...Đối với Lão Tử, Trang Tử, việc cứu nhân độ thế là việc "lội biển đào sông, dùng sức muỗi mòng mà vác núi... để rồi thánh nhân đem thân mình chết theo thiên hạ." Dù biết không thể nhưng nhân loại vẫn cố công làm,... (ĐTT)
Cung Nghinh Thái Thượng Lão Quân Thánh Đản
Tiết Xuân Phân 15 - 2 âm lịch, ứng với quẻ Trạch Thiên Quải trong Kinh Dịch, tượng Thái dương bắt đầu thành tựu. Đạo giáo chọn ngày này làm ngày thánh đản của Thái Thượng Lão Quân.
Thái Thượng Lão Quân là tôn hiệu của Lão Tử. Tương truyền, ông sống vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc, từng làm chức quan thủ thư (quản lý thư viện) cho nhà Chu, cuối đời ông từ quan rồi qua ải Hàm Cốc đi về phương Tây quy ẩn. Chính sử ghi chép về ông không nhiều, phần lớn đều là truyền thuyết, dã sử. Chỉ có hai sự kiện đáng để ta lưu tâm, đó là việc Khổng Tử đến bái kiến ông và sự kiện ông đi thoái ẩn.
Tương truyền khi ông còn làm thủ thư ở kinh đô Thành Chu (Lạc Dương) thì Khổng Tử đến bái kiến hỏi về đạo tu thân trị quốc. Sau khi nghe Khổng Tử trình bày ý tưởng phục lễ khắc kỷ của mình Lão Tử đáp: "Những người mà ông nói đó thịt xương đều nát cả rồi, chỉ còn lại lời của họ mà thôi, sao ông còn nhắc đi nhắc lại làm chi..." Những lời này của ông đã trở thành kinh điển của Đạo gia về sau. Nó biểu hiện cái Đạo mà ông nói đến là một thứ "Đạo sống động như thị".
Có 2 vấn nạn mà đời người ít ai tránh khỏi, đó là: chạy theo vẻ ngoài thế gian và nói lại lời của kẻ khác. Chạy theo vẻ ngoài tức là chúng ta luôn luôn muốn mình phải "Có", có học thức, có ngoại hình, có tình yêu, có sự nghiệp, có công danh... Tất cả những cái có này là để cho người đời nhìn xem và khen ngợi. Tất cả đều là "trang sức" bề ngoài, không có cái gì thực sự thuộc về ta cả. Nếu biết "tự tri giả minh" quay về nhìn lại bên trong mình ta sẽ nhận ra chỉ có cái "Không" là thực sự thuộc về ta. Con người chúng ta chỉ tồn tại đúng nghĩa khi ta biết đến cái "Không" và sử dụng được nó. Đó là không tham sân, không chấp thủ, không dính mắc... Muốn được vậy thì ta phải hiểu thế nào là: "vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi." Tức là bớt đi mọi thứ, bắt đầu từ dục vọng (không có lỗi nào lớn bằng ham muốn, không có cái hại nào to bằng không biết dừng lại) cho nên điều duy nhất mà Lão Tử "muốn" chính là không muốn gì cả (thị dĩ thánh nhân dục bất dục) vì không ham muốn, không tranh giành, không dám đứng trước thiên hạ (bất cảm vi thiên hạ tiên) nên kết quả tự nhiên là: "không tranh mà khéo thắng, không gọi mà khéo đáp, không mưu tính mà vạn sự tự nhiên thành."
Không tranh mà khéo thắng (bất tranh nhi thiện thắng) tức là khi ta khiêm tốn, hạ mình xuống thì tự nhiên sẽ được thiên hạ nâng lên. Bằng chứng là không một thánh nhân nào của nhân loại lại không có hai đức tính này, chính vì phải có hai đức tính này người thường mới có thể trở nên vĩ đại. Không gọi mà khéo đáp chính là: "hành bất ngôn chi giáo" mà Phật giáo gọi là "thân giáo" đôi khi ta không cần phải nói, phải kêu gọi gì cả, chỉ bằng hành động cao đẹp của mình ta có thể cảm hóa được người và vật, làm được như vậy nó còn ý nghĩa, tài giỏi hơn là muôn triệu lời nói nữa. Không mưu tính mà vạn sự tự nhiên thành (vô vi nhi vô bất vi) tức là không còn tư dục, tác ý trong hành vi cho nên mọi việc không còn quan trọng hay dở, thành bại nữa, tất cả đều hoàn hảo trong thể - dụng - tánh - tướng hiển nhiên như thị của nó, được vậy thì tâm lúc nào cũng hồn nhiên. (sủng nhục nhược kinh quý đại hoạn nhược thân.)
Vấn nạn thứ hai của đời người là nói lại lời của người khác. Việc đa số con người chỉ được giáo dục kiến thức mà thiếu nhận thức, tức là buộc phải nhớ nhiều kiến thức mà thấy ra vấn đề thì ít, dẫn đến việc chúng ta chỉ sống bằng đời sống của kẻ khác. Hằng ngày chúng ta nói về đời sống của người khác, lặp lại lời nói của người khác thông qua truyền thông, kinh điển...rồi suy nghĩ cũng từ người khác (những người ảnh hưởng đến ta) rồi cũng làm việc theo chỉ đạo hướng dẫn của người khác. Đại đa số chúng ta đều như vậy, cuộc đời là một vòng luẩn quẩn từ lúc sinh ra đến khi chết, chúng ta thực tâm xét lại xem mình có đang bị khống chế bởi quan điểm, dư luận, tư tưởng, truyền thống, tôn giáo, đảng phái...của xã hội hay không? Bao nhiêu người có thể thực sự làm chủ được cuộc đời mình, tức là chủ động thay vì bị động với thế giới. Đó là bi kịch lớn nhất của đời người, toàn bộ cuộc sống của ta là những chuỗi ngày sống trong giả tạo mà nhiều khi chúng ta không hề hay biết, những thứ thấy là hay mà bản chất là dở, thấy là đẹp mà tác dụng xấu...luôn tràn ngập xã hội.
Giải pháp của Lão Tử là phải xét lại mọi vấn đề, phải thấy ra được cái hay trong cái dở, cái đúng trong cái sai, và phải biết điều dở mà đặt đúng chỗ cũng có thể hay, và cái hay dùng sai chỗ là dở, hay và dở không phải là tự tánh của vạn vật mà là chỗ dụng của con người. Vì yêu lấy ghét bỏ theo dục vọng cho nên mới có hay dở đúng sai. Thấy được chỗ này là thấy được chỗ Huyền đồng của tạo hóa, sẽ biết bình thản vô tâm mà khéo xử sự mọi việc. Tức là biết "tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần, thị vị huyền đồng", cũng là ý mà kinh Kim Cang nhấn mạnh là phải trừ đi "ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng", để đi con đường Trung đạo.
Khi Lão Tử qua ải Hàm Cốc đi về phương Tây, vì bị quan lệnh Doãn Hỷ khẩn thiết xin ông vì hậu thế mà lưu lại đôi lời, ông đã miễn cưỡng chấp nhận làm cái việc mà ông gọi là "cặn bã của cổ nhân" , đi ngược lại với tinh thần "học bất học" và "hành bất ngôn chi giáo" của ông. Đó là nguyên nhân mà ngày nay hậu thế biết tới tư tưởng của ông thông qua tác phẩm Đạo Đức Kinh.
Thói thường chúng ta khi thủ đắc được một điều gì thì mân mê ôm ấp trong lòng, rồi lựa cơ hội mà phô diễn ra ngoài, nếu như được càng nhiều người biết tới thì càng khoái trá trong lòng. Lưu danh thiên cổ chính là căn bệnh sợ chết (sợ mất đi bản ngã) rất vi tế của loài người. Với Lão Tử thì khác, Đạo Đức Kinh lẽ ra đã bị ông vứt vào sọt rác lịch sử, vĩnh viễn biến mất để khỏi làm lụy thiên hạ. Nhưng rồi nó được con người tiếc nuối nhặt lại, rồi tôn lên hàng thánh điển kỳ tích. Vì sao vậy? Vì dù có nghiên cứu và học tập bao nhiêu đi nữa thì con người vẫn không ai đắc đạo từ nó, vì vậy với Lão Tử nó chỉ là thứ bỏ đi, vì điều gì mà ông có thể nói và lưu lại được thì nó chỉ là thứ văn tự chết mà thôi. Chỉ khi chúng ta biết được ý quên lời, dùng nó làm phương tiện để mở ra cánh cửa tâm hồn mình, tự mình quan sát và chiêm nghiệm thế giới, biết chạm và buông thực tại đầy sống động này thì lúc đó ta đã tạo ra được những quyển "Đạo Đức Kinh" của riêng mình, chứ không phải tôn thờ kinh nghiệm, hay sống bằng lời nói, suy nghĩ, hành động của người khác. Đó mới là con người giải thoát. Đó là chỗ mà ông nói: "vi học nhật ích, vi đạo nhật tổn, tổn chi hựu tổn dĩ chí ư vô vi".
Chúng ta thường không có khả năng này nhưng lại muốn lưu danh thiên cổ, cho nên mới đi mượn lời của thánh nhân mà nói, mượn đạo của thánh nhân mà hành, rồi lấy đó làm tự mãn, tưởng là cái của mình. Đó chẳng phải là chuyện dối mình, dối đời, vô tri, vô sỉ hay sao?
Chưa hết, vì thủ đắc những thứ "cặn bã cổ nhân" này mà sinh ra ảo tưởng. Kẻ thì cho mình được mặc khải thiêng liêng, nhận sứ mạng cứu đời, kẻ thì lập ngôn lập thuyết, kẻ thì lập tôn giáo, tông phái...hòng cứu nhân độ thế. Rốt cuộc nhân loại chỉ càng thêm hỗn loạn, chiến tranh tôn giáo, xung đột tông phái là những vết nhơ rất lớn của loài người.
Chính vì vậy mà Lão Tử đâu có lập Đạo giáo, là Trương Đạo Lăng tôn sùng ông mà sáng lập để rồi tạo ra một tôn giáo mê tín bởi bùa phép, và sự trường sinh; Khổng Tử cũng không lập Nho giáo, là Hán Vũ Đế lập ra để nhằm thao túng xã hội, khiến cho suốt 2000 năm sau xã hội Á Đông không có gì thay đổi cho đến khi loại bỏ tổ chức của nó để tiếp nhận nền giáo dục mới; Đức Phật đâu có lập Phật giáo, khả năng cao là do Asoka đại đế sáng lập, và mặt trái của nó thì để người trong cuộc tự nhận xét; Jesus đâu có lập Kitô giáo, là Constantine đại đế sáng lập, và nó chính là tổ chức đen tối nhất trong lịch sử nhân loại.
Đối với Lão Tử, Trang Tử, việc cứu nhân độ thế là việc "lội biển đào sông, dùng sức muỗi mòng mà vác núi... để rồi thánh nhân đem thân mình chết theo thiên hạ." Dù biết không thể nhưng nhân loại vẫn cố công làm, cho nên Soraka, Jesus, Hàn Phi Tử... đem thân mình chết theo thiên hạ; Khổng Tử, Mặc Tử...đem tinh thần chết theo thiên hạ. Đó đều là những hành động u mê hơn cả thiên hạ thì còn mong gì cứu được thiên hạ. Thiên hạ xưa nay vẫn vậy và mãi mãi như vậy, lời của thánh nhân mãi mãi là cặn bã của thánh nhân, kẻ nào không hiểu nhai lại bậy bạ thì kẻ đó không sớm thì muộn sẽ trở thành tội đồ của nhân loại.
2025-04-21 - Tấm bản đồ chỉ đường cho bộ đội tiến về Sài Gòn ngày 30/4/1975 - Sau khi cung cấp bản đồ Đô thành Sài Gòn đánh dấu địa điểm địch phòng thủ, má Sáu Ngẫu dặn Trung đoàn trưởng Nguyễn Huy Hiệu phải chiếm được cầu Vĩnh Bình để vào nội đô.
"Tôi hỏi má còn đường nào khác vào Sài Gòn không? Má nói có cầu sắt Lái Thiêu nhưng xe tăng không đi được"
2025-04-20 - Sự thật về cuộc di tản trước Giải phóng miền Nam năm 1975 - Gần nửa thập kỷ đã trôi qua sau khi Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng, vẫn tồn tại những dư luận tố cáo nhà nước Việt Nam đã gây ra cuộc di tản lịch sử của người dân trước thời điểm 30 tháng 4 năm 1975.
Giờ đây, chúng ta có thể khẳng định, cuộc di tản là do chính phủ Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gòn kích động, tạo dựng và tổ chức thực hiện theo một kịch bản đã được vạch sẵn.
2025-03-30 - Việt Nam viện trợ 300.000 USD giúp Myanmar khắc phục hậu quả động đất - Bộ Ngoại giao cho biết đội cứu hộ của Việt Nam, gồm 106 người của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon của Myanmar chiều nay.
Đội cứu hộ sẽ triển khai nhiệm vụ tại các nơi bị ảnh hưởng động đất từ ngày mai.
2025-03-30 - Hàng chục nghìn người về Đền Hùng trước giỗ Tổ - Theo Ban Quản lý khu di tích, tổng cộng có hơn 32.000 lượt khách, trong đó ngày 30/3 ghi nhận hơn 20.000 lượt và ngày thứ bảy 29/3 là 12.000 lượt. Công an tỉnh Phú Thọ đã huy động
khoảng 1.000 cán bộ chiến sĩ để đảm bảo an ninh trật tự. Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh, cho biết công an tỉnh đã phối hợp với Bộ Công an và công an các tỉnh thành lân cận để tăng cường nắm tình hình và phòng ngừa tội phạm