●   Bản rời    

Họ và Chúng Ta 4 - Bài Viết Của Ông Nguyễn Học Tập (Nguyễn Mạnh Quang)

Họ và Chúng Ta

Nguyễn Mạnh Quang 

http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt-4.php

| bản in |¿ trở ra mục lục | 29Dec08

bài trước \ bài sau

PHẦN IV

VỀ BÀI VIẾT "GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA" CỦA TS NGUYỄN HỌC TẬP

Dẫn: Luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3445&categoryID=2&...

Từ đầu năm 1997, người viết (1) đã xuất bản một số tác phẩm như Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963, bộ sách Thực Chất của Giáo Hội La Mã (gồm 2 cuốn), Bài Thơ Cho Con, Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation, (2) đã đưa lên saschhiem.net một vài tác phẩm như Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử, Chân Dung Người Việt Quốc Gia, Phần II của cuốn Người Việt Nam & Đạo Giê-Su (đồng sọan với Giao-sư Trần Chung Ngọc), và vào khỏang 50 chương sách trong số gần 130 chương của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã gồm 7 phần (7 phần này được chia ra làm 26 mục, mỗi mục gồm có nhiều chương, tất cả có tới gần 130 chuơng). Hầu hết những chương sách này đã được đưa lên cả sachhiem.net và giaodiemonline.com. Tất cả những tác phẩm này đều có nội dung nói về tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, và nói rõ dân tộc Việt Nam là một trong những nạn nhân lâu dài nhất của “cái tôn giáo ác ôn” này.[101]

Phải đối diện với những sự thật lịch sử không thể chối cãi được, người của Nhà Thờ Vatican là ông Ca-tô Nguyễn Học Tập viết bài chạy tội cho cái tổ chức tội ác này bằng một bài viết có tựa đề là Giáo Hội Công Giáo Roma với nguyên văn như sau:

”Nhân đọc trên các Diển Đàn bài của ông Nguyễn Mạnh Quang thuộc tổ chức Giao Điểm về Giáo Hội Công Giáo La Mã, người viết cũng xin đóng góp một vài ý kiến để rộng đường suy luận.

Thường khi, để phê phán một cá nhân hay một tổ chức chúng ta cần phần biệt hai ý niệm khác nhau: “chủ thể" (persona) và "chủ đề" (doctrina).

"Chủ thể" (persona) là chính cá nhân của con người hay những con người trong tổ chức, diện mạo thể xác và cách ăn nói, hành xử của con người hay các con người, mà chúng ta muốn đề cập.

Trong khi đó thì "chủ đề" (doctrina), là tư tưởng, lý lẽ, đường lối, lý tưởng, phương thức sống mà con người hay tổ chức của nhóm người đó đề ra, như là đường hướng phải noi theo, để nhằm đạt được mục đích nào đó.

1 – Hiểu như vậy, chúng ta thấy được trong Giáo Hội Công Giáo Roma có những "chủ thể" và "chủ đề”. Giáo Hội Công Giáo Roma được lãnh đạo bằng Hàng Giáo Phẩm, bằng những "chủ thể" con người. Hàng Giáo Phẩm đó cũng là những con người với nhân tính và những giới hạn như chúng ta. Và đã là người, với nhân tính và giới hạn, cho nên những lỗi lầm, sai trái, lạm quyền khi có chức vị, lẫn lộn thần quyền và thế quyền, hành xử chức vị mình có thể đưa đến độc tài, độc đoán, độc ác, kể cả đê tiện là điều tự nhiên không thể tránh khỏi.

Người La Tinh có câu: "Errare humanum est !" (Sai lầm là bản tính của con người !). Nói như vậy, không có nghĩa là mọi Giáo Sĩ trong Hàng Giáo Phẩm Roma đều là những tay lưu manh, điếm đàn, độc ác, cường hào, ác bá.

Trong xã hội, chúng ta có những người tốt, người xấu, thì trong Hàng Giáo Phẩm chúng ta cũng có thể gặp được cả hai hạng người đó. Điều vừa kể không có gì lạ, bởi lẽ ngay cả trong một nhóm nhỏ Mười Hai Tông Đồ của Chúa Giêsu thời tiên khởi, chúng ta cũng gặp được Giuda bán Chúa và Phêrô chối Thầy đến ba lần trong đêm Khổ Nạn.

Hàng Giáo Phẩm Roma trong quá khứ đã có những hành xử sai trái, như ông Nguyễn Mạnh Quang dẫn chứng, không ai chối cải, nhưng cũng đừng ai đơn sơ đến chấp nhận những gì ông Quang ghi lại đều đã xảy ra chính xác như vậy trong lịch sử, và rồi tại sao lại xảy ra những cách hành xử "độc tài, vô nhân đạo" như vậy, như ông Quang ghi nhận, và trong bối cảnh nào.

Cần xác nhận cả những yếu tố đó, để có thể hiểu được lý do và từ đó có thể thẩm định được mức đô trách nhiệm nặng nhẹ thực sự của những "việc làm sai trái" của Hàng Giáo Phẩm Roma trong lịch sử.

Chúng ta vừa đề cập đến "chủ thể", các người lãnh đạo, các con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, trong Hàng Giáo Phẩm Giáo Hội Công Giáo Roma. Họ là Tu Sĩ, Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y, Giáo Hoàng cũng vậy. Là những con người có giới hạn và có thể lầm lỗi, như bất cứ ai trong chúng ta.

2 – Điều quan trọng là xem những sai trái, độc ác mà những người đó vấp phạm, như ông Quang ghi nhận, có phải thuộc về giáo lý Ki Tô giáo hay không, chúng ta đang muốn đề câp đến "chủ đề" (doctrina): giáo lý Ki Tô giáo có dạy các người đó hành động như vậy hay không? Người Ki Tô giáo tin vào "giáo lý của Ki Tô giáo" (chủ đề), chớ không phải vào Hàng Giáo Phẩm, mặc dầu họ vẫn biết kính trọng, biết ơn Hàng Giáo Phầm là những người đã giảng dạy cho họ biết được "giáo lý của Chúa Ki Tô".

Đáng lý ra Hàng Giáo Phẩm là những người chăn dắt dạy dỗ "giáo lý của Chúa Ki Tô", phải là những người làm gương, làm nhân chứng bằng cách hành xử trong cuộc sống của các ngài theo tin thần Phúc Âm, "giáo lý của Chúa Ki Tô". Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cung có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.

Do đó, "chê trách Cha Thầy " là một chuyện, " bỏ đạo, mất đức tin" là chuyện khác.

Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.

Người Công Giáo sẽ rất biết ơn ông Quang và anh em Giao Điểm chỉ dạy cho những sai trái của giáo lý Ki Tô giáo (doctrina).

Đôi khi, chính người Công Giáo cũng có những nhận định, phê bình, chỉ trích không có gì là thân thiện đối với Hàng Giáo Phẩm của họ, chống lại cách hành xử bất xứng, sai trái nào đó trong Hàng Giáo Phẩm.

Đó là thái độ, đôi khi phải có, chống đối Hàng Giáo Phẩm (Anticlericalismus, chống chủ thể). Nhưng chắc chắn không có người Công Giáo nào chê trách, miệt thị Giáo Lý của Thiên Chúa (Antidoctrinalismus).

Hiểu như vậy, thái độ phán đoán phân biệt "chủ thể" và "chủ đề" rất quan trọng trong cuộc sống.

Phê bình Linh Mục, Giám Mục, Hồng Y và kể cả Giáo Hoàng là phê bình "chống cha", chớ không phải " chống Chúa". Đừng ai lợi dụng sáp nhập hai từ ngữ thành thái độ " chống cha, chống Chúa" để tạo hiểu lầm và lạm dụng.

3 – Sau một vài ý tưởng khác biệt nên có về "chủ thể" và "chủ đề", thiết tưởng chúng ta cũng có thể áp dụng để hiểu được một cách đúng đắn hơn về một tín điều trong giáo lý Ki tô giáo, được ông Nguyễn Mạnh Quang nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở phần cuối của bài viết, như là điều mà Toá Thánh Vatican muốn nhét vào đầu người Ki Tô giáo để họ luôn luôn quỵ lụy, vâng phục, để Hàng Giáo Phẩm Roma (chủ thế) cởi lên đầu lên cổ tùy hỷ.

Đó là tín điều cuối cùng trong Kinh Tin Kính của người Công Giáo:

"Con tin có Giáo Hội duy nhứt, thánh thiện, công giáo và tông truyền".

Trước hết từ ngữ "thánh thiện” trong tín điều vừa kể không có ý nói lên trong Giáo Hội Công Giáo hoàn toàn là thánh thiện hết, nhứt là "Hàng Giáo Phầm" (có lẽ theo ý nghĩ anh em Giao Điểm cho như vậy), cho nên không ai được đụng đến các vị, đụng đến là " chống cha, chống Chúa".

Từ ngữ "thánh thiện" được dùng trong tín điều để nói lên trong Giáo Hội có Chúa Giêsu hiện diện, Ngài là Đấng Thánh vì Ngài là Thiên Chúa. Sự luôn luôn hiện diện của Ngài trong Giáo Hội, để tiếp tục thánh hoá các tín hữu Ngài, được chính Ngài bảo đảm cho chúng ta trong Phúc Âm Thánh Matthêu:

"Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" ( Mt 28, 20).

Kế đến tỉnh từ "công giáo" (catholica, univrselle), có nghĩa là Giáo Hội của Chúa Giêsu được mở rộng ra cho hết mọi người, bất cứ ai muốn vào, dự phần ơn cứu rỗi mà Ngài đem đến cho nhân loại đều được Giáo Hội giang tay đón nhận, kể cả anh em Giao Điểm, nếu anh em muốn. Hai tĩnh từ "duy nhứt và tông truyền" không có gì là độc quyền, độc đoán, cho bằng là những từ ngữ nói lên nguồn gốc của Giáo Hội, được chính Chúa Giêsu thiết lập trên Thánh Phêrô là nền tảng của Giáo Hội: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16, 18). Như vậy, Giáo Hội được Chúa Giêsu xây dựng là Giáo Hội duy nhứt, được xây dựng trên Tảng Đá Phêrô, bảo đảm cho sự vững mạnh của Giáo Hội, chống lại cường quyển của tử thần, làm phát sinh, triển nở và bảo vệ cuộc sống hạnh phúc đời đời của con người.

"Duy nhứt và tông truyền" bảo đảm cho đức tin được giữ gìn nguyên vẹn ( chủ đề), là theo truyền thống, từ khởi thủy truyền lại cho người tín hữu qua các thời đại, chớ không có gì là phải mù quáng, tuân phục và phục vụ Hàng Giáo Phẩm Roma duy nhứt (chủ đề) hay Đế Quốc Thị Xã Vatican. Cắt đứt đi truyền thống tông truyền từ Thánh Phêrô chuyển giao đến chúng ta, là thái độ liều lỉnh làm cho đức tin của mình không còn chắc chắn là đức tin nguyên thủy, phát xuất từ căn nguyên, từ những gì Chúa Giêsu truyền cho Thánh Phêrô. Đức tin không được đặt trên truyền ( chủ đề), bắt đầu từ Phêrô, có thể là đức tin bị biến thể, sai lạc.

Hy vọng những tư tưởng đơn sơ vùa kể có thể giúp cho chúng ta rộng đường suy luận.”Nguyễn Học Tập. “Giáo Hội Công Giáo Roma.” Luongtamconggiao.com/pages/tp.asp?topicID=3445&categoryID=2&... Ngày 30/11/2008.

Trong một đọan của bài viết trên đây, tác giả TS Nguyễn Học Tập nói rõ là:

1.- "Chủ đề" (doctrina) của Giáo Hội La Mã là những tín lý Ki-tô được ghi trong các sách trong thánh kinh (Cựu Ước và Tân Ước) cùng với những tín lý do chính Giáo Hội La Mã biên sọan và ban hành từ ngày 20/5/325 (ngày Hội Nghi Nicaea nhóm họp để thông qua tín lý Chúa Ba Ngôi), và

2.- Chủ thể (persona) là nhân sự gồm tất cả các ông tu sĩ Ca-tô các cấp từ giáo chủ (gọi là giáo hoàng), hồng y, tổng giám mục, giám mục, đức ông, linh mục, các sư huynh và các nữ tu trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

Đồng thời ông TS Nguyễn Học Tập cũng xác nhận những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã đã làm trong gần hai ngàn năm bằng một đọan văn:

“Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.”

Nhưng ông Tập lại nói là “những lỗi lầm và sai trái”, chứ không dám nói thẳng thừng là “tội ác” mà thực tế là cả hàng rừng tội ác tầy trời cực kỳ ghê gớm.

Ngoài ra, ông Tập còn tìm cách chạy tội cho Giáo Hội La Mã bằng đoạn văn:

Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cũng có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.”

Theo sự hiểu biết của người viết, cái lối nói ông TS Nguyễn Tập trong đọan văn trên đây để chạy tội cho Giáo Hội La Mã đều được tất cả tín đồ Ca-tô ngoan đạo sử dụng mỗi khi gặp phải trường hợp có người đặt ra vấn đề hay nó tới những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Đối với những người ở ngòai đạo Ki-tô, câu nói này được tin đồ Ca-tô sử dụng như một luận điệu ngụy biện hay cãi bựa để chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, để rồi sau đó Nhà Thờ Vatican và chính họ vẫn chứng nào tật ấy, nghĩa là vẫn tiếp tục theo đuổi tham vọng bất chính thống trị toàn cầu, nô lệ hóa nhân loại, hủy diệt các tôn giáo khác và các nền văn hóa khác bằng chính sách “bất khoan dung” cực kỳ dã man đối với những thành phần ở ngoài đạo Ki-tô.

Nêu lên vấn “chủ đề”, “chủ thể” và những lời lẽ trên đây, ông TS Nguyễn Học Tập muốn nói cho mọi người biết rằng tập thể nhân sự trong Giáo Hội La Mã có thể sai lầm, nhưng tất cả những tín lý Ki-tô, giáo luật, truyền thống và lời dạy của Nhà Thờ Vatican thì không những không sai lầm, mà còn có mục đích tốt.

Nói như vậy là ông TS Nguyễn Học Tập đã không đọc hết Cựu Ước và Tân Ước. Vì thế ông ta mới viết mấy đọan văn như trên.

Người viết xin khẳng định toàn bộ tín lý giáo luật, truyền thống và lời dạy của Nhà Thờ Vatican đều là sản phẩm được tập đoàn thày cúng người Do Thái (trước thế kỷ 4) và bọn giáo sĩ hay các nhà thần học của Nhà Thờ Vatican (từ thế kỷ 4 về sau) bịa đặt ra để làm phương tiện phỉnh gạt và lừa bịp người đời hầu thủ lợi, chứ hoàn toàn không có gì được gọi là có gia trị hay tốt như ông TS Nguyễn Học Tập nói trong bài viết của ông trên đây. Cái lối làm ăn bất lương này của Giáo Hội La Mã giống y hệt như cái lối làm ăn bất lương của bọn thày cúng và đồng cốt trong chuyện Cưới Vợ Cho Hà Bá mà chúng tôi sẽ ghi lại đầy đủ trong Phần V ở sau.

Như đã nói trong Phần II (Điều 9) ở trên, ngay từ thời Thượng Cổ, cách đây vào khỏang 2600 năm, người dân Đông Phương đã có nếp sống văn hóa cho rằng nếu ông vua mà phạm lỗi sai lầm và bạo ngược, thì người dân có quyền nổi lên truất phế hay khử diệt ông vua đó và đưa người khác có tài có đức lên thay thế.

Trong khi đó, từ đầu thế kỷ 4 cho đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, nhân dân Âu Châu và các vùng ven biển Địa Trung Hải vẫn còn bị cưỡng bách dưới sống ách thống trị tham tàn và bạo ngược của Nhà Thờ Vatican, và Nhà Thờ lại dạy giáo dân và nhân dân dưới quyền rằng:

Nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết vua để thay đổi cơ chế chính quyền.”[102]

Nói cho rõ hơn, Nhà Thờ Vatican dạy dỗ giáo dân và nhân dân dưới quyền rằng:

Dù cho nhà cầm quyền có tham tàn và bạo ngược đến đâu đi nữa, thi nhân dân chỉ có thể cầu xin Nhà Thờ Vatican và để Nhà Thờ Vatican sẽ lo liệu, chứ người dân không có quyền vùng lên làm cách mạng để truất phế tên bạo chúa đó. Nếu Nhà Thờ Vatican ngỏanh mặt làm ngơ, thì đó là Nhà Thờ Vatican muốn trừng phạt nhân dân.”

Thói đời “tức nước thì vỡ bờ” và “khuyển cùng tắc phệ.” Vì thế mà Chủ Nghĩa Nhân Bản (Humanism) ra đời vào đầu thế kỷ 14 với mục đích duy nhất là chống lại chế độ bạo ngược Nhà Thờ Vatican và tranh đấu cho quyền làm người của người dân. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

"Theo thời gian Chủ Nghĩa Nhân Bản trở nên một trường phái học thuật có một quan niệm nhân sinh mới. Một trong những đặc tính của quan niệm nhân sinh mới này là tinh thần phê phán. Thí dụ như một số tư tưởng gia trong phong trào này chỉ trích Giáo Hội La Mã, chống đối những điều mà họ cho là thói hư, tật xấu, những khuyết điểm trong tổ chức và trong việc quản trị của Giao Hội. Những người này vẫn còn giữ vững niềm tin tôn giáo, nhưng họ không thể chấp nhận quyền lực của Giáo Hội mà không hoài nghi và thắc mắc.” (“As time went on, Humanism became more than a certain type of scholarship; it also came to mean a new outlook on life. One characteristic of this outlook was a critical spirit. Some Humanists, for example, criticized the Church, protesting against what they regarded as defects in its organization and administration. Men like this remained religious, but they were less inclined than earlier thinkers to accept Church authority without question.”) [103]

Tiếp theo là khoa học được phát triển và Thời Kỳ Lý Trí (Science and Age of Reason) [1500-1789] ra đời. Trong thời kỳ này, các đại tư tưởng gia đã nhìn thấy các chế độ quân chủ có nhiều thiếu sót và sai lầm, có nhiều lỗ hổng (loopholes) mà cá nhân hay tập thể những người cầm quyền có thể lợi dụng để củng cố quyền lực hầu thỏa mãn những dục vọng bất chính và bất nhân của họ. Cũng vì thế mà đại tư tưởng gia John Locke (1632-1704) mới đưa ra Thuyết Dân Ước Luận (The Social Contract Theory) biện minh cho người dân có quyền vùng lên làm cách mạng đạp đổ chính quyền chuyên chế để thiết lập một thể chế chính trị mới, theo đó thì chính quyền có trách nhiệm phải phục vụ quyền lợi của đại khối nhân dân mà chúng ta thường hiểu là giai cấp bị trị. Thuyết Dân Ước Luận trên đây đã giúp cho Jean Jacques Rousseau (1712-1778) dựa theo đó phát triển và viết thành tác phẩm có cùng tên với Thuyết Dân Ước Luận của Locke. Theo lý thuyết này, thì quyền hành của Nhà Nước phải được phân chia ra làm ba ngành lập pháp (làm luật), hành pháp (thi hành luật) và tư pháp (diễn dịch luật pháp và phân xử các vụ tố tụng). Ba ngành này độc lập với nhau. Đồng thời, việc quản trị nhân dân phải được giao phó cho những người được nhân dân tuyển chọn qua một cuộc tổng tuyền cử tự do, bỏ phiếu kín. Kể từ đó, nền tảng của chế độ quân chủ thần quyền ở Tây Phương coi như bị phá vỡ bởì làn sóng những tư tưởng mới về quyền dân chủ của người dân. Những tư tưởng mới này gần giống như tư tưởng “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” và “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi; thử chi vị dân chi phụ mẫu” trong các xã hội theo nền văn minh Khổng Mạnh ở Đông Phương.

Nhìn lại, chúng thấy rằng, qua những lời tố cáo của Phong Trào Nhân Bản, người dân Âu Châu có cơ hội nhìn ra được bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã. Sau đó, họ lại được thấm nhuần những tưởng mới của các đại tư tưởng gia trong Thời Đại Lý Trí. Những tư tưởng mới này làm cho họ bừng tỉnh, thoát ra khỏi cơn mê “mơ về nước Chúa” và cảm thấy đau đớn ê chề, uất ức vì đã bị lừa bịp, bị phỉnh gạt bằng những bánh vẽ thiên đường cùng với những tín lý Ki-tô láo khoét. Chính vì nỗi lòng đau đớn và uất ức này mà người Pháp mới gọi các ông giáo sĩ Ca-tô là “lũ quạ đen” (les corbeaux noirs), học giả Henri Guillemin mới gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn” (Malheureuse Église)[104], , văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn”, Và nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) tuyên bố:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". (Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[105].

Dần dần, nỗi lòng đau đớn và uất ức này biến thành ngọn lửa căm thù đối với Giáo Hội La Mã. Ngọn lứa này nung nấu trong lòng họ và chỉ chờ cơ hội hay hoàn cảnh thuận tiện là bùng lên thành những cơn bão lửa thiêu rụi tất cả các chế độ quân chủ thần quyền hay đạo phiệt Ca-tô và thiệu rụi luôn cả cái cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã là giáo triều Vatican. Đây là khát vọng của người dân Âu Châu và của nhân dân ở tất cả các nơi mà quyền lực của Nhà Thờ Vatican vươn tới. Cái khát vọng này đã được văn hào Voltaire bằng câu nói lịch sử ‘’Phá được Dòng Tên là phá được cái tôn giáo ác ôn này.” [106]

Cơ hội đã đến là khi phong trào nhân dân thế giới vùng lên làm cách mạng phá tan ách thống trị của các chế độ đạo phiệt Ca-tô và thẳng tay trừng trị Nhà Thờ Vatican. Đó là Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979, và điều khoản “tôn giáo phải được tách rời khỏi chính quyền” được ghi vào hiến pháp của các nước dân chủ đã từng là nạn nhân của “cái tôn giáo ác ôn” này.

Ít lâu sau, các đại tư tưởng gia khác thấy rằng phân chia quyền hành như vậy cũng vẫn còn chưa đủ, cần phải đặt ra giám sát viện để canh chừng và chặn đứng những người cầm quyền nếu họ vô tình hay cố ý lạm quyền hay có chủ tâm vượt quá quyền hiến định.

Rồi khi nhận thấy một chế độ dân chủ, phân quyền và có giám sát viện như vậy cũng vẫn còn có những thiếu sót và sơ hở khiến cho những tên lưu manh họat đầu chính trị có thể lợi dụng (sau khi đã được nhân dân tuyển chọn đưa lên cầm quyền) để biến chính quyền thành công cụ củng cố quyền lực hầu có thể ngồi lì tại chức trọn đời. Tệ hơn nữa, chúng còn bơi ngược dòng lịch sử, cấu kết với Nhà Thờ Vatican, bức tử chế độ dân chủ, biến chế độ dân chủ thành chế độ quân chủ đế quốc chuyên chính. Đây là trường hợp của Tổng Thống Louis Napoléon (1808-1873) đã làm vào ngày 2/12/1852 và bức tử nền Đệ Nhị Cộng Hòa Pháp Quốc.

Trước khi Tổng Thống Louis Napoléon hành động tiếm quyền như vậy ở Pháp, các đại tư tưởng gia cũng đã tiên liệu dù sao thì chế độ dân chủ (vào lúc đó) cũng vẫn còn ít nhiều sơ hở, cho nên mới có thể xẩy ra tình trạng Tổng Thống Louis Napoléon tiếm quyền như thế. Vì vậy mà trong mấy tháng mùa hè năm 1787, khi bàn thảo biên soạn hiến pháp, các nhà ái quốc Hoa Kỳ đã áp dụng triệt để câu nói lịch sử của John Dickenson (1732-1808):

“Ai là người (được) tự do? Những người (được) tự do? Không phải là những người mà chính quyền của họ hợp lý và công bằng, mà là những người mà chính quyền của họ bị kèm chế và kiểm soát đến nỗi không thể làm gì khác hơn là làm gì thì cũng phải làm sao cho hợp lý và công bằng.” (Who are free people? Not those whose government is reasonable and just, but those whose government is so checked and controlled that it cannot be anything but resonable and just)[107]

Nhờ vậy mà Hiến Pháp Hoa Kỳ, trong Điều Khỏan II (nói về ngành hành pháp), mới có Tiết 4, quy định:

“Việc bãi chức các viên chức chính quyền từ cấp bậc cao nhất là tổng thống và phó tổng thống cho đến các nhân viên khác trong chính quyền Liên Bang nếu họ phạm tội phản nghịch (làm việc hay thông đồng với một nước ngòai gây bất lợi cho quyền lợi của đất nước), tội hối lộ hoặc các trọng tội khác và ngay cả khinh tội.” (The president , vice-president, and all civil offiicers of the United States shall be removed from office on impeachment for, and conviction of, treason, bribery, or other crimes and misdemeanors.”)[108]

Nhân dân Âu Châu trong đó có tổ tiên người Hoa Kỳ đã có rất nhiều kinh nghiệm đau thương đối với Nhà Thờ Vatican trong thời Trung Cổ và kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18 về vấn đề tôn giáo trộn lộn với chính quyền để biến chính quyền thành chế độ đạo phiệt Ca-tô. Có biến chính quyền thành chế độ đạo phiệt Ca-tô, thì Nhà Thờ mới có thể thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để kìm hãm nhân dân dưới quyền trong ngục tù ngu dốt. Tín đồ và người dân có ngu dốt thì họ mới dễ dàng bị phỉnh gạt và lừa bịp bằng hệ thống tín lý Ki-tô láo khoét của Nhà Thờ Vatican. Có như thế thì Nhà Thờ mới dễ dàng cưỡng bách họ làm nô lệ, kéo lê kiếp đời trâu cày ngựa kéo phục vụ cho giới giáo sĩ lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu, và Nhà Thờ mới có thể tự phong hay nhận vơ là “đại diện Chúa”. Khi người dân đã bị lừa bịp, bị phỉnh gạt và cam phận “làm tôi tớ hèn mọn cho Nhà Thờ Vatican” như vậy rồi thì tập đòan lưu manh “quạ đen” (linh mục và giám mục), “quạ đỏ” (hồng y) và “quạ trắng” (giáo hoàng) mới tha hồ sống đời bê bối thối tha, đĩ điếm, loạn luân, dâm loàn, sờ mó trẻ em vị thành niên và làm tình bậy bạ với nữ tín đồ như sách sử đã ghi nhân cũng như các cơ quan truyền thông khắp nơi trên thế giới thường loan truyền, và rầm rộ nhất là từ đầu năm 2002 cho đến nay. Biết rõ dã tâm của Nhà Thờ là như vậy, các bậc trí giả của các quốc gia Bắc Mỹ và Âu Châu, những quốc gia đã từng là nạn nhân của Nhà Thờ Vatican, đã cương quyết ghi vào hiến pháp của nước họ điều khỏan “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.”

Chính vì điều khoản này mà trong kỳ bầu cử 1960, Thượng Nghĩ Sĩ John F. Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts, một tín đồ Ca-tô, được Đảng Dân Chủ tuyển chọn làm ứng cử viên ra tranh cử, liền bị ứng cứ viên đối lập là ông Richard Nixon thuộc Đảng Cộng Hòa và nhân dân Hoa Kỳ đặt vấn đề về sự liên hệ giữa ông với Nhà Thờ Vatican. Tình trạng này đã khiến cho ông phải tuyên bố khẳng định với nhân dân Hoa Kỳ rằng:

“Tôi không phải là ứng cử viên Tổng Thống Da-tô. Tôi là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, người mà NGẪU NHIÊN cũng là một tín đồ Da-tô. Tôi không biện hộ cho Giáo Hội trước công luận, và Giáo Hội cũng không làm phát ngôn viên cho tôi…Nhưng, nếu bất cứ thời điểm nào đến… khi mà nhu cầu chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ lương tâm hay vi phạm đến quyền lợi quốc gia thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc khác có lương tâm cùng sẽ hành xử như thế…” (“I am not Catholic candidate for President. I am the Democratic Party’s candidate for President, who happens also to be a Catholic. I do not speak for MY CHURCH on public matters – and the church does not speak for me… But if the time should should ever come… when my office would require me to either violate my conscience or violate the national interest then I would resign the office, and I hope any other conscientious public servant would do likewise….”)[109]

Vào thời điểm những điều khoản “truy tố và bãi chức” (impeachment” và “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” được ghi vào hiến pháp Hoa Kỳ, các nhà chính khách hằng tâm lo cho phúc lợi của nhân dân tưởng rằng những biện pháp ngăn ngừa độc tài như vậy đã đủ hoàn hảo hay chu đáo. Nhưng phải chờ đến khi sự việc bất như ý xẩy ra, người ta mới thấy rằng, hiến pháp vẫn còn sơ hở và cần phải có thêm biện pháp để phòng ngừa tại họa độc tài có thể xẩy ra. Sự việc bất như ý này là trường hợp Tổng Thống Franklin Roosevelt (1882-1945) đắc cử liên tiếp 4 nhiệm kỳ (1933-1937, 1937-1941, 1941-1945,1945-1949). Nhưng ông qua đời đột ngột vào ngày 12/4/1945. Tình trạng này khiến cho các bậc trí giả Hoa Kỳ bắt đầu suy nghĩ là phải làm thế nào để cho một người lãnh đạo chính quyền dù cho có tài ba đến mức nào đi nữa cũng không được ngồi tại chức quá hai nhiệm kỳ hay quá 10 năm, phải để cho người khác có cơ hội lên thay thế ngồi vào chức vụ này. Vì thế mà năm 1951, Hiến Pháp Hoa Kỳ lại có thêm Tu Chính Hiến XXII. Tu chính hiến này có mục đích hạn chế số nhiệm kỳ của chức vụ tổng thống như đã nói ở trên.

Quyền hành sinh tội ác. Quyền hành càng cao và nắm quyền càng lâu thì tồi ác càng nhiều trùng trùng như sóang đại dương và càng chồng chất cao lên vòi vọi như đỉnh núi Thái Sơn. Cứ xem như trong các chế độ dân chủ, các nhà cầm quyền đều do nhân dân tuyển chọn theo từng nhiệm kỳ, rồi lại bị bị kiểm soát, kèm chế gắt gao và hạn chế về thời gian cầm quyền như vậy mà họ (nhà cầm quyền) vẫn còn lừa dối họ bằng trăm phương ngàn kế để thỏa mãn tham vọng bất chính của cá nhân và phe cánh của họ như trường hợp Hòang Đế Napoléon III và mấy vụa đã xẩy ra ở Hoa Kỳ (trường hợp 12) được nêu lên trong Phần VI ở dưới. và ông Thống Đốc tiểu bang Illinois đang bị điều tra về vụ đem bán đấu gia cái ghê Thượng Nghị Sĩ của Tổng Thống đắc cử Obama bỏ trống vì ông đã đắc cử trong kỳ bầu cử tổng thống vào ngày 4/11/2008 vừa qua.

Ấy thế mà tất cả những chức vụ trong hệ tổ chức quyền lực của Nhà Thờ Vatican từ cao nhất là giáo hoàng cho đến thấp nhất là linh mục đều được tôn vinh là chức thánh và đều có quyền ở lỳ tại chức trọn đời, thì làm sao mà lại không biến thành bạo chúa tác oai tác quái làm nguy hại đến phúc lợi và sinh mạng của tín đồ và nhân dân dưới quyền?

Ở vào hoàn cảnh có nhiều quyền lực và tha hồ tung tác không phải lo sơ có môt sức mạnh nào ngăn cản, thì làm sao các ngài không bị lôi cuốn vào con đường tội ác gây nguy hai cho nhân dân, nhất là thánh kinh Ki-tô và các sắc chỉ hay thánh lệnh của Giáo Hội đều dạy bảo các ngài chức việc làm những việc tội ác chống lại những người ởa ngòai đạo Ca-tô? Xin ông TS Nguyễn Học Tập hãy đọc lại thánh kinh và các sấc chỉ hay thánh lệnh của Nhà Thờ Vatican thì sẽ thấy!

Nhìn vào quá trình tranh đấu chống lại Nhà Thờ Vatican và chống lại các chế độ độc tài qua nhiều hình thức và phương cách khác nhau từ những năm đầu của thế kỷ 14 cho đến nay, chúng ta thấy toàn bộ tranh đấu để tiến đến chế độ chính trị thóat ra khỏi sự khống chế của Nhà Thờ Vatican là cả một con đường dài đầy khó khăn, cực kỳ gian khổ và vô cùng nguy hiểm. Những khó khăn, gian khổ và nguy hiểm này đều do Nhà Thờ Vatican và các thế lực phong kiến phản động gây ra bằng trăm phương ngàn kế. Đây là sự thật lịch sử mà tất cả các em học sinh đã học hết bậc trung học Hoa Kỳ (nếu học đến nơi đến chốn) đều biết.

Như đã nói ở Phần I, khi còn ở các bậc tiểu và trung học, ông TS Nguyễn Học Tập cũng như tất cả các tín đồ Ca-tô không được học cả hai môn quốc sử và lịch sử thế giới từ A đến Z, không được học và đọc lịch sử Giáo Hội La Mã. Thực ra, không phải chỉ có hai ông tiến sĩ Nguyễn Học Tập và Tôn Thất Thiện mới ở tình trạng dốt nát về sử họ như vậy. Có thể nói là tất cả những người tiếp nhận nền học vấn của họ trong thời Liên Minh Pháp – Vatican thống trị Việt Nam trong những năm 1884-1954 và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đều như vậy cả.

Đối với những người này, thật là đáng buồn và tội nghịêp cho cái bằng tiến sĩ và danh nghĩa trí thức của họ. Vì suốt đời bị giam hãm trong ngục tù ngu dốt của Nhà Thờ Vatican, họ đã trở thành những người dốt nát về lịch sử từ trong xương tủy và não bộ. Vì lòng tuyệt đối trung thành với Nhà Thờ và phải triệt để vâng lời Nhà Thờ, cho nên, khi được sống ở các nước dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ và Âu Châu, họ cũng không có can đảm dám vào trong các thư viện hay internets tìm đọc lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã để biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Nhà Thờ Vatican và biết rõ những bước đường tranh đấu của nhân lọai chống lại Nhà Thờ Vatican cũng như chống lại các thế lực phong kiến phản động như thế nào. Thành thử ra, căn bệnh ngu dốt về sử học của họ trở thành thâm niên cố đế và có thể biến thành căn bệnh di truyền, truyền tử lưu tôn. Trong khi đó, những người đồng đạo của họ như ông Charlie Nguyễn, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, ông Giuse Phạm Hữu Tạo, Linh-mục Trần Tam Tình, Linh-mục Lương Kim Định, v.v…, đã có can đảm và đã dám làm. Nhờ vậy mà họ đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Nhà Thờ Vatican.

Rõ ràng là họ không biết gì về hệ thống tín lý Ki-tô (chủ đề hay doctrina) toàn là những chuyện hoang đường nặng tính cách bịp bợm, lừa dối người đời để thủ lợi và khủng bố tinh thần những người nhát gan yếu bóng vía, họ không biết gì về những thủ đọan lưu của Nhà Thờ Vatican (chủ thể hay persona) đã luôn luôn cấu kết với cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và theo đuổi tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại. Điều đáng buồn là không những họ đã không biết bản thân họ dốt nát, không biết gì về những điều trên đây, nhưng họ lại cứ tưởng rằng họ thấu hiểu Giáo Hội La Mã về cả chủ đề và chủ thể, thấu hiểu lịch sử thế giới, thấu hiểu lịch sử Viet Nam từ A đến Z, thấu hiểu hơn cả các tác giả viết sử có căn bản về sử học. Tình trạng này đã khiến cho họ hăm hở lao vào lãnh vực viết sử và viết những bài thẩm định giá trị các nhân vật lịch và các chế độ chính trị. Đây là những trường hợp như TS Tôn Thất Thiện viết bài Cần thẩm định giá trị cúa ông Ngô Đình Diệm & nền Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Lữ Giang viết hai cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam, cuốn Những Bí Ẩn Đàng Sau Các Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam và bài viết Giấc Mơ Thủ Tướng, TS Nguyễn Học Tập viết bài Giáo Hội Công Giáo Roma (như đã được nêu lên trong Phần IV này), ông Nguyễn Văn Chức viết cuốn Việt Nam Chính Sử, Linh-mục Vũ Đình Họat viết bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan, nhóm các ông Nguyễn Gia Đệ, Lê Hứu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu và Trần Trung Lương viết cuốn Trần Lục, nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hòang Đức Phương với danh nghĩa là Nghiên Cứu Lịch Sử và Hiện Đại viết cuốn Việt Nam: Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia - Cộng Sản, ông Hoàng Cơ Thụy viết bộ sách Việt Sử Khảo Luận, ông Lê Xuân Khoa viết cuốn Việt Nam 1945-1995, Cao Thế Dung viết cuốn Việt Nam Huyết Lệ Sử, Linh-mục Cao Văn Luận viết cuốn Bên Giòng Lịch Sử, Minh Võ viết cuốn Ngô Đình Diệm Lời Khen Tiếng Chê, và những tác giả khác như Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Thái Du, Đinh Từ Thức, Nguyễn Kim Khánh (Phan Thiết), Nguyễn Đạt Thịnh, v.v…

Thật là tội nghiệp cho cái bằng tiến sĩ và cái danh nghĩa trí thức của họ.

Viết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại mà không nói đến vai trò của Nhà Thờ Vatican tức là Giáo Hội La Mã trên sân khấu chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ cuối thế kỷ 16 cho đến ngày nay thì tác phẩm lịch sử đó không những không có giá trị gì cả, mà còn phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy rõ tác giả là người thiếu lương thiện và sự dốt nát về sử học.

Mà muốn nói về vai trò của Giáo Hội La Mã trên sân khấu chính trị Việt Nam từ cuối thế kỷ 16 cho đến ngày nay thì phải có lòng lương thiện cũng như tinh thần vô của người viết sử, và phải thấu hiểu lịch sử Giáo hội La Mã, đặc biệt là phải thấu hiểu:

1.- Chủ trương thống trị tòan cầu và nô lệ hóa nhân loại của cái thế lực này đã được thể hiên ra qua những sắc chỉ và thánh lệnh của Nhà Thờ Vatican được ban hành trong thế kỷ 15, trong đó có Sắc Chỉ Romanus Pontifex.

2.- Chính sách cấu kết với các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để bảnh trướng thế lực của Nhà Thờ Vatican ra ngòai lục địa Âu Châu.

Cả hai vấn đề này đều đã được trình bày đầy đủ trong Chương 18, Mục VIII, Phần III có tựa đề là Giáo Hội La Mã Chủ Tâm Đánh Chiếm và Thống Trị Đông Dương.

Dĩ nhiên là tất cả các tín đồ Ca-tô ngoan đạo đều không biế cả hai vấn đề này.

Người Mỹ có câu nói, “There ‘s no way you can know everything. Bust you can fake it.” Xin tạm dịch là “không cách nào giúp cho bạn có thể hiểu biết tất cả mọi thứ ở trên cõi đời này. Nhưng bạn vẫn có thể làm ra vẻ như bạn hiểu biết hết.” Đây lả trường hp của quý vi văn nô mà người viết đã nêu đích danh ở trên, và những người mang căn bệnh “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” còn hăm hở ti toe viết sử.

Đó là nói về bọn văn nô Ca-tô như mấy ông mà người viết đã nêu đích danh trên đây và một số những người khác. Còn tập đoàn giáo sĩ lãnh đạo Giáo Hội La Mã trong giáo triều Vatican thì như thế nào?

Nếu nói rằng họ không biết gì hết giống như bọn văn nô Ca-tô trên đây, thì chẳng hóa ra bảo rằng trình độ kiến thức tổng quát của họ còn thua cả các em học sinh bậc trung học ở Hoa Kỳ hay sao?

Nếu nói rằng họ biết mà họ vẫn còn ngoan cố khư khư ôm chặt lấy cái hệ thống tín lý Ki-tô quái đản và chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chế độc tài toàn trị (sacerdotal monarchy) lỗi thời như vậy để cưỡng bách tín đồ và nhân dân dưới quyền phải làm nô lệ cho họ, để cho họ sống cuộc đời tội ác như sách sử và báo chí đã nói rõ và lên án, thì chúng ta có thể nói rằng họ là "bọn người lưu manh buôn thần bán thánh đọi lốt thày tu và mượn danh tôn giáo để lừa bịp người đời." Lưu manh hơn nữa là Nhà Thờ Vatican còn lên án các trường công lập với dã tâm thâm độc là để nắm độc quyền giáo dục để rèn lụyện theo tinh thần Nhà Thờ Vatican:

“Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án các trường công lập.” (Public Schools condemned by Pope IX.)[110]

“Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.”[111]

Đây là dã tâm nắm độc quyền giáo dục để thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ hầu có thể kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt.

Nhà Thờ Vatican lưu manh và ngoan cố như thế đó! Cho đến nay, Nhà Thờ vẫn ngoan cố, không chịu phản tỉnh để hòa mình chung lưng đấu cật với nhân dân để cùng với nhân dân chiến đấu chống lại những khó khăn và trở ngại do thiên nhiên gây ra, chẳng hề nghĩ đến việc phải khai sáng cho nhân dân dưới quyền thoát khỏi bóng tối của ngu dốt, tuyệt nhiên không hề góp sức với nhân dân để phát triển khoa học và mưu cầu phúc lợi cho con người. Không những đã không làm được như vậy, trái lại, Nhà Thờ Vatican còn chủ động trong việc cấu kết với các thế lực phong kiến, phản động chống lại những nỗ lực cải tiến dân sinh của người dân, hủy diệt các di sản văn hóa và văn minh của nhân lọai. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 8, Mục III, Phần II trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ tháng 2/2008.

Nhà Thờ Vatican khốn nạn là như vây đó! Vì vậy mà nhân dân thế giới mới phải sử dụng những biện pháp mạnh để xử lý “cái tôn giáo ác ôn” này. Đây là nguyên nhân TẠI SAO có Cách Mạng Anh 1691, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Nga 1917, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Quốc 1949, Cách Mạng Việt Nam 1945, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979. Các nhà viết sử có trách nhiệm phải nói lên sự thật lịch sử này.

Với ý đồ vừa chạy tội cho Nhà Thờ Vatican, vừa tôn vinh những tín lý Ki-tô nhảm nhí nặng tính cách hoang đường và bịp bợm, TS Nguyễn Học Tập viết:

“Nếu ông Nguyễn Mạnh Quang và các anh em trong tổ chức Giao Điểm muốn phê bình Giáo Hội Công Giáo Roma là sai trái, xin ông và anh em nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo, chớ không phải những sai trái của Hàng Giáo Phẩm hay của một vài Đấng Bậc nào đó, nhỏ bé hay cao trọng cũng vậy.”

Câu văn trên đây chứng tỏ ông TS Nguyễn Học Tập đã biết rõ những rặng tội ác chống lại nhân lọai của Nhà Thờ Vatican, nhưng ông lại không hề đọc thánh kinh (cả Cựu Ước và Tân Ước), không hề đọc các bài viết của các tác giả đăng trên giaodiemonline.com và sachhiem.net, không hề đọc các cuốn sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Công Giáo Huyền Thoại và Tội Ác, Thực Chất của Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa của tác giả Charlie Nguyễn, không hề đọc các cuốn sách Công Giáo Chính Sử, Đức Tin Công Giáo và Chúa Giê-su Là Ai? Giảng Dạy Những Gi? của Giáo-sư Trần Chung Ngọc, không hề đọc cuốn Công Giáo: Nhận Định Mới Về Tín Lý & Giáo Lý của Bác-sĩ Nguyễn Văn Thiọ, không hề đọc các cuốn Vicars of Christ của cựu giáo-sĩ Peter de Rosa, cuốn The Decline and Fall of The Roman Church của cựu giáo sĩ Malachi Martin, cuốn Vietnam why did we go? của Avro Manhattan, cuốn Deceptions and Myths of the Bible của Lloyd M. Graham, cuốn Babylon Mystery Religion của Ralph Woodrow, cuốn Catholicism Against Itself của O.C Lambert, v..v…, Vì không đọc những tài liệu mà chúng tôi nêu lên trên đây, cho nên ông TS Nguyễn Học Tập không biết rằng trong tất cả những tín lí, truyền thống Ki-tô cũng như trong giáo luật và lời dạy của Nhà Thờ Vatican đều có chủ ý phỉnh gạt, lừa bịp, hù dọa và khủng bố tinh thần tín đồ và người đời để thủ lợi.

Vì không đọc hay đọc mà không hiểu, cho nên ông TS Nguyễn Học Tập mới viết câu văn “Xin ông (Quang) và anh em (trong Giao Điểm) nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo.”

Sợ rằng người viết không hiểu rõ ý định của ông, cho nên ông mới cho biết giáo lý Ki-tô giáo là “chủ đề" (doctrina), và những con người trong tổ chức (Nhà Thờ Vatican), diện mạo thể xác và cách ăn nói, hành xử của con người hay các con người là “chủ thể." (persona).

Rồi để chạy tội cho “chủ thể” (Nhà Thờ Vatican), TS Nguyễn Học Tập viết:

“Đáng lý ra Hàng Giáo Phẩm là những người chăn dắt dạy dỗ "giáo lý của Chúa Ki Tô", phải là những người làm gương, làm nhân chứng bằng cách hành xử trong cuộc sống của các ngài theo tin thần Phúc Âm, "giáo lý của Chúa Ki Tô". Nhưng các ngài cũng là những con người yếu hèn, giới hạn như những con người khác, nên việc các ngài không nhân chứng được tinh thần Phúc Âm, cung có thể hiểu được, và không vì đó mà " giáo lý của Chúa Ki Tô" mất đi giá trị, sai lạc.”

Đọc câu văn trên đây, người bình thường chúng ta có cảm tưởng rằng ông TS Nguyễn Học Tập nói rằng, “Hãy căn cứ vào lời nói và mục đích theo đuổi của Nhà Thờ Vatican, chứ đừng căn cứ vào những việc làm mà xét giá trị của Nhà thờ Vatican.” Nói một cách khác, “Giáo dân và người đời hãy làm theo những gì Nhà Thờ nói, đừng bắt chước những gì Nhà Thờ làm.”

Để thỏa mãn lời yêu cầu của TS Nguyễn Học Tập trong câu nói “xin ông (Quang) và anh em (trong nhóm Giao Điểm) nêu ra đâu là những điều sai trái của Giáo Lý Ki Tô giáo”, người viết xin ghi lại đây một số trong khu rừng “những điều sai trái trong giáo lý Ki-tô” để ông TS Tập và những người đồng đạo của ông đọc và suy nghĩ. Đây là những điều sai trái, bậy bạ, láo khóet, phi nhân bản, phản khoa học, phản nhân luân, phản tiến hóa, phản nhân quyền và phản dân chủ, v.v…, tất cả nằm đầy dẫy trong Cựu Ước, trong Tân Ước cũng như trong những tín lý hay giáo điều do chính Giáo Hội đặt ra từ ngày 20/5/325 và trong những lời dạy của Giáo Hội.

A.- Trong Cựu Uớc: Có những tín lý (cũng là lời dạy của Nhà Thờ Vatican) trong thuyết sáng tạo trong đó có tội tổ tông được ghi rõ ràng trong sách Sáng Thế Ký từ Chương 1 đến Chương 4. Nội dung của 4 chương sách này nặng tính hoang đường, phi lý và loạn luân, độc ác và dã man.

Hoang đường như chuyện Chúa tạo dựng nên vũ trụ trong 6 ngày, dùng đất sét nặn thành hình người nam được đặt tên là Adam, rồi hà hơi thành con người sinh động với tất cả thất tình và lục dục. Sau đó, Chúa lại lấy đất nặn nên các lòai thú đồng và các loài chim muông, rồi lại véo một cái xương sườn của thằng Adam làm vật liệu nặn ra một hình người nữ đạt tên là Eva, và chuyện con rắn biết nói.

Phi lý và loạn luân như chuyện thằng Cain có vợ vào cái thuở loài người mới chỉ có hai vợ chồng Adam và Eva và cặp vợ chồng này chỉ mới sinh hạ được có hai thằng con trai là Cain và Abel mà thôi. Xin hỏi người đàn bà nào trở thành vợ thằng Cain, nêu không phải là bà Eva, người mẹ nó?

Một chuyện loạn luân khác được nói rõ ràng trong sách Sáng Thế Ký nơi Chương 19 (30-38). Mấy đọan văn này kể lại chuyền ông già Lot và hai người con gái đã ở vào tuổi thành niên chạy vào lánh nạn ở trong một hang núi. Hai đứa con gái bàn nhau phục rượu cho cha say mèm, rồi chia nhau làm tình với bố cho đến khi cả hai cô cùng có chửa (có thai) và sinh đẻ ra con đàn cháu đống. Đám con cháu của hai cô gái loạn luân này là dân Moabites và dân Ammonites.

Độc ác và dã man là ông Chúa Bố Jehovah đang tâm trừng phạt loài người phải đời đời mang tội tổ tông chỉ vì hai vợ chồng đất sét Adam và Eva đã dám ăn trái cây hiểu biết -The tree of knowledge of good and bad). Việc trừng phạt cặp vợ chồng Adam – Eva cho chúng ta thấy Chúa Bố Jehovah không muốn cho loài người khôn ngoan hay thông minh, và chỉ muốn cho loài mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt. Đây là một trong những khía cạnh của cái tâm địa ác độc và dã man của ông Chúa Bố Jehovah trong đạo Ki-tô. Thảo nảo, trong gần hai ngàn năm qua, Nhà Thờ Vatican luôn luôn theo đuổi chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt, nhưng Giáo Hội lại lươn lẹo nói là “rèn luyện thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” Rõ ràng là không lươn lẹo thì không phải là Nhà Thờ Vatican!

Những tín lý (lời dạy) cực kỳ ác độc và hết sức dã man của Chúa Bố Jehovah thì nhiều lắm. Những ác tính này đều được ghi trong các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20. Mời ông Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập và mọi người vào đó đọc để thấy bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của ông Chúa Bố Jehevah của ông và của những người đồng đạo của ông.

B.- Trong Tân Ước: Trong Tân Ước cũng có rất nhiều lời dạy (tín lý) phản nhân luân và vô cùng độc ác do chính Chúa Con Jesus nói ra để dạy dỗ dỗ tín đồ. Sau đây là một vài thí dụ:

1.- “Ta đến đây không phải mang lại sự bình an, mà là mang gươm dáo. Ta đến để con trai chống lại cha, con gái chống lại mẹ, con dâu chống lại mẹ chồng và làm cho người trong nhà trở thành thù địch chống lại nhau. Kẻ nào yêu kính cha mẹ hơn ta thì không đáng gì đối với Ta, và kẻ nào yêu thương con cái hơn Ta cũng không đáng gì đối với Ta. ” (“Do not think that I came to bring peace on earth. I did not come to bring peace but a sword.” “For I have come to set a man against his father, a daughter against her mother, and a daugher-in-law against her mother-in–law.” “And a man’ s foe will be be of his own household.” “He who loves father or mother more than Me is not worthy of Me. And he who loves son or daughter more than Me is not worthy of Me.” (Matthew 10:33-37).

2.- Hỡi loài rắn, dòng dõi rắn lục kia, làm sao các ngươi có thể tránh khỏi sự đầy đọa hỏa ngục. [Với những người Pharisees] (Matthew 23:33)

3..- Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, Ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ chịu đựng các ngươi cho đến chừng nào? [Với các đệ tử] (Matthew 17:17)

4.- Hãy theo Ta, hãy để cho kẻ chết chôn kẻ chết [Với một người muốn chôn cất cha trước khi đi theo Giê-su] (Matthew 8:22)

5.- Hỡi dòng dõi rắn lục, bay vốn là loài xấu, làm sao nói được những lời tốt lành [Với người Pharisees] (Matthew 12:34).

6.- Ngài đáp rằng: Dòng dõi hung ác gian dâm này xin một dấu lạ…. [Với người Pharisees] (Matthew 12:39)

7.- Nếu ai không tiếp rước, không nghe lời các ngươi, khi ra khỏi nhà đó, hay thị trấn đó, hãy phủi bụi đã dính chân các ngươi. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sodom và xứ Gomorrah sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thị trấn ấy [Dạy đệ tử cách cư xử khi đi truyền đạo và nguyền rủa những nơi không chịu tin] (Matthew 10:14-15)

8.- Người anh sẽ nộp em để cho bị giết đi, người cha sẽ nộp con để cho bị giết đi, con cái sẽ nổi lên chống lại cha mẹ, và làm cho cha mẹ bị chết [Nói về những bất hòa xảy ra trong gia đình gây ra bởi Ki Tô Giáo] (Matthew 10:21).

9.- Hãy đứng ra sau ta, Satan: ngươi là một sự xúc phạm đối với ta [Nói với Phê-rô, người về sau chối Chúa ba lần, nhưng vẫn được chọn để kế thừa sự nghiệp của Giê-su} (Matthew 16:23).

10.- Nếu người nào không ở cùng ta, hãy ném nó đi như một cành cây khô, và người ta sẽ nhặt nó ném vào lửa cho cháy rụi [Những lời này đã là tiền đề cho Ki Tô Giáo thiêu sống những kẻ lạc đạo] (John 15:6).

11.- Người đàn bà kia, ta với ngươi có mắc mớ gì với nhau? [Nói với mẹ: Woman! What I have to do with thee. (John 2:4)].

12.- Ai là mẹ ta? Ai là những em trai em gái ta? [Với các đệ tử khi được báo tin là mẹ và các em chờ ở ngoài, muốn nói chuyện với Giê-su] (Matthew 12:48).

C.- Những tín lý bịp bợm láo khoét do chính Giáo Hội bịa đặt ra từ ngày 20/5/325 cho đến nay. Đó là tín lý Chúa Ba Ngôi, Tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh (bịa đặt ra chuyện bà Maria đồng trinh, bất kể là khi mới 16 tuổi, bà Maria bị thằng lính lê dương trong quân đội của Đế Quốc La Mã tên là Panthera cưỡng hiếp đến mang thai rồi đẻ ra ông Jesus.) [Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 253. Sau đó bà thành hôn với ông thợ mộc Joseph và đã có tới ít nhất là sáu người con mà vẫn còn trinh? Sự kiện Bà Maria đã có một đàn con đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Encyclopedia Britannica (Vol. 10) viết:

“Bốn người anh em và nhiều chị em gái của ông Jesus đều được nói đến ở trong kinh sách của ông Mark 6. (Không có căn bản nào trong bản văn này nói rằng những người anh chị em này là những người cùng cha khác mẹ hay là anh em con chú con bác đối với ông Jesus, và làm như vậy là phản lại động cơ giáo điều chủ nghĩa.) Tất cả các danh tính bà con của ông Jesus chứng tỏ rõ ràng cái tính chất thuần túy Do Thái của gia đình ông ta. Tên mẹ của ông Jesus là Mary (Miriam) , tên bố ông ta là Joseph, và tên các người em của ông ta là James (Jacob), Judas và Simon (tên của những của những ông già đáng kính trong Cựu Ước) ”. ["Four of Jesus' brothers and several sisters are mentioned in Mark 6. (There is no basis in the text for making them into half brothers and half sisters or cousins, and to do so betrays a dogmatic motive.) All his relatives' names testify the purely Jewish character of the family: his mother's name was Mary (miriam), his father's, Joseph, and his brothers', James (Jacob), Judas, and Simon (names of Old Testament patriarchs)"[112]

Ngoài những tín lý bịp bợm trên đây, Vatican còn bịa đặt ra hàng rừng những tín lý láo khoét khác nữa. Đó là những tín lý Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đức Mẹ Đồng Công, Lò Luyện Ngục, 7 phép bí tích, giáo hoàng không lầm lẫn, hàng mấy chục ngàn lần Đực mẹ hiện ra ở trong các cộng đồng tín đồ của Nhà Thờ Vatican. Lưu manh hơn nữa, Nhà Thờ còn phong thánh cho hàng ngàn tên tội đồ ác độc đã chống lại nhân loại, trong đó có 117 tên ác ôn côn đồ đã bị chính quyền Việt Nam trừng phạt trong hai thế kỷ 18 và 19 cũng được phong thánh vào ngày 19/6/1988.

Tóm lại, cả Chúa Bố Jehovah, Chúa Con Jehovah và Giáo Hội La Mã đều ác độc, đều dã man và đều tàn ngược. Ấy thế mà Nhà Thờ Vatican lại rao truyền rằng “Chúa toàn năng, tòan thiện và có mặt ở khắp mọi nơi.” và Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Đúng là “miệng kẻ sang có gang có thép” và “miệng lưỡi của Nhà Thờ Vatican thì có nanh có mỏ.”

Toàn thiện gì mà lại ác độc và dã man như vậy? Toàn năng gì mà Chúa lại bất lực đối với quỷ Satan? Toàn năng gì mà Chúa lại bất lực, không thể làm cho cây vả có trái cho Chúa ăn khi Chúa đi qua vào lúc đói lòng? (Matthew 21:18-27).

Vatican thường rao truyền rằng Giáo Hội La Mã là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.” Hội Thánh thánh thiện gì mà lại làm những trò lừa bịp bi ổi như vây?

ĐỂ THAY CHO LỜI KẾT LUẬN CỦA PHẦN NÀY: Vào khỏang thế kỷ 4 trước Tây Lịch, ở Trung Quốc xẩy ra một chuyện hi hữu “Cưới Vợ cho Hà Bá.” Chuyện rằng, trên ven khúc sông Chương Hà ở đất Nghiệp Đô thuộc nước Ngụy, có bọn thày cúng và đồng cốt bịa đặt ra chuyện ông thần hà bá ở khúc sông này đòi người dân trong vùng mỗi năm phải cưới cho ông ta một cô vợ trẻ đẹp. Nếu dân làng không tuân hành, thì ông thần này sẽ làm cho nước lũ dâng tràn gây ra nạn lụt, tàn phá mùa màng, hủy họai nhà cửa, và gây ra thảm họa chết người. Ai cũng biết rằng đây chỉ là chuyện hoang đường do bọn thày cúng lưu manh mượn danh ông thần hà bá ở khúc sông này đặt ra để moi tiền người dân trong vùng. Vì vậy, chẳng ai thèm tin cái chuyện láo khoét như thế. Thấy rằng, người dân trong vùng không chịu tin theo cái chuyện hoang đường này, bọn thày cúng và đồng cốt bèn tìm cách cấu kết với mấy tên cường hào ác bá địa phương để cưỡng bách nhân dân trong vùng phải tuân theo cái “tín lý hàng năm phải tìm kiếm người đẹp và làm lễ thành hôn cho ông thần hà bá ở khúc sông Chương Hà.” Vị bị bạo quyền địa phương cưỡng bách, người dân trong vùng không còn có cách nào khác, đành phải ngậm đắng nuốt cay mà tuân theo cái “tín lý quái đản và dã man” trên đây. Thế là kể từ đó, bọn thày cúng, đồng cốt và cường hào ác bá địa phương hè nhau cưỡng bách người dân trong vùng hàng năm phải đóng góp tiền bạc để tổ chức “lễ cưới vợ cho ông thần hà bá ” ở trong khúc sông Chương Hà này. Khốn nạn hơn nữa, chúng còn theo dõi và để ý gia đình nào khá giả mà có con gái đến tuổi cặp kê là chúng tìm đến thương lượng “đặt điều kiện” để cho người con gái của gia đình đó thoát khỏi “bị chọn làm người đẹp” cho ông thần hà bá ác ôn này. Nhờ vậy mà bọn thày cúng, đồng cốt và cường hào ác bá trong vùng trở nên giầu có, sống trong huy hoàng, phủ phê, phè phỡn. Trong khi đó, nhân dân trong vùng càng ngày càng trở nên nghèo khó, khốn khổ. Nhiều người tìm cách bỏ làng xóm đi đến một nơi khác làm ăn để tránh cái thảm họa phải tuân thủ cái tín lý quái đản “Cưới Vợ Cho Hà Bá”. Vì thế mà vùng này trở nên tiêu điều xơ xác, và uất khí của nhân dân bốc lên đến tận trời xanh.

Cũng may, đây chỉ là hành động lưu manh lẻ tẻ của cá nhân bọn thày cúng, đồng cốt và bọn hào phú địa phương trong vùng ven sông Chương Hà và cái tệ trạng này chỉ giới hạn trong một địa phương nhỏ hẹp ở trên ven khúc sông này mà thôi. Hơn nữa, bọn lưu manh bày ra cái trò hề này lại bị chính quyền cấp cao trừng trị thẳng tay.

Sở dĩ người dân trong vùng có được cái may mắn như vậy là nhờ nền đạo lý Đông Phương đã nói rõ ràng là đối với quỉ thần thỉ chỉn nên vái dài mà lánh xa, không nên bàn tới. Sách Nho Giáo viết:

"Phàm người đời đã bị cực khổ mà lại học hành không có, việc hay dở không biết thế nào, tất là phải chìm đắm vào những điều mê hoặc và tin những việc quái lạ. Vu là người con gái và hích là người con trai làm nghề đồng bóng, tức là bọn đồng cốt thày cúng, thày pháp, v.v... lấy điều cát hung, họa phúc, dùng những phương thuôc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghề kiếm ăn. Ở nước Tầu, về đời Thượng Cổ, bọn vu hích có thế lực rất mạnh, thậm chí nhà nào cũng thờ quỉ, thờ thần. Cổ thư nói rằng, "dân thần tạp nhụ, gia vi vu sử: Dân với thần lẫn lộn, nhà nào nhà ấy cũng có vu sử." Nhà vua thấy thế mới sai quan định rõ việc thần và việc người để ngăn cấm bọn vu hích làm mê hoặc lòng người. Thiên Lữ hình trong Kinh Thi nói rằng: "Mệnh, Trọng, Lê tuyệt địa thiên thông, võng hữu giáng cách : Vua sai họ Trọng, họ Lê định điển lễ rõ ràng, để phân biệt việc người việc thần, không cho người ta nói bậy là thế nào thần cũng giáng, hay dùng cách không chính đáng mà cũng cảm cách được đến thần." Đế vương đời trước cho dân mê tín những sự yêu quái, là vì không hiểu rõ cái chính lý của trời đất, không phân biệt điều thiện điều ác, cứ hay tìm mối họa phúc ở chỗ mơ màng mờ mịt. Vậy nên định rõ việc thờ cúng để chính lòng người và làm cho rõ đạo thường.

Tuy vậy, lòng người vẫn bị những vật dục làm mờ tối đi, thành ra thế lực của bọn vu hích càng ngày càng mạnh. Về sau vua phải đặt: "Tư vu chưởng quần vu chi chính lệnh : Quan tư vu cai quản và sai khiến bọn vu nhân" (Chu Lễ : Tư vu). Xem thế biết rằng đạo thánh hiền tuy là công chính, nhưng vẫn không có thế lực bằng cái thuật của bọn vu hích. Vì đạo của thánh hiền chỉ riêng cho những người đi học mà thuật của bọn vu hích thì lan ra khắp cả bàn dân thiên hạ."[113]

Xin đọc lại những bản văn trích dẫn từ sách Nho Giáo ở trong Điều 1, Phần II ở trên.

Qua bản văn trên đây, chúng ta thấy rằng ngay từ thời Thương Cổ, Trung Hoa đã có những người lãnh đạo chính quyền quan tâm đến những việc làm bất chính của bọn người lưu manh mượn danh thần linh ma quỉ để lừa gạt người đời. Vì thế, họ mới có sẵn những biện pháp để các chính quyền (do dân, vì dân) theo đó mà xử lý hầu ngăn chặn, không để cho bọn "vu hích" tung tác lợi dụng thần thánh bịa đặt ra "những điều hung ác, họa phúc dùng những phương thuốc huyễn hoặc mà đánh lừa những người ngu dại, đem sự thần thánh ma quỉ mà dọa nạt người thường để làm nghề kiếm ăn."

Hành động như vậy là gây nên thù oán với bọn nguời "vu hích" (thày cúng và đồng cốt) và rất có thể bị chúng trả thù bằng cách dùng ảnh hưởng của chúng xúi giục đám dân ngu dốt nặng lòng mê tín nổi lọan chống lại chính quyền. Đây là sự thật đã xẩy ra trong lịch sử và được Linh-mục Trần Tam Tỉnh kể lại trong tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm của ông như sau:

Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành thành những tên sát nhân, nhờ khẩu hiệu “tiêu diệt khẩu hiệu để làm vinh danh Chúa”, thì…” [114]

Và mới gần đây, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt và đồng bọn "quạ đen" xúi giục giáo dân Hà Nội trong vụ đòi đất cho Nhà Thờ Vatican tại số 142 Nhà Chung, Hà Nội (từ 18/12/2007 đến 30/1/2008) và số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội (từ ngày 15/8 đến ngày 22/9/2008) bằng những thủ đoạn gian manh gây bạo loạn làm xáo trộn đời sống an bình của nhân dân, phá họai tài sản quốc gia, phỉ báng nhà cầm quyền và phí báng cả những người dám nói lên sự thật về việc làm gian ác của chúng.

Xem như vây, việc làm trên đây của nhà cầm quyền của nước Trung Hoa trong thời Thượng Cổ chắc chắn không phải vì quyền lợi cá nhân của nhà vua, mà vì quyền lợi của đại khối nhân dân hay vì quyền lợi chung của xã hội. Làm một việc không phải vì quyền lợi của chính mình mà chỉ vì quyền lợi của đại khối nhân dân hay quyền lợi chung của xã hội, lại có thể nguy hiểm đến quyền lợi hay sinh mạng của chính mình, tất nhiên phải là những bậc đại hiền mới có thể làm được. Các bậc đại hiền này chỉ biết hành xử theo lương tâm và trách nhiệm, theo đạo lý công bằng và lẽ phải, dùng công đạo để trừng trị những kẻ gian manh làm ăn bất chính và bảo vệ quyền lợi của những người bị lường gạt hay bị bóc lột. Cung cách hành xử cao đẹp như vậy của các bậc đại hiền vào thời kỳ này được coi là khuôn vàng thước ngọc giống như những viên gạch đầu tiên trong công trình kiến tạo "căn nhà đạo lý vị tha" trong xã hội Trung Hoa nói riêng, và trong xã hội Đông Phương nói chung. Nền đạo lý vị tha trên đây sau này được Đức Khổng Tử gom lại và hệ thống hóa, rồi lại được Đức Mạnh Tử và các bậc chính Nho đời sau khai triển, bổ túc và được người đời gọi là nền đạo Lý Khổng Mạnh hay "đạo Khổng" (Confucianism).

Phần trình bày trên đây cũng cho chúng ta thấy rõ, nếp sống văn hóa của người dân Đông Phương nói chung, Trung Quốc nói riêng, có một ý niệm trật tự trên dưới và phân nhiệm rõ rệt là “Đạo lý đứng trên chính quyền, chính quyền có nhiệm vụ phải kiêm soát tôn giáo và thẳng tay trừng trị bọn lưu manh nhân danh tôn giáo bịa đặt ra những điều hoang đường xằng bậy để lường gạt người đời hầu thòa mãn những dục vọng bất chính và bất nhân của chúng.”

Nếu chính quyền không làm tròn nhiệm vụ do đạo lý giao phó (tức là hành xử ngược với đạo lý hay không làm trong nhiệm vụ mà nhân dân giao phó), thì nhân dân sẽ vùng lên đạp đổ chính quyền để thiết lập một chính quyền khác có thiện chí và khả năng làm tròn nhiệm vụ đối với đạo lý và cũng là đối với nhân dân:

Nếu ông vua nào trị dân yêu cái dân ghét và ghét cái dân yêu là làm những điều trái với lòng dân, tức là trái mệnh Trời, thì người khác được quyền “điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ đánh vua Trụ vậy.” [115]

Chính vì cái quan niệm trật tự trên dưới và phân nhiệm rõ rệt như trên mà trong câu chuyên “Cưới Vợ cho Hà Bá”, bọn chủ mưu là mấy tên thày cúng, đồng cốt và đồng bọn hào phú ở vùng ven sông Chương Hà mới bị quan Thái Thú Tây Môn Báo lôi ra trùng trị:

“Tây Môn Báo hỏi: “Tại sao biết được Hà Bá cưới vợ?” Các bậc phụ lão nói: “Bọn đồng cốt ứng lên nói như vậy. Dân chúng sợ cái nạn ngập lụt nên phải vâng theo. Mỗi năm các bậc hào lão trong làng cùng với bọn đồng cốt bắt dân phải chịu mấy trăm vạn quan tiền, dùng làm phí tổn trong việc lấy vợ cho Hà Bá. Nếu còn thừa thì chia nhau

Tây Môn Báo hỏi: “Chúng nó lấy tiền chia nhau dân chúng không nói gì sao?” Các bậc phụ lão nói: “Bọn đồng cốt có công cúng tế, còn các hào lão có công thu tiền. Họ ăn vào đấy, chúng tôi đâu dám nói. Chỉ có một điều rất khổ là hễ đến đầu năm, bọn đồng cốt xem thấy con gái nhà ai có sắc đẹp thì bảo người con gái ấy đáng làm vợ Hà Bá. Người nào chịu đút lót tiền bạc thì họ mới tha, đi tìm người con gái khác. Kẻ nào nghèo khổ không có tiền lễ thì phải nộp con gái.”

Tây Môn Báo hỏi: “Bọn đồng cốt làm cách nào để nộp người con gái cho Ha Bá?” Các bô lão nói: “Chúng lập một nhà trai-cung trên mé sông, mua các lễ vật cúng tế rồi chọn ngày tốt cho người con gái ấy tắm gội sạch sẽ, cho ngồi trên một chiếc bè cỏ, thả trôi giữa dòng. Bè cỏ ấy trôi độ vài dặm thì chìm xuống nước. Chính cái nạn ấy làm cho dân chúng tôi cực khổ. Người nào thương con không muốn nộp cho Hà Bá thì bỏ nhà cửa, dắt nhau đến xứ khác sinh sống. Vì vậy mà làng xóm tiêu điều buồn bã.”

Tây Môn Báo hỏi: “Các người ở đây có thường bị lụt chăng?” Các vị bô lão nói: “Năm nào dân chúng cũng nộp con gái, vì vậy Hà Bá không trách phạt.”Tây Môn Báo nói: “Thần đã linh thiêng như vậy, thế thì hôm nào nộp con gái, ta đến dự thử xem.”

Chẳng bao lâu, đã đến kỳ cưới vợ cho Hà Bá, các phụ lão đến bẩm. Tây Môn Báo liền mặc áo, đội mão chỉnh tề, thân hành ra tận bờ sông. Giữa lúc đó các vị hào lão và dân chúng trong vùng đã đến xem đông nghịt. Bọn hào lão đưa ra một mụ đồng cốt già, vẻ mặt hiu-hiu tự đắc. Theo sau có chừng vài mươi tên đệ tử, khăn áo sặc sỡ, tay mỗi người cầm một bình hương.

Tây Môn Báo gọi bà đồng ấy lại và nói: “Ta muốn xem mặt vợ Hà Bá kỳ này như thế nào.” Bà đồng sai đệ tử dẫn đến một nàng con gái, không đẹp lắm, đôi dòng nước mắt giàn-giụa chảy xuống má trông có vẻ sợ sệt lắm.

Tây Môn Báo nói: “Vợ Hà Bá phải là một mỹ nữ tuyệt đẹp mới phải. Người này trông sắc đẹp tầm thường, ta e Hà Bá không chịu đâu.” Đoạn ông quay lại nói với bà đồng cốt: “Tôi phiền bà xuống nói với Hà Bá rằng quan Thái-thú mới đến muốn kén cho Hà Bá một người vợ tuyệt đẹp. Vì vậy xin hẹn lại vài hôm nữa.” Dứt lời, Tây Môn Báo sai kẻ tả hữu bắt bà đồng cốt ném xuống sông. Ai nấy trông thấy đều sợ hãi. Tây Môn Báo ngồi yên chờ đợi một lúc rồi nói: “Bà đồng này đã già, làm không được việc, ta sai đi từ nãy giờ mà chưa chịu trở về để báo tin. Vậy thì phải có một người đệ tử xuống đó thúc hối.” Tiếp đó là một người đệ tử bị ném xuống sông. Cứ thế liên tiếp ba người. Cuối cùng, Tây Môn Báo nói với bọn hào lão: “Bọn ấy đều là đàn bà, đi đứng chậm chạp, nói năng không nên lời. Ta phiền các ngươi xuống đó thuật ý kiến của ta với Hà Bá xem thế nào.” Nói xong, ông truyền bắt một hào lão trong bọn. Cả bọn đều sợ hãi, quỳ lạy nói: “Ấy là bà đồng tìm cách lừa phỉnh dân chúng để lấy tiền. Chúng tôi thực không biết đến, xin ngài rộng lòng tha thứ, đừng bắt chúng tôi xuống đó mà oan mạng.”

Tây Môn Báo trợn mắt hét: “Thế thì lâu nay các người đã phỉnh phờ dân chúng, sống trên xương máu của mọi người, tội ấy đáng chết.” Cả bọn sụp lạy xin tha. Tây Môn Báo nói: “Bà đồng cốt đã chết rồi, từ nay về sau nếu ai còn nói đến chuyện Hà Bá cưới vợ nữa, ta sẽ bắt người ấy ném xuống sông.”

Kể từ đấy, dân chúng được sống yên, khỏi bị ai phỉnh phờ bóc lột nữa. Những dân đi trốn khi trước hay tin, bồng bế nhau trở về. Tây Môn Báo lại khiến dân đào sông ngòi khai thông với sông Chương Thủy nước trong vùng không còn đọng lại nữa, nên chẳng bao giờ ngập lụt. Ruộng nương cũng nhờ con sông ấy có đủ nước cày bừa, lúa đồng tốt tươi, cỏ hoa thơm nức.” [116]

(xin xem tiếp phần 5)

CHÚ THÍCH


[101] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[102] Xem chú tích số 12 ở trên.

[103] Anatole G. Mazour & John M. Peoples, Men and Nations – A World History (New York: Harcourt Brace Jovanovich. 1975), p.294.

[104] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[105] E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155.

[106] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo - Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[107] McCune Brown, Ludlum, Robert P. & Wilder, B. Howard. This Is America’s Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), p. 226.

[108] McCune Brown, Ludlum, Robert P. & Wilder, B. Howard, Sđd., tr. 746.

[109] Chu Văn Trinh – Thái Vân - Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II - Tập 1 (Mt. Dora, FL: Ban Tu Thu Tự Lực, 1994), tr.64-65.

[110] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), p. 9.

[111] Lý Chánh Trung, Sđ d., tr. 66.

[112] M.J. Su “The birth and family of Jesus.” Encyclopedia Britannica, Vol. 10, Ed. 1980, p. 149.

[113] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952), tr. 45-46.

[114] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.104.

[115] Trần Trọng Kim, Sđ d., tr. 168.

[116] Mộng Bình Sơn, Đông Châu Liệt Quốc – Q. 3. (Fort Smith, AR: Sống Mới,1980 (?)), tr 972-974.

Trang Nguyễn Mạnh Quang




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>