1.- Đàn ông mà có cặp mắt “trắng bệch” là hạng người gian
tham và ác độc, và những nguời “vô tu” là hạng người “bất nghì”,
2.- Bất kỳ người nào có cặp mắt hay “nhìn trộm”, “tròng
trắng nhiều hơn tròng đen”, “láo liên” hay “tròng đen chạy long
xòng xọc trong tròng trắng” hoặc mắt “chớp chớp” khi nói chuyện với
một người nào, thì nhiên là người đó là quân lưu manh gian ác, tàn ngược và có
bản chất phản trắc.
Ông Ngô Đình Diệm có những ác tướng thể hiện ra trên diện
mạo như “bạch diện vô tu” và cặp mẳt “trắng bệch, tròng trắng nhiều hơn
tròng đen” lại hay “nhìn trộm”. Tất nhiên là những ác tính này sẽ
biến thành hành động vào những khi có hoàn cảnh hay cơ hội, đặc biệt nhất là khi
có quyền lực trong tay. Ông Diệm đã từng hành xử quyền hành trong những năm làm
quan với quan thày Pháp và Vatican trong những năm 1922-1933 và hơn chín năm
được Liên Minh Mỹ - Vatican cho nắm giữ chức vụ Tổng Thống ở miền Nam Việt Nam.
Với một quá trình nắm giữ quyền lực trong tay như vậy, tất nhiền, những ác tính
Da-tô và ác tính bẩm sinh tiềm tàng trong con người của ông ta đã có hoàn cảnh
thuận lợi và những phương tiện để biến thành không biết bao nhiêu tôi ác chống
lại tổ quốc và nhân dân Việt Nam.
Căn cứ vào sách sử, ông Ngô Đình Diệm đã phạm tội ác chống
lại tổ quốc, chống lại dân tộc Việt Nam bằng những hành động “cõng rắn cắn gà
nhà” và bạo ngược đối với nhân dân khi làm quan trong chính quyền bảo hộ
Pháp - Vatican trong những năm 1922-1933 và khi được Hoa Kỳ và Vatican cho nắm
giữ các chức vụ thủ tướng và tổng thống ở miền Nam trong thời gian 1954-1963 ở
miền Nam. Dưới đây là một số bằng chứng về những hành động tội ác của ông ta:
1.- Khi được bổ nhậm làm tri phủ ở miền Trung, ông Diệm đã
có những hành động tàn ngược và dã man hết sức là kinh tởm. Sự kiện này được cụ
An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:
“Khi ông làm tri phủ Hòa Đa đã nổi tiếng là tay sai đắc
lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông
lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào
ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn
cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô
dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau
không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như
bót Catinat, cũng chưa dám dùng.”[i]
2.- Trong thời gian nắm giữ chức vụ thủ tướng và tổng thống
ở miền Nam Việt Nam từ ngày 7/7/1954 cho đến 1 giờ trưa ngày 1/11/1963, ông Diệm
đã cho thi hành kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực khiến cho hơn 300 ngàn
người bị sát hại, cùng với hơn nửa triệu người bị bắt giam và tra tấn một cách
hết sức dã man. Vấn đề này đã được người viết trình bầy đầy đủ trong nơi các
trang 124-133 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation
(Houston, TX: Đa Nguyên, 2004), và sẽ được nói rõ trong mấy chương sách nằm
trong Mục XX ở sau.
3.- Ngày 30/11/1961, ông Diệm đã hí hửng và hồ hởi đồng
loã với quân đội Mỹ trong việc sử dụng chất độc da cam rải xuống đồng ruộng và
rừng cây trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Sự kiện này được sách sử ghi lại như
sau:
“Ngày 30/11/1961, Tông Thống John F. Kennedy phê chuẩn
cho quân đội Mỹ tiến hành chiến dịch khai quang đồng cỏ Việt Nam. Quyết định này
được Ngô Đình Diệm, lúc đó là Tổng Thống Nam Việt Nam ủng hộ nhiệt liệt. Diệm
cho rằng ông ta “biết cộng sản ở đâu” và tin rằng chiến dịch này sẽ thành công
mĩ mãn.”[ii]
Vì thế mà chiến dịch khai quang này được quân đội Mỹ cho
tiến hành trên đất nước Việt Nam và hậu qủa ghê gớm của chiến dịch này được sách
sử ghi nhận như sau:
“Quân đội Mỷrải 77 triệu lít chất độc da cam
xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của
2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.”[iii]
.
Việc làm dã man này không biết đã sát hại bao nhiêu trăm
ngàn hay hàng triệu nạn nhân, và hậu quả của việc làm này cho đến ngày nay vẫn
còn gây hại cho đất đai, cây cối, mù a màng, sinh vật và nhân dân ta trong vùng
bị ảnh hưởng. Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang kiện đòi chính phủ Hoa
Kỳ phải chịu trách nhiệm về hậu quả ghê gớm của việc làm tàn ngược và dã man
này, nhưng lại bị những người đồng đạo của ông Diệm chống đối cực lực. Sự kiện
này càng chứng minh cho chúng ta thấy rằng một khi đã trở thành tín đồ Da-tô
thì họ trở thành những phường vong bản, phản dân tộc, mất hết nhân tín và trở
thành hạng người “cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn
gốc của con người súc sinh.”
Tạm kể ra ba tội ác này cũng đủ cho chúng ta thấy thằng
bạo chúa phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm quả thật là hạng người “thiên
cổ tội nhân” đối với dân tộc Việt Nam ta, và đúng là một trong số 100 tên
bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong tiểu mục này, người viết chỉ nói đến ác tính phản
trắc của ông Diệm mà thôi. Ác tính này có thể là theo truyền thống hay dòng máu
di truyền của gia đình họ Ngô. Do đó, chúng ta cũng nên tìm hiểu xem gia đình
ông Diệm có đặc tính phản trắc này hay không, rồi sau đó sẽ nói đến thành tích
phản trắc của chính cá nhân ông Diệm.
A.- Về truyền thống gia đình của ông Diệm, theo tác
giả Giuse Phạm Hữu Tạo, chủ bút mang lưới dongduongthoibao.net và cũng là tác
giả bài viết Quốc Kỳ Việt Nam đăng trong dongduongthoibao.net,tháng 12/2005,
dòng họ Ngô Đình khởi đầu làm Việt gian bán nước cho cả hai đế quốc Vatican và
Pháp từ đời ông Ngô Đình Niệm, tức là ông nội của ông Ngô Đình Diệm. Dưới đây
là nguyên văn lời ông Giuse Phạm Hữu Tạo viết:
“Chiến thuyền Pháp bắn phá và tấn chiếm Đà Nẵng vào năm
1858, có số giáo sĩ Tây và giáo dân Việt gian đón tiếp và xúi tấn công dứt điểm
Huế. Trong số giáo sĩ có Gauthier (tên Việt là Ngô Gia Hậu có linh mục Nguyễn
Trường Tộ đã cởi áo dòng theo hầu), linh mục Pellerin, linh mục Huc, Caspar (tên
Việt là Lộc có giáo dân Ngô Đình Niệm là cha Ngô đình Khả theo hầu), linh mục
Nguyễn Hoàng…..đại quan thuyền trưởng Pháp đã không thấy vài trăm ngàn giáo dân
Việt gian đón tiếp theo như những linh mục Tây phúc trình.“[iv]
Đến đời thân phụ của ông Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khả thì
lại còn ghê gớm hơn nữa. Đặc tính ghê gớm này được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách
Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật ghi lại việc làm ghê gớm của ông Ngô Đình Khả như sau:
“Theo tài liệu sử, Ngô Đình Khả được Triều Nguyễn thời
Pháp thuộc trọng dụng là nhờ công lao giúp Nguyễn Thân tiêu diệt lực lượng chống
Pháp của nhà ái quốc Phan Đình Phùng và đặc biệt là đã đào mả cụ Phan (lấy xác
cụ đốt thành tro, lấy tro) nhồi vào thuốc súng để bắn cho tiêu tan hài cốt cụ
Phan: quả thật là một tên đại thần, đại gian đại ác.”[v]
B.- Về những việc làm phản trắc của ông Diệm.-
Những việc làm phản trắc của ông Diệm đối với nhiều người đều được sách sử ghi
lại rõ ràng. Dưới đây là một số những việc làm phản trắc của ông ta:
1.- Phản lại lời thề trung thành với Quốc Trưởng Bảo
Đại và Nam Phương Hoàng Hậu khi được bổ nhậm làm thủ tướng với toàn quyền quyết
định về cả dân sự lẫn quân sự vào ngày 19/6/1954. Khi về Việt Nam cầm quyền và
sau khi đã củng cố xong quyền lực, ông Diệm cho tổ chức ngày Trưng Cầu Dân Ý vào
ngày 23/10/1955 để truất phế ông Bảo Đại, người mà chính ông ta đã làm tôi hai
lần : (a) những năm tháng trước ngày 12/7/1933 và (b) những năm tháng sau
ngày 19/6/1954. Ta gọi hành động này là phản thần.
2.- "Phản quốc và hại dân” qua những hành động tra
tấn các nhà cách mạng chống Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican: Khi được Liên
Minh Pháp – Vatican cho làm tri phủ ở Hoa Đa, ông Diệm đèn cầy sấy hậu môn để
lấy khẩu cung hầu tâng công với quan thày Vatican và Pháp như đã kể trên. Trong
thời kỳ nắm quyền cai trị miền Nam từ tháng 7 năm 1954 cho đến trưa ngày
1/11/1963, ông đã phạm những tội ác chống lại tổ quốc và nhân dân Việt Nam như
đã nói ở trên. Ta gọi hành động này là phản quốc và người phạm tội phản
quốc là Việt gian.
3.- "Phản trắc" và "tráo trở". Trong năm
1933, ông Diệm có liên hệ đến âm mưu vận động cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne
thân Giáo Hội La Mã trở lại Đông Dương để thay thế Toàn Quyền Pierre Pasquier
(có tinh thần bất thân thiện với Giáo Hội La Mã). Âm mưu bị bại lộ cho nên mới
bị Pháp sa thải. Sau đó, tới đầu thập niên 1940, ông lại mưu toan liên kết với
tín đồ Da-tô Cường Để ở Nhật để chống lại Pháp. Âm mưu này cũng bị bại lộ và bị
Pháp bắt giam. Vì thế mới có chuyện Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày
21/8/1944 gửi Toàn Quyền Jean Decoux xin khoan hồng cho hai người em là Ngô Đình
Diệm và Ngô Đình Nhu. Trong lá thư này, Giám-mục Thục có nói về công trạng đối
với Pháp của thân phụ ông ta là Ngô Đình Khả “đã nhiều lần đưa mạng sống cho
nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu,… chống lại các kẻ nổi
loạn do Phan Đình Ohùng chỉ huy…” Những hành động như vậy gọi là phản chủ.
4.- Phản lại Hoa Kỳ: Hoa Kỳ đã cưu mang, lo lót
chạy chọt cho ông về Việt Nam làm thủ tướng chính quyền chống Cộng ở miền Nam
Việt Nam, nhưng rồi ông lại qua mặt Hoa Kỳ, dồn nỗ lực vào việc tiến hành kế
hoạch "Da-tô hóa miền Nam Việt Nam" bằng bạo lực và bằng tất cả các phương tiện
của chính quyền. Việc làm đại gian đại ác này hoàn toàn trái với Hiến Pháp Hoa
Kỳ (trong đó có điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền”), và
đi ngược với trào lưu tiến hóa của nhân loại. Chính vì thế mà nhân dân Hoa Kỳ và
nhân dân thế giới mới lên án chế độ của ông là chế độ đạo phiệt Da-tô, mới gọi
ông là một “Spanish Inquisitor”, và sách sử mới ghi nhận ông là một trong số 100
tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. Vì bị nhân dân Hoa Kỳ chống
đối dữ dội, chính quyền Hoa Kỳ mới ra chỉ thị cho ông phải sửa sai và thay đổi
chính sách. Thay vì phải sửa sai và thay đổi chính sách, ông lại tìm cách bắt
tay với chính quyền miền Bắc để bắt chẹt (blackmail) Hoa Kỳ. Hành động này được
gọi là hành động phản chủ.
5.- Phản lại bạn bè: Các ông Trần Văn lý, Tạ Chương
Phùng, Lê Quang Luật, v.v… là những người bạn của ông từ cái thuở ông còn long
đong với hai bàn tay trắng. Họ đã ủng hộ và hy sinh công lao, thì giờ cũng như
tiền bạc để cưu mang khi ông Diệm còn lận đận. Sau khi lên cầm quyền, ông phản
lại những người này nhưa hành động thủ tiêu người con trai của Cụ Tạ Chương
Phùng là Tạ Chí Diệp, đối xử rất tệ với cụ Trần Văn Lý, lọai ông Lê Quang Luật
ra khỏi chính quyền.[vi] Hành động
này gọi là phản bạn.
6.- Phản lại tướng Trình Minh Thế. Ông Diệm cho
người thuyết phục ông Trình Minh Thế đem lực lượng Cao Đài võ trang về hàng. Ông
Thế đã nghe theo, về hàng và được gắn lon thiếu tướng. Sau đó, ông lại ám sát
ông Thế. Đây là một trong hành động phản trắc.
7.- Phản lại Đại Tá Edward G. Lansdale: Đại Tá
Edward G. Lansdale là người được Tổng Thống Eisenhower cử sang Việt Nam làm cố
vấn đặc biệt cho ông Diệm ở Sàigòn và đã sang Việt Nam trước khi ông Diệm về
nước cầm quyền. Vai trò và công ơn của Đại Tá Edward G. Lansdale đối với ông
Diệm như một vị sư phụ đối với một đệ tử yêu quý nhất trong truyền thống võ lâm
Trung Hoa. Đại Tá Edward G. Lansdale đã lo cho ông Diệm đủ mọi thứ, từ miếng
ăn, vấn đề an ninh ở trong dinh Độc Lập, lập kế hoạch đưa cả hơn 600 ngàn người
Công Giáo Bắc Kỳ vào miền Nam làm lực lượng hậu thuẫn cho ông, ly gián, phá vỡ
âm mưu đảo chánh của Tướng Nguyễn Văn Hinh trong những tháng 9-11/1954, dạy dỗ
ông cách ăn nói và hành xử với nhân viên cấp dưới, cách phân biệt những người xu
thời nịnh bợ và những người mộc mạc chân thành ủng hộ ông, phải đối đãi tử tế
với những người cộng tác chân thành như Tướng Trình Minh Thế, chỉ bảo cho ông
biết cung cách hành xử của một vị tổng thống ở một nước dân chủ, v v… Khi địa vị
chưa vững, ông đã tỏ ra ngoan ngoãn nghe lời Đại Tá Edward G. Lansdale như một
môn sinh ngoan ngoãn nghe lời vị lương sư chỉ dạy. Nhưng khi chính quyền và địa
vị đã củng cố và vững mạnh, những ác tính tiềm ẩn trong con người của ông đã
biến thành hành động, cho người ám sát Tướng Thế bất kể gì cả lời khuyên dạy của
Đại Tá Edward G. Lansdale . Hành động này gọi là phản thày.
8.- Phản lại lời cam kết với quốc dân miền Nam Việt
Nam và những người chỉ huy cuộc đảo chánh 11/11/1960. Khi Dinh Độc Lập bị quân
đội Nhẩy Dù dưới quyền chỉ huy của Đại-tá Nguyễn Chánh Thi bao vây ngặt nghèo
vào sáng sớm ngày 11/11/1969 và gửi tối hậu thư cho ông phải cải tổ chính
quyền, ông tuyên bố với quốc dân rằng ông “quyết định giải tán chính phủ
hiện thời để các tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa thành lập chính phủ lâm
thời để có thể chiên đấu tiếp tục chống Cộng…”[vii]
Nhưng chưa đầy 24 giờ sau, khi viện quân của Đại Tá Trần Thiện Khiêm từ miền Tây
kéo về tới Phú Lâm, ông liền trở mặt, xóa bỏ hết những gì ông tuyên bố ngày hôm
trước. Đây là hành động phản dân.
9.- Phản lại lời cam kết vào ngày 16/6/1963 với
Phật Giáo. Việc tiến hành kế hoạch Ki-tô hoá miền Nam bằng bạo lực đã làm nẩy
sinh phong trào Phật Giáo tranh đấu để đòi bình quyền về tôn giáo. Dưới áp lực
của Hoa Kỳ, ông đã cho thành lập một Ủy Ban Liên Bộ nói chuyện với phái đoàn
Liến Phái của Phật Giáo:
“Ngày 16/6/1963: Hai Uỷ Ban Liên Bộ và
Liên Phái, sau 3 ngày và đêm thảo luận, ra một thông cáo chung xác định những
điểm đã thỏa hiệp về cách treo cờ Phật Giáo và Quốc Kỳ; xét lại Dụ số 10 về phần
quy chế tôn giáo; điều tra về các vụ bắt bớ, và khoan hồng cho những người tranh
đấu cho Phật giáo; dành mọi sự dễ dàng cho các hoạt động tôn giáo; trừng trị
những nhân viên có lỗi, bồi thường cho các gia đình nạn nhân.”[viii]
Bản thỏa hiệp vừa ký xong được mấy ngày, ông trở mặt. Báo
chí và đài phát thanh của Sàigon trở giọng mạt sát Phật giáo, cảnh sát và mật vụ
vẫn tiến hành những chiến dịch truy lùng bắt giam và tra tấn Phật tử, học sinh
và sinh viên, các truờng học được lệnh đóng cử. Bản thỏa hiệp giữa Ủy Ban Liên
Bộ và Liên Phái Phật giáo được ký kết vào ngày 16/6/1963 tại giữa thủ đô Sàigòn
bị ông Diệm liệng vào xọt rác. Đây là một hành động tráo trở hay phản phé.
10.- Phản lại lời hứa đã hứa với Đại-sứ Frederick
Nolting: Việc chính quyền Ngô Đình Diệm bách hại Phật Giáo khiến cho Hoa Kỳ lo
ngại và bị lên án vì rằng vào năm 1954, chính Hoa Kỳ đã đưa ông Diệm về Việt Nam
cầm quyền rồi cưu mang chính quyền này kể từ đó. Cũng vì vậy mà Đại-sứ Hoa Kỳ ở
Sàigòn là ông Frederick Nolting được lệnh chủ chính quyền Hoa Kỳ đến gặp Tổng
Thống Ngô Đình Diệm yêu cầu (đúng ra là ra lệnh cho ông) phải giải quyết vấn đề
Phật Giáo cho êm đẹp. Lần nào nói chuyện với Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Đại-sứ
Nolting cũng được Tổng Thống Diệm hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề Phật Giáo theo
tinh thần hòa giải. Tuy là hứa như vậy, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn vi phạm
những điều đã cam kết trong bản thỏa hiệp mà Ủy Ban Liên Bộ và Liên Phái Phật
Giáo đã ký kết vào ngày 16/6/1963. Có thể vì tình trạng này, đầu tháng 8/1963,
Đại-sứ Noilting nhận được lệnh bị triệu hồi về Mỹ và chức vụ đại sứ Hoa Kỳ tại
Sàigòn sẽ được ông Cabot Lodge sang thay thế. Trước ngày 15 tháng 8 năm 1963,
Đại-sứ Frederick Nolting đến Dinh Gia Long gặp Tổng Thống Diệm để từ biệt về Mỹ
và yêu cầu ông Diệm hứa với ông rằng chính quyền ông Diệm không được dùng vũ lực
tấn công các chùa chiền của Phật giáo. Tổng Thống Diệm đã long trọng cam kết với
ông Noltting rằng ông sẽ không bao giờ tấn công Phật giáo. Được lời cam kết này
của ông Diệm, ông Nolting yên trí trở về Hoa Kỳ và dự tính rằng sẽ báo cáo với
Tổng Thống Kennedy bằng những lời lẽ bao dung cho anh em ông Diệm. Thế nhưng,
trên đường về nước, khi tới Hawaii, ông Nolting được tin các chùa chiền ở trong
các thành phố lớn ở Việt Nam bị quân chính phủ tấn công vào đêm ngày 20/8/1963
và ông Nolting đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ về hành động phẳn trắc này của ông Diệm.
Sự kiện này được sử gia John Newsman, người Hoa Kỳ, ghi nhận như sau:
“Ngày 19/7 , ông Diệm lên đài phát thanh nói với đồng
bào trong hai phút, bày tỏ ý muốn hòa giải với phe Phật Giáo, nhưng ông nói với
vẻ lạnh lùng và nhân nhượng rất nhỏ nhoi, chỉ vừa đủ làm cho tình hình dịu bớt.
Hậu quả, vào tháng 8, cuộc đấu tranh của Phật Giáo bộc phát trở lại: Khán giả
truyền hình Mỹ được nhìn thấy các vụ tự thiêu vào những ngày 5, 15, và 18 (tháng
8) của 7 nhà sư và một ni cô. Tình hình gia tăng đến mức căng thẳng từ giữa
tháng 8 tưởng chừng như sắp nổ tung, qua đến sáng ngày 21/8, “Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ
bị cô lập hoàn toàn,” và khuya hôm ấy, ông Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân
luật trên toàn lãnh thổ và ông Nhu cho Cảnh Sát Chiến Đấu, một thứ Lực Lượng Đặc
Biệt của riêng ông, tiến hành cuộc bố ráp các chùa và bắt giữ 1,400 Phật tử. Ông
Nhu lợi dụng thiết quân luật để bắt bớ, nhưng che đạy bằng lệnh của các tướng
vùng.
Hành động của ông Nhu rõ ràng đã tạo ra bế tắc trong
quan hệ Việt Mỹ. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên án các cuộc bố ráp các chùa chiền như
sau:
“Dựa trên những tin tức từ Sàigòn, rõ ràng chính phủ
VNCH đã dùng những biện pháp đàn áp nghiêm trọng các nhà lãnh đạo Phật Giáo Việt
Nam. Hành động này tiêu biểu cho sự vi phạm trắng trợn các bảo đảm của chính phủ
Việt Nam đã hứa theo đuổi chính sách hòa giải với Phật Giáo. Hoa Kỳ muốn phàn
nàn về các hành động đàn áp như vậy.”
Ông Nhu cho cắt các đường dây điện thoại của Tòa Đại Sứ.
Các tướng lãnh giận dữ đến Tòa Đại Sứ và hỏi xem Hoa Kỳ có chịu ủng hộ đảo chánh
hay không?
Lúc bấy giờ (Frederick) Nolting cùng (Henri Cabot) Lodge
và (Roger) Hillsman đang có mặt ở Honululu, cảm thấy choáng váng vì các biến
chuyển ở Sàigòn. Ông liền đánh điện trách ông Diệm rằng: “Đây là lần đầu tiên
Tổng Thống đã tự phản bội với những lời hứa trước mặt tôi.” Hillsman mô tả
giây phút Nolting trố mắt nhìn những dòng chữ từ từ hiện ra trên máy viễn ấn ký
như sau:
“Tôi nghe có tiếng chửi đổng lúc chúng tôi đọc từng chữ
trên máy. Cuộc tấn công được sắp xếp vào thời gian giữa hai đại sứ cũ và mới
thay đổi công việc. Ông Diệm đã cả gan dám bội ước và không dành một hành
động nào để cứu vãn danh dự cho Hoa Kỳ. Ông ta đã đặt chúng ta trước một
chuyện đã rồi mà ông ta biết rõ đã làm tổn thương đến tinh thần thượng võ và sự
công minh của chúng ta, và ông ta đã có những hành động kiêu căng, ngạo mạn vì
cho rằng chúng ta sẽ phải ngậm đắng nuốt cay như chúng ta đã từng chịu đựng
trong quá khứ. Lúc ấy nét đau khổ lộ ra trên khuôn mặt của Nolting.”
Tuy nhiên, lần này Hillsman sẽ cố làm sao để không phải
nuốt một viên thuốc đắng nào hết.”
[ix]
Đây là một hành động phản bạn vì rằng ông Đại Sứ
Nolting được coi như là một người bạn khá thân với ông Diệm và đã che chở rất
nhiều cho ông Diệm khi báo cáo về chính quyền Hoa Kỳ.
Trên đây, người viết mới liệt kê ra có 10 lần ông Diệm đã
có hành động phản trắc. Có thể còn có rất nhiều lần phản trắc khác nữa mà người
viết không biết. Với quá nhiều lần phản trắc như vậy, ta có thể nói đặc tính
phản trắc của ông Diệm là bẩm sinh và cũng có thể gọi là bản chất. Giang sơn dễ
đổi, bản chất khó chừa. Vì khó chừa, cho nên ông Diềm mới có nhiều lần phản trắc
như vậy.
Không biết cái bản chất phản trắc này có hiện ra ở chỗ nào
trên cơ thể của ông không? Được biết trong truyện Tam Quốc, cái tướng phản trắc
của thằng Ngụy Diên hiện ra thành một cái bướu (cục u) ở nửa đầu phía sau, trên
gáy của nó.
Nói về thành tích phản trắc của ông Ngô Đình Diệm, sách
Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi viết:
“Thái độ bất trung với nước và bất tín với dân của anh
em ông Diệm như thế, chả trách nào ông Trần Văn Lý, một nhân sĩ Thiên Chúa Giáo
miền Trung còn biết rõ xuất xứ, tôn tộc, sự nghiệp và cuộc đời của nhà Ngô, đã
lên án nhà Ngô là những kẻ mang mười chữ “bất”: Bất hiếu, bất trung,
bất nhân, bất nghĩa, bất tài, bất trí, bất công,
bất minh, bất tín và bất hòa”.
Hơn ai hết, ông Trần Văn Lý có đủ tư cách để lên án anh
em nhà Ngô mang mười chữ “bất”. Ông Diệm với ông Lý từng là đôi bạn chí thân từ
ngày mới vào quan trường, lại là đồng đạo và đồng hương (Trị Thiên), cùng là môn
đệ của Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài. Ông Diệm và ông Lý cùng ở trong Phong Trào
Cường Để; năm 1945, ông Diệm đã cùng sống với ông Lý tại Đà Lạt một tháng sau
khi bị Nhật Bản bỏ rơi. Năm 1947-1948, cùng qua Hồng Kông xây dựng “Giải Pháp
Bảo Đại”, cùng chủ trương thể chế “Quân Chủ Lập Hiến”. Thời làm Thủ Hiến, ông Lý
đã từng giúp đỡ bạc tiền cho anh em ông Diệm họat động chính trị. Ngày ông Diệm
mới về cầm quyền, ông Lý bị Ngô Đình Cẩn cho bộ hạ ném lựu đạn vào nhà khi ông
còn ở gần nhà ga Huế, đến năm 1960 bị anh em ông Diệm bắt giam vì đã ở trong
nhóm “Caravelle”.[x]
“Quân bất hí ngôn.” Làm vua hay tổng thống
hoặc là nhà lãnh đạo chính quyền phải “nhất ngôn cử đình”, “lời nói
như dao chém đá”, không được nói láo, không được nói chơi, không được hứa
cuội và phản phé với bất cứ người nào. Ấy thế mà ông Ngô Đình Diệm, đường đường
là một vị tổng thống của miền Nam Việt Nam lại nói láo còn hơn cả cuội. Là một
tổng thống của một nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến mà bạ đâu ông cũng hứa
cuội, cũng nói láo và cũng phản phé. Không những ông chỉ nói láo, hứa cuội và
phản phé với người Việt Nam, mà ông còn hứa cuội, nói láo và phản phé với cả
nhà ngoại giao đại diện cho Hoa Kỳ ở Miền Nam Việt Nam. Hành động vô liêm sỉ này
của ông đã khiến cho ông Đại Sứ Nolting đã phải “chửi đổng”. Như
vậy là ông Tổng Thống Diệm đã làm nhục quốc thể.
Thuộc từ “cuội” và danh từ “thằng Cuội” dành cho
ông thiết tưởng rất đúng nhưng vẫn chưa đủ. Đúng là chỉ đúng với cái tíng gian
dối hứa cuội và nói láo của ông ta mà thôi. Chưa đủ là vì trong con người ông,
còn có không biết bao nhiêu ác tính ghê tởm gấp ngàn lần ác tính hứa cuội và nói
láo. Tất cả những ác tính này đều nằm trong 17 ác tính Da-tô mà người viết đã
trình bày ở trên, trong đó có ác tính phản trắc, bạo ngược và hiếu sát là ghê
tởm nhất. Đối với những tín đồ Da-tô khác, ác tính phản trắc, hiếu sát và bạo
ngược là ác tính Da-tô, nhân tạo, do chính sách ngu dân và giáo dục nhồi của
Giáo Hội La Mã tạo nên. Trái lại, riêng về trường hợp ông Ngô Đình Diệm, như đã
trình bày ở trên, những ác tính này là bẩm sinh. Chính vì vậy mà ông mang trong
người không biết bao nhiêu là thứ “phản”: phản thần, phản quốc, phản dân, phản
thày, phản chủ, phản bạn, phản cấp trên, phản những người thuộc cấp. Xin tạm
gọi là “bát phản”. Ác tính “phản” của ông còn vượt xa cả ác tính “phản” của nhân
vật Ngụy Diên trong sách Tam Quốc Chí. Vậy thì ta phải gọi ông ta là “Thằng
Cuội Ngụy Diên Ngô Đình Diệm”.
Đối với Giáo Hội La Mã và xã hội Da-tô, thằng Cuội Ngụy
Diên Ngô Đình Diệm được coi là mẫu người lý tưởng và được suy tôn lên là “nhà
chí sĩ yêu nước” và “nhà ái quốc” (của Đế Quốc Vatican). Nhưng đối
với xã hội Đông Phương, thằng Cuội Ngụy Diên Ngô Đình Diệm này đã được ghi vào
lịch sử là “một tên thiên cổ tội nhân” của dân tộc, và các nhà viết sử ở
ngoài xã hội Da-tô cũng đã ghi nhận ông ta là một trong số một tên bạo chúa ác
độc nhất trong lịch sử nhân lọai.