●   Bản rời    

Về Một Chuyện Thời Sự: Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào

Về Một Chuyện Thời Sự :

Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts059.php

01-Aug-2012

Chế độ cộng sản được cái lợi gì qua bài viết của Sơn Hào, và những sự thực lịch sử Sơn Hào viết ra là xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa??  Không hiểu các nhân viên trong Tòa soạn báo Người Việt có cảm thấy mình bị xúc phạm vì bị ông chủ nhiệm phản bội, tước đi quyền “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà mình đang áp dụng trên một đất nước tự do, dân chủ như nước Mỹ. (TCN)

Tôi vốn không mấy khi để ý đến những chuyện trong “cộng đồng” của một số người “tỵ nạn CS từ mấy thập niên về trước”, và nay vẫn còn là “tỵ nạn CS” và muốn mọi người Việt ở hải ngoại đều phải thuộc diện “tỵ nạn CS”.  Mỗi ngày, trong địa chỉ điện thư cũ mà đã từ lâu tôi không còn dùng nữa, lọt vào cả trăm “rác thư”.  Tôi đã cho những “rác thư” này tự động chui vào “Spam”.  Nhưng lâu lâu tôi phải vào “spam” để làm sạch máy, sau khi liếc qua các chủ đề xem có gì lạ, hầu hết là không bao giờ đọc, rồi cho những gì chất chứa trong đó vĩnh viễn đi vào nơi không còn ở trong máy của tôi. 

I. Báo Người Việt

II. Nguyễn Gia Kiểng

III. Sơn Hào

IV. Kết Luận

Phụ Lục: bài nói chuyện của
thẩm phán Phan Quang Tuệ

Ngày 29 tháng 7, 2012, tôi đảo vào “spam” với mục đích “delete” những “rác thư” trong đó.  Đọc qua mấy chủ đề, tôi thấy trong đó nổ ra vụ tố khổ báo Người Việt vì một bài của Sơn Hào trả lời Nguyễn Gia Kiểng.  Tôi không đọc báo Người Việt hay bất cứ báo tiếng Việt nào khác vì lẽ rất dễ hiểu là chỗ tôi ở không có người Việt và không có báo tiếng Việt, và dù có đi chăng nữa, không hiểu tôi có thì giờ để đọc hay không.  Hàng ngày, bận rộn đọc sách, đọc báo Mỹ địa phương, tờ Chicago Tribune, đọc tin tức thế giới trên Internet, France 24, RT v..v… và viết bài “chống Công Giáo” hay “bênh Cộng”, theo sự chụp mũ vu vơ ngu xuẩn của một số người thiếu đầu óc, tôi nghĩ tôi không còn nhiều thì giờ để đọc những lá cải đã tàn úa.  Ở tuổi ngoài 80, cố giữ cho đầu óc khỏi bi ô nhiễm, tôi cho là điều cần thiết.

Tò mò muốn biết nội vụ, tôi liền bỏ thì giờ tìm hiểu vụ việc trên Internet. Hóa ra là vì một bài báo của Sơn Hào viết để phản biện một bài của tác giả “Tổ Quốc Ăn Năn” Nguyễn Gia Kiểng viết về ngày 30/4/75 mà báo Người Việt bị “cộng đồng người Việt nay vẫn còn là tỵ nạn CS” ồ ạt, hè nhau tố khổ, chống đối.

http://www.danchimviet.info/archives/62241

Ảnh http://www.danchimviet.info/archives/62241

I. NGƯỜI VIỆT

Báo Người Việt, từ vụ cái “chậu rửa chân”, bị biểu tình chống đối suốt 30 tháng trời, đến vụ 1, 2 bức ảnh ông Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với một số quan chức nhà nước Việt Nam, chẳng biết bàn luận về những gì, không biết có phải bàn chuyện đi đêm với CS như cả trăm bức ảnh khác cho thấy các nguyên thủ quốc gia, bộ trưởng, ngoại trưởng v… v… trên thế giới ngồi họp với các quan chức nhà nước Việt Nam, hay tiếp đón họ ở Tòa Nhà Trắng, đến bài thơ mừng xuân của Nhân Quang, và nay đến vụ Sơn Hào, đến nay vẫn chưa thức tỉnh.  Người Việt  không ý thức được rằng, sống trong “cộng đồng” mà không theo luật hay sự chỉ đạo của “cộng đồng”: phải vinh danh cờ vàng chứ không được đụng đến cờ vàng, phải đứng ngoài biểu tình phản đối chứ không được họp với quan chức trong nước, không được làm thơ mừng xuân, không được trả lời Nguyễn Gia Kiểng mà chưa có sự kiểm duyệt của “cộng đồng”.

 Báo Người Việt ngây thơ, cứ tưởng rằng mình sống trên đất Mỹ thì chỉ cần theo luật của Mỹ về “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà thôi. Nhưng “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” của Mỹ thì để cho Mỹ theo, chứ đối với “cộng đồng” thì không làm gì có chuyện “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí”.  “Tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” của cộng đồng là “tự do” trong “văn hóa chửi”, vì “chống Cộng” là bổn phận tối thượng của “người tỵ nạn CS”, mọi chuyện tự do khác, hay của người khác, hãy dẹp sang một bên, tính sau. Bởi vậy nên những cơ sở có thương vụ với đồng bào, muốn sống trong “cộng đồng” thì phải “nhập “cộng đồng” tùy tục”, cũng như “nhập giang thì phải tùy khúc”.  Nhưng như là một phép lạ, lạ hơn phép lạ hình đức Mẹ hiện trên bức vách ở dưới gầm cầu ở Chicago, trên cái bồn chứa một vựa thóc, hay hình Chúa hiện trên một cái bánh thánh của một ông linh mục Mít…, qua bao cuộc biểu tình, tẩy chay chống đối, kéo dài nhiều năm, mà tại sao Người Việt vẫn sống.  Sống vì có người mua báo, không có người mua báo và đăng quảng cáo thì Người Việt đã phải dẹp tiệm từ lâu rồi.  Điều này chứng tỏ cái gì.  Nó chứng tỏ là “đồng bào” Việt Nam, tỵ nạn CS hay đa số không tỵ nạn, chẳng coi sự tố khổ, chống đối Người Việt của “cộng đồng” ra cái Ki-lô nào. Điều này cũng chứng tỏ là dân tỵ nạn nói chung văn minh hơn, tôn trọng luật Mỹ hơn là luật của “cộng đồng”.  Nếu người ta thấy những luận điệu tố khổ Người Việt là đúng thì làm gì còn có ai mua báo Người Việt hay đăng quảng cáo trên báo Người Việt nữa. 

Lịch sử huy hoàng của “cộng đồng” là “Cộng đồng” không cho Mỹ bỏ cấm vận, Mỹ cứ bỏ cấm vận.  “Cộng đồng” không muốn ai về thăm quê hương, bảo Việt Nam là một cái nhà tù vĩ đại, hàng năm vẫn có mấy trăm ngàn Việt kiều tỵ nạn CS về thăm cái nhà tù đó mang về cho các tù nhân trong đó trên dưới tỷ đô. “Cộng đồng khuyến cáo không nên mua hàng của Việt Nam, nhất là thức ăn vì trong đó chứa toàn chất độc giết người, nhưng hàng Việt Nam càng ngày càng có nhiều trên thị trường Mỹ, từ quần áo đến thực phẩm, và không phải chỉ có người Việt như tôi thường mua mà cả người Mỹ cũng mua. “Cộng đồng” (Lê Duy San) hàng ngày hô “đả đảo Hồ Chí Minh”, đả đảo một nhân vật đã không còn hiện hữu trên trần thế 43 năm rồi, thật là ngu xuẩn hết chỗ nói, . “Cộng đồng” lên án những người đi nghe Bạch Tuyết ca nhạc cải lương, nghe nhạc Trịnh Công Sơn, không đi xem expo v…v… người tỵ nạn CS vẫn ào ào đi nghe, đi coi, coi thường “cộng đồng” chẳng ra cái thớ gì. Tại sao vậy?  Vì những hoạt động của “cộng đồng” phần lớn là phi dân chủ, phi tự do, phi hiểu biết.  Hành hung, ngăn cản, đe dọa, giả gái xịt hơi cay, quấy nhiễu làm phiền người khác bằng mọi cách v…v….. Đó  có phải là phương cách tranh đấu của những người tự nhận là VNCH, hay chỉ là của những kẻ mọi rợ sống trên một đất nước văn minh tiến bộ, tự do, dân chủ nhất thế giới.  Có lẽ đã đến lúc “cộng đồng” cũng nên thay tên, đổi họ, mở mắt ra, thức tỉnh đi là vừa, đừng tiếp tục làm xấu hổ lây đến “tập thể người Việt ở hải ngoại” ..

Trở lại vụ Sơn Hào, tôi thấy những luận điệu chống đối báo Người Việt khá khôi hài.  “Cộng đồng” chống đối để mà chống đối, chứ thực ra chẳng có căn bản nào để chống đối.  Trong phần sau tôi sẽ chứng minh qua sự phân tích về vụ việc Sơn Hào.  Nhưng trước hết, tôi muốn nói rõ là tôi chẳng biết Sơn Hào là ai, đây là lần đầu tiên đọc tên ông ta trên Internet, và tôi cũng chẳng quan tâm đến việc sống hay chết của báo Người Việt.  Đây chỉ là một bài phân tích, bình luận với lô-gíc dựa trên những thông tin trên Internet. Trên nguyên tắc, tôi chẳng muốn dính vào những chuyện chống đối này nọ của “cộng đồng”, nhưng thấy một vụ việc chẳng ra gì, có ảnh hưởng không tốt đến người Việt hải ngoại nói chung nên nổi hứng viết mà chơi.

II. NGUYỄN GIA KIỂNG

Trước hết, bài “Vết thương ngày 30 tháng 4” của Nguyễn Gia Kiểng đã đăng từ năm 1999, trên Thông Luận số 126, tháng 5, 1999.  13 năm sau, báoNgười Việt mang ra đăng lại vào ngày 16 tháng 4, 2012. Lẽ dĩ nhiên báo Người Việt có quyền đăng lại bất cứ bài nào mà họ muốn.  Nhưng tôi có một thắc mắc, nội dung bài trên có giá trị tuyệt luân nào mà 13 năm sau phải đăng lại. Phải chăng sau 37 năm vết thương vẫn chưa lành. Toàn bài chỉ là những ý kiến cá nhân, nay đã lỗi thời, kèm theo những nhận định hoang tưởng, sai lầm về lịch sử và tôn giáo. Đề chứng minh, tiện đây tôi muốn phê bình vài đoạn trong bài trên của Nguyễn Gia Kiểng để đọc giả thấy giá trị bài viết đó như thế nào. 

NGK: Từ đầu thế kỷ 16 chúng ta đã tiếp xúc với phương Tây, sự tiếp xúc đó là một khúc quanh đặc biệt quan trọng. Người phương Tây đem đến cùng với hàng hóa và kỹ thuật cả một văn hóa mới. Ðặc biệt các giáo sĩ đem đến một nhân sinh quan và một vũ trụ quan mới. Cuộc va chạm này đã tác động rất mạnh lên xã hội Việt Nam.

[Nguyễn Gia Kiểng viết nhảm nhí.  Đầu thế kỷ 16, những kẻ xâm nhập Việt Nam đầu tiên là những thừa sai Công giáo.  Áo đen đi trước súng ống đi sau.  Kỹ thuật mới về sau là kỹ thuật đóng tàu, chế tạo súng ống, và cái đồng hồ quả quít.  Văn hóa mới là văn hóa như thế nào.  Đó là văn hóa ngu xuẩn, mê tín, tàn bạo của Công Giáo tràn ngập ở Âu Châu. Hãy đọc lịch sử bành trướng của Công Giáo. Về những tên thừa sai thực dân xâm nhập Việt  Nam, hãy đọc Alexandre de Rhodes, Puginier, Huc, Pallu, Pellerin v…v….Nhân sinh quan của các thừa sai này là chấp nhận làm nô lệ cho một Gót mà không ai biết là cái quái gì, chỉ biết là rất tàn bạo và bất công như được viết trong Cựu Ước.  Thực ra cũng chẳng phải là nô lệ cho Gót mà thực chất là nô lệ cho Giáo hoàng và các “bề trên” để hi vọng có thể được ăn một cái bánh vẽ trên trời, vì ngu dốt nên bị mê hoặc bởi những lời bịp bợm lừa dối của những giáo sĩ xảo quyệt.  Vũ trụ quan mới là một vũ trụ trong đó trái đất đứng yên và mặt trời quay quanh trái đất.  Vũ trụ quan này đã đưa đến sự thiêu sống Bruno, bạo hành Galilei. Vũ trụ quan này cũng dùng để chống Darwin trong thế kỷ 19.  Hãy đọc cuốn Sự Xung Đột Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới (The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order) của Samuel P. Huntington.  Huntington là một lý thuyết gia chính trị thế giới nổi tiếng của Mỹ, thường viết trong tập san Foreign Affairs.  Uy tín của Huntington không ai có thể phủ nhận.  Ông ta là giáo sư đại học Harvard, giữ chức vụ Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược John M. Olin và Chủ Tịch Học Viện Harvard Nghiên Cứu Các Địa Phương Trên Thế Giới.  Ông cũng từng là Giám Đốc Kế Hoạch An Ninh cho Hội Đồng An Ninh Quốc Gia dưới thời Tổng Thống Carter, và Chủ Tịch Hội Chính Trị Khoa Học Hoa Kỳ. 

Vào đầu thế kỷ 20, vị thế của Tây phương bao trùm thế giới, tạo nên một tâm cảnh chung trong thế giới Tây phương là “văn minh thế giới là văn minh Tây phương, luật quốc tế là luật Tây phương”.  Sự bành trướng của Tây phương trên thế giới từ thế kỷ 16 là dựa trên sự phát triển kỹ thuật: kỹ thuật hàng hải để đi tới các nơi xa xôi, và kỹ thuật vũ khí để chiến thắng quân sự v..v..  Nhưng Giáo sư Huntington nhận định:Tây phương thắng trên thế giới không phải là vì sự ưu việt của những ý tưởng, hoặc giá trị, hoặc tôn giáo Tây phương mà là ưu thế trong sự áp dụng bạo lực một cách có tổ chức.” (Huntington, p. 51: The West won the world not by the superiority of its ideas or values or religion but rather by its superiority in applying organized violence).  Người Tây phương thường quên đi sự kiện này; người các nước khác, nhất là các nước đã một thời bị Tây phương đô hộ,  trong đó có Việt Nam, không bao giờ quên.

NGK:  Nhà Nguyễn làm chủ đất nước, không ý thức được sự thay đổi văn hóa xã hội đã và đang diễn ra trước mắt họ, đã thi hành chính sách mù quáng bài phương Tây và cấm đạo, làm chia rẽ trầm trọng hơn nữa một dân tộc vốn đã hoang mang và phân hóa cùng độ. Hậu quả là chúng ta đã mất nước.

[Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Công giáo. Đến ngày nay mà vẫn còn dùng những luận điệu của Công giáo và thực dân:

  • Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng  Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.
  • Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.
  •  Tại sao nhà Nguyễn cấm đạo.  Vì bản chất Công giáo là một tà đạo, không hợp với văn hóa truyền thống Việt Nam, và vì bản chất các tín đồ Công giáo Việt Nam là một tập đoàn đã bị các thừa sai Công giáo mê hoặc để trở thành phi dân tộc và phản bội dân tộc, do đó đã đi làm tay sai cho thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp. Sau đây là vài nét về Công giáo để chứng minh tính chất tà đạo của Công giáo:

    Trong 17 thế kỷ, từ thời vua Constantine ở thế kỷ 4, Công giáo đã phát triển và bành trướng trên khắp thế giới.  Quyền lực của Công giáo lên đến tột đỉnh suốt trong 10 thế kỷ, từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15.  Trong 10 thế kỷ này, tột đỉnh quyền lực với quyền sinh sát trong tay,  chỉ đạo mọi hoạt động xã hội: giáo dục, y tế, khoa học v…v…,  Công giáo đã đưa Âu Châu xuống vực thẳm của trí thức và khoa học.  Thời đại này được biết dưới tên Thời Trung Cổ (The Middle Ages), hay Thời Đại Đen Tối (The Dark Ages).  Các học giả xưa và nay đều cho đó là một thời đại của sự man rợ và đen tối trí thức (The ages of barbarism and intellectual darkness).  Bởi vì trong thời đại đó, Công giáo đã hủy diệt những nền văn minh cổ xưa và giáng lên đầu nhân loại 8 cuộc Thập Tự Chinh, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo, những cuộc săn lùng phù thủy, tra tấn họ trong những ngục tù tăm tối với những hình cụ khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, rồi mang họ đi thiêu sống trước cây thập giá để cứu vớt linh hồn họ.  Số nạn nhân của Công giáo lên đến nhiều triệu người, nếu không muốn nói là cả trăm triệu.  Đây là những sự kiện lịch sử mà người Công giáo không có cách giải thích nào có thể biện minh cho những vết nhơ như vậy, mà lại là những vết nhơ của một giáo hội tự nhận là “thiên khải, duy nhất, thánh thiện, tông truyền”.  Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGHS/NCGHS0.php  Tại sao Công giáo phải xưng thú trước thế giới 7 núi tội ác của Công giáo đối với nhân loại.  Tại sao trong Công giáo có những giáo hoàng do gái điếm dựng lên.  Tại sao trong lịch sử Công giáo lại có những “đức thánh cha” phạm đủ mọi thứ tội nhơ bẩn thế gian như giết người, loạn dâm, loạn luân, đồng giống luyến ái v…v… Xin đọc http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN20.php Tại sao trong Công giáo lại có những linh mục đi hiếp dâm chị em nữ tu của mình trên 27 quốc gia, http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=315, và tới nay đã có trên 5000 linh mục can tội ấu dâm.  Và còn nhiều nữa…

    Với một lịch sử và với bản chất như vậy, ai bảo Công giáo không phải là một tà đạo, xin lên tiếng.  Các trí thức Công Giáo Việt Nam đâu, hãy lên tiếng phản biện.  Đây là một thách đố và là cơ hội bằng vàng để quý vị lên tiếng bảo vệ cho cái đạo cao quý của quý vị, với lý luận trí thức có tính cách thuyết phục trong lãnh vực học thuật chứ không phải với “đức tin” và “văn hóa chửi”.

    Nguyễn Gia Kiểng và các con chiên cũng nên đọc về Công giáo đã vào Việt Nam như thế nào, http://giaodiemonline.com/2008/02/nhinlai.htm, mang lại gì cho Việt Nam. Tài liệu có đầy đủ trên và  http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN34.php.  Hãy đọc để biết và sám hối về Công giáo đã làm tay sai cho thực dân Pháp, đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp như thế nào, và bớt đi những luận điệu huênh hoang về cái đạo thổ tả đầy mê tín, phi dân tộc và phản bội dân tộc của mình.  Tài liệu lịch sử ghi rõ rằng, nếu không có những hành động nội ứng, tiếp tay với một mức độ đáng kể của tín đồ Công giáo Việt Nam thì Pháp không thể lập nổi nền đô hộ ở Việt Nam trong gần 100 năm như lời thú nhận của Puginier. 

    NGK: Kỷ niệm ngày 30 tháng 4, 1975 cũng là dịp để giải tỏa một tâm sự nặng nề cho người thuộc miền Nam và phe quốc gia cũ. Họ đã thất bại chủ yếu vì đã sáng suốt hơn đối thủ. Họ đã nhận ra sự vô lý của cuộc chiến và đã dừng tay, chẳng thà chấp nhận thất bại còn hơn tiếp tục tàn sát lẫn nhau giữa anh em ruột thịt. Ðó là một thái độ yêu nước.

    Có thật vậy không?  Nói như vậy mà không biết ngượng.  Mỹ bỏ rồi, và miền Nam sụp đổ chỉ trong vòng 55 ngày.  Nguyễn Gia Kiểng nói vuốt đuôi làm như thể phe quốc gia sáng suốt và hiền lành lắm.  Đó là một cuộc tháo chạy, mất tinh thần, tan rã, vì không còn hậu thuẫn của Mỹ.  Sao không nhận ra sự vô lý của cuộc chiến từ năm 1965, khi Mỹ đổ quân vào, áp dụng chính sách diệt chủng đối với người dân Việt Nam.  Chẳng cần bàn thêm về những ý kiến láo lếu và  ngu xuẩn của Nguyễn Gia Kiểng.

    III. SƠN HÀO

    Sau khi Người Việt đăng lại bài của Nguyễn Gia Kiểng thì gần 3 tháng sau, Chủ Nhật mùng 8 tháng 7, [“Chủ Nhật” chứ không phải là “Chúa Nhật” như một số người ngu đạo, mê tín vẫn gọi, vì đó chỉ là ngày đầu tuần rồi đến ngày thứ hai, thứ ba v…v…, hay ngày mặt trời "Sunday”,  và trước khi Chúa ra đời thì trong hàng tỷ năm, trái đất vẫn quay xung quanh mặt trời, ngày nào cũng giống ngày nào, tuy ban ngày có dài có ngắn theo mùa, nhưng chung quy vẫn là 24 giờ một ngày], nhật báo Người Việt đăng nguyên văn bài phản biện của tác giả Sơn Hào với đầu đề “Lời lẽ bóp méo sự thật của Nguyễn Gia Kiểng”.  Thật ra thì bài của Nguyễn Gia Kiểng đâu có đáng gì để mất công phản biện, vì ai cũng biết Nguyễn Gia Kiểng là người như thế nào qua cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”.  Trong bài của Sơn Hào có đoạn như sau, và đây chính là đoạn đã làm nổi lên sóng gió trong “cộng đồng”:

    Kỷ niệm ngày chiến thắng 30-4 liền kề với ngày quốc tế lao động ngày 1-5 làm cho niềm vui của chúng ta được nhân lên gấp bội. Cả dân tộc vui mừng, tự hào, tất cả những người lao động vui mừng, tự hào. Nhưng lạ thay, ông Nguyễn gia Kiểng đã viết bài “Vết thương ngày 30 tháng 4” đưa lên mạng Internet, theo đó đã sặc mùi chia rẽ Nam Bắc, làm như thể miền Nam, Sài gòn là một miền đất khác Việt Nam, một dân tộc khác Việt Nam, làm như thể từ ngày 30 tháng 4, 1975 thì miền Nam Sài Gòn mất tất cả, bị xâm lăng tất cả! Không hiểu ông có thâm thù gì với cách mạng, thâm thù gì với dân tộc mà lại than thở như vậy. Ông quên mất điều đơn giản, tối thiểu là chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Sài Gòn, còn dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới…

    Đọc đoạn trên, chúng ta có thể biết ngay Sơn Hào là người đứng trên lập trường cách mạng và dân tộc, có thể đang ở trong nước, để phản biện ông Nguyễn Gia Kiểng.  Dựa vào đoạn trên, “cộng đồng” đã chống báo Người Việt như thế nào?

    Theo Nguyễn Quốc Đống, K.13 TVBQGVN, Ngày 19 tháng 7, 2012, thì báo Người Việt đã bị một cơn sóng thần chống đối như sau:

    Rất nhiều người phẫn nộ khi đọc bài viết này.  Độc giả gửi thư đến Người Việt cho ý kiến về bài viết láo xược nói trên (9-7-2012). Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Miền Nam California, CSQG Phan Tấn Ngưu , gửi thư phản kháng đến Ban Điều Hành NV (được đăng trong Thư Độc Giả ngày 9-7-2012), ông Ngô Kỷ, 1 trong những người kiên trì biểu tình chống báo NV nhục mạ cờ quốc gia VNCH từ năm 2008 gửi lên diễn đàn internet bài “Khẩn Báo: Báo Người Việt tuyên truyền cho CSVN” (10-7-2012), cựu Thiếu Tá Quân Cảnh Phan Kỳ Nhơn, chủ tịch Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36 và 1 số đại diện các hội đoàn chống cộng Nam California tuyên bố sẽ tổ chức họp bất thường để tìm biện pháp đối phó với tập đoàn báo NV, bà Hoàng Dược Thảo, chủ nhiệm kiêm chủ bút của hệ thống báo Saigon Nhỏ viết bài tố cáo “ báo Người Việt  là một công cụ của đảng cộng sản Việt Nam”, khẳng định “không thể đứng cùng chiến tuyến với tờ báo này được”.  Trên đây là một số phản ứng đầu tiên ghi nhận được trong cộng đồng.  Diễn đàn internet cũng tràn ngập thư phản đối của đồng hương mọi giới  ngay trong tuần lễ đầu tiên.  Sang tuần lễ thứ hai, chúng ta đọc được thư phản đối của nhiều đoàn thể chống cộng khác như: Thư của Cộng Đồng  Việt Nam Nam California (chủ tịch lâm thời là ông Lê Khắc Lý), Tuyên Bố của Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam (ông Nguyễn Trung Châu), Bản Lên Tiếng của Liên Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Nam California và Los Angeles …

    Ngoài ra còn có tin 80 cựu Bác sĩ, Nha sĩ và Dược sĩ trong quân lực VNCH đồng lòng ký tên phản đối, tẩy chay báo Người Việt.

    Trước phản ứng phẫn nộ, quyết liệt chống đối của các “cộng đồng”, hội đoàn, tổ chức, cá nhân v…v…, theo lời Hà Giang, “chủ nhiệm Phan Huy Đạt xác nhận sự xuất hiện của lá thư này trên báo NV là một tai nạn, một lỗi lầm nghiêm trọng, gây nhiều phẫn nộ trong cộng đồng.  Ông Đạt chân thành xin lỗi toàn thể độc giả, các đoàn thể, tổ chức cựu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa.  Chủ bút Phạm Phú Thiện Giao cho biết phụ tá chủ bút Vũ Quí Hạo Nhiên, người chọn đăng bài viết của Sơn Hào, đã phạm lỗi lầm lớn là cho đăng bức thư này mà thiếu lời giải thích, nên tạo sự ngỡ ngàng cho độc giả.  Phụ tá chủ nhiệm Đinh Quang Anh Thái thì khẳng định NV chưa bao giờ, không bao giờ, và mãi mãi sẽ không bao giờ chịu áp lực hay nhận yểm trợ của bất cứ thế lực nào. Về biện pháp kỷ luật, ông Đạt nói Hội Đồng Quản Trị Công Ty Người Việt đã nghiêm khắc khiển trách và chế tài những người liên đới trách nhiệm, gồm Chủ Nhiệm và Chủ Bút.” 

    Đọc kỹ về vụ việc trên, tôi thấy hành động của phe chống đối cũng như phe bị chống đối (Người Việt), chẳng ra cái trò trống gì.  Tại sao?  Phe chống đối, “cộng đồng”, dựa trên cảm tính chống Cộng chứ không hề có căn bản có tính cách thuyết phục nào để chống đối.  Còn phe bị chống đối, Người Việt, có lẽ để duy trì thương vụ của mình, nên đã tự truất quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình, lên tiếng xin lỗi, chấp nhận, tự buộc vào mình những lời cáo buộc vô căn cứ của phe chống đối.  Báo Người Việt  có lẽ cũng đã thức tỉnh: sống trong “cộng đồng” thì phải theo luật của “cộng đồng”, nếu không thì…  Nhưng trên thực tế thì hơi khó hiểu, tại sao Người Việt lại hèn như vậy.  Có lẽ Người Việt nên chịu khó đọc bài “Một nền báo chí hèn nhát, dung túng một cộng đồng cực đoan hèn nhát” của James Du trên kbchn để kịp thời lấy lại uy tín của mình: http://kbchn.net/news/Viet-weekly/Mot-nen-bao-chi-hen-nhat-dung-tung-mot-cong-dong-cuc-doan-hen-nhat-6402/

    Phân tích vụ việc Sơn Hào

    Sau đây là phần phân tích vụ việc Sơn Hào của tôi để chứng minh những lời tôi vừa viết.

    Trước hết, chúng ta hãy đọc những luận cứ chống đối bài của Sơn Hào trên báo Người Việt của “cộng đồng”  v…v… và sau đây là vài luận cứ chống đối điển hình:

  • Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS:  Tác giả (Sơn Hào) đã phát biểu, bêu xấu, nhục mạ dưới hình thức phỉ báng mạ lỵ, vu khống, thất thiệt rằng những người “mất miền Nam, mất Sài Gòn [là] bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ”… Chính tác giả của bài đăng tải này không chứng minh được sự thật là toàn thể những người “mất miền nam, mất Sài Gòn” là “bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ”… Báo Người Việt đã đăng tải, phổ biến tin thất thiệt là toàn thể người “mất miền nam, mất Sài Gòn” [gồm cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản và đa số người dân miền Nam bị kẹt lại trong nước, lâm cảnh khốn khổ, tù đày] là “bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ”.
  • Đoàn Quân Dân Cán Chính VNCH:
  • Gần đây ngày 08/7/2012, báo Người Việt đã cố tình đăng bức thư độc giả Sơn Hào (?) nhằm mục đích nhục mạ Quân Dân Cán Chính VNCH, ca tụng VC, hầu khỏa lấp chuyện VC đã đưa đất nước, dân tộc Việt Nam đến chỗ băng hoại, suy thoái về mọi mặt, "hèn với giặc Tầu, ác với dân Việt" và làm mất dần chủ quyền Việt Nam vào tay bọn bá quyền Trung Cộng.

  • Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ [sic]:
  • Mới đây nhất, Nhật báo Người Việt đã đăng một lá thư “độc giả” mà nội dung xuyên tạc lịch sử, mạ lị chính nghĩa VNCH, bôi nhọ quân dân VNCH từng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

  • LS Nguyễn Xuân Nghĩa, Ðại diện đồng hương [sic] tại Nam California:
  • Trong mục Diễn Ðàn của Nhật Báo Người Việt số ra ngày 8 tháng 07, 2012, quý báo có cho đăng “Thư độc giả” Sơn Hào nơi trang A13 nhằm trả lời bài của tác giả Nguyễn Gia Kiểng đã được đăng vào ngày 16 tháng 4, 2012.

    Trong thư này, ông Sơn Hào đã bênh vực và ca ngợi tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris 1973 khi xua quân xâm chiếm miền Nam vào ngày 30 tháng 04, 1975.

  • Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Nam Californiaông Sơn Hào đã có những lời lẽ thóa mạ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, tuyên truyền trắng trợn cho Cộng Sản Việt Nam, xúc phạm nặng nề đến danh dự của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.
  • Đặc biệt là thông tin sau đây:

    Tác giả: Phan Quang Tuệ

    Tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng

    (http://www.danchimviet.info/archives/62092)

    LTS: Thẩm phán Toà án di trú San Francisco trong bài nói chuyện tại St.Paul, Minnesota, ngày 22 tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota đã nói rằng, “Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận.

    Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn sử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ.

    Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia sẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng.

    Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tiêu diệt!

    Trong bài, Thẩm phán Phan Quang Tuệ đưa ra vài trường hợp tự do ngôn luận bị chống đối và về trường hợp Sơn Hào, tác giả viết:

    Trường hợp thứ tư là trường hợp mới nhất xẩy ra tại quận Cam vào đầu tháng 7 này. Báo Người Việt phát hành tại Westminster, đăng một lá thư của một độc giả đã viết “..ngày 30 tháng 4 là ngày vui mừng của dân tộc và Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”! Lập tức có phản ứng ngay từ các cá nhân, hội đoàn, và ngay cả các báo khác. 

    Sơn Hào không hề viết Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ.  Nhưng toàn bài của Thẩm Phán Tuệ có thể nói là một bài học giáo khoa về “Tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí” cho những con bò mộng Tây Ban Nha, không hiểu thế nào là “tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí” trên đất Mỹ. Nhưng những đầu bò có học nổi hay không lại là chuyện khác.Chúng ta có thể đọc toàn bài nói chuyện của Thẩm Phán Phan Quang Tuệ trong phần Phụ Lục ở cuối bài.

    Bây giờ chúng ta hãy phân tích xem Sơn Hào viết những gì và những luận cứ chống đối có khớp hay không.  80 cựu bác sĩ, dược sĩ của VNCH, cùng vô số trí thức như Ngô Kỷ, Lê Duy San, chủ tịch nọ kia, mà đọc một câu của Sơn Hào cũng không hiểu ông ta viết cái gì.  Thật là đáng xấu hổ.

    Trước hết, Sơn Hào viết:
    Ông
    (Nguyễn Gia Kiểng) quên mất điều đơn giản, tối thiểu là chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ là thất thủ, là mất miền Nam, mất Sài Gòn, còn dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới

    Có chỗ nào Sơn Hào viết là Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ, hay, xuyên tạc lịch sử, mạ lị chính nghĩa VNCH, bôi nhọ quân dân VNCH; hay, nhục mạ Quân Dân Cán Chính VNCH; hay, toàn thể những người “mất miền nam, mất Sài Gòn” là “bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ, hay thóa mạ Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa, tuyên truyền trắng trợn cho Cộng Sản Việt Nam, xúc phạm nặng nề đến danh dự của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản.

    Đó là những điều quý vị tự diễn giải ra, đặt vào miệng Sơn Hào rồi dựa vào đó để mà chống đối, nghĩa là dựng lên những người rơm để rồi tự tay mình quật chúng xuống..  Quý vị tự vơ vào mình cái nhãn hiệu “bè lũ Việt Gian” chứ không phải Sơn Hào có thể viết một cách vô trí như vậy.  Có phải là vì quý vị có mặc cảm hay không mà tố khổ Người Việt một cách mù quáng, vô lối?  Điều chắc là Sơn Hào là người trong nước, hay có thể là người của  đảng, tôi không biết, nhưng ông ta đâu có ngu mà viết như quý vị nghĩ?  Tại sao?  Vì miền Nam không chỉ có VNCH, không chỉ có quân dân cán chính VNCH, không chỉ có chính nghĩa VNCH (sic), mà còn có Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, còn có phong trào phản chiến của các sinh viên học sinh và Phật giáo tranh đấu, còn có lực lượng thứ ba, còn có không ít người dân che chở cho “Việt Cộng” v…v… Và không phải mọi người tỵ nạn CS đều cho rằng kết cục của cuộc chiến là “mất miền Nam, mất Saigon”.  Miền Nam của ai, Saigon của ai mà mất.  Hãy đọc kỹ Sơn Hào: “… còn dân tộc Việt Nam, cả Nam lẫn Bắc là người thắng trận, thu giang sơn về một mối, chấm dứt ách thống trị của thực dân mới.” thì rõ ràng là Sơn Hào đã phân biệt người dân miền Nam với bè lũ tay sai, những người cho rằng miền Nam hay Saigon là quốc gia riêng của họ, hay của VNCH, dù rằng người dân miền Nam sống dưới chính thể VNCH.  Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng khi Sơn Hào nói rằng đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ, thì bè lũ Việt Gian tay sai của Mỹ ở đây chỉ có nghĩa là chính quyền tay sai của Mỹ. Từ “bè lũ” ở đây mơ hồ và không thích hợp với văn phong trí thức, nhưng so với “văn hóa chửi” ở hải ngoại có lẽ cũng chẳng đáng gì. Trong cuộc chiến, Bắc Việt thường cho rằng chính quyền miền Nam là chính quyền ngụy, là Việt gian tay sai của Mỹ, chứ chưa bao giờ nói người dân miền Nam hay quân đội miền Nam là Việt gian tay sai của Mỹ.  Bắc Việt coi Mỹ là một đoàn quân xâm lược ngoại quốc, và những chính quyền hợp tác với quân xâm lược là chính quyền Việt gian.  Cũng như khi xưa, Pháp xâm lược Việt Nam thì nhiều người Công giáo bị coi là Việt gian vì đã hợp tác và làm tay sai cho Pháp,  như Nguyễn Bá Tòng, Trần Lục, Hoàng Quỳnh, Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ v…v…, và khi Pháp trở lại thì chính quyền Bảo Đại cũng chỉ là một chính quyền bù nhìn, tay sai.

    Có lẽ câu gây sốc đối với một số người Việt ở hải ngoại là câu “…đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ.” và đã có nhiều người phản đối báo Người Việt vì câu này.  Nhưng nếu chúng ta hiểu thế nào là bè lũ Việt gian tay sai của Mỹ như tôi diễn giải ở trên thì chúng ta cần phân tích vấn đề để hiểu tại sao Sơn Hào lại viết như thế.

    Cuộc chiến ở Việt Nam đã chấm dứt 37 năm rồi.  VNCH đã đi vào dĩ vãng và quên lãng trong chính trường quốc tế.  Một trang sử đã lật qua.  Việt Nam ngày nay, với hơn 60% là giới trẻ, đang cố gắng phát triển, xây dựng đất nước, dù trong nước có nhiều tệ đoan, hậu quả không thể tránh được khi Việt Nam lao đầu vào kinh tế toàn cầu.  Ở hải ngoại, một số người để tâm tìm hiểu về một chương bi thảm trong lịch sử Việt: 2 cuộc chiến tiền và hậu Geneva.  Nhiều trí thức, sau khi ra nước ngoài, trong khi tìm hiểu lịch sử đã không thể bán rẻ lương tâm của mình để xuyên tạc lịch sử theo cảm tính thù nghịch quốc cộng, can đảm chấp nhận những sự thực lịch sử như chúng đúng là như vậy, dù có những sự kiện lịch sử khiến cho ta không ít thì nhiều đau lòng.

    Cuộc chiến Việt Nam cuối cùng cũng có một bên thắng một bên thua.. Người Mỹ thú nhận là mình thua.  Một số người Việt Quốc Gia lưu vong không chấp nhận là mình thua.  Nhưng có chấp nhận hay không thì sự thật lịch sử luôn luôn là sự thật lịch sử, không có cảm tính phe phái trong đó.  Nguyễn Gia Kiểng ở phe thua, đưa ra quan niệm tiêu cực của ông ta lên Internet về ngày 30/4/75.  Sơn Hào ở phe thắng, cũng có quan niệm tích cực của Sơn Hào về ngày 30/4/75..  Đây là chuyện rất tự nhiên. Nhiều lời chống đối đưa ra luận điệu đả kích Sơn Hào là đã ca tụng CS và chiến thắng 30/4/75.  Người Quốc gia ca tụng Quốc gia.  Người CS ca tụng CS, báo Người Việt đăng cả hai, có gì phải thắc mắc mà phải đả kích?Vấn đề là, có bao nhiêu người đồng ý với Nguyễn Gia Kiểng?  Có bao nhiêu người đồng ý với Sơn Hào? Nguyễn Gia Kiểng viết đúng hay sai?  Sơn Hào viết đúng hay sai?  Hãy để cho độc giả quyết định theo sự hiểu biết cá nhân.  Tại sao vài nhóm người lại muốn chỉ đạo, nắm giữ tư tưởng của quần chúng theo lập trường chống Cộng của mình.

    Tôi là một cựu quân nhân trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, và cũng là một giáo chức của miền Nam.  Tôi không bao giờ có mặc cảm là tay sai của Pháp hay Mỹ, dù tôi đã nhiều lần hành quân dưới quyền chỉ huy của Pháp trong những năm 1952-1954.  Sau này, khi bị gọi tái ngũ, tôi đã phải tiếp xúc với cố vấn Mỹ trong đơn vị.  Chúng ta phải hiểu rằng vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, quần chúng không thể quyết định được cho số phận của mình.  Người miền Bắc được động viên để sinh Bắc tử Nam, theo lý tưởng chống Mỹ Ngụy và thống nhất đất nước, dù muốn dủ không.  Người miền Nam được tuyên truyền, gọi nhập ngũ để chống Cộng Sản vô thần, bảo vệ lý tưởng dân chủ, tự do, dù muốn dù không. Chính sách nằm trong tay chính quyền.  Người dân bắt buộc phải tuân theo.  Trừ khi hồi chánh về với chính nghĩa quốc gia, hay ra bưng theo chính nghĩa Cộng sản, hay đào ngũ, hay chạy chọt để khỏi nhập ngũ v…v…  Đó là những thực tế của cuộc đời.

    Sau khi bị Mỹ “cưỡng bức di tản” sang Mỹ, nói vậy mà không phải vậy, vì cố gắng lắm cộng với may mắn, gia đình tôi mới leo được lên máy bay Mỹ sang Subic Bay rồi sang Guam và cuối cùng đến Mỹ.  Ấm ức vì chuyện tại sao miền Nam lại thua, tôi để tâm tìm hiểu về lịch sử và cuộc chiến.  Và tôi đã vấp phải nhiều sự thực rất đau lòng, đau lòng cho nhân tình thế thái, đau lòng cho đất nước, nhưng không phải đau lòng vì miền Nam thua, một kết quả không thể tránh được.

    Dù muốn dù không, nay tôi bắt buộc phải chấp nhận là tôi đã phục vụ trong những chính quyền tay sai của Pháp và Mỹ.  Đây là một sự kiện lịch sử mà không có mấy người Việt lưu vong thuộc thành phần quân, cán, chính VNCH có can đảm chấp nhận.  Trong loạt bài “Chân Dung Người Việt Quốc Gia”, giáo sư Nguyễn Mạnh Quang đã đưa ra một nhận định là “người Việt Quốc Gia không dám chấp nhận sự thật”.  Sự thật đó là như thế nào?  Giáo sư Quang viết rõ: các chính quyền từ Bảo Đại cho đến Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu đều là những chính quyền bù nhìn tay sai do ngoại quốc dựng lên và hoàn toàn lệ thuộc vào ngoại quốc, nghĩa là Pháp và Mỹ.  Và không phải chỉ có Giáo sư Quang mới nhận định như vậy, mà đọc không ít những tác phẩm của giới khoa bảng Tây phương, chúng ta cũng không thể phủ nhận điều Giáo sư Quang viết.

    Chúng ta hãy thử đọc xem Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang viết những gì, và quý vị có toàn quyền phản biện trí thức.  Tôi tin rằng sachhiem.net sẽ đăng những bài phản biện trí thức theo tiêu chuẩn của sachhiem.net: chỉ phân tích thảo luận trên các chủ đề, biện luận xem đúng hay sai chứ tuyệt đối không nói đến cá nhân hay đi ra ngoài các chủ đề.  Phần sau đây của Giáo sư Quang viết về “Chính nghĩa Quốc Gia” và “Chính quyền Quốc Gia”, hơi dài tuy rằng tôi đã bỏ bớt một số đoạn, nhưng tôi cho là cần thiết để chúng ta hiểu đúng lịch sử, cất bỏ mọi mặc cảm phe phái.

    http://www.sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7

    II.- TÍNH CÁCH NGHỊCH THƯỜNG HAY BẤT CHÍNH CỦA CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA VIỆT NAM

      [Trích từ phần “Chân Dung Người Việt Quốc Gia” trong một đại tác phẩm của Giáo sư sử Nguyễn Mạnh Quang”

       Một chính quyền do một đế quốc xâm lược hay liên minh đế quốc xâm lựợc dựng nên để dùng nó đánh lại người dân bản địa đang chiến đấu cho đại cuộc bảo vệ lãnh thổ hay giải phóng dân tộc là một chính quyền nghịch thường mà ta thường gọi là chính quyền không có chính nghĩa hay bất chính. Sách sử thường gọi chính quyền này là chính quyền bù nhìn làm tay sai cho quân cướp ngoại thù. Thành phần nắm giữ những chức vụ quan trọng trong loại chính quyền này được giặc chọn lựa và bắt buộc phải tuân hành những chỉ thị của quan thày để phục vụ cho quyền lợi  hay đáp ứng cho nhu cầu của mẫu quốc. Với thực trạng như vậy, tất nhiên chỉ những hạng người vong bản, phản dân tộc, phản quốc, ích kỷ, tham lợi, háo danh (hư danh), thèm khát quyền lực  mới được giặc chọn lựa, và chỉ có hạng người đốn mạt như vậy mới cam tâm gục mặt cúi đầu bằng lòng nắm giữ các chức vụ cao cấp trong loại chính quyền như vậy. Chính quyền Vichy dưới quyền lãnh đạo của Thống Chế  Pétain của nước Pháp trong thời gian 6/1940-7/1944, chính quyền Uông Tinh Vệ của  Trung Quốc trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền Quốc Gia Việt Nam do ông Bảo Đại làm  quốc trưởng được cho ra đời vào ngày 5/6/1948 (có sách ghi là ngày 2/6/1948) và các chính quyền miền Nam Việt Nam do ông Ca-tô Ngô Đình Diệm và ông Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống thuộc loại chính quyền này. Đây là sự thật và sách sử cũng đã ghi chép như vậy. Hãy nhìn vào chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những 1954-1975, chúng ta sẽ thấy rõ những sự thật đáng xấu hổ này:

    1.- Nguồn gốc và xuất xứ: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều do kẻ thù của dân tộc là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm tay sai cho Vatican Pháp và Mỹ. Sự thật nhục nhã này hoàn toàn trái ngược với quan niệm về chính thống và chính nghĩa của một chính quyền như đã trình bày ở trong Chương 1  và Mục 1 ở trên trong chương sách này.

    2.- Mục đích và hành động: chính quyền Quốc Gia Việt Nam với ông Bảo Đại làm quốc trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975  được kẻ thù của dân tộc dựng nên với mục đích làm tay sai cho cho cả ba thế lực Pháp, Vatican và Hoa Kỳ.

    Đối với Pháp, chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng chỉ là công cụ được sừ dụng làm tay sai cho họ trong công cuộc tái chiếm Việt Nam. 

    Đối với Vatican, chính quyền Bảo Đại và các chính quyền miền Nam vừa là nằm trong chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, vừa dùng tín đồ Ca-tô để cai trị đại khối nhân dân thuộc tam giáo cổ truyền, vừa là một phương tiện để hủy diệt nền văn hóa và các tôn giáo cổ truyền của dân tộc và cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo Ca-tô làm nô lệ cho Vatican.

    Đối với Hoa Kỳ, chính quyền miền Nam Việt Nam là công cụ để biến miền Nam  thành tiền đồn  chống Cộng theo nhu cầu trong chính sách be bờ ngăn chặn ngọn triều Cộng Sản đang cuồn cuộn dâng cao tràn ngập toàn bộ lục địa Trung Hoa lan xuống tới vĩ tuyến 17 trên bán Đảo Đông Dương.  [TCN xin thêm: và để thực hiện chính sách thực dân mới của một đế quốc]

    3.- Sống nhờ  vào sự nuôi dưỡng và bảo vệ của mẫu quốc: Tất cả những thành phần lãnh đạo, các viên chức cao cấp và nhân viên thừa hành trong các bộ, các nha, các sở cũng như các sĩ quan nắm giữ những chức vụ chỉ huy trong quân đội và các tổ chức phụ thuộc của các chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng trong những năm 1948-1954 và các chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975 đều do các thế lực ngoại bang dựng nên, nuôi dưỡng, trả lương, trang bị bằng đồng tiền của người ngoại bang và được bảo vệ bằng quân đội của người ngoại bang để thi hành những lệnh truyền của người ngoại bang  với mục đích phục vụ cho quyền lợi của người ngoại bang.

    Tìm hiểu lịch sử, chúng ta sẽ thấy sự thật là như vậy. Hầu hết các lực lượng hay chính quyền kháng chiến đánh đuổi quân thù xâm lược đều gồm những người yêu nước, xả thân liều chết chiến đấu cho sự tồn vong của dân tộc, cho nên họ được nhân dân hết lòng kính mến, nhiệt tình ủng hộ, tích cực đóng góp nhân  lực và vật lực: Tình nguyện gia nhập vào các lực lượng vũ trang cũng như các cơ quan trong bộ máy quản trị nhân dân, và  hăng say đóng góp tiền bạc hay vật lực để nuôi quân và nuôi chính quyền. Những lực lượng nghĩa quân của Vua Lê Lợi chiến đấu đánh đuổi quân Minh, lực lượng nghĩa quân của anh em ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ nổi lên đánh đổ triều đình thối nát của Chúa Nguyễn ở Đường Trong do quyền thần Trương Phúc Loan thao túng trong những năm đầu thập niên 1770, các lực lương nghĩa quân kháng chiến của các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học và chính quyền Việt Minh Kháng Chiến trong những năm 1945-1954 đều như vậy cả.

    III.- GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI

     Chính quyền Quốc Gia Việt Nam thoát thai từ Giải Pháp Bảo Đại. Đây là ý đồ hay chủ trương của Tòa Thánh Vatican.  Sách sử cho thấy rằng Giải Pháp Bảo Đại tiên khởi được viên khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican  tại Hà Nội là Tổng Giám Mục Antoni Drapier công khai tuyên bố vào ngày 28/12/1945. Lời tuyên bố này được sách sử ghi lại như sau:

    “28/12/1945: Huế:  Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại  diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef régulier avant le 9 mars; DOM [Aix], CP 125).

    Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vi, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ Chính].”[1]

    Ý đồ này phải trải qua một thời kỳ bàn luận giữa Vatican và Pháp cùng với thời kỳ cho người đi móc nối với ông Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (Bảo Đại) lúc bấy giờ đang lưu trú ở Hông Kông. Sau một thời gian cò cưa mà cả giữa sứ giả Cousseau của Liên Minh Thánh Pháp – Vatican và Bảo Đại, tới cuối tháng 5 năm 1948, thì mọi việc coi như đã xong xuôi. Tuy là đã xong xuôi, nhưng Liên Minh Thánh  Pháp – Vatican cũng vẫn không thể lôi cuốn được những người (có uy tín với nhân dân) bất mãn với Mặt Trận Việt Minh để thành lập một chính quyền cho Giải Pháp Bảo Đại này. Nhìn thấy rõ dã tâm của liên minh giặc trong cái Giải Pháp Bảo Đại, cụ Trần Trọng Kim cho rằng cái chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại chỉ là con chó (giữ nhà cho chủ) bị nhốt trong “cái cũi chó mạ vàng”. Chuyện này được Bùi Nhung thuật lại trong cuốn Thối Nát với nguyên văn như sau:

    Ông Bảo Đại ngụ ở Hồng Kông, cho nguyên Thủ Tướng Trần Trọng Kim về tiếp xúc với Cao Ủy Pháp tại Saigòn. Cụ Kim kể lại đoạn này với tôi, lúc tôi từ Hà Nội vào thăm cụ ở Nam Vang, đường Lasansa, số 4: “Tôi trở về nước có nhiệm vụ dò dẫm xem Pháp có thật tình không, nghĩa là có cho Việt Nam tự do, độc lập thật sự như trong khối thịnh vượng chung của Anh không? (Commonwealth). Tôi gặp ông Cao Ủy ở Sàigòn. Sau một giờ chuyện-trò, tôi biết rõ cái dã tâm của thực dân! Liên Hiệp Pháp chỉ là một thứ cũi chó mạ vàng!”[2]

    Những người có thành tích cách mạng chống Liên Minh Thánh Pháp – Vatican trước tháng 8/1945 như các ông Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Nhượng Tống, Nguyễn Tiến Hỷ,  v.v…  đều lánh xa, không tham dự.   

    Trong khi đó, tình hình chiến sự ở Đông Dương càng ngày càng trở nên bất lợi cho Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp - Vatican.  Vì  tình huống này, Vatican và Pháp mới hối hả đồng thuận biến chính phủ Việt gian “Cộng Hòa Nam Kỳ” (do tên Việt gian Nguyễn Văn Xuân, quốc tịch Pháp, làm thủ tướng)  thành “chính phủ quốc gia”. Thành phần của chính phủ này gồm toàn những tên Việt gian khét tiếng  lưu xú vạn niên, hoặc là mang quốc tịch Pháp, hoặc là mang quốc tịch Vatican, hoặc là trong giới quan lại trong thời “Trăm năm nô lệ giặc Tây”. Đó là những nhân vật như  Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, Phan Văn Giáo, Nghiêm Xuân Thiện, Nguyễn Hữu Trí, Đặng Văn Trí, v.v…  Chính quyền Việt gian này được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican khoác cho cái danh xưng là “chính quyền Quốc Gia” và được cho ra mắt vào ngày 5/6/1948. Có sách ghi là ngày 2/6/1948. Cũng từ ngày này, các danh xưng “chính quyền Quốc Gia” và “Quốc Gia Việt Nam”, “Người Việt Quốc Gia” cũng được cho ra đời. Sự kiện này được ông Lê Xuân Khoa ghi lại trong cuốn Việt Nam 1945-1995 - Tập I với nguyên văn như sau:

    Danh hiệu “Quốc Gia Việt Nam” (QGVN) được sử dụng từ ngày 5 tháng Sáu 1948, sau khi Cao Ủy Pháp tại Đông Dương Émile Bollaert và Thủ Tướng Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời Nguyễn Văn Xuân ký bản thông cáo chung tại Vịnh Hạ Long nhìn nhận nền độc lập của Việt Nam…” [3]

    Như vậy, rõ ràng Vatican là thế lực đưa ra Giải Pháp Bảo Đại và cũng chính Vatican sáng chế ra các danh xưng “chính quyền Quốc Gia” và “Quốc Gia Việt Nam”. Cả đến các danh xưng như “người Việt Quốc Gia”, “chính nghĩa Quốc Gia” và “lá cờ vàng ba sọc đỏ” cũng đều do Vatican chế ra  và cho ra đời cùng với chính quyền Quốc Gia vào ngày 5/6/1948. Kể từ đó, bộ máy truyên truyền của Vatican sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông để phổ biến rầm rộ để  tô son điểm phấn cho cái chính quyền bù nhìn này theo sách lược “cả vú lấp miệng em” và “Tăng Sâm giết người”. 

    IV.- CHÍNH QUYỀN QUỐC GIA DƯỚI CON MẮT CÁC BẬC THỨC GIẢ VÀ CÁC NHÀ VIẾT SỬ

     Việc dùng lá bài Bảo Đại với những tên Việt gian như trên được đưa lên thành lập chính quyền làm tay sai cho liên minh giặc không thể qua mặt bậc thức giả  và các nhà viết sử. Họ đều lên án và vạch trần tính cách gian dối cùng những đặc tính nghịch thường và bộ mặt thật bán nước của cái chính quyền quái đản này. Họ khẳng định rằng  việc cho ra đời Giải Pháp Bảo Đại càng làm cho nhân dân Việt Nam căm thù Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, càng nhìn thấy rõ cái bản chất vong bản phản quốc của cá nhân ông Bảo Đại cùng với phe đảng của ông ta. Cũng vì thế nhân dân Việt Nam càng cương quyết hăng hái đi theo chính quyền Việt Minh Kháng Chiến dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh để đánh đuổi liên minh xâm lăng Pháp – Vatican. Dưới đây là một số bằng chứng về sự kiện này:   

    1.- Ông Hoàng Nguyện Nhuận  ghi nhận trong bài viết “Như Chuyện Thần Tiên” in trong cuốn Phồn Hoa Kinh với nguyên văn như sau:

    Chủ nghĩa quốc gia do Pháp nặn ra làm bình phong biện minh cho việc phục hoạt lá bài Bảo Đại để biện minh cho việc tái lập chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Bảo Đại đã tự ý thoái vị năm 1945 nên khi Pháp bảo 'hồi loan', không thể xưng Vua, Tổng Thống, Chủ Tịch Nước... nên chỉ còn một chữ Quốc Trưởng, hiểu sao cũng được. Đã có 'quốc trưởng' thì phải có 'quốc gia' để cho 'quốc trưởng' lãnh đạo. Cho nên ở đây, không phải quốc gia đẻ ra quốc trưởng, mà chính Pháp đẻ ra quốc trưởng và quốc trưởng đẻ ra quốc gia. Quốc gia và quốc trưởng chỉ là  tấm bình phong cho Pháp tái lập nền đô hộ mà Pháp đã tự đánh mất khi để Nhật đảo chánh hất văng khỏi Đông Dương năm 1945.

    Một số người Miền Nam hay nói đến chính nghĩa quốc gia và cho rằng Ngô đình Diệm là người khai sinh ra chính nghĩa đó. Thực tế, nếu Ngô đình Diệm có nghĩ đến quốc gia thì cũng nghĩ đến theo cung cách của các vua Louis của Pháp: 'Quốc gia là trẫm' - L'état c'est moi. Nói thế khác, Ngô Đình Diệm chỉ nghĩ đến triều đình, chứ không phải quốc gia và cũng không phải dân tộc.”[4]

    2.- Sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào ghi nhận như sau:

     “Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!”

    Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.”[5]

    3.- Sách Quân Sử 4 (Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955) viết:

    Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng quân đội Việt Minh dưới chiêu bài “quân giải phóng” đã qui tụ hầu hết những người yêu nước nên đánh rất hăng. Ngoài ra, những đội quân tự vệ và dân quân du kích mọc lên khắp nơi được các ủy ban hành kháng địa phương huấn luyện nhanh chóng về chiến thuật du kích cách phá hoại, v.v…[6]

    4.- Hai nhà viết sử Bradley S. O’ Leary & Edward Lee viết trong cuốn Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F Kennedy như sau:

    “Nhưng vào lúc này có nhiều người khởi nghĩa hơn – những người khởi nghĩa bản xứ - chống lại sự áp bức của cả Pháp lẫn Nhật. Việt Minh là tên gọi của một nhóm dân quân du kích được tổ chức tốt và lập tức được cả nước đứng sau lưng. Đứng đầu nhóm là người sau này trở thành vị lãnh tụ duy nhất từng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống lại người Mỹ: Hồ Chí Minh.”[7]

    5.- Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết trong bài viết “ Những thắc Mắc Cần Phải Được Giải Đáp” trong đó có mấy đoạn như sau:

    Người Việt Nam Quốc Gia chúng ta thường cho là chúng ta có chính nghĩa. Nhưng nhìn lại lịch sử, chúng ta phải đau lòng mà nhìn nhận rằng, chúng ta có một lý tưởng khác với lý tưởng Cộng sản, nhưng chính nghĩa thì không có. Vì thực chất các chế độ ở miền Nam chỉ là những “chế độ tay sai” [client regimes], những chế độ được Mỹ dựng lên làm tiền đồn chống Cộng, mới đầu được Mỹ ủy nhiệm chống Cộng cho Mỹ, sau Mỹ nhảy vào chống Cộng lấy, chống không nổi rồi lại “Việt Nam hóa” cuộc chiến, ủy nhiệm lại cho VNCH chống Cộng để đi đến kết cuộc là “tan rã” [từ của ông Tướng Nguyễn Cao Kỳ]. Ông Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã rất can đảm khi thú nhận rằng: "Ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ chúng tôi là những kẻ đánh thuê. Nhưng kết thúc của cuộc chiến mà một số người ở hải ngoại cho rằng “Việt Cộng đã cưỡng chiếm miền Nam” đã làm tôi có thắc mắc như sau:

    “Miền Nam có tới hơn một triệu quân, gồm chính quy và nhân dân tự vệ, một thời cộng với hơn nửa triệu quân Mỹ, với đầy đủ vũ khí, đạn dược, và có ưu thế tuyệt đối về máy bay, xe tăng, tàu chiến, B52, và cả thuốc khai quang Agent Orange để cho Việt Cộng không còn chỗ ẩn núp v..v.. nhưng tại sao sau 8 năm, từ năm 1965 khi Mỹ đổ quân vào Việt Nam đến 1973, Mỹ lại phải “Việt Nam hóa” cuộc chiến, rồi “rút lui trong danh dự của Mỹ”, để rồi cuối cùng Việt Cộng vẫn “cưỡng chiếm” được miền Nam? Người dân miền Nam có dự phần nào trong cuộc “cưỡng chiếm” này không? Làm sao Việt Cộng có thể thực hiện được “đường hầm Củ Chi?”. Vậy ngoài yếu tố quân sự, những yếu tố nào đã quyết định cuộc chiến? Phải chăng là lòng yêu nước? Chính Nghĩa? Hợp với lòng dân và được dân ủng hộ? Ý chí chiến đấu của binh sĩ? Khả năng chỉ huy của các cấp lãnh đạo? Và còn gì nữa?”

    Cho tới nay, tôi mới chỉ thấy một giải thích của ông Nguyễn Cao Kỳ: “Tôi biết rất rõ ràng về cái gọi là những người chỉ huy, những ông tướng lĩnh miền Nam khi ấy. Từ ông Thiệu đến những ông khác dưới trướng, xin lỗi, toàn là những vị ăn chơi phè phỡn, tài không có mà đức cũng không. Trước đây có "ông" Mỹ đứng sau thì không có chuyện gì, nhưng khi phải một mình trực tiếp đối diện với khó khăn thì bản chất cũng như tài năng lộ ra ngay.”[9]

    Sự thành hình và ra đời của cái gọi  là "Chính quyền Quốc Gia Việt Nam" nghịch thường là như vậy! Thiết tưởng cũng cần nên nói  rõ về tính cách nghịch thường hay phi chính nghĩa của cái chính quyền quái đản này.

    V.- TÍNH CÁCH PHI CHÍNH NGHĨA CỦA CÁC CHÍNH QUYỀN BẢO ĐẠI VÀ MIỀN NAM VIỆT NAM

     Như đã nói ở trên, tính cách bất  thường hay phi chính nghĩa của chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng (1948-1955) và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 ở chỗ chính quyền cùng các bộ, các nhà sở cũng như các tổ chức phụ thuộc đều do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để làm công cụ phục vụ cho các thế lược ngoại xâm này:

    A.- Trong những năm 1948-1954:

    1.- Những nhân vật lãnh đạo chính quyền Quốc Gia do ông Bảo Đại làm quốc trưởng đều do Pháp  và Vatican chon lựa đưa lên cầm quyền để thi hành những chỉ thị của Pháp và Vatican đưa ra. Sự kiện này chứng tỏ cái chính quyền này chỉ là chính quyền bù nhìn làm tay sai cho hai thế lực thực dân Pháp và đế quốc Vatican.

    2.- Quân đội Quốc Gia là do quân xâm lược Pháp thành lập, do Pháp trang bị, Pháp huấn luyện và Pháp trả lương và đặt dưới quyền chỉ huy của các quan người Pháp để phục vụ cho tham vọng đế quốc của người Pháp. Như vậy, thực chất của đạo quân này cho là đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican.

    B.- Trong những năm 1954-1975:

    1.- Những nhân vật lãnh đạo các chính quyền miền Nam Việt  Nam đều do Mỹ và Vatican chọn lựa đưa lên cầm quyền để thi hành những chỉ thị của hai thế lực Mỹ và Vatican. Rõ ràng là chính quyền miền Nam Việt Nam chỉ là công cụ do Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican dựng nên để làm tay sai cho hai thế lực này. Sự kiện này đước chính các nhà viết sử người Mỹ khẳng định trong sách Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm & J.F Kennedy với nguyên văn như sau:

    Theo Hiệp Định Genève, việc chia đôi nước Việt Nam được ấn định rõ ràng chỉ là tạm thời cho đến khi tổ chức một cuộc bầu cử toàn quốc. Cuộc bầu cử dự trù sẽ diễn ra hai năm sau đó (1956), đủ thời gian cho các đảng phái chính trị củng cố và tự quảng bá mình trước cử tri trong nước. Đảng Cộng Sản của Hồ Chí Minh ở miền Bắc kiên trì chờ đợi, trong khi đó tại miền Nam, CIA mỹ hậu thuẫn Ngô Đình Diệm, một trí thức Công Giáo; họ tin tưởng ông sẽ là một con bù nhìn hoàn hảo sẵn sàng đáp ứng mọi quyền lợi của người Mỹ. Trong lúc thời thịnh của “Chủ Thuyết Domino”, đây là một việc rất hệ trọng.”[10]

    2.- Năm 1954, sau khi bị thảm bại tại tập đoàn cứ điểm tại Điện Biên Phủ, chính quyền Pháp phải nghiêm chỉnh thương thuyết với phái đoàn của chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và chuẩn bị rút quân về Pháp. Tình trạng này đưa đến hậu quả  làm cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tan vỡ và khiến chính quyền Quốc Gia của ông Bảo Đại cũng như Quân Đội Quốc Gia bị bỏ rơi. Ở vào tình trạng này, nếu không có Hoa Kỳ nhẩy và thay thế, thì cả chính quyền Quốc Gia và Quân Đội Quốc  Gia đã rơi vào tình trạng rã ngũ tan hàng. Tháng 7 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm được Liên Minh Xân Lược Mỹ - Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền, thì đạo quân đánh thuê  cho Liên Minh Xâm Lược Pháp  Vatican có danh xưng là Quân Đội Quốc Gia trong thời 1948-1954 được Hoa Kỳ hứng lấy nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị và trả lương để đánh thuê cho hai thế lực Mỹ và Vatican và được cải danh là Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Rõ ràng là  “rượu cũ bình mới”. Danh xưng được đổi mới, nhưng cái bản chất đánh thuê cho ngoại cường xâm lăng vẫn nguyên vẹn như trước.

    Như vậy, nếu trong những năm 1948-1954 Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là ông chủ của chính quyền Quốc Gia và Quốc Đội Quốc Gia, thì trong những năm 1954-1975 Liên Minh Xâm Lược Mỹ-Vatican là ông chủ của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Nếu trước kia, trong những năm 1950-1954, người Pháp lãnh thầu tiền của Mỹ để chi phí cho những phí tổn cho việc thành lập chính quyền và quân đội Quốc Gia, và  nuôi dưỡng hai tổ chức này, thì trong những năm 1954-1975, Mỹ trực tiếp chi tiền cho những phí tổn nuôi dưỡng chính quyền và quân đội miền Nam. Nếu trước kia chính quyền Quốc Gia dưới quyền lãnh đạo của ông Bảo Đại  và Quân Đội Quốc Gia  làm tay sai và đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, thì trong những năm 1954-1975 chính quyền và quân đội miền Nam làm tay sai và đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican.

     Nói cho rõ hơn là "Các chính quyền được mệnh danh là "chính quyền Quốc Gia" trong thời gian 5/6/1948-23/10/1955 do ông Bảo Đại làm Quốc Trưởng và các chính quyền miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 dù là mang danh xưng hay danh nghĩa gì đi nữa, thì cái bản chất của nó vẫn  là  chính quyền Việt gian  được hai Liên Minh Đế Quốc Xâm Lược Pháp - Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican dựng nên để phục vụ cho quyền lợi của các đế quốc xâm lươc Vatican, Pháp và Mỹ,  chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam."

    VI.- KẾT LUẬN.

     Trong ba thế lực xâm lăng Vatican, Pháp và Mỹ, thì Vatican là thế lực tiên khởi có chủ trương đánh chiếm Việt Nam rồi mới tìm cách vận động Pháp liên kết với Vatican thành Liên Minh Pháp – Vatican xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng thống trị, cùng nô lệ hóa dân ta và cùng chia nhau lợi nhuận. Sau này, vào năm 1954, sau khi bị thảm bại tại Điện Biên Phủ, Pháp suy yếu, rơi vào tình trạng “ốc không mang nổi mình ốc”, phải rút quân về nước và công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam. Tình trạng này khiến cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tan vỡ.

    Pháp rút quân về, con cáo già Vatican rơi vào tình trạng bơ vơ trơ trọi. Nhưng vì bản chất tham tàn, vẫn còn muốn bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói, cho nên Vatican quay ra vận động Hoa Kỳ thành lập Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, chiếm giữ miền Nam để biến miền Nam thành một nước theo đạo Ki-tô (cho mục đích của Vatican), và thành một tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á Châu (cho cả Hoa Kỳ và Vatican).

     Sự thật là như vậy. Do đó, bất kỳ cá nhân hay thế lực nào nhẩy ra làm việc cho Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican trong suốt chiều dài lịch sử từ khi tiếng súng xâm lăng khai hỏa tấn công Đà Nẵng vào năm 1858  cho đến cuối năm 1954 đều là những quân Việt gian phản quốc. Tương tự như vậy, tất cả những cá nhân hay thế lực nào nhẩy ra làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong những năm 1954-1975, và những người có những hành động tích cực bênh vực và chạy tội cho các thế lực xâm lược trên đây, đặc biệt là Vatican, đều là những quân Việt gian phản quốc. Nên nhớ rằng tất cả tài sản của Vatican tại Việt Nam hiện nay đều là những của ăn cướp của dân tộc Việt Nam.

    Vatican đã ăn cướp tiền của và ruộng đất của dân ta bằng cách nào?  Trong thời gian 1862-1975, Vatican  dựa vào chính quyền bảo hộ Liên Minh Pháp – Vatican (trong thời gian 1862-1954), rồi dựa vào các chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm và quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam (trong những năm 1965-1975) để cướp đoạt tài nguyên quốc gia, cưỡng chiếm ruộng đất, đập phá chùa chiền, miếu đình, đền đài, lấy đất xây nhà thờ, dùng các phương tiện của chính quyền để ăn cướp rừng lấy gỗ bán đi lấy tiền đóng góp cho Vatican, ăn chặn tiền ngoại viện, v.v… Do đó, những người mưu đồ tìm cách đòi chiếm lại những tài sản ăn cướp này cho Vatican đều là những quân Việt gian phản quốc vì họ chiến đấu cho quyền lợi của quân cướp xâm lược Vatican, một thế lực đã có những hoạt động chống lại dân tộc Việt Nam từ giữa thế kỷ 16  cho đến ngày nay.

     

    Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang viết về “chính quyền Quốc Gia” và “chính nghĩa Quốc Gia” như trên có phải vì ông ta là CS hay tay sai của CS.  Giáo sư Quang đã rửa tội theo Công Giáo khi lấy vợ với tâm cảnh: “Con lấy được vợ, con thôi nhà thờ”.  Ông ta cũng là một cựu quân nhân của VNCH.  Nhưng ông ta là Giáo sư sử, được đào tạo về ngành sử ở Mỹ, và dạy sử ở Mỹ, nên ông ta đã theo đúng tiêu chuẩn của một người viết sử với tất cả lương tâm nghề nghiệp.  Sau đây, chúng ta đọc thử vài tài liệu ngoại quốc để thấy rằng Giáo sư Quang viết không hề sai.

     Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe and Rick Berg: Editors), trang 52-72, có bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù Của Mỹ [Nghĩa là không cần biết đến quan điểm của người dân VN] Trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Viết Bởi Trường Phái Xét Lại” [America’s “Enemy”: The Absent Presence in Revisionist Vietnam War History]  của Stephen Vlastos, Giáo sư Sử, đại học Iowa, viết về cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 chủ đề: Nguyên nhân cuộc chiến, Hiệp định Genève, Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam, và Cuộc chiến bại của Mỹ.

    Theo tôi, đây là một bài phân tích khá chính xác tuy không đầy đủ vì thật ra rất khó mà viết được đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam.  Chúng ta có thể đọc được đoạn sau đây, và chúng ta sẽ thấy rằng tất cả chính trị tạo nên cảnh đối nghịch Quốc-Cộng ở Việt Nam đã được dàn dựng ngay từ hồi Pháp trở lại Việt Nam, và sau bởi Mỹ để đạt được những mục đích thầm kín của Mỹ.  Giáo sư Stephen Vlastos viết:

    Ngay từ 1947, Pháp với những khó khăn của cuộc chiến, đã tìm giải pháp “quốc gia” để chống những lời kêu gọi lòng ái quốc của Việt Minh (nghĩa là dùng người Việt chống người Việt dưới chiêu bài Quốc Gia chống Cộng sản), và đã kiếm được một người sẵn sàng hợp tác: Cựu Hoàng Bảo Đại (đã thoái vị và được Hồ Chí Minh mời làm Cố Vấn).  Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại ký thỏa hiệp về một nước Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, thỏa hiệp được quốc hội Pháp thông qua vào đầu năm 1950.  Về phương diện Hiến Pháp, chính quyền Bảo Đại không có chủ quyền, về phương diện cá nhân, ông ta thiếu tính hợp pháp chính đáng [Constitutionally, Bao Dai’s government lacked sovereign powers; personally, he lacked legitimacy].  Tuy nhiên, ngay lập tức, Mỹ đã công nhận ngoại giao với Bảo Đại, và điều này cũng đủ để thiết lập tính cách hợp pháp của chính quyền Bảo Đại – ngay cả khi chính quyền này bị bác bỏ bởi hầu hết ngưởi Việt Nam [U.S. recognition suffices to establish the legality of Bao Dai’s government – even though spurned by most Vietnamese] và theo cùng một lôgíc thì Sô Viết và Trung Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa mấy năm sau có nghĩa là bất hợp pháp dù đã được quảng đại quần chúng ủng hộ.

    Làm mù mờ những vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến của Việt Nam giành độc lập [cuộc chiến chống Pháp trở lại Đông Dương với sự ủng hộ vật chất của Mỹ], chiến lược đầu củng cố bởi chiến lược thứ hai: đưa ra tràn ngập hình ảnh là Việt Nam nằm trong cuộc bành trướng của Cộng sản trên thế giới với những tài liệu như “Sự sụp đổ của Trung Hoa quốc gia”, “Quân đội Trung Quốc tập trung ở biên giới Hoa Việt”,  “Nga Sô Viết và Trung Hoa Cộng Sản công nhận Việt Minh”, “Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn và viện trợ cho Việt Minh”, và “Cam kết của Việt Minh về tổ chức và lý tưởng Cộng sản”.Lẽ dĩ nhiên, tất cả những tài liệu này nhằm nuôi dưỡng một ảo tưởng là một quốc gia “tự do” [Nam Việt Nam]  bị đe dọa bởi sự xâm lăng của Cộng Sản từ bên ngoài – và đó là sự xoay sở đạo đức của cuộc chiến tranh lạnh để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ.

    Những luận điệu quen thuộc như:  Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” [bất hợp pháp trên thực tế. TCN] hoặc phải đối diện với sự bành trướng của Cộng Sản khắp miền Đông Nam Á, và có thể lan đến lãnh thổ của chúng ta..  Điểm khẳng định ở đây là, Việt Nam đã có một chính quyền quốc gia hợp pháp và bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh, do đó sự can thiệp của Mỹ là hành động công chính về đạo đức. [Xin đọc Noam Chomsky:  Mỹ chưa bao giờ coi chính quyền ở Nam Việt Nam là hợp pháp].  Nếu chính quyền Truman phản ứng trước sự xâm lăng chống chính quyền hợp pháp ở Việt Nam, thì cuộc chiến Việt Nam có thể coi như một cuộc chiến với ý tốt, giống như Đệ Nhị Thế Chiến [The Vienam war can be equated with the “good war”, World War II.]

    Ngày nay, ai cũng biết, khoan nói đến tư cách cá nhân của Bảo Đại, chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, quân đội quốc gia thì nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp.  Hiệp định Genève được ký giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nhìn cho làm Thủ Tướng, thực tế cũng là bù nhìn.  William Prochnau viết trong cuốn “Once Upon a Distant War: Reporting from Vietnam”, Mainstream Publishing, London,  1996, trang 15, về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm sau Hiệp Định Geneva:

    Hồ Chí Minh, một anh hùng dân tộc đã lãnh đạo cuộc cách mạng chống thuộc địa, cầm quyền ở ngoài Bắc.  Miền Nam gặp nhiều khó khăn để kiếm ra được một lãnh tụ xứng đáng.  Nhưng vào cuối 1954, Ngô Đình Diệm, một khuôn mặt tu hành ít người biết và thường khó hiểu đã lưu vong ở Paris và Mỹ trong cuộc kháng chiến, lên cầm quyền ở Saigon. Diệm là người chống Cộng đáng tin cậy và Mỹ vội vã bưng về.  Vị lãnh tụ mới này về sau được biết là “Quan lại của Mỹ”,  “Bù Nhìn Không Có Giây Giật

    (Ho Chi Minh, a national hero who had led the anti-colonialist revolution, took over North Vietnam.  The South had more trouble finding a natural leader.  But by late 1954 Ngo Dinh Diem, an obscure and often puzzling ascetic who had gone exile in Paris and the United States during the war, took control in Saigon.  Diem was staunchly anti-communist and the United States bought in quickly. The new leader became known as America’s Mandarin, her Puppet Without Strings.) 

    Đọc những sách viết về VIệt Nam trong và sau cuộc chiến, chúng ta có thể thấy rõ là hơn 90% các tác giả có cùng những nhận định về Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm tương tự như trên, nếu không muốn nói là còn tệ hơn nhiều về Ngô Đình Diệm.  Sự thực lịch sử cho thấy ông Hồ được ít ra là đại đa số người dân chấp nhận cương vị Chủ Tịch nước, còn ông Diệm thì được Mỹ bưng về và Lansdale phải thuê một số người đi đón.  Ông Diệm được những người Công giáo cuồng tín như Hồng Y Spellman và ngoại trưởng John Foster Dulles vận động đưa về, và vì khi đó trong tình trạng cấp bách, không có ai nên Mỹ đã chọn nhầm người.  Chúng ta còn nhớ, khi Tổng Thống Johnson được hỏi có phải thực sự ông ta cho rằng ông Diệm là Churchill ở Á Châu, thì Johnson đã trả lời: “Shit!  He’s the only boy we got there”, nghĩa là “Cục cứt ! Hắn chỉ là thằng nhóc mà chúng ta có được ở đó”.  Và Tổng thống Kennedy, sau khi được phúc trình về những hành động độc tài và tham những của anh em nhà Ngô, đã đập mạnh tài liệu xuống bàn và hét to “Đồ cái bọn chó đẻ đáng nguyền rủa” (President Kennedy slammed the document down on his desk and shouted, Those damned sons of bitches” – James S. Olson & Randy Roberts, Where the Domino Fells, New York , 1999, trang 98) . Và các phân tích lịch sử về sau đều cho rằng, Diệm chính là mầm mống làm suy sụp miền Nam vì chính sách chống Cộng và độc tôn tôn giáo ngu xuẩn của hắn ở miền Nam.

    Giải pháp Quốc Gia của Pháp chỉ là mánh khóe vận động những người không Cộng sản để tạo nên ấn tượng là những nỗ lực tái lập thuộc địa của Pháp chỉ là cuộc thánh chiến chống Cộng (Boettcher,  The Valor and the Sorrow, p. 80: The French merely manipulated non-communists to create the impression that their recolonizing efforts were an anti-communist crusade), và điều này rất hợp với khẩu vị của những người Công giáo Việt Nam.  Và những luận điệu tuyên truyền của Mỹ như Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” Nam Việt Nam, bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh v…v… ở trên là những lý do dùng để biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam, kết quả là chúng ta đã bị kéo vào cuộc tranh chấp đẫm máu giữa Quốc Gia và Cộng sản để rồi cái định kiến phân biệt trở thành thù nghịch Quốc-Cộng này cộng với ảnh hưởng tác hại của cuộc chiến trong nhiều năm với những tổn thất to lớn về vật chất cũng như về con người trên đất nước đã ăn sâu vào tiềm thức chúng ta đến độ ngày nay mà chúng ta vẫn còn ngu ngơ đưa ra những luận điệu không thể biện minh được để chống Cộng.  Nhưng giáo sư Mortimer Cohen cho rằng tất cả những lý do đó đều vô giá trị.

    ☞  Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:

    “Trong 21 năm bị lôi cuốn  vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình.  Những lý do này vô giá trị.  Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ...  Và đó cũng đủ là lý do.

    Thêm nhiều lý do.  Và thêm nhiều lý do nữa.  Chúng mọc lên như măng tháng 5.  Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách.  Không lý do nào hợp lý.”

    (During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions.  These reasons were worthless.  The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...

    More reasons.  And more reasons.  They sprouted like asparagus in May.  Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons.  None of them were valid.)

    Tại sao, những lý do đó lại vô giá trị?  Vì bản chất sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam là một cuộc xâm lăng, quân sự cũng như văn hóa.  Vài tài liệu sau đây sẽ chứng minh điều này.

    ☞  Có lẽ không có gì rõ ràng hơn là đoạn sau đây của Daniel Ellsberg trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

    Không làm gì có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ..

    Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ.  Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và  những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ.

    Cuộc chiến đó không có gì là “nội chiến”, sau 1956 hay 1960, như nó đã không từng là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ.  Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến.

    Bảo rằng chúng ta “xía vào” cái gọi là “đích thực là một cuộc nội chiến”, như hầu hết các tác giả Mỹ, và ngay cả những người có khuynh hướng tự do chỉ trích cuộc chiến cho rằng như vậy cho đến ngày nay, đơn giản chỉ là che dấu một sự thực đau lòng hơn, và cũng chỉ  là một huyền thoại như là luận điệu chính thức về một “cuộc xâm lăng từ miền Bắc”.

    Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm,  sự xâm lăng của Mỹ.

    (There had been no First and Second Indochina Wars, just one continuous conflict for almost a quarter of century.

    In practical terms, on one side, it had been an American war almost from its beginning: at first French-American, eventually wholly American.  In both cases it was a struggle of Vietnamese – not all of them but enough to persist – against American policy and American financing, proxies, technicians, firepower, and finally, troops and pilots.

    It was no more a “civil war” after 1955 or 1960 than it had been during the US-supported French at colonial reconquest.  A war in which one side was entirely equipped and paid by a foreign power – which dictated the nature of the local regime in its own interest – was not a civil war.  To say that we had “interfered” in what is “really a civil war”, as most American writers and even liberal critics of the war  do to this day, simply screened a more painful reality and was as much a myth as the earlier official one of “agression from the North”.  In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.]

    Tại sao Daniel Ellsberg lại có thể viết như vậy. Không phải vì Ellsberg phản chiến mà vì Ellsberg là viên chức trong chính quyền Mỹ, đã từng đọc được những tài liệu mật nhất của Mỹ và biết rõ nhất về thực chất cuộc chiến ở Việt Nam.  Chính ông là người đã tiết lộ Tài Liệu Ngũ Giác Đài.  Và ông viết đoạn trên năm 2002 chứ không phải là trong thời kỳ “phản chiến” sôi nổi trên đất Mỹ.  Nếu chúng ta đã đọc một số những sách viết về cuộc chiến Việt Nam, viết sau 1975, của các học giả và cựu quân nhân Mỹ, thì chúng ta sẽ thấy rằng đa số đồng ý với Daniel Ellsberg về điểm này.

    ☞  Sau đây là một tài liệu khác về bản chất của cuộc chiến ở Việt Nam cách đây trên 30 năm.  Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991), John Carlos Rowe and Rick Berg viết, trang 28-29:

    Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% dân chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm.”

    Tưởng cũng nên nhớ lại vài sự kiện.  Mỹ đã dính sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chiếm thuộc địa cũ của họ, biết rằng kẻ thù là phong trào quốc gia của Việt Nam.  Số tử vong vào khoảng nửa triệu.  Khi Pháp rút lui, Mỹ lập tức hiến thân vào việc phá hoại Hiệp Định Genève năm 1954, dựng lên ở miền Nam một chế độ khủng bố, cho đến năm 1961, giết có lẽ khoảng 70000 “Việt Cộng”, gây nên phong trào kháng chiến mà từ 1959 được sự ủng hộ của nửa miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Genève mà Mỹ phá ngầm. 

    Trong những năm 1961-62, Tổng thống Kennedy phát động cuộc tấn công thẳng vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc thả bom trải rộng, thuốc khai quang trong một chương trình được thiết kế để lùa hàng triệu người dân vào những trại (ấp chiến lược?) nơi đây họ được bảo vệ bởi những lính gác, giây thép gai, khỏi quân du kích mà Mỹ thừa nhận rằng được dân ủng hộ.

    Mỹ khẳng định là đã được mời đến, nhưng như tờ London Economist đã nhận định chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng trừ phi được mời bởi một chính phủ hợp pháp.”  Mỹ chưa bao giờ coi những tay sai mình dựng lên là có quyền hợp pháp như vậy, và thật ra Mỹ thường thay đổi những chính phủ này khi họ không có đủ thích thú trước sự tấn công của Mỹ hay tìm kiếm một sự dàn xếp trung lập được mọi phía ủng hộ nhưng bị coi là nguy hiểm cho những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Nam Việt Nam.  Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân lọại trên khắp Đông Dương.

    (As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population (but far fewer “opinion leaders”) still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral,’ not merely “a mistake”..

    It is worth recalling a few facts.  The US was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam.  The death toll was about half a million.  When France withdrew, the US dedicated itself at once to subverting the 1954 Geneva settlement, installing in the south a terrorist regime that killed perhaps 70000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the northern half of the country temporarily divided by the Geneva settlement that the US had undermined. 

    In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large-scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive millions of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wire from the guerillas whom, the US conceded, they were willinggly supporting.  The US maintained that it was invited in, but as the  London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.”  The US never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiam for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the aggressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam.  In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

    IV. KẾT LUẬN.

    Từ những tài liệu trích dẫn ở trên, và đây chỉ là một số nhỏ, chúng ta ta thấy trên thực tế, các chính quyền Quốc gia đều là chính quyền bù nhìn do ngoại nhân dựng lên và kiểm soát, quyết định đường lối.  Khoan nói đến chuyện Pháp trở lại Đông Dương toan tính cắm lại lá cờ tam tài trên đất nước Việt Nam, bản chất cuộc can thiệp của Mỹ là một cuộc xâm lăng, dưới hình thức này hay hình thức khác.  Do đó, chúng ta có thể kết luận như thế nào về vụ việc Sơn Hào.  Vấn đề cần đặt ra là Sơn Hào viết đúng hay sai.  Nếu dựa theo những sự thực lịch sử như các tài liệu trên đã chứng tỏ thì Sơn Hào viết đúng, dù “cộng đồng” có chấp nhận hay không. Vậy tại sao “cộng đồng” lại chống đối những sự thực lịch sử mà khó có ai có thể phủ nhận, dù rằng những sự thực lịch sử đó có thể do những bậc khoa bảng ngoại quốc, hay người Việt Quốc Gia, hay người CS viết.  Phải chăng “cộng đồng” bất chấp sự thực, không thể chấp nhận bất cứ những gì người CS viết dù là những điều đó đúng với sự thực lịch sử ?

    Tôi cũng không hiểu tại sao báo Người Việt phải xin lỗi “cộng đồng”.  Phải chăng vì các bậc trí thức thượng thặng trong tòa báo cũng mù mờ về lịch sử như “cộng đồng”, hay là sợ mất nồi cơm dưới áp lực của “cộng đồng”.

    Đọc lá thơ xin lỗi của báo Người Việt tôi có cảm tưởng đang xem một cảnh trên một phim bộ của Nam Hàn: một cô con dâu chẳng có tội tình gì, bị mẹ chồng tát cho một cái, phải cúi đầu nói “Con xin lỗi”.

    Lá thơ xin lỗi của báo Người Việt

    Thư Xin Lỗi (Ngày 12-7-2012)

    Kính gửi quý độc giả, quý đoàn thể tổ chức cựu quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa.

    Nhật báo Người Việt mới phạm một lỗi nặng nề nên chúng tôi viết thư này để xin lỗi toàn thể cộng đồng.

    Ngày Chủ Nhật vừa qua, mục thư Độc Giả trên báo Người Việt đã in một lá thư với lời lẽ hàm hồ có lợi cho chế độ cộng sản và còn xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Những ý kiến và lời lẽ đó hoàn toàn trái ngược với lập trường mà nhật báo Người Việt vẫn theo đuổi từ hơn 30 năm qua.

    Chúng tôi trân trọng gửi tới quý vị cùng toàn thể đồng bào lời xin lỗi chân thành của cá nhân tôi và nhật báo Người Việt.

    Báo Người Việt có thể giải thích cho đồng bào hải ngoại, không chỉ riêng cho “cộng đồng”, Sơn Hào đã viết “hàm hồ” như thế nào không?  Thế nào là “có lợi cho chế độ cộng sản”, chế độ cộng sản được cái lợi gì qua bài viết của Sơn Hào, và những sự thực lịch sử Sơn Hào viết ra là xúc phạm toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa??  Không hiểu các nhân viên trong Tòa soạn báo Người Việt có cảm thấy mình bị xúc phạm vì bị ông chủ nhiệm phản bội, tước đi quyền “tự do ngôn luận” và “tự do báo chí” mà mình đang áp dụng trên một đất nước tự do, dân chủ như nước Mỹ.

    Không ai có thể phủ nhận ngày 30/4/1975 là ngày đánh dấu một bước ngoặt khó quên trong lịch sử Việt Nam và cũng là một biến cố lịch sử có ảnh hưởng không ít không những chỉ trên khối người Việt lưu vong mà còn trên cả dân tộc Việt Nam. Nhưng hiển nhiên vì cảm tính cá nhân, không phải tất cả mọi người dân Việt đều có cùng một quan điểm về ngày 30/4/75.

    Đối với một thiểu số người Việt lưu vong, thì ngày 30/4/75 là ngày mà họ gọi là ngày “mất nước” làm như miền Nam là nước của riêng họ. Tuy rằng nước vẫn còn đó, và càng ngày càng phát triển, ngày nay đã vượt trội hẳn cái “nước” của họ khi xưa mà thực ra chỉ là cái “nước” nằm trong sự chi phối của những đồng đô la viện trợ và sự chỉ đạo của các quan Toàn Quyền như Nolting, Lodge, Martin. Ai có thể phủ nhận sự kiện này, xin mời lên tiếng. Bởi vậy Sơn Hào mới viết: “Vết thương ngày 30 tháng 4” [của Nguyễn Gia Kiểng] đưa lên mạng Internet, theo đó đã sặc mùi chia rẽ Nam Bắc, làm như thể miền Nam, Sài gòn là một miền đất khác Việt Nam, một dân tộc khác Việt Nam, làm như thể từ ngày 30 tháng 4, 1975 thì miền Nam Sài Gòn mất tất cả, bị xâm lăng tất cả!”

    Đối với một thiểu số khác, phần lớn thuộc thế lực đen, những người như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ thì ngày 30/4/75 là ngày “Quốc hận” trong khi từ chính xác nhất phải là ngày “Công giáo hận.” Tại sao? Vì Công Giáo đã mất đi quyền tự tung tự tác như dưới thời Diệm, Thiệu. Lẽ dĩ nhiên “Quốc” và “Công giáo” là hai từ hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là bất khả tương hợp nếu xét trên những sự kiện lịch sử từ ngày các thừa sai Công giáo đầu tiên đặt chân trên đất Việt và qua cuộc xâm lăng và đô hộ của thực dân Pháp cho đến các chính quyền Diệm, Thiệu, nhất là Diệm.. Những người không có mấy đầu óc thường lấy cái hận của mình hay của tôn giáo mình làm cái hận của cả một quốc gia, không buồn để ý là nói như vậy chỉ tỏ rõ trình độ thấp kém của mình. Bày tỏ ý kiến cá nhân là quyền căn bản của con người, miễn là những ý kiến bày tỏ không thuộc loại khích động sự thù hận mà nước Mỹ quy vào một loại tội ác “hate crime”, nhưng không ai có quyền lấy ý kiến của mình làm ý kiến của cả cộng đồng, của cả dân tộc. Cho nên từ “Quốc hận” là một từ của những kẻ vô trí cưỡng đặt trên cả một quốc gia mối hận của những cá nhân hay tôn giáo họ.

    Đối với một thiểu số khác nữa thì ngày 30/4/1975 là ngày mà họ không ngớt lời lên án “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” làm như “miền Nam” là một nước của riêng những người sống ở miền Nam, mà không cần để ý đến miền Nam cũng là một phần đất của nước Việt Nam. Họ cũng quên đi tất cả những nguyên nhân, yếu tố nào đã đưa đến sự hình thành một miền Nam mà thực chất không nằm trong tay người miền Nam, nói khác đi, một miền Nam không có căn cước của một quốc gia độc lập, có đầy đủ chủ quyền...

    Điều hiển nhiên là những quan điểm như “mất nước”, “Quốc hận”, “Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam” chỉ là những quan điểm cá nhân của một thiểu số được đưa lên những diễn đàn truyền thông hải ngoại làm như đó là những quan điểm của cả cộng đồng người Việt di cư gồm gần 3 triệu người. Chỉ có điều những quan điểm như vậy phản ánh một trình độ rất thấp kém, vì không hiểu ngay cả những từ đơn giản như thế nào là “nước”, là “Quốc”, và “cưỡng chiếm”. Những quan điểm cá nhân thiển cận này thường chỉ là những “thùng rỗng kêu to”, hoàn toàn vô nghĩa và vô giá trị trước những quyền lợi của cả dân tộc. Và bây giờ tôi xin sang đến phần bày tỏ quan niệm cá nhân của tôi. Chỉ có một điều khác biệt, quan niệm của tôi không dựa trên cảm tính cá nhân mà dựa trên trên lịch sử dân tộc Việt Nam, trên những mặt tích cực của đất nước..

    Ngày 30/4/75 là ngày mà không ai có thể phủ nhận là ngày Việt Nam lấy lại hoàn toàn nền độc lập và thống nhất của nước nhà sau gần một thế kỷ bị người Pháp đô hộ, và sau một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ đầy bi thảm mà nguyên nhân chính là sự can thiệp dựa trên “cường quyền thắng công lý” của ngoại bang: sự liên kết giữa Vatican và Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về để chống Cộng, xóa bỏ hiệp định Genève trong đó có điều khoản qui định một cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước, và Mỹ đã hứa không dùng võ lực để can thiệp vào nội bộ Việt Nam nhưng lại phản bội lời hứa ngay sau đó.. Đây là những sự kiện lịch sử bất khả phủ bác.

    Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam, một người Việt Nam không Quốc Gia không Cộng Sản, không Nam không Bắc, một người Việt Nam không từ bỏ gốc gác tổ tiên, không từ bỏ lịch sử khi vinh khi nhục của quốc gia, và lẽ dĩ nhiên rất hãnh diện với lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.

    Khía cạnh tích cực nhất của ngày 30/4/75 là trên đất nước không còn cảnh bom đạn, cảnh đồng bào bắn giết nhau, và nhất là đất nước đã vắng bóng quân xâm lược. Một khía cạnh tích cực khác của ngày 30/4/1975 là nó mở đầu cho một cuộc di dân vĩ đại chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Qua nhiều năm, hơn hai triệu người, đi chính thức cũng như vượt biên, hiện đang sống ở nước ngoài. Sau một thời gian khó khăn trong việc hòa nhập vào một xã hội mới, sau khi đã ổn định được đời sống qua công ăn việc làm, đa số người Việt lưu vong không từ bỏ quê hương. Như là một nghịch lý, khối người Việt lưu vong cũng đã đóng góp không ít cho quốc gia dân tộc, và đã giúp cho chế độ bên nhà bền vững, một chế độ mà một số hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực, kể cả thế lực đen và tổ chức lãnh tiền của NED Mỹ để chống phá Việt Nam, thường hô hào cần phải lật đổ, giải thể, hay cất lên tiếng kêu vô vọng trong sa mạc: “Cha đã tiên phong góp phần giải phóng quê hương Cha, và tiếp đến sẽ là quê hương chúng con”.. mà không bao giờ nhìn thấy đất nước ngày nay đã phát triển như thế nào, đời sống của người dân đã cải tiến ra sao, số lượng khách ngoại quốc du lịch Việt Nam là bao nhiêu, và số lượng người Việt ở nước ngoài về thăm quê hương là như thế nào. Từ 1986, số tiền người Việt lưu vong gửi về mỗi năm không ít, và ngày nay mỗi năm có mấy trăm ngàn “Việt kiều” về thăm quê hương, mang về mỗi năm trên dưới 6 tỷ đô la, và không phải là không có những chuyên gia mang những kiến thức mới về Việt Nam hay những nhà doanh nghiệp về làm ăn ở Việt Nam. Đọc danh sách hơn 300 “Việt Cộng nằm vùng” ở hải ngoại, chúng ta thấy rõ như vậy.  Đất nước đã mở mang phát triển về nhiều mặt tuy chính quyền còn nhiều điều tiêu cực cần phải sửa đổi, cải tiến tích cực hơn. Nhưng không ai có thể phủ nhận là, qua thời gian, chính quyền Việt Nam đã cải tiến rất nhiều, và tôi hi vọng chính quyền tiếp tục đặt nặng nỗ lực trên vấn đề cải tiến xã hội, mở mang dân trí, và coi dân là trọng.

    Riêng đối với cá nhân tôi, ngày 26/4/1975 là ngày tôi quyết định ly hương và cho đến bây giờ tôi vẫn không hối tiếc gì về quyết định này. Không được sống trên quê hương đất tổ, nhưng cả thế giới đã mở ra trước mắt tôi. Không gian như thu hẹp lại, và tôi có thể đi khắp thế giới, đến bất cứ nơi nào tôi muốn, để mở rộng tầm mắt. Và ngày nay, tôi muốn về thăm quê hương khi nào cũng được. Đối với tôi, sự mất mát trong một giai đoạn đã được đền bù bằng những món ăn tinh thần mà trước đây tôi không bao giờ nghĩ tới. Từ 1975, định cư ở Mỹ, tôi mới có cơ hội và phương tiện để tìm hiểu về Phật Giáo. Tôi cho đó là một hồng phúc của tổ tiên để lại. Ngoài ra, tôi cũng còn có cơ hội để tìm hiểu thực chất về các tôn giáo khác, đặc biệt là về Ki Tô Giáo nói chung, Công giáo La-mã  (Roman Catholicism) nói riêng, cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam mà tôi tin rằng nếu ở lại Việt Nam tôi không thể nào có phương tiện và cơ hội để có được những sự hiểu biết này. Qua những kiến thức mới thu thập được này, tôi đã từ một người “Quốc gia” trở thành một người “của Quốc Gia”, Quốc gia Việt Nam, với quốc tịch Mỹ.

    Chúng ta đã thua, và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng ở hải ngoại, chống Cộng vì những mất mát cá nhân về quyền thế, về tôn giáo, hay tài sản, hay người thân v..v.., nói chung, với lý do chúng ta là “nạn nhân của Cộng Sản”.  Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi: “Thế nạn nhân của Mỹ và của phía Quốc Gia thì sao?”  Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này.  Nên nhớ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết khoảng 300000 người vô tội trong chính sách “tố Cộng”, cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai v..v.. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền Bắc gấp mấy lần của miền Nam.  Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, và những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không?  Họ có quyền thù hận chúng ta không? 

    Nhưng cũng may là sự thù hận này phần lớn chỉ có một chiều, tập trung trong một thiểu số ở hải ngoại mà đa số trong đó thuộc thế lực đen, một thế lực đã nổi tiếng trong dân gian, mà lịch sử đã ghi rõ, là “mất gốc” và “hễ đã phi dân tộc thì thể nào cũng phản dân tộc”, đang nắm những phương tiện truyền thông ở hải ngoại nhưng thiếu khả năng, thiếu trí tuệ và giáo dục, nên chỉ có thể đưa ra những hành động và lời lẽ chống Cộng phi lý làm nhục lây đến cả cộng đồng người Việt di cư. Ở Việt Nam, chúng ta không thể kiếm đâu ra một sự thù hận ngút trời như ở hải ngoại.  Chúng ta đã thua về quân sự, nay chúng ta lại thua về tình người.  Cũng may là sự thù hận ngược chiều này chỉ nằm trong những đầu óc vô não của một số nhỏ.

    Vì một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng, trong số này không thiếu gì những kẻ vô liêm sỉ, trốn tránh nghĩa vụ và nhiệm vụ trong thời chiến, hay tìm cách tránh động viên, tránh quân dịch v..v.., bây giờ cũng nổi tiếng là “vô thượng thiên tài chống Cộng”, và thiểu số này lại là những người nắm phương tiện truyền thông nhiều nhất, là những người lớn tiếng nhất, cho nên, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy người ta nấp sau danh nghĩa những hội đoàn, tổ chức hữu danh vô thực để mà chống Cộng bằng những hành động thấp kém, vô trí.  Thực chất những hành động chống đối lố bịch này, phần lớn là của những kẻ đầu cơ chính trị, hành nghề chống Cộng để kiếm sống, chỉ là khai thác lòng thù hận chưa thể dứt bỏ của một thiểu số người Việt sống ở nước ngoài cho những mục đích cá nhân khác. 

    Để kết thúc bài viết này, tôi muốn trích dẫn nhận định của một tờ báo ở Orange County và của một người ngoại quốc, Johannjs, trên Internet.  Tổng Hành Dinh thánh chiến chống Cộng của “cộng đồng” là ở Orange County, Cali., nhưng “cộng đồng” lại không biết đến là OCRegister.com đã viết:

    ☞  Những người chống đối [thí dụ như chống Cộng vô lối như chống báo Người Việt vì bài viết của Sơn Hào ở hải ngoại] có biết rằng trong thế giới ngày nay mà chụp mũ và lên án một người nào là cộng sản thì thật là ngu xuẩn như thế nào không? Nó đã quá lỗi thời và chứng tỏ rõ ràng là các người thiếu học vấn.

    [Do you protestors realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.]

    ☞  Và cuối cùng là nhận định của Johannjs trên Internet về chuyện có kẻ ngu xuẩn đòi “truy tố tội ác Cộng sản” ra trước tòa án quốc tế:

    Nếu những người nào “thù ghét những người Cộng sản vì những gì họ đã làm”, vậy thì họ hãy nên thù ghét những người còn tự cho mình là “người quốc gia”, xét rằng họ đã giúp những kẻ xâm lăng tàn bạo để diệt chủng dân tộc họ… Và ai là những kẻ xâm lăng tàn bạo?

    Về vấn đề này, không còn phải bàn cãi gì nữa:  những người ở đây đều hiểu ai là những kẻ ngoại xâm tàn bạo.  Đừng toan tính lật ngược tình thế, cho rằng đó là những người Việt Nam xâm lăng chính quốc gia của họ.  Không một người nào có đầu óc lô-gic, Bắc, Nam, sẽ tin được điều này.  Ngay chính những kẻ xâm lăng cũng đã thừa nhận là họ chẳng có nhiệm vụ gì ở miền đất xa xôi đó.

    Vì có những loại người [chống Cộng] như các người, người Việt hải ngoại đã nổi tiếng là những kẻ “nói láo đến cực điểm” và những kẻ “vô liêm sỉ, nói láo một cách tuyệt đối bệnh hoạn

    Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử những người Cộng sản Việt Nam?  Không có một cái nào!  Có bao nhiêu tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh đã được lập ra để xử nước Mỹ  [tự cho là] có quá đạo đức tôn giáo?  Có rất nhiều.. Và đây là một sự thật đơn giản.

    (If anyone should "hate the communists for what they have done", then they should hate even more those who still pretend to be "nationalists", whereas they helped brutal invaders to genocide their people...  And who are the brutal invaders?

    Concerning his question, it was no question: every body here understands who were the brutal foreign invaders. Don't pretend to reverse the situation, into that of the Vietnamese invading their own country! Nobody with a logical mind will listen to that, North, South. Even the invaders themselves have admitted they had nothing to do in that far away land.

    Because of people of your kind, the Vietnamese abroad have gained that reputation of being all "fieffés menteurs" and "mythomanes" (unashamed and absolute pathological liars).

    How many international war crime tribunals were set against the Vietnamese "communists"? none. How many international war crime tribunals were set against the so religiously moralist United States of America? many... and that's a simple fact.  [This post has been edited by Johannjs: Nov 30, 2004, 12:53 PM ]

     

    Trần Chung Ngọc

    Gõ xong ngày 1 tháng 8, 2012

    PHỤ LỤC

    Dưới đây là nguyên văn bài nói chuyện:

    Của Thẩm phán Phan Quang Tuệ

    Nguồn: http://www.danchimviet.info/archives/62092

     

    Ảnh http://www.danchimviet.info

    Kính thưa Quý Vị,

    Khi chọn đề tài Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí cho buổi nói chuyện hôm nay, tôi chỉ nhằm mục đích chọn một đề tài thích hợp với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota. Tôi không ngờ đã vô tình mở cánh cửa bước vào một vũ trụ bao la vô tận. Một biển cả mà càng đi tới, chân trời càng xa. Tôi xin giải thích tại sao tôi có cảm tưởng như vậy. 10 ngày trước đây tôi khởi sự ngồi xuống để soạn bài nói chuyện. Tôi vào Google và đánh hai chữ:”free speech”. Trên màn ảnh của máy computer hiện ra con số 63,100,000 tài liệu liên quan đến đề mục tôi muốn tìm hiểu. Con số tài liệu lớn lao này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề tự do ngôn luận và tự do báo chí.

    Năm 1993, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 3 tháng 5 hàng năm là ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên toàn cầu. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ công bố vào ngày 7 tháng 4, năm 1776 và là vị Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã tuyên bố như sau:

    The basis of our government being the opinion of the people, the very first object should be to keep that right; and were it left to me to decide whether we should have a government without newspapers, or newspapers without a government, I should not hesitate a moment to prefer the latter. But I should mean that every man should receive these papers and capbable of reading them.” “Nền tảng của các chính quyền của chúng ta đặt trên lòng dân, vì thế quyền phát biểu phải là đối tượng được bảo vệ trên hết. Nếu phải chọn lựa giữa một chính quyền không có báo chí và một tình trạng báo chí không có chính quyền, tôi sẽ chọn tình trạng thứ hai. Nhưng tôi cần nói thêm là với điều kiện mọi người đều có cơ hội đọc báo và có đủ hiểu biết để đọc và hiểu các bài báo!” Và đó là lời phát biểu 236 năm trước đây của tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập!

    Câu tuyên bố của Thomas Jefferson chỉ nhằm nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu trong một xã hội không có báo chí, không ngờ lại đã xảy ra trong thực tế hơn hai trăm năm sau, không phải tại Hoa Kỳ, mà là tại một quốc gia ở Âu Châu!! Đó là Vương Quốc Bỉ. Thực vậy, sau ngày bầu cử Quốc Hội Bỉ vào tháng 6, 2010 đã không có một đảng phái nào hội đủ túc số để thành lập nội các. Các cuộc thương thuyết nhằm thành lập nội các giữa 11 đảng phái đã kéo dài từ tháng 6, 2010 cho đến khi đạt được thỏa hiệp và một nội các đã được thành lập ngày 5 tháng 12, 2011. Tổng cộng nước Bỉ và dân tộc Bỉ đã có một đời sống quốc gia 540 ngày mà không có một chính quyền. Nhưng tất cả các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống Internet tại quốc gia này vẫn tiếp tục trong suốt thời gian gần hai năm đó!! Đời sống quốc gia, sinh hoạt hằng ngày của người dân, các phương tiện giao thông, chuyên chở công cộng vẫn tiếp tục trong vòng trật tự cho thấy tầm quan trọng của dân trí và ý thức trách nhiệm của người công dân Vương Quốc Bỉ.

    Tuy tự do ngôn luận và tự do báo chí có một vị thế quan trọng như vậy trong đời sống con người, quyền tự do này lại không phải là một quyền sở hữu, gắn liền với con người như con người có tay và chân cùng các bộ phận khác! Tự do ngôn luận quan trọng vì con người là một con vật xã hội. Khi chúng ta sống một mình cô quạnh như Robinson Crusoe trên một hoang đảo chơi vơi giữa biển cả mênh mông xung quanh không có gì khác hơn là một cây dừa lẻ loi thì quyền tự do ngôn luận không cần thiết phải đặt ra.

    Theo cuộc kiểm kê dân số vào năm 2010 thì dân số Minnesota hơn 5,300,000 triệu người mà trong đó dân số người Việt có hơn 27,000 người, đứng hạng thứ 13 về dân số người Việt so với toàn quốc. Twin Cities, mà tôi thấy có quý vị địa phương dịch là Song Thành có dân số gần 2,500 người ở St.Paul và 2,000 người ở Minneapolis. Dẫu tỷ lệ dân số nhỏ so với dân số toàn tiểu bang, báo Việt ngữ vẫn là một nhu cầu cần thiết vừa để thông tin, vừa làm nhịp cầu liên lạc giữa cộng đồng người Việt, đồng thời nhằm nuôi dưỡng tiếng Việt, vốn là một nét đặc thù của văn hoá Việt Nam.

    Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí được xem là đệ tứ quyền trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy gọi là đệ tứ quyền nhưng tự do ngôn luận, tự do báo chí lại không được quy định trong 7 điều khoản chính của Hiến Pháp. Thực vậy tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong nửa phần thứ hai của Tu Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ:

    “Congress shall make no law…abridging the freedom of speech, or of the press…” “Quốc Hội sẽ không làm luật…hạn chế tự do ngôn luận, hay tự do báo chí”

    Chúng ta cần lưu ý đến kỹ thuật thảo hiến điêu luyện của những nhà lập hiến Hoa Kỳ mà các tài liệu lịch sử đều nhắc đến họ như là: the Framers of the Constitution, những con người đã gầy dựng nên nền móng khuôn khổ của Hiến Pháp. Phần lớn các bản Hiến Pháp của các quốc gia trên thế giới đều viết đại loại như: Quốc Gia công nhận quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Hay: Công Dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin theo qui định của pháp luật như điều 70 trong Hiến Pháp 1992 của Cộng Sản Việt Nam. Tu Chính Án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui định một cách rõ ràng và vắn tắt: Quốc Hội sẽ không làm luật…hạn chế tự do ngôn luận, và tự do báo chí.

    Kỹ thuật thảo hiến của các nhà lập hiến Hoa Kỳ 225 năm trước đây đưa đến hai hệ quả song hành: thứ nhất, xác nhận ý chí của nhà lập hiến không cho cơ quan lập pháp, nghĩa là Quốc Hội Liên Bang, quyền làm luật hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thứ hai, đặt nguyên tắc căn bản cho việc giải thích tính cách hợp hiến đối với những văn kiện luật pháp hay lập qui, cho dầu trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tự do ngôn luận, tự do báo chí.

    Hệ thống công quyền của Hoa Kỳ được đặt trên nguyên tắc căn bản checks and balances, kiểm soát và cân bằng. Cả ba ngành luật pháp, hành pháp, tư pháp đều có mối liên hệ hỗ tương, ngành này kiểm soát ngành kia. Thí dụ Lập Pháp có quyền làm luật, biểu quyết ngân sách, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế. Hành Pháp có quyền đề nghị các dự luật, phủ quyết các đạo luật do lập pháp biểu quyết. Tư Pháp có quyền giải thích Hiến Pháp, tuyên bố tính cách hợp hiến hay không của các đạo luật của ngành lập pháp.

    Nhưng còn tự do ngôn luận, tự do báo chí vốn được xem như là đệ tứ quyền thì sao? Ngoài điều khoản công nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất, không có một giới hạn hiến định nào khác được trù liệu để giới hạn hay kiểm soát quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

    Một sử gia Anh Quốc, Lord Acton, trong thế kỷ 19 đã từng nói:”Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely”. Quyền hạn dễ đưa đến lạm dụng, và quyền hạn tuyệt đối sẽ đưa đến lạm dụng tuyệt đối.

    Quyền lực, hay quyền hành, tự bản chất thực ra không hẳn đối ngịch với đời sống dân chủ. Vấn đề là làm sao để điều hành quyền lực như thế nào cho phù hợp với sinh hoạt dân chủ. Chúng ta đã thấy các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giới hạn và kiểm soát hỗ tương như thế nào. Trong lãnh vực tư, chúng ta cũng thấy mối tương quan hỗ tương giữa các công ty sản xuất và nghiệp đoàn nhân công, và những giới hạn của cả hai bên bởi luật pháp và các cơ quan hành chánh. Nhưng còn tự do ngôn luận, tự do báo chí được công nhận trong Tu Chính Án Thứ Nhất thì sao?

    Ai cũng đồng ý tự do báo chí là điều cần thiết cho tự do chính trị, và nơi đâu mà con người không được chuyển đạt, bày tỏ tư tưởng giữa con người với con người, nơi đó không có tự do. Nhưng nếu tự do này bị lạm dụng thì sao? Và phải chăng tự do bị lạm dụng sẽ đưa đến sự hủy diệt của tự do? Nhưng câu hỏi trên chính là vấn đề khó xử khi thảo luận về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Và đâu là ranh giới phân biệt giữa những điều có thể chấp nhận và những điều không chấp nhận được mỗi khi hành xử quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

    Không ai có thể nghĩ rằng qua Tu Chính Án Thứ Nhất, những nhà thảo hiến có thể chủ trương rằng tất cả mọi người dân đều có quyền tự do phát biểu không giới hạn về bất cứ vấn đề gì theo ý muốn, bất cứ ở đâu và bất cứ vào lúc nào. Thí dụ, khai gian trước toà hay phổ biến tài liệu khích dục có được bảo vệ như là một phần của tự do ngôn luận hay không? Thí dụ viết bài đặt điều nói xấu người khác, phỉ báng (libel) hay phát biểu nói xấu gây thiệt hại cho người khác (mạ lỵ, slander) có phải là tự do ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hay không?

    Khi giải thích những vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí, án lệ Toà Án thường đối chiếu quyền tự do ngôn luận với những quyền khác cần được bảo vệ trong một xã hội tự do dân chủ. Đó là những quyền như quyền được sống an toàn, quyền được bảo vệ trong đời sống riêng tư, quyền của những người khác trong một xã hội mà mọi người đều có quyền được đối xử bình đẳng. Khi mang đối chiếu với các quyền lợi khác, Toà Án thường đặt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí vào một điạ vị ưu tiên, preferred position vì đây là hai quyền tự do căn bản cho đời sống dân chủ. Đặc biệt toà án có khuynh hướng bảo vệ tự do ngôn luận trong lãnh vực các phát biểu về những vấn đề chính trị.

    Trong lãnh vực này, phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ án New York Times v. Sullivan (1964) là một án lệ căn bản trong lãnh vực tự do báo chí. Trong phán quyết này, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng giới chức chính quyền phải chứng minh là người chủ nhiệm hay chủ bút tờ báo đăng bài chỉ trích phải biết là điều chỉ trích không đúng với sự thật và người chủ nhiệm có ác ý (malice) khi đăng bài báo chỉ trích. Trách nhiệm dẫn chứng (burden of proof) này đặt một tiêu chuẩn quá cao khó cho các nguyên đơn có thể đạt được. Từ tiêu chuẩn áp dụng cho các giới chức chính quyền (government officials) lý luận của án lệ Sullivan đã dần dà nới rộng cho những người tuy không phải là giới chức chính quyền nhưng vì điạ vị và hoạt động của họ, được xem như là những khuôn mặt công cộng (public figures).

    Ngoài tiêu chuẩn “preferred position”, vị trí ưu tiên, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ còn áp dụng 4 tiêu chuẩn khác cần phải chứng minh trước khi một đạo luật giới hạn tự do ngôn luận được công nhận là hợp hiến.

    Tiêu chuẩn thứ nhất, luật giới hạn tự do ngôn luận phải không là một luật nhằm mục đích ngăn chận trước, prior restraint. Điều này nhằm tránh tình trạng kiểm duyệt và tiêu chuẩn này được xem như là trách nhiệm dẫn chứng khó khăn nhất trong phạm vi luật pháp.

    Thứ hai, luật giới hạn tự do ngôn luận, tự do báo chí phải có nội dung vô tư, neutral. Thí dụ, nếu một thành phố ra quyết định cấm dán giấy quảng cáo trên các cột đèn, thì quyết định này phải nhằm cho tất cả các quảng cáo, không phải cho một loại quảng cáo nào đặc biệt.

    Thứ ba, điều giới hạn phải không quá bao quát, too vague, khiến cho ai cũng ngần ngại. Một đạo luật như vậy sẽ có thể gây một tác dụng mà án lệ gọi là chilling effect sẽ làm tất cả mọi người ngần ngại, chùn bước không dám hành xử quyền tự do ngôn luận.

    Tiêu chuẩn thứ tư là khi một đạo luật hay một nghị định đi quá xa trong mức giới hạn tự do ngôn luận thì đạo luật hay nghị định có thể bị xem là bất hợp hiến. Thí dụ tất cả mọi người đều có thể đồng ý là trật tự và an toàn lưu thông là cần thiết cho ích lợi chung. Nhưng khi một thành phố quyết định cấm hết tất cả mọi cuộc diễn hành hay biểu tình trên đường phố thì quyết định hành chánh này có thể bị xem là bất hợp pháp. Thành phố có thể giới hạn cuộc diễn hành vào một thời gian và trên một số đường phố thì giới hạn này có thể được xem là không vi phạm quyền tự do ngôn luận.

    Những tiến bộ trong kỹ thuật thông tin ngày nay, đặc biệt là Internet, cho thấy những khó khăn mà Toà Án gặp phải khi phân biệt thế nào là tự do ngôn luận khả chấp và tự do ngôn luận bất khả chấp. Khi Tu Chính Án Thứ Nhất ra đời 221 năm trưoóc trước đây nào đâu đã có Internet!! Ngày nay qua Internet, hệ thống liên mạng, tất cả mọi công dân bình thường đều có thể nhận được vô vàn tin tức trong đủ mọi lãnh vực và liên lạc hầu như ngay tức khắc với một số người hầu như không giới hạn mà không cần phải rời nhà của mình. Trong số lượng những tin tức thông tin này có cả những tài liệu, hình ảnh khiêu dâm, bạo hành rất có hại cho trẻ em. Năm 1995, Quốc Hội liên bang đã biểu quyết đạo luật Communications Decency Act, gọi tắt là CDA, xem việc xử dụng Internet để chuyển các tài liệu “indecent material”, xúc phạm công sĩ, là tội hình sự có thể bị phạt 2 năm tù và phạt vạ $250,000 Mỹ kim cho mỗi vi phạm.

    Đạo luật CDA đã bị Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên bố bất hợp hiến trong phán quyết Reno v. ACLU (American Civil Liberties Union), 521 U.S.844 ((1997). Phán quyết này được biểu quyết thuận bởi tất cả 9 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, với thẩm phán John Paul Stevens là tác giả thảo ra phán quyết. Reno v. ACLU là phán quyết quan trọng đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện đối với những luật lệ quy định cách thức và nội dung các tài liệu gửi qua trên hệ thống Internet. Trong phán quyết này, TCPV đã phán đạo luật CDA bất hợp hiến vì đã không tôn trọng các tiêu chuẩn quá mơ hồ (too vague), nội dung không khách quan (content not neutral), vì đã gộp chung tài liệu khiêu dâm với những tài liệu thuộc loại khác dưới một danh xưng quá rộng “indicent material”, và sau cùng đã không tìm những biện pháp ít cực đoan hơn nhằm bảo vệ các trẻ em không được xem các tài liệu khiêu dâm.

    Mặc dầu có phán quyết Reno v. ACLU, án lệ về tự do ngôn luận trong lãnh vực Internet vẫn chưa rõ ràng và TCPV và các toà án còn nằm ở giai đoạn dò dẫm trong lãnh vực mới mẻ này.

    Nói chung, luật lệ giới hạn quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có thể được xếp vào 3 loại: giới hạn về nội dung, content restriction, giới hạn về nơi chốn, place restriction, và tự do ngôn luận có tính chất biểu tượng, symbolic speech. Cộng thêm vào đó là loại phát biểu gây nên mối nguy hiểm rõ ràng và tức khắc, clear and present danger. Thí dụ giới hạn về nội dung là những tài liệu khiêu dâm. Giới hạn vì lời phát biểu có thể gây nên mối nguy cơ rõ ràng và tức khắc là trường hợp trong một rạp hát đông nghẹt có một người đứng lên hô to “cháy, cháy” tạo nên hỗn loạn. Giới hạn về biểu tượng, symbolic speech, như khi chống chiến tranh bằng cách đốt thẻ động viên. US v. O’Brien, 391 U.S.367 (1968) là một phán quyết liên quan đến phong trào phản chiến. Trong phán quyết này, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán rằng hành vi đốt thẻ động viên không phải là một hành vi có tính cách tự do ngôn luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất.

    Các mục quảng cáo trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh được xếp chung vào loại commercial speech. So với political speech được luật pháp bảo vệ nhiều thì commercial speech được bảo vệ ít hơn. Nói thế không có nghĩa là các mục quảng cáo không được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ. Nhưng nếu quảng cáo sai lạc, thổi phồng quá đáng, gây nên thiệt hại cho người tiêu thụ thì lại là vấn đề khác.

    Bài nói chuyện của tôi sẽ thiếu sót nếu tôi không đề cập đến tự do ngôn luận trong công tư sở, hãng xưởng. Đa số chúng ta thường hay nói: tôi có quyền tự do của tôi khi phát biểu về vấn đề gì. Điều này đúng nhưng không đúng cho nơi làm việc, work place. Nguyên tắc chung là quyền tự do ngôn luận rất giới hạn tại nơi làm việc, nhất là khi nơi làm việc là một hãng xưởng hay công ty tư, không phải công sở. Mục đích của chủ nhân thâu nhận chúng ta vào làm việc là để làm việc, không phải để xử dụng tự do ngôn luận. Tu Chính Án Thứ Nhất quy định: Quốc Hội không làm luật … hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tu Chính Án này không hề quy định là chủ nhân không được sa thải một nhân viên khi nhân viên này nói quá nhiều, không chịu làm việc!

    Tôi vừa trình bày cùng quý vị về tự do ngôn luận và tự do báo chí dưới khía cạnh hiến pháp, luật pháp, trong đời sống quốc gia. Bây giờ chúng ta thử xét vấn đề trong đời sống cộng đồng. Cộng đồng đây là Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ, không phải là cộng đồng người Việt tại Twin Cities Song Thành ở đây.

    Theo cuộc kiểm tra dân số thực hiện năm 2010 vừa qua thì dân số người Việt tại Hoa Kỳ là 1,548,449 người, xếp hạng thứ tư trong dân số người Á Châu. Bốn thành phố có người Việt đông nhất là San Jose, Garden Grove, Westminster và Houston.

    Tôi sẽ đơn cử 4 trường hợp liên quan đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ. Bốn trường hợp này đều xảy ra tại 4 thành phố nói trên.

    Trường hợp đầu tiên là trường hợp tờ Thời Báo xuất bản ở San Jose, California. Vào khoảng đầu năm 1984, tờ Viêtnam, nhật báo đầu tiên của người Việt tại hải ngoại ra đời. Sau đó, người chủ báo tách ra làm tờ Thời Báo, phát hành 5 số một tuần, số báo ra cuối tuần có trên 80 trang. Năm 1986, số Xuân Thời Báo đang hai bài phỏng vấn xếp cạnh bên nhau, một bài phỏng vấn thẩm phán Phan Quang Tuệ, một người quốc gia, một bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Phong, lãnh sự Cộng Sản tại San Francisco. Ngay lập tức có phản ứng chống đối tờ Thời Báo vì đã đăng bài phỏng vấn viên lãnh sự Cộng Sản. Các người chống đối tổ chức biểu tình 86 lần, kéo dài hơn 100 ngày. Ngày ngày họ kéo đến trước toà soạn tờ Thời Báo chửi rủa. Họ điện thoại đến toà báo chửi rủa. Họ làm áp lực với các thân chủ quảng cáo trên tờ Thời Báo chấm dứt quảng cáo. Họ đòi hỏi tờ báo phải công bố tên người ký giả đã phỏng vấn trực tiếp 2 nhân vật cho hai bài phỏng vấn. Tờ Thời Báo cho tới nay vẫn còn tồn tại nhưng không còn mạnh mẽ như trước.

    Vụ thứ hai xảy ra gần đây tại Houston, Texas. Luật sư Hoàng Duy Hùng nộp đơn kiện cựu Đại Tá Trương Như Phùng đã phỉ báng ông qua những lời tố cáo LS Hùng đã thụt két công quỹ Fema, đã liên lạc với Toà Lãnh Sự Việt Nam tại Houston và đã làm ăn với Việt Cộng. Tin mới nhất cho biết vụ kiện đã được Toà Án bãi nại chiếu theo đạo luật Anti-Slap. Anti-Slap là một đạo luật ở Texas và ở 26 tiểu bang khác cộng với vùng Hoa Thịnh Đốn nhằm mục đích giảm thiểu các vụ kiện về phỉ báng, mạ lỵ giữa các người tố cáo và các nhân vật có khuôn mặt công chúng (public figure).

    Trường hợp thứ ba lại cũng xảy ra ở San Jose. Tháng Sáu vừa qua một số người đứng ra tổ chức mời ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Cộng Sản, đã ly khai đảng Cộng Sản và từ năm 1990 là một nhà báo sống tại Paris, đến nói chuyện. Một số người Việt tổ chức biểu tình phản đối. Xem cuộc biểu tình trên YouTube, còn thấy một người đi dự buổi nói chuyện bị một người biểu tình nhổ nước miếng vào mặt.

    Trường hợp thứ tư là trường hợp mới nhất xẩy ra tại quận Cam vào đầu tháng 7 này. Báo Người Việt phát hành tại Westminster, đăng một lá thư của một độc giả đã viết “..ngày 30 tháng 4 là ngày vui mừng của dân tộc và Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”! Lập tức có phản ứng ngay từ các cá nhân, hội đoàn, và ngay cả các báo khác. Chủ nhiệm của báo Người Việt quận Cam có thư xin lỗi ngay trên trang đầu, công nhận “đã phạm lỗi nặng nề nên xin lỗi toàn thể cộng đồng”. Thư xin lỗi cho biết tờ báo đã điều tra và cho nhân viên phụ trách chọn đăng bức thư độc giả nghỉ việc. Ban Điều Hành báo Người Việt Westminster đã tổ chức một cuộc tiếp xúc giữa Ban Điều Hành và đại diện cộng đồng để trình bày những biện pháp kỷ luật mà tờ bào đã áp dụng với những nhân viên trách nhiệm trong việc đăng lá thư nói trên.

    Khi các nhà thảo hiến soạn thảo Tu Chính Án Thứ Nhất vào năm 1791, hơn 200 năm trước đây, họ nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người công dân đối với với nhà cầm quyền. Tu Chính Án nhằm đến chính quyền và quy định: Quốc Hội sẽ không làm luật hạn chế tự do ngôn luận và tự do báo chí. Các nhà thảo hiến đã xem chính quyền là nguồn gốc chính đe dọa quyền tự do báo chí.

    Trong 4 trường hợp đơn cử, không có một trường hợp nào có sự can thiệp của chính quyền, dẫu cho là cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt, hay thị xã, để giới hạn tự do ngôn luận, tự do báo chí của cộng đồng người Việt. Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt!

    Và nếu như thế thì lợi ích và mục tiêu chính đáng của Tu Chính Án Thứ Nhất có còn cần thiết nữa hay không?

    Ngày 3 tháng 5 năm 2012 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức mừng ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và bà Irina Bokova, Giám Đốc UNESCO đã ra một tuyên bố chung có đoạn như sau: Freedom of Expression is one of our most precious rights. It underpins every other freedom and provides a foundation for human dignity. Free, pluralistic and independent media is essential for its exercise. Tự do ngôn luận là một trong những quyền quý báu nhất của chúng ta. Nó là căn bản cho các quyền tự do khác và đặt nền móng cho phẩm cách của con người. Tự do, đa dạng và độc lập của báo chí là điều tối cần thiết cho việc thực thi quyền tự do ngôn luận.

    Tôi xin mượn đoạn trên trong bản tuyên bố chung làm kết luận cho bài nói chuyện hôm nay.

    Xin cám ơn quý vị!

     

     


    Các bài thời sự cùng tác giả


     ▪ 22 Năm Giao Điểm: Trừ Tà - Hiển Chánh và Độ Sinh - Trần Chung Ngọc

    Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng - Trần Chung Ngọc

    Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar - Trần Chung Ngọc

    Những Người Máy Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

    Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Th - Trần Chung Ngọc

    Tản Mạn về Chống Cộng - Trần Chung Ngọc

    Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản - Một Câu Chữ Của Những Kẻ U Mê - Trần Chung Ngọc

    ĐĐ Thích Nhật Từ và Các Xóm Đạo Washington D.C. - Trần Chung Ngọc

    Đọc "Món Hàng Xuất Cảng Làm Chết Người Nhất Của Mỹ: DÂN CHỦ" - Trần Chung Ngọc

    Avro Manhattan: Cơn Ác Mộng Của Một Quốc Gia - Trần Chung Ngọc

    BA MƯƠI THÁNG TƯ VÀ TÔI TỪ KIẾN THỨC ĐẾN LẬP TRƯỜNG - Trần Chung Ngọc

    Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam - Trần Chung Ngọc

    Bang Giao Với Vatican? Bang Giao Như Thế Nào ?? - Trần Chung Ngọc

    Công Nghiệp Cuối Cùng -
    Vài Suy Tư Xung Quanh Sự Ra Đi Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
    - Trần Chung Ngọc

    Cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter & Liên Hiệp Quốc Lên Án Mỹ Vi Phạm Quốc Tế Nhân Quyền - Trần Chung Ngọc

    Chuyện Phịa Thời Sự: Tin Vịt Truyền Thông - Trần Chung Ngọc

    Chuyện Thời Sự Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

    Chuyện Thời Sự - Về Bức Thư “Chê Chúa” Của Einstein - Trần Chung Ngọc

    Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc

    Kiến Thức 30/4 Qua Các Danh Nhân - Tại Sao Chúng Ta Thua ? - Trần Chung Ngọc

    
    ▪ 1 2 3 >>>

    Trang Thời Sự


    

    Đó đây
    

    2024-05-16 - Lộc Cát Xê ( Nam Lộc) chia sẻ bí quyết gây quỹ nhiều nhất với Nguyễn Thanh Tú - Chuyện cũ nhưng cũng cần biết.

    2024-05-15 - Ổi Xanh: 275. HDH đi gặp Vũ Minh Giang. Vì sao? -

    2024-05-10 - Linh mục ở Dallas bị bắt vì hai tội dâm dục với trẻ em ở Garland - Linh mục Ricardo Reyes Mata ở Dallas bị buộc tội "chạm" vào bộ phận riêng của hai đứa trẻ một cách không thích hợp, cảnh sát cho biết hôm thứ Ba.

    2024-05-08 - CDBHB3663. Không thể để cho những kẻ tự cho mình là “vùng cấm”! -

    2024-05-08 - CDBHB3660. Đàm Vĩnh Hưng thiếu trách nhiệm tôn trọng lịch sử đất nước -

    2024-05-08 - Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng ĐBP - Nhận diện - VNews -

    2024-05-08 - Bộ trưởng Quốc phòng Pháp thăm đồi A1, hầm Đờ Cát | Tiền Phong TV -

    2024-05-05 - VTV Đặc biệt: Vòng vây lửa - Hồ sơ mật của Pháp về Điện Biên Phủ lần đầu được giải mã -

    2024-05-05 - Em bé “được cưng nhất” lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ -

    2024-05-05 - Tập Cận Bình thử máy … alô … “đuổi cổ” Blinken về Mỹ nghen. Họp mật căng thẳng … Tiktok -


    
    ▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>


    

    Thư, ý kiến ngắn
    ● 2024-05-14 - Chỉ Có Lũ Việt Gian Thiên Chúa Giáo Và Lũ Lê Chiêu Thống Tân Thời Mới Nói Miền Nam Là Một Nước R - Ri n -

    ● 2024-05-13 - Tại vì chủ tịch nước CHXHCN VN VVT sang Vatican mời Giáo hoàng Francis đến viếng VN nên ... - PH Gò Vấp -

    ● 2024-05-13 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

    ● 2024-05-12 - Giáo Hoàng Francis nói JESUS SỐNG LẠI DƯỚI DẠNG HỒN MA, BÓNG QUẾ - Ri Nguyễn -

    ● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

    ● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

    ● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

    ● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

    ● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

    ● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

    ● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

    ● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

    ● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

    ● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

    ● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

    ● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

    ● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

    ● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

    ● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

    ● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

    
    ▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>