PHONG TRÀO DÂN TỘC TỰ QUYẾT
(Vai Trò Tình Báo Của Anh Tô Văn Cang)
Phan Tấn Công
http://sachhiem.net/LICHSU/P/PhanTanCong.php
18-Feb-2025
Anh Cang được nhà nước mời gọi, nhiệm vụ cuả người trí thức yêu nước và là một Đảng viên ĐCSVN trung kiên, diễn biến của đất nước đã thôi thúc anh không thể ngồi yên an dưỡng tuổi hưu như các anh Hùng TB nữa. Nhưng lần dấn thân này, anh Cang lại bị tai họa suýt nữa anh bị tù đày, vong mạng.
(Nhân ngày giỗ anh Tô Văn Cang, rằm tháng bảy, Âm Lịch, 2016)
Tôi quen biết anh Tô Văn Cang trong thời gian vào khoảng tháng 8/1964, gặp nhau tại nhà riêng của Ông Trương như Tảng. Nhà ở sát chân cầu Thị nghè, từ Sờ Thú Sài gòn đi qua chợ Thị nghè, vị trí nhà này chưa hết đầu dốc cầu. Nhà anh Tảng ở tầng lầu 3, đây là khu cư xá cao câp hồi đó cấp bán cho các viên chúc dân sự̣ có chức vụ cao trong chính phủ VNCH.
Gặp nhau trong một buổi họp chính trị để thành lập gấp rút để đối phó với việc quân Mỹ đang rục rịch đổ quân vào chiến trường Miền Nam. Ngoài Vịnh Bắc bộ thì Hải quân Mỹ gây hấn ngay sau khi Tàu khu trục Maddox xâm lấn hải phận và bị quân dân Miền Bắc bắn trả gây tổn thất. Tiếp đến là Mỹ ném bom trả đũa liên tục kéo dài nhiều năm. Hồi đó VNDCCH & MTDT GPMNVN muốn có tiếng nói phản đối chiến tranh của nhân dân MN, nên phát động phong trào đòi Hòa bình và ngăn chặn, đòi chấm dứt chiến tranh. Tham dự buổi họp đầu tiên để thành lập Phong Trào Dân Tộc Tự Quyết và không lâu sau PT này làm nòng cốt cho Phong trào Đòi Hòa bình và Chấm dứt Chiến tranh, LS Trịnh Đình Thảo được bầu chọn làm Chủ Tịch.


Trước đó, tôi được một thư mời tham gia một tổ chức phản chiến của LS Nguyễn Long do một bạn người Huế học lớp dưới Trường Điện Phú Thọ Sài gòn. Khi tôi tiếp xúc lần đầu tại văn phòng số 22 Ngô Tùng Châu Sài gòn , người tôi gặp không phải là LS Long mà là một nhà giáo uy tín Tôn Thất Dương Kỵ. Ông Kỵ mắt đeo kính cận, dáng vẻ khắc khổ của một người trí thức già dặn vì lý tưởng cách mạng, mới gặp mà ông đã trấn an tôi ngay rằng trong tình hình hiện nay Hoa kỳ đang tiến hành chiến tranh khắp hai miền Nam Bắc VN, là người VN là phải có trách nhiệm nói lên ước muốn Hòa bình, ngừng ném bom, ngừng đổ quân và rút hết quân đội Đồng minh ra khỏi VN... Các bên phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết chiến tranh. Tôi rất tâm đắc với những ý tưởng này vì đã đáp ứng được yêu cầu lúc đó của nhân dân VN.

Luật Sư Nguyễn Long, nhà giáo Trần Hữu Khuê và Nhà báo Nguyễn Quý Hương Trên xe tù về trại giam Khám Chí Hòa.
Ông cho tôi biết Phong Trào Dân Tộc Tự quyết được thành lập sẽ được hỗ trợ hợp pháp từ Quốc Trưởng VNCH đương kim Phan Khắc Sửu. Hồ sơ xin thành lập Hội đoàn đã chuyển lên Văn phòng Quốc trưởng PKS. Ông Kỵ lập lại vài lần về tính hoạt động hợp pháp của PTDTTQ. Tôi có chất vấn với Ông Kỵ rằng tình chinh trị MNVN rất rối ren đảo chính lẫn nhau, các đảng phái chính trị không ra mặt phản đối chiến tranh. Tình hình sinh viên học sinh rất thụ động. Trước cảnh nước mất nhà tan, họ vẫn đứng bên lề cuộc chiến, tôi không thấy các vị lãnh đạo các tôn giáo chống chiến tranh, cổ vũ cho hòa bình. Họ lại đấu đá nhau vì tranh dành cái bóng ma quyền lực của Ngô Đình Diệm, muốn phục hồi chinh phủ Diệm mà không có Diệm. Tôi cho ông Kỵ biết, từ trước tới nay tôi chưa tham gia biểu tình theo lời hô hào của các ban đại diện HSSV Sài gòn hồi bấy giờ. Tôi chưa tự giới thiệu quê hương, quê quán của mình, nhưng với giọng nói đặc trưng Huế, tôi tin chắc đây là những người bạn học của cha tôi ở trường Quốc- Học Huế, họ cùng chung chí hướng phục vụ đất nước theo mỗi vị trí khác nhau mà thôi. Tôi thấáy ông ta ghi tên tôi bằng lối chữ viết tắt. Như thế tôi đã đồng ý tham gia vào tổ chức chính trị yêu nước này.
Buổi họp đầu tiên tại nhà Ông Trương Như Tảng chỉ vỏ vẹn 7 người gồm có tôi là trẻ nhất. Các anh các bác là tuổi cha chú, có sự nghiệp thành đạt là các thầy dạy học và thương gia giàu có, nghe giới thiệu từng người một mới biết họ đến đây là vì lòng yêu nước, không muốn đất nước lâm vào cảnh chiến tranh tàn phá, chết chóc cho dân tộc.
Bầu BCH/PTDTTQ, và sau đó một tuần họp lần thứ hai mới đầy đủ các Ủy viên và các Phó Ủy viên Phụ trách ngành nghề, và hội đoàn. Anh Tô văn Cang là Ủy Viên Thanh niên, tôi là phó Ủy viên Phụ trách SVHS. PTTTQ có phát hành Tập San DTTQ, tập san này in quay Ronéo, và tôi đã pḥu trách in quay tại văn phòng Tổng Công ty Đường VN trên đường Trịnh Minh Thế qua Khánh Hội quận 4 SG do ông Trương Như Tảng làm TGĐ. Tập san cũng ra mắt đươc khoản 5 số, nội dung phản chiến.Theo tôi biết PTDTTQ và Phong trào Hòa bình của LS Trịnh Đình Thảo về nhân sự hoạt động phản chiến chỉ là một nhóm nhỏ ít người làm việc với nhau.(đứng đằng sau lãnh đạo là của Đảng viên CSVN mà thôi).
Sau môt hai tuần gì đó, thì họp Đại Hội mở rộng, có nhiềù nhân sĩ Bắc hà di cư 1954, trí thức, các doanh nhân, tất cả họ là những người có lòng yêu nước đang muốn thể hiện sự đấu tranh cho hò̀a bình và độc lập dân tộc. Địa chỉ họp tại nhà ông Trần Đước, đường Hoàng Hoa Thám Bình Thạnh Gia định, (Ông Đước là một thương gia có cửa hàng Mắt kính thuốc ở đầu đường cũ Ngô Tùng Châu ngã sáu Q1 Sài gòn). Đây là một ngôi nhà lớn kiểu dáng kiến trúc của người Pháp có phòng khách lớn chứa được khoảng 100 người hội nghị.
Đại hội lần này rất quan trọng vì đầu năm 1965 quân đội Mỹ đang ồ ạt đỗ quân vào miền nam VN và đánh bom Miền Bắc VN, phải gấp rút thành lập Phong trào đòi Hòa bình và chấm dứt chiến tranh, đòi rút quân Mỹ và đồng minh ra khỏi VN. Tôi được phân công tiếp đón các vị nhân sĩ, trí thức và các chính khách, nên buổi sáng chủ nhật hôm ấy tôi phải ăn mặc chỉnh tề, áo thắt cà vạt, đứng trước cổng nhà đón khách vào phòng họp. Các vị đến họp ai cũng trong bộ veston trông như các chính khách đi dự hội thảo, hội nghị. Đời đầu của mình được tiếp xúc tầng lớp trung lưu, trí thức của xã hội thời bấy giờ, tuổi trẻ của tôi lúc này mới cảm nhận được hình ảnh của giới thượng lưu rất hấp dẫn, họ đứng với nhau từng nhóm vài ba người trao đổi thông tin, tình hình đất nước, vui vẻ.
Sân vườn nhà của ông Đước hôm ấy trở nên vui nhộn khác thường do những người khách lịch lãm này đem lại. Tôi nhận ra vào khoảng năm thầy giáo dạy học ở Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú thọ Sài gòn đến dự hội nghị về tinh hình đất nước. Nhìn thấy tôi các thầy giáo này đã cảm thấy yên tâm không có gì lạc lõng với môi trường sinh hoạt chính trị vì đã có giới trẻ tham gia như tôi là học trò.
Một tín hiệu từ đâu đó, những người tổ chức nghị trường đã mời mọi người vào hội trường ngồi vào ghế. Một số người cốt cán được xếp hàng ngay ngắn để chào đón một vị khách quan trọng. Tôi được cử chạy nhanh ra cổng đứng bên lề đường Hoàng Hoa Thám, đón vị khách lớn này. Vừa ra khỏi cổng, thì xuất hiện ngay một chiếc xe sang trọng màu đen hiệu Mercedes, xe nhá đèn xin quẹo phải, chậm chậm rẻ vào cổng, tôi nhanh chân chạy theo xe đón khách vào nhà. Chiếc xe ngừng lại trong khuôn viên sân nhà, tài xế trên xe bước xuống, quay ra sau mở cửa xe, một người đàn ông trong bộ áo vét tông đen bước ra khỏi xe, cổ áo thắt nơ. Dáng vẻ trí thức hiện rõ trên gương mặt vuông đôn hậu. Tôi cúi chào, người khách lớn như nhận ra ám hiệu mà ban tổ chức hội nghị đã hướng dẫn tôi về phong cách chào đón. Ông ta chỉ gật đầu nhẹ và nhìn chớp mắt, vẻ mặt cương nghị hướng về phía trước và tôi theo sau, khi đi ngang qua hàng chào thì thấy bà Ngô Bá Thành chào vị khách này như họ đã quen với nhau. Có một vị lớn tuổi đưa Ông ta vào hội trường. Vị khách này không ở lâu trong hội trường, chỉ có ra mắt trước cử tọa, không dự buổi thảo luận về nghị quyết đòi Hòa bình, ngừng đổ quân... Chỉ có năm, chưa được mười phút gì đó rồi chào ra về. Bà Ngô Bá Thành nói nhỏ với người bên cạnh và tôi rằng ông ấy là ”Luật sư Anh, ở Hà nội vào”. Hóa ra VC đã có mặt ngay trong Đô thành Sài gòn rồi! Mười năm sau, sau ngày 30.4.1975, vị khách lớn này chính xác là một Cán bộ lãnh đạo TƯ ở Hà nội là Luật sư Phan Anh chụp hình chung với bà Luật sư Ngô Bá Thành giới thiệu trên báo Đại đoàn kết.
Hội nghị đã tiếp tục ngay sau đó, bắt đầu thảo luận về bản thảo nội dung Quyết nghị đòi hòa bình do ông Tôn Thất Dương Kỵ đọc. Nội dung thỉnh nguyện đòi chấm dứt chiến tranh, rút quân đội nước ngoài, các bên tham chiến ngồi vào bàn hội nghị giải quyết chiến tranh gửi chinh phủ Hoa kỳ. Sau một hồi thảo luận sửa đổi ngôn từ, Hội nghị đã thống nhất Văn bản Quyết nghị và đưa ra chinh thức văn bản đọc lại cho mọi người nghe và đồng thanh nhất trí với nội dung văn bản. Ban thư ký đem ra đánh máy tại chỗ, trong khi đó các cử tọa được mời một bũa cơm trưa theo phong cách tiệc đứng. Tôi lần đầu vừa phục vụ, vừa dự tiệc đứng này, cảm thấy cũng vui vui, phấn chấn trong lòng thời trai trẻ của mình. Hội nghị đã thành công tốt đẹp, sau khi tiệc xong các vị ký tên vào danh sách đầu tiên trong số 500 nhà trí thức nhân sĩ Sài gòn ký tên vào bản Kiến nghị Hòa bình (đã sửa lại chữ Nghị quyết theo bản thảo) gửi chính phủ Hoa kỳ. Tôi cũng nhận một mẫu xin chữ ký ủng hộ Kiến nghị Hòa bình này về vận đông thêm chữ ký ủng hộ của nhân dân Miền nam Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ. Ví dụ về mặt nổi:
- Nhân sĩ Bắc hà: *Bác sĩ Phạm văn Huyến di cư 1954
- *Bác sĩ Nguyễn Xuân Bái……..1954 (thân sinh TS Nguyễn Xuân Oánh)
*Kinh lý Đào văn Nhơn, Đặng văn ký Họa sĩ....
- Trí thức..Tiêu biểu Nam Bắc: kể ra không nhớ hết… LS Trinh Đinh Thảo, Kỹ sư Hồ Gia Lý. Nhà báo Thanh Nghị... và nhóm PTDTTQ.....
-Đảng phái chính trị: Đại diện LS Trần văn Tuyên, đại diện giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo., không có đại diện Giáo hội Phật giáo VN....Và Thiên Chúa giáo hay Tin lành.
Buổi họp báo ra mắt kiến nghị Hòa bình rất thành công, các phóng viên thường trú UPI, BBC. AFP.v.v. trưa ngày hôm đó Đài VOA đưa tin kịp thời rằng 500 trí thức nhân sĩ Sài gòn kiến nghị phản đối chiến tranh VN mà Hoa kỳ đang tiến hành. Số lượng người tham gia diễn đàn phản đối chiến tranh rất đông chưa từng có tại VN sau năm 1945.
Chính phủ VNCH dân sự là Thủ Tướng Phan Huy Quát và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu, hoạt động dưới quyền của Tưởng tá Quân đội VNCH cái gọi là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia đứng đầu là Nguyễn văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ hiểu chiến, lăm le lật đổ chính quyền dân sự. Ba ngày sau khi cuộc họp báo ở nhà hàng Thanh thế, Tổng Nha Cảnh sát SG mới có giấy mời các nhân sĩ trí thức Sài gòn ký tên trong danh sách Kiến nghị Hòa bình đến trình diện Tổng nha cảnh sát để điều tra, và cho ra về sau đó.
Một tình huống xấu xảy ra bất ngờ làm hại cho hai phía Phong trào đòi Hòa bình, PTDTTQ và Chính phủ dân sự Phan Huy Quát, Quốc trưởng Phan khắc Sửu. Đó là ông Nhà giáo Tr.. Hữu K.... giáo viên Trường Tư Thục cấp hai Huỳnh Khương Ninh Đakao, một đảng viên CSVN nằm vùng ở trong PTDTTQ dưới cái chức vụ không nổi tiếng , dáng người rắn rỏi, hơi bụ bẫm phong cách bình dân, ăn mặc như cán bộ CM lại ôm cái cặp da dày cộm đi vào văn phòng PTDTTQ (sau buổi họp báo ở nhà hàng Thanh thế) số 22 Ngô Tùng Châu Sài gòn đã bị Cảnh sát chìm Sài gòn phục sẵn, một tên mật vụ nhãy vào đá văng cặp da và bắt quả tang tài liệu hoạt động chính trị có báo cáo tình hình PTDTTQ và Phong trào Hòa bình cho Thành Ủy Sài gòn - Gia Định. Khi thành lập PTDTTQ thì thành lập Chi bộ đảng, ông K.... là quyền Bí thư Chi bộ PTDTTQ. Ông K....... hoạt động trong nội thành mà mất cảnh giác, lại mang cái cặp da nỗi bậc đấy ắp hồ sơ, khiến địch không khỏi nghi ngờ chính xác là cán bộ VC nằm vùng. Khai thác xong xuôi tài liệu của Bí thư K...., TNCS Sài gòn cho gọi tập trung những người đã trình diện lấy khẩu cung ba ngày trước đó và mở rộng truy bắt những người có trong danh sách ký tên ủng hộ trong kiến nghị.
Tôi đã bị bắt sau đợt này. Đó là một ngày giữa tuần cuối tháng hai năm 1965, vào buối sáng tôi đang ngồi học ôn lại các bài chuẩn bị thi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Điện Học SG, cũng mặc quần áo sẵn sàng để đi ra phố. Ở dưới cầu thang lên gác, có một người giả dạng là người đưa thư của Bưu Điện gọi xuống nhận thư. Nhưng liền ngay tên này đưa còng số 8 còng tay tôi, dẫn tôi ra ba đường Lê Đại Hành – Tôn Thất Hiệp Trường Đua Phú Thọ, tôi ở trọ đầu hẽm ở số 127 TT Hiệp gần đó. Một ám hiệu nào đó, một chiếc xe Taxi màu xanh hình con rùa, mâm bánh xe có vạch chỉ vàng của bọn Cảnh sát trá hình cặp vào lề tên mật vụ cùng tôi lên xe về bót Cảnh sát Quận 5 đường Trần Hưng Đạo Chợ Lớn giao nhận. Vì đã đến 11 giờ hơn, nên bọn chúng giam tạm tôi vào một cái phòng nhỏ độ 2mx1m rồi chúng đưa vào cho tôi một ổ bánh mì thịt, chai nước uống và bảo tôi tạm thời nghỉ trưa đầu giờ sẽ chuyển lên Tổng Nha Cảnh Sát (TNCS).
Cánh cửa phòng đóng kin không nghe tiếng động bên ngoài, chúng nó đã về nhà, đi ngủ trưa. Hơn một giờ trưa, chúng nó nói chuyện ồn ào bên ngoài: chuyển tôi lên TNCS.SG.. Chúng mở cửa ra và xin lỗi vì hết giờ làm việc anh phải ở tạm đây. Bây giờ chờ xe chở anh lên TNCS. Tôi nghe vậy thôi nhưng thấy có mấy tên cũng vui vẻ lịch sự.Không bao lâu một chiếc xe Cảnh Sát mui trần, chạy vào sân trên xe có một em bé gái độ 14- 15 tuổi ngồi trên xe, hai tay bị còng và tôi lên xe ngồi cạnh em bé ấy, người CS mở khóa còng một bên tay em và còng chung tôi vào còng số 8 đó. Tôi tỏ vẻ khó chịu và người CS đó nói là trên đường đi thì phải làm như thế.. Và họ cũng trấn an rằng đây là vụ mấy ông đòi Hòa Bình mà-!
Mấy ngày nay đi mời đi bắt nhiều lắm cả trăm người hơn rồi.Đi vòng qua nhiều đường phố ngắn rồi xe vào cổng chính TNCS, đi vòng trong khuôn viên TNCS người cảnh sát nói trống không là khi đi ngang mấy cái nhà biệt thự gần nhau đóng cửa kín, chỉ vào đó và nói trong này là chỗ tra tấn ác lắm, để dọa dẫm hay vô tình mà trên gương mặt của ông cảnh sát kia vẫn thấy hiền khô, vô tư lắm.Xe đã dừng lại dãy nhà của Chánh Sở Hoạt VỤ của TNCS, họ mở khóa còng ra, Bé gái và tôi đứng chờ người tiếp nhận.Tôi hỏi Cô bé sao lại vào đây: Em nói cũng vì đi giăng biểu ngữ đòi Hòa binh bị bắt ở Khu phố đường Bà Hạt quận 5..
Có một điều cho đến nay tôi vẫn còn thắc mắc tại sao khi tôi trình diện TNCS SG vào đầu giờ tại văn phòng Chánh Sở Hoạt vụ TNCS.- Một người đàn ông tầm thước dáng vóc nhanh nhẹ như một người thầy giáo, vẻ mặt thông thái bước tới trước mặt viên cảnh sát áp giải tôi đến trình diện, Ông ta lấy tờ giấy Lệnh bắt trên tay của viên CS và nói ngay là vụ Hòa bình không có gì quan trọng, nhìn vào tôi ông nói hãy yên tâm rồi bảo viên CS dẫn tôi xuống nơi dãy nhà xét hỏi, điều tra của TNCS.
Một dãy nhà tiền chế kiểu doanh trại, dài độ vài chục mét, không ngăn phòng, các bàn dài và ghế dài được xếp song song vài dãy.Tôi ngồi chờ ở đây.
Không lâu sau, một người đàn ông nước da ngâm của nắng gió miền Trung, dáng người khỏe mạnh mà không gầy lắm, mặt vuông đầy tươi cười với giọng nói xử Quảng chào tôi và nói rằng tôi mới đi công tác từ Quảng Ngãi vể.Thật sự là tôi đã rất yên tâm về cách cư xử này của anh ta và khi vào công việc xét hỏi thì anh này hướng dẫn tôi cách trả lời phỏng vấn có lợi cho tôi và PTDTTQ.Ba mục cung khai tóm tắt:
- Tôi chỉ có quen biết một mình Ông Nguyễn Long luật sư mà thôi, số người đàn ông kia tôi không biết.
- Lý do tham gia PTDTTQ của mình là do tôi thích không chiến tranh, không thích đi lính vì tôi có nghề nghiệp, đi làm việc giúp đỡ mẹ già.
- Hỏi về tình hình SVtrong Trường Điện Phú thọ Sài gòn, Tôi khai rằng những người bạn trong ban Đại diện Trường Điện có rủ tôi hẹn đến VP. PTDTTQ để ký Kiến nghị, vì tôi đi trễ không biết họ có đến không, riêng tôi đã đến thì ký tên thôi.
Mọi lo toan hỏi cung điều tra đến giờ này mới hết hồi hộp và ngay sau đó là tôi phải chuẩn bị tinh thần đổi mặt với cái phòng giam có cánh cửa song sắt to khủng khóa lại....
Trong Trại giam Tổng Nha Cảnh Sát Saigon.
Khi cánh cửa phòng giam mở rộng do tên tù hình sự cầm chùm chìa khóa, có nhiều cái chìa khóa to, dài như ngón tay, hắn ta lấy một cái đút vào ổ khóa cũng to lớn tương xứng, cái ổ khóa cũng nặng hơn 1 kg, có thể bọn nhà giam cũng đặt mua ở nơi chuyên sản xuất khóa cho các chuồng trại gia súc.Tôi vào phòng giam sau 4 giờ chiều, gặp anh Võ văn Phát cán bộ nghiệp đoàn xe lam, anh nói đã vào trước tôi năm ngảy rồi. Đêm nay hai anh em ở với nhau cũng bớt buồn. Viên giám thị gầy ốm, cái miệng lại oang oang với giọng bắc kì, đọc tên tôi đứng trước cửa phòng giam để phát phần ăn 2 ổ bánh mì nhỏ và một bộ áo quần của trại.
Cũng sắp đến giờ tan sở, trước đó tôi được giải xuống trại giam, đã đi qua ngang các bác các anh được ra ngoài thư giản, thấy tôi họ mừng vui được gặp lại-tâm lý chung là phong trào Hòa bình, người bị bắt càng đông thì chính quyềnVNCH càng bị phê phán hiếu chiến, tay sai đế quốc, phản quốc…bị cô lập, nên các bác vào đây cũng giữ được tinh thần lạc quan, giữ được khí tiết và nhân cách của nhân sĩ trí thức-Gặp thời điểm giao ca trực của cán bộ quản trại, các bác và các anh chị quen biết hay chưa quen, lần lượt đến thăm tôi trước cửa phòng, tất cả con số cũng gần 40 người mà sao lại gần gủi thân thương quá! Riêng bác LS Nguyễn Long lại đến thăm tôi lần thứ hai liền sau đó, bác dặn rằng chỉ khai là biết LS Long mà thôi và tôi cũng cho biết là điều tra viên đã hướng dẫn lời khai như vừa rồi Bác dặn.
Đến 8 giờ tối thì các trại viên trong trại tạm giam này phải trở về phòng giam và bị khóa cửa lại.Anh Phát và tôi bây giờ mới chia nhau phần bánh mì 2 ổ, ăn với nhau cho vui. Tôi bắt đầu nhìn, tôi bát đầu nhìn quanh bốn bức tường ngục tù, màu vôi đã cũ mèm, Cũng lâu quá rồi chưa một lần quét lại vôi vệ sinh, nên những hàng chữ bằng viết chì, hay thứ gì rạch lên tường thành những hàng chữ, đọc lên không đầy đủ hết ý nghĩa của người viết chông lên nhau, cũng có nhiều người viết Tên Họ đầy đủ.
GIẶC RỆP
Hai chúng tôi cùng lo chỗ nằm ngủ, cái sạp bằng gỗ ván dựng nghiên vào tường, phía sau là chiếc chiếu cỏ lác nằm cuộn tròn dưới đất, đây là tiện nghi nằm ngủ dài ngày trong phòng giam hãm này. Anh Phát nói là mấy ngày đầu anh không thể chớp mắt ngủ được vì có nhiều rệp cắn. Tôi chưa có gối đầu, dùng bộ áo quần của trại giam, cuộn tròn lại làm gối.
Đêm đầu tiên hai anh em nằm ngủ và chỉ nằm nghỉ ngơi chứ đâu có ngủ ngáy gì được vì có nhiều con rệp đói đánh hơi thấy mùi người lạ của tôi, chúng nó kéo nhau đến cắn hút máu, da bị châm chích làm ngứa ngáy, gây ra những nốt sần đỏ sưng cộm lên, phải gãi xồng xộc, khi giết chết được một vài con Rệp thì bàn tay đã dính đầy máu tươi và mùi hôi khó chịu muốn ỏi và máu còn tươi lưu lại trên bàn tay, phải chờ đến sáng ngày mai có nước mới rửa sạch. Năm ngày qua, anh Phát nằm chịu Rệp đói cắn, bây giờ anh mới chịu ra tay cùng tôi sát hại lũ rệp. Hai cây đèn cầy thắp sáng, anh và tôi thui chết trong các kẽ ván gỗ, những con rệp mén cũng đành chạy thoát khỏi tổ. Mùi cháy khét lẹt của rệp cũng rất khó chịu.
Đòn tra tấn bằng côn trùng hút máu của rệp chưa dừng tay, bởi vì còn có nhiều chỗ ẩn núp an toàn khó diệt trừ. Kẽ hở nứt rạn trên bức tường, trên trần nhà là lãnh thổ của Rệp đã tồn tại từ bao đời.Bản năng sinh tồn của Rệp cũng rất đặc biệt:Năm ngày trước, Rệp đã hút máu anh Phát no nê và chọn tấm sập ván gỗ này làm nơi cư ngụ vì đã quen hơi anh Phát, chúng tạo cảm giác tê mê, không phát hiện được khi chích hút máu. Rệp là loài côn trùng sống nhờ vào Máu người, và sống chịu đựng đới khát hàng tháng trời. Tấm sập ngủ đã dọn sạch sẻ , bọn rệp tại chỗ không còn nữa , hai chúng tôi ngủ êm được vài tiếng đồng hồ. Một mặt trận khác mới mẻ do đàn rệp trên bức tường và trần nhà tràn xuống dưới đất, tấn công vào chỗ ngủ của chúng tôi, chưa cần chui vào các khe hở của ván sập để ở, chúng là cư dân rệp từ xa kéo đến, ăn no thì tìm về nơi cư trú cũ . Anh em chúng tôi phải dùng tới giấy báo vuốt dài để châm lửa đốt. -Những đàn rệp hàng hai, hàng ba vài chục con rơi rớt văng xuống nền nhà, phơi bụng chỗng chân lên trời ngoe nguẩy. Ánh đèn điện trong phòng giam cũng rất sáng tỏ, chúng tôi cùng nhau đốt cháy rệp trên bức tường xếp hàng bò xuống. Sau vài đợt tràn ngập thì thưa dần, nhìn xuống dưới nền nhà, xác rệp nhỏ nhưng rất nhiều con có cái bụng căng đầy máu.
Nhiều người viết các thiên phóng sự, báo chí có khi diễn tả hành động của các người bị tù giam, do tinh thần bị khủng hoảng đã lấy máu trên đầu ngón tay của mình để viết lên tường một vài câu hận thù, chửi rủa kẻ thù giai cấp, thế thái nhân tình đen bạc... những hàng chữ viết màu đỏ, là chính máu của họ.!Viết như thế không biết có đúng không! Riêng về phòng giam của tôi thì các câu viết trên tường là bằng máu tươi của Rệp. Có thể những người viết là những tay anh chị trong giới gian hồ, các chiến sĩ chân đất đang đối mặt với quân thù và nhiều người khác... họ đã dùng nhiều con rệp, giết chết cho xịt máu trên từng nét chữ viết...
Trong thời kỳ đó (năm1965), ngoài những vũ khí sát thương hủy diệt được dẫn đường đến mục tiêu bằng cảm ứng tế bào quang điện, cảm ứng điện từ , người Mỹ còn dùng chiến binh rệp trên các chiến trường Đông dương: tìm và tiêu diệt VC. Chiến binh rệp bị bỏ đói, sẽ bị nhốt trong một con Chíp được gắn trên súng, hướng tới đầu ruồi. Trong cự ly 10 mét trở lại, khi phát hiện có hơi người, tín hiệu rên rỉ thèm ăn của Rệp trên sóng âm phát ra được khuếch đại. Con Chíp sẽ có tiếng kêu ”bíp! bíp!” kèm theo ánh đèn nhấp nháy chớp sáng. Người lính Mỹ đặc vụ chỉ có động tác bóp cò vô cảm vào mục tiêu có tín hiệu tối ưu, không cần phải biết dưới hầm, dưới bụi cây có người hay không! Sau khi nổ súng có thể bỏ qua hoặc lục soát lại mục tiêu theo lệnh chỉ huy chiến trường.
Như thế loài Rệp được sinh ra để làm hại, hút máu con người. Rệp đã theo mọi ngõ ngách tìm nơi ẩn thân trong xóm làng nghèo khổ, ở trong các trại tù tập trung, ở trong ngục tối.Trong chiến tranh xâm lược của Đế quốc, Rệp đã có truyền thống ở sân sau chiến tuyến, nay người Mỹ đưa chiến tranh điện tử ứng dụng vào tính năng nhạy cảm tìm hơi người của Rệp để giết hại con người rất chính xác. Vậy lính Rệp của Hoa kỳ đã ra tuyến đầu của trận chiến: Tim và diệt du kích VC.
BÀI CA HÒA BÌNH
Sáng sớm hôm sau vào khoảng năm giờ sáng, tiếng khua leng keng của các chùm chìa khóa nặng nề do người tù hình sự cầm và rung lắc, kèm theo giọng quát lớn của giám thị trại: Dậyđi! Dậy đi!! Cánh cửa phòng tuần tự được mở ra, số rác thải của mỗi phòng phải đưa ra trước cửa, cũng là lúc các trại viên HB&TQ được đi ra ngoài tắm rửa, tập thể dục thư giãn. Phòng giam của chúng tôi phải có thời hạn 7 ngày giam giữ mới bắt đầu cho ra ngoài khi hồ sơ đã thẩm tra tạm ổn. Anh Phát và tôi là Ma mới , bị ma cũ có những cái nhìn tò mò, hỏi thăm vui vẻ. Chỉ có mười lăm phút thư giãn rứa mặt và đánh răng súc miệng mà tôi quên mất có ai đó khi tôi đi ngang qua một người phụ nữ trong PTHB&TQ đã chờ sẵn cho tôi bàn chải và kem đánh răng, cục xà phòng với cái khăng lau mặt. Trước đó tôi và anh Phát định dùng chung tạm đồ vệ sinh buối sáng.Trong trại giam cũng có quán bán tạp hóa. Điều đáng nhớ là dãy nhà giam thuộc trại A, nơi giam giữ can phạm chính trị C.Sản VC có hai dãy nhà không ngăn phòng cho nam, và nữ riêng biệt. Hai nhà vệ sinh WC chung cho cả trại giam đâu lưng ở hai đầu ngược lại của mỗi dãy. Vì vậy khi đi ngang qua khu A trại giam này mới có mùi nồng nặc của nước tiểu rất khó chịu.
Tôi và anh Phát vừa đi ngang hông hai dãy trại giam A để tới chỗ vệ sinh WC đâu lưng và giáp vách với trại giam, nơi có phòng vệ sinh lộ thiên dành cho nam giới, thì cũng vừa lúc dãy nhà giam bên phía tay trái cất tiếng hát đồng ca bài ”Giải phóng miên Nam”, vừa dứt lời ca bài hát, thì dãy nhà còn lại, vang lên đồng ca bài ca Hòa Binh.. Khi còn ở ngoài đời thường, nhũng bài ca ấy chỉ nghe lén trên đài phát thanh của CM... Tiếng hát đang vang lên khúc hùng ca yêu nước ở một góc khuất trong TP.SG đang làm lay động lòng người trại viên của các dãy trại giam B&C và các phòng giam đặc biệt.
Hai dãy nhà giam này đông đúc và chật chội. Mỗi ngày, can phạm thư giãn riêng ở một thời khóa biểu khác và có lính gác. Có can phạm là một gia đình gồm bà mẹ và hai con nhỏ, một đứa còn bú vú mẹ, còn một đứa là một thằng bé chừng ba, bốn tuổi thì chạy chơi tung tăng trong phòng giam, len lỏi, lách vào các người bên cạnh. Hình ảnh này được các tay săn tin liên tục, dài dài cho tới khi chiến tranh VN kết thúc. Hình ảnh thật và những bài viết này được dùng làm tư liệu lịch sử và tố cáo tội ác chiến tranh. Mấy mươi năm sau, cứ mỗi lần có lễ kỉ niệm ngày chiến thắng, hay ngày thương binh liệt sỹ cũng được giới truyền thông cho trình chiếu lại các đoạn phim tư liệu này.
Thời gian lưu lại bên ngoài hai dãy trại giam này lần đầu tiên chỉ xảy ra ngắn ngủi, nhưng hình ảnh, âm thanh, không gian vật chứng ở một xó xỉnh này của Đô thành Sài gòn đã lưu trong kí ức tôiSố kiếp lưu đày của các tù nhân chính trị, lại bị ngược đãi, mạng sống bị đe dọa. Đây chỉ là nơi các nghi phạm bị tạm giam để lấy lời khai điều tra ban đầu, còn có những lần thẩm tra nữa. -Hai chúng tôi trở về, cố gắng bước chân phải chậm lại để quan sát những người anh em trong trại giam: Thì hóa ra họ là người bình thường như nông dân VN, gương mặt thật thà, khỏe mạnh.. nước da ngâm đen của nắng chảy trên đổng ruộng và chưa bị phai mờ do bị nhốt ở trong nhà thiếu ảnh nắng, vì thế đoán chừng họ cũng vừa mới bị bắt thôi.Khi đầy đủ hồ sơ cá nhân và cung khai thì cho chuyển đi trại giam khác.
Câu chuyện trại giam Tổng nha cảnh sát SG, sinh động nhất vẫn là tinh thần lạc quan các trại viên của hai trại giam dãy nhà A. Họ có sẵn một chương trình sinh hoạt hàng ngày đều đặn tập thể dục thường xuyên, sau đó hát đồng ca cách mạng, hòa bình và chào cờ. Sáng sớm vừa thức dậy thì hai dãy nhà trại A vang lên rộn ràng tiếng hát đồng ca theo nhịp điệu, sinh hoạt này này cứ liên tục xảy ra, ngày nào cũng như ngày ấy. Cơm tù tập thể của các phòng giam nơi đây cùng một chế độ ăn uống. Những người anh em này không có gia đình thăm nuôi, họ đã chịu sống trong khuôn khổ có tổ chức, có lãnh đạo....của họ. Tôi chưa biết tại trại giam này có đánh chết người khi tra tấn hay không, nhưng việc tra tấn dã man gây đau đớn trong khi điều tra thì không tránh khỏi.
Sau khoảnh khắc khắc vệ sinh, thư giãn, trở lại phòng giam, thì trên hành lang cũng có nhiều người HB&TQ chờ sẵn hỏi thăm, cháo đón.. rồi tiếng nói của giám thị hối thúc về phòng ngay kẻo hết giờ. Vừa kịp đến bước vào phòng giam cũng là lúc người sếp trại giam đóng cửa phòng và khóa lại và tức thì xuất hiện hai chiếc xe đẩy do các người lao công của nhà bếp đem mâm chén... sửa soạn cho bữa ăn sáng và trưa.Cái mâm bằng nhôm đã cũ cũng khá to được quăng mạnh tay xuống đất bên ngoài cánh cửa song sắt nặng nề. Phần ăn sáng là hai ổ bánh mì, cùng với một chai nước tương. Chén đũa..cho bữa ăn trưa cũng được bày ra. Anh Phát cho biết là hôm nay ăn sáng có bánh mì nên mới có chai nước tương, phải cất giấu cho bữa ăn sau, chứ đồ ăn nhà bếp nấu không có muối.
Khi có tiếng chuông điện vang lên hai hồi vào lúc bảy rưỡi sáng hàng ngày, thì mọi người ngoài hành lang phải vào phòng giam của mình, để giám thị điểm danh, và họ phải ở lại phòng khoảng thời gian chừng hơn một giờ thì quản lý trại cho mở cửa ra ngoài thư giãn. Đến tám giờ sáng, nhà bếp đã đẩy cái xe cơm đựng trong cái sọt tre với cái xẻng xúc đất được biên chế vào nhà bếp, người lao công chỉ nhấn cái xẻng sâu vào sọt cơm, bật cán xẻng lên và hất xuống vào mâm một cục cơm to đùng nguyên khối. Trong đời mình, lần đầu nhìn thấy cục cơm gạo đỏ màu sắc đã tái sẫm, có mùi mốc gỗ mục khi tôi thò tay lấy ra nếm thử. Muốn trào nước mắt, nhớ tới mẹ mình nuôi con chưa bao giờ gia đình ở nhà vùng thôn quê trong thời gian đói kém 1945-1950 lại ăn thứ cơm này cả. Thấy tôi chán ngán bữa ăn sắp tới, anh bạn Phát lại có lời khuyên an ủi rằng chỉ vài bữa ăn rồi cũng quen dần và cảm nhận ngon lành. Nhà bếp lại đưa đến thêm hai xe đẩy gồm nước uống và thức ăn. Cái thau canh rau muống nấu với những con Lươn nhỏ như que đũa, nấu chung với nhau và chỉ có băm vằm sơ qua, lươn thì để nguyên đầu, nguyên ruột -rau muống để nguyên bó, dùng dao chặt chém làm đôi, nhưng nấu rất chín nên cũng nghĩ là đã tiệt trùng, có một chén nước mắm pha loãng màu vàng nhưng quá lạt lẽo, món cá biển tạp nham nguyên con nhiều chủng loại nhỏ bằng ngón tay có lẫn lộn cua tép được chiên ráng với mỡ thùng quân tiếp vụ, đây là món ăn ngon vì cá tươi và có vị mặn của nước biển tự nhiên.
Trước khi ngồi ăn cơm với nhau anh Phát đã cẩn thận lấy nước uống dự trữ. Bữa ăn đầu tiên trong trại giam, tôi được anh ta khuyên bảo phải cố gắng ăn uống điều độ không phải bỏ cơm một bữa nào. Thấy anh ta ăn ngon lành, tôi bắt đầu đưa cơm vào miệng và nhai ngấu nghiến để lướt qua cho nhanh cái mùi gỗ mục của gạo cũ ẩm mốc. Lúc này bụng tôi cũng cảm nhận cái đói cồn cào vì trưa ngày hôm qua đến sáng nay chỉ ăn hai cái bánh mì nhỏ, nên cũng ăn được hai chén cơm đầy nhờ món cá chiên, canh rau muống.. Xong bữa ăn, món cá chiên hết sạch. Cơm còn lại rất nhiều. -Trong tù nếu có lẻ loi ở một mình có thể buồn da diết, nên hôm nay có tôi, anh bạn tôi vui cười dạy cho tôi bài học đầu tiên trong tù. Đề tài trước mắt là cái mâm cơm thừa nhiều quá!
Anh chậm rải nói về cơm gạo đỏ mốc hẫm, là do lưu kho lâu năm. Lúa xay ra không chà cám, dùng cho chăn nuôi gia súc. Gạo tốt của tù được đổi gạo này giá rẻ, cơm được nấu nhiều dư thừa là vậy. Cơm dư hàng ngày này thuộc về các Tưởng Tá trong chính quyền, họ có nhiều trang trại nuôi heo ở vùng ven SG. Những người lao công làm việc dọn dẹp cũng là công nhân nuôi heo, họ trốn lính vào đây và cũng có người của phe ta đó! Anh tự hỏi và giải thích là tại sao món cơm hẫm mốc meo này người tù ăn vào rất tốt, mau mập đỏ, dễ tiêu hóa... cơm dồi dào thì chiến sĩ, cán bộ tù an dưỡng mau phục hồi sức khỏe. Anh động viên nhau kiểu này tôi thấy trong cuộc sống phải tùy cơ ứng biến, một bài học đời đơn giản.
Khi còn là một đứa trẻ giúp việc cho chủ vựa cây lá(lá dừa nước, cây tràm) ở vùng Cà mâu. Anh chưa được cắp sách đến trường trong đời, năm 1945 anh lên mười ba tuổi, được theo học các lớp bình dân học vụ và gia nhập đoàn thể và trở thanh một cán bộ giao liên, nên anh biết nhiều người quan trọng mà anh đưa đón từ căn cứ về thành phố và ngược lại. Câu chuyện đến đây, tôi phải tạm dừng vì biết anh Phát còn nhiều câu chuyện dài dài của cái nghiệp giao liên sẽ được kể tiếp nhiều ngày nữa.
Bên ngoài trại giam, lúc này cũng mới hơn mười giờ sáng, các lao công đang đi thu dọn mâm chén, cũng vừa lúc các bác, các anh em HB&TQ ăn cơm xong được ra ngoài và họ đến phòng tôi lần lượt nói chuyện vui thăm hỏi, giám thị trại giam cũng cho tự do đi lại. Ai cũng quan tâm tình hình chiến sự, chính trị trong nước và quốc tế, trên tay ai cũng có tờ báo, thay đổi nhau mà đọc.
Chưa đến giờ làm việc buổi chiều, nhà bếp đã sẵn sàng cho bữa ăn cuối ngày, xe mâm chén lại xuất hiện, quăng xuống lẻng kẽng trên nền nhà. Trong khi đó mọi người vẫn còn nằm ngủ trưa, bên ngoài nhân viên TNCS lui tới liên hệ với các dãy trại giam nhộn nhịp trong mươi mấy phút rồi cũng trả lại sự im lặng của trại giam. Lần này chiếc xe đẩy nước đến trước, ai cũng lo lấy dự trữ nước uống cho bữa ăn. Bữa ăn cuối ngày quá sớm, chưa được ba giờ chiều mà phải vào mâm, cũng với cục cơm to đùng nóng hỗi, thau canh loãng muối, có vài con tép, nguyên râu ria với mấy lác thơm lững lờ chung với vài trái ớt đỏ..Rau muống lần này được luộc đựng vào cái tô nhôm và kèm theo nước chấm lạt lẽo, món mặn cũng có thay đổi là hai miếng thịt heo mỡ da dày cộm kho chung với hai miếng đậu phụ to bằng hai ngón tay.. Đây là lượt kê thực đơn hàng ngày của can phạm, phải cố gắng mà ăn để sống và chống lại bệnh tật.
Sinh hoạt trong trại giam cũng diễn ra lập đi lập lại hàng ngày, sau bữa ăn chiều thì ban quản trại cũng sắp bàn giao ca trực và mọi sinh hoạt trại giam lại buồn tè và may mắn các trại viên HB&TQ còn có chút tự do lui tới thăm nhau, tụm năm tụm ba sinh hoạt vui vẻ, cũng có vài vị mới chỉ vài tuần bị cách xa gia đình lại tỏ ra nóng nảy gây ra bất hòa với nhau.Anh Phát và tôi chênh lệch nhau về tuổi tác, anh Phát lại là cái kho truyện kí chiến tranh chống Pháp ở Nam bộ, những cuộc gặp gỡ với các cấp lãnh đạo kháng chiến chống Pháp trên đường đi công tác.. mỗi ngày một chuyện hình như vô tận của 1001 đêm-đúng chính xác anh là một cán bộ tuyên giáo tuyệt vời..-
Năm ngày bị giam giữ, Mẹ tôi ở nhà lại đi tìm tôi để thăm nuôi, sáng chủ nhật đầu tiên tôi ở trong trại giam, các trại viên HB&TQ được gia đình thăm nuôi, luật sư Long nhận đồ ăn tiếp tế của gia đình, bác ta ra cổng nhận, vì tôi còn trong trường hợp cấm phòng, bác vào phòng tôi báo tin vui Công có Mẹ thăm nuôi. Không lâu sau, người giám thị và bác đi đến phòng tôi trao quà. Anh Phát đã trải qua hai chủ nhật mà người nhà của anh không thăm nuôi, thấy tôi được Mẹ thăm nuôi kịp thời anh rất mừng, tôi cư xử tế nhị nhờ anh Phát sắp xếp thức ăn để dành cho hợp lý hàng ngày vì mẹ tôi tiếp tế cũng dồi dào, có những món ăn tôm thịt kho mặn, muối ớt bột, còn tôi thì chăm chú vào cái giấy viết tên tôi trên mỗi gói quà -không phải chữ viết của Mẹ mà là chữ của người bạn gái, tôi đoán chắc là bạn gái đang cùng Mẹ thăm nuôi đứng ngoài cổng. ( sau này mới biết người bạn gái hôm tôi bị bắt buổi sáng thì buổi chiều lỡ hẹn cuộc đi chơi, linh tính của bạn biết tôi bị bắt nên đi đến ngay nhà gặp Mẹ tôi). Trưa nay hai anh em có một bữa cơm ngon được bổ sung đầy đủ, anh ta là một người đàn ông hiểu biết, tôi giao cho anh sắp xếp các món ăn trước, ăn sau.Có vài món bánh, kẹo, ...tôi nghĩ là của bạn gái tặng cũng được đem ra ăn vui.
Anh bạn của tôi chỉ tiêu tiền hút thuốc rê mà thôi, mọi việc cũng đơn giản cho người tù.Tôi cảm thấy anh ấy đã từng ở tù vài lần trong đời vì qua cách sống thích nghi ở nhà tù, không nghe anh phàn nàn hay ray rứt việc gia đình, anh bình thản và chấp nhận cuộc sống hiện tại, có điều là tình yêu nước và lý tưởng cách mạng là anh luôn nói với tôi rằng mình là người trai trẻ không thể đứng ngoài cuộc chiến tranh phi nghĩa, anh hi vọng thắng lợi cuối cùng sẽ không còn bao xa.. Thật sự tôi không biết anh ta là cán bộ cấp nào mà trình độ chính trị đáng cho tôi phải khâm phục.
Một tuần trong trại giam qua đi mau chóng, tôi và anh được ra ngoài thư giãn, có quần áo ở nhà đem vào nên tắm gội giặt giũ thoải mái. Anh Phát tuần này được người nhà thăm nuôi và một ít đồ dùng cá nhân với gói thuốc Rê và tôi cũng được tiếp tế dồi dào, hai anh em như thế này cũng hạnh phúc lắm, người bạn gái của tôi cũng có mấy dòng chữ nơi tấm giấy gói đồ ăn. Thức ăn của anh ấy đơn giản, nhưng có thứ mắm cá lóc ướp dưa gang và ớt trái là quý nhất, để giành lại được lâu ngày. Anh ấy là người nội trợ, tôi đã giao cho anh ấy cất đặt. Anh và tôi cùng chia sẻ nhau với ý nghĩ yêu thương gia đình đã lo lắng cho mình.
Đã hơn hai tuần, chưa thấy được thả về nhà để kịp ngày thi tốt nghiệp CDĐHọc, tôi cũng mong sao cho có ngày được ra Trường, kiếm được việc làm..Nếu như việc học bị dở dang, có thể tôi sẽ vào khu Kháng chiến MTGP.Hai hướng đi của mình đã vạch ra như vậy, tôi cũng không phải lo lắng quá nhiều.Vẫn lạc quan vui sống trong môi trường tù túng. Chuyện 1001 đêm của anh bạn này quá nhiều về đất nước con người miễn Tây kháng chiến, vui vui như cảnh thanh bình, đánh giặc mà như trò chơi trốn tìm của trẻ con chăn trâu. Về chiếc thuyền tam bản mà anh dùng để vượt qua các con lạch, con kênh... anh kể rất nhiều tình huống dễ bị lạc đường, phải dừng lại ngủ trong đêm tối.. .Có khi câu chuyện phải cắt ngang vì tiếng nổ lớn bên ngoài do đặc công GP đánh tập kích bằng bom mìn vào các khách sạn trong nội Đô SG nơi cư trú của sĩ quan quân đội Hoa kỳ.
Cái cặp da báo hại
Phong trào Hòa bình và DTTQ vào thời điểm 1964-1965 chỉ có tiếng vang phản chiến kịp thời vang dội ngắn ngủi trên thế giới, cái tổ chức lớn và đa dạng nhiều màu sắc chính trị, các phe nhóm đã chịu nhường nhịn đứng với nhau dưới lý tưởng đại đoàn kết dân tộc: Hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, ngăn chặn đổ quân của nước ngoài, đàm phán giải quyết vấn đề xung đột quân sự các bên để đi đến đình chiến. Cái cặp da của Bí thư Chi bộ Khuê đã phá hỏng Cơ Hội thật sự Hòa hợp hòa giải dân tộc sau này.
Sau đây là nhận định lại thời cuộc hồi đó của tôi qua các sự kiện đã xảy ra với chính trường Miền nam VN đầu năm 1965:
- Thông điệp Hòa bình của Quốc trưởng Phan khắc Sửu đọc chúc mừng Tết năm 1965 gửi đồng bào VN có nói rõ mong muốn đất nước được Thanh bình(thay thế cho từ Hòa bình).Chính phủ dân sự Phan Huy Quát&Quốc trưởng Phan Khắc Sửu đang đi ngược lại đường lối gây hấn chiến tranh của Hoa kỳ và bọn Tưởng lãnh VNCH(Dư đảng Cần lao Ngô Đình Diệm-NĐ Nhu).Mỹ muốn phục hồi một chính phủ Diệm (VNCH)mà không có Diệm.
-Việc cứu xét cấp giấy phép cho PTDTTQ hoạt động và chấp nhận cho mở văn phòng làm trụ sở công khai số 22 Ngô Tùng Châu quận 1.Sài gòn.Không nghi ngờ gì nữa, chính phủ dân sự Phan Huy Quát&Phan Khắc Sửu cùng là đảng viên VNQDĐ.Trong quá khứ, VNQDĐ -ĐCSVN đã cùng nhau liên hiệp trong một chính phủ VNDCCH để dành độc lập vào mùa thu năm 1945 khi quân Pháp trở lại Đông dương . Họ đã chia tay nhau do lịch sử đấu tranh sinh tồn để lại.Nay lịch sử chiến tranh xâm lược VN lập lại một lần nữa, .Trước nguy cơ chiến tranh hủy diệt VN do Hoa kỳ muốn giải quyết hết số lượng lớn khí tài, vũ khí tồn kho sau chiến tranh thế giới 2 để lại. Các vị trong VNQDĐ đã tham gia chính phủ VNCH trong tư thế yếu vì bị áp lực của chính sách hiểu chiến của Hoa kỳ và Tướng, Tá quân phiệt VNCH tay chân của đảng Cần lao CG.
Một lần nữa, họ xứng đáng là những người có trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc, là những kẻ sĩ"Không thành công cũng thành nhân"của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học..cách đó 35 năm về trước lại tái diễn. Họ đã dẹp bỏ lòng hận thù người anh em, nhẫn nhịn, làm hòa để cùng nhau dập tắt lửa chiến tranh, mới có sự kiện MTDTGPMNVN có mặt công khai giữa Sài gòn để tổ chức phong trào đòi Hòa bình thành công.
Sau ngày 30.04.75, tôi gặp lại một người bạn khi còn là một sinh viên Trường Đại học Nông Lâm Súc Sài gòn, có chân trong lãnh đao TĐoàn Sài gòn, anh ta lúc đó có đưa cho tôi một vài tờ giấy stencil đã đánh máy sẵn một vài bài đăng trong Tập San Tự quyết để quay in Ronéo. Tôi nhắc lại thời điểm ra đời PT Hòa bình & PT DTTQ và hỏi anh ta sự thật tan rã PT HB & DTTQ như thế nào! Anh cho biết:
"Cách mạng đã thành công gây được tiếng vang phản chiến, về tổ chức TQ&HB tồn tại như thế nào thì anh cho biết ngày đó bên ta chỉ kỳ vọng khiêm tốn hơn theo dự kiến, nhưng khát vọng hòa bình, sợ hãi chiến tranh của nhân dân MN VN quá cao nên PT. HB mới thu hút được nhiều thành phần có khuynh hướng chính trị khác nhau. Có đến hơn 500 nhân sĩ trí thức Sài gòn kiến nghị là hiếm có kể từ sau năm 1945. Phía CM (MTGP) không thể nắm hết và kiểm soát nổi cái tổ chức đa dạng hội đoàn, đoàn thể chính trị tụ họp lại, nhưng nhờ vào tài lãnh đạo của các bác tuy là số ít mà đem lại thành công cho CM (MTGP). " Vì tôi đã biết anh bạn tôi là người nhà của ông giáo K..... ở Khu Bàn Cờ mang cái cặp da báo hại, nên tôi không phải hỏi thêm. Tôi cứ tiếc cho hoạt động đòi Hòa bình ở SG không kéo dài thời gian cho tới năm sau 1966 để yểm trợ phong trào phản chiến của Phật giáo Việt nam ở miền Trung.
Lật đổ được chính phủ dân sự Thủ Tướng Phan Huy Quát và QT Phan Khắc Sửu, các Tướng Thiệu-Kỳ, rãnh tay khỏi phải đối phó với Phản chiến ở Sài gòn, chúng đem quân đội ra Miền Trung đàn áp phong trào Phật giáo yêu nước gọi là biến động Miền Trung tháng 6/ 1966. Từ đây Chiến tranh ác liệt đã bùng phát dữ dội hơn trên hai miền Nam Bắc VN.
Sai một ly đi một dặm, là một bí thư chi bộ, sống trong lòng địch, trong thời điểm nhạy cảm của lịch sử, hoạt động công khai mà thiếu cảnh giác, ông K.. nên dùng trí nhớ trong các cuộc họp, rồi về nhà viết báo cáo.Tôi thấy ông cứ chép viết làu làu, như một người thư ký mọt sách. Nếu có một người Bí thư thông minh hơn thì vận hội đất nước sẽ có nhiều may mắn, sớm có hòa bình . ...Thương tiếc cho chính phủ dân sự của hai Cụ Phan(PKS&PHQ) ấy không tồn tại được thêm để có thời gian, tạo chỗ dựa cho CM Giải phóng Miền Nam hoạt động phản chiến, thì sớm kết thúc chiến tranh VN, tiết kiệm xương máu của đồng bào. (Bác sĩ Phan Huy Quát là nhân vật quan trọng tiên phong, là hạt nhân đầu tiên trong cuộc đảo chính lât đổ chính quyền Công Giáo trị Ngô Đình Diệm mà nhiều người ít biết, và báo chí cũng ít nhắc đến).
Ngày tháng trong trại giam cứ trôi qua, rồi đến ngày 13.03.1965 vào thứ năm hay sáu trong tuần, sáng hôm ấy tình hình trong trại giam Tổng nha rất căng thẳng -sau khi ra ngoài vệ sinh cá nhân xong, tất cả các trại viên HB&TQ được lệnh ở yên tại phòng. Nhà bếp vẫn làm công việc của mình, đến giờ làm việc 7 giờ sáng thì có lệnh trên Văn phòng truyền qua loa phóng thanh rằng tất cả những trại viên HB&TQ phải chuẩn bị đồ cá nhân để chuyển đi nơi khác! -Một số cán bộ TN.C. sát áo quần chỉnh tề đi ngang qua lại các phòng giam nói với nhau là sẽ chuyển chúng tôi ra Quảng trị đến cầu Hiền lương vĩ tuyến 17. Đến đó thì ai thích ở với Cộng sản thì bước qua cầu đi ra Bắc, ai ở lại thì cũng được cứu xét ngay tại chỗ.
Sự việc đi đến kết thúc là chỉ có ba người cốt yếu: Ông Tôn Thất Dương Kỵ, ông Phạm Văn Huyến, và ông Cao Minh Chiếm được mở cửa phòng giam. Họ bước ra , xách theo đồ cá nhân đi qua hành lang, mọi người trong các phòng đều tỏ vẻ đồng tình muốn đi theo với ba người ấy bằng cách rung cửa đòi ra ngoài.Trước đó khoảng thời gian mười mấy phút họ loan báo có mười ba người chuẩn bị rời trại, làm tôi và anh Phát cũng có hy vọng và mừng hụt được ở trong tốp này.
Không khí trong trại giam trở nên ngộp ngạt, kéo dài nhiều ngày, việc mở cửa phòng giam cho ra ngoài bị hạn chế, chỉ vào buổi sáng được ra ngoài tắm rửa vệ sinh cá nhân rồi trở lại phòng giam, bị khóa cửa lại. Tôi và anh bạn lại rỉ rã câu chuyện 1001 đêm, anh bạn vê thuốc rê hút và nhăm nhỉ vài cái bánh, kẹo bên li nước trà loãng nguội lạnh. Có khi tôi nằm ngủ anh bạn vẫn ngồi đó một mình suy nghĩ rồi hai anh em cùng nhau say giấc. Tôi và anh bạn cũng chưa bao giờ nói với nhau chuyện nhớ gia đình hay than thở buồn phiền và cứ vài hôm, bên ngoài thành phố SG lại có tiếng nổ của bom, pháo. Việc ngồi tù vì phản chiến, đòi hòa bình cũng rất cần thiết cho đất nước mình, dù thân phận cá nhân của mỗi người rất nhỏ bé trong cuộc chiến nhưng không để hỗ thẹn với con cháu nếu mình vô trách nhiệm đứng ngoài cuộc chiến mà sau này khi chúng nó tìm hiểu lịch sử cuộc chiến tranh VN khốc liệt 1945-1975.
Xuất Hiện nhân vật của Cơ Quan Đặc Biệt Trung Ương Tinh Báo Trực thuộc Phủ Tổng Thống
Hai anh em rất tâm đầu ý hợp với cách sống và lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, thì xuất hiện một nhân vật trong chóp bu của cuộc đảo chính giữa tháng hai năm 1965 do tưởng VNCH Dương Văn Đức cầm đầu bị thất bại trước Tưởng Nguyễn Cao Kỳ trong chính phủ dân sự Phan Huy Quát. Sau khi đảo chính thất bại, anh này lẫn trốn và là người quan trọng bị bắt sau cùng.Anh ta được giám thị đưa vào phòng giam của chúng tôi vào một buổi tối khoảng 9giờ tối, người đàn ông này đã qua một cuộc điều tra có tra tấn, dáng dấp tiều tụy với quần áo nhàu nát, cái đầu hói, giọng nói xứ Nghệ an... hai anh em chúng tôi cởi áo anh ta chăm sóc da lưng có những vết bầm giập, thoa bóp bằng dầu gió. Nhường chỗ cho anh ấy nằm, cho anh uống nước và vài cái bánh bích quy mặn, có thể anh cũng bị đói đã nhiều ngày vì chạy trốn, rồi thì bên ngoài cũng có một người giám thị đưa vào một cái bánh mì.Anh quá thèm hút thuốc, anh Phát vê cho anh một điếu thuốc rê để phì phà trên môi.Hai chúng tôi chưa hỏi cớ sao lại ra nông nỗi này và cũng chưa biết anh ấy bị bắt về vụ gì và cần phải thận trọng về tư tưởng chính trị. Nửa đêm khuya khoắt anh ấy đã hồi sức, ngồi dậy tự vê thuốc rê hút, khi đó hai chúng tôi cũng thức dậy cùng nhau chia sẻ và tìm hiểu nguyên nhân anh ta bị bắt vào đây.
Anh ta rút trong túi quần ra một tấm thẻ Căn cước (CMND) có tên là Cao đình Tiệu cho hai anh em chúng tôi xem, chúng tôi vẫn chưa hiểu là nhân vật nào đây, có phải là một người làm chính trị quan trọng nào đó. Anh ta cho biết vợ của anh ta có Văn phòng hành nghề Luật sư ở cầu Trương Minh Giảng (nay là đường Lê Văn Sĩ) anh bị bắt vì tội trong nhà có cất giữ băng rôn, khẩu hiệu kêu gọi biểu tình chống chính phủ, ủng hộ phe đảo chính lật đổ chính quyền PhanHuy Quát...thấy hai chúng tôi vẫn chưa biết gì nội tình của cuộc đảo chính, có thể anh ta cũng ấm ức trong lòng vì bị thất sũng sau năm 1963 kể từ khi chính phủ và gia đình TTNgô Đình Diệm bị đảo chính giết hại mà chưa tỏ cùng ai. Anh ta cũng cho biết anh là người nhà của Linh Mục Cao Văn Luận Viện Trưởng Viện ĐH Huế.(đây là tên Cần Lao gộc giữ chức Quân Ủy Trung ương Đảng Cần Lao ).Hai anh em chúng tôi đã có cảnh giác bảo nhau không được tiết lộ nhân thân, thái độ chính trị của các nhà cách mạng trong Phong trào HB&TQ mỗi khi anh ấy hỏi thăm dò.Anh ta chống đối chinh quyền vị lợi ích của phe nhóm thân Mỹ, muốn tiêu diệt Cộng sản, muốn có chiến tranh không chấp nhận Hòa bình, đó là lý do chúng tôi không thể tiết lộ về thái độ chính trị của mình , nhưng về tình người chúng tôi vẫn thân thiện và giúp đỡ nhau.
Hai chúng tôi từ đó không còn câu chuyện dài 1001đêm kể về cách mạng giải phóng dân tộc mà nói chuyện đời thường, tình yêu, quê hương. Anh Tiệu cũng là một người có lắm chuyện chống phá Việt minh Cộng sản khá bi hùng bi tráng.Dần dần rồi anh ấy cũng đem tâm sự đời mình kể cho hai người chúng tôi nghe:
"-Anh ấy và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu là bạn chiến đấu, cuối năm 1946 một nhóm năm người gồm có ông Nhu và anh(Cao đình Tiệu) có vũ trang ba người, xuất phát từ Khu tự trị kháng chiến CG Bùi Chu-Phát diệm đi vào Nam để đến Quãng bình, đi theo đường rừng, khi vừa qua khỏi địa phận Thanh hóa, một tình huống xảy ra khi đến chỗ dừng chân nghỉ trên đỉnh núi cao, ông Nhu ngồi vào một cây gỗ khô đã mục mềm, ông ta cảm thấy thân cây có sự chuyển mình và sau đó phát hiện ra một con rắn to sống căng chật ních, dính trong ruột cây mục này . ÔngNhu là người có thú vui săn bắn, chỉ có đức tin vào Chúa, không tin đây là con Rắn thần bí nên lấy súng giết Rắn để làm thịt. Bắn phát đầu tiên đạn không nổ, phát đạn thứ hai cũng không nổ, phát thứ ba chổng súng lên trời thì đạn nổ, phát thứ tư nhắm vào Rắn cũng không nổ. Khi ấy cả bốn người còn lại khuyên can ông Nhu dừng tay súng. Một người nói rằng đây là ý Chúa đã bảo trước điềm dỡ, không hay..họ cùng nhau làm dấu phép Chúa ba ngôi và đọc kinh cầu nguyện cho chuyến đi an toàn. Nhóm của ông Nhu nghi ngơi và luôn cảnh giác trong đêm, sáng sớm thức dậy khi trời còn tối, canh chừng trời vừa sáng để quan sát, thì ở hướng Đông khoảng cách vài km dùng ống nhòm quan sát thì có một hàng người nằm lố nhố, đầu ngụy trang lá cây đang dàn trận phục kích và phía Nam cũng xuất hiện một đoàn người đang di chuyển. Ông Nhu nói với nhóm là không ghé về Nghệ an được vì tiếng súng nổ chiều tối qua đã bị lộ, sẽ không có người dẫn đường về Quỳnh lưu nghỉ ngơi, nắm bắt tình hình và đưa thư của Đức Cha Lê Hữu Từ (chỉ thị tiếp tục tổ chức khu tự trị kháng chiến chống VM cộng sản). Lệnh của nhóm đưa ra là đi lách về hướng Tây sang Lào, nhóm vừa đi vừa đọc kinh cầu nguyện, tạ ơn Chúa về sự xuất hiện của rắn thần bí hiểm hôm qua . Đức tin Chúa trời đã được đền đáp, sau ba ngày đường, nhóm lại hướng về hướng Nam mà không nghĩ là mình đang ở trên đất Lào, vùng đất này đồi núi thấp hơn nhiều và cây xanh thưa thớt . Nghe tiếng máy bay từ xa bay đến, cả nhóm giương tay vẫy khăng, chiếc máy bay đầm già của quần đội Pháp sà xuống thấp lượn lờ trên đầu một vòng về hướng nam.Máy bay lượn lại lần nữa theo đường cũ và ném xuống một trái khói màu xanh lá theo hướng nam, nhóm đã biết hướng cần đi đến đó. Không bao xa, sau khi lội qua một con suối cạn, rồi leo lên ngọn đồi thấp, thì một đồn lính có treo cờ Pháp và có doanh trại nhỏ xuất hiện từ xa, cả nhóm vui mừng và tiếp tục vừa đi vừa đọc kinh cầu nguyện. Cuối cùng có một đội quân đồn trú chừng 10 người gồm cả lính Pháp và lính bản địa ra đón nhóm và ra hiệu lệnh phải đưa súng cầm ngang tay lên đầu trong khi đi đến giáp mặt.
Nhóm đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đặt ra khi xuống được sân bay Phủ bài Huế một buổi chiều mùa xuân năm 1947, trước đó họ đã giao nộp vũ khí và khai báo thông tin về chuyến đi và được quân đội Pháp cho thay đổi áo quần dân sự sang quần áo lính trận cho nhóm và được đưa đến căn cứ Sé nô ở Lào để về VN.
Qua câu chuyện kể có thể là thật, hai chúng tôi vô cùng thích thú lắng nghe, anh Phát khen ngợi Ông Cố vấn có tài thao lược, còn tôi thì nhắm vào đức tin khen ngợi sự màu nhiệm của con rắn thần xuất hiện. Tôi cũng muốn tìm hiểu thêm về nhóm đi của ông Cố vấn Nhu gồm những ai! Anh Tiệu cho biết ngoài ông Nhu và anh ta là Bác sĩ Trần Kim Tuyến, còn hai người kia làm dân công và thông dịch tiếng của dân bản địa, gồm một người Mèo và một người Mường.
Anh Tiệu là một con sói cô đơn, sau khi ông Cố vấn Nhu không còn nữa, ông Trần Kim Tuyến ra ngoài trước đảo chính 01.11.1963, lần lượt nhiều đồng chí khác đã ra đi . ..như Phan Quang Đông phải ra pháp trường để lên Thiên đường, không biết làm thế nào mà anh Tiệu lại tồn tại đến thời điểm đó để tham gia đảo chính( ngày 19.02.1965 có thể? ?) của tưởng Dương văn Đức-Lâm văn Phát, lần thất bại đảo chính này đã lộ diện tập đoàn tay chân của dư đảng Cần lao CG muốn lật đổ chính phủ dân sự Phan Huy Quát thuộc VN Quốc Dân Đảng.Nhưng cái bóng ma núp sau cuộc đảo chính đã bị báo chí lúc đó cũng bóng gió nói là doTưởng Nguyễn văn Thiệu giật dây.
Anh Tiệu đã mang cái nghiệp chạy theo quyển lực và ý thức hệ cực đoan chống Cộng sản của Thiên Chúa giáo Vatican thông qua đảng Cần lao có học thuyết Nhân vị đổi kháng với hoc thuyết Cộng sản bị cho làvô nhân., lòng căm thù cộng sản đã thấm sâu vào máu thịt nên khó mà đưa ra ý kiến để làm lay chuyển lý tưởng phục phụ quyền lực phe đảng của anh ta. Mấy lần cứ vào đêm khuya sau 00 giờ, an ninh điều tra công an TN C sát lại đưa anh ta lên phòng điều tra thẩm vấn. Hai anh em chúng tôi phải thức theo anh Tiệu cho đến khi anh ấy trở lại phòng. Trong lúc vắng mặt anh Tiệu, chúng tôi mới dám bàn bạc, tìm hiểu anh ấy là nhân vật quan trọng như thế nào mà phải lấy cung khai căng thẳng như vậy. Hai chúng tôi đi đến kết luận anh ấy có giọng nói giống với giọng nói của người trên đài Phát thanh SG có tên Nguyễn Bảo Kiếm tự giới thiệu là Ủy viên nội vụ trong vụ đảo chính của Tưởng Dương văn Đức -Lâm văn Phát. (19.02.1965). Biết rõ anh Tiệu đã là cựu cán bộ lãnh đạo của Cơ quan Đặc ủy Phủ Tổng Thống (Ngô đình Diệm), tuy bị hành xác trong khi khai thác thông tin đảo chính, nhưng anh ta trước sau cũng được thả về, tham gia chính phủ VNCH của Diệm mà không có Diệm. Anh ta cỏn hơn những người bị bắt vì đòi hòa bình vì độc lập dân tộc... như chúng tôi, thì bị ghép tội theo VC hoặc nhẹ hơn là mắc lừa âm mưu VC, và việc bắt giữ, giám cầm chưa biết ngày nào thả ra .
Sau mỗi lần trở lại phòng giam với thân hình tiều tụy, cặp mắt lừ đừ, hai anh em chúng tôi. lại thấy thương cho anh Tiệu , khổ thân anh ấy chỉ vì tham vọng quyền lực phục vụ cho tập đoàn Tôn giáo trị CG, nếu đảo chính thành công thì anh cũng chỉ là người sống phải giấu mặt, trá hình với tên giả của tổ chức bí mật có quyền lực hắc ám "Cơ quan Đặc ủy Phủ T.Thống ". Mặc dù anh Tiệu đang bị giam giữ, nhưng anh ấy vẫn lạc quan với người Mỹ, nuôi hy vọng sẽ đưa anh ấy ra khỏi trại giam bất cứ lúc nào! Thời gian sau, anh ấy bớt lên phòng điều tra, anh ấy đã hồi sức và chúng tôi vẫn chăm sóc, san sẻ cùng mâm, có thể người nhà anh ấy không biết anh ta đang bị giam giữ ở đây..nên anh mới sống mồ côi Vợvới chúng tôi.Chúng tôi ngừng nghỉ câu chuyện về chính trị bàn đến Hòa bình vì anh ấy không thích. Sao anh ta cũng không để ý đến những người cơ cực vì sống trong các Ấp chiến lược, khu Trù mật với vòng vây giam hãm.... chỉ vì một vài du kích, cán bộ VC cắm sâu hoạt động trong thôn ấp được dân che giấu mà quốc sách Áp Chiến lược lại chủ trương di dời làng xóm đến khu ở mới có vòng vây, hàng rào kẽm gai, chốt gác, đồn bót... khác nào là trại tập trung. Quốc sách Ấp chiến lược này đã bị Tưởng Dương Văn Minh cho hủy bỏ sau đảo chính ngày 01.11.1963 với lý do là đi ngược lại quyền lợi dân tộc, làng xóm bị bỏ hoang, Chùa, Đình bị phá hủy, sư sãi bị giết hại do những nơi này đã thành nơi pháo kích tự do . Có một điều tế nhị mà Tưởng Dương Văn Minh không nói đến trong Ấp chiến lược có bóng Ma Công giáo hóa Miền nam VN đã xuất hiện, những Tu sĩ áo đen CG đang ra sức dụ dỗ, ép buộc người sa cơ, thất thế trong các trại tập trung, họ phải cải đạo sang TC giáo và từ đó có vài Nhà thờ Công giáo mới mọc lên.
Bị bỏ trống quyền kiểm soát ở nông thôn, người Mỹ ngay lập tức thành lập chương trình Bình định hóa Nông thôn. Bám vào nông thôn, có những chính sách áp dụng biện pháp quân sự, biện pháp tổ chức chính trị, yểm trợ kinh tế và dân sinh. Chương trình BĐ hóa NT không kém phần quan trọng như Quốc sách Ấp chiến lược, vì chủ trương nới rộng ra những khu bình định cho giáp ranh với nhau như những Vết dầu loan(Chiến lược Vết dầu loang) và sau này nó được chấp cánh bay bởi những chiến dịch Phượng hoàng có hiệu quả tiêu diệt đối thủ vào những năm 1970 cho đến ngày 30.4.1975, nó là nổi ám ảnh của những lãnh đạo MTGPMN.
Anh Cao Đình Tiệu đã quên mất mình chỉ là một hạt cát trên bãi biển, sóng gió sẽ cuốn trôi mất, anh ta lại nuôi hi vọng người Mỹ sẽ xử dụng mớ tri thức chống Cộng sản của anh ta. Anh Tiệu say sưa kể về kế hoạch kế thừa của Cố vấn Nhu trước đây là quốc sách "Ấp Chiến lược ". Nếu đảo chính vừa rồi được thành công, anh sẽ có kế hoạch mới chiến lược "Bung Vòng Nóng" để hiến kế cho Hoa kỳ trong công việc chống CS ở Miền nam, mau kết thúc và thắng lợi.Anh giải thích rằng bình định nông thôn theo chiến lược "Vết dầu loan" thì VC có thời gian chuẩn bị đối phó và vô hiệu hóa các biện pháp bình định.Anh phê phán việc Mỹ ném Bom miền Bắc là muốn sau này Mỹ sẽ bắt tay thương lượng trực tiếp với CS, điều này Ông Cố vấn Nhu đã nhận định và đã cảnh giác. Anh ta giải thích chiến lược " Bung Vành Nóng " chỉ cần trang bị vũ khí sát thương cầm tay có hỏa lực tương đương với quân đội chủ lực có súng chống tăng, hỏa lực cực nhanh cho lực lượng cảnh sát dã chiến và cán bộ Bình định Nông thôn." Vành nóng" bên ngoài phải rất mạnh là các cuộc hành quân các binh chủng, vành nóng cứ mở rộng ra chạm vào các vành nóng chung quanh, lực lượng bảo vệ bên trong tiêu diệt VC còn lại và chỉ lo bình định nông thôn. Với sách lược này, các quân khu sẽ lần lượt được bình định trong vòng sáu tháng.Đây có thể anh ta là nhà chiến lược có máu lạnh, anh ấy không biết có bao nhiêu sinh mạng dân tộc sẽ chết, hoặc điêu linh bên trong cái vành nóng ấy.
Tôi và anh bạn Phát giờ đây mới biết là mình đang có dịp tiếp xúc một nhân vật trong thể lực Đen tối "Phủ Đặc Ủy Trung ương Tình báo", anh Tiệu không cho chúng tôi biết việc tổ chức các điệp viên xâm nhập ra Miền Bắc (sau này trong truyện kí THÉP ĐEN của Điệp viên Đặng Chí Bình xuất bản ở Hoa kỳ và đưa lên mạng, thì anh Tiệu là cán bộ cấp cao điều hành các điệp viên cho xâm nhập ra miền Bắc, các nơi đến chủ yếu là các Nhà thờ. Nhà ở của anh Tiệu gần Nhà Thờ Tân Sa Châu, theo hồi ký Thép Đen , Tân SaChâu là một trong những nơi đặt tổ chức điệp viên cho xâm nhập ra miền bắc do LM Mai Ngọc Khuê cầm đầu).
GHI THÊM: Tên Gián Điêp LM Mai Ngọc Khuê đã bị quả báo là bị giết chết tại cư Xá SQ Không Quân VNCH trong Sân Bay Tân Sơn NHất tại nhà của một Viên Phi Công Thiếu Tá doLM này bị bắt quả tang trần truồn với vợ đẹp của phi Công, ông ta đã dàngdựng giả vờ đi phi vụ công tác, bất ngờ, ông ta lại trở về nhà sớm, trong một buổi sáng hôm đó.Tên LM mục này bị phát hiện trốn trong tủ áo cuả vợ minh.Bắt nằm yên trong tủ.kê súng ngắn vào đâu, Viên Thiếu Tá Phi Công này bắt máy điện thoai goi báo cho TGM Sài gòn là Nguyễn Văn Bình nói lên sự việc gian dâm với vợ mình!Hỏi ý kiến TGM Bình cách xử lý như thế nào mạng sống của LM M ai Ngọc Khuê.Ông Binh trả lời ngắn gọn:xữ ly Sao cũng được, !Liền ngay tiếp theo là tiếng nỗ vang trong điện thoai Đoành-đoành.TGM NV Bình điện ngay TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu báo cáo sự việc> TT NV Thiệu lệnh cho đem xác LM MN Khuê ra ngoài ngã tư Bộ TổngTham Mưu dàng dựng thành một vụ tai nạn giao thông.Nhưng tiếc rằng LM mục chết ngoài đường mà chết trần với cái quần lót( báo chí SG lúc đó năm 1967 đã thắc mắc châm biếm- chuyện của GS Sử học VK tai Hòa Ky Nguyễn Mạnh Quang phát ra trên mạng FB.)
Cán bộ cấp cao điệp viên Cao đình Tiệu thật sự li lợm, đã gần một tháng giam giữ mà người nhà không chăm nuôi, nhưng anh vẫn tĩnh bơ, là con người tình báo quả thật có trái tim thép. Rồi một buổi sáng ngày 30.03.1965, vào khoảng 9 giờ một tiếng nổ lớn kinh hoàng lay chuyển cả trung tâm SG và nhiều tiếng súng nổ theo sau, ở TN. C sát, mọi người nghe mà mừng thầm cho sức chống trả của quân GP MN, .chiều đến mới có tin là Tòa Đại Sứ HK đã bị tấn công. Sự kiện này các bác đã nói với nhau là chúng ta đấu tranh cho Hòa bình là chính nghĩa, ai cũng cần có hòa bình.

Mô hinh xe taxi hiệu Renault cảnh sat VNCH lưu thông trên đường phố Sai gòn trà trộn để bắt đối tương VC.
(Tôi bị bắt giải về TNCS sài gòn và lúc thả về cùng với mẫu xe này vành mâm bánh xe được kẻ chỉ màu vàng)
BẤT NGỜ ĐƯỢC RA KHỎI TRẠI GIAM
Tôi lo lắng ngày trở về nhà cho kịp ngày thi mãn khóa ra trường, cũng không hi vọng về kịp, và có ý tưởng buông xuôi con đường học vấn, phải đi vào chiến khu mà thôi.Do ám ảnh các tin tức trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí về các vụ xử bắn ở pháp trường cát(chồng bao cát xếp chồng trên một góc phố Trung Tâm SG)) dành cho các chiến sĩ Đặc công bị bắt. Rồi một buổi chiều đầu giờ làm việc, đang say sưa giấc ngủ mơ, thấy mình bị trói chặt vào cột cờ đem ra xử bắn. Một tiếng nổ "Đoành" đinh tai nhức óc, mở mắt ra, tôi thấy mình còn sống, tôi tự hỏi cái điềm dở gì đây! !Đây là điềm vui, không bao lâu sau, tiếng nói thông báo của giám thị trại giam ở đằng xa hành lang:Trại viên Phan Tấn Công được xuất trại về để thi ra trường. Tôi nghe chưa rõ lắm, nhưng anh Tiệu và anh Phát đang cùng nhau hút thuốc lào vui mừng reo lên! Dậy sửa soạn về nhà, bên ngoài bác LS Long đã đến trước cửa phòng giam gọi tôi được thả về thi tốt nghiệp, bác dặn phải đến nhà thăm bác gái.
Tôi mặc lại quần áo ngày vào trại để về nhà, để lại cho hai anh ấy tất cả đồ dùng cá nhân, thức ăn và chia lại một số tiền kha khá trong túi mình để lại gần hết cho hai anh ấy.Anh Tiệu đã viết vội vàng trên ba miếng giấy thuốc lào màu đỏ tím xếp nhỏ nhét vào túi quần tôi, nhờ đem về nhà.
Tôi bước ra khỏi phòng giam theo người hướng dẫn, đi giữa hai hàng người HB&TQ đang đứng chào tôi mừng được trở về nhà, cảm thấy mình cũng may mắn hơn người ở lại, tôi bùi ngùi cúi đầu chào mọi người, chúc các bác, anh chị mạnh khỏe ở lại và mau được trả tự do. Xuống bậc thềm một cấp đi ra sân đất dài khoảng 10mét đến cuối dãy nhà thẳng hàng với nhau của trại giam, bước vào hàng hiên che nắng chiều, một bảng hiệu màu xanh , chữ trắng"Trưởng phòng Thẩm Vấn "gắn vào bên trên bộ cửa phòng đang mở rộng. Được người tùy phải mời ngồi xuống ghế chờ. Không lâu sau, một người đàn ông xuất hiện, đi từ cửa sau lưng bàn làm việc của ông ấy, trên tay cầm một tờ giấy lệnh tạm tha trở về địa phương, ông vừa nói vừa viết vào số rằng tôi được thả là do lệnh của Quốc Trưởng ( Phan Khắc Sửu). Tôi nghĩ thoáng qua có thể là Hội sinh viên Trường CDĐH SG can thiệp lên Quốc trưởnghay không!Sau này mới biết là không phải- Tôi phải ký tên vào cuốn sổ và nhận một tấm giấy tha bổng kèm theo tờ giấy bạc 100 đồng VN CH để làm lộ phí, trước đó tôi cũng được tờ giấy bạc 100 đồng VNCH do cụ LS Trịnh Đình Thảo cho trong dịp gặp Cụ khi cùng nhau ra ngoài thư giãn.
Sau cái bắt tay chúc tôi về thi tốt nghiệp của Thiếu Tá Quận Trưởng Quận Cảnh Sát Trưởng Phòng Thẩm vấn TNCS(người đã kỳ tên lệnh tha ), tôi bước ra hiên cửa, đi thẳng ra cổng chính, người hướng dẫn đưa tôi ra cổng, người gác cổng mở hé cửa rồi khép lại cánh cổng.Tôi đang định vị chỗ mình đang đứng là bên lề đường Cộng hòa cũ( nay là đường Nguyễn văn Cừ), vào tầm hơn hai giờ chiều mà con đường còn vắng xe.Cơn gió nhẹ nhàng thổi qua, cảm giác tự do sau hơn một tháng ở trong trại giam làm tôi cảm thấy phấn chấn, muốn mau về nhà gặp mẹ. Một chiếc xe taxi nhỏ màu xanh hình con rùa, sau cái vẫy tay ra đón, tài xế cặp xe vào, tôi lên xe về nhà và không quên cảnh giác với tên tài xế này, vì tôi đã biết những chiếc xe taxi có vành mâm bánh xe kẻ chỉ màu sơn vàng là của bọn cảnh sát trá hình, vành sơn là ám hiệu của bọn chúng nhận dạng đồng bọn với nhau trên đường phố.
Vui mừng gặp Mẹ lại, mẹ tôi nói ngay là buổi sáng tôi bị bắt, thì buổi trưa hôm đó, ông Nguyễn Thành Vinh nhà bên cạnh đã sang gặp Mẹ tôi trấn an: ông sẽ nhờ cụ Phan Khắc Sửu Quốc trưởng can thiệp thả về. Hàng xóm thấy vậy cũng đến nhà mẹ tôi nghe ngóng, Sẵn dịp ông Vinh nói cho bà con biết "anh Công là một sinh viên, một người thanh niên có trách nhiệm với đất nước, thanh niên trong xã hội này dễ sa ngã ăn chơi, anh Công đã dính vào vụ Hòa bình, mấy ngày qua báo chí đã đăng nhiều, đây là một người tốt. Tôi sẽ xin với cụ Phan can thiệp thả ra ".Ông Nguyễn Thành Vinh khi đó là giáo viên cấp ba Trường Nữ sinh Gialong, SG., , là thư ký riêng và là đồng chí của Cụ Phan Khắc Sửu trong VNQD đảng, sau là Thượng Nghị sĩ QH."
Mẹ tôi vui mừng trong ngày đầu tôi bị bắt đã gặp quý nhân giúp đỡ, và khi đi thăm nuôi mẹ tôi lại hài lòng với con trai mình đã nhìn thấy những người thăm nuôi là những trí thức LS, BS, KS và có những người bạn của Cha tôi từng làm việc ở Tòa Khâm Huế thời Pháp thuộc mà con trai mình đang ở trong hàng ngũ đấu tranh chính nghĩa.Mọi việc còn lại trong buổi chiều hôm đó, mẹ con chúng tôi cũng xếp lại để tôi còn phải đến Trường CĐ.ĐH xem ngày thi ra trường tốt nghiệp, đi đến nhà bạn gái cám ơn tình cảm trong những ngày xa cách và cuối cùng phải về sớm để sang nhà ông N.Thành Vinh để tri ơn quý nhân giúp đỡ. Tại nhà ông Vinh, tôi cũng được nghe những lời khen ý chí yêu nước và trách nhiệm của của người thanh niên trước cuộc chiến tranh đang xãy ra ác liệt. Ông Vinh cũng cho biết thời còn tuổi 15 ông ta đã tham gia cướp chính quyền năm 1945 ở Quãng trị.
Hai ngày ở nhà xem lại bài vở để ôn thi, tôi cảm thấy mình còn nhớ các bài học và thực tế là mình đã thuộc bài cần thi tốt nghiệp, không lo lắng, rồi ngày thứ hai đầu tuần tôi đến Văn phòng Trường CDĐH để trình diện và xem lịch thi tốt nghiệp, còn thêm bốn ngày mới vào lịch thi, gặp các thầy giáo trưởng các bộ môn thi, tôi cũng được nhận những nụ cười thân thiện như ngầm tán thành với việc tham gia hoạt động chính trị của tôi, để rồi tôi có một kết quả thi tốt nghiệp quá tuyệt vời và đặc sắc: Thủ khoa mà không được công nhận.(đã viết chi tiết trong mục "phía trước không dễ dàng “)
Đã hơn mười ngày tôi đắn đo có nên đem giùm ba miếng giấy gói thuốc lào của anh Tiệu cho vợ anh ta.Bởi vì nội dung nhắn với vợ rất tai hại cho đất nước ở thời điểm đó:
-Đến gặp Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, mọi việc trongTNCS đều tốt(đảo chính không bị lộ)
-Đến Tòa Đại sứ Mỹ xin can thiệp thả ra sớm vì bị tra tấn..
-Liên lạc bên Mỹ can thiệp thả ra sớm.
Tôi quyết không đưa tin nguy hiểm từ mọi phía này cho vợ anh ta.Nhưng rồi các báo chí đối lập viết nhiều bài công kich Tướng Thiệu đứng đằng sau vụ đảo chinh để lật đổ chính phủ Phan Huy Quát và hất cẳng Tướng Nguyễn Cao Kỳ.Vì tôi còn mang ơn với anh Vinh và Quốc trưởng mà Đảng Cần Lao CG đang được Mỹ chủ trương lập một chính phủ Diệm mà không có Diệm.
Tôi còn nhớ lời anh TÔ VĂN CANG phát biểu trong buổi họp của PT DT.TQ chuẩn bị ra mắt Tập San PTDTT Q, anh đưa ra ý kiến : Nội dung các bài trong Tập san phải xoay quanh các chủ đề Hòa bình quốc tế và VN, ngừng đổ quân, rút quân, độc lập dân tộc . ..và khai thác sự chia rẽ sâu sắc phe phái trong chính quyền SG:đảng Cần lao CG- VNQDD.(cụ Phan Khắc Sửu &ông Vinh từng ở tù chung thân với nhau ở Côn đảo dưới thời TT Ngô Đình Diệm).
Mang ơn với Anh NT.Vinh và ủng hộ chính phủ chủ hỏa Phan Huy Quát &Phan Khắc Sửu, tôi nhất định phải đi sang nhà anh NT.Vinh bày tỏ ý kiến của mình khi tiết lộ với anh này về ý nghĩa của ba miến giấy nhắn tin của anh Tiệu có liên quan đến sự sống còn của chính phủ của hai cụ Phan. Anh Vinh thốt ra như muốn bật người lên khi tôi thưa rằng xin lỗi anh 10 ngày qua*em chưa báo cho anh biết có thông tin quan trọng mà em cố giấu nhẹm đi không đưa tin về nhà giùm cho anh bạn CĐ Tiệu bị giam chung phòng ở TNCS, anh ta có giọng nói giống giọng nói của nhân vật tự xưng là người Ủy viên Nội vụ Nguyễn Bảo Kiếm trên đài phát thanh Sài gòn trong vụ đảo chính của Tưởng Đức và Tưởng Phát. Nội dung tin nhắn có hại cho chính phủ hiện nay , tôi lại quên không đem theo ba miến giấy quý giá nhắn tin ấy.Sau đó anh Vinh chỉ nhận có một tờ giấy đầy đủ và một tờ có chữ Tòa Đại sứ Mỹ mà mất đi nội dung, tờ kia đầy đủ rõ ràng là báo tin với TrungTướng Thiệu là mọi việc tốt ờ trong TNCS.(đã nêu trên! )
Chỉ trong buổi chiều hôm đó, anh Vinh đã cho người mời tôi sang nhà anh, có ba người khách đang ngồi nói chuyện, chờ ờ phòng khách, một người tự giới thiệu"Tôi là Liễu ờ TNCS(Chuẩn Tưởng Phạm Ngọc(văn) Liễu) "mời tôi ngồi xuống ghế và nói xã giao là Em về nhà lo thi tốt nghiệp chúc em kết quả tốt. Hôm nay chúng ta gặp nhau ở đây là nhờ Em tìm giúp đưa cho chúng tôi hai tờ giấy thuốc lào của ông Tiệu còn lại. Tôi có dịp trình bày sự thành thật của mình: Tôi nhận thấy các tin nhắn của anh Tiệu rất nguy hiểm, gây bất ổn cho chính quyền của cụ Phan nên tôi không đưa tin về nhà anh ấy. Tôi không quan tâm mấy tờ giấy đó nên lơ là và bị thất lạc. Nhưng tôi nhớ không sai một chữ trong đó. Và sau đó theo yêu cầu, tôi đã đọc lại chậm cho mọi người cũng nghe. Các người đó hỏi thêm là ông Tiệu nói giọng Nghệ an? tôi gật đầu! Dạ đúng rồi. (Chuyện ba miếng giấy nhắn tin này tôi đã báo cho LS Nguyễn Long vào năm 1969 sau khi LS đã tại ngoại về làm việc trở lại tại VP LS số 41 đương Gia Long SG, Bác rất hài lòng việc làm này của tôi)
Tôi thấy việc trao đổi thông tin đến đây cũng tạm đủ nên rút lui đề chào ra về, nhường cho họ thảo luận với nhau. Tôi ra về với tâm trạng thoải mái , lương tâm không ray rứt vì đã đạt mục đích hoạt động riêng rẽ mà rất có lợi cho CMGP:
- Chính quyền Mỹ rất bất bình chính quyền SG không ổn định, đảo chính nhau liên tiếp tranh dành nhau quyền lợi cá nhân và phe cánh, liên tục thay đổi chính phủ.
°Phe Giáo hội CG Bắc di cư 1954 và CG nói chung là Dư đảng Cần Lao chống Cộng cực đoan, có truyền thống chống Cộng lâu đời.
° Phe Phật giáo bao gồm rộng rãi nhiều nhân tố của xã hội nhưng tổ chức tự do và rời rạc: VNQDĐ, các giáo phái, các nhân sĩ, ....tất cả nhóm này ít nhiều cũng đã bị phe CG cực đoan tìm cách triệt hạ dưới thời TT Ngô Đình Diệm. Đây là mầm mống chia rẽ trong chính quyền VNCH không thể hàn gắn, đoàn kết được.
Tưởng Nguyễn Cao Kỳ theo đạo Phật, theo Tưởng Dương Văn Minh trong cuộc đảo chính lât đổ Tt NĐ Diệm CG cần lao.Nay CG Cần lao nổi dậy làm đảo chính, Tưởng Nguyễn Cao Kỳ vào phút chót đã đem máy bay lượn lờ, đòi ném bom diệt đội hình xe tăng đang tiến hành bao vây BTTM.QLVNCH và TT SG, bắt buộc Tưởng Lâm Văn Phát lui binh và đầu hàng. Việc tôi đền đáp ơn nghĩa với anhVinh bằng thông tin khẳng định ông T.Tướng N.V Thiệu là nhân vật giấu mặt muốn lên ngôi TT nếu đảo chính đó thành công. Đây là sự cố nghiêm trọng đã khoét sâu vào sự chia rẽ trầm trọng vốn có giữa Thiệu &Kỳ, có lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc. Thể tranh giành quyền lực bị dằn co giúp cho chính phủ dân sự Phan Huy Quát kéo dài thêm hơn một năm sau, Tưởng Thiệu mới soán ngôi Tổng thống dưới cái tên Chủ Tịch UB.Lãnh đạo QG., Tưởng Kỳ làm Thủ Tướng dưới cái tên Chủ Tịch UB.Hành pháp QG.Mỹ dùng cả hai Tưởng này.Dần dà Thiệu đã nắm toàn quyền điều hành chế độ độc tài CG trị VNCH qua một cuộc bầu cử gian lận 1967.

Gia đình Ông Nguyễn Quý Hương ký giả, Bà Lê thị Ngọc Sương bị tù vì Hòa Bình & Tự Quyết. Hết tù Hòa Bình bà LT Ngọc Sương lại bị bắt giam tù, dính tới vụ Mậu Thân 1968.
Ba người con: Thu An, Biệt Động SG GIA ĐỊNH,
Nguyễn Quốc Dũng bộ đôi MTGPMN,
Thu Mỹ biệt động SGGĐ
-Đoàn thể, phong trào chính trị chống độc quyền, độc tài cũng xẹp lại và PT HB&TQ cũng không có ai xuất hiện hoạt động. Anh chàng SV Nông lâm cũng không thấy xuất hiện. Mùa thu năm 1965, vào tháng tám năm này bản án vụ HB&TQ ra Tòa Án Quân Sự Mặt Trận xử và tuyên án chỉ có ba ông: LS Nguyễn Long (CT. PTDTTQ), ký giả Lạc nhân Nguyễn Quý Hương Thư ký biên tập Tập San PT.DTTQ &Hòa bình. Hai vị này bị 5 năm tù giam vì tội chống chính phủ và "Thiên Cộng", làm lợi cho C.Sản. Riêng Ông Giáo Bí thư K.. của VC mang cái cặp da báo hại bị án tù chung thân.Vài chục người bị bắt vào Tông Nha Cảnh sát đã tại ngoại hầu tra, nay Tòa án Mặt Trận Quân Sự cũng cho ra hầu Tòa.

Phiên tòa Tòa Án Quân Sự QLVNCH xét xử vụ đòi Hòa bình chấm dứt chiến tranh VN.
- Hàng ghế đầu gồm 4 người, từ phải sang trái: Luật sư Nguyễn Long (áo veson trắng) CT.PTDTTQ, KS Hồ Gia Lý giáo sư Trường CDĐHOC PCT PTDTTQ, Doanh nhân SG, ZDUNG sinh viên Trường QG TM SG

- Hàng ghế thứ hai gồm sáu người: từ phải sang trái: LS Trịnh Đình Thảo, BS Phạm Bá Viêm, LS Vũ Văn Huyền, Nhà giáo Trần Hữu Khuê, Anh Võ Văn Phát (nghiệp đoàn xe Lam) cuối cùng là TS Trương Như Tảng
Phiên Tòa Vui nhộn, Chánh Án Cuời ngã nghiêng.
Đây là nhóm người giễu cợt, biến phiên Tòa án Binh sắt máu trở thành Tòa Án Binh hòa bình vui vẻ. Có hai nhân vật có dấu ấn đối chất trước Tòa:
-Kỹ sư Hồ Gia Lý (Phó chủ tịch PTDTTQ) kể công với VNCH, ông đang là Giám đốc Khu Bắc Công chánh SG đã đóng góp xây dựng nhiều công trình trong Thành phố SG hiện tại đang còn đó, đã giúp Hòn ngọc viễn đông khang trang lộng lẫy v..v Ông ta không thích chiến tranh phá hoại các công trình của ông sáng tạo. ...Ông xin quý Tòa cứu xét giảm nhẹ hình phạt, vì ông yêu hòa bình. Cả Tòa cười rộ, òa lên!!
-Ông nhà giáo Toán Lý Hóa (Trương quang Mục) chuyên dạy luyện thi Tú Tài, thi vào. Trường Đại học, rất nổi tiếng về số lượng học sinh thi trúng tuyển, dạy kèm cho các con Tưởng tá, con các quan chức chính phủ.. Ông ta có nhiều bạn bè là Tưởng Tá. Trong mấy tuần bị câu lưu ở TN.C Sát, Ông thầy dạy Toán Lý Hóa này lại viết một lá thư gửi choThiếu tướng Nguyễn ChánhThi Tư lệnh Quân Đoàn I nhờ Tổng N ha Cảnh Sát SG gửi.Lá thư này được đọc trước Tòa để kết tội ông giáo này là xúc phạm và mạ lỵ Tưởng lãnh và là nhà lãnh đạo quốc gia Thiếu Tưởng Nguyễn Chánh Thi. Trong thư, ông giáo xưng hô với Tướng Thi là mày tau, có nhiều mục lý thú, nhưng có một đoạn văn trong thư rất có ý nghĩa và hài hước:
"Mày còn nhớ không hồi còn nhỏ mày và tau là bạn nối khố, có lần mày nhờ tau và rủ rê tau cùng nhau vào chiến khu kháng chiến chống Pháp, tau vì gia đình còn phải nuôi cha mẹ, sau đó mày bỏ học và đi lính Pháp, tau thì tiếp tục đi học đậu Tú tài rồi lên Đại học ra làm Ông giáo nghèo, dạy kèm cho con các đứa bạn cũng làm Tưởng như mày...... Nay tao ký vào kiến nghị đòi Hòa bình thì có tội gì!. Cả tuần nay tau bị giam giữ ở TNCS.SG, mày biết tau rất thèm nhậu và uống cà f ê..mày nói với tụi nó thả tau ra v..vv.
Khi một quan chức đọc đến đoạn văn này cả Tòa án từ trên xuống dưới cười nghiêng ngã.. không còn giữ được vẻ nghiêm trang của phiên tòa. Ai đã đạo diễn màn kịch phản chiến này, một dấu hỏi được đặt ra?? Phiên tòa đã kết thúc trong sự vui vẻ của nhóm thiên Cộng và được tha bổng: Ls Trịnh ĐinhThảo, Kinh lý Đào văn Nhơn, . ...nhiều nhân sĩ, tất cả hơn 30 người.
Sự xuất hiện của một người đàn ông trí thức có mặt trong những ngày đầu thành lập và ngày cuối kết thúc Phong trào HB &TQ là Kỹ sư Tô Văn Cang. Trong buổi họp báo công bố Nghị quyết đòi Hòa bình, anh ta đứng bên ngoài nghe ngóng buổi tiệc và họp báo ờ nhà hàng Thanh Thế, ở đường Tạ Thu Thâu cũ bên hông chợ Bến thành, anh ta cũng bị gọi vào TN. CS và bị giam giữ vài ba giờ rồi cho ra về.
Những người trong Phong trào HB&TQ nghi ngờ anh Cang làm việc cho Mỹ (Sự thật anh là người Điệp viên CM cài cắm nhiều người trong TNCS mà thủ trưởng của anh là Sáu Trí làm việc ở TNCS bị lộ và chém vè ra chiến khu, sẽ đề cập sau) Sáng hôm đó anh tham dự buổi xử án ngày cuối cùng, anh đến chào từ biệt 3 người bị tù đang có chút tự do trong khi chờ lên xe tù về ngục Khám Chí Hòa. Anh bắt tay LS Long, nhà báo Nguyễn Quý Hương rồi anh tự cởi cái áo khoác của mình choàng tặng vào người cho ông Hương mặc.Đến lượt chào nhà giáo bí thư chi bộ có cái cặp da báo hại, thì ngài bí thư lại vùng vằng tỏ vẻ khó chịu.. Ba vị đi tù hòa bình đâu có biết anh Cang đã tiễn đưa người con trai đầu của mình tham gia kháng chiến chống Mỹ (Tô Văn Nghệ...) ra chiến khu MTGPMN cuối năm 1964 trong đơn vị chiến đấu. Nhưng chắc chắn anh Cang đã biết ông Luật sư Long và ông Lạc Nhân Quý Hương, lúc đó mỗi ông đều có một người con đang ở ngoài chiến khu MTGPMN bởi vì anh là một điệp viên có số má, biết rất nhiều chuyện của người ta, anh đã cho nhiều người cài cắm vào các cơ quan nhà nước VNCH đặc biệt là TNCS.
Anh Tô Văn Cang đã bị phao tin là làm việc với CIA, còn tôi là con tép riu cộng tác với TNCS SG đã tố giác TTưởng Thiệu âm mưu lật đổ nội các Phan Huy Quát. Hai chúng tôi gặp nhau trong công việc mà không ai báo cho ai, những người cộng tác với anh ờ TN CS ngay trong ngày đầu khi tiếp xúc với điều tra viên, tôi đã nhận thấy có dấu hiệu bao che cho các thành viên tích cực trong PT DT TQ, nếu biết tôi là Ủy viên HS SV và phụ trách in quay, phân phối Tập san Tự Quyết thì có thể tôi phải ra Tòa Án Binh với mọi người.
Anh Cang và tôi có chung lý tưởng CM và nuôi chí lớn nhưng chênh lệch nhau về tuổi đời và học vấn. Anh cùng tuổi Giáp Tý với TT. NV Thiệu, anh Tốt nghiệp K Sư Cầu Đường và Quản Trị kinh doanh ĐH Oxford. Năm 1957 từ Pháp trở về Việt nam, bí mật là một trong mười thành viên đầu tiên thành lập Mặt Trận Giải phóng DT.MNVN.
Chị Thủy vợ anh Cang tốt nghiệp KS hóa cũng ở Pháp, vợ chồng anh chị về VN làm việc trong trong ngành công nghiệp Dệt May Miền nam.Ở Sài gòn anh Cang làm Tổng Biên Tập (TBT) cho xuất bản hàng tháng Nguyệt Sang Công Kỹ Nghệ gia Miền nam.Đây là vỏ bọc làm nơi quy tụ các doanh nhân, thương gia.. là những nhân vật có ảnh hưởng trong chính phủ để thu thập các nguồn tin, các văn bản, thực hiện các yêu cầu chuyển tài liệu sinh hoạt từ nội bộ chính phủ VNCH ra chiến khu. Điều này Điệp viên TB Sáu Trí đã nhiều lần nhắc đến chuyển các tài liệu quý giá ra chiến khu mà không hề bị lộ trong các bài viết truyện kí tình báo.Nếu nghi ngờ sẽ bị lộ thì ngay lập tức huy động gần 500 chiến bảo vệ Cụm diệt sạch các tổ đặc vụ Tổng Nha Cảnh Sát(TNCS SG )đang theo dỏi để bịt đầu mối.Sau Năm Mậu Thân đã có trận diệt gọn nhóm CS đặc vụ theo dỏi anh Cang ở Nha nhân Viên Tổng CTY ĐLVN số 12 dường HồngThậpTự Q1 SG để bảo vệ anh Cang.
Tôi viết về anh Cang do tôi có thời gian dài quan hệ với nhau sau khi phong trào HB.TQ thực tế không còn nữa, cuối năm 1965 tôi từ Đà nẵng trở lại Sài gòn làm việc với Điện Lực VN SG, nhà ở ngã tư Calmette-Trần Hưng Đạo SG hàng ngày thường đi bộ ngang đường Lê Lợi -Nguyễn Huệ. Tôi biết anh đang làm việc cho Công ty Vải Sợi Sovita, văn phòng đặt sâu trong khu Rạp Hát CASINO đường Lê Lợi bên ngoài là nhà hàng , cà phê giải khát sang trọng gần phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ ở ngã tư Nguyễn Huệ. Anh em chúng tôi dễ dàng gặp nhau trong tuần một hai lần sau giờ làm việc buổi chiều, thường thì chúng tôi đứng với nhau nép vào hiên nhà Thư viện để trao đổi với nhau thời cuộc cả giờ mới ra về khi chiều sẫm tối.Tình hình đất nước cả hai miền Bắc Nam lúc này lâm vào cảnh bom đạn của chiến tranh tàn phá.Hoa Kỳ đưa quân vào VN thoải mái không ai chống đối, Tưởng Tá Sài gòn lên lon lên chức, cả một bè lũ tay sai ngoại bang nhố nhăng trên chính trường, vì vậy lẽ tất thắng đã thuộc về CM giải phóng MN VN vì ta có chính nghĩa. Anh Cang có nhận định lúc này quân giải phóng đã cầm chân quân Mỹ trên các chiến trường MN và bắt đầu phản công mạnh mẽ và làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh, quân đội từ miền Bắc vào kịp thời lấp được chỗ trống chiến trường, lúc này đấu tranh phản chiến phải nhờ ở bên ngoài chủ yếu là ờ Mỹ. Tạm thời chờ cơ hội và tạo cơ hội để hoạt động.. cứ tin vào. thắng lợi của CM.Tôi có dịp chứng kiến vài lần khi anh Cang đứng chờ, đón ai đó từ ngoại thành vào thành phố phố để nhận tin tức, chỉ thị từ ngoài Khu gửi về, tôi lái xe đi ngang thấy anh đứng gần bót Cảnh sát Hàng me(Hàng keo? gì đó) nơi ngã ba đường Trần Quốc Toản nổi dài nay là đường 3 Tháng hai - đường Phủ Thọ để vào đường Cầu Tre, vì lúc đó tôi làm việc ở nhà máy Điện nhỏ Phủ thọ hòa, tôi lơ đi để cho anh ấy làm nhiệm vụ.
Tôi vẫn thường xuyên gặp anh mỗi tuần như thường lệ, cho đến khi biến động Miền Trung tháng 6/1966 của Phật giáo đòi ly khai mà mục đích vẫn là phản chiến, đòi Mỹ rút quân, tôi phải trốn khỏi Sài gòn vì tránh sự trả thù của phe Công giáo Cần lao Nguyễn Văn Thiệu đã lật đổ chính phủ Phan Huy Quát &Phan Khắc Sửu, anh Cao Đinh Tiệu nếu được thả ra tham gia trở lại Phủ Đặc Ủy Trung ương Tình báo, có thể tôi cũng bị sự trả thù.
Tôi xin chuyển công tác tại Banmêthuột một thời gian ngắn và số mệnh phải lấy vợ ở địa
phương này để phòng ngày bị vào quân ngũ và sau vài tháng, cảm thấy ổn về chính trị tôi đã về Sài gòn vừa làm việc vừa tìm cơ hội mới ra vùng chiến khu vùng giải phóng. Rồi một ngày gặp lại anh Cang với ý kiến phục vụ cho CM lúc này cũng cần có người tin dùng ở thành phố. Tôi lấy vợ để chuẩn bị đi lính hay ra vùng chiến khu. Sau biến cố Mậu Thân 1968, tôi nhập ngũ khóa Sĩ quan TB QLVNCH. Đầu năm 1969 anh Cang lại về làm Giám đốc Nha Nhân viên T.Công ty ĐLVN. Anh em lại gần gũi trở thành đồng nghiệp với nhau trong cùng một cơ quan. Quyền lực về tổ chức nhân sự EVN ở trong tay anh Cang nên đủ các thành phần cầu danh cầu lợi luôn xuất hiện trong phòng khách của anh. Việc làm ngạc nhiên của anh Cang đối với tổ nhân viên phụ trách chế độ và chính sách của công nhân viên ĐLVN (EVN) miền nam khi bị động viên nhập ngũ vào quân đội là được hưởng lương Sai biệt (tức là hưởng thêm lương ĐLVN trừ đi lương lãnh trong quân đội) khi tại ngũ. Nhân viên EVN tại ngũ còn được EVN can thiệp với Bộ Quốc phòng VNCH được biệt phái trở về phục vụ EVN vì nhu cầu chuyên môn kỹ thuật. Cả hai đặc ân này, tôi đã bị bàn tay lông lá trong bóng tối ở EVN bỏ lờ đi. Chỉ sau hơn một tuần gặp lại anh Cang lần đầu ở Nha Nhân viên, tôi đã nhận được Quyết định Trả lương Sai biệt EVN cùng với khoảng 15 người trong danh sách được hưởng.
Gặp lại anh Cang khi tôi ra Trường Sĩ quan mang quân hàm Chuẩn úy được 3 tháng, đang làm Trung đội trưởng Trung đội Thám kich Sư đoàn 23 BB QLVNCH, nhờ một chiến công vô tình trong cuộc chạm súng bất ngờ trong đêm ở chốt gác trên ngọn đồi, đã có cơ sở cho tôi bỏ tiền ra hối lộ xin về làm việc trong ngành quân số (Quân trị nhân sự) Bộ Tham mưu Sư đoàn-Đại đội Tổng Hành dinh SĐ 23BB đồn trú tại BMT.Về làm ở văn phòng, tôi có công việc tương tự như nghiệp vụ anh Cang đang làm ở EVN.! Tôi rất biết ơn anh Cang đã giúp tôi có một số tiền rất lớn hồi đó để mua lại một nền nhà mặt tiền số 93 đường Trần Bình Trọng BMT 6, 50×25 mét để sở hữu làm nhà riêng cho gia đình từ số tiền truy lãnh lương sai biệt.
Có một việc anh Cang chưa làm được cho tôi là xin cho tôi được trở về nhiệm sở ở EVN chưa có kết quả đã kéo dài gần ba năm, đến cuối tháng 8 năm 1972 gặp anh ấy lần thứ ba anh đi công tác đến ĐL BMT cũng là lần cuối gặp nhau ở BMT, khi đó tôi vẫn ở trong quân đội và đang chuẩn bị trở về Sài gòn học khóa Sĩ quan Tổng Quản Trị tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Không ngờ chỉ mấy ngày sau đó là ngày 6.9.1972 tôi bị thương nặng phải ngồi xe lăn điều trị tại Quân Y Viện Pleiku rồi chuyển về Tổng Quân Y Cộng Hòa SG(BV 175). Nỗi đau đớn và thất vọng vì thương tật vĩnh viễn phải ngồi xe lăn suốt đời, trong khi chung quanh những người thương binh sĩ quan được điều trị có khả năng phục hồi để trở về gia đình, thấy mình quá bị đau khổ, tôi muốn giấu kín thân phận, phân vân không biết có nên báo tin cho anh Cang biết hay không! Một sĩ quan trẻ mới ra trường đã bị thương cụt một chân nằm bên cạnh giường tôi có người chị chăm sóc chu đáo, còn tôi thì côi cút không ai bên cạnh trông nom rất cô đơn. Chính vì sự giúp đỡ một vài việc nhỏ tự nhiên của người Chị của anh bên cạnh, khiến cho tôi nghĩ đến việc nhờ cô ta báo tin cho anh Cang là tôi bị thương nặng đang nằm tại Tổng Quân Y Viện Cộng Hòa. Không ngờ chị ta là con gái của một Kỹ nghệ gia quen biết rất thân với anh Tô Văn Cang và cũng là thành viên tích cực của PT.DTTQ.
Sáng ngày Chủ nhật tuần đó một đoàn gồm bảy người trong PTDTTQ đến BV Cộng Hòa thăm tôi, nhưng tiếc là ngày thứ bảy trước đó tôi đã bị chuyển về BV Tê liệt Tủy sống ở Vũng tàu. Hơn một tuần sau anh Cang đã về Vũng tàu thăm tôi. Cảm động quá! Anh Cang như muốn khóc ra tiếng khi đứng cạnh giường: Sao ra nông nỗi này Em! Hòa đàm Paris đang đi đến lúc kết thúc! Công việc đang cần Em. Anh ngồi trên giường tôi, anh không ngại mùi thuốc khó chịu của BV.Anh nói nhỏ sắp ngừng chiến. Anh ra về, tôi vói cổ nhìn theo, anh lên xe hơi du lịch hiệu Peugeot 404 màu trắng hàng hiệu đắc giá. Anh lại đến thăm tôi thêm một nữa và cũng là lần cuối. Lần này anh nói tôi vẫn còn làm việc được, hãy cố gắng bồi dưỡng cho có sức khỏe tốt. Rằng Em còn khả năng làm việc trong nhà như một sĩ quan đại úy tên An bị thương cụt hai chân điều hành một xưởng may mặc đang làm việc ở Thủ đức. Điều này đã giúp tôi nhen nhúm trong lòng nuôi hy vọng có thể trở về làm việc lại cho ĐLVN.
Trong năm 1973, anh Cang thôi làm việc tại EVN, anh chuyển sang Tổng Công ty BĐ-Viễn Thông SG, anh làm Phó TGĐ. Anh luôn có một vỏ bọc quan chức chinh quyền quan trọng. Mùa thu năm 1973 sau 11 tháng nằm Viện, tôi xin xuất ngũ trở về EVN làm việc với chiếc xe lăn tại EVN Ban mê Thuộc, nơi có nhà riêng của tôi và nơi mà anh Cang có 3 lần lên công tác , đúng hơn là anh sắp xếp việc cho tôi vì sự nghiệp chung.
Mùa thu năm 1964, Người Mỹ chuẩn bị đưa quân vào Miền nam và đang tiến hành đánh phá bằng không quân ở Miền bắc hai anh em chúng tôi gặp nhau trong những ngày đầu bước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, để ngăn chặn chiến tranh bằng biện pháp hòa bình. Mười năm sau, hai anh em ở hai nơi khác nhau về địa lý, không bảo nhau mà vẫn làm chung một việc góp tay cùng dọn dẹp đống tro tàn của chiến tranh để đón nhận ngày vinh quang thống nhất đất nước 30.4.1975.
-Ngày 10.03.1975, ở BMT chiến trận đầu tiên giải phóng BMT, tôi đã có mặt ngay tâm điểm hỏa lực tập trung bắn vào Tòa Tỉnh Trưởng Daklak- Khu nhà máy điện, chứng kiến cảnh tháo chạy của quân đội VNCH.(tôi đã viết trong truyện kí này ở phần trước: Phía trước không dễ dàng-vì thương tật tôi không tham gia chiến dịch HCM mùa xuân 1975, mặc dù có xe đến nhà đón đi tham gia chiến dịch)
-Ngày 30.04.1975, cái mốc lịch sử "Giang sơn đã quy về một mối " và đất nước đã sạch bóng quân thù. Giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến, người Chiến sĩ TB Tô Văn Cang phải trải qua hơn hai năm rưỡi dọn dẹp đống rác chính trị, chiến tranh ở Sài gòn để đón nhận ngày thống nhất đất nước. Anh ấy là một đảng viên CSVN có tuổi đảng cao, có con trai tham gia quân đội NDVN trong Binh đoàn về tiếp quân TP SG Chợ lớn -Gia định.
Anh là người CM đầu tiên vào dinh Độc lập trước ngày 30.4.1975. Anh là người được lệnh ra Ngã tư Hàng Xanh SG hướng dẫn đoàn xe tăng tiến vào Dinh Độc lập và anh đi vào cửa sau, nhường cho xe tăng tung cánh cửa Dinh ĐLập vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30.4.75.
Đây là nhân vật của lịch sử, tiếc rằng công trạng cuả anh bị người ta cho dìm chết, và người khác chiếm đoạt. Tôi không phải là nhà văn, nhà báo hại, viết bình bút về anh Cang, mà là tình bạn, tình đồng đội, tình đồng chí lại càng không phải! vì tôi không phải là một đảng viên CSVN tôi đã dính vào cái quân đội Sĩ quan QLVNCH bị bắt đi lính, cũng như anh làm quan chức cấp cao VNCH, tôi yêu mến anh ấy vì cuộc đời của anh rất đẹp đáng để ngưỡng mộ.
Có một thời gian lâu lắm, tôi chờ những chứng tích hoạt động TB của anh sao chưa được đưa lên mạng. Mới đây tôi đã tìm tư liệu về anh Cang được do đồng chí của anh đăng bài, tuy quá muộn màng (2014-2015). Khi có tư liệu rồi mà bên kia cuộc đời không biết anh Cang có được thỏa lòng! Xin trích đăng hai bài.
Bài 1:

HỒ SƠ SỰ KIỆN
40 NĂM CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI 30-4
01/04/2015 07:57
QĐND - Năm nay, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí) đã sắp bước vào tuổi 90. Với giọng nói nhỏ nhẹ, gương mặt phúc hậu, ông khiến mọi người thấy gần gũi khi tiếp xúc, dù mới lần đầu được gặp. Những thăng trầm, những chiến công của một chiến sĩ hơn 50 năm chiến đấu trong ngành tình báo như in dấu trên mái tóc bạc trắng và cả khoé mắt ưu tư nhưng lúc nào cũng đọng nét cười của ông...
LTS: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam ta đã tạo ra “những chiến công lịch sử mà như huyền thoại”. Một trong những “huyền thoại” ấy là câu chuyện về những chiến sĩ tình báo đầy bản lĩnh, trí tuệ đã “chui sâu, bám chắc” trong lòng địch nhằm thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tình báo là tai mắt của Đảng, của quân đội, trách nhiệm của nó rất quan trọng… Muốn biết địch thì phải có tình báo giỏi. Muốn khỏi địch biết ta, cũng phải có tình báo giỏi...”.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; Báo Quân đội nhân dân Điện tử mở chuyên mục “Trên mặt trận tình báo” nhằm giới thiệu đến bạn đọc những chiến công của ngành tình báo quân sự cũng như những tấm gương chiến sĩ tình báo đã chịu đựng hy sinh, chiến đấu trên mặt trận thầm lặng để góp phần làm nên Chiến thắng vĩ đại 30-4.
QĐND Online - Năm nay, Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí) đã sắp bước vào tuổi 90. Với giọng nói nhỏ nhẹ, gương mặt phúc hậu, ông khiến mọi người thấy gần gũi khi tiếp xúc, dù mới lần đầu được gặp. Những thăng trầm, những chiến công của một chiến sĩ hơn 50 năm chiến đấu trong ngành tình báo như in dấu trên mái tóc bạc trắng và cả khoé mắt ưu tư nhưng lúc nào cũng đọng nét cười của ông.
Ông Sáu Trí sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông nội Nguyễn Đình Hoè từng làm quan triều Nguyễn, bà nội là con quan đại thần. Ông nội Nguyễn Đình Hoè tham gia phong trào yêu nước, bị lộ, về Gò Công mai danh ẩn tích, mang theo cha ông là Nguyễn Văn Đồng. Tấm gương yêu nước thương nòi của người cha đã truyền sang ông Nguyễn Văn Đồng; ông cũng tham gia phong trào yêu nước, là đảng viên An nam Cộng sản Đảng, từng sang Pháp hoạt động. Năm 1930 ông trở về nước, bị Pháp bắt, tra tấn dã man, đến năm 1937 được thả và một thời gian sau đó đã hy sinh. Sự hy sinh của người bố đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn, ký ức cậu bé Khiêm lúc đó mới 15 tuổi; và cậu đi theo cách mạng như một lẽ tự nhiên.

Thiếu tướng Sáu Trí (bên phải) và Anh hùng tình báo Tư Cang
Đến với cách mạng khi đã có bằng Thành chung, ông Sáu Trí hăng hái hoạt động trong phong trào công chức yêu nước. Không bằng lòng với những gì làm được, từ tháng 10-1945 đến năm 1946, ông vừa tham gia kháng chiến vừa tìm đường để được hoạt động nhiều hơn, mặc dù trên vai ông lúc đó là gánh nặng mẹ già, vợ, con nhỏ, các em. Tháng 1-1946, ông băng rừng ra vùng tự do (Tuy Hoà, Quảng Ngãi). Đến Quảng Ngãi, ông được trên giới thiệu ra Hà Nội và tiếp đó đi học lớp tình báo đầu tiên ở Ngân Sơn. Ông kể rằng, lúc đó, ông không thích nghề tình báo vì ước nguyện của ông là phấn đấu trở thành sĩ quan đi chiến đấu. Nhưng rồi ở lớp học tình báo đầu tiên ấy, các thầy giáo, cấp trên đã truyền đạt cho ông hiểu vị trí của công tác tình báo và những tình cảm đối với ngành. Từ ngày đó, ông gắn bó suốt đời với ngành tình báo.
Tháng 12-1946, ông trở về Nam Bộ bằng đường bí mật trong không khí sục sôi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Sau những ngày trèo núi băng rừng, ông được biệt phái về Quân khu 7 (chiến trường miền Đông). Ban tình báo khu 7 cũng được hình thành. Trong thời gian này, có một kỷ niệm làm ông nhớ mãi - đó là ông phải ở tù một tháng, không phải nhà tù của địch mà do người của ta bắt nhốt. Nguyên do là ông bị hiểu nhầm làm gián điệp cho địch. May thay, tấm giấy chứng nhận lúc ở miền Bắc đã giúp ông thoát hiểm.
Năm 1947, ông báo cáo tổ chức xin đưa vợ là Nguyễn Thị Minh vào chiến khu. Khi đưa vợ vào, ông phải nói dối là em gái để gửi nhờ một cơ sở. Sau đó, một đám cưới giản dị mà đầm ấm được đoàn thể cách mạng tổ chức cho hai người, mặc dù ông bà đã có con... Lần đó, khi vợ ông vừa sinh con gái được hơn 1 tháng thì gặp địch càn. Ông xúc động nhớ lại, đồng chí Mười Tùng đã một tay bế con, một tay dắt vợ ông lội bộ theo đường sông để chạy giặc. Tình cảm đồng chí đồng đội trong những ngày gian khó ấy cứ in đậm mãi trong tâm trí ông cho đến tận hôm nay. Sau trận đó, ông bà đành gửi con về Gò Công, đến năm 1954 mới đón về. Chính cô bé đỏ hỏn trong trận chống càn đáng nhớ ấy sau này từng tham gia móc nối liên lạc cho ông.
Khởi nghiệp tình báo của ông là nghề giáo viên. Nhờ có vốn kiến thức phong phú, ông lấy nghề dạy học để che mắt địch. Cuối năm 1948, đầu năm 1949, Phòng tình báo Quân khu 7 được thành lập, ông được cử làm Phó phòng phụ trách điệp báo (từ 1948, 1949, 1950, Phòng sáp nhập với Phòng Quân báo Nam Bộ do đồng chí Hoàng Minh Đạo phụ trách). Thời gian này, ông thường thay mặt Phòng Quân báo Nam Bộ báo cáo trực tiếp tình hình với đồng chí Lê Đức Anh. Đến năm 1952, ông về phụ trách Phòng quân báo đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Năm 1953, 1954, Bộ chỉ huy Sài Gòn - Chợ Lớn giao nhiệm vụ cho ông tìm cách xâm nhập hàng ngũ địch để hoạt động. Nhờ có người chị lấy chồng là Giám đốc Ty Công an, ông được nhận vào đó làm việc. Đây là vị trí vô cùng thuận lợi để ông có thể thu thập tin tức, tài liệu quan trọng của địch gửi về cho tổ chức. Anh rể có vai vế, nhiều lần gợi ý cho ông đi học để thăng quan tiến chức nhưng ông làm bộ giữ ý, chỉ xin làm thư ký văn phòng. Với chức danh này, ông được tiếp xúc với tài liệu mật. Nhiều lần ông chuyển được những tài liệu về các trận càn quét địch định tổ chức, các cuộc vây ráp cán bộ ta của Ty Công an cho đồng chí Hai Văn (Thường vụ Xứ uỷ), nhờ đó ta tránh được những tổn thất nặng nề. Cũng nhờ vị trí của mình, ông và vợ (là giao liên) đã góp phần bảo vệ an toàn cho các đồng chí trong Xứ uỷ; có lần đồng chí Hai Văn đã ăn ở tại nhà ông, ngay trước mũi địch. Thời gian này, ông đã có lần báo cáo tin tức cho đồng chí Ba Duẩn tại nhà đồng chí Hai Văn. Lần khác, khi bắt gặp tài liệu của Miền lọt vào tay giặc, ông đã báo cáo kịp thời để ta truy tìm kẻ phản bội.
Công việc đang trôi chảy, bỗng một hôm, vào khoảng tháng 8-1962, người anh rể (lúc này đã mất chức) gọi ông đến và cho biết: Người chỉ huy của ông tên là Năm Phận đã khai báo với địch về hoạt động của ông. Ông nhìn lại, thì thấy, thời gian qua có kẻ nào đó đã phản bội, nhiều tổ chức của ta bị địch bắt, phá vỡ, nhưng không hiểu sao ông vẫn an toàn. Thì ra Năm Phận đã quay lưng lại với cách mạng, làm tay sai cho địch. Sở dĩ, địch chưa bắt ông vì sợ sẽ lộ ra sự phản bội của Năm Phận. Bình tĩnh suy xét, ông giả vờ tới nhà Năm Phận để báo cáo việc địch định bắt ông. Năm Phận vẫn làm ra vẻ chưa có chuyện gì xảy ra. Lúc này trong ông là sự giằng co quyết liệt giữa đi và ở. Đi, ông có thể thoát, nhưng còn vợ và 8 đứa con? Còn ở, chắc chắn ông sẽ rơi vào tay giặc, rồi số phận của bao nhiêu đồng chí liên quan tới ông nữa sẽ ra sao? Đang phân vân thì đã thấy địch báo động, cho lính rầm rập bủa vây các ngả, nhất là khu vực bến xe. Ông không trốn bằng xe đò, mà chạy về hướng Gò Công, vào vùng giải phóng. Cay cú, địch mở cuộc hành quân rượt theo ông, nhưng không có kết quả.
Sau này, thu được tài liệu của địch, ông được biết, nếu lần đó bắt được ông, chúng giết ngay tại chỗ vì đã có lệnh. Thoát khỏi tay giặc, chưa kịp mừng vui, ông lại bị bắt, nhưng là quân giải phóng bắt vì nghi ông là Việt gian! Một đơn vị Quân giải phóng đã trói ông và giam giữ cẩn thận để khai thác. Cuối cùng, nhờ phong cách, thái độ và bằng cứ chứng minh mình là cộng sản của ông, họ đã nhận ra ông là người đồng chí. Ông được lệnh ra chiến khu, "chấm dứt giai đoạn mặc đồ nguỵ phục vụ cách mạng" (như lời ông nói).
Từ tháng 1-1963 đến tháng 8-1965, ông là Cụm trưởng cụm tình báo A20, đồng chí Bảy Vĩnh (Anh hùng LLVT nhân dân) là cụm phó, cụm bám trụ ở chiến khu Bời Lời. Nhiệm vụ của cụm là xây dựng lưới tình báo thành phố, xây dựng giao thông mật, bộ đội trinh sát...Anh em trong cụm là những chiến sĩ gan dạ, mưu trí, vừa hành động như tình báo chiến lược, vừa có khả năng chống địch càn quét. Năm 1963, cụm đã phục vụ đắc lực cuộc đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm...
Từ 1965 đến 1968, phòng tình báo Miền lập được những chiến công rực rỡ. Năm 1968, thành lập phòng tình báo Miền chuyên trách điệp báo, tình báo chiến lược; ông giữ chức phó phòng, rồi trưởng phòng. Với cương vị của mình, ông đã góp phần xây dựng một cụm tình báo hoàn chỉnh, phát triển lực lượng tình báo cũ ở miền Nam, phục vụ đắc lực cho cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bên cạnh ông là những chiến sỹ tình báo chui sâu, leo cao trong hàng ngũ địch nhiều năm ròng rã, thu được những tin tức, tài liệu vô cùng quí giá phục vụ cách mạng, phục vụ đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược như: tài liệu về các bước chiến lược chiến tranh Mỹ tiến hành ở Việt Nam, Mỹ leo thang, xuống thang, tin về chiến tranh mở rộng sang CPC...Ông tâm sự: "Đảng đã cho tôi một đội ngũ các đồng chí xuất sắc, trung kiên. Tôi đã hoà nhập được với họ, tạo được những chiến công đóng góp cho ngành, cho cách mạng...". Ông luôn đề cao những chiến công của đồng chí, đồng đội mình, của cả một tập thể anh hùng.

Tập thể Đoàn 22 Tình báo Miền, tháng 3-1975 (ảnh chụp lại)
Tháng 3-1974, ông lại vào Sài Gòn. Ngày 16-4, có tin cho biết: Dương Văn Minh lên Tổng thống, muốn gặp quân giải phóng bàn vấn đề thương lượng. Ông truyền đạt: "Anh về nói lại với Dương Văn Minh nên nghe theo lời Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đầu hàng vô điều kiện".
Ngày 19-4-1975 ông vào chiến trường nhận nhiệm vụ nắm tình hình phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 25-4, vào đến Sài Gòn, ông còn trực tiếp xây dựng một đại tá nguỵ tên Lộc nắm một đội Biệt Động Quân, phục vụ Cách Mạng.
Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 30-4, tại nhà một cơ sở cách mạng (là nghị sĩ Quốc hội của ngụy), ông nghe trên Đài Phát thanh Sài Gòn lời phát biểu của Dương Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời. Vài giờ sau, một số đồng chí mời ông vào Dinh Độc Lập để chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh. Nhằm tránh mọi hành động đáng tiếc xảy ra khi Quân Giải phóng tiến vào tiếp quản Dinh Độc Lập. Ông cùng một số điệp viên khác đã vào Dinh Độc Lập, đến phòng của Phó tổng thống Nguyễn Văn Huyền thì thấy có một bộ phận Quân Giải phóng đã có mặt trong Dinh. Bộ đội ta đòi bắt toàn bộ các nhân vật này làm tù binh. Sợ anh em vi phạm chính sách của Mặt trận Giải phóng, ông liền gặp và giải thích: Nội các Dương Văn Minh đã chấp thuận theo những điều kiện của ta nên vừa có thông báo đầu hàng trên Đài phát thanh. Lúc đầu, bộ đội không tin vì thấy ông mặc thường phục. Ông đành tự giới thiệu mình là Đại tá Sáu Trí, Sĩ quan Bộ Tham mưu B2 vào Sài Gòn làm công tác đặc biệt trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. May sao, đúng lúc đó xuất hiện một sĩ quan thuộc đơn vị thiết giáp, là người bạn học cùng khóa quân sự cấp cao với ông ở Hà Nội…
Sau đó, ông đã gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An-Tư lệnh Quân đoàn 2 -và tham gia bàn việc tiếp quản Dinh Độc Lập. Các ông nhất trí nên có lời công bố chính thức của Quân Giải phóng trên đài phát thanh. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An phân công Sáu Trí soạn thảo gấp. Ông cùng với Tô Văn Cang, Ba Lễ bàn nhau và thống nhất giao cho Tô Văn Cang chấp bút bản thông báo với tựa đề “Thông báo số 1”. Viết xong, ông đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An để thông qua. Ông tế nhị từ chối không đề tên đơn vị mình và đề xuất chỉ nên đề là “Bộ tư lệnh Quân Giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định”. Ông Tô Văn Cang được phân công cùng với ông Giàu lên xe com-măng-ca chạy ra Đài phát thanh. Phải khó nhọc lắm xe của ông mới vào được trong. Ông Cang lên lầu, đọc chậm và rõ bản “Thông báo số 1”. Ông Giàu đọc lại lần hai. Sau đó dặn cứ 5 phút thì lặp lại một lần.
Bản "Thông báo số 1” của Bộ tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định là bản tin chính thức được ta phát trên Đài phát thanh, vài giờ sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.
Trong lúc ông và Thiếu tướng Nguyễn Hữu An đang bàn công tác bảo đảm an ninh thì anh em cho biết những thành viên nội các Dương Văn Minh đang tỏ ra hoảng loạn. Thiếu tướng Nguyễn Hữu An đề nghị ông nên đi gặp gỡ họ vì ông là người miền Nam, lại làm tình báo nên biết tâm lý, tình cảm của họ. Ông Sáu Trí đã mời họ ra hành lang để nói chuyện. Tướng Minh đứng trước, các thành viên đứng kế tiếp. Sáu Trí động viên họ về sự chiến thắng vĩ đại của quân, dân ta và về việc đầu hàng không điều kiện của nội các Dương Văn Minh đã góp phần giữ thành phố Sài Gòn vẫn được nguyên vẹn. Ông còn hứa sẽ bảo đảm việc an toàn tính mạng cho họ. Lúc ấy, Dương Văn Minh xin phép tạt qua phòng riêng để thăm người vợ đang lo lắng cho số phận của chồng…
Năm 1997 ông Sáu Trí mới nghỉ hưu. Quanh ông lúc nào cũng vui vầy con cháu và sự chăm sóc chu đáo của người vợ hiền những khi trái gió trở trời. Không hổ danh con nhà nòi yêu nước, nhiều người con của ông từng là bộ đội, người đã chuyển ngành, người vẫn đang trong quân ngũ. Người con gái thứ hai từng phụ trách điện đài mật của tình báo ở Sài Gòn phục vụ cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968; người con trai thứ tư là sĩ quan Quân đội, tham gia tiểu đoàn trinh sát của tình báo vào giải phóng Sài Gòn; con trai thứ năm, 15 tuổi đã làm liên lạc cho tình báo; con trai thứ sáu (ông lấy tên làm bí danh của mình - Sáu Trí) từng là lính xe tăng chiến đấu ở Campuchia...Trong ngôi nhà giản dị của mình, ông dành một gian trang trọng nhất để trưng bày hình ảnh, kỷ vật truyền thống của gia đình - những hình ảnh, kỷ vật của một đời phục vụ cách mạng.
Bài và ảnh: THANH XUÂN – THU HƯƠNG
-----Ý KIẾN BẠN ĐỌC-----
Họ & tên
- Người chiến sĩ TB là KS Cầu đường Tô Văn Cang hoạt đông hợp pháp trong chính phủ VNCH thuộc Cụm tình báo H64 của Sai gòn Gia Định, H64 do Sáu Tri tức là Trung tướng Tình báo Nguyễn văn Khiêm, theo như truyền thông phổ biến trên báo đài thì quân số của Cụm hơn 500 chiến sĩ bảo vệ.
- Phạm Xuân Ẩn chiến sĩ TB thuôc Cụm tình báo H63.
H63 do Tư Cang tức là Trung tá Tình báo Nguyễn văn Tàu Cụm Trưởng có hơn 40 chiến sĩ bảo vệ.

Mã bảo mật
Trích dẫn báo An Ninh Thế giới số 226 ngày 02/05/2001(ông Tô văn Cang Chiến sĩ TB mặc thường phục, Trung Tướng Nguyễn văn Khiêm, Sáu Trí mặc quân phục)





Bài 2:
TÔ VĂN CANG -
Người tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975
Tháng 3 vừa qua, chúng tôi có dịp trò chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm (tức Sáu Trí), người từng chỉ huy Khối điệp báo - tình báo quân sự Quân giải phóng miền Nam. Ông từng thâm nhập hàng ngũ địch, hoạt động nội tuyến tại Sở Trung ương Tình báo Tổng nha Cảnh sát. Dưới đây là lời kể của ông về sự tác động nội các Dương Văn Minh đầu hàng ngày 30/4/1975.
Trưa ngày 28/4/1975, sau buổi cơm trưa, tôi đang ngồi đọc báo trên gác nhà của H3(1) tại khu Nguyễn Tri Phương - Chợ Lớn, bất thình lình con của H3 đến báo cho tôi biết có hai người lạ mặt không phải là bạn của ba cháu, đến muốn gặp anh Sáu Trí. Đây là một tình huống bất ngờ. Tôi nghĩ dù sao tránh né cũng vô ích, cần phải tìm hiểu cụ thể. H3 xuống phòng khách để kiểm tra hai người ấy là ai, tại sao biết Sáu Trí ở đây, gặp anh Sáu Trí để làm gì. Một lát sau, H3 trở lên và báo cáo tôi biết: hai người khách không phải quen nhưng không lạ, đều quen biết với nhau, đến đây vì nghĩa lớn, không có gì nguy hiểm. Đó là anh Tô Văn Cang, một trí thức yêu nước, công tác tình báo trong lưới tình báo của anh Đinh Sơn Đường (tức Hai Thắng) cụm A24, từ đầu năm 1973. Anh có một con trai là Hòa, thoát ly theo Quân giải phóng. Cùng đi với anh là kỹ sư Lê Văn Giàu, cơ sở trí vận. Anh Cang đến đây là do nội các Dương Văn Minh nhờ anh đi tìm một đại diện của Ủy ban Mặt trận Giải phóng cấp trung ương để đặt vấn đề thương lượng.
Anh Cang biết tôi có mặt tại Sài Gòn là do sự tiết lộ của anh Hai Thắng. Thấy việc tôi có mặt tại Sài Gòn đã lộ trong nội bộ của ngành tình báo, và diễn biến hợp lý của việc lộ này không có hiện tượng phức tạp, tôi đồng ý với H3 xuống nhà khách gặp mặt anh Tô Văn Cang. Khi thấy tôi, anh Cang đứng dậy chào và tự giới thiệu là cán bộ của cụm A24 và là cha ruột của một chiến sĩ tình báo công tác tại A24. Anh xin lỗi tôi vì đã vi phạm nguyên tắc bí mật, đường đột đến tìm tôi tại chỗ ở riêng vì có một việc quan trọng do Dương Văn Minh nhờ. Tuy rất bất ngờ, tôi vẫn bình tĩnh nghe anh nói tiếp: “Tôi là bạn thân của Nguyễn Văn Diệp (anh Diệp là Bộ trưởng Tiếp thương trong nội các Dương Văn Minh, trước kia anh là Giám đốc Việt Nam ngân hàng). Dương Văn Minh muốn bố trí gặp người đại diện cấp cao của chính phủ lâm thời, nên anh Diệp nhờ tôi đi tìm người đại diện này”.
Anh Cang giải thích sự việc tướng Minh tìm gặp người của ta. Nội các Dương Văn Minh chia làm hai phe: một phe chịu thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng để kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào; phe thứ hai, do đám Thiên Chúa giáo cầm đầu mà người đại diện là Nguyễn Bảo Kiếm, quyết không nhân nhượng, quyết tử thủ Sài Gòn, cố gắng kéo dài chiến tranh thêm một thời gian nữa sẽ có giải pháp có lợi cho Việt Nam Cộng hòa. Phe chủ hòa mà Nguyễn Văn Diệp cầm đầu có nhiều ảnh hưởng đến Dương Văn Minh, muốn tìm gặp đại diện của Trung ương Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam để xin ý kiến xử trí trong bối cảnh căng thẳng quyết định của chiến tranh. Tôi trả lời anh Tô Văn Cang, tôi không có tư cách đại diện của Cách mạng để gặp gỡ bất cứ ai. Tôi vào Sài Gòn có việc riêng của tôi. Chính phủ Dương Văn Minh muốn gặp Chính phủ Cách mạng lâm thời thì cứ đến cơ quan bốn bên tại Tân Sơn Nhất, ở đó luôn luôn có người thường trực. Anh Tô Văn Cang truyền đạt câu hỏi thứ hai của anh Diệp đề nghị tôi giúp ý kiến trong hoàn cảnh bức bách trước mắt, anh Diệp và nội các Dương Văn Minh nên xử trí như thế nào, xử trí ra sao đối với đất nước trong hoàn cảnh phức tạp và khẩn trương. Tôi trả lời, đề nghị anh Diệp nói lại với tướng Minh:
- Đại tướng Minh là nhà quân sự có thừa khả năng để đánh giá tình thế trước mắt của thủ đô Sài Gòn đang bị các quân đoàn của Quân giải phóng bao vây dập tắt mọi sự đề kháng và đã bắn cảnh cáo vào phi trường Tân Sơn Nhất. Quân đội Sài Gòn không còn đủ lực lượng để chống đỡ. Mỹ đã rút quân do bị thất bại và bị áp lực của phong trào phản chiến, Mỹ không thể đưa quân trở lại và cũng không còn thì giờ tiếp cứu Sài Gòn. Các ông đừng ảo tưởng vì sự cứu viện của Mỹ cũng như của bất cứ cường quốc nào, sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn được tính từng ngày từng giờ. Nhưng sự kéo dài ấy sẽ gây tác hại lớn không lường được, đồng bào thành phố sẽ thương vong nhiều, thành phố Sài Gòn sẽ đổ nát. Hậu quả đau thương này, nội các Dương Văn Minh nếu chọn giải pháp tử thủ Sài Gòn, sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước nhân dân và trước lương tâm. Đầu hàng ngay và đầu hàng vô điều kiện là thái độ có trách nhiệm trước sinh mạng của nhân dân Sài Gòn.
Anh Cang cảm ơn tôi về sự gặp gỡ này và những lời nói chân thành tâm huyết.
Tác động của đồng chí Cang tới nội các Dương Văn Minh
Anh Cang đã tác động đến Dương Văn Minh thông qua Nguyễn Văn Diệp, Tổng trưởng Tiếp thương và Nguyễn Đình Đầu, một trí thức có nhiều ảnh hưởng đối với Dương Văn Minh, để nội các sớm đầu hàng quân ta, giải phóng Sài Gòn được nguyên vẹn. Sau khi thảo luận với anh Diệp, chiều ngày 29/4, lúc 16 giờ Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền lên đài phát thanh tuyên bố “sẵn sàng thương thuyết hòa bình với Mặt trận”. Sáng 30/4/1975, anh Tô Văn Cang liên lạc bằng điện thoại với Tổng trưởng Diệp và anh Đầu. Diệp cho biết được mời vào Dinh Độc Lập, vẫn còn nhiều tên trong phe chủ chiến muốn ra mắt nội các Vũ Văn Mẫu lúc 10 giờ sáng. Anh Cang thuyết phục anh Diệp: “Sắp chết đến nơi rồi mà còn chia ghế”. Anh loan tin: “Quân giải phóng đã đánh tới ngã tư Bình Hòa rồi, đầu hàng ngay kẻo chết hết bây giờ!”.
Khoảng 8 giờ 30, Nguyễn Đình Đầu điện thoại cho anh Cang, báo tin mừng là Dương Văn Minh chịu đầu hàng vô điều kiện. Diệp gọi điện thoại mời anh Cang vào Dinh Độc Lập tổ chức đón tiếp Mặt trận, bảo vào cửa hông (đường Nguyễn Du) sẽ có anh Diệp đón tại đó. Anh Cang liền đi tìm anh Giàu lái xe vào Dinh ĐộưHàng Xanh, đến ngã tư xa lộ gặp đoàn xe thiết giáp của ta từ hướng cầu Sài Gòn chạy đến đang lúng túng chưa biết đi đường nào. Anh Cang xuất hiện chào xe đi đầu bảo đoàn thiết giáp chạy theo xe anh, theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Đến ngã ba Thị Nghè thì thoáng thấy xe tăng ngụy án ngữ cầu Thị Nghè, xe thiết giáp ta bắn thẳng mấy phát, xe tăng địch cháy nằm ngay đầu cầu. Đoàn xe thiết giáp của ta rẽ trái trước Sở Thú để ra đại lộ Lê Duẩn và chạy vào Dinh, lúc đó hai chiến sĩ ta cầm hai cờ giải phóng nhỏ vào đại sảnh giữa, rồi mượn thang giữa chạy lên lầu 1. Anh Cang đã vào đại sảnh, lúc ấy bộ đội đang vây nhóm Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Hữu Hạnh. Anh Cang đi lại đứng sát Diệp và Minh. Đồng chí chỉ huy thiết giáp la lớn: “Không có gì bàn giao hết, tất cả xếp hàng lại, nhanh lên”. Anh Cang giơ tay xin nói thì bị gạt luôn và bị la: “Xếp hàng lại”. Anh Cang cố gắng nói: “Không, tôi là người của Mặt trận, Đoàn 22, của tướng Ba Trần, bộ đội tiền phương”. Một đồng chí bộ đội đội nón cối có huy hiệu sao vàng hỏi: “Anh muốn gì nào?”. Anh Cang lập tức trả lời: “Tôi muốn các anh áp dụng chính sách đối với tù hàng binh. Các đồng chí bận hành quân nên không nghe lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh vào lúc 9 giờ 30 sáng”. Đồng chí thiết giáp yêu cầu giữ kỷ luật, trật tự, xin mời vào phòng và đóng cửa lại. Anh Cang cố gắng thuyết phục tướng Minh nói lại lời tuyên bố đầu hàng. Anh Cang thuyết phục: “Lúc nãy tuyên bố đầu hàng mà chưa tiếp xúc bộ đội giải phóng”. Dương Văn Minh đồng ý, nhưng tìm Lý Quý Chung thì Chung cũng không biết máy thu băng ở đâu. Xe com-măng-ca của quân đội chở ba người Minh, Mẫu và Chung ra đài phát thanh.
Vai trò của đồng chí Sáu Trí khi tiếp quản Dinh Độc Lập
Anh Cang phải đi cầu viện Sáu Trí lần nữa để anh vào Dinh Độc Lập xác định sự đầu hàng. Sáng 30/4/1975, khoảng 9 giờ 30, tại nhà H3 tôi nghe trên Đài phát thanh Sài Gòn lời phát biểu của Dương Văn Minh kêu gọi quân đội Sài Gòn buông súng, chấp nhận những điều kiện của Chính phủ Cách mạng lâm thời. Vài giờ sau, anh Tô Văn Cang và người bạn của anh lại xuất hiện, mời tôi và H3 vào Dinh Độc Lập để chứng kiến sự đầu hàng của nội các Dương Văn Minh, tránh mọi hành động đáng tiếc xảy ra khi quân đội ta vào tiếp quản Dinh Độc Lập. Tôi và H3 cùng tháp tùng theo xe du lịch của anh Cang do anh Giàu lái để vào Dinh Độc Lập. Bốn anh em chúng tôi vào đến phòng Phó Tổng thống của Dinh Độc Lập. Có một bộ phận quân đội ta có mặt trong Dinh Độc Lập. Lúc đầu anh em không tin tôi vì thấy mặc thường phục. Tôi giới thiệu, tôi là Đại tá Sáu Trí, sĩ quan Bộ Tham mưu B2 vào Sài Gòn với công tác đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh. May sao, lúc đó xuất hiện đồng chí Tư lệnh phó Lữ đoàn thiết giáp, bạn học cùng khóa quân sự cấp cao với tôi ở Hà Nội, anh bắt tay tôi và thân mật nói: “Đi đâu cũng gặp thằng tình báo này”.
Tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An(2), Tư lệnh Quân đoàn 2, cùng bàn với anh tiếp thu Dinh Độc Lập. Chúng tôi xuống dưới nhà hầm họp bàn với Thiếu tướng An, Tướng Nam Long và nhất trí nên có lời công bố chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên đài phát thanh, vì quân ta đã vào Sài Gòn và chiếm cơ quan đầu não của ngụy quyền là Dinh Độc Lập. Thiếu tướng An phân công tôi soạn thảo gấp văn bản này. Tôi cùng với anh Tô Văn Cang và Ba Lễ bàn ý kiến thống nhất và giao anh Cang chấp bút bản thông báo này với nhan đề “Thông báo số 1”. Viết xong tôi đến gặp Tướng Nguyễn Hữu An để cùng thông qua. Anh An tế nhị từ chối không để tên đơn vị của anh và đề xuất chỉ nên để là Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Trong lúc tôi và Thiếu tướng An đang làm việc quản lý an ninh, anh em phát hiện về sự hoảng sợ của các thành viên trong nội các Dương Văn Minh. Anh An bảo tôi nên đi gặp gỡ họ vì tôi là người trong này, lại làm tình báo nên biết tâm lý, tình cảm của họ. Tôi mời họ ra chỗ trống tại hành lang để nói chuyện. Tướng Minh đứng trước, các thành viên đứng kế tiếp. Tôi động viên họ về sự chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta. “Thành phố Sài Gòn gần như nguyên vẹn, đồng bào ít bị tổn hại nhờ sự lãnh đạo sáng suốt tài giỏi của Mặt trận Dân tộc thống nhất và hành động đầu hàng vô điều kiện của các ông rất tốt”. Tôi cam kết bảo vệ an toàn tính mạng của họ. Dương Văn Minh xin phép tạt qua thăm vợ ở riêng phòng phụ nữ phía cánh mặt của Dinh Độc Lập đang rất lo cho số phận của chồng. Anh Cang cùng đi với Dương Văn Minh.
(Theo lời kể của Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm)
--------------------
(1) Bí danh của đồng chí Ba Lễ, cán bộ điệp báo.
(2) Năm 1975, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An là Tư lệnh Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang), về sau ông được phong quân hàm Thượng tướng.
Đăng 2nd March 2014
SH ghi chú: Nội dung trên được tìm thấy ở các báo: VUSTA, ngày 08/05/2013; Sự kiện – Nhân chứng, ngày 5 tháng 4, 2014
NHỮNG NGÀY THÂN ÁI
Cuối năm 1973, tôi lên BMT làm việc, anh Cang và tôi không có dịp gặp nhau. Mãi đến năm 1983 tôi chuẩn bị lo cho gia đình về Sài gòn sinh sống, để con cái được học hành tử tế hơn . Tôi đã tìm gặp lại anh Cang sau mười năm tôi xa Sài gòn. Anh Cang đã bị thất sủng công tác, chỉ có cái tên Giám đốc Công ty xuất nhập khẩu GIMEX (xnk Bình thạnh) GĐ Tô Văn Cang. Không có vốn, không có hàng, ngồi đó rồi đi họp lương tháng chuyên viên 105 đồng VN/tháng. Chiến lợi phẩm nóng tiền vàng các ngài hưởng với nhau, chiến lợi phẩm nguội nhà đất, quyền lực béo bở là của người khác, chiến sĩ TB Tô Văn Cang đứng ngoài cuộc chơi đất nước.
Thời gian này, anh Cang có được chút thanh nhàn vì không đi lại nhiều, tôi có dịp gặp tại nhà riêng của anh chơi thỏa thích. Có khi lại kéo nhau ra công viên nhỏ trước BV Nguyễn Văn Học vào quán cóc uống cà phê, đường phố lúc đó còn ít xe qua lại. Hai chúng tôi mỗi lần mỗi chuyện khi gặp nhau, đến giờ cơm trưa mới về nhà.
Cũng có khi đến nhà không gặp anh Cang, lần đó tôi gặp chị Bảy Cang ở nhà một mình, chị rất vui vẻ nói rằng anh Bảy đã nói nhiều về Chú. Chị dẫn tôi qua cái sân nhỏ kín đáo bên hông nhà có bộ bàn ghế đá công viên, đặt dưới tàng cây mận xanh nơi vợ chồng anh ngồi thư giãn ăn uống buổi sáng, chị Bảy dặn khi nào chú đến chơi thì đi thẳng vào đây. Mỗi lần từ BMT về SG tôi ghé thăm anh chị Bảy, tôi cũng có vài lần ngồi ăn uống buổi sáng với anh chị ở cái sân vườn nhỏ bé này.
Do kinh tế toàn xã hội lúc đó bị sụp đổ, nghèo từ trong ra ngoài, nghèo từ trên xuống dưới nên có lần gặp lại, anh tâm sự: sáng nay chị Bảy Chú đã đem chiếc cà rá cuối cùng của Chị ấy đi bán. Lòng tôi như se lạnh, hiểu được tận đáy lòng của anh, đang dằn vặt giữa cái được cái mất của xã hội mới và nỗi đau là các người mới đang giành giật địa vị lãnh đạo từ dưới lên trên, hãm hại nhau, (thời kỳ chưa đổi mới, lời anh nói). Tôi biết anh đang trăn trở cuộc sống bế tắc của gia đình mình.
Có lần tôi an ủi anh và vì lúc đó trên truyền hình bình luận ai vào Dinh Độc lập trước, ai treo lá cờ MTGP trên nóc Dinh ĐL trước, ai bắt sống nội các Tổng thống Dương Văn Mình, ai bắt Tổng thống Ngụy DVM đọc lệnh đầu hàng vô điều kiện, ai thảo văn bản đầu hàng bắt DVM đọc...
Nhưng rồi chỉ xuất hiện hai diễn viên cấp Tá, cấp Ủy xe tăng tha hồ huyên thuyên dành giựt công lao nói trên đài, còn văn kiện đầu hàng chỉ là tờ giấy nháp của một ông Tá đem ra xưng là người thảo ra trên tờ giấy nhàu nát từ trong túi quần lấy ra, chữ còn chữ mất mà nói là văn kiện lịch sử ngày 30.4.1975. Sự thật không phải như vậy, các văn bản đầu hàng đã soạn chuẩn bị và đánh máy trên máy đánh chữ xách tay mang theo. Có Ai đó muốn viết lại lịch sử!!
Thật sự là tôi không biết là anh đã bị truy sát cho đến đường cùng sau ngày 30.4.1975, mà nghĩ là người ta chỉ cần gạc anh ra ngoài quyền lực điều hành đất nước để cho anh về hưu non, vui thú điền viên. Vì vậy tôi vô tình bàn đến kinh nghiệm lịch sử của mọi nhà nước mỗi khi thay ngôi đổi chủ, cách mạng lên nắm chính quyền thành công, thì sau đó là tranh chấp các phe cánh và lợi ích cá nhân, do đó có khi anh em lại sát hại nhau. Anh Cang tưởng chừng tôi đã biết chuyện anh đã từng bị âm mưu sát hại nên anh lướt qua nói tiếp: cũng vì thế mà Tướng Ba T....đã bị trảm, rồi được đặt tên Tướng này cho một con đường. Gương mặt anh lúc này đã đổi sắc như đang sợ hãi và trầm ngâm.. anh không nói thêm gì nữa.
Lần sau, tôi gặp chị Bảy lúc anh Cang đi vắng. Tôi đang là cái túi lớn để chứa chất cho chị Bảy trút hết bầu tâm sự:
Chú ơi! anh Cang suýt chết ở Cầu Cống vì bị kiểm điểm bằng súng đạn, Chú có biết không! Chuyện xảy ra rất lớn! hàng ngày anh Cang đi làm về, từ chỗ HTX bình Acquy ở Hốc Môn đi qua cầu Cống để về thẳng nhà cũng hơn 8giờ tối. Đã hơn một tuần, có một số người đàn ông xuất hiện ở Hốc môn nơi Hợp Tác xã làm bình Acquy nơi anh Cang tham gia kiếm sống
Anh Bảy sinh nghi bởi vì anh đã có thói quen cảnh giác cao độ cho tính mạng của mình rồi, anh không tự mình đi chiếc xe máy Vespa và nhờ lính của anh chở anh đi làm. Rồi một ngày vào buổi chiều trời gần tối, số người lạ mặt khác cũng ngồi bên kia cái quán cóc chưa chịu về, hôm nay anh về nhà trễ có việc họp nội bộ HTX, người lính chở anh, đèo anh ngồi sau xe dặn dò nhau đi cẩn thận. Khi leo lên hết dốc Cầu cống trên cao nhìn xuống dưới dốc cầu, có một chiếc xe hơi màu trắng hiệu Ladalat nằm quay xiên giữa đường hướng lên Cầu cống, một bọn đàn ông hơn ba người mặc thường phục, có đứa giương súng nhắm lên cầu Cống, vì tối trời, bọn chúng pha đèn để bắn chắc ăn, nhưng cũng vừa lúc người chở anh Cang kịp lách xe xuống lề dốc, tông cánh cửa nhà bên đường chạy thẳng vào trong nhà, trong giây lát trước đó một loạt súng liên thanh nổ bắn hụt vào xe VESPA của anh Cang và tiếp tục theo một vài loạt đạn bắn bồi chí tử làm cho căn nhà váng vốn đã ọp ẹp bị tan tành xát pháo. Sau đó chiếc xe hơi khủng bố chạy lên Cầu cống trốn thoát hướng về khu Quang Trung Hốc môn.
Vụ này quá nghiêm trọng, kẻ chủ mưu ra tay ám hại anh không ai khác là trong nội bộ thanh toán nhau vì lợi ích nhóm.Tín đồ học thuyết âm mưu phải quỳ gối chịu trách nhiệm trước BT Thành Ủy 10.Cc: xin lỗi là vì hiểu Lầm.Nói về trong đêm súng nổ tại Cầu cống vào lúc gần 10. giờ đêm thì chỉ 15 phút sau bà Đỗ Duy Liên nhận ngay cuộc gọi đầu tiên của chị Bảy gọi báo tin là anh Cang vừa bị kiểm điểm bằng súng đạn ở Cầu cống Gò vấp trên đường về nhà. Tức thì lực lượng an ninh TP như ong vò vẽ bễ tổ tỏa ra đi tìm kẻ ác và phát hiện ra nhanh đối tượng vụ án. Sáng ngày hôm sau anh Bảy Cang mới trở về nhà bằng xe hơi của UBND TP.
Ba tuần sau anh Bảy trở lại Cầu cống nhìn lại nơi gây án để cám ơn ngôi nhà của khổ chủ đã che chở cho anh, đã sửa lại nhà chưa! Bất ngờ người đàn bà khổ chủ , miệng cười như hoa nở cám ơn Dượng Bảy (anh Cang)! Thưa Dượng: Sau mấy ngày hôm đó, trên Phường có cho người xuống đo đạc chỗ nhà bị hư hỏng và hứa sẽ có sự giúp đỡ. Bà chủ nhỏ lại chỉ ra đằng sân sau một đống gạch to chần vầng, một chồng Xi măng cao...đủ để xây lại căn nhà ngoài ra còn cấp thêm 7 trăm ngàn đồng tiền mặt. Anh về nhà nói với Chị Bảy: Tụi nó chạy tội, hối lộ cho con Năm ở Cầu cống, cho tiền và vật liệu để xây dựng nhà mới.
Lần tâm sự cuối cùng của Chị Bảy: Tử BMT tôi ghé thăm anh chị, có lần chị tự bộc bạch ! Anh Trần Bạch Đằng khi làm Bí thư Thư Thành Ủy SG.GĐ. .anh ở trong nhà này mấy năm liền. Hồi đó chị phụ trách kinh tài cho CM.Nhận Tiền Dolla HồngKông và dolla Mỹ từ Campuchia đưa qua biên giới về căn cứ để chuyển lên SG và chất thành đống trong nhà, chị Bảy có nhiệm vụ phải chuyển đổi các loại tiền này sang tiền đồng VNCH và giao lại, đây là một công viêc khó khăn nhưng béo bở về tỉ giá chuyển đổi và người giao nhận không phải xuất trình bất cứ chứng từ nào, tất đều là tín cậy vào lòng yêu nước để hoàn thành nhiệm vụ. Chị không ngần ngại tâm sự với đứa em như tôi khi hai mắt chị rưng rưng nước mắt nói rằng:Chú ơi! tôi cũng là một thương binh, là một nữ cứu thương ở chiến trường Miền đông Nam bộ, chị kéo ống quần lên khỏi bắp chân, rồi tuột xuống chiếc bí tấc dài, làm lộ ra vết thương cũ sâu hoắm vào tận xương ống quyển, bề mặt vết thương cũng to bằng ba ngón tay chụm lại. Tôi bàng hoàng khi nhìn cái vết thương cũ đã liền da, loan lỗ màu hồng đỏ, chỗ trắng, chỗ đen, chị phải thường xuyên đắp lên vết thương ấy với miếng băng vãi trước khi kéo bí tấc lại để che khuất. Chuyện chị kể: sau trận chống càng của quân đội Pháp, vết thương phần mềm ở bắp chân bị hoại tử vì thiếu thuốc kháng sinh, chị trở về hậu cứ, bí mật chuyển lên SG và được gia gia đình cho sang Pháp chữa trị và tiếp tục học hành.
Trước đó, anh chị Bảy đã xếp bút nghiên ở tuổi trẻ học trò cấp hai cùng nhau ra Bưng (chiến khu) kháng chiến , anh chị gia nhập vào lực lượng vũ trang do đàn anh Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy Kháng chiến chống pháp ở Miền Đông Nam bộ).
Năm 1947, anh Cang cũng được gia đình cho sang Pháp học tiếp, anh chị lại gặp nhau tại Pháp, cùng nhau học xong Tú tài I&II (BAC I&II) và học tiếp lên hết Đại học, tốt nghiệp Kỹ sư ngành chuyên môn. Anh chị sống, kết hôn và làm việc thành công trên đất Pháp.
Anh chị học xong Tú tài I&II (BAC I&II) và học tiếp lên hết Đại học, tốt nghiệp Kỹ sư ngành chuyên môn. Anh chị sống, kết hôn và làm việc thành công trên đất Pháp.
Mỗi lần nhớ về đất nước VN đang bị chiến tranh tàn phá, nhớ về chiến trường xưa... Hình ảnh thủ lĩnh Huỳnh Văn Nghệ, người anh hùng áo vải đã có trong tay một đội quân hùng mạnh chiến đấu với quân xâm lược Pháp ở Miền Đông nam bộ. Trong thời kỳ đó Kháng chiến Nam bộ nói chung chưa có thống nhất các lực lượng vũ trang các Miền, Vùng.... địa phương nào tự lo tổ chức lực lượng vũ trang nên có nhiều thủ lĩnh cát cứ mỗi nơi. Người ta ví von lãng mạn đó là những Anh hùng Luong Sơn Bạc kháng chiến chống Pháp. Anh chị Bảy đã lấy tên thủ lĩnh của mình H.V.Nghệ đặt tên cho con trai mình là T.V.Nghệ.
(Năm 1957 anh chị trở về nước, anh cho tôi biết anh là nhân vật số mười trong MTGPNVN, anh về lo tổ chức ra mắt MT này).
Chuyện đời của anh chị Bảy (Cang-Thủy )đến đây tôi như hiểu hết ngọn ngành và luôn ngưỡng mộ một đàn anh là đồng đội cũng là anh chị kết nghĩa. Tôi nhớ lại có lần anh nói rằng: Sau trưa ngày 30.04.1975 một số phóng viên báo chí nước ngoài vây quanh anh phỏng vấn!
Nhưng có bàn tay giấu mặt đứng sau lưng vỗ vai anh và bảo rằng không được nói gì nữa!!.
Tôi nói với anh là công việc giải phóng đến đây đã chắc ăn thành công, người ta cho anh nghỉ việc ngay lúc đó.. (kẻ cướp công chưa lượng hết công việc đất nước còn cần anh rất nhiều).
Sau này khi tôi đọc xong cuốn tiểu thuyết Tình báo: ĐIỆP VIÊN HOÀN HẢO. Phạm Xuân Ẩn do nước ngoài biên soạn và bản dịch sang tiếng Việt. Mới có nhận xét sự khác biệt giữa hai Điệp viên TB cộm cán Phạm Xuân Ấn H63 & Tô Văn Cang H64.
Sáng ngày 30.4.1975 vào lúc 9 giờ 30 phút T.Thống Dương Văn Minh đọc nhật lệnh cho quân lực VNCH buông súng đầu hàng quân CMGP vô điều kiện. Điệp viên Phạm Xuân Ẩn vui mừng chạy ra đường dạo phố, miệng phì phà tẩu thuốc lá, đầu ngẩn lên nhìn bầu trời mới, đi thả bộ trên đường Nguyễn Huệ rồi qua Lê Lợi như muốn chứng tỏ mình là người đầu tiên chứng kiến chiếc xe tăng CM lăn bánh trên đường phố Sài gòn. Ông thanh thản và bình yên với trách nhiệm nặng nề đã qua. Nhiệm vụ đã hoàn thành. Khi nghĩ đến vợ con mình đã ra nước ngoài an toàn từ mấy ngày trước rồi, thở phào nhẹ nhõm! Nhiệm vụ TB của ông Ẩn đã chấm dứt như ông Bảy Cang đã bị cái vỗ vai nhắc nhở phải thôi việc lúc 11 giờ 30 ph. ở Dinh Độc lập.
Tuy nhiên anh Bảy Cang còn lâu mới rời khỏi cái giờ khắc nghiệt ngã ngày 30.4.75
- 9 giờ 30 phút sáng, trước đó cũng như kéo dài thời gian suốt đêm đến chiều ngày 02.5.1975, ăn ở trong Dinh Độc lập, cho đến khi nội các cũ của TT Dương Văn Minh rời khỏi Dinh Độc lập được trở về nhà. Sau này người ta mới biết có một cuộc biểu tình sáng sớm ngày 2.5.75 đã bị đập tan khi tổ chức giáo dân từ nhà thờ Tân Sa Châu đường Lê Văn Sĩ (đường Trương Minh Giảng) tiến vào Sài gòn hỗ trợ cho giải pháp can thiệp của Trung quốc và Pháp hợp đồng đem quân vào Sài gòn Miền Nam và Miền Bắc VN áp đặt giải pháp chính trị khác. Nhiệm vụ của anh Bảy còn rất nặng nề vì cần phải theo dõi, kiểm soát các tổ chức tôn giáo, hội đoàn có nhiều người của anh cài đặt, chưa kể các bộ ngành trong chính quyền VNCH....anh Bảy đang tạm thời phụ trách nội chính của UBQQ SG-GĐ.
Tôi có một vài nhận xét cá nhân hiểu biết hạn hẹp của mình giữa hai nhà hoạt động TB cộm cán, chiến công của họ chưa chắc ai thua ai!! Nhưng sự công bằng của lịch sử đến với mỗi người lại tùy biến vào hoàn cảnh tác động của dư luận và lợi ích nhóm:
- Ông Phạm Xuân Ẩn, nếu không có tác giả người nước ngoài viết về chiến công TB cách mạng "Điệp viên Hoàn hảo" Phạm Xuân Ẩn (Gọi là hoàn hảo mà tôi cho là không hoàn hảo bởi vì tin tức TB bí mật của một quốc gia vừa mới giành được độc lập mà được nước ngoài viết thành sách đúng y chang.) Ông Ẩn đã bị lộ nhân thân của mình. Chính người nước ngoài đã giúp cho ông Ẩn đặc cách thăng quân hàm Đại Tá rồi Thiếu Tướng. Kèm theo biết bao nhiêu chiến công hào hùng trong quá khứ được vinh danh.
- Ông Tô Văn Cang là một Chiến sĩ TB thầm lặng. Ở đây thầm lặng có hai mặt của vấn đề : Tính bảo mật cao dành cho các tổ chức bí mật TB ở nước ngoài mà anh được nhà nước cho đi công tác để xúc tiến việc mở cửa cho các doanh nghiệp đầu tư vào VN. Còn việc ngày đất nước thống nhất 30.04.1975, trước và sau cái mốc lịch sử ấy đã lộ hẳn ra rành rành, ở trong nước và nước ngoài ai cũng biết anh là người đứng giữa hai lằn đạn địch, thù và Ta, mạng sống của anh ấy rất dễ bị trừ khử. Sau thời khắc 11. 30 phút ngày 30.04.75 có cái vỗ vai lên anh, hàm ý cho thôi việc đã nói lên lợi ích phe nhóm đã manh nha chia rẽ quyền lực nội bộ ngay trong ngày đầu chiến thắng.
Kể từ khi Internet được đi vào xã hội hóa, tôi tìm trên trang mạng, chỉ thấy có mấy cái tiêu đề rất kêu "Cụm TB H63 Tư Cang (Anh hùng tình báo) - Cụm TB H64. Sáu Trí Thiếu Tướng và Trung Tướng (lúc về hưu) Huyền thoại một Tình báo". Phe ta ca ngợi Tư Cang, Sáu Trí là TB anh hùng, thầm lặng TB huyền thoại. May ra Phạm Xuân Ẩn được vinh danh nhờ nước ngoài viết nên tiểu thuyết Ván bài TB lật ngửa "Điệp viên hoàn hảo." Anh Bảy Cang (dễ lẫn lộn với Tư Cang Anh hùng TB khi gọi tên) là ván bài TB một nửa Úp, một nửa lật ngửa. Chính vì sự khác biệt giữa Phạm Xuân Ẩn an nhàn vui thú tuổi già với hào quang anh hùng TB. Còn Anh Bảy Tô Văn Cang cũng về vườn đuổi gà, không thầm lặng mà im lặng trước cảnh đất nước đang lao dốc về kinh tế phá sản, đường phố vắng bóng người. Vì vậy đất nước còn cần Anh và anh cũng còn nặng nợ với đất nước trong thời kỳ "Đổi mới hay là chết" của tác giả (N.V.L- '<Những việc. cần làm ngay'> được đăng trên nhiều báo ở TP.HCM.).
Mười năm sau (1975-1985) cuối năm 1985, anh thật sự được mời tham gia tư vấn cho chính phủ đổi mới nền kinh tế tập trung XHCN phá sản, chuyển sang nền Kinh tế Thị Trường có kiểm soát của nhà nước (định hướng XHCN). Bước đầu bãi bỏ ngăn sông cắm chợ, tự do lưu thông hàng hóa, mở cửa thị trường ra nước ngoài, doanh nghiệp tự tìm thị trường, tự tìm đầu vào, tự chủ vốn, liên doanh, liên kết vv....
Đây là thời cơ để cho anh Cang cống hiến hết mình cho đất nước mà cách đó không lâu anh thường than thở anh đã bị cái vòng Kim cô tròng lên đầu không làm gì được cho xã hội (ý nói anh là một đảng viên Đảng CSVN phải chấp hành các mệnh lệnh từ trên xuống, chỉ có thi hành, không được phát biểu ngoài chủ trương đường lối).
Vợ chồng anh chị Bảy Cang kinh doanh trong ngành Vãi Sợi Dệt may, lại là TBT nguyệt sang Công Kỹ Nghệ Gia Miền nam VN là đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp Miền nam thời kỳ trước ngày 30.04.1975. Các nhà tư sản yêu nước Miền nam đã bị tịch thu tài sản để làm cách mạng XHCH, họ nằm chờ mười năm coi chừng có thay đổi được gì mới hơn cho đất nước! Nhưng Lạc hậu là cái thảm họa, đã đưa kinh tế đất nước đi đến phá sản.
Dựa vào chủ trương, đường lối mới phát triển sản xuất của nhà nước, anh Bảy Cang đã đứng ra tập hợp các bạn bè ngày xưa là các doanh nhân hội đủ các ngành nghề, tổ chức lại sản xuất. Do đó mới có chuyện tháo gỡ và di dời nhà máy dệt Vinatexco, Vimitex.... đem ra Miền bắc để xây dựng nền công nghiệp XHCN, để lại nhà xưởng trống không, công nhân tan hàng về nhà đi kinh tế mới, làm thất nghiệp hàng chục ngàn công nhân ngành dệt Miền nam.
Ngành Công nghiệp Dệt may Miền Nam lâm vào tình cảnh khó khăn như thế, nhưng cũng là cơ hội may mắn có một không hai cho nền công nghiệp Dệt may Miền nam: Chính nhờ những máy móc thiết bị ngành dệt có công nghệ từ đầu những năm 1960 đưa ra Bắc. Bỏ trống một vài năm nhà xưởng vẫn còn nguyên vẹn, bây giờ các nhà doanh nghiệp mới Miền nam chỉ việc mua sắm máy móc thiết bị thế hệ mới. Hai mươi năm sau 1980 đã bắt kịp sự tiến bộ công nghệ của thế giới và đã nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất. Trong số máy móc thiết bị dệt đưa ra Miền Bắc đến thời điểm đó cũng trải qua ba bốn năm vẫn còn nằm chất đống ngoài bãi, bỏ hoang sẽ trở thành đống phế liệu...
Đồng bào cả nước đang hướng về sự đổi mới cách làm ăn của xã hội, trên các báo chí in đậm cái Tít lớn "Những việc cần làm ngay -tác giả (chữ viết tắt) N.V.L)" độc giả hầu như ai cũng đọc trước tiên trên báo, xã hội VN lúc bấy giờ đang như trong khí thế muốn chuyển mình để bước sang trang mới. Anh Cang được nhà nước mời gọi, nhiệm vụ cuả người trí thức yêu nước và là một Đảng viên ĐCSVN trung kiên, diễn biến của đất nước đã thôi thúc anh không thể ngồi yên an dưỡng tuổi hưu như các anh Hùng TB nữa. Nhưng lần dấn thân này, anh Cang lại bị tai họa suýt nữa anh bị tù đày, vong mạng. Chuyện anh kể là:
Để chuẩn bị cho ngày khai mạc Đại Hội Khóa VI 1986 là đaị hội đổi mới của ĐCSVN, người quyền lực nhất nước nhất đảng cùng đoàn công tác từ Trung ương vào Sài gòn âm thầm, lặng lẽ đi đến các doanh nghiệp làm ăn theo mô hình mới (Kinh tế thị trường) kiếm tra thì kết quả khả quan, chỗ nào đến cũng được người quyền lực gật đầu vui mừng, kết thúc có hậu bằng một câu phán rằng "Đã có bông hồng nở trên sa mạc". Đây là một tín hiệu cho phép đổi mới! phải tranh thủ, nhanh tay chớp thời cơ. Anh Bảy Cang được chỉ thị của nhóm quyền lực giấu mặt dưới cái tên "N.V.L Những việc cần làm ngay" : Tổ chức gấp một buổi gặp mặt các doanh nghiệp, doanh nhân cũ của Sài gòn trước và sau năm 1975, mục đích là giúp đóng góp ý chân thành với công việc đổi mới của đất nước. Trước nhất là tháo gỡ vướng mắc, cởi trói cho các doanh nghiệp do cơ chế hoạt động của kinh tế XHCN lỗi thời. Địa điểm tổ chức phải ở ngoài Tp.HCM, tránh sự dòm ngó trong khi phái đoàn Cấp cao TƯ còn ở SG công tác. Địa điểm họp được chọn là Đà lạt, mặc dù người đứng ra chủ trì hội nghị là một quan chức cấp phó TP. Qui mô ban đầu cứ cho là nhỏ gọn với số lượng người đông như một lớp học ở một phòng hội của khách sạn ở Đà lạt.
Ngày đầu của hội nghị, các đại biểu là những người có trình độ và kinh nghiệm, và đã thành công trong sự nghiệp kinh doanh trước và sau 1975 đã nghe các tham luận cải cách, chấn hưng đất nước về tương lai kinh tế nước nhà và những tiếp thu ý kiến xây dựng.. nói chung là đang hồi hộp chờ đợi lệnh chính phủ để tháo gỡ, cởi trói cho doanh nghiệp. Đến ngày thứ hai, vào buổi chiều thì số người tham gia tự nguyện từ các tỉnh Miền nam và lân cận Sài gòn là các doanh nghiệp quốc doanh và chuyên viên các tỉnh thành cũng đến Đà Lạt nghe ngóng bên ngoài hội nghị. Bỗng dưng hội nghị đã trở nên to lớn gần như một Đại hội của các doanh nghiệp. Tiếng đồn bất ngờ và bất lợi cho anh Bảy Cang bởi vì anh là người không phải là người chủ trì mà lại là người đứng ra hướng dẫn và điều hành hội nghị, vì vậy khi một điện văn từ HN gửi vào cho truy tìm, bắt kẻ chủ mưu đứng đằng sau tổ chức hội nghị bất hợp pháp ở Đà lạt. Anh Bảy Cang quay về Sài gòn trong đêm ấy để báo cáo xin ý kiến của TP.
Ngày hôm sau anh tháp tùng đoàn đứng đầu của TP.HCM lên Đà lạt, trên đường đi đã thông báo là hội nghị vẫn tiếp tục, yêu cầu các đại biểu ở lại không rời khỏi Đà lạt. Hôm đó các đại biểu được nghỉ ngơi chờ đợi.
Hôm sau Anh Cang cũng bị một số người gọi là ở HN vào tìm hiểu hư thực của tổ chức hội nghị. Anh Cang chỉ ra người chịu trách nhiệm và anh chỉ là người thừa hành, sở dĩ anh đứng ra điều hành hội nghị là sở trường chuyên nghiệp của anh (anh tốt nghiệp quản trị kinh doanh ĐH. Oxford) vì là Hội nghị chuyên đề về Kinh tế trước một cử tọa đông đảo là các trí thức kiêm doanh nhân.
Ngày thứ tư của hội nghị có sự tham gia diễn đàn của người đứng đầu quyền lực của TP.HCM là tấm lá chắn của anh ấy. Hội nghị đã thông báo sẽ có nhiều đại biểu tham dự hội nghị từ miền Bắc và miền Trung. Cuối cùng là sự xuất hiện bất ngờ của Đoàn cao cấp Trung ương HN đến Đà lạt đứng đầu là người quyền lực nhất nước nhất Đảng: Mở cửa Thị trường ra nước ngoài, công nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nhận các thành phần kinh tế của xã hội. Cả nước hân hoan đón mừng sự thay đổi của đất nước sắp tới. Con tàu đổi mới của đất nước bắt đầu chuyển bánh, các người đổi mới lên tàu bỏ lại phía sau những đứa u mê không chịu đổi mới.
Kể từ ngày anh Bảy Cang bị cái vỗ vai lúc 11 giờ 30 p ngày 30.04.1975 đến hôm đó cũng 10 năm rồi, thoát ra khỏi hai lần bị ám hại chí tử, anh được bù đắp lại phần nào những gì đã mất mát, rửa được mối hận đời của một trí thức yêu nước:
- Khoảng năm 1988 UBND.Tp.HCM để chuẩn bị ngày kỉ niệm ngày chiến thắng, thống nhất đất nước 30.04.1975. Đài truyền hình TP.HCM cho làm một Clip video cho phép anh Cang tường thuật lại ngày chiến thắng 30.04.1975, kể lại chuyện ai vào Dinh Độc lập trước, ai bắt TT.Dương Văn Minh..... vv. Đó là Chuyện đã cũ rích hơn mươi ba năm rồi!! Quay phim ghi âm, chụp hình xong rồi để đó.
- Anh tham gia chính trường trở lại, sau mười năm hưu trí, giờ đây với tư cách là một chuyên gia kinh tế chứ không phải là một quan chức nhà nước hay một Đảng viên. Anh được mời tham dự hội thảo một số dự án đầu tư xây dựng nhà máy, công trình.. của TP, HCM. Năm 1988 tôi có dịp về Thành phố SG ghé thăm anh chị Bảy Cang. Tình hình lúc đó có đổi khác rất nhiều, anh chị vô cùng phấn khích: anh báo tin vui! Anh vừa mới đi dự hội thảo về, cho biết thêm tương lai của đất nước rất có triển vọng, các cường quốc có dự tính sẽ đưa vào VN các công nghệ chế tạo sản xuất vũ khí và xe tăng, xe quân sự... đây là thông tin cấp nhà nước được phổ biến hạn chế. Như thế anh vẫn còn ở vị thế tin dùng của chính phủ.
Cuối năm 1991, tôi đã về định cư ở Sài gòn, có dịp xem TV, mới biết anh đã được phỏng vấn lại ngày chiến thắng 30.04.1975, anh đã chuẩn bị viết sẵn trên giấy để trả lời cho phóng viên truyền hình: "Ai vô Dinh Độc lập trước, Dương Văn Minh đọc lệnh đầu hàng...." Khổ nỗi là chỉ cho phát ở Đài Truyền hình Bình Dương... rồi im lặng luôn. Rồi đầu Tết Dương lịch 1992, bất ngờ tôi lại gặp anh Cang ở trước Chợ Tân định đường Hai Bà Trưng SG. Anh đang bước ra từ một cửa hàng thực phẩm, tay cầm một gói hàng nhẹ, trên tay anh còn lại cầm hai cái túi nilon đựng hàng như cái túi mua hàng ở siêu thị bây giờ, và anh nói ngay là bao bì mới du nhập, ở nước ngoài, người ta đã dùng lâu rồi, anh đưa cho tôi hai cái về dùng! Nó bền lắm...
Tiếp theo là anh báo tin vui là anh vừa được nhà nước cho đi Âu châu hai tháng, anh gặp lại nhiều bạn bè. Anh cười ha hả và nói là gặp lại thằng Bùi Tín...Tôi lại tò mò hỏi thêm!
- Sao lại gặp ông ta?
Anh nói: Bảo nó đừng nói thêm nữa! Bên này hiểu rõ rồi
Tôi lại hỏi bồi thêm: Anh có đem tiền cho ông ấy?
Anh chỉ cười như đồng ý kiến phải có!!!
Công lao to lớn đóng góp suốt cả cuộc đời, anh vẫn ở căn nhà cũ nơi mà Bí thư Thành ủy SG- GĐ sống và làm việc cho đến ngày chiến trận Mậu Thân 1968 thì dừng lại, nhà ở gần ngã năm Bình hòa đi vào con hẽm rộng chạy thông ra bên hông bệnh viện Ung bướu đường Nơ Trang Lơn, Bình Thạnh. Như thế này thì cuộc sống của anh cũng tạm ổn trong tuổi già hưu trí. (Sau khi anh qua đời tháng 8/1999 và chị Thủy vợ anh cũng qua đời. Sau đó hai năm, cô Mỹ Hạnh con gái đã bán căn nhà này, và bây giờ khu nhà anh đã bị chủ nhà mới xây xé nhỏ thành khu nhà binh dân trong xóm, nhưng vẫn còn cái dấu tich khu nhà anh Cang là cái Trường Mầm non cạnh nhà anh năm xưa còn lại. Khu nhà biệt thự cũ của anh cũng rộng hoặc hơn diện tích của trường Mầm Non này).
Thời điểm đó nhà tôi chưa có điện thoại nhà nên hàng tuần phải ghé thăm anh, có khi anh phải lên Gò Vấp ghé thăm tôi, xem làm ăn như thế nào! Ngày Tết giỗ cha tôi anh cũng đến dự, thân mật với nhau như người nhà. Những năm từ 1995-1998, tôi bắt đầu vượt khó cảnh nghèo, bước sang cuộc sống sung túc vì ba con tôi đã tốt nghiệp ĐH, có công việc làm ổn định, tôi làm chủ và tự chủ tiền nong của mình làm ra từ mấy dãy nhà cho thuê. Có đủ phương tiện để đi đây đó, tôi đã sắm xe hơi cũ, hai anh em có dịp đi Bà Rịa -Vũng tàu, Tây ninh... Đáng nhớ đầu năm 1998 tôi đã đưa anh Bảy Cang đi Bà Rịa dự lễ kỉ niệm 34 năm ngày chiếc tàu không số đường Hồ Chí Minh trên biển chở vũ khí cập bến Hồ Tràm an toàn và trở lại ra Bắc. Đây cũng là dịp ra mắt công bố dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Tràm-Bình Châu-Vũng tàu với con đường nối liền nhiều đoạn với nhau ven biển dài 72 km.
{{GHI CHÚ THÊM: Ban tổ chức buổi lễ ra mắt Dự Án Khu lịch Hồ Tràm -Bình Châu -Vũng Tàu và kỉ niệm ngày Con Tàu Không Số, đường HCM trên biển cập bến Hồ Tràm có nhờ Đoàn hát Cải lương Trần Hữu Trang TPHCM ra Bà rịa giúp vui cho bà con thôn quê trong địa phương. Ông bầu show Phi Bằng nhờ tôi ủng hộ thuê một chuyến xe 15 chỗ chở gia đình cha con nghệ sĩ cải lương Út Trà Ôn, gia đình chị em NSUT Lệ Thủy, Lệ Dung..v.v.. đi ra Hồ Tràm và nghỉ ở Khu DL Bình Châu. Điều bất ngờ, sáng ngày chủ nhật hôm đó khai mạc lễ Kỉ niệm 34 năm con tàu Không số cập bến Hồ Tràm. Anh Cang là vị khách không mời, chiếc xe chở anh do tôi lái đến dự lễ, xếp hàng sau cùng của các xe hơi đời mới của các quan chức của tỉnh nhà. Khi anh khiêm tốn bước vào phòng hội đi vào hàng ghế trống phía dưới thì mấy quan lớn trên hàng ghế đầu phát hiện nhà TB cộm cán, trong thời chiến, hàng tuần từ Sài gòn xuống Bà Rịa Vũng tàu là quê hương bên vợ cũng là nơi liên lạc công tác bí mật của anh với CM. Những người ở hàng ghế trước đón anh mời vào hàng đầu ngồi bên cạnh Bí thư Tỉnh ủy BRVT. Bầu show Phi Bằng ngỡ ngàng và trở thành Bầu Lém khi tự nhận anh Bảy Cang là cùng anh em biết nhau trên TP.HCM. Với ông Hồ văn X Chủ tịch UB Tp VT, sự thật thì anh Cang với Phi Bằng chưa hề biết mặt nhau và hai người lại đi hai xe khác nhau. Thái độ cư xử Phi Bằng (là Trung Tá điệp báo Hà văn Diên hưu trí, linh của Sáu Trí) từ đây với anh đã kính trọng hơn. Mấy năm sau khi anh Bảy Cang qua đời, cũng chính Bầu Show lém lỉnh Phi Bằng làm cầu nối cho tôi được Sáu Trí (thời điểm này đã được phong hàm Trung tướng "Nguyễn Văn Khiêm" khi ông ở tuổi già 90) biết tôi là đồng đội ít oi còn lại của Bảy Cang đang ngồi trên xe lăn không đi lại được nên Ổng Tướng già gửi tặng tôi tờ báo ANTG lần đầu tiên đăng lên hình ảnh chụp chung của ông ấy và Chiến sĩ TB Tô Văn Cang, rất cẩn thận ông Tướng cho ép nhựa tờ báo để tặng tôi, chủ yếu để tôi giữ gìn làm tư liệu vì hiếm hoi. }}
Dịp cống hiến cho đất nước lần cuối đời anh Bảy Cang mà chỉ có mình tôi biết và viết ra sau đây:
Vào tháng 8/1998, tôi từ Huế vào Sài gòn sau khi ở lại hơn ba tháng, ghé thăm anh đem cho anh xem cuốn băng Video tôi quay kỉ niệm ngày trở về sau 36 năm xa quê hương, thực hiện quay video một cuộc hành trình lên chiến Khu Dương Hòa thăm mộ cha tôi hi sinh và chôn trên núi của chiến khu. Đồng thời khi đó anh cũng báo cho tôi biết là anh cũng mới từ nước ngoài về do nhà nước cho đi công tác nước ngoài lần thứ hai. Thấy anh rất hài lòng với công việc, nhưng về sức khỏe thấy anh có vẻ chậm chạp.

Anh Tô Văn Cang và người bạn Mỹ trong cuộc hội đàm thành lập Công Ty Việt Mỹ Cơ Khí Hạt Nhân, bước đầu để đưa Chuyên gia Hạt nhân Đinh Dức Hữu Việt kiều về nước tham gia chương trình Năng lượng Điện Hạt nhân VN
Lần gặp này tôi đề nghị anh tham gia làm việc cho một Công ty nước ngoài về đầu tư VN có cái tên rất kêu: Công ty Việt -Mỹ (A&T Kỹ Thuật Hoa kỳ). Cái Công ty ban đầu có tính bịp bợm. Trụ sở và Văn phòng sau lưng Nhà thờ Tân Sa Châu mặt tiền hướng ra sát với con đường bao quanh chợ Phạm Văn Hai. Đây là căn nhà bình dân nhỏ của một giáo dân chống Cộng cực đoan của xứ đạo Tân Sa Châu miên Bắc di cư 1954 vào. Người đứng đầu Công ty này có tờ rơi quảng cáo cũng rất kêu: Đinh Đức Hữu chuyên gia Cơ Khí Công nghệ Hạt nhân Hoa kỳ, phục vụ tại Trung tâm Nguyên Tử Lực Tennessee của Hoa kỳ, cái nôi sản xuất ra bom nguyên tử. Vợ là tên Phạm Nữ TS gì đó cũng ghê gớm lắm!! Tôi đã đến ngôi nhà này do ba anh bạn học cùng Trường Điện Phủ Thọ Sài gòn đã vào giúp gây sòng (thành lập công ty) cho tổ chức này. Mấy tháng qua ba anh em bạn cũng ra sức làm việc, có anh bạn đang làm việc hợp đồng chức danh PGĐ cho một Công ty Môi trường TP.HCM. Anh bạn này cũng đem hết tấm lòng xây dựng công ty, nên sao chép các hồ sơ tổ chức, hồ sơ kỹ thuật xử lý rác thải các loại. cống rãnh v..vv. Nói tóm lại là anh bê nguyên cái mô hình Công ty của anh tặng không Công ty Việt -Mỹ. Tân Sa Châu.
Mặc dù về hình thức tổ chức Công ty đã hình thành nhưng Đinh Hữu -Phạm Nữ không dừng lại mà muốn chui sâu, leo cao vào làm ăn với Chính phủ VN. Ba người bạn của tôi chưa biết tìm ai để giới thiệu, khi đó nhờ tôi giúp. Nhận thấy trong tờ rơi quảng cáo làm sạch môi trường nhiễm phóng xạ Nguyên tử. Đây là sở trường của Đinh Đức Hữu. Tôi đưa tờ rơi quảng cáo cho anh Cang xem. Anh cũng đồng ý có sự mới mẻ về đầu tư là xử lý môi trường nhiễm phóng xạ cần có công nghệ cao còn rác thải thì có bọn kền kền trong nước dành nhau hết rồi.
Tôi đã đưa thông tin cá nhân về anh Cang tham gia Công ty Việt -Mỹ. Mấy ngày sau Đinh Đức Hữu từ nước ngoài đã liên lạc với anh Cang bằng điện thoại nhà của anh Cang. Những ngày sau Anh Cang lại nhận được nhiều cuộc gọi dài hơi cả vài tiếng đồng hồ trao đổi và đi đến kết luận chuẩn bị cho Đinh Đức Hữu về nước ngay trong tuần sau đó. Tôi được anh Cang báo lại đúng là Đinh Đức Hữu muốn tiếp cận với Chính phủ cấp nhà nước và trước tiên là Tp.HCM. Qua vài lần xã giao làm từ thiện Mỗ tim bẩm sinh, Mỗ hở hàm ếch cho trẻ em. Vợ chồng Đinh Hữu - Phạm Nữ đã tiếp cận được các cấp lãnh đạo Nguyễn Vĩnh Nghiệp nguyên Chủ Tịch Ủy ban TP.HCM, các hội đoàn Bà Đỗ Duy Liên....v.v rồi từ đó Hữu - Nữ tiến ra Bắc làm từ thiện vùng cao, vùng xa.. và sau này vợ chồng Hữu - Nữ tổ chức kinh doanh che mắt thiên hạ là nuôi Tôm trên cát phía Bắc Miền trung, và vì lý do nào đó, vợ chồng này lại ra Tòa án li hôn. Nhẹ gánh gia đình của người trí thức khao khát cống hiến tài năng của mình, hành trình của Đinh Đức Hữu làm cách nào đó đã thấy ông ta có mặt trong đoàn chuyên gia Nguyễn Tử Lực VN trong phải đoàn chinh phủ của Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng sang thăm Trung Tâm Nguyên Tử Lực của Pháp. Đinh Đức Hữu đã sống và làm việc tại Hà nội nhiều năm và mới qua đời cách đây vài năm sau một cơn đau tim.

Anh Tô Văn Cang đứng đầu từ trái sang phải (ảnh chụp sau buổi họp từ thiện mỗ Hở Hàm Ếch)
Trở lại với Công ty mất dạy A&T Công nghệ kỹ thuật Mỹ Tân Sa Châu ờ Chợ Phạm Văn Hai, ba anh em bạn đã tận tâm xây dựng Công ty và việc làm cầu nối để lọt được vào tiếp cận các lãnh đạo chính phủ là một phần quan trọng, rất ít tốn kém cho một doanh nghiệp đúng đắn.
Người Điều hành Công ty này là Phạm Nữ người đàn bà gian hùng bất nhân bất nghĩa đổi với ba người bạn của tôi, trong đó có một người trẻ tốt nghiệp Kỹ sư sau năm 1975 tại Trường Đại học Bách khoa Sài gòn là bạn học của Đinh Đức Hữu đã bỏ chỗ làm cũ lương tiền ổn định hàng tháng, nay muốn dẹp bỏ công ty ma quái bịp bợm A&T họ cho nghỉ việc bất ngờ không có một lời xin lỗi chia tay. Gia đinh chúng nó đối xử như kẻ cướp: buổi sáng hôm nghỉ việc chúng đã khóa phòng, khóa cửa tủ và bàn, không cho lấy bất cứ thứ gì của cá nhân còn bỏ sót lại. Vì cho là Đinh Đức Hữu bị TB Tô Văn Cang dụ dỗ hợp tác với CS. Anh bạn trẻ KS bạn của Hữu đã viết thư cho Hữu can ngăn việc anh Cang ra đi của anh Cang không tốt cho sự phát triển của công ty, nhưng không có tác dụng.
Trước khi nghỉ việc vì giải tán Công ty A&T Tân Sa Châu, Đinh Đức Hữu có nhờ Anh Tô Văn Cang viết bài Giải trình bằng tiếng Anh: vấn đề VN không tiếp nhận Phân xưởng Cơ khí hạt nhân do ông Hữu đề nghị tặng không khi tháo gỡ Trung Tâm Thử nghiệm Nghiên cứu Hạt nhân ờ bang Tennessee đã ngừng hoạt động từ đầu những năm 1960. Anh Cang để ra cả tuần để tham khảo thêm ý kiến và hoàn thành văn bản giải trình và gửi theo điện thư qua Mỹ cho Hữu.
Anh cho biết nội dung văn bản:
- VN không theo đuổi chương trình nghiên cứu thử nghiệm nguyên tử chế tạo bom nguyên tử, măc dù có hai lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.
- VN đã ký Công ước cấm nghiên cứu, phổ biến, chế tạo bom nguyên tử. Ủng hộ chính sách phi hạt nhân hóa bán đảo Đông dương.
- VN không nhập rác thải công nghiệp của phương tây....(về điểm này, Đ Đ Hữu giải thích phân xưởng Cơ khí: máy móc công cụ còn mới không lạc hậu.)
Không lâu sau, Đinh Đức Hữu gửi lá thư cám ơn Anh Cang đã có thời gian ngắn phục vụ rất hữu ích cho công việc, chỉ tiếc rằng ”vì bị áp lực từ mọi phía”.. Xin lỗi!! có kèm theo 1000USD. Với số tiền 1000 USD thù lao cuối cùng này được gia đình bên vợ Đ Đ Hữu xuyên tạc với anh em khác trong văn phòng rằng trả lương tháng cho ông Cang nhiều quá để kích động lòng tham, nhưng chính sau đó vài ngày các anh em này cũng bị thôi việc nửa chừng rất đễu cán vì Công ty này đã chấm dứt hoạt động.
Các thế hệ sau, khi người VN thấy có bóng dáng các chuyên gia Hạt nhân Hoa kỳ xuất hiện trong chương trình Nguyên Tử lực VN, có ai nghĩ đến người TB nào đã bắt cầu nối giữa chuyên gia hạt nhân đầu tiên HK&VN sau 23 năm cấm vận mà HK áp đặt với VN.
CHUYỆN CUỐI ĐỜI CỦA ANH TÔ VÂN CANG
Cuối năm 1988, anh Cang xuống Gò vấp đến nhà thăm tôi, báo tin vui là anh được nhà nước cho đi công tác nước ngoài đi đến sáu nước ÂU MỸ, thời gian cũng ba bốn tháng trở lên.Anh gửi cho tôi giữ một phong bì đựng một sổ Tiết Kiệm tài khoản có độ hơn 22 triệu đồng VN thời đó cũng có giá thật. Chủ tài khoản tôi không nhớ tên. Anh dặn khi nào có cháu gái, SV trường ĐH Ngoại Thương SG, nó cần tiền đóng học phí thì Chú ứng tiền cho nó, viết số tiền sau tấm card mới in tên của anh. Anh nói tài khoản không phải tên anh mà tên của nó, nó còn nhỏ chưa làm chủ được bản thân! Tôi hiểu ý của anh rồi.
Tôi từ Huế trở vê Sài gòn vào giữa tháng 7/1999 sau hơn 3 tháng ở quê nhà, được tin anh cũng mới vừa về VN được vài tuần. Anh phải nhập viện khi vừa xuống Sân bay. Tôi đến nhà thăm mới thấy tận mắt! Anh đã yếu lắm! Anh phải trở lại giường nằm nghỉ. Tôi chào anh ra về và nghe anh nói: nằm buồn, anh muốn xem lại cuốn băng VIDEO năm ngoái tôi lên núi ở Huế. Cháu SV ĐH Ngoại Thương trở lại nhà tôi ở GV lên mượn cuốn băng và đem tấm card tôi ghi 1500.000đ trả lại tôi mà cháu lấy một lần duy nhất nhận tiền. Tôi cũng hơi ngạc nhiên cháu vẫn chưa biết tôi đang giữ giùm cháu một số tiền lớn trong sổ Tiết Kiệm. Khi cháu đem cuốn băng ra về, tôi đưa một tờ giấy nhỏ đề nghị anh Cang lần sau cháu lên thì trao Sổ TK cho cháu. Lần nữa cháu đến nhà, nhìn thấy số TK có giá trị lớn, cháu rươm rướm nước mắt! Ba cháu làm sao có số tiền lớn này. Tôi nói đỡ lời: đó là tiền lương trước khi đi nước ngoài của Ba cháu trong 3 tháng làm tư vấn cho Công ty nước ngoài do chú giới thiệu, khoản hơn 1500 USD, ba cháu đổi ra và gửi TK đó. Tôi có hỏi cháu có lên thăm và săn sóc cho Ba cháu? Cháu trả lời: Má lớn và các anh chị không cho cháu đến gặp. Tôi chia sẻ nỗi buồn của cháu và mong rằng các ngày cuối đời của anh Bảy thì chị Bảy và các anh chị cùng cha khác mẹ sẽ thay đổi tình cảm đối xử với cháu đằm thắm tình cảm hơn.
Cháu SVĐH Ngoại thương này là đứa con chung của anh Bảy Cang và Chị Hồng Thủy là người thư ký văn phòng của anh làm việc tai Nha Nhân Viên Tổng Công Ty ĐLVN tai số 12 Hồng Thập Tư Quận 1 SG. Đây là kết quả của chuyện tình của Giám Đốc Nha Nhân Viên ĐLVN cũng là điệp viên Tình Báo của CMGP đang trốn thoát thân khỏi vòng vây bắt của Mật vụ TNCS SG sau năm 1968. Chuyện là sau Tết Mậu Thân 1968 ở Văn phòng làm việc, anh Cang được tin báo mật vụ đang lần mò về khu vực nhà anh ở Bình Thạnh dò xét. Có tật giật minh vì nhà anh là nơi ở và làm việc bí mật của BÍ Thư Thành Ủy Sài gòn-Gia định là cở sở hoạt động lâu năm của CM.. lúc này BTTU Trần Bạch Đằng đã chém vè ra chiến khu về Địa Đao Củ Chi, anh không về nhà, đêm ngủ luôn tại Văn Phòng, chị Hồng Thủy giúp anh suốt thời gian dài lẫn trốn, bên cạnh nhau nên đã sinh ra tình cảm. Cháu bé này là kết quả có đứa con chung của anh chị là một kỉ niệm duy nhất của chuyện tình của người Điệp viên TB CM TÔ VĂN CANG.
Anh đã qua đời vào ngày rằm Tháng Bảy ÂM LỊCH Lễ Vu Lan năm 1999. Trước đó ba ngày anh có gọi điện cho tôi nói chuyện, giọng nói của anh thì thào, anh yếu lắm!! Hai người bạn làm việc ở Công ty đã giải thể A&T Tân Sa Châu cùng tôi đến viếng anh tại nhà trước ngày di quan về Bà Rịa an táng. 
VĨNH BIỆT ANH TÔ VĂN CANG KINH MẾN
(Nhớ ngày giỗ anh, rằm tháng bảy Âm Lịch, 2016, xin thắp một nén hương lòng)
Phan Tấn Công
Nguồn: Tác giả Phan Tấn Công gửi MS-Words
Trang Thời Sự