American Democracy—Nothing But Disguised Hypocrisy?

Larry Yu

Nền Dân Chủ Của Mỹ - Chỉ Rặc Đạo Đức Giả Được Che Đậy?

DHV chuyển ngữ

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuD/Dehova_ts0.php

26-Oct-2012

 

LTS: Ông bà ta đã bảo "Vai mang túi bạc kè kè, nói bậy, nói bạ chúng nghe ào ào”. Ai cũng biết và công nhận Mỹ là xứ văn minh về các ngành kỷ nghệ khoa học cũng như vũ khí, và đương nhiên là một trong vài nước giàu có hiếm hoi nhất địa cầu. Khi Mỹ nói với các nước nghèo đói: "Hãy theo gương dân chủ của Hoa kỳ" thì đương nhiên Hoa kỳ được hiểu là dân chủ nhất thế giới. Mỹ nói, "hãy tôn trọng nhân quyền" thì ai nghe cũng nghĩ đương nhiên là Hoa Kỳ là xứ tôn trọng nhân quyền nhất nhân loại. Ở xa, ai cũng mơ một ngày đặt chân lên đất Mỹ.

Mà thật, các anh chị Mít CCCB nhà mình được đến Mỹ, biểu tình chống Cộng vô tư, đâu có ai bắt, gọi các đại diện nước Việt Nam bằng tên này tên kia, thằng này thằng nọ, chẳng ai cấm. " Tự do, dân chủ, nhân quyền" mà lỵ!

Quên nữa! Mít ta có bao giờ thử biểu tình chống Mỹ, thay vì chống Việt Nam, chửi Tổng Thống Mỹ thay vì Chủ Tịch nước Việt Nam chưa nhỉ?

"Thức lâu mới biết đêm dài," nhưng các nhà chính trị Bolsa Mít ở Mỹ luôn đi ngủ sớm cho nên không bao giờ biết đêm dài. Hỏi thử những vị thức lâu như giáo sư Noam Chomsky, giáo sư Peter Dale Scott, William T. Hathaway,... các ông ấy bất bình về điều gì. Và hôm nay, ông Larry Yu lại "than" việc gì đây. Một "bà già cầu bạo chúa sống lâu!" Đừng vội quên câu nói triết lý ... ba xu của giới đầu nậu Mỹ: “Hãy làm những gì ta bảo, đừng làm những gì ta làm!”

Nhân ngày bầu cử sắp đến, chúng tôi cho đăng thêm một ý kiến khác về việc chọn lựa người đại diện. Cá nhân chúng tôi nghĩ dù sao cũng cần phải đi bầu. Thắp lên một ngọn nến còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối. Nhưng chúng tôi tôn trọng hoàn toàn ý kiến khác biệt này. (SH)

 


The International Examiner
October 17, 2012
Larry Yu
DHV chuyển ngữ

Bốn năm trước, đảng Dân chủ và Barack Obama lên nắm quyền với những hứa hẹn sẽ mang lại "hy vọng và đổi thay" cho Washington, D.C. sau khi đảng Cộng hòa và Tổng thống George W. Bush đã làm cho khối dân cư đông đảo Mỹ và nước ngoài xa lánh.

Vì vậy, những hy vọng và đổi thay dưới sự cai trị của Đảng Dân chủ đã thực có nghĩa gì?

Nó có nghĩa là tiếp tục - và thậm chí tăng cường - nhiều chính sách của chế độ Bush như:

• Phát chẩn tài chính ồ ạt cho các công ty tổ hợp của Mỹ và các ngân hàng;
• Các biện pháp kinh tế thắt lưng buộc bụng đối với dân nghèo;
• Trục xuất người nhập cư không có giấy tờ hợp lệ ở mức kỷ lục lịch sử vượt qua cả thời của chế độ Bush;
• Tiếp tục sử dụng trại tù Guantanamo Bay và tái lập các tòa án quân sự;
• Gia tăng do thám điện tử nội địa không cần đến trát tòa;
• Một đế quốc Hoa Kỳ tàn phá thế giới với các vụ đánh bom của Mỹ, máy bay không người lái săn giết kẻ thù, những hoạt động thay đổi chế độ, các chiến dịch gây tình trạng bất ổn chính trị cải trang như các phong trào "ủng hộ dân chủ", và các cuộc chiến tranh công khai / bí mật chống lại nhiều quốc gia như Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia, Yemen, Syria, và chỉ có Allah (Chúa Trời) biết thêm nơi nào khác.

Mặc dù Đảng đang cầm quyền có thể thay đổi chính sách của nhà nước trên nền kinh tế, di trú, tự do dân sự, và các vấn đề ngoại giao tiếp tục tiến triển nhanh chóng, nhưng với những cải biên chẳng thấm tháp gì.

Bạn có thể nói rằng nền dân chủ Mỹ làm gợi nhớ lời của bản nhạc cổ điển 1971 của “The Who” có tựa đề "Sẽ Không Để Bị Lừa Nữa - Won’t Get Fooled Again": Gặp chủ mới, chẳng khác gì chủ cũ.

Những vấn đề này đặt ra câu hỏi mà thường được coi là chính trị không chuẩn trong mùa bầu cử với những lời hô hào của nó "hãy đi bầu": Thực sự có sự khác biệt nào giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa?

Có phải chính trị đầu phiếu là một nhân tố khả thi cho sự thay đổi chính trị? Và Mỹ có thực sự là một nền dân chủ?

Đối với hầu hết mọi người, thậm chí khi đặt ra câu hỏi này thì là chính trị dị giáo. Nhưng hãy tự hỏi: Có thể nào một quốc gia như Mỹ, kẻ đã thường xuyên hỗ trợ các nhà độc tài thân Mỹ và đã cố gắng lật đổ các nhà lãnh đạo được dân bầu trên toàn thế giới đồng thời tiến hành nhiều cuộc chiến tranh hung hăng giết chết hàng triệu người, tự cho mình là một lính thập tự chinh cho nền dân chủ? Nếu một số quốc gia khác đã có một kỷ lục tương tự về xâm lược và tội ác và cũng tuyên bố là một kẻ bảo vệ toàn cầu cho nền dân chủ, quốc gia này sẽ bị chế nhạo và phỉ báng không tiếc lời - nhưng không phải vậy đối với Hoa Kỳ.

Đó là một thành tích của tuyên truyền hay, nếu gọi thuật ngữ ưa thích ngày nay là, tạo thương hiệu.

Nhãn hiệu Obama và thay đổi thương hiệu Mỹ

Vào tháng 10 năm 2008, tạp chí thương mại nổi bật Quảng cáo Thời đại chọn Barack Obama là "kẻ tiếp thị của năm." Dựa trên một cuộc bỏ phiếu của các tổ chức tiếp thị có ảnh hưởng và các cá nhân qua hội nghị hàng năm của Hiệp hội các Nhà quảng cáo Quốc gia, danh dự được trao cho Obama vượt qua cả các đối thủ như Apple, Nike, và Coors.

Những người đã đoạt giải trước kia của giải thưởng này bao gồm các tập đoàn có uy tín như Toyota, Nintendo, McDonald, Target, và Apple. Công ty đang lên cho một chính trị gia.

Tuy nhiên, nó không phải là một phát triển mới mà các đảng phái chính trị và các ứng cử viên ở Mỹ được quảng cáo như là những sản phẩm tiêu dùng tựa như chất khử mùi hôi, khoai tây chiên, hoặc ngũ cốc ăn sáng.

Joseph Kennedy Sr. đã nói một câu nổi tiếng về cuộc tranh cử chính trị vào Quốc hội của con trai ông là John F. Kennedy, "Chúng tôi sẽ bán Jack như là bán các mảnh xà phòng."

Cuộc tiếp thị của Madison Avenue làm bão hòa trọn xã hội và chính trị của Hoa Kỳ.

Như nhà văn Chris Hedges đoạt giải Pulitzer khẳng định: "Các chính trị gia là bộ mặt nổi của quyền lực công ty. Họ là những nhân viên của công ty. Chuyện kể lể về cá nhân của họ, lời hứa của họ, sự hùng biện của họ và phong cách riêng của họ đều vô nghĩa ... Quốc gia doanh nghiệp không sản xuất một sản phẩm khác nhau. Nó tạo ra các thương hiệu khác nhau ".

Trong nhiều cách, cuộc bầu cử của Hoa Kỳ giống như sự lựa chọn giữa các thương hiệu tiêu dùng khác nhau rao bán sự phân biệt mà không có một sự khác biệt: Obama so với Romney, đảng Dân chủ so với đảng Cộng hòa, Coke so với Pepsi.

Thậm chí còn đáng lo ngại hơn là làm thế nào tạo dựng thương hiệu có thể lan rộng qua các nước khác.

Như các tác giả Paul Street đã lập luận, Barack Obama vươn lên không ngờ từ Thượng nghị sĩ Mỹ mờ nhạt đi vào Nhà Trắng đã được thiết kế bởi cơ chế chính trị Mỹ như là một chiến thuật Orwellian để "làm mới thương hiệu Mỹ" với một hình ảnh tiến bộ hơn, cho đế quốc Mỹ một quan hệ công cộng đã được căng da mặt sau khi chế độ Bush đã gây ra ghê tởm rất nhiều trên toàn thế giới.

Cần phải làm gì?

Vì vậy, thay vì năng nổ hỗ trợ ứng cử viên chính trị hoặc đảng này nọ, ta có thể làm được gì - đặc biệt là cho người Mỹ gốc Á?

Sử gia Howard Zinn đặt nó đúng chỗ nhất: "hầu như khó có điều gì quan trọng người ta có thể tìm hiểu hơn là điều thực sự khẩn thiết không phải là ai đang ngồi trong Nhà Trắng, mà ai đang ngồi trên các đường phố, trong phòng ăn tự phục vụ, trong các phòng họp của chính phủ, trong các nhà máy. Ai là người phản đối, ai là người là chiếm đóng công sở và biểu lộ – Đó là những kẻ quyết định việc gì xảy ra."

Trong một đất nước mà đầu phiếu giống như chủ nghĩa tiêu dùng thụ động, nâng cao vị thế chính trị không tìm thấy được trong thùng phiếu, mà là trên đường phố.

Và bước đầu tiên hướng tới tổ chức trên đường phố là nâng cao ý thức – Vì nếu không có sự hiểu biết về các cơ chế Mỹ vận hành như thế nào – chúng có thực làm việc ra sao - hành động chính trị là vô ích.

Thật vậy, nếu có một điều người Mỹ gốc Á thiếu, đó là một ý thức chính trị đối lập.

Đối với một vài người Mỹ gốc Á, ý thức này là sự bị nguyền rủa. Họ không thể tự mình bước ra ngoài cái thực tế bong bóng an toàn của mô hình dân thiểu số và chất vấn mọi thứ họ đã được dạy về mãnh đất tự xưng là Xứ Tự Do. 


Larry Yu

(Source http://www.iexaminer.org/editorial/american-democracy-nothing-but-disguised-hypocrisy/ October 17, 2012)


Mời đọc thêm:

1.) - Ghi tên và Đi Bầu Để Bảo Vệ Quyền Lợi Chính Đáng Của Mình - Ng. Tiên Tri

2.) - Quan Trọng: Mỹ gốc Việt, trước khi bỏ phiếu - Evelyn Bui

3.) - Những Ý Kiến Nghiêm Chỉnh Cho Kỳ Bầu Cử Tổng Thống Sắp Tới (2012) (Trần Tiên Long)

4.) - Trao đổi với ông NguyenT (Trần Tiên Long)

5.) - Bầu Cử 2012: Đấu Võ Mồm (Ng. Tiên Tri)

6.) - Bầu Cử 2012: So Sánh Sai Biệt Về Chánh Sách (Ng. Tiên Tri)

 

Trang Thời Sự