●   Bản rời    

Bia Công Thần Alexandre De Rhodes Do Phap Dựng Tại Hà Nội Năm 1941

Bia Công Thần Alexandre De Rhodes
Do Pháp Dựng Tại Hà Nội Năm 1941

Viên Như

http://sachhiem.net/VANHOC/V/VienNhu_ChuQN02_bia.php

07-Jan-2020

 

Pháp thừa biết Hội Truyền bá Quốc ngữ chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài chứ thực ra đây là nơi tập hợp những trí thức yêu nước đang tìm cách chống lại ách đô hộ của họ. Do đó phao tin rằng Nguyễn Văn Tố đã đề nghị dựng bia là có mục đích đối phó với phong trào này.

  I. NỘI DUNG VÀ HÌNH ẢNH TẤM BIA

1. Nội dung văn bia tiểu sử của A.D. Dhodes phần chữ Quốc ngữ: [1]

Đức A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ.

Sinh ở A-vi-nhông[1] ngày 15 tháng ba năm 1591. Xuất gia tu vào Dòng Tên (Gia-tô-Hội)[2] năm 1612. Đi từ thành Li-sơ-bon[3] sang Ấn-độ ngày mồng bốn tháng tư năm 1619. Đến Áo-môn[4] ngày 29 tháng năm năm 1623. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được uỷ sang Việt-nam. Trong khoảng từ năm 1624 đến năm 1646 khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài Bắc dưới quyền chúa Trịnh có hai lần ở Kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).

Người truyền giáo có kết quả lớn-lao sau muốn bảo-tồn cái kết quả ấy và muốn dựng nên thánh-giáo chắc-chắn cho giáo-đồ Việt-nam. Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp (1652).

Khi phải rời bỏ xứ Việt-nam, Người lấy làm tiếc, nên có nói rằng: Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến-luyến, nói cho đúng vẫn bàn-hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy.

Sau Người được cử sang nước Ba-tư[5]. Người mất ở Ích-ba-hán[6] ngày 16 tháng một năm 1660 hưởng-thọ bảy-mươi tuổi.

Người soạn ra nhiều truyện-kí đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và Người đã xuất bản được quyển sách Bổn và Tự-vị tiếng Việt-nam, tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh - là những sách bằng tiếng Việt-nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên nên tên Người cũng lưu-truyền với cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.

[1] Avignon, tỉnh lị của tỉnh Vaucluse (Pháp).

[2] Dòng Tên: Tiếng Latin là Societas Jesus (Hội dòng Giêsu hay Dòng Chúa Giêsu).

[3] Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

[4] Áo Môn: tức Macao (Trung Quốc).

[5] Ba Tư: tức Iran.

[6] Ích Ba Hán: Isfahan, một thành phố thuộc Iran.

PGS. TS Phạm Văn Tình

Hình ảnh tấm bia. [2]

Nội dung bài viết :

I. Nội dung văn và hình ảnh tấm bia.

II. Nguyễn Văn Tố, tác giả hư cấu của Đài kỷ niệm A.D.Rhodes.

1. Tiểu sử học giả Nguyễn Văn Tố.

2. Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá quốc ngữ.

3. Quan điểm khác nhau trong hai cái tên Hội truyền bá quốc ngữ và Hội học chữ quốc ngữ.

III. Quan điểm khác nhau giữa nhà thờ và thực dân Pháp về chữ quốc ngữ.

IV. Âm mưu của Pháp trong việc phao tin Nguyễn Văn Tố dựng bia.

1. Đánh lừa dư luận.

2. Gây chia rẽ nội bộ Hội Truyền bá Quốc ngữ.

3. Cướp công của người Việt trong vấn đề chữ Viết.

V. Hệ lụy của việc thiếu thông tin về tấm bia.

1. Về ý kiến của GS. Nguyễn Lân.

2. Về ý kiến của GS.TS Nguyễn Duy Quý.

VI. Thực dân Pháp, chủ nhân của Đài kỷ niệm A.D.Rhodes.

VII. Phân tích nội dung văn bia.

1. Về tên bia.

2. Về nội dung văn bia.

3. Pháp tôn vinh danh ta vì công trạng gì?

VIII.    Vì sao Pháp vinh danh A.D.Rhodes như một công thần.

IX.       Kết.

 

 II. NGUYỄN VĂN TỐ - TÁC GIẢ HƯ CẤU CỦA ĐÀI KỶ NIỆM A.D.RHODES. [3]

Trước hết có thể khẳng định đây là tấm bia mà Pháp đã dựng lên để ghi công đức một công thần của nước Pháp, một bằng chứng lịch sử, một sử liệu vô cùng quan trọng mà Viện sử học và các cơ quan văn hóa quốc gia không biết vì sao không phát hiện, quan tâm để lưu giữ làm bằng chứng lịch sử. Chính sự mất đi cái bia này mà ngày nay khi nói đến chữ Quốc ngữ, những người ủng hộ A.D.Rhodes thường đưa thông tin rằng ngày xưa, thời Pháp thuộc, người Việt Nam đã dựng bia để tôn vinh và tri ân ông với tư cách là người sáng chế ra chữ Quốc ngữ, câu chuyện này thường gắn liền với cái tên Nguyễn Văn Tố. Tất nhiên những người đó không quên nói về việc tấm bia bị đập bỏ thế nào; Đồng thời quy trách nhiệm cho những người có trách nhiệm về văn hóa của chính quyền hiện thời. Cá nhân tôi cũng thấy thật là đáng tiếc khi mất đi một tấm bia mang tính lịch sử trọng đại như thế, tất nhiên không phải vì chuyện tôn vinh ông A.D. Rhodes và chữ Quốc ngữ, mà đơn thuần nó là một chứng tích lịch sử vẫn còn lên tiếng, qua đó ta sẽ thấy ra nhiều vấn đề quan trọng trong lịch sử truyền đạo Thiên Chúa cùng sự xâm lăng của thực dân Pháp quan hệ chặc chẽ như thế nào, cho dù bằng mọi cách, với sự giúp đỡ của các người viết sử có trách nhiệm đối với lịch sử nước Việt, vì một lý do nào đó mà hoặc là làm giảm nhẹ, hoặc chạy tội cho A.D.Rhodes.

May thay, dù bị lấy đi nơi nó từng hiện diện, nhưng cuối cùng thì nó cũng được tìm thấy, cho dù không nguyên vẹn, nhưng đủ cho những người nghiên cứu lịch sử nước nhà có thể tận mục sở thị cái bia và nội dung của nó, từ đó mới kiểm chứng những thông tin của những người sùng A.D.Rhodes về tấm bia và nội dung cũng như tác giả hư cấu của nó, tức là cụ Nguyễn Văn Tố, có là sự thật không.

Trước tiên hãy tìm hiểu sơ lược cuộc đời của cụ Nguyễn Văn Tố để từ đó biết quan điểm của cụ về thực dân Pháp , vì sao người Pháp và các tay sai gán tác giả tấm bia cho cụ Tố. Đồng thời qua đó ta mới có thể hiểu một cách chính xác nội dung văn bia và ai là tác giả của cái bia đó, họ làm tấm bia đó với mục đích gì?

1. Tiểu sử học giả Nguyễn Văn Tố (1889 – 1947) [4]

 Học giả Nguyễn Văn Tố sinh ngày 05 / 06/ 1889, bút hiệu Ứng Hoè, quê ở tỉnh Hà Đông (Nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Thuở nhỏ ông học chữ Hán, sau đó sang Pháp học, đỗ bằng Thành Chung (Trung học), làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội), chuyên về văn học Cổ Việt Nam. Ông từng làm Hội Trưởng Trí Tri - Hội Truyền Bá Quốc Ngữ trước năm 1945.

Sau Cách Mạng Tháng 8, Ông giữ chức Bộ Trưởng xã hội trong Chính phủ lâm thời, là đại biểu Quốc Hội khoá I, quyền Chủ Tịch Quốc Hội khoá I, Quốc Vụ Khanh của Chính Phủ  “Liên Hiệp Quốc Dân”.

Sau ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông cùng Chính Phủ rút lên Việt Bắc tiếp tục kháng chiến chống Pháp. Trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của giặc vào chiến khu Ông bị giặc Pháp bắt giết tại Bắc Cạn ngày 07/10/1947.

Công trình trước tác của Ông (vừa chữ Quốc ngữ vừa chữ Pháp), rất có giá trị, phần lớn được in trong các tạp chí Trí Tri, Viễn Đông Bác Cổ, Trí Tân . . . Xuất bản ở Hà Nội.

Tên của Ông đã được đặt làm tên của một trường học ở khu 9 (thuộc nam Bộ) trong những năm kháng chiến chống Pháp. Trường Nguyễn Văn Tố khu 9 là trường rất nổi tiếng vì đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Nhiều lãnh đạo Đảng và Nhà nước hiện nay đã xuất thân từ trường Nguyễn Văn Tố.

Để ghi nhớ những đóng góp cho đất nước của Ông, Phòng Giáo Dục & Đào Tạo Quận 10 với sự nhất trí của Ủy Ban Nhân Dân Quận 10 đã đặt tên cho trường chuyên của Quận là trường Nguyễn Văn Tố.

 

2. Nguyễn Văn Tố và Hội truyền bá quốc ngữ.

Với tiểu sử như vậy, ta biết cụ Nguyễn Văn Tố có quan điểm như thế nào, có nghĩa là cụ là một người yêu nước nồng nàn, hy sinh cả sự nghiệp đáng mơ ước của biết bao người ngày ấy, làm việc tại Trường Viễn Đông Bác Cổ (Hà Nội) do Pháp lập ra năm 1900, chuyên về văn học Cổ Việt Nam, để quyết đóng góp vào  sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của Pháp, kết cục là bị chết dưới làn đạn tàn bạo của thực dân Pháp.

Ngày nay, những người chân chính nghiên cứu văn hóa chữ viết của nước Việt không lạ gì các trò đánh tráo khái niệm trong việc đưa tin sai sự thật hay dịch thuật lươn lẹo nhằm xóa dấu vết đen tối của các giáo sĩ phương tây, mục đích duy nhất là để vinh danh những con người ấy, đại diện là A.D.Rhodes. Tuy nhiên theo tôi thông tin năm 1941, cụ Nguyễn Văn Tố đã chủ trương dựng bia để tôn vinh công ơn của A.D. Rhodes đã sáng chế ra chữ Quốc ngữ không phải là do những người thời nay bịa ra, mà nó đã có từ thời Pháp thuộc, tất nhiên có lý do của nó, tôi sẽ trình bày tiếp sau.

Việc gắn cái tên Nguyễn Văn Tố vào cái văn bia ấy có lẽ bởi vì ngày ấy cụ là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ, cho nên nói cụ dựng bia để tôn vinh A.D.Rhodes đã sáng chế chữ Quốc ngữ xem ra quá thuyết phục người nghe. Tuy nhiên như ta biết, ngày ấy đất nước đang trong dầu sôi lửa bỏng, bao nhiêu tâm trí của giới trí thức tập trung vào việc làm sao giải phóng ách nô lệ cho dân tộc mà thực dân Pháp đang tròng vào cổ nhân dân ta. Vì vậy cái tin nhảm đó ai để ý làm gì, bằng chứng thông tin về buổi lễ khánh thành nhà bia đăng trên báo Tri Tân (1941-1945), do Hoàng Thúc Trâm làm chủ bút, nơi mà cụ Tố cộng tác, không hề có thông tin này.

Tuy nhiên ngày nay nhiều người xem đây như là bằng chứng hiển nhiên, có nghĩa là họ tin rằng điều ấy là sự thật, nhưng họ đâu biết rằng Hội Truyền bá Quốc ngữ là cơ sở của Đảng Cộng Sản, do đó chuyện cá nhân cụ Tố chủ trương dựng bia là điều không thể. Theo lịch sử, Hội do các ông Phan Huy Liệu, Đặng Thai Mai và Võ Nguyên Giáp cùng một số nhân sĩ lập ra với cái tên Hội truyền bá quốc ngữ [5]. Tất nhiên ngoài mục đích văn hóa, nó còn là mục đích chính trị nữa, vì vậy để cho Hội hoạt động chính danh và hợp pháp, Hội bầu cụ Nguyễn Văn Tố, một người vừa đang là Hội trưởng Hội Tri Trí, lại vừa đang làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ, làm Hội trưởng, nhờ đó ngày 29-7-1938, thực dân Pháp phải cấp giấy phép hoạt động tại Quyết định số 3622-A của Thống sứ Bắc Kỳ, theo đơn đề nghị của cụ Nguyễn Văn Tố ngày 8.4.1938 [6], nhưng bắt phải đổi tên là Hội học chữ quốc ngữ. [7]

3. Quan điểm khác nhau trong hai cái tên Hội Truyền Bá Quốc Ngữ và Hội Học Chữ Quốc Ngữ.

Với hai cái tên Hội Truyền bá Quốc ngữHội Học chữ Quốc ngữ cho thấy hai quan điểm khác nhau giữa người Việt và thực dân Pháp. Quốc ngữ là tiếng nói của đất nước, nó chứa đựng tâm tư tình cảm của người Việt, truyền từ đời này sang đời khác. Có thể nói, Quốc ngữ là linh hồn của người Việt, nó chính là văn hóa cốt lõi và không bao giờ thay đổi, còn chữ Quốc ngữ chỉ là chiếc áo bận bên ngoài mà thôi, nó có thể thay thế tùy theo hoàn cảnh của lịch sử. Lịch sử chữ viết của nước ta chứng minh cho điều ấy. Cho nên Hội Truyền bá Quốc ngữ, tuy xóa mù chữ bằng cách dạy chữ Quốc ngữ, nhưng nhấn mạnh vào việc bảo vệ tiếng nói của người Việt, lý do là vì lúc đó người Pháp muốn xóa tiếng Việt, thay bằng tiếng Pháp theo đề nghị của Puginier, mà thực ra là chính sách của thực dân Pháp, đã có những thành công nhất định.

Ta thấy tinh thần này đã in dấu một cách sâu đậm đối với những trí thức ngày ấy, họ đã thấy cái họa diệt vong của một ngôn ngữ, nhưng chỉ biết chờ đợi và mong sao có một phép màu nào đó ngăn cản người Pháp làm chuyện ấy, cho nên phát biểu của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn” cũng chỉ là tiếng kêu thảng thốt của một con chim giữa cơn giông bão lịch sử mà thôi. Ta biết ngày ấy Phạm Duy cũng đi trong dòng người này, nhất định cũng bị cơn giông bão này càn quét tâm hồn ông dữ dội, có lẽ ông cũng đau nỗi đau của việc sắp mất đi tiếng nói của một giống nòi, một giòng sửa chảy suốt 4000 năm qua, nuôi lớn biết bao tâm hồn, vì trong tiếng nói nó chất chứa biết bao buồn vui, thăng trầm của đất nước. Chính vì vậy, năm 1953, khi Pháp vẫn còn đô hộ nước ta, có nghĩa là cái họa mất tiếng nói của dân tộc vẫn còn nguyên đó, ông đã viết nên bài Tình ca, một bài hát bất hủ về đề tài tiếng Việt. Không dễ viết thế đâu, nó phải chạm đến sâu xa trong máu huyết của một người con nước Việt yêu nước, thương nòi mới chảy ra được những dòng cảm xúc xuyên thời gian như vậy.

“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi

Mẹ hiền ru những câu xa vời

À à ơi ! Tiếng ru muôn đời

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi

Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi

Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi

Tôi yêu tiếng ngang trời

Những câu hò giận hờn không nguôi

Nhớ nhung hoài mảnh tình xa xôi

Vững tin vào mộng đẹp ngày mai…”

Một yêu câu hát Truyện Kiều

Lẳng lơ như tiếng sáo diều (ư diều) làng ta”


Có thể nói Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm kết tinh tiếng Việt, cho nên trong nỗi đau của việc sắp mất đi tiếng nói của dân tộc mình, âm điệu của nó đã làm quyến luyến, tiếc thương cho biết bao tâm hồn.

Trong nhận thức một cách sâu xa và cấp thiết này, sau khi thành lập chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp tốc ban hành lệnh “Diệt giặc dốt” thực chất là làm phá sản kế hoạch Pháp hóa tiếng Việt của thực dân Pháp, làm cho người Việt quên đi tiếng mẹ đẻ, một chính sách mà họ rất thành công ở hơn một nữa thuộc địa của họ mà ta có thể kiểm chứng ngày nay. Vì vậy người Pháp khi cấp giấy, họ buộc phải đổi tên Hội Truyền bá Quốc ngữ thành Hội Học chữ Quốc ngữ, có nghĩa rằng họ chú trọng vào con chữ chứ không chú trọng vào việc bảo vệ tiếng nói, vì tương lai tiếng nói của quốc gia (quốc ngữ) sẽ là tiếng Pháp theo kế hoạch của họ. Ngày nay, khi lịch sử qua đi, nhiều người nghĩ rằng điều đó không quan trọng, thực ra ngày ấy tiếng Pháp đã dần thay thế tiếng Việt trong giới có học rồi. Ví dụ: “Toa, Toa vui lòng Phẹc mơ la pọt giùm moa cái (Toi, Toi ferme la port pour moi, s'il te plait), hay “Ô !Lũy (lui – Ông ta, hắn ta) đâu có đưa cái cạc đi đăng ti tê (carte d'identité) đâu mà biết.”  Nếu cứ dùng thuần tiếng Việt thì bị cho là “Nôm na” có nghĩa là quê mùa, dốt, việc này không phải là cá biệt mà nó là một trào lưu có định hướng. Nói như thế để thấy rằng cái Tâm và cái Tầm của những người lãnh đạo Việt Minh lúc bấy giờ sâu sắc đến chừng nào.

Tuy nhiên ngày nay, đa số người nói về “Diệt giặc dốt” cứ tưởng rằng đó là thuần túy truyền bá chữ Quốc ngữ, một việc làm văn hóa, ngay cả trường học cũng dạy như vậy, chứ rất ít người nghĩ đó là một việc giữ làm nhằm giữ gìn độc lập tiếng nói cho dân tộc, một việc làm chính trị, từ đó mới dành được độc lập cho đất nước về sau như ta biết ngày nay. Ta biết trên thế giới có một dân tộc đã mất nước, sống tha hương trên khắp thế giới, đó là Do Thái, nhưng trong suốt những năm tháng đó, dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào, họ luôn duy trì tiếng nói và tôn giáo dân tộc với niềm tin rằng tiếng nói họ còn, tôn giáo của tổ tiên họ còn thì đất nước họ còn, và điều ấy đã thành sự thật sau hàng ngàn năm mất nước, mất cả quê hương. Nói như thế để thấy rằng mất tiếng nói là mất tất cả, chứ cái con chữ thì nghĩa lý gì, trong giấc mơ tôi, nếu tôi có cái quyền chọn lựa chữ viết cho đất nước này, tôi sẽ vất bỏ cái áo này mà không thương tiếc, thay vào đó là một chiếc áo thấp thoáng hình dáng của tổ tiên. Chẳng có gì khó khăn cả, muốn hay không mà thôi.

Như vậy ta biết cụ Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng Hội Truyền Bá Quốc ngữ, chứ không phải là Hội Truyền Bá Chữ quốc ngữ, như nhiều tài liệu và báo chí nhầm lẫn, có nghĩa rằng cái thông tin ông chủ trương dựng tấm bia để tri ân A.D.Rhodes với tư cách là người sáng chế ra chữ Quốc ngữ là kết quả của một sự lừa dối mà thôi. Hơn nữa, ai quan tâm tới lịch sử thì đều biết rằng ngày ấy hội chưa đủ tiền để hoạt động nói gì chuyện dựng bia, đó là chưa kể tâm trạng của những hội viên ngày đêm nung nấu tìm cách để dành lại độc lập cho dân tộc mình, một dân tộc đang lầm than trước sự đô hộ của thực dân Pháp, thì giờ đâu mà nghĩ tới chuyện đó. Mặt khác, như đã nói trên, tuy cụ là Hội trưởng, nhưng Hội Truyền Bá Quốc ngữ là do Xứ Ủy Bắc Kỳ lập ra, dĩ nhiên đây là một hội kín với những nguyên tắc hết sức chặt chẽ, có nghĩa là không có bất cứ cá nhân nào nhân danh Hội để làm những chuyện mà Hội chưa hoặc không thông qua. Cho nên liệu các ông Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai và Võ Nguyên Giáp và nhiều trí thức khác trong hội có để cho cá nhân cụ đứng ra làm việc đó hay không? Hỏi như vậy để biết rằng đó chỉ là một thông tin mà người Pháp và tay sai bịa đặt ra, còn đối với những người kế thừa âm mưu này của Pháp ngày nay dẫn thông tin trên là nhằm thuyết phục quần chúng rằng chuyện vinh danh Alexandre De Rhodes do người Việt thực hiện là một việc làm đã có từ lâu chứ không phải ngày nay họ tự ý làm như vậy.

Một thông tin không có cơ sở như vậy nhưng ngày nay được đăng tải một cách công khai trên nhiều báo chí chính thống, khiến cho quần chúng tin rằng đó là một thông tin đã được xác thực. Điều này xúc phạm linh hồn của cụ Nguyễn Văn Tố, một người đã từng giữ chức Bộ Trưởng xã hội trong Chính phủ lâm thời, là đại biểu Quốc Hội khoá I, quyền Chủ Tịch Quốc Hội khoá I, Quốc Vụ Khanh của Chính Phủ  “Liên Hiệp Quốc Dân” và cuối cùng bị giặc Pháp tàn sát mà ngày nay không biết nhục thân của cụ nằm ở nơi nào. Tôi nghĩ các cơ quan hữu quan cần thể hiện trách nhiệm của mình trong vấn đề này để cho cụ cảm thấy thanh thản nơi cõi vĩnh hằng.

III. QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA NHÀ THỜ VÀ THỰC DÂN PHÁP TRONG VẤN ĐỀ CHỮ QUỐC NGỮ.

Sau nhiều thế kỷ bị khống chế bởi Vatican trong việc mở rộng quyền lực bằng con đường chiếm hữu thuộc địa, chiếm hữu nô lệ, đến thế kỷ 19, các nước ở châu Âu đã thoát ra khỏi sự kiềm chế của Giáo triều La Mã, từ đó họ xem Vatican như là một đối tác, thậm chí họ xem chính sách của các nước thực dân còn nhân đạo hơn cả chính sách truyền giáo của Vatican. Minh chứng là Jules Ferry (1832-1893), thủ tướng Pháp, nhà cải cách giáo dục nổi tiếng, người đã bị chỉ trích nặng nề cho thất bại trong chiến dịch Lạng Sơn (1885) dưới sự chỉ huy của Brière, và có tên đặt cho đường phố ở Việt Nam trong thời thuộc Pháp, năm 1881 cho giải tán dòng Tên (Jesuits) và cấm mọi dòng tu về việc dạy tôn giáo nằm ngoài thỏa thuận Concordat với Vatican. Có nghĩa là lúc này họ xem quyền lợi của nước Pháp ở các nước thuộc địa lớn hơn quyền lợi của Tòa Thánh. Nói khác hơn chính sách của nước Pháp là ưu tiên chứ không phải cái gì cũng làm theo ý nhà Thờ. Chính vì vậy ta thấy hai quan điểm khác nhau giữa nhà thờ, đại diện là Giám mục Puginier và thực dân Pháp lúc bấy giờ, điều này được phản ánh qua phát biểu của Puginier về vấn đề chữ An nam trong cuốn “Christianisme et Colonialisme au Vietnam, 1857-1914” như sau:

“Từ lâu, tôi chủ trương dạy và dùng chữ châu Âu để viết tiếng An Nam, nhưng khốn thay, tôi không được ủng hộ trong việc thực hiện kế hoạch mà đã sáu lần tôi đề nghị. Nhưng tôi sung sướng thấy từ hai năm nay, chúng ta hoạt động tích cực trong mục đích này: ngoài trường dạy tiếng Pháp của phái bộ là trường đầu tiên được thiết lập ngày 8-12-1884, chính phủ còn lập nhiều trường khác từ ngày 5-4-1885.

  Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An Nam bằng chữ châu Âu. Trong lúc đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20 hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó chữ Nho sẽ dần già bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.

Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An Nam và phe trí thức An Nam là phe rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần.

Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần ban đầu bằng tiếng An Nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông”.

Giám mục kết luận: “Tôi đã làm việc gần 30 năm trong phái bộ và tôi biết khá nhiều về đất nước này để bảo đảm được rằng nếu chính phủ chấp thuận theo kế hoạch mà chúng tôi hân hạnh đưa ra, thì không bao lâu nữa Bắc Kỳ sẽ thành một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông mà tôi một lòng tha thiết muốn xây dựng”.

Với trích dẫn ở trên, ta biết Puginier nóng lòng muốn đưa chữ viết tiếng An Nam bằng chữ châu Âu rộng rãi vào trường học với mục đích tiêu diệt chữ Nho càng sớm càng tốt, bởi vì ông nghĩ rằng tiếng An Nam (sau gọi là chữ quốc ngữ) là tài sản của nhà thờ. Vì vậy ông ruồng gió bẻ măng, đó là lợi dụng vào tham vọng của Pháp muốn Pháp hóa tiếng Việt mà ông cũng là người ủng hộ trong kế sách lâu dài, để thực hiện ý muốn riêng của mình nhằm phô trương và thực hiện chính sách tiêu diệt văn hóa và tôn giáo bản địa của nhà Thờ. Tuy nhiên người Pháp không nghĩ như thế, họ không muốn điều đó xảy ra, ưu tiên của họ là dạy tiếng Pháp để Pháp hóa tiếng Việt càng sớm càng tốt. Bởi vì với tư cách là một nước đang đô hộ, họ có đủ thông tin và cơ sở để nhận định rằng chữ tiếng An Nam giờ đây không phải là tài sản riêng của nhà thờ như Puginier nghĩ, tức là ông tự nhận vơ vậy thôi, chứ giờ đây nó là tài sản của người Việt, và đang là mối đe dọa đối với chính sách Pháp hóa tiếng Việt của họ, vì lúc này người Việt đã làm báo, hầu hết các trí thức đều viết chữ quốc ngữ. Nếu nghe lời Puginier khác nào nối giáo cho người Việt , vì rồi đây người Việt sẽ thông tin với nhau bằng phương tiện này, như truyền đơn chẳng hạn, và về sau nỗi lo của Pháp đã thành hiện thực.

Ta nên biết, khi Puginier làm giám mục ở Hà Nội và phát biểu mấy lời này thì trong Nam, trên Gia Định Báo, đã gọi là chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh bằng chữ quốc ngữ rồi, trong khi ngoài ấy Puginier vẫn gọi là tiếng An nam, điều này chứng minh rằng Puginier không thể nắm tình hình bằng chính quyền thực dân Pháp được , cho dù ông ta là một cố vấn của Pháp trong các chiến dịch nói riêng và chính sách của Pháp nói chung. Vì vậy vào lúc đó trong thâm tâm Pháp chẳng thích gì chữ quốc ngữ, chính vì vậy mà khi cấp phép cho Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, họ bắt phải đổi tên thành Hội Học Chữ Quốc Ngữ, có nghĩa là chỉ học cái con chữ A, B, C mà thôi, chứ Quốc ngữ thì rồi đây là tiếng Pháp. Ngày ấy âm mưu này rõ mồn một, cho nên Xứ Ủy Bắc Kỳ mới lập ra Hội Truyền Bá Quốc Ngữ, tức là bảo vệ tiếng nói là chính, chứ không phải là con chữ, vì lúc này loại chữ này là của người Việt rồi, và nó đang là công cụ để chống xâm lăng, vừa chống Pháp hóa tiếng Việt, vừa chống ách đô hộ của thực dân Pháp. Cho nên cuộc đối đầu giữa thực dân Pháp và Việt Minh diễn ra trên cả hai mặt trận, văn hóa và quân sự . Bởi vì cả hai đều vì sự tồn vong của quốc gia mình (đối với người Pháp là nhà nước bảo hộ), điều này cho thấy những người làm chính trị với tư cách là một quốc gia, họ suy nghĩ thực tế và sâu sắc hơn nhiều so với Puginier, một giám mục, chỉ nghĩ về tôn giáo của mình, vì vậy những ý kiến của Puginier không được thực dân Pháp quan tâm lúc đó là điều tất yếu thôi.

Tuy nhiên có nhiều người không có một cái nhìn bao quát hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, cứ tưởng rằng Puginier muốn phát triển chữ quốc ngữ, và sau 6 lần đề nghị, Pháp mới bắt đầu tiến hành, cho nên chữ quốc ngữ phát triển rộng rãi là nhờ vào nỗ lực của ông, đây là một nhận định sai lầm, phi thực tế. Vì Paul-Francois Puginier Phước, làm Giám mục địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1868 đến 1892, như vậy ông làm Giám mục Tây Đàng ngoài 24 năm, trong khi đó, căn cứ vào lời phát biểu của ông trích trên, ông nói “Tôi đã làm việc gần 30 năm trong phái bộ”, như vậy ta đoán ông nói những lời này vào những năm 1892, trong khi đó trong Nam, trên Gia Định Báo, ra đời ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn đã dùng từ “chữ quốc ngữ”từ năm 1867, có nghĩa là trước khi ông phát biểu như vậy, khái niệm “chữ quốc ngữ”và chữ quốc ngữ đã phát triển rộng rãi trong Nam trước đó 25 năm rồi. Vì vậy làm gì có chuyện nhờ ông ta mà chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh mới phát triển thành chữ quốc ngữ được.

IV. ÂM MƯU CỦA PHÁP TRONG VIỆC PHAO TIN NGUYỄN VĂN TỐ CHỦ TRƯƠNG DỰNG BIA.

Như vậy ta khẳng định rằng thông tin về việc dựng bia tri ân A.D.Rhodes đã sáng chế ra chữ Quốc ngữ của cụ Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ, chủ trương là một trò lừa bịp lịch sử của người Pháp và các tay sai ngày ấy; Đồng thời ngày nay những người sùng A.D. Rhodes và quan thầy của họ lại đưa ra nhằm đánh lừa quần chúng thêm một lần nữa mà thôi. Ai cho rằng cụ Tố đã làm việc đó xin hãy đưa ra bằng chứng cụ thể, nếu không mọi việc làm của họ chỉ là xây dựng hào quang cho những tội đồ dân tộc bằng những tin đồn, thông tin phi lịch sử, học thuật, ngay cả thiếu trung thực của một người nghiên cứu lịch sử bình thường.

Tuy nhiên, theo tôi việc cho rằng cụ Nguyễn Văn Tố là tác giả của cái bia nói trên có nguyên nhân và mục đích của nó. Như ta biết ngày ấy Hội Truyền Bá Quốc Ngữ là một hội rất có uy tín, không những tại Hà Nội mà còn trên cả nước nữa, đây là nơi tập trung nhiều trí thức yêu nước, do đó nhất định Pháp quan tâm hết sức đặc biệt. Tất nhiên với quyền lực và bộ máy tay sai, họ ngày đêm theo dỏi hoạt động của Hội cũng như của các thành viên, tuy chưa có bằng chứng cụ thể nhưng Pháp luôn tin rằng Hội là nơi tập hợp những người Việt tìm cách chống lại ách đô hộ của họ, dĩ nhiên cụ Tố cũng nằm trong số đối tượng này, nhưng có lẽ ngày ấy họ không tìm thấy ở Cụ dấu hiệu nghi ngờ nào vì Cụ không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản và có thể Cụ cũng không biết các ông Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai và Võ Nguyên Giáp làm gì ngoài công việc trong hội, vì cho đến khi tham gia chính phủ ông vẫn là người không có đảng phái.

Một Hội lớn và uy tín như vậy làm sao Pháp không mời tham gia dự lễ khánh thành Đài kỷ niệm A.D. Rhodes được. Nhất định Hội phải tham gia, dĩ nhiên người đại diện là cụ Tố với tư cách là Hội trưởng, tất nhiên là Pháp yêu cầu phải có phát biểu. Đây là thủ thuật chính trị, điều mà ai cũng có thể nghĩ ra, vì chính quyền thời nào cũng làm như vậy, dĩ nhiên là Hội khó lòng mà từ chối. Như ta biết, đây là buổi lễ khánh thành Đài kỷ niệm Alexandes De Rhodes, nhưng cụ là đại diện cho Hội Truyền bá Quốc ngữ thì phát biểu về điều gì, không lẽ ca ngợi sự đô hộ của thực dân Pháp hay sao, cho nên cụ chỉ có thể nói về vấn đề chữ quốc ngữ mà thôi, cái thông tin mà Pháp đã ghi vào văn bia. Đây là cơ hội cho Pháp loan truyền rằng cụ Tố chủ trương dựng bia. Tất nhiên họ làm như vậy là có mục đích, đó là: Đánh lừa dư luận. Gây chia rẽ nội bộ Hội Truyền bá Quốc ngữ. Cướp công của người Việt trong vấn đề chữ Viết.

1. Đánh lừa dư luận.

- Để làm giảm nhẹ tính chất của sự việc, thậm chí xóa bỏ trách nhiệm về việc dựng bia để tôn vinh A.D.Rhodes nhằm làm lạc hướng sự tập trung của các thành phần trí thức yêu nước lúc bấy giờ, vì họ có thể nhân vào chuyện dựng bia để tuyên truyền chống Pháp và nhà Thờ bởi vì lúc này trong xã hội tinh thần chống Pháp đã một ngày một lan rộng.

- Nguyễn Văn Tố lúc đó đang làm việc cho Viện Viễn Đông Bác cổ, lại đang là Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ, điều này tương thích với thông tin về chữ Quốc ngữ mà tấm bia đã ghi, do đó quần chúng, nhất là giới trí thức, nghĩ rằng đây là chủ trương của cụ là có cở sở và có tính thuyết phục hơn.

2. Gây chia rẽ nội bộ Hội Truyền bá Quốc ngữ.

- Gây ra sự nghi ngờ trong nội bộ của Hội Truyền bá Quốc ngữ, từ đó chia rẻ, tận dụng sự chia rẻ này, Pháp sẽ thâm nhập vào tổ chức Hội.

- Pháp thừa biết Hội Truyền bá Quốc ngữ chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài chứ thực ra đây là nơi tập hợp những trí thức yêu nước đang tìm cách chống lại ách đô hộ của họ. Do đó phao tin rằng Nguyễn Văn Tố đã đề nghị dựng bia là có mục đích đối phó với phong trào này.

- Làm suy giảm tính thuyết phục của Hội đối với những trí thức tiến bộ lúc bấy giờ, vì qua việc đặt bia này, Hội đã thể hiện sự đồng hành với Pháp, làm sao tin họ để chống Pháp được.

3. Cướp công của người Việt trong vấn đề chữ Viết.

- Nhận thấy phong trào chữ Quốc ngữ càng ngày càng mạnh, họ lập tức dựng A.D. Rhodes lên làm ông tổ, như thế đằng nào họ cũng thắng. Thay thế bằng tiếng Pháp được thì tốt, không thì dùng chữ Quốc ngữ, nó vẫn là công lao của Pháp.

- Đặt vào tay Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ, để chứng minh rằng chính người Việt tự nguyện tôn vinh A.D. Rhodes là tổ của chữ Quốc ngữ chứ không phải người Pháp.

V. HỆ LỤY CỦA VIỆC THIẾU THÔNG TIN VỀ TẤM BIA.

Do tấm bia đã bị mất nên về sau ở Việt Nam, người ta không biết nội dung bia viết những gì, do đó nhiều người, trong đó có các vị có trách nhiệm với lịch sử nước nhà, tin vào cái thông tin tấm bia ấy dựng lên để tri ân Alexandre De Rhodes đã sáng chế ra chữ Quốc ngữ như lời đồn, chính vì vậy họ cứ ca ngợi, thậm chí phê phán nặng nề (có thể hiểu là phê phán chính quyền). Sau đây là hai trường hợp tiêu biểu cho niềm tin vô căn cứ này.

1. Về ý kiến của GS. Nguyễn Lân.

 Năm 1993, nhân 400 năm sinh của Alexandre de Rhodes, câu lạc bộ Sử học đã tổ chức cuộc toạ đàm về Alexandre de Rhodes, GS. Nguyễn Lân đã cho rằng nhà bia tri ân Alexandre de Rhodes bên Hồ Hoàn Kiếm bị phá bỏ là do tư tưởng hẹp hòi, không phù hợp với đạo đức của dân ta, một dân tộc nặng tình trọng nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Ông dẫn chứng ngay trong thời kỳ Bắc thuộc, Sỹ Nhiếp, thái phụ giao Chỉ có công truyền bá chữ Hán cho dân ta, đã được suy tôn là Nam ban học tổ, gọi là Sĩ Vương và được nhân dân ta lập đến thờ. Sau Cách mạng tháng Tám, ta vẫn giữ tượng bán thân của nhà vi trùng học Pasteur ở vườn hoa trước Viện Vệ sinh Dịch tễ, trước cửa viện này có phố mang tên bác sĩ Yersin, ở Nha Trang có tượng Yersin.

Trước hết tôi nghĩ rằng có thể GS Nguyễn Lân ngày ấy không biết gì về lai lịch và nội dung của tấm bia này, cụ thể nó bị đập bỏ khi nào, có phải cùng lúc phá bỏ nhà bia hay không nên mới phát biểu thiếu cơ sở như thế, thêm vào đó ông lại đem Alexandre de Rhodes so sánh với những đối tượng mà việc làm và bản chất sự việc của họ hoàn toàn khác xa với Alexandre de Rhodes. Xin trình bày mấy ý đó như sau:

- Về tấm bia và nhà bia.

Về Đài kỷ niệm này, ngoài tấm bia không nguyên vẹn mà các nhà sưu tầm đã tìm thấy và đang lưu giữ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội, ta còn hai tấm hình về nhà bia này.

Ta thấy trong hình 1 tấm bia vẫn còn, tại hình 2 tấm bia đã không còn, nhưng hình ảnh cả hai phương đình (nhà bia) đều gần như giống nhau, có thể nói hai tấm hình này được chụp vào những thập niên 40 của thế kỷ trước. Điều này chứng minh rằng việc phá bỏ tấm bia đó không phải là trách nhiệm của chính quyền hiện nay. Còn việc ông cho rằng nhà bia tri ân Alexandre de Rhodes bên Hồ Hoàn Kiếm bị phá bỏ là do tư tưởng hẹp hòi, không uống nước nhớ nguồn thì thật là quá đáng, bởi vì cái chính là tấm bia với nội dung của nó, chứ nhà bia thì giữ làm gì khi không còn cái bia, còn nếu ý ông nói cái bia thì bởi ông không biết trên tấm bia đó viết gì nên mới nói như thế. Đây là một suy nghĩ thiếu tính thận trọng trong học thuật. Theo tôi ngày ấy, thời Pháp thuộc, giới trí thức hiểu rất rõ mục đích của người Pháp khi dựng tấm bia này, có nghĩa là đây là một công trình mà Pháp và tay sai dựng lên để tri ân một tội đồ của dân tộc Việt Nam như là một công thần, do đó họ mới đập bỏ tấm bia, cho nên phản ứng của họ, tuy phi văn hóa, nhưng hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm được.

- Về Chữ Quốc ngữ.

Về việc ông cho rằng người đập bỏ nhà bia là hẹp hòi và không đúng với đạo lý của dân tộc vì không tri ân Alexandre de Rhodes đã sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Tôi nghĩ rằng phát biểu này mang tính quán tính và cảm tính. Quán tính là vì ông cứ tin vô điều kiện vào cái thông tin bịa đặt rằng tấm bia đó do người Việt (cụ Tố) dựng lên để tri ân ông ta về chữ Quốc ngữ, nhưng thực tế có phải vậy đâu, cho dù ngay cả cụ Tố dựng chăng nữa thì cũng là cá nhân chứ có phải là triều đình Huế đâu mà lấy đó làm ví dụ cho một vấn đề mang tính quốc gia? Còn cảm tính thì ông không hề có một so sánh nào về chữ của Alexandre de Rhodes ngày xưa và chữ Quốc ngữ hiện nay, vì vậy ông mới so sánh Alexandre de Rhodes với Sĩ Nhiếp.  Xin thưa chữ Hán thời Sĩ Nhiếp và ngày nay không có gì thay đổi, có nghĩa là nếu Sĩ Nhiếp sống lại thì ông ta vẫn đọc và hiểu được các văn bản bằng chữ Hán do người đời nay viết (ở đây chỉ nói về chữ viết mà thôi). Đồng thời chữ Hán là Quốc tự của nước Việt hàng ngàn năm. Ngược lại chữ Việt Bồ đã từng là Quốc tự chưa, cho nên liệu Alexandre de Rhodes sống lại, ông ta có đọc được chữ Quốc ngữ ngày nay hay không, có nghĩa là ông có phải là tác giả của chữ Quốc ngữ đâu mà uống nước nhớ nguồn. Cho nên so sánh Alexandre de Rhodes với Sĩ Nhiếp là một so sánh thiếu kiến thức về lịch sử chữ viết của nước nhà.

So sánh Alexandre de Rhodes với Pasteur với Yersin.

Đây là một so sánh khập khiểng, vì Pasteur là nhà Hóa học, Vi sinh vật học, cuộc đời ông ở bên Pháp, chẳng liên quan gì đến lịch sử nước Việt, việc đặt tượng của ông thuần túy là khoa học mà thôi, còn Yersin thì ông ta có hoạt động trong cùng lãnh vực với Alexandre de Rhodes đâu mà so sánh. So sánh như vậy mục đích chỉ là nói cho rối trí người nghe mà thôi.

2. Về ý kiến của GS.TS Nguyễn Duy Quý.

Năm 1995, nhân kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes, Trung tâm KHXH và NV đã tổ chức hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong bài phát biểu "Về những đóng góp của Alexandre de Rhodes" GS.TS Nguyễn Duy Quý đã kết luận:

"Trước mắt, đối với Alexandre de Rhodes- như chúng ta đã có kiến nghị với chính phủ - để thiết thực ghi nhận những đóng góp của ông, chúng ta sẽ tiến hành đưa tấm bia ghi công ông trong việc điển chế hoá chữ Quốc ngữ vào khuôn viên Thư viện Quốc gia và sẽ khôi phục lại tên phố Alexandre de Rhodes ở thành phố Hồ Chí Minh "

Không biết tấm bia mà GS.TS Nguyễn Duy Quý nói là tấm bia nào, có phải là tấm bia mà ông đã vẽ ra trong đầu từ cái thông tin dối trá rằng người Việt (cụ Tố) đã dựng bia tri ân Alexandre de Rhodes đã sáng chế chữ Quốc ngữ không, nếu đúng như vậy thì học thuật nước nhà thật quá đáng buồn.

VI. THỰC DÂN PHÁP - CHỦ NHÂN CỦA ĐÀI KỶ NIỆM A.D.RHODES

Với những gì trình bày trên, dĩ nhiên ai cũng biết việc dựng bia để tri ân công đức của A.D. Rhodes là chủ trương của Nhà nước bảo hộ Pháp lúc bấy giờ. Nhìn vào hình ảnh và nơi đặt tấm bia, cạnh Đền Bà Kiệu bên Hồ Hoàn Kiếm, một nơi công cộng, được xem như trung tâm của Hà Nội lúc bấy giờ và ngay cả ngày nay, cho thấy tầm vóc và tính quan trọng của nó lớn đến chừng nào, ngày nay trước sự phát triển của thời đại, ta thấy cái phương đình ấy không có gì lớn lao lắm, nhưng vào thời đó rất ít người có khả năng làm được chuyện ấy, đó là chỉ nói về xây dựng, còn địa điểm, việc cấp phép và sự ủng hộ của chính quyền thực dân Pháp lúc bấy giờ là cả một vấn đề lớn, ngay cả Vua muốn còn chưa chắc đã được huống gì là cụ Nguyễn Văn Tố, Hội trưởng một hội mà ngày đêm mật vụ Pháp canh chừng vì họ quá biết thầm lặng bên trong hội là gì. Cho nên chỉ có Pháp mới có khả năng làm được việc ấy mà thôi, những gì trình bày trên và nội dung văn bia nói cho ta biết điều ấy, đây là một văn bia để tưởng nhớ công lao sự nghiệp của Alexandre De Rhodes chứ không phải là chuyện vinh danh chữ Quốc ngữ như thông tin thất thiệt mà ta biết bấy lâu nay. Đồng thời nó là một địa chỉ văn hóa mang tầm quốc gia, tất nhiên nó là tài sản quốc gia, ở đây là Nhà nước bảo hộ Pháp. Cụ thể sự kiện này đã được đăng tải trên báo Tri Tân ngày 13/6/1941 với tiêu đề: "Ông Alexandre de Rhodes (1591 - 1666) của Hoa Bằng và Tiên Đàm có đoạn:

“…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành giữa bầu không khí ngưỡng mộ truy tư đầy vẻ trang nghiêm cảm động trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ở phố bờ hồ Hoàn Kiếm.”

Đây là tờ báo mà cụ Nguyễn Văn Tố cộng tác, họ dùng Ông chứ chẳng phải Đức hay Người, như trong văn bia sử dụng, điều này cho thấy sự tương phản giữa sự kiện dựng bia và xã hội.

Như vậy Đài kỷ niệm A.D.Rhodes là chủ trương của chính quyền thực dân Pháp, thực tế chứng minh cho điều ấy, còn chuyện cụ Nguyễn Văn Tố chủ trương chỉ là sự bịa đặt ác ý mà thôi.

VII. PHÂN TÍCH NỘI DUNG VĂN BIA.

Toàn bộ văn bia gồm ba phần: chữ Quốc Ngữ, Chữ Hán và Chữ Pháp. Tuy nhiên hiện chỉ còn hai phần Chữ Quốc ngữ và chữ Hán, nhưng phần chữ Hán, theo tôi, mất đi 15 chữ, không có gì quan trọng lắm, vì nó được chuyển ngữ từ chữ Quốc ngữ mà thôi.

Văn bia gồm:  Tên bia và nội dung gồm 5 đoạn.

1. Về tên bia.

Tên bia là: ĐỨC A LỊCH SƠN ĐẮC LỘ như vậy đây là một tấm bia ghi lại tiểu sử và hành trạng (việc làm) của một công thần, nó không phải là tấm bia dựng lên nhằm tri ân công đức của ông ta đã sáng chế ra chữ quốc ngữ cho người Việt như lời phóng đại, cường điệu của những kẻ nô dịch văn hóa bấy lâu nay. Ở đầu phần chữ Quốc ngữ, ta thấy họ viết chữ “Đức”cụ thể “Đức A Lịch Sơn Đắc Lộ” còn trong văn bia thì họ dùng từ “Người” viết hoa, điều này cho thấy người Pháp đã chỉ đạo công việc này rất sát, họ đã tham khảo kỹ cách dùng từ cho một con người có công với nước và đáng tôn kính như thế nào. Tuy nhiên người chuyển ngữ thành chữ Nho thì không nghĩ như vậy, nên họ dùng chữ Thị - 氏, cụ thể là  A Lịch Sơn Đắc Lộ Thị - 亞厤山得路氏.” Thị 氏 nghĩa là Họ, nghĩa trong bia là dòng dõi, như Hồng Bàng Thị - 鴻龐氏. Trong trường hợp này ta có thể hiểu 氏 là tiểu sử, vì không có sự kế thừa về mặt huyết thống, như vậy câu 亞厤山得路氏 có nghĩa là Tiểu sử của A Lịch San Đắc Lộ.

Đâu lẽ Nguyễn Văn Tố, một người sùng tín Alexandre De Rhodes như vậy mà bỏ cả sự nghiệp huy hoàng để theo Việt Minh chống Pháp, để kết cục lại  chết dưới làn đạn của Pháp và mất xác, cho dù đã rất nhiều cá nhân, đoàn thể bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để tìm gặp Cụ lần cuối, dù chỉ là một nắm xương tàn.

2. Về nội dung văn bia.

Văn bia có 5 đoạn:

Đoạn 1.

“Sinh ở A-vi-nhông[1] ngày 15 tháng ba năm 1591. Xuất gia tu vào Dòng Tên (Gia-tô-Hội)[2] năm 1612. Đi từ thành Li-sơ-bon[3] sang Ấn-độ ngày mồng bốn tháng tư năm 1619. Đến Áo-môn[4] ngày 29 tháng năm năm 1623. Cốt sang truyền giáo ở Nhật-bản, nhưng vì hồi bấy giờ xứ này cấm truyền giáo, nên lại được uỷ sang Việt-nam. Trong khoảng từ năm 1624 đến năm 1646 khi lưu ở trong Nam thuộc về chúa Nguyễn, lúc ở ngoài Bắc dưới quyền chúa Trịnh có hai lần ở Kẻ-chợ là Hà-nội bây giờ (1627-1630).”

Text Box:   Đoạn này nói về nơi sinh, năm xuất gia, nơi xuất gia. Sau đó là hành trình đi truyền đạo, sang các nước Ấn Độ, Ma Cao, tính sang Nhật, nhưng không được, nên chuyển sang Việt Nam. Ta cần nhận thức rằng vì đây là một tiểu sử của một công thần Pháp; Đồng thời ông ta là một giáo sĩ, do đó nội dung và cách trình bày (bố cục) của nó nhất định là được các học giả Pháp nghiên cứu rất kỷ lưởng, nó thể hiện quan điểm của chính quyền bảo hộ Pháp lúc bấy giờ. Do đó đoạn 1 họ chỉ giới thiệu một cách sơ lược về sinh quán, đi tu và quá trình đi truyền đạo, trong đó có đề cập thông tin Nhật Bản cấm đạo, nhưng không hề đề cập đến ba lần bị trục xuất khỏi An Nam, có nghĩa là nơi đây ông hoàn toàn được ủng hộ và không có làm bất cứ điều gì xấu cho bản xứ, nếu một người nghiên cứu nào đó chỉ đọc tiểu sử này thôi, nhất định sẽ nghĩ như vậy. Tất nhiên với tư cách là một công thần của nước Pháp trên đất nước An Nam thì làm gì có điều đó, người Pháp làm điều đó cũng bình thường thôi. Cả đoạn này không có chủ từ, trong kỷ thuật viết văn, đây là cách dẫn dắt đọc giả lưu ý vào cái chủ từ trung tâm của sự việc sẽ xuất hiện trong bối cảnh nước Việt sau đó, đó là từ “Người” trong đoạn 2,3 và 4. Đây chính là cao trào của tiểu sử.

Người truyền giáo có kết quả lớn-lao sau muốn bảo-tồn cái kết quả ấy và muốn dựng nên thánh-giáo chắc-chắn  cho giáo-đồ Việt-nam. Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp (1652).

Khi phải rời bỏ xứ Việt -nam, Người lấy làm tiếc, nên có nói rằng: Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến-luyến, nói cho đúng vẫn bàn-hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy .

Sau Người được cử sang nước Ba-tư[5]. Người mất ở Ích-ba-hán[6] ngày 16 tháng một năm 1660 hưởng-thọ bảy-mươi tuổi.”

Tất nhiên, đối với những người phê bình văn học, ai cũng biết cái trung tâm của tiểu sử  này là đoạn 2, 3 và 4. Tức là nói về sự nghiệp truyền đạo của ông, ở đây nhấn mạnh là tại Việt Nam, với các cụm từ có kết quả lớn-lao”“muốn bảo-tồn cái kết quả ấy” bằng cách “dựng nên thánh-giáo chắc-chắn”. Vì lý do này mà Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháp”. Nhưng cái quan trọng nhất chính là mong ước của Alexandre De Rhodes gắn bó với nước Việt, từ Nam ra Bắc nói chung, chứ không phải chỉ là truyền giáo hay các giáo đoàn của ông, cụ thể câu:  

Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến-luyến, nói cho đúng vẫn bàn-hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy.”

Đây là câu duy nhất trong văn bia được xem là trích lời nói trực tiếp của A.D. Rhodes đối với những người làm ra tấm bia này, tức là chính quyền bảo hộ Pháp lúc bấy giờ. Ta không biết câu này ông nói ở đâu, khi nào? Nhưng nó được viết một cách trang trọng trong văn bia, có nghĩa rằng những người thực hiện văn bia này rất quan tâm đến nguyện vọng tha thiết này của ông, vì vậy mặc dù ông chết ở Isfahan, nhưng giờ đây người Pháp đã làm cho mong ước của ông thành hiện thực, cái Đài kỷ niệm và tấm bia công thần này nhất định đã làm cho ông toại nguyện.

Còn vấn đề chữ Quốc ngữ (từ trong bia) trong đoạn 5 chỉ là một nội dung phụ mà thôi. Vì sao gọi là một nội dung phụ, bởi vì thông thường người ta viết tiểu sử, kết thúc bao giờ cũng là thời điểm sự giã từ cuộc đời (chết). Thế mà trong tiểu sử thể hiện trên, chữ Quốc ngữ nằm ngoài sự nghiệp quan trọng của ông, có nghĩa là viết thêm khi tiểu sử đã kết thúc. Do đó phần này có hay không, không ảnh hưởng gì đến tiểu sử, có nghĩa rằng mục đích dựng bia không phải để tôn vinh chữ quốc ngữ. Chính vì vậy ngôn từ trong đoạn này người Pháp sử dụng hết sức cẩn thận, có nghĩa là đối với các học giả Pháp, họ làm việc một cách chuyên nghiệp, cái gì đã có văn bản rồi, tức là đã thành lịch sử rồi thì không thể nói một cách tùy tiện được, không như nhiều người ở Việt Nam. Ta hãy xét đoạn văn bia này.

“Người soạn ra nhiều truyện-kí đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và Người đã xuất bản được quyển sách Bổn và Tự-vị tiếng Việt-nam, tiếng Bồ-đào-nha và tiếng La-tinh - là những sách bằng tiếng Việt-nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên nên tên Người cũng lưu-truyền với cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.”

Với cách trình bày đoạn này, theo tôi người Pháp hết sức cẩn thận, họ sợ rằng người sau sẽ phê bình họ trong việc tôn vinh A.D.Rhodes là người đầu tiên làm ra chữ quốc ngữ (ở đây là chữ Việt Bồ) là không đúng sự thật, vì trên thực tế nó đúng vậy, bằng chứng là A.D.Rhodes đã nói những lời này trong cuốn từ điển Việt – Bồ - La mà họ đã đề cập trong văn bia, có nghĩa là các học giả Pháp đã đọc những lời này trước đó rồi. Cho nên họ chỉ nói chuyện ấy là “lưu truyền” thôi. Tức là ông ta được lưu truyền là người phát minh ra chữ quốc ngữ (lưu ý là chỉ lưu truyền, tức là người ta nói như vậy chứ không phải chúng tôi (Pháp), nhưng cái lưu truyền ấy là vì ông là người xuất bản những cuốn sách tiếng Việt-nam dịch âm theo chữ La-tinh xuất bản trước tiên, chứ không phải là cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.

Với những lời này, rõ ràng chính người Pháp cũng cho rằng A.D.Rhodes không phải là người đầu tiên sáng chế tiếng Việt dịch âm theo chữ La-tinh (Chữ Việt Bồ). Cho nên khi gán cho Nguyễn Văn Tố chủ trương làm cái Đài kỷ niệm, cái trọng tâm chính là tôn vinh A.D.Rhodes như một công thần với cái Đài kỷ niệm và buổi lễ khánh thành mang tính quốc gia chứ không phải là chữ quốc ngữ. Tuy nhiên những kẻ theo Pháp về sau và ngày nay “dĩ tiểu vi đại” lấy cái phụ và không đúng sự thật phóng đại thành cái mục đích của việc lập Đài kỷ niệm. Xem ra thực dân mà còn có liêm sĩ hơn nhiều trí thức nước Việt ngày nay.

Như vậy ta khẳng định rằng nội dung văn bia là tiểu sử và việc làm của một con người, cụ thể là A Lịch Sơn Đắc Lộ hay Alexandre de Rhodes, người có một vị trí vô cùng quan trong đối với thực dân Pháp, từ “Đức” đặt trước tên ông và từ “Người” viết hoa trong văn bia đã nói lên điều đó; Đồng thời sự kiện đặt bia là một hành động nhằm tôn vinh công trạng của ông như một công thần.

3. Pháp tôn vinh danh ta vì công trạng gì?

a- Vì đơn thuần ông ta là một người Pháp?

Điều này không thể, vì ông ta không phải là một lãnh tụ của người Pháp, cũng chẳng phải sinh ra trong hoàng tộc hay công tước, quận công nào của nước Pháp, hay vì ông ta là một giáo sĩ người Pháp đã đi qua các nước, Ấn Độ, Ma cao rồi mới đến Việt Nam? Chẳng có lý do gì để Pháp đặt bia tôn vinh vì những việc ấy cả.

b- Vì ông ta là một giáo sĩ có công trong việc truyền đạo vào Việt Nam?

Đây không phải là việc của chính phủ Pháp, nó thuộc về Vatican và Giáo hội Thiên Chúa tại Việt Nam. Không có lý do gì để chính phủ Bảo hộ Pháp đặt bia tôn vinh một giáo sĩ tại nơi công cộng, khi khánh thành lại theo nghi lễ của quốc gia cả. Đồng thời ông ta không phải là người đầu tiên và duy nhất truyền đạo ở Việt Nam.

c- Vì ông ta người sáng chế ra chữ Quốc ngữ như văn bia đã ghi?

Điều này lại càng không thể, vì chuyện ấy nếu có thì là công việc của người Việt, vì có chữ Quốc ngữ thì chính quyền thực dân Pháp dùng nó để tiêu diệt chữ Nho, còn nếu không cũng chẳng quan trọng đối với sự cai trị của họ cả, nhất là họ vốn không muốn sự có mặt của chữ quốc ngữ trong chính sách của họ. Hơn nữa với cuốn từ điển Việt – Bồ - La trong tay, họ thừa biết ông ta không phải là người ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La tinh đầu tiên, nên nhớ Viện Viễn Đông Bác Cổ là nơi quy tụ những con người có khả năng nghiên cứu một cách khoa học và bác học. Vì vậy họ đặt bia tri ân ông về chữ viết làm để làm gì?

VIII. VÌ SAO THỰC DÂN PHÁP VINH DANH A.D.RHODES NHƯ MỘT CÔNG THẦN.

Với nội dung của văn bia, ta thấy người Pháp không nêu lí do nào cụ thể mà chỉ viết một tiểu sử với cái tên: ĐỨC A LỊCH SƠN ĐẮC LỘ mà thôi. Tuy nhiên không phải là nó không chứa đựng cái lý do để Nhà nước Bảo hộ hay thực dân Pháp dựng bia tri ân A.D. Rhodes với tư cách là một công thần như thực tế đã diễn ra, có nghĩa là lý do dựng bia nằm trong hành động của Pháp với tư cách là một nước đang là Mẫu quốc của nước Việt, đang thực hiện mong ước mà A.D. Rhodes đã nói với họ như đã phân tích trên. Để hiểu tính quan trọng của quyết định này, chúng ta phải quay lại bối cảnh lịch sử truyền giáo và chiếm cứ thuộc địa lúc bấy giờ mới thấy hết vấn đề vì sao chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam tôn vinh Alexandre De Rhodes thành bậc công thần.

Theo lịch sử truyền giáo và chiếm cứ thuộc địa trước thế kỷ 17, Tòa Thánh là nơi toàn quyền quyết định cho nước nào ở châu Âu được chiếm nước nào, ở đâu. Bởi vì ngày ấy tất cả các thông tin như tình hình chính trị, kinh tế, dân trí và bản đồ đều do các giáo sĩ, thực chất là những gián điệp, núp dưới bóng truyền đạo sưu tập và chuyển về Tòa Thánh, do đó các nước muốn đi xâm lăng, chiếm thuộc địa đều phải theo lệnh của Tòa Thánh. Chính vì vậy mà họ đã có những hành động thiên vị trong vấn đề này, cụ thể là loại nước Pháp và một số quốc gia ở phương tây, châu Âu, ngày đó ra khỏi những nước được mở rộng quyền lực trong một số khu vực cụ thể, điều này gây ra bất mãn đối với một số nước, trong đó có Pháp, nhưng ngày ấy họ không thể làm trái lệnh của Tòa Thánh được, có nghĩa là Tòa Thánh là ông trùm của chủ nghĩa thực dân, do đó các nước tại Châu Âu không có giải pháp nào ngoài cách tuân thủ. Cụ thể nước Pháp đã bị Vatican loại ra khỏi các nước có quyền đi chiếm thuộc địa qua sắc lệnh của Giáo hoàng Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Xin trích nguyên văn nội dung này trong cuốn “Thập Giá Và Lưỡi Gươm” của Linh mục Trần Tam Tỉnh.

“..., quyền lợi của Bồ Ðào Nha đã được phân định rõ ràng trong sắc chỉ “Romanus Pontifex” do (Giáo hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa thánh, Ðức Giáo hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Ðào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất, đô hộ và cướp tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn.” (Trần Tam Tỉnh, Thập giá và lưỡi gươm, Paris: Sudestasie, 1978, tr. 14-15).

“Năm 1492, Christopher Columbus khám phá ra những vùng đất mới mà ông nghĩ là Ấn Ðộ. Một nửa thế kỷ trước đó, thương thuyền Bồ Ðào Nha cũng đã chạy dọc theo bờ biển phía Tây Châu Phi. Ít năm sau, năm 1497, Vasco de Gama, người Bồ Ðào Nha, đã phát hiện đúng con đường sang Ấn Ðộ.

“Ngày 4 tháng 5 năm 1493, qua sắc chỉ “Inter caetera” (“giữa những điều khác”), Giáo hoàng Alexander VI giao quyền chinh phục các vùng đất kể trên mà các dân Phương Tây chưa từng biết, cho các triều đình nước Tây Ban Nha và Bồ Ðào Nha. Tây Ban Nha có quyền đi chiếm tất cả các đất đai gặp được ở một trăm dặm kể từ quần đảo Azores, còn Bồ Ðào Nha, tất cả các nước nằm ở mạn Ðông đường ranh đó (quần đảo Azores ở mạn giữa cắt đôi Ðại Tây Dương.” (Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 14).

Tất nhiên các nước còn lại ở châu Âu lúc bấy giờ không ai bằng lòng, như năm 1540, vua Francis I của Pháp công khai chống đối ra mặt bằng câu mỉa mai: “Ai có thể chỉ cho ta thấy di chúc của ông tổ Adam giao tất cả thế giới cho Bồ Ðào Nha và Tây Ban Nha?”

Chính vì vậy mà ta thấy, các giáo sĩ thời kỳ đầu sang nước ta hầu hết là người Bồ Đào Nha, như Fransico de Pina, Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa. Tuy nhiên hậu bán thế kỷ thứ 17, lúc Alexandre de Rhodes đang hoạt động tại Việt Nam, tình hình đã thay đổi, uy tín của Giáo hội Bồ Đào Nha càng lúc càng yếu. Tận dụng cơ hội này Alexandre de Rhodes, sau khi ba lần bị trục xuất,lần đầu từ năm 1624 đến năm 1630 (ở Đàng Trong, rồi Đàng Ngoài, và bị Chúa Trịnh Tráng trục xuất), lần sau từ năm 1640 đến năm 1645 (ở Đàng Trong rồi bị Chúa Nguyễn Phúc Lan trục xuất). Tuy nhiên ông chỉ ẩnnáu tại Macao một thời gian, năm 1640  A.D. Rhodes trở lại Nam Kỳ và cho đến cuối năm 1645 lần thư ba thì bị trục xuât vĩnh viễn khỏi Việt Nam. Sau đó, ông được cấp trên triệu hồi về châu Âu để xin viện trợ vật chất và người truyền giáo mới. Ông đến La Mã năm 1649, đúng lúc tòa Thánh đang muốn tách việc truyền giáo tại châu Á ra khỏi quyền hành thế tục của Bồ Ðào Nha. Ông trình bày trước Hiệp hội Truyền giáo Congregation Propaganda Fide kế hoạch thiết lập tại Việt Nam một giáo đoàn thoát khỏi sự bảo trợ của Bồ Ðào Nha. Ðược Giáo hoàng hân hoan tiếp nhận, vị tu sĩ Dòng Tên xứ Avignon được phép lựa chọn các giám mục cho mục đích đó, tức là câu “Người được phép Toà-Thánh cho đặt các chức giám-mục chọn toàn người Pháptrong văn bia.

Đây là điểm khởi đầu cho tấm bia với cái tên ĐỨC A LỊCH SAN ĐẮC LỘ mà Pháp đã dựng lên để tôn vinh ông như một công thần tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà nội năm 1941.

 

Dù Tòa Thánh đã tưởng thưởng cho Alexandre De Rhodes như vậy, nhưng lại không bãi bỏ sắc lệnh đã ban hành trước đó là giao cho Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha quyền đi chiếm thuộc địa và bắt làm nô lệ các nước ở Đông phương, do đó Giáo hội Pháp cũng không thể giúp gì nhiều cho tham vọng của ông. Tuy nhiên với quyết định đó, ông trở lại Pháp, gặp một nhóm linh mục trẻ có tham vọng muốn thực hiện công việc đó trong tư cách là người Pháp, đây cũng là thời kỳ mà Pháp muốn mở rộng ảnh hưởng của mình trên biển cả. Tất nhiên ông nhận thức được rằng không thể nhờ cậy vào Giáo hội Pháp để thực hiện tham vọng của mình được, ông quay sang nghĩ đến tìm kiếm sự giúp đỡ của chính phủ Pháp. Đây chính là điểm quan trọng nhất mà về sau người Pháp rất tri ân ông tại Việt Nam, bởi vì hành động của ông có nghĩa là ông không còn hoàn hoàn vâng lời Vatican nữa, đồng thời khuyến khích Pháp vượt qua sự giới hạn bởi lệnh cấm của Giáo hoàng, có nghĩa là ông hành động trong tư cách là một người Pháp; Đồng thời xem quyền lợi của nước Pháp không thua gì Vatican. Trong cuốn Divers voyages et missions (Hành trình và truyền giáo) bản dịch của Linh mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên, ông đã cho thấy rõ ý muốn của mình:

“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Ðể ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé này. Trong mười lăm ngày, tôi thấy nơi ngài rất nhiều nhân đức và thương yêu, suốt đời tôi, tôi quí mến công ơn và sẽ đề cao cuộc hội ngộ may mắn nhất trong suốt các hành trình của tôi”. (đầu tr. 264).

Với sự giúp đỡ của Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng hậu, ông đã vào tiếp kiến Hoàng hậu và Vua Louis thứ XIV nước Pháp để đề đạt nguyện vọng của mình như ông đã viết như sau trong cuốn sách nói trên.

“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy lính chiến đi chinh phục toàn cõi Đông phương, đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng” (cuối trang 263) .

Tất nhiên ta phải hiểu rằng không phải triều đình Pháp giao mấy (chữ của Hồng Nhuệ) mà nhiều lính chiến cho ông mang đi, mà họ sẽ cùng ông đi chinh phục toàn cõi Đông phương, hay nói khác hơn ông đề nghị nước Pháp hãy mang quân đi xâm lược các nước đó, trong đó có Việt Nam và kết quả như ta thấy việc đó về sau đã trở thành hiện thực.

Sở dĩ ông nóng lòng như vậy là vì trong khi ông chưa thực hiện được tham vọng của mình thì các giáo sĩ khác đã lập công với Vatican rồi, cụ thể ông viết như sau:

“Tôi chưa công bố thánh chiến chống mọi địch thù của đức tin ở Nhật, ở Trung Quốc, ở Ðàng Trong, ở Ðàng Ngoài và ở Ba Tư thì lập tức đã có một số đông con cái thánh Inhaxu, đầy tinh thần đã đưa thánh Phanchicô Xavie tới ba trăm quốc gia, các ngài đã bừng bừng ao ước vác thánh giá Thầy và đem đi cắm những nơi cùng kiệt cõi đất.” (giữa tr. 264).

Đánh giá về tầm chiến lược của A.D. Rhodes, sử gia Avro Manhattan, một trong những sử gia hàng đầu về lịch sử của Vatican viết trong cuốn Vietnam: Why Did We Go? The Shocking Story of the Catholic “Church’s” Role in Starting the Vietnam War, USA, 1984: [Tại sao chúng ta đến đó. Chuyện chấn động về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam]. Viết về A. de Rhodes như sau:

“Giáo sĩ Dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương năm 1610. Mười năm sau, ông gửi về Vatican và Pháp một bản mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược.

Nhiều giáo sĩ Dòng Tên Pháp lập tức được tuyển mộ và gửi sang giúp ông ta thực hiện hai công tác: Cải đạo theo Công giáo và bành trướng thương mãi. La Mã và Ba Lê [Pháp] xem những hoạt động này như những bước dẫn khởi cho việc chiếm đóng chính trị lẫn quân sự trên các quốc gia này”.

(Nếu không có các báo cáo của Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ thì làm sao Pháp biết được vị trí chiến lược của Đà Nẳng, nơi cách kinh thành Huế 100 km để tấn công, mở đầu cho cuộc xâm lăng Việt Nam được).

Chính vì vậy, nhằm thuyết phục chính quyền Pháp thực hiện những gì ông đề nghị,  ông đã ra sức tô vẽ không đúng hình ảnh tài nguyên phong phú của các nước châu Á, được sử gia Stanley Karnow, trong cuốn Viet Nam, A History. The First Complete Account of Việt Nam at War, New York, 1983 [Việt Nam, Lịch sử. Một mô tả đầy đủ về giai đoạn đầu của cuộc chiến Việt Nam] viết về A. de Rhodes như sau:

“Linh mục Alexandre de Rhodes sớm thấy uy tín Bồ Đào Nha ngày càng mờ nhạt không còn ích lợi cho Công giáo ở Á châu. Ông nghĩ rằng, có thể chinh phục tâm hồn người bản xứ bằng các giáo sĩ người Việt hiệu quả hơn là các thừa sai Âu châu. Ông đến La Mã vận động việc bãi bỏ giáo lệnh của Giáo hoàng, có từ thế kỷ 15, cho Bồ Đào Nha độc quyền khai thác Á châu. Nhưng ông bị Bồ Đào Nha chống đối quyết liệt và cũng khó xoay chuyển các giới chức tại Vatican, rồi ông lại trở về quê hương nước Pháp xin giúp đỡ. Để thành công, ông thuyết phục cả hai thành phần lãnh đạo tôn giáo và thương gia Pháp bằng hình ảnh là nước Việt Nam đã đến giai đoạn chín muồi để dân cải đạo theo Công giáo, và là một quốc gia thần tiên với tài nguyên vô tận, ngay cả người đánh cá cũng dùng lưới làm bằng tơ”.

Hay như Nguyễn Xuân Thọ, “Les Débuts de L’Installation du Système Colonial Français au Vietnam (1858-1897)’’, bản dịch Việt ngữ có tựa đề: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897), California 1994.” Lúc diễn tả về ý định thầm kín của giáo sĩ Dòng Tên A. de Rhodes, tiến sĩ Nguyễn Xuân Thọ trích dẫn lời của Đô đốc Charles Meyer như sau:

“Các giáo sĩ đã đến Việt Nam rất lâu trước khi có cuộc chinh phục.

Đến Bắc Kỳ ngay từ năm 1624, Alexandre de Rhodes đã để lại xứ sở này những trang miêu tả hào hứng, ông ta viết:

“Đây là một xứ sở thần tiên, đẹp, phì nhiêu, khí hậu tuyệt vời, và lụt lội thì mang lại những điều bổ ích, ông ta viết. Dân chúng rất giàu và những thầy thuốc của họ rất giỏi giang khéo léo: công lý ngự trị khắp nơi và tội ngoại tình thì bị nghiêm trị…”(Nguyễn Xuân Thọ, sđd, tr. 359).

Với những trích dẫn trên, rõ ràng Alexandre de Rhodes quyết tâm thuyết phục Pháp đem quân xâm chiếm các nước Đông phương, trong đó có Việt Nam. Đây là nhận định của các tác giả nước ngoài, họ là những con người sinh ra trong cái nôi của Thiên Chúa giáo, lẽ nào họ có mặc cảm gì mà nói xấu Alexandre de Rhodes đến vậy. Không, họ không có mặc cảm gì, chỉ đơn thuần họ là những nhà sử học trung thực, điều mà có quá nhiều người nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong vấn đề này không có.

Có một điều mà Alexandre de Rhodes và nước Pháp hiểu nhau nhưng không nói ra, đó là từ sau khi không thuyết phục được Vatican bãi bỏ quyền hành của Bồ Đào Nha có từ thế kỷ 15, Alexandre de Rhodes đã thầm lặng khuyến khích nước Pháp, quê hương ông, vượt qua giới hạn của Vatican, có nghĩa là ông xem quyền lợi của nước Pháp ngang bằng hoặc hơn cả Giáo triều Vatican. Đây chính là lý do mà về sau Pháp rất hảnh diện và biết ơn ông trong tư cách là một người Pháp hơn là một giáo sĩ, nhất là sau khi Giáo hoàng cho phép Alexandre de Rhodes được toàn quyền đặt giám mục bằng người Pháp. Điều này trở thành hiện thực, năm 1658 La Mã bổ nhiệm hai vị đại diện Tông Tòa người Pháp, Francois Pallu và Lambert de Motte đại diện trực tiếp cho Giáo hoàngvà về sau trong 109 Giám mục ngoại quốc ở Việt Nam, đa số là người Pháp. Việc này hết sức có ý nghĩa đối với người Pháp, bởi vì với tình hình đó, xem như Pháp đã hất cẳng được Bồ Đào Nha, một đối thủ mà người Pháp rất căm, đã bằng mọi cách cản trở sự bành trướng của Pháp, ra khỏi quyền hành mà Giáo hoàng đã giao cho từ thế kỷ 15, cho dù sắc lệnh đó chưa được bãi bỏ. Xu hướng này càng ngày mở rộng về sau các nước ở châu Âu, đến đầu thế kỷ 19, về mặt quốc gia, Pháp đã xem Tòa Thánh như là một đối tác hơn là một lãnh đạo như trước, chính vì vậy đã khích lệ Pháp mở rộng tham vọng của mình hơn, cụ thể là tiến hành xâm lược Việt Nam vào ngày 1-9-1858, đất nước mà 200 năm trước A.D.Rhodes đã nỗ lực thuyết phục họ mang quân xâm lăng.

IX. KẾT

Với những gì đã trình bày trên, ta có thể khẳng định Đài kỷ niệm với tấm bia: ĐỨC A LỊCH SAN ĐẮC LỘ là một công trình do thực dân Pháp dựng lên để vinh danh và tri ân Alexandre de Rhodes như một công thần của nước Pháp. Vì vậy nó được thiết kế và bố trí tại nơi công cộng và tổ chức khánh thành theo nghi lễ quốc gia.

Ở trên tôi đã trình bày về nội dung của văn bia, theo đó Pháp không thể vinh danh ông ta vì đơn thuần ông là người Pháp, vì ông ta không phải hoàng thân, quốc thích của nước Pháp, cũng không thể vinh danh ông ta vì ông là một giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa, vì việc này thuộc tôn giáo, lại càng không phải vì chữ quốc ngữ, vì họ vốn cũng không mặn mà gì với loại chữ này, hơn nữa họ có phải người Việt đâu mà tri ân, mà lý do dựng bia nằm trong hành động và tư cách của Pháp ở Việt Nam lúc bấy giờ.

Ta biết rằng vào thời điểm dựng tấm bia này Pháp đang là Nhà nước Bảo hộ của Việt Nam, có nghĩa là Pháp đang đô hộ Việt nam. Điều này là phù hợp với lời thỉnh cầu mà Alexandre de Rhodes đã ra sức vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam và đây mới là mục đích của tấm bia.

“J’ay creu que la France, eftant le plus pieux Royaume du monde, me fourniroit plufieurs foldats qui aillent à la conquefte de tout l’Orient, pour l’affuiettir à Iefus-Chrift, & particulierement que i’y trouucrois moyen d’auoir des Euefques, qui fuffent nos Peres, et nos Maitres en ces Églises” 

“Tôi nghĩ rằng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều lính chiến đi chinh phục toàn cõi Đông phương, đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn.”

Như vậy ta thấy rằng Đài tưởng niệm có giá trị như là cái gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lời kêu gọi của Alexandre De Rhodes và sự kiện Pháp đang đô hộ nước Việt lúc bấy giờ.

Lưu ý rằng ngày ấy thông tin này là bí mật giữa Alexandre De Rhodes và chính phủ Pháp , bởi vì lúc ấy người Việt chưa biết gì về cuốn Divers voyages et missions (Hành trình và truyền giáo ) của Alexandre De Rhodes, nên không biết gì về nội dung cuốn sách này, trong đó có lời thỉnh cầu Pháp đem quân đi xâm chiếm Việt Nam đã trích trên, vì vậy làm gì mà biết ý đồ của họ. Còn đối với chữ quốc ngữ thì như đã nói trên, Pháp có nói rằng Alexandre De Rhodes là người sáng chế ra chữ quốc ngữ đâu; Đồng thời họ có ủng hộ dạy chữ này cho người Việt đâu mà đặt bia vinh danh. Cho nên, theo tôi, họ ghi thông tin chữ quốc ngữ vào là để làm vừa lòng mấy ông cha ở nhà thờ mà thôi ; Đồng thời lấy đó để có cớ giải thích. Vì vậy, họ chỉ ghi cuối cùng, sau cả cái chết của Alexandre De Rhodes.

Dù thời gian đã trôi qua 200 năm, do bị hạn chế bởi các sắc chỉ của Giáo hoàng, nhưng cuối cùng người Pháp đã thực hiện được mong muốn của Alexandre de Rhodes, một người Pháp, một người đã thầm lặng thách thức quyền lực của Giáo triều Vatican, xem quyền lợi của đất nước mình trên hết. Một con người như vậy thì làm sao người Pháp không tri ân được? Cho nên đối với thực dân Pháp lúc bấy giờ, hình ảnh của Alexandre de Rhodes vẫn đang hiện diện trên đất nước Việt Nam thông qua hình ảnh của họ và Đài kỷ niệm như lời mong ước mà thực dân Pháp đã trang trọng trích dẫn trong văn bia. Việc này không phải tôi tưởng tưởng tượng ra, mà ngay từ ngày ấy giới trí thức và báo chí đã nói rồi, xin trích lại nguyên văn bài báo của hai tác giả Hoa Bằng và Tiên Đàm đăng trên báo Tri Tân ngày 13/6/1941 với tiêu đề: "Ông Alexandre de Rhodes (1591 - 1666).

“…Ông Alexandre de Rhodes đã sống lại với dân Hà Thành giữa bầu không khí ngưỡng mộ truy tư đầy vẻ trang nghiêm cảm động trong lễ khánh thành đài kỷ niệm ở phố bờ hồ Hoàn Kiếm.”

Hơn ai hết, Hoa Bằng và Tiên Đàm là người đương thời và nhất định đã chứng kiến buổi lễ khánh thành; Đồng thời đã cảm nhận được cái không khí cũng như các nghi lễ và phong thái, tư cách của những người tham dự hôm đó, vì vậy họ quá biết ý đồ của người Pháp nên mới đưa tin như vậy.

Cũng vì lý do đó mà bất chấp lịch sử, họ khéo léo loại hẳn các giáo sĩ người Bồ, những người đã tiên phong trong việc truyền giáo và ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh, đem tất cả thành quả đó hiến dâng cho Alexandre de Rhodes, một người Pháp, một việc làm mang tính chủ nghĩa dân tộc. Như thế là họ không những cướp nước Việt mà còn cướp công của những người, tuy cùng mục đích nhưng không cùng quê quán với mình. Một việc làm như thế nhưng vẫn được không ít bề tôi kế thừa cho đến ngày nay.

Thế đấy, một tấm bia mà thực dân Pháp dựng lên để vinh danh một tội đồ của dân tộc Việt Nam như một công thần ngay trên quê hương, xứ sở của mình, hay ta có thể nói tấm bia đó đã được dựng lên trên xương máu và đau thương của một dân tộc gần 100 năm sống đời nô lệ. Thế mà ngày nay ở nước Việt, không biết bao nhiêu con người, có học, có quyền hạn, tỏ ra là ta đây là khoa học, khách quan và hiểu biết, thi nhau ca ngợi, tán dương, thậm chí phong đến bậc tiên hiền, với những luận điệu nghe ra hết sức đạo đức. Đạo đức hay chỉ là sự bạc nhược, yếu hèn, với tâm thế nô dịch văn hóa, tôn giáo, bất chấp những bằng chứng lịch sử, cố tình giải thích một cách lươn lẹo để tự mình làm nô lệ cho những tuyên truyền phi lịch sử, văn hóa và dân tộc. May mà các cơ quan văn hóa nước nhà thận trọng không nghe theo lời đề nghị của mấy ông, nếu không thì bây giờ chẳng biết ăn nói làm sao.

Tấm bia này là một bằng chứng lịch sử, nó phải được xem như là một tài liệu vô cùng quan trọng, qua đó chứng minh cho chúng ta thấy rằng mọi việc làm của ngoại bang, trong đó có các giáo sĩ phương tây đến truyền đạo Thiên Chúa tại Việt Nam, là một thành phần hữu cơ trong giấc mộng xâm chiếm, nô dịch các dân tộc bị chiếm làm thuộc địa. Đồng thời nó cũng chứng minh rằng việc Pháp xâm lăng đất nước Việt Nam, gây ra không biết bao nhiêu tang thương cho đất nước và không biết bao nhiêu con người trong suốt 100 năm, là kết quả của các giáo sĩ phương tây theo lệnh của Vatican, trực tiếp là Alexandre de Rhodes và các giáo sĩ, còn gián tiếp là Giáo hội thiên Chúa Việt Nam, đó là một sự thật hiển nhiên khó có thể phủ bác.

Vâng! Cả gần một thế kỷ trôi qua, rất nhiều người có học ở nước Việt không biết mưu đồ của thực dân Pháp khi dựng tấm bia này, do nó bị hủy chỉ sau một thời gian ngắn được dựng lên. Tuy nhiều người Việt không biết nhưng hồn thiêng sông núi biết, cho nên nơi đặt tấm bia tưởng niệm A.D. Rhodes ngày xưa, bây giờ là tượng đài “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Có phải chăng đây là câu trả lời của Tổ tiên nước Việt thông qua con người Hồ Chí Minh “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Người Việt ngày nay nên lắng lòng suy ngẫm!

Được biết tấm bia này đã được phát hiện từ năm 1997 và thông báo cho những người ở Viện Sử học, cụ thể là ông Dương Trung Quốc [8], sau đó các cơ quan văn hóa mới tiếp nhận và lưu giữ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho đến ngày nay.

Tôi nghĩ những người có trách nhiệm với lịch sử nước nhà sắp tới nhất định phải có những đánh giá nghiêm túc và trung thực với tấm bia này. Mong lắm thay./.

 

Viên Như

Nguồn: tác giả gửi

____________

[1] https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/chuyen-it-biet-ve-tam-bia-tuong-niem-a-de-rhodes-tai-ha-noi-n20191202073837133.htm

[2]  Hiện nay đang lưu giữ tại Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

[3] Gọi theo tên ngày ấy, như báo Tri Tân ngày 13/6/1941.

[4] http://nguyenvanto-hcm.edu.vn/89-gioi-thieu/124-tieu-su-dong-chi-nguyen-van-to.html

[5] http://dangcongsan.vn/cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-90-nam-lich-su-dang/thanh-lap-hoi-truyen-ba-quoc-ngu-535306.html

[6] Tuần báo Đông Dương, số 77 ra ngày 19 tháng 2 năm 1942

[7] Như [4]

[8] https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/chuyen-ve-tam-bia-alexandre-de-rhodes.html

_____________

PHỤ LỤC

[Cụ Nguyễn Văn Tố và Hội Truyền Bá Quốc Ngữ Ở Thế Kẹt]*

T/P. RẤT HAY VÀ QUAN TRỌNG

Sau khi viết bài này xong rồi tôi mới tìm thấy tư liệu này ở đây https://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-078/nguoi-thuyen-truong Thấy nó cũng không quá khác so với bài viết nên không sửa để làm gì. Chỉ đăng lại đây để ai quan tâm tham khảo. Đồng thời xin thêm vào vài suy nghĩ về những thông tin này.

Bài này Nguyễn Hữu Đang viết nhân kỷ niệm 60 năm Hội Truyền Bá Quốc Ngữ. đăng trên Diễn Đàn số 78, tháng 10, 1998. Với hai bài và hai cái bút danh khác nhau. Sau đó Nguyễn Hữu Đang, người lấy bút hai bút danh khác nhau đó, tập hợp thành một bài với cái tựa 

“Người thuyền trưởng.”

Xin trích lại đây đoạn nói về cụ Nguyễn Văn Tố và hội Truyền bá Quốc Ngữ cùng cái sự kiện lễ khánh thành tượng đài tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ (Alexandre de Rhodes).

....

“Phức tạp và khó xử hơn nữa là việc Hội được mời dự lễ khánh thành tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ (Alexandre de Rhodes).

Trước Cách mạng tháng Tám, ở sau đền Bà Triệu, xế cửa đền Ngọc Sơn, vẫn có một khoảng đất rộng độ ba trăm mét vuông, đứng giữa là tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ, một giáo sĩ Pháp sang truyền đạo ở nước ta vào những năm 1624-1645, được một dư luận mơ hồ coi là người đã sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Dư luận ấy càng hay được nhắc lại trong giáo hội và giáo dân như một niềm tự hào song song với niềm tự hào Giáo hoàng Grê-goa-rơ đã đặt ra dương lịch. Lợi dụng cái nhầm lẫn của những người không hiểu biết về một sự kiện lịch sử, thực dân Pháp dựng đài kỷ niệm ông ta với dụng ý gây uy tín cho chủ nghĩa đế quốc Pháp, chứng minh cụ thể " công ơn nước Đại Pháp" đã "khai hoá dân tộc Việt Nam lạc hậu". Dĩ nhiên, trong lễ khánh thành tượng đài phải có kẻ tung, người hứng. Kẻ tung có nhiệt tình đã được chọn là giám mục địa phận Hà Nội. Kẻ hứng có thẩm quyền nhất phải là ông Nguyễn Văn Tố, nhà cổ học nổi tiếng, Hội trưởng Hội TBQN đang được cả nước hoan nghênh. Bởi vậy, ban tổ chức mời Hội dự lễ khánh thành với yêu cầu nội dung gồm hai tiết mục :

1. ông Nguyễn Văn Tố đọc một bài phát biểu chứng nhận giá trị khoa học và ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp A-léc- xăng đờ Rô-đơ, cả hai mặt đều đã được thổi phồng trong bài diễn văn đọc trước.

2. Học viên của Hội ở thủ đô, tiêu biểu cho phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, sẽ đến đông đủ, hoan hô và diễu hành.

Hội không có lý do gì chính đáng để từ chối. Ban trị sự và anh, chị, em trong trong các ban chuyên môn đều lo ngại Hội sẽ bị lợi dụng trắng trợn. Riêng ông Hội trưởng cứ ung dung đề nghị nhận lời sau khi đã trấn an mọi người bằng một câu nói vui : " Các ngài cứ yên tâm, Hội trưởng ra ngoài không đến nỗi kém cỏi, khờ dại lắm, sẽ biết múa võ không hở sườn. Xin hứa giữ toàn vẹn cả danh dự Hội lẫn danh dự cá nhân ".

Giữ ra sao? ông dặn Ban dạy học chỉ dẫn đến độ năm, sáu chục học viên nhỏ tuổi, đứng im lặng, hễ ông đọc xong bài phát biểu là tự động giải tán ra về. Một giáo viên sẽ đến phân trần với ban tổ chức là học viên người lớn của Hội ban ngày bận đi làm, chỉ có một số ít học viên nhỏ này rỗi phần nào là đi dự được. Họ đứng lâu sốt ruột lại thiếu ý thức trật tự, khuôn phép nên tự động bỏ về, chúng tôi bực mình nhưng cũng đỡ lo vì nếu họ diễu hành, đi gần tượng đài và các quan khách mà có cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lễ độ, tôn kính thì tai hại.

Còn bài phát biểu của ông, bằng dẫn chứng cụ thể và biện luận chặt chẽ, chính các giáo sĩ Tây-ban-nha và Bồ-đào- nha không để lại lên tuổi, đến xứ này trước A-léc-xăng đờ Rô- đơ mới là những người đầu tiên dùng chữ cái la-tinh phiên âm tiếng Việt, sáng tạo hệ thống gần hoàn chỉnh chữ quốc ngữ hiện ta đang dùng. Sau đó, A-léc-xăng đờ Rô-đơ mới góp phần mình bằng những cố gắng qui tắc hoá và đem phổ biến hạn chế trong việc dịch kinh bổn và biên soạn tài liệu cho giáo hội. Ông ta đáng khen ở chỗ thừa kế các bậc tiền bối mà có bổ sung trong chi tiết. Những người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân.”

Nhận định:

-       Ngay từ ngày ấy giới trí thức đã không đồng ý rằng A.D. Rhodes là người sáng chế chữ quốc ngữ. Đồng thời nhà thờ chỉ nhận vơ mà thôi.

-        Nguyễn Văn Tố tham dự lễ khành thành tượng đài A-léc-xăng đờ Rô-đơ (Alexandre de Rhodes) và phát biểu lúc đó chỉ là một việc bất đắc dĩ. Lưu ý là chỉ đọc bài phát biểu về bài diễn văn (hứng) mà ông giám mục Hà nội đã đọc trước đó (tung) mà thôi. Chứ không phải cụ đọc diễn văn. Nhưng về sau vẫn bị Pháp lợi dụng việc này để tung tin thất thiệt là cụ chủ trương lập Đài tưởng niệm, điều mà những người trong hội đã đoán biết từ trước.

-       Người dân, cụ thể trong bài là các em học sinh nhỏ tuổi cũng biết âm mưu của Pháp, do đó những người lãnh đạo Hội truyền bá quốc ngữ hạn chế người lớn tham gia, chỉ có các em nhỏ mà thôi. Đồng thời họ mừng khi các em bỏ về, vì sợ các em đi ngang tượng đài nơi có Pháp và quan khách có lời nói xúc phạm “thì tai hại”. Như vậy các em học sinh ngày ấy hiểu rất rõ âm mưu của Pháp. Vậy mà ngày nay, nào là GS.TS Viện nọ, trường Đại học kia, kể cả báo chí chính thống ra sức ca ngợi. Xem ra trẻ em ngày xưa còn hơn cả người lớn bây giờ.

-        Ngay ngày ấy cụ Nguyễn Văn Tố đã khẳng định “những người đầu tiên dùng chữ cái la-tinh phiên âm tiếng Việt” là những người Bồ. Ông Rhodes chỉ sửa lại và dùng hạn chế trong nhà thờ mà thôi. Có nghĩa là cụ phủ nhận cái thông tin đã ghi trong bia: “tên Người cũng lưu-truyền với cái công nghiệp phát-minh ra chữ Quốc-ngữ.”  tức là ông Rhodes làm gì có vinh dự là người sáng chế chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh đầu tiên.

-        Vì vậy Nguyễn Hữu Đang mới viết: Những người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân.”

-        Thế mà “âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân.” Vẫn được nhiều người Việt kế thừa một cách mù quáng cho đến ngày nay.

Người Việt đột biến gen rồi chăng!

Viên Như

Nguồn: tác giả gửi

--------

(*) Tựa của trang nhà SH

 

_________________

Bài đọc thêm:

- Dựng tượng Alexandre de Rhodes - một việc làm cần thận trọng- Báo Giác Ngộ 2010

- Nhìn lại 100 năm chữ Quốc ngữ qua những khảo cứu quý giá. Nguyễn Thuận 22-12-2019

- 100 năm chữ Quốc ngữ - hội thảo quốc tế tổ chức qua… mạng xã hội,HOÀNG VĂN MINH 28/12/2019

- Cần tôn vinh người Việt góp công hình thành chữ quốc ngữ. - Nguyễn Đông, Chủ nhật, 29/12/2019

- Đà Nẵng sẽ đặt tên đường "ông tổ" chữ Quốc ngữ khi điều kiện chín muồi. Hoàng Văn Minh 29/12/2019

- 100 năm tri ân, tôn vinh chữ Quốc ngữ! PHAN THỦY 1/1/2020

- Nhóm người gửi kiến nghị không đặt tên đường hai giáo sĩ: "Chúng tôi bị khủng bố!"

- Những bài viết liên quan đến "Chữ Quốc Ngữ"

 

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>