30 THÁNG TƯ:

NHÌN LẠI CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts17.php

19 tháng 4, 2008

[Trích Dịch Một Bài Của Giáo Sư Stephen Vlastos: Đại Học Iowa]

 

Vài Lời Nói Đầu: Sau Thế Chiến thứ hai, Mỹ là cường quốc vô địch trên thế giới, về quân sự cũng như về kinh tế. Nhưng thật khó mà có thể tưởng tượng được là Mỹ lại không thể thắng được trong cuộc chiến ở Việt Nam, nếu không muốn nói là chiến bại, như đa số giới học giả, trí thức Mỹ đã chính thức công nhận [We lost the war]. Tuy vậy, một số người Mỹ vẫn không thể chấp nhận cuộc chiến bại ở Việt Nam, và từ vài thập niên nay, có một số thuộc trường phái xét lại (revisionists) vẫn cố gắng viết lại lịch sử để biện minh cho cuộc can thiệp và xâm lăng của Mỹ vào Việt Nam là chính đáng và đáng lẽ ra có thể thắng được. Đối với một số người Việt quốc gia di cư thì sự diễn giải kết cục của cuộc chiến có khác. Hoặc là Mỹ không muốn thắng, hoặc là Mỹ đã phản bội họ cho nên làm cho họ “mất nước” [sic]. Họ gọi ngày nước nhà thống nhất, không còn bóng quân đội ngoại quốc trên đất nước là ngày “quốc hận” [sic], không hề bận tâm là “quốc” nào của họ và họ thực sự có đáng là công dân của “quốc” đó hay không, hay chỉ là những con chiên ghẻ bám víu vào một thế lực ngoại quốc, một tôn giáo ngoại lai.. Thực ra thì dùng cụm từ “phản bội” không được đúng, vì VNCH chẳng qua chỉ là một chế độ tay sai [client regime] của Mỹ, cho nên khi thấy hết còn sài được thì Mỹ bỏ, vì chính quyền lợi của Mỹ. Đây là một sự thực rất đau lòng nhưng không mấy người chịu chấp nhận.

Đại cương thì những người thuộc trường phái xét lại tập trung những luận cứ của mình trên sự diễn giải những sự kiện lịch sử theo thiên kiến và tâm cảnh trịch thượng của một số người Mỹ tự cho là Mỹ có quyền làm bất cứ điều gì Mỹ muốn, và làm gì cũng đúng. Do đó lý luận của họ thường là một chiều, chỉ cần biết đến lập trường của Mỹ mà không cần biết đến “kẻ thù” của mình là ai và nghĩ như thế nào. Trong trường phái này chúng ta thấy những tác phẩm đại loại như :
Our Vietnam Nightmare của Marguerite Higgins,
Vietnam: The Necessary War của Michael Lind,
America in Vietnam của Guenter Lewy;
No More Vietnam của Richard Nixon;
On Strategy của Harry Summer, và gần đây, cuốn
Triumph Forsaken của Mark Moyar.

Những cuốn sách viết về cuộc chiến Mỹ-Việt thuộc loại này thật sự chỉ là một thiểu số thuộc phe bảo thủ cực hữu, và lẽ dĩ nhiên sẽ được một thiểu thiểu số người Việt di cư thuộc loại “phi dân tộc” tán thưởng.

Tuyệt đại đa số những tác phẩm viết nghiêm chỉnh về cuộc chiến ở Việt Nam đều viết bởi các tác giả có uy tín trong xã hội như học giả, giáo sư đại học, bộ trưởng, cựu tướng lãnh, chính trị gia v..v.., những người đặt sự lương thiện trí thức lên hàng đầu. Kết luận của trường phái được gọi là “chính thống” (orthodox) này là: cuộc can thiệp (intervention) hay xâm lăng (invasion) của Mỹ vào Việt Nam là bất chính và là một sự sai lầm lớn lao.

Sự khác biệt giữa hai trường phái “xét lại” và “chính thống” là, trường phái “xét lại” thường viết với tâm cảnh đối nghịch “quốc - cộng” trong cuộc chiến tranh lạnh, hay đối nghịch “tư bản - cộng sản” của mấy chục năm về trước, theo tư duy của những chính khách Mỹ, trong khi trường phái “chính thống” thường viết dựa trên những sự kiện lịch sử và phân tích sự việc như chúng là như vậy.

Có thể nói, những bài tôi viết về cuộc chiến ở Việt Nam là do một sự thay đổi tư duy, bắt nguồn từ những hiểu biết mới về cuộc chiến ở Việt Nam qua sự nghiên cứu một số lớn tài liệu của giới trí thức Tây phương, và với tinh thần khoa học, tôn trọng sự thật lịch sử trong tâm cảnh phi quốc, phi cộng.

Trong cuốn Chiến Tranh Việt Nam Và Văn Hóa Mỹ (The Vietnam War and American Culture, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe and Rick Berg: Editors), Noam Chomsky viết trong bài “Visions of Righteousness”, trang 28:

Cho tới năm 1982 – sau nhiều năm tuyên truyền liên tục mà hầu như không có tiếng nói chống đối nào được phép đến với đại chúng – trên 70% quảng đại quần chúng vẫn coi cuộc chiến (ở Việt Nam) “căn bản là sai lầm và phi đạo đức”, chứ không chỉ là “một lỗi lầm”.…

(As late as 1982 – after years of unremitting propaganda with virtually no dissenting voice permitted expression to a large audience – over 70% of the general population still regarded the war as “fundamentally wrong and immoral”, not merely “a mistake”…)

Và Daniel Ellsberg viết trong cuốn Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers, Viking, 2002, p.255:

“Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ”.

(In terms of the UN Charter and our own avowed ideals, it was a war of foreign agression, American aggression.)

Do đó, tất cả những lý lẽ dùng để biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đều vô giá trị. Giáo sư Mortimer T. Cohen viết trong cuốn From Prologue To Epilogue In Vietnam, Publisher Retriever Bookshop, N.Y., 1979, trang 208:

“Trong 21 năm bị lôi cuốn vào Đông Dương, Chính Phủ Mỹ đã đưa ra những “lý do” về những hành động của mình. Những lý do này vô giá trị. Lý do duy nhất mà Mỹ vào Đông Dương là để ngăn chận vùng này khỏi rơi vào tay Cộng Sản bằng một cuộc bầu cử, một cuộc cách mạng nội bộ... Và đó cũng đủ là lý do.

Thêm nhiều lý do. Và thêm nhiều lý do nữa. Chúng mọc lên như măng tháng 5. Trước khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, những lý do có thể chứa đầy một cuốn sách. Không lý do nào hợp lý.”

(During the course of its 21 years of involvement in Indochina, the United States Government offfered “reasons” for its actions. These reasons were worthless. The only reason for the American being in Indochina was to prevent the area from going Communist by an election, by an internal revolution... And this was reason enough...

More reasons. And more reasons. They sprouted like asparagus in May. Before the Indochina War came to an end, a book could have filled with reasons. None of them were valid.)

Mỹ tự cho rằng Mỹ là khuôn mẫu “thiện” của cả thế giới, vì Mỹ tin tưởng ở Thiên Chúa (In God We Trust), vì Mỹ là “quốc gia của Thiên Chúa” (God’s Country), người dân Mỹ là “dân của Thiên Chúa” (God’s people), Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo, cho nên, theo giáo lý rao giảng bởi Ki Tô Giáo: kẻ nào không tin Thiên Chúa của Ki-tô Giáo là kẻ ác, không thể có đạo đức v..v... Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, vì Thiên Chúa trong cuốn Kinh của Ki Tô Giáo [The Bible] có một hồ sơ nhân quyền kinh khủng nhất đối với nhân loại, cho nên Mỹ, cũng như Giáo hội Ca-Tô Rô-ma trong lịch sử, cũng có một hồ sơ nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới. Và như là một nghịch lý, nước Mỹ phần lớn là theo Ki Tô Giáo, thấm nhuần đạo đức của Ki Tô Giáo, nhưng về những tội ác trong xã hội thì nước Mỹ lại chiếm giải quán quân trên thế giới, theo chính những thống kê của Mỹ, với tỷ lệ các tội phạm trên tổng số dân rất cao so với các nước phi Ki-tô trên thế giới,. Với quan niệm tự tôn trắng đen, “ta” thiện chống “nó” ác, “chúng ta” và “chúng nó”, và tin vào ưu thế của vũ khí, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam bất kể lý do, bất kể đạo đức, bất kể công pháp quốc tế, đưa đến kết quả là gánh lấy sự thất bại đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, sau khi tàn phá đất nước Việt Nam một cách man rợ, vô nhân tính. Chúng ta còn nhớ, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc U Thant, sau khi quan sát tình hình ở Việt Nam, đã tuyên bố: Cuộc chiến chênh lệch giữa kỹ thuật Hoa Kỳ và một nước nhỏ kém mở mang (VN) là một trong những cuộc chiến "man rợ nhất" của lịch sử. (The Secretary of the United Nations, U Thant, was driven by his observations to call this mismatch between the United States and a small underdeveloped nation one of the "most barbarous" wars in history)

Và Giáo sư Noam Chomsky cũng đã châm biếm, cho rằng Mỹ đã thắng một phần ở Việt Nam (A partial victory) vì đã thành công để lại cho Việt Nam một di sản tan hoang đất nước, khó có cơ hội phục hồi về xã hội và kinh tế… Nhưng kết quả cuộc chiến ở Việt Nam đã tạo nên một “Hội Chứng Việt Nam” (Vietnam Syndrome) trên toàn nước Mỹ, và giới bảo thủ cực hữu đã cố gắng dùng phương tiện truyền thông để viết lại lịch sử, hòng lấy lại uy tín của Mỹ trên chính trường thế giới và trong dân chúng Mỹ. Họ đã thành công phần nào đối với người dân Mỹ, vì người dân thường Mỹ rất ít biết về lịch sử nước Mỹ, khoan nói đến lịch sử thế giới, cho nên vẫn tin rằng vì Mỹ là nước của Thượng đế [God’s country] và vì vậy mọi việc Mỹ làm đều tốt, không thể nào khác được. Tổng Thống Bush cha, sau cuộc chiến thắng ở vùng Vịnh, tưởng rằng đã lấy lại uy tín cho nước Mỹ cho nên tuyên bố là đã “đá” (kick) Hội Chứng Việt Nam ra khỏi sự ám ảnh của người Mỹ về cuộc chiến bại ở Việt Nam. Nhưng đó chỉ là một ý tưởng chủ quan hoang tưởng, vì Hội Chứng Việt Nam chưa hề ra khỏi gánh nặng trong đầu óc của người dân Mỹ, ít ra là trong giới hiểu biết, nếu chúng ta đọc những bài viết về Hội Chứng Việt Nam của các tác giả như Richard Falk, George C. Herring, Carol Wilder, Earl Ofari Hutchinson, David Greenberg, James Nachtwey, Christopher Hitchens, Norman Solomon, Matthew Yglesias v..v…

Hiển nhiên nước Mỹ không phải chỉ có những người thuộc phe bảo thủ xét lại, mà còn vô số những bậc trí thức, học giả, có thể nói là biểu tượng lương tri của nước Mỹ. Trong số này, nổi bật nhất phải nói là Noam Chomsky. Trong cuốn “The Vietnam War and American Culture”, Giáo sư Noam Chomsky đã viết một bài dài về những cách nhìn của một số lãnh đạo Mỹ tự cho là công chính, thánh thiện (Visions of Righteousness). Sau đây là vài đoạn điển hình của Giáo sư Chomsky, trước hết là về chính sách diệt chủng của Mỹ ở Philippines, được các hệ phái Ki Tô Giáo ở Mỹ ủng hộ, trang 25-25:

Cuộc chinh phục Phi Luật Tân của Mỹ, chỉ huy bởi những người đã học từ những cuộc chiến với những thổ dân (da đỏ) Mỹ, là một trong những trang man rợ nhất của lịch sử hiện đại. Chỉ trên đảo Luzon, khoảng 600000 thổ dân Phi chết từ cuộc chiến hay bệnh tật gây ra từ cuộc chiến. Tướng Jacob Smith, người ra lệnh “giết và thiêu sống” (các người càng giết và thiêu sống nhiều thì càng làm cho ta vui lòng) để biến đảo Samar thành một “cảnh hoang vu ảm đạm”, về hưu mà không bị một sự trừng phạt nào của Tổng Thống Roosevelt… Giám đốc các cơ quan truyền giáo của hệ phái Ki Tô Trưởng Lão ca tụng cuộc chinh phục là “một bước vĩ đại trong công cuộc văn minh hóa và phúc âm hóa thế giới”, trong khi một thừa sai khác giải thích là “cách tra tấn bằng nước” thực sự không phải là “tra tấn”, vì “nạn nhân có tự quyền để chấm dứt sự tra tấn” bằng cách tiết lộ những điều hắn biết “trước khi cuộc tra tấn đi đến độ làm tổn thương nặng nề đến hắn”, và một giám mục lãnh đạo Tân Anh giáo ca tụng chiến thuật của tướng Smith là cần thiết để “làm sạch những thổ dân”, bọn người “man rợ và xảo trá”, “những ảnh hưởng ác ôn” của một dạng Ki Tô Giáo suy đồi [nghĩa là Công Giáo]. Báo chí cũng hùa theo cùng những tình cảm như trên. Tờ New York Criterion giải thích, “Dù muốn hay không, chúng ta phải tiếp tục tàn sát những thổ dân Phi theo mốt của người Anh, và tiếp nhận mọi vinh quang đục ngầu bởi sự tàn sát tập thể cho đến khi chúng học được bài học là phải tôn trọng quân đội của chúng ta. Nhiệm vụ khó khăn hơn tiếp theo là làm cho chúng phải tôn trọng những ý định của chúng ta.” Những tư tưởng tương tự cũng được phát biểu khi chúng ta đang tàn sát những người dân Nam Việt Nam, và chúng ta lại nghe lại ngày nay (1991), hầu như cùng những lời lẽ đó, đối với những thành tích của chúng ta ở Trung Mỹ. Nói đến “mốt của người Anh” thì mọi sinh viên học về lịch sử Hoa Kỳ đều hiểu, và những người còn nhớ lại những người Mỹ đến đây định cư, kể cả những người Thanh Giáo thánh thiện và George Washington, đã dạy thổ dân là chiến tranh theo mốt của người Anh là một hệ thống tiêu diệt, nhắm thẳng vào phụ nữ và trẻ con.

(The American conquest of the Philippines, led by men who had learned their craft in the Indian wars, ranks among the most barbaric episodes of modern history. In the Island of Luzon alone, some 600,000 natives perished from the war or diseases caused by it. General Jacob Smith, who gave orders to turn the island of Samar into a “Howling wilderness”, to “kill and burn” (“the more you kill and burn the better you will please me”) was retired with no punishment by President Roosevelt… The director of all Presbyterian missions hailed the conquest as “a great step toward the civilization and evangelization of the world”, while another missionary explained that the “water cure” was not really ‘torture” because “the victim has it in his own power to stop the process” by divulging that he knows “before the operation has gone far enough to seriously hurt him”, and a leading Episcopal Bishop lauded general Smith’s tactics as necessary “to purge the natives”, who were “treacherous and barbarous”, of the “evil effects” of “a degenerate form of Christianity”. The press chimed in with similar sentiments. “Whether we like it or not”, the New York Criterion explained, “we must go on slaughtering the natives in English fashion, and taking what muddy glory lies in the wholesale killing until they have learned to respect our arms. The more difficult task of getting them to respect our intentions will follow.” Similar thoughts were expressed as we were slaughtering the natives in South Vietnam, and we hear them again today, often in almost these words, with regard to our current exploits in Central America. The reference to the “English fashion” will be understood by any student of American history, by anyone who recalls how the settlers, including the saintly Puritans and George Washington, taught the natives that war in the English fashion is a system of extermination, directly specifically against women and children.)

Và sau đây là một đoạn về Việt Nam, trang 29:

Mỹ đã tham gia sâu vào nỗ lực của Pháp để tái chinh phục thuộc địa trước của Pháp [nên nhắc lại là Ca-Tô Giáo Rô-ma ở Việt Nam đã giữ một vai trò then chốt trong cuộc chinh phục Việt Nam của Pháp trước đó], biết rõ rằng kẻ thù là một phong trào quốc gia của Việt Nam. Số người chết vào khoảng nửa triệu. Khi Pháp rút lui, Mỹ dấn thân ngay lập tức vào việc phá hoại Hiệp Định Geneva, dựng lên một chế độ khủng bố ở miền Nam, một chế độ, cho đến năm 1961, đã giết tới 70000 “Việt cộng”, làm nổi lên cuộc kháng chiến mà từ năm 1959 được sự ủng hộ của nửa nước miền Bắc tạm thời chia đôi bởi Hiệp Định Geneva năm 1954 mà Mỹ đã phá ngầm. Trong năm 1961-62, Tổng Thống Kennedy đã mở cuộc tấn công trực tiếp vào vùng quê Nam Việt Nam với những cuộc bỏ bom đại quy mô và thuốc khai quang như là một phần của kế hoạch lùa cả triệu người dân vào những trại tập trung để họ có thể được “bảo vệ” bởi lính gác và giây kẽm gai trước những du kích quân mà Mỹ thú nhận là người dân sẵn sàng ủng hộ. Mỹ cho rằng Mỹ được mời vào Nam Việt Nam, nhưng như tờ London Economist đã nhận thức chính xác, “một kẻ xâm lăng là một kẻ xâm lăng, trừ khi được mời vào bởi một chính phủ hợp pháp”. Mỹ chưa bao giờ coi những chế độ tay sai mà Mỹ dựng lên là hợp pháp, và trong thực tế Mỹ thường thay thế những chính phủ đó khi những chính phủ đó không tỏ ra hồ hởi đủ trước sự tấn công của Mỹ hay toan tính tìm một giải pháp trung lập mà mọi phía đều ủng hộ và bị coi như là nguy hại đối với những kẻ xâm lăng, vì như vậy là phá ngầm căn bản cuộc chiến của Mỹ chống Việt Nam.

Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam, ở đó Mỹ đã tiến tới việc làm ngơ tội ác xâm lăng với nhiều tội ác khủng khiếp chống nhân loại trên khắp Đông Dương.

(The United States was deeply committed to the French effort to reconquer their former colony, recognizing throughout that the enemy was the nationalist movement of Vietnam. The death toll was about a half-million. When France withdrew, the United States dedicated itself at once to subserting the 1954 Geneva settlement, intalling in the South a terrorist regime that had killed perhaps 70,000 “Viet Cong” by 1961, evoking resistance which, from 1959, was supported from the Northern half of the country temporarily divided by the 1954 settlement that the United States had undermined. In 1961-1962, President Kennedy launched a direct attack against rural South Vietnam with large scale bombing and defoliation as part of a program designed to drive million of people to camps where they would be “protected” by armed guards and barbed wired from the guerrillas whom, the United States conceded, they were willing supporting. The United States maintained that it was invited in, but as the London Economist accurately observed, “an invader is an invader unless invited in by a government with a claim to legitimacy.” The United States never regarded the clients it installed as having any such claim, and in fact it regularly replaced them when they failed to exhibit sufficient enthusiasm for the American attack or sought to implement the neutralist settlement that was advocated on all sides and was considered the prime danger by the agressors, since it would undermine the basis for their war against South Vietnam. In short, the US invaded South Vietnam, where it proceeded to compound the crime of aggression with numerous and quite appalling crimes against humanity throughout Indochina.)

Gần đến ngày 30 tháng Tư, chúng ta lại sắp sửa nghe những bài ca quen thuộc trên một đĩa hát đã cùn về “CS xâm chiếm niền Nam” (sic) hay “ngày mất nước” (sic) hay “tháng Tư đen” [có thể vì đó là tháng mà thế lực đen quốc tế (The Black International = Ca-Tô Giáo Rô-ma, từ của Linh mục Joseph McCabe) đã tháo chạy], hay “ngày quốc hận” [sic] v.. v… phản ánh một sự hiểu biết rất ngu ngơ và đần độn về cuộc chiến ở Việt Nam.

Trong khi tôi viết bài này thì trang nhà sachhiem.net đưa lên mục "Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình" trong mục "Lịch Sử" một số khúc phim tài liệu truyền hình như Declassified: Viet Cong" của Mỹ và “Điện Biên Phủ” của Việt Nam, và rất nhiều tài liệu khác về cuộc chiến ở Việt Nam. Chỉ cần xem một số trong những tài liệu này chúng ta cũng có thể thấy lòng yêu nước, sự hi sinh của người dân Việt, và công lao của Việt Minh trong thời kháng Pháp cũng như của đảng CSVN trong thời chống Mỹ lớn lao như thế nào để đưa nước nhà đến thống nhất và độc lập.

"Declassified: Viet Cong"

Chúng ta cũng thấy sự sai lầm của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thật là quá mức. Làm sao chúng ta còn có thể cho rằng thực dân Pháp trở lại để tái lập nền đô hộ ở Việt Nam, cũng như cuộc can thiệp man rợ của đế quốc Mỹ vào Việt Nam, dưới chiêu bài “chống Cộng”, là chính đáng, theo lý luận ngu ngơ, đầy cảm tính cá nhân, của một số người ở hải ngoại??

 Trong cuốn “The Vietnam War and American Culture”, Columbia University Press, New York, 1991, John Carlos Rowe & Rick Berg: Editors, trang 52-72, có bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù Của Mỹ [Nghĩa là không cần biết đến quan điểm của người dân VN] Trong Lịch Sử Chiến Tranh Việt Nam Viết Bởi Trường Phái Xét Lại” [America’s “Enemy”: The Absent Presence in Revisionist Vietnam War History] của Stephen Vlastos, Giáo sư Sử, đại học Iowa, viết về cuộc chiến ở Việt Nam qua 4 chủ đề: Nguyên nhân cuộc chiến, Hiệp định Genève, Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam, và Cuộc chiến bại của Mỹ. Theo tôi, đây là một bài phân tích khá chính xác tuy không đầy đủ vì thật ra rất khó mà viết được đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam. Sau đây tôi xin cống hiến độc giả bài “Sự Vắng Mặt Kẻ Thù của Mỹ…” của Giáo sư Stephen Vlastos. Vì bài dài trên 20 trang nên tôi chỉ lược dịch và bớt một số đoạn mà tôi cho rằng ít liên hệ đến cuộc chiến, thí dụ như viết về những quyết định của quốc hội Mỹ về chính sách đối ngoại của Mỹ sau cuộc chiến Việt Nam v…v…

 

۞۞۞

 

Giáo sư Stephen VlastosSự kiện cách mạng bột phát trong toàn thể thế giới các nước đang phát triển sau cuộc chiến bại của Hoa Kỳ ở Đông Dương đã tạo ra một sự nhận thức sâu sắc về chính trị của phe hữu (political right). Cuộc chiến ở Việt Nam biểu thị một sự cam kết quân sự và uy tín để ngăn chận cách mạng trong thế giới thứ ba, và cuộc chiến bại của Mỹ có vẻ như xác nhận sự sợ hãi của những người ủng hộ chiến tranh. Cuộc triệt thoái của Mỹ ra khỏi Đông Dương năm 1973 đã đưa đến sự sụp đổ của các chế độ tay sai [client regimes] ở Nam Việt Nam, Lào, và Cambod hai năm sau. Trước khi thập niên 1970 chấm dứt, những chính phủ cấp tiến ở Trung Mỹ và Trung Đông đã lên nắm chính quyền ở những quốc gia vốn là thuộc địa của Tây phương hay là những chế độ độc tài hữu phái trung thành với Mỹ.

Di sản thê thảm (tragic legacy) của cuộc chiến Việt Nam, theo quan điểm của phe hữu ở Mỹ, là sự mở màn cho những cuộc cách mạng ở thế giới thứ ba tạo ra bởi sự chiến bại ô nhục của Mỹ ở Đông Dương [created by America’s humiliating defeat in Indochina]…

Phân tích trường phái xét lại viết về lịch sử Việt Nam, tôi đặc biệt quan tâm đến chiến lược khoa trương. Phần lớn, thuật viết sử của trường phái xét lại là lập lại những luận cứ trước năm 1965 đề biện minh cho sự can thiệp của Mỹ [vào Việt Nam]: Mỹ can thiệp để chống sự bành trướng của độc tài Cộng sản, để bảo vệ những quyền lợi và giá trị của thế giới tự do. Tuy nhiên, những chiến lược thiếu mạch lạc để dựng lên những sự kiện lịch sử biện minh cho cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam không phải là hiển nhiên như vậy.

Sau đây, tôi (Vlastos) sẽ phân tích 4 chủ đề thường gây tranh cãi nhất về vấn đề viết sử về chiến tranh Việt Nam, phần lớn dựa trên ba tác phẩm. [America in Vietnam của Guenter Lewy; No More Vietnam của Richard Nixon; On Strategy của Harry Summers]. Những chủ đề này là: Nguồn gốc cuộc chiến, Hiệp định Geneva năm 1954, Phong trào kháng chiến ở Nam Việt Nam, và cuộc chiến bại của Mỹ [The war’s origin, the Geneva Accords of 1954, the resistance movement in South Vietnam, and America’s defeat].

Bài phân tích này sẽ chứng tỏ rằng, tuy các tác phẩm trên có văn phong và hình thức khác nhau, những tác phẩm này (và nhiều tác phẩm khác) thuộc trường phái xét lại đều có một loại ngôn ngữ rõ rệt về trình bày lịch sử: đặt ra ngoài lề kinh nghiệm lịch sử của “kẻ thù” của Mỹ [nghĩa là]: nhiều triệu người Việt Nam Bắc cũng như Nam chống đối sự can thiệp của Mỹ. Người ta chỉ chấp nhận những điều trừu tượng như “ngoại xâm” và sự bành trướng của cộng sản quốc tế, còn về vấn đề người Việt Nam chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm mục đích thống trị đời sống chính trị của người Việt Nam thì hoàn toàn “vắng mặt” trong lịch sử viết bởi phe xét lại. Thật là mỉa mai, chính sự từ chối vai trò chủ động của những “kẻ thù” Việt Nam trong lịch sử của chính họ, các nhà xét lại đã thâu tóm sự sai lầm trí thức căn bản của những người đặt kế hoạch cho chiến tranh: sự hoàn toàn thất bại trong biện pháp đối với những lực lượng lịch sử ở Việt Nam mà cuộc kháng chiến sống chết của họ đã đánh bại trình tự đế quốc của Mỹ cho Việt Nam thời hậu thuộc địa [the utter failure to take measure of very historical forces in Vietnam whose life and death resistance would defeat America’s imperial agenda for postcolonial Vietnam]..

Nguồn Gốc Cuộc Chiến:

Thuật viết sử của trường phái xét lại đặt nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam vào sự đương đầu ở Á Châu sau đệ nhị Thế Chiến giữa Cộng Sản quốc tế, thế lực xâm lược (the aggressor), và Hoa Kỳ, thế lực bảo vệ Thế Giới Tự Do.. Luận điệu chiến lược chính này, được biểu thị như là một mẫu mực trong đoạn mở đầu cuốn America in Vietnam của Guenter Lewy:

Quyết định của chính quyền Truman vào đầu thập niên 1950 tài trợ cho nỗ lực quân sự của Pháp đặt trên sự kiện là Trung Hoa Quốc Gia sụp đổ và quân đội Cộng Sản Trung Quốc tới miền biên giới Đông Dương vào tháng 12 năm 1949. Chế độ Hồ Chí Minh mới được công nhận là Chính Phủ Việt Nam bởi Nga Sô và Cộng Sản Trung Quốc. Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn, huấn luyện, và vũ khí nặng cho Việt Minh, mặc dù trang trí chỉ như là một phong trào quốc gia, càng ngày càng thấy rõ là một đảng công khai cam kết theo tổ chức và lý tưởng của khối Cộng Sản. Ngày 6 tháng 3, 1950, ngoại trưởng Mỹ cho tổng thống biết: “Sự chọn lựa mà Hoa Kỳ phải đương đầu là hoặc ủng hộ chính quyền hợp pháp ở Đông Dương hoặc đối đầu với sự bành trướng của Cộng sản trên phần còn lại của lục địa của Đông Nam Á và có thể bành trướng sang phía Tây.” [Nên nhớ, theo Noam Chomsky, những chế độ tay sai [client regimes] do Mỹ dựng lên, thí dụ như chế độ Ngô Đình Diệm ở Nam Việt Nam. không thể coi là hợp pháp. TCN]

Lewy bắt đầu che đậy những nguyên nhân thuộc địa của cuộc chiến Việt Nam và làm mù mờ vấn đề với hai điều liên kết lịch sử quan trọng: Cộng sản Việt Nam với tinh thần quốc gia chống thực dân, và Hoa Kỳ với sự thống trị của ngoại quốc.

Việt Minh, mà Lewy mô tả một cách thiển cận là “một đảng công khai theo tổ chức và ý thức hệ của Cộng sản”, được thành lập bởi Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1941 sau khi Nhật đã chiếm Đông Dương của Pháp, và phát triển mau lẹ thành một phong trào giải phóng quốc gia của quần chúng, của mọi giới. Khai thác tình trạng vô chính phủ sau khi Nhật đầu hàng, và dựa vào tình cảm chống Pháp của nhiều thế hệ, những ủy ban cách mạng Việt Minh đã lên nắm chính quyền vào tháng 8, 1945 trên khắp đất nuớc. Tinh thần quốc gia lên cao đến độ Hoàng đế Bảo Đại thoái vị, và ngày 2 tháng 9, 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập. Khi Pháp trở lại để tái áp đặt quyền lực thực dân (to reimpose colonial authority) thì Việt Minh lại lãnh đạo quốc dân kháng chiến. Pháp chiêu nạp sự ủng hộ từ những tín đồ Ca-Tô (France enlisted support from many catholics), một số giáo phái ở miền Nam, và một số địa chủ giầu có; nhưng đa số người dân Việt Nam theo Việt Minh hoặc ủng hộ nỗ lực kháng chiến. Động viên khối quần chúng lớn lao, Việt Minh đã đánh bại quân đội Pháp, một quân đội có ưu thế về vũ khí và kỹ thuật sau 8 năm kháng chiến để giành độc lập, cuộc chiến thường được gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương thứ nhất. Đó là là một biến cố tạo lập một kỷ nguyên thực sự (a truly epoch-making event): cuộc chiến thắng dứt khoát về quân sự đầu tiên của người dân bản xứ trong một cuộc chiến tranh hiện đại chống một thế lực thực dân lớn (the first outright military victory by indigenous people in a modern war against a major colonial power).

Chính quyền Truman đáp ứng cuộc “Cách Mạng Tháng Tám” của Việt Minh bằng cách giúp Pháp tái áp đặt quyền lực thực dân: khẳng định chủ quyền của Pháp ở Đông Dương sau Đệ Nhị Thế Chiến; cho phép những quân cụ đã chấp thuận viện trợ cho Âu Châu được chuyển sang phía chiến dịch Đông Dương; và từ 1950 trực tiếp trợ giúp cuộc chiến của Pháp. Khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1954, Mỹ đã trả 80% chiến phí cho Pháp. Mục đích của Pháp luôn luôn là khôi phục nền thuộc địa. Tài trợ cho cuộc chiến của Pháp, chính quyền Truman đã liên kết Hoa Kỳ với chủ nghĩa thực dân và chống lại phong trào giải phóng quốc gia, lãnh đạo bởi Cộng Sản, và được người dân ủng hộ rộng rãi. [In financing the French war, the Truman administration aligned the United States with colonialism and against a broadly supported, and Communist-led, movement of national liberation]

[Một số người chống Cộng ở hải ngoại vẫn nhắc lại những luận điệu tuyên truyền thiếu trí tuệ: Cộng Sản Việt Nam là tay sai của Cộng sản quốc tế, âm mưu thống trị thế giới, cho nên Pháp và Mỹ phải ngăn chận Cộng Sản ở Đông Dương. Nhưng ít người để ý là: Việt Nam tuyên bố độc lập từ năm 1945 mà mãi tới 1949 Trung Cộng mới công nhận chính quyền Việt Nam, và tới 1950 Nga sô cũng mới công nhận chính quyền Việt Nam. Cho nên Pháp và Mỹ can thiệp vào Đông Dương là sự toa rập của Thực Dân Pháp, Vatican, và Đế Quốc Mỹ. Trong phần sau, giáo sư Stephen Vlastos sẽ cho chúng ta rõ điều này. TCN]

Viết theo lý tưởng trong cuộc chiến tranh lạnh, rằng Mỹ là nước bảo vệ Thế Giới Tự Do, Lewy đã lược bỏ đi chủ nghĩa thực dân trong lịch sử cuộc chiến Việt Nam. Điều này ở ngay trong câu đầu, trong đó cuộc chiến thuộc địa của Pháp trở thành “Nỗ lực quân sự của Pháp ở Đông Dương” một cách nhập nhằng, mơ hồ [France’s colonial war becomes the ambiguous “French military effort in Indochina”] Tiếp theo, Lewy còn phỉ báng chính quyền đã lãnh đạo cuộc chiến giành độc lập. Lewy không chỉ từ chối không chấp nhận căn cước của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như là nước đầu tiên ra khỏi nền thuộc địa, mà còn coi như là bất hợp pháp bằng cách hạ toàn thể sự thiết lập chính trị của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới tên một lãnh tụ Cộng sản trong câu “Chế độ Hồ Chí Minh”. [HCM regime]

Làm mù mờ những vai trò lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn đầu cuộc chiến của Việt Nam giành độc lập [cuộc chiến chống Pháp], chiến lược đầu củng cố bởi chiến lược thứ hai: đưa ra tràn ngập hình ảnh là Việt Nam nằm trong cuộc bành trướng của Cộng sản trên thế giới với những tài liệu như “Sự sụp đổ của Trung Hoa quốc gia”, “Quân đội Trung Quốc tập trung ở biên giới Hoa Việt”, “Nga Sô Viết và Trung Hoa Cộng Sản công nhận Việt Minh”, “Chính quyền Mao cung cấp nơi trú ẩn và viện trợ cho Việt Minh”, và “Cam kết của Việt Minh về tổ chức và lý tưởng Cộng sản”. Lẽ dĩ nhiên, tất cả những tài liệu này nhằm nuôi dưỡng một ảo tưởng là một quốc gia “tự do” [Nam Việt Nam] bị đe dọa bởi sự xâm lăng của Cộng Sản từ bên ngoài – và đó là sự xoay sở đạo đức của cuộc chiến tranh lạnh để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Mỹ.

Những luận điệu quen thuộc như: Mỹ phải ủng hộ “chính quyền hợp pháp” [bất hợp pháp trên thực tế. TCN] hoặc phải đối diện với sự bành trướng của Cộng Sản khắp miền Đông Nam Á, và có thể lan đến lãnh thổ của chúng ta.. Điểm khẳng định ở đây là, Việt Nam đã có một chính quyền quốc gia hợp pháp và bị tấn công bởi “chế độ” Cộng sản Hồ Chí Minh, do đó sự can thiệp của Mỹ là hành động công chính về đạo đức. [Xin đọc Noam Chomsky ở trên: Mỹ chưa bao giờ coi chính quyền ở Nam Việt Nam là hợp pháp]. Nếu chính quyền Truman phản ứng trước sự xâm lăng chống chính quyền hợp pháp ở Việt Nam, thì cuộc chiến Việt Nam có thể coi như một cuộc chiến với ý tốt, giống như Đệ Nhị Thế Chiến [The Vienam war can be equated with the “good war”, World War II.]

Lewy cố ý bỏ qua không giải thích về nguồn gốc hợp pháp của chính quyền miền Nam. Ngay từ 1947, Pháp với những khó khăn của cuộc chiến, đã tìm giải pháp “quốc gia” để chống những lời kêu gọi lòng ái quốc của Việt Minh, và đã kiếm được một người sẵn sàng hợp tác: Cựu Hoàng Bảo Đại. Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại ký thỏa hiệp về một nước Việt Nam độc lập trong khối Liên Hiệp Pháp, thỏa hiệp được quốc hội Pháp thông qua vào đầu năm 1950. Về phương diện Hiến Pháp, chính quyền Bảo Đại không có chủ quyền, về phương diện cá nhân, ông ta thiếu tính hợp pháp chính đáng [Constitutionally, Bao Dai’s government lacked sovereign powers; personally, he lacked legitimacy]. Tuy nhiên, ngay lập tức, Mỹ đã công nhận ngoại giao với Bảo Đại, và điều này cũng đủ để thiết lập tính cách hợp pháp của chính quyền Bảo Đại – ngay cả khi chính quyền này bị bác bỏ bởi hầu hết ngưởi Việt Nam [U.S. recognition suffices to establish the legality of Bao Dai’s government – even though spurned by most Vietnamese] và theo cùng một lôgíc thì Sô Viết và Trung Quốc công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa có nghĩa là bất hợp pháp dù đã được quảng đại quần chúng ủng hộ. [Ngày nay, ai cũng biết chính phủ Bảo Đại chỉ là một chính phủ bù nhìn, quân đội quốc gia thì nằm dưới quyền chỉ huy của Pháp. Hiệp định Genève được ký giữa Pháp và Việt Minh, Ngô Đình Diệm được Mỹ đưa về và được Bảo Đại bù nhìn cho làm Thủ Tướng. TCN]

Hiệp Định Geneva -

Diễn giải Hiệp Định Geneva năm 1954 trực tiếp đưa đến vấn đề pháp lý của sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam. Nếu những sự thỏa thuận quốc tế trong Hội Nghị Geneva để chấm dứt cuộc chiến Đông Dương thứ nhất thật sự cho phép sự thiết lập riêng biệt một quốc gia không Cộng sản ở miền Nam vĩ tuyến 17, thì đó là một trong hai điều kiện tối thiểu cần thiết để thiết lập tính hợp pháp của sự can thiệp của Mỹ. Một vấn đề lịch sử liên hệ [điều kiện thứ hai] là tính hợp pháp của chính quyền Sài Gòn: mức độ phụ thuộc vào một lực lượng ngoại quốc, sự ủng hộ của quần chúng v..v.. (A historically related but quite separate question is the legitimacy of the Saigon government: degree of dependence on a foreign power, of popular support, etc..). Mặt khác, nếu Hiệp Định Geneva khẳng định Việt Nam như là một quốc gia thống nhất và có chủ quyền, thì sự kiện Mỹ cưỡng bách chia đôi Nam Bắc thành hai miền riêng biệt, cũng như cuộc can thiệp quân sự của Mỹ để duy trì chính quyền miền Nam, là thiếu căn bản hợp pháp (lacked legal basis).

Chúng ta đã thấy, Việt Minh thắng cuộc chiến Đông Dương Thứ Nhất dù rằng Mỹ đã viện trợ rất nhiều cho Pháp. Vào cuối cuộc chiến, trừ những thành phố lớn, Việt Minh đã kiểm soát hầu hết miền Bắc và Trung Việt Nam và phần lớn hậu phương Nam Việt. Sau khi Pháp chiến bại ở Điện Biên Phủ, Hiệp Định Geneva năm 1954 gồm có một hiệp ước đình chiến để chấm dứt những cuộc xung đột quân sự, và một bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” (Final Declaration of the Conference) về tình trạng chính trị ở Đông Dương. Ký kết bởi Pháp và Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Hiệp Ước Đình Chiến quy định vùng rút quân của quân đội Pháp và “đồng minh” ở dưới vĩ tuyến 17, và quân đội Việt Minh về Bắc vĩ tuyến 17, trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị quyết định. Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhận rằng, ngôn từ trong bản Hiệp Ước Đình Chiến khẳng định sự thống nhất lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam (We note, however, that the language of the armistice affirmed the territorital integrity and sovereignty of Vietnam). Bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” được mọi phía đồng thanh chấp thuận (orally affirmed) và tuyên bố rõ ràng là ĐƯỜNG RANH GIỚI QUÂN SỰ LÀ TẠM THỜI VÀ KHÔNG THỂ DIỄN GIẢI BẤT CỨ BẰNG CÁCH NÀO ĐÓ LÀ MỘT BIÊN GIỚI PHÂN ĐỊNH VỀ CHÍNH TRỊ HAY ĐẤT ĐAI [THE MILITARY DEMARCATION LINE IS PROVISIONAL AND SHOULD NOT IN ANY WAY BE INTERPRETED AS CONSTITUING A POLITICAL OR TERITORIAL BOUNDARY], và quy định rằng một cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7, 1956 sẽ quyết định một chính quyền cho quốc gia mới được độc lập (that elections be held in July 1956 to decide the governing authority of the newly independent nation.)

Hiệp Định Geneva là một mối bối rối ngượng ngùng lớn cho những người ủng hộ cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam, vì chính Mỹ và người kế tiếp Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, đã từ chối không để cho người dân Việt được bỏ phiếu cho tương lai của chính họ. Trong khi Việt Minh kêu gọi tổ chức Tổng Tuyển Cử theo đúng như Hiệp Định, thì chính quyền Ngô Đình Diệm được Mỹ đỡ lưng đã ngay lập tức tuyên bố Nam Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền và từ chối không cho phép thi hành cuộc Tổng Tuyển Cử, vi phạm những điều khoản chính của Hiệp Định [refused to permit national elections in violation of key provisions of the Accords].

[Những người biện minh cho việc Diệm từ chối không thi hành Tổng Tuyển Cử thường đưa ra lý do là, Bản Tuyên Ngôn không được ký kết trên một văn bản, nhưng nếu chúng ta đọc kỹ bản Thỏa Hiệp đã được ký kết bởi mọi phe thì chúng ta có thể thấy những đoạn sau đây:

- Điều khoản 1 (Article 1) nói về sự thiết lập “một đường ranh giới quân sự tạm thời” để quân đội hai bên rút quân về: Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc, và lực lượng Liên Hiệp Pháp (French Union) ở phía Nam làn ranh giới.

- Điều khoản 14, đoạn (a) [Article 14, Paragraph (a)] viết rõ: “Trong khi chờ đợi cuộc Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam, quyền hành chánh dân sự trong mỗi vùng rút quân nằm trong tay các phe có quân đội rút quân (nghĩa là Pháp và Việt Minh) theo tinh thần của bản Thỏa Hiệp.” ,

Như vậy, rõ ràng là vĩ tuyến 17 chỉ là “một đường ranh giới quân sự tạm thời” cho đến khi thi hành cuộc “Tổng Tuyển Cử để Thống Nhất Việt Nam” và Bản Tuyên Ngôn chỉ nhắc lại tinh thần của Bản Thỏa Hiệp đã được ký kết: “Đường Ranh Giới Quân Sự Là Tạm Thời Và Không thể Diễn Giải Bất Cứ Bằng Cách Nào Đó Là Một Biên Giới Phân Định Về Chính Trị Hay Đất Đai.” TCN]

So sánh những lực lượng quân sự và chính trị ở trong nước, chắc chắn là sự thống nhất quốc gia sẽ ở dưới quyền của Việt Minh. Pháp là một lực lượng đã hết sài (a spent force) và không có sự ủng hộ của ngoại bang, chế độ tay sai ở Việt Nam không thể nào thắng được Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Tuy rằng có những bộ phận trong quần chúng Việt Nam chống Cộng, nhưng đảng Cộng Sản lãnh đạo bởi Việt Minh đã gây được nhiều uy tín vì đã chiến thắng được người Pháp mà người dân ghét. Mọi người đều biết rằng, ngay cả CIA cũng biết, rằng chỉ với sức mạnh của tinh thần quốc gia, Hồ Chí Minh sẽ thắng mọi cuộc tranh cử công khai và tự do (It was widely acknowledged (even by the CIA) that on the strength of nationalism alone, Ho Chi Minh would win any freely and openly contested election). Hầu hết các nhà theo chủ nghĩa xét lại không bàn cãi gì về lập trường quốc gia và được quần chúng yêu thích của Hồ Chí Minh. Họ chỉ lý luận rằng Hiệp Định Geneva đã cho phép sự chia cắt vĩnh viễn Việt Nam thành Cộng Sản ở miền Bắc và không-Cộng sản ở miền Nam. Họ cho rằng cuộc tổng tuyển cử quy định trong Bản “Tuyên Ngôn có tính cách quyết định của Hội Nghị” không phải là ý định của Hội Nghị. Họ đưa ra lập luận rằng cả Trung Quốc và Nga Sô, đồng minh của Việt Minh ở Geneva, coi cuộc tổng tuyển cử như để vớt vát mặt mũi nhưng tin rằng sự chia cắt sẽ lâu dài. Nixon còn gạt Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ra ngoài với luận điều: “Hội Nghị Geneva có ý định là chia cắt Việt Nam giống như ở Triều Tiên”“mọi thành viên chính của hội nghị đều nghĩ như vậy.” Sự gạt VNDCCH ra ngoài là chủ yếu. Vì thật là hiển nhiên, Việt Minh không bao giờ muốn Hội Nghị Geneva đưa ra một giải pháp giống như ở Triều Tiên [The Vietminh never intended the Geneva Conference to yield a “Korea-type solution.”] Là những kẻ chiến thắng, họ đến Hội Nghị Geneva để thương lượng sự độc lập của quốc gia, sự đầu hàng của lực lượng Pháp, và những điều kiện để đưa đến sự thống nhất chính trị cho đất nước. Khi Diệm ngăn chận cuộc tổng tuyển cử, họ tiếp tục chiến đấu, cuối cùng kéo quân đội Mỹ vào sự bế tắc tốn kém [When Diem blocked the elections they fought on, eventually forcing the American army into a costly stalemate]. Ngay cả Nixon cũng không cho rằng Việt Minh có ý định chia cắt vĩnh viễn đất nước ở Hội Nghị Geneva.

Ở đây, chúng ta lại thấy sử của phái xét lại từ chối không chấp nhận tiếng nói chống đối của Việt Nam trước những ý định và mong muốn của Mỹ. Sự từ chối này bắt nguồn từ viễn tượng của phái xét lại về cuộc chiến tranh lạnh có tính cách đế quốc: Việt Minh chỉ là do Cộng sản quốc tế ủy nghiệm. Do đó, theo quan điểm của Nixon, những “ý định” của các cường quốc (Great Powers) ở Geneva về sự chia cắt Việt Nam giống như Triều Tiên cũng là ý định của tất cả mọi phe trong Hội Nghị.

Về Hiệp Định Geneva, Lewy lý luận rằng chính quyền Nam Việt Nam không có bổn phận phải thi hành những điều khoản mà Pháp đã ký kết thay mặt cho họ, tuy rằng trong thời gian của Hội Nghị Geneva Pháp chính thức nắm quyền ngoại giao của Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam [The government of South Vietnam, Lewy argues, was not legally bound by obligations assumed on its behalf by France, even though at the time of the Geneva Conference France formally controlled the foreigh relations of the Associated State of Vietnam]. Điều đáng nói là, theo gương Nixon loại Việt Minh ra ngoài, Lewy nói về sự hiện hữu của một “Quốc Gia Nam Việt Nam mới độc lập” [the existence of “a newly independent state” of South Vietnam].

Chủ quyền quốc gia thường được hiểu là có quyền uy tối thượng trong một tập thể chính trị, vì chính quyền nắm quyền chính trị nội địa, và các nước khác công nhận ngoại giao với chính quyền. Tuy nhiên, trong nghị luận của Lewy, điều này đã bị lật ngược, và chủ quyền quốc gia đã được áp đặt từ bên ngoài (sovereignty is imposed from outside). Lewy bảo chúng ta rằng, Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền, vì có những quốc gia trong thế giới tự do công nhận sự hiện hữu của nó.

Nhưng người Việt Nam coi quốc gia của mình là một hay là hai? Có bao nhiêu người coi “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” là chính quyền hợp pháp của quốc gia? Có bao nhiêu người coi Quốc Gia Liên Hiệp Việt Nam, hay sau 1954 trở thành “Việt Nam Cộng Hòa” là chính quyền hợp pháp? Ngô Đình Diệm, sau Bảo Đại, có chiếm được sự trung thành và kính trọng của người dân Việt Nam sống ngay ở dưới vĩ tuyến 17? Thành phần Việt Nam chống Cộng ở Nam Việt Nam có phải là một cộng đồng chính trị có thể đứng vững được không? Tất cả những câu hỏi trên nói lên những quan điểm của người dân bản xứ đã bị bỏ ra ngoài bài nghị luận của Lewy.

Chúng ta không nên ngạc nhiên. Vì trong vấn đề lịch sử mà chế độ Diệm từ chối thi hành tổng tuyển cử, xét theo những vấn đề tình cảm, quan điểm, giá trị, và sự trung thành của người dân, chúng ta phải công nhận là người dân Việt Nam có quyền tự do chọn Chủ Nghĩa Xã Hội. [Chính Tổng Thống Eisenhower cũng đã cho rằng Hồ Chí Minh sẽ chiếm được ít nhất là 80% số phiếu trong bất cứ cuộc tổng tuyển cử tự do nào. TCN] Và Mỹ, quốc gia bảo vệ “Thế giới Tự Do”, trong lịch sử đã không công nhận quyền này của người dân Việt Nam. [To frame the historical issue of the refusal of the Diem regime to hold elections in terms of the sentiments, views, values, and allegiances of the Vietnamese themselves is to acknowledge the right of Vietnamese freely to choose socialism. And the United States, as guardian of the “Free World”, historically has not acknowledged this right.]

Phong trào kháng chiến ở miền Nam Việt Nam

Chủ đề thứ ba trong lịch sử chiến tranh Việt Nam viết bởi trường phái xét lại (revisionist) mà chúng tôi sẽ bàn tới là cuộc kháng chiến chống lại Chính Phủ Nam Việt Nam [CPVN] được Mỹ chống lưng. Thành lập vào tháng 12 năm 1959, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN) đã đấu tranh chống chính quyền miền Nam về chính trị cũng như quân sự. Được thành lập dựa theo uy tín và những mạng lưới của Việt Minh (trong thời kháng Pháp), MTGPMN phát triển nhanh chóng và hoạt động như một chính quyền trong nhiều vùng ở miền đồng quê Nam Việt Nam. Mới đầu chỉ là đánh du kích, rồi với sự trợ giúp của Bắc Việt, MTGPMN đã phát triển thành những đơn vị lớn, và tới năm 1963 đã có thể đương đầu với Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa cỡ Tiểu Đoàn. Sự can thiệp mang quân vào của Mỹ bắt đầu từ tháng Ba, 1965, về sau lên tới nửa triệu quân, đã ngăn chận một cuộc chiến thắng sớm sủa của MTGPMN. MTGPMN bị tổn thất nặng trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân vào năm 1968 và guồng máy chính trị bị suy yếu bởi Chiến Dịch Phụng Hoàng của CIA mà trong khoảng 1968-1971 đã bắt cóc hoặc giết khoảng 45000 người nghi ngờ là ủng hộ MTGPMN [The NFL suffered heavy losses during the Tet offensive in 1968 and its political apparatus was weakened by the CIA Phoenix Operation, which between 1968 and 1971 abducted or killed approximately 45,000 suspected NFL supporters]. Tuy vậy, cho tới cuối thập niên 1960, MTGPMN vẫn là lực lượng chính chiến đấu chống Mỹ và Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.

Đối với Nixon thì MTGPMN chỉ là giai đoạn đầu của cuộc “xâm lăng” của Bắc Việt vào Nam Việt, ngụy trang đàng sau bộ mặt nội chiến. Về chính trị, Nixon cho rằng MTGPMN là đạo quân thứ 5 của Bắc Việt và Nixon đặt vấn đề MTGPMN có phải là một phong trào chính trị của người dân miền Nam và có phải là đại diện hợp pháp cho những khao khát của người dân miền Nam không. Nixon phủ nhận cả hai vì MTGPMN chỉ có bộ mặt là một phong trào độc lập. Giới lãnh đạo Bắc Việt đã tạo nên ảo tưởng này, nhưng bàn tay ở đàng sau của Hà Nội chỉ có thể che giấu được đối với những người không muốn nhìn thấy nó.

Không như Nixon, đưa ra những “sự kiện” vô căn cứ (presents “facts” without citation) Lewy đã nghiên cứu MTGPMN với nhiều tài liệu. Trong khi Nixon khẳng định rằng sự xâm nhập vào miền Nam để che đậy cuộc xâm lăng chỉ được sự ủng hộ không đáng kể của người dân (marginally supported) thì Lewy công nhận là MTGPMN đã được người dân miền Nam ủng hộ rộng rãi (broad support). Lewy cũng còn ghi nhận là những phúc trình chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã cố ý trình bày sai lầm MTGPMN như là tạo phẩm của Hà Nội (Lewy even acknowledges the deliberate misrepresentation of the NFL as a “creation of Hanoi” in official reports issued by the U.S. Department of State), những quan điểm vô giá trị mà Nixon dựa theo đó. Để cho có vẻ trung thực, Lewy trích dẫn một phúc trình mật của CIA vào tháng 10, 1961, rằng MTGPMN “phần lớn là tự lực trong việc tuyển mộ và tiếp liệu”.

Tuy nhiên, Lewy đưa ra những bằng chứng rất chọn lọc – như là để nhấn mạnh vào sự “xâm lăng” của Bắc Việt Nam. Thí dụ, về vấn đề (Bắc Việt) xâm nhập, không chỉ là trong tài liệu của CIA năm 1961 như Lewy đưa ra, mà cho tới cuối năm 1964, những phúc trình tình báo của Mỹ cũng cho rằng đại đa số những binh sĩ trong những đơn vị chiến đấu của MTGPMN là tuyển mộ từ địa phương và tự lực về hầu hết các phương diện. Một bản phúc trình của CIA vào tháng 12, 1964 xác nhận là lực lượng chiến đấu của MTGPMN là từ những dân địa phương, và những người xâm nhập từ miền Bắc chỉ là những chuyên viên về thông tin, chiến thuật, vũ khí nặng, và huấn luyện tân binh. Ngay cả tới thời điểm này, hầu hết vũ khí của họ là do chiếm được hay mua được ở miền Nam, điều này khiến cho các viên chức trong chính quyền Johnson bối rối khi họ toan tính biện minh cho cuộc can thiệp của Mỹ. Cho tới tháng Hai, 1965, các viên chức Mỹ ở Saigon cũng chỉ có thể đưa ra 4 vũ khí làm ở Trung Quốc ngoài 10 vũ khí đã được trình cho Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara trước đó.

Luận điệu của trường phái xét lại về “miền Bắc xâm lăng” nay đã là loại cú pháp đế quốc quen thuộc (Familiar imperial syntax). Đặt giả định trước là giải pháp thuộc loại Triều Tiên, áp đặt bởi Mỹ và VNCH, là sự kiện được cả thế giới công nhận, ngôn từ “xâm nhập” đã cụ thể hóa sự chia Việt Nam ra làm hai vùng chính trị. Vì “biên giới quốc tế” [international borders] đã bị xâm phạm, đó là một hành động xâm lược. Núp trong những “sự kiện” mà trường phái xét lại viện dẫn về bằng chứng xâm lược của Bắc Việt là trình tự của Mỹ cho Việt Nam trong thời hậu thuộc địa: vĩnh viễn chia cắt. Thật đúng là đế quốc, họ đã chiếm hữu ngay cả những vấn đề về căn nguyên cuộc xung đột của dân bản xứ: Người Việt Nam muốn một quốc gia hay hai? Họ muốn Hồ Chí Minh hay Ngô Đình Diệm là lãnh tụ của họ?

Về vấn đề Bắc Việt viện trợ cho MTGPMN, Nixon và Lewy tuyên bố rằng MTGPMN là do Hà Nội dựng lên và bất hợp pháp. Đúng vậy, MTGPMN có được một phần viện trợ từ Bắc Việt; tuy nhiên, chính phủ VNCH hoàn toàn lệ thuộc vào sự viện trợ lớn lao gấp bội của một siêu cường ở xa [The GVN, however, entirely dependent on vastly greater aid from a distant superpower]. Ở đây chúng ta lại thấy, những người theo chủ nghĩa xét lại đã không áp dụng lôgíc của mình cho chính phủ VNCH, một chế độ tay sai hiển nhiên (an obvious client regime) và chẳng có thể nói là hợp pháp.

Bỏ sót trong cuộc nghiên cứu về MTGPMN của trường phái xét lại là chiều kích cánh mạng xã hội của cuộc kháng chiến ở miền Nam: sự chia cấp đất đai, giảm tiền thuê địa tô, thuế lũy tiến, chiến dịch khuyến khích học tập và cải thiện sức khỏe, nâng cao tình trạng thấp kém của nông dân v..v.. Nhưng chúng ta không nên ngạc nhiên vì những sự bỏ sót này, vì gạt MTGPMN ra như chỉ là một “triệu chứng của cuộc Bắc xâm” [mere symptom of North Vietnamese aggression] những nhà viết sử của trường phái xét lại không cần phải quan tâm đến chương trình cách mạng của MTGPMN cũng như những lý do tại sao Chính phủ VNCH lại không thể lấy được sự ủng hộ của quần chúng mà chính phủ là chính danh “đại diện” cho họ.

Cuộc Chiến Bại Của Mỹ:

Chủ đề cuối cùng mà chúng tôi xét đến là những giải thích của những người thuộc trường phái xét lại về cuộc chiến bại của Mỹ ở Việt Nam. Trong ba thập niên, những chính quyền Cộng Hòa và Dân Chủ (Mỹ) đã coi sự duy trì một chế độ không Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam như là nền tảng quan trọng của chính sách Mỹ ở Đông Nam Á. Tuy vậy, năm 1973 Nixon đã ký một Hiệp Ước với VNDCCH để có được một khoảng thời gian có thể chấp nhận được [a decent interval] giữa cuộc triệt thoái của Mỹ và cuộc bại trận của VNCH. Mỹ, một nước có vẻ như có những nguồn kinh tế và quân sự vô tận, lại phải chịu nhục trước một quốc gia mà Washington coi như là “một lực lượng quân sự hạng ba với nền kinh tế hạng tư” [humbled by a country Washington considered a “third-rate military power with a fourth-rat economy]. Những sử gia thuộc trường phái xét lại không hề mủi lòng trước sự chết chóc của mấy triệu người Việt Nam, một phần ba người dân ở đồng quê miền Nam phải từ bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, và sự tàn phá môi sinh và hoa mầu trong vùng.. Họ chỉ than vãn về sự mất đi uy tín và sự thiếu tự tin gây nên bởi cuộc chiến bại đầu tiên của Mỹ trong một cuộc chiến ở ngoại quốc. Giải thích tại sao Mỹ thua ở Việt Nam (và sẽ không thua từ đây về sau) là điểm chính trong chủ trương viết sử của trường phái xét lại.

Trong khi đồng ý hầu hết về những lý do Mỹ can thiệp ở Việt Nam thì các sử gia thuộc trường phái xét lại lại không thể đồng ý với nhau về tại sao Mỹ thua ở Việt Nam. Thật ra thì mỗi tác giả có một cách giải thích khác nhau.

Nixon đã thực sự tuyên bố rằng Mỹ đã thắng ở Việt Nam năm 1973. “Khi chúng tôi ký Hiệp Ước Hòa Bình ở Paris năm 1973, chúng tôi đã thắng trận (we had won the war).. Rồi chúng ta đi vào con đường mất đi hòa bình. Sự chiến bại chỉ xẩy ra khi Quốc Hội, không cần biết đến những điều khoản đặc biệt trong hiêp ước hòa bình, từ chối không viện trợ cho Saigon bằng với mức Nga Sô viện trợ cho Hà Nội.”

Nhiều người quy trách cho giới truyền thông, nhất là truyền thông trên TV.. Sự giải thích về cuộc chiến bại của Mỹ trong những cuốn phim thuộc loại “Rambo” là chính phủ Mỹ không để cho binh sĩ của chúng ta thắng (the government did not let our boys win). Trong cuốn Strategy for Defeat Đô Đốc Sharp trách Tổng Thống Johnson và các cố vấn dân sự đã ngăn không cho các cấp chỉ huy quân sự tận dụng lực lượng không quân và thủy quân. Theo Sharp, chỉ cần giăng mìn ở hải cảng Hải Phòng cùng phá hủy đường tiếp tế từ Trung Quốc, là có thể bẻ gẫy cuộc chiến ở miền Nam. Không có tiếp liệu từ bên ngoài, các lực lượng thù địch sẽ bị nghiền nát bởi những chiến dịch săn lùng và phá hủy của Mỹ và VNCH. Vậy chính những viên chức dân sự nhút nhát trong Tòa Bạch Ốc và Ngũ Giác Đài đã bị tê liệt bởi sự sợ hãi là sẽ khiêu khích Trung Quốc và Nga Sô cuối cùng đã làm cho Mỹ thất bại ở Việt Nam.

Đối với một dân tộc sống trong ảo tưởng về sự toàn năng của Mỹ (American’s omnipotence), giải thích sự chiến bại là vì không dùng hết khả năng quân sự có tác dụng xoa dịu vết thương tự hào quốc gia của người dân Mỹ. Nó cũng có vẻ là giải đáp cho nghịch lý là một quốc gia giầu có nhất và mạnh nhất lại không thể bắt một dân tộc nghèo nàn Á Châu phải chịu khuất phục. Cuối cùng thì nguyên nhân của sự thất bại có thể chữa trị được dễ dàng: thắng trong cuộc chiến tới, dẹp đi những chính trị gia và nhân viên bàn giấy chủ trương leo thang chiên tranh từ từ, gửi những người thực sự có trách nhiệm (real men in charge) đi đánh mau đánh mạnh.

Trong cuốn On Strategy, Đại Tá Harry G. Summers, Jr. đưa ra một phân tích lý thuyết về sự thất bại của Mỹ. Summers loại bỏ luận điệu “bị đâm-sau-lưng” (stab-in-the-back) vì những bài tường trình về chiến tranh của giới truyền thông Mỹ mà theo ông không hẳn là do thiên kiến hay không đúng. Summers cho rằng chính tổ chức quân sự đã góp phần cho sự chiến bại ở Việt Nam (Summers contends, the military establishment contributed to defeat in Vietnam). Summers cho rằng sự sai lầm chiến lược căn bản là hiểu lầm chiến lược của kẻ thù và đặc biệt là vai trò của chiến tranh du kích. “Xét theo những kết quả của cuộc chiến, sự sai lầm căn bản là chúng ta coi những trận đánh du kích tự chúng như là một chiến lược: vì chúng ta đã coi chúng như là một chiến lược, chúng ta tìm hiểu chiến lược đó dựa theo lý thuyết về “chiến tranh nhân dân” của Mao Trạch Đông, và đưa ra những lý thuyết để chống chiến tranh du kích.” Theo Summers, Mỹ phải áp dụng chủ thuyết đánh bại kẻ thù của thời tiền-Việt Nam: “đánh trực tiếp hay gián tiếp vào quân đội, hậu thuẫn của cơ cấu chính trị; MTGPMN chỉ là những dân quân du kích, tự nó không thể đạt được những thắng lợi quyết định.” Summers kết luận, nhiệm vụ của Mỹ là bảo vệ miền Nam trước cuộc xâm lăng từ bên ngoài (protecting South Vietnam from outside aggression), để cho Nam Việt Nam đối phó với những vấn đề nội bộ. Và đó là tất cả những gì cần thiết để thắng cuộc chiến. Summers đưa ra một tiên đoán: “Bị cắt đứt nguồn ủng hộ từ bên ngoài, Việt Cộng sẽ khô héo đi trên giàn cây và từ từ Nam Việt Nam sẽ đánh bại chúng dễ dàng”

Nhưng sự kiện là, đưa VNCH đến gần sụp đổ vào năm 1964, MTGPMN đã tạo điều kiện cần thiết cho cuộc chiến thắng năm 1975. Sự leo thang chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã ngăn không cho MTGPMN tự đạt được chiến thắng; nhưng sự sắp chiến thắng của MTGPMN đã bắt buộc Mỹ phải đánh trận thay quân đội VNCH. Đó không chỉ là cuộc chiến chống du kích như Summers uẩn hàm mà sự gần như sụp đổ của VNCH đã khiến cho chính quyền Johnson phải mang quân vào chiến đấu trong các làng mạc, điều mà Summers cho rằng đã làm cho cuộc chiến không thể thắng được. Một khi mà Mỹ đã đưa vào nửa triệu quân và sử dụng một hỏa lực mạnh nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại thì tất nhiên là MTGPMN không thể tự thắng được cuộc chiến. Nhưng bắt buộc phải chiến đấu trong cuộc chiến làng mạc nhơ bẩn (“dirty” village war), quân đội Mỹ đã tổn thất nhiều ngàn binh sĩ, tiêu tốn nhiều tỷ đô-la, dùng các chiến thuật làm cho nhiều người Mỹ phải đặt vấn đề về đạo đức trong sự can thiệp của Mỹ, và đưa đến nhiều bất mãn và bất tuân lệnh trên ngay trong các hàng ngũ quân đội và làm cho nhiều người tin rằng, tốt hơn là thất trận thay vì mất đi quân đội Mỹ (persuade many it would be better to lose the war then lose the American army).

Những giải thích về cuộc chiến bại ở Việt Nam của trường phái xét lại thì khác nhau trên vấn đề Mỹ đã sai lầm như thế nào. Tuy nhiên, điều đặc biệt nhất trong những giải thích này là sự thiếu quan tâm đến động cơ thúc đẩy nhiều triệu người Việt Nam – Bắc cũng như Nam, cán bộ chính trị và binh sĩ, quân chính quy và quân du kích, đàn bà và đàn ông, già và trẻ - đã tình nguyện hi sinh mạng sống và đời sống, để chống lại trình tự đế quốc của Mỹ định cho Việt Nam thời hậu-thuộc địa. Những sử gia thuộc trường phái xét lại nhận thức được điều cần thiết là “phải biết kẻ thù” nhưng không có một người nào đặt vấn đề một cách nghiêm túc là “tại sao “kẻ thù” của họ lại chiến đấu quá dũng cảm và quá lâu dài để cho cái phần thưởng vật chất quá nhỏ nhoi.

[Những giải thích về sai lầm chiến lược hay chiến thuật đã khiến cho Mỹ thua chỉ nói lên một phần. Mỹ thua không phải là yếu kém về quân sự, đây là điều hiển nhiên, mà là thua vì văn hóa. Nền văn hóa của Mỹ là nền văn hóa Ki Tô Giáo, nghĩa là một nền văn hóa tự tôn, độc tôn, và có đặc tính chiếm hữu của đế quốc, thiên về vật chất. Alexis de Tocqueville, khi nghiên cứu về xã hội Mỹ, đã đưa ra một nhận xét rất chính xác: “Khi chúng ta đào sâu vào đặc tính quốc gia của người Mỹ, chúng ta thấy rằng họ chỉ tìm giá trị của mọi thứ trong thế giới trong câu trả lời của câu hỏi: Nó mang đến bao nhiêu tiền” Mới lập quốc bởi những kẻ phiêu lưu trên dưới 300 năm, cái nền văn hóa hời hợt nhưng trịch thượng của Mỹ không có cách nào có thể thắng được nền văn hóa sâu thẳm đầy giá trị tinh thần của Việt Nam đã được hun đúc trong mấy ngàn năm lịch sử, tạo nên một tinh thần yêu nước sâu đậm và bất khuất của người dân Việt như lịch sử đã chứng minh. TCN]

Viết lịch sử không chỉ là đem vào mà còn loại ra một số sự kiện xã hội; không những chỉ khẳng định mà còn hạ thấp một số quan điểm. Do đó, kết luận của chúng tôi không phải là bảo các sử gia thuộc trường phái xét lại viết sử với thiên kiến và thiếu tinh thần khách quan – vì đó là điều hiển nhiển. Chúng tôi chỉ muốn ghi nhận là chúng phản ánh đầu óc những người đặt kế hoạch chiến tranh: Mỹ bao giờ cũng là chủ thể, Việt Nam là khách thể. [America always the subject, Vietnam the object]. Ngay cả Việt Nam của chúng ta (“our” Vietnamese), lực lượng chống Cộng sản, cũng bị đặt ra ngoài lề.

Dù với những lời tuyên bố đầy thiện ý về bảo vệ “tự do” của người dân Việt Nam, trong những tài liệu nội bộ, thực tế tàn nhẫn về mục đích chiến tranh của Mỹ đã được vạch rõ – không gì ngắn gọn hơn là trong một bản ghi nhớ của Thứ Trưởng Quốc Phòng John McNaughton, viết thay cho Bộ Trưởng McNamara (với một bản sao chỉ để cho George Bundy đọc) về những mục đích chiến tranh của Mỹ: 70% để duy trì danh dự quốc gia của chúng ta; 20% để cho Nam Việt Nam khỏi bị Trung Quốc chiếm đóng; và 10% để cho người dân Việt Nam được hưởng một lối sống tốt hơn và tự do hơn.

(Despite pious pronouncements about protecting the “freedom” of the people of South Vietnam, in internal documents the harsh realities of US War aims were spelled out – none more succinctly than a memorandum prepared by Assistant Secretary of Defense for Secretary McNamara (with an eyes-only copy to George Bundy) on US War aims: 70% aimed “to avoid a humiliating US defeat”, to preserve our national honor; 20% to keep South VN territory from being occupied by the Chinese; and 10% to the South VN to enjoy a better and freer way of life)

[Chúng ta có thể thấy một đoạn tương tự trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 4:

“Ngày 24 tháng 3, 1965, Thứ Trưởng Quốc Phòng John T. McNaughton tuyên bố là trong khi thực ra chỉ có 10% nỗ lực của Mỹ để giúp người dân Nam Việt Nam, 20% có mục đích giữ Nam VN (và những lãnh thổ lân cận) khỏi rơi vào tay Trung Quốc, và phần lớn nhất, 70%, là để “tránh một cuộc thất bại nhục nhã của Mỹ.”

(On March 24, 1965, Assistant Secretary for Defense John T. McNaughton stated that whereas in effect only 10% of US efforts aimed to help Vietnamese people, 20% aimed “to keep South VN (and adjacent territory) from Chinese hands”, and the greatest part, or 70%, aimed “to avoid a humiliating US defeat”). TCN]

 


Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc)
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
DÆ° Luận Quần ChĂºng
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1 (Trần Chung Ngọc)
Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
NED và Lê Quốc Quân
NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc)
Ngáp Lớn Trong Tòa Mỹ Bị Tù - Còn Nguyễn Văn Lý ? (Trần Chung Ngọc)
Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ
Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
Nhũng Điều Tưởng Tượng Điên Rồ Của Bộ Giáo Dục Texas (Geoffrey R. Stone)
Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - 1 (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - Phần 2: Tội ác chiến tranh (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc)
Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
Tâm Thư Gửi Những Ai Quan Tâm (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Lại Việt Nam ? (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần? (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Chuyến Về Việt Nam Thứ Tư Của Tôi (Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi - Ai Chống Cộng Và Ai Không Chống ? (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Nhân Quyền Trước Luật Pháp Quốc Gia (Phúc Lâm sưu tầm)
Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc)
ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)
“Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)