●   Bản rời    

VATICAN:CH63-1c Tại Sao Gọi Là Tam Đại Việt Gian (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1c.php

02 Nov, 2007

 

CHƯƠNG 63


NGÔ ĐÌNH DIỆM: CON NGƯỜI VÀ TỘI ÁC

1 2 3 4 5 6 7


III.- Tại Sao Lại Gọi Ngô Đình Diệm Là:
“Tên Bạo Chúa Phản Thần Tam Đại Việt Gian?”

Về phẩm từ “bạo chúa”:

Tác giả Nigel Cawthorne trong sách "Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators" đã quy liệt Ngô Đình Diệm vào trong cuốn sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Kết luận này cũng căn cứ vào những việc làm bạo ngược của ông trong kế họach Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã tàn sát tới hơn 300 ngàn những người đã theo kháng chiến chống lại Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican trong những năm 1945-1954 và những lương dân vô tội.[i] .

Về phẩm từ “phản thần”:

Thiết tưởng hành động phản thần của Ngô Đình Diệm đã quá rõ ràng. Ông Ngô Đình Diệm đã từng được Quốc Trưởng Bảo Đại mà ông Diệm gọi là Hòang Thượng bổ nhậm làm thủ tướng, rồi sau đó ông ta lại dùng quyền lực của chức vụ thử tướng này để lật đổ ông Bảo Đại. Như vậy là không ai có thể phản bác được cái từ “phản thần” ghép vào cái tên Ca-tô Ngô Đình Diệm. Xin xem thêm bài phân tích về tính phản trắc của Ngô Đình Diệm ở đoạn X (mười).

Về cụm từ “tam đại Việt gian”:

Ở thế hệ thứ nhất của gia đình ông Diệm - trong lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi cho Toàn Quyền Jean Decoux, Giám-mục Ngô Đình Thục khẳng định rằng thân phụ ông, tức là ông Ngô Đình Khả “đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền của Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh.” Xin xem lá thư của Giám Mục Ngô Đình Thục gửi Tòan Quyền Decoux ở bài trên.

Sang thế hệ thứ hai, Ngô Đình Khôi là đứa con đầu lòng của Ngô Đình Khả cũng làm quan cho liên minh giặc Pháp - Vatican đến chức Tuần Vũ Quản Ngãi vào năm 1926, Tổng Đốc Quảng Nam vào năm 1930, và từ năm 1933 được thăng lên chức Kinh Lược các tỉnh miền Nam Trung Kỳ.

Riêng bản thân Ngô Đình Diệm được quan thày Pháp – Vatican cho nắm giữ chức tri huyện huyện Hải Lăng vào năm 1922. Năm 1928, ông được thăng lên chức Tuần Vũ Bình Thuận, và năm 1933, ông được thăng lên chức Lại Bộ Thượng Thư tại triều đình bù nhìn Huế.

Thế hệ thứ ba còn có Ngô Đình Huân, con trai của Ngô Đình Khôi làm mật vụ đắc lực cho giặc Nhật và được cho làm bí thư cho Đại Sứ Nhật Yokoyama tại Huế. [ii]

Một sự kiện cần phải biết là lịch sử đã khẳng định rằng (2) Liên Minh Pháp – Vatican là một thế lực xâm lăng cưỡng chiếm nước ta làm thuộc địa, và (2) nhân dân ta đã liên tục nổi lên tổ chức những lực lượng nghĩa quân để đánh đuổi liên minh giặc xâm lăng này từ năm 1858 cho đến năm 1954. Như vậy, những người Việt Nam làm việc hay làm quan cho quân giặc xâm lăng này đều bị lên án là phản quốc và gọi là Việt gian.

Hoàng Gia Mô làm tri huyện Vĩnh Bảo (Hải Dương) bị Việt Nam Quốc Dân Đảng dưới quyền lãnh đạo của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học lên án là phản quốc và gọi là Việt gian. Tên Việt gian này và bị xử tử vào đêm ngày 15/2/1930.

Không phải chỉ có một mình Hoàng Gia-Mô mới bị lên án là phản quốc và gọi là Việt gian, mà tất cả những người làm quan hay làm việc đắc lực cho giặc như Trần Bá Lộc, Lê Hoan, Ngô Đình Khả. Linh-mục Trần Lục, Hoàng Cao Khải, Lê Phát Đạt, Đỗ Hữu Phương, Hoàng Trọng Phu, Nguyễn Duy Hàn, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng, Nguyễn Hữu Bài, Cung Đình Vận, Vi Văn Định, v.v… đều bị người Việt Nam và lịch sử lên án là phản quốc và gọi là Việt gian.

Nhìn vào thành tích làm tay sai cho liên minh giặc xâm lăng Pháp – Vatican và giặc Nhật của ông Ngô Đình Khả, các con của ông Khả là Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, và người cháu của ông ta là Ngô Đình Huân, chúng ta có thể khẳng định rằng gia định họ Ngô Đình có tới ba đời nối tiếp nhau làm Việt gian bán nước cho quân cướp ngoại thù. Cho dù các văn nô và gia nô dưới trướng trong thời đại của ông có tôn kính ông Diệm với bao nhiêu mỹ từ đi nữa, với những thành tích lưu xú vạn niên kể trên, ông Diệm cần phải được nhắc đến với đại danh từ "tên" hay "thằng." Cho nên, đối với lịch sử dân tộc, Ngô Đình Diệm phải chịu mang tiếng là thằng “tam đại Việt gian”.

Gia đình ông Ngô Đình Khả (từ trái): Ngô Thị Giao (nhạc mẫu của ông Trần Trung Dung,) bà Ngô Đình Khả bồng Ngô Thị Hiệp (thân mẫu Hồng Y Nguyễn Văn Thuận,) Thượng Thư Ngô Đình Khả, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Khôi. (các ông Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn chưa ra đời.)

IV.- Diện Mạo: Cặp Mắt Và Dáng Đi

Những phần trình bày trong mấy tiểu mục ở trên cho chúng ta thấy rằng đặc tính cuồng tín về tôn giáo đã trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc đời lên voi xuống chó của ông Ngô Đình Diệm. Vì lý do này , khi viết về cuộc đời của ông, các nhà viết sử không thể bỏ sót yếu tố cuồng tín về tôn giáo này của ông. Thế nhưng, viết về cuộc đời một nhân vật lịch sử mà chỉ nói đến yếu tố cuồng tín về tôn giáo, một yếu tố hoàn toàn có tính cách nhân tạo, nếu không nói đến những yếu tố bẩm sinh khác như tướng mạo (nhân hiền tại mạo), cặp mắt (con mắt là cửa sổ của tâm hồn) dáng đi (người làm sao, chiêm bao làm vậy) thì quả thật là thiếu sót hết sức lớn lao.

Người Việt Nam ta có hai câu ca dao:

“Trông mặt mà bắt hình dong.
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Ngoài hai câu ca dao trên đâu, dân ta lại còn có những thành ngữ như “Nhân hiền tại mạo, trắng gạo ngon cơm” và “Người làm sao, chiêm bao làm vậy”. Mấy câu ca dao và thành ngữ trên đây là để nói lên cái tâm tính bẩm sinh của con người được thể hiện ra diện mạo và tuớng tinh của họ. Như vậy, diện mạo và tướng tinh của mỗi người là ngôn ngữ hay dấu hiệu để nói lên cái tâm tính ẩn tàng ở bên trong con người đó, và tâm tính của mỗi người sẽ được bộc phát ra thành hành động vào những khi có cơ hội.

Nói tới ông Diệm là người ta thừong nói “Diệm lùn”. Thực ra, trong xã hội loài người có rất nhiều người lùn như ông. Trong những người lùn này, có những danh nhân lừng danh trong lịch sử như ông Án Anh nước Tề đời Tề Cảnh Công (trước Đức Khổng Tử độ mấy chục năm), Hoàng Đế Napoléon Đệ Nhất (1769-1821) trong thời Cách Mạng Pháp 1789, ông Đặng Tiểu Bình (1904-1997) của nước Trung Hoa trong thời hiện đại, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) của Việt Nam, v.v… Theo sự hiểu biết của người viết, tại miền Nam vào những năm 1954-1975, ngoài ông Ngô Đình Diệm ra, còn có nhiều người khác cũng lùn như ông Diệm hay còn lùn hơn nữa. Những nguời đó là Bác-sĩ Trần Kim Tuyến, Bác-sĩ Nguyễn Tiến Hỷ, Bác-sĩ Lý Trung Dung, Giáo-sư Vũ Quốc Thông, Giáo-sư Hoàng Gia Lịnh (Giám Đốc Ban Văn Chương Trương Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong những năm 1961-1965), Thiếu Tá Trần Bá Quý (Không Quân), v.v….

Tìm hiểu tiểu sử của họ, người viết được biết những nhân vật lùn trên đây, ngoài cái thân hình lùn bé nhỏ ra, họ không có một nét khác thường nào được gọi là “ác tướng” hiện ra trên khuôn mặt, nơi cặp mắt hay dáng điệu khi cất bước di chuyển. Trái lại, ông Ngô Đình Diệm, ngoài cái tướng lùn ra, còn có những ác tướng hay tướng xấu khác. Các ác tướng hay tướng xấu này được chính các nhà trí thức hay những người đã từng tiếp xúc và đã đối diện với ông ghi lại. Đó là cái tướng “đi lạch bạch hai cánh tay bơi như rùa”, cái tướng “bạch diện vô tu”, cái tướng “cặp mắt trắng bệch, tròng trắng nhiều hơn tròng đen” và “hay nhìn trộm” của ông ta. Dưới đây là những bản văn của họ ghi lại về những ác tướng này của ông:

1.-. Cụ Đoàn Thêm nói về cái tướng đi lạch bạch và cặp mắt trắng dã của ông và được cụ Đỗ Mậu ghi lại trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi với nguyên văn như sau:

"Tướng ông Diệm, theo Đoàn Thêm, mới nhìn thoáng qua có vẻ đường bệ nhưng là thứ đường bệ của các Tổng Đốc, Thượng Thư thời Pháp thuộc. Nhìn kỹ hơn thì thấy "thân thể ông Diệm ngũ lục thất bát đoản, bộ đi lại lạch bạch, hai cánh tay bơi như rùa, dễ đỏ mặt và hay ngượng nghịu trước đám đông". Đã thế ông Diệm lại có "cặp mắt trắng nhãn, tròng trắng nhiều hơn tròng đen, bình thường ít ngó thẳng người đối diện mà khi nóng giận thì đôi mắt đầy oán hận, dung mạo dữ như người say rượu, đó là nhân dáng và tướng mạo của kẻ tiểu nhân." [Xem "Những Ngày Chưa Quên" của Đoàn Thêm, trang 194-195, nhưng Cụ Đỗ Mạu ghi lầm là trang 223]".[iii] .

2.- Về cái tướng đi khác thường của ông, người sĩ quan tùy viên của ông là ông Đỗ Thọ ghi lại như sau:

"Ai cũng biết Tổng Thống Diệm đi chân "chữ bát", lối đi đứng này xấu lắm. Có lẽ con người nào có "tội" này thì trời phú cho đi nhanh để xóa cái "xấu" khi người khác nhìn vào. Tổng Thống Diệm ở vào trường hợp này".[iv]

3.- Nói về cặp mắt “ít ngó thẳng người đối diện” và “hay liếc trộm” của ông Diệm, trong bản báo cáo gửi lên Thứ Trưởng Quốc Phòng (Hoa Kỳ) Roswell L. Gilpatric, Chủ Tịch Ủy Ban Đặc Nhiệm, Tướng Edward G. Lansdale viết như sau:

Ông ta lùn, mập tròn… Nhiều người không chú ý đến cặp mắt đen hay liếc trộm [snapping] của ông ta mà chỉ chú ý đến cặp giò vừa đủ chạm mặt đất khi ngồi..” [v]

Trong bài "Phiếm về Kinh Nghiệm Sống của Dân Gian Qua Văn Chương" đăng trong Việt Nam Mới Số 371 ra ngày Thứ Sáu 20/2/1998, ông Huỳnh Văn Phú ghi hai câu ca dao nói về tướng mặt và tướng đi như sau:

Những người phinh phính mặt mo,
Chân đi chữ bát có cho chẳng thèm
.

Ngoài những tướng xấu trên đây, ông Diệm còn thuộc loại người “bạch diện vô tu” (mặt trắng không râu) và “mắt trắng bệch”. Thông thường, những người chỉ có một trong hai tướng xấu này đã bị coi loại người độc ác, bất nhân, thất đức. Ấy thế mà ông Diệm lại có cả hai tướng xấu này. Vậy thì ông Diệm là loại người độc ác, bất nhân, thất đức gấp hai lần những người chỉ có một trong hai tướng xấu trên đây.

Vê đặc tính vô tu, kho tàng văn chương Việt Nam có hai câu ca dao:

Đàn ông vô tu bất nghì,
Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.

Về đặc tính “mắt trắng”, kho tàng ngôn ngữ Việt Nam cũng có hai câu ca dao:

Những người mắt trắng môi thâm,
Chẳng phường gian ác, cũng quân hại đời.

Để kiểm nghiệm xem tướng đi chân chữ bát, cặp mắt trắng bệch và hay nhìn trộm cũng như cái đặc tính “vô tu” của ông Ngô Đình Diệm, xin quý vị hãy coi bộ Video "Vietnam: A Television History" mà bất kỳ thư viện nào trong bất kỳ thành phố nào ở Hoa Kỳ cũng đều có, để quan sát cho kỹ xem ông ta có những đặc tính như đã nói ở trên hay không? Thứ nữa, xin quý vị hãy theo dõi các sách sử và đọc kỹ những thành tích phản trắc của ông Ngô Đình Diệm mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần dưới rồi suy nghiệm xem ông ta có phải là hạng người tiểu nhân như cụ Đoàn Thêm đã nói như ở trên hay không?

Xem tiếp "Đặc Tính Cuồng Tín Của Ông Diệm"

Chú thích


[i] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr. 167-168

[ii] Hòang Ngọc Thành & Thânh Taị Nhân Đức Sđd., (Ấn bản 1994, tr. 24, ấn bản 1999 tr. 22. )

[iii] Đỗ Mậu. Sđd., trang 843-844.

[iv] Đỗ Thọ, Nhật Ký Đỗ Thọ (Sàigon: Nhật Báo Hòa Bình xuất bản, 1970, trang 67.

[v] Chính Đạo, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (Houston, TX: Văn Hóa, 2004), tr 11.


Những bài viết về Ngô Đình Diệm: