Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ

Trần Chung Ngọc

nguồn http://giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1363

đăng ngày 28  tháng 7, 2007

 

Khi Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết sang thăm viếng Mỹ, đáp ứng lời mời của Tổng Thống Bush, thì tôi đang ở Hà Nội, trong chuyến về thăm quê hương cùng gia đình. Tôi sẽ viết một bài về chuyến đi này. Thói quen của tôi là trong những chuyến du lịch, tôi không xem TV, không check E-mail, ít đọc báo, nên tôi không biết nhiều về chuyến đi Mỹ của Ông Triết. Về tới Mỹ, vào Internet, nhất là những trang nhà chống Cộng có môn bài, tôi thấy những bài phê bình, phỏng vấn ẩm ương trong đó đều mắc chung một bệnh. Cái bệnh của các “phê bình gia”, các “tiến sĩ” trả lời phỏng vấn trên những diễn đàn chống Cộng là thiếu sự lương thiện trí thức. Một số rất có thể là không thuộc thành phần trí thức, đúng nghĩa của trí thức, xét qua những ngôn từ hạ cấp của họ. Luận điệu chung của họ là Mỹ đặt điều kiện giao thương là Việt Nam phải cải tiến về tự do, nhân quyền và dân chủ. Nếu có một người nào đó phê bình trên VietWeekly là “hầu như toàn bộ ngành truyền thông hải ngoại” đều đáng bị coi là “những cán bộ thông tin cấp xã” hay “những chính trị viên cấp phường” thì kể ra cũng không phải là nói ngoa.

Sau khi lượm lặt một ít thông tin xung quanh chuyện ông Triết đi Mỹ, tôi nổi hứng cũng muốn viết một bài về chuyện này. Nhưng mục đích viết của tôi thì khác, không đồng bộ với dư luận của “những cán bộ thông tin cấp xã” (hi, hi) mà dựa trên những tài liệu. Có thể nói là bài viết này hi vọng có thể mở mắt một số người vốn có mắt nhưng lúc nào cũng như sống trong bóng tối, bóng tối của vô minh, và bóng tối của thù hận, không nhìn thấy gì quá cái mũi của mình. Tôi viết như vậy là có cơ sở, chứ chẳng phải viết bừa viết ẩu như các chuyên gia làm nghề chống Cộng. Những tài liệu trong phần sau sẽ chứng tỏ điều này.

Về tới Mỹ, tôi được biết, khi tiếp xúc với một số người Việt ở hải ngoại ông Triết đã khuyến khích họ hãy trở về thăm quê hương, vì quê hương là chùm khế ngọt, và để thấy đất nước đã thay đổi và phát triển như thế nào. Nếu không tự tin, hẳn ông Triết không bao giờ cất lên lời kêu gọi như vậy. Một số người Việt chống Cộng, khi đã không còn Cộng, thường nhìn Việt Nam qua một lăng kính tương tự như qua một nền “thần học đoán mò”. Ngay cả những bậc thường được coi là trí thức cũng không chịu tìm hiểu nghiên cứu kỹ vấn đề, chỉ viết theo cảm tính, cảm tính bắt nguồn từ lòng thù hận, từ ham danh nọ kia, hay từ nghề chống Cộng có môn bài. Thí dụ, chúng ta hãy đọc hai quan điểm điển hình của hai trí thức chống Cộng, một ở ngoài nước, và một ở trong.

Trước hết là lời phát biểu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, một khoa học gia nổi tiếng về ngành chuyên môn, nhưng cũng nổi tiếng về chuyện “đào ngũ” trong đám sĩ quan chúng tôi khi xưa [Ông Vinh là sĩ quan VNCH được cho đi học ngoại quốc rồi ở lại luôn nước ngoài, bây giờ, khi không còn Cộng, ông trở thành một bậc “vô thượng thiên tài chống Cộng” rất nổi tiếng. Ông không dại như các bạn bè cùng khóa của ông như Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Bảo Trị v..v.., những người thực sự chống Cộng từ ngày đầu đến ngày cuối ở trong nước]:

Tuy nhiên Nguyễn Minh Triết cần phải hiểu rằng chuyến đi này của ông ta không thể gọi là thành công vì tại Mỹ, cả đảng Dân Chủ lẫn đảng Cộng Hoà đều đòi hỏi bang giao Việt Mỹ phải lấy Dân Chủ Nhân Quyền làm gốc và điều này chưa thể nào thực hiện được khi ở Việt Nam đảng Cộng Sản còn nắm quyền cai trị.

Thứ đến là nhận định của bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà “dân chủ” cũng rất nổi tiếng trong tập thể những người chống Cộng, khi không còn Cộng, ở hải ngoại, về chuyến thăm Mỹ của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết: 

Chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Triết là một thất bại nặng nề cho Bộ chính Trị Việt Nam. Trong chuyến đi này, chính quyền Hà Nội hy vọng ký được nhiều tỉ đô la đầu tư và buôn bán trong khi vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền và dân chủ, nhưng phản ứng quá mạnh của cộng đồng người Việt ở Mỹ và lập trường không tương nhượng của chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ đã làm tiêu tan hy vọng lợi dụng tiền tư bản để củng cố độc tài đảng trị.

Chúng ta thấy rằng cả ông Vinh lẫn ông Quế đều rất mù mờ về thời cuộc, chứng tỏ trình độ hiểu biết của hai ông ấy về chính trị quốc tế nó thấp như thế nào, cho nên đã đưa ra những nhận định rất sai lầm, nhưng chắc chắn là làm hài lòng những tổ chức chuyên chống phá Việt Nam. Tôi thực tình nghĩ đến sự bất lương trí thức hơn là sự thiếu trình độ. Sai lầm như thế nào? 

Thứ nhất, phản ứng quá mạnh của cộng đồng người Việt ở Mỹ chẳng có một tác dụng gì trên quan hệ giữa Mỹ và Việt. Thứ nhì, chẳng làm gì có lập trường không tương nhượng của chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ [về nhân quyền dân chủ như là những điều kiện bang giao Việt-Mỹ]. Và thứ ba, Mỹ và Việt đã ký thỏa hiệp TIFA (căn bản lâu dài cho sự hợp tác kinh tế song phương trong tương lai) và nhiều thỏa hiệp và hợp đồng kinh tế có giá trị cao khác (Trong bản văn thông cáo chung của Tòa Bạch Ốc: both sides have just signed a Trade Investment Framework Agreement, TIFA, and many other high-value economic agreements and contracts.), tổng cộng các giá trị ký kết kinh tế này là 5 tỷ đô-la Mỹ, theo 1 nguồn tin từ Việt Nam, hay 7.5 tỷ đô-la, theo Lữ Giang. Chứng minh?

Trên Internet có một bài của CNN mời ông John McAuliff, “Thủ trưởng” Quỹ Hòa Giải và Phát Triển của Mỹ, người đã từng để ý quan sát Việt Nam trong nhiều thập niên [John McAuliff, “Executive Director of the US’ Fund for Reconciliation and Development (FRD), has kept an eye on Vietnam for many decades, CNN invited him to comment on the US visit by Vietnamese President Nguyen Minh Triet on June 23.], bình luận về chuyến đi Mỹ của Ông Triết, có thể cho chúng ta biết nội dung và kết quả chuyến đi này. Sau đây là vài câu hỏi của CNN:

- Có những thay đổi gì ông thấy trong sự quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ?

Chúng ta có thể thấy những thay đổi lớn trong quan hệ giữa hai quốc gia, không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà còn trong nhiều lãnh vực khác. Thí dụ, cả hai quốc gia đều muốn có sự ổn định trong vùng. Ngày nay, Hồi giáo quá khích là một vấn đề lớn ở Thái Lan, Phi Luật Tân và Nam Dương. Đây là những quốc gia lớn trong cộng đồng Á Châu và họ đang phải đối diện với những sự bất ổn về an ninh trong khi Việt Nam là nước duy nhất với một thành phố lớn trong vùng không có vấn nạn này.  Theo quan điểm của Mỹ về sự ổn định trong vùng này, Việt Nam – trong nhiều khía cạnh – là nơi đáng tin nhất về vấn đề an ninh trong vòng 30-40 năm tới. Ngoài ra, theo quan điểm của nhiều nước lớn, Việt Nam có một vị thế địa lý-chính trị rất đáng kể ở trong vùng. 

What changes do you see in the relationship between Vietnam and the US?

We can see big changes in the relationship between the two countries, not only in economics but in other fields. For example, both sides want stability in the region. Extreme Islam is a big problem in Thailand, the Philippines and Indonesia at present. These are big countries in ASEAN and they are facing security instability while Vietnam is the only one with a big city in the region that doesn’t have this problem.

In the US’ point of view on stability in this region, Vietnam – in many aspects – is the most reliable place in term of security in the next 30-40 years. In addition, Vietnam has a very significant geopolitical position in the region in the eyes of many big countries.

- Ông so sánh như thế nào về chuyến viếng thăm của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết đối với những chuyến viếng thăm trước đây của các bậc lãnh đạo Việt Nam khác?

Chuyến viếng thăm này đã được sửa soạn tốt hơn và tỉ mỉ hơn trên nhiều khía cạnh.  Bốn trang về Việt Nam trong tờ Wall Street Journal có thể thấy đó là một sự thành công và một cuộc sửa soạn rất tốt đẹp. [Thực ra, trong tờ Wall Street Journal ngày 20/6/2007 chỉ có 3 trang là có những bài viết về Việt Nam, đặc biệt là bài “Vietnam: Asia’s Newest Star Rises”, còn trang cuối là quảng cáo của Agribank, ngân hàng nông nghiệp lớn nhất ở Việt Nam]

Có một sự thay đổi lớn khi Chủ Tịch nước Việt Nam gặp các lãnh tụ Hạ Viện và Thượng Viện Mỹ. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết sẵn sàng trả lời những câu hỏi của các ký giả báo chí.

[Sự thay đổi lớn này, chúng ta có thể đọc qua nhận xét của ông Lê Hùng Dũng, chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc - đá quí Sài Gòn (SJC), tháp tùng phái đoàn: “Cùng tiếp Chủ tịch nước hôm đó với bà Pelosi có hai nghị sĩ vốn rất hay phê phán VN về tôn giáo, nhân quyền. Khi Chủ tịch nước đến gặp, thái độ ban đầu của bà Pelosi khá cứng rắn. Ngay từ đầu bà chất vấn: “Tại sao VN đã vào WTO rồi, thực hiện cam kết các nội dung của quá trình hội nhập WTO, trong đó có nội dung phát huy dân chủ, tôn trọng nhân quyền mà lại bắt giam linh mục Nguyễn Văn Lý? Rồi tại sao có hành động bịt miệng ông Lý trong phiên tòa?”. Bà Nancy cho đó là biểu hiện vi phạm dân chủ, nhân quyền và đàn áp tôn giáo.

Chủ tịch nước lúc đó rất bình tĩnh giải thích vụ việc, rồi nói thêm: “Nếu như bà nói rằng chúng tôi vi phạm tôn giáo thì trong sự kiện này, người đáng lẽ phải lên tiếng mạnh mẽ nhất phải là Hội đồng giám mục ở VN. Nhưng trong vụ xử công dân Nguyễn Văn Lý thì Hội đồng giám mục VN lại hết sức đồng tình, ủng hộ. Các vị có thể nghi ngờ Hội đồng giám mục không dám lên tiếng nhưng chính Tòa thánh Vatican, nơi quản lý, bảo vệ quyền lợi cho các linh mục trên toàn thế giới, trong trường hợp này cũng đồng tình ủng hộ Chính phủ VN. Họ có đầy đủ thông tin rằng ông Lý có một số hoạt động vi phạm luật pháp VN. Nếu chúng tôi làm không đúng thì chính Vatican sẽ là nơi lên tiếng phản đối mạnh mẽ nhất về vấn đề này”.

Chủ tịch nước kể tiếp: Trong thời gian thăm VN nhân hội nghị APEC tháng 11-2006, khi ông Bush đặt vấn đề đi lễ nhà thờ, phía VN đã đề nghị ông “có thể chọn bất cứ nhà thờ nào, vào bất cứ lúc nào, và đến gặp bất cứ giáo dân nào để hỏi xem họ có bị cấm đoán, đàn áp trong chuyện cúng bái, tu hành gì hay không”. Ông Bush sau đó đã tự quyết định nhà thờ, tự chọn thời gian đi, rồi tự do tiếp xúc với giáo dân ở đây. Bà Nancy Pelosi rất ngạc nhiên khi nghe câu chuyện này (bà Pelosi thuộc Đảng Dân chủ, ông Bush thuộc Đảng Cộng hòa). Thái độ và phản ứng của bà sau khi nghe những trao đổi thẳng thắn, cởi mở và có lý lẽ như vậy đã thay đổi hoàn toàn theo chiều hướng vui vẻ, thoải mái hơn.

Tại cuộc gặp ở hạ viện này, một hạ nghị sĩ đã chuẩn bị một bài rất cứng rắn để đứng lên phát biểu. Tuy vậy, sau khi nghe phần trả lời của Chủ tịch nước, hạ nghị sĩ này đã thôi không đọc bài phát biểu đó mà chỉ gửi lại cho phía VN tham khảo về thông tin. Chính sự thành công của buổi gặp với bà Nancy Pelosi nên cuộc gặp với các thành viên Thượng viện Mỹ sau đó đã diễn ra rất nhẹ nhàng. Buổi tối hôm đó, tại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập ASEAN, và 30 năm quan hệ đối thoại ASEAN-Mỹ, thượng nghị sĩ Christopher Bond - một người trong nhóm có thái độ công kích VN - khi phát biểu đã ca ngợi VN hết lời. Đây là một sự thay đổi lớn so với thái độ có phần cứng rắn trước đó của ông.”

Ông ta cũng có nhiều hoạt động hơn tiếp xúc với quần chúng, trong đó quần chúng được tự do đến và bày tỏ quan điểm cùng đặt những câu hỏi.

Tôi có dự một số trường hợp và tôi nhận thấy ông Chủ tịch đã xử lý những trường hợp này rất tốt đẹp. Không thể nói rằng cuộc viếng thăm thành công 100% nhưng điều rõ ràng là ông ta là đại diện cho một thế hệ lãnh đạo mới, quen thuộc và hiểu rõ đường lối suy nghĩ và cách sống của người dân Mỹ hơn.

How do you compare President Nguyen Minh Triet’s visit to previous visits to the US by other leaders of Vietnam?

This visit was prepared better and more precisely in many issues. The four-page insert on Vietnam in The Wall Street Journal can be seen as a success and a very good preparation.

There was a big change when the Vietnamese President had meetings with many leaders of the US House of Representatives and Senate. President Nguyen Minh Triet was willing to answer the questions of journalists.

He also had many more activities with the public, in which people were allowed to come in and out freely and to raise their opinions and questions.

I attended some events and I saw that the President handled those events very well. It can’t be said that the visit is 100% successful but it is clear that he is the representative of a new generation of leaders, who are familiar with and better understand the way of thinking and lifestyle of American people.

- Ông có nghĩ rằng vài vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, nhân quyền mà hai bên vẫn còn có những khác biệt và một vài dân biểu Mỹ thường nêu lên có thể ảnh hưởng đến những mối quan hệ hai bên không?

Tôi không nghĩ vậy. Có nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong những quan hệ giữa hai nước, thí dụ như về kinh tế, văn hóa, chính trị. Ngoài ra, cộng đồng vào khoảng 2 triệu người Việt ở Mỹ [trừ một thiểu số CCCĐ hay CCCC. TCN] cũng muốn có những quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và những điều này là những điều quan trọng để vượt qua những ngăn trở trong những quan hệ giữa hai bên.

Do you think that some sensitive issues on which the two sides still have differences such as religion, human rights and some US congressmen often raising those issues could affect bilateral relations?

I don’t think so. There are many other things that are more important in the relations between the two countries at present, for example economic, cultural, political interests. In addition, the community of around two million Vietnamese in the US also wants better ties with Vietnam and these are important things to help overcome hindrances in the bilateral ties.

Chiến tranh Việt Nam có còn ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa hai nước không?

Tôi nghĩ rằng nó ảnh hưởng tới dân tộc Mỹ hơn là dân Việt Nam.  Việt Nam có truyền thống là xây dựng hòa bình và tình hữu nghị với những quốc gia mà Việt Nam đã đánh bại khi chiến đấu chống xâm lăng.

Does the Vietnam War still have influences on the relations between the two countries?

I think it influences American people rather than Vietnamese people. Vietnam has the tradition of building peaceful and friendly ties with countries that it defeated while struggling against invasion.

- Trong cuộc viếng thăm của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết, dấu hiệu nào tích cực nhất? Phải chăng là sự ký kết thỏa hiệp về Giao Thương và Đầu Tư [TIFA]?

Tôi cho rằng đó là cuộc gặp gỡ ở Tòa Bạch Ốc giữa hai nguyên thủ quốc gia.  Cuộc thăm viếng Việt Nam của Tổng Thống Bush và gặp Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết vào tháng 11, 2006 cũng quan trọng như là cuộc thăm viếng của Chủ Tịch Triết lần này.

Đó là sự công nhận ở cấp bậc cao nhất rằng quan hệ giữa hai nước đã hoàn toàn bình thường. [Tặng riêng hai ông Vinh, Quế câu này. TCN] Sự tái khẳng định của hai nguyên thủ về những quan hệ kinh tế, giáo dục, văn hóa là nền tảng để hai bên phát triển hơn nữa quan hệ hai bên.  Cuộc ký kết thỏa hiệp TIFA là căn bản lâu dài cho sự hợp tác kinh tế song phương trong tương lai.

Tổng Thống Mỹ có nhắc đến vấn đề chất độc da cam. Tuy Quốc Hội Mỹ là cơ quan chuẩn chi quỹ đền bù, nhưng sự xác nhận của Tổng Thống Bush về vấn đề này trước giới truyền thông là một sự xác nhận trên nguyên tắc. Đó là một số tiền nhỏ nhưng là một dấu hiệu rất quan trọng.

What is the most positive sign in the visit by President Nguyen Minh Triet? Is it the signing of the Trade and Investment Framework Agreement (TIFA)?

I think it is the meeting at the White House between the two Presidents. The visit by President Bush to Vietnam to meet President Nguyen Minh Triet in November 2006 was also as important as the visit by President Triet this time.

This is the recognition at the highest level that the relationship between the two countries has completely normalised. The re-affirmation of the two leaders about economic, education, cultural ties is the foundation for the two sides to further develop bilateral relations. The signing of the TIFA is a long-term basis for future bilateral economic cooperation.

The US President mentioned the Agent Orange issue. Though the US Congress is the agency that ratifies the funding, President Bush’s direct confirmation of this issue to the press is a confirmation in principle. It is a small amount of money but it is a very important sign.

- Ông có cảm nghĩ gì về Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết?

Tôi chưa từng đích thân gặp gỡ Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết nhưng qua những gì tôi thấy trong những cuộc hội nghị với AIG [American International Group = một xí nghiệp bảo hiểm lớn có căn cứ ở New York] và Hiệp Hội Á Châu, tôi thấy Chủ Tịch Triết đã diễn xuất vai vế của mình rất hay.

Ông ta có sự hấp dẫn cá nhân, trực tiếp với hội trường và những bài nói chuyện của ông ta thì đầy những thông tin. Ông ta biết giữ cân bằng giữa những khó khăn và khả năng của Việt Nam. Đó là một đường lối rất thông minh.

Đối với mọi vấn đề nhạy cảm như nhân quyền ông ta cũng nói thẳng và trả lời cởi mở. Ngay cả khi có một người quá khích trong cuộc gặp gỡ với hiệp hội Á Châu, Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết vẫn giữ được bình tĩnh và đối xử rất tốt đẹp.

How do you feel about President Nguyen Minh Triet?

I have never had a personal meeting with President Nguyen Minh Triet but through what I saw at meetings held by AIG and Asia Society, I see that President Triet has performed his role very well.

He has personal attractiveness, made contact with audiences and his speeches are full of information. He knows how to keep balance between Vietnam’s actual difficulties and potentials. That’s a very intelligent way.

For very sensitive issues like human rights he also has outspoken and open answers. Even when there was an extremist at the event held by Asia Society, President Nguyen Minh Triet still kept his calm and handled the case very well

Nếu chúng ta đọc những ghi nhận về cuộc gặp gỡ giữa hai vị nguyên thủ quốc gia, chúng ta sẽ thấy rằng, ông Bush đã nhắc lại những kỷ niệm đẹp khi đến Việt Nam và ngỏ ý muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam, đã đạt được những quan hệ tốt đẹp về kinh tế, đã ký kết Khung Giao Thương Đầu Tư (TIFA) và đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam. [PRESIDENT BUSH:  Mr. President, thank you for coming.  Laura and I remember very fondly our trip to your beautiful country.  And I remember so very well the warm reception that we received from your government and the people of Vietnam.  I explained to the President we want to have good relations with Vietnam.  And we've got good economic relations.  We signed a Trade and Investment Framework Agreement.  And I was impressed by the growing Vietnamese economy.]  Ông Bush cũng nói rõ rằng để cho quan hệ giữa hai nước được sâu đậm hơn, điều quan trọng là Việt Nam cần có những nỗ lực về tự do, nhân quyền và dân chủ. [I also made it very clear that in order for relations to grow deeper that it's important for our friends to have a strong commitment to human rights and freedom and democracy.] [Chúng ta nên hiểu đây là chiêu bài xuất cảng nhân quyền và dân chủ quen thuộc của ông Bush và ông đã dùng chiêu bài này để xâm chiếm Iraq, trong khi Mỹ có một hồ sơ vi phạm nhân quyền khủng khiếp nhất thế giới và một thành tích ủng hộ nhiều nhà độc tài trên thế giới khi có lợi cho Mỹ. Chỉ tiếc rằng Việt Nam là một nước nhỏ, yếu kém về kinh tế nên Chủ Tịch Triết không thể bắt chước Trung Quốc “trả đũa” ông Bush cũng như những dân biểu, thượng nghị sĩ Mỹ thường mang chiêu bài nhân quyền ra để xen vào nội bộ Việt Nam, chống đối Việt Nam]

Về điểm này [tự do, nhân quyền, dân chủ], chúng ta có thể đọc một đoạn trong bản nhận định của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết: “Tổng Thống (Bush) và tôi đã có những trao đổi ý kiến và cởi mở về những vấn đề mà chúng tôi có thể không đồng quan điểm, đặc biệt là về những vấn đề về tôn giáo và nhân quyền. Và phương pháp giải quyết của chúng tôi là chúng tôi sẽ tăng cường đối thoại để hiểu nhau hơn. Chúng tôi cũng đã quyết định là không để cho những bất đồng quan điểm này làm phiền đến lợi ích toàn bộ to lớn hơn của chúng tôi.” [Mr. President and I also had direct and open exchange of views on a matter that we may be different, especially on matters related to religion and human rights.  And our approach is that we would increase our dialogue in order to have a better understanding of each other.  And we are also determined not to let those differences afflict our overall, larger interest.] 

Cuối cùng, ông Bush cũng đã ngỏ lời: “Vậy thì, chúng tôi hoan nghênh Ngài Chủ Tịch. Và cám ơn ngài về cuộc thảo luận thẳng thắn và bộc trực.” [And so, we welcome you, Mr. President.  And thank you for the frank and candid discussion.] 

Tìm hiểu thêm về cuộc thảo luận thẳng thắn và bộc trực giữa hai vị nguyên thủ quốc gia chúng ta có thể thấy vài tia sáng trong bản tin của Foster Klug, Associated Press,Washington, và trong bài phỏng vấn Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết của CNN:

Foster Klug viết:

Bất chấp áp lực của những Nhà Lập Pháp Hoa Kỳ và Tổng Thống Bush, Chủ Tịch Nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết nói Việt Nam không cần thiết phải cải tiến về nhân quyền.

Ông Triết nói trong cuộc phỏng vấn với Associated Press, vài giờ sau cuộc gặp gỡ Tổng Thống Bush: “Không phải là vấn đề cải tiến hay không; Việt Nam có hệ thống Pháp Luật của mình, và những người vi phạm luật sẽ bị xử lý.”

Luật của Việt Nam không thể 100% giống như luật của Mỹ vì lịch sử và điều kiện của hai nước khác nhau” Ông Triết nói qua một thông ngôn. “Có một sự nhận thức khác nhau về vấn đề này”

[Despite pressure from U.S. lawmakers and President George W. Bush, Vietnamese President Nguyen Minh Triet said Friday that his country does not need to improve its human rights record.

"It's not a question of improving or not," Triet said in an interview with The Associated Press, hours after meeting with Bush. "Vietnam has its own legal framework, and those who violate the law will be handled."]

"The Vietnamese laws could not be 100 percent the same as the United States laws, due to the different historical backgrounds and conditions," Triet said through an interpreter. "There is a different understanding on this issue."]

Sau đây là vài đoạn trong bài CNN phỏng vấn Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết liên quan đến vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, dựa trên một bản văn bằng tiếng Anh trên Vietcatholic, tôi không biết đây có phải là nguyên bản hay không. Chúng ta nên để ý là ông Triết đã trả lời rất thẳng thắn và đôi khi rất sâu sắc:

Blitzer (CNN): Có vẻ như là có một trở ngại lớn, và đó là Mỹ cho rằng ông đã vi phạm nhân quyền đối với dân của ông ở Việt Nam. Tổng Thống Bush nói có nêu vấn đề đó với ông ngày hôm nay. Câu chuyện xung quanh vấn đề đó như thế nào?

Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết (NMT): Chúng tôi đã có những trao đổi quan điểm thẳng thắn về vấn đề này. Tôi nghĩ rằng Mỹ và Việt Nam có lịch sử khác nhau, có những hệ thống pháp luật khác nhau, vì vậy đương nhiên là chúng tôi có những nhận thức khác nhau về những vấn đề.

CNN: Tổng Thống Hoa Kỳ có đưa ra những trường hợp cụ thể không, những cá nhân, tên tuổi những người mà Hoa Kỳ cảm thấy nhân quyền của họ bị vi phạm?

NMT: Chúng tôi đã đồng ý đây là một vấn đề mà chúng tôi trao đổi quan điểm giữa chúng tôi, không tiết lộ ra ngoài. 
CNN: Tôi đặt câu hỏi này vì Tổng Thống (Bush) trong cuộc hội nghị về dân chủ và an ninh ở Prague ngày 5 tháng 6, ông ta có nhắc đến một tên, LM Nguyễn Văn Lý ở Việt Nam, cùng với một nhóm các tên khác trên thế giới mà ông ta cho rằng họ đang bị vi phạm nhân quyền

NMT: LM Nguyễn Văn Lý bị đưa ra tòa vì những vi phạm luật pháp. Đây tuyệt đối không phải là một vấn đề tôn giáo.

CNN: Tôi sẽ đưa ông coi một tấm hình đã được thấy trên khắp thế giới, và nó làm cho người ta quan tâm rất nhiều, đặc biệt là ở Mỹ đây. Có lẽ ông đã biết về tấm hình này.

NMT: Có, tôi có biết. Trong cuộc xử án, LM Lý đã thốt ra những lời hung hăng thô bạo (violent and bad words). Vì vậy ông đã thấy bức hình đó. Tôi khẳng định là bịt miệng một người như vậy là không đúng. Nhưng đó là phản ứng lỗi lầm của nhân viên thừa hành ngay tại đó. Đó không phải là chủ trương của chính phủ làm những việc như vậy. [Câu trả lời của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết về vụ án Nguyễn Văn Lý chứng tỏ vài chính khách Hoa kỳ chưa nắm vững sự kiện đã vội vàng lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền và đòi thả Nguyễn Văn Lý, quy kết phản ứng và hành động của một nhân viên thừa hành là đường lối của chính quyền. Nay họ mới thấy rằng mình bị hố vì đã vội vàng lên tiếng ủng hộ một phạm nhân coi thường pháp luật quốc gia, có những hành động hung hăng côn đồ trong tòa, những hành động mà không một tòa án ở bất cứ quốc gia nào có thể chấp nhận.]

CNN: Tôi muốn chuyển sang vài chủ đề khác, nhưng tôi có một câu hỏi cuối cùng về những người bất đồng ý kiến, về nhân quyền. Ngay trước cuộc viếng thăm của ông ở đây, có hai tù nhân được thả, hai tù nhân chính trị, như họ nói. Có ít nhất là nửa tá khác, nếu không nhiều hơn, vẫn còn bị giam giữ. Ông có nghĩ rằng họ sẽ được thả ra sớm không, kể cả LM Nguyễn Văn Lý.

NMT: Vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo pháp luật, còn có thả hay không còn tùy thuộc vào người ta có thành khẩn nhận lỗi đến đâu. Nhân đây tôi muốn nói với ông rằng, Việt Nam trải qua nhiều năm chiến tranh. Trong thời kỳ đó người dân Việt Nam không có đầy đủ quyền con người. Người ta bắt bớ, giam cầm, tra tấn không cần đưa ra tòa. Chúng tôi đã đấu tranh giải phóng dân tộc giành lại quyền con người đã mất. [Chủ Tịch Triết đã trả lời rất hay câu hỏi này và rất sâu sắc. Ông nhắc khéo trong thời chiến người Mỹ đã vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như thế nào, và Việt Nam đã thành công trong việc giải phóng người dân ra khỏi những thảm cảnh trong thời chiến đó, những thảm cảnh còn đang tiếp diễn ở Afghanistan và Iraq. Câu này đã “bịt miệng” bất cứ người Mỹ nào còn cứ dùng chiêu bài nhân quyền để xía vào nội bộ Việt Nam] Vì vậy hơn ai hết, chúng tôi rất yêu nhân quyền. Ông không thể hiểu nổi tình yêu đó. Bây giờ đất nước Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Việt Nam cần an ninh và ổn định để phát triển, vì vậy ai vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý.


Tưởng chúng ta cũng nên biết là tờ Washington Post ngày 19 tháng 6, đã đăng một bức thư của 10 nhóm thương gia Mỹ mô tả cuộc viếng thăm của Chủ Tịch Nguyễn Minh Triết như là một mốc lịch sử trong sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ. Tờ Wasgington Post cũng đăng hình Chủ Tịch Triết và cờ của hai nước Việt Mỹ. 10 nhóm ký tên dưới thư là: AES, BrooksBower Asia, Boeing, Citigroup, DHL, GE Imagination At Work, GlaxoSmithKline, Microsoft, Qualcomm and Texas Pacific Group (TPG).

(The Washington Post on June 19 ran a half-page letter submitted by 10 American groups, describing the visit as a milestone in the development of Vietnam-US ties.

 Also in the June 19 edition, the Washington Post published President Triet's photo and flags of Vietnam and the US. 

The ten groups signing in the letter include AES, BrooksBower Asia, Boeing, Citigroup, DHL, GE Imagination At Work, GlaxoSmithKline, Microsoft, Qualcomm and Texas Pacific Group (TPG).)

Xin được chấm dứt chuyện ông Triết sang Mỹ ở đây.

 





Bang Giao "Bắc Kinh-Vatican" (?) Một Kinh Nghiệm Quý Giá Cho Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Chống Cộng Theo Gương David (Trần Chung Ngọc)
Chủ Nghĩa Khủng Bố và Diệt Chủng (Trần Chung Ngọc)
Cuốn Triumph Forsaken của Mark Moyar
DÆ° Luận Quần ChĂºng
Ma Quân Quấy Nhiễu Sư Tăng - Nhưng Thất Bại (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 2 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM - 3 (Trần Chung Ngọc)
MỘT CHUYẾN VỀ VIỆT NAM -1 (Trần Chung Ngọc)
Một trong ba thứ (Trần Chung Ngọc)
NED và Lê Quốc Quân
NGÀY 30/4/1975 (Trần Chung Ngọc)
Ngáp Lớn Trong Tòa Mỹ Bị Tù - Còn Nguyễn Văn Lý ? (Trần Chung Ngọc)
Nhân chuyện ông Triết đi Mỹ
Nhân Quyền của Mỹ & Dự Luật H.R. 3096 (Trần Chung Ngọc)
Nhũng Điều Tưởng Tượng Điên Rồ Của Bộ Giáo Dục Texas (Geoffrey R. Stone)
Những Người Máy Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - 1 (Trần Chung Ngọc)
Nước Mỹ - Nhân Quyền - Việt Nam - Phần 2: Tội ác chiến tranh (Trần Chung Ngọc)
Phải Chăng Chiếc Khăn Quàng Là Giải Pháp Cho Tòa Khâm Sứ? (Trần Chung Ngọc)
Richard Dawkins: Haiti Và Sự Đạo Đức Giả ... (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Chiến Tranh Việt Nam (Trần Chung Ngọc)
Thắc Mắc Cần Được Giải Đáp: 3. Về Lá Cờ Vàng (Trần Chung Ngọc)
Thử Phân Tích Vài Đoạn Trong Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Trần Chung Ngọc)
Tâm Thư Gửi Những Ai Quan Tâm (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Lại Việt Nam ? (Trần Chung Ngọc)
Tại Sao Những Người Tin Chúa Lại Thù Ghét Những Người Vô Thần? (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn về Chống Cộng (Trần Chung Ngọc)
Tản Mạn Xung Quanh Chuyến Về Việt Nam Thứ Tư Của Tôi (Trần Chung Ngọc)
Viết Mà Chơi - Ai Chống Cộng Và Ai Không Chống ? (Trần Chung Ngọc)
Vài Nhận Định Khi Đọc Lời Phát Biểu Của Ông Ngô Quang Kiệt (Trần Chung Ngọc)
Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican (Trần Chung Ngọc)
Vấn Đề Nhân Quyền Trước Luật Pháp Quốc Gia (Phúc Lâm sưu tầm)
Đôi Hàng Về Chuyện Cờ Vàng Cờ Đỏ (Trần Chung Ngọc)
ĐĐ Thích Nhật Từ và Xóm Đạo (Trần Chung Ngọc)
“Religulous” Điểm Phim Cuối Tuần (Trần Chung Ngọc)

 


Trang Trần Chung Ngọc