NHỮNG TÍN LÝ BỊP BỢM CÙNG NHỮNG GIÁO LUẬT VÀ QUYẾT ĐỊNH CHUYÊN CHẾ CỦA GIÁO HỘI
Chủ đề của mục này là trình bày một số những chuyện hoang đường trong Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo được Giáo Hội La Mã chọn làm những tín lý căn bản của đạo Ki-tô (đã có sẵn ở trong Kinh Thánh trước ngày 20/5/325, và một số những tín lý và nguyên tắc hay quyết định do chính giáo hội đặt ra và ban hành từ ngày 20/5/325 cho đến ngày nay. Mục này gồm có:
Chương 3: Một số tín lý và chuyện hoang đường đã có trước ngày 20/5/325. (2)
Chương 4: Một số tín lý, nguyên tắc và quyết định do chính Giáo Hội La Mã đặt ra.
CHƯƠNG 3
Một Số Tín Lý Và Giáo Luật Của Giáo Hội La Mã Đã Có Trước Hội Nghị Nicaea Năm 325
Hệ thống tín lý của Đạo Kitô La Mã là tổng hợp của 3 phần như sau:
- Đạo Do Thái: Tín lý dạo này gồm những chuyện hoang đường, phi luân, dâm loạn, phản khoa học; và những giáo luật ác độc, gian tham, lấn lướt, được ghi trong Cựu Ước (kinh thánh của đạo Do Thái).
- Đạo Ki-tô Do Thái: Bao gồm đạo Do Thái cộng thêm những chuyện trong Tân Ước, đặt thêm tín lý cho rằng Jesus là Chúa Cứu Thế (đã có trước ngày 20 tháng 5 năm 325, khi Hội Nghị Nicaea khởi nhóm để thông qua quyết định tín lý Chúa Ba Ngôi.) Đạo Ki-tô Do Thái sau đó bị Ki-tô La Mã tiêu diệt hoàn toàn.
- Đạo Ki-tô La Mã: Gồm những tín lý trong đạo Ki-tô Do Thái, cộng thêm những tín lý, giáo luật, lễ nghi do Vatican đặt ra. Lời phán dạy của Giáo Hội La Mã được cho ra đời từ ngày 20/5/325 cho đến ngày nay, trong đó có các tín lý Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh, Lò Luyện Ngục, Đức Mẹ Đồng Công, Giáo Hoàng Không Lầm Lẫn, Chống Cộng, vân vân.
Trong Chương 3 này, chúng tôi chỉ trình bày 2 phần đầu. Còn phần Tín lý, giáo luật, của đạo Ki-tô La Mã sẽ được trình bày ở Chương 4.
I.- Kinh Thánh Và Những Tín Lý Căn Bản Trong Đạo Do Thái
Đạo Ca-tô (Kitô La Mã) gọi cuốn kinh thánh của Do Thái Giáo là Cựu Ước Kinh. Cuốn kinh thánh này có những tín lý căn bàn làm cơ sở cho tất cả các hệ phái Thiên Chúa Giáo cùng thờ ông Thương Đế Jehovah như Do Thái Giáo (Judaism), Ca-tô giáo La Mã (Roman Catholicism hay Roman Christianity,) Chính Thống Giáo (Orthodox Church,) Tin Lành (Protestantism,) Anh Giáo (Anglicanism,) Hồi Giáo (có một số điều hơi khác).
Những tín lý trong đạo Do Thái là những tín lý về ông Thượng Đế Jehovah được dân tộc Do Thái chọn làm đối tượng thờ phượng và những tín lý khác cùng những giáo luật hay lệnh được ghi rõ trong Cựu Ước Kinh.
1.- Tín Lý "Đức Chúa Trời sinh ra trời đât và muôn vật"
Đây là ông Thượng Đế mà đạo Do Thái tôn lên làm đối tượng thờ phương có tên là Jehovah. Ông Thượng Đế Jehovah như thế nào? Tốt hay xấu, hiền lành hay độc ác, khoan dung và độ lượng hay nặng lòng đố kỵ tị hiềm và ganh ghét, sẵn lòng tha thứ hay ưa thích trả thù, v.v.. , tất cả đều được sách Leviticus ghi lại trong mấy đọan dưới đây:
26.1- Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi. [-Xem Anh ngữ-].
26.14.- Nhưng nếu các người không nghe lời Ta, không tuân hành những lời răn dạy này. [-Xem Anh ngữ-].
26.15.- và nếu các ngươi khinh thường những quy luật của Ta, hay nếu linh hồn của các ngươi khinh ghét những lời phán xét của Ta, cho nên các người không thực thi tất cả những lời răn dạy của Ta, và không tuân hành quy ước của Ta [-Xem Anh ngữ-].
26.16.- Ta sẽ gây ra những tai họa dưới đây cho các ngươi: Ta sẽ đem lại cho các ngươi những gì khủng khiếp nhất, những bệnh tật tàn phá các ngươi, dịch sốt rét sẽ hủy hoại những tròng mắt của các ngươi và nhiều cảnh đau buồn khác nữa. Những hạt giống mà các người gieo xuống đất sẽ không nẩy mầm được nữa vì rằng kẻ thù của các người sẽ ăn mất đi hết những hạt giống đó. [-Xem Anh ngữ-].
26.17.- Ta sẽ nhìn thẳng vào mặt các ngươi, và các ngươi sẽ bị thảm bại trước kẻ thù. Những người nào thù ghét các ngươi sẽ đè đầu cỡi cổ các ngươi, và các ngươi sẽ phải chạy trốn cả những khi không có người nào đuổi bắt các ngươi [-Xem Anh ngữ-].
26.18.- Và sau hết, nếu các ngươi không nghe lời Ta, Ta sẽ trừng phạt các ngươi bẩy lần hơn về tội lỗi của các ngươi. [-Xem Anh ngữ-](1)
Ông thần Jehovah bạo ngược, dã man khốn nạn như vậy mà Giáo Hội La Mã lại thường cao rao Thiên Chúa Jehovah là "Đấng toàn năng, toàn thiện, và có mặt ở khắp mọi nơi”, “tạo dựng ra muôn loại” và "lòng lành vô cùng."
Như vậy tài nghệ nói láo của giáo hội chẳng những thuộc vào hạng siêu việt mà còn có "tính cách trơ trẽn và trắng trợn" nữa. Là một giáo hội có quyền lực bao trùm lên trên tất cả các giáo phận ở khắp các quốc gia trên thế giới với hơn 700 triệu tín đồ mà lại nói láo trâng tráo và trơ trẽn như vậy, thì đương nhiên là tất cả các cán bộ (giới tu sĩ) trong hệ thống quyền lực trong giáo hội và tín đồ của giáo hội làm sao thoát khỏi cái truyền thống hay thói quen nói láo trơ trẽn này được?
Không phải chỉ có sách Leviticus (Cựu Uớc) mới ghi rõ như vậy, mà nhiều sách khác trong Cựu Ước cũng nói rõ những ác tính cực kỳ ghê tởm của ông Thiên Chúa Jehovah này. Chúng tôi xin ghi lại đây một số trong các sách trong Cựu Ước để độc giả có thể kiểm chứng vấn đề này. Đó là các sách: Deteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20), v.v...
Thiết tưởng trong lịch sử loài người, từ ngàn xưa cho đến ngày nay, chưa có một tên bạo chúa nào quái đản bằng ông Thượng Đế Jehovah, không những vô cùng hung dữ, gian tham, tàn ngược, mà còn đầy lòng ganh ghét và ưa thích trả thù một cách hết sức dã man. Tất cả những bạo chúa lừng danh trong lịch sử nhân loại hư Néro (37-68) của La Mã, Blood Mary (1516-1558) của Anh, Benito Mussolini (1883-1945) của Ý, Louis XIV (1638-1715) của Pháp, Adolf Hitler (1889-1945) của Đức, Ferdinand V (1452-1516), Isabella I (1451-1504) và Philip II (1527-1598) của Tây Ban Nha, Tần Thủy Hoàng (259-210 B.C.), Tùy Dạng Đế (trị vì 605-617) và Mao Trạch Đông (1893-1976) của Trung Hoa, Lê Long Đĩnh (trị vì 1005-1009), Ngô Đình Đình Diệm (1897-1963), Ngô Đình Nhu (1910-1963), và Ngô Đình Cẩn (1911-1964) của Việt Nam, Ante Pavelich (trong những năm 1941-1945) của Croatia, và Giám-mục Augustin Misago (trong năm 1994) của Rwanda (Phi Châu) đều phải ngả mũ chào thua Ông Thượng Đế Jehovah.
Theo Kinh Sáng Thế Ký, Chương 1, chúng ta được biết:
Từ lời 1 hết lời 30 ghi rõ việc ông Chúa Cha Jahveh (Jehovah) này tạo ra trời đất, đất liền, núi đồi, sông ngòi, biển cả, cây cối, muông thú, côn trùng và con người nội trong sáu ngày. Riêng lời 27 nói một cách rất tổng quát về chuyện dựng nên loài người giống hình ảnh Đức Chúa Trời và cho phép loài người được quản trị tất cả mọi thứ ở trên mặt đất.
(Thế có nghĩa là loài người không được quyền quản trị bất kỳ thứ gì ở ngoài trái đất, thí dụ như mặt trăng.) Như vậy là Hoa Kỳ đã phạm tội bất tuân lời ông Chúa Cha này vì rằng ngày 19/7/1969, người Hoa Kỳ đã đổ bộ xuống mặt trăng và cắm cờ Hoa Kỳ ở trên đó).
Trong Chương 2 (xem Phụ Lục), chương trình tiếp tục sau khi làm xong các việc trên đây, Chúa nghỉ xả hơi ngày thứ bảy và đặt tên cho ngày thứ bẩy là ngày thánh để ăn mừng ngày Chúa đã hoàn thành xong những công việc vĩ đại này. Lời 7 nói rõ: Chúa đã dùng đất sét (out of the clay of the ground) để nặn hình người đàn ông và đặt tên là Adam, rồi hà hơi vào lỗ mũi khiến cho con người bằng đất sét này trở thành một người có đủ cả thất tình và lục dục. Những lời 8, 9 và 10 có đại ý là Chúa Trời lập một cái vườn tên là Eden ở về hướng Đông và khiến cho rất nhiều thứ cây mọc lên, trông rất đẹp mắt và có trái ăn ngon, giữa vườn lại có “cây hiểu biết điều thiện điều ác” (the tree of the knowledge of good and evil) [tạm gọi là “cây hiểu biết” cho gọn]. Từ lời 15 đến lời 17 có đại ý là Chúa Cha đem Adam vào vườn Eden để cho anh ta sinh sống bằng nghề trồng cây và săn sóc vườn cây, rồi căn dặn rằng anh ta được tự do ăn hoa quả của các thứ cây trong đó, nhưng tuyệt đối không được ăn trái của “cây hiểu biết”, và nếu ăn trái cây đó thì sẽ bị nguy hiểm (hiểu là chết). Những lời 18 đến 25 có đại ý là Chúa Trời sợ không có thịt cho Adam ăn nên lại lấy đất nặn ra các loài thú ở đồng và các loài chim rồi dẫn đến cho anh ta đặt tên. Sau đó, Thương Đế lựa lúc Adam ngủ say, rồi véo cái xương sườn của anh ta mà nặn ra hình một người con gái đặt tên là Eva và cũng hóa phép cho cô gái này có đủ cả thất tình lục dục với mục đích giúp cho Adam có một “hồng nhan tri kỷ” để đêm ngày thủ thỉ với nhau trong cảnh hoang vắng ở vườn Địa Đàng (Eden). Cặp vợ chồng đất sét này được tất cả các hệ phái Thiên Chúa Giáo gọi là ông bà tổ của loài người (chuyện này không thể có được theo định luật sinh học, nếu không loạn luân. Các khám phá về nhân chủng học cũng chứng minh chuyện này chỉ là hoang đường)
2.- Mâu Thuẫn Trong Các Tín Lý:
Trong phần này, chúng tôi chỉ giới hạn sự trình bày trong phạm vi đặc tính "toàn năng" của ông Thượng Đế. Các trích dẫn Kinh Tân Ước cho các đặc tính tuyệt vời của Chúa Trời, cái gì cũng "hạng nhất" có thể xem trong bài Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào? Của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (link http://www.httldalat.com/index.php/phc-am-yu-ch?start=5). Thí dụ:
- Đấng Toàn Năng: "Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được" (Lu-ca 1:37)
- Đấng Thần Linh:vô hình, không có thể chất, không bị vật chất hạn chế.
"Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy" (Giăng 4:24)
- Đấng Toàn Tri: "Vì nếu lòng mình cáo trách mình, thì Đức Chúa Trời lại lớn hơn lòng mình nữa, và biết cả mọi sự" (Giăng 3:20).
- Đấng Nhân Ái: "Ai chẳng yêu, thì không biết Đức Chúa Trời; vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương. Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống" (IGiăng 4:8-9).
- Đấng Chí Thánh: "Hãy nên thánh, vì ta là thánh" (IPhi-e-rơ 1:16)
- Thi Thiên 33:6: “Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có.”
- Gióp 42:2: “Tôi biết rằng Chúa có thể làm được mọi sự, Chẳng có ý chỉ nào Chúa lấy làm khó lắm.”
- Sáng Thế Ký Chương 1: câu 3,6,9,… Chẳng ở đâu sự toàn năng của Đức Chúa Trời được thấy rõ ràng hơn trong sự sáng thế. Đức Chúa Trời phán, “Phải có …” thì có như vậy.
Có nhiều thắc mắc chưa hề được các chức sắc theo đạo Chúa trả lời một cách ngay thẳng và chân thật (xin đọc bài "Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa"). Thí dụ: Từ ngày khai thiên lập địa cho đến ngày nay, đã xẩy ra không biết bao nhiêu là thiên tai như động đất, sóng thần, bão lụt, hạn hán, dịch hạch, vân vân... làm chết không bao nhiêu là sinh mạng con người, và gây cho nhân loại không biết bao nhiêu là khốn khổ đau thương.
a.- Nếu Thiên Chúa toàn năng, tức đã làm ra những thiên tai này, và Thiên Chúa có khả năng ngăn chặn, nhưng không muốn ngăn chặn và cứ để cho những thiên tai này tiếp tục xẩy ra, tiếp tục giết hại loài người, tiếp tục tàn phá mùa màng và các công trình kiến trúc văn minh của nhân loại mà không hề bận tâm đến nữa. Vậy thì Chúa quá độc ác,“không thể toàn thiện, không thể chí thánh, không có nhân ái” hay “không có lòng lành”.
b.- Nếu Thiên Chúa toàn thiện, không hề làm ra bất kỳ một thiên tai nào như đã từng xẩy ra, nhưng không thể ngăn chặn được, nghĩa là bất tài và bất lực, thì Thiên Chúa không phải là Đấng tạo nên trời đất, không toàn tri, không toàn năng."
Tóm lại, các thuộc tính mà Giáo Hội gán cho ông Chúa đều mâu thuẫn lẫn nhau. Hễ có lòng lành toàn thiện, thì đã không thể toàn năng, toàn tri, chí thánh; hễ toàn năng thì lại độc ác, không thể toàn thiện. Vậy Giáo Hội La Mã đã dạy láo cho tín đồ của họ về các đặc tính Chúa Trời như đã nói trên.
Ngoài những mâu thuẫn về các thuộc tính của Chúa Trời, còn những mâu thuẫn về vô lý trong chính các câu chuyện. Thí dụ, kinh thánh nói đứa con trai của ông tổ Adam cưới vợ, nhưng không biết ở đâu ra đứa con gái để cưới. Phần trình bày tiếp theo sẽ đề cập rõ thêm. Thứ đến là chuyện Thiên Chúa tạo ra vũ trụ, ngày nay người ta thấy hoàn tòan nghịch lý với khoa học. Vấn đề này đã được đề cập đó đây (bấm xem Mặt trời thì chạy lên chạy xuống của Ri Nguyễn, và Khoa Học Trong Kinh Thánh? của GS Trần Chung Ngọc). Ngoài ra còn có hàng mấy chục những chuyện mâu thuẫn với nhau trong chính những quyển thánh kinh mà người nghiên cứu đã tìm thấy. Thí dụ, Matt 5:1,2 nói Chúa giảng bài thuyết giáo đầu tiên ở trên núi (Introduction to the Sermon on the Mount), nhưng Luke 6:17,20 nói Chúa giảng bài thuyết giáo đầu tiên ở đồng bằng (And he came down with them, and stood in the plain, and the company of his disciples, and a great multitude of people out of all Judaea and Jerusalem);... (bấm xem bài Những Mâu Thuẫn Trong Kinh Thánh Tân Ước). Xin đọc thêm ở Phụ Lục B dưới chương này, một câu trích dẫn của Thomas Paine, nhà cách mạng tư tưởng Âu Châu, lên tiếng về sự mâu thuẫn không đáng tin của thánh kinh.
Bài này chỉ khai triển một vài điều vô lý trong rất nhiều những vấn đề mâu thuẫn kể trên.
3.- Tín lý Tội Tổ Tông:
Chương 3, (xem Phụ Lục dưới đây) đại ý kể chuyện trong vườn Eden (địa đàng) con rắn và Eva. Sau khi nghe chuyện hai ông bà đất sét ăn trái cấm do con rắn giải thích, Jehovah liền nổi cơn tam bành lục tặc, ban cho con rắn một bản án, và cặp vợ chồng đất sét Adam-Eva, mỗi người một bản án. Xin đọc Phụ Lục Chương 3 trong sách Sáng Thế Ký Đoạn 3:14 ,3:15, 3:16, 3:17, 3:18, và 3:19 (2)
Eva bị kết tội là đã xúi giục anh chồng Adam ăn trái cây hiểu biết gọi là tội “ăn trái cấm” và cũng là cái tội “không vâng lời” hay “bất tuân phục” Chúa Trời (mà sau này Giáo Hội dựa theo để đặt ra tội “không tuân phục Bề Trên”). Gọi Thiên Chúa như thế là “Đấng Nhân Ái”, “Đấng Chí Thánh” thì không thể nào chấp nhận được. Về sau, Giáo Hội La Mã còn thâm độc hơn, bằng cách suy diễn và khai triển hình phạt nặng nề của Chúa Trời để gán vào tất cả loài người cái gọi là Tội Tổ Tông.
Khái niệm Tội Tổ Tông được ám chỉ đến lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 2 do thánh Irênê, Giám mục thành Lugdunum xứ Gallia (Gaule), thuộc Đế quốc La Mã (nay là Lyon, Pháp) trong các tác phẩm của ông tấn công vào thuyết ngộ giáo. Các giáo phụ tiếp theo như Augustine tiếp tục phát triển giáo lý này, dựa trên các thư của Thánh Phaolô Tông Đồ trong Tân Ước (Romans 5:12–21 và 1 Corinthians 15:22) và Thánh Vịnh 51 trong Cựu ước Psalm 51:5 - "Nầy, ta đã bị sinh ra bởi tội lỗi, và trong tội lỗi mẹ ta đã sinh ra ta" [Behold, I was brought forth in iniquity, and in sin did my mother conceive me.]
Theo nghiên cứu của Cố Thẩm phán Charlie Nguyễn, Hồi Giáo cũng như Do Thái Giáo đều không tin hành động ăn trái cấm của Adam - Evà cấu thành "Tội Tổ Tông" đến nỗi Con của Chúa Trời phải đầu thai làm người và chịu chết trên thập giá để chuộc cái tội đó! Huyền thoại về Tội Tổ Tông (The Original Sin) là sản phẩm tưởng tượng của tên đạo khùng Augustine (354-450) gốc Algeria. Tên đạo khùng Augustine được coi là kẻ lập ra đạo Ki Tô đứng hàng thứ hai sau Phao lô. [xem Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa] (http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TCCG/Thanhoc.php)
Xem thế, Do Thái giáo và Hồi giáo chỉ coi nó như là một huyền thọai giống như người Việt và chuyện "Con Rồng Cháu Tiên", giống như người Nhật tin rằng họ là con cháu của Thái Dương Thần Nữ. Trong khi đó thì Giáo Hội La Mã lại biến cái chuyện hoang đường này thành một tín lý và dạy dỗ tín đồ phải tuyệt đối tin tưởng như một chuyện có thật.
Lúc Giáo Hội La Mã còn thế lực, kẻ nào tỏ ra không tin thì sẽ bị coi là "quân tà giáo", là "hạng người man di." Nếu những người bị coi là "tà giáo" hay "man di" này ở dưới quyền thống trị của giáo hội, thì sẽ bị tóm cổ, trói vào cọc, chụm củi khô, rồi châm lửa thiếu sống cho chết. (Chuyện này sẽ được nói rõ ở Chương 4).
Trong Cựu Ước Kinh, còn có hàng vạn chuyện khác cũng hết sức hoang đường. Chuyện vô lý kế tiếp là chuyện thằng Cain, con ông bà đất sét Adam-Eva, cưới vợ (Sáng thế 4:1-8), không biết cưới ai ngoài hai vợ chồng đất sét Adam Eva? Chuyện ông Lot và hai cô con gái của ông, muốn răn tín đồ phải vâng lời Thiên Chúa, nếu không thì bị phạt như bà Lot bị biến thành tượng muối. Nhưng chuyện ông Lot được người ta chú ý nhất là sự loạn luân khi hai cô con gái cùng nhau phục rượu cho ông bố say mèm rồi luân phiên làm tình, và cả hai cô cùng mang thai và cùng đẻ con (xem Sáng thế 13:5-13, Lu-ca 17:28-32).
Câu chuyện trong Sáng Thế Ký là chuyện hết sức vô đạo, vô luân, và dã man, không có đến một điểm nào đáng để lại trong sách vở. Riêng chuyện loạn luân bắt đầu có trong STK Chương 4. Adam và Eva sinh hạ 2 thằng con trai, là Cain và Abel. Chỉ vì Chúa thiên vị nhận phần tế phẩm bằng thịt và mỡ chiên của Abel dâng, trong lúc Chúa không ngó ngàng gì tới hoa quả do Cain dâng lên, nên Cain đã giết chết em trai mình.
Rồi Cain cưới vợ! Lúc bấy giờ trên trái đất chỉ có mỗi Eva là đàn bà, như vậy thì Cain chỉ có thể lấy mẹ của mình làm vợ?
Đoạn 17 - 22 của STK Chương 4 cho thấy, từ Cain xuống tới Gia-banh là 6 thế hệ mới có hai người đàn bà khác xuất hiện (Lê-méc cưới hai vợ; một người tên là A-đa, một người tên là Si-la - câu 19) chẳng biết từ đâu ra? Rồi Si-la sinh được con gái là Na-a-ma.
Đây là một câu chuyện loạn luân độc nhất vô nhị, chỉ trong cuốn sách gọi là "kinh thánh" mới có chuyện láo khoét như vậy! Sự kiện này chứng tỏ tác giả viết chuyện này trong kinh thánh là người ít học và thiếu thông minh, cho nên mới rơi vào tình trạng "phi lý" như vậy.
b.- Chuyện ông già Lot. Câu chuyện loạn luân được "thần thánh hóa" này được ghi rõ trong sách Sáng Thế Ký (19:30-38) như sau:
"30.- Lot ở Xoa thì sợ hãi, nên cùng hai con gái mình bỏ đó mà lên núi, ở trong một hang đá kia. 31.- Cô lớn nói cùng em rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ. 32.- Hê! chúng ta hãy phục rượu cho cha, và lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 33.- Đêm đó, hai nàng phục rượu cho cha mình; nàng lớn đến nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 34.- Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy đêm hôm qua ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng-giống cha lại. 35.- Đêm đó hai nàng lại phục rượu cho cha mình, rồi nàng nhỏ lại nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 36.- Vậy, hai con gái của Lot do nơi của mình mà thọ thai, 37.- Nàng lớn sanh được một con trai, đặt tên là Mô-áp; ấy là tổ phụ dân Mô-áp đến bây giờ. 38.- Người em cũng sanh đặng một trai, đặt tên là Bên-Am-mi; ấy là tổ phụ của dân Am-môn đến bây giờ." (Sáng Thế Ký: 19:30-38)
Chuyện cha con ông già Lot trên đây là chuyện lọan luân hiển hiện không cần suy diễn. Còn cả hai chuyện thằng Cain cưới vợ, và Lê-méc cưới hai vợ là chuyện vô lý nếu tin Adam là người đầu tiên trên thế giới do Chúa tạo dựng. Ấy thế mà những chuyện lọan luân này lại được ghi vào trong kinh thánh để làm bài học dạy dỗ tín đồ. Có lẽ bị ám ảnh bởi các chuyện đầy gợi hình đó, ngày nay chúng ta thấy, trong lịch sử Giáo Hội La Mã, có rất nhiều giáo hoàng, và nhiều vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican, cũng như các giám mục và linh mục ở khắp các nước trên thế giới, sống đời bê bối thối tha, đàng điếm, lọan luân dâm loạn, hãm hiếp các trẻ em vị thành niên (các em trẻ em rước lễ) và nữ tín đồ. Khốn nạn hơn nữa là chính giáo triều Vatican lại chủ trương dung dưỡng, bao che và bảo vệ cho giới tu sĩ áo đen tiếp tục sống tội lỗi như vậy để họ có động lực ở lại phục vụ đắc lực cho giáo hội. Vì thế, những chuyện xấu xa đó được che giấu nhiều thế kỷ. Dưới đây là một trong những bản văn nói lên sự thực này:
“Năm 2001, Giáo hoàng Bê-nê-đích đã viết một thư luân lưu gửi cho tất cả các Giám mục Công giáo để ra lệnh giữ “Bí mật cấp độ Giáo hoàng” về những tố cáo liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em. Ông đã ra lệnh cho các Giám mục phải gửi tất cả những hồ sơ đó về La-Mã, vậy thì ý kiến cho rằng ông không biết gì về chuyện linh mục loạn dâm qủa là một sự vô nghĩa lý. Lá thư nầy của ông không đề cập gì đến chuyện các Giám mục phải báo với cảnh sát về các kẻ lạm dụng tình dục nầy. Nhà thần học Công giáo đáng kính, ông Hans Kung đã nói là Giáo hoàng phải cùng chịu trách nhiệm về sự che dấu và Giáo hoàng Bê-nê-đích đã không có lời xin lỗi về sự thiếu sót của chính ông trong cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục các trẻ em.” (3)
Điều nguy hại hơn cả cho nền văn hóa và văn minh của nhân loại là các ngài đều nhân danh là những người “đại diện Chúa” để mê hoặc tín đồ và người đời. Sách Vicars Of Christ viết:
"Năm 1064, một giáo sĩ xứ Orange ở Pháp đã thông dâm với người vợ thứ hai của thân phụ ông ta. Giáo Hoàng Alexander (1061-1073), không những đã không bãi chức của ông giáo sĩ này, mà vẫn còn để cho ông ta tiếp tục rước lễ. Ngài cho rằng ông giáo sĩ này đã không phạm tội có gia đình chính thức. Hai năm sau, một giáo sĩ ở Padua thú nhận là đã loạn luân với người mẹ ruột. Giáo Hoàng (Alexander) đã đối xử rất tử tế với ông giáo sĩ này và để mặc cho ông giám mục quản nhiệm địa phương tùy ý quyết định nên hay không nên để cho ông ta tiếp tục phụng vụ. Đối với Giáo Hoàng Alexander II (1061-1073), thông dâm hay loạn luân vẫn còn thích hơn là có một giáo sĩ chính thức có gia đình." (4)
Chuyện khốn nạn như trên xẩy ra gần như hàng ngày trong xã hội Ki-tô giáo liên tục từ cả ngàn năm nay, cho đến ngày nay vẫn còn như vậy, và càng về sau càng dữ dằn hơn, càng trắng trợn hơn. Một trong những chuyện sống động gần đây nhất (mọi người đều có thể kiểm chứng được) do chính nạn nhân là nữ tín đồ Ca-tô tên là Lữ Thị Thu Nga kể lại trong một lá thư gửi đề ngày 03 tháng 01 năm 2012 gửi Giám-mục Dominique Rey, cai quản giáo phận Toulon tố cáo Linh-mục Giuse Nguyễn Ngọc Dũng. Linh mục này đã lợi dụng hoàn cảnh tứ cố vô thân của cô để hãm hiếp cô liên tu bất tận, ngay cả trước và sau những khi hành lễ, tên hắc y dâm tặc này cũng đè cô ra hiếp. Xem nguyên văn lá thư lịch sử của cô ở http://sachhiem.net/TONGIAO/tgB/Bacaytruc00.php.
Chình vì tình trạng này mà số lượng “con hoang” và tội ác loạn dâm loạn luân trong các cộng đồng Ki-tô giáo chiếm tỉ lệ cao nhât trong xã hội loài người. Sự kiện này đềy được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Vicars Of Christ viết:
"Một bản thống kê cho biết: một xứ có 900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." ( "One amazing statistic emerges: in a country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of five bastards were born to the clergy." (5) (Peter de Rosa , Ibid., p.g 416)
Trên đây là nói về giới tu sĩ. Còn giáo dân, thì như thế nào? Bản tin dưới đây cho chúng ta biết rõ cái tính cách phi luân và loan luân xã hội Ca-tô từ giáo hoàng cho dến giới tu-si và giáo dân đều khốn nạn như nhau cả. Bản tin này được tờ The News Tribune (Tacoma, Washington) số ra ngày Thứ Năm 19/3/2009 đăng nơi trang A3 như sau:
“Tin từ Poelton Austria: Người cha nhận tội vì đã giữ con gái trong buồng giam trong nhiều năm: Hôm Thứ Tư (18/3/2009), ngồi trước vành móng ngựa, Josef Fritzl vội vàng nhận tất cả những tội ác - một đặc tính làm mọi người ngạc nhiên trong những tiết lộ cho biết ông ta đã cầm tù người con gái của ông ta cả 24 năm trong một buồng giam nơi mà ông ta đã hãm hiếp nạn nhân và sinh đẻ tới 7 người con rất là kín đáo. Tội ác này làm cho cả thế giới chú ý: Fritzl đã bình thản nhìn nhận tội ác trong đó có cả tội sát nhân (sát hại một trong 7 đứa trẻ này). Fritzl nói rằng ông ta xúc động khi nghe những lời khai đau khổ của người con gái của ông qua một cuôn băng ghi âm.
Fritzl, 73 tuổi, nhìn nhận hết tất cả tội ác nêu lên trong bản cáo trạng và nói với các quan tòa trong phiên xử rằng đó là những “hành động bệnh hoạn của ông ta.” (6)
Còn rất nhiều trường hợp phi luân, loạn luân, ngang ngược, tham tàn và cực kỳ dã man trong xã hội Ca-tô. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày nhiều hơn trong các Chương 5, 12, 13, 14, 15, 16 và 17 ở sau.
II.- Tín Lý Căn Bản Của Đạo Ki-tô Do Thái
Đạo này do những môn đồ và bà con của ông Jesus thành lập sau khi ông bị tử hình. Tín lý căn bản trong đạo Kitô Do Thái (Jewish Christianity) là những tín lý căn bản của đạo Do Thái cộng thêm những tín lý về Chúa Cứu Thế và những chuyện hoang đường khác được ghi trong Tân Ước.
1. Tín Lý về Chúa Cứu Thế: Chuyện rằng sau khi trừng phạt con cháu cặp vợ chồng đất sét Adam - Eva mang cái "Tội Tổ Tông" như trên, ông Thượng Đế Jehovah sai đứa con độc nhất xuống thế (gian) làm người giống hàng triệu con người bình thường khác. Câu chuyện siêu láo khoét này có chủ ý hù dọa người đời, được ghi lại như sau:
"Tín hữu Kitô thời nguyên thủy có một lý do đặc biệt về quan điểm trên đây: Họ nghĩ rằng sắp tới ngày Chúa sẽ tái thế để phán xét loài người, ai tín Chúa thì sẽ được Chúa cho lên Thiên Đàng, những người không tin Chúa và những kẻ tội lỗi thì sẽ bị đầy xuống địa ngục. Quan niệm này đã khiến cho họ nghĩ rằng họ không phải là người của thế gian này. Ngày tận thế quả thật đã gần kề."(7)
Trong Tân Ước, John 3: 18 cũng ghi rõ:
"Ai tin ông Jesus là Chúa Con sẽ không bị kết tội (được lên thiên đường); và ai không tin ông ta là Chúa Con, đã bị kết tội, rồi sẽ bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục." (Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God).
Thử bàn về chương trình Cứu Thế này. Sau khi trừng phạt vợ chồng Adam-Eve và con cháu đời đời của họ bằng bản án không tiền khoáng hậu như vậy, Chúa Cha Jehovah bèn:
Sai người con trai độc nhất (không thấy nói đến Đức Chúa Mẹ, và không biết làm thế nào ông ta sinh ra được ông Chúa con Jesus) đầu thai xuống thế, (như đã nói trên) chui vào lòng một thiếu nữ Do Thái có tên là Maria, rồi chui ra chào đời với cái tên là Jesus. Chuyện này lại được Giáo Hội La Mã dạy rằng: "Ngài là Thiên Chúa hóa thân thành người" (God in human form)".
Sau đó Jesus chịu chết để cứu chuộc cái tội mà chính ông (Chúa Cha) trước đó đã trừng phạt ẩu tả bừa bãi lên đầu nhân lọai. Chuyện láo khoét này được Giáo Hội La Mã rao truyền rằng: "Ngài chịu chết để chuộc cái Tội Tổ Tông của loài người".
Ở đây, chúng ta thấy có nhiều điều khôi hài:
Thứ nhất, là ngay từ khi vừa mới chui ra từ trong lòng Bà Maria, ông Jesus không chịu chết liền để cứu chuộc cái tội ba vạ trên đây, mà TẠI SAO lại phải đợi tới hơn 30 năm sau, ông ta mới chịu chết để chuộc cho loài người cái tội bá vơ này? Hơn nữa, nếu xem cuộc hành trình từ sinh ra, lớn lên, rồi bị đánh dập mình và bị đâm là cứu chuộc, thì trên đời này cũng có khối người trải qua như thế dưới thời La Mã thống trị.
Thứ hai, ông Jesus chào đời hay đầu thai xuống thế vào năm 0 (Zêro) cách đây chỉ có hơn 2 ngàn năm, nhưng khoa học đã tìm ra, qua các xương hóa thạch, lòai người đã xuất hiện trên trái đất này cả hàng mấy triệu năm hay hơn nữa, trước ông Jesus. Làm sao trong giai đoạn đó, loài người biết có ông nào gọi là Chúa Cứu Thế, sinh ra sau họ, để tin và khỏi bị đày xuống địa ngục? Thực ra, chẳng có ai mong muốn có một người nào khác chịu chết để chuộc tội cho họ cả. Thường thì họ tự biết phải lãnh chịu hậu quả, hoặc do hệ lụy nhân quả, hoặc do luật pháp xã hội áp đặt nếu có tội gây hại đến người khác. Chỉ có các tín đồ Da-tô bị nhồi nhét mấy tín lý ngu xuẩn như vậy, và mở miệng nói như trả bài mà thôi.
Sau khi chết được 3 ngày, Jesus bay lên trời bằng cả thân xác giống như một con chim vỗ cánh tung bay lên thẳng lên trời, đến ngồi ở bên phải ông Chúa Cha Jehovah độc ác trong một thời gian sau (không biết là bao nhiêu lâu), rồi sẽ trở lại trái đất này.
Giáo Hội La Mã dạy tiếp rằng lúc đó ông Jesus sẽ quyết định về số phận người nào được ông ta đưa lên thiên đường và người nào ông để mặc cho với số phận phải bị đày xuống hỏa ngục.
2- Nhận xét về tín lý Giê-su Chúa Cứu Thế:
Giê-su đặt căn bản giáo thuyết của mình trên niềm tin là ngày Tận Thế đã gần tới, và ông ta sẽ trở lại để thiết lập cái nước thiên đàng mà ông ta rao giảng. Tân Ước có những câu ràng buộc về niềm tin này đến mức "hăm dọa":
“Ai tin God Con sẽ không bị kết tội (được lên thiên đường), ai không tin đã bị kết tội rồi (bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục)” (John 3: 18)
Giáo-sư Trần Chung Ngọc phê bình những lời phán dạy ngớ ngẩn, rất trẻ con của Jesus trong nhiều bài, mà bài VÀI NHẬN XÉT NHÂN ĐỌC THƯ CỦA GH BENEDICT XVI GỬI NGƯỜI CA-TÔ RÔ-MA Ở TRUNG QUỐC (đăng trên SH ngày 23 tháng 11, 2007) là một thí dụ. Sau đây là vài trích đoạn các lời phê của GS Trần Chung Ngọc trong ngoặc vuông [...]:
“Ta sẽ đến như chớp nhoáng chiếu rực khắp vòm trời trong nháy mắt, Đông phương hay Tây phương cũng sẽ đồng thời thấy ta. (Mat. 24: 27)
[Hiển nhiên là Giê-su không biết là quả đất tròn nên mới phán ẩu như trên. TCN]
Về sự khẳng định của Giê-su: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Mat. 24:34). “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó đã xảy ra rồi” (Mark 13:30) “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại” (Mark 9: 1)
[Thực tế là, đã hai ngàn năm nay rồi, Giê-su vẫn biệt tăm, và ngày tái lâm của ông ta vẫn là một ẩn số vĩ đại, nếu thực sự ông ta có thể tái lâm khi thân thể đã rũa nát qua bao thế kỷ. TCN]
[Nữ giáo sư thần học Ca Tô Giáo Rô Ma Uta Ranke-Heinemann viết:
.. "Có phần nào mâu thuẫn khi tin rằng một sự phán xét hành động của con người là cần thiết, vì một thông điệp của Phúc âm là chỉ cần tin Giê-su là đấng cứu chuộc, đó là tất cả để được cứu rỗi. (John 3: 16)"
Đây cũng chính là câu Giáo Hoàng John Paul II viện dẫn từ Tân Ước để trả lời mà không trả lời câu hỏi: “Tại sao nhân loại cần đến sự cứu rỗi?” trong cuốn Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng, trang 76. TCN]
[Giê-su thường thốt ra những lời độc ác khó nghe đối với những người không tin ông ta là cứu tinh của dân Do Thái hay là God Con, hay không có đủ đức tin như ông ta mong muốn. Sau đây là vài thí dụ:
.... Cách duy nhất để biết những lời độc ác khó nghe phát ra từ miệng Chúa là mở cuốn Tân Ước ra đọc kỹ. Đã có nhiều tác phẩm liệt kê hầu hết những lời này. TCN].
III.- Về Lời Phán "Ai Tin Ta Thì…” Của Ông Jesus
Trước khi ông Jesus chào đời, ở Đông Phương, Nho Giáo có lời dạy "Thuận Thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong".. Chữ "thiên" ở đây có nghĩa là ông Trời. Ông Trời theo quan niệm của người Đông Phương được coi như là một phán quan tối cao, một bậc chí công vô tư, công minh chính đại. Và "thuận thiên" là "thuận theo đạoTrời" hay "xuôi theo lẽ Trời". Lời dạy "Thuận Thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong" có nghĩa là thuận theo lẽ Trời hay đạo Trời thì sống, và đi ngược với lẽ Trời là bơi ngược dòng lịch sử, thì sẽ chết hay bị diệt vong.
Cũng theo quân niệm của Nho giáo, "Đạo Trời" hay "lẽ Trời" là những lời dạy người đời "phải hành xử sao cho vừa mắt ta ra mắt người" (Ký sở bất dục, vật thi ư nhân". Ngòai ra, Nho Giáo còn có cả mấy pho sách chứa đựng những lời dạy thánh thiện với hy vọng nếu tất cả mọi người đều nghe theo và hành xử đúng như những lời dạy ở trong đó, thì xã hội lòai người sẽ không còn những hạng người xấu xa đê tiện, hung hãn, háo chiến, háo thăng, háo sát, khát máu, sát hại những người khác tôn giáo, như chúng ta đã từng thấy ở Âu Châu.
Đọc những lời dạy trong Nho Giáo, chúng ta sẽ không tìm thấy được một câu chuyện nào hoang đường quái đản như những tín lý trong hệ thống thần học của đạo Kitô, và cũng không tìm thấy có một "Nho luật" nào năng tính cách chuyên đoán, hà khắc với chủ ý làm phương tiện cho giai cấp thông trị và giáo sĩ để áp bức, hà hiếp và bóc lột nhân dân, giống như những giáo luật trong đạo Kitô La Mã.
Sau này, lời nói "thuận thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong" được bọn tướng cướp và bạo chúa sửa lại thành "Theo ta thì sống, chống ta hay không tin theo ta thì chết."
Lời lẽ ngang ngược trên cũng tương đương với lời Chúa trong thánh kinh: “Ai tin God Con sẽ không bị kết tội (được lên thiên đường), ai không tin đã bị kết tội rồi (bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục)” (John 3: 18)
Nếu đúng như vậy thì ông Jesus đã dùng bạo lực để hù dọa hay khủng bố những người KHÔNG TIN những điều nói láo của ông ta. Vậy mà Giáo Hội La Mã vẫn cứ bô bô rêu rao rằng, "Thiên Chúa lòng lành vô cùng", "Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Thiện..." Chứng tỏ cái miệng của Giáo Hội La Mã là cái miệng nói láo chuyên nghiệp, nói láo không biết ngượng, nói láo một cách cực kỳ trơ trẽn. Có lẽ chính bản thân ông Jesus cũng không biết tí gì về đạo Ki-tô này.
Chúng ta hãy nghe ông Charlie Nguyễn (thuộc một gia đình đạo dòng từ thế kỷ 16, gốc Bùi Chu) vạch trần sự thật về cái “đức tin Ki-tô” láo khoét do giáo hội bịa đặt ra như sau:
“Trong tác phẩm “The Jesus Connection” (The Crossroad Publishing Co., xuất bản năm 1985), học giả Do Thái Leonard Yassen viết: “Jesus đã chết với tư cách không phải là Chúa Kitô mà Ngài đã chết với tư cách là một công dân Do Thái. Ngài không hề biết danh từ Kitô là gì và Ngài cũng không hề nghĩ rằng mình là nhà sáng lập một đạo mới, tách rời khỏi đạo Do Thái là đạo của Ngài”. (Jesus died not as a Christian but as a Jew. He had never heard the world Christianity and he had no idea he could be called the founder of a separatist religion from his Judaism). Theo ông, người lập đạo Kitô chính là Paul (thánh Phaolô) và St. Ausgustine. Đây cũng là nhận xét chung của hầu hết các nhà nghiên cứu đạo Kitô có quan điểm khách quan vô tư trên phương diện lịch sử.
St. Paul xác nhận là người lập đức tin Kitô Giáo. Đức tin này hoàn toàn dựa trên cái gọi là “sự mặc khải” (revelation) và vượt ra ngoài mọi sự lý luận. Đức tin Kitô Giáo của Paul có thể tóm tắt như sau: Chúa Jesus là con Thiên Chúa, đã xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết để chuộc tội tổ tông. Ba ngày sau, Ngài đã sống lại lên trời ngự bên hữu Chúa Cha Jehovah (Johovah = El/ Bull – Chỉ có Bull El – con bò – mới có bên tả bên hữu, còn Thiên Chúa thiêng liêng vô hình như không khí thì làm gì có bên tả bên hữu?) Ngài sẽ xuống thế gian lần thứ hai vào ngày tận thế để phán xét kẻ sống và mọi kẻ đã chết từ thời thượng cổ, trong đó có những vị thánh nhân đã sinh trước Jesus mấy thế kỷ như Socrate, Pythagoras, Đức Khổng Tử, Đức Lão Tử và Đức Thích Ca! Ai tin Jesus là Kitô (Chúa Cứu Thế) sẽ được Ngài cứu rỗi và được sống đời đời trên thiên đàng. Ai không biết tới tên tuổi và không tin Jesus là Chúa Cứu Thế sẽ bị hư mất, tức là sẽ bị đầy xuống hỏa ngục. Đó là toàn bộ được gọi là “Đức Tin Kitô”. Đức tin “độc đáo” này còn được gọi là khoa thần học của Thánh Phao Lô (The Pauline Theology). Chính bản thân Chúa Jesus cũng không biết tí gì về môn thần học rất “cao siêu” này.”(8) .
Không phải chỉ những điều hoang tưởng láo khóet gán ghép vào ông Jesus như trên, mà còn có những chuyện do chính bản thân ông Jesus nêu gương làm những hành động đại nghịch bất đạo, phi luân, phi nhân, phi nghĩa, trời không dung đát không tha. Hãy nghe ông phán:
“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta.” (Matthew 10:33-37).
Ngoài ra, các tác giả Tân Ước còn bịa đặt ra cả hàng rừng chuyện hoang đường khác để tô vẽ quyền năng và thánh hóa Chúa Con Jesus đến độ lố bịch và trơ trẽn. Những chuyện hoang đường này đều có nội dung với những tình tiết chỉ có thể thích hợp với người dân trong thời bán khai ở nước Do Thái cách đây hơn hai ngàn năm. Dưới đây là 2 chuyện điển hình nói láo không tiền khoáng hậu với mục đích lòe đời và lừa gạt tín đồ:
1- Chuyện Chúa Jesus hóa phép năm cái bánh và hai con cá thành một khối lượng bánh và cá nhiều đến nỗi cả hơn 5 ngàn người ăn không hết. Chuyện như sau:
"15.- Buổi chiều tối, môn đồ tới gần Ngài mà thưa rằng: Ở đây vắng vẻ, và trời tối rồi, xin thầy cho dân chúng về, để họ đi vào các làng đặng mua đồ ăn. 16,- Đức Chúa Jesus phán rằng: Không cần họ phải đi; chính các ngươi hãy cho họ ăn. 17- Môn đồ thưa rằng: Chúng tôi có đây năm cái bánh và hai con cá mà thôi. 18.- Ngài phán rằng: Hãy đem đây cho ta. 19.- Ngài bèn truyền cho chúng ngồi xuống trên cỏ, đoạn, lấy năm cái bánh và hai con cá đó, ngửa mặt lên trời và tạ ơn; rồi bẻ bánh ra đưa cho môn đồ, môn đồ phát cho dân chúng. 20.- Ai nấy đều ăn no, còn bánh thừa lại thâu được đầy 12 giỏ. 21.- Số người ăn ước chừng năm ngàn, không kể đàn bà con nít." (Matthew 14:15-21)
2.- Chuyên Chúa Jesus hóa phép làm cho cây vả (sung) khô héo: Chuyện này khá độc đáo, xin quý vị theo dõi. Chuyện như sau:
"18.- Sáng mai, khi trở lại thành thì Ngài đói. 19.- Thấy một cây vả ở bên đường, Ngài bèn lại gần, song chỉ thấy những lá mà thôi, thì Ngài phán rằng: Mày chảng khi nào sinh ra trái nữa! Cây vả tức thi khô (héo) đi.. 20.- Môn đồ thấy đều (điều) đó, lấy làm kỳ, nói rằng: Cớ sao trong giây phút mà cây vả liền khô đi vậy? (Mathiew 21: 18-20)
Hai chuyện này nói lên sự mâu thuẫn về thuộc tính của ông Giê-su.
Về quyền năng: Trong chuyện 1 cho ta thấy rằng ông Chúa Jesus có khả năng biến hóa năm cái bánh và hai con cá cho hơn năm ngàn người ăn mà vẫn còn thừa tới 12 giỏ bánh, nhưng tới chuyện 2 lại cho thấy ông ta lại bất lực không thể biến hóa ra thức ăn để mà ăn, và bất lực không thể làm cho cây vả (sung) có trái cho ông ta ăn đỡ khi đói lòng.
Về nhân đức: Cây sung không có tội gì cả mà ông cũng ban cho nó bản án tử hình chỉ vì nó không có trái nào khi ông ta đi qua trong lúc đói lòng. Như vậy thì tâm địa của ông quả thật là vô cùng độc ác! Nếu ông để cho cây sung sống, thi tới thời điểm thích hợp (tới mùa), nó sẽ ra trái để cho những người khác ở trong vùng sử dụng. Cái tâm địa độc ác "không được ăn thì đạp đổ" này đang được cái thế lực mà văn hào Voltaire gọi là "cái tôn giáo ác ôn" và nó đã thấm vào trong từng nhiễm thể, tế bào trong xương tủy và óc não của bọn tu sĩ áo đen và nhóm thiểu số con chiên người Việt.
Phần trình bày trên đây cho thấy rằng Chúa Jesus thực sự là cực kỳ độc ác, và cũng cho chúng thấy rằng Giáo Hội La Mã đã nói láo, đã biến hóa ông Jesus cực kỳ độc ác thành một ông Jesus "toàn thiện" và "lòng lành vô cùng".
Thực ra, các tác giả viết về ông Jesus đều tưởng tượng rồi phóng ngôn thêu dệt ra không biết bao nhiêu chuyện láo để thần thánh hóa ông ta như một đấng thần linh đầy quyền năng như vậy, họ chỉ một mục đích duy nhất là để lòe đời.
Còn Giáo Hội La Mã thi sao? Xin thưa rằng, thành tích nói láo của giáo hội trùng trùng như sóng đại dương và cao chất ngất như đỉnh núi Thái Sơn! Cũng vì thế mà các học giả chuyên nghiên cứu về đạo Ca-tô mới quyết định cùng nhau thiết lập môt ửy ban nghiên cứu Tân Ước để xem giáo hội đã "bịa đặt" những điều mà giáo hội gọi "Đó là lời Chúa" lên đến bao nhiêu phần trăm. Tờ The News Tribune (Tacoma, Washington), số ra ngày 19 tháng 8 năm 1994 đăng tải tin này như sau:
"Ông Roy Hoover, một học giả nghiên cứu về Thánh Kinh, đã mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực thần học để tìm ra những điều Jesus thực sự đã nói. Bản đúc kết mà ông và các thành viên khác của Hội Nghị Nghiên Cứu về Jesus đã cùng thỏa thuận làm cho mọi người (đúng hơn là Giáo Hội và các tín đồ của Giáo Hội) sửng sốt: Trong số 1.500 câu châm ngôn, tục ngữ mà Thánh Kinh cho là do Jesus nói thì có tới 82 phần trăm Jesus không hề nói. Ông Hoover, một cựu giáo sư dạy môn tôn giáo tại trường Đại Học Whitman ở Walla Walla, nói: "Hơn nữa, Jesus thực sự không xưng là thần thánh hay Chúa Cứu Thế.".(9)
Thành tích nói láo của Giáo Hội La Mã đã khiến cho các nhà viết sử không còn một chút tin tưởng nào vào những lời nói của các ông truyền giáo hay những người "mang chức thánh" trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã nữa. Sự kiện này cũng được Linh-mục Phan Phát Huồn ghi lại trong bộ sách Việt Nam Giáo Sử với nguyên văn như sau:
"Phần đông các sử gia cho những chuyện của giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường.."(10)
Kinh nghiệm cho thấy rằng, nói láo là gắn liền với căn bệnh dối trá, quay quắt, lắt léo và lươn lẹo. Nói về căn bệnh này của Giáo Hội La Mã, học giả Da-tô Phan Đình Diệm viết trong "Những Lời Bàn" về "Mea Culpa Bài 3" (Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm vào ngày Chủ Nhật 12/3/200) như sau:
LỜI BẢY: Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu 7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đòan chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột", "kẻ cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông thánh". (11)
Tìm hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, người viết nhận thấy đặc tính nói láo của Giáo Hội La Mã vừa là căn bệnh, vừa là bản chất, vừa là chính sách của Giáo Hội La Mã. Đã là chính sách của Giáo Hội La Mã (một thực thế chính trị kiêm nhiệm tôn giáo theo chế độ tăng lữ quân chủ trung ương tập quyền), thì tất nhiên là tất cả những người mang chức thánh (cán bộ) và tất cả giáo dân "ngoan đạo" (những người tuyệt đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican như Ngô Đình Diệm và những Diemists) phải triệt để tin tưởng và thi hành. Chính sách nói láo này cũng được thể hiện rõ rệt nhất trong các ngành truyền thông. Họ bịa đặt và sáng tác những ấn phẩm có mục đích tôn vinh hay bào chữa hoặc chạy tội cho giáo hội và cho các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai cho giáo hội tại các quốc gia địa phương.
Điển hình nhất là bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Fall Church, VA: Alpha, 1991) của ông Linh-mục Vũ Đình Hoạt và cuốn Những Bí Ẩn Đằng Sau Cuộc Chiến Việt Nam - Quyển 1 (California, 1999), của tác giả Ca-tô Lữ Giang. Gần đây nhất, trong vụ lấy chữ ký của người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ để gửi “Thỉnh Nguyện Thư” lên Tổng Thống Obama vào ngày 5/3/2012 để xin can thiệp vào những chuyện chính trị ở Việt Nam. Ngoài tính cách đáng nghi ngờ về con số người ký tên trong cái gọi là “thỉnh nguyện thư” trên đây, trước ngày 5/3/2012, họ còn nói láo rằng Tổng Thống Obama sẽ hân hạnh thân hành tiếp đón họ ở trong Tòa Bạch Ốc vào ngày này. Khi vào Tòa Bạch Óc rồi, người ta mới vỡ lẽ ra rằng Tổng Thống Obama không hề hứa như vậy, và sự thực đã làm cho họ mất thể diện, khiến cho họ bất mãn đến cùng độ. Hai nhạc-sĩ Ca-tô giáo Trúc Hồ, Việt Dzũng đều bỏ ra về (khi buổi hội kiến vừa mới khai diễn) và thốt ra những lời hỗn láo và hợm hĩnh:
“...Với 100 ngàn chữ ký của người Việt Nam, họ tiếp đón chúng ta như vậy thì chúng tôi cho là đó là một sự vô lễ (vỗ tay). Đó là lý do tại sao anh em chúng tôi rời khỏi phòng họp như là một sự phản đối.
Thứ hai, đây là mùa bầu cử mà chúng tôi tin rằng là 100 ngàn lá phiếu và còn cao hơn nữa, 150 ngàn, 170 ngàn, 200 ngàn, 300 ngàn, thì nếu Tổng Thống Obama không muốn nhận cái số phiếu đó, chúng ta sẽ dem đó cho những người khác. (Vỗ tay).” [bài “Việt Dzũng cầm nhầm chữ ký của đồng bào để đe dọa TT Barack Obama” (báo Góp Gió gopgionews@yahoo.com phổ biến vào ngày 6/3/2012)]
Cũng vì cái bản chất nói láo, dối trá, quay quắt, lắt léo và lươn lẹo của Giáo Hội La Mã siêu việt quá, chúng tôi phải dành cả Chương 11 để trình bày vấn đề này.
Về bản tính khoe khoang (nổ)- Tác giả của câu hai trong câu chuyện nói láo trong Tân Ước (ông Jesus biến hóa 5 cách bánh mì .., và làm cho cây sung khô héo) trên đây đã để lộ ra ý đồ bịp bợm một cách quá lộ liễu, quá trơ trẽn và quá trắng trợn bằng đoạn tiếp theo:
21.- Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi này rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. 22.- Trong khi cầu nguyện các người hãy lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thẳy đều được." (Mathiew 21: 21-22)
Dựa vào câu văn bịp bợm này, Giáo Hội La Mã còn sáng tác ra mấy cái mà giáo hội gọi là “đức” để cấy vào đầu óc tín đồ, và gọi đó là các "nhân đức!!!" (Xin đọc bài giảng trong sách Giáo Lý Công Giáo - bấm vào link)
1.- Đức tin: Tín đồ phải tuyệt đối tin tưởng vào những gì giáo hội phán dạy và phải tin tưởng vô điều kiện. Giáo dân được nhắc đi nhắc lại nhiều lần "Phúc cho ai không thấy mà tin," "Vâng lời quý hơn cúa lễ," "Chỉ cần có đức tin băng một hạt cải thì ta có thể chuyển cả một trái núi."
2.- Đức cậy:Tín đồ phải tuyệt đối trông cậy vào ơn Chúa và vào ơn của giáo hội rằng, “Ngoài giáo hội, không thể có sự cứu rỗi” (hors de l’ Esglise, point de salut).
3.- Đức mến: Tín đồ phải tuyệt đối kính mến tất cả những vị chức sắc (những người mang chức thánh) của giáo hội.
Ba lọai “đức” này được nhồi sọ vào kinh thường nhật mà tín đồ Ca-tô nào cũng thuộc lòng (còn gọi là nhật tụng) này vì rằng gần như hàng ngày họ phải nhắc đi nhắc những câu kinh:
Đây là trò chơi đòn tâm lý, bắt tín đồ "mến yêu, kính trọng" để họ khỏi đứng thẳng lưng mà chất vấn những việc sai quấy của giáo hội. Đồng thời nhồi sọ chữ "tin tưởng, và cậy trông" để dạy tín đồ làm nô lệ. Chuyện gì cũng phải chạy đến họ để "cầu xin". Thật là một âm mưu thần sầu quỷ khốc!
Phải thành thật mà nói, các ông tác giả Tân Ước quả là những ông vua bịp không kém gì các ông vua bịp viết Cựu Ước. Nhưng các ông vua bịp của thời Cựu Ước và thời Tân Ước còn phải ngả mũ chào thua và bái phục các ông vua bịp của thời Giáo Hội La Mã (325-2012).
Chuyện "Tội Tổ Tông" và chuyện "Chúa Cứu Thế" được các ông thày cúng người Do Thái sử dụng làm lý thuyết căn bản cho đạo Ki-tô Do Thái (Jewish Christianity), một "đạo bịp" được hệ thống hóa xuất hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Vào thời kỳ này ở nước Do Thái, trình độ dân trí còn quá thấp kém, lại đang nằm dưới ách thống trị bạo tàn của người La Mã. Vì thù hận quân cướp ngọai thù và vì khổ cực quá, con người sinh ra mê tín dị đoan, rồi hy vọng sớm sớm sẽ có một Đấng Cứu Thế giáng lâm để cứu vớt họ thóat khỏi ách thống trị bạo tàn của người ngọai bang cấu kết với bọn Do Thái gian mà đa số là người Do Thái trong giáo phái Pharasee. Họ đã hy vọng như vậy cả một thời gian khá lâu. Trong thời kỳ này, hễ thấy ai tỏ ra có tinh thần hăng say chống đối quân xâm lăng La Mã và lên án bọn Do Thái gian Pharisee là họ tưởng rằng Chúa Cứu Thế đã đến với họ.
Trước khi ông Jesus ra đời, cũng đã có nhiều nhân vật người Do Thái hành động như vậy và cũng đã được họ (dân Do Thái) tôn lên là Chúa Cứu Thế mà thực ra họ chỉ là những người lãnh đạo các phong trào kháng chiến chống quân xâm lăng La Mã mà thôi. Sự kiện này đều được ghi chép trong sách sử Do Thái. Trong bài viết "Nhân việc Giáo Hoàng Gioan - Phaolồ II Tuyên Bố Thừa Nhận Thuyết Tiến Hóa", ông Đỗ Thuận Khiêm cũng đề cập đến sự kiện này như sau:
“Khi Đế Quốc Rôma đô hộ, người Do Thái nhiều lần nổi dậy. Hérode, dưới thời Tibère (-37, 4) đã thành công một thời gian làm cho những người đồng đạo (Judaisme) của ông chấp nhận cộng tác với đế quyền Rôma đang đô hộ họ, nhưng sự hợp tác này không kéo dài. Một bộ phận gọi là nhóm người Zélote vẫn cương quyết bảo tồn tinh thần quật khởi của người Do Thái chống người Rôma, và bền bỉ chuẩn bị nổi dậy giành lại độc lập. Vào năm 17 (sau Kitô), một người Galilée mà người Zélote thừa nhận là một Đấng Cứu Thế (Messie), là Juda, đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến để giải phóng dân tộc Do Thái. Đế Quốc Rôma, trong nhất thời, phải rút lui khỏi một số điểm trú đóng. Juda lập quốc trên vùng đất vừa được giải phóng. Nhưng người Rôma đã trở lại với một sức mạnh quân sự lớn hơn, và Juda đã bị giết. Các con của Juda là Jacob, Simon và Ménahem tiếp tục thay cha chiến đấu, rồi cả ba đều bị bắt và bị người Rôma đóng trên thập tự giá.
Dưới triêu đại Néron, vào năm 66, một cuộc tổng nổi dậy thứ hai do Siméon Bar Gioro lãnh đạo, đứng lên đánh đuổi những kẻ làm nhơ “đất thánh” của Do Thái; nhưng rồi cũng bị Vesparien thống lĩnh các đoàn lính lê dương (légion) trở lại tái chiếm các vùng Judée và Galilée vào năm 70. Jerusalem bị bao vây phải đầu hàng, và thánh địện ở đây bị thiêu rụi. Chỉ có thành phố Massada cầm cự được đến năm 73 thì bị mất vào tay của Titus, con của Vesparien, và Siméon Gioro bị cắt cổ. Cuối cùng, cuộc tổng nổi dậy lần thứ ba diễn ra vào năm 132, với sự lãnh đạo của Bar Kokhba, mà nhiều người đồng đạo của ông, nhất là giáo sĩ Akiba, xem là Đấng Cứu Thế; nhưng cũng lại một lần nữa đoàn lính lê dương Rôma (đã) bị đuổi đi, trở lại mạnh mẽ hơn, dưới sự thống lãnh của Jules Sévère; và lần này Jérusalem bị san thành bình địa. Và từ đó, người Do Thái bắt đầu cuộc sống tha hương. (Viết phỏng theo “Le Judaisme”, của Gérald Nahon, trong Encyclopedia Universalis).
Đoạn sử trên cho thấy, khi sống dưới sự cai trị tàn bạo của người Rôma, người Do Thái đã nổi dậy nhiều lần, nhưng người Rôma luôn luôn trở lại. Vì thế người Do Thái đã mơ ước đến một Đấng Cứu Thế; nhưng Đấng này phải là loại, như trong Isaie, chương 27, ghi rõ: “Le Seigneur des armées frappera de sa dure, grande et forte épée les ennemis d'Israel –Vị Thiên Chúa của các đội quân sẽ đánh những kẻ thù của Israel bằng thanh kiếm cứng, lớn và mạnh của Ngài”; hoặc là như trong chương 35: “Prenez courage et ne craignez plus, voici votre Seigneur. La vengeance viendra, la rétribution de Jahvé. Il viendra lui-même et vous délivra - Hãy can đảm và đừng sợ hãi chi nữa. Đây là Thiên Chúa của các ngươi. Cuộc phục thù hay sự tưởng thưởng của Da-quê (Jahvé = Thượng Đế) sẽ đến. Chính Da-quê sẽ đến và sẽ giải phóng các ngươi”. Tức là, trong sự chờ đợi của người Do Thái, Đấng Cứu Thế sẽ đến giải phóng họ, không liên hệ gì cả với Giêsu-Kytô, cũng nói là được Thiên Chúa phái xuống, nhưng chỉ để rao giảng những lời lẽ tốt lành và những hứa hẹn sẽ được cứu rỗi sau khi chết, hoàn toàn không có nội dung cụ thể cho đời này. Vào thời đó, cũng đã không ít người tự nhận là được Da-quê (Jahvé) mặc khải để loan báo thân phận mình cho người đồng đạo, như Jean Baptiste và Simon de Gitton (còn được gọi là thuật sĩ - magicien) được biết đến nhiều nhất. Trong khi, cả người Do Thái và người Rôma lại biết rất ít về sự có mặt của Giêsu “Con” của Thiên Chúa, dù với Thánh Kinh Kytô Giáo Giêsu khi đó có làm nhiều phép lạ; mà ngay ở điểm này cũng không có sự đồng nhất trong cả bốn Phúc Âm” (12)
Trên đây là một số những tín lý nhảm nhí tiêu biểu được ghi trong Thánh Kinh của đạo Kitô (Chưa kể những tín lý và giáo điều khác do Giáo Hội La Mã bịa đặt ra kể từ khi Hội Nghị Nicaea khởi nhóm vào ngày 20 tháng 5 năm 325 cho đến ngày nay.
* * *
Từ khi Giáo Hội La Mã được Hoàng Đế Constantine (280-337) và Giáo Chủ Silvester I (314-335) cho ra đời, tín lý "Tội Tổ Tông" và tín lý "Chúa Cứu Thế" hay Chúa Ba Ngôi được Giáo Hội La Mã sử dụng làm nền tảng xây dựng đại xí nghiệp buôn thần bán thánh để phục vụ cho tham vọng bá quyền thống trị tòan cầu và nô lệ hóa nhân loại. Cũng từ đó, dựa vào hai tín lý bịp bợm “Tội Tổ Tông” và “Chúa Cứu Thế” này, giáo hội, bịa đặt ra thêm cả hàng ngàn tín lý và giáo luật khác để củng cố quyền lực và mở rộng ảnh hưởng ra ngoài lục địa Âu Châu. Môt số những tín lý và giáo luật này sẽ được trình bày ở Chương 4 ở sau.
Cũng nên biết rằng hai tín lý Tội Tổ Tông và Chúa Cứu Thế hay Chúa Ba Ngôi được cho ra đời vào thời điểm cách đây hơn hai ngàn năm ở vùng đất nằm dưới ác thống trị của Đế Quốc La Mã. Vào thời kỳ này, đại đa số nhân dân quê hương của ông Jesus còn sống đời du mục và trình độ dân trí còn ở trong tình trạng bán khai. Cái thời xa xưa đó, loài người còn ở trong tình trạng ngu dốt, đứng trước những cảnh núi non hùng vĩ, cây rừng bát ngát, biển cả trùng trùng, lại thường có những thiên tai, giông bão, sấm sét, mưa tuôn, nước lũ và nắng hạn triền miên, con người trở nên run sợ và lầm tưởng rằng tất cả những hiện tượng thiên nhiên trên đây đều do các đấng thần linh gây nên cả. Vì thế mà thuở đó, người ta tin rằng "đât có thổ công", "sông có hà bá", "núi có sơn thần" và đâu đâu cũng có thần linh ngự trị. Đồng thời, họ cũng tin rằng những đấng thần linh này cũng có thất tình lục dục như con người, nhưng lại có khả năng che chở hay cứu giúp cho những người mang lễ vật đến cầu xin được thoát khỏi những tai họa hay những bất hạnh rủi ro xẩy đến, và cũng chính những đấng thần linh này cũng có thể gieo tai giáng họa cho những kẻ nào làm phật ý các ngài hay không chịu dâng lễ vật lên cúng lễ để cầu xin các ngai giúp đỡ và che chở. Tinh trạng này đã làm nẩy sinh ra bọn người làm trung gian giữa thế giới thần linh và những người muốn dâng lễ vật lến các ngài để cầu xin được che chở và cứu giúp.
Thói đời nghề đẻ ra nghề. Khi hành nghề, bọn người trung gian này lại bịa đặt thêm ra nhiều điều hão huyền khác để mê hoặc và làm cho người đời lầm tưởng rằng sẽ có sự linh nghiệm trong những lời cầu khấn đi kèm theo với lòng thành được thể hiện ra bằng lễ vật dâng cúng. Linh nghiệm là sẽ mang lại những lợi ích lớn lao cho những ai sùng bái và dâng cúng lễ vật để tỏ lòng thành kính và tuyệt đối tin tưởng vào các đấng thần linh mà họ đang tôn thờ. Nhờ vậy, mà bọn người làm ăn bất lương theo kiểu này đã moi móc được khá nhiều tiền của thiên hạ và trở nên giầu có rồi lại được nhiều người nể trọng. Khi đã trở nên giàu có và được nhiều người nể trọng, bọn người nay tính đến chuỵện tạo vây cánh, gây ra nhiều điều tệ hại khác cho xã hội. Sự kiện này được sách Nho Giáo ghi lại như sau:
“Phàm người đời đã bị cực khổ mà lại học hành không có, việc hay dở không biết thế nào, tất là phải chìm đắm vào những điều mê hoặc và tin những việc quái lạ. Vu là người con gái và hích là người con trai làm nghề đồng bóng, tức là bọn đồng cốt thày cúng, thày pháp, v.v... lấy điều cát hung, họa phúc, dùng những phương thuôc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghê kiếm ăn. Ở nước Tầu, về đời Thượng Cổ, bọn vu hích có thế lực rất mạnh, thậm chí nhà nào cũng thờ quỉ, thờ thần. Cổ thư nói rằng, "dân thần tạp nhụ, gia vi vu sử : Dân với thần lẫn lộn, nhà nào nhà ấy cũng có vu sử." Nhà vua thấy thế mới sai quan định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người. Thiên Lữ hình trong Kinh Thi nói rằng: "Mệnh, Trọng, Lê tuyệt địa thiên thông, võng hữu giáng cách : Vua sai họ Trọng, họ Lê định điển lễ rõ ràng, để phân biệt việc người việc thần, không cho người ta nói bậy là thế nào thần cũng giáng, hay dùng cách không chính đáng mà cũng cảm cách được đến thần." Đế vương đời trước cho dân mê tín những sự yêu quái, là vì không hiểu rõ cái chính lý của trời đất, không phân biệt điều thiện điều ác, cứhay tìm mối họa phúc ở chỗ mơ màng mờ mịt. Vậy nên định rõ việc thờ cúng để chính lòng người và làm cho rõ đạo thường.
Tuy vậy, lòng người vẫn bị những vật dục làm mờ tối đi, thành ra thế lực của bọn vu ích càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: "Tư vu chưởng quần vu chi chính lệnh : Quan tư vu cai quản và sai khiến bọn vu nhân" (Chu Lễ : Tư vu). Xem thế biết rằng đạo thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế lực bằng cái thuật của bọn vu hích. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học mà thuật của bọn vu hích thì lan ra khắp cả ban dân thiên hạ."(14)
Sự kiện trên đây cho chúng ta thấy việc bịa đặt ra những tín lý hoang đường quái đản là một trong tệ trạng buôn thần bán thánh đã có từ thời Thượng Cổ và chỉ nẩy sinh ở trong hòan cảnh xã hội mà trình độ dân trí còn quá thấp kém chưa được khai hóa. Chính trong hoàn cảnh như vậy mới nẩy sinh ra hai chuyện siêu hoang đường là "Tội Tổ Tông" và "Chúa Cứu Thế" hay “Chúa Ba Ngôi”.
Nhưng về sau, vào thế kỷ thứ 4 công nguyên, loài người đã tiến bộ hơn. Ở Phương Đông bọn đồng cốt và thày cúng chỉ có thể hành nghề lén lút. Nếu họ công khai mượn danh hay cậy thế chính quyền địa phương để mở mang xí nghiệp buôn thần bán thánh gây hại cho nhân dân trong vùng, thì lập tức sẽ bị chính quyền trừng trị. Điển hình là chuyện Hà Bá Cưới Vợ bị quan Thái Thú Tây Môn Báo trừng trị thẳng tay. Ấy thế mà tại Nam Âu, Giáo Hội La Mã vẫn còn diễn cái trò lưu manh tự phong là thế lực duy nhất đại diện cho ông Chúa Cha Jehovah (một ông thần cực kỳ độc ác đã gieo rắc cho loài người cái "Tội Tổ Tông" một cách vô tội vạ) và là đại diện duy nhất của ông Chúa Con Jesus điên điên khùng khùng để tiếp tục mê hoặc và lừa gạt những người ngu muội, yếu đuối, hoặc có máu tham. Lịch sử của Giáo Hội La Mã là lịch sử của những thủ đọan và mánh mung tìm cách cấu kết với cường quyền, với đế quốc hay siêu cường để tồn tại và bành trướng ảnh hưởng. Sự kiện này được nhà viết sử Avro Manhattan ghi lại trong cuốn Vietnam: why did we go? với nguyên văn như sau:
"Nghiên cứu các tiêu chuẩn lich sử cho thấy rằng trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội La Mã liên kết (đồng hóa) các mục tiêu tôn giáo với các mục tiêu của các cường quốc đương thời. Như chúng ta đã thấy, Giáo Hội đã dùng sách lược (công thức) này ở Á Châu khi Giáo Hội liên kết với các cường quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Pháp trong một thời kỳ. Ở Âu Châu, sách lược này cũng được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ này. Có thời kỳ Giáo Hội liên kết với Pháp, với đế quốc Gia-tô Áo Hung trong thời Đệ Nhất Thế Chiến, rồi những năm trước và trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, Giáo Hội lại liên kết với các chế độ độc tài Phát-xít Ý và Đức Quốc Xã. Dựa theo quyền lợi của các cường quốc, Giáo Hội liên kết quyền lợi của Giáo Hội với những quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh của các đế quốc đồng minh với Giáo Hội." (15)
Cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã vẫn còn sử dụng sách lược hành động trên đây cùng với nhiều thủ đọan và mánh mung lưu manh khác để theo đuổi tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 6 ở sau.
IV.- Lời Kết Về Những Tín Lý Và Giáo Luật Của Giáo Hội La Mã
Chẳng cần phải là học giả hay các nhà thông thái siêu việt, một người có trình độ thông minh trung bình ngày nay, đã học qua bậc tiểu học, nếu đã đọc qua Thánh Kinh, những tín lý và giáo luật hay thánh luật của Giáo Hội La Mã, cũng sẽ nhận thấy rằng:
1.- Tất cả chuyện trong thánh kinh và những tín lý do chính Giáo Hội La Mã đều là những chuyện hoang đường được sáng tác ra với dụng ý lòe bịp người đời nhằm để phục vụ những mưu đồ bất chính của giáo hội.
2.- Tất cả những giáo luật hay thánh luật đều có tính cách chuyên chính, áp bức và bóc lột những nạn nhân chẳng may đã bị lọt vào cái tròng Ca-tô của Giáo Hội La Mã (Catholic loop).
Cũng nên biết là trước khi ông Jesus chào đời ở Do Thái, ở bên Trung Hoa đã có ông Tây Môn Báo thẳng tay trừng trị bọn lưu manh buôn thần bán thánh mượn danh nghĩa các đấng thần linh ma quỷ để ức hiếp và bóc lột nhân dân tại khúc sông Chương Hà thuộc đất Nghiệp Đô ở Trung Hoa, và trước khi đạo Kitô Do Thái (Jewish Christianity) ra đời cả hơn nửa thế kỷ, ở Việt Nam ta có nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị lãnh đạo cuộc chiến chống lại quân xâm lăng Đông Hán. Sự kiện này chứng tỏ rằng những loại chuyện hoang đường ở trong Cựu Ước và Tân Ước hay những loại đạo giáo nhảm nhí như Do Thái Giáo và Kitô giáo chỉ có thể phát sinh và tồn tại được ở nơi nào mà trình độ dân trí còn thấp kém giống như con người thời bán khai, chứ không thể nào nẩy sinh và tồn tại được ở những nơi mà trình độ dân trí đã tiến bộ như ở Phương Đông cũng vào thời điểm này.
Biết rõ như vậy, cho nên Giáo Hội La Mã mới chủ trương sử dụng bạo lực để cưỡng ép người đời phải theo đạo và thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt giống như con người của thời bán khai. Tình trạng ngu dốt của tín đồ Ca-tô gây ra bởi hậu quả của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã chủ trương được Linh-mục Trần Tam Tình nói rõ trong cuốnThập Giá Và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
"Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin". "Chúa Kitô đã đi vào Nam". "Đức Mẹ rời bỏ Bắc Việt". Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Kitô hữu phương Tây phải phì cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Kitô hữu đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong kiểu tin đạo được là thời trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là bí mật của Đức Mẹ Fatima đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ truyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã có thề biến giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt, nhờ khẩu hiệu "tiêu diệt cộng sản để làm vinh danh Chúa", thì họ cũng chẳng khó khăn gì tạo ra cuộc "Xuất hành vĩ đại" vào những năm 1954-1955." (16)
Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội là Mã không những đã làm cho những người vốn đã ít học và dốt nát vê (1) quốc sử, (2) lịch sử thế giới, và (3) lịch sử Giáo Hội La Mã, mà còn làm cho cả những tín đồ thuộc lọai được gọi là khoa bảng cũng không đủ khả năng để nhìn ra những điều hoang tưởng, khoác lác, bịp bợm, lọan luân và dâm loàn ở trong kinh thánh. Sự thật này được phơi bày ra qua lời tuyên bố của một trí thức (Ca-tô) đã từng là luật sư ở miền Nam Việt Nam trong nhiều năm (trước năm 1975) như sau:
"... đáp ứng lời kêu gọi tạo loạn của John Paul II qua bài thuyết trình của Nguyễn Văn Chức có đọan:
"Vì vậy, nếu trong công cuộc loại trừ bạo quyền cộng sản, tôn giáo tại Việt Nam là động lực vận hành và thúc đẩy, thì trong công cuộc phục hưng con người sau khi xóa bỏ chế độ cộng sản, tôn giáo Việt Nam sẽ là nhân tố chủ đạo, chỉ đạo và quyết định. Riêng về phía Thiên Chúa Giáo, quyển Thánh Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam." (17)
Ông Chức không biết gì về kinh thánh mà lại đòi dùng kinh thánh làm "cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam", thì quả thật là ông Chức chưa biết được cái triết lý của lời dạy "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe." Ông Nguyễn Văn Chức không những, đã "dốt" về kinh thánh mà lại còn nói vung vít, làm như là thông suốt tất cả mọi chuyện, mọi vấn đề trong kinh thánh. Cái đặc tính huênh hoang khóac lác này giống y hệt như tất cả mọi thành phần trong giới tu sĩ áo đen (mà xã hội Ca-tô xưng tụng là các "đấng bề trên", các ngài "mang chức thánh"). Các ngài thường nói thao thao bất tuyệt trong những bài thuyết giảng về "những chuyện ở thiên đường và thế giới thần linh" và “cái đặc tính cực kỳ kinh khủng ở địa ngục”. Các ngài làm như các ngài ở thiên đuờng vừa mới trở về trái đất. Chỉ những người mắc chứng bệnh huênh hoang khóac lác mới nói ẩu, nói càn như vậy.
Hoặc là ông Nguyễn Văn Chức đã đọc hết kinh thánh và thấu hiểu hết tất cả mọi chuyện, mọi vấn đề hết sức kinh tởm của Chúa Jehoavh, biết rõ có những chuyện hoang đường, có những chuyện vô lý, giấu đầu hở đuôi, có những chuyện loạn luân dâm loàn,... nhưng ông Chức vẫn cho đó là chuyện tốt, là thánh thiện, là những lời vàng ngọc và tất cả xứng đáng được dùng làm cẩm nang để phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam. Vậy sự "gian dối cho Chúa" của ông Nguyễn Văn Chức phải nói là siêu hạng.
Hoặc là ông Nguyễn Văn Chức đã đọc hết kinh thánh, nhưng không nhận thức được những ác tính ghê gớm của ông Chúa Cha Jehovah, không nhận thức được những chuyện hoang đường, láo khoét và loạn luân, dâm loàn, không nhận thức được tính cách khủng bố, độc đoán của giáo luật làm phương tiện cho giáo sĩ và giai cấp thống trị áp bức, hà hiếp và bóc lột tín đồ và nhân dân dưới quyền. Vậy thì độc giả có thể đoán được chỉ số thông minh (IQ) của ông Chức ở mức nào rồi.
Thật ra đây là hậu quả do chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ gây nên. Nó đã làm cho hầu hết những té bào thần kinh lý trí trong não bộ bị tê liệt hoàn toàn, không còn hoạt động được nữa.
Những trình bày trên đây có thể kiểm chứng được bằng cách tiếp xúc hay nói chuyện với bất kỳ tín đồ Ca-tô người Việt nào thuộc loại “hoài Ngô”. Nói chuyện với họ, quý vị sẽ nhìn thấy rõ tình trạng u mê, mông muội của họ, ta sẽ thấy mức độ tác hại ghê gớm của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ mà Giáo Hội La Mã đã chủ trương thi hành ở những nơi nào có bàn tay quyền lực của giáo hội vươn tới.
Chính vì thế mà trong bộ sách Thực Chất của Giáo Hội La Mã, người viết đã sử dung hai cụm từ "ngu dốt di truyền" và "ngu dốt dây chuyền" để nói về tình trạng ngu dốt của những loại người này và lọai người đã tiếp nhận chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã rồi hành xử giống như những tín đồ Da-tô "ngoan đạo" người Việt từ xưa cho đến nay.
Chú thích:
[1] Thomas Nelson, Inc.,, Holy Bible (The New King James Version), New York: American Bible Society, 1982), tr 112.
[3] Peter Tatchell. “Why I oppose the pope's visit?” Special to CNN – September 16. 2010. Source: http://www.cnn.com/... index.html Nguyên văn: In 2001, Pope Benedict wrote a letter to all Catholic Bishops, which ordered "Papal secrecy" concerning allegations of child sex abuse. He instructed the Bishops to report all such cases to him in Rome, so the idea that he did not know about sex abuse by priests is nonsense. His letter did not tell Bishops to report the abusers to the police. The esteemed Catholic theologian, Hans Kung, said the pope bears co-responsibility for the cover-up and that Benedict has failed to apologize for his own personal shortcomings during the child sex abuse scandal.
[4] Peter de Rosa, Vicars of Christ (New York: Crown Publishers, Inc., 1988), t 406) Nguyên văn: "A priest of Orange in France committed aldultery with his father's second wife in the year 1064, Pope Alexander (1061-1073), instead of dismissing him, refused even to deprive him of holy communion. Liniency was called for because he had not committed matrimony. Two years later, a priest from Padua confessed to incest with his mother. The pope deal very kindly to him and left it to his bishop to decide whether he should continue in the ministry or not. For Pope Alexander II (1061-1073)], adultery even incest was preferable to a priest marrying."
[6] The Associated Press. “Father pleads guilty to keep daughter in dungeon for years.” The News Tribune [Tacoma, Washington] 19 March 2009, Morning edition: A3. Nguyên văn: “St. Poelton, Austria.- Father pleads guilty to keep daughter in dungeon for years: Josef Fritzl abruptly pleaded guilty to all of the charges against him Wednesday – a surprising twist (đặc tính) amid discolsures that the daughter he imprisoined for 24 years in a dungeon where she bore him seven children secretly sat in on the trial. Adding intrigue to a case that has drawn worldwide attention, Fritzl calmly acknowledged his guilt, including to homcide, and said his change of heart came after hearing his daughter’s heart wrenching videotaped testimony. “I declare myself guilty to the charges in the indictment,” Frirzl, 73, told a panel of judges, referring to what he called “my sick behavior.” A Verdicts and sentences were expcted today after chosing statements.”
[7] Malachi Martin, Rich Church, Poor Church (New York, Putnam’s Sons, 1984), p. 109-110. Malachi Martin, Rich Church, Poor Church (New York, Putnam’s Sons, 1984), p. 109.Nguyên văn: “The first Christians had a specific reason for this: They thought there was very little time left before Christ returned to Earth in his divine glory, gave a judgement about human conduct, ended the existence world, and took his faithful believers to Heaven, condemning the faithless and the sinners to eternal torment in “the Hell of the Damned.” Consequently, Christians were to be in the world but not of the world. Apocalypse was at hand."
[8] Charlie Nguyễn, Công Giáo: Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 134-136
[9] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Tcaoma, WA: TXB, 2000), tr 317-7. Tài liệu này được tờ The News Tribune (Tacoma) số ra ngàyt 19/8/1994 đăng tải.
[10] Phán Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr 39
[11] Phan Điình Diệm. .Mea Culpa Bài 3 - Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm" http:// www.kotohoc.com/Bai/Net066.html. Ngày 19/9/2000
[12] Đỗ Thuận Khiêm. "Nhân Việc Giáo Hoàng Gioan- Phaolồ II Tuyên Bố Thừa Nhận Thuyết Tiến Hóa". Giao Điểm Số 26 (Spring 1997), trang 23-24. (http://giaodiemonline.com/2007/04/tienhoa.htm)
[13] Ngô Văn, Việt Nam 1920-1945 (Amarillo, TX: Hải Mã, 2000), tr 283-285.
[14] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952?), tr. 45-46
[15] Manhattan, Vietnam why did we go? (Chino, CA: Chick Publication, 1984), page 157. Nguyên văn: "The study of historical patterns reveals a formula which the Catholic Church has used for centuries, namely the identification of her religious objectives with those major lay political power of a given period. As we have already seen, she used this formula in Asia when she identified herself with the major powers of those days, Portugal, Spain and France. In Europe, the formula was applied several times in this century. She identified herself at various intervals with France, then with the Catholic empire Austria-Hungrary during the First World War, and with the right wings dictatorships of Italy and Germany, before and during the Second War. She advanced her interest in the wake of those Powers by identifying herself with their economic, political and war interests."
[16] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 104.
[17] Chu Văn Trình, Thái Vân và Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II (MT Dora, Florida: Văn Sử Địa, 1994), tr. 9-10.
1 Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất. 2 Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước. 3 Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. 4 Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5 Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất. 6 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có một khoảng không ở giữa nước đặng phân rẽ nước cách với nước. 7 Ngài làm nên khoảng không, phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không; thì có như vậy. 8 Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì. 9 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Những nước ở dưới trời phải tụ lại một nơi, và phải có chỗ khô cạn bày ra; thì có như vậy. 10 Đức Chúa Trời đặt tên chỗ khô cạn là đất, còn nơi nước tụ lại là biển. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 11 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh cây cỏ; cỏ kết hột giống, cây trái kết quả, tùy theo loại mà có hột giống trong mình trên đất; thì có như vậy. 12 Đất sanh cây cỏ: cỏ kết hột tùy theo loại, cây kết quả có hột trong mình, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 13 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ ba. 14 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Phải có các vì sáng trong khoảng không trên trời, đặng phân ra ngày với đêm, và dùng làm dấu để định thì tiết, ngày và năm; 15 lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy. 16 Đức Chúa Trời làm nên hai vì sáng lớn; vì lớn hơn để cai trị ban ngày, vì nhỏ hơn để cai trị ban đêm; Ngài cũng làm các ngôi sao. 17 Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18 đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với sự tối. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 19 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ tư. 20 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nước phải sanh các vật sống cho nhiều, và các loài chim phải bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời. 21 Đức Chúa Trời dựng nên các loài cá lớn, các vật sống hay động nhờ nước mà sanh nhiều ra, tùy theo loại, và các loài chim hay bay, tùy theo loại. Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 22 Đức Chúa Trời ban phước cho các loài đó mà phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy dưới biển; còn các loài chim hãy sanh sản trên đất cho nhiều. 23 Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ năm. 24 Đức Chúa Trời lại phán rằng: Đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại; thì có như vậy. 25 Đức Chúa Trời làm nên các loài thú rừng tùy theo loại, súc vật tùy theo loại, và các côn trùng trên đất tùy theo loại, Đức Chúa Trời thấy điều đó là tốt lành. 26 Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. 28 Đức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất. 29Đức Chúa Trời lại phán rằng: Nầy, ta sẽ ban cho các ngươi mọi thứ cỏ kết hột mọc khắp mặt đất, và các loài cây sanh quả có hột giống; ấy sẽ là đồ ăn cho các ngươi. 30 Còn các loài thú ngoài đồng, các loài chim trên trời, và các động vật khác trên mặt đất, phàm giống nào có sự sống thì ta ban cho mọi thứ cỏ xanh đặng dùng làm đồ ăn; thì có như vậy. 31 Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu.
1 Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. 2 Ngày thứ bảy, Đức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. 3 Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi. 4 Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. 5 Vả, lúc đó, chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất, và cũng chẳng có một người nào cày cấy đất nữa. 6 Song có hơi nước dưới đất bay lên tưới khắp cùng mặt đất, 7 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh. 8 Đoạn, Giê-hô-va Đức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hướng Đông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. 9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác. 10 Một con sông từ Ê-đen chảy ra đặng tưới vườn; rồi từ đó chia ra làm bốn ngả. 11 Tên ngả thứ nhất là Bi-sôn; ngả đó chảy quanh xứ Ha-vi-la, là nơi có vàng. 12 Vàng xứ nầy rất cao; đó lại có nhũ hương và bích ngọc. 13 Tên sông thứ nhì là Ghi-hôn, chảy quanh xứ Cu-sơ. 14 Tên sông thứ ba là Hi-đê-ke, chảy về phía đông bờ cõi A-si-ri. Còn sông thứ tư là sông Ơ-phơ-rát. 15 Giê-hô-va Đức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn. 16 Rồi, Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; 17 nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết. 18 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Loài người ở một mình thì không tốt; ta sẽ làm nên một kẻ giúp đỡ giống như nó. 19 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy đất nắn nên các loài thú đồng, các loài chim trời, rồi dẫn đến trước mặt A-đam đặng thử xem người đặt tên chúng nó làm sao, hầu cho tên nào A-đam đặt cho mỗi vật sống, đều thành tên riêng cho nó. 20 A-đam đặt tên các loài súc vật, các loài chim trời cùng các loài thú đồng; nhưng về phần A-đam, thì chẳng tìm được một ai giúp đỡ giống như mình hết. 21Giê-hô-va Đức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. 22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam. 23 A-đam nói rằng: Người nầy là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi mà ra. Người nầy sẽ được gọi là người nữ, vì nó do nơi người nam mà có. 24 Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính díu cùng vợ mình, và cả hai sẽ trở nên một thịt. 25 Vả, A-đam và vợ, cả hai đều trần truồng, mà chẳng hổ thẹn.
1 Vả, trong các loài thú đồng mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời đã làm nên, có con rắn là giống quỉ quyệt hơn hết. Rắn nói cùng người nữ rằng: Mà chi! Đức Chúa Trời há có phán dặn các ngươi không được phép ăn trái các cây trong vườn sao? 2 Người nữ đáp rằng: Chúng ta được ăn trái các cây trong vườn, 3 song về phần trái của cây mọc giữa vườn, Đức Chúa Trời có phán rằng: Hai ngươi chẳng nên ăn đến và cũng chẳng nên đá-động đến, e khi hai ngươi phải chết chăng. 4 Rắn bèn nói với người nữ rằng: Hai ngươi chẳng chết đâu; 5 nhưng Đức Chúa Trời biết rằng hễ ngày nào hai ngươi ăn trái cây đó, mắt mình mở ra, sẽ như Đức Chúa Trời, biết điều thiện và điều ác. 6 Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7 Đoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lõa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời. 9 Giê-hô-va Đức Chúa Trời kêu A-đam mà phán hỏi rằng: Ngươi ở đâu? 10 A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ, nên đi ẩn mình. 11 Đức Chúa Trời phán hỏi: Ai đã chỉ cho ngươi biết rằng mình lõa lồ? Ngươi có ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn đó chăng? 12 Thưa rằng: Người nữ mà Chúa đã để gần bên tôi cho tôi trái cây đó và tôi đã ăn rồi. 13 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán hỏi người nữ rằng: Người có làm điều chi vậy? Người nữ thưa rằng: Con rắn dỗ dành tôi và tôi đã ăn rồi. 14 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. 15 Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người. 16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17 Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18 Đất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19 ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi. 20 A-đam gọi vợ là Ê-va, vì là mẹ của cả loài người. 21 Giê-hô-va Đức Chúa Trời lấy da thú kết thành áo dài cho vợ chồng A-đam, và mặc lấy cho. 22 Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. 23 Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vườn Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 24 Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.
1 A-đam ăn ở với Ê-va, là vợ mình; người thọ thai sanh Ca-in và nói rằng: Nhờ Đức Giê-hô-va giúp đỡ, tôi mới sanh được một người. 2Ê-va lại sanh em Ca-in, là A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng. 3 Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. 4 A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5 nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. 6 Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? 7 Nếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó. 8 Ca-in thuật lại cùng A-bên là em mình. Vả, khi hai người đang ở ngoài đồng, thì Ca-in xông đến A-bên là em mình, và giết đi. 9 Đức Giê-hô-va hỏi Ca-in rằng: A-bên, em ngươi, ở đâu? Thưa rằng: Tôi không biết; tôi là người giữ em tôi sao? 10 Đức Giê-hô-va hỏi: Ngươi đã làm điều chi vậy? Tiếng của máu em ngươi từ dưới đất kêu thấu đến ta. 11 Bây giờ, ngươi sẽ bị đất rủa sả, là đất đã hả miệng chịu hút máu của em ngươi bởi chính tay ngươi làm đổ ra. 12 Khi ngươi trồng tỉa, đất chẳng sanh hoa lợi cho ngươi nữa; ngươi sẽ lưu lạc và trốn tránh, trên mặt đất. 13 Ca-in thưa cùng Đức Giê-hô-va rằng: Sự hình phạt tôi nặng quá mang không nổi. 14 Nầy, ngày nay, Chúa đã đuổi tôi ra khỏi đất nầy, tôi sẽ lánh mặt Chúa, sẽ đi lưu lạc trốn tránh trên đất; rồi, xảy có ai gặp tôi, họ sẽ giết đi. 15 Đức Giê-hô-va phán rằng: Bởi cớ ấy, nếu ai giết Ca-in, thì sẽ bị báo thù bảy lần. Đức Giê-hô-va bèn đánh dấu trên mình Ca-in, hầu cho ai gặp Ca-in thì chẳng giết. 16 Ca-in bèn lui ra khỏi mặt Đức Giê-hô-va, và ở tại xứ Nốt, về phía đông của Ê-đen. 17 Đoạn, Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê-nóc; Ca-in xây một cái thành đặt tên là Hê-nóc, tùy theo tên con trai mình. 18 Rồi, Hê-nóc sanh Y-rát; Y-rát sanh Nê-hu-đa-ên; Nê-hu-đa-ên sanh Mê-tu-sa-ên; Mê-tu-sa-ên sanh Lê-méc. 19 Lê-méc cưới hai vợ; một người tên là A-đa, một người tên là Si-la. 20 A-đa sanh Gia-banh; Gia-banh là tổ phụ của các dân ở trại và nuôi bầy súc vật. 21 Em người là Giu-banh, tổ phụ của những kẻ đánh đàn và thổi sáo. 22 Còn Si-la cũng sanh Tu-banh-Ca-in là người rèn đủ thứ khí giới bén bằng đồng và bằng sắt. Em gái của Tu-banh-Ca-in là Na-a-ma. 23 Lê-méc bèn nói với hai vợ mình rằng: Hỡi A-đa và Si-la! hãy nghe tiếng ta; Nầy, vợ Lê-méc hãy lắng tai nghe lời ta: Ừ! Ta đã giết một người, vì làm thương ta, Và một người trẻ, vì đánh sưng bầm ta. 24 Nếu Ca-in được bảy lần báo thù, Lê-méc sẽ được bảy mươi bảy lần báo oán. 25 A-đam còn ăn ở với vợ mình; người sanh được một con trai đặt tên là Sết; vì vợ rằng: Đức Chúa Trời đã cho tôi một con trai khác thế cho A-bên mà đã bị Ca-in giết rồi. 26 Sết cũng sanh được một con trai, đặt tên là Ê-nót. Từ đây, người ta bắt đầu cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va.
B. Mâu Thuẫn Về Gia Hệ Giê-su Trong Hai Quyển Kinh
Thomas Paine viết trong Thời Đại Lý Trí:
"Chương đầu trong Matthew bắt đầu bằng gia hệ của Giêsu KiTô, và trong chương 3 của Luke cũng có gia hệ của Giêsu KiTô. Nếu 2 gia hệ này phù hợp nhau, chúng cũng không chứng minh được là đúng vì đó có thể là một gia hệ đã được đặt ra; nhưng vì chúng mâu thuẫn nhau về từng chi tiết một, điều này chứng tỏ một cách tuyệt đối là chúng đều là giả.
Nếu Matthew đúng thì Luke phải sai; nếu Luke đúng thì Matthew phải sai; và vì không thể dựa vào đâu để tin ai đúng hơn ai, cho nên không dựa vào đâu để mà tin ai; và nếu chúng ta không thể tin được điều đầu tiên mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được những điều họ nói về sau? Nếu chúng ta không thể tin họ về gia hệ của Giêsu mà họ đưa ra, làm sao chúng ta có thể tin được khi họ nói với chúng ta những điều kỳ lạ như Giê su là con của Thần sinh ra bởi một hồn ma, và một thiên thần đã bí mật loan báo sự này cho mẹ của Giêsu?" ...
Luke 1: 26- 33 thuật lại chuyện sinh ra của Giê-su như sau:
"Qua tháng sáu, Thần Ki Tô sai thiên sứ Gabriel vào thành Nazareth, xứ Galilee, đến một trinh nữ đã hứa hôn với một người tên là Joseph, thuộc dòng dõi vua David. Tên người trinh nữ là Mary. Thiên sứ nói: "Hãy hoan hỉ lên, hỡi người được đặc ân, Chúa ở cùng nàng, phúc cho người đàn bà như nàng."
Nhưng khi Mary thấy thiên sứ, không hiểu thiên sứ nói gì, và những lời chúc tụng kia có nghĩa gì ...” Trần Chung Ngọc “Giê-su Là Ai?.” http://sachhiem.net/ đăng ngày 25 tháng 8, 2007
C- So Sánh Ông Jesus Và Ông Hùynh Phú Sổ
Tìm hiểu nhân vật Jesus (0-33?) trong hoàn cảnh lịch sử Do Thái nằm dưới ách thống trị của quân cướp xâm lăng La Mã và nhân vật Hùynh Phú Sổ (1919-1947) trong hòan cảnh lịch sử Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Vatican, người viết nhận thấy hai nhân vật này có những điểm tương đồng.
A.- Những Điểm Giống Nhau
1.- Nổi lên khi dân tộc bị ngoại bang cai trị. Lòng thù ghét của người dân Do Thái bị trị lúc bấy giờ đối với quân xâm lăng La Mã và bọn Do Thái gian Pharasee cũng giống như lòng thù ghét của đại khối nhân dân Việt Nam ta đối với liên quân xâm lăng Pháp - Vatican và bọn Việt gian mà phần lớn là tín đồ Ca-tô trong thời kỳ từ giữa thập niên 1850 cho đến ngày nay. Người dân Do Thái lầm tưởng rằng ông Giê-su là Đấng Cứu Thế mà họ hằng mong muốn đã ra đời, nên sau khi ông ta bị thọ hình khiến cho có một số người Do Thái lập đạo thờ và gọi ông ta là Chúa Kitô. Cũng vậy, miền Việt Nam trong thời Liên Minh Pháp - Vatican thống trị cũng nẩy sinh ra ông Huỳnh Phú Sổ được người dân miền Tây Nam Việt tôn lên là Đức Thày. Và sau khi Ngài "tịch", cũng có một số nhiều người Việt ở vùng Châu Đốc Long Xuyên lập đạo Hòa Hảo để tôn vinh Ngài.
2.- Không được bình thường. Ngoải tính cách tương đồng về hoàn cảnh lịch sử như trên, cả hai ông này đều bị một số người quan sát ở ngoài cho là điên điên khùng khùng:
Về phía ông Jesus, Tổng thống Thomas Jefferson đã nhận định: “Sách Khải Huyền là những lời nói dốt nát của một kẻ điên khùng” [President Thomas Jefferson referred to the Book of Revelation as “the ravings of a maniac”, West County Times, California, USA, Editor Steven Morris, 14 August, 1995]. (tham khảo Trần Chung Ngọc)
“Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Mat. 24:34). “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó đã xảy ra rồi” (Mark 13:30) “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại” (Mark 9: 1)
[Đọc những đoạn trên mà không cho rằng Giê-su điên thì chính người đọc điên. Rõ ràng là những lời trên phát xuất từ một đầu óc bất bình thường, như chính mẹ và các em Giê-su đã nhận định trong Tân Ước [out of his mind]. Thực tế là, đã hai ngàn năm nay rồi, Giê-su vẫn biệt tăm, và ngày tái lâm của ông ta vẫn là một ẩn số vĩ đại, nếu thực sự ông ta có thể tái lâm khi thân thể đã rữa nát qua bao thế kỷ. Chuyện ông ta sống lại và bay lên thiên đàng chỉ là những chuyện chỉ để cho trẻ con tin và ngày nay cần phải dẹp bỏ, theo như nữ giáo sư thần học Ca Tô Giáo Rô Ma Uta Ranke-Heinemann -TCN]
Tính cách điên điên khùng khùng của ông Jesus được thể hiện ra qua những lời nói mâu thuẫn. Khi thì bảo môn đệ phải hiền lành như con chiên, nào là nhường nhịn bảy mươi bảy lần bảy (Mt 18, 21-22) nếu bị ai xúc phạm. Nhưng lại có lúc sừng sộ, hung dữ, nói những điều phản nhân luân như trong (Matthew 10:33-37) (“Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta.”).
Về phía ông Huỳnh Phú Số, ông cũng bị chính quyền Liên Minh Pháp –Vatican cho răng ông điên, rồ họ bắt ông đem giam ở nhà thương điên Chợ Quán. Sau đó, ông được Hiên Binh Nhật cứu thóat và bảo vê. Theo một tư liệu, chính ông Huỳnh Phú Sổ đã làm ra vẻ như "điên điên khùng khùng". (có lẽ là để "qua mặt" nhà cầm quyền lúc bấy giờ với hy vọng là bọn mật thám của chính quyền bảo hộ tưởng rằng ông điên thật rồi không theo dõi những họat động ái quốc của ông). Thế nhưng, không biết chính quyền bảo hộ có tin rằng ông điên hay không, nhưng họ vẫn bắt ông và cho rằng ông đã điên thật, cho nên họ mới đem giam ông ở nhà thương điên Chợ Quán. Đọan văn sử đưới đây cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:
"Huỳnh Phú Sổ, con trai của một hương chức làng, sớm cảm linh thần bí, bắt đầu thuyết giáo vào năm 20 tuổi, giảng truyền một thứ đạo Phật lấy việc tu hành giản dị, nhân từ thân ái và thứ tha tội lỗi làm gốc, một cao vọng ép xác tu thân hạp với cảnh nghèo khó của dân cày, tương hợp với việc thờ cúng ông bà tiên tổ.
Người ta gọi ông Đạo Xến thường giả trang ăn mày, làm người bán hàng rong, người hát rong, thày số, người tàn tật, ông truyền giáo qua các lời sấm tiên tri giữa đám đông quần chúng đang lo ngại trước tình thế sắp chiến tranh, dọc sông Cửu Long cho tới tận Bắc Kỳ. Tại Rạch Giá, ông giả điên, nên từ đó người ta gọi ông Đạo Khùng. Nổi tiếng về những quyền năng thần bí, ông dùng dược thảo, bùa chú, ám thị chữa khỏi nhiều bệnh nhân mà thày thuốc đã chịu bó tay. Ông trừ tà, tróc quỷ cứu nhiều bệnh nhân bị ma ám.
Cảnh tượng chiến tranh thế giới bùng nổ tàn sát nhân loại lần thứ hai làm cho người ta càng tin lời sấm tiên tri của ông này đã đến thời tận thế giới cũ: sau giai đọan thảm khốc đầy máu lửa thì một đấng Minh Vương hay Phật Vương sẽ xuất hiện trên Núi Cấm (một trong 7 ngọn núi thiêng ở Châu Đốc) chủ trì thế giới tái sinh. Kẻ có tội sẽ bị nghiền nát cả thể xác lẫn hồn, trong khi người sùng tín hiền minh đạo đức từ đây sẽ được hưởng một thế giới tràn đầy hạnh phúc.
Dân nghèo quần tụ đông đảo xung quanh Đạo Xến. Họ vì quá bất hạnh, khờ khạo nhập đạo để tự an ủi trong một thế giới vô tân vô tình (créature accablée par le malheur dans un monde sans coeur; Karl Marx). Cho nên năm 1939, ông thảo một lọat bài Kệ - một trong những sấm ký, đề tựa Kệ dân của người khùng - trong đó xen lẫn sấm ngôn tiên tri, lời than van, lời động viên khích kệ, đôi khi ám chỉ đến chính quyền thực dân. Đạo Khùng báo trước năm Mậu Ngưu không còn người Pháp ở xứ này:
Hỏa hoạn, lụt bão dịch ôn,
Chiến tranh tai họa dập dồn bốn phương.
Tai trời ách nước biển dương,
Nhựt Nguyệt đảo lộn hoang mang trên Trời.
Khói trùm mặt đất nơi nơi,
Cửa nhà cây cỏ tơi bời sạch tan.
Liền sau đến lúc an toàn,
Thái bình hòa hảo xuê xang tuyệt vời.
Từ năm Mậu Ngưu than ơi!
Ác Tây tròng cổ khổ đời từ đây.
Cuộc thế biến đổi vần xây (xoay).
Mậu Ngưu năm đến bóng Tây không còn.
Thất bát nguyệt sẽ cùng Nhật chiến chinh
An Nam bao xiết điêu linh,
Không sao chịu nổi thế tình lệ nô.
Dưới gót giầy hai nước...
Bị cấm không được ở tỉnh quê nhà Châu Đốc, nhà tu (Đạo Xến) bị mật thám bắt vào tháng 8 năm 1940 rồi bị giữ tại bệnh viện Chợ Quán coi như là chứng bệnh tâm thần, tại đó ông qui hóa thầy thuốc của mình là bác sĩ Trần Văn Tâm nhập đạo Hòa Hảo. Mười tháng sau, ông bị quản thúc tại Bạc Liêu.
Đế quốc Pháp đàn áp đánh úp nông dân Nam Kỳ khởi nghĩa hồi tháng 11 năm 1940. Trước bi kịch ấy, Đạo Xến càng thêm tự tin: Liệu người ta có lý khi chủ trương "đấu tranh bằng sức mạnh" hơn là sử dụng "quyền lực tinh thần".;
Cho tôn giáo là liều thuốc phiên,
Ai bước vào là phải nghiện,
Chảng còn lo trang võ đấu tranh
Tháng 10 năm 1942, khi mật thám Pháp toan hạ ngục Đạo Khùng, Hiến Binh Nhật bảo trợ ông,..."(13)
3.- Giảng đạo trước khi bị bắt. Đầu thế kỷ 1, trước khi bị chính quyền xử tử, ông Jesus thường đi rao giảng và truyền giảng đạo Do Thái của người dân Do Thái. Trong khi đó, trong những năm 1939-1945, ông Hùynh Phú Sổ, trước khi bị mất tích cũng đi rao giảng và truyền bá đạo Phật của tín hữu Phật giáo người Việt Nam ta.
4.- Liên hệ đến ông tổ đạo gốc. Jesus cũng tự nhân là người con độc nhất của Chúa bố Jehovah, và tín đồ của tất cả các hệ phái Ki-tô giáo đều công nhận như thế. Tương tự như vậy, tín đồ Phật Giáo ở Đông Phương cũng đều tự nhận mình là con nhà Phật hay con cái của Đức Phật. Ông Hùynh Phú Sổ vốn dĩ là tín đồ nhà Phật. Dù là chính ông đã sáng lập ra Phật Giáo Hòa Hảo, ông cũng không chối bỏ ông là con nhà Phật hay con của Đức Phật.
B.- Những Điểm Khác Nhau
1.- Hiền và Dữ - Người Pháp có câu ngạn ngữ, "Tel père tel fils". Tương tự như vậy, người Việt Nam cũng có câu nói "Cha nào con ấy" hay "con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh". Do đó, theo quy luật nhân văn trên đây, ông Jesus phải có những ác tính giống như ông Chúa Cha Jehovah, và ông Huỳnh Phú Sổ có những thiện tính giống như Đức Phật. Như vậy là điểm khác biệt ở đây là ông Jesus đầy những ác tính, trong khi đó thì ông Hùynh Phú Sổ đầy những thiện tính và nhân tính.
Những ác tính và tất cả các tính xấu khác của ông Chúa Cha Jehovah đã được trình bày ở trên. Còn ông Jesus đã rao giảng với môn đồ của ông như thế nào? Phần trình ở trên cho chúng ta thấy rõ những ác tính và những căn tính xấu xa của ông đã thể hiện ra qua những lời rao giảng của ông. Xin qúy vị đọc lại phần trên thì sẽ thấy rõ.
Trái lại, những thiện tính và thiện căn của Đức Phật đã được người dân Đông Phương gọi là "hiền như Bụt" với những lời dạy như "oan cừu nên cởi", "lấy ân trả oán", "từ bi, hỉ xả", v.v.. . Cũng vì thế mà, trong suốt cuộc đời 28 năm có mặt ở trên cõi đòi này, ông Hùynh Phú Sổ chỉ rao giảng những lời dạy của nhà Phật, khuyên bảo môn đồ phải tu tâm dưỡng tính, dứt bỏ tham, sân, si, coi thường danh lợi, giữ vững cái đạo làm người theo đúng vị thế của mỗi người đối với gia đình, đối với bà con láng giềng, đối với dân tộc và quốc gia. Chúng ta có thể nhìn ra một trong những bằng chứng về cái Phật tính trong con người ông Huỳnh Phú Sổ qua câu văn ở trong bài văn sử trích dẫn ở trên. Câu đó là: "Kẻ có tội sẽ bị nghiền nát cả thể xác lẫn hồn, trong khi người sùng tín hiền minh đạo đức từ đây sẽ được hưởng một thế giới tràn đầy hạnh phúc." Câu nói này hoàn tòan trái ngược với câu nói của ông Jesus, là:
"hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”
(Giăng 3:16)
“Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi,
vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời.”
(Giăng 3:18)
“Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi,
hễ ai tin thì được sự sống đời đời.”
(Giăng 6:47)
2.- Hiếu nghĩa và Phi luân - Điểm khác thứ hai là ông Jesus đã hành động như là một đứa con bất hiếu, rồi lại loạn ngôn và phóng ngôn dạy đời bằng những lời háo chiến, phi luân. Xin xem lại Matthew (10:33-37) như đã nói ở trên, và đã có những ngôn từ bất hiếu với mẹ. Đọc Matthew 12: 46-50 46 Người còn đang nói với đám đông, thì có mẹ và anh em của Người đứng bên ngoài, tìm cách nói chuyện với Người. 47 Có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, có mẹ và anh em Thầy đang đứng ngoài kia, tìm cách nói chuyện với Thầy". 48 Người bảo kẻ ấy rằng: "Ai là mẹ tôi? Ai là anh em tôi?" 49 Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: "Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, 50 vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy"..
Trái lại, ông Hùynh Phú Sổ là một người con hiếu thảo, rồi dạy đời phải hiếu hòa, nhân ái và sống theo quy tắc đạo lý cổ truyền “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng” của người dân Đông Phương.