Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_16.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 09 tháng 8, 2010

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 16

Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Pháp

và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Dân Tộc Pháp

 

Chương sách này nói về hai đề tài. Đề tài đề thứ nhất là cuộc chiến chống Vatican của dân tộc Pháp và đề tài thứ hai là kế sách trèo cao lặn sâu của Vatican vào giai cấp lãnh đạo nước Pháp. Hai vấn đề này xen kẽ với nhau gần giống như hai vế trong một đôi câu đối hay cuộc đàm thoại giữa hai người về một vấn đề. Vì tính cách xen kẽ với nhau như vậy, cho nên, nếu chỉ nói riêng từng đề tài một thì các ý tưởng của các sự kiện sẽ trở thành rời rạc, thiếu liên kết. Do đó, chúng tôi sắp xếp chương sách này thành các mục và tiểu mục như sau:

 

Các bài trong chương 16:

I.- Tổng quát về cuộc chiến chống Vatican của dân tộc Pháp  (1500-1700)

II.- Tổng quát về kết hoạch trèo cao lặn sâu của Vatican vào thượng tầng chính quyền Pháp

III.- Cuộc tranh đấu chống Vatican của nhân dân Pháp;

A.- Thời kỳ thứ nhất (1500 – 1700) từ đầu thế kỷ 14 do các vua chúa chủ động

1.- Các triều đình Pháp chống lại Vatican.

2.- Nhận Xét Về Cuộc Chiến Tôn Giáo Giữa Những Người Tín Hữu Kitô

3.  Kế hoạch trèo cao  lặn sâu của Vatican vào thượng tầng chính quyền Pháp.

B.- Thời kỳ thứ hai (1500-1789) do các tầng lớp trí thức chủ động

C.- Thời kỳ thứ ba (1789-1815) do các tầng lớp trí thức kết hợp với giới tư sản

1.- Tình cảnh nhân dân Pháp lúc cách mạng 1789 bùng nổ.

2.- Diễn trình cách mạng

3.- Cách mạng hành động

D.- Thời kỳ thứ tư (1815-1830) chế độ đạo phiệt Ca-tô được tái lập

1.- Chính sách trả thù và khủng bố của chính quyền Louis 18 và Charles 10

2.- Nhân dân Pháp vùng lên chống chính quyền Charles 10

E.- Thời kỳ thứ năm (1830-1848) thí nghiệm chế độ quân chủ lập hiến

F.- Thời kỳ thứ sáu (1848-1870)

1.- Thân thế và cộc đời của Louis Napoléon

2.- Tình hình nước Pháp năm 1848

3.- Louis Napoléon tham chính

4.- Vatican giăng bẫy lùa TT Louis Napoléon vào tròng Catô

5.- Hậu quả của bản chất hiếu thắng và nghe lời xúi bẫy của Vatican

IV.- KẾT LUẬN

 

 

I.- TỔNG QUÁT VỀ CUỘC CHIẾN CHỐNG VATICAN CỦA DÂN TỘC PHÁP

Tương tự như cuộc chiến ở Việt Nam đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Mỹ - Vatican của dân tộc Việt Nam kéo dài hơn một thế kỷ (1858-1975), cuộc chiến chống Vatican của dân tộc Pháp cũng là một cuộc chiến trường kỳ, nhưng lâu dài hơn, dai dẳng hơn (kéo dài hơn cả 7 thế kỷ). Có thể nói, cuộc chiến chống Vatican ở Pháp trải qua nhiều thời kỳ, gay go hơn, quyết liệt hơn cuộc chiến Việt Nam vì ảnh hưởng chính trị và văn hóa của Vatican đã quá ăn sâu vào nước Pháp. Mỗi thời kỳ lại có một lớp người mới tiến lên nắm quyền chủ động và chỉ đạo với những khát vọng mới phức tạp hơn và cao đẹp hơn. Lớp người này không thành công thì lớp khác tiến lên, cứ thế kéo dài cho đến năm 1905, nhân dân Pháp mới hoàn toàn thành công và ghi vào hiến pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”. Kể từ đó, quyền lực Vatican mới thực sự bị coi như là bị đại bại và tàn lụi dần dần. Vì là một cuộc chiến lâu dài và dai dẳng như vậy, chúng tôi xin tạm chia cuộc chiến này ra làm nhiều thới kỳ như sau:

A.- Thời kỳ thứ nhất khởi đầu từ đầu thế kỷ 14 do các vua chúa chủ động.

B.- Thời kỳ thứ hai (1500-1789) do các tầng lớp trí thức chủ động

C.- Thời kỳ thứ ba (1789-1815) do các tầng lớp trí thức phối hợp với giới tư sản chủ động và được đại đa số nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia.

D.- Thời kỳ thứ tư (1815-1830) là thời kỳ giằng co giữa một bên là giới trí thức, các thành phần ái quốc, các nhà cách mạng cùng với đại khối nhân dân và một bên là Nhà Thờ Vatican cấu kết với bọn bảo thủ hoạt đầu lưu manh chính trị và nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô cuồng tín.

E- Thời kỳ (1830-1848) là thời kỳ thì thí nghiệm chế độ quân chủ lập hiến

Sự phân chia thành các thời kỳ như trên chỉ là ước định, vì rằng, thực ra thời kỳ thứ hai đã bắt đầu có những hoạt động âm thầm trong thời kỳ thứ nhất. Các thời kỳ kế tiếp cũng bắt đầu tương tự như thời kỳ thứ hai.

Trong các thời kỳ tranh đấu trên đây, Vatican đều có đối sách để chống lại. Cốt lõi của các đối sách này là, một mặt Vatican nỗ lực âm thầm tìm kiếm tín đồ thân tín để đưa lên làm nhân vật lãnh đạo (gọi là kế sách trèo cao lặn sâu vào giới lãnh đạo chính quyền), rồi vừa dồn nỗ lực tuyền truyền đánh bóng nhân vật này và đường lối của Nhà Thờ để lôi cuốn bọn tín đồ cuồng tín, vừa lôi cuốn những thành phần bảo thủ và bọn lưu manh xu thời để quy tụ và cấu kết với nhau thành một lực lương xung kích chống lại các thế lực cách mạng của nhân dân Pháp. Mặt khác, Vatican gửi những thuyết khách đi vận động các chính quyền phản động Âu Châu thành lập cái gọi là “Liên Minh Thánh” (Holy Alliance), đem quân vào nước Pháp để  chống chính quyền và quân đội Cách Mạng Pháp. Vì những biến cố này chồng chéo và đan kết với nhau như vậy, cho nên cứ mỗi một thời kỳ tranh đấu của nhân dân Pháp chống lại Vatican, chúng tôi lại trình bày đối sách của Vatican tức là kế sách trèo cao lặn sâu của Vatican vào giới lãnh đạo chính quyền.

 

II.- TỔNG QUÁT VỀ KẾ SÁCH TRÈO CAO LẶN SÂU CỦA VATICAN VÀO GIAI CẤP LÃNH ĐẠO NƯỚC PHÁP

Những hành động bất chính và ngang ngược của Vatican (như đã trình bày trong chương 13), đặc biệt nhất là lời tuyên bố Giáo Hòang Léo I (440-461) vào năm 451 rằng,“Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục.” và bản Tuyên Cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều gọi là nguyên tắc có hiệu lực như luật do Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành vào năm 1075 đã làm cho bọn vua chúa Âu Châu lo sợ cho số phận của chính bản thân và đất nước của họ. Dĩ nhiên là các nhà lãnh đạo nước Pháp cũng có cùng những mối lo ngại như vậy. Cũng vì thế mà các Vua Pháp như Philip IV the Fair (1268-1314), Charles VII (1422-1461), Francis I (1494-1547) và ngay cả bạo chúa Louis XIV (1643-1715) cũng quyết tâm hành động để chứng tỏ cho triều đình Đế Quốc Thập Ác Vatican biết rõ uy quyền của một ông vua nước Pháp, chứ không phải một tên nô lệ “tôi tớ hèn mọn” làm tay sai cho cái tổ chức mà học giả Henri Guillemin gọi là “cái giáo hội khốn nạn” mang danh xưng là Giáo Hội La Mã. Cũng chính vì thế mà Hoàng Đế Pháp Francis I (1494-1547) mới coi việc Giáo Hội chia đôi trái đất cho riêng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào năm 1493 là một hành động ngang ngược, rồi lớn tiếng công khai đưa ra lời tuyên bố khinh thường và nhạo báng quyền lực Vatican như sau:

"Ai là người có thể chỉ cho ta thấy tờ di chúc của ông tổ Adam nói rằng qủa địa cầu này được để lại cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha?"  Nguyên văn: "Who can show me the will of Father Adam leaving all the world to Spain and Portugal?" [1]

Ta sẽ rất hân hoan nếu thấy trong lời chứng của Adam có câu nói loại Ta ra khỏi một phần chia của thế giới. “Leturia 1959, I:280).” [2]

Các nhà lãnh đạo Vatican cũng biết rõ các nhà cầm quyền (các vua chúa) các nước Âu Châu đã tỏ ra khinh thường và sẵn sàng công khai chống lại Vatican. Rõ ràng nhất là trường hợp Hoàng Đế Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (nước Đức) đã làm vào năm 1077. [Vấn đề này sẽ được nói rõ trong tiểu mục A ở sau]. Biết rõ như vậy, Vatican bèn nghĩ đến kế sách làm thế nào để bảo đảm rằng, những người được đưa lên ngai vàng trị vì tại các nước Âu Châu phải là người tin cẩn của Nhà Thờ. Đây là kế sách gài người vào trong giới  lãnh đạo chính quyền trong các quốc gia này, tức là thi hành kế sách trèo cao lặn sâu vào thượng tầng quyền lực của các quốc gia được (bị) Vatican chiếu cố. 

Vì rằng vào thời điểm này (trước Cách Mạng Pháp 1789), nước Pháp cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, và quyền lãnh đạo đất nước hoàn toàn nằm gọn trong tay nhà vua và hoàng tộc, cho nên, muốn thi hành kế sách trèo cao lặn sâu vào giới lãnh đạo đất nước, Vatican phải tính kế  để có thể biến ông vua đang cầm quyền hay nhân vật sắp được đưa lên cầm quyền phải là một tín đồ ngoan đạo của Vatican, hay ít ra cũng là một người hết sức thân thiện với Vatican. Đây là một kế sách mà Vatican đã áp dụng ở bất kỳ quốc gia nào có bàn tay quyền lực của giáo hội vươn tới trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 5 (khi đế quốc La Mã sụp đổ) cho đến cuối thế kỷ 20 và cũng có thể nói là cho đến ngày nay. Kế sách này cũng được áp dụng tại các quốc gia bị giáo hội chiếu cố ở ngoài lục địa Âu Châu.

Trước khi Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (1309-1648) bùng nổ vào cuối thập niên 1510, kế sách này thường trót lọt không gặp trở ngại nào cả. Nhưng từ khi Phong Trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther (1483-1546) bùng lên ở Đức vào tháng 10 năm 1517 và đại thắng vào năm 1521, kế đến là Phong Trào Tin Lành của nhà thần học John Calvin (1509-1564) khởi phát ở Thụy Sĩ vào năm 1537 rồi lan tràn sang Pháp, thì kế sách treo cao lặn sâu của Vatican vào thượng tầng giới lãnh đạo các quốc gia đối tượng không còn được dễ dàng và suông sẻ như trước nữa, đặc biệt là ở nước Pháp.

Lời tuyên bố của Pháp Hoàng Francis I tỏ thái độ khinh thường quyền lực của Vatican (như đã nói trên) đã làm cho giáo hội sáng mắt, nhận thức được rằng thời thế đã đổi thay. Thế nhưng, vì sự sinh tồn, và chỉ có thể tồn tại được bằng những thủ đoạn phỉnh gạt, lừa bịp và bằng chính sách bạo ngược, cho nên, thay vì phải sửa sai để trở về con đường chính đạo hầu thâu phục nhân tâm, thì giáo hội lại tìm những phương cách tinh vì hơn để tiến sâu vào con đường tội ác chống lại nhân loại, nghĩa là giáo hội lại tính kế tìm ra một sách lược trèo cao lặn sâu vào trong hoàng tộc hay giai cấp lãnh đạo ở nước Pháp (cũng như ở các quốc gia khác) một cách tích cực hơn, thô bạo hơn, và trắng trợn hơn theo đúng truyền thống “Tous les moyens sont bons” của Nhà Thờ Vatican.

III.- CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG VATICAN CỦA NHÂN DÂN  PHÁP

Sở dĩ cuộc tranh đấu chống Vatican của dân tộc Pháp lâu dài, dai dẳng, khó khăn và gian khổ như vậy là vì thói đời "càng yêu nhau lắm, càng cắn nhau đau”. Mối liên hệ giữa nước Pháp và Giáo Hội La Mã đã trở nên vô cùng khắng khít từ thời Vua Clovis I (466-511), rồi đến thời Vua Charlemage tức Charles Great (768-814) lại càng trở nên khắng khít hơn nữa. Trong thời Đại Ly Giáo (1378-1417), vùng Avignon của nước Pháp là mảnh đất dung thân cho phe giáo hoàng thân Pháp trong suốt thời kỳ này. Còn nữa, kể từ khi hạm Đội Armada của Tây Ban Nha trong thời Hoàng Đế Philip II (1527-1598) bị hải quân Anh đánh bại vào năm 1588, Tây Ban Nha lụn bại không thể nào ngóc đầu lên được và bị giáo hội bỏ rơi, ngôi trưởng nữ của giáo hội trước đó dành cho Tây Ban Nha, thì kể từ đó được dành cho nước Pháp. Cũng từ đó, tình thân giữa giáo hội và các triều đình Pháp vốn đã khắng khít lại càng thêm khắng khít nhiều hơn, khắng khít chặt chẽ như môi với răng. Và cũng từ đó, cái sứ mạng đem quân thập tự đi tấn công ăn cướp các vùng đất của các dân tộc thuộc các tôn giáo khác ở ngoài lục địa Âu Châu hoàn toàn trông cậy vào nước Pháp. 

Để biện minh cho hành động ăn cướp này, Vatican thường rao truyền rằng, Vatican được Chúa mặc khải “giao phó cho sứ mạng cứu rỗi nhân lọai”. Cũng theo lời mặc khải láo khoét và bịp bợm như vậy, trong thế kỷ 15, Vatican ban hành một loạt sắc chỉ hay thánh lệnh trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454. Nội dung của sắc chỉ này đã được nói rõ trong Chương 1 ở trên. Xin ghi lại đây đoạn văn chính yếu của sắc chỉ này để độc giả có ý niệm liên tục của vấn đề mà không phải mất công tìm đọc để kiểm chứng:

Theo quyền lực Chúa ban và quyền của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tấ cả các quân Xarađanh (Sarrasins tứ người Ả Rập), các dân ngọai đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng làm nô lệ vĩnh viễn.” [3]

Trong sách Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam, Tiến-sĩ Cao Huy Thuần cũng ghi lại nội dung một sắc chỉ khác của Giáo Hội gần giống y như nội dung của Sắc Chỉ Romanus Pontifex với nguyên văn như sau:

Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất thuộc về Chúa Ki-tô và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín đồ của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ mảnh đất nào. Phần đất được ban cấp nằm trong tay những kẻ ngoại đạo đã mặc nhiên khiến cho họ tuân phục trước hạnh phúc lớn hơn trước việc họ đổi đạo dù tự ý hay bị cưỡng bách theo luật Thiên Chúa.” [4]

Vì có chủ tâm dùng sức mạnh quân sự đánh cướp đất đai ở ngoài lục địa Âu Châu để làm thuộc địa và cưỡng bách các dân tộc nạn nhân phải theo đạo làm nô lệ, cho nên vào đầu thế kỷ 17, khi nghĩ tới việc chuẩn bị cho kế hoạch xuất quân đánh chiếm Đông Dương, giáo hội đã phải gửi cả một binh đoàn gián điệp chuyên nghiệp, trong đó có Linh-mục Alexandre de Rhodes, một điệp viên thượng thặng người Pháp, đến Đông Dương để móc nối những thành phần hạ lưu tại địa phương với nhiệm vụ thiết lập một mạng lưới gián điệp nằm vùng để thâu thập tin tức tình báo chiến lược, và một đạo quân thứ 5 nằm hờ chờ giờ hành động. Sự kiện này  sử gia Avro Manhattan ghi lại được trong cuốn “Vietnam: Why Do We Go?” với nguyên văn như sau:

"Linh-mục Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương vào năm 1610 (Có lẽ là năm 1624 thì mới đúng - NMQ). Một thập niên sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản báo cáo miêu tả rất chính xác về tiềm lực thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng tên Pháp lập tức tuyển mộ nhân sự gửi sang Đông Dương giúp ông ta thực hiện hai việc: cải đổi dân bản địa theo đạo Da-tô và bành trướng thương mại. La Mã và Paris xem những hoạt động này như là những bước đầu dẫn đến việc đánh chiếm và thống trị các quốc gia này cả về chính trị lẫn quân sự." ) [5]  

Kể từ đó (giữa thế kỷ 17), đối với Vatican, Pháp được Vatican coi là một thế lực nòng cốt để liên kết thành một liên minh chính trị và quân sự trong việc đánh chiếm và thống trị Đông Dương. Vatican đã theo đuổi ý đồ này, đã cùng Pháp đánh chiếm và thống trị Đông Dương cho đến năm 1945, rồi lại cũng cùng Pháp theo đuổi công cuộc tái chiếm Đông Dương kéo dài  từ tháng 9 năm 1945 cho đến tháng 7/1954 mới chấm dứt. Tình thân giữa  Vatican và Pháp khắng khít và lâu dài như vậy. Thương nhau đến độ Vatican đã gọi nước Pháp là trưởng nữ của giáo hội. Đúng là phụ tử tình thâm và ân sâu nghĩa nặng.

Ân tình sâu nặng là như vậy. Nhưng cũng vì cái ân tình sâu nặng này mà chính quyền và nhân dân Pháp phải chiến đấu chống lại Giáo Hội La Mã lâu dài nhất, kéo dài từ thời Vua Philip IV le Bel (1285-1314) cho đến đầu thế kỷ 20. Cả một thời gian dài hơn 700 năm, gần tương đương với thời gian nhân dân ta nằm dưới ách thống trị của quân cường xâm từ phương Bắc. Một cuộc chiến lâu dài và dai dẳng như vậy, tất nhiên nhân dân Pháp lại càng biết rõ bộ mặt thật bất nhân, thâm độc, tham tàn, đại gian và đại ác của Giáo Hội La Mã hơn bất kỳ dân tộc nào khác. Càng biết rõ bộ mặt thật của giáo hội,  thì họ càng ghê tởm và thù ghét giáo hội đến tận xương tận tủy. Vì ghê tởm và thù ghét giáo hội như vậy, cho nên văn hào Voltaire gọi đạo Ki-tô La Mã là "cái tôn giáo ác ôn"  và nhân dân Pháp mới dùng cụm từ “Les corbeaux nors” để nói về giới giáo sĩ Ca-tô. Đến đây, chúng ta có thể nhìn rõ cái nguyên nhân TẠI SAO nhân dân Pháp lại cương quyết giải thoát cho dân tộc họ ra khỏi cái tròng Ca-tô (Catholic loop), và chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 mới sử dụng những biện pháp cực mạnh để trừng trị Vatican không một chút nương tay. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong một tiểu mục khác ở sau.

A.- THỜI KỲ THỨ NHẤT (1500 – 1700)

Thời kỳ này do các vua chúa lãnh đạo chính quyền Pháp chủ xướng. Các ông vua này vốn là tín đồ Ki-tô La Mã và cũng là tay sai của giáo hội.

1.- CÁC TRIỀU ĐÌNH PHÁP CHỐNG LẠI VATICAN

Động lực tranh đấu: Động lực khiến cho các vua chúa lãnh đạo chính quyền Pháp chống lại Tòa Thánh Vatican là vì Tòa Thánh Vatican quá tham lam, cướp đoạt hết cả quyền lực chính trị của họ. Bằng chứng bất khả phủ bác cho sư kiện này là lời tuyên bố của Giáo Hoàng Leo I (440-461) rằng “Quyền hành của giáo hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền hành của các nhà cầm quyền thế tục.” và bản tuyên cáo "Dictatus papae" gồm 27 điều  gọi là nguyên tắc có hiệu lực như luật (như đã trình bày trong Chương 13) của Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) ban hành vào năm 1075, khẳng định quyền lực của giáo hoàng bao trùm lên trên tất cả các quyền lực của các hoàng đế, vua chúa hay chính quyền nào khác ở trên thế giới. Với những hành động tham lam như vậy, giáo hội đã biến các vua chúa Âu Châu thành “những tên tôi tớ hèn mọn” của Vatican khiến cho họ không còn một chút thể diện nào cả. Xin ghi lại đây một số những nguyên tắc này (trong bản Tuyên Cáo "Dictatus papae") để quý vị nhìn thấy rõ lòng tham không đáy của giáo hội khiến cho các vua chúa Âu Châu dưới vòng kìm kẹp của Vatican trở nên bất bình rồi vùng lên chống lại giáo hội:

a.- Giáo Hội La Mã là do Thượng Đế thiết lập, có nghĩa là chỉ có Thượng Đế mới có quyền phán xét giáo hội (The Roman church was established by God alone).

b.- Tất các ông hoàng đế và vua chúa sẽ được hôn bàn chân của giáo hoàng (All princes shall kiss the foot of the pope alone).

c.- Không ai có quyền xét đoán giáo hoàng (He can be judged by no one).

d.- Giáo hoàng có quyền truất phế các ông hoàng đế (He has the power to depose emperors).

e.- Chỉ có giáo hoàng mới có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục (He alone has the power do depose reinstate bishops).

f.- Nếu cần, giáo hoàng có quyền thuyên chuyển các giám mục ra khỏi giáo phận đương nhiệm (He has the right to transfer bishops from one see to another when it becomes necessary). 

g.- Giáo hoàng có quyền phong chức cho bất kỳ người nào ở bất kỳ nơi nào vào bất kỳ chức vụ nào trong giáo hội (He has the right to ordain as a cleric anyone from any part of the church whatsoever).

h.- Theo lệnh hay phép của giáo hoàng, thần dân (nhân dân) trong nước có quyền tố cáo nhà cầm quyền của họ với giáo hội (By his command or permission subjects may accuse their rulers).

i.- Giáo hoàng có thể "giải trừ cho nhân dân khỏi phải làm bổn phận trung thành đối với các nhà cầm quyền ác độc [nghĩa là không chịu thần phục Vatican] (He has the power to absolve subjects from their oath of fidelity to wicked rullers ).  Xem chú thích 3 Chương 13 ở trên.

Việc đòi các ông hoàng đế hay các vua chúa khi đến thăm giáo hoàng thì phải quỳ xuống hôn chân của ông ta là một điều vô cùng sỉ nhục đối với một vị quân vương làm chủ tể của một quốc gia. Chính vì vậy mà Vua Henry IV (1050-1106) của nước Đức (tức là Đế Quốc Thánh La Mã = The Holy Roman Empire) đã có hành động chứng tỏ cho Tòa Thánh Vatican biết rằng “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” bằng cách tuyên bố công khai rằng “giáo hội không nên can thiệp vào việc tuyển chọn các ông giám mục trong lãnh địa của ông”.  Lời tuyên bố của ông bị Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) chống lại và trừng phạt ông bằng cách xúi giục bọn lãnh chúa dưới quyền nhà vua nổi loạn chống lại triều đình của ông.

Vì trình độ dân trí lúc đó còn quá thấp kém, bọn lãnh chúa địa phương dưới quyền vẫn còn vừa bị mê hoặc bởi những lời phỉnh gạt do các tín lý trong kinh thánh gây ra, vừa khiếp sợ bạo lực của Tòa Thánh Vatican, cho nên họ đã răm rắp cúi đầu tuân phục lệnh truyền của Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085 chống lại Vua Henry IV (của nước Đức). Đứng trước thực trạng này, Vua Henry IV sợ rằng nếu cứ tiếp tục chống đối Vatican thì rất có thể gây ra hỗn loạn trong nước và có thể nguy hại đến chế độ, cho nên nhà vua mới đành phải mặc áo xám hối, đi chân trần đứng ở giữa trời tuyết lạnh trong ba ngày ở Canova để tạ lỗi với giáo hoàng. Sự kiện lịch sử này được sách Living World History ghi lại sự kiện này như sau:

Giáo Hoàng Gregory VII - http://en.wikipedia.org/wiki/Pope_Gregory_VII  “Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) hăm doạ sẽ rút phép thông công bất kỳ chính quyền thế tục nào bổ nhiệm một viên chức hay tu sĩ của giáo hội để cho họ tùng phục chính quyền đó, Hoàng Đế Henry IV (1050-1106) của Đế Quốc Thánh La Mã (nước Đức) quyết định rằng,  giáo hội không nên can thiệp vào việc tuyển chọn các ông giám mục trong lãnh địa của ông. Giáo Hoàng Gregory VII liền lên án hành động bất hợp pháp này của Hoàng Đế Henry IV rồi rút phép thông công. Khi Hoàng Đế Henry IV thách đố với Giáo Hoàng Gregory VII, các ông nam tước nắm quyền cai trị tại các địa phương trong đế quốc của ông nổi loạn đòi ông phải nhượng bộ Giáo Hoàng Gregory VII. Năm 1077, Hoàng Đế Henry IV phải mặc y phục như người ăn năn sám hối, đến trước một lâu đài Canossa ở Apennines, chân không mang giầy, đứng giữa trời tuyết lạnh trong ba ngày liền mới được Giáo Hoàng Gregory VII thâu hồi ông trở lại với Giáo Hội.[6].

Hành động ngược ngạo này của Vatican đã làm cho các nhà cầm quyền và giai cấp thống trị tại các nước Âu Châu thời bấy giờ cảm thấy vô cùng phẫn uất. Vì trình độ dân trí của người Âu Châu lúc bấy giờ còn quá thấp kém, chưa ý thức quyền lợi tối thượng của dân tộc và cũng chưa biết rõ chân tướng của Giáo Hội La Mã, cho nên, họ mới sẵn sàng liều chết tuân hành lệnh truyền của các đấng bề trên của họ mà chống lại bất kỳ chính quyền nào không chịu khuất phục Vatican. Cũng vì thế mà các nhà cầm quyền  các nước trên lục địa Âu Châu đành phải ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ thuận tiện rồi sẽ tiến lên hành động.

Nhờ có Khoa Học và Thời Đại  Lý Trí (Science and the Age of Reason) [1500-1879] xuất hiện, trình độ dân trí được nâng cao, cho nên vào đầu thế kỷ 16 thì tình thế đã thay đổi. Cũng vì thế mà từ cuối thập niên 1510 là thời cơ thuân tiện cho các vua Chúa Âu Châu nói chung, và triều đình nước Pháp nói riêng, cương quyết ra mặt công khai chống lại bạo quyền Vatican. Kể từ đó, gần như khắp mọi nơi ở Âu Châu, nơi nào có quyền lực Vatican vươn tới là ở đó nhân dân nổi lên chống Vatican. Tháng 10 năm 1517, tại Đức, có Phong Trào Tin Lành do Linh-mục Martin Luther (1483-1546) phát động rồi biến thành cuộc chiến chống lại Tòa Thánh Vatican. Cuộc chiến này được rất nhiều nhà cầm quyền và nhân dân Âu Châu nhiệt tình ủng hộ, tính cực tham gia hoặc là gia nhập vào Phong Trào Tin Lành trực tiếp đối đầu với Vatican, hoặc là công khai tuyên bố độc lập, cắt đứt hết tất cả mọi liên hệ với Giáo Hội La Mã. Nhờ vậy mà ngoài Phong Trào Tin Lành do Linh-mục Martin Luther khởi xướng ở Đức, lại còn có:

Thứ nhất.- Tại Anh, năm 1531, Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547) công khai chống lại Giáo Hoàng Clement VII (1523-1534) rồi thành lập Anh Giáo và tách rời nước Anh ra khỏi hệ thống quyền lực của Vatican. Xin xem lại Chương 15 ở trên.

Thứ hai.- Tại Thụy sĩ, năm 1537, một phong trào Tin Lành khác do nhà thần học người Pháp John Calvin (1509-1564) chủ xướng và chỉ đạo cũng được rất nhiều người dân Pháp cũng như nhân dân các nước Âu Châu khác nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái tham gia với mục đích duy nhất là để chống Vatican.

Những điều căn bản của Pháp Giáo: Vì muốn thoát ra khỏi vòng kìm kẹp của giáo triều Vatican giống như nước Anh, triều đình Louis XIV quyết định tiến hành việc biên soạn những điều khoản căn bản làm nền tảng Pháp Giáo. Những điều khoản căn bản này được sách Story of Mankind ghi nhận  như sau:

a.- Quyền lực giáo hoàng không đứng trên quyền lực của nhà vua (The pope has no power over the kings).

b.- Hội đồng tôn giáo đứng trên giáo hoàng (Councils are superieur to the pope).

c.- Những luật lệ, tập tục cổ truyền và đặc quyền của Giáo Hội Pháp không thể bị vi phạm (The ancient customs, rules, and priveleges of the French Church are inviolabale).

d.- Những quyết định của giáo hoàng về vấn đề đức tin chỉ có hiệu quả (giá trị) khi nào được toàn thể giáo hội chấp nhận."  [ 7]

Vua Louis XIV ra lệnh những điều khoản này phải được chấp nhận và phải được dạy tại các chủng viện và các đại học.

Giáo Hòang Innocent XI (1676-1689), chống lại và tuyên bố rằng: "Những điều khoản này trong Pháp Giáo là vô giá trị."[8]

Sử gia Pierre Gaxotte ghi nhận mấy điểm quan trọng nhất trong những điều khoản căn bản này như sau:

Thượng Đế không hề trao cho tôn giáo (Giáo Hội La Mã) một thứ quyền hành gì về các vấn đề thế tụcvà  “Giáo Hội không có quyền trực tiếp hay gián tiếp truất phế các vua chúa." [9]

Mấy bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng, có một sự căng thẳng cực độ giữa Tòa Thánh Vatican và các nhà cầm quyền các nước Âu Châu. Ta có thể gọi tình trạng căng thẳng này là chiến tranh lạnh gữa Vatican và các nhà cầm quyền thế tục tại các quốc gia Âu Châu. 

Sự căng thẳng giữa Vatican và các nhà cầm quyền thế tục biến thành chiến tranh tôn giáo giữa phe Ki-tô La Mã và phe Ki-tô Tin Lành.

Những chống đối của các nhà cầm quyền thế tục và nhân dân Âu Châu dần dần bùng lên thành những cuộc chiến tranh nóng giữa một bên là hệ phái Ki-tô La Mã do Vatican chủ xướng và chỉ đạo, và một bên là các hệ phái Tin Lành liên kết với nhau để chiến đấu cho cái quyền được thóat ra khỏi ách thống trị bạo tàn của Vatican. Cuộc chiến kéo dài trong 30 năm trời (1618-1648). Dưới đây là một đoạn văn sử nói về một khía cạnh của tính cách tôn giáo của cuộc chiến dã man này:

Giai đọan chót của cuộc chiến tranh tôn giáo là một cuộc chiến man rợ xẩy ra ở Đức vào năm 1618, kéo dài tới năm 1648 và được gọi là Cuộc Chiến 30 Năm. Nguyên nhân quan trọng của cuộc chiến này là do Hòa Ước Augsburg ký ngày 25/9/1555 giữa Vua Charles V (1550-1558) của nước Đức, đại diện cho Tin Lành, và vua Charles I (1516-1556) của nước Tây Ban Nha, đại diện cho Vatican, đã không giải quyết được các vấn đề tôn giáo ở Đức. Hòa ước này chỉ công nhận hệ phái Tin Lành Luther cũng như các hệ phái Tin Lành khác mà không nhìn nhận hệ phái Tin Lành Calvin. Hòa Ước này cũng không ngăn chặn được việc  chiếm đọat tài sản của  Vatican. Sau năm 1552, một số các tu sĩ của Giáo Hội La Mã đã bỏ đạo, đi theo đạo Tin Lành nhưng vẫn chiếm hữu các tài sản của Nhà Thờ Vatican (do họ quản trị truớc kia). Các nhà cầm quyền thế tục Tin Lành cũng vẫn tiếp tục chiếm đoạt tài sản của Nhà Thờ Vatican…” [10].

2.- NHẬN XÉT VỀ CUỘC CHIẾN TÔN GIÁO GIỮA NHỮNG NGƯỜI TÍN HỮU KI-TÔ.

Các nhà viết sử có thể nhận xét cuộc chiến này về nhiều phương diện.

Về phương diện đạo đức, ta có thể nói về phía Vatican không có chính nghĩa, chính họ đã gây nên cuộc chiến tranh bẩn thỉu này. Trong thực tế, tất cả những thế lực chủ động và chỉ đaọ cuộc chiến cũng như những người đứng trong hàng ngũ của Vatican toàn là những hạng lưu manh quỷ quyệt, tham quyền, tham danh, tham lợi mà phát động chiến tranh và tham dự cuộc chiến. Căn cứ vào bản văn sử nói về dã tâm của Vatican phát động Cuộc Chiến Thập Tự Lần Thứ Nhất vào năm 1096, chúng ta sẽ thấy rõ cái bản chất lưu manh khốn nạn của bọn đầu nậu trong Tòa Thánh Vatican và những tín đồ Ki-tô tình nguyện gia nhập các đạo quân thập tự, với mục đích duy nhất là để giết người, cướp của và chiếm đọat tài nguyên của các quốc gia nạn nhân hầu thoả mãn lòng tham  không đáy của chúng.  [11]

Cũng về phương diện đạo đức, các nhà cầm quyền lãnh đạo các quốc gia đứng lên phát động chiến tranh chống lại Vatican, dù là nhân danh hệ phái Tin Lành hay không, thì đây là cuộc chiến giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị Ki-tô tàn ngược, đã từng đè lên đầu lên cổ  dân tộc họ từ thế kỷ 4 cho đến lúc bấy giờ. Như vậy là đối với các dân tộc Âu Châu, cuộc chiến này là cuộc chiến chống lại quyền lực Vatican giống như cuộc chiến của dân tộc Việt Nam chống lại ách thống trị của quân cường xâm từ phương Bắc trong gần cả một ngàn năm.

Về phương diện tôn giáo, ta có thể nói, cuộc chiến này là cuộc chiến giữa những người tín  hữu Ki-tô cuồng tín, bị Vatican và bọn lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu mê hoặc và xúi bẩy lao vào cuộc chém giết tàn sát lẫn nhau để cho chúng giành giật ưu thế quyền lực. Thắng hay bại thì người tín hữu Ki-tô vẫn phải  tiếp tục kéo lê kiếp đời tôi tớ hèn mọn cho Nhà Thờ, vẫn phải bị cưỡng bách đi Nhà Thờ ít nhất là một tuần một lần, nếu không thì sẽ bị chúng gán cho cái tội chống Chúa, vẫn phải đóng thuế thập phân cùng với không biết bao nhiêu thứ đóng góp khác để cho chúng (bọn tu sĩ đại gian đại ác) đè đầu cỡi cổ và hưởng thụ.  [12]

Về phương diện bản chất của những người lính tham dự cuộc chiến, ta có thể nói rằng, những người tham dự vào cuộc chiến của cả hai bên đều là những người bị mê hoặc qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của các nhà thờ Ki-tô (Ca-tô cũng như Tin Lành), khiến cho họ mất hết trí khôn, gần như triền miên trong cơn mộng du mơ về nước chúa.

Người viết không biết có bao nhiêu triệu nạn nhân bị sát hại, bao nhiêu công trình kiến trúc bị triệt hạ, bao nhiều tài sản và mùa màng của nhân dân bị thiêu hủy. Cứ căn cứ vào cái bản chất hung dữ, tham tàn và bạo ngược của những người tín hữu Ki-tô được đào tạo “theo tinh thần công giáo” mà thánh kinh đã ghi rõ như trong các sách như Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus (24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9, 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21- 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20) và căn cứ vào những hành động dã man của họ trong lần thánh chiến lần thứ nhất khi tiến đến Palestine vào năm 1096, thì chúng ta có thể suy ra mà thấy rằng con số nạn nhân bị sát hại trong cuộc chiến kéo dài cả 30 năm như vậy, tất nhiên phải là rất lớn, không thể ít hơn một triệu, và con số các công trình kiến trúc, tài sản và mùa màng bị triệt hạ và thiêu hủy chắc chắn là phải nhiều lắm, không biết phải dùng đến bao nhiêu trang giấy mới liệt kê ra hết được. Nhân đây, thiết tưởng nên ghi lại bản văn sử nói về những hành động hung dữ, tham tàn và bạo ngược của người lính Ki-tô trong đoàn quân thập tự lần thứ nhất vào năm 1096 khi tiến đến vùng Palestine. Trong quyển The Decline And Fall Of The Roman Church, tác giả Malachi Martin có ghi:

Martin Malachi"Một chế độ quân phiệt ra đời: Các nước có người cầm quyền là tín đồ của Giáo Hội La Mã phải được bảo vệ bằng những tín đồ của Giáo Hội La Mã (Quân Thập Ác) (*). Phải tiến hành những cuộc thánh chiến và chiến tranh là nhiệm vụ thần thánh. Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất do Giáo Hội La Mã kiểm soát là sự trả thù của Thượng Đế. Vị tướng chỉ huy chiến dịch tiêu diệt dân tà giáo Albigences tuyên bố: "Bất kể nam hay nữ, già hay trẻ, chức vụ lớn hay nhỏ, trước lưỡi gươm, họ đều như nhau." Hiệp sĩ ngoan đạo Gia-tô tên là Roland, khi chỉ huy đạo quân tiêu diệt người Moors (Hồi Giáo) đã hô lớn khẩu hiệu "Tà giáo là những người xấu xa. Tín đồ Ca-tô là những người công chính ngay thẳng." Khi tiến tới bao vây kinh thành Jerusalem, những người lính thập ác trong cuộc chiến Thập Ác Thứ Nhất hăng say với niềm tin rằng thiên thần đại diện cho Chúa đang chiến đấu bên cạnh họ. Thành tích của họ là 17 ngàn dân Hồi Giáo bị tàn sát dưới lưỡi gươm của họ ở ngay nơi đền thờ Solomon và tất cả những người Do Thái ở trong các giáo đường đều bị thiêu sống." .[13]

Xin đọc lại Chương 13 ở trên để nhìn thấy rõ hơn về bản chất cực kỳ tàn ngược, vồ cùng gian tham tàn và hết sức man rợ của những người Ki-tô hữu sống theo đức tin Ki-tô đã được đào tạo theo tinh thần công giáo.

Cuối cùng, cuộc chiến dã man này cũng đi đến kết thúc bằng Hòa Ước Westphalia được ký kết giữa hai bên vào ngày 15 tháng 5 và 24 tháng 10 năm 1648. Qua các cuộc chiến này, các nhà viết sử cho rằng Giáo Hội La Mã mất đi rất nhiều tín đồ (có thể tới trên 60% hay 70%), trong đó (1) gần như toàn thể dân Anh theo Anh Giáo, (2) một số rất lớn (đa số nhân dân các nước Đức, Áo, Tiệp Khắc, Hòa Lan, Đan Mạch, Pháp, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ,  v.v..,) theo đạo Tin Lành hoặc là Tin Lành Martin Luther, hoặc là Tin Lành John Calvin, (3) một số lớn trở thành tự nhiên thần giáo (deism), và (4) một số lớn không tin tưởng vào tôn giáo nào cả (atheism).

3.- KẾ HOẠCH TRÈO CAO LẶN SÂU CỦA VATICAN VÀO THƯỢNG TẦNG CHÍNH QUYỀN PHÁP

Vốn là một con cáo già lão luyện trên sân khấu chính trị từ thế kỷ 4, lại có kinh nghiệm cay đắng ở Anh từ đầu thập niên 1530, cho nên lần này tại Pháp, Vatican quyết định tiến hành kế sách “tiên hạ thủ vi cường” hết sức thô bạo và cực kỳ trắng trợn. Kế sách này được Vatican tiến hành có lớp lang nhịp nhàng như sau:

a.- Kế sách trèo cao lặn sâu của Vatican vào triều  đình Pháp trong thời các vua nối ngôi Vua Henry II (1519-1559):

Khi vua Henry II (1519-1559) qua đời vào ngày 10/7/1559, Franncis II (1544-1560) bệnh hoạn lên nối ngôi mới có 15 tuổi và chỉ ở ngôi chưa đầy 1 năm thì chết, rồi người em là Charles IX (1550-1574) được đưa lên kế vị, lúc đó mới có 10 tuổi. Lợi dụng cơ hội này, Vaticani sắp xếp cho Hoàng Hậu Catherine de' Medici (1519-1589), một tín đồ ngoan đạo của giáo hội, lên nắm giữ vai trò nhiếp chính, rồi ngồi ở hậu trường thao túng chính quyền, thi hành chính sách Inquisitions (bách hại  tín đồ Tin Lành và các thành phần thuộc các tôn giáo khác), gây nên những cuộc tắm máu vô cùng khủng khiếp và lừng danh nhất trong lịch sử nước Pháp về những chiến dịch “làm sáng danh Chúa”. Nổi tiếng nhất trong các “chiến dịch làm sáng danh Chúa” này là vụ tàn sát dân Tin Lành vào ngày 24/8/1572 mà sách sử gọi là “The St. Bartholomew’s Day Masscre of 1572”. Cuộc tàn sát cực kỳ dã man này khởi đầu ở Paris rồi làn tràn ra nhiều nơi trong nước Pháp và kéo trong nhiều ngày (hơn một tuần lễ). Con số nạn nhân bị sát hại lên đến gần hai chục ngàn người. Xin xem lại Chương 13 (Mục III, tiểu Mục B với tựa đề là Những Hành Động Trả Thù Cho Chúa Bằng Cách Tra Tấn và Hành Hạ cực kỳ Man Rợ) để biết rõ vụ tắm máu cực kỳ kinh khủng này.

Cuộc tàn sát của "thánh" Bartholomew năm 1572. Họa sĩ FrancoisDubois nguồn http://en.wikipedia.org/

Cũng vì thi hành chính sách bạo ngược với những cuộc tắm máu cực kỳ dã man như trên, cho nên sử gia Nigel Cawthorne mới khẳng định rằng bà Catherine de' Medici (1519-1589) là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử loài người.[14]

b.- Kế sách trèo cao lặn sâu của Vatican vào triều đình vua Henry IV (1589-1610):

Sau khi sắp xếp cho một tín đồ Ca-tô cuồng tín có tên là François Ravaillac (1578-1610) ám sát Pháp Hoàng Henry IV (1589-1610) vào  ngày 14 tháng 5 năm 1610 để đưa ấu quân Louis XIII (sinh ngày 27/9/1601) lên nối ngôi, lúc đó chưa tới 10 tuổi, Giáo Hội bố trí cho Hồng Y Richelieu nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngọai. Tình trạng này kéo dài suốt  cả hai triều đại Vua Louis XIII (1601-1643) với Hồng Y Richelieu (1585-1642) nắm thực quyền trong vai trò thủ tướng và vua Louis XIV (1638-1715) và với Hồng Y Jules Mazarin (1602-1661) nắm giữ chức vụ thủ tướng thay thế Hồng Y Richelieu. Cho tới khi thế lực của Ki-tô Lã Mã (Ca-tô) đủ mạnh khiến cho các hệ phái Tin Lành không còn đủ lực lượng để chống lại, giáo hội mới đạo diễn cho vua Louis XIV (1643-1715) hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào ngày 18/10/1685 để tiến hành chính sách bách hại các hệ phái Tin Lành và các thành phần thuộc các tôn giáo khác (Thủ đoạn của giáo hội đạo diễn hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes thì cũng giống như sau này giáo hội đạo diễn cho Bảo Đại ban hành Dụ Số 10 vào ngày 6 tháng 8 năm 1950)

Đến đây thiết tưởng cũng nên nói rõ lý do Vatican cho người ám sát vua Henry IV để rồi sắp xếp người vào nắm quyền chính tại triều đình Pháp.

Nguyên nhân khiến cho Vatican cho người ám sát Vua Henry IV (1589-1610):

Cũng là tín đồ Da-tô của Giáo Hội La Mã, nhưng Vua Henry IV còn có lương tâm và lý trí, thấu hiểu được cái triết lý "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" của Nho giáo ở Đông Phương. Vì thế nhà vua mới cho ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598, công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân Pháp (công nhận quyền tự do tôn giáo của người theo Tin Lành). Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Pháp bất bình và thù ghét nhà vua. Đây là nguyên nhân khiến cho nhà vua bị ám sát vào  ngày 14 tháng 5 năm 1610 . Biến cố này làm cho người dân Pháp theo đạo Tin Lành nói riêng và nhân dân các quốc gia theo đạo Tin Lành ở các nước Âu Châu khác nói chung càng trở nên hết sức căm phẫn và thù ghét giáo hội cùng bọn tu sĩ và tín đồ Da-tô. Cũng vì thế mà mấy năm sau chiến tranh tôn giáo bùng nổ ở nước Pháp rồi lan rộng ra gần hết lục địa Âu Châu và kéo dài tới hơn 30 năm trời (1618-1648).

Bàn  tay của Giáo Hội La Mã trong việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô để củng cố quyền lực tại Pháp.

Hồng Y Richlieu, ảnh trích trong bài "Vua Louis XIV của nước Pháp" của Phạm Văn Tuấn trong http://vietsciences.free.fr/

Vua Henry IV bị ám sát qua đời vào năm 1610. Vua Louis XIII (1610--1643) lên nối ngôi, lúc đó mới 10 tuổi. Vatican bố trí cho Hồng Y Richelieu nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngọai. Như vậy là quyền hành chính trị của nước Pháp hoàn toàn nằm trong tay Tòa Thánh Vatican qua ông hồng y này. Dưới quyền ông hồng y này là cả một tập đoàn tu sĩ và khối tín đồ Da-tô cuồng tín chỉ biết tuyệt đối trung thành với Vatican, sẵn sàng liều chết để bảo vệ chế độ.

Theo lệnh của Vatican, Hồng y Richelieu cố gắng biến nước Pháp thành một nước theo đạo Da-tô hùng mạnh nhất Âu Châu để khống chế các nước khác theo đạo Tin Lành, và biến ông vua nước Pháp thành một tên bạo chúa Da-tô đúng theo khuôn mẫu một nhà cầm quyền lý tưởng của Vatican giống như các bạo chúa Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451-1504), Philip II (1527-1598) của Tây Ban Nha và Mary I (1553-1558) với tục danh là "Con Mụ Mary Khát Máu" (Bloody Mary) của nước Anh.

Hồng Y Rchelieu qua đời vào năm 1642. Năm sau, 1643, vua Louis XIII cũng qua đời. Người lên kế nghiệp là vua Louis XIV (1643-1715), lúc đó mới 4 tuổi. Quyền hành nằm trong tay Giáo Hội với Hồng Y Mazarin nắm giữ chức vụ thủ tướng thay thế Hồng Y Richelieu (đã qua đời vào ngày 4 tháng 12 năm 1642.)  Ông hồng y này đi theo con đường của ông hồng y (Richelieu) tiền nhiệm do Vatican vạch ra từ trước. Với nhiệm vụ biến Vua Louis XIV thành một tên bạo chúa, Hồng Y Mazarin đã hoàn thành sứ mạng này. Kết quả là Vua Louis XIV trở thành một bạo quân lừng danh của nước Pháp với lời tuyên bố để đời "L' État, c' est moi" (I am the state). Thực trạng này khiến cho nhân dân Pháp rơi vào thảm cảnh khốn cùng, cơ cực và đói khổ triền miên. Vì thế, họ mới thù ghét cái chế độ đạo phiệt Da-tô này đến tận xương tận tủy.

Ngày 18-10-1685, Vua Louis XIV ra lệnh hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes. Hành động này khiến cho hàng triệu người Tin Lành Huguenots phải bỏ cả cơ đồ sản nghiệp, bỏ cả quê hương đất tổ đi sống đời lưu vong nơi quê người đất khách, và hàng triệu tín đồ Tin Lành khác còn ở lại trong nước thì bị cưỡng bách phải theo đạo Ki-tô La Mã.[15].

Nói về việc hủy bỏ Sắc-lệnh Nantes và hậu quả của việc làm này, sách Age of Louis XIV dành hẳn Chương X với nhan đề là The Religious Struggles and the Revocation of the Edict of Nantes (từ trang 189 đến trang 154) trong đó có một đoạn  như sau:

"Như vậy, vương quốc Pháp đã trở thành một quốc gia mà tôn giáo của nhà cầm quyền là tôn giáo của quốc gia. Chính sách bất khoan dung trở thành luật lệ khắp trong nước. Louis XIV đã tự hạ giá xuống tới mức độ tầm thường như những người  khác. Mọi người trong nước Pháp đều nhìn thấy rõ sự suy thoái này. Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes chẳng giải quyềt được gì cả, trái lại, nó còn làm cho mọi sự việc trở thành bất ổn. Nhà vua cấm di cư ra khỏi nước, nhưng người ta vẫn ồ ạt bỏ nước ra đi. Lúc đầu, chính quyền không có hành động gì để ngăn chặn những người trốn ra ngoại quốc, trái lại, họ còn tỏ ra hài lòng nữa. Nhưng khi con số người bỏ nước ra đi càng ngày càng nhiều hơn, chính quyền  bèn áp dụng những biện pháp tối đa tại các vùng ven biên và các trạm xuất hành để ngăn chặn. Có nhiều vụ đụng độ. Nhiều người bị sát hại, nhiều người bị thương, nhiều người bị bắt và bị đưa đi làm lao nô tại các tầu thuyền của nhà nước. Những kế hoạch tổ chức đưa người đi trốn được điều nghiên thận trọng hơn và có phương pháp hơn. Những người hướng dẫn, lái đò, giao liên tại các trạm tiếp nhận và dẫn người đi đều được ngụy trang. Có cả những tổ chức làm giấy thông hành giả  và có những lộ trình bí mật để đưa người đi trốn. Có bao nhiêu người bỏ nước ra đi? Ước lượng khác nhau rất nhiều, khoảng từ 60 ngàn người đến hai triệu. Theo Vauban, riêng vào thời của ông thì đã có khoảng 100 ngàn người. Nhưng việc người ta bỏ trốn ra khỏi  nước không phải chỉ xẩy ra trong  thời gian ngắn giới hạn trong một năm, mà kéo dài trong một thời gian tới hơn 50 năm." [16]      

Kể từ đó, Pháp Giáo dần dần rơi vào quên lãng và triều đình nhà vua lại thần phục Vatican như trước. Tình trạng “đánh trống bỏ dùi” hay tiền hậu bất nhất này được sử gia Pierre Gaxotte ghi nhận như sau:

Nói một cách tổng quát, chính sách của Vua Louis XIV đối với Giáo Hội La Mã đu đưa giữa tàn bạo và thần phục, không có cái gì là cao cả vĩ đại thực sự, không kết hợp, cuối cùng cũng chỉ là vô ích.” [17]  

Sở dĩ cuộc tranh đấu của giới vua chúa Pháp chống lại Vatican rơi vào tình trạng đánh trống bỏ dùi như trên là vì các cuộc tranh đấu này tuy là được phát xuất từ lòng tự ái dân tộc và thể diện quốc gia, nhưng chỉ là cuộc tranh đấu của lớp người nằm trong giới thượng tầng của giai cấp thống trị, mà động lực chính yếu là quyền lực chính trị của họ đã bị Vatican tiếm đoạt quá nhiều, chứ không phải họ tranh đấu để giải trừ cái ách thống trị bạo tàn, cực thâm độc và vô cùng man rợ của Vatican cho nhân dân Pháp và cho sự tồn vong của dân tộc Pháp. Có lẽ vì thế mà những cuộc tranh đấu này không được đại khối quần chúng tham dự. Trong khi đó thì Vatican lại có cả trăm phương ngàn kế để bao vây và chống lại triều đình Pháp. Cuối cùng, bị dồn vào thế kẹt và sợ mất đi cái thế ăn trên ngồi trốc và những đặc quyền đặc lợi phong kiến, các ông vua này lại phải khuất phục triều đình Vatican như trước.

Tuổi thọ của Pháp giáo: Chủ thuyết Pháp giáo được soạn thảo xong ngày 19-3-1682  trong thời Vua Louis XIV (1643-1715), nhưng ngay sau đó, nhà vua thi hành chính sách Ca-tô hóa nhân dân bằng bạo lực khởi sự từ khi huỷ bỏ Sắc-lệnh Nantes vào ngày 18-10-1685, cưỡng bách dân Tin Lành Pháp hoặc là phải từ bỏ tôn giáo của họ để theo đạo Da-tô La Mã hoặc là bị trục xuất ra khỏi nước Pháp. Tính ra tuổi thọ của Pháp Giáo chỉ có 3 năm 6 tháng và 29 ngày.

Cũng nên biết, Sắc-lệnh Nantes được ban hành vào năm 1598 trong thời Pháp Hoàng Henry IV (1589-1610). Sắc lệnh này công nhận người Tin Lành Huguenots được hưởng quyền tự do công dân và tôn giáo trong một  phạm vi giới hạn (granting restricted religious and civil liberties to Huguenots). "Điều 18 của sắc lệnh này cấm không được sử dụng bạo lực để tước đoạt những quyền này của con cái những người theo đạo Tin Lành hay bằng lời khuyến dụ nhằm cho việc rửa tội và rao truyền dạy dỗ…" [18]

(còn tiếp)

  1  2   3

 

CHÚ THÍCH


[1] Brown, Hariette McCune, Ludlum, Robert  P. & Wilder Howard B, This Is American's Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975, page 63.

[2] Nguyên Vũ, Ngàn Năm Soi Mặt (Houston, TX: Văn Hóa, 2002), tr. 392.

[3] Trần Tam Tình, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 15.

[4] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam  (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 7  

[5] Avro Manhattan, Why Do We Go (Chino, CA: Chick Publications, 1984), p. 139.Nguyên Văn: Jesuite priest Alexandre de Rhodes arrived in Indo-china in 1610. A decade later he sent back to the Vatican and to France a very accurate description of the commercial, political and strategic potential. French Jesuits were promptly recruited and sent to help him in his double work of converting to Catholicism and commercial expansion. Rome and Paris considered these activities as inseparable stepping stones leading to eventual political and military occupation of these countries."

[6] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1974), p. 149.  Nguyên văn: “Gregory VII (1073-1085) threatened to excommunicate any layman who tried to invest an official of the Church or any cleric who submitted to it. Henry IV (1050-1106), emperor of the Holy Roman Empire, was determined that the Church should not interfere with the selection of the bishops who became his vassal. Branding some of Henry’s acts illegal, Gregory excommunicated the king. When Henry defied the pope, a revolt among his barons forced him to make peace with Gregory. In 1077, he appeared at Canossa, a castle in Apennines, dressed as a penient, and stood barefoot in the snow in three days before Gregory received him back to the Church…”

[7] Thomas Neill, Story of Mankind (New York: Holt Rinehart and Winster, Inc., 1968), tr. 449. Nguyên văn: "The pope’s decisions in matters of faith are not infallible until accepted by the entire Church."

[8] Thomas P. Neil, Ibid., p.449. Nguyên văn: "Pope Innocent XI  declared the Gallican Articles null and void."

[9] Pierre Gaxotte, Age of Louis XIV (New York: The Mamillan Company, 1958), p. 198. Nguyên văn: “God gave no power to any ecclesiastical authority over kings and sovereigns and that “they cannot be deposed either directly or indirectly by the authority of the heads of the Church.”

[10] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid,,, p.324. Nguyên Văn:  The last phase of religious warfare was a savage struggle waged in Germany from 1618 to 1648, known as the Thiry Years’ War. An important cause of the war was the failure of the Peace of Augsburg to settle all the religious problems of Germany. It had recognized only Lutheranism among the Protestant sects and had ignored Calvinism. Nor did it prevent struggles for Church property. Some of of the clergy who became Lutheran after 1552 kept the lands they held as Catholics. Protestant princes had continued to take over Church territory,…”

[11]  Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men And Nations (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1975), p 217. "Giáo Hoàng kêu gọi phát động cuộc chiến thập tự. Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) hăng say phát động cuộc chiến thập tự để thâu hồi lại Đất Thánh. Năm 1095, ông triêụ tập một đại hội gồm các tu sĩ chức sắc và các nhà quý tộc Pháp nhóm họp tại Clemont, Pháp. Ông thúc giục các nhà quý tộc có quyền thế hãy ngừng đánh phá lẫn nhau để tham gia vào một cuộc chiến lớn chống lại những người tà giáo (những người thuộc các tôn giáo khác.).  Người ta gia nhập vào các Đoàn Quân Thập Ác này vì nhiều lý do. Giáo Hoàng hứa hẹn sẽ ban thưởng cho họ vừa lên thiên đường vừa được hưởng những phần thưởng vật chất thiết thực ở nơi trần thế. Mọi tội lỗi của nguời lính Thập Ác đều được tha thứ. Tài sản và gia đình của họ được Giáo Hội bảo đảm, trông nom săn sóc trong thời gian họ xa nhà đi chiến đấu. Những ai còn mang nợ sẽ được xóa bỏ hết nợ nần và những tội đồ sẽ được xóa bỏ hết tội ác, miễn bị trừng phạt nếu họ gia nhập vào đoàn quân Thập Ác của giáo hội. Nhiều ông hiệp sĩ chóa mắt vì những miếng mồi quyến rũ về những đất đai và của cải mà họ hy vọng sẽ ăn cướp được ở vùng Cận Đông giầu có. Các thương gia thì thấy đây là cơ hội bằng vàng cho họ kiếm được những món lời lớn trong việc kinh doanh. Các cuộc viễn chinh của Đoàn Quân Thập Ác này một phần mang tính cách tôn giáo, nhưng cũng là một cuộc chiến tranh khích động lòng yêu thích phiêu lưu của con người, lòng hám lợi và khát vọng trốn thoát khỏi cảnh nợ nần, tù tội và buồn chán." - Nguyên văn:"The pope's call for a crusade.- Pope Urban II (1088-1099) was eager to promote the idea of Christian offensive to regain the Holy Land from Moslems. In 1095 he called a great meeting of churchmen and French nobles at Clemon, France. He urged the powerful nobles to stop warring among themselves and join in one great war against unbelievers....

Men joined the Crusades  for many different reasons. The pope promised both heavenly and earthly rewards. All the sins of a crusader were forgiven. His property and family were guaranteed protection by the Church during his absence. A debtor who took the cross had his debts canceled; a criminal was relieved of punishment. Knights were dazzled by the lure of lands and plunder in the rich Near East. Merchants saw and chance for commercial gain. The Crusades were partly religious expeditions, but they appealed to men's love of adventure, hope of gain, and desire to escape debts, punishment, or boredom."

[12] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 63-64.  “Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới những lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả để phỉnh gạt tín đồ. Bề ngòai, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đọan để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để cho họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ càng lớn rộng bao nhiêu, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu thì càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn hại, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình mà lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là bọn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ nạn này đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc mà tuyệt đại đa sô giáo dân không hề biết tới.”

[13] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1981), tr. 110-111. Nguyên văn: "A new militarism was born: This Christian heartland, Christendom, must be defended by Christian arms. Wars could be holy, would have to be waged, would be a holy duty. Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God's vengeance. "neither sex nor age nor rank have we spared," was the statement of the general who conducted the war against medieval heretics called Albigenses,. "We have put all alike to the sword." The new cry on the lips of Roland, the perfect Christian and the model knight, as he fought at Roncevaux against the hated Moors. "Paien unt tort e Christiens unt droit! (Pagans are wrong. Christians are right)". And when the first crusaders came over a hill in Palestine and caught sight of the walls of Jerusalem, they dismounted from their horses, tore off their boots, and fell to the ground groaning and crying tears of joy in a delirium of desire, thanking God for allowing them to live long enough to reach the Holy City where Jesus lived, was crucified, and rose again from the dead. Then they put on their shoes, besieged the city, and took it by storm, convinced that the angels of the Lord were fighting by their side. They put to death by sword 17,000 Muslims on the site of Solomon's Temple and burned all Jews inside their synagogues."

[14] Nigel Cawthorne, Tyrants History’100 Most Evil Despots & Dictators (London:  Arcturus, 2004), p. 68.

[15] Pierre Gaxotte, Sđd., tr. 210-214.

[16] Pierre Gaxotte, Sđd.,.tr. 211-212 - Nguyên văn: “The kingdom had thus once again become a state where the religion of the sovereign was the law. Intolerance was the rule almost everywhere: Louis XIV lowered himself to the level of the rest. This regression was enthusiastically hailed by all of France. But the revocation settled nothing, on the contrary, it unsettled things. The king forbade emigration, but emigration got under way. At first no attempt was made to stop it, and there was even a show of satisfaction. But as the movement grew, extensive measures were taken along the borders and in places of embarkation. Skirmishes took place; fugitives were killed and others wounded, captured, sent to the galleys. The exodus was then more carefully planned and became methodical. Guides, ferrymen, relays, disguises came to be used; agencies sprang up where false passports could be obtained, and secret intineraries were worked out. How many emigrated? Estimates vary considerably, ranging between sixty thousand and two million. Speaking of his own time, Vauban put the figure at 100.000. But the exodus did not occur in a single year. It proceeded irregularly and over a fifty-year span.”

[17] Pierre Gaxotte, Ibid., p. 196. Nguyên văn:“Generally speaking, the policy of Louis XIV with respect to Rome oscillated between brutality and submissiveness, had no true grandeur, no coherence, and was ultimately futile.”

[18] Pierre Gaxotte, Ibid., p. 209. Nguyên văn:  "Article 18 of the Edict of Nantes had forbidden the taking away "by force or persuasion" of Protestant children for the purpose of baptism and instruction.”

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang