, nr. 2,25/1/995, năm thứ 21. Hai tác phẩm được đề cập là P.M.Lamet, Teologernes oproer (G. Gunnarson dịch, SILI, Upsala 1994) và J. Dunn, No Lions in the Hierarchy (Columba Press, Dublin 1995). Lamet là linh mục dòng Tên người Tây Ban Nha. Còn Dunn người Ái Nhĩ Lan, một linh mục, phóng viên quốc tế của Giáo hội Roma. (3) Tenzin Gyatso, Tự Do Trong Lưu Đày (Chân Văn & Chân Huyền dịch, Văn Nghệ 1992). Nt. Freedom in Exile (1990). (4) Tín niệm Nước Trời & Con Trời phản ánh một hoài niệm về thời hoàng kim Nghiêu, Thuấn của Do Thái và có ảnh hưởng sâu đậm trên lịch sử dân tộc này. Cho đến thời Giêsu, Nước Trời hay Thần quốc, vẫn được “hiểu” là một vương quốc trong đó các lề luật Thần đặt ra được tuân giữ. Còn con Trời là vua Do Thái, kẻ được xức dầu khi lên ngôi. Trong Tân Ước, ý niệm Nước Trời không còn chiều kích chính trị, không có trong thế gian, rất xa, nhưng cũng rất gần! (5) Di thư Qumran là tên gọi những manh mún văn bản có giá trị lịch sử cực kỳ quan trọng, được tình cờ tìm thấy từ năm 1947 ở Qumran, một địa phương bên bờ Tử Hải thuộc Ai cập. Trong nhiều thập niên, một nhóm chuyên gia có và giữ độc quyền nghiên cứu trong sự nóng nảy bực tức của người khác. Tình trạng nghiên cứu rất ư thông thả - trong mấy chục năm mà ngay việc xuất bản, phổ biến cũng không thực hiện hoàn thành - chỉ chấm dứt khi các văn bản này bị lén chụp hình và phổ biến cách đây không lâu. Hiện nay đang có một loạt giả thuyết kinh khủng - ngay một giả thuyết ôn hòa (và có lẽ vững vàng nhất) mà cũng nói, nhìn theo chiều kích sử học, Chúa Giêsu hoàn toàn chẳng có gì khác với các “đấng Cứu thế” khác (Nếu di thư Qumran được viết ra trước Tây lịch hoặc nó có trong thời Giêsu nhưng không liên hệ gì đến giáo phái của ngài). Tuy nhiên người ta chưa đủ thời gian để có thể thẩm định các giả thuyết đó. Điều chắc chắn là lịch sử Kitô giáo sơ thời sẽ không còn như chúng ta biết. (6) Các giáo phái với tín niệm rằng lịch sử hay thế giới sẽ sớm chấm dứt theo sự an bài của Thần. Trong ngày đó, người ngay lành (thành viên của giáo phái) được Thần đưa vào Thiên Đường hưởng phúc, còn kẻ có tội làm trái ý Thần sẽ đời đời chịu trừng phạt. Tín niệm ngày phán xét hay Tận thế thường có những biểu hiện bi kịch trong lịch sử tôn giáo Tây Phương; đọc Kinh Thánh theo một cách mà chính giáo đã từ bỏ, nhiều người đã gần như sống trong sự chờ đợi ngày Tận thế và những xáo trộn, biến lớn thường được xem như dấu chỉ ngày đó. Trong thế kỷ XX, con số các lời tiên báo Tận thế nhiều đến nỗi thế giới đáng lý đã phải chấm dứt hàng trăm lần. Trong những năm tới, các giáo phái Tận thế có lẽ còn lộ diện nhiều hơn, vì trong Kitô giáo biệt truyền (esoteric) thì vào khoảng năm 2000 chúa Giêsu sẽ trở lại Phán xét thế gian. (7) G. Dharmasiri, A Buddhist Critique of The Christian Concept of God (Goden Leaves, Antioch 1988), chương 2. Cũng trong công trình này, chúng ta thấy lý luận như Giáo Hoàng phác họa đã được một nhà thần học nói đến (trang 24). (8) Nếu không nhớ lầm thì các nhà sử tôn giáo thượng thặng đều nói như thế, tất nhiên trừ một số chuyên gia duy sử, không muốn tin gì hơn là những dữ kiện lịch sử cụ thể. (9) Giới hạn làm người ta ngán ngẫm, ít nhất trong trường hợp người viết trong thời gian học môn tôn giáo ở Gymnasium (cấp III) là sự chi li tỉ mẫn và khắc khe của giới luật, nhất là ni giới. Có cảm tình với tư tưởng Phật giáo đến đâu đi nữa thì học trò cũng phát chán khi được cho biết thêm về điều này. Thật ra thì giới luật được chép trong thời Phật giáo bộ phái và chúng ta có quyền và có lý do nghi ngờ rằng, cái phóng khoáng thời Phật lúc bấy giờ đã bị đè bẹp bởi sức ép của truyền thống khổ hạnh, vụ lễ nghi (dhrma, rita) và xem nhẹ đàn bà của văn hóa Ấn Độ. Chả thế mà Đại thừa Ấn Độ đã đưa ra một tác phẩm về giới luật cũng mang tên Uphaliparpricchasutra (P.Python dịch, Paris 1973) nhưng tự do phóng khoáng hơn rất nhiều. Người Phật tử cư sĩ thường không biết đến tăng và ni giới, nhưng có kinh nghiệm thì mới thấy và hiểu được đóng góp của Thiền sư Nhất Hạnh (ví dụ, xem Đường Xưa Mây Trắng, Lá Bối 1988, hoặc Old Path White Clouds, Parallax Press 1991, chg.45) (10) Chuyện này thấy trong nhiều quyển tiểu sử của nhà Vật lý Niels Bohr (1985-1963). Tất cả đều chỉ chép như thế - so với chính truyện thì thiếu một chi tiết quan trọng: Kisagotami hết khổ, xin quy y. Bohr dường như biết chuyện này từ thuở niên thiếu vì nó được trích dịch trong các tác phẩm Phật giáo phổ thông đầu thế kỷ (xem Nguyễn Kết, Từ Trung Đạo đến Bổ sung” Giao Điểm số 12, 15/4/93, tr.78). Kể từ khi chứng kiến đứa con trai của mình bị chết chìm mà vô phương cứu giúp (1932). Bohr bắt đầu kể - dường như ngay trong đám tang con mình - chuyện này cho đến già. Người nhà của Bohr và các nhà vật lý trẻ tuổi làm việc dưới quyền ông tuyệt không thể hiểu ý Bohr. Chẳng lẽ con người lạc quan yêu đời đó cũng tin thế giới là vô nghĩa trong bản chất, như Phật giáo? Theo lời một nhân chứng, Bohr chỉ nói “các hiền triết Ấn ý thức rõ là sự sử dụng từ “ý nghĩa” hàm chứa một so sánh. Chính câu nói thế giới vô ý nghĩa mới là vô ý nghĩa!” Vì Bohr cứ thế mà kể mãi nên một người học trò của ông có vẻ phát bực, hỏi làm sao kẻ đau khổ có được sự an vui chỉ với một trò chơi chữ siêu hình như thế. Bohr nhìn xoáy vào mắt nhà vật lý trẻ này và nói “Chúng ta bị dính mắt vào ngôn ngữ đến độ mọi nỗ lực phát biểu trí tuệ điều là những trò chơi chữ. Kẻ chỉ thấy đó chỉ là một trò đùa tất nhiên không có được an ủi nào cả. Nhưng người thật sự đặt mình vào và nhận ra những nét của điều kiện tồn tại của con người, thì có !” Xem N. Blaedel, Harmori Og Enhed - Nies Bohr, En Biografi (Rhodos, Copenhagen 1985 ), tr.192. (11) Ví dụ, xem Dhammapda trong đoạn mở đầu , Samyutta Nikaya I (62), VI (15), XXXV (84) và Abhidhamma. (12) Có thể xem Joy Mane-Lewis, “Buddhist Psychology: a Paradigm for the Psychology of enlightenment”, trong G. Claxton (ed), Beyond Therapy: The Impact of Eastrn Religions on Psychological Theory and Practice (Wisdom Publication, London 1986), tr.123-138. (13) Có thể nghĩ đến tâm lý trị liệu để nói, các phương pháp tu tập tuy là những technology nhưng phải cứ bấm nút là có ngay kết quả mong muốn. (14) Có đóng góp khai phá trong việc nhận diện tâm lý học diệt khổ của Phật như một lý thuyết khoa học là các công trình của nhà tâm lý Thụy Điển Rune Johansson trước hết là The Dynamic Psychology of Early Buddhism (Curzon Press, London 1956). Kể từ đó đến nay ngày càng có nhiều công trình xuất sắc hơn. Dễ đọc nhất và đồng thời giúp có một cái nhìn tổng quan, vì sao tâm lý học của Phật có thể xem như một mẫu số chung cho các lý thuyết tâm lý học hiện đại có lẽ vẫn là tuyển tập G. Claxton (ed), Beyond Therapy. (15) Nghiên cứu khoa học về kinh nghiệm huyền niệm cho biệt, một số người do tập luyện mà xa lánh xã hội, có những biểu hiện rối loạn tâm lý và có người còn tự sát, trong khi những người khác thì được lợi ích, dù tất cả có thể theo cùng một phương pháp. Trong giải thích Phật giáo, đó là hệ quả của có tuệ nhưng thiếu giới và/hoặc định. (16) Chẳng hạn Dharmasiri, A Buddhist Critique… chg 6, ph.2 (17) R.A.F Thurman, “The Buddist Messiahs: The Magnificent Deeds of the Bodhisattvas” trong D.S. Lopez, jr & S.C Rockefeller (ed), The Christ And The Bodhi Sattva (Vtate University of New York Press, Albany 1987), tr.65-97. (18) Tenzin Gytsom, “Đạo giúp được gì cho Đời?” Pháp Luân số 3, Xuân Nhâm Thân 2/92, tr.6-11. Long Khánh dịch từ nt. “What Can Religion Contribute to Mankind?” Cho Yang: The Voice of Tibetan Religion and Culture, vol.1, No.2, 1987. (19) Theo bản tin trên Katolsk orientering nr 2, 25/1/95, về quyển sách BQNCHV và đòi hỏi Giáo Hội Phật giáo Tích lan rằng Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phải xin lỗi, Linh mục Dòng Tên (lại dòng Tên!) Alois Pierris nhận xét rằng Giáo Hoàng đã đánh giá tương quan Kitô giáo Phật giáo theo một “khuôn khổ thần học yếu ớt” và do đó “có bổn phận bày tỏ thiện chí luân lý” và phải nghiêm chỉnh xét lại thái độ của Roma đối với “thần học Á Châu” (các hệ thống Phật giáo, Ấn giáo...) Theo các nhật báo, Linh mục Pieris nói rằng bao lâu Roma chưa nghiêm chỉnh xét lại thái độ của mình đối với các hệ thống Á Châu, bấy giờ người Công giáo Á Châu vẫn chưa thể bước qua ngưỡng cửa hy vọng (có thể xem Quê Mẹ, số 131 & 132, giai phẩm Xuân Ất hợi 1995). VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÁC PHẨM Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ Tác phẩm Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng của Giáo Hoàng John Paul II làm tôi suy tư không ít. Lý do là tôi không muốn làm gì bất kính đối với Giáo Hoàng. Ai cũng biết nay ngài là một vị lãnh đạo gần 1 tỉ người Công giáo, và đã lãnh đạo một giáo đoàn đông như vậy rất là vững vàng và cứng rắn. Ngài được báo Times đăng hình vào bìa báo 12 lần trong 16 năm nay. Quyển sách nói trên của ngài hiện nay bán chạy nhất trong 20 quốc gia. Ngài đi công du riêng ở Ý là 119 lần, và đi công du khắp thiên hạ đến nay là 63 lần. Ngài rất được thế giới và báo chí kính trọng. Tôi có cả hai bản Anh và Việt, và tôi đọc cũng khá kỹ càng. Đọc xong quả tình tôi thấy hơi thất vọng, vì sách ngài thật ra không có gì cao siêu. Ngài trả lời các câu hỏi rất khéo léo. Vittorio Messori đặt ra những câu hỏi thật quái ác. Ngài trả lời mà thành ra không trả lời gì. Thật là tài tình. Ngài đọc nhiều, và viện dẫn nhiều thánh hiền, nhiều thông điệp. Thành thử nhiều khi không biết chân ý Ngài ra sao. Xin viện dẫn một thí dụ: Nơi chương 8, Vittorio Messori đặt câu hỏi rõ ràng rằng: Việc Đức Kitô hy tế nhằm cứu chuộc nhân loại có cần thiết không? Trong câu trả lời Ngài toàn bàn về lịch sử Tư Tưởng Âu Châu từ Descartes đến Newton, và cho biết phong trào này đã loại trừ Thượng Đế ra khỏi “tri thức khách quan của thế giới” v.v… và Ngài không hề đã động tới câu hỏi trên. Tiện đây tôi cũng xin góp ý rằng bản dịch tiếng Việt cũng không được xuất sắc mấy, ngoài ra còn nhiều đoạn dịch sai. Ví dụ: trang 75, dịch: “Ngược lại vấn đề Thiên Chúa bị phỉ báng và khước từ trong sinh hoạt trí thức như vậy là một vấn đề chủ yếu,” mà nguyên văn là: “It was crucible, however that such a God be expelled from the world.” (tr.53) (Tuy nhiên, một Thượng Đế như vậy cần phải loại bỏ ra khỏi thế giới này), thì tôi thấy bản dịch có vẽ phức tạp và không lột được hết ý nguyên văn. Ví dụ chữ Modern immanentism (chủ nghĩa nội tại) mà dịch là Duy lý chủ nghĩa thiết tưởng không đúng. Hoặc chữ God of the deists mà dịch là Thiên Chúa của các thần minh thì chắc chắn là không đúng v.v… Bài Ngài bình luận về đạo Phật, theo tôi Ngài đưa ra bốn ý tưởng sau: 1- Nhận định và phê bình Phật giáo. 2- Lịch sử khoa huyền học Công giáo, và Phật giáo có thể đem nhập hội được vào nhóm này. 3- Cần chấp nhận gian trần này và phát huy nó, vì Chúa muốn thế. 4- Bàn về phong trào Thời đại mới (New Age) do nhóm Giác Ngộ (Gnostics) gây nên. Trước hết là nhận định và phê phán Phật giáo: Theo tôi Phật giáo rất là đơn giản: Con người cần đi sâu vào nội tâm, mà tìm cho ra con đường giải thoát. Phải nhận ra rằng khổ đau của con người là do Tham, Sân, Si, do Vô Minh gây ra. Và lăn lộn trong vòng Vô Minh, sân hận đó chính là bị đọa đày trong cảnh vô thường, luân hồi đau khổ. Phải dùng tuệ giác mới thoát ra khỏi vùng luân hồi sinh tử khổ đau đó, mới mong tìm được trường sinh bất tử, tìm ra được Niết Bàn. Giáo Hoàng không cần biết gì là Vô Thường, Vô Định, không cần biết cái gì là Trường Sinh vĩnh cửu, nên chỉ trong ít hàng là xổ toẹt đạo Phật, và cho đó là một giáo lý tiêu cực, trốn tránh sự đời. Nơi tr.40, Ngài viết: “Nhãn quan của Phúc Âm không dành một khoảng trống nào cho bất cứ một thứ niết bàn nào, một thờ ơ nào, một nhẫn nhục nào”. Thực ra Phật giáo có bao giờ xin Ngài cho một chỗ đứng nào đâu? Nơi tr.105, Ngài lại nói tương tự: Phật giáo theo nhận định rộng rãi là một hệ thống không đề cập đến Thượng Đế hay Trời đất (Vô Thần). Chúng ta không giải thoát chính mình khỏi sự dữ nhờ chính sự thiện đến từ Thiên Chúa; chúng ta chỉ giải thoát chính mình qua việc tách rời khỏi thế giới vô thường. Hành động tách rời không phải là sự thông hiệp với Thiên Chúa, nhưng Niết Bàn chỉ là tình trạng hoàn toàn thờ ơ trước thế giới. Ơn cứu độ trên tất cả là sự giải thoát khỏi sự dữ, bằng cách hoàn toàn tách biệt với thế giới huyễn tượng chính là nguồn sự dữ (sinh, lão, bệnh, tử). Đó chính là cao điểm của diễn trình tâm linh trong Phật giáo. Tôi thấy luận điệu của Ngài có nhiều sơ hở. Trước hết Phật giáo đề cao sự hiểu biết về con người, và khuyên mọi người tìm cho ra chân tướng của mình, tìm cho ra Phật tính của mình, chẳng lẽ điều đó là sai trái hay sao, chẳng lẽ cần Thượng Đế xen vào hay sao. Phật giáo cho rằng vũ trụ này có 2 thành phần: Một là cốt lõi bất biến, (Niết bàn, Chân Như môn) hai là các hiện tượng biến thiên vô thường vô định bên ngoài (Luân Hồi, Sinh diệt môn). Phải rũ bỏ mọi biến thiên mới tìm lại được cái Bất biến bên trong. Như vậy là Niết Bàn nằm sẵn trong Luân Hồi. Nếu Niết Bàn là trường sinh, vĩnh cửu thì Thượng Đế cũng trường sinh, vĩnh cửu, và Ngài đã ở sẵn trong ta như lời Thánh John of the Cross đã nói: “Tâm điểm linh hồn con người là Thượng Đế.” Tẩy rửa tâm hồn như vậy chính là gột rửa hết mọi biến thiên vô thường, vô định để tìm ra bộ mặt chân thật và siêu tuyệt của con người. Chẳng lẽ nói thế là sai trái hay sao? Chính Ngài đã cho biết Ngài say mê John of the Cross, chẳng lẽ Ngài không biết những tư tưởng trên hay sao. Trong khi bàn về Phật giáo Ngài luôn dùng hai chữ Thiện Ác, chẳng lẽ Ngài không biết Phật giáo đề cao siêu suất trên Thiện Ác và lên tới Bất Nhị Pháp Môn (Advaita) hay sao? Cho nên, đọc những lời Ngài bình về Phật giáo, tôi có cảm tưởng như Ngài hầu như không hiểu gì về Phật giáo. Có thể là tôi không hiểu nổi Ngài chăng? Ta cũng không nên đòi hỏi Ngài quá nhiều, và những gì Ngài sai sót chung quy là tại người chưa nghiên cứu sâu xa mà thôi. Vả lại đại diện Ngài cũng đã xin lỗi Phật giáo rồi mà, chúng ta còn trách cứ Ngài làm chi? Thứ hai là Ngài bàn về lịch sử khoa huyền học Công Giáo và cho rằng Phật giáo có thể hội nhập vào khoa trên. Ngài đi từ các nhà Huyền học Bắc Âu như Eckhart, Tauler, Suso, đến các nhà huyền học Tây Ban Nha như John of the Cross , như Teresa of Avila, đến các nhà thần học Kinh Viện như Thomas Aquinas, và đến các vị hiển thánh cận kim như Vincent de Paul, như Gioan Bosco, v.v… Theo tôi điều đó không sai. Cái sai của Ngài là nói rằng: Khoa thần bí Carmelo này khởi đầu chính ở điểm mà những suy tư của Đức Phật dừng lại, và những chỉ dẫn tâm linh của Ngài. (tr.106). Câu nói trên hoàn toàn là vô căn cứ. Ngài làm sao biết được tư tưởng John of the Cross , và của Đức Phật mà biết tư tưởng nào ngừng ở đâu và bắt đầu từ đâu. Thứ ba, Ngài cho rằng phải can thiệp vào chuyện đời, phải có mối tương quan tích cực đối với thế giới, và Ngài cho rằng Công Giáo đã đóng góp vào sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện nay (tr.107). Tôi nhận thấy rằng chạy ra bên ngoài để lo chuyện đời không phải là chuyện của những người đạo cao đức cả, vì họ là những người chuyên hướng về nội tâm để tìm những điều cao siêu. Chuyện đời phải để cho người thế lo, chứ đó không phải là chuyện của Giáo Hội. Thi sĩ Nguyễn Đình Chiểu đã viết :
Sự đời thà khuất đôi tròng thịt Tôi nhận thấy Giáo Hội Công Giáo đã ngăn cản tiến bộ khoa học thì đúng hơn. Tập Kỷ Yếu Syllabus mà Giáo Hoàng Puis IX (1846 - 78) ra ngày Dec. 8, 1864 có ghi lại những sai lầm của thời đại mới, và cho đến mãi những năm sau Vatican II (63 - 65), Giáo Hội vẫn còn mang tiếng là thù địch của Khoa Học. Lecomte du Nouy viết: Kinh nghiệm cho thấy có nhiều giáo hữu đau lòng vì những mâu thuẫn tưởng tượng giữa tâm thần và lý trí họ, giữa tín ngưỡng và khoa học. (xem Nguyễn Văn Thọ, Lecomte du Nouy và học thuyết Viễn Đích, tr.292) ; (xem thêm Tại sao không theo Đạo Chúa, tr.129 - 131) Tuy nhiên, Ngài chủ trương phải liên tục dấn thân để biến đổi và hoàn thiện trần gian (tr.107), và thế giới này đã được giải thoát và thay hình đổi dạng để tiến tới viên mãn (Gaudium and Spes). (tr.108) Thực là một tư tưởng hết sức mới lạ đối với tôi, vì xưa nay Giáo Hội thường dạy thế gian này là chốn khách đầy, là thung lũng lệ châu, chứ đâu có dạy về Thuyết Tiến Hóa là vũ trụ này sẽ đi đến thành toàn. Mà làm sao vũ trụ này sẽ đi đến thành toàn được vì chính Chúa Giêsu và các tông đồ đã tiên tri là ngày thế mạt đã gần kề (Mat. 24; 26-32; Marc 13; 24-32; Luc 20; 25-32; I Peter 3; 7; I Thessa. 4; 15; Rev. 22; 10-13) và chắc chắn là Giáo Hoàng không thể chối cãi được chuyện này. Hơn nữa Ngài cũng đã quên khuấy những lời Chúa Giêsu phán rõ như đèn là “Nước ta không phải là nước thế gian” (John. 18; 36), hay “được lợi lãi cả thế gian mà là lỗ vốn mất linh hồn thì được lợi ích gì ?” (Mat. 16; 26) hay lời Chúa trách bà Martha (Luc. 10; 41): “Martha, Martha, người lo lắng xôn xao về nhiều chuyện. Cần thì ít thôi, hay một điều thôi.” Ngài trách Phật giáo là tiêu cực, không chịu dấn thân vào đời, nhưng xưa nay tôi chưa thấy chính quyền nào đã chê Phật tử là không chịu đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Thật ra con người xưa nay đã chịu định luật là “Trẻ đi ra, già đi vô”, “trẻ lo đời, già lo đạo” có vậy mọi sự mới được hẳn hoi. Cuối cùng Ngài bàn về Thời đại mới và môn phái Giác Ngộ. Quả thật môn phái Giác Ngộ đang được sống lại ngay trên đất Mỹ này. Ví dụ như ở Los Angeles có trụ sở Sophia Gnostic Center, do Stephen Hoeller đứng đầu. Tôi ghi lại vài nét chính yếu của môn phái này: 1- Họ muốn đi tìm lại Bản lai diện mục của con người. Họ viết : Giác ngộ là tìm hiểu chính mình, xem mình trước kia là ai, và bây giờ là ai, để có thể tìm lại con người trước kia của mình. 2- Họ là những người đi tìm thần linh nội tại trong tâm hồn, tìm cho ra Vô Cùng trong dạ. Họ tin rằng những điều ta hay biết là những gì hời hợt bên ngoài, nhưng trong ta còn có cái gì kỳ bí dạy ta tại sao bị khổ sở trong thế giới này, hãy quên nó đi, và hãy trở về quê cũ trong những miền ánh sáng xa xăm. Môn phái này cho rằng Thần Linh nội tại đã tìm ẩn trong lòng con người, và nếu gặp chân sư thì Thần Linh nội tại có thể trở nên sống động. 3- Họ tin rằng con người có Tiểu Ngã và Đại Ngã. Họ đi tìm bản thể rốt ráo của con người. Họ không theo ai, ngoài ánh sáng tâm linh trong lòng họ, họ không tin vào đấng Cứu Thế nào ngoài sức mạnh tâm linh họ. Họ không muốn trở thành tín hữu Tôn Giáo suông, nhưng còn muốn trở thành đấng Chirst. Như vậy thì tôn chỉ của môn phái này cũng na ná như của thánh hiền Huyền đồng Thiên Chúa giáo, nhưng xem ra Giáo Hoàng không mấy ưa họ. Như Giáo Hoàng đã nói: Từ Descastes tới nay, đã có một “chuyển hướng triết học rộng lớn lấy con người làm trung tâm điểm vũ trụ” (tr.72). Và chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa “duy lý chủ nghĩa và chủ quan chủ nghĩa tân thời”. (tr.73). Tôi mạn phép nói lộn lại cho dễ hiểu hơn. Chúng ta đang đứng trên ngưỡng cửa Chủ quan chủ nghĩa (Subjectivism) và Thần linh nội tại chủ nghĩa (Immanentism). Nói thế, không ai hiểu. Xin giảng thêm như sau: Triết học Âu Châu xưa nay chỉ chủ trương hướng ngoại (extraversion or extroversion), cho nên ai nói chuyện nội quan, quán chiếu, hay nhìn vào nội tâm (Introspection) thì cho đó là cái nhìn chủ quan (subjective), không khách quan (objcetive) và không đáng tin cậy. Nhưng triết học Âu Châu nghĩ vậy là lầm. Con người phải biết nội quan, quán chiếu rồi ra mới tìm ra được Thần Linh Nội Tại trong mình. Một triết gia mà không biết thế nào là nội quan, quán chiếu, thì không đáng gọi là triết gia. Và Giáo Hoàng cho đó là một nguyên nhân làm cho con người xa dần Giáo hội (tr.73-74). Tôi thấy nhận xét của Giáo Hoàng rất đúng. Và trong tương lai nhất định là “Con người sẽ đi sâu vào nội tâm để mà tìm Đạo tìm Trời”, sẽ không còn cần thiết những lễ nghi hình thức bên ngoài nữa. Nên nếu Giáo Hội không chuyển mình kịp, không thay đổi giáo điều để thích nghi với hoàn cảnh mới, thì trong tương lai nhân loại sẽ còn xa rời Giáo Hội nhiều hơn nữa. Lý do là vì Giáo Hội Công Truyền không mang lại cho Con Người một chiều kích sâu xa về tâm hồn, điều mà chỉ có các thánh hiền huyền học mới làm được. Năm 1989, tôi đã bàn về vấn đề này trong bài “Ra đời vào đạo”. Tôi xin trích ra đây một đoạn như sau: Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua. 1- Nẻo đường hướng ngoại, để thích ứng với hoàn cảnh. (Từ bé đến 35 tuổi). 2- Nẻo đường hướng nội, để tiến hóa, để đắc Đạo, phối Thiên. (Từ 35 tuổi trở đi). - Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày càng trở nên hôn trầm, ám muội (từ quẻ Cấn đến quẻ Khôn). - Nẻo đường 2, tôi gọi là Dương Lộ, là nẻo tiến về phía tâm linh, đưa đến sáng láng, và giải thoát con người (từ quẻ Phục đến quẻ Kiền). Nẻo đường hướng ngoại, trớ trêu thay, lại là nẻo đường của các đạo giáo Công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo này là phẩm chất ngoại tại: Thượng Thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, lề luật ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài, miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại. Những người bước chân vào con đường này, dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị “Viễn cách chỉ huy” (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời… mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào Đạo. Con người được lồng vào trong những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procrustes. Ai lùn, ai ngắn thì sẽ kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hảo, hữu danh, vô thực. Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau nhưng đều được giảng dạy cho con người từ khi còn tấm bé. Chính vì đối tượng của chúng là Con Người Ấu Trĩ nên dĩ nhiên chúng cũng rất ấu trĩ. Suy cho cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các Giáo Hội. Các đạo giáo Công Truyền nói trên chỉ dạy phải thờ Trời, thờ Chúa, thờ Allah, thờ Phật, và cho rằng con người chỉ làm được công chuyện như vậy mà thôi. Con đường thứ hai là con đường hướng nội, là con đường đem lại an bình tâm hồn thật sự, và giải thoát thật sự. Ấn Độ xưa đã gọi giải thoát là Yoga, Moksa, Kriya Yoga và ngày nay người ta gọi là self-Realization, hay God Realization (Thực hiện Tự Tánh, Thực Hiện Thượng Đế) v.v… Phẩm chất của đạo giáo Mật truyền này - một NỘI GIÁO DUY NHẤT CỦA NHÂN QUẦN - là Thần Linh nội tại, chân lý nội tại, lề luật nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại. Thần Linh nội tại chính là Căn Nguyên con người; kinh sách, lề luật chính là Lương Tâm con người. Tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần linh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh, ngay từ khi ở gian trần này. Thực vậy, muốn biết mình có chứng đạo hay không, chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thật sự hay không, con người mình có quang minh chính đại hay không, có hồn nhiên, tiêu sái hay không. Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo khuôn khổ gian trần nào mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng thấy mình có thể triển đương tiến hóa vô tận. Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường tìm ra được NỘI GIÁO này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã 35-40 và thường có may mắn là gặp được Chân Sư chỉ dạy. Nó có mục đích dạy người thành Thần, thành Phật, thành Trời chứ không dạy lạy Trời, lạy Phật, vì trong tương lai mai hậu con người sẽ tiến tới địa vị khả kính trên. Trên đây, Giáo Hoàng cho biết hiện nay nhân loại đang đứng trên ngưỡng cửa Chủ quan chủ nghĩa (Subjectivism) và Nội Tại chủ nghĩa (Immanentism) (tr.75), và thấy rằng vì thế mà nhân loại đang rời khỏi KiTô giáo. Đó là một nhận xét vô cùng tinh tế: Nhân loại ngày nay thực tình đang muốn đi sâu vào tâm hồn để tìm ra thần linh nội tại trong tâm. Như vậy mới thực là Nước Trời ở trong anh em (Luc 17;21). Mong rằng Ngài không chê trào lưu tư tưởng mới này, chẳng những thế còn đóng góp cho nó phát triển. nhiều tác giả Nguồn Bản electronic do Hồng Quang gửi cho SH Trở về đầu sách đối thoại hoặc các tác giả khác: Trang Thời Sự |