●   Bản rời    

Chuyện "Dê Cỏn Buồn Sừng" Của Con Chiên Chu (Nguyễn Mạnh Quang)

Chuyện "Dê Cỏn Buồn Sừng"

 Của Con Chiên Chu Tất Tiến

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ022.php

22 tháng 8, 2009

Thay lời tựa: ..  khi phê bình các ông bác sĩ, giáo sư, luật sư, linh mục ... giỏi hay dở, có lương tâm hay thiếu lương tâm thì có cần đi học bác sĩ hay học luật không? Phải nói rằng những người muốn phê bình các ông có học vị này thì cần phải nghiên cứu những công việc mà họ đã làm, chứ không thể phê phán mà không nghiên cứu. Thí dụ người ta nghiên cứu: ông bác sĩ trị được bao nhiêu phần trăm người khỏi bệnh, hay làm chết bao nhiêu người; ông giáo sư dạy học sinh có nên người không, ông quan tòa có xử lầm bao nhiêu người, ông linh mục có đạo đức hay không ..v.v...  Nhưng đâu có ai phải có bằng luật sư mới có thể chê một luật sư dở. Đâu có ai phải có bằng bác sĩ mới khen một ông bác sĩ tài! Ông Chu Tất Tiến không có khả năng phân biệt được hai khái niệm khác biệt này..... (NMQ)


Trước đây khoàng 2 năm, ban chủ biên sáchhiem.net được một người bạn chuyển cho chúng tôi xem một E-mail của một người ký tên là Chu Tất Tiến, trong đó ông ta đòi đối thọai với Giáo-sư Trần Chung Ngọc.  Qua văn phong, cung cách, ngôn từ và tư tưởng trong E-mail này, chúng tôi đều cho rằng tác giả là một dân Chúa thuộc loại Hố Nai – Bùi Chu – Phát Diệm với tất cả những đặc tính chung của họ. Chúng tôi cho rằng chuyện "đòi đối thoại" với tác giả Giáo-sư Trần Chúng Ngọc là một chuyện khó hiểu đến buồn cười trong thế giới mà ai cũng có thể viết ra tư tưởng của mình. Những bài viết hàng ngày của chúng tôi đã chẳng phải là những cuộc đối thoại với những người quan tâm đến đề tài thảo luận, hoặc là đặt ra những câu hỏi với những tác giả của thánh kinh, hay của các bài giảng, bài viết đã đăng trên các "phương tiện truyền thông chính thống" của dân Chúa hay sao? Đâu có ai cấm CTT nói gì hay viết gì, trái lại là khác. Khi một tác giả viết theo cung cách của một Dân Chúa, thì người đó đã có sẵn một khối đông độc giả là những con chiên trung thành sẵn sàng in, ấn, đăng tải, phổ biến, và bênh vực vô điều kiện trên "phương tiện truyền thông chính thống" của họ.

"Đặc tính chung" của những vị Dân Chúa là thế nào?

Xin thưa, con người là sản phẩm của môi sinh nơi mà họ sinh ra, lớn lên và học hỏi. Ông Chu Tất Tiến sinh ra trong một gia đình dân Chúa, lớn lên và được rèn luyện trong xã hội dân Chúa dưới quyền quản lý hết sức chặt chẽ của Giáo Hội La Mã, tất nhiên là có tất cả những đặc tính của con người dân Chúa do Giáo Hội tạo nên. Đạo Thiên Chúa La Mã hay Giáo Hội La Mã có quá nhiều tín lý, giáo luật, thánh luật cùng những truyền thống, lế nghi đều mang nặng tính cách huyễn hoặc, huyền bí, cưỡng bách và đều nhân danh Chúa để lừa bịp người đời và bóc lột tín đồ. Tất cả những ác tính ghê tởm này của Giáo Hội La Mã đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 11 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có tựa đề là “Bản Chất tiếm danh (nhận vơ), ăn không nói có, lươn lẹo, lật lọng và cưỡng từ đọat lý của Giáo Hội La Mã.”

Đọc bài viết “Xin Đừng Mắc Mưu Khiêu Khích Tôn Giáo, Một Sách Lược Của Cộng Sản ” của ông Chu Tất Tiến đăng trên weblink anhduong ngày 22/07/2009, người viết nhận thấy ông họ Chu này có những nét độc đáo của một dân Chúa cuồng tín mà gọi là "sống theo lương tâm Công Giáo" y hệt như chúng tôi đã trình bày trong chương sách 11 này. Bài viết của Giáo-sư Trần Chung Ngọc về ông Dân Chúa Chu Tất Tiến cũng nói lên những đặc điểm đó.

Dưới đây, chúng tôi xin có một vài nhận xét về các đoạn văn trong bài viết của ông Dân Chúa này để chúng ta cùng kiểm chứng xem tác giả CTT có những nét độc đáo đúng như chúng tôi đã nhận xét không?

I.- Vấn đề học vị tôn giáo:

Ông Chu Tất Tiến (CTT) nói: “Người có mục đích nghiên cứu tôn giáo phải là nguời nghiên cứu và có học vị về Tôn giáo. Một khi muốn nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, nhất là vấn đề tôn giáo, nguời nghiên cứu thực sự phải luôn áp dụng nguyên tắc khách quan và trung thực.”

Nhận xét:

a).- Cứ theo như nội dung câu văn trên đây của ông ông Chu Tất Tiến, các học giả muốn biên khảo hay nghiên cứu một đề tài nào trong một bộ môn văn học nào thì phải có học vị (tức là bằng cấp đại học) về bộ môn đó. Đây là lời tuyên bố thật là hàm hồ của một người ít học, và thiển cận. Sự thật không phải như CTT đã nói. Bằng chứng là Việt Nam và các nước khác trên thế giới đã từng có rất nhiều người không có học vị về môn học mà họ khảo cứu, ấy thế mà những công trình nghiên cứu hay chiến công của họ có giá trị rất cao và chính những công trình hay chiến công này đã đưa họ vào vị thế rất cao trọng trong nền văn học của riêng nước họ và cũng là của nhân loại. Xin kể ra đây một số những nhân vật này:

1.- Ông Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) không có một bằng cấp nào về sử học, không có một bằng cấp nào về triết học và cũng không có một bằng cấp văn chương nào cả. Thế nhưng các tác phẩm của ông về lịch sử, về triết học, về vặn chương đều có giá trị cao và tên tuổi ông đã được mọi người đều biết.

2.- Ông Phạm Quỳnh (1892-1945) chĩ hoàn tất xong một khóa học thông ngôn do Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đào tạo, chứ không có một học vị hay bằng cấp đại học nào về chính trị và văn chương Pháp cả, nhưng không ai phủ nhận được kiến thức uyên bác của ông về rất nhiều lãnh vực trong văn học và chính trị. Những tác phẩm văn học của ông vẫn còn lưu lại trong các thư viện và văn khố Việt Nam.

3.- Ông Nghiêm Toản không có học vị hay bằng cấp đại học nào về văn chương Việt Nam cả, nhưng kiến thức của ông về bộ môn này không thể nói là không uyên bác và các tác phẩm văn chương Việt Nam của ông có gía trị cao. Vì vậy mà ông được mời dạy tại Trường Đại Học Văn Khoa trong nhiều năm.

4.- Ông Thu Giang Nguyễn Duy Cần và Lê Văn Siêu đều không có học vị hay bằng cấp đại học về môn triết học Đông Phương cũng như về văn chương Việt Nam, nhưng kiến thức về triết học Đông Phương và văn chương Việt Nam của hai nhà học giả này không ai có thể phủ nhận được. Cả hai người này đều đã được mời vào dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigon trong nhiều năm.

5.- Ông Nguyễn Đăng Thục (1908- ?) vốn là một kỹ sư hóa học, chứ không có một học vị hay văn bằng đại học nào về văn chương và hay triết học Đông Phương cả. Ấy thế mà nói đến triết học Đông Phương, những sinh viên học Đại Học Văn Khoa Sàigòn trong những năm 1954-1975 đều phải nói đến ông. Chính ông cũng đã từng giữ chức vụ Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Sàigòn trong nhiều năm.

6.- Ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam (1905-1963) chỉ có bằng cử nhân khoa học, chứ không có một học vị hay văn bằng đại học nào về văn chương cả. Ấy thế mà không ai có thể phủ nhận giá trị rất cao của những tác phẩm văn chương của ông:

Đời Mưa Gió, Lạnh Lùng, Anh Phải Sống,

Nửa Chừng Xuân, Đọan Tuyệt, Gánh Hàng Hoa.

7.- Ông Khái Hưng Trần Khánh Dư cũng không có một học vị hay văn bằng đại học nào về văn chương cả, nhưng những tác phẩm văn chương của ông có giá trị rất cao mà không ai có thể phủ nhận được.

8.- Các ông Đào Duy Từ (1572-1634), Jean Jacques Rousseau (1712-1778) người Pháp, Benjamin Franklin (1706-1790) người Hoa Kỳ đều trở thành những thiên tài với những tác phẩm lừng danh về quân sự, chính trị và khoa học mà họ không hề có một học vị nào về bộ môn văn học này.

9.- Đức Hưng Đạo Trần Quốc Tuấn, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp không hề tốt nghiệp một trường võ bị nào và cũng hề theo học chính thức một khóa huấn luyện quân sự nào cả. Ấy thế mà cả ba vĩ nhân này đều trở nên lừng danh về thiên tài quân sự và chiến công hiển hách trong lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.

Ngoài các thiên tài trên đây, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới còn có rất nhiều nhân vật lừng danh khác cũng như vậy. Tất cả các trường hợp trên đây cho chúng ta thấy rằng muốn thành công trong lãnh vực nào thì phải đầu tư thì giờ càng nhiều càng tốt, phải luôn luôn nỗ lực tìm hiểu và thực tập cho thật nhuần về lãnh vực đó, chứ không phải như ông Chu Tất Tiến đã nói ẩu như trên.

Có thể nói rằng muốn diễn giảng độc thoại trong nhà thờ thì phải là một linh mục, muốn làm quan tòa phải học luật sư, muốn làm giáo sư phải học sư phạm hay chuyên môn nào đó, muốn làm bác sĩ phải đi học môn bác sĩ. Hoặc giả muốn tin Chúa thì nghe linh mục, muốn thưa kiện thì phải tìm luật sư, muốn trị bệnh tim thì phải chọn bác sĩ có bằng chuyên môn về tim,... Nhưng khi phê bình các ông bác sĩ, giáo sư, luật sư, linh mục ... giỏi hay dở, có lương tâm hay thiếu lương tâm thì có cần đi học bác sĩ hay học luật không? Phải nói rằng những người muốn phê bình các ông có học vị này thì các nhà khảo cứu hay biên khảo cần phải nghiên cứu những công việc mà những nhân vật đối tượng đã làm, chứ không thể phê phán mà không nghiên cứu. Thí dụ người ta nghiên cứu: ông bác sĩ trị được bao nhiêu phần trăm người khỏi bệnh, hay làm chết bao nhiêu người; ông giáo sư dạy học sinh có nên người không, ông quan tòa có xử lầm bao nhiêu người, ông linh mục có đạo đức hay không ..v.v... Nhưng đâu có ai phải có bằng luật sư mới có thể chê một luật sư dở. Đâu có ai phải có bằng bác sĩ mới khen một ông bác sĩ tài! Ông Chu Tất Tiến (CTT) đã tỏ ra không có khả năng phân biệt được hai khái niệm khác biệt này.

Một mặt CTT đòi người khác phải có "học vị tôn giáo mới phê bình tôn giáo", nhưng mặt khác ông lại phê bình những bài viết nghiên cứu của chúng tôi một cách thiếu căn bản khoa học, chưa nói đến nội dung của bài viết của ông ta thì rỗng tuếch và tình trạng kiến thức  về sử học của ông ta thì quá yếu kém. Khi muốn phê bình một tác phẩm lịch sử về một phạm vi nào, thì phải là người có trình độ kiến thức lịch sử về phạm vi đó cao hơn trình độ kiến thức lịch sử của tác giả có tác phẩm được đem ra mổ xẻ. Còn CTT hay và các ông dân Chúa người Việt cuồng tín thuộc lọai Hố Nai – Bùi Chu – Phát Diệm vốn đã không biết gì về lịch sử thế giới cũng như về lịch sử Giáo Hội La Mã và lịch sử Việt Nam (đặc biệt là trong thời cận và hiện đại), thì làm sao có thể phê bình hay thẩm định giá trị những công trình nghiên cứu lịch sử của chúng tôi?

Thiển nghĩ rằng, vì tiếp nhận sở học qua chinh sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Nhà Thờ Vatican, cho nên tất cả các ông dân Chúa ngoan đạo (không riêng gì CTT) đều không được học lịch sử thế giới, không được học lịch sử Việt Nam, đặc biệt là trong thời cận và hiện đại, và cũng không được học lich sử Giáo Hội La Mã. Ngay cả thánh kinh Ki-tô họ cũng chả biết gì cả, nếu có biết thì cũng chỉ biết qua những bài giảng của các ông linh mục giảng dạy ở nhà thờ mà thôi. Như vậy, về lãnh vực sử học, các ông dân Chúa ngoan đạo nói chung đều dốt đặc cán mai táu,  nhất là trong những lãnh vực mà chúng tôi đã nêu lên ở trên.

Ai cũng biết rằng người giáo viên được đào tạo trong các ngành khoa học không thể nhẩy sang dạy các môn học thuộc về lãnh vực văn chương hay khoa học xã hội (Lịch Sử, Địa Lý và Công Dân) được. Các giáo sinh Ban Việt Hán Trường Đại Sư Phạm, sau khi tốt nghiệp chỉ có thể dạy Việt văn hay văn chương Việt Nam, nhà trường không thể sắp xếp cho họ dạy môn lịch sử được. Ngược lại, các giáo sinh tốt nghiệp Ban Sử Địa từ trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn hay ĐHSP Huế cũng không thể dạy bất kỳ môn học nào ngoài mộn Sử Địa và Công Dân. Nếu cố ý cưỡng bách họ dạy những môn học ngoài ngành chuyên môn của họ là rơi vào tình trạng “chéo cẳng ngỗng” hay ”Không có chó, bắt mèo ăn cứt”.

Viết đến đây, người viết nhớ lại chuyện là anh LýThành L. vốn là học sinh theo học tại trường Pháp ở bậc trung học, tốt nghiệp ban Triết tại Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt vào mùa hè năm 1962 và được bổ nhậm về dạy tại trường trung học công lập trong một tỉnh ở miền Hậu Giang. Vì chỉ các lớp Đệ Nhất (lớp 12) mới có môn Triết, mà trường học này chỉ có hai lớp Đệ Nhất và có tới hai giáo viên tốt nghiệp ban Triết. Theo quy chế, giáo viên dạy các lớp thi viết như lớp 11 vàd 12, thì phải dạy tối thiểu là 16 giờ một tuần. Vì không đủ số giờ Triết cho các giáo viên dạy môn học này, cho nên anh Lý Thành L. được nhà trường sắp xếp cho dạy thêm môn Sử ở mấy lớp Đệ Lục (lớp 7).

Cho rằng môn Sử là môn dễ bao biện, anh L. chỉ cần mua một cuốn sách giáo khoa về đọc hôm trước, rồi đến lớp sẽ xoay sở và tùy cơ ứng biến. Rồi một hôm, anh vào lớp, sau khi lớp học đã ngồi yên, chờ anh bắt đầu vào đề bài giảng. Nhìn quanh lớp học, anh trịnh trọng dõng dạc lớn tiếng giảng (cho cả lớp khỏang 60 học sinh đều có thể nghe được) rằng:

Hôm nay, thày dạy các em bài học mới. Bài này là “Nhị Thập Sứ Quân”. Anh vừa nói xong thì cả lớp cùng cười. Thấy Lý Thành L. ngơ ngác hỏi: “Tại sao các em lại cười?” Nhiều học sinh lao nhao trả lời: “Thưa thày, Thập Nhị Sứ Quân, chứ không phải Nhị Thập Sứ Quân”.

Câu trả lời của các em học sinh đã làm cho anh nhận thức đuợc quả tình anh rất dốt về lịch sử. Anh vội vã xoa tay, vừa cười vừa nói, “Xin lỗi, thày lộn”.

Câu chuyện có thực này giúp cho chúng ta suy ra để hiểu rõ về tình trạng hiểu biết lịch sử của các ông dân Chúa người Việt. Như đã nói ở trên, các ông Chúa cuồng tín người Việt dốt đặc cán mai táu về môn lịch sử, ngoaị trừ mấy bài học lịch sử đã được gạn lọc qua cái sàng lọc của Nhà Thờ Vatican. Ngòai ra, họ còn mang căn bệnh “dị ứng” đối với những tác phẩm lịch sử và nhiều tác phẩm khác nói lên những sự thật lịch sử có liên hệ đến Nhà Thờ Vatican đều bị Giáo Hội La Mã cấm, không cho đọc. Sự kiện bộ lịch sử thế giới do hai ông Nguyến Hiến Lê và Thiên Giang biên soạn và phát hành vào năm 1956 ở Sàigòn bị “một ông linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết…”, tác giả bị “mạt sát là đầu óc đầy rác rưởi” và bị ”mật vụ rình mò[1] ở nơi cư ngụ là một trong những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này. Một bằng chứng khác nữa được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:

"Ngọai trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người Công Giáo thường được tập trung lại thành làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đòan ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu gọi họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chính thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Cac sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mac, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới." [2]

Với tình trạng bị cấm đoán như thế, thiết tưởng chăng cần phải nói ra, ai cũng biết kiến thức về lịch sử của các ông dân Chúa Người Việt như thế nào rồi! Ấy thế mà họ lại không biết chính bàn thân của ho dốt nát về lịch sử, mà lại còn thường ti toe nhảy rào sang lãnh vực sử để làm thày đời, học đòi phê bình và chê bai những tác phẩm lịch sử (có liên hệ đến việc làm tội ác của Nhà Thờ Vatican hay của bọn dân Chúa Việt gian) của các nhà nghiên cứu nghiêm túc. Những người nghiên cứu như chúng tôi đã dành cả mấy chục năm gắn bó với môn sử từ khi còn ở học đường, rồi hành nghề dạy sử, đọc sử và viết sử liên tục cả mấy chục năm trường.  Ti toe như ông CTT thì chỉ là “Múa rìu qua mắt thợ”. Rõ ràng là “câm hay ngóng, ngọng hay nói” và làm trò hề cho thiên hạ mà thôi.

Riêng về ngành sử, muốn biên soan một tác phẩm lịch sử, các nhà sử học khởi đầu chỉ học tổng quát các nền văn minh cổ trên thế giới, và học các nguyên tắc về phương pháp biên soan hay viết sử. Sau đó, mới học về lịch sử một số quốc gia trong một vùng văn hóa nào đó tùy theo mình chọn lựa. Sau này, muốn viết về đề tài nào thì họ phải sưu tầm tài liệu có liên hệ đến đề tài đó và điều nghiên cho tường tận để nắm vững các dữ kiện liên hệ rồi sắp xếp thành câu chuyện (tác phẩm) của họ. Vấn đề này được sử gia Ruth Pelzda nói rõ như sau:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." Nguyên văn: “People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story."[3]

b).- Khi đề cập đến "học vị về Tôn giáo,” ông CTT nên biết học giả Charlie Nguyễn đã viết về kiến thức những người có học vị về "thần học" (học vị cao cả của Công Giáo) như sau:

Cái gọi là sự học vấn của các trường tôn giáo hoặc sự uyên bác của học sĩ Ulama thực chất chỉ là môn học “tán hươu tán vượn” về những điều huyền hoặc của thần học (theology). Thần học Hồi Giáo cũng tương tự như thần học của Do Thái Giáo hoặc Ki-tô Giáo. Thần học là một môn học đầy tính chất hoang tưởng, viển vông và nhảm nhí. Càng đi sâu vào thần học, con người càng lún sâu vào “ốc đảo tâm linh”, xa rời thực tế và đầy đặc những định kiến sai lầm. Những mảnh bằng “Tiến Sĩ Thần Học” là những giấy chứng chỉ công nhận sự ngu xuẩn của kẻ được cấp. Chỉ đến khi có cơ duyên tỉnh ngộ, kẻ đó mới cảm thấy xấu hổ là đã được cấp những mảnh bằng về thần học mà thôi.” [4]

Phải thành thực nói rằng nếu đem so với học giả Charlie Nguyễn tức Bùi Văn Chấn, thì kiến thức về Đạo Thiện Chúa Lã Mã cũng như về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam của Chu Tất Tiến chỉ là hạt muối trong Biển Thái Bình Dương. Như đã nói ở trên, cái đặc tính chung của các ông dân Chúa cuồng tín là thích ti toe nhẩy rào sang lãnh vực lịch sử, lên mặt thày đời với thái độ và giọng điệu trịch thượng lòe thiên hạ mà không biết rằng mình chỉ là thứ “ong non ngứa nọc”, “dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa”, cho nên mới phát ngôn bừa bãi như vậy.

II.- Chỗ đứng, và phương tiện truyền thông "chính thống" !

Chu Tất Tiến viết: “Hai đoạn văn mẫu trên đã cho người đọc thấy rõ chỗ đứng của hai nhân vật này ở đâu. Và cũng vì sự khiêu khích qúa lộ liễu cho nên những bài viết của nhóm này không đuợc phổ biến ở bất cứ “phương tiện truyền thông chính thống nào”, ngoại trừ Website của chính nhóm Giao Đỉếm, Sách Hiếm, và báo Công An Nhân Dân.”

Nhận xét:

a.- Vấn đề "chỗ đứng" của ông CTT.

Câu văn trên đây vừa nói lên các đặc tính hợm hĩnh, kiến thức kém cõi, vừa nói lên bản chất thiển cận thụộc lọai “ếch ngồi đáy giếng” của CTT.

Xin hỏi CTT đặt ra vấn đề chỗ đứng của chúng tôi, vậy chỗ đứng này là chỗ đứng trong phạm vi nào? Hơn nữa, lấy tư cách gì mà CTT thẩm định chỗ đứng của những người biên soạn sách sử (về Giáo Hội La Mã) như chúng tôi trong khi kiến thức sử học về Giáo Hội La Mã của CTT chỉ là con số không vĩ đại. CTT hoàn tòan không biết gì về bàn tay máu của “Cái Giáo Hội Khốn Nạn”[5] này trong dòng lịch sử của nhân loại và cũng không biết gì về vai trò của Nhà Thờ Vatican trong dòng lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay.

Tình trạng không biết gì về lãnh vực chuyên môn của người ta mà cứ hăm hở nhẩy vào lên mặt thày đời ti toe dạy người ta để tỏ ra mình là người thông kim bác cổ như ông dân Chúa CTT khiến cho người viết nghĩ đến các lớp học "dự bị hôn nhân” do các ông linh mục phụ trách giảng dạy.  Điều khôi hài là các linh mục là những người không hề bao giờ nếm mùi đời sống hạnh phúc lứa đôi và đời sống gia đình mà lại được Nhà Thờ Vatican giao cho phụ trách những lớp học dạy về đời sống hạnh phúc vợ chồng cho những thanh thiếu niên sắp lập gia đình. Hồi năm 1958, người viết có theo một người bạn đến tham dự lớp học như vậy (ở Nhà Thờ Cứu Thế nằm trên Đường Kỳ Đồng, Sàigòn) và nhận thấy ông linh mục dạy lớp học này cứ ba hoa chích chòe giống y hệt như mấy chàng ở tuổi trên dưới hai mươi trổ tài tán gái và nói những điều đáng lý ra các nhà tu hành chân chính không được phép nói ra.

Với tình trạng tu hành như vậy, chả trách nào các ông tu sĩ Da-tô nổi danh về làm tình bậy bạ với nữ tín đồ và  sờ mó các em nhỏ phụ giúp rước lễ ở Nhà Thờ. Nói về thành tích của các ngài tu sĩ áo đen sờ mó các em vị thành niên và làm tình bậy bạ với các nữ tu và nữ tín đồ, sách Vicars of Christ ghi nhận:

"Tình trạng nam nữ chung chạ bừa bãi lan tràn trong khắp các nam và nữ tu viện. (Thánh) Ivo Chartre (1040-1115) cho biết toàn thể các nữ tu viện chỉ là những nữ tù nhân mang danh là "các dì phước" mà thôi. Họ thường là những đứa trẻ bị gia đình bỏ rơi và thực sự đã trở thành những cô gái điếm." Nguyên văn: "Promiscuity was rife in monasteries and convents. The great Ivo of Chartres (1040-1115) tells of whole convents with inmmates who were nuns only in name. They had often abandoned by their families and were really prostitutes."[6]

"Trong thế kỷ thứ 9, nhiều tu viện là những sào huyệt của những người đồng tình luyến ái; nhiều nữ tu viện là những ổ điếm (nhà thổ) nơi mà những trẻ sơ sinh đều bị giết rồi đem chôn ở ngay trong đó. Các sử gia nói rằng từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, Tây Phương không giết các trẻ sơ sinh nhiều như vậy, ngoại trừ ở trong các nữ tu viện. Hội Nghị nhóm họp ở Aix- la- Chapelle vào năm 836 đã công khai thú nhận điều này. Về phần các ông tu sĩ Gia-tô thèm khát làm tình (giải quyết vấn đề sinh lý), họ thường bị tố cáo về tội ác loạn luân đến nỗi rằng họ bị cấm không được ở cùng nhà với mẹ, cô hay dì và chị em gái của họ. Những trẻ sơ sinh do hậu quả của các vụ loạn luân thường bị chính các ông tu sĩ giết chết. Con số này rất nhiều và đã được một vị giám mục người Pháp ghi vào hồ sơ. tài liệu." Nguyên văn: "In the ninth century, many monasteries were the haunts of homosexuals, many convents were brothels in which babies were killed and buried. Since the end of the Roman Empire, historians say that infanticide was probably not practised in the West on any great scale - except in convents. The Council of Aix-la-Chapelle in the year 836 openly admitted it. As to sex-starved secular clergy, they were so often accused of incest that they were at length forbidden even to have mothers, aunts or sisters living in their house. Children, the fruits of incest, were killed by the clergy, as many a French prelate put on record." [7].

Một bản thống kê cho biết: một xứ có 900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." ("One amazing statistic emerges: in a country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of five bastards were born to the clergy.") [8]

Còn nhiều chuyện động trời hơn nữa. Hầu hết những chuyện này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong các Chương 13, 14, 15, 16 và 17 (Mục V và Mục VI, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hội Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

Phải chăng đây là một đặc tính chung của nền văn hóa Vatican dân Chúa người Việt?

 b.- Vấn đề phương tiện truyền thông "chính thống"

Chu Tất Tiến cho rằng các “Website của chính nhóm Giao Đỉếm, Sách Hiếm, và báo Công An Nhân Dân” là “không có chính thống” (chủ quan, võ đóan và hợm hĩnh), nhưng lại nhìn nhận rằng có rất nhiều người tiếp tay phổ biến. Sự kiện này cho thấy rằng những công trình khảo luận của chúng tôi dù là bị Nhà Thờ Vatican cũng như các ông dân Chúa và những người chống Cộng cực đoan dùng trăm phương ngàn kế để ngăn chặn, không cho phổ biến bằng cách khống chế các phương tiện truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại, chụp mũ chúng tôi là Cộng Sản và bịa đặt ra hàng rừng chuyện xấu xa và tội ác để gán cho chúng tôi, ấy thế mà vẫn có nhiều người tìm đọc. Điều này chứng tỏ rằng "hữu xạ tự nhiên hương", có những độc giả không những rất thích thú tìm đọc những bài viết của chúng tôi, mà còn tự động tiếp tay chúng tôi để phổ biến cho mọi người cùng đọc, cùng thưởng thức.

Ông CTT dựa trên căn bản nào để gọi một phương tiện truyền thông nào đó là chính thống? Cái cụm từ "phương tiện truyền thông chính thống" của CTT có giá trị gì? CTT thử nói cho chúng tôi biết “Phải có điều kiện hay tiêu chuẩn như thế nào, thì mới được gọi là phương tiện truyền thông chính thống?

- báo Công Giáo, hay báo Phật Giáo, - báo chống cộng, hay báo thân cộng, - báo có quảng cáo hay báo không quảng cáo, - báo trong nước hay báo hải ngoại, - báo có tiền chính phủ Hoa kỳ tài trợ, hay báo không có tài trợ ? Tuyên bố của ông hòan toàn vu vơ, chẳng có cơ sở chút nào.

Đối với chúng tôi, nếu phải dùng chữ "chính thống" cho phương tiện truyền thông thì phải trả lời cho câu hỏi sau đây: Truyền thông những bài viết theo "niềm tin", đầy "xúc cảm" thiếu "dẫn chứng", ngụy tạo thông tin; hay truyền thông chỉ đăng những bài viết nghiên cứu, có căn bản và nguyên tắc, tài liệu xác thực, chắc chắn...?

Dã tâm của CTT khi sử dụng cụm từ “phương tiện truyền thống chính thống” là có thâm ý  cho rằng “các website của chính nhóm Giao Đỉếm, Sách Hiếm, và báo Công An Nhân” là không chính thống, là ngụy, tức là không có giá trị, và bảo rằng không có ai thèm đọc.

Nếu các websites đăng những bài viết của chúng tôi là những websites “ngụy” hay “không có chính thống” và chẳng có ai thèm đọc, vậy thì TẠI SAO Chu Tất Tiến lại phải mất thì giờ và khổ công viết bài “Xin đừng mắc mưu khiêu khích tôn giáo, một sách lược của Cộng Sản” rồi đưa lên đăng trên khắp các diễn đàn chống Cộng?

Một khi đã gán cho chúng tôi là phi chính thống hay là ngụy rồi, thì các ông dân Chúa nói chung, CTT nói riêng mới dễ dàng gán cho chúng tôi tất cả những gì xấu xa nhất với dã tâm đánh lạc hướng những người chưa biết rõ hay không biết gì về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã và của dân Chúa Việt Nam đã liên tục chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam trong mấy thế kỷ vừa qua và cho đến ngày nay vẫn còn tiếp tục đánh phá dân tộc và chính quyền Việt Nam ta.

Luận điệu của Chu Tất Tiến về “chính thống” và “phi chính thống” hay “ngụy” trên đây khiến cho chúng tôi nhớ lại về chuyện “chính thống” và “ngụy” trong những cuộc chiến giữa các phe phái trong giáo triều Vatican để tranh giành ngôi vị giáo hoàng. Chuyện này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 14, Mục V, Phần II trong bộ sách Lịch Sử Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và đã được phổ biến trên giaodiemonline.com trước đây. Xin ghi lại đây một vài đọan ngắn trong chương sách này để độc giả thấy rằng cái cung cách của CTT có hàm ý gọi chúng tôi là “ngụy” là một thói quen trong nếp sống văn hóa trong xã hội dân Chúa.

Giáo Hội La Mã là một trung tâm quyền lực nắm trọn cả thế quyền lẫn thần quyền, quyền hành bao trùm gần trọn Tây và Nam Âu, bao trùm luôn cả các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ ở các Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, thì tất nhiên là vấn đề thanh toán và tàn sát lẫn nhau để chiếm giữ quyền lực lại càng quyết liệt hơn và ghê gớm hơn. Tình trạng này đã xẩy ra ngay từ thế kỷ 4, cho đến ngày nay vẫn còn tiếp diễn. Sách sử không những chỉ ghi lại những chuyện tranh chấp thanh toán lẫn nhau đề giành giật quyền lực rồi tàn sát phe chiến bại để trả thù, mà còn ghi lại đầy đủ cả những chuyện các ông giáo hoàng và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican sống đời phóng đãng, lọan luân, dâm loàn hết sức là kinh khủng, tất cả đều tinh vi, đều thâm độc, đều dã man đến cùng mức của dã man, càng về sau mức độ dã man càng tinh vi và càng siêu việt.

Ngoài những việc làm cực kỳ ghê tởm trên đây, các nhà lãnh đạo Giáo Hội La Mã còn có những ác tính giống như những ác tính được mô tả rõ ràng về bố con ông Chúa Jehovah của họ ở trong Thánh Kinh. Có thể vì ảnh hưởng sâu nặng bởi Thánh Kinh mà họ trở thành những người mang nặng những ác tính như đố kị, tị hiềm, ganh ghét, rồi chia bè lập đảng đánh phá tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Sách sử đều ghi chép rõ ràng là từ giáo hoàng cho đến các hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, sư huynh và giáo dân (ngoan đạo) đều có những ác tính như ganh ghét, đó kị, tị hiềm, huênh hoang, khoác lác, khoe khoang, thiển cận, ích kỷ, tham lam, háo danh, thèm khát quyền lực, lấn lướt, vơ vào, luôn luôn đòi chiếm lấy phần hơn trong bất cứ lãnh vực nào. Từ những chuyện nhỏ mọn như có men hay không có men trong bánh thánh, tới một chi tiết nhỏ nhặt trong tín lý Chúa Ba Ngôi được phịa ra tại Hôi Nghi Nicaea khai nhóm vào ngày 20/5/325, chuyện có nên thờ Bà Maria hay không, cho đến nghi thức trong đạo và đặc biệt là quyền lực của ngôi vị giáo chủ đều có tranh giành hơn thua, cãi lộn, không ai nhường ai, rốt cuộc rồi đi đến đấm đá, thanh toán, tàn sát lẫn nhau giống như đám anh chị ở khu Chợ Cầu Muối, Sàigòn. Một thí dụ điển hình cho những ác tính này là chuyện bất đồng chính kiến với nhau về một chi tiết nhỏ trong việc bịa đặt ra tín lý Chúa Ba Ngôi tại Hội Nghị Nicaea, họ cũng chụp mũ cho nhau là tà giáo và trục xuất ra khỏi hội nghị rồi “diệt tận gốc, trốc tận rễ” phe chiến bại. [9]

Màn chụp mũ và trục xuất Giám-mục Arius và những nguời đồng quan điểm với ông vừa trình diễn xong thì đến màn sử dụng bạo lực để tiêu diệt họ. Sự kiện này được ông Charlie Nguyễn ghi lại như sau:

"Năm 340, Đế Quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Kitô đi ngược lại các giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Kitô mới của toàn đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lạp là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn câu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: "Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải qui tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội đều bị vứt bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra đời sau". (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next). Đây là một lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Kitô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3.000 người."[10]

Vì thấm nhuần cái đạo lý dựa trên căn bản gian dối, lừa bịp, phi luân, loạn luân và  dựa trên bạo lực của Thánh Kinh và của Nhà Thờ Vatican, cho nên chính những người có quyền lực trong Nhà Thờ Vatican luôn luôn tìm cách loại trừ những tu sĩ đối thủ mà họ nghi là có thể tranh đoạt mất chức vụ hay địa vị có quyền lực của họ. Cũng vì thế mà hầu như tất cả giáo sĩ trong cùng một Nhà Thờ, trong cùng một giáo khu, trong cùng một giáo phận lúc nào cũng ghìm nhau và tìm mưu tính kế để chuẩn bị giáng cho đối phương những đòn ác độc nhất[11]. Sự kiện này đều được ghi lại rõ ràng trong sách sử. Sách Vicars of Christ viết:

"Sự thù nghịch bộc phát thành những cuộc chiến tiêu diệt lẫn nhau thường xẩy ra vào khi có giáo hoàng qua đời. Thi dụ, khi (Giáo Hoàng) Liberius (352-366) chết vào năm 366, giáo triều chia làm hai phe, mỗi phe chọn một người của phe mình lên kế vị. Ursinus là giáo hoàng của một phe và Damasus là giáo hoàng của phe khác. Sau khi đánh nhau ở ngoài đường phố, phe Ursinus yếu thế, chạy vào trong nhà thờ St Mary Major (thường gọi là Thánh Đường Đức Bà Bạch Tuyết) rồi đóng cửa lại tử thủ. Phe Damasus tiến tới, trèo lên nóc nhà thờ đục lỗ, rồi dùng ngói và đá liệng xuống tấn công phe Ursinus. Đồng thời, một toán khác của phe Damasus tấn công vào trong qua cửa chính. Khi lọt được vào trong, hai bên ra sức chém giết lẫn nhau liên tiếp trong ba ngày. Cuối cùng, có tới 137 xác chết khiêng ra ngoài. Tất cả xác chết này đều là người của phe Ursinus. Ursinus bị bắt cho đi sống lưu vong, nhưng tội ác ở trong thánh đường Mary Major là vết nhơ trong thời Giáo Hoàng Damasus mãi mãi vẫn còn ghi trong sách sử." Nguyên văn:Bitter rivalries often showed themselves on the death of a pope. For example, when Liberius (352-366) died in 366, two factions elected a successor. Ursinus was one pope. Damasus was the other. After a lot of street fighting, Ursinus ‘ followers locked themselves in the recently completed basilica of St Mary Major, known as “Our Lady of Snow”. Damasus’ supporters climed on the roof, made a hole in it and bombarded the occupants with tiles and stones. Others meanwhile were attacking the main door. When this caved in, a bloody fight ensued for three days. At the end of it, 137 bodies were carried out, all of them followers of Ursinus. Ursinus was sent into exile by the emperor’s representative, but the crime in Mary Major was a permanent blot on Damasus’ copybook.” [12]

Càng về sau, Giáo Hội càng lấn lướt các thế quyền các nước Âu Châu, cho nên Giáo Hội lại càng có nhiều quyền lực hơn và nhiều tài sản hơn. Quyền lực và tài sản càng nhiều, thì sự xung đột tranh chấp và thanh toán lẫn nhau càng xẩy ra nhiều hơn và càng khốc liệt hơn trước. Muốn biết rõ tình trạng này như thế nào, chúng ta chỉ cần nhìn vào danh sách các giáo hoàng trong cuốn Vicars of Christ của Giáo-sĩ Peter de Rosa (New York, Crown Publishers, Inc., 1988), rồi đếm xem có bao nhiêu ông ngụy giáo hoàng (antipopes) để suy nghiệm ra là có bấy nhiêu lần các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican chia bè lập đảng tàn sát thanh toán lẫn nhau để giành chiếm ngôi vị giáo hoàng. Theo tài liệu này, người viết tính ra có tới 37 ông ngụy giáo hoàng, tức là có tới 37 lần các ông mang chức thánh cao cấp nhất trong Giáo Hội chia thành hai hay ba phe đảng, mỗi phe, chiếm cứ một vùng xưng hùng xưng bá, thành lập giáo triều riêng, tự xưng là chính thống, gọi đối phương là ngụy, rồi phát động những chiến dịch tấn công "diệt tận gốc, trốc tận rễ "các phe thù địch và những thành phần đối kháng, y hệt như tình trạng nước Việt Nam ta vào thời Thập Nhị Sứ Quân trong thế kỷ X, thời Nam Triều - Bắc Triều (1533-1592), thời Trịnh Nguyễn Phân Tranh (1627-1775), và trong những năm 1954-1975.

Ngoài 37 lần chia phe chia phái rồi tàn sát tiêu diệt lẫn nhau như vậy, lại còn có rất nhiều vụ các vị chức sắc cao cấp trong giới lãnh đạo của Giáo Hội ngấm ngầm thanh toán và tàn sát lẫn nhau hết sức dã man để tranh thắng và chiếm giữ ngôi vị giáo hoàng.

Còn nhiều nữa, xin xem Chương 14 như đã nói ở trên. Ta có thể ví Giáo Hội La Mã được coi như tổ chức tội ác Bình Xuyên của Bảy Viễn ở Sàigòn trong những năm 1949-1955 được phát triển thành một tổ chức đại quy mô, được trang bị bằng một hệ thống tín lý Ki-tô bịp bợm, được điều hành bằng những binh đoàn quạ đen và được tiến hành bằng sách lược cấu kết với các cường quyền và đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố quyền lực và bành trướng thế lực.

III.- Cách viết tên người không hoa.

Chu Tất Tiến nói tiếp rằng:

Những nguời tiếp tay phổ biển loạt bài này có thể là những nhân vật từng đăng những bài ca tụng Cộng Sản như “duyên dáng trinh, hòa bình, chế trung hiếu, chế trung hành”, hoặc là các chuyên viên đánh phá trên diễn đàn như “aladin, lỗ trí thâm, bernard chang”, hay một vài nhân vật mới xuất hiện như “hoàng thục an, thiên lý.

Nhận xét:

Chu Tất Tiến tự nhận là nhà văn, lại được Nha Chiến Tranh Tâm Lý của chính quyền miền Nam biệt phái cho theo học Trường Quốc Gia Hành Chánh (không biết có hoàn tất không) và đã học qua 1 hay 2 năm đại học ở Hoa Kỳ. Ấy thế mà không hiểu TẠI SAO những danh từ riêng như “duyên dáng trinh, hòa bình, chế trung hiếu, chế trung hành, hoàng thục an, thiên lý” CTT lại không viết hoa (capitalized)? Trong khi đó thì những từ như giáo hoàng, đức cha, đức hồng y đứng độc lập (không có kèm theo tên của một cá nhân nào), thì CTT và các ông dân Chúa người Việt lại viết hoa để tỏ lòng trịnh trọng tôn kính của họ đối với các tước vị (title) này bất kể là có đúng với quy tắc văn phạm hay không. Độc giả có thể kiểm chứng những ấn phẩm của các ông dân Chúa người Việt thì sẽ thấy rõ vấn đề này.

Với trình độ học vấn như trên mà CTT lại cố tình viết lách như vậy, thì những ông dân Chúa chưa học hết lớp 9 sẽ viết lách như thế nào?

IV.- Chữ nào mạ lị: "Ca-tô" hay "Con chiên" ?

Chu Tất Tiến viết:“Ở đây, các bài viết về Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Tin Lành) do các tác giả đăng đều không có đức tính này mà hoàn toàn là chủ động “tấn công” Thiên Chúa Giáo với những chủ quan của họ, khi xử dụng ngôn từ mạ lị nhiều hơn đồng thời dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu. Có lẽ cả trăm năm nay, nguời Công Giáo không hề nhận mình là theo đạo “Catô”, “Da Tô”, hay “Gia Tô.”

Nhận xét:

A.- Thì ra con chiên Chu Tất Tiến thực sự chỉ thích Giáo Hội La Mã gọi mình là con chiên, con cừu non (một lòai thú di chuyển bằng 4 chân và ngu nhất trong các lòai thú). Bị khinh miệt như vậy mà CTT và các ông dân Chúa ngoan đạo không những đã không  cảm thấy "bị mạ lị" "nhục mạ" mà còn tỏ ra hãnh diện. Ấy thế mà  khi chúng tôi sử dụng từ Ca-tô" thì CTT và các ông dân Chúa người Việt lại cảm thấy "bị mạ lị"! Điều này chứng tỏ rằng CTT và các ông dân Chúa người Việt quả thật xứng đáng là "bọn cừu non" (con chiên). Người Việt Nam ta có thành ngữ "ngu như con cừu". Là con cừu (hiểu là con cừu đã trưởng thành) đã ngu rồi, thì tất nhiên con cừu non (co chiên) còn ngu hơn nữa.

Vì không biết gì ngoài những tín lý nhồi sọ trong nhà thờ, cho nên CTT mới không biết rằng chữ Ca-tô chỉ là hình thức thu gọn của chữ Catholic. Ngày nay, trong đà tiến hóa của nhân loại, có rất nhiều từ đơn (có nhiều âm), từ kép và cụm từ thường được thu ngắn lại để cho gọn, chẳng hạn như danh xưng “Việt Nam” nhiều khi được thu gọn lại, gọi là “Việt”, cho nên nựớc Việt Nam thì được gọi là nước Việt, người Việt Nam thì được gọi tắt là người Việt. Tổng Tô Xuyên thì được tắt là Tổng Tô, Điện Biên Phủ thì được gọi tắt là Điện Biên, nước Czechoslovakia thì được gọi tắt là nước Czech. Đặc biệt là tiếng Mỹ, Richard thì được gọi là Dick, Robert thì gọi tắt là Bob, Gregory thì gọi là Greg, Washington Universsity thì được gọi là UW. Người Âu Châu gọi tắt chữ Catholic là “Cat” (hiểu theo tiếng Anh là con mèo).

Như vậy, anh em chúng tôi gọi là Catholic là Ca-tô, thì cũng chỉ là một sự rất bình thường mà không có một hàm ý mỉa mai và hạ nhục, chứ không như người Pháp gọi các ông tu sĩ Da-tô là “les corbeaux noirs”, văn hào Voltaire gọi đạo đạo Thiên Chúa La Mã là “cái tôn giáo ác ôn[14], học giả Henri Guillemin gọi Giáo Hội La Mã là “Cái Giáo Hội Khốn Nạn[15], và học giả Da-tô Charlie Nguyễn gọi nó là “đạo máu” và “đạo bịp”.[16]

B.- Vì dốt quá cho nên CTT mới không biểt rằng trước năm 1954, người Việt Nam (trong đó có dân Chúa) vẫn thường gọi đạo Thiên Chúa La Mã là đạo Gia-tô hay Da-tô, và đạo Cơ đốc. Bằng cớ là:

1.- Những cuốn sử Việt Nam được biên soạn từ đầu thập niên 1960 trở về trước đều gọi đạo Thiên Chúa La Mã là đạo Gia-tô hay Da-tô, hoặc đạo Cơ-đốc hay đao Ki-tô. Chu Tất Tiến có thể tìm đọc cuốn Việt Nam Sử Lược - Quyền II (trang 99 – dòng chót, trang 100 – dòng 7) của sử gia Trần Trọng Kim hay cuốn Việt Sử Toàn Thư (các trang 580 – dòng 3, dòng 13, của sử gia Phạm Văn Sơn thì sẽ thấy rõ như vậy.

2.- Tác giả Nguyễn Hy Thần viết trong bài Danh Tử “Công Giáo” Chữ và Nghĩa” trong đó có một đoạn như sau:

Sách báo Việt Nam viết trước thập niên 60 (1960) khi đề cập đến Catholics thì dùng chữ Thiên Chúa Giáo, đạo Gia-tô, đạo Ki-tô hay đạo Cơ Đốc. Viết về đạo Catholics, cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của Đào Duy Anh (viết năm 1938) nói rằng: “Từ thế kỷ 17, Cơ Đốc giáo do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây truyền sang thì ở nước ta lại có thêm một thứ tôn giáo mới là La Mã giáo.

Toàn bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (viết vào khoảng 1950) không hề dùng chữ công giáo. Những danh từ công giáo cũng vắng bong trong những tác phẩm văn học viết trước thập niên 50 (1950).

Như vậy, qua sự tìm hiểu đặt trên căn bản ngôn ngữ học bên trên cũng thừa để kết luận rằng chữ “công giáo” được bắt đầu dùng để chỉ Cơ Đốc (Catholics) vào cuối thập niên 50 (1950) hoặc đầu 60 (1960).” [17]

3.- Linh-mục Vũ Đình Họat viết trong sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II như sau:

"Nếu nói hoặc viết chỉ nguyên Công giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được: đó chính là Giáo Hội La Mã hoặc Vatican mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội la Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được."[18]

Mấy bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ cho mãi đến cuối năm 1954, từ Công Giáo mới bắt đầu công khai xuất hiện trên các sách báo. Có thể trước đó từ này (Công Giáo) chỉ xuất hiện trong các xóm đạo mà thôi. Sau khi cấu kết với Hoa Kỳ đưa Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền, Giáo Hội La Mã mới dựa vào bạo lực của chính quyền này để đại chúng hóa từ “Công Giáo” nhằm thay thế cho từ “Da-tô” hay “Gia-tô” bằng cách chỉ sử dụng từ “Công Giáo” trong các văn thư hành chánh, sách báo và các bài học trong các sách giáo khoa ở học đường. Đây là một trong những thủ đọan cưỡng từ đọat lý của Giáo Hội La Mã. Kể từ đó từ “Công Giáo” mới trở thành phổ quát.

V- "Tấn công" hay "sự thật khó chấp nhận"?

Chu Tất Tiến bảo rằng:

“Ở đây, các bài viết về Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Tin Lành) do các tác giả đăng đều không có đức tính này (đức tính trung thực) mà hoàn toàn là chủ động “tấn công” Thiên Chúa Giáo với những chủ quan của họ, khi xử dụng ngôn từ mạ lị nhiều hơn đồng thời dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu.”

Nhận xét:

a.- Về cụm từ “chủ động tấn công Thiên Chúa Giáo…”

Nho Giáo dạy rằng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và chính những người dân Chúa mỗi lần đi dự lễ ở nhà thờ cũng đều nhắc đi nhắc lại câu nói: “lỗi tại tôi mọi đằng, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…” Vậy thì đáng lý ra Chu Tất Tiến phải đấm ngược đặt ra vấn đề là:

Thiên Chúa Giáo (La Mã) và Tin Lành đã có những hành động tội ác ghê tởm như thế nào khiến cho chúng tôi phải tấn công?

Tại sao chúng tối không tấn công Ấn Độ Giáo, không tấn công Thần Đạo của Nhật Bản, không tấn công đạo Cao Đài, không tấn công đạo Hòa Hảo, không tấn công đạo Khổng, không tấn công đạo Phật, mà lại tấn công Thiên Chúa Giáo và Tin Lành?

Chu Tất Tiến và tất cả các ông dân Chúa đều sợ không dám đặt ra các câu hỏi như trên. Lý do là nếu đặt ra một câu hỏi như vậy, thì chúng tôi sẽ trả lời rằng:

Giáo Hội La Mã và dân Chúa cuồng tín đã gây nên hàng chục rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, cho nên chúng tôi mới phải bỏ ra hàng chục năm nghiên cứu các tài liệu nói về những rặng núi tội ác này của Giáo Hội để biên soạn thành sách rồi công bố cho mọi người cùng biết.

Cũng nên biết cũng vì những rặng núi tội ác này mà khi còn sống, mỗi lần đến thăm viếng một quốc gia nạn nhân nào của Giáo Hội La Mã, Giáo Hòang John Paul II (1978-2005) cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra tất cả có tới cả hơn môt trăm lần. Rồi Ngài lại ra lệnh cho tổ chức một buổi đại lễ hết sức long trọng tại Quảng Trường Peter vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính Ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều đứng cáo thú những rặng núi tội ác với Chúa (sic) trước sự chứng kiến của gần một triệu người tại chỗ và hàng trăm triệu người khác theo dõi quan các màn ảnh truyền hình. Thiết tưởng sự kiện lịch sử này ai cũng biết, nhưng các ông dân Chúa người Việt lại không biết, hay biết mà cố tình làm như không biết.

b.- Chu Tất Tiến nói rằng, (Chúng tôi) “khi xử dụng ngôn từ mạ lị nhiều hơn đồng thời dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu”, vậy tôi yêu cầu CTT nêu lên bằng chứng về những bản văn mà chúng tôi đã “mạ lị” Giáo Hội La Mã và nêu lên những bằng chứng về nguồn tài liệu nào mà CTT cho rằng “chúng tôi dẫn chứng lệch lạc những nguồn khảo cứu.”

Xin nói rõ là tất cả những tài liệu chúng tôi dẫn chứng đều có ghi rõ ràng tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản và nói rõ những đoạn văn được trích dẫn nằm ở trang sách nào. Ngoài những sách sử của các học giả mà phần lớn là các giáo sĩ và là những người vốn là tín đồ của Nhà Thờ Vatican, chúng tôi còn trích dẫn những bản văn từ trong Cựu Ước và Tân Ước nữa. Dưới đây là những đoạn văn trong Cựu Ước và Tân Ước mà chúng tôi thường trích dẫn:

Cựu Ước: Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus (24:19-20, 26: 1-43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20.

Tân Ước:

Matthew (10:34-36): “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an mà là gươm giáo. Ta đến để chia rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, con dâu với mẹ chồng. Và kẻ thù của con người ở ngay trong nhà hắn.”

John (3: 18): “Ai tin ông Jesus là Chúa Con sẽ không bị kết tội (được lên thiên đường); và ai không tin ông ta là Chúa Con, đã bị kết tội, rồi sẽ bị đày đọa vĩnh viễn nơi hỏa ngục." (Whoever believes in him will not be condemned, but whoever does not believe has already been condemned, because he has not believed in the name of the only Son of God).

Nếu thấy rằng nguồn khảo cứu nào mà chúng tôi dẫn chứng lệch lạc, CTT hãy nói rõ cho mọi người cùng biết.

Cũng nên biết là khi phê bình hay nhận xét bài viết hay tác phẩm của một tác giả nào, những người nghiên cứu hay viết văn có căn bản và nghiêm túc đều phải ghi lại đoạn văn của tác giả được đem ra mổ sẻ (phê bình) rồi mới đưa ra nhận xét đúng hay sai, tốt hay xấu, chứ không bao giờ chỉ nói vu vơ hay nói trổng như các ông dân Chúa mà CTT là một trường hợp điển hình. Người viết đã thấy các ông dân Chúa viết những bài chửi bới cụ Đỗ Mậu và cá nhân người viết cũng đều có cái cung cách như CTT đã làm, tức là nói trổng, nói vu vơ, rồi phóng ra những lời chửi bới nạn nhân. Điểm đặc biệt là khi họ viết điểm sách một tác phẩm nào mà họ không ưa hay thù ghét thì họ lại quay ra “điểm mặt” tác giả của tác phẩm đó bằng cách moi móc đời tư của tác giả và đem những chuyện chẳng liên hệ gì đến nội dung của tác phẩm mà họ “điểm” để chửi bới và hạ nhục nạn nhân bằng những ngôn từ vô giáo dục một cách rất Da-tô của nền văn hóa Thiên La Đắc Lộ.

VI- "Bị bôi lọ" hay "bị gỡ mặt nạ"?

Chu Tất Tiết viết:“…những tác giả khiêu khích Tôn Giáo lợi dụng sự chân thành và thiếu kinh nghịêm của phe bảo vệ, mà tìm cách bôi lọ Công Giáo thêm.”….” Một khi muốn nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, nhất là vấn đề tôn giáo, nguời nghiên cứu thực sự phải luôn áp dụng nguyên tắc Khách Quan và Trung Thực. Ở đây, các bài viết về Thiên Chúa Giáo (Công Giáo, Tin Lành) do các tác giả đăng đều không có đức tính này mà hoàn toàn là chủ động “tấn công” Thiên Chúa Giáo với những chủ quan của họ.”

Nhận xét:

a.- Chu Tất Tiến nói rằng chúng tôi tìm cách bôi lọ Công Giáo thêm. Xin thưa rằng, với những rặng núi tội ác chống nhân loại với thành tích tàn sát tơi trên 250 triệu người[19],(trong đó có Việt Nam) trong gần hai ngàn năm qua như đã nói ở trên,  thì cái mặt của đạo Công Giáo hay Nhà Thờ Vatican của các ông đã đen hơn cái mặt của tên bạo chúa Phi Châu Jean Bedel Bokassa (1921-1996) cả triệu lần rồi, giả dụ chúng tôi có muốn bôi lọ thệm nữa, thì cũng không  còn có chỗ nào để xen vào mà bôi lọ thêm và cũng không có cách nào để bôi lọ đen hơn được nữa. Chúng tôi chỉ nói lên những sự thật lịch sử mà thôi. Tất cả những sự thật lịch sử này đều có thể kiểm chứng được NẾU KHÔNG mang cái bệnh dị ứng đối với tất cả tài liệu lịch sử nói về bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã do những lời dạy lưu manh của Nhà Thờ Vatican gây ra. Một trong những lời dạy lưu manh này được nhà văn dân Chúa Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003, tr. 320) rằng: "Là một tín đồ ngoan đạo, phải có bổn phận phải giấu kín những chuyện tội lỗi, dù có thật, xẩy ra trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết." và những lời dạy lưu manh khác như:

“Cha (linh mục) là đại diện của Chúa.”. “Phải coi Cha như Chúa.” Những gì Cha nói và hành động là nói và hành động theo ý Chúa.”

“Nếu các Cha có làm gì sai trái, thi đã có Chúa phán xét.” Là giáo dân ngoan đạo, không được bàn tán và nói hành nói tỏi các Cha."

“Bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu các Cha, tức là bàn tán, nói hành nói tỏi hay nói xấu Chúa và sẽ bị Chúa trừng phạt đàng xuống gỏa ngục đời đời.

“Chỉ công nhận quyền lực của Tòa Thánh Vatican, chỉ công nhận các chính quyền Liên Minh với Tòa Thánh Vatican và các chính quyền do Vatican dựng nên hay do các thế lực liên minh với Vatican dựng nên.”

b.- Nói rằng chúng tôi chủ động tấn công Thiên Chúa Giáo là Chu Tất Tiến có chủ tâm xuyên tạc việc làm nghiên cứu nghiêm túc của chúng tôi.

c.- Động cơ khiến cho chúng tôi phải dành ra cả mấy chục năm trời để miệt mài làm công việc nghiêm túc này là vì suốt trong thời gian 1885-1954 Liên Minh Xâm Lược Pháp thống trị Vatican nước ta và trong những năm 1954-1975 Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican nhẩy lên bàn độc ở miền Nam, môn lịch sử đã bị Nhà Thờ Vatican kiểm sóat và cấm đoán trong chương trình học ở bậc trung học. Vì thế mà hầu hết người dân Việt Nam không biết một chút gì về bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Nhà Thờ Vatican. Bằng chứng về việc Nhà Thờ Vatican kiểm soát và cấm đoán môn lịch sử trong chương trình học là bản văn của nhà viết sử Nguyễn Hiến Lê ghi lại nơi các trang 99 -101 trong cuốn Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986).

Vì thế mà chúng tôi mới phải bỏ ra cả mấy chục năm trời để sưu tầm tài liệu và tìm đọc sách sử nói về Giáo Hội La Mã để biên sọan thành những tác phẩm lịch sử với mục đích trình bày cho độc giả người Việt nhìn thấy rõ những rặng núi tội ác cực kỳ dã man và cực kỳ tàn độc của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua với hy vọng rằng khi đọc xong rồi độc giả mới hiểu được những thắc mắc như:

Tại sao GH John Paul II phải xin lỗi các quốc gia nạn nhân lia lịa như đã nói ở trên?

Tại sao GH John Paul II và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican phải đứng ra cáo thú tội ác với Chúa trong buổi đại lễ được tổ chức tại Quảng Trường Peter (Rome) vào ngày Chủ Nhật 12/3/2000?

Bàn tay máu của Giáo Hội là Mã trong dòng lịch sử tiến hóa của nhân lọai ra làm sao?

Vai trò của Nhà Thờ Vatican và các ông dân Chúa người Việt trong việc đế quốc thực dân xấm lược Pháp đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1858-1975.

Vai trò của Nhà Thờ Vatican và các ông dân Chúa người Việt trong thời nước Việt Nam bị chia ra làm hai miền Nam Bắc (1954-1975).

Việc làm trên đây của chúng tôi cũng là đáp ứng được những vấn đề mà ông Lelytran63@aol.com nêu lên trong điện thư (E-mail) đề ngày 1/8/2009 (gửi cho một ông Dân Chúa người Việt) mà thiết tưởng mọi người Việt Nam cần nên biết. Những vấn đề đó là:

1.- Những cuộc thánh chiến do giáo hội vatican phát động với mục đích gì?

2.- Ai núp sau cuộc tàn sát dân Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã?

3.- Ai giúp bọn tàn dư Đức Quốc Xã trốn khỏi nước Đức sau đệ nhị thế chiến?

4.- Tài sản của vatican từ đâu mà có?

5.- Ai đã mở đường cho Pháp chiếm VN làm thuộc địa và qua đó bám vào chính quyền để mở mang nước chúa?

6.- Ai đã đưa Ngô Đình Diệm về cướp chính quyền?

7.- Mục đích đưa Ngô Đình Diệm về VN với mục đích gì?

8.- Ai đứng sau cuộc chiến VN?

9.- Tín lý công giáo có phù hợp với khoa học? Những cái gì đã lỗi thời?

10.- Đời sống bọn giáo sĩ công giáo như thế nào?

11.- Tại sao vatican cấm bọn linh mục lấy vợ?

12.- Tại sao trong công giáo nạn hãm hiếp trẻ phụ tế nhiều hơn tôn giáo nào khác?

13.- Tại sao trong công giáo có rất nhiều linh mục đồng tình luyến ái hơn một tôn giáo nào khác?

14.- Tại sao trong công giáo có rất nhiều linh mục, giám mục, tổng giám mục v.v. có con vụng trộm với các con chiên?

15.-Tại sao con chiên VN không dám tố cáo các linh mục loạn dâm, bê bối đối với con chiên?

16.- Tại sao con chiên VN không dám tìm đọc những loại sách của người ngoài giáo hội viết về tôn giáo của mình?

17.- Tại sao con chiên đực cứ éptheo đạo của mình khi quen với người ngoại đạo?

18.- Tại sao Nam Mỹ theo đạo chúa 100% nhưng vẫn nghèo thê thảm?

19.- Hơn nữa các quốc gia Châu Phi theo đạo chúa nhưng tại sao vẫn nghèo?

20.- Tại sao Phi Luật Tân không còn văn hóa chính thống của mình?

 

VII.- Căn bệnh Bùi Chu: Nhất Chúa Nhì Cha, thú ba Ngô Đình Diệm".

Chu Tất Tiên viết “Ai cũng biết là duới chế độ Ngô Đình Dịêm, hầu nhu mọi chức vụ quan trọng (An Ninh, Quốc Phòng, Ngoại Giao, Nội Vụ, Tổng Tham Muu Truởng Quân Đội …) đều nằm trong tay các vị lãnh đạo là Phật Tử. Ngay cả nguời thân tín nhất, 24 giờ đều có mặt bên cạnh của Tổng Thống, nguời mà biết hầu hết mọi hoạt động của Tổng Thống và có thể “giết” Tổng Thống dễ như trở bàn tay, lại là một nguời Phật Giáo thuần thành, Đại Uý Đỗ Thọ, cháu của Đỗ Mậu, nguời điều hành mạng lưới An Ninh của chế độ. Bên cạnh đó, nguời thân tín thứ hai, vẫn luôn hiện diện với Tổng Thống là Cụ Cao Xuân Vỹ, cũng là một Phật Tử.”

Nhận xét:

Sau chiếm trọn được Trung Quốc, người Mãn Châu không thể dùng toàn người Mãn Châu để cai trị Trung Hoa, mà phải đưa một số người Hán vào nắm giữ một số chức vụ hữu danh vô thực trong bộ máy quản trị nhân dân. Thủ đọan hay kế sách này được gọi là dùng người Hán cai trị người Hán. Tương tự như vậy, sau khi chiếm trọn Việt Nam, Liên Minh Xâm Lược Thực Dân Xâm Lược Vatican không thể dùng tòan người Pháp và các ông quạ đen người Âu châu cai trị Việt Nam, mà phải dùng một số những người Việt đưa vào nắm giữ chức vụ thừa hành đề thi hành những lệnh truyền của họ. Đây là chính sách dùng người Việt cai trị người Việt.

Nhà Thờ Vatican và anh em nhà Ngô sử dụng một số những Phật tử như Chu Tất Tiến nói trong đoạn văn trên đây cũng giống như người Mãn Châu dùng người Hán trong những năm thống trị Trung Quốc (1636-1912) và người Pháp dùng người Việt Nam trong bộ máy đàn áp nhân dân ta trong những năm 1862-1954), thật sự không có gì là khác cả. Lý do: Trước khi đạt được chỉ tiêu “biến toàn thể miền Nam thành Công Giáo hết trong mười năm” như ông dân Chúa Ngô Đình Nhu đã tuyên bố[20], nhóm thiểu số dân Chúa chưa tới 5% (vào năm 1954) không thể nào cai trị được đại khối 95% người dân Việt Nam không phải là dân Chúa. Hơn nữa, dù cho Nhà Thờ Vatican cũng như anh em Nhà Ngô và tòan thể nhóm thiểu số dân Chúa muốn tự tung tự tác độc chiếm quyền lực ở miền Nam, thì người Hoa Kỳ cũng không để cho họ làm như vậy.

Khi viết mấy đọan văn này trên đây, CTT cứ ngỡ là (hay cố ý làm ra như là) trong những năm 1954-1963 ông Ngô Đình Diệm có toàn quyền bổ nhậm các nhân sự vào trong chính quyền và quân đội miền Nam mà không biết rằng quyền tối hậu bổ nhậm và sắp xếp nhân sự phải do các cố vấn gộc của Hoa Kỳ ở Sàigòn quyết định, trong đó có Đại-tá tình báo E. G Lansdale (sau này được thăng lên cấp thiếu tướng). Mấy đọan văn dưới đây trong cuốn Tôi Làm Quân Sự Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm của cựu Tướng E. G Lansdale sẽ cho chúng ta thấy rõ bàn tay của các ông cố vấn Hoa Kỳ trong việc quyết định và sắp xếp nhân sự trong chính quyền và quân đội miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ:

"Đến Dinh (Độc Lập), tôi bước vào giữa lúc có cuộc họp giữa ông Diệm và một nhóm sĩ quan Việt Nam. Trong số này, có Tướng Tỵ, Đại Tá Đôn cũng như hai vị chỉ huy mặt trận đánh Bình Xuyên là Minh nhỏ và Minh lớn. Họ đều có vẻ vui mừng. Quân đội đã tiến qua Kinh Đôi ở Chợ Lớn và quân Bình Xuyên đang chạy trốn. Họ hỏi tôi có mừng cho họ không? Tôi trả lời không, chưa mừng được. Trong lúc họ đang quây quần tất cả ở đây để ca tụng lẫn nhau thì cuộc tấn công của họ qua Kinh Đôi đang bị thảm bại vì họ không chịu cung cấp hỏa lực yểm trợ bằng trọng pháo cho cánh quân này. Tôi lưu ý họ rằng như họ đã biết, tôi bị cấm ngặt không được chỉ dẫn cho họ một điều gì. Tuy nhiên, lệnh cấm ấy không cấm được tôi kể chuyện cổ tích cho họ nghe. Ngày xưa có một vài cấp chỉ huy Việt Nam ngồi uống trà với ông xếp của họ và kể cho ông xếp nghe họ đã thành công tốt đẹp như thế nào trong khi đáng lẽ họ nên di chuyển một trong những pháo đội ở Dinh Độc Lập, hay ở trước tư dinh vị Tham Mưu Trưởng, hoặc ở sân Bộ Tổng Tham Mưu để yểm trợ cho Trình Minh Thế ở Cầu Tân Thuận. Đơn vị của Tướng Thế là đơn vị duy nhất trong toàn thể mặt trận phải đụng độ với các loại súng lớn được lớp vỏ sắt che chở. Đây cũng là đơn vị duy nhất không được pháo binh yểm trợ. Dân chúng nổi giận khi nghe được chuyện này. Hiện giờ, tôi rất tức giận về việc ấy và mong mỏi các vị sĩ quan hiện diện hãy làm nốt phần kết cục của câu chuyện cổ tích vừa kể. Khi tôi ngưng nói, mọi người im lặng một cách kinh ngạc.

Ông Diệm phá tan sự im lặng ấy bằng cách bảo ông Minh nhỏ đem pháo binh giúp cho Trình Minh Thế ngay lập tức. Ông Minh vội đi ngay, và những người khác cũng ra về. Tôi tỏ ý vui mừng về vụ tiến quân qua Kinh Đôi. Họ nhìn tôi có vẻ do dự. Tôi đã vô cùng tức giận khi tôi xen ngang vào cuộc họp. Tôi đoan chắc với họ rằng tôi vui mừng với các thành quả vừa qua. Tuy nhiên, còn khá lâu họ mới thắng trận này, và bây giờ chưa phải lúc nghỉ ngơi. Ông Diệm bảo tôi ở lại nói chuyện với ông (ấy). Chúng tôi sang phòng khách nhỏ có chiếc ghế bành lớn để khá xa nhau khó nói chuyện. Vì vậy, tôi mời ông cùng ngồi trên ghế dài. (Để ý chữ mời: Ông Lansdale mời ông Diêm ngồi, như vậy ông Lansdale mới là chủ ở trong Dinh Độc Lạ, và chữ “mời” chỉ là một lối nói lịch sự của chữ “ra lệnh” hay “bảo” mà thôi – NMQ). Ông Diệm mở đầu câu chuyện, nói rằng chưa bao giờ ông thấy tôi nổi giận như lúc này. Dầu sao Trình Minh Thế cũng là một quân nhân là phải chịu hiểm nguy cùng với những người khác ở mặt trận. Tôi không nên quá lo lắng đến công việc của anh ta. Dù Trình Minh Thế là người bạn, thì ông ta cũng chỉ là một trong những người Việt Nam bạn của tôi và có lẽ ông ta không có học vấn cũng như kinh nghiệm bằng một vài người khác. Tôi bảo (ra lệnh cho) ông (Diệm) không nên nói như vậy. Lời nói ấy dẫn đến chỗ khiến ông nói thêm một vài điều gì đó làm cho tôi bực tức trở lại. Trình Minh Thế đã ủng hộ ông trong lúc những người học thức và có kinh nghiệm còn lưỡng lự. Hiện giờ ông ta đang chịu nguy hiểm đến mạng sống của mình cho ông Diệm. Tình thân hữu của Trình Minh Thế có giá trị hơn tất cả loại thân hữu chỉ biết phù thịnh . Hơn thế nữa, kẻ nào đó ngu xuẩn một cách đáng kết tội đã làm quân sĩ của Tướng Thế chưa được huấn luyện đầy đủ, chưa được trang bị đầy đủ, (lại đem) sử dụng vào cuộc tấn công qui mô mà không có hỏa lực yểm trợ. Đó là cách sử dụng rất sai lạc khả năng của du kích quân Liên Minh (Trình Minh Thế). Ông Diệm thay đổi câu chuyện...

Ông Nhu bước thẳng đến trước chỗ tôi và ông Diệm ngồi, yên lặng nhìn chúng tôi một lúc. Cuối cùng ông nói nhỏ nhẹ: "Trình Minh Thế chết rồi" ... bị trúng đạn nơi phía sau tai do một viên đạn súng trường. Suy từ góc độ của đường đạn đi, thì thủ phạm ở một nơi phía sau và trên cao. Binh sĩ tại đây nói rằng thủ phạm phải là một lính bắn tỉa... Ông Nhu ra khỏi phòng... Tôi quay sang bảo ông Diệm "Chúng ta mất một người bạn chân thành". Tôi không thể nói gì hơn. Ông Diệm nhìn vào mặt tôi rồi khóc. Những tiếng nấc lớn làm rung động cả thân hình ông. Tôi ngồi lại xuống ghế và ôm lấy ông. Ông xin tôi tha lỗi những điều ông đã nói về Trình Minh Thế trước đấy. Tôi nói thực ra không có gì phải cho tôi tha lỗi, nhưng ông phải luôn luôn ghi nhớ bạn thành thật thì hiếm hoi. Không bao giờ được bỏ rơi những con người bất vụ lợi phục vụ cho tự do. Tôi và ông Diệm ngồi trên ghế im lặng cho đến khi ông Diệm lấy lại được bình tĩnh. Sau đó tôi trở về nhà.". [21] Còn nhiều nữa. Xin đọc Chương 62 (Mục XVIII, Phần VI) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy ông Đại-tá Lansdale không những dạy bảo ông Diệm từng li từng tí một về cung cách ứng xử với các nhân viên dưới quyền, mà còn sai bảo và ra lệnh cho ông Diệm “phải luôn luôn”, “không bao giờ được” làm sai lệch lệnh truyền của ông (Lansdale) hay phát ngôn ẩu tả bừa bãi (như nói rằng “Trình Minh Thế không có học vấn”. Nếu làm sai những điều ông Lansdale “dạy bảo”, thì sẽ làm cho ông ấy “tức giận” hay “tức giân trở lại”, khi đó ông Diệm sẽ mất điểm, rồi có thể bị khiển trách và bị cho về vườn như người Pháp đã làm vào năm 1933. Sau này, ông Diệm lầm tưởng rằng đã có thể qua mặt được người Mỹ, quá trớn trong việc bách hại Phật Giáo cho nên người Mỹ mới  ngoảnh mặt đi để cho quân dân miền Nạm lôi ra đập chết vào lúc hơn 7 giờ sáng ngày 2/11/963. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 20, sách Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000).

Trong thực tế, những người gọi là Phật Tử được chọn lọc đưa vào nắm giữ những chức vụ có danh mà không có thực quyền trong chế độ Ngô Đình Diệm luôn luôn bị những con mắt cú vọ của 13 tổ chức mật vụ, công an như thiên la địa võng của chế độ rình mò dò xét. Các tổ chức công an mật vụ của chính quyền Ngô Đình Diệm đã được trình bày đầy đủ trong Chương 67 (Mục XX, Phần VI, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã). Tình trạng này của họ cũng giống như những tên Việt gian Nguyễn Hữu Độ, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Lê Hoan, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, Hoàng Cao Khả, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, Nguyễn Duy Hàn, Vi Văn Định, Cung Đình Vận, v.v… được Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican được đưa vào nắm giữ những chức vụ trong bộ máy đàn áp nhân dân ta. Tuy rằng được cho vào nắm chức vụ có quyền lực đối với người dân Việt Nam, nhưng họ vẫn bị những con mắt cú vọ của Sở Liêm Phóng Pháp theo dõi, nếu đi lạc hướng mà họ đã chỉ định thì lập tức bị phát hiện và bị trừng phạt liền.

Trường hợp Ngô Đình Khả lợi dụng chức vụ và địa vị xúi giục Thành Thái đi theo Vatican chống lại Pháp bị phát hiện: Thành Thái bị truất ngôi và Ngô Đình Khả sau đó bị trừng phạt đánh đòn và bị cho về vườn. Đây là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất cho vấn đề này. Xin xem Chưong 4, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia để biết rõ hơn về vấn đề này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net. Một bằng chứng khác nữa là vụ Hà Thành Đầu độc vào năm 1908 đo Cụ Hoàng Hoa Thám chủ trương những vì dùng quân lính người Việt Nam trong quân đội Pháp để thực hiện cho nên mới bị phát hiện và bị phá vỡ là một bằng chứng khác nữa cho sự kiện này.

Sau đó, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm lại mưu đồ đi theo Dân Chúa Cường Để (do Nhật đỡ đầu) trong cái gọi là Việt Nam Quang Phục để phục vụ cho quyền lợi của Vatican cũng bị Pháp trừng trị.

Trong những năm 1933-1945, Vatican quay ra o bế Phe Trục: Ở Âu Châu Vatican cấu kết với Ý và Đức đưa những tên dân Chúa Francisco Franco (1892-1975) lên cầm quyền ở Tây Ban Nha vào năm 1936, và Ante Pavelich ở Croatia vào năm 1941. Ở Á Châu, Vatican sử dụng con bài dân Chúa Cường Để, ngầm cấu kết với Nhật với hy vọng nếu Phe Trục đại thắng, Nhật sẽ làm chủ Đông Dương, Cường Để sẽ được Nhật đưa về thay thế Bảo Đại và Ngô Đình Diệm sẽ được đưa lên làm thủ tướng. Nếu mọi sự xẩy ra đúng như vậy, Nhà Thờ Vatican sẽ ra lệnh cho cặp bài trùng Cường Để - Ngô Đình Diệm tiến hành kế hoạch Ki-tô bằng bạo lực.

Thế nhưng, “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Pháp đã lanh tay chộp Ngô Đình Diệm đem tống giam. Vì thế mới có chuyện Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày 21/8/1944 năn nỉ Toàn Quyền Jean Decoux nghĩ đến công lao của bố là Ngô Đình Khả đối với chính phủ Pháp mà tha cho Diệm. Rồi Phe Trục bị đại bại và phe Đông Minh đại thắng. Cái mộng của Vatican đưa cặp bài trùng dân Chúa Cường Để - Ngô Đình Diệm đi theo Nhật về cầm quyền ở Việt Nam tan tành như mây khói. Xin xem them Chương 5, sách Chân Dung Người Việt Quốc Gia. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

KẾT LUẬN:

Ông dân Chúa CTT có lẽ đã hãnh diện khi "được" mấy ông truyền đạo người Pháp hoặc Tây Ban Nha đặt tên là "Con Chiên". Nhưng khi chúng tôi gọi bằng Ca-tô, viết tắt của chữ Catholic thì lại ngoảy đầu lia lịa cho là "mạ lị". Đúng là những con chiên đã thành hình trọn vẹn. Toàn bộ bài viết trên đây của Chu Tất Tiến chỉ là những lời lẽ xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử, bịa đặt ra nhiều điều không tốt gán cho chúng tôi, và luôn luôn đưa ra những lời tuyên bố vu vơ không nêu lên được bằng chứng nào. Thực ra, cái phương cách viết lươn lẹo, ăn ốc nói mò như vậy là đặc tính chung của Nhà Thờ Vatican và các ông dân Chúa “ngoan đạo” “sống theo đức tin Ki-tô” hay “sống theo lương tâm Công Giáo.” Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 11 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã có đăng online trên sachhiem.net.

 

(xin mời đọc bài của GS. Trần Chung Ngọc)

CHÚ THÍCH


[1] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr, 99-101.

[2] Trần Tam Tỉnh, Sđ d., tr 54.

[3] Ruth Pelz,. Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p 128

[4] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr. 355-56. Ông Charlie Nguyễn cũng là tác giả các tác phẩm Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Công Giáo Huyền Thọai và Tội Ác, Thực Chất Đạo Công Giáo và & Các đạo Chúa, và rất nhiều bài biên khảo khác được đăng trên Đông Dương Thời Báo, dongdươngthờibao.net, giaodiemonilne.com và sachhiem.net)

[5] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92.

[6] Peter de Rosa, Sđd., tr. 408.

[7] Peter de Rosa, Sđd., tr.404.

[8] Peter de Rosa, Sđd., tr 416.

[9] Arnold Schrier & Walter Wallbank. Living World History (Glenview, Ill: Scott, Foresman and Co, 1974), page 118-119: “Vì ông Jesus không để lại bản văn viết nào về tín lý cho nên mới có những tranh luận giữa các tín đồ về niềm tin Ki-tô. Để giải quyết vấn đề này, năm 325, Hoàng Đế Constantine cho triệu tập một hội nghị nhóm họp ở Nicaea. Hội Nghị này sọan thảo một tín điều cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có cùng một linh thể. Tất cả mọi người tham dự hội nghị đều đồng ý tín điều này, ngọai trừ một tu sĩ có tên là Arius và một số đồ đệ của ông ta. Những người này cho rằng Thượng Đế và ông Jesus Ki-tô có những linh thể khác nhau. Họ bị gán cho là tà giáo và bị trục xuất ra khỏi hội nghị. Những năm sau đó, phe theo ông Arius và phe theo quyết định tín điều Nicene tranh nhau giành quyền lãnh đạo Giáo Hội, nhưng cuối cùng thì phe Nicene chiến thắng. Thêm vào tín điều Nicene, hội nghị còn khai triển những bản văn trong Thánh Kinh. Thánh Kinh của người Do Thái mà lúc đầu Giáo Hội Kitô Do Thái chọn làm Thánh Kinh được gọi là Cựu Ước Kinh và được thêm vào những cuốn sách biên sọan sau khi ông Jesus đã bị hành hình. Có rất nhìều cuốn đuợc biên sọan sau khi ông Jesus qua đời, nhưng chỉ có 27 cuốn được chọn, gom lại được gọi là Tân Ước Kinh.” ["Because Jesus left no written messages, disputes about Christian beliefs arose among his followers. To resolve this conflict, the emperor Constantine convened the Council of Nicaea in 325. This body formulated a creed supporting the doctrine that God and Christ were the same substance. All members present agreed to the doctrine except a priest named Arius and his few followers, who maintained that God and Christ were of different substances. He and his followers were therefore banished from the Church as heretics (persons who hold a belief different the accepted view). As the years passed, the Nicenes and the Arians vied for leadership in the Church, but finally, the Nicenes were victorious. In additiion to the Nicene Creed, there had developed an official book of sacred writings. To the holy writings of the Jews, which the early Christians adopted and called the Old Testament, were added religious writings compiled after the death of Jesus. Twenty-seven of these compilations, or books, were selected to make the New Testament.."]

[10] Charlie Nguyên, Công Giáo Trên B? V?c Th?m (Garden Grove, CA: Giao Đi?m, 2001), trang 18-19.

[11] Xin đọc bài viết Một Số Tình Hình Đặc Biệt Của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của ông Giáo-sư dân Chúa Nguyễn văn Trung. Bài viết này đăng trong cuốn Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển tập 2 (Spring, TA: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998) 115-125.

[12] Peter de Rosa, tr 38.

[13] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 355.

[14] Bùi Đức Sinh, Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo – Phần Nhì (Sàigòn: Chân Lý, 1972), tr. 165.

[15] Xẹm chú thích 3 ở trên..

[16] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 228 và 272

[17] Chu Bằng Lĩnh, Đảng Cần Lao (San Diego, CA: Mẹ Việt Nam, 1996), tr. 340-341.

[18] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan - Tập II ( Falls Church, VA: Alpha, 1991), trang 1013-1014.

[19] Lloyd Graham, Deceptions and Myths of the Bible (Secaucus, N.J: Carol Publishing Group, 1999), p. 463. Tác giả viết:

Chúng ta đã biết được những gì trong 7 trăm năm này? Ba triệu người thiệt mạng trong vụ cố gắng chiếm lại một ngôi mồ nằm trong vùng kiểm soát của người Hồi giáo. Mười triệu người bị giết hại do bàn tay của các Tòa Án Dị Giáo Gia-tô Mười bốn triệu người chết trong các cuộc chiến Gia-tô trong thế kỷ thứ 19. Ba mươi triệu người thiệt mạng trong các cuộc chiến giữa các quốc gia theo đạo Kitô với nhau trong hai thập niên đầu của thế kỷ thứ 20. Từ thời Constantine đến nay, chiến tranh và chính sách áp bức của các chế độ đạo phiệt Gia-tô đã gây cho hơn 200 triệu nạn nhân bị thiệt mạng. Và chúng ta phải kể thêm 23 triệu quân nhân của 53 quốc gia và các thuộc địa đã hy sinh trong các cuộc chiến (do Giáo Hội phát động – NMQ ) và ít nhất 28 triệu nạn nhân chết vì bom, đạn, đói và bệnh tật hay ở trong các trại tập trung.” [Nguyên văn: What have we learned in those seven hundred years? “Three million lost their lives in a futile attempt to rescue a tomb from Mussulmans. Ten million were slain during the Inquisition. Fourteen million were slain in Christian wars of the Nineteenth Century. Thirty million lost there lives in wars between Christian nations during the first two decades of the Twentieth Century. Wars, tyranny and oppression of Christian nations since the days of Constantine have caused the death of more than 200,000,000 people” And now we must add to this “Some 23,000,000 men in uniform from 53 nations, countries and dominions were killed or died; at least 28,000,000 died from bombs or guns, hunger or disease or in the concentration camps.)

[20] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân – Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam,1989), tr. 428.

[21] Edward G. Lansdale, Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm (Sàigon: Đại Nam, 1972)199-202.

 

 

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>