●   Bản rời    

Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La-Mã

Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La-Mã

(Why I Left The Catholic Church)

Nguyên Tác: linh mục Charles Davis

Người Dịch: Đặng Đình Công

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snC/CharlesDavis.php

09-Jan-2014


Fr. Charles Davis. Ảnh http://lxoa.wordpress.com/

Nguồn: Tại Sao Không Theo Đạo Chúa: Tuyển Tập 2, 1998 - Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, Texas

Lời người dịch:

        Bertrand Russell, một thiên tài về triết lý, toán học, đã làm chấn động thế giới Tây phương qua tác phẩm "Tại Sao Tôi Không Theo Đạo Chúa" (Why I am not a Christian).  Russell đã nhìn thấy những sai lầm trong Thánh Kinh cùng đánh giá thấp tư cách và đạo đức của Chúa Ki-Tô qua sự phân tích Thánh Kinh, cho nên tác phẩm trên của ông chẳng qua chỉ là kết quả của những suy tư cá nhân về một tôn giáo mà ông cho là không hợp với ông.

Linh Mục Charles Davis cũng làm chấn động dư luận Tây phương khi ông tuyên bố rời bỏ Giáo Hội Ca-Tô La Mã cách đây trên ba mươi năm, qua bài viết "Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La Mã" ("Why I Left The Roman Catholic Church", AA Press, Austin, Texas, 1987).  Nhưng khác với Bertrand Russell, Charles Davis là một tín đồ Ca-Tô thuần thành.  Ông rời bỏ Giáo hội vì nhận thấy rằng ông không thể là một con người chân thật với chính mình nếu ông vẫn còn là một tín đồ của Ca-Tô Giáo La-Mã.

Linh Mục Charles Davis là một nhà Thần học Ca-Tô nổi tiếng nhất Âu Mỹ trong những thập niên 1950-1960.  Ông là phát ngôn viên chính của Giáo hội Ca-Tô La-Mã ở bên Anh, là giáo sư thần học tại đại học dòng Tên St. Edmund, là chủ bút tờ Clergy Review, và là tác giả của nhiều tác phẩm thần học được coi như là kim chỉ nam cho nhiều ngàn giới chức Ca-Tô.

Trong bài "tự bạch" này, tác giả đã đưa ra những lý do đưa ông tới việc chối bỏ những sự việc ngày càng mang tiếng của Tòa Thánh Vatican và cái "hệ thống không có tự do và vô nhân đạo" dưới sự thống trị của Vatican. 

Đặng Đình Công

 

Tại Sao Tôi Bỏ Giáo Hội Ca-Tô La-Mã

Ngày chủ nhật ba tuần lễ trước Giáng Sinh (1966), tôi rời bàn viết đi đến nhà thờ.  Tôi biết rằng  đã đến hồi chung cuộc của sự phấn đấu của tôi.  Tôi quyết định rời bỏ Giáo hội Ca-Tô La Mã.

Tôi vừa mới viết xong bài thuyết trình thần học để nói trong một hội nghị giữa những người theo Anh Giáo và Gia Tô La Mã, được định vào tháng Giêng, tại làng Ga-za-da ở bên Ý.  Những tài liệu tôi dùng để viết bài thuyết trình này không có gì mới mẻ đối với tôi cả, nhưng chúng buộc tôi phải xét lại niềm tin của tôi đối với chế độ Giáo hoàng và Giáo hội Ca-Tô La Mã như là một tổ chức.  Tôi thấy rằng tôi không còn tin vào những lời xác nhận của Giáo hoàng được định nghĩa trong Công Đồng Va-ti-căng I và nhắc lại trong Công Đồng Va-ti-căng II, và rằng cái sự hiểu biết của tôi về Giáo hội Ki-tô đã đặt tôi ra ngoài Ca-Tô La Mã Giáo.

Tôi biết rằng từ lâu tôi đã không còn coi trọng những lời xác nhận của La Mã tuy tôi chưa chính thức thú nhận như vậy.  Trí óc tôi bị vặn vẹo và dằn vặt trong mấy năm gần đây, trong khi tôi cố gắng để giữ sự lương thiện của lương tâm, tôi đã tự rời xa những suy tư sâu thẳm nhất của tôi.

Sự chối bỏ trí thức của tôi về chế độ giáo hoàng khởi giậy ngày nay là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và suy nghĩ.  Đã từ lâu tôi ý thức được rằng những luận cứ thông thường của giáo hoàng không có tính cách thuyết phục, và rằng những phản bác của tôi đối với những luận cứ này đã tiềm ẩn một cách khó chịu trong tâm hồn tôi.  Càng nghiên cứu về Thánh Kinh bao nhiêu, tôi càng nhận ra những sai lầm của La Mã.  Trước khi viết bài thuyết trình cho hội nghị Ga-za-da, tôi đã nghiên cứu Tân Ước với một đầu óc phê phán.  Chính sự nghiên cứu này đã làm khởi giậy mầm chống đối đã có từ trước ở trong óc tôi đối với Giáo hội La Mã.

 Đối với tổ chức Ki-Tô Giáo, thật ra không có một căn bản  vững chắc nào trong Thánh Kinh để xây dựng lên một cơ cấu tổ chức đông đảo như vậy mà Ca-Tô La Mã tuyên bố đó là ý của Chúa.  Khi thảo luận về cơ cấu tổ chức của Giáo hội Ca-Tô La Mã,  những yếu tố chính trị và xã hội trong lịch sử phát triển của giáo hội thì gần với thực tế hơn là bất cứ dữ kiện nào trong Thánh Kinh.

Cũng như các nhà thần học khác, tôi đã từng bỏ qua những uẩn hàm do sự thiếu những dữ kiện trong Thánh Kinh, và chỉ để ý đến sự phát triển tổ chức và giáo điều của giáo hội.  Tuy nhiên, sự co dãn về quan niệm như trên và mức độ khả tín về tầm áp dụng của nó cũng có giới hạn.  Trừ khi chúng ta đặt trước vào niềm tin giáo hoàng là vị chủ chăn không thể sai lầm, bằng chứng cho thấy rõ đó không phải là một tín lý đã được mặc khải mà chỉ là sự hướng dẫn sai lầm để tuyệt đối hóa một cơ cấu phù du.

Hơn nữa, hai tín lý của giáo hoàng đưa ra về Mary, Vô Nhiễm và Thăng Thiên, làm cho chúng ta nghi ngờ sự phát triển của khái niệm này.  Chúng ta không tìm thấy một tài liệu thỏa đáng nào về sự phát triển những tín lý này để giải thích rằng chúng nằm trong sự mặc khải của Ki Tô giáo.

Chính tôi là người dũng cảm hơn ai hết đã đi tìm tài liệu này.  Ngày nay còn gặp khó khăn hơn nữa, vì lối suy tư mới về tội tổ tông, về sự chết và sống lại, đã làm cho chúng ta khó mà có thể chấp nhận hai tín lý trên như là có ý nghĩa chính xác, trường tồn.  Sự áp đặt hai tín lý trên vào niềm tin của giáo dân Ki Tô đã khiến cho hệ thống chế độ giáo hoàng không thể bênh vực được về phương diện thần học và tạo nên một chướng ngại đối với sự giải thích về chính chế độ giáo hoàng như là một sự phát triển không thể nào đi ngược lại.

Giáo hội miền Tây, trong giòng lịch sử, đã dựng lên một tổ chức kỹ lưỡng.  Buồn thay, Giáo hội La Mã đã biến tổ chức này thành tuyệt đối.  Nhưng giáo hội này ngày nay đang bị xé nát bởi sự căng thẳng và  rời rạc nội bộ, vì niềm tin vào cơ cấu tổ chức của giáo hội thực ra không phù hợp với sự diễn giải Thánh Kinh và môn thần học hiện đại. Nếu độc giả nào muốn hiểu tôi muốn nói gì thì xin họ hãy đọc ba chương đầu trong bản hiến pháp của giáo hội trong Công Đồng Va-ti-căng II.

Hai chương đầu - tuy rằng tôi nên nói lên sự dè dặt của tôi - trình bày cái nhìn vào Thánh Kinh của giáo hội.  Với chương thứ ba, tài liệu này nói về một thế giới mới, xa lạ với Tân Ước, nhấn quá mạnh vào những sự xếp đặt  chỉ có giá trị tương đối về tổ chức của giáo hội và ngay ở mức độ này cũng hủ hóa bởi sự quan tâm như ám ảnh để giữ nguyên quyền lực của giáo hoàng.  Cái thế giới của những chức vụ nắm giữ luật lệ này, tôi đề nghị rằng, thuộc chế độ phong kiến hủ lậu hơn là thông điệp của Phúc Âm. 

Đối với mối quan tâm thường xuyên của tôi về tổ chức của giáo hội, tôi nên có nhiều hảo ý hơn nếu sự thực không phải là giáo hội, trong lịch sử gần đây, đã luôn luôn làm tổn thương đến nhiệm vụ của giáo hội để cứu vãn sự tồn tại của tổ chức hoặc những đặc quyền của giáo hội.  Trường hợp đáng để ý là vai trò của Giáo hội trong chế độ Đức Quốc Xã (Nazi Germany), nhưng đây không phải là trường hợp độc đáo.  Đã bao giờ chúng ta thấy giáo hội dám đối nghịch với quyền lực được lập nên để phục vụ sự thực, dù điều này có thể có hại đến địa vị của tổ chức giáo hội?  Giáo hội, như là một tổ chức, đã chỉ lo cho chính giáo hội và quan tâm đến uy quyền và uy tín của giáo hội hơn là đến thông điệp của Phúc Âm.  Tôi không thể chấp nhận điều này chỉ bằng vào lòng tin của tôi.

Tuy nhiên, tôi không nghĩ rằng một ngày nào đó tôi sẽ đối đầu với giáo hội vì những nghi ngờ trí thức tiềm ẩn trong đầu óc tôi về những điều mà giáo hội La Mã đoan chắc nếu không phải vì những yết tố khác.  Cái màn che phủ những điều đoan nhận của giáo hội đã rơi xuống bởi một sự thay đổi nội trong giáo hội qua những sự việc cụ thể.  Ở đây, tôi muốn nói đến những kinh nghiệm tích lũy qua nhiều năm trời, đạt đến cực điểm của sự thay đổi  với sự gian xảo tàn nhẫn của Giáo Hoàng khi hoãn ra quyết định về vấn đề kiểm soát sinh đẻ vào tháng 10 năm 1966. 

Có lẽ những lời nhận xét sau đây nghe thật chối tai bởi vì giáo hoàng có thể bị bối rối, nhưng có một vấn đề cần phải đặt ra rõ rệt: một người cho mình là một lãnh tụ luân lý của nhân loại thì không được dối trá.  Bảo rằng, như giáo hoàng đã phán, uy quyền giáo dục của giáo hội, về vấn đề kiểm soát sinh đẻ,  không ở trong trạng thái nghi ngờ nào là chối bỏ một sự kiện hiển nhiên.

Một sự né tránh dối trá của sự thực không phải là cái cớ để biện minh cho sự mong muốn cứu vãn uy quyền của Tòa Thánh.   Và tuyên bố rằng luật cấm dùng thuốc ngừa thai hiện hành phải được áp dụng cho đến khi có huấn thị mới là chứng tỏ một sự vô tình máy móc trước quần chúng và sự đau khổ của họ, một sự vô tình không thể tha thứ được khi chúng ta xét đến sự kiện là những sự đau khổ trên đã gây nên bởi sự thất bại của giáo hội như là tổ chức hướng dẫn đạo đức, vì cái cấu trúc quyền lực của giáo hội và sự đàn áp những thông tin và thảo luận.

Nhưng vấn đề này chỉ là một trường hợp điển hình.  Kinh nghiệm của tôi đối với giáo hội dần dần đã đưa đến xác tín rằng giáo hội không quan tâm đến sự thực và cũng chẳng quan tâm đến quần chúng.

Không có mấy người trong giới giáo sĩ ý thức được rằng một lòng mong muốn để có một sự cởi mở toàn diện và trung thành với sự thực là một đam mê nồng nhiệt.  Tôi không tự coi tôi là bất bình thường vì tôi là một tư tưởng gia, nhưng tôi đã trải qua nhiều cơn thống khổ với tư cách là một nhà Thần học của Giáo hội Ca-Tô La Mã.  Tôi thấy giáo hội không quan tâm đến sự thực vì nó là sự thực.  Những lý lẽ đầy thủ đoạn, hầu  như bao giờ cũng được đặt lên trên hết, để duy trì quyền lực.  Tôi không hề thấy trong cấp lãnh đạo một ý niệm vui vẻ về giá trị và chức năng của sự thực như là sự thực.

Thật ra, tôi phải thú nhận rằng, đối với tôi,  sự hành xử quyền lực giáo hoàng càng ngày càng trở nên mang tai tiếng.  Tôi không thể tiêu hóa được ngay cả phương cách giáo hoàng can thiệp vào Công Đồng Va-ti-căng II gần đây.  Đối với những huấn thị của giáo hoàng, một đôi khi tôi nghĩ cần phải có một khoa học luận về vai trò và nhiệm vụ của Va-ti-căng, để có thể phanh phui ra những nhóm áp lực nào đã thành công trong việc thực thi đường hướng của họ.

Bản thông tri (encyclical) "Mysterium Fidel" về Lễ Ban Thánh Thể (Eucharist) là một thí dụ hiển nhiên.  Bản thông tri này không những không hiểu những thảo luận gần đây về biến thể (transubstantiation), mà còn áp dụng một phương cách đại cương về Lễ Ban Thánh Thể đã bị những nhà Thần học bỏ từ lâu.  Tôi không thể chấp nhận tài liệu này là có giá trị ngay cả khi nó chỉ là một bài tập của một sinh viên.

Vì không có gì chứng tỏ rằng quyền lực của giáo hoàng là một tâm điểm học thuyết sống động,  chú trọng, đại diện và chuẩn nhận đầu óc của giáo hội, tôi bắt buộc phải thú nhận rằng Giáo Hoàng đã mắc vào trong một hệ thống triều chính lỗi thời, ở trong đó sự thực được sử dụng một cách chính trị, tự do thảo luận luôn luôn bị nghi ngờ và những tuyên bố về giáo thuyết được chấp nhận qua những thủ đoạn.

Nhưng tôi chưa bao giờ quan tâm đến những chính trị cung đình, sự cống hiến của đời tôi là cho niềm tin và Thần học.

Tôi không muốn đưa ra ấn tượng rằng tôi đang nổi loạn chống riêng chế độ giáo hoàng .  Sự thiếu quan tâm đến sự thực, đặt sự thực lệ thuộc vào quyền lực và sự duy trì của hệ thống tổ chức, tràn ngập khắp cơ cấu tổ chức giáo hội.

Tôi nhận thức rằng sức mạnh về phản ứng của tôi chống lại cái hệ thống trên là do quyết định cá nhân của tôi.   Sự đòi hỏi cấp bách về suy tư một cách xây dựng ở trong tôi đã bị ngăn chặn quá sự chịu đựng của tôi vì phải tuân phục một giáo hội với những tín điều cứng ngắc.

Tôi đã vật lộn với sự tuân phục nàỵ  Tôi có ấn tượng rằng trong những năm gần đây tôi đã phải cất bỏ một cái núi sỏi đá của giáo hội để tạo ra vài cái cây nhỏ bé trong những suy tư xây dựng của tôi.  Cố gắng tiếp tục suy tư trong cái khuôn khổ cứng ngắc của những giáo điều chính thống hiện nay đã vượt ra ngoài sức tôi.  Nó trở thành không thể đạt được một khi mà những quyền lực của giáo hội đã làm tôi mất đi sự kính trọng vì đã bán rẻ sự thực.

Tôi không ham muốn có những suy tư một mình với lòng kiêu hãnh của một cá nhân đơn độc, tôi muốn suy nghĩ cùng với cộng đồng, chia xẻ trong một cộng đồng, đặt sự suy tư của tôi dưới những ý nghĩ của giáo hội.  Nhưng đối với tôi,  đường lối của giáo hội không còn biểu thị một tư tưởng thông thường, nó trở thành một hệ thống hẹp hòi, áp đặt bởi quyền lực và thường là ngược lại với những ý tưởng tiến bộ ngay trong giáo hội.

Trong khi sự lãnh đạm của giáo hội đối với sự thực đã làm tôi, với cương vị của một nhà thần học, ưu phiền,  một kinh nghiệm khác đã có cùng một tính cách quyết định gây nên sự đoạn tuyệt của tôi với giáo hội.  Cái tổ chức giáo hội này thường xuyên nghiền nát và làm tổn thương con người.  Đối với tôi, càng ngày giáo hội càng trở nên một hệ thống mênh mông, vô nhân tính, không có tự do, và vô nhân đạo. Trong giáo hội có rất nhiều người tốt, những người tôi kính ngưỡng và yêu mến.  Nhưng tôi không thấy họ là những Ki Tô hữu tốt theo cấu trúc của giáo hội.  Có vẻ như là những giá trị cá nhân và cộng đồng mà họ quý trọng và  cổ súy  không phải là rút ra từ giáo hội.  Thật ra là nhiều khi họ hoạt động trái ngược hẳn với quyền lực của giáo hội và cơ chế chính thức của giáo hội.

Đối với tôi có vẻ như là có một cái gì đó đã đi quá sai đường trong những liên hệ giữa con người với nhau để kết buộc mọi người với nhau trong tổ chức giáo hội.  Tôi có thể nói thẳng rằng đây là một sự loạn thần kinh tập thể.   Chắc chắn là một người nào đó nên tìm hiểu cái bệnh lý của giáo hội ngày nay.  Giáo hội chính thức bị chất chứa đầy sợ hãi, bất an và lo ngại, đưa đến sự bất khoan dung và thiếu tình thương.  Và cái mà làm cho những cố gắng sửa sai bị thất bại chính là sự thống trị của hệ thống trên cá nhân.  Quyền lợi của Giáo hội bao gìờ cũng đặt lên trước hết, và cái quyền ưu tiên này đã hủy diệt nhân vị của con người.

Ngay cả những người tốt, khi ở trong một địa vị có quyền lực cũng trở nên nạn nhân của hệ thống tổ chức giáo hội và không còn đối xử với những người khác một cách bình thường giữa con người và con người nữa, dưới cái quyền lực này quá nhiều người được giữ trong tình trạng ấu trĩ hay trở nên thất bại, kỳ kục và bấn loạn thần kinh.  Điều tôi nói đây có vẻ như là những lời lên án vô căn cứ, nhưng tôi tin chắc rằng rất nhiều người trong giáo hội hiểu tôi muốn nói đến cái gì và có thể xác nhận những lời tôi nói qua kinh nghiệm của chính bản thân họ.

...Ngày nay tôi đã đoạn tuyệt với giáo hội, tôi cảm thấy trí óc và tinh thần đã được rửa sạch và tự do, trong một sự an bình và vui vẻ  mà tôi không biết đến trong nhiều năm.  Nhưng cũng như mọi hạnh phúc ở trên đời, hạnh phúc của tôi đã được xây dựng qua nhiều đau khổ.  Sự chỉ trích của tôi về giáo hội như là một tổ chức không thể làm tôi quên được giáo hội qua những người mà tôi viết và yêu mến.  Quyết định của tôi chắc sẽ làm phiền lòng nhiều ngườị  Có những người không hiểu được vấn đề và cảm thấy như bị phản bội, và địa vị của một số người khác trở nên khó khăn một cách đau lòng vì quyết định của tôi.

Nhưng tôi không thể tránh được tạo ra những vết thương trên.  Bất cứ những gì tôi đã làm cho người khác trong quá khứ đều được kết hợp với sự tranh đấu của tôi cho sự liêm chính và thành thực.  Tôi không thể tiếp tục giúp đỡ những người khác với cái giá là phải sống trong dối trá, tôi phải theo niềm tin của tôi vào chân lý.  Tôi hi vọng vẫn còn những cơ hội để làm việc cho người khác hoặc làm việc cùng với họ, dù rằng có người không đồng ý với tôi.  Hành động của tôi bắt nguồn từ một niềm tin chắc chắn, rằng tôi chỉ có thể tìm thấy Chúa Ki Tô và Thượng Đế và dẫn dắt người khác đạt cùng mục đích như tôi, nếu tôi có ý chí tìm thấy chính tôi và thành thực với chính tôi.  Những điều này, tôi không thể nào làm được nếu tôi còn là một tín đồ Ca-Tô La Mã.

Why I Left the Roman Catholic Church

On Sunday three weeks before Christmas [1966] I got up from my desk and went to the chapel. I knew that the end of my struggle had come. I intended to leave the Roman Catholic Church.

I had been working on a theological paper for a meeting between Anglicans and Roman Catholics, arranged for January, at the Italian village of Gazzada. My reading of it did not tell me anything I did not know before, but it forced me to examine the state of my own convic­tions on the papacy and on the Roman Catholic Church as an institu­tion. I found that I no longer believed in the papal claims as defined in Vatican I and repeated in Vatican II and that my general understanding of the Christian Church put me outside Roman Catholicism.

I recognised that I had not seriously held the Roman claims for some time, though I had never admitted this to myself. My mind had been so twisted and inhibited during the last few years that, while trying desperately to be honest, I had been running away from my own deepest thoughts.

My intellectual rejection of the papacy emerges now as the result of many years of study and thought. Deep down I had long  been aware that the usual arguments are unconvincing, and the objections to them have lain submerged in my mind as irritants. The more I have studied the Bible, the less likely the Roman claims have become. Before I began the Gazzada paper I had been doing some work in New Testament criticism. This again raised a strong antecedent probability in my mind against the  Roman Church.            

In regard to institutional Christianity there is simply no firm enough biblical basis on which to erect so massive a structure as the Roman Catholic claim requires. In discussing the Roman Catholic Church as an institution, the political and social factors of its historical develop­ment are much more to the point than any biblical data.

Like other theologians I had warded off the implications of the lack of biblical data by appealing to doctrinal and institutional development. There are, however, limits to the elasticity of this concept and the credibility of its application. Unless one presupposes faith, supported from elsewhere, in the papal primacy and infallibility, the more likely explanation of the evidence is not the unfolding of a revealed dogma, but the misguided absolutising of a transitory structure.

Moreover, the two papal dogmas concerning Mary, the Immaculate Conception and the Assumption, have rendered the notion of devel­opment suspect. No satisfactory account of dogmatic~ development has yet been found to explain how these can be part of Christian revelation. I myself have tried as valiantly as anyone to find such an account. There is now the further difficulty that new thinking on original sin, death and resurrection is making it more difficult to give the two dogmas a per­manently valid meaning. The imposition of these two points as matters of Christian faith renders the papal system theologically indefensive and creates a barrier against explaining the papacy itself as an irrevers­ible development.             

The  Western Church was led in the course of its history to build an elaborate institutional set-up. Unhappily the Roman Church has made that structure an absolute. But that Church is now internally torn by tension and incoherence, since its institutional faith is in truth incompat­ible with biblical criticism and modern theology. If anyone wishes to get the feel of what I am saying, let him read the first three chapters of the Constitution on the Church of the Second Vatican Council.  The first two chapters - though I should now make some reserva­tions   present a biblical vision of the Church. With the third, the document moves into a new world, remote from the New Testament, dominated by an excessive stress on institutional arrangements of relative value and spoilt even at that level by an obsessive concern to preserve papal power intact. That world of juridical functions owes, I suggest, more to fossilised feudalism than to the Gospel message.

I should take more kindly to this constant anxiety over the institution, were it not true that the Church in recent history has again and again compromised its mission to save its institutional existence or privilege. The glaring instance is the Church in Nazi Germany, but this does not stand alone. When in fact has the Church ever entered into conflict with the established authority to bear witness, even at the cost of its institu­tional position? The Church as an institution is turned in upon itself and more concerned with its own authority and prestige than with the Gos­pel message. I cannot accept its claim upon my faith.

However, I do not think I should ever have confronted my hidden intellectual doubts and denials about the Roman claims, were it not for other factors. The veil covering them was eventually rent by a revulsion from the Church as experienced in the concrete. I speak here of a cumulative experience built up over many years, but it reached a climax of revulsion with the callous dishonesty of the Pope's postponement in October [1966] of a decision on birth control.

   Perhaps the following remark is harsh in view of the probable bewil­derment of the Pope, but the point must be sharply made: one who claims to be the moral leader of mankind should not tell lies. To say, as the Pope did, that the teaching authority of the Chtirch was not in a state of doubt on the issue of birth control was to deny a plain fact.

A dishonest evasion of truth is not excused by the desire to save the authority of the Holy See. And to declare without qualification that the existing prohibition of contraception still applies until further notice shows a bureaucratic insensitivity to people and their suffering, an insensitivity all the more inexcusable when one considers how much of that suffering has been caused by the failure of the official Church as a moral guide, due td its authoritarian structure and suppression of free communication and discussion.

But that was only the climactic incident. My experience of the Church has gradually overwhelmed me with its lack of concern for truth and its lack of concern for people.

Few ecclesiastics seem aware that a desire for complete openness and fidelity to truth can consume like a burning passion. I do not con­sider myself unusual as a thinker, but I have suffered agonies as a the­ologian in the Roman Catholic Church. I find no attention to truth for its own sake. Reasons of expediency, above all the preservation of au­thority, seem always to dominate. I look in vain at the official level for a joyful sense of the value and power of truth as truth.

Indeed, I must confess that the workings of papal authority have for me become increasingly disreputable. I cannot even yet stomach the manner of the papal interventions in the late Council. As for papal doc­uments, I sometimes think there is need for a new science of Vatican­ology, in order to discover which pressure groups have succeeded in getting their way.

    The encyclical "Mysterium Fidei" on the Eucharist is a notorious example. It not only failed to understand what the recent discussions on transubstantiation were about, but also adopted a general approach to the Eucharist long abandoned by most theologians. I should not have accepted the document as a piece of work from a student.

Far from experiencing the papal authority as a hving~doctnnal centre, focusing, representing and sanctioning the mind of the Church, I am compelled to the admission that the Pope is enmeshed in an antiquated court system, where truth is handled politically, free discussion always suspect and doctrinal declarations won by manoeuvring. But I was never much interested in palace politics; my life dedication is to faith and theology.

I do not wish to give the impression that I am rebelling against the papacy alone. The lack of concern for truth, with the subordination of truth to authority and to preservation of the system, pervades the whole institution.

I recognise that the strength of my own reaction against this is due to my personal make-up. An imperative urge within me to think cre­atively has been blocked and stifled beyond endurance by conformity to a rigidly dogmatic Church.

I have struggled to conform. I have had the impression in recent years that I have had to remove a mountain of ecclesiastical rubble in order to produce a few tiny plants of creative thought.

The effort to continue my thinking within the rigid framework of present orthodoxy might in any case have proved too great for me. It became impossible once the ecclesiastical authorities had lost my respect by prostituting truth.

I have no desire to think in proud isolation as a solitary individual; I want to think in community, to share in a communal enterprise, to subordinate my thought to the mind of the Church. But the official Church no longer for me represents a common thought; it has become a narrow system imposed by authority often against the genuine advance of thought within the Church itself.

While the ecclesiastical indifference to truth has afflicted my life as a theologian, another component of my experience has been at least equally decisive in causing my break with the Church. The institutional Church is constantly crushing and damaging people. More and more it has become for me a vast, impersonal, unfree, inhuman system.

There are many wonderfully good people within the Church, people whom I admire and love, people who are giving an excellent and often costly Christian witness. But I do not find that they are good Christians because of the institutional Church.

They do not seem to draw upon the official Church for the personal and community values they cherish and promote. Only too often, in fact, they are working in opposition to Church authority and official structures.

Something, it seems to me, has gone very wrong with the human relationships that bind people together within the institutional Church. I would go so far as to speak here of a collective neurosis. Certainly, someone should investigate the pathology of the present Church. The official Church is racked by fear, insecurity and anxiety, with a conse­quent intolerance and lack of love. And what frustrates any effort at remedy is the perpetual dominance of the system over the person. The system always comes first, and this priority of the impersonal is destruc­tive of the human personality.  

...Now that the break with the Church has been achieved, I feel mentally and spiritually cleansed and free, with a peace and joy I have not known for years. But like all happiness in this life, my own is shot through with suffering. My criticism of the Church as an institution cannot make me forget the Church as those people I know and love. I am hurting so many by what I am doing. There are those who do not understand and numbly feel betrayed; others whose own position has been made painfully difficult by my decision.

But I could not avoid inflicting these wounds. Whatever I have been able to do for others in the past has been inseparably linked to my own striving for integrity and sincerity. I could not continue to help others at the cost of living a lie; I had to follow my sincere conviction about the truth. I hope the opportunity will still be given of working for and with others, however much some may disagree with me. I have acted from a conviction that I could only find Christ and God and lead others to do so, if I were willing to find myself and be true to myself. That I could not have done had I remained a Roman Catholic.

 

 

Trang Sách Ngoại




Đó đây


2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>