Dấu Giày Vatican Trên Quê Hương Tôi
Quỳnh Lang Đẫm Máu
Nguyễn Mạnh Quang
http://sachhiem.net/NMQ/DAUGIAY/DauGiay02_Ch27.php
08-Jun-2023
Trích đoạn này ghi lại từ sách “Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến, 1945-1954” của Quang Toản và Nguyễn Hoài [ghi lại trong Chương 27 của tập sách Dấu Giày Vatican Trên Quê Hương Tôi.]
Những hành động cực kỳ dã man của của bọn lính đạo ở Bắc Bộ trong những năm 1945-54 cũng được Sách “Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kỳ Kháng Chiến, 1945-1954” ghi lại khá đầy đủ ở các đoạn trích sau đây.
Quỳnh Lang Đẫm Máu
Quỳnh Lang là một thôn thuộc xã Quỳnh Lâm (Toàn Thắng), huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình. Dân số trong thôn có hơn 1.000 người, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Thôn này ở về phía Tây Bắc huyện Quỳnh Côi. Giữa thôn có một nhà xứ (nhà thờ) thường gọi là nhà thờ Quỳnh Lang. Nhà thờ thường có hai cha cố (linh mục) bẩy thày giáo và một số cô mụ.
Ngay từ ngày đầu sau thắng lợi của cuộc Cách Mạng tháng Tám năm 1945, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo đã ngấm ngầm tổ chức hoạt động chống lại chính quyền dân chủ nhân dân. Đứng đầu bọn này là tên Anvarê Cao, người Tây Ban Nha. Là Linh-mục chánh xứ, Anvarê Cao đã cai quản nhà xứ Quỳnh Lang từ năm 1941-1942. Khi chính quyền về tay nhân dân, chúng đã lợi dụng tòa giảng của các nhà thờ và các lớp giáo lý để tuyên truyền xuyên tạc mọi chủ trương chính sách của chính phủ ta. Khi kháng chiến bùng nổ, chúng ngấm ngầm tổ chức những đội "Thanh Niên Diệt Cộng" trong các họ thuộc xứ, dưới những hình thức "Đội Âm Nhạc", "Đội Chầu"...
Năm 1948, 1949, quân Pháp đánh rộng ra Hải Dương, Hưng Yên thì Anvarê Cao tổ chức "Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo" toàn xã Quỳnh Lang. Ban chấp hành của Liên Đoàn này do Anvarê Cao đứng đầu và mỗi họ này được cử một đại biểu vào ban đó. Từ đó, bọn phản động đội lốt Thiên Chúa Giáo hoạt động ngày càng ráo riết hơn, có kế hoạch và tổ chức hơn. Anvarê Cao còn chọn một số tay sai đắc lực đưa vào Quốc Dân Đảng như tên Mậu tức Ái (Quỳnh Lang), Tuyên (Tân Mỹ).... để nắm lấy tổ chức này.
Sau đó, bọn này đi tuyên truyền phát triển đảng viên. Tên nào tổ chức được một đảng viên thì được thưởng 100 đồng Đông Dương. Dần dần chúng thu hút được những tên Ruy, Trị, Rẫn... (Quỳnh Lang)... Những tên này đều trở thành tay sai đắc lực của bọn Thiên Chúa Giáo phản động ở đây.
Tháng 11 năm 1949, giặc Pháp đem quân về đóng ở Bến Trại và La Tiên (bắc sông Luộc), gần Quỳnh Lang. Anvarê Cao bèn tập họp thanh niên Thiên Chúa Giáo ở các thôn Đông Châu, Tân Mỹ, Quỳnh Lang bí mật cho đi kiểm soát khu tứ xã. Y cho một thanh niên sang liên lạc với giặc Pháp ở Bến Trại và La Tiến, cử tên Luân (Tân Mỹ) sang Bến Trại cầu cứu Pháp cho quân về càn đồng bào Thiên Chúa Giáo đi tản cư. Y còn dùng thị Hồng người Việt Yên (gái điếm) liên lạc với giặc Pháp ở Hưng Yên và La Tiến.
Tháng 1 năm 1950, giặc Pháp từ Bến Trại vượt sông Luộc về dẫn đồng bào theo đạo Thiên Chúa ở khu tứ xã tản cư. Khi giặc đến, Anvarê Cao ra lệnh cho các trùm trưởng các họ ở ba thôn Quỳnh Lang, Đông Châu và Tân Mỹ phải tập họp giáo dân đến Tân Mỹ. Tên Ký Giáp và Trùm Vĩ vâng lệnh Anvarê Cao doạ nạt giáo dân: "Đồng bào tới đây sẽ có quân Pháp đón và theo cha xứ đi tản cư, chứ ở nhà Việt Minh đến đánh nhau, đồng bào không chạy được thì nó cắt tiết (Tài liệu của Ty Văn Hoá Thái Bình).
Dưới mũi súng hỗ trợ của giặc, Anvarê Cao cùng bọn trùm trưởng dẫn hơn 1.000 giáo dân sang Bến Trại (Hải Dương). Hơn một tháng ở đó, Anvarê Cao bắt giáo dân đì càn quét cướp phá thóc gạo, lợn gà của nhân dân quanh vùng về tập trung. Hàng ngày y ra lệnh phát từng bơ (lon) gao, miếng thịt cho từng gia đình. Gia đình nào bị chúng tình nghi có liên lạc với kháng chiến thì lập tức mất khẩu phần thịt gạo, cho nên nhiều gia đình rất khốn khổ.
Sau hơn 30 ngày sống bằng của cướp giật của nhân dân quanh vùng Bến Trại, gây tội ác đã nhiều, Anvarê Cao cho giáo dân chuyển sang làng Tranh (Ninh Giang), cũng vẫn luận điệu lừa bịp: "Sang đây sẽ có nhà cửa ruộng vườn cầy cấy". Ở đây, y bắt giáo dân đi càn quét, cướp bóc của cải, trâu, bò lợn, gà của nhân dân quanh vùng. Những người không đi càn quét thì phải đi phu gánh gạch, gánh cát xây bốt cho giặc ở Ninh Giang.
Để chuẩn bị kéo về Quỳnh Lang lập tề, ngụy, Anvarê Cao nài xin giặc Pháp vũ trang và huấn luyện quân sự cho hơn 60 thanh niên Thiên Chúa Giáo. Đồng thời, y tổ chức bầu các ban quản trị, xã uỷ.
Tháng 2 năm 1950, địch đánh rộng ra Thái Bình, Anvarê Cao đưa lực lượng vũ trang về Quỳnh Lang lập bốt (đồn). Bốt Quỳnh Lang chiếm một khu đất rộng ngay trước cửa nhà thờ. Chúng cho xây nhiều lô cốt và hàng rào dây thép gai vây quanh. Trong bốt có trên 100 vệ sĩ do tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn chỉ huy. Y là tay sai đắc lực của Anvarê Cao. Mọi việc của đồn đều do Anvarê Cao quyết định. Hàng ngày, chúng bắt vệ sĩ đi càn quét các vùng lân cận như Bương Hà, Hỷ Hà, Đông Quynh để giết người, cướp của nhằm phá vỡ cơ sở kháng chiến của nhân dân ta.
Ngày 16/3/1950, Pháp cho thêm một tiểu đoàn về đóng ở Quỳnh Lang. Nhân dịp đó Anvarê Cao xin thêm súng đạn của giặc, vũ trang cho thanh niên Thiên Chúa Giáo ở Tân Mỹ và Đông Châu để làm tiền đồn án ngữ cho vị trí Quỳnh Lang. Lực lượng được tăng cường, chúng chiếm đóng khu tứ xã, càng ra sức hà hiếp các thôn xung quanh hòng bình định cả khu vực này. Chúng lập trại giam, tổ chức phòng mật thám, cho vệ sĩ hàng ngày đi lùng bắt cán bộ và nhân dân.
Quỳnh Lang, ngay từ những ngày đầu lập bốt, đã khét tiếng về những hành động giết người man rợ. Suốt trong nửa năm đầu 1950, mỗi buổi chiều tà lại có một chiếc xe ca-mi-ông chở hàng chục người vô tội ra bến đò La Tiến. Tới bến, những người yêu nước bị dồn thành hàng, những lưỡi kiếm sáng loáng vung lên, hàng loạt thân người ngã gục và bị hất xuống dòng nước. Có hôm, dùng kiếm để giết đã chùn tay, chúng trói những người bị bắt lại thành từng xâu (có xâu tới 24 người), rồi dùng tiểu liên bắn xả vào họ. Cũng như mọi lần, xác họ bị hất xuống sông. Man rợ hơn nữa, có lần chúng bắt hàng chục người xếp dọc theo thành bể (hồ chứa nước) thả cá giống, rồi dùng súng tiểu liên bắn chết, xác họ đổ gục chồng chất trong bể.
Chúng tra tấn những người bị bắt cực kỳ dã man. Một trong những cách tra tấn đó là: nạn nhân bị lột trần truồng, ngồi gọn trong một cái hố đất đào sẵn cạnh sân nhà thờ, rồi chúng thi nhau dội nước sôi vào đầu vào lưng... Nhiều nạn nhân đã chết ngay sau một hồi giẫy giụa. Có lần chúng lôi người bị dội nước sôi chưa chết hẳn lên sân nhà thờ để mặc cho quằn quại rên la. Trước cảnh thê thảm đó, Anvarê Cao chỉ buông ra một câu cộc lốc: "Chúa chưa cho nó đi khỏi"!
Những tội ác kinh khủng và ghê rợn ấy cũng chưa phải là tột cùng. Dã man nhất và cũng là điều dã man cho bốt Quỳnh Lang trở thành nổi tiếng khắp miền là vụ thảm sát hàng trăm người trong một hầm người dưới đáy lô cốt.
Một ngày tháng 8 năm 1951, bọn phản động Thiên Chúa Giáo Quỳnh Lang cho quân đi vây làng Bường, làng Hia và những làng lân cận. Chúng dồn dân các làng ra đình để nghe "quan về hiểu dụ". Khi đình đã chật người, chúng liền kéo trên 200 thanh niên trai tráng trói lại thành từng xâu giải về bốt. Đến bốt, trời đã xế chiều. Không cần xét hỏi một câu, chúng dồn tất cả xuống một cái hầm ngầm dưới đáy lô cốt. Chiếc hầm kiên cố mỗi bề rộng bốn mét, sâu bằng một người với, cửa hầm dài, rộng gần một mét, có nắp gỗ kín mít. Những người bị bắt, vẫn nguyên dây trói, bị đẩy lộn cổ xuống hầm. Người đè người. Đã có người chết ngay lúc đó. Hầm đầy quá rồi, những người sau không thể lọt vào được nữa, chúng liền dùng báng súng nhồi (đẩy) túi bụi vào hầm để dồn cho kỳ hết. Nắp hầm đóng lại. Chỉ một lát sau, trong hầm, người nghẹt thở, nhốn nháo. Họ kêu gào, van xin, mặc (kệ)! Thấy van xin vô hiệu, họ gào thét chửi rủa ầm ĩ. Anvarê Cao liền sai tên Nhự, chỉ huy quân sự của đồn, đến hé nắp hầm và chĩa súng liên thanh bắn xả vào. Tiếng kêu thét lắng dần rồi tắt hẳn. Một đêm dài nặng nề trôi qua, người tiếp người lả đi, chồng chất lên nhau mà chết. Khi mở nắp hầm, vừa kịp rút được then cài, thì nắp hầm bật tung lên vì tử khí thoát ra. Người trong hầm chết hầu hết. Mấy xác người hấp hối ở sát miệng hầm được kéo lên, có bảy người tỉnh lại. Lúc này, nhân dân chung quanh đã kéo đến nên ý định thủ tiêu nốt của chúng không thực hiện được. Chính bảy người thoát chết này lại phải xuống hầm lôi những xác chết lên đem đi chôn cất.
Nhân chuyến về Việt Nam năm 2017, tác giả Nguyễn Mạnh Quang thăm địa điểm chôn các liệt sĩ (gần nhà thờ Quỳnh Lang)
Một tuần lễ "trả thù cho đồng bào bị giết hại ở bốt Quỳnh Lang" được tổ chức rầm rộ ở khắp tỉnh. Bọn phản động Thiên Chúa Giáo ở Quỳnh Lang rất sợ hãi. Anvarê Cao được bọn cầm đầu Giáo Hội Thiên Chúa Việt Nam cho phép đổi đi nơi khác!
Từ đó bọn vệ sĩ Quỳnh Lang cũng ít dám thò ra ở ngoài cướp phá. Các đồn bốt quan trọng của địch trong tỉnh liên tiếp bị tiêu diệt, khu du kích được mở rộng, bốt Quỳnh Lang bị cô lập. Nửa đêm 4/4/1953, bốt Quỳnh Lang bị bộ đội và du kích ta tiến đánh. Sau gần sáu giờ chiến đấu ác liệt, bốt Quỳnh Lang bị hạ. Tên đồn trưởng Bùi Hữu Lùn và 78 vệ sĩ bị ta bắt sống. Ta thu được 7 trung liên, 2 moóc chi-ê và hơn 100 súng trường cùng nhiều đạn dược trong trận này."
Đồng thời, trong Chương 52 với nhan đề là “Những Hành Động Dã Man Của Quân Lính Liên Hiệp Pháp Và Lính Đạo” (http://sachhiem.net/NMQ/ HOSOTOIAC/ CH52.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, chúng tôi cũng đã trình bày khá nhiều trường hợp về những hành động cực kỳ dã man của bọn con chiên người Việt trong những năm 1945-1954 ở Bắc Bộ và mấy tỉnh thuộc miền bắc Trung Bộ.
Vì giới hạn trong khuôn khổ của chương sách này, và vì thời gian không được rộng rãi, chúng tôi chỉ có thể nêu lên một số trường hợp điển hình như trên trong muôn ngàn chuyện tương tự nói về tội ác dã man của bọn quạ đen và tín đồ Ca-tô người Việt "sống đạo theo tinh thần Kitô" tại các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Nếu muốn kể ra cho đầy đủ, thì phải dùng đến cả mấy ngàn trang giấy cũng không thể nói cho hết được.