Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác

Charlie Nguyễn

http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGHT/caikho.php

¿ trở ra mục lục | 2007

CÁI KHỐ CỦA JESUS TRÊN THẬP GIÁ

Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và cổ La Mã sử dụng. Đây là một loại cực hình đặc biệt mà người La Mã và Hy Lạp chỉ dùng riêng cho các nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn chứ không áp dụng cho các công dân của họ. Trước khi bị đóng đinh, các tội nhân không phân biệt nam nữ, đều bị lột trần truồng, tuyệt đối không có một mảnh vải nhỏ nào che thân. Khi bị treo trên thập giá, sức nặng của cơ thể làm cho các vết đinh đóng trên tay chân bị căng xé khiến tội nhân bị đau nhức cùng cực nhưng không chết. Tội nhân phải sống để chịu những cơn đau buốt liên tục hành hạ trong một thời gian dài. Chỉ khi nào tội nhân kiệt sức không thể nâng đầu lên được nữa thì đầu sẽ cúi gằm xuống khiến cằm đụng vào ngực. Lúc đó tội nhân sẽ từ từ bị nghẹt cổ họng và chết vì ngộp thở (air-suffocation) chứ không chết vì bị chảy hết máu.

Trong trường hợp muốn cho tội nhân chết sớm hơn, bọn lính hành hình dùng cán giáo đập gẫy xương ống chân của tội nhân khiến cho tội nhân không thể nâng thân mình lên, toàn thân sẽ rũ xuống và sẽ chết ngộp trong giây lát. Chúng ta cũng nên nhớ rằng trong ba người cùng bị đóng đinh một lượt với Jesus, chỉ một mình Jesus đã không bị lính La Mã đập gẫy ống xương chân. Nếu Jesus bị đập gãy ống xương chân thì lịch sử nhân loại đã đổi khác và khá hơn bây giờ nhiều. Sở dĩ Jesus may mắn thoát chết vì có nội tuyến cứu bồ là Đại úy La mã chỉ huy toán lính hành hình hôm ấy tên Longinus. Y nguyên là một tín đồ bí mật của Jesus. (Mark 15: 39 và 27 :54, Luke 23 : 47). Theo học giả Gregory of Nyssa thì Nicodemus, Joseph of Arimathia và Đại úy Longenus đều là những tín đồ bí mật của Jesus (secret followers of Jesus). Riêng Đại úy Longenus về sau làm Giám mục tại thành Capadocian. Nicodemus là nghị viên quốc hội Do Thái (Jewish Councellor - John 3 : 1- 22) Khi còn ở Ephram, Nicodemus bí mật viết thư cho vợ của Jesus là Magdalena báo cho biết Jesus sắp bị quốc hội Do Thái bắt để giao cho quân La mã xử tội (John 11 : 53) .

Địa điểm hành hình tội nhân bằng thập giá thường ở những nơi công cộng như dọc đường lộ hoặc trên đồi cao để công chúng dễ thấy. Hình phạt xử tử bằng thập giá vừa là một hình phạt về thể hình giống như lăng trì (rất đau đớn và chết chậm) nhằm mục đích khủng bố tinh thần đám dân nô lệ và vừa là một nhục hình nhằm sỉ nhục tội nhân vì suốt trong một thời gian dài tội nhân bị phơi thân trần truồng trên thập giá truớc mặt công chúng.

Sau khi chết, xác nạn nhân không được đem đi chôn mà đều bị vứt ra các bãi hoang cho chó rừng hoặc kên kên ăn thịt. Cho nên, nếu không có đàn em tay trong đến cứu, Jesus chỉ có thể ở một trong hai trường hợp : Hoặc thoát chết và bỏ lỡ cơ hội chịu chết chuộc tội cứu thế, hoặc đã bị quân La mã vứt xác cho chó rừng ăn thịt chứ không còn nguyên thân xác sống lại đàng hoàng đụợc. Nếu sống lại với thân hình không nguyên vẹn thì Jesus đã trở thành quỉ nhập tràng chứ không phải Ngôi Lời Nhập Thể! Giả sử do một phép thần thông nào đó, Jesus đã sống lại và bay lên trời đúng như Thánh Kinh Tân ước mô tả thì ngày nay Jesus cũng mới bay được 2/3 đoạn đường từ trái đất đến sao Bắc Đẩu mà thôi,vì sao này cách chúng ta 3000 năm ánh sáng!

Lịch sử Tây phương ghi nhận nhiều vụ hành hình bằng thập giá. Vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, hoàng đế Alexander the Great của Hy Lạp đã xua quân tiến chiếm thành Tyre. Vì bị dân thành chống cự, Alexander đã ra lệnh đóng đinh 2000 dân của thành này. Vụ thứ hai rất nổi tiếng xảy ra năm 71 trước Công Nguyên, đó là vụ viên tướng La Mã Marcius Crassus ra lệnh đóng đinh 6000 nô lệ có liên quan trong cuộc nổi loạn của nô lệ Spartacus. Sáu ngàn cây thập giá mang xác người đã được dựng lên dọc theo con đường vài chục dặm từ Cupua đến Rome!

Đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, triều đại Constantine ra luật hủy bỏ lệnh cấm đạo Ki Tô và bỏ luôn hình phạt dã man này.

Hiển nhiên, Jesus là một trong số những nạn nhân đã bị người La Mã xử tội bằng cách đóng đinh trên thập giá. Thế nhưng, người La Mã sau này lại không nhận tội giết Chúa mà lại đổ cho dân tộc Do Thái đã giết Ngài! Đó là nguyên nhân chính yếu gây nên họa diệt chủng Do Thái triền miên trong gần hai ngàn năm qua.

Dưới thời bị La Mã đô hộ, người Do Thái không có quyền xử tử bất cứ tội nhân nào mà không có phép của chính quyền La mã. Khi Do Thái còn độc lập thì theo tục lệ và luật pháp cổ truyền, tử tội bị dân chúng ném đá cho đến khi thấy tội nhân không nhúc nhích cựa quậy gì nữa. Dân tộc Do Thái chưa bao giờ giết người bằng cách đóng đinh nạn nhân vào thập giá. Dân Do Thái quả đã không giết Jesus và kẻ thật sự giết Ngài là đế quốc La Mã.

Học giả Do Thái Leonard C. Yasseen, tác giả cuốn "The Jesus Connection to triumph over Anti-Semistism"- (154 pages, Crossroad NY 1985) đã viết: " Từ nhiều thế hệ , danh từ Messiah (Ki Tô) đã truyền đời trong dân Do Thái , theo tiếng Hebrew, có nghĩa là vị vua được Thiên Chúa xức dầu chúc phúc sẽ cứu dân Do Thái khỏi bị áp bức. Trong thời của Jesus, dân Do Thái mong chờ Chúa Cứu Thế sẽ đập tan quyền lực của đế quốc La mã và phế bỏ vị vua hiện hữu đang cai trị Do Thái để thay thế bằng hậu duệ của minh quân David" For generations, the word that had been passed down among Jews that through the intervention of the Messiah (Greek word: Christos) which in Hebrew means the annointed King, God would redeem Israel from oppression. The Messiah was expected in Jesus' day to destroy the power of Rome over Palestine to replace the existing king with a descendant of David - page 30). "Sau khi Jesus chết, niềm tin Ngài là Chúa Cứu Thế bị lung lay vì theo truyền thống Đạo Do Thái không có Chúa Cứu Thế Chết. (After his death that their belief in Jesus as their Messiah was shakenened, for Judaism had no tradition of a dying Messhiah - page 31)

Bốn thế kỷ sau cái chết của Ngài trên thập giá, hoàng đế La Mã Constantine đã dùng cây thập giá giết Ngài để làm huy hiệu cao quý cho cả đế quốc. Constanine tuyên bố: "Dưới dấu hiệu thập giá, ta sẽ chinh phục thế giới". (In Hoc Signo Vinces) Constantine xua quân đi chinh phục tới đâu truyền đạo Kitô tới đó. Chẳng bao lâu, toàn đế quốc La Mã trở thành các nước có đa số dân theo đạo Kitô. Ai theo đạo thì được các quân lính mang huy hiệu chữ thập bảo vệ, ai kháng cự tất nhiên sẽ phải chịu hình phạt. Dần dần các dân theo đạo cảm thấy cây thập giá như một thứ bùa hộ mạng và hoàn toàn quên mất thực chất của nó là một dụng cụ giết người cực kỳ hiểm ác. Họ bắt đầu nhìn cây thập giá như biểu hiện cho tình yêu đau khổ của Chúa Jesus (the symbol of Christ's suffering love) và cũng từ đó họ gọi cây thập giá là THÁNH GIÁ (The Holy Cross).

Tại các nhà thờ, những bài kinh ca ngợi Thánh Giá xuất hiện: "Chúng tôi kính mừng Cây Thánh Giá là cây đã chuộc tội chúng tôi, là cây lành thánh sang trọng, là đơn linh nghiệm, là tàu vượt biển, là chìa khóa mở cửa thiên đàng, là cành cây đầy búp bông hoa quả, là cây đã chở mình Chúa tôi. Chúng tôi trông cậy cây thánh giá đưa chúng tôi qua khỏi gian nan tới nước thiên đàng bên cạnh Chúa!".

Trong các nhà thờ hồi đó không có ảnh tượng của Chúa và các thánh. Thực sự vào thời đó chưa có nhà thờ (church) hay đại thánh đường (cathedral) mà chỉ là những phòng hội (synagogue) không có bàn thờ hay một ảnh tượng nào. Các tín đồ đến nhà hội nghe những tín đồ khác thuyết trình một đề tài nào đó về đạo, rồi họ cùng nhau cầu nguyện chung. Lúc đó chưa có ai biết hành nghề linh mục, làm lễ xong cho bổn đạo ăn chút bánh dính răng rồi thu tiền khán giả xem lễ như bây giờ.

Từ thế kỷ 5 sau Công Nguyên, các họa sĩ của nhà thờ bắt đầu vẽ hình cây thánh giá trơn tru, nhưng dưới chân thánh giá có hình một con chiên màu trắng. Con chiên đó tượng trưng cho Chúa Jesus vì trong thánh kinh Chúa Jesus được gọi là Con Chiên của Thiên Chúa (The Lamb of God).

Theo cổ tục đạo Do Thái, mỗi khi muốn tạ lỗi với Thiên Chúa, người ta giết một con chiên (cừu non) hay dê làm vật hy sinh thay cho mình để xin Thiên Chúa tha tội. Bản thân Chúa Jesus được tín đồ coi như là "một con chiên của Thiên Chúa" đã chịu chết trên thập giá làm "của lễ hy sinh cao quí vô cùng" để chuộc tội cho toàn thể loài người (The Redeemer of the whole mankind !).

Sang thế kỷ thứ 6, các họa sĩ nhà thờ tiến thêm một bước là vẽ hình Jesus mặc áo dài trắng (long tunic), hai tay dang ra trên thanh gỗ ngang, hai chân chụm lại và "đứng" lơ lửng trên thánh giá. Hai tay hai chân của Ngài để lộ những dấu đinh rướm máu. Cũng trong thế kỷ thứ 6, Chúa Jesus bắt đầu được tôn xưng là Vua và gọi ngài là "Chúa Jesus - Vua" (Le Christ-Roi).

Cây thập giá khổ hình ngày xưa bỗng nhiên biến thành cái ngai cao quí hơn bất cứ cái ngai vàng nào khác của các vua chúa thế gian. Chúa Jesus đã nghiễm nhiên trở thành "vua của các vua" (King of kings) trong toàn đế quốc La Mã. Họa sĩ nhà thờ vẽ ảnh Chúa đứng dựa vào thánh giá, nét mặt nghiêm nghị oai phong như không còn một chút đau đớn nào trên cơ thể. Nét mặt Ngài tỏa ánh hào quang của kẻ đã chiến thắng cái chết và đã sống lại hiển vinh để cai trị toàn thế giới cho đến muôn đời! Hình ảnh này của Chúa Jesus đã tồn tại qua nhiều thế kỷ trong các nhà thờ tại Âu Châu.

Sau khi giáo hội Công Giáo Hy Lạp tách rời khỏi Công Giáo La Mã vào thế kỷ 11 để trở thành Chính Thống Giáo, các họa sĩ Hy Lạp có sáng kiến vẽ hình Chúa bị đóng đinh vào thánh giá. Đầu của Chúa đội mão gai, máu chảy đầm đìa trên trán và trên khuôn mặt đau khổ. Những dòng máu chảy dài từ hai bàn tay xuống tới hai bên nách. Nhát giáo đâm cạnh sườn đã tạo thành một vết thương mở toang, máu từ tim ngài chảy xuống thành một dòng chảy lớn trên những xương sườn. Khắp thân thể Chúa còn in hằn lên rất nhiều vết roi bầm tím. Các họa sĩ nhà thờ đua nhau đem hết tài năng của mình để lột tả mọi sự đau đớn mà Chúa phải gánh chịu vì tội lỗi loài người trên thập giá.

Nhưng mọi tài năng và mọi sự tưởng tượng phong phú của các họa sĩ cuối cùng đã phải dừng lại ở... CÁI KHỐ ! (the loin-cloth) Không một họa sĩ nào dám đi xa hơn cái khố của Chúa Jesus trên thập giá. Trải qua nhiều thế kỷ, tới nay vẫn không có một ai dám đủ can đảm khắc họa đúng sự thật hình ảnh của Chúa trên thập giá. Sự thật là bọn lính La Mã đã lột hết quần áo của Ngài. Chúng đóng đinh treo Ngài lên thập giá với một thân xác trần truồng. Cái khố ta thấy trên tượng Chúa hiện nay là một sản phẩm hoàn toàn ngụy tạo. Cái khố đó tuy nhỏ xíu nhưng lại là một tấm màn vĩ đại che đậy toàn bộ bí mật của đạo Kitô.

Gần hai ngàn năm qua, giáo hội Kitô không dám vén cái khố của Chúa lên vì sợ để lộ cái vết cắt da qui đầu của Chúa. Bởi Chúa là công dân Do Thái trăm phần trăm, là tín đồ của Moises trăm phần trăm, là đệ tử của John Baptist trăm phần trăm và là nạn nhân của đế quốc La Mã trăm phần trăm! Ngài là một con người bình thường như mọi người chúng ta. Ngài chỉ khác chúng ta ở chỗ Ngài được bọn đế quốc thần thánh hóa bằng huyền thoại Ki Tô (Jesus was Chisted) để chúng núp đằng sau trục lợi. Bản thân Ngài chẳng được lợi lộc gì trong việc ngài được chúng tôn lên làm Thiên Chúa, chỉ có bọn đế quốc được hưởng lợi mà thôi. Đạo của Chúa được bọn đế quốc truyền đi bằng gươm giáo của những đoàn quân lê-dương, bằng dàn hỏa, bằng tàu bè súng đạn của chủ nghĩa thực dân cũ mới và với đủ thứ mưu chước bịp bợm tinh vi.

Người ta vẫn tiếp tục đóng khố cho Chúa để che dấu mọi sự thật về Ngài, bởi lẽ nếu mọi người biết rõ sự thật về Chúa thì đạo Kitô sẽ không còn nữa!

(Phỏng theo THE GREAT COVER-UP của cựu linh mục Dòng Tên Peter de Rosa. Tác giả viết bài này để thay lời nói đầu cho tác phẩm VICARS OF CHRIST).

 


Các chương khác trong sách:

- Abraham: Ông Tổ của các Đạo Chúa
- Bí Mật Ở Núi Sọ
- Con Bạch Tuột của Đức Chúa Trời
- Các Khố của Giê Su Trên Thập Giá
- Các Tu Sĩ Dòng Tên (Charlie Nguyễn)
- Các Yếu Tố Hình Thành Kitô Giáo
- Các Đạo Thờ Thiên Chúa và đạo Thờ Bò
- Cái Nôi của Các Đạo Chúa
- Công Giáo: Huyền Thoại và Tội Ác
- Giê-Su đã sống đời như thế nào ?
- Huyền Thoại Phục Sinh
- Nguồn Gốc Huyền Thoại Kitô
- Thiên Chúa Allah của Đạo Hồi
- Thiên Chúa Ba Ngôi của Đạo Kitô
- Thiên Chúa Elohim của Đạo Do Thái
- Thiên Chúa Jehovah
- Thư Gửi Bạn Nguyễn Thanh Giản (Charlie Nguyễn)
- Truy Tầm Jesus Thật
- Tấm Vải Liệm

Trang Charlie Nguyễn