●   Bản rời    

Phía Bên Kia Ánh Trăng Nhân Văn Của Ki-tô Giáo

Phía Bên Kia Ánh Trăng Nhân Văn Của Ki-tô Giáo

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy10.php

23-Aug-2020

...Từ khi sinh sống ở Âu Mỹ, tôi bắt đầu cảm thấy ánh trăng Kitô giáo có mặt khuất chưa bao giờ lộ ra ngoài ánh sáng. Và một trong những vùng tối nhất của Kitô giáo là cuộc chinh phục Mỹ Châu....

N hìn sơ vào bản đồ văn hóa của lục địa Mỹ châu, phải thừa nhận rằng, cây thánh giá là biểu tượng nhân văn tôn quý nhất, luôn được cài cắm ở nơi vinh quang chói lọi đầy hoa thơm cỏ lạ nhất, tại những đỉnh núi cao và hùng vĩ nhất từ bắc chí nam. Kytô giáo dù không được minh nhiên là quốc giáo, có thể nói ở nơi đây, nó là tôn giáo duy nhất không đối thủ cạnh tranh.

Khi còn trẻ, tôi nhìn Kitô giáo như ánh trăng mát dịu, tuy xa, nhưng vẫn có cái gì thân thiện, dù chưa bao giời tôi thích một ông linh mục kiêu căng trong chiếc áo chùng đen, nhất là những ông người Bắc luôn ra lệnh chỉ chỏ mà không hề thèm nhìn mặt ai mỗi khi tôi có dịp vào sân nhà thờ chơi khi còn bé.

Được nhào nặn trong không gian nhạc Phạm Duy Giọt mưa trên lá tiếng nói tinh khôi, lúc Chúa vào đời xin đóng đanh vì người..., nhạc Trịnh với Phúc Âm Buồn...người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài, nhuộm đất này, nhuộm cho hồng hạt mầm trót vay... khó ai thoát khỏi có cái nhìn khâm phục vào các hình ảnh đẹp của Kitô giáo

Đến khi lên đại học, lần đâu tiên nghe hai chữ phúc âm là thánh kinh Évengile trong chương trình triết học Tây Phương, có cái gì đó lôi kéo và thu hút hơn nữa, nhất là khi đọc những câu kinh Matthew.

Từ khi sinh sống ở Âu Mỹ, tôi bắt đầu cảm thấy ánh trăng Kitô giáo có mặt khuất chưa bao giờ lộ ra ngoài ánh sáng. Và một trong những vùng tối nhất của Kitô giáo là cuộc chinh phục Mỹ Châu.

VÙNG TỐI CỦA CÔNG GIÁO

Sau nhiều năm khắc khoải suy tư tìm hiểu, tôi đành phải nói rằng, có một có sự thật mà ai cũng biết, nhưng không ai muốn nói hoặc không dám nói ra, đó là vào thế kỷ thứ 16, cây thánh giá đã theo chân một tên cướp biển tên là Columbus đến Mỹ châu, cướp bóc, tàn sát và tru diệt toàn bộ thổ dân cùng các nền văn minh bản địa, khởi đầu cho một công cuộc xâm lăng thực dân kéo dài hằng thế kỷ, biến vùng đất này thành một trại chăn nuôi nô lệ khổng lồ, nhằm phục vụ cho sự giàu mạnh của các đế quốc Kitô da trắng Âu châu.

Trong số này:

I- Xem Người Da Màu Là Súc Vật
II- Tự Cho Là Văn Minh Thượng Dẳng
III- Văn Hóa Kỳ Thị Chủng Tộc & Buôn Bán Nô Lệ

Khi người CS đến miền nam, họ cho chiếu những phim ảnh do Liên Xô sản xuất nói về tính cách tàn bạo của người Mỹ đối với dân Da Đỏ, lúc ấy, tôi là một thanh niên chống cộng cực đoan, cảm thấy những gì phim ảnh Nga nói về lịch sử Hoa Kỳ không hơn không kém những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, đó chưa kể là cả một thời thơ ấu, chúng tôi được nhồi nặn trong văn hóa cao bồiTác Zăng, cao bồi là anh hùng da trắng đẹp trai giỏi cỡi ngựa bắn súng, chuyên đi đánh bọn cướp da đỏ ác ôn; còn Tác Zăng là đại anh hùng đẹp trai da trắng chúa tể rừng xanh, chỉ huy được cả khỉ lẫn voi, chống lại lũ da đen ăn thịt người, hay bọn da trắng kém lương tâm. Nói chung đối với giáo dục Việt Nam vào thời ấy của chúng tôi, da trắng là thiên thần đại diện cho lẽ thiện, còn da đen hay da đỏ đại diện cho rừng rú, mọi rợ, và tàn ác, ăn thịt người.

Người tìm ra châu Mỹ, Kha Luân Bố, được dạy khắp Việt Nam như là một vị anh hùng, một nhà hàng hải đại tài, con người của văn hóa, danh nhân của Hoa Kỳ. Tên tuổi ông gắn liền với thủ đô một đất nước hùng mạnh văn minh nhất hoàn vũ, nơi mà ai ai cũng mong ước được làm công dân.

Lần đầu tiên hình ảnh Kha Luân Bố bị sứt mẻ đôi chút trong tôi, đó là lúc tình cờ vớ được một cuốn sách mượn từ thư viện Bussy-St-Georges. Thuở ấy tôi hay dắt con đến thư viện để tập cho nó làm quen với không khí văn hóa. Cuốn Những giờ phút rực sáng của nhân loại (Les Heures étoilées de l'humanité - cũng có thể dịch là những giờ phút đầy sao sáng của lịch sử nhân loại) của đại văn hào Stefan Zweig, đã ca tụng Kha Luân Bố bằng giọng văn lôi cuốn đầy thán phục, nhưng cũng do đây mà tôi biết Kha Luân Bố xuất thân từ cướp biển. Gọi Kha Luân Bố là cướp biển, đối với văn minh da trắng Kitô giáo, đã là một thái độ hỗn xược, chưa nói là dám lật đổ tượng đài của ông.

Theo Stefan Sweig thì nhờ bản chất cướp biển mà Kha Luân Bố hội đủ mọi tố chất can cường, gan lì, cương quyết và bạo dạn để tìm ra Tân Thế Giới, mà đối với sự hiểu biết kỹ thuật hàng hải vào thế kỷ thứ 15, 16, mới chỉ là những bước chân chập chững, rất cần những con người khai phá có những tố chất như Kha Luân Bố.

Sự kính trọng của tôi danh cho Kha Luân Bố sau khi đọc Stefan Sweig ít nhiều vẫn giữ nguyên vẹn, vì Stefan hoàn toàn không đả động gì đến việc Kha Luân Bố đổ bộ lên Mỹ Châu như thế nào, nhưng hình ảnh cướp biển của vị anh hùng này trong tôi đã có một mảng gạch nhỏ bé bị bong sứt ra từ một tượng đài rất lớn, dù tượng đài vẫn hoành tráng ngự trị.

Bỏ cuốn sách của Stefan xuống, tôi tự nhũ, một tên cuớp tình cờ đi lạc mà tìm ra châu Mỹ, đúng là giờ phút rực sáng cho nhân loại và cho tên cướp biển dù sao cũng rất đáng kính phục.

Rực sáng - étoilé, vì nhờ đó mà có nước Mỹ (sic), có một quốc gia mới, có một tập hợp dân tộc mới, đã và đang lãnh đạo nhân loại đi lên sau thế chiến thứ II.

Rực sáng, vì dù là ăn cướp nhưng biết hoàn lương, lại còn giúp cho nhân loại tìm ra một thế giới mới, muôn lần đáng kính phục hơn những tên giả đạo đức.

Ít lâu sau, tình cờ một hôm ngồi rỗi bật dò các kênh truyền hình, trúng một đoạn phim của kênh National Geographic nói về lịch sử chiếm đóng Mỹ Châu, quay cảnh một thừa sai Kitô giáo đầu hói đi vào thôn làng người bản địa truyền giáo, ông giơ cây thánh giá rất to lên cao, như ngọn hải đăng quét tà khí dọn sương mù trước từng bước chân đi, rồi sau đó, một đoàn quân Tây Ban Nha theo sau với gươm và súng, đổ bộ lên các hải đảo, tàn sát trưởng làng, cầm tù các thanh niên rồi hãm hiếp phụ nữ và trẻ em.

Tôi bỗng bàng hoàng !

Chỉ cần dừng lại và suy gẫm...tại sao một lục địa thênh thang như Mỹ châu lại hoàn toàn vắng bóng các tôn giáo ? Tại sao ở đây chỉ có tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, và một nước duy nhất nói tiếng Bồ ? Tại sao người da màu ở đây chỉ sống trong nghèo đói lạc hậu mãi đến thế kỷ 21, thậm chí có năm còn bị nạn đói ?

Nghĩ như vậy xong thì tôi tự trả lời được cho mình, và cảnh phim mà kênh National Geographic chiếu ra tuy chỉ có một đoạn ngắn, nhưng đủ để đánh thức tôi khỏi giấc ngủ quên với chiếc tượng vàng mang tên Kha Luân Bố trong giấc mộng về châu Mỹ.

Thế là từ đó tôi bắt đầu nghi ngờ về giá trị của văn minh Kitô, của người Mỹ, luôn được đánh bóng ca ngợi ; những giá trị mà trước đó, khi nhìn thấy và so sánh với nạn nhân người Việt bị cướp giết và hãm hiếp trên biển Đông, tôi đã từng cay đắng cho rằng, trong khi người đeo thánh giá đưa thuyền ra cứu giúp thuyền nhân VN, thì người thờ Phật ở Thái Lan lại đưa thuyền ra để cướp hiếp người tị nạn, vương quyền Thái Lan theo Phật lại im lặng để cho hải tặc Thái lộng hành. Ai có ác cảm với Hồi giáo, chứ sự thật là người Hồi giáo Mã Lai và Indonesia đã đưa tay cứu giúp thuyền nhân VN rất nhiều trong những năm sau 1975. Tôi là một cựu thuyền nhân ở đảo Air Raya năm 1979. Sau này, một vị sư ở Thái giải thích cho tôi rằng hải tặc Thái toàn là người Hồi giáo miền nam Thái, sống nhiều nhất ở khu ven biên giới Thái-Mã. Tuy nhiên tôi vẫn không thể kính trọng một đất nước Phật giáo, lại tỏ ra thờ ơ với làn sóng người tị nạn.

Sống ở một xứ sở tiên tiến Âu Mỹ, tôi thấy phần lớn người da trắng rất từ ái với chim muông cầm thú trong thiên nhiên, tôi nghĩ rằng, tuy họ mang thánh giá, nhưng tâm hồn của họ lại theo Phật, xem trọng mạng sống của mọi chúng sinh, còn người Á đông tuy đeo tượng Phật, tâm hồn lại như theo lối hành xử của văn hóa kinh thánh Cựu Ước, cho rằng chúa sinh muôn vật để phục vụ con người, thấy chim là bắn hoặc bắt để bán phóng sinh kiếm tiền, thấy con gì bắt con đó, đánh cá bằng chất nổ hay bằng điện cao thế, tàn phá môì sinh, ong rừng không có nơi sinh sống, chim rừng như bìm bịp cũng bị bẫy để ăn thịt vì mê tín rằng thịt bìm bịp ăn vào như thuốc bắc ngừa được bách độc.

Mặc dù bị cướp đất, cướp nước, cướp văn hóa, đánh mất cả truyền thống lẫn ngôn ngữ, thổ dân Mỹ châu lại tựa hồ rất vui vẻ với đời sống mới và văn hóa mới. Gần 5 thế kỷ trôi qua, văn minh Trung Nam Mỹ chính là văn minh Công giáo Rôma tại Âu châu được tái diễn, mỗi lần giáo hoàng di giá sang Mỹ Châu La Tinh, từng bước chân của ông là từng khối đất biến thành vàng ròng. Nơi đây là sân khấu của giới tu sĩ cũ liên minh với bọn Chinh Tướng mới, cả hai đều cần cây thánh giá, là cầu nối của âm mưu và quyền lực cho việc thống trị và bóc  lột các dân tộc bị trị. Thánh giá và lưỡi gươm, là song kiếm hợp bích ngự trị thế giới từ thế kỷ thứ 15 đến nay, được linh mục Trần Tam Tĩnh dùng hình ảnh này để viết cuốn sử nổi danh Thập Giá và Lưỡi Gươm, tuy hai mà một, tuy một mà hai, lưỡi gươm ẩn hình trong thập giá còn tàn ác và hiểm độc hơn lưỡi gươm lộ hình.

Sự dễ dàng chinh phục và đồng hóa thổ dân được Alistair Hennessy ghi nhận như sau :

Giai đoạn mở đầu cuộc trấn lột vàng bạc được tiếp nối bằng sự ổn định nhờ Cuộc Chinh Phục  sâu vào từng vùng của cuộc Tái Chinh Phục Tây Ban Nha từ người Moors, quân đội của các chinh tướng, tổ chức, kỹ năng  quản lý ngoại giao, sự làm chủ thời gian, và sức mạnh vượt trội về kỹ thuật đã giúp cho việc thống trị các xã hội Người Da Đỏ bị phân mảnh một cách dễ dàng. Cần phải thêm vào đây tác động của bệnh tật, sự thành công của các nhà truyền giáo, và sự xuất hiện của một giống người lai máu mới. Mặc dù các đế chế tập trung sống căn bản dựa vào kinh tế nông nghiệp như Aztec và Inca nhanh chóng rơi vào tay các chinh tướng và và bọn phản quốc làm tay sai cho họ, thì những bộ lạc du mục sống bằng nghề săn bắn, tập hợp trong rừng sâu vẫn không bị chinh phục trong thế kỷ. (trích từ Bản chất của cuộc Chinh Phục và những Chinh Tướng - Alistair Hennessy)

(The opening gold-plundering phase of the Conquest in the Caribbean was succeeded by the in-depth conquest and settlement of the Reconquest of Spain from the Moors, the conquistadors' military, organizational, entreneurial and diplomatic skills, owers of endurance, and technological superiority facilitated conquest of fragmentted Indians societies. To this must be added the impact of diseases, the evangelizing succes of the missionaries, and the rising of a new race of mixed blood. Although the centralised, argriculturêbase Aztec and Inca empires quickly fell to the conquistadors and their Indians allies, nomadic hunting, gathering and jungle tribes remained unconquered for century.) (The nature of the Conquest and the Conquestadors -Alistair Hennessy).

Hiệp ước Tordesillas cùng với sắc chỉ Inter Caetera do giáo hoàng Alexandre VI ký năm 1493 đã chia đôi thế giới cho hai vương quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, vào thế kỷ thứ 15 và 16, là hai quốc gia Kitô hàng đầu trong ngành hàng hải. Điều này phù hợp với thánh kinh cho rằng, quả đất và tất cả những gì trên nó, đều thuộc về Thiên Chúa.

Kinh thánh Psalm 24:1 tuyên bố rất rõ : Mặt đất thuộc về Thiên Chúa, và tất cả những gì nó chứa đựng - The earth is the Lord’s, and all it contains.

Đại diện Thiên chúa dưới trần muốn cho ai đất ở đâu là quyền của giáo hội, và người Công Giáo VN cũng dùng tư duy này để cướp đất những chùa chiền Viẹt Nam, trong đó có đất chùa Báo Thiên, Chùa Lá Vằng và vùng đất mà ngày nay tọa lạc ngôi Vương Cung Thánh Đường Nhà Thờ Đức Bà ở trung tâm Sài Gòn. - Rất nhiều chùa chiền bị cướp, ở đây chỉ kể vài cái nổi danh nhất.

Ngày nay, người Trung Quốc vẽ ra đường Lưỡi Bò 9 đoạn để tuyên bố rằng Biển Đông là của người Trung Hoa do ngày xưa Trịnh Hòa từng đi tàu qua các vùng này, họ đã áp dụng chiến lược vơ vét học được từ kinh Thánh. Rất tiếc cho CS Trung Quốc không có sự hổ trợ của một cây thánh giá như cây thánh giá của người Da Trắng, nếu không, không chừng ngay người Việt Nam đeo thánh giá cả trong và ngoài nước đều ủng hộ đường Lưỡi Bò này nếu nó bốc mùi thánh.

Vào năm 1974 Hoa Hỳ đã phản bội đồng minh VNCH, đi đêm bán đứng biển Đông cho Mao Trạch Đông, vì tầm nhìn của Nixon và Kissinger chưa thấy được mức độ nguy hiểm của con hổ Trung Hoa khi nó thức dậy. May mà đường  Lưỡi Bò 9 đoạn này chỉ nhằm chiếm Biển Đông, chứ nếu nó chiếm hết cả Thái Bình Dương, và tuyên bố trái đất là sở hữu của Thiên Tử Trung Hoa, vì thế giới là một đóa hoa, mà dân tộc TQ được Ngọc Hoàng Thượng Đế lựa chọn cho con một của ngài xuống trần làm Thiên Tử cai quản ở trung tâm, có chủ quyền trên mọi dân tộc tứ phương bao gồm mọi Da Trắng, mọi Da Đỏ, mọi Nam Man, mọi Bắc Di, mọi Tây Địch...thì người đeo thánh giá sẽ nghĩ sao ?

Lịch sử Trung Hoa cũng man rợ tàn ác không thể kể xiết. Nhưng sự tàn ác nhất thế giới phải dành cho âm mưu bành trướng của các thế lực liên minh Kitô giáo với các đế chế Âu châu từ thế kỷ thứ IV cho đến ngày nay. Lần lượt trải qua 17 thế kỳ, có những đế quốc đã tàn lụi, có đế quốc đã biến mất trên bản đồ, có đế quốc bây giờ chỉ là một quốc gia nghèo đói như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, nhưng Công Giáo Rô Ma dù là đã bị đẩy ra khỏi sân chơi của Âu Châu, nó vẫn sừng sững mạnh như ngọn núi. Rôma không bao giờ trung thành với ai, nó thay đồng minh như gái giang hồ thay tình nhân (nếu cần ngầm bắt tay với Hitler giáo hoàng Pius XII chưa bao giờ ngần ngại). Nó cũng luôn thay đổi mặt nạ. Khi cần làm tướng cướp thì nó mặc áo của Kha Luân Bố, khi cần làm nhà hiền triết, nó biết cách sửa soạn nhìn còn uy nghi hơn cả Aristote, Platon, nó có những tu sĩ mặc áo triết gia như Thomas d'Aquin, Augustin...khi cần làm nhà từ thiện nó vuốt mặt là thành Mẹ Térésa đại thiện nhân chuyên bố thí giúp kẻ nghèo khó (sic), nhưng đặc biệt, Công Giáo Rô Ma không bao giờ đơn độc, nó luôn đi trước hay sau một để quốc làm chủ sân. Đoán thấy tình hình trong vài thập niên tới, TQ có thể sẽ thay Mỹ làm chủ sân, Vatican không ngần ngại luôn mềm dẻo với TQ, cầu mong có sự kết hợp giữa hai cha con Thiên Chủ 天主và Thiên Tử 天子.

20 juillet 1933, le Vatican. Le représentant du Reich Von Papen et le cardinal Pacelli (futur Pie XII) signent le concordat entre l’Allemagne et l’Eglise catholique

Tất cả các tôn giáo độc thần đều tàn bạo, bất chấp chiến tranh để thống trị, nhưng trong lịch sử nhân loại, tôn giáo độc thần bắt nô lệ người da đen, cướp nước, cướp đất, tiêu diệt toàn thể nhân loại cùng với nền văn minh của nó trên cả một châu lục rộng lớn như Mỹ châu, thì chỉ có một, đó là Kitô giáo.

Ta lại thử hỏi xem, cùng là người với nhau, các vua chúa thế tục dù rất tàn ác, nhưng họ chỉ giết đối thủ có nguy hại đến vương quyền của họ mà thôi, tuyệt đối tránh sự lạm sát dân lành vô tội, sao Kitô giáo lại có thể làm cỏ tất cả, bất chấp người dân có sức phản kháng hay không, như trường hợp người thổ dân Mỹ sau khi khi họ cùng nhau ra sức cứu trợ cho Kha Luân Bố khi ông bị đắm thuyền ?

Cuốn The God Dilemma, believe or not to believe (Bế tắc của Thiên Chúa, tin hay không tin?), tác giả V.C Thomas đã đặt ra nghi vấn về niềm tin vào Thiên Chúa và cho ta câu trả lời. Gần như toàn bộ kinh thánh đều dạy sự chém giết, tàn sát, và diệt chủng, chỉ vì khác biệt văn hóa và tôn giáo, như khi người Đan đánh và tiêu diệt người La-ít mặc dù họ sống an lành không chống cự. Và đây là đoạn kinh mà V.C Thomas trích để dẫn chứng cho các luận cứ của mình :

Vậy người Đan tiếp tục lên đường; còn Mi-ca, khi thấy họ mạnh hơn ông, ông quay lại và trở về nhà. Rồi người Đan lấy những gì Mi-ca đã có, luôn cả thầy tế lễ của ông, và tiến đến La-ít, hãm đánh một dân sống an lành và không phòng bị. Họ dùng gươm đánh giết dân ấy và phóng hỏa đốt thành.Chẳng có ai đến tiếp cứu dân ấy, vì họ sống cách xa Si-đôn và vì họ cũng không giao thiệp với ai. Thành ấy nằm trong thung lũng gần Bết Rê-hóp. Người Đan xây lại thành và định cư ở đó. Họ đặt tên thành ấy là Đan, theo tên của con trai Y-sơ-ra-ên, tộc trưởng của họ, mặc dù thành ấy vốn được gọi là La-ít. (trích lại bản dịch từ kinh thánh Việt Nam https://www.biblegateway.com/passage/?search=Th%E1%BA%A9m%20Ph%C3%A1n+18&version=NVB)

(Then the Danites went on. Micah saw that they were too strong for him, so he turned and went back home. After the Danites had taken the priest and the things that Micah had made, they went and attacked Laish, that town of peaceful, quiet people which was in the same valley as Bethrehob. They killed the inhabitants and burned the town. There was no one to save them, because Laish was a long way from Sidon, and they had no dealings with any other people. The Danites rebuilt the town and settled down there. They changed its name from Laish to Dan, after their ancestor Dan, the son of Jacob.)

Văn chương khuyến khích giết chóc rất thường thấy trong Thánh Kinh, nó cho phép tàn sát ngay kẻ chưa từng cầm vũ khí, như đàn bà và trẻ con, điều mà toàn bộ văn hóa thế giới không ai dám chấp nhận.

Đoạn văn trên trong Thánh kinh cho thấy một khung cảnh không gì khác lúc quân của Kha Luân Bố đến Mỹ châu tàn sát để cướp vàng bạc sau đó cướp nước và diệt chủng.

Theo tôi, sau đây là những nguyên nhân văn hóa quan trọng nhất, trực tiếp hay gián tiếp, khiến cho Kitô giáo là nguồn gốc của những tội ác diệt chủng liên tục xảy ra trên thế giới, đặc biệt là vào thời đại Kha Luân Bố :

I- XEM NGƯỜI DA MÀU LÀ SÚC VẬT

Các sử gia đều gần như nhất quán cho rằng lịch sử của con người, là lịch sử của sự phát triển dựa trên luật đào thãi, rất giống với luật tiến hóa của Darwin, chính thiên nhiên chọn lựa để cho phép ai sống còn, kẻ sống còn là kẻ có thể sinh tồn và duy trì được sự phát triển của mẫu giống mạnh nhất.

Tần Thỉ Hoàng thôn tính lục quốc mới có một nước TQ thống nhất tồn tại và hùng mạnh cho đến ngày nay.

Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân mới có một nước Việt thống nhất đủ sức đương đầu với đế quốc phương Bắc.

Người Da Đỏ phải nhường chỗ cho văn minh da trắng mới có được bước tiến vĩ đại của nhân loại, mà đặc biệt là những bước tiến vĩ đại của Hoa Kỳ.

Cái nhìn ấy được cay đắng đưa ra, qua tiêu đề của cuốn Cultural Anthropology: Global Forces, Local Lives (Nhân loại học về văn hóa : Sức mạnh toàn cầu và đời sống địa phương) của tác giả De Jack David Eller.

Dưới đây là đoạn văn được trích dẫn từ sách đó, cho thấy vào thời của Kha Luân Bố, người da trắng theo Kitô giáo không xem người da màu là đồng chủng với mình.

Người da trắng đặt câu hỏi về người da màu như thế nào ?

«...Những dân tộc này là ai ? Làm sao mà họ có thể hiện hữu ở đó ? Kỳ thực thì họ có phải là người hay không ? Họ có là hậu duệ của Adam và Eva, như người Kitô giáo Tây Phương và được cho là loài người hay không ? Nghi vấn về nhân chủng của người "Da Đỏ" là một đề tài hoàn toàn nghiêm trọng. Hằng thập kỷ sau khi Kha Luân Bố đến Mỹ Châu, Giáo Hội Công giáo Rôma vẫn tranh luận về xuất xứ của những người bản địa. Lập trưòng "bảo thủ" thì cho rằng người dân bản địa không có linh hồn và vì vậy họ không phải con người; nếu điều này là đúng thì họ được xếp hạng và được đối xử như súc vật (cũng được cho là không có linh hồn) -- có thể bị săn lùng, bị di chuyển, bị bắt nô lệ, hay bị giết theo sở thích của những người chinh phục. Lập trưòng "tự do", được Bartolomé de Las Casas lãnh đạo, thì cho rằng họ có linh hồn, do vậy đáng được đối xử "nhân đạo" theo cung cách "kitô". Họ không thể bị giết hoặc bị bắt làm nô lệ một cách tàn ác, tuy nhiên họ cũng không nên bị bỏ rơi, linh hồn làm người của họ cần được cứu rỗi, và họ cần có cũng như xứng đáng hưởng thụ một văn hóa "chân thực" và một tôn giáo "chân thực". Cuối cùng, vào năm 1537 thì Giáo Hội đua ra giáo luật thừa nhận Người Da Đỏ là loài người và ra lệnh họ cần được đối xử một cách nhân văn, tuy nhiên điều này không ngăn chận được sự tàn sát và lạm dụng vốn đã ăn sâu vào những nhà hành chánh, những giáo sĩ thừa sai, binh sĩ, thương gia và các địa chủ.

(Who were these peoples ? How did they get all the way out there ? In fact, were they people at all ? Were they descendants of Adam and Eva, like Western Christinians and supposedly all human ? The question of the humanity of the "Indian" is quite serious. Within decades of Columbus' arrival in America, there was a debate within the Catholic Church about the identity of the natives. The "conservertive" position was that the natives did not have souls and therefore were not human; if this were the case then they could be classifed and treated like animals (also believed to have no souls) -- chased off, carried away, enslaved, or killed as suited the conquerors. The "liberal" position, championed by Bartolomé de las Casas, was that they did have souls, and therefore were human; therefore the deserved "humane" and "Christian" treatment. They could not be killed or enslaved wantonly, but neither could they be left alone, their human souls required "saving", and they deserved and needed the benifits of the "true" culture and the "true" religion. The Church finally ruled in 1537 that the Indians were humans and orderd that they be dealt with in a humane manner , but this did not stop the ravages and the abuses to which they were obected by administrators, missionaries, soldiers, traders, and settlers.)

Đoạn văn trên cho chúng ta hai hình ảnh:

Một, khi xem người bản địa là súc vật, họ giết không thương xót, giết để chiếm đất theo chính sách Encomiendas, được vua Tây Ban Nha chủ trương, cho phép cướp đất cuớp nước, ai cướp được ở đâu thì được chỉ định ban thưởng ở đó, người bản địa và đất đai chiếm đóng thuộc sở hữu các chinh tướng, nên sự chiếm đoạt, tàn sát cũng như quá trình bắt nô lệ diễn ra không có mảy may sự tham dự nào của lương tâm cắn rứt, đặc biệt họ tin rằng họ đang thực hiện sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó, cây thập giá nhờ đó mà được cài cắm theo bước chân của đoàn quân cướp giết trên những vùng đất thu hoạch.Tại đây, người da trắng áp dụng chính sách lưỡi gươm trong tia nhìn của linh mục Trần Tam Tĩnh.

Hai, khi ra sắc luật công nhận người bản địa Da Đỏ là người, thì Giáo Hội lại nói thêm rằng, không những không được giết và bắt làm nô lệ mà còn không được bỏ rơi họ, họ cần có sự "cứu rỗi" (They could not be killed or enslaved wantonly, but neither could they be left alone, their human souls required "saving"). Đây là sự biến hình của lòng tham được ngụy tạo và che đậy bằng động từ "cứu rỗi" mà người Kitô giáo nhân danh Chúa của họ để áp đặt lên đời sống đang tràn đầy hạnh phúc của thổ dân. Sau khi cây thập ác đến Mỹ châu, nó đã biến châu lục này thành biển máu tràn ngập thống khổ, e rằng còn tồi tệ hơn hình ảnh hỏa ngục mà giáo lý Thiên Chúa Giáo thường đưa ra để răn đe tín đồ. Bằng vào sự cứu rỗi và tính nhân đạo của văn minh da trắng bề trên (white civility's supremacy), người Âu châu có lý do để cứu rỗi thương yêu những nô lệ trên vùng đất chiếm đóng mà lương tâm khỏi phải chất vấn. Tại đây, người da trắng áp dụng chính sách Thập Giá trong tia nhìn của linh mục Trần tam Tĩnh.

Đầu tiên, họ không cho rằng người da màu có linh hồn, mà chỉ như thú vật, nên khi chém giết người da màu để cướp đất, cướp của, cũng chẳng khác người nông dân Việt Nam lấy lửa hung khói đốt tổ ong để lấy mật. Người đốt tổ ong còn nhân đạo hơn người Kitô giáo cướp châu Mỹ, họ chỉ xem như họ đi săn thú, săn chim, đánh cá; săn bắt được càng nhiều, càng tốt. Thú vật được Thiên Chúa tạo ra để phục vụ con người, giết thịt hay bắt súc vật làm nô lệ, chả khác nuôi chó mèo, nuôi bò ngựa, là chính đáng, được viết trong kinh thánh. Chính vì vậy Kha Luân Bố bắt trẻ con da đỏ làm thịt nuôi chó săn của ông ta, thậm chí ông lạm sát trẻ con đến mức độ các bà mẹ đẻ con ra là tự bóp mũi cho con chết rồi đem chôn, không nhẫn tâm để con mình làm món hamburger vào bụng chó của Kha Luân Bố.

Đây chính là quan điểm mấu chốt khiến ta hiểu vì sao, người da trắng Kitô giáo, khi đi xâm lăng, tha hồ cướp của giết người, bắt nô lệ, và nếu có thể, thì tiêu diệt toàn bộ thổ dân cùng với các nền văn minh nơi họ đặt chân đến mà không một chút cắn rứt ?

Theo Eric Kasum, nhà sáng lập tổ chức Image Institute, từng là cây bút viết diễn văn cho tổng thống George H.W. Bush, cũng là cộng tác viên đầy uy tín của các báo danh tiếng như Los Angeles Times, New York Times, CBS News, đã viết trên Huffington Post bài báo tựa đề Columbus day ? Legacy : Cruelty and Slavery rằng:

Nếu Christopher Columbus còn sống đến ngày nay, ông ta chắc chắn phải bị đưa ra trước tòa án quốc tế về tội diệt chủng, y hệt như người ta dẫn độ và xét xử Saddam Hussein như theo các sử gia nêu trên nhận định, tội ác khát máu của Kha Luân Bố kinh khiếp đến nỗi, nếu so sánh với Saddam Hussein, thì đồ tể Saddam chỉ thu nhỏ lại như con cá moruy thật lu mờ.

("If Christophe Columbus were alive today, he would be put on trial for crimes against humanity. Columbus’ reign of terror, as documented by noted historians, was so bloody, his legacy so unspeakably cruel, that Columbus makes a modern villain like Saddam Hussein look like a pale codfish".)

Eric Kasum đã làm nhục Saddam Hussein khi so sánh ông ấy với Kha Luân Bố.

Nếu tội của Kha Luân Bố crimes against humanity chỉ là một, như  Eric Kasum lên án, thì tội của người Kitô da trắng là một nghìn lần đáng nguyền rủa hơn, vì Kha Luân Bố chỉ là con chó nhỏ do Nữ Hoàng Isabelle de Catholique được lệnh của giáo hoàng Alexandre VI thả ra ngoài biển. Ngoài ra, chúng ta không thể quy trách tội của Kha Luân Bố mà quên đi rằng, ông ta chỉ làm tướng tiên phuông, còn biết bao chinh tướng Kitô da trắng đi sau ông, kể cả con trai ông là Diego Colón, đã liên tục trong 5 thế kỷ, thế hệ này sang thế hệ khác, đến đây bóc lột dân bản địa như thế nào !

Ngòi bút của Eric Kasum còn cho ta biết thêm :

Viết lại trong nhật ký, Kha Luân Bố kể rằng họ (tức thổ dân Arawaks) đẹp người, nhanh lẹ và tử tế. Ông ta còn ghi thêm rằng người dân Arawaks hiền lành có đặc điểm rất vị tha bác ái "Họ sẵn sàng hiến tặng chia sẻ với bất kỳ ai và khi được yêu cầu giúp đỡ thì họ không bao giờ từ chối". Người Arawaks không có vũ khí; xã hội của họ không có tội phạm, không có nhà tù cũng chẳng ai bị nhốt tù. Tâm hồn họ bác ái đến nỗi Kha Luân Bố ghi lại trong nhật ký rằng ngày mà con tàu Santa Maria (Tàu mang tên Đức Mẹ chuyên chở đoàn quân khát máu Tây Ban Nha đi diệt chủng) bị đắm, thì dân Arawaks đã hết mình lao lực hằng giờ để cứu giúp thủy thủ đoàn cùng hành lý. Người dân bản xứ lương thiện đến nỗi không một vật gì bị thiếu sót ).

("Writing in his diary, Columbus said they were a handsome, smart and kind people. He noted that the gentle Arawaks were remarkable for their hospitality. “They offered to share with anyone and when you ask for something, they never say no,” he said. The Arawaks had no weapons; their society had neither criminals, prisons nor prisoners. They were so kind-hearted that Columbus noted in his diary that on the day the Santa Maria was shipwrecked, the Arawaks labored for hours to save his crew and cargo. The native people were so honest that not one thing was missing.")

Nhờ nhật ký của chính Kha Luân Bố, ta biết được rằng, tại Châu Mỹ, lúc chưa được ánh sáng văn minh Kytô giáo chiếu rọi, chính là một cõi thiên đường chan hòa phúc âm phi Kitô, mà cho đến nay, với học thuật và thông minh của thế kỷ 21, chúng ta có nằm mơ cũng không tìm đâu ra một nơi  trên trái đất tràn ngập minh triết và hạnh phúc như thế.

Cảm thấy Kha Luân Bố là một vết nhơ cho nước Mỹ, Eric Kasum đã mạnh dạn hô hào Hoa Kỳ hủy bỏ ngày lễ hằng năm tưởng niệm tên đồ tể khát máu này, Hãy làm cho chúng ta sạch sẽ. Hãy nói lên sự thật về Kha Luân Bố. Hãy tẩy chay ngày lễ ô nhục này bởi vì nó vinh danh một kẻ sát nhân hằng loạt. (Let’s come clean. Let’s tell the truth about Christopher Columbus. Let’s boycott this outrageous holiday because it honors a mass murderer.)

Xin mở ngoặc ở đây vì sao tôi gọi đoàn quân của Kha Luân Bố là đoàn quân Kitô giáo ?

Xin thưa, Kha Luân Bố và hầu hết người Tây, Bồ vào thời ấy, luôn nghĩ rằng họ đang mang sứ mạng phục vụ Thiên Chúa, đem thánh giá đến những nơi chưa biết danh Ngài. Lúc ra đi họ không nghĩ có thể dánh chiếm và thu hoạch nhiều lợi nhuận quá dễ dàng tại những nơi họ đặt chân đến. Kha Luân Bố từng nói: "Let us in the name of the Holy Trinity go on sending all the slaves that can be sold." (Nhân danh Chúa Ba Ngôi hãy cho chúng con luôn bán được nhiều nô lệ), đó là chưa kể chính giáo hoàng Alexandre VI cắt mặt đất làm hai, ban cho hai vương uốc Tây và Bồ như đã được trình bày ở trến.


Ngày nay dấu tích văn hóa Kitô giáo thập ác vẫn còn lưu lại trên hầu hết các lá cờ như cờ Anh, cờ Thụy Sĩ, cờ Phần Lan, cờ Na Uy, cờ Thụy Điển, cờ Hy Lạp, cờ Argentine..., ngay cả dấu chữ thập đỏ Hồng Thập Tự, và chữ thập xanh pharmacy đều phát xuất từ sự thống trị xã hội của Kytô giáo tại Âu châu, cho rằng mọi cứu trợ bệnh tật, nhân đạo đều đến từ ân sủng của Thiên Chúa. Một số quốc gia Ả Rập phản đối biểu tượng thống trị này, đã gọi chữ thập đỏ của họ là trăng lưỡi liềm đỏ, hay bánh croissant đỏ:

II- TỰ CHO LÀ VĂN MINH THƯỢNG ĐẲNG

Thứ đến, sau khi giáo hội ra sắc chỉ thừa nhận thổ dân cũng là con người, thì người da trắng vẫn tự cho mình là giống người thượng đẳng (supremacy) đi khai phóng cho loài người thấp kém, và họ đã sử dụng cây thánh giá, sự "cứu rỗi", như một vũ khí văn hóa.

Đề nghị mang tính nhân ái của linh mục Bartolomé de las Casas còn nghìn lần nguy hiểm hơn những vụ tàn sát không thương xót, vì lưỡi gươm không tạo ra được số người cải đạo và chịu cúi mình làm tay sai, cầu xin ân huệ của quân cướp nước. Chính nhờ cây thập giá, thanh gươm ẩn hình, bản hiệu thương xót "cứu rỗi" của chúa mà tầng lớp tay sai, chó săn mới được nuôi nấng huấn luyện, và tầng lớp bán rẻ dân tộc bán rẻ cha ông và truyền thống để cầu vinh này đã quay lại cắn giết chính bà con ruột thịt của mình, như lũ người bỏ đạo ông bà sang thờ phụng cây Thập Giá người Việt, và nhờ đám ưng khuyển Việt này mà Pháp chiếm Việt Nam. Alistair Hennessy đã dùng từ Indian Allies để chỉ cho lũ ưng khuyển thổ dân Mỹ bán rẻ quê hương của họ. Nhưng tôi thương cảm họ hơn đám ưng khuyển Việt gian, vì họ hoàn toàn yếu đuối tuyệt vọng trước quân thù quá khôn ngoan với vũ khí hoàn toàn ưu việt, thậm chí họ còn không có vũ khí bằng kim loại theo sự quan sát đầu tiên của Kha Luân Bố, vì họ sống đã nghìn năm trong niềm tin yêu tình làng nghĩa xóm chưa hề có chiến tranh, trong khi người Việt đã từng trải chiến tranh khắp chốn, kể cả mặt biển, đã quen với kháng chiến, đã luôn dũng mãnh ngoan cường chống lại bất kỳ thế lực ngoại xâm nào. Đưa ra yếu tố này, cho thấy bọn Việt gian không đứng trước một tình trạng bắt buộc phải hợp tác với Pháp, như thổ dân Châu Mỹ vì sống còn, phải khuất thân làm nô lệ cho bọn Kitô da trắng.

Giám mục Puginier từng khoe khoang về công lao bán nước của người Công Giáo Việt Nam bằng câu nói trứ danh sau: “Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng giống như cua bị bẻ gãy hết càng” (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes).

Puginier đã nói lên sự thật về những nhà truyền giáo từ thế kỷ Kha Luân Bố về sau. Không có các giáo sĩ và giáo dân thì không ai có thể biến một đất nước rộng lớn với hằng triệu người dân thành một chuồng cừu chuồng chiên nô lệ cho Chúa và cho đế quốc được. Hãy tượng tượng VN là gì nếu chúng ta không chiến thắng quân Pháp tại Điện Biên Phủ ?

Cho nên, không thể tách rời khái niệm Chúa ra khỏi khái niệm đế quốc.

Tất cả các thuộc địa của Âu châu đều sử dụng cây thập ác làm ngọn cờ tiên phong, và nhân danh cây thập ác, sở hữu chủ kẻ tân tòng đã khiến bọn họ quay mũi gươm thọc vào cổ họng nhà nước bản địa trong những cuộc chiến tranh nhân dân tử vì đạo, không nhà nước nào trong thời kỳ chiếm lĩnh thuộc địa không ngã gục với chiến lựợc tử vì đạo. Triều Nguyễn ngày xưa bị Pháp xiết cổ bằng dây thòng lọng Mân Côi. Kháng chiến quân Đinh Công Tráng bị quân Pháp thọc cây thánh giá vào yết hầu chết không kịp dãy dụa.

Cuộc chiến của lý tưởng tử đạo này vẫn còn đang tiếp diễn tại VN, giữa Nhà Thờ Công Giáo và nhà nước CS, hai bên vẫn đang gườm nhau và vờn nhau bằng chiến tranh văn hóa nhân dân, một thứ du kích chiến thời đại mà khẩu hiệu là hòa bình, đoàn kết, nhân ái, yêu thương, lòng chúa thương xót, phép lạ của Đức Mẹ...càng giấu kín súng ống và các động thái bạo động, càng chiếm được ưu thế chiến lược. Nhà nước VN có vẻ như đang rơi vào thế bị động, tay vợt bên kia lúc thì đánh chéo góc phải, lúc chéo góc trái, lúc bỏ nhỏ, lúc đánh mạnh vào hậu cần, đã khiến nhà nước bao sân hụt cả hơi, có lúc phải sang tận Vatican để điều đình năn nỉ. Khổ nỗi chiến tranh kiểu bán quân sự này thì Kitô giáo là vô địch, vì vũ khí là sự gian ngoan giảo quyệt, đánh lén, nằm vạ, nằm vùng, đút lót, mua chuộc, mị dân, mị ngữ ; nhà nước luôn là kẻ cầm quyền, và CG luôn thủ vai kẻ đối lập; kẻ đối lập luôn có lợi thế hơn kẻ cầm quyền. Nhà nước sợ CG đến nỗi chưa hề dám đụng đến bất kỳ một linh mục CG nào, dù linh mục ấy ngang nhiên treo cờ ba sọc, ngang nhiên lên án, bôi nhọ Hồ Chí Minh và trắng trợn đòi giật sập lăng mộ Ba Đình. Sự sợ hãi này có thể được hình dung bằng hình ảnh con chim thường đuợc gọi là kinh cung chi điểu, sợ ná đến nỗi không dám đậu lên cành cong, cho nên khi đụng phải vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ thì nhà nước lại sợ bị tố cáo là đàn áp tôn giáo, nên vụng về phó mặc cho các giá trị văn hóa lừa bịp gian manh được tha hồ thăng hoa, làm bại hoại đạo đức và xã hội.

Linh mục Bartolomé de las Casas

Xin mở một dấu ngoặc ở đây để nói về vị linh mục ngụy nhân đạo Bartolomé de las Casas. Ông ta  là thủy thủ dưới trướng của Nicolas de Ovando, một tay chân đắc lực của đồ tể Kha Luân Bố. Khi Kha Luân Bố bị bãi nhiệm thì chính De Ovando thay thế chức vụ tổng chỉ huy. Tội ác của tên này chỉ có hơn chứ không kém Kha Luân Bố. De las Casas sở hữu đất đai lãnh chúa theo diện Encomiendas như tôi đã đề cập bên trên tại vùng đất mà ngày nay là Haïti, Cộng Hòa Saint-Dominique. Sau này ông trở về Tây Ban Nha, hối hận những tội ác đã làm, nên đi tu theo Dòng Đa Minh. Khi được thụ phong linh mục, De las Casas lại trở qua Mỹ Châu để giảng đạo, làm tuyên úy trong quân đội của Diego Colón, con trai Kha Luân Bố. Tên này sau này làm đến chức phó vương, thống đốc. Chính sách tàn ác của Giáo Hội Công Giáo được ghi lại trên Wikipedia về thời kỳ này như sau:

Cùng năm đó, nhà luật học Juan Lopez de Palacios Rubios đã viết ra văn bản Requerimiento, một văn bản mà theo ông, cho phép người Tây Ban Nha được quyền chiếm đoạt đất đai của Người Da Đỏ vốn đã được Giáo Hoàng ban thưởng cho Vương Triều Tây Ban Nha. Người Da Đỏ phải thừa nhận Giáo Hội. Nếu họ từ chối thì có thể ép buộc đức tin của họ "bằng sắt hay bằng lửa".

(La même année, le juriste Juan Lopez de Palacios Rubios écrit le texte du Requerimiento qui, selon lui, permet aux Espagnols d'avoir un accès aux terres des Indes qui ont été attribuées par le Pape à la Couronne espagnole. Les Indiens doivent reconnaître l’Église. S’ils refusent on peut leur imposer la foi par « le fer et le feu ») https://fr.wikipedia.org/wiki/Bartolom%C3%A9_de_las_Casas

Ép buộc đức tin "bằng sắt hay bằng lửa" là thủ đoạn mà từ khi con cháu Constantin đưa Kitô giáo lên làm quốc giáo của đế quốc La Mã, toàn thể Âu châu bị cải đạo bằng phương pháp này, số nạn nhân của thời kỳ đầu phải nói là vô kể, chưa tính vào đó số nạn nhân người Kitô nguyên thủy bị tàn sát vì không chấp nhận các nguyên tắc mới của Kitô Rôma.

Một người trưởng thành Châu Á có thể chẳng biết Dark Age (thời đại đen tối) là gì, nhưng trẻ con Âu châu biết ngay đó là thời kỳ đen tối kéo dài từ thế kỷ thứ 4 và chấm dứt bằng thời đại tỉnh thức (Age of Enlightenment) cuối thế kỷ thứ 18. Trong gần 1500 năm đó, bóng tối bao phủ khắp Âu châu, vì những luật lệ tàn ác và khắc nghiệt của Giáo Hội La Mã, con người sống trong đêm đen, suy tư và kiến thức đều do Giáo Hội dẫn dắt và áp đặt. Chỉ cần sai một ly so với những quy định của Giáo Hội thì bị thủ tiêu, hoặc bị đưa ra tòa án dị giáo xét xử. Galilée và Bruno Giordano là hai tấm gương điển hình. Ngày nay Giáo Hội luôn đưa các nhà khoa học linh mục như Nicolas Copernic, Georges Lemaître, Gregor Mendel ra chưng trong tủ kính để khoe hù thiên hạ, nhằm ngụy trang và tránh né chuyện các triết gia, nhà khoa học bị Giáo Hội cho người thảm sát, giết chết trên giàn hỏa hoặc cầm tù cho đến chết.

Có rất nhiều khoa học gia, triết gia bị Giáo Hội phân thây hay thiêu sống.

Tôi không đi sâu chi tiết vào đề tài này, nhưng có một vài nhân vật cần được kể ra bên dưới.

Hypatia, Jan Hus, Pietro d' Abano, Roger Bacon là những trí thức, khoa học gia bực nhất xã hội nằm trong số bị giáo hội tàn sát mà ít người biết so với hai nhân vật Galilée hay Bruno Giordano.

Ai muốn xem Giáo hội giết những nhà khoa học như thế nào thì lên mạng truy cập sẽ tường tận hơn, ở đây tôi đặc biệt giới thiệu đôi chút về trường hợp nữ khoa học gia trứ danh Hypatia, có lẽ là người nữ đầu tiên bị thảm sát gây chấn động nhất lịch sử, tiên khởi là do bản chất khát máu và hèn hạ của vụ án, thứ đến vì Hypatia là một phụ nữ hội đủ các yếu tố để được ngưỡng mộ, nên wikipedia và sách báo có rất nhiều thông tin và hình ảnh đẹp của cô, do hậu thế tôn thờ ái mộ mà vẽ ra. Hình ảnh về cái chết ấy còn gây thương cảm trong tôi hơn vụ hoa sen trong biển lửa khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ đạo Phật, vì đóa hoa Hypatia không những đẹp như một hình tượng nữ hoàn hảo, mà còn là biểu tượng cuối cùng còn sót lại của văn hóa Hy Lạp, nên cái chết ấy đã đánh dấu sự khởi đầu Đêm Trường Trung Cổ (Dark Age) của Đế Quốc La Mã và Âu châu mãi đến thế kỷ thứ 18.

Hypatia là một triết gia chuyên dạy về triết học Platon, Aristote và văn hóa Hy Lạp ở Alexandie khoản năm 370 thời La Mã chiếm đóng Ai Cập và Do Thái. Ngoài triết học, cô còn dạy thiên văn học và hình học. Cô rất được kính trọng cả về học vấn lẫn đạo đức. Vì sự nghiệp trí thức, và có vì lẽ tìm không ra đối tượng tương xứng, cô đã không lập gia đình, nên dù rất đẹp và nhiều người ngỏ lời tán tỉnh, cô vẫn từ chối. Nếu cần hình ảnh người nữ trinh thánh, thì tôi bầu cho Hypatie làm Thần Nữ Đồng Trinh chứ không phải Maria. Cô bị tổng giám mục thành phố Alexandrie là Cyrille chủ mưu thảm sát một cách man rợ trên đường về nhà, và người thi hành mật lệnh giết cô là Pierre, một thầy dòng cuồng tín. Pierre và đám côn đồ Kitô chận người thiếu nữ chân yếu tay mềm đánh đập tàn nhẫn, xé toạt áo quần, rồi lôi xềnh xệch thân thể trần truồng mong manh của cô trên đường phố đến ngôi nhà thờ gần nhất, dùng mẻ sành hay vỏ sò lăng trì cô cho đến chết. Sau khi cô chết, chúng chặt cô thành nhiều khúc, chất thành đống rồi thiêu.

Nhà thần luận uyên bác John Toland người Anh đã sử dụng hình ảnh vụ tàn sát man rợ này trong phần ba của cuốn Tetradymus xuất bản năm 1720 để chống lại Kitô giáo vào thế kỷ thứ 18. Bằng giọng văn bút chiến, ông viết như sau:

Hypatie, hay là câu chuyện về người phụ nữ đẹp nhất, thanh khiết nhất, học thức nhất, và hoàn hảo nhất về bất kỳ phương diện nào, người đã bị bọn nhà thờ Kitô giáo ở Alexandria xé xác ra từng mảnh nhỏ để làm hài lòng cho sự kiêu ngạo, sự tâng công và sự tàn ác của tổng Giám mục của họ, như thường lệ được liệt vào hàng thánh, nhưng bất xứng, thánh vượt cấp Cyril.

(Hypatia: Or the History of a most beautiful, most vertuous, most learned, and every way accomplish'd Lady; who was torn to pieces by the Clergy of Alexandria, to gratify the pride, emulation, and cruelty of their Archbishop, commonly, but undeservedly, stil'd St. Cyril – trích từ wikipedia Pháp ngữ)

Sử gia Công giáo Socrate Le Scolastique (cũng được gọi là Socrate của Constantinople, nay là Istanbul), sống cùng thời với Hypatia, viết trong trong Lịch Sử mục vụ (Histoire Ecclésiastique) như sau:

“Tại Alexandrie có một phụ nữ tên là Hypatie, con gái của triết gia Théon, người đã làm một tiến bộ vượt bực trong giới khoa học, là đã vượt qua nhiều triết gia đồng thời, chuyên dạy về hai trường phái Platon và Plotin. Số người không đếm xuể tụ tập tranh nhau đến nghe cô thuyết giảng. Bằng vào sự tự chủ và tinh thần thích ứng một cách dễ dàng trong việc phát triển văn hóa, cô không ngại việc thường xuyên xuất hiện trước công chúng, trước mặt các quan cai trị. Cô cũng không cảm thấy e ngại với việc một mình đứng giữa đám đàn ông, chẳng mắc cở hay mặc cảm gì với họ, khiến tất cả mọi người đều kính phục cô.”

(Il y avait dans Alexandrie une femme nommée Hypatie, fille du Philosophe Théon, qui avait fait un si grand progrès dans les sciences qu'elle surpassait tous les Philosophes de son temps, et enseignait dans l'école de Platon et de Plotin, un nombre presque infini de personnes, qui accouraient en foule pour l'écouter. Grâce à son contrôle d'elle-même et à la facilité avec laquelle elle avait développé la culture de son esprit, elle n'hésitait pas à fréquemment apparaître en public, en présence des magistrats. Elle ne se sentait pas non plus décontenancée à l'idée de se rendre à une assemblée d'hommes, ce qu'elle faisait toujours, sans perdre sa pudeur, ni sa modestie, qui lui attiraient le respect de tout le monde.)

Trước khi ra lệnh giết chết Hypatia 1 năm, Cyril cho tàn phá toàn bộ các đền thờ Do Thái giáo tại Alexandria, được wikipedia ghi lại:

Năm 414, giám mục Cyrille cho đóng cửa toàn bộ đền thờ Do Thái tại Alexandrie, tịch biên toàn bộ gia sản của người Do Thái, và đuổi họ ra khỏi thành phố. Orest, vị cảnh sát trưởng người La Mã bạn thân của Hypatie vừa mới cải đạo sang Công giáo, cảm thấy bất mãn những hành động của Cyrille và đã gửi một tường trình gay gắt lên hoàng đế.

(En 414, l'évêque Cyrille fait fermer toutes les synagogues d'Alexandrie, fait confisquer toutes les propriétés appartenant aux Juifs, et fait chasser ces derniers de la ville. Oreste, préfet romain d'Alexandrie et ami proche d'Hypatie 10, 3, récemment converti au christiansme, est choqué par les actions de Cyrille et envoie un rapport cinglant à l'empereur)

Để đáp trả lại phản ứng của Oreste, Cyrille cho giáo dân nổi loạn với mục đích giết chết Oreste, nhưng Oreste không chết, vị cảnh sát trưởng này đã cho bắt Ammonius, người cầm đầu cuộc nổi loạn, là thầy dòng tay chân của Cyrille, tra tấn và đánh chết trước công chúng. Cyrille muốn phong thánh tử đạo cho Ammonius nhưng giáo dân thành Alexandrie không chịu, họ cho rằng Ammonius không chết vì Chúa mà chết vì hành động côn đồ. Cuộc gây hấn giữa vị người đại diện cho vua và tổng giám mục bắt đầu từ đó. Chẳng may, Hypatia được mời làm trung gian để hòa giải, nhưng Cyrille từ lâu đã ganh ghét uy tín của nữ triết gia, đã tìm đủ cách để hạ bệ uy tín của cô và cuối cùng cho người giết cô  một cách dã man như đã kể.

Quang cảnh đấu đá tại Alexandrie cuối thế kỷ thứ 4, đầu thế kỷ thứ 5, cho thấy Công Giáo La Mã ngang ngược và tàn bạo đến cỡ nào, lúc ấy họ chỉ đuổi người Do Thái ra khỏi thành phố, nghĩa là họ còn rất nhân đạo, nhưng sau này, lúc mà không ai còn có thể theo đạo khác trong toàn lãnh thổ La Mã, thì người Do Thái, hay bất kỳ giống dân khác, đều bị ruồng giết nếu không chịu cải đạo. Do vậy mà Giáo Hội luôn tự hào rằng, Kitô giáo chinh phục Âu châu vào thiên niên kỷ thứ I, chinh phục Phi châu và Mỹ Châu vào thiên niên kỷ thứ II, và giáo hoàng Gioan Phaolồ II di chúc phải bằng mọi giá chinh phục trọn Á châu, đặc biệt là Trung Quốc, vào thiên niên kỷ thứ III, tức bắt đầu từ thế kỷ 21 trở về sau.

Tàn ác là như vậy, tổng giám mục Cyrille đối với cái nhìn của Giáo hội như thế nào ?

Ông được phong thánh của cả hai giáo hội Chính Thống và La Mã.

Giáo Hội làm lễ kỷ niệm ông hằng năm như Hoa Kỳ kỷ niệm ngày Kha Luân Bố. Ông lại được giáo hoàng Léon 13 phong là Bác Sĩ Thần Học năm 1882 (Docteur de l'Église – hàm vị này còn tôn qúy hơn tiến sĩ thần học), được Benedict 16 tán dương là thánh Cyril của Alexandria là một nhân chứng không mệt mỏi và vững chắc cho Đức Kitô, là Lời Chúa nhập thể

(Cyrille d'Alexandrie est reconnu comme Saint par les orthodoxes et les catholiques, et il est fêté respectivement les 9 et 27 Juin. Il est proclamé docteur de l'Eglise en 1882 par le pape Léon XIII. Dans une audience du 3 Octobre 2007, Benoît XVI rend hommage à Cyrille d'Alexandrie, pour lequel il déclare : «Cyrille encore jeune fut élu Evêque de l'influente Eglise d'Alexandrie en 412, qu'il gouverna avec une grande énergie pendant trente-deux ans, visant toujours à en affirmer le primat dans tout l'Orient [...] Saint Cyrille d'Alexandrie a été un témoin inlassable et ferme de Jésus Christ, Verbe de Dieu incarné)

Nhân vật thứ hai sau Hypatia phải kể là Jan Hus.

Jan Hus là một linh mục Công Giáo Rôma, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Tiệp Khắc năm 1372. Ông là người thông minh, đỗ thạc sĩ tại đại học Prague năm 1396 và được phong hàm giáo sư năm 1400, năm 1401 làm khoa trưởng, nhưng chỉ được một năm thì bị bãi chức.

Ông chịu ảnh hưởng của John Wyclif, chủ trương đổi mới Giáo Hội, đưa ra nhiều bài giảng tố cáo những sai lạc của Giáo Hội và ước mong cải cách (để biết về John Wyclif và những khủng hoảng trầm trọng của Giáo Hội Rôma, xin xem bài Xét Lại Vụ Đánh Cuộc của Pasal – của cùng tác giả trên Sách Hiếm hoặc Thư Viện Hoa Sen). Ông chủ trương trở về Thời kỳ các Tông Đồ, sống thanh khiết, gian khổ và nghèo khó. Ông ủng hộ lập trường của John Wyclif phê bình nghiêm khắc bí tích thánh thể uống máu và ăn thịt Chúa, phản đối kịch liệt việc bán vé lên thiên đàng (indulgence) của giáo hoàng nhằm kiếm tiền để gây quỹ cho thánh chiến. Ông cũng chủ trương Giáo Hội không nắm quyền, mà tất cả quyền bính đều trao lại cho thế tục. Ông được hưởng ứng rất đông, được giới quyền quý ủng hộ nồng nhiệt.

Phong trào Thiên Niên (mouvements millénaristes) trỗi dậy vào dịp này, cho rằng đã sắp đến ngày tận thế phán xét, vì hiện tượng chống Chúa (Antéchrist, Antichrist) xuất hiện với nhiều sai trái xảy ra trong Giáo Hội, theo như lời tiên tri của Giăng (I Giăng 2:18-19):

Các con yêu dấu ơi, thời kỳ cuối cùng gần đến rồi. Các con đã nghe rằng kẻ thù của Chúa Cứu Thế đang đến và hiện nay có nhiều kẻ thù của Chúa Cứu Thế đã xuất hiện. Vì thế mà chúng ta biết nay là thời kỳ cuối cùng. Những kẻ thù ấy từ chúng ta mà ra nhưng họ vốn không thuộc về chúng ta, vì nếu họ thuộc về chúng ta thì họ đã ở với chúng ta. Nhưng họ đã bỏ đi, chứng tỏ rằng họ chẳng hề thuộc đoàn thể chúng ta.

Đạo Chúa có lá bài úp từ những câu kinh thánh loại này, sẵn sàng đưa chiếc nạ Antichrist bằng sắt ra đỡ đạn khi Giáo Hội bị mang tiếng, sẵn sàng đưa khuôn mặt khác của Thiên Chúa, là Satan ra, và trút hết xấu xa ô nhục vào đó, nguyền rủa Satan là kẻ thù của Thiên Chúa nằm ngay trong giáo hội, tiên báo ngày phán xét sẽ sắp đến, một ngày phán xét được Giêsu loan tin sẽ xảy ra ngay khi các Tông Đồ còn sống,  nhưng cho tới nay vẫn chưa hề xảy ra. Khi mọi việc đều trở lại bình thường, thì chiếc nạ Satan cũng sẽ được nhẹ nhàng luồn vào túi áo rộng.

Jan Hus nghiễm nhiên biến thành người tiên phong của phong trào cải cách. Ông đi trước Martin Luther hơn thế kỷ, và bị truất phép thông công rồi bị xử án dị giáo và bị thiêu chết trên giàn hỏa. Vụ án này được Gioan Phaolồ 2 tuyên bố là sai lầm của Giáo Hội, và đã xin lỗi với nước mắt cá sấu như thường lệ của Tòa Thánh Rôma, xin lỗi để được danh tiếng, chứ chẳng phải để thực tâm sửa đổi.

-- o0o --

Còn rất nhiều, nhưng bài viết này không cho phép đi xa hơn để nói về Roger Bacon, một khoa học gia về nhiều mặt từ vật lý đến hóa học và cả thiên văn học, cũng là tu sĩ Công giáo Rôma, ngày nay ít ai biết, bị tàn phế sau 15 năm tù đày đọa thân xác, toàn bộ tác phẩm bị cấm đoán, khi ra tù, chỉ là để ngã gục vì cạn kiệt. Hình ảnh Roger Bacon được một trí thức Pháp viết như sau :

«Ông thầy tu này, ít được biết, và đã bị ngược đãi một cách tàn nhẫn suốt cuộc đời, lại là khuôn mặt khoa học lớn của thời Trung Cổ. Đó là thiên tài lớn nhất và đầy đủ nhất đã xuất hiện tại Âu châu trong một thời đại dài.» (theo Louis Figuier, văn sĩ Pháp thế kỷ thứ 19)

(Ce moine, méconnu et horriblement persécuté pendant sa vie, est la plus grande figure scientifique du Moyen Âge. C’est le génie le plus vaste et le plus complet qui, dans cette longue période, se soit produit en Europe.) (Louis Figuier).

Trở lại với đề tài chính của chúng ta, về lòng nhân đạo của linh mục De Las Casas thời Kha Luân Bố.

Theo dân biểu Lawrence Courtoreille người Canada thì De Las Casas không hoàn toàn cho rằng người Idians là con người, mà chỉ là human-like (giống con người) thôi.

Giả thiết De Las Casas thực sự có lòng nhân ái như được tài liệu Công giáo ca tụng, thì ông phải bỏ đạo Công giáo, lên án Giáo Hội, có thể dùng cái chết để phản đối, mới đúng là bực thánh đem thân mình làm đuốc sáng để thức tỉnh lương tri của người Kitô giáo da trắng. Đằng này mồm ông hô to khẩu hiệu không nên cưỡng bức lao động, phải chung sống và cùng làm việc với Người Da Đỏ, tìm cách cải đạo họ bằng vài cử chỉ ve vuốt dụ dỗ, nhưng quân đội Tây Ban Nha mà De Las Casas phục vụ vẫn bách hại người bản địa, cướp đất đai của họ, bắt họ làm nô lệ miễn phí đến chết để phục vụ cho đế quốc Tây Ban Nha và cho Giáo Hội.

Trong cuốn Bury my heart at Wounded Knee (Chôn trái tim tôi lại Wounded Knee), hai tác giả sử gia Dee Brown và Hampton Sides, xuất bản năm 1971, đã đưa ra những nhận xét như sau :

Khi hai giống dân, Người Da Đỏ bản địa Mỹ châu và người da trắng Kitô giáo Âu châu giao lưu lần đầu tiên, nhóm người thứ nhất cởi mở, đặt niềm tin vào nhóm người thứ hai. Họ nghĩ rằng nếu họ thỏa mãn những đòi hỏi của người Âu châu, thì mọi ngưòi có thể cùng nhau chung sống trong sự hòa bình hạnh phúc. Người Âu châu lại nghĩ rằng người Da Đỏ không có linh hồn, và do vậy người Da Đỏ không phải là người. Tin rằng thổ dân châu Mỹ không phải là người, người Kytô giáo da trắng biện minh được cho mọi sự bất công và bất bình đẳng của họ đối với thổ dân qua ánh nhìn lịch sử.

Không có linh hồn, theo người Kitô da trắng, đồng nghĩa với sự phủ nhận mọi giá trị trước mặt Thiên Chúa, và dĩ nhiên, với đức tin cuồng tín kêu chết thì không được sống mà vẫn phải hàm ơn vào Thiên Chúa, thì không gì người Kitô giáo không dám làm.

Wounded Knee là một khu phố ở quận Oglala Lakota trong tiểu bang South Dakota, nơi đây, ngày 29 tháng 12 năm 1890, quân đội Mỹ đã tàn sát từ 150 đến 300 thổ dân của bộ tộc Lakota, trong đó bao gồm hàng chục phụ nữ và trẻ em. Ngày nay nơi đây có một viện bảo tàng trưng bày tội ác này của người da trắng. Đây cũng là điểm son của người Mỹ, dám giết, cũng dám công khai tỏ bày sự ăn năn, và ngày nay chính phủ Hoa Kỳ tìm đủ cách có thể để giúp đỡ các thổ dân, không như Gioan Phaolồ II tuyên thú 7 đại dương tội ác của Công Giáo nhưng chẳng một chút ăn năn đền bù, vẫn tiếp tục gây tội ác. Lại còn tự khoe không ngớt rằng không ai can đảm như Đức Thánh Cha, dám mặt dày thừa nhận tội ác không thể so sánh của Giáo Hội từ 2000 năm nay.

(In the book, Bury My Heart at Wounded Knee by Dee Brown and Hampton Sides (1971), the authors presented the intersection of two groups of people, the American Indian and the European American. They contined the same pattern throughout the book. The American Indians wanted to understand the European Americans. They were an open and trusting group of  people. They felt that if they gave what the European Americans wanted, everyone could live together in harmony. The European Americans believed that the American Indians did not have a soul, and therefore, were not human. In do so, they were able to explain away all of the injustices that they commited to the American Indians. If a group of people do not have a soul, they are not recognized as worthy within the eyes of God. The Europen Americans continually edged their way into the lives of American Indians until they had taken all of the resource that they coud take from them. Land was essentially the main resource that they wanted at that time. By taking away the land of a group of a trusting people, they took theirs lives as they knew it, which meant they took their souls. The European Americans used their law and policies of the regconized government and the Church to reconcile why they did what they did.
The same can be said for the African Americans. The European Americans also denigrated the lives of a group of people to be without souls. Therefore, they were lower than human and could be treated as much. In doing so, the European Americans commited injustices to a group of people because they wanted their resources. The resource that the African American brought was their labor. They brought their physical labor by using their hands that could make the European Americans' lives stronger and better. Again the European Americans created their government, church laws, and policies to regconize the validity of their arguments.)
(Storytelling in a culturally responsive classroom, Laura A. Mitchell, chapter I, p.8)

Đoạn văn trên nói rất rõ rằng đối với người Da Đỏ thỉ người Kitô Da Trắng cướp đất, cướp nước và đối xử như súc vật, diệt chủng họ, còn đối vời người da đen Phi Châu, thì họ cướp đoạt sức lao động. Cả hai sự cướp bóc đều cho phép xã hội Kitô Da Trắng giàu mạnh hơn, và càng tự hào về tính cách siêu việt của mình.

Đừng nghĩ rằng cách đây hằng trăm năm trước, loài người còn bị hạn chế về văn hóa, kém hiểu biết, ít có phương tiện và điều kiện để tư duy một cách trưởng thành, mới có thể đồng hóa con người với súc vật, điều mà ngày nay được đánh giá là phi nhân bản, phi văn hóa và bị lên án kịch liệt. Chúng ta đã lầm lớn, ngày nay, có một linh mục Công Giáo người Việt, ngài Matthew Nguyễn Khắc Hy, trong dịp trả lời một con chiên khi đề cập đến người vô thần, ông lớn tiếng cho rằng người vô thần (theo  trường hợp thứ ba trong clip) thì chẳng khác gì cầm thú. Người vô thần nhóm thứ ba theo ông, là người biết Thiên Chúa là ai, biết được mọi sự, mà vẫn từ chối Đức Tin vào Thiên Chúa. Thú thật ông tự mâu thuẫn với ngôn ngữ của mình, đã vô thần thì không cần biết thiên chúa là ai. Nếu biết thiên chúa là ai, đồng nghĩa với khẳng định sự hiện hữu của ngài, vậy đâu thể gọi là vô thần nữa ? Ông Hy muốn chửi CS hay người Kitô giáo theo Cộng Sản ?Lời nói của ông, với tâm bất chính, đã trở nên mù mờ, khiến người nghe chẳng hiểu ông định nghĩa thế nào là vô thần. Xem nguồn này vào phút thư 7:56  https://www.youtube.com/watch?v=2vWOHwVuVx4.

Thực tế không thể có sự hòa hợp giữa hai khái niệm vô thần, mà CS là biểu tượng, và hữu thần, mà Công giáo là đặc trưng. Hai khái niệm thuộc về hai phạm trù đối nghịch và loại trừ lẫn nhau đứng trên căn bản luận lý. Do vậy, sự thù ghét vô thần nơi người Kitô giáo đôi khi rất mãnh liệt, làm hồi sinh lại bản năng tư duy máy móc và man rợ phi văn hóa của thế kỷ 14, 15 trong đầu óc họ, lần này sự man rợ không phát sinh trong Kitô da trắng, mà nảy nở ra trong Kitô da vàng, bằng  thái độ cực đoan của linh mục Nguyên Khắc Hy, giữa một nước Mỹ mà ai cũng tự hào là văn minh, ông rao to rằng vô thần là thú vật.

Ông chia thành 3 loại vô thần một cách hàm hồ mà tôi không muốn mất thì giờ để thảo luận, vì nó quá ấu trĩ. Dù vô thần nằm trong phạm trù nào trong 3 ngăn kéo của linh mục Nguyễn Khắc Hy, thì vô thần vẫn là vô thần, vẫn không công nhận có một vị thần toàn năng, toàn quyền sinh sát, sinh ra, và làm chủ tể vũ trụ. Theo lập luận của Nguyễn Khắc Hy thì Phật Thích Ca, Khổng Tử, Lão Tử, Héraclite, Parménide, Anaxagore, Platon, Spinoza, Gandhi, Einstein, Vợ chồng Marie-Curie, Hawking...đều là thú vật cả !

Nói thế e rằng hơi oan cho Nguyễn Khắc Hy, tôi chắc Hy chả thù hằn gì Khổng Tử, Lão Tử, Platon, Socrate hay thánh Gandhi, nên tôi gút cái túi vô thần của Hy lại chỉ còn Phật giáo và Cộng sản châu Á.

Vì sao tôi kể Phật giáo vào trong bầu hồ lô của Hy?

Xin thưa, Giáo Hội từng thề quyết không đội trời chung với Cộng Sản, và sau khi CS quốc tế sụp đổ thì hồng y Joseph Ratzinger, tức Giáo Hoàng Benedicto XVI, đã tuyên bố rằng Phật giáo thay thế Cộng Sản làm kẻ thù số 1 của Công giáo Rôma.

Ngày nay CS quốc tế da trắng đã tiêu vong, Kitô da trắng không còn quyết liệt tử sinh với CS da trắng nữa, nhưng Kitô da vàng vẫn duy trì nguyên status-quo của thời kỳ chiến tranh lạnh, một lòng chỉ muốn ăn tươi nuốt sống CS da vàng, đặc biệt với mối thù CS da vàng đuổi Pháp đánh Mỹ và đập tan chế độ thân Mỹ tại Sài Gòn vẫn như nét mực còn in trên giấy mới, chưa bao giờ nguôi trong lòng họ.  Tôi đã viết khá nhiều về đức tin Thiên Chúa trong quá trình cọ xát với sự phát triển trí năng của loài ngưòi xuyên qua chủ nghĩa Hoài Nghi của thời Phục Hưng, kéo dài đến Kỷ Nguyên Giác Ngộ (Age of Enlightenment) trong bài Xét Lại vụ đánh cuộc của Pascal, nên ở đây tôi không mất thì giờ nhiều với LM Nguyễn Khắc Hy, trừ phi ông ấy muốn có một cuộc bút chiến về đề tài này.

Không biết Hoàng Duy Hùng nghĩ sao về lời tuyên bố vô thần là thú vật của Nguyễn Khắc Hy, đồng thời, tôi cũng muốn biết Nguyễn Khắc Hy nghĩ gì về con chiên Hoàng Duy Hùng, hiện nay là cánh tay đắc lực cho bộ máy thông tin truyền thông của nhà nước CS tại hải ngoại. Nếu có sự tranh luận giữa một linh mục tại nhiệm và một linh mục suýt nữa được ơn gọi, thì chắc sẽ rất hào hứng, nhất là về một thể tài văn hóa chính trị dưới lăng kính tôn giáo.

III- VĂN HÓA KỲ THỊ CHỦNG TỘC & BUÔN BÁN NÔ LỆ.

Sự kỳ thị phất xuất từ văn hóa Abraham, nơi đó, chủng tộc luôn được Thiên Chúa bảo vệ và khen ngợi là dân Do Thái.

Ta sẽ ban phước cho kẻ chúc phước con và nguyền rủa kẻ hại con. (Sáng Thế Ký 12:3)

I will bless those who bless you, and I will curse him who curses you (Gen 12:3)

Kẻ nào tấn công các con sẽ thất bại...không vũ khí nào làm ra để tấn công các con có thể thành công (Isa 54:15-17)

Whoever assails you will fall … no weapon that is formed against you will prosper (Isa 54.15,17)

Ta sẽ là bức tường lửa bao quanh nàng...kẻ nào đụng tới con, là đụng vào chân mày trên con mắt của Thiên Chúa (Zech 2: 5-8)

I will be a wall of fire around her … he who touches you, touches the apple (pupil) of the LORD’s eye (Zech 2:5,8)

Đừng sợ, vì ta luôn ở với các con, đừng mất dũng khí, vì Ta là Thiên Chúa của các con; Ta sẽ khiến cho các con mạnh hơn, Ta sẽ giúp các con (Isa 41:10)

Fear not, for I am with you; be not dismayed, for I am your God; I will strengthen you, I will help you (Isa 41:10)

Kẻ nào chiến đấu với các con (Nước Do Thái) sẽ phải bị tiêu diệt (Isa 41:11)

Those who strive with you (Israel) shall perish (Isa 41:11)

Kinh thánh khuyên khích người theo Chúa hãy hãnh diện được làm nô lệ, làm tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa, nhưng các triết gia Kitô viết hằng triệu lời ca tụng tinh thần nô lệ này, nào là nô lệ cho tự do, nô lệ vào cứu rỗi.

Tác phẩm Slave of Christ (Nô Lệ của Đấng Kitô) của giáo sư thần học Hoa Kỳ Harris Murray đã phân tích thánh kinh Tân Ước, biến ánh mắt nô lệ đầy van lơn cầu khẩn nhìn lên trời của Giêsu lúc thụ hình trên thập giá hướng về Thiên Chúa thành biểu tượng của sự lệ thuộc vào tự do, một món xào nấu trộn lẫn giữa văn hóa La Mã và Hy Lạp (Greco-Roman) biến sình đất thành vàng khối. Buồn cười nhất là ý tưởng cho rằng, chúng ta yêu Thiên Chúa, chúng ta lệ thuộc vào ngài, và Thiên Chúa yêu chúng ta, vì chúng ta là của cải của Ngài.

Tôi làm việc với một kỹ sư người Pháp khi mới định cư tại Paris, có hôm cùng đi ăn trưa, ngồi chuyện vãng, anh ta nói anh ta thấy tôi quá lương thiện trong công việc, khuyên tôi thay vì dùng thực chất để làm sản phẩm của mình, hãy bỏ vào tôi đôi chút ma mãnh của người làm thương mãi, cầu sự hào nhoáng bề ngoài, và nhất là nên soạn thảo một lời quảng cáo tuyệt vời, còn sản phẩm có tồn tại với thời gian hay không, đó là chuyện của người mua. Rồi anh ta cười nói với tôi rằng phải trang bị cho mình một thứ tài năng hôm nay bán xe sơn màu đen, ngày mai bán xe màu trắng; sao cho lúc bán xe màu trắng thì xe màu đen là hạng bét, và khi bán xe màu đen, thì xe màu trắng là hạng bét. Từ quan điểm này, ta thấy rõ bản chất của triết lý Kitô: nô lệ cho Chúa, chính là tự do.

Tự do = nô lệ ; nô lệ = tự do.

Tinh thần kỳ thị và nô lệ của Kitô giáo được thấy rõ qua lịch sử buôn bán nô lệ, tàn sát thổ dân, và ảnh hưởng mạnh đến xã hội Hoa Kỳ trong thời gian dịch Covid lan tràn tại Mỹ mà chúng ta sẽ phân tích sau.

Cây nào thì mọc ra trái ấy, có sơn phết gì thì trái táo vẫn không thể biến thành trái cam, trừ phi Kitô giáo tuyên bố hủy bỏ kinh Cựu Ước, cắt đứt mọi liên quan đến Thiên Chúa Do Thái, nếu không, không thể chối cãi được nó là nguồn gốc của mọi kỳ thị chủng tộc cùng với chủ trương nô lệ, không phải do Do Thái giáo phát tán, mà do Kitô giáo phát tán.

Có lẽ dựa vào kinh Thánh mà hầu hết các vụ buôn bán nô lệ đều có sự tham dự trực tiếp hay gián tiếp của Giáo Hội La Mã.

Hãy bắt đầu bằng câu kinh Levi (25 : 44-46) :

Ngươi phải tìm nô lệ nam hay nữ từ ở các dân tộc xung quanh ngươi. Hãy mua nô lệ từ các dân đó. Ngoài ra các ngươi cũng có thể mua các trẻ con của các gia đình ngoại kiều, sống giữa các ngươi, để làm nô lệ. Các trẻ con nô lệ nầy sẽ thuộc về các ngươi. Các ngươi cũng có thể giao chúng cho con cái mình sau khi các ngươi qua đời; các ngươi có thể bắt chúng làm nô lệ đời đời. Nhưng các ngươi không được ngược đãi đồng bào mình là dân Ít-ra-en.

Đoạn kinh đi trước từ số 35 đến 43, Chúa cũng cho phép bắt người Do Thái nghèo làm nô lệ, nhưng ra lệnh không được ngược đãi, chỉ được quyền xem như tôi tớ. Nếu người Do Thái đến kỳ hạn mà vẫn không đủ tiền chuộc thân, thì vẫn được giải phóng vào năm Jubilee theo tục lệ Do Thái (chu kỳ 25, 30, 40 hay 50 năm tùy trường hợp).

Như vậy, Thiên Chúa rõ ràng đã kỳ thị chủng tộc và cho phép buôn bán các dân tộc phi Do Thái làm nô lệ đời đời. Chỉ một câu kinh ngắn này thôi, cùng với sức mạnh thế tục của Giáo Hội đứng trên cả vua chúa Âu châu, đủ để xô nhân loại vào thù hận, bất công, gian manh, lừa gạt, tra tấn, chém giết, không ngừng nghỉ.

Sách Tân Ước 1 Ti-mô-tê (6:1-2) đã xác minh lại điều được dạy trong Cựu Ước, là phải trung thành với chủ nô lệ :

Những kẻ ở dưới ách nô lệ phải tôn trọng chủ mình về mọi phương diện để không ai bêu xấu danh Chúa và sự dạy dỗ của chúng ta. Người nô lệ nào có chủ là tín hữu thì không nên xem thường. Trái lại phải càng phục vụ chủ mình đắc lực hơn vì chẳng khác nào giúp đỡ tín hữu mình yêu mến.

Thực ra cũng có rất nhiều đoạn kinh tuyên bố rằng Chúa sinh ra loài người bình đẳng, nhưng giá trị tiêu cực của câu kinh Levi nêu trên có ảnh hưởng mạnh trên lịch sử nhân loại. Nó cho phép chủ nghĩa nô lệ bành trướng, phát triển và tồn tại tại Âu Mỹ mãi đến thế kỷ thứ 19 cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và cuộc cách mạng kỹ nghệ.

Trong phạm vi ngắn của bài viết, tôi sẽ không nói về lịch sử của chủ nghĩa này, mà chỉ chú ý đến khía cạnh văn hóa từ đó nó khiến con người cho phép đối xử bất công ngược đãi nhau.

Karl Marx, trong tác phẩm lịch sử kinh tế về chủ nghĩa tư bản của mình, cuốn tư bản luận, đã tuyên bố rằng, việc biến châu Phi thành một hang ổ cho cuộc săn bắt và buôn bán nô lệ da đen, báo hiệu bình minh màu hồng của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng buôn bán nô lệ là một phần của cái mà ông gọi là "tích lũy sơ khai" của tư bản châu Âu, tích lũy của cải phi-tư-bản có trước và tạo ra điều kiện tài chính cho quá trình công nghiệp hóa của nước Anh và sự ra đời của phương thức sản xuất theo tư bản chủ nghĩa.

Câu nói của Marx là chứng nhân lịch sử cho sự khởi đầu của tư bản chủ nghĩa với vốn tích lũy không thể thiếu làm đầu tàu là nô lệ chủ nghĩa.

Có cái gì thấp thoáng rất huyền ảo: chủ nghĩa tư bản là biến thân của lưỡi gươm, và chủ nghĩa nô lệ là biến hình của thập giá; mà lúc nào thì thập giá vẫn cầm cờ đi đầu.

Vào những thế kỷ trước Kỷ Nguyên Khám Phá (Age of Dicovery), các nhà thờ, tu viện, các giám mục và ngay cả Giáo Hoàng đều sử dụng nô lệ được bắt từ Phi Châu. Trang wikipedia nói về việc này như sau :

Một số giáo sĩ Công giáo, các dòng tu, và Giáo hoàng đều sở hữu nô lệ, và các chiến thuyền hải quân trong các quốc gia của Giáo Triều đã đặc biệt sử dụng nô lệ Hồi giáo bị bắt. Tuy nhiên, giáo huấn của Công giáo La Mã bắt đầu chống lại một cách mạnh mẽ hơn một số hình thức nô lệ từ năm 1435.

Vào Kỷ Nguyên Khám Phá số lượng nô lệ thuộc sở hữu của các Kitô hữu gia tăng đáng kể , phản ứng của các giáo sĩ, dưới áp lực chính trị mạnh mẽ, đã bối rối và không hiệu quả trong việc ngăn cản việc thành lập các xã hội nô lệ ở các thuộc địa của các nước Công giáo. Những sắc lệnh trước đó của Giáo hoàng, chẳng hạn như sắc lệnh Dum Diversas của Giáo hoàng Nicholas V (1452) và sắc lệnh Romanus Pontifex (1454), cho phép bắt "nô lệ vĩnh viễn" dân du mục saracens và người khác đạo ở châu Phi, được sử dụng để biện minh cho việc nô dịch người bản địa và chiếm đoạt đất đai của họ trong thời gian này.

(Some Catholic clergy, religious orders, and Popes owned slaves, and the naval galleys of the Papal States were to use captured Muslim galley slaves in particular.Roman Catholic teaching began, however, to turn more strongly against certain forms of slavery from 1435

When the Age of Discovery greatly increased the number of slaves owned by Christians, the response of the clergy, under strong political pressures, was confused and ineffective in preventing the establishment of slave societies in the colonies of Catholic countries. Earlier Papal bulls, such as Pope Nicholas V's Dum Diversas (1452) and Romanus Pontifex (1454), permitting the "perpetual servitude" of saracens and pagans in Africa, were used to justify the enslavement of natives and the appropriation of their lands during this era.)(https://en.wikipedia.org/wiki/Catholic_Church_and_slavery )

Tôi có viết rõ hơn về hai sắc lệnh Dum Diversas và Romanus Pontifex này trong bài Giáo Hoàng Phanxicô và Chủ Nghĩa Cộng Sản trên Sách Hiếm, ai muốn hiểu rõ hơn xin tìm đọc.

Chế độ nô lệ tuy là do văn hóa Thiên Chúa Giáo chủ xướng, nhưng có một hiện tượng lạ, là có một vị Giáo Hoàng xuất thân từ nô lệ, đó là GH Callixtus I.

Bất kể Callixtus I (218 -222) là người thế nào, nhưng với thân phận một nô lệ vào thế kỷ thứ 3, vẫn được bầu vào chức vi Giáo Hoàng và là Giám Mục thành Rôma, đối với tôi, là một hình ảnh tuyệt vời đầy cảm xúc, chẳng khác Tôn Giả Ưu Ba Li với thân phận nô lệ Thủ Đà La, đã cạo đầu theo Phật đi tu, và chứng đắc thánh quả A La Hán, làm bực tôn thủ số một về Luật Tạng.

Sự giảm dân số ở châu Mỹ tạo ra tình trạng thiếu nô lệ, do dịch bệnh của người châu Âu mang lại, cũng như việc tàn sát thổ dân bản địa, đã khơi dậy cuộc tranh luận ngày càng tăng trong suốt thế kỷ 16 về đạo đức của chế độ nô lệ. Chuyến hàng đầu tiên chở nô lệ da đen Phi Châu để giải quyết tình trạng thiếu nô lệ bản địa, mà sau này được gọi là buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào năm 1517, được khởi xướng theo yêu cầu của Giám mục Las Casas và được hoàng đế  Charles V của Đế quốc La Mã Thánh (Empire Saint Romain) cho phép. Las Casas sau đó đã bác bỏ mọi hình thức nô lệ bất công và trở nên nổi tiếng là người bảo vệ vĩ đại cho các quyền của người da đỏ. Ông này tuy cũng có đôi chút lòng nhân đạo, nhưng chỉ là cái vỏ ngoài, như tôi phân tích ở những phần trên, không có lời lên án nào của Giáo hoàng về việc buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương vào thời điểm đó. Năm 1547 La Casas tuyên bố rằng người Tây Ban Nha không bao giờ có chính nghĩa  trong cuộc chiến tranh chống lại người da đỏ, trong khi đó ông phớt lờ tội ác của Giáo Hội.

Kha luân Bố (Columbus)

Kha Luân Bố là một trong những tay lái buôn nô lệ hạng nhất của nền kỹ nghệ làm giàu cho các đế quốc Kitô vào thời bấy giờ. Kha Luân Bố từng nói: "Let us in the name of the Holy Trinity go on sending all the slaves that can be sold." (Nhân danh Chúa Ba Ngôi hãy cho chúng con luôn bán được nhiều nô lệ)

Năm 1488, Giáo Hoàng Innocent VIII nhận món quà 100 nô lệ của vua Ferninand II của xứ Aragon, ngài chia số nô lệ này cho các Hồng Y và các nhà quý tộc tại Rôma.

Năm 1639, Giáo hoàng Urban VIII đã cấm chế độ nô lệ người da đỏ ở Brazil, Paraguay và Tây Nam Mỹ, tuy nhiên, ông đã tự mua cho mình những nô lệ không phải người da đỏ từ các Hiệp sĩ  Malta, có thể là để sử dụng trong việc chèo các chiến thuyền Galley cho Giáo hoàng. Các Hiệp sĩ Malta đã tấn công cướp biển và tàu bè của người Hồi giáo, và căn cứ của họ trở thành trung tâm buôn bán nô lệ, bán những người Bắc Phi và Thổ bị bắt. Malta vẫn là một thị trường nô lệ cho đến cuối thế kỷ 18. Dòng này cần khoản một nghìn nô lệ chỉ riêng cho việc trang bị các chiến thuyền.

Năm 1866, Văn phòng Tòa thánh của Giáo hoàng Piô IX khẳng định rằng, tùy theo các điều kiện, việc bán, mua hoặc trao đổi nô lệ không vi phạm luật thiêng liêng.

Sự kỳ thị chủng tộc và chủ trương buôn bán nô lệ khởi nguồn từ Kinh Thánh, cho dù rất nhiều sách vở ca tụng rằng Kitô giáo đã có những vị thánh, như Thomas d'Aquin, từng cho rằng con người sinh ra vốn bình đẳng, chẳng ai có thể làm chủ của ai.

(...xin xem tiếp phần II)

________________

Nhận xét:

- Vài Điều Chia Sẻ Nhân Đọc Bài "Phía Bên Kia Ánh Trăng Nhân Văn Của Ki-tô Giáo" của t/g Trần Trọng Sỹ (Trần Quang Diệu)

Trang Văn Học




Đó đây


2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân

2024-03-18 - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử - Theo số liệu của Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga, kết quả kiểm đếm sơ bộ tính đến sáng 18/3 cho thấy Tổng thống Vladimir Putin giành được 87,32% số phiếu, tái đắc cử nhiệm kỳ thứ năm và sẽ lãnh đạo



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>