Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_06.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 29 tháng 3, 2009

PHẦN II

(tiếp theo)

◎◎◎

CHƯƠNG 6

NHỮNG ĐỘNG LỰC KHIẾN CHO NGƯỜI VIỆT NAM THEO ĐẠO CA-TÔ (*)

Trong Chương 4 trước đây, chúng tôi đã trình bày rõ ràng rằng những người Việt theo đạo Ca-tô được các tay điệp viên chuyên nghiệp của Vatican mang danh nghĩa là các nhà truyền giáo gom lại sống biệt lập trong các xóm đạo hay làng đạo. Các xóm đạo này hoàn toàn xa cách và tách rời khỏi cộng đồng dân tộc. Tại đây, họ được rèn luyện theo nếp sống văn hóa Ca-tô hoàn toàn trái ngược với nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc. Điểm đặc biệt là họ được dạy phải tuyệt đối tôn kính và trung thành với Vatican, phải triệt để tuân hành các lệnh truyền của các đấng bề trên trong Giáo Hội La Mã, chứ không cần biết đến chính quyền và quốc luật Việt Nam ta. Thật vậy, trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Liên Minh Pháp – Vatican khởi binh tấn chiếm (vào năm 1858) và thống trị nước ta cho đến khi Liên Minh Mỹ - Vatican tan rã và cuốn gói ra đi vào ngày 30/4/1975, tu sĩ và giáo dân Ca-tô chỉ biết tuân hành lệnh truyền của Vatican. Họ luôn luôn đứng vào hàng ngũ quân cướp ngọai thù để chống lại tổ quốc và dân tộc ta. Cho đến ngày nay, tình trạng này cũng vẫn không thay đổi. Chúng ta có thể thấy rõ những thái độ, ngôn từ và hành động của họ trong các câu chuyện sau đây:

1.- Linh-mục Hoàng Quỳnh đã trâng tráo hô khẩu hiệu “Thà mất nuớc, chứ không thà mất Chúa” khi chỉ huy đám giáo dân biểu tình ở ngoài hàng rào Bộ Tổng Tham Mưu. Việc này xảy ra vào ngày 27/8/1964 để làm áp lực với chính quyền của Tướng Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi cho Đảng Cần Lao Công Giáo và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm,[1]

2.- Lời lẽ, thái độ và hành động xấc xược, ngược ngạo và thiếu văn hóa của Linh-mục Nguyễn Văn Lý trong phiên tòa xử lý ông ta luật vào ngày 30/3/2007 về tội tổ chức lực lượng đánh phá phá chinh quyền, vi phạm và khinh thường pháp luật,

3.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiều bài đòi chiếm lại khu đất này cho Vatican,

4.- Việc ông tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

5.- Việc các linh mục tỉnh Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) viết trong lá thư phúc đáp gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đề ngày 19/12/2008.

6.- Việc Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam trong văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.

7.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt kênh kiệu nói rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”[2],

8.- Việc giáo dân ở xã An Bằng, Huế, lấn đất, lập bàn thờ cầu nguyện trái phép ở nhiều nơi ngoài khuôn viên Nhà Thờ, kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến ngày nay (tháng 1/2009).

9.- Thái độ của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở hải ngọai khi hay tin Trung Cộng xua quân tràn vào lãnh thổ và tấn công Việt Nam vào tháng 2 năm 1979,

10.- Thái độ hồ hởi của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở Hoa Kỳ khi hay tin Tòa Án Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện vụ án chất độc Da Cam trong mấy năm gần đây của chính quyền Vỉệt Nam,

11.- Việc làm phản quốc và ác tâm của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở Hoa Kỳ cố gắng vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ trong những ngày đầu năm 2009 để đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Countries particular concerned), nhưng thất bại.

Tất cả bằng chứng này cho thấy rõ là (1) các ông tu sĩ và giáo dân Ca-tô người Việt vẫn còn triền miên trong cơn mê mơ về nước Chúa mà cứ ngỡ rằng Việt Nam hiện nay là "Nước Cha trị đến" nằm dưới quyền thống trị của Nhà Thờ Vatican giống như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và họ vẫn tiếp tục đi sâu vào con đường tội ác chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam, và (2) Nhà Thờ Vatican vẫn còn theo đuổi chính sách sử dụng tu sĩ và giáo dân người Việt trong mưu đồ đánh phá chính quyền và đất nước Việt Nam để đưa dân ta vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop) mà các dân tộc Âu Châu đã phải tốn không biết bao nhiêu công lao mồ hôi, nước mắt và xương máu của biết bao nhiêu thế hệ trong suốt chiều dài gần hai ngàn năm mới giải thoát được các ách thống trị bạo tàn của Nhà Thờ Vatican.

Đáng kể nhất là mưu đồ của họ là đòi chiếm lại những bất động sản do Vatican đã cướp đọat của dân ta ở miền Bắc trong những năm 1884-1954. Những khoản tài sản này đã bị quốc hữu hóa theo các Điều 19 của Sắc Lệnh ngày 4-12-1953, Điều 2 và Điều 3 của Luật Cải Cách Ruộng Đất ban hành 14-6-1955. Điều 19 trong Sắc Lệnh ban hành ngày 4/12/1953 xác định rằng:

"Trên nguyên tắc, sắc luật bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của ngoại kiều”. Còn Điều 2 và Điều 3 của Luật Cải Cách Ruộng Đất ban hành 14-6-1955 thì quy định rằng "Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. - Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác. Phần không tịch thu thì trưng thu.” [3]

Lịch sử cho thấy rằng không phải chỉ có các tu sĩ và giáo dân người Việt mới bị rèn luyện thành những hạng người phản quốc như vậy, mà ngay cả những tu sĩ và giáo dân Ca-tô người Pháp cũng có cái bản chất và hành động phản quốc như thế cả. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ trang bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[4]

Lịch sử còn cho thấy là không phải chỉ có những giáo sĩ và giáo dân người Việt và người Pháp mới có cái bản chất phản quốc như vậy, mà tất cả các giáo sĩ và giáo dân ở bất kỳ quốc gia nào, Nếu họ còn triệt để vâng lời và tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ Vatican, THÌ họ cũng đều có cái bản chất và hành động phản quốc như vậy cả. Phần III và Phần IV trong tập sách này sẽ cho thấy rõ thực trạng này.

Vấn đề đặt ra là do động lực hay nguyên nhân nào đã khiến cho giáo dân Ca-tô nói chung và giáo dân Ca-tô người Việt nói riêng, lại có thể có những hành động phản quốc chống lại tổ quốc và dân tộc của họ như vậy?

Riêng về giáo dân Ca-tô người Việt, họ không những muối mặt chống lại tổ quốc và dân tộc, mà còn gục mặt cúi đầu gục mặt phế bỏ bàn thờ tổ tiên để đi theo cái đạo mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” và các nhà viết sử gọi nó là “đồ phế thải” của người Âu Châu.

“Thật là đáng buồn, trong khi đạo Công giáo đang suy thoái ở Tây Phương như vậy, thì có lẽ vì “cái khó nó bó cái khôn”, nên một số người ở trong những hoàn cảnh khó khăn về kinh tế ở Đông phương, và thiếu khả năng ở Tây Phương, lại lao đầu vào vòng nô lệ tôn giáo, chạy theo một sản phẩm hầu như đã bị phế thải ở nơi chính nó đã sản xuất ra, nhưng vẫn hãnh diện tự khoe rằng mình đã được “ơn kêu gọi” để che đậy động cơ vật chất đã khiến mình bước vào nghề linh mục….” [5]

CON SỐ GIÁO DÂN VIỆT NAM VÀ KẾ SÁCH TRUYỀN ĐẠO CỦA VATICAN

Theo sách sử, cho đến đầu thế kỷ 16, Việt Nam ta chưa có người nào theo đạo Thiến Chúa La Mã hay đao Ca-tô. (Ca-tô là từ được thu gọn của từ Catholic trong tiếng Pháp hay tiếng Anh.) Sách sử cũng ghi nhận rằng:

1.- Năm 1553 mới có một vài giáo sĩ của Nhà Thờ Vatican đế truyền giáo ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, và Trà Lũ trong trấn Nam Sơn (tức Nam Định ngày nay). Kể từ đó, nước ta mới có vân nạn đạo Ki-tô.

2.- Có 3 tài liệu nói về con số tín đồ Ca-tô vào thời điểm vào cuối thập niên 1850:

a.- Con số này được nhà biên khảo Nguyễn Công Bình ghi lại trong bài viết Người Công Gíao Việt Nam Biết Đi Về Đâu Khi Pháp Đánh Chiếm Việt Nam ghi nhận là 500 ngàn:

“Số giáo dân năm 1664 ở Đàng Trong có khoảng 100.000; năm 1737 ở Đàng Ngoài có 250.000 Cả nước năm 1800 có 320.000, giữa thế kỷ XIX, có 50 vạn người công giáo.” [6]

b.- Con số do sử gia Marvin E. Gettleman ghi trong sách Việt Nam: History, Documents, And Opinions On A Major World Crisis ghi nhận là 300 ngàn:

Vào khi người Pháp tiến chiếm Việt Nam, con số tín đồ Gia-tô người Việt được lượng định vào khỏang 300 ngàn tín đồ dù là có vấn đề bách hại họ trở lại.” (On the eve of the French intervenion the Christian community was estimated the have numbered 300,000 despite recurrent persecution.” [7]

c.- Con số mà các nhà truyền giáo như Linh-mục Huc, Le Grand de Laraye và Giám-mục Pellerin rêu rao là 600 ngàn khi họ đến Paris vận động triều đình Pháp Hoàng Napoléon III xuất quân đánh chiếm nước ta:

Các Thừa sai ấy xác nhận rằng , chức chắn người Pháp sẽ nhận được sự giúp đỡ và hợp tác của người Gia Tô. Linh-mục Huc, dù chưa hề sống tại Việt Nam, tuyên bố 600.000 con chiên bản địa  tuyệt đối trung thành với những thừa sai , vẫn còn giữ truyền thống hữu nghị đối với Pháp. Giám-mục Pellerin còn đi xa hơn nữa và quả quyết rằng 600.000 con chiên này sẽ giúp đỡ người Pháp, và những thầy giảng do các thừa sai đào tạo “biết phong tục, tập quán và hầu như rành ngôn ngữ của chúng ta” có khả năng thành nơi đào tạo để chúng ta tuyển những quan lại mới.” Cao Huy Thuần,Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Đia Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (TP Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH nhà Sách Phương Nam, 2014)[8]

3.- Năm 1892, có 683,000 tín đồ.[9].

4.- Năm 1939, có khoảng 1,444, 655 tín đồ. [10]

5.- Năm 1945, có khoảng 1,700,000 tín đồ. [11]

6.- Năm 1975, có khoảng hơn 4 triệu trên toàn lãnh thổ (Con số này là phỏng định theo sự hiểu biết của người viết).

SỐ TÍN ĐỒ TĂNG THEO TỶ LỆ QUYỀN LỰC CỦA NHÀ THỜ VATICAN

Nho giáo dạy rằng “Nhân tham tài tử, điểu tham thực vong.” Những người Việt Nam theo đạo Ca-tô để thỏa mãn lòng tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực tuy không chết vì những miếng mồi này, nhưng họ đã mắc kẹt vào cái thòng lọng Ca-tô (Catholic loop) khiến cho họ mất hết nhân tính và lương tâm. Tình trạng này đã khiến cho họ trở thành những đứa con hoang trong cộng đồng dân tộc và những con người súc sinh. Đây là sự thực bất khả phủ bác và sự thật này đã được thể hiện ra qua những thái độ và hành động của họ trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ giữa thập niên 1780 cho đến ngày nay. Phần trình bày dưới đây sẽ giúp cho độc giả nhìn thấy rõ hơn về sự thật này.

Kế sách truyền đạo của Nhà Thờ Vatican là dùng thủ đoạn khơi động và nuôi dưỡng lòng ích kỷ và gian tham của người đời rồi dùng miếng mồi vật chất và các chức vụ trong chính quyền làm miếng mồi câu nhử họ. Đối với những lọai người sẵn có máu tham lợi, háo danh, kế sách rất hữu hiệu. Như vậy là càng có nhiều miếng mồi vật chất và chức vụ trong chính quyền thì Giáo Hội càng có phương tiện để dụ khị hay câu những lọai người hạ lưu đê tiện này chạy theo bắt mồi mà theo đạo. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho Giáo Hội La Mã luôn luôn cần phải cấu kết với cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để có những miếng mồi câu nhử người những hạng người đê tiện như vậy vào đạo. Càng là hạng người hạ lưu và đê tiện thì Giáo Hội càng dễ dàng đoàn ngũ hóa và biến họ thành những lực lượng nằm vùng chống lại dân tộc và đất nước của họ để phục vụ cho mục đích “mở mang nước Chúa” của Giáo Hội. Đó là lý do TẠI SAO mà ta có thể nói rằng con số tín đồ Ca-tô tăng theo quyền lực của Nhà Thờ Vatican. Phần trình bày dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này.

A.- Thời kỳ 1533-1850:

Trong thời kỳ này, có một thời gian ngắn (những năm 1784-1799), đạo Ca-tô đã có thế lực ở trong thượng tầng chính quyền của Chúa Nguyễn Ánh. Lúc đó Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) làm quân sư cho Nguyễn Ánh. Tuy là ngắn ngủi chỉ vào khoảng 15 năm, nhưng ông giám mục này và các giáo sĩ Ca-tô khác của Nhà Thờ Vatican cũng đã hoàn thành được sứ mạng cấy người vào trong chính quyền từ trung ương đến các địa phương và lôi cuốn được một số người tham danh lợi chạy theo vào đạo để nuôi hy vọng. Sự kiện này được sách "Dưới Bóng Thánh Đường" (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 1990) của tác giả Dương Thông ghi nhận như sau:

“Khi nhà Nguyễn còn nhờ vả chính phủ Pháp để có vũ khí và cố vấn chống lại nhà Tây Sơn thì việc truyền đạo được ủng hộ, thậm chí có quan lại, cung phi, các bà chúa cũng tòng đạo. Đến khi nhà Nguyễn đã xây dựng vững cơ đồ, lại thấy thanh thế đạo Gia-tô ngày càng lớn có mở “phong trào “sát đạo” nhưng không thể tiêu diệt được đạo này nữa.”[12]

Ngọai trừ khoảng thời gian ngắn ngủi trên đây, thời kỳ này (1533-1850) Nhà Thờ Vatican không có quyền lực gì ở Việt Nam. Vì thế, họ không thể sử dụng quyền lực của Nhà Nước để cướng bách, hay chèn ép hoặc dồn nạn nhân vào thế cùng đành phải theo đạo để cho xong nợ, khỏi bị quấy phá. Họ cũng không có thế lực gì để xin xỏ cho những tên tội đồ hay những người bị bỏ tù oan được thoát khỏi cảnh tù tội với điều kiện phải theo đạo. Hơn nữa, trong thời kỳ này, vì có rất ít tín đồ và hầu hết sống thu gọn trong các xóm đạo, cho nên hầu như có rất ít những cuộc hôn nhân giữa tín đồ Ca-tô những người thuộc các tôn giáo khác, nghĩa là trong thời kỳ này, có rất ít người bị chèn ép phải theo đạo vì thành hôn với con chiên của Vatican.

Trong hòan cảnh như thế, Nhà Thờ Vatican chỉ có thể dùng những miếng mồi vật chất do chính tiền túi của Nhà Thờ bỏ ra mua chuộc bằng cách giúp đỡ nhỏ giọt những người nghèo khổ hay những người lâm vào cảnh khốn cùng để dụ khị họ theo đạo. Vì không có quyền lực ở Việt Nam, nguồn lợi vật chất và tiền bạc của Nhà Thờ Vatican cũng rất giới hạn. Do đó, cả một thời gian dài ngót nghét gần 3 thế kỷ, con số người được Nhà Thờ giúp đỡ cũng rất ít. Tất nhiên con số người theo đạo vì cơm áo cũng không gia tăng. Đây là lý do TẠI SAO trong thời kỳ dài hơn ba thế kỳ mà con số những người theo đạo chỉ có vào khoảng trên dưới 500 ngàn người.

B.- Thời kỳ 1850-1892:

Thời kỳ này là những năm Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican tiến quân đánh chiếm Việt Nam và tiến hành những chiến dịch truy lùng, tiêu diệt những lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta. Đây cũng là thời kỳ mà Nhà Thờ Vatican đã trèo cao lặn sâu vào các cấp lãnh đạo trong chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican. Trong hoàn cảnh lợi thế như vậy, Nhà Thờ Vatican có thể dựa vào chính quyền, cướp đoat tài nguyền quốc gia, bòn rút tiền của và bóc lột nhân dân, rồi dùng những tiền của đã cướp đoạt được của dân ta làm miếng mồi và chức vụ trong chính quyền để dụ khị và lôi cuốn những người nghèo khổ bần cùng, hoặc những phần tử bất hảo, háo danh, thèm khát quyền lực chạy theo bắt mồi mà theo đạo. Bọn hạ lưu này nhập bọn với các toán lính đạo hay gia nhập đoàn quân xâm lược kéo nhau đi đánh phá các làng lương để thỏa mãn thú tính giết người, đốt làng, phá chùa, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái, cướp của mang về tích lũy đúng với các bản chất lưu manh của chúng. Đây là lý do TẠI SAO thời kỳ này vỏn vẹn chỉ có 42 năm mà con số tín đồ tăng vọt lên từ 500 ngàn lên đến 683 ngàn người. Tăng gần 40%.

C.- Thời kỳ 1892-1939:

Đây là những năm mà chính quyền Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã được củng cố vững chắc và bước vào thời kỳ khai thác đất nước ta. Trong thời kỳ này, Nhà Thờ Vatican đã trèo cao lặn sâu vào cả thượng tầng chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và chính quyền bù nhìn triều đình Nhà Nguyễn. Nhờ vậy mà họ có thể sử dụng tối đa cả những miếng mồi vật chất và những chức vụ trong cả hai chính quyền để "mở mang nước Chúa". Về địa vị của Nhà Thờ Vatican trong chính quyền Bảo Hộ và thủ đọan gian manh cướp đọat tài nguyên của đất nước ta được chính người trong Nhà Thờ là Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Ai cũng biết, những lời phê bình kể trên rất phù hợp với một phần sự thật. "Paul Mené trong cuốn "Pháp và An Nam Giữa Hai Lằn Đạn" (Paris 1928) không nói ngược lại. Ông viết: "Hội Nhà Chung được tổ chức hùng mạnh ở Nam Kỳ. Nhà Chung rất giầu có, chiếm hữu nhiều vùng đất bao la và có nhiều bổng lộc quan trọng tại phần lớn các xí nghiệp địa phương, nhờ những khoản tiền vốn Nhà Chung bỏ vào đó, nhân danh Nhà Chung hoặc phần nhiều là qua trung gian người thứ ba. Trong thời gian Pháp xâm lăng Việt Nam, Nhà Chung đóng một vai trò quan trọng như ai cũng biết. Nhà Chung đã tổ chức một hệ thống tình báo hoàn bị, cung cấp tin tức cho biết tất cả những gì liên hệ tới những con người, những công ty, những công cuộc, những hành động và phương án chính trị tại Đông Dương. Nhà Chung đã đặt được người thân tín của mình vào tất cả các cơ quan, vào hầu hết các xí nghiệp tại các trung tâm lớn cũng như tận cùng những tỉnh xa xôi."

"Trong một báo cáo mật gửi lên Toàn Quyền Đông Dương, viên Thống-sứ Nam Kỳ đã trình với quan thầy rằng: "Không nên quên rằng từ những năm đầu cuộc chiếm đóng của chúng ta, Nhà Chung đã quan tâm cho được chiếm cho được tại Nam Kỳ những tài sản khổng lồ. Nhà Chung có tất cả 28.500 hecta ruộng, không kể đất đai ở thành thị cũng như các bất động sản và của cải khác. Tại Miền Tây Nam Kỳ, Nhà Chung làm chủ vùng đất lớn rộng tới ba bốn hoặc sáu ngàn hecta". (Sàigon 14-12-1934).”[13]

Vì sẵn có phương tiện dồi dào về vật chất và có quyền lực trong tay (tức là có thể đưa người vào làm việc (nắm giữ những chức vụ trong chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Pháp - Vatican và chính quyền bù nhìn Huế) cho nên Vatican có thể dụ khi được một số đông người theo đạo. Cũng vì mà trong thời kỳ này ngắn ngủi chỉ có 47 năm mà số tín đồ tằng từ 683,000 người lên đến 1,444, 655 người. Con số con chiên người Việt tăng vào khoảng 110%.

TC.- Thời kỳ 1939-1945:

Đây là những năm Phong Trào Cách Mạng, nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam với chiến khu chính ở Việt Bắc bắt đầu phát động các cuộc khởi nghĩa vũ trang vùng lên ở rất nhiều nơi trên toàn lãnh thổ Việt Nam với mục đích đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa này được hầu như tất cả mọi người dân nhiệt liệt ủng hộ và tích cực tham gia.

Phản ứng lại, chính quyền Bảo Hộ phóng ra những chiến dịch tổng càn, tàn phá tất cả những làng bị tình nghi có liên hệ đến các cuộc khởi nghĩa này, truy lùng, bắt giam tất cả những người dân trong những làng bị tình nghi và tra tấn hết sức dã man. Những người sống sót thì bị đưa đi giam cầm trong những trại tù như Sơn La, Côn Đảo cùng các nhà tù ở ngay trong các tỉnh địa phương ở trên toàn lãnh thổ Đông Dương.

Song song với những hành động tàn ngược và dã man như trên, chính quyền Bảo Bộ còn thi hành chính sách bao vây kinh tế bằng cách thu vơ thóc gạo (cưỡng bách dân ta phải đóng thuế bằng thóc) để triệt đường tiếp tế lương thực từ Nam ra miền Bắc với dã tâm làm cho dân ta ở miền Bắc rơi vào thảm cảnh chết đói. Chúng hy vọng rằng làm như thế thì dân ta không có gạo để tiếp tế cho lực lượng nghĩa quân đang họat động mạnh ở vùng Việt Bắc.

Chính sách bao vây kinh tế này đã làm cho nhân dân miền Bắc rơi vào thảm họa đau thương với hai triệu người chết đói. Rõ ràng là thủ phạm làm cho dân ta chết đói khốn khổ như vậy là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican mà thủ phạm chính là Nhà Thờ Vatican, chứ không phải là người Nhật như bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã thường rêu rao. Chính sách dã man này được ông Hoàng Trọng Miên nói rõ trong sách Đệ Nhất Phu Nhân Tập I với nguyên văn như sau:

Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay than củi ở các nhà máy điện.

Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt đều phải ăn gạo “bông” (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát.” [14]

Sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 cũng viết:

Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương.”[15]

Đứng trước hoàn cảnh vừa đói vừa khốn khổ như trên của dân ta, Nhà Thờ Vatican liền lợi dụng và khai thác để dụ khị nạn nhân của nạn đói và những người bị chính quyền Bảo Hộ Liên Minh Pháp – Vatican truy lùng, bắt bớ, bằng cách:

1.- Can thiệp với chính quyền bảo đảm và xin chính quyền tha cho những nạn nhân bị bắt oan với điều kiện là họ và gia đình họ phải theo đạo.

2.- Dùng một số vật chất giới hạn giúp đỡ những người đang ở trong tình trạng sắp chết đói với điều kiện là họ phải theo đạo.

Vi thế mà trong thời gian này vỏn vẹn chỉ có 6 năm mà con số giáo dân tăng vọt từ 1,444, 655 lên đến 1 triệu 700 ngàn người, nghĩa là Nhà Thờ Vatican đã có thể câu nhử được thêm 255, 445 tín đồ trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 6 năm. Sự kiện này cho chúng ta thấy nhà thờ "vừa là quân ăn cướp vừa là kẻ la làng":

a.- Truy lùng, bắt bớ, tra tấn, giam cầm dân ta cũng là do chính quyền Bảo Hộ chủ động, trong đó có Nhà Thờ Vatican. Rồi lại cũng Nhà Thờ đóng vai "anh hùng cứu mỹ nhân" can thiệp để cho những nạn nhân được phóng thích. Mỗi lần có việc can thiệp như thế thì Nhà Thờ lại làm "phép rửa tội" cho một số người "được cứu thoát" (xin xem nhân chứng của làng An Bằng đăng trong đường nối http://sachhiem.net/XAHOI/LeMinhTuu.php).

b.- Thi hành chính sách bao vây kinh tế bằng cách triệt đường tiếp tế gạo từ Nam ra Bắc để cho người dân miền Bắc rơi vào thảm họa chết đói là do chính quyền Bảo Hộ chủ động trong đó, Nhà Thờ Vatican là cánh tay mặt. Tay phải tiếp tục đóng vai kẻ cướp, và tay trái đóng vai anh hùng, chiêu bài này thật độc đáo. Nhà thờ bèn đem một chút vật chất giúp đỡ những nạn nhân sắp chết đói rồi dụ theo đạo, rồi hoan hỉ rửa tội cho nạn nhân bị dồn vào thế kẹt phải theo đạo, có khi có cả làng theo đạo theo kiểu này.

Sách lược truyền đạo của Nhà Thờ Vatican quả thật là siêu việt tuyệt vời.

D.- Thời kỳ 1954-1975:

Trong thời gian này, tuy rằng quyền lực của Nhà Thờ Vatican đã bị thu gọn lại từ vĩ tuyên 17 trở vào Nam và chỉ vỏn vẹn có 21 năm, nhưng tai đây họ được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican giao cho nắm trọn quyền quản lý các công việc nội trị. Như vậy là trong những năm này, miền Nam Việt Nam thực sự bị áp đặt sống dưới chế độ đạo phiệt Ca-tô. Nhờ thế mà họ có thể thao túng chính quyền, sử dụng tất cả các phương tiện của Nhà Nước để kiểm soát tất cả các pham vi sinh họat trong xã hội cũng như sử dụng tất cả những chức vụ và mọi chỗ làm làm trong chính quyền, đặc biệt là những chỗ làm trong các ngành cảnh sát, công an, mật vụ, không bị phải đối đầu vơi lửa đan ở nơi chiến trường. Những chỗ làm ngồi mát ăn bát vàng này là những món mồi béo bở khiến cho những hạng người tham quyền lợi, hay những người cầu an, úy tử tham sinh vô cùng thèm khát. Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:

“Bên cạnh chủ nghĩa hiếu thắng bề ngoài đó, phải nói thêm một thứ hiếu thắng khác về "mục vụ" như là đặc điểm của Giáo Hội trong thời kỳ này, đó là việc đưa dân ngọai vào đạo. Giám-mục Ancel phụ tá địa phận Lyon (Pháp), đã nhắc lại lời Giám-mục Thục: "Có những làng nguyên vẹn xin chịu phép rửa. Người ta không làm sao dạy giáo lý kịp cho họ...! Và ông kết luận: "Đây là nước duy nhất tại Viễn Đông (không kể Philippines) đang trên đà trở lại đạo cả nước". Những con số người lớn chịu rửa tội, nhất là tại địa phận Qui Nhơn xem ra phù hợp với cảm tưởng của vị giám mục Pháp: 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm 1960-1961, Năm 1959, tại Qui Nhơn, chỉ trong một tháng, 61.000 người xin chịu phép rửa. Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1955, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, và của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.

Phong trào trở lại đạo hàng loạt như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm sóat của Việt Minh trong thời chiến tranh Pháp - Việt. Giám-mục Chi đã cho chúng tôi biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền "thuyết nhân vị" của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo Công Giáo và đàng khác là nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực. Có người cho rằng việc theo đạo hàng lọat đó chỉ là lặp lại theo ngụ ngôn "đi đạo lấy gạo mà ăn" thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngòai vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này, là vùng nghèo nhất miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo một phương thế kiếm ăn.

Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với "kẻ địch", bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát.”[16].

Đó là nguyên nhân giúp cho con số tín đồ Ca-tô trong thời gian ngắn ngủi chỉ có 20 năm tăng vọt lên từ 1 triệu 7 trăm ngàn lên đến khỏang 4 triệu, khoảng 250% dù chỉ có một nửa lãnh thổ.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ:

1.- Đao Ki-tô nói chung và hệ phái Ki-tô La Mã (con chiên Việt Nam gọi là đạo Công Giáo) chỉ có thể tồn tại bằng phỉnh gạt, lừa bịp, hù dọa và phát triển bằng bạo lực của chính quyền.

2.- Ở nơi nào dân trí được nâng cao bằng chính sách giáo dục tự do, khai phóng và đại chúng, thì nó không còn chỗ để dung thân. Bằng chứng là ở các nước dân chủ tại Bắc Mỹ và Âu Châu, dù là đại đa số nhân dân vốn là những tín đồ Ki-tô truyền lại từ nhiều đời, những vì dân trí được nâng cao qua chính sách giáo dục tư do và khai phóng, cho nên ngày nay con số tín đồ bỏ đạo khiến cho chính Giáo Hoàng Benedict XVI đã phải than phiền rằng hinh như người dân Âu Châu không còn biết đến Thiên Chúa nữa, và con số tín đồ đi lễ nhà thờ thường xuyên vào ngày Chủ Nhật chi còn độ tù 1% đến 5%.

3.- Ở nơi nào Nhà Thờ Vatican không thể cấu kết được với cường quyền hay đế quốc thực dân xâm lượic (tức là Nhà Thờ Vatican không thẻ sử dụng những miếng mồi danh và lợi lộc của chính quyền để câu nhử những phường tham lợi háo danh chạy theo bắt mồi rồi theoi đạo, và cũng không thể sử dụng bạo lực của Nhà Nước đễ cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo), thì ở đó nó không thể phát triển được. Nhìn vào con số tín đồ:

a.- tại Phi Luật Tân chiếm một tỉ lệ tín đồ Ca-tô rất cao lên đến hơn 90% trên tổng số dân. Lý do là vì ở đây Nhà Thờ Vatican đã cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Tây Ban Nha, sử dụng bạo lực của Nhà Nước cưỡng bách nhân dân phải theo đạo trong suốc chiều dài lịch sử từ thế kỷ 16.

b.- tại Việt Nam có tỉ lệ rât thấp chỉ độ từ 5% đên 7%, nhưng nêu so với các nước khác cũng ở tại Á Châu thì con số tỉ lện này rất cao. Sở dĩ có tình trạng như vậy là vì ở đây có một thời, Nhà Thờ Vatican đã cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp trên dưới một thế kỷ, inhưng đế quốc này vốn có thâm thù Giáo Hội La Mã, cho nên họ đã không để cho Giáo Hội tự do tung tác sử dụng bạo lực của chính quyền để cưỡng bách nhân dân ta phải theo đạo như ý muốn của Vatican. Vì thế mà con số con chiên của Nhà Thờ Vatican chi loanh quanh từ 5% đến 7% trên tổng số dân số.

c.- tại các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, và nhiều nước Á Châu khác, con số tín đồ Ki-tô chỉ loanh quanh từ 1/10 của 1/1000 đến 1% trên tổng sổng số dân số. Lý do là Nhà Thờ Vatican không hề có quyền lực chính trị tại các quốc gia này. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong phần chót của chương sách này.

KẾ SÁCH CƯỠNG BÁCH VÀ DỤ KHỊ CỦA NHÀ THỜ

Thông thường, khi đôi diện với các giáo dân, những người tò mò thường đặt ra vấn đề: Họ là dân đạo gốc hay dân tân tòng? Nguyên nhân hay động lực nào khiến cho họ tự nguyện hay bị cưỡng bách hoặc bị chèn ép phải theo cái đạo quái đản mà văn hào Voltaire đã ghê tởm gọi là “cái tôn giáo ác ôn” và người Âu Châu đã coi là “đồ phế thải”?

Hy vọng rằng phần trình bày dưới đây sẽ giải đáp được thắc mắc trên đây.

Lịch sử cho thấy rằng kế sách truyền đạo hay thâu người vào đạo của Nhà Thờ Vatican là tùy theo hoàn cảnh chính trị tại địa phương. Xin tạm chia ra làm 3 lọai hoàn cảnh chính trị như sau:

A.- Trường hợp chính quyền địa phương đã hoàn toàn lọt vào tay của Giáo Hội La Mã, tức là Giáo Hội đã thiết lập được chế độ đạo phiệt Ca-tô để cai trị nhân dân. Chính quyền trở thành tay sai của Nhà Thờ. Chính quyền này có nhiệm vụ phải dùng bạo lực của Nhà Nước để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo. Đây là trường hợp các nước Âu Châu, các nước Mỹ Châu La-tinh, Phi Luật Tân, v.v…

B.- Trường hợp Nhà Thờ không có một chút quyền lực chính trị nào tại địa phương. Đây là những trường hợp như ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, và Việt Nam trong những năm 1533-1784, v.v. Trong hoàn cảnh này, các giáo sĩ truyền đạo tìm đủ mọi cách cân la tiếp xúc với những người cùng khổ trong xã hội, lựa một thời điểm hay hoàn cảnh thích hợp tiến tới iúp đỡ an ủi con mồi để mua chuộc và gây cho họ cái mặc cảm, mang ơn đối với Nhà Thờ Vatican. Chịu ảnh hương sâu nặng của nền văn hóa tam giáo, người dân Đông Phương vốn quen với nếp sống hiền lương, nặng tình nặng nghĩa, cho nên, một khi đã mang ơn hay chịu ơn của người nào, thì họ luôn luôn cảm thấy áy náy và nôn nóng muốn đáp ơn lại bằng cách làm một cái gì cho "ân công" đền đáp lại và cũng là để tỏ lòng biết ơn của họ đối với người đã giúp đỡ họ. Có như vậy thì lòng họ mới cảm thấy thanh thản. Lợi dụng cái điềm này của dân ta, các ông giáo sĩ truyền đạo chỉ đưa ra lời yêu cầu và nếu cần thì khẩn khoản hay nài nỉ họ theo đạo. Rút cục, những người "mang ơn" này trở thành "con chiên tân tòng" của Nhà Thờ Vatican. Khi đã trở thành con chiên ròi, họ được dạy rằng "nhiệm vụ tông đồ" mới thật là con chiên "đạo đức", nghĩa là suốt đời của họ luôn luôn cần phải "dụ" thêm được người vào đạo. Ngòai những thủ đoạn lưu manh này, các nhà truyền giáo còn sử dụng kế sách:

1.- Thuê người đi lượm những đứa trẻ thơ không cha không mẹ (trong đó có con cái của giới tu sĩ và các bà phước) đem về nuôi trong các viện mồ côi rồi tự động rửa tội cho chúng.

2.- Bỏ tiền ra mua những đứa con của các gia đình quá nghèo khổ đem về nuôi và rửa tội cho chúng.

C.- Trường hợp Giáo Hội là thành phần trong chính quyền tại thuộc địa của Đế Quốc Xâm Lược Pháp (Việt Nam, Cao Mên, Ai Lao, Tunisia, Algeria, Morocco, v.v…) hay của thuộc địa Đế Quốc Xâm Lược Mỹ (Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975): Tại đây, Nhà Thờ Vatican không được hoàn toàn tự tung tự tác, mọi việc làm của giới tu sĩ và tin đồ cúa Giáo Hội La Mã đều bị Pháp (trong những năm 1858-1954) hoặc Mỹ (trong những năm 1954-1975) nắm quyền chỉ đạo tối cao để ý, theo dõi, cầm chân. Vì thế mà mọi kế sách quá khích dùng bạo lực của chính quyền do Nhà Thờ Vatican đưa ra đều phải được sư chấp thuận của Pháp hay của Mỹ chấp thuận mới được thi hành. Điển hình là (1) Kế Hoạch Puginier được Nhà Thờ Vatican đưa ra vào đầu thập niên 1860 bị Pháp lược bỏ rất nhiều (không thi hành phần diệt tận gốc, trốc tận rễ Nho Giáo và giới Nho sĩ) và mãi đến năm 1917 mới chính thức sử dụng chữ Pháp và chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Hán trong văn thư hành chánh. (2) Kế hoạch dùng bạo lực chính quyền để biến toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam thành công giáo hết trong vòng 10 được Hoa Kỳ ngầm đồng lõa những phải đồi thành những “chiến dịch tố Cộng” (làm bức bình phong che đậy cho những chiến dịch làm sáng danh Chúa) và sau này là những “chiến dịch Phụng Hoàng”.

Tuy nhiên, với kinh nghiệm của một con cáo già đã từng lăn lộn trên sân khấu chính trị từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã có cả trăm phương ngàn kế dùng tất cả những kế sách áp dụng trong cả hai trường hợp A và B trên đây và thêm vào kế sách cưỡng bách những người ngoài đạo nếu muốn thành hôn với tín đồ Ca-tô thì phải theo đạo.

Như vậy là chính sách truyền đạo và thâu người vào đạo tại Việt Nam tùy theo thời kỳ và tùy theo hoàn cảnh chính trị tại từng địa phương, của Nhà Thờ Vatican đã thi hành cả ba kế sách A, B và C trên đây. A: ở Liên Khu V trong những năm 1955-1963, B: trong những năm 1533-1984, C: trong những năm 1984-1975. Riềng từ năm 1975, Nhà Thờ Vatican vẫn còn thi hành cả kế sách B và C.

(xem tiếp)

CHÚ THÍCH


* Ca-tô = Da-tô = Công Giáo, được dùng trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng có cùng một nghĩa.

[1] Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.

[2] Lời phát biểu của Giám0muc Ngô Quang Kiệt trong buội thảo luyân với Ử Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vào ngày Thứ Bảy 20/9/2008.

[3] Trần Minh Khoa “Cầu Nguyện Đòi Đất", Sự Thật Nào "Sẽ Giải Phóng Anh Em"?” sachhiem Ngày 13/9/2008.

[4] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng và Hành Động (Sàigòn: Quan Điểm, 1964) tr. 46.

[5] Trần Chung Ngọc. “Vài Ý Kiến Về Vấn Đề Bang Giao Với Vatican.” Sachhiem.net. Ngày 16/2/2009.

[6] Ban Tôn Giáo Của Chính Phủ, Một Số Vấn Đề Lịch Sử Đạo Thiên Chúa Trong Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam (Tp Hồ Chí Minh: Viện Khoa Hoc Xã Hội và Ban Tôn Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh. 1988) tr 29.

[7] Marvin E. Gettleman, Viet Nam: History, Documents, And Opinions on a Major World Crisis (New York: Fawcett World Library, 1966) p. 15.

[8] Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (Thành Phố Hồ Chí Minh: Công ty TNHH Sách Phương Nam, 2014), tr. 49.

[9] Bùi Ðức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàgòn, Chân Lý 1972), tr 280.

[10] Bùi Ðức Sinh, Sdd., tr 280.

[11] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr, 50.

[12] Dương Thông, Dưới Bóng Thánh Đường (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 1990), tr. 25.

[13] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr 76-78.

[14] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập 1 (Los Alamitos, CA: Vi?t Nam, 1989), tr 79-80.

[15] Hoàng Co Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1970.

[16] Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 128-130

Trang Nguyễn Mạnh Quang