●   Bản rời    

VATICAN:CH63-1e Những Đặc Tính Chung của Các Tín Đồ Ca-tô (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1e.php

02 Nov, 2007

 

CHƯƠNG 63


NGÔ ĐÌNH DIỆM: CON NGƯỜI VÀ TỘI ÁC

1 2 3 4 5 6 7


 

VI.- NHỮNG ĐĂC TÍNH CHUNG CỦA NHỮNG TÍN ĐỒ DA TÔ

 

Căn bệnh cuồng tín về tôn giáo trên đây của ông Diệm là căn bệnh chung của tất cả tín đồ Da-tô. Tín đồ Da-tô cuồng tín thường hay nói rằng họ là người “ngoan đạo” hoặc “sống đạo theo đức tin Ki-tô” hay “sống theo lương tâm người công giáo”. Căn bệnh này là do công trình rèn luyện tín đồ  “theo tinh thần Công Giáo” qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Tòa Thánh Vatican. Những người cuồng tín về tôn giáo như ông Ngô Đình Diệm là mẫu người lý tưởng đối với xã hội Da-tô tại bất cứ nơi nào ở  trên thế giới từ thời Trung Cổ cho đến ngày nay. Vì thế, thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu những đặc tính Da-tô này của họ.

Nói đến đặc tín cuồng tín về tôn giáo là phải nói đến đặc tính dốt nát và ngu xuẩn của những người  mang căn bệnh này. Người viết không biết cuồng tín sinh ra dốt  nát và ngu xuẩn, hay dốt nát và ngu xuẫn là nguyên nhân đưa đến cuồng tín. Có một điều chắc chắn là  những người mang căn bệnh cuồng tín về tôn giáo thường thường là dốt nát và ngu xuẩn, và mức độ dốt nát và ngu xuẩn của họ tỉ lệ thuận với cường độ cuồng tín của họ. Do đó,  khi thấy người nào mắc bệnh cuồng tín về tôn giáo, ta có thể hình dung được tình trạng dốt nát và ngu xuẩn cúa người đó. Tình trạng dốt nát và ngu xuẩn này  nếu không lên men trên nét mặt họ thì cũng thể hiện ra qua lời nói hay cung cách hành xử của họ với những người xung quanh. 

Trước khi nói đến những đặc tính chung của những tín đồ Da-tô cuồng tín, chúng ta hãy tìm hiểu các định nghĩa của các từ "cuồng tín", "dốt nát" và "ngu xuẩn". Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức và một nhóm văn hữu thì:

1.- Cuồng tín là lòng tin say xưa mù quáng không kể phải trái.

2.- Dốt  là (a) không biết chữ, (b) không hiểu, không thạo, tối dạ.

3.- Dốt nát là tối tăm, không hiểu biết.

4.- Ngu là dại dột, tối tăm, ít hiểu biết,

5.- Ngu dại là ngu si.

6.- Ngu dốt là ngu đần dốt nát.

7.- Ngu độn là ngu đần.

8.- Ngu muội là ngu si, tối tăm.

9.- Ngu tối là ngu dại tối tăm.

10.- Ngu xuẩn là ngu độn.

Trên đây là những định nghĩa liên hệ đến  cuồng tín, ngu và dốt.

Tìm hiểu sâu rộng hơn nữa, chúng ta thấy là dốt  là tình trạng không biết. Không biết có thể vì không được học hỏi hay chưa được học hỏi. Những người dốt hay dốt nát tuy là không biết những điều chưa học tới hay không được học hỏi, nhưng vẫn có thể là người rất thông minh, nghĩa là  hệ số thông minh (IQ) của họ rất có thể từ 90 trở lên.

Còn ngu,ngu si, ngu dốt, ngu đần, ngu xuẩn, v.v… là tình trạng kém thông minh của một người nào đó. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chẳng may phải làm việc chung hay sống chung với một hay một số  người ngu, thường thường là người ta cảm thấy hết sức bực mình, chứ ít có người bực mình vì phải sống chung hay làm việc chung với những người dốt nát. Những câu ca dao và  tục ngữ dưới đây là bằng chứng:

Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình.

Hay là :

Trăm năm ở với người đần

Không bằng một lúc ở gần người khôn.

Hoặc là:

Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng ngu.

Về thuộc từ cuồng tín, theo định nghĩa trên, cuồng tín là lòng tin say xưa mù quáng không kể phải trái. Trong  thực tế, như đã trình bày ở phần trên,  khi một cá nhân nào đã trở thành một tín đồ Da-tô  cuồng tín  (xin nhấn mạnh thuộc từ cuồng tín), tất nhiên là người đó ở trong trạng thái ngu xuẩn, dốt nát, thiển cận và có những đặc tính vong phản, phản quê hương, đội trên đạp dưới, háo danh, hám lợi, tham lam, ưa thích vơ vào, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo. Khi có quyền lực trong tay hay ở vào thế thượng phong, người đó sẽ có những thái độ, cử chỉ và hành động lố bịch, trịch thượng, hống hách, phách lối (đối với những người lép vế, thế cô), dữ tợn, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu, xấc xược, bạo ngược, dã man (đối với những thành phần thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác) và phản trắc (đối với ân nhân và bạn bè). Khoa học gia Pháp Denis Dederot (1713-1784) nói: "Sự cuồng tín chỉ cách sự man rợ có một bước." (Fanaticism is just one step away from barnarism.) Như vậy, chúng ta có thể nói, “Những người cuồng tín là những người ngu xuẩn, phản trắc, quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, hung bạo, ác độc, tàn ngược,  man rợ và dã man.

Tất cả những ác tình này đều có trong con người của các ông phán quan của các Tòa Án Dị Giáo và những người lính đạo Âu Châu trong các đoàn quân thập tự trong thời Trung Cổ, trong  những viến chức chính quyền cũng như sĩ quan và bọn mật vụ trong chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945, trong những con người lính đạo Việt Nam dưới quyền chỉ huy của các linh mục hay những thằng Việt gian Da-tô trong thời 1858-1945 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954, trong con người anh em ông Ngô Đình Diệm và bọn công an mật vụ của  chính quyền miền Nam trong những năm 1954-1975.

Ngoài những  ác tính trên đây, tín đồ Da-tô cuồng tín còn có căn bệnh hợm hĩnh, cao ngạo, tự cao tự đại, huênh hoang, khoác lác (sự kiện Hồng Y Joseph Ratzinnger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Đức Tin (tức Giáo Hòang Benedict XVI ngày nay) của Giáo Hội công bố bà tuyên ngôn Dominus Jesus vào ngày 5 tháng 9 năm 2000 nói rằng "không có ơn cứu độ ở bên ngoài Giáo Hội", sự kiện ông cựu Luật-sư Nguyễn Văn Chức  kê ra hàng nửa tá chức vụ và nghề nghịệp ở phần chót lá thư đề ngày 1/11/1995 gửi cho ông cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ McNamara, sự kiện ông Cao Thế Dung tự xưng là có bằng Tiến Sĩ, sự kiện có quá nhiều tín đồ Da-tô thuộc loại cuồng tín khi gặp một người lạ hay đến trước một số đông người tự xưng hay tự giới thiệu là thi-sĩ, văn sĩ, giáo sư hay tiến sĩ (giả hay mua)  hay một chức vụ quan trọng nào đó đi kèm theo danh tính của họ là bằng chứng rõ ràng nhất cho lời khẳng định này.

Theo các nhà nghiên cứu về đạo Thiên Chúa La Mã, tín đồ Da-tô cuồng tín thường có những đặc tính sau đây:

1.- Tuyệt đối tin tưởng và triệt để tuân hành lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican.

2.- Tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã.

3.- Vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc. (Bằng chứng cho sự kiện này là những hành động của tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp trong thời kỳ Cách Mạng từ tháng 7 năm  1789 cho đến đầu thế kỷ 20, những hành động của tín đồ Da-tô người Việt ở Việt Nam từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, và ở hải ngoại từ năm 1975 cho đến ngày nay, khẩu hiệu “nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô tổng thống” được lưu hành ở trong các cộng đồng Da-tô người Bắc Kỳ di cư ở miền Nam trong những năm 1954-1963, lời hô hào “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” của Linh-mục Hoàng Quỳnh vào mùa hè năm 1964 để  kêu gọi và dạy dỗ giáo dân phải theo đó mà hành xử.)

4.- Ít nhất đi nhà thờ một tuần một lần hay đến bàn thờ Chúa cầu nguyện mỗi ngày.

5.- Coi tất cả các ông tu sĩ Da-tô như là đại diện cho Chúa ngay cả vào khi họ không làm lễ, và tin rằng các ông tu sĩ này đều có quyền năng giống như Chúa Bố Jehovah, Chúa con Jesus.

6.- Nặng lòng mê tín, dị đoan, thật lòng tin hết tất cả những chuyện hoang đường nhảm nhí do Giáo Hội La Mã hay các ông tu sĩ Da-tô rao truyền hay phổ biến.

7.- Thiển cận, chỉ tin vào những chuyện hoang đường láo khoét của Giáo Hội La Mã đưa ra, nhưng lại khinh rẻ tất cả những lễ nghi cúng tế các vị thần của các nhóm văn hóa khác và cho là nhảm nhí.

8.- Hợm hĩnh, cao ngao, lố bịch, trịch thượng và nham nhở, coi ông thần Jehovah và ông Jesus là Thiên Chúa Tòan Năng, Toàn Thiện và có mặt ở khắp mọi nơi", coi Giáo Hội La Mã là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", là "HiềnThê của Thiên Chúa Làm Người" và  tự phong là "dân Chúa", nhưng lại coi các vị thánh tổ và các đấng thần linh của các tôn giáo khác là "tà thần" và "ma quỷ".

9.- Nặng đầu óc chia rẽ và nặng tinh thần kỳ thị, phân chia giai cấp, khinh rẻ các tôn giáo khác là "tà giáo" hay "tà đao" và các thành phần thuộc các tôn giáo khác là những quân "mọi rợ" hay "dã man" hoặc "man di".

10.- Nặng đầu óc thiên vị và bất công. Luôn luôn cho rằng cái gì thuộc về Giáo Hội La Mã đều tốt cả,  cái gì thuộc về các tôn giáo khác đều xấu. Nếu có người nào chứng minh các ngài mang chức thánh đại diện cho Chúa  (linh mục, giám mục, tổng giám mục, hồng y và giáo hoàng) làm bậy, sờ mó con nít, gian dâm với nữ tín đồ, hoặc là có những hành động gian ác tàn ngược thì họ lại đổ lỗi cho là bị quỷ ám.

11.- Xun xoe, khúm núm và quỵ lụy với các đấng bề trên hoặc những người có thế lực hay quyền uy lớn hơn,

12.- Khinh thị, vênh váo, nghênh ngang, làm oai, làm phách, hách dịch, trịch thượng đối với những người lép vế, thế cô, nhất là  đối với những người dưới cơ mà là những người thuộc các tôn giáo khác. Việc đòi hòi những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo Da-tô  khi họ muốn thành hôn với người yêu là tín đồ của Giáo Hội là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.

13.- Hung dữ, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu, tàn ác và dã man  đối với những người thuộc các tôn giáo khác khi có quyền lực ở trong tay.

14.- Nhập nhằng hay không có khả năng sử dụng lý trí để phân biệt được sự khác biệt giữa một bên là việc công và một bên là việc riêng tư (cá nhân),  không biết sự khác biệt giữa việc đạo và việc đời hay giữa tôn giáo và chính quyền, không có khản năng phân biệ được sự khác nhau giữa sự kiện và ý kiến cũng như  nguyên nhân và hậu quả..

15.- Tùy theo hoàn cảnh, phải cố gắng tối đa để thi hành  nhiệm vụ biến cải những thành phần thuộc các tín ngưỡng hay tôn giáo khác theo đao Da-tô bằng bất cứ thủ đoạn và phương tiện nào dù là bất chính, đê tiện, lưu manh, độc ác và dã man đến mức nào đi nữa họ cũng phải làm. Nhiệm vụ này được gọi là nhiệm vụ "làm sáng danh Chúa".

16.- Tỏ ra vô cùng sợ hãi Tòa Thánh Vatican,  tán thưởng và khen tụng hết mình tất cả những lời dạy, quyết định và việc làm của Vatican. Tình trạng này đã khiến cho ngay cả một linh mục Việt Nam ở Việt Nam đã phải thốt ra lời chua chát “Toà Thánh đánh rắm cũng khen thơm.” (Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa - Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr 116.

17.- Khi viết những bản văn cám ơn hay cảm tạ về các quan khách đã tham dự những buổi họp măt hay lễ lạc về tang, hôn, hiếu, hỉ đều có hàng chữ “quý vị lãnh đạo tinh thần” được đưa lên hàng đầu.

Xin gọi 17 đặc tính trên đây là 17 Da-tô tính. Thực ra, bất kỳ một tín đồ Da-tô cuồng tín nào cũng đều có hầu hết những đặc tính trên đây.  Về nguồn gốc của 17 đặc tính Da-tô này, học giả  Phan Như Diệp cho rằng bắt nguồn từ thánh kinh  và những lời dạy của Vatican mà ra. Dưới đây là  nguyên văn lời lẽ  trình bày về vấn đề này của tác giả Phan Như  Diệp:

Tất cả các tôn giáo (Thiên Chúa Giáo) nầy đều nặng về những tín điều tuyệt đối, hoang tưởng, và bảo thủ, tính bất khoan nhượng cao độ, thể hiện tràn đầy trong các Kinh Thánh của họ (Bibles, Talmud, Koran, . . ) và trong lịch sử truyền đạo, phát triển, với vô số xảo thuật đổi đạo, đầy rẫy hận thù, bạo lực, khủng bố, và chiến tranh. Họ tuyệt đối hướng ngoại, nhị nguyên biện biệt, tranh thắng, chấp trước với (những) cuốn Kinh Thánh cứng ngắc, một nhân vật “tuyệt đối vừa siêu nhiên vừa có tính người”, và những “đức tin” vô điều kiện (Tin, phục tùng vô điều kiện, thì được cứu rỗi, sau khi chết được lên thiên đàng; không tin là ma qủi và phải bị tiêu diệt. . .). Sự “Vâng lời” hay “Biểu thị sự vâng lời, tuân phục” một cách nô lệ là những trường hợp “lạm dụng”, “lạc dẫn”, hay “ngụy biện”! Những trích thuật của họ thường cố ý nêu lên những điều (trích dẫn) mà ý nghĩa và giá trị được họ mặc nhiên và giảo hoặc xem như đã được công nhân(!?). Kỹ thuật nầy được xử dụng phổ thông trong những chế độ, tổ chức độc tôn, độc quyền, chuyên chế; chấp trước và bất khoan nhượng, như trong các thời quân chủ chuyên chế, các chế độ độc tài, và đặc biệt là trong các tổ chức tôn giáo độc thần Tây phương – “Kinh thánh dạy rằng . .” (dầu là Bible, Talmud, hay Koran, . .), “Giáo hội dạy rằng:..” đúng là một “tinh thần Tử viết” tối ư kịch liệt! - . . Nhóm từ “Tinh thần Tử viết”, có tính khinh miệt, mĩa mai, là để chỉ trích cái quỷ thuật trích biện ngụy dẫn nầy.. .Lẽ tự nhiên, trong thế giới tiến bộ mà con người luôn luôn cần được khuyến khích tự do phát triển tư duy, đây là trường hợp tối ư tiêu cực, và cần phải bị phê phán. Tất cả những đặc thù đó làm cho họ hoàn toàn mâu thuẩn với những triết lý, đạo học Đông phương đầy tính nhất nguyên, hướng nội, cởi mở, vị tha, vô cầu, vô tranh, vô trước, vô ngã (“Thành ý, chính tâm”, “Chỉ ư chí thiện”, “Ngôn bất trúng lý, bất như vô ngôn”, “Nhất ngôn bất trúng, thiên ngôn bất dụng”, “Quân tử nhất ngôn dĩ vi trí, nhất ngôn dĩ vi bất trí”, “Ngôn bất khả bất thận dã.”, “Nhất ngôn nhi  khả dĩ hưng bang; nhất ngôn nhi khả dĩ tang bang”, “Ngôn bất khả diễn”, “Bất dĩ từ hại ý”, “Tận tín thư tắc bất như vô thư“, “Y nghĩa bất y ngữ”, “Y Đạo bất y nhân”, “Ngôn vô ngôn, pháp vô pháp”, “Bất lập văn tự”, “Trực chỉ nhân tâm”, . . )

Tất cả “đức tin”,  lịch sử, v.v. của các tôn giáo nầy đều bắt nguồn từ một cổ sử đầy truyền thuyết, huyền thoại,  pháp thuật, phù thủy, dị đoan, và các hình thức lễ nghi tôn giáo man di, qua nhiều thế hệ nộ lệ, tràn đầy khát vọng tự do và ước mơ được giải phóng bởi một “nhân vật” tưởng tượng có sức mạnh như “thiên thần”, của bộ tộc du mục Babylon thuộc lãnh thổ Iraq hiện nay.

Đặc tính thống hệ chuyên chế và thế quyền là điểm tuyệt đối chung nhất khác của những tôn giáo nầy, là nguồn gốc của bao nhiêu mâu thuẩn chính trị xã hội, kỳ thị, chiến tranh, bạo lực, khủng bố. Tượng trưng nhất là đạo Ky-tô La Mã, thường gọi là đạo Công Giáo, là một hệ thống chấp chặc một niềm tin vô điều kiện vào một Chúa ở trên trời, vào đại diện “chính thức” của ông ta ở thế gian, qua sự mặc khải(!?), là Giáo hoàng, và vào hàng loạt các đại diện theo chiều dọc, Hồng y, Tổng giám mục, Giám mục, Linh mục, qua các phép thông công(!?), v.v. Để có một ý niệm rõ ràng hơn về tính chuyên chế và thế quyền, độc tôn và bạo lực, của các tôn giáo nầy, xin nghiên cứu thêm: *Những cuộc chiến tranh tôn giáo (“Thánh chiến! – Holy wars! Jihad! Crusades!”), Hai Thời đại tối tăm (Dark ages) trước và sau kỷ nguyên, Hơn 400 năm kinh hoàng với các Tòa Án Dị Giáo (Inquisitions), *Những cuộc diệt chủng (Crusades), Chế độ Nô lệ (Slavery),Chế độ Thực dân (Colonialism), v.v...”[i]

Với 17 đặc tính trên đây,  tín đồ Da-tô thật sự đã rơi vào tình trạng không biết sử dụng lý trí vào việc phân tách và suy luận để tìm hiểu sự vật (“cách vật trí tri”), đặc biệt nhất là để tìm hiểu và kiểm nghiệm những điều  ghi chép trong thánh kinh, những lời dạy dỗ của Giáo Hội La Mã  xem  xem nó “đúng” hay là “sai”. Họ chỉ biết cúi đầu vầng lời, triệt để tuân phục những lời dạy và lệnh truyền của Giáo Hội La Mã giống y như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov.

Để kiểm nghiệm những lời trình bày trên đây, độc giả hãy theo dõi thái độ, ngôn ngữ, phương cách lý luận và cung cách hành xử (tư cách, ngôn từ và hành động) của những người Việt Da-tô ở hải ngoại làm việc trong các ngành truyền thông (viết báo, viết các bài xã luận, bỉnh bút trong các tờ báo, xướng ngôn của các đài truyền thanh và truyền hình, MC của các chương trình ca nhạc, v.v…) và qua những ấn phẩm hay bài viết của họ được phổ biến bằng các phương tiện truyền thông Việt ngữ như báo chí, các đài phát thanh, các đài truyền hình, các nhóm điện thư (E-mail groups).

 

Xem tiếp "Tình Trạng Ngu Dốt Của Ông Diệm"


Chú thích


[i] Phan Như Diệp. “Nghiên Cứu Thánh Kinh – Studying Bible.” www.giaodiem.com. Tháng 12/2005.

 

© sachhiem.net