Bầu Cử 2012: Debates

Đấu Võ Mồm

Ng. Tiên Tri

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/NgTienTri03.php

20-Oct-2012

LTS: Người Mỹ xem trọng những cuộc chơi, và cũng có thể xem như chơi những chuyện quan trọng. Qua nhiều cuộc tranh cử diễn ra trên xứ sở này, những lý thuyết căn bản đối nghịch giữa hai "đảng phái" lớn nhất nước là Dân Chủ và Cộng Hòa được thể hiện giống nhau trong những hoàn cảnh khác nhau ở các thời điểm khác nhau, người ta gần như thuộc lòng những lời hứa của các ông tranh cử, đoán được các câu hỏi dành cho hai đảng, hay phe đang cầm quyền và các lời hứa của các vị tranh cử. Nhưng dân Mỹ vẫn xem trọng các cuộc chạy đua bằng nước bọt này không khác gì những cuộc đua thuyền hay đô vật, vẫn hấp dẫn, vẫn thú vị. Đến đỗi các nhạc sĩ đã "phổ nhạc" các điểm nổi bật đó chập vào nhịp điệu của các vành môi làm thành những tác phẩm độc đáo như một video clip sau đây.

http://www.youtube.com/watch?v=6ti2S7Py25w

Tác giả Ng Tiên Tri cũng nghiêm chỉnh ngồi vào hàng khán giả và ghi một vài đoạn phóng sự như sau. Mời các bạn thưởng thức. (SH)


Dân Mỹ rất thích tham dự các so đấu thể thao như tennis, football, basketball.., thường mua vé đắt tiền có khi chỉ được ngồi xa xa xem các tài tử tranh đấu. Debate tranh cử là cuộc đấu võ mồm và đương nhiên là đấu trí rất hấp dẫn.

Năm 2008 ông Mc Cain, một cựu phi công tù binh VNCS, với vẻ mặt thật thà phúc hậu tưởng chừng sẽ đắc cử, lại chọn bà phó tuy có đẹp sắc xảo nhưng tỏ ra yếu kém khi trả lời các vấn đáp, nên đưa đến thất bại.

Người dân khi chọn người làm họ cũng nhìn tướng, xem hình và khả năng, có thể nào họ chọn một ông saleman mồm mép lấp liếm nói xuôi nói ngược chỉ cốt bán được hàng giá đắt, hay chọn một ông võ sĩ khi phật lòng thì trợn trắng mắt nhìn trừng như muốn nuốt sống người đối lập làm Tổng Thống? Một Tổng thống như Hitler gây chién tranh làm hại hàng triệu người chết và biết bao tàn phá.

Debate 1 : Obama v/s Romney

Romney trong vị thế tấn công, chỉ trích các yếu kém của chính phủ Obama, đưa ra các con số thổi phông về người thất nghiệp, số nợ của chính phủ, chiến tranh Iraq, Afghanistan, v,v,,,mà không hề nhắc gì các thành quả của Obama đã ngăn được nền kinh tế sắp rơi xuống vực thẳm, từ từ khôi phục. Ông ta cũng chỉ trích chính phủ và làm như không biết gì về đảng của ông ta tại Thượng viện, tuy là thiểu số, nhưng có quyền dùng kếfillibuster ngăn cãn biểu quyết các đạo luật, phải cần có 60 phiếu mới qua được sự fillibuster nầy, và ông xếp Republican thiểu số tại Thượng viện đã từng công bố là sẽ dùng mọi cách để làm cho Obama chỉ làm TT một kỳ mà thôi ( thay vì cùng hợp tác để làm các luật lệ giúp quốc gia trong thời khủng hoảng kinh tế và chiến tranh). Romney khủng bố tinh thần ông trọng tài bằng cách tuyên bố sẽ cắt hẳn trợ cấp (cở 480 triệu) cho công ty truyền hình của ông nầy, truyền hình thường được gọi là Big Bird giúp cho trẻ em học và giải trí, - làm ông trọng tài nầy ngớ người ra, không làm gì cản trở được sự độc diễn hung hăng.

Khi tranh cử sơ bộ Romney có lập trường bảo thủ cứng rắn, và đòi hủy bó Obama-care nếu đắc cử, miễn thuếcho các người giàu… nay lại thay đổi lập trường bằng những ngôn từ lươn lẹo.

Obama bi hụt hẫng vì không có tài liệu để phản biện các sư chỉ trích nên không thể trả lời một cách xác đángđược, nói ra mà sai hay lầm lẫn thì lại gây ra thêm các chỉ trích nữa. Ông ta với cương vị Tổng thống đã quá polite làm ngơ các chỉ trích quá đắng, chỉ lo ghi chép. Và sau đó chỉ nhỏ nhẹ trình bày thành quả cuảmình trong 4 năm qua.

Khán giả đang chờ đọi xem một cuộc đấu võ đài mãnh liệt, nhưng đều thất vọng. Republican phê bình là đối thoại chỉ thấy cái ghế trống. Democrat cho rằng ông ta như mê ngủ không để ý gì đến các chỉ trích của đối phương, chỉ cúi đầu ghi chép không chịu phản pháo đúng lúc và xác đáng, kết quả thật thảm bại.

Debate 2 : Biden v/s Ryan

Biden biết trước được các chỉ trích của Romney-Ryan nhờ cuộc đụng độ trong debate trước. Ông ta cười khẩy hay lắc đầu trong khi Ryan chỉ trích chính phủ, sau đó nói đó chỉ là các malarkey (tiếng lóng đểgọi các mánh lới dối trá gian xảo). Khi Ryan chỉ trích chính phủ nhu nhược với Iran về việc xứ nầy toan chế bom nguyên tử, Biden trả lời là chính phủ đã vận động nhiều lần quốc tế chế tài cấm vận Iran, và nếu Ryan muốn làm gì hơn nữa hãy nói ra! Ông Ryan không dám trả lời gì hơn nũa (có vẻ Ryan muốn có chiến tranh với Iran đểphe tư bản bán khí giới và tiếp liệu, nhưng sợ hố bịphản đối vì ngân sách đã thâm thủng).

Khi Ryan đòi giảm thuế thêm 20% nữa cho các nhà đầu tư và tăng thêm ngân sách quốc phòng; để bù lại sẽ có plan xóa các lỗ hổng tax deductible cho thăng bằng ngân sách. Biden hỏi lại là cái dedutible nào mà Ryan muốn xoá bỏ?Phải chăng là mortgage interest, student loan, medical expense​? là các deductible giúp cho người nhà,sinh viên, kẻ ốmđau – làm sao mà thăng bằng ngân sách được, thật không biết làm toán!. Bà trọng tài khuyến khích Ryan có plan nào hãy nói ra, hay ông chưa có plan gì cả. Ryan chỉ làm thinh. - Ryan chỉ biết chỉ trích thôi chứ không có plan nào cả.

Cuộc thi đấu giữa 2 ứng cử viên Phó Tổng Thống Biden - Ryan

Về tôn giáo Paul Ryan khai là catholic, có gia đình vợ con êm đẹp và rất sùng đạo. Ryan từng tuyên bố cấm phá thai trong mọi trường hợp, theo giáo lý của đạo thì trứng thai đã có hồn người, nạo phá thai là giết người. Nhưng khi debate Ryan lại thay đổi là ông ta cho phép phá thai trong trường hợp rape, incest, woman life in danger. Thật khó hiểu tại sao ông ta lại cho phép giết người (phá thai), vì không thể giết người trong bất cứ trường hợp nào, vì trái với giáo lý của đạo. Thay đổi nay thế này mai thế khác không tôn trọng giáo lý cấm sát nhân như trước nữa.

Còn Biden thì thành thật hơn, cũng xưng là catholic, nhưng nói thêm là đất nước nầy có nhiều dân tộc, nhiều đạo giáo khác nhau về tín ngưỡng, tôi không thể đem cái luật lệ tín ngưỡng của mình mà áp đặt vào người khác. (có thể hiểu là nếu tín ngưỡng người khác cho là trứng thai không là mạng sống thì đó là quyền tín ngưỡng của họ).

Tạm kết hai cuộc đấu võ mồm trong Bầu cử 2012.

Debate 3 : Obama v/s Romney - bàn 2

(phần này mới thêm, đăng ngày 21 tháng 10, 2012)

Cuộc đấu võ mồm hai bên xảy ra rất gay cấn, nhưng mọi việc đều kết thúc êm đẹp không đụng đến tay chân, đấm đá gây thương tích.

Đã được biết trước Romney có danh là flip flopper trong cuộc đời chính trị, thường thổi phồng các con số, tỷ như số người thất nghiệp hiện tại là 12.8 triệu , nhưng Romney xào qua xào lại lên đến 23 triệu, nên Obama chỉ đi vào các nguyên tắc chính.

Foreign wars -

Một thắng lợi bất ngờ đến với Obama, khi Romney chỉ trích Obama chỉ lo đi tranh cử đã để cho toà lãnh sự Mỹ ở Lybia bị quân khủng bố tấn công, rồi còn nói dối là do dân chúng bạo động (để phản đối cuốn phim chế nhạo Mohamet). Cũng tại vì bạo động do một nhóm dân khởi động sau đó bọn khủng bố với súng trận và súng cối tràn vào giết ông Đại Sứ và 3 người khác. Trước đó ban an ninh tình báo gởi báo cáo là dân chúng bạo động, sau thâu thập tin tức mới báo cáo lại là bọn khủng bố tấn công. Vì vậy Romney muốn tố là Obama dấu diếm khủng bố bằng cách đổ tội cho dân chúng nổi giận gây ra. Nhưng Obama nói là ngay hôm sau tại Rose Garden ông đã tuyên bố đó là hành động khủng bố (act of terror).... Romney cho là không có, nhưng bà trọng tài xác nhận Obama nói đúng, làm Romney mất đà. Ngày sau các báo chí truy lục các transcript đều cho là Obama nói thật.

Energy -

Romney chỉ trích việc hạn chế khai thác than và dầu lửa, Obama trả lời rằng phải thâu hồi lại các lô khai thác dầu, vì các nhà thầu để phí đất hàng chục năm không khai thác, phải cho người khác. Ngoài than và dầu Obama còn chú trọng về năng lượng sạch, clean energy (wind, solar, natural gas), chế tạo các xe xài ít xăng...nên nước Mỹ năm 2011 đã xuẫt cảng xăng dầu.(Các hãng xăng tư do tăng giá xăng bất kỳ một biến chuyển gì, họ không hài lòng khi có cạnh tranh, hay phương sách làm giảm tiêu thụ xăng và than đá).

Obama phản công :

Romney chỉ có một plan là làm cho nhưng người giàu được đặc quyền. Romney muốn xài 7 hay 8 ngàn tỷ đồng, rồi nói sẽ có plan làm tiền bù lại, mà không cho biết là làm thế nào cho thăng bằng, có thể ông ta chỉ nói plan ra sau ngày bầu cử? Chúng ta biết con số nầy không dúng theo toán học.

Romney thường khoe mình là người kinh doanh giỏi, công ty Bain của ông ta thường mua lại các công ty yếu kém rồi tổ chức lại, thành ra một công ty có lãi, sau đó bán công ty nầy, có lời – nhưng cũng có khi mua công ty để rồi phá sản nó kiếm lời.

Obama kết luận :

Triết lý căn bản của Romney như trong lãnh vực tư nhân, như khi làm governor, và president candidate là ông ta làm rất nhiều tiền mà trả tỷ lệ thuế ít hơn người làm rất ít tiền Ông có thể mua một công ty rồi phá sản nó, đuổi việc nhân công và xoá mất tiền hưu trí của họ, vì vậy ông đã làm lợi ra tiền. (Làm TT là phải có khả năng lo lăng cho tất cả người dân, không làm hại họ để kiếm tư lợi).

Women equal pay and immigration -

Romney chỉ trích Obama không chịu có luật immigration như đã hứa, Obama cho rằng đảng Republican Quốc Hội ngăn trở. Romney đã tuyên bố sẽ veto luật Dream Act dù luật nầy chưa thành hình.

Về việc phụ nữ thường không được thuê chức vụ cao và lương bổng không được bằng đàn ông.

Obama trả lời rõ ràng là ông ủng hộ phụ nữ được ngang hàng về chức vụ và lương bổng, và gần đây chính phủ ông đã ủng hộ vụ kiện cho phụ nữ được ngang hàng lương bổng như đàn ông. Ngoài ra vì phụ nữ phải sanh đẻ, lo lắng con cái nên Obamacare đã cho họ được làm mammograms, ngừa thai mà không phải tốn kém vào số lương bổng.

Ông Romney tránh trả lời câu hỏi, chỉ lập lờ kể chuyện “khi nhận chức ông thấy bộ tham mưu của ông không có phụ nữ, ông ta nhờ kiếm một phụ nữ người làm phụ tá, thì được trao cho cả một quyển tập danh sách phụ nữ (a binder of women) để chọn lựa. Khi làm việc ông cho người nầy được co dãn giờ làm việc để về nhà làm dinner (dinner là bữa ăn buổi tối – thật ba xạo, nghỉ giờ nào để về nhà làm cơm tối, rồi còn trở lại đi làm vào ban đêm?). Record cho biết thời gian Romney làm xếp công ty, ông ta không mướn người phụ nữ nào vào cấp bậc cao cả. Hôm sau cuộc debate nhiều lời phê cho rằng Romney có một tập danh sách phụ nữ gồm: phụ nữ bị từ chối quyền chọn lựa, phụ nữ chết vì những ca phá thai không hợp pháp, bị trả công ít, bị từ chối dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nghèo đói (binder full of women: women denied choice, dead from back-alley abortions, paid less, denied health care, in poverty.)

Cuối cùng Romney gượng gạo nói sẽ lo cho 100% mọi người. Obama được dịp phản pháo : Nhưng sự thật trong phòng kín thì ông nói khác, cho là 47% người dân Mỹ vì hoàn cảnh không trả thuế, không đáng ông ta lo cho họ, ( có thể ông ta chỉ lo quyền lợi của 2% người giàu có mà thôi).

Romney có lúc nói không chủ trương giảm thuế cho người giàu, khi thì đòi giảm thuế tất cả 20% (lấy tiền đâu mà chi tiêu và thăng bằng ngân sách?). Ông ta chỉ biết chỉ trích thôi, có lẽ ông ta làm ngơ không biết Quốc Hội Mỹ ban hành các đạo luật cho phép hay ngăn cấm hành pháp. Hay hay dở gì cũng không hoàn toàn do Obama mà không có Quốc Hội đồng ý. Khi TT Bush gây chiến với Iraq cũng phải được QH bỏ phiếu đồng ý (vì tin tức ngụy tạo Iraq có bom nguyên tử và võ khí hủy diệt tập thể WMD).

Các năm 2009-2010 Democrat đa số tại lưỡng viện, nhưng không đủ 60 phiếu để vượt qua sự cản trở filibuster của Republican. Đến năm 2011-2012 thì Republican có đa số ở Hạ Viện, tha hồ ra luật lệ kể cả luật hủy bỏ Obamacare (nhưng Thượng Viện không đồng thuận, nên phải chờ). Ngoài ra ông xếp Republican tại Thượng Viện đã từng công bố sẽ làm mọi cách để Obama chỉ có thể làm TT một kỳ mà thôi.

Đợi ngày mai debate Obama-Romney 3 để xem thắng bại.

Debate 4 : Obama v/s Romney - Final

Dân chúng hào hứng tham dự trận đấu cuối cùng để có kết quả thắng bại khi hai bên đã có tỷ số 1-1. Cuộc đấu nầy chỉ chuyên về 'chánh sách đối ngoại', phần thắng đã nghiêng về Obama vì ông ta đã thành tựu với plan chấm dứt chiến tranh Iraq và Afghanistan, ủng hộ giải phóng Tunisia, Egypt, Libya ra khỏi các độc tài chuyên quyền tham nhũng, tuy nhiên có 2 hậu quả không theo ý muốn, là Egypt đã bầu một TT thuộc phe tôn giáo cực đoan, và vừa đây tại Libya, US đã tốn bao nhiêu tài lực trợ giúp lại được trả ơn bằng cuộc tấn công giết ông Đại sứ và 3 phụ tá.

Romney không có kinh nghiêm gì về đối ngoại, nhưng thuộc lòng các chỉ trích. Ông trọng tài thường đưa cho Obama nói trước, Romney dựa vào đó chỉ trích và thêm mắm muối tạo ra kế hoạch tự cho là hay hơn, nhưng kết quả cũng đến vậy thôi.

Debate nầy cũng cho thấy Romney đúng là một flip-flopper, không giữ lập trường, thay đối lươn lẹo để vừa lòng người nghe. Trước đó Romney chủ trương đối ngoại cứng rắn, như bênh vực Israel khi nước nầy tỏ ý muốn dội bom Iran (có thể gây chiến tranh lan rộng, và Mỹ buộc phải tham gia), đóng quân lâu dài tại Iraq, Afghanistan và cả Pakistan, Romney đòi gây áp lực với China bắt họ phải tăng giá trị tiền tệ, chống lại hiệp ước với Nga về hạn chế số bom nguyên tử.

Nhìn vào thái độ và tướng mạo của Romney, ta nhận thấy ông nầy rất hằn học khi phải hùa theo chánh sách đối ngoại mềm dẻo của Obama để lấy phiếu của cử tri (khi đắc cử rồi thi sẽ tính sau), nhưng Romney khi có quyền có thể sẽ hành động ngang ngược gây đánh nhau. Các công ty chế tạo vũ khí, tiếp liệu, v.v đã chung tiền cho ông ta tranh cử, cũng mong có chiến tranh để thu lợi bù vào số vốn đã bỏ ra đầu tư vào bầu cử. TT Bush không chấp nhận giải pháp quốc tế, đơn phương đánh Iraq cũng vì các mỏ dầu lửa, và các công ty muốn bán khí giới. - người dân tha hồ đóng thuế sau nầy vì thâm thủng ngân sách.

Chính sách đối ngoại thường ít hấp dẫn đối với cử tri trong nội địa thanh bình, nên debate nầy được hai bên xoay vào tranh luận về kinh tế và xã hội.: nợ nần, thất nghiệp, giảm thuế, các chương trình xã hội, đầu tư vào jobs ở ngoại quốc, trốn thuế.

Vấn đề Trung Đông -

Libya, Syria, Egypt, Tunisia, Iran, Israel, Pakistan.

Egypt bầu một TT thuộc phe tôn giáo cực đoan, Libya đánh toà Lãnh sự Mỹ: Obama tuy không hẳn thành công đem lại dân chủ, nhưng được chính phủ Egypt cam kết thi hành hiệp ước hoà bình với Israel, dân Lybia biểu tình chống cực đoan, hoan hô Mỹ.

Cả hai bên đều đông ý rút quân khỏi Iraq, Afghanisítan để cho chính phủ ở đó tự lo liệu lấy. Nếu Israel bị tấn công, thì cả 2 ứng viên đều cam kết bảo vệ.

Khi hỏi về nếu Israel mang bom đi tấn công Iran, như thủ tướng Israel hăm dọa, cả hai ông không trả lời thằng vấn đề nầy, e ngại khuyến khích chiến tranh toàn diện.

Cả hai không đồng ý tham chiến tại Syria. Obama cần nghiên cứu về khuynh hướng của các nhóm nội loạn không thuộc về tôn giáo cực đoan.

Pakistan nuôi dưỡng Bin Laden, và bỏ tù ông bác sĩ giúp US lộ nơi trú ẩn, Có nên cúp viện trợ cho nước nầy không? Romney cho là phải cực lực giúp Pakistan vì nước nầy có 100 trái bom nguyên tử, nguy hiểm khi lọt vào tay bọn cực đơan. Romney muốn gởi khí giới hạng năng giúp dân nổi loạn Syria còn Obama cho rằng cần phải cải tổ, giúp dân tự do, phụ nữ có nhân quyền. (tại Pakistan họ bắn cô bé 14 tuổi vì yêu cầu phụ nữ được đi học), ông ta hạ được Bin Laden tại Pakistan, và thường dùng máy bay drones để loại trừ các thủ lĩnh khủng bố.

Hải Quân và quân lực -

Obama ghi thêm được một điểm khi Romney phàn nàn nước Mỹ có ít tầu chiến hơn thời Thế chiến I, Obama cho rằng ông thương gia nầy không hiểu gì về quân sự, chỉ lo về con số “ngựa chiến và lưỡi lê...” nhưng trang bị quân sự ngày nay đã thay đổi rất nhiều rồi, chúng ta nay có các hàng không mẫu hạm và các chiến đấu cơ đáp trên ấy. Muốn mạnh về quân sự thì phải lo kinh tế giúp dân trong học vấn và huấn luyện để có đủ chuyên môn, lo công ăn việc làm và trợ giúp cựu quân nhân chứ không cúp trợ cấp như Romney chủ trương. Trong lúc ngân sách thiếu thốn mà Romney cứ đòi gia tăng chi phí quân sự mà các quan chuyên về quân sự cho là không cần thiết .(vì các tư bản cần đấu thầu cung cấp quân sự rất muốn sự gia tăng nầy). Vừa gia tăng quân sự, vừa giảm thuế cho tất cả giàu nghềo thì tiền đâu ra?

China –

Hỏi Romney có muốn gây chiến tranh thương mại (trade war) với China không? Hiện nay China đang đe doạ nền kinh tế Hoa Kỳ và nền an ninh của miền biển Đông Nam Á. Lần debate trước Romney cứng rắn đòi China phải tăng giá tri đồng tiền lên, để giá hàng lên cao, hàng trong nước Mỹ mới cạnh tranh được với hàng nhập cảng. Nay ông ta theo Obama ,lại cho là China sẽ là đối tác tốt nếu theo đúng luật buôn bán, còn Obama cho là China có thể vừa là đối tác vừa là địch thủ trong kinh tế ,vấn đề lưu thông biển Đông và xâm phạm bờ cõi các đồng minh Hoa Kỳ; vì nhân công China quá rẻ nên không thể cạnh tranh với các sản phẩm thông thường, mà phải vượt qua bằng cách sản xuất các đồ hi-tech, muốn vậy phải đầu tư vào giáo dục, mà Romney muốn cắt bỏ.

Tại sao tư bản của Romney lại muốn China tăng giá trị của tiền Yen của họ? Viện lý là để làm giá hàng cao hơn, hàng trong nước mới cạnh tranh được. Thí dụ như một cái áo trước đây giá $100, nay phải trả $120 (vì tiền Yen tăng 20%) người dân Mỹ phải trả đắt hơn trước $20.? Ngân sách lại càng thâm thủng thêm vì phải trả thêm cho China $20. Ai được lợi thêm nầy? Đó là các ông tư bản như Romney hiện đang có tiền đầu tư vào công ty sản xuất bên China, lời thên 20% nữa.

Khi ta nói tăng giá hàng nhập cảng để hàng nầy cao giá, dân chúng trở lại mua hàng nội vì thấp giá hơn. Tỷ như VN xuất cảng cá tra và tôm bán sang Mỹ giá rẻ hơn 30% đối với hàng của Mỹ. Dù có ký kết WTO cho tư do mua bán, nhưng để bảo vệ thủy sản Mỹ, họ bày ra kiện tụng về dumping (bán phá giá), để rồi đánh thuế 20-50% trên số thủy sản VN, dùng tiền thuế nầy hổ trợ nền thủy sản của họ, do đó gạt VN ra khỏi thị trường Mỹ trong một thời gian rất dài.

Nhưng họ càng đòi China tăng giá tiền Yen, thì dân chúng tiêu thụ Mỹ càng bị thiệt hại, tiền càng đi ra khỏi nước. Họ chủ trương như vậy mà có đạt kết quả như đã làm với thủy sản VN không? Chắc chắn là không, vì sai biệt giữa thủy sản VN/Mỹ chỉ có độ 30%, còn sai biệt giưã giá sản phẩm Mỹ/China lên đến cả 200-600% lần, chỉ vì nhân công China/VN quá rẻ, cở $150 một tháng, làm 45-50 giờ một tuần, còn nhân công Mỹ tối thiểu cũng lãnh $7 một giờ làm việc. Một đôi giầy giá cở $15, nhưng bên Mỹ bày bán với giá gần trăm đồng, lâu lâu họ bán sale cũng phải trả $40-50. Chỉ thấy họ bán sale đều đều mà vẫn còn lời là câu trả lời rồi. Giá trị tiền Yen càng cao, dân chúng Mỹ phải trả nhiều tiền để mua sắm, tiền trả cho China lại trở về túi các ông mang tièn Mỹ qua China đầu tư kinh doanh, tiền thay vì trở lại Mỹ lại vào nhà băng China.

Kinh tế và chánh sách xã hội y tế, giáo dục.

Đai cương vẫn là các chi trích và bào chữa như kỳ debate 2. Kỳ nầy Obama lấy thêm điểm làm rõ định nghiã “ small business của Romney” là những người có công ty và tài sản như Romney hay Obama, mà Romney nhất định đòi giảm thuế thêm nữa. Obama làm rõ hơn quan điểm của Romney là không cứu các công ty xe hơi (ở Ohio), cứ để các cty nầy phá sản,(khi phá sản là các chương mục hưu trí cuả nhân công sẽ tụt xuống không còn gì), do đó kiếm thêm điểm của nghiệp đoàn nhân công xe hơi. Còn Romney tuyên bố rõ ràng là sẽ xoá bỏ luật Obamacare, xoá bỏ medicaid y tế giúp người nghèo giao lại cho các States tùy nghi lo liệu, giao mọi việc cho các công ty tư nhân như insurances kinh doanh, chính phủ không được nhúng tay vào.

Kết luận - Còn vài ngày nữa là ngày bầu cử, chúng ta cố gắng xử dụng lá phiếu tượng trưng cho tự do dân chủ mà rất ít nước có được., mà bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên trong thời suy thoái kinh tế và chiến tranh không thể giữ lại tất cả các quyền lợi đã có, tuy có thể mất vài thiếu sót, có hy sinh chút ít, chắc cũng không bằng các quân nhân phải hy sinh hay tàn tật để bảo vệ tự do dân chủ cho quốc gia, cùng giải cứu các nưóc bị bọn độc tài thống tri, 

- ngtientri@yahoo.com -

Oct 2012

 


Mời đọc thêm:

1.) - Ghi tên và Đi Bầu Để Bảo Vệ Quyền Lợi Chính Đáng Của Mình - Ng. Tiên Tri

2.) - Quan Trọng: Mỹ gốc Việt, trước khi bỏ phiếu - Evelyn Bui

3.) - Những Ý Kiến Nghiêm Chỉnh Cho Kỳ Bầu Cử Tổng Thống Sắp Tới (2012) (Trần Tiên Long)

4.) - Trao đổi với ông NguyenT (Trần Tiên Long)

5.) - Trò ảo thuật về bầu cử - Đảng Nào Xài Phung Phí Nhất? (Lữ Giang, Trần Tiên Long)

6.) - Nền Dân Chủ Của Mỹ - Chỉ Rặc Đạo Đức Giả Được Che Đậy? (Larry Yu)

7.) - Bầu Cử 2012: So Sánh Sai Biệt Về Chánh Sách (Ng. Tiên Tri)