Những tướng tinh như lùn,
tướng đi lạch bạch, hay chân chữ bát, bạch diện vô tu, cặp mắt trắng bệch, lòng
trắng nhiều hơn lòng đen, hay nhìn trộm, v.v… là thiên bẩm hay trời sinh và
không có cách nào thay đổi được.
Trái lại, căn bệnh cuồng
tín về tôn giáo là nhân tạo. Nó là hậu quả của việc đương sự bị nhồi sọ lâu năm
bởi chính sách ngu dân do thế lực tôn giáo của đương sự chủ trương. Bị nhồi sọ
càng lâu thì căn bệnh cuồng tín càng nặng và càng khó chữa trị. Càng ở vào địa
vị có quyền lực hay giầu có, càng khó trị. Tuy nhiến, căn bệnh này vẫn có thể
chữa trị được nếu được “tẩy não” (brainwashed) hay giải hoặc với điều kiện đương
sự còn có lý trí phân biệt được phải trái và còn có thiện chí chịu khó lằng tai
nghe những “lời nói thuận lý” và tìm đọc những tài liệu nói lên sự thật về những
tín lý hay giáo điều và những lời dạy của Giáo Hội hay “lời Chúa” (nặng tính
cách bịp bợm) mà họ đã bị nhồi sọ. Những tác giả viết về những rặng núi tội ác
của Vatican mà chúng tôi tham khảo để viết bộ sách Lịch Sử và Tội Ác của Giáo
Hội La Mã này đều vốn là những tu sĩ hay tín đồ Da-tô cuồng tín cả. Vì họ còn có
lý trí và có thiện chí tìm đọc những tài liệu nói về tín lý Ki-tô cũng như
những lời dạy của Giáo Hội hay “những lời Chúa” và những việc làm tội ác của
Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua, cho nên họ mới tỉnh thức và biết được họ đã
bị Giáo Hội lừa bịp. Những tác giả người Âu Mỹ nhiều lắm, nói không xuể. Một số
khá nhiều những tác giả này đã được Giáo-sư Trần Chung Ngọc liệt kê trong mục
Tài Liệu Tham Khảo nơi mấy trang cuối của hai cuốn Công Giáo Chính Sử và Đức Tin
Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000). Trong số những trí thức Việt Nam
vốn là những người cuồng tín nhưng đã thức tỉnh,, có một số nhân vật tên tuổi
được nhiều người biết là Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, Linh-mục Trần Tam Tỉnh, ông Bùi
Văn Chấn tức Charlie Nguyễn, ông Giuse Phạm Hữu Tạo và còn rất nhiều người khác
nữa.
Cũng nên biết hầu hết các
nhà trí thức như John Wycliffe (1320-1384), John Huss (1372-1415), Giordano
Bruno (1548-1600), John Locke (1632-1704), Montesqiueu (1689-1775), Denis
Diderot (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Voltaire (1694-1778),
Lamartine (1790-1869), Victor Hugo (1802-1885), Léon Gambetta, Jules Ferry,
Thomas Paine (1737-1809), Thomas Jefferson (1743-1826), v.v… đều vốn là những
tín đồ Da-tô cuồng tín (ngoan đạo) cả. Nhờ biết sử dụng lý trí để phấn biệt phải
trái và có thiện chí cố gắng tìm hiểu những tín lý Ki-tô, lời dạy của Giáo Hội,
“những lời Chúa” cũng như sách sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, họ mới
nhìn thấy rõ đời sống phóng đãng, loạn luân, dâm loàn của các giáo hoàng cũng
như các ông tu sĩ Da-tô các cấp và những việc làm tội ác của Giáo Hội liên tục
từ thế kỳ 4 cho đến lúc bây gờ (và cho đến ngày nay), cho nên họ mới biết rằng
họ đã bị Giáo Hội lừa bịp.
Hầu hết những người lãnh
đạo cũng như những người nhiệt liệt ủng hộ và tham dự vào các phong trào phản
kháng Giáo Hội La Mã mà chúng tôi trình bày trong Phần VII của bộ sách này đều
vốn là những người đã từng là tín đồ Da-tô cuồng tín (ngoan đạo) của Giáo Hội La
Mã. Nhưng họ đã nhìn ra bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã qua việc biết sử
dụng lý trí để phân biệt phải quấy, có thiện chí cố gắng lắng tai nghe những
lời nói phải (thuận lý), cố gắng tìm đọc sách sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La
Mã. Vì vậy họ mới hăng say đứng lên làm cách mạng và quyết tâm chống lại Giáo
Hội.
Trong số các phong trào
phản kháng Giáo Hội La Mã trên đây, phải nói đến Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng
Ý Đại Lợi 1870, Cách Mạng Tây Ban Nha 1936-1939, Cách Mạng Cuba. Hầu hết những
người lãnh đạo cũng như những người tích cực tham gia và những người nhiệt liệt
ủng hộ cách mạng đều vốn là tín đồ Da-tô ngoan đạo (cuồng tín) hay xuất thân từ
một gia đình Da-tô ngoan đạo. Ấy thế mà họ lại đều có chủ trương phải dùng những
biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã và trừng trị nghiêm khắc những phần
tử ngoan cố vẫn còn tiếp tục triệt để trung thành với Vatican, tiếp tục tuân
phục lệnh truyền của các đấng bề trên của chúng để chống lại tổ quốc và chống
lại chính quyền cách mạng.
Trong tiểu mục Sơ Lược Cuộc
Đời của Ông Ngô Đình Diệm ở trên, chúng tôi có nêu lên sự kiện hiện nay ở Pháp
cũng như ở Anh và ở nhiều quốc gia Âu Châu khác, con số người đi nhà thờ hàng
tuần chỉ còn từ 1% đến 5% là nhiều. Như vậy là ở Âu Châu ngày nay, có từ 95% đến
99% tín đồ Da-tô hoặc là đã thực sự bỏ đạo, hoặc là không còn tin tưởng vào
những tín lý Kitô và cũng không còn tin tường vào “những lời Chúa” (bịp) và
những lời dạy (bịp) của Giáo Hội nữa.
Vấn đề đặt ra là: Vì lý do
hay động lực nào họ đã bỏ đạo hay không đi nhà thờ nữa?
Câu trả lời chính xác nhất
là chính bản thân họ đã thức tỉnh, đã nhìn ra tính cách bịp bợm trong những tín
lý Ki-tô và đã nhìn ra bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã.
Một câu hỏi khác được đặt
ra là: Phương cách nào đã làm cho họ thức tỉnh khiến cho họ nhìn ra tính cách
bịp bợm trong tín lý Ki-tô và nhìn ra bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội La Mã?
Câu trả lời chính xác nhất
là do chính sách giáo dục tự do và khai phóng, nhờ vậy mà ở ngay trong lớp học,
khi còn là học sinh học những bài học trong môn lịch sử thế giới về những việc
làm tội ác của Giáo Hội La Mã như (1) chủ trương thần quyền chỉ đạo thế quyền,
(2) thi hành chính sách bất khoan dung đối với những thành phần thuộc các tôn
giáo và nền văn hóa khác, (3) việc Giáo Hội phát động các cuộc chiến thập tự
(crusades) các cuộc chiến tôn giáo (religious wars), (4) việc thiết lập các Tòa
Án Dị Giáo (Inquisitions), (5) đời sống lọan luân, dâm loàn, phi luân, tàn ngược
của các giáo hoàng và tu sĩ Ca-tô, (6) tình trạng các giáo hoàng và các ông
chức sắc cap cấp trong giáo triều Vatican chi bè lập đảng tàn sát thanh tóan lẫn
nhau để tranh giành ngôi vị giáo hòang và quyền lực, (7) việc Giáo Hội cấu kết
các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ trong các cuộc chinh phục đất đai ngòai lục
địa Âu Châu làm thuộc địa, (8) việc Giáo Hội cấu kết với hai chế độ Phát Xít
Đức và Đức Quốc Xã trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, v.v…, họ được:
1.- Tự do nêu lên những
thắc mắc về những việc làm tội ác trên đây của Giáo Hội La Mã và tự do thảo luận
về những thắc mắc này mà không sợ bị vu cáo hay lên án là nói xấu đạo Công Giáo
hay chia rẽ tôn giáo.
2.- Tự do in ấn và phát
hành những sách sử thế giới và những tác phẩm lịch sử Giáo Hội La Mã và những
tác phẩm nói về những rặng núi tội ác của Giáo Hội mà không bị lên án là nói xấu
đạo Công Giáo hay chia rẽ tôn giáo.
3.- Tự do tìm đọc sách sử
thế giới, nhất là thời Trung Cổ. Trong thời kỳ này Giáo Hội đã tàn sát hàng trăm
triệu người qua việc phát động các cuộc chiến thập tự, qua việc thiết lập các
tòa án dị giáo, qua việc phát động các cuộc chiến chống lại phong trào Tin Lành
từ năm 1517. Cũng trong thời gian này, các giáo hoàng và tu sĩ Da-tô sống đời
bê bối thối thối tha, loạn dâm, loạn luân, dâm loàn còn khốn nạn hơn cả bọn bạo
quân bạo chúa trong thời Đông Châu Liệt Quốc ở Trung Quốc. Chính vì vậy mà các
nhà viết sử mới gọi thời kỳ này là Thơi Kỳ Đen Tối (the Dark Ages).
Đây là lý do TẠI SAO ở Âu
Châu ngày nay, con số người đi nhà thờ hàng tuần chỉ còn từ 1% đến 5% là nhiều.
Còn một chuyện khác nữa
thiết tưởng cũng nêu lên ở đây là có một số các hồng y, giám mục và linh mục ở
Việt Nam bị những tín đồ Da-tô người Việt ở hải ngoại lên án hay tố cáo là những
hồng y, giám mục và linh mục quốc doanh.
Vấn đề đặt ra là:
1.- Những người tố cáo họ
là linh mục, giám mục và hồng y quốc doanh không thể chối cãi được rằng họ vốn
đã từng là những con chiên ngoan đạo (cuồng tín) của Giáo Hội La Mã, và cũng
không thể chối cãi được rằng, họ được Giáo Hội đưa vào theo học tại các chủng
viện của Giáo Hội để đào tạo họ thành những linh mục theo ý muốn của Giáo Hội và
để phục vụ cho Giáo Hội. Đây là sự thật và sự thật này được Linh Mục Trịnh Văn
Phát kể cho chúng biết như sau:
“Trong suốt thời gian ở
Việt Nam tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và Giáo Hội.
Giúp quê hương không phải là bổn phận trực tiếp của tôi, nhưng tôi có bổn phận
với giáo hội vì tôi là người của giáo hội và được đào tạo để sau này phục vụ
cho giáo hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn
trả lời tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu
cầu của giáo hội.”
[i]
Rồi lại cũng chính Giáo Hội
đã phong chức linh mục, giám mục và hồng y cho họ.
2.- Tại sao hay động lực
nào đã khiến cho họ trở thành linh mục, giám mục và hồng y quốc doanh?
Phải chăng họ đã thức tỉnh
vì đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật của Giáo Hôi?
Những bằng chứng nêu lên
trên đây cho chúng ta thấy căn bệnh cuồng tín của những tín đồ Da-tô có thể chữa
trị được với điều kiện là chính đương sự (1) còn biết sử dụng lý trí để phân
biệt phải trái, tìm hiều và phân tách tín lý Ki-tô, những lời dạy của Giáo Hội,
“những lời Chúa” (do Giáo Hội bịa đặt ra), (2) có thiện chí cố gắng lắng tai
nghe những lời nói phải, (3) cố gắng tìm đọc sách sử thế giới, đặc biệt là thời
Trung Cổ, và những tài liệu nói về những việc làm tội ác của Giáo Hội trong gần
hai ngàn năm qua. Có như vậy, thì họ mới có thể bừng tỉnh, nhận thức được rằng
họ đã bị Giáo Hội lừa bịp, và khi đó họ mới cương quyết thoát ra khỏi cơn mộng
du mơ về nước Chúa bịp của Tòa Thánh Vatican. Khi đó, họ sẽ chống lại Vatican
kịch liệt như trường hợp Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ, ông Charlie Nguyên, ông Giu-se
Phạm Hữu Tạo (chủ bút tờ báo điện tử dongdưongthoibao.net hiện nay) và hàng
ngàn, hàng triệu các nhà trí thức khác ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Nhân tiện đây, người viết
xin đề nghị chính quyền Việt Nam nên có một chính sách giúp đỡ những tín đồ
Da-tô thoát ra khỏi cơn mộng du mơ về nước Chúa Vatican bằng cách cho thi hành
chính sách giáo dục tự do khai phóng và cho phổ biến rộng rãi những tài liệu
lịch sử nói về:
1.- Những việc làm bất minh
và bất chính của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua,
2.- Đời sống phóng đãng
loạn luân dâm loàn của các giáo hoàng, và
3.- Các phe phái tu sĩ cao
cấp trong Giáo Hội La Mã xâu xé thanh toán và tàn sát sát lẫn nhau để tranh
giành ngôi vị giáo hoàng và quyền lực trong giáo triều Vatican.
Vấn đề này đã được người
viết biên soạn khá đầy đủ trong Phần II, Mục V với tựa đề là Những Tệ Nạn Tham
Nhũng, Vơ Vét Tiền Bạc, Hủ Hóa, Loạn Dâm, Loạn Luân, Dâm Loan và Tàn Sát lẫn
Nhau để Tranh Giành Quyền Lực Trong Giáo Triều Vatican (gồm 3 chương sách), và
Mục VI với tựa đề là Vatican dung túng cho tu sĩ chèn ép và siết cổ tín đồ
(cũng gồm 3 chương sách.)
Là người đã từng phụ trách
dạy các môn Sử Hoa Kỷ, Sử Thế Giới, Những Vấn Đề Khó Khăn Trên Thế Giới (World
Problems), Địa Lý Thế Giới (World Geography), Công Dân Giáo Dục (Civics) tại các
trường trung học (Cấp III) ở Hoa Kỳ trong nhiều năm (1975-1998), người viết nhận
thấy tại các trường trung học ở Hoa Kỳ có dạy môn sử thế giới. Những cuốn sách
giáo khoa về môn học này đều có đầy đủ những bài học từ A đến Z nói về cái thuở
trái đất và lòai người mới xuất hiện và những bước tiến của nhân lọai từ ngày đó
cho đến ngày nay, trong đó có đầy đủ những bài học về các phong trào chống Gíao
Hội La Mã như (1) Phong trào Nhân Bản (Huamnism), (2) thời kỳ Phục Hưng
(Renaissance), (3) Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (Reformation), (4) Thời Đại
Khoa Học và Lý Tri (Science and the Age of Reason), (5) Thời Kỳ Cách Mạng và Dân
Chủ (The Age of Democratic Revoluitions), và (5) Những Phong Trào Phản Kháng Xã
Hội (Mouvements of Social Protest).
Chưa kể những sách giáo
khoa về môn Civics, môn Sử Hoa Kỳ, sử Trung Quốc, Sử Nga, sử Pháp và Civics,
chưa kể những cuốn sử nói vể từng giai đọan quan trọng lịch sử lòai người như
Cách Mạng Pháp 1789, Đệ Nhất Thế Chiến, Đệ NhịThế Chiến, v.v..;, trong thư việc
tại các trường trung học (Cấp III) đều có hơn mười bộ sạc lịch sử thế giới đẻ
tùy ý Tiểu Ban Sư Địa và Công Dân (Social Studies Department) của nhà trường
chọn lựa cho học sinh học. Thường thường giáo viên phụ trách dạy môn sử phải
đọc hết tất cả những bộ sách giáo khoa này để phòng hờ có thể giải đáp những
vấn đề do học sinh nêu lên bất ngờ ở trong lớp. Hiện nay, người viết còn giữ
trong phòng sách của gia đình tới 9 cuốn sấch giáo khoa về môn lịch sử thế giới
của 9 nhóm tác giả hay cá nhân khác nhau. Cuốn nào cũng dày cộm từ 800 trang
trở lên đến khoảng gần 1000 trang, khổ giấy tương đối khá lớn, khổ chữ tương đói
khá nhỏ. Đó là các cuốn:
1.- Civilization Past and
Present của hai tác giả T. Walter Wallbank và Alastar M. Taylor (Chcago,
Illinois: Scott, Forwsman and Company, 1956), 864 trang
2.- Exploring World
History của hai tác giả Sol Holt và John R. O’Connor (New York: Globe Book
Company, Inc., 1983), 686 trang
3.- A Global History of Man
của 5 tác giả Loretta Kreider Andrews, George I. Blanksten, Roger F. Hackett.
Ella C. Leppert, Paul L. Murphy và Lacey Baldwin Smith (Belmont, California,
1963), 790 trang.
4.- Living Work History
của hai tác giả Arnold Schrier và T. Walter Wallbank (Glenview, Illinois,:
Scott, Forwsman and Company, 1974), 800 trang.
5.- Men and Nations – A
World History của hai tác giả Anatole G. Mazour và John M. Peoples (New York,
Harcourt Brace Jovanovich, 1975), 878 trang.
6 Story of Mankind của tác
giả Thomas P. Neil (New York, Holt, Rinehart and Winston, Inc., 1968), 954
trang.
7.- A World History của ba
tác giả Bertram L. Linder, Edwin Selzer và Barry M. Berk (Chicago, Illinois,
Science Research Associates, Inc., 1983), 772 trang,
8.- World History –
Patterns of Civilization của tác giả Burton F. Beers (Englewood Cliffs, New
Jersey, 1983), 800 trang.
9. - Bộ Lịch Sử Thế Giới
của tác giả Carlton J. H. Hayes gồm 3 cuốn:
a.- Ancient Civilizations –
Prehistory to the Fall of Rome (New York, Macmillan Publishing Co., Inc.
1983), 528 trang.
b.- Medieval and Early
Modern Times – The Age of Justinian to the Eighteenth Century (New York,
Macmillan Publishing Co., Inc. 1983), 504 trang.
c.-Modern Times – The
French Revolution to The Present (New York, Macmillan Publishing Co., Inc.
1983), 536 trang.
Đây là nói về những sách
giáo khoa về môn sử thế giới mà người viết đem về nhà đọc để chuẩn bị cho những
bài giảng cho học sinh. Ấy là chưa nói đến rất nhiều sách giáo khoa khác cũng
như rất nhiều tài liệu sưu khảo khác và hàng chục bộ bách khoa tự điển
(encyclopadia) ở trong thư viện của bất kỳ trường trung học (cấp III) nào.
Cũng nên biết chương trình
học ở bậc trung học tại Hoa Kỳ, môn Sử Địa và Công Dân được coi là một môn học
chính và được coi ngang hàng với các môn Quốc Văn (English), Toán, Khoa Học,
v.v…, và thời lượng tương đương với môn Quốc Văn (khoảng 1/5 tổng số thời lượng
trong chương trình học). Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong môt chương
sách nằm trong Mục XXII nói về chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền
Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975), Phần VI của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ
Tội Ác của Giáo Hội La Mã).
Xem như thế, tại Hoa Kỳ,
học sinh trung học không những được dạy đầy đủ những bài học từ A đến Z trong
môn học lịch sử thế giới mà trong thư viện của nhà trường còn có rất nhiều tài
liệu sử và bách khoa tự điển để tham khảo.
Người viết tin rằng, ngọai
trừ các nước còn bị Vatican chi phối như Phi Luật Tân, một số các quốc gia ỏ
Châu Mỹ La Tinh và các trường học do Giáo Hội La Mã làm chủ, học sinh trung học
tại tất cả cấc quốc gia khác trên thế giới đều được dạy môn sử thế giới như ở
Hoa Kỳ. Nhờ vậy mà:
1.- Điều khoản tách rời tôn
giáo ra khỏi chính quyền vẫn được duy trì trong hiến pháp của nước họ.
2.- Những bài học về
thuyết sáng tạo (creationism) hoàn toàn bị lọai ra khỏi chương trình học ở bậc
tiểu học và trung học.
3.- Môn giáo lý KI-tô bị
cấm, không được dạy trong các trường công lập.
4.- Giáo Hội đã nhiều lần
vận động các phụ huynh học sinh tại các địa phương làm áp lực với các Nha Học
Chách tại địa phương để lọai những bài học về thuyết tiến hóa của nhà bác học
Chaarles Robert Darwin (1809-1882) ra khỏi chương trình học, nhưng lần nào
cũng thất bại.
5.- Đã nhiều lần Giáo Hội
cố gắng vận động các phụ huiunh phục sinh là áp lực vói các Nha Học Chánh để
đưa thuyết thiết kế thông minh (intelligent design theory) vào chương trình học
ở bậc trung học, những lần nào cũng thất bại.
6.- Nhân dân các nước Âu Mỹ
là những người theo đạo Ca-tô lâu đời nhất đã nhìn ra bộ mặt thật ghê tởm của
Giáo Hội La Mã. Vì thế mà con số người bỏ đạo hay không đi nhà thờ nữa lên đến
95% tới 99% như đã nói ở trên.
7.- Ngay cả những người còn
đi nhà thờ và có sinh họat liên hệ với giới tu sõ Ca-tô cũng sẵn sàng mạnh dạn
đứng lên tố cáo với công luận và với chính quyền về những hành đông tội ác của
giới người này nếu họ khám phá hay biệt được những tội ác của bọn quạ đen hay
của nhà thờ. Những vụ tố cáo các ông tu sĩ Ca-tô ở Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế
giới về tội sờ mó, làm tình bậy bạ với các trẻ em và nữ tín đồ từ đầu năm 2002
cho đến ngày nay là bằng chứng rõ ràng nhất nói lên sự kiện này. Trong khi đó,
trong các cộng đồng giáo dân Việt Nam ở Việt Nam cũng như ở hải ngọai, chúng ta
chỉ thấy Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nói lên tội ác của các ngài mặc áo chùng đen
ở trong hai cuốn Tận Thế Số ra Mắt Ngày 15/7/2002 và Số 2 ra ngày 15/7/2002,
chứ không hề thấy một giáo dân nào dám đứng lên công khai tố các tội ác của các
ngài, dù rằng tội ác của các ngài trong cộng đố Ca-tô người Việt có thể nhiều
gấp 10 lần Nếu so với tội ác của các ngài đồng nghiệp người Âu Mỹ của ho. Lý
do, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, các ngài có rất nhiều quyền
hành mà người dân thường gọi là các ông bạo chúa áo đen. Ai cũng biết răng,
quyền hành sinh ra tội ác, quyền hành càng rộng lớn và nắm quyền càng lâu thì
tội ác càng nhiều và càng cao chất ngất như đỉng núi Thái Sơn. Tất cả các ông sĩ
áo đen ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở tất cả các nước theo
chế độ đạo phiệt Ca-tô đều ở vào tình trạng này.
Về căn bệnh cuồng tín của
ông Ngô Đình Diệm, sử gia Bernard B. Fall ghi lại trong cuốn The Two Vietnams
với nguyên văn như sau:
"Tính hiếu chiến của ông
Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Lòng tin đạo đã biến ông ta thành con
người hiếu chiến đến độ tàn nhẫn như một vị Đại Pháp Quan của Tòa Án Dị
Giáo trong thời Trung Cổ ở Tây Ban Nha. Quan điểm của ông ta về chính quyền
là hình ảnh của một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến hơn là
hình ảnh của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa. Một người Pháp
theo đạo Kitô La Mã khi nói chuyện với ông ta cố ý cao giọng những tiếng "tín
ngưỡng của chúng ta" thì ông ta thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi
tự coi tôi như là một tín hữu Kitô La Mã giống như người Kitô Tây Ban Nha,"
thế có nghĩa ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) với niềm tin
hung hăng, dữ tợn và hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống
như người Pháp theo đạo Kitô La Mã."
Nguyên văn:
"Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the
kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand
Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional
strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a
tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to
emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem
was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a
Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant
faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican
Catholicism."[ii]
Đặc tính cuồng tín của ông
Diệm cũng thường được thể hiện ra bằng hành động hàng ngày với hai lần đến trước
tượng Chúa để cầu khấn. Tình trạng này đã khiến cho bà Ngô Đình Nhu châm biếm
bằng câu nói “mua tích kê (vé) để dành sau này lên thiên đường.” Chuyện
này được ông Hoàng Trọng Miên ghi lại trong cuốn Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I với
nguyên văn như sau:
"- Dì (Bà Nhu) cũng rõ:
cháu theo đạo từ ngày về nhà chồng. Tin ở Chúa hay không, thật tình cháu cũng
không đặt thành vấn đề, vì cháu chỉ là người đạo mới. Lúc này, cháu chỉ biết
rằng gia đình chồng sùng đạo, và Công Giáo là một lực lượng quan trọng, có thể
làm hậu thuẫn mạnh cho chính quyền, cho địa vị họ Ngô "Noblesse oblige" (phú quý
sinh lễ nghĩa), cháu cũng phải tỏ ra là mình ngoan đạo.
Dì muốn hỏi cháu có tin
Chúa không, vì nếu dì không lầm thì lẽ đạo có những điều mà cháu vần phải lưu ý
thận trọng.
Lệ bỗng phá lên cười: "Xin
lỗi dì cho phép cháu cười, vì trông vẻ mặt nghiêm trọng của dì, cháu sực nhớ
đến bộ điệu như thế của một ông cha mà cháu đã xưng tội, và sau đó chính ông ta
nhờ cháu để xin áp phe. Dì vì thương cháu mà chân thành nghiêm nghị, còn ông
linh mục kia....
Lệ lại cười, rồi nói tiếp:
"Cháu thấy ông anh chồng sáng tối cầu kinh, như là mua "tíc-kê" (vé) để dành
sau này lên thiên đàng, và cứ gặp việc khó khăn quan trọng gì cũng ra ghế cầu
nguyện một lúc rồi mới giải quyết.... Thật cháu lấy làm khó hiểu quá.
Rồi như thắc mắc điều gì,
Lệ bỗng hỏi bà dì: "Dì có biết lịch sử gia đình Giáo Chủ Borgia?"[iii]
Đặc tính cuồng tín về tôn
giáo của ông Diệm cũng được thể hiện ra khi nói chuyện với Đại Tá Edward G.
Lansdale và được ông đại tá này ghi lại trong cuốn Hồi Ký Tôi Làm Quân Sư Cho
Tổng Thống Ngô Đình Diệm với nguyên văn như sau:
"Tôi còn nhớ có lần tôi hỏi
về việc giáo huấn đạo Thiên Chúa đối với người Việt, ông Diệm đã giảng cho tôi
một hơi 5 giờ liền. Những buổi nói chuyện như vậy làm cho thông dịch viên
Redick phải mệt đừ, dù rằng sức hiểu biết sinh ngữ của tôi đã dần dần khá hơn
đủ để giúp cho Redick bớt chút gánh nặng."
[iv]
Đặc tính cuồng tín của ông
Diệm cũng được thể hiện ra qua lời lẽ của ông Diệm khi nói chuyện với ông Tướng
Da-tô Huỳnh Văn Cao về cái chết và chuyện rửa tội của ông Ba Cụt Lê Quang Vinh.
Chuyện này được chính cựu Tướng Huỳnh Văn cao kể lại với nguyên văn như sau.
"Các chiến
dịch Trương Tấn Bửu, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ đã hoàn tất, mang
lại sự thống nhất cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đồng thời cũng gây nên
bao cảnh não lòng giữa những người quốc gia. Tổng Thống Diệm nói với tôi rằng:
"Vì phải lo chuẩn bị đối phó với Cộng Sản, đành phải mạnh tay, chứ biết làm sao
hơn được!"
Tuy nhiên, hai
sự kiện não nề không thể quên, đó là cái chết của Ba Cụt và cái chết của một số
anh em chiến sĩ giáo phái tại miền Trung và tại Quang Trung. Trên bình diện
chính trị, tôi phản đối những cái chết oan uổng ấy vì đó là những con người
chống Cộng. Tôi biết nhiều người quy trách nhiệm cho Tổng Thống Diệm, nhưng
theo tôi nghĩ, thì vì cạm bẫy của Cộng Sản muốn gây hận thù giữa Tổng Thống Diệm
và các giáo phái (sic). Thật sự, Tổng Thống Diệm thường nói, pháp luật trên
hết, cái gì tòa án phán quyết, thì tổng thống xem là phải, và có biết bao nhiêu
cái xẩy ra, mà người ta cố tình che giấu Tổng Thống Diệm.
"Vì ông Ba Cụt mà tôi
phải chạy đôn chạy đáo, dậy sớm thức khuya cả mấy hôm. Nguyên là từ khi Ba Cụt
bị án tử hình, tôi thấy cụ Diệm đầu tóc bù rối, ban trưa, ban tối, cũng như
tảng sáng, xem ra Tổng Thống băn khoăn lo nghĩ rất nhiều. Cụ gọi tôi vào nói
chuyện thiêng liêng mà thôi. Cụ bảo: "Án tử hình của Ba Cụt thì không thể ân xá
được, bây giờ phải làm sao mà cứu vớt linh hồn ông ấy. Sáng mai, anh lấy
máy bay xuống Cần Thơ gặp Tướng Minh và ông Quang, yêu cầu họ để cho hai cha
vào khuyên nhủ Ba Cụt trở lại (đạo), để cứu phần rỗi (hồn) cho ông ta.
Cha Hoàng và Cha Toán đã có mặt ở Cần Thơ rồi. Anh ghé vào gặp Đức Cha
Bình, và thưa chuyện cho Ngài biết. Bảo Đại Tá Quang phải đích thân can thiệp
với khám (nhà tù) để giúp phần hồn cho Ba Cụt. Nếu Ba Cụt thuận thì tôi đỡ đầu
cho."
Ngày mai tôi thi hành đúng
theo chỉ thị. Trở về Sàigòn lúc ban chiều, tôi trình Tổng Thống nhiệm vụ hoàn
tất. Lại phải lo làm công việc văn phòng bù lại cả ngày đi vắng.Tối đến vừa mới
và (ăn) một chén cơm, Tổng Thống điện thoại gọi vào Dinh. Cụlại giảng
thuyết về thiêng liêng, thiên đàng, hỏa ngục, và xem ra Cụ rất lo lắng về
phần hồn của Ba Cụt. Nửa đêm mới ra về.
Tắm gội xong lên giường ngủ
là một giờ sáng. Tôi ngủ mê như cây gỗ. Thình lình điện thoại reo vang, nghe bên
kia ống nói là giọng Tổng Thống, “Ừ, vào đây có việc gấp”. Nhìn đồng hồ mới 5
giờ 30 sáng. Tôi vội vàng rửa mặt, chải đầu, ăn mặc chỉnh tề đi vào Dinh.
"Vừa bước vào cửa phòng, Cụ
tươi cười nở như hoa, đó là lần đầu tiên tôi trông thấy Cụ vui cười cởi mở quá
sức. Cụ bảo: "Ba Cụt chịu phép rửa tội rồi. Giờ đây, Ba Cụt chết là
về Thiên Đàng thẳng ro ro!"Tôi hỏi Cụ: "Con cũng cầu cho Ba Cụt
được lên Thiên Đàng, nhưng nếu mấy mươi năm trời phạm đủ mọi thứ tội, mà bây
giờ chịu phép rửa tội, thì đươc lên thẳng Thiên Đàng, như vậy có bất công
không". Cụ trợn mắt nhìn tôi, như quyết liệt bênh vực Ba Cụt, Cụ nói: "Thôi bị
trảm quyết là một hình phạt quá sức rồi. Chúa tha thứ hết, Ừ, thế mà Ba
Cụt hơn mình rồi. Lên Thiên Đàng hạnh phúc lắm".
Và Cụ nói tiếp: "Chỉ có
chừng ấy, tôi tin cho anh mừng, vì mới được tin Cha Toán cho hay, thành tôi mới
gọi anh đó". Tôi chào Cụ và trở về nhà ăn sáng. Vợ tôi hỏi: "Có chi mà Cụ kêu
sớm thế?" Tôi đáp gọn: "Cụ mới làm bọ (bố) đỡ đầu Ba Cụt theo đạo, ông kêu vô
tin cho biết bấy nhiêu."[v]
Bản văn trên đây cho chúng
ta thấy mức độ cuồng tín của ông Ngô Đình Diệm vượt xa mức độ cuồng tín của ông
Tướng Da-tô Huỳnh Văn Cao rất nhiều.
[Câu văn “Tôi
biết nhiều người quy trách nhiệm cho Tổng Thống Diệm, nhưng theo tôi nghĩ, thì
vì cạm bẫy của Cộng Sản muốn gây hận thù giữa Tổng Thống Diệm và các giáo phái ”
nghekhông thuận lý chút nào cả vì nó
không được chứng minh bằng một bằng cớ nào cả. Đâylà một trong những đặc
tính chạy tội và đổ tội cho người khác, xuyên tạc sự thật, hoặc bóp méo lịch sử
cúa bất kỳ một tín đồ Da-tô “ngoan đạo” nào.]
Với một người có trình độ
thông minh trung bình và nếu không tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và
giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã hay của một chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai
của Giáo Hội, đều cho rằng chỉ có những người thuộcloại siêu cuồng tín
mới tin rằng, chuyện có thiên đường như Giáo Hội La Mã đã bịa đặt ra,
rằng hễ chịu phép rửa tội do một tu sĩ của Giáo Hội La Mã làm chủ lễ thì “khi
chết là về Thiên Đàng thẳng ro ro!" như trường hợp do ông Huỳnh Văn Cao kể
lại trên đây.
Người ta thường nói, “Tư
tưởng biến thành hành động” hoặc là “những suy tư hay tư tưởng thuờng
thường được thể hiện ra bằng những việc làm.” Do đó, đặc tính cuồng tín của
ông Diệm cũng được thể hiện ra bằng những hành động. Vì thế mà nhất cử nhất động
của bất kỳ một việc làm nào hàng ngày trong các việc riêng tư của cá nhân hay
gia đình cũng như những việc làm công cộng của đất nước đều là phát xuất từ
những ác tính và đặc tính Da-tô đã có sẵn trong tâm tư của ông ta mà ra cả.
Những việc làm như sai Linh-mục Toán, Linh-mục Hoàng và ông Tướng Da-tô Huỳnh
Văn Cao xuống Cần Thơ để lo việc cứu rỗi phần hồn cho ông Ba Cụt cũng như việc
sáng tối mỗi ngày đến trước tượng Chúa Jesus hay Đức Bà Maria cầu kinh, v.v…
đều là những hành động cuồng tín của ông ta và đều xuất phát từ đặc tính Da-tô
tiềm tàng trong con người ông ta mà ra.
Trong số những hành động
cuồng tín này có cả những hành động vô cùng dã man khiến cho hơn ba trăm ngàn
người dân trong các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Khánh Hòa
và Phú Yên i bị thảm sát trong những chiến dịch “làm sáng danh Chúa” ở vùng này
vào những năm 1955-1963 (sẽ được trình bày đầy đủ ở một chương sau.)
Cũng vì có những suy tư
của một tín đồ Da-tô cuồng tín, ông Diệm đã tổ chức một đại lễ vô cùng long
trong vào tháng 2 năm 1959, cho mời vị sứ thần Tòa Thánh Vatican là Hồng Y
Agagianian đến chủ tọa buổi lễ này để ông kính dâng nước Việt Nam cho “Đức Mẹ Vô
Nhiếm”, tức là dâng nước Việt Nam cho đế quốc Vatican dù rằng ông đã biết rõ
con số tín đồ Da-tô trong toàn quốc chỉ có khoảng 5% dân số.
Giả sử như con số tín đồ
Phật giáo ở Việt Nam chỉ có 5% trong tổng số dân toàn quốc và hơn 90% là tín đồ
Da-tô; giả sử như có một người Phật giáo nắm giữ chức vụ tổng thống, rồi tổ
chức một đại lễ vô cùng long trọng và mời một vị đại diện của tổ chức Phật giáo
thế giới đến chủ tọa buổi lễ này để ông tổng thống đó kính dâng nước Việt Nam
cho Đức Phật thì con số hơn 90% tín đồ Da-tô trong toàn quốc Việt Nam sẽ có cảm
nghĩ như thế nào về cái hành động xấc xược ngược ngạo và ngu xuẩn đến cùng mức
của ngu xuẩn này?
Có đặt vấn đề ngược lại như
vậy thì chúng ta mới có hy vọng làm cho tín đồ Da-tô người Việt hiểu rõ được
nỗi lòng cay đắng và công phẫn của đại khối trên 95% nhân dân Việt Nam không
phải là tín đồ Da-tô về hành động xấc xược ngược ngạo trong việc làm dâng nước
Việt Nam cho “Đức Mẹ Vô Nhiếm” như đã nói trên của ông Tổng Thống Da-tô Ngô Đình
Diệm.
Cũng nên biết là vào năm
1960, ở Hoa Kỳ, một tín đồ Da-tô là Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy được đảng
Dân Chủ tuyển chọn đưa ra làm ứng cử viên Tổng Thống trong kỳ tuyển cử được tổ
chức vào tháng 11 năm đó. Vì yếu tố là tín đồ Da-tô, ứng cử viên Kennedy liền bị
ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa là Phó Tổng Thống Richard M. Nixon và
quần chúng Hoa Kỳ “thắc mắc về trường hợp tín ngưỡng của ông John F. Kennedy”.
Việc này đã làm cho Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy phải long trọng minh xác với
nhân dân Hoa Kỳ về việc làm của ông nếu ông được đắc cử. Sự kiện này được các
nhà viết sử ghi nhận với nguyên văn như sau:
“… vì tôi là một tín đồ
Da-tô, và chưa có một một tín đồ Da-tô nào đắc cử Tổng Thống,…Do đó, điều cần
thiết cho tôi để khẳng định một lần nữa là – không phải tôi đặt đức tin vào giáo
Hội… mà tôi đặt đức tin vào nước Mỹ.
Tôi tin vào một nước Mỹ,
nơi mà Giáo Hội và Nhà Nước phân biệt một cách tuyệt đối, nơi mà không có giáo
sĩ Da-tô điều khiển Tổng Thống [nếu ông ta là một tín đồ Da-tô] phải hành động
như thế nào và nơi mà không một vị mục sư Tin Lành nào được phép ra lệnh cho họ
đạo đi bỏ phiếu cho ai….
Tôi không phải là ứng cử
viên Tổng Thống Da-tô. Tôi là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, người mà
NGẪU NHIÊN cũng là một tín đồ Da-tô.
Tôi không biện hộ cho Giáo
Hội trước công luận, và Giáo Hội cũng không làm phát ngôn viên cho tôi…
Nhưng, nếu bất cứ thời điểm
nào đến… khi mà nhu cầu chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ lương tâm hay vi phạm
đến quyền lợi quốc gia thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc
khác có lương tâm cùng sẽ hành xử như thế…”
Nguyên văn:
“… because I am a Catholic, and no Catholic has ever been elected President…….
So, it is apparently necessary for me to state once again – not what kind of
church I believe in… but what kind of America I believe in.
I believe in an America
where the separation of church and state is absolute – where no Catholic
prelate would tell the President [should he be a Catholic] how to act and no
Protestant minister would tell his parishioners for whom to vote…
I am not Catholic candidate
for President. I am the Democratic Party’s candidate for President, who happens
also to be a Catholic. I do not speak for MY CHURCH on public matters – and the
church does not speak for me…
But if the time should
should ever come… when my office would require me to either violate my
conscience or violate the national interest then I would resign the office, and
I hope any other conscientious public servant would do likewise….”[vi]
Qua những phần
trình bày về những đặc tính cuồng tín ở trên, qua những việc làm tội ác trong
những năm làm quan cho Liên Minh Pháp - Vatican và qua việc hành xử quyền hành
trong những năm cầm quyền ở miền Nam (sẽ nói rõ ở phần sau), chúng ta thấy rằng,
Ông Ngô Đình Diệm
quả thật xứng đáng được xếp vào “hạng ngưới súc sinh” như nhà báo Long Ân
đã nhận xét (như đã nóiở trên.) Điều khôi hài là thằng súc sinh này lại được
một nhóm người thiểu số cuồng nô vô tổ quốc tôn thờ và vinh danh nó như là một
chí sĩ yêu nước và một nhà ái quốc đã chết vì dân. Qua hành động ngu xuẩn này,
chúng ta đi đến một kết luận là những thứ người tôn thờ và vinh danh thằng súc
sinh Ngô Đình Diệm như là chí sĩ yêu nước và nhà ái quốc còn tệ hơn cả loài súc
sinh.
Trong khi đó thì sách sử
đã khẳng định thằng phản thần tam đại Việt gian họ Ngô này là một trong số 100
nhà độc tài độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. Nigel Cawthorne, Sđd., tr.
167-68.
Điều đáng buồn là tên bạo
chúa độc ác và bọn súc sinh này đã nắm quyền chính trị và làm mưa làm gió ở
miền Nam ròng rã hơn chín năm trời (1954-1975), đã tiến hành chính sách ngu dân
và giáo dục nhồi sọ trong suốt thời kỳ này với dã tâm làm cho nhân dân miền Nam
không còn khả năng lý trí để nhìn ra cái bản chất súc sinh của họ. Cũng vì thế
mà những thế hệ tiếp nhận sở học của họ qua chính sách ngu dân ở miền Nam trong
những năm này đã không nhìn thấy tính cách súc sinh trong những con người tín đồ
Da-tô cuồng tín (xin nhấn mạnh thuộc từ cuồng tín) đã từng cúi mặt gục đầu bán
nước cho Liên Minh giặc Pháp – Vatican từ năm 1858 cho đến 1954 và vẫn còn tiếp
tục bán nước cho Vatican ở miền Nam cho đến ngày 30/4/1975.
[i]
Trịnh Văn Phát. Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi. (Đăng trong Giáo Hoàng
Học Viiên PIÔ - Liên Lạc Số 2 - Nhóm Úc Châu thực hiện, tháng 7 năm
1995, tr 72.
[ii]
Bernard F. Fall, The Two Vietnams
(New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 236.
[iii]
Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân - Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà
Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 521-522.
[iv]
Edward G. Lansdale,Tôi Làm Quân Sư Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm
(Hoa Kỳ: Đại Nam in lại ấn bản Sàigon 1971), tr 220.
[v]
Huỳnh Văn Cao, Một Kiếp Người (Chantilly: Virginia: Thu Minh
Huỳnh, 1993) trang 52-53.
[vi]
Chu Văn Trình – Thái Vân - Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn
Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II - Tập 1 (Mt. Dora, FL: Ban Tu Thư
Tự Lực, 1994), tr.64-65.