●   Bản rời    

VATICAN:CH63-1b Sơ Lược Cuộc Đời của NGÔ ĐÌNH DIỆM (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1b.php

02 Nov, 2007

 

CHƯƠNG 63


NGÔ ĐÌNH DIỆM: CON NGƯỜI VÀ TỘI ÁC

1 2 3 4 5 6 7


 

II.- SƠ LƯỢC CUỘC ĐỜI CỦA NGÔ ĐÌNH DIỆM

Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu, ông Ngô Đình Diệm “sinh ngày 21/7/1897, tại Đại Phong Lộc, Quảng Bình. Tuy nhên, từ năm 1954, ngày sinh chính thức đổi thành ngày 3/1/1954.”[i] 

Song thân của Ngô Đình Diệm là  Ngô Đình Khả và Phạm Thị Thân.  Ngô Đình Khả có 6 người con trai là Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn. Hai người con gái là bà Ngô Thị Hoàng và Ngô Thị Hiệp (?).

Như đã trình bày ở trong chương sách nói về Nhóm Thiểu Số Tín Đồ Da-tô (Mục XII, Phần IV) trước đây,  hầu hết tín Da-tô người Việt đều hoặc là những hạng người tham lợi “đị đạo lấy gạo mà ăn”, hoặc là háo danh và thèm khát quyền lực “theo đạo để tạo danh đời”, hoặc là bị chèn ép hay cưỡng bách phải theo đạo vì hôn nhân, không muốn mất người yêu hay hạnh phúc gia đình bị tan vỡ, hoặc là những trẻ mồ côi trong đó có những đưa con rơi của các ông giám mục và linh-mục. Chuyện con rơi của các hồng y, giám mục và linh mục được sách Vicars of Christ ghi lại với nguyên văn như sau:

Một bản thống kê cho biết: một xứ có 900 ngàn dân mà có tới 3 ngàn tu sĩ; và cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." Nguyên văn: "One amazing statistic emerges: in a country of 900,000 people, there were 3,000 clergy; and yet two out of five bastards were born to the clergy.") [ii] .

Đoạn văn trên đây cho chúng ta biết "cứ 2 trong 5 (40%) đứa con hoang là con của các ông tu sĩ." Không biết tại sao sử gia Peter de Rosa lại gọi những đứa trẻ này là "con hoang" (bastards). Thiết nghĩ rằng phải nên gọi chúng nó là "những đứa con của các ngài mang chức thánh" hay là "những ông thánh con" của Giáo Hội La Mã. Nói theo ngôn từ của Bà Hồ Xuân Hương, thì "ông thánh con" này chính là những đàn cá "thồng rồng" của các ngài "mang chức thánh" mang đến thả vào "những cái  giếng thánh tân" của nữ tín đồ Da-tô.

Trở lại chuyện những người tân tòng mà Vatican gọi là “những nguời mới trở lại đạo”, như đã nói ở trên, họ theo đạo chỉ vì danh vì lợi,  hay vì bị cưỡng ép, chứ thực sự, chẳng có ai muốn theo cái “đạo bạo lực” mà văn hào Voltaire gọi là “cái tôn giáo ác ôn” này làm chi! Giáo Hội La Mã và các ông truyền giáo Da-tô cũng biết như vậy,  nhưng họ bất cần. Họ bất cần vì họ tin rằng nếu đã theo đạo rồi, dù là bị dụ khị bởi những miếng mồi vật chất, danh lợi, hay bị cưỡng ép vì hôn nhân, hay ở vào bất kỳ trường hợp nào, thì sớm hay muộn, những người này cũng được nhào nặn thành những tín đồ Da-tô cuồng tín bằng chính sách ngu dân và giáo nhồi sọ với nhiều phương pháp khác nhau được thi hành song hành với nhau. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục XXII với tựa đề là Thi Hành Chính Sách Ngu Dân và Giáo Dục (của Giáo Hội La Mã) ở sau. Một trong những phương pháp nhồi sọ này được nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại với nguyên văn như sau:

Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng,  năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm  nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” [iii]

Từ thuở chưa có trí khôn, cũng giống như bao nhiêu người Công Giáo khác,  anh (Thông) đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí thượng tôn tín ngưỡng, bằng những giáo điều bất di bất dịch, theo thời gian ngấm dần vào trí óc anh, khiến anh làm cái gì cũng sợ tội, sợ Chúa trừng phạt.” [iv] .

Ông Ngô Đình Khả và đàn con đàn cháu của ông ta cũng được nhồi sọ theo cái phương cách trên đây của Giáo Hội La Mã.

Tới đây xin nói về thêm về ông Ngô Đình Khả, thân phụ của ông Ngô Đình Diệm..

Ông Ngô Đình Khả sinh năm 1856 và là một tín đồ Da-tô đạo gốc (có bố là Ngô Đình Niệm đã theo đạo). Năm 1870, ông được Giáo Hội La Mã gửi đi  học làm nghề linh mục tại một chủng viện ở  Pénang. Thời gian theo học ở đây là tám năm. Tám năm đèn sách để làm nghề linh mục, nhưng không biết tại sao ông lại không thành công hay không muốn làm cái nghề khoác áo chùng đen để làm cha thiên hạ. Năm 1778, ông  được cho về nước và sau đó ông được một linh mục người Pháp đưa vào làm thông ngôn ở Huế. Vì hết lòng tận tụy với quan thày và được quan thày tin tưởng, tháng 6 năm 1895, ông được cho làm phó tướng cùng vơi ông Nguyễn Thân đem lính Việt Nam mà hầu hết là lính đạo (quân thập tự Việt Nam) đi đánh phá và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân Văn Thân dưới quyền lãnh đạo của cụ Phan Đình Phùng ở Vụ Quang và Ngàn Trươi. Nghĩa quân Văn Thân vừa am hiểu địa hình địa thế, vừa  quyết tâm chiến đấu, cho nên quân thập tự Việt Nam dưới quyền của Nguyễn Văn Thân và Ngô Đình Khả bị tổn thất nặng, và không tiến được vào căn cứ của nghĩa quân. Mấy tháng sau, cụ Phan Đình Phùng qua đời vì bệnh kiết lỵ.  Sau cái chết của cụ Phan, nghĩa quân Văn thân như rắn mất đầu. Do đó, Nguyễn Thân và Ngô Đình Khả mới mạnh bạo xua quân tiến vào đánh tan lực lượng nghĩa quân,  cho người đào mả cụ Phan Đình Phùng lấy xác đốt thành tro, lấy tro trộn vào thuốc súng rồi bắn xuống sông Lam Giang để trả thù cho những thất bại trước đó. Nhờ chiến công và hành động dã man này, Liên Minh Pháp – Vatican  cho ông lên làm đến chức “Thái Thượng Tự Khanh” tương đương với hàng “chánh tam phẩm”. Năm 1905, ông lại được Liên Minh giặc Pháp - Vatican cho nắm giữ chức Surintendent de Palais (Tổng Quản Cấm Thành) và giao cho ông  nhiệm vụ theo dõi Vua Thành Thái.  Nhiệm vụ của ông Ngô Đình Khả phải  theo dõi ông vua gỗ Thành Thái được ông Lữ Giang ghi lại trong cuốn Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam  Quyển I với nguyên văn như sau:

Lúc đó, Pháp đã nắm hết quyền hành nên Thành Thái chỉ lo ăn học và giải trí. Cụ Ngô Đình Khả được cử làm Phụ Đạo và Cố Vấn cho vua Thành Thái. Năm 1904, cụ được cử làm Tổng Quản Cấm Thành, trông coi tử Cấm Thành…

"Khi đưa cụ Ngô Đình Khả vào làm Phụ Đạo cho vua Thành Thái,  người Pháp muốn cụ theo dõi các hoạt động của vua và báo cáo cho Pháp biết những ý định phản nghịch của vua để có biện pháp kịp thời.”[v]

Thành Thái là một ông vua bất xứng phạm tội lọan luân. Vấn đề này được sách Việt Sử Khảo Luận ghi nhận như sau:

Hoàng Quý Phi (vợ vua Duy Tân) bị chồng (vua Duy Tân) đuổi về nước năm 1917 vì tội “loạn luân” với cha chồng là vua Thành Thái – có bệnh bạo dâm , tập san Đường Mới số 1 năm 1983 tr. 100). Nói bà “bị hiếp dâm” có lẽ đúng hơn.” [vi] 

Nhờ địa vị quan tước của thân phụ, ông Diệm được phong “tập ấm” và được cho vào học tại trường đạo Pellerin ở Huế, rồi lại được đặc cách đưa vào học trường Hậu Bổ cũng ở Huế. Năm 1922, ngay khi vừa hoàn tất chương trình học tại trường Hậu Bổ, ông Diệm được bổ nhậm làm tri huyện. Nhiệm sở đầu tiên là huyện Hải Lăng (Quảng Trị).

Kẻ từ đó,  ông đem hết tài năng, trí óc, tìm mưu tính kế, làm đủ mọi cách tâng công và chạy chọt với quan thày để leo lên nấc thang quyền lực.  Kết quả là mấy năm sau ông được thăng lên chức tri phủ phủ Hoa Đa (Bình Thuận),  ít lâu sau lại được thăng lên chức Tuần Vũ tỉnh Bình Thuận. Trong thời gian này, để tâng công với quan thày, ông Diệm đã làm những việc vô cùng dã man với những quái chiêu cực kỳ độc ác trong những hành động hành hạ nhân dân trong vùng ông trị nhậm và tra tấn các nhà cách mạng chẳng may lọt vào tay ông. Sự kiện này được cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

Có người cỏn hiểu khi trước,  ông Diệm học lực chưa đủ sức thi vào ngạch quan lại, nhờ vai ấm sinh của cha truyền mà khỏi phải thi, từ một chức tiểu lại đến 7 năm sau trở thành một vị đường quan. Vì ông khéo luồn lõi, lập công với thực dân Pháp, mau thăng chức hơn các bạn đồng liêu. Khi ông làm tri phủ Hòa Đa  đã nổi tiếng là tay sai đắc lực của Pháp, lùng bắt và tra tấn các nhà cách mạng rất dã man bằng cách xông lửa nến (đèn cày) dưới ghế ngồi. Ông cho trói chặt người bị lấy khẩu cung vào ghế ngồi, mặt ghế có khoét lỗ ở ngay hậu môn chỗ ngồi, bên dưới đốt ngọn đèn cầy cho lửa xông lên, dần ruột gan, tim phổi người nọ (nạn nhân) bị sấy lửa, khô dần đi, không chịu nổi, dù có khai để chấm dứt cực hình nhưng hậu quả về sau không lường được. Lối tra tấn dã man này, ngay với các bót giam của Pháp, như bót Catinat, cũng chưa dám dùng.”[vii]

Đoạn văn sử trên đây cho chúng ta thấy rằng những thằng Việt gian làm quan trong thời bảo hộ 1885-1945 ác độc và tàn ngược hơn cả chính những thằng Tây đối xử với dân ta.

Do những hành động tàn ác và dã man trên đây, quan thày người Pháp rất thương yêu ông. Nhờ vậy mà năm 1933, ông được đưa về triều đình bù nhìn Huế cho giữ chức Thượng Thư Bộ Lại. Chức vụ này được coi như cao trọng nhất trong triều đình bù nhìn Huế lúc bấy giờ. Nhưng cũng chính cái địa vi cao trọng này đã làm cho ông bắt đầu lao đao kể từ đây. Nguyên nhân như sau:

Vì cùng có tham vọng  đánh chiếm và thống trị Việt Nam để cùng cướp đoạt tài nguyên và cùng cưỡng bách nhân dân ta làm nô lệ cho chúng, hai thế lực vatican và thực dân Pháp mới liên kết với nhau thành Liên Minh Pháp – Vatican. Như vậy là hai thế lực Pháp và Vatican liên kết với nhau vì quyền lợi bất chính. Lịch sử cũng đã chứng minh rằng những kẻ vì quyền lợi bất chính mà tụ lại với nhau, thì sớm muộn cũng vì quyền lợi bất chính đó mà chúng trở thành tương tranh thanh toán lẫn nhau để  độc chiếm quyền lực và quyền lợi. Đây là một quy luật lích sử.  Liên Minh Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị Đông Dương trong những năm 1858-1954 cũng không thoát khỏi quy luật lịch sử này.

Một yêu tố khác cũng không kém phần quan trọng làm cho hai thế lực này luôn luôn ở vào tình trạng lủng củng. Nguyên do vì nhân dân Pháp  đã từng là nạn nhân của Giáo Hội La Mã cả hơn một ngàn năm và đã phải giẫy dụa cả một thời gian dài từ cuối thế kỷ 8 [thời vua Charlemagne (768-814)] cho đến khi Cách Mạng bùng nổ vào năm 1789 mới có thể vùng lên đối đầu với Giáo Hội bằng những biện pháp mạnh để đòi lại quyền làm người.  (Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ ở Phần VII). Trước khi Cách Mạng 1789 bùng nổ,  các bậc trí giả Âu Châu luôn luôn viết sách, viết báo lên án Giáo Hội bằng những lời lẽ vô cùng gay gắt. Trong số những bậc trí giả đưa ra quan điểm tôn giáo và chính trị chống lại Giáo Hội, có rất nhiều danh nhân như John Wycliffe (1320-1384), John Huss (1372-1415), Giordano Bruno (1548-1600), John Locke (1632-1704), Montesqiueu (1689-1775), Denis Diderot (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Voltaire (1694-1778). Sau thời Cách Mạng 1789,  cũng vẫn còn có nhiều học giả Âu Mỹ tiếp tục viết sách, viết báo, diễn thuyết trình bày những quan điểm chính trị chống lại Giáo Hội hết sức mãnh liệt. Trong số những người này, có những nhân vật nổi tiếng như Lamartine (1790-1869), Victor Hugo (1802-1885), Léon Gambetta, Jules Ferry, Thomas Paine (1737-1809), Thomas Jefferson (1743-1826), v.v…

Theo chân các nhà trí thức trên đây,  các nhà trí thức sau này miệt mài nghiên cứu cả hai bộ Cựu và Tân Ước Kinh, tìm đọc lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã, tìm hiểu những việc làm tội ác của Giáo Hội, tìm hiểu đời sống bê bối thối tha của các giáo hoàng và các ông chức sắc cao cấp tai giáo triều Vatican cũng như các giám mục và linh mục tại các địa phương, tìm đọc những tài liệu nói về những vụ các ngài thanh toán tàn sát lẫn nhau để tranh giành ngôi vị giáo hoàng và quyền lực. Sau đó, họ biên soạn thành những tác phẩm như The Decline and Fall of The Roman Church, the Jesuits, Rich Church, Poor  của giáo sĩ Malachi Martin, Vietnam Why did we Go? và The Vatican's Holocaust của giáo sĩ Avro Manhattan,  The Thick Darkness of Romanism của Tiến-sĩ Barnado, In Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church của Thomas J. Reese, The Vatican's Last Crime của Joseph McCabe, Roman Catholicism của Loraine Boettner, The Vicar Of Christ của Peter de Rosa, The Dark Side of Christian History của Hellen Ellerbe, The Babylon Mystery Religion của  Ralph Woodrow, Deceptions and Myths of The Bible của Lloyd M. Graham, The Book Your Church Doesn’t Want You To Read  của Tim C.. Leedom.  Đặc biệt nhất là Thomas Paine  viết cuốn The Age of Reason trong đó ông đem Cựu Ước và Tân Ước Kinh ra phân tách rất là công phu, rồi đưa ra những luận cứ bất khả phản bác về tính cách hoang đường của hai bộ thánh kinh này. Sau đó, lại có triết gia Bertrand  Russell viết cuốn Why I Am Not A Christian cũng không ngoài mục đích nói cho người đời biết rõ về những sai lầm căn bản của lý thuyết thần học Thiên Chúa Giáo.

Những tác phẩm này  đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy và hành động của nhân dân Âu Châu và nhân dân thế giới, khiến cho tinh thần chống Giáo Hội càng ngày càng trở nên mãnh liệt, rồi bùng nổ thành các phong trào chống lại Giáo Hội.  Phong trào cách mạng chống Giáo Hội mãnh liệt nhất bùng nổ ở Đức vào năm 1517 do Martin Luther (1483-1546) chủ xướng. Phong trào này trở thành  Phong Trào Tin Lành lan rộng gần khắp Trung Âu và Bắc Âu, gây nên những cuộc chiến tranh tôn giáo giữa Tin Lành và Da-tô La Mã, kéo dài trong nhiều chục năm. Cho đến ngày nay, ở Ái Nhĩ Lan, tình trạng căng thẳng giữa những người theo đạo Tin Lành và những người theo đạo Da-tô La Mã vẫn còn nguyên vẹn như mấy trăm năm về trước.

Giậu đổ bìm leo. Năm 1534, chính quyền Anh trong thời Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547), chống lại Vatican, ly khai khỏi Giáo Hội, thành lập Anh Giáo, rồi tịch thu toàn bộ tài sản của Vatican tại Anh Quốc. Năm 1691, Quốc Hội Anh lại ban hành một đạo luật, cấm không cho người Anh theo đạo Da-tô La Mã được  lên cầm quyền. Kể từ đó, không có một người Anh theo đạo Da-tô La Mã (Catholic) nào được đưa lên cầm quyền. 

Năm 1789,  Cách Mạng Pháp bùng nổ. Các nhà lãnh đạo cách mạng Pháp thường tự nhận là đứa con tinh thần của Voltaire, người đã gọi đại Ki-tô La Mã là “cái tôn giáo ác ôn”. Giống như vết dầu loang, Cách Mạng Pháp 1789 trở thành tấm gương cho nhân dân thế giới theo đó mà tiến lên hành động chống lại Giáo Hội La Mã. Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Tiệp Khắc, Nhật Bản, Trung Hoa, nhân dân các quốc gia Mỹ Châu La-tinh như Mễ Tây Cơ, Cuba, Nicaguara, và nhiều nơi khác lần lượt nổi lên chống lại Giáo Hội. Có thể nói rằng, ở  bất cứ nơi nào có quyền lực của Giáo Hội vươn tới, nhân dân nơi đó nổi lên chống Giáo Hội và chống hết sức mãnh liệt. Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy rằng dù là nước Pháp liên kết với Giáo Hội La Mã xuất quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam vào giữa thế kỷ 19, mà những  chính khách có thế lực cầm quyền ở Pháp cũng như ở Đông Dương, vẫn chống  Vatican, vẫn khinh rẻ bọn giáo sĩ Pháp và tín đồ Da-tô người Việt bất kể là trong thực tế và bề ngoài, họ vẫn liên kết với Vatican như là một Liên Minh để cùng thống trị Đông Dương.

Vatican cũng biết như vậy,  nhưng Vatican vẫn còn hy vọng bám lấy quyền lực ở Pháp vì có một nhóm thiểu số tín đồ người Pháp chỉ biết tuyệt đối tuân phục Vatican và vì bọn phản động thân Vatican còn nắm quyền tại các nước Áo, Phổ, Nga và Anh. Nhờ đó,   Giáo Hội đã sử dụng nhóm thiểu số tín đồ cuồng tín người Pháp này và liên kết với các chính quyền phản động tại các quốc gia trên đây chống lại Cách Mạng 1789 và nước Pháp. Chính vì thế mà cuộc chiến của nhân dân Pháp chống lại Vatican ở vào thế giằng co cho mãi tới năm 1905, người Pháp mới có thể thực sự loại được bàn tay quyền lực của Vatican ra khỏi chính quyền bằng cách ghi vào trong Hiến Pháp điều khoản “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.” Trong khi đó, tại Bắc Mỹ, Hoa Kỳ đã đưa điều khỏan này vào Hiến Pháp ngay từ năm 1791. Kể từ đó,  càng ngày ảnh hưởng của Giáo Hội đối với quần chúng Pháp càng ngày càng giảm thiểu. Hiện nay ở Pháp cũng như ở Anh và ở nhiều quốc gia Âu Châu khác,  con số người đi nhà thờ hàng tuần chỉ còn từ 1% đến 5% là nhiều. Tuyệt đại đa số nhân dân Âu Châu ghê tởm Giáo Hội và lánh xa Giáo Hội như lánh hủi. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh trong thời cực thịnh kinh bang tế thế,  đội vương miện cho các hoàng đế, tung hoành dọc ngang, làm mưa làm gió, thâu tóm cả thiên hạ trong tay, tiền rừng bạc biển, đã  không biết tự chế, không học bài học khiêm hạ rửa chân, tự cao tự đại, coi bàn dân thiên hạ như cỏ rác… Hôm nay hối bất cập, lịch sử còn nằm trơ ra đó. Người Âu Châu khiếp sợ Giáo Hội và tránh xa như tránh hủi! Người Á Châu có thành kiến ghép Giáo Hội với ông Tây thực dân và chống thực dân! Người Mỹ Châu La-tinh đồng hóa Giáo Hội vào đại họa diệt chủng! Và người Trung Đông làm sao quên được 250 cuộc thánh chiến hãi hùng!.v.v…” [viii]

Vì nguyên nhân này mà trong thời gian từ năm 1858 cho đến 1945, có rất nhiều nhân vật Pháp có thế lực ở chính quốc Pháp như Jules Ferry, Léon Gambetta, Léon Blum cũng như các tướng lãnh chỉ huy các đạo quân tấn chiếm Việt Nam như Đô Đốc Page, Đô Đốc Bonard, Đô Đốc Rieunier, Đại Tá Bernard cho đến các chính trị gia nắm quyền chủ chốt trong bộ máy cai trị Đông Dương như Paul Beau, Paul Bert,  Pierre Pasquier, v.v… đều là những người hăng say chống Giáo Hội La Mã quyết liệt và thường tỏ ra khinh rẻ các ông tu sĩ Da-tô hoạt động tại Đông Dương vào thời bấy giờ.  Sự kiện này được sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn - Tập 2 ghi nhận như sau:

"Paul Bert là đảng viên "Cộng Hòa" từng bị phe cực hữu và bảo thủ kết án như “kẻ chống Giáo Hội điên cuồng," và "kẻ thù quyết liệt của Giáo Hội." Tội lỗi lớn nhất của Bert là khi giữ ghế Bộ Trưởng Giáo Dục trong chính phủ Ferry, Bert đã cổ võ và phát động một chính sách giáo dục quốc gia phi tôn giáo. Theo Bert,  nước Pháp không còn trách nhiệm hoằng dương hay rao giảng một tôn giáo nào, và cũng không công nhận một tôn giáo nào làm quốc giáo." [ix]

Cũng nên biết là hai thế lực Pháp và Vatican đều có những bọn Việt gian làm tay sai thân tín đắc lực riêng . Cả hai thế lực này đều muốn sử dụng bọn Việt gian này trong chính sách  Chia Để Trị. (Dùng người Việt đánh người Việt và dùng người Việt cai trị người Việt.) Phần lớn bọn Việt gian làm tay sai cho thực dân Pháp không phải là tín đồ Da-tô và có thể là mang quốc tịch Pháp như Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Xuân, v.v… hay không mang quốc tịch Pháp như bọn Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân, Hoàng Trọng Phu, Hoàng Gia Mô, Nguyễn Duy Hàn, Phạm Quỳnh,  v.v… Hầu hết những bọn Việt gian  làm tay sai cho Vatican là những tín đồ Da-tô cuồng tín mang quốc tịch Vatican (đều có tên thánh ở trước cái tên bình thường của chúng) như bọn Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương (Đỗ Hữu Vị), Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Hữu Độ, Trần Lục, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Tường Tộ, Ngô Đình Khả, Lê Hoan, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, Hồ Ngọc Cẩn, v.v…

Khi hai thế lực Pháp và Vatican không có chuyện gì xích mích với nhau thì hai nhóm Việt gian này được yên ổn lo việc đàn áp nhân dân ta để tãng công, lấy lòng quan thày giặc với hy vọng sẽ được thăng quan tiến chức vù vù như trường hợp Trần Lục, Ngô Đình Khả, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Đình Diệm, Nguyễn Bá Tòng, v.v... Nhưng khi hai thế lực Pháp  và Vatican mưu tính chèn ép lẫn nhau để lấn quyền rồi hục hặc với nhau, thì hai nhóm Việt gian này rơi vào tình trạng khốn đốn và chìm nổi với chủ riêng của chúng. Sự kiện này được Cụ Phan Bá Kỳ nói sơ qua như sau:

"Ai biết chút ít về lịch sử cũng phải hiểu rằng chính sách,  nhân sự ở Đông Dương hồi Pháp thuộc là do nơi ba thế lực chính: Thực Dân, Giáo Hội (Vatican), Tam Điểm (Free Mason), tùy theo tình hình chính quốc. Khi ở Pháp phe Tam Điểm thắng thế thì thực dân ở Đông Dương về phe Tam Điểm. Khi phe Công Giáo lên chân thì thực dân về phe Giáo Hội. Việc ông Diệm bị cách tuột hết mọi thứ có thể là đang có một sự tranh chấp giữa Tam Điểm và Giáo Hội, mà ông ta ngu ngơ, dại dột đi vâng phục quá đáng cái thế lực thất thế vào thời điểm đó. Cứ tìm xem Khâm Sư Léon Thibaudeau và Toàn Quyền Pierre Pasquier thuộc nhóm nào là ra ngay. Chứ Bảo Đại, Phạm Quỳnh, ngoài chuyện thừa hành, làm gì có quyền để trừng phạt oan ức một người… đáng quí như ông Diệm…Hơn nữa,  nếu ông Diệm từ chức và thanh liêm, thì còn ham chi cái chức thượng thư. Sao trong nhà, ngòai ngõ cứ một điều “anh Thượng”, hai điều “chú Thượng”, mà ông ta không chịu… cấm đóan? Ông Lữ Giang liên lạc mật thiết với bà Hiệp (chị ông Diệm), ông Luyện (em ông Diệm) mà sao không nhận thấy điều này?” [x] 

Chuyện tranh chấp giữa ông Ngô Đình Diệm và ông Phạm Quỳnh về chức vụ Tổng Lý Đại Thần tại triều đình Huế được cụ Nguyễn Bính Thinh ghi lại như sau:

Có một số người từng làm cách mạng,  hoặc có xem báo chí ở Huế, ở Hà Nội trước năm 1940, đều biết ít nhiều về ông Diệm khi làm Thượng Thư Bộ Lại của triều đình Huế, có óc quan lại phong kiến và nịnh quan thầy Tây. Ông tranh quyền với ông Phạm Quỳnh, song quan thầy của ông là Khâm Sứ Thibaudeau kém thế hơn quan thầy của ông Phạm Quỳnh là Toàn Quyền Pasquier. Ông Diệm thua Phạm Quỳnh bất mãn từ quan.” [xi]

Theo sử gia Vũ Ngự Chiêu, Không phải ông Diệm từ quan, mà là bị bãi chức và bị truất hết cả những chức tước phẩm hàm. Hơn nữa, ông ta còn bị trục xuất khỏi Huế, bị cho ra cư trú ở Quảng Bình. Dưới đây là bản văn của  Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu viết về sự kiện này:

"Sau cuộc "đảo chính" 2/5/1933,  Bài bị loại khỏi vòng quyền lực. Toàn Quyền Pierre Pasquier (12/1928-1/1934) gọi Diệm về làm Thượng Thư Bộ Lại kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Cải Cách. Quyền Khâm Sứ Léon Thibaudeau (2/1933-7/1934) yêu cầu Diệm làm tờ trình về kế hoạch canh tân. Diệm có lẽ với sự tiếp tay của Bài, đưa ra hai điều kiện:

Phải thống nhất Bắc và Trung Kỳ, và bổ nhiệm một tổng trú sứ (resident général) cho Trung và Bắc Kỳ như đã qui định trong Hòa Ước 6/6/1884.

Phải cho Viện Dân Biểu quyền thảo luận (báo cáo ngày 10/5/1933, Pasquier gửi Colonies).

Lập trường này cũng giống Bài: Muốn cải cách, việc đầu tiên là phải hủy bỏ hai chức thống sứ (ở Hà Nội) và khâm sứ Huế; sau đó cho An Nam ngân sách riêng.

Ngày 9/7/1933: Diệm ra Quảng Trị gặp Bài ít ngày. Trở lại Huế, ngày 12/7,  Diệm nạp cho Thibaudeau một bản sao đơn từ chức đã gửi lên Bảo Đại. Lý do Diệm nêu ra là cơ cấu tổ chức hiện tại không phù hợp với Hiệp Ước 6/6/1884. Hiệp ước này qui định rằng Pháp chỉ giữ một chế độ bảo hộ kiểm soát (protectorat de contrôle) mà không phải là bảo hộ trực tiếp (protectorat direct). Báo cáo số 303-A.P., 22/7/1933, Gougal gửi Colonies; INF, c.366/d.2905).   

Theo một mật báo viên (Luật-sư Lê Văn Kim), tháng 12/1933, Diệm vào Sàigòn gặp Nguyễn Phan Long, Lê Văn Kim, Jacques Lê Văn Đức, v.v… Tiếp đó, báo chí Sàigòn và cả tờ La Lanterne ỏ Paris mở chiến dịch đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne (7/1925-11/1927) và đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel (6/1931-2/1933) trở lại Huế (INF, c.366/d.2905). Biết được tin này qua Luật-sư Lê Văn Kim, Pasquier nổi giận truất hết chức tước của Bài, Diệm và Đệ. Diệm còn bị trục xuất khỏi Huế, chỉ định cư trú tại Quảng Bình. May mắn, ngày 15/1/1934, Pasquier chết vì tai nạn máy bay trên không phận Paris. Năm sau, Bài cũng chết. Tân Toàn Quyền René Robin (7/1934-1/1937) và Khâm Sứ Maurice Graffeuil (7/1934-5/1936, 4/1937-8/1941) đồng ý phục hồi tước vị cho Bài và Diệm. Diệm được trở về Huế dạy học ở trường Providence của Thục,…”[xii]

Chiến dịch "Đòi thay Pasquier bằng cựu Toàn Quyền Alexandre Varenne  và đưa cựu Khâm Sứ Yves Châtel trở lại Huế" là do Vatican chủ mưu, mượn bọn tay sai Việt gian cuồng tín để làm áp lực  cho việc đòi thay thế những nhân vật có tinh thần chống Giáo Hội La Mã bằng những nhân vật bảo thủ thân Giáo Hội La Mã. Trước đây Ngô Đình Khả cũng vì cuồng tín nghe theo Vatican mà mất chức. Bây giờ đến lượt Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Diệm, và sau đó là Ngô Đình Khôi cũng ở vào tình trạng này. Chúng ta đừng quên rằng Cường Để cũng là người mang quốc tịch Vatican (đã theo đạo Da-tô).

Đến đây, thiết tưởng độc giả đã có thể hiểu tại sao mà bọn Việt gian làm tay sai tai mắt đắc lực cho Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican như bọn Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm, v.v… không những bị cho về vườn, mà còn bị đám quan thày người Pháp khinh rẻ như những phường phản phúc hèn hạ và những quân lưu manh vô lại. Bản văn sử dưới đây nói lên thực trạng này:

"Chúng tôi chỉ có với mình", Đô Đốc Rieunier  sau này nói, "những giáo dân và bọn du thủ du thực".  "Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm,"  Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …"

Nhà sử học Cultru kết luận:

"Hoàn toàn hời hợt về cái gọi là giáo dục phương Tây mà họ đã được tiếp thụ, những thanh niên Việt Nam này đã trở thành những ông thông, ông phán, ông ký, kiểm soát, phiên dịch.. ấy, lập thành tại xứ sở thuộc địa một tầng lớp những người tha hóa, chuyên lợi dụng địa vị chính thức của chúng để nhân danh chính phủ Pháp, lúc này không đủ biện pháp cai quản họ, để áp bức, đục khoét dân chúng, buộc lòng phải nhờ đến sự trung gian cuả họ…" 

"Tại Nam kỳ, chính là từ trong những người Công Giáo Annam mà người ta tuyển chọn những kẻ giúp việc cho chính phủ Pháp, Phạm Quỳnh đã viết, "Họ có tài cán gỉ? … Phần lớn là những tay dạy giáo lý Cơ Đốc,  vì hạnh kiểm kém mà bị các giám mục đuổi về, và dưới một cái tên La Tinh (bởi vì họ nói lõm bõm tiếng La Tinh), là đại diện sơ lược của thủ đoạn, của sự vô trách nhiệm, và sự thoái hóa của Châu Á."[xiii] 

Từ năm 1931, Nhật bành trướng thế lực vào lục đia Á Châu. Tháng 7 năm 1937,  Nhật gây hấn tấn công và chiếm đóng các vùng ven biển Thái Bình Dương của Trung Hoa, rồi năm 1940 Nhật cưỡng bách Liên Minh Pháp – Vatican để cho Nhật đưa quân vào trú đóng ở Đông Dương.

Từ đó cho đến khi xẩy ra vụ Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941, đúng ra là cho đến năm 1942, thế lực Nhật ngày càng trở nên hùng mạnh ở Đông Á và Đông Nam Á Châu. Đồng minh của Nhật ở Âu Châu là Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý (Phe Trục) cũng đang thắng thế  chiếm gần trọn Tây Âu và Nam Âu. Tại Âu Châu, Vatican quay ra kết thân với Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý để củng cố chế độ đạo phiệt Da-tô  Francisco Franco (1892-1975) ở Tây Ban Nha, và đưa tên Da-tô cuồng tín Ante Pavelịch lên cầm quyền, thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô tại Croatia.

Cũng nên biết vào năm 1936, Tây Ban Nha xẩy ra cuộc nội chiến. Lúc đó, Tây Ban Nha đã có một chính quyền dân chủ do ông Casares Quiroga làm thủ tướng. Với tinh thần bảo thủ và suy tôn Vatican, ông Tướng Da-tô Francisco Franco chống lại chính quyền dân chủ của Thủ Tướng Casares Quiroga  và được Tòa Thánh Vatican hậu thuẫn. Việc làm này của Tướng Franco làmn cho Tây Ban Nha rơi vào tình trạng nội chiến. Cuộc chiến này chính thức bùng nổ vào ngày 17/7/1936, kéo dài gần 3 năm trời. Nhờ có Vatican tích cực vận động Đức Quốc Xã và Phát Xít Ý viện trợ, phe Tướng Da-tô Francisco Franco thắng thế và cuộc chiến chấm dứt vào ngày 1/4/1939, để lại không biết bao nhiêu đắng cay, căm phẫn, và thù hận trong lòng người dân Tây Ban Nha đối với Vatican. Trong thời gian chiến tranh, hàng ngàn nam nữ tu sĩ Da-tô Tây Ban Nha bị phe dân chủ thẳng tay nghiêm trị cho về nước Chúa vì họ đã tích cực tham gia hoạt đồng tiếp tay cho phe Tướng Da-tô Franco, giống như  nhóm thiểu số tu sĩ và tín đồ Da-tô Việt Nam tích cực tiếp tay cho quân giặc xâm lăng Pháp-Vatican trong nửa sau thế kỷ 19 và trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Con số người bị nghiêm trị lên đến hàng ngàn. Đối với nhân dân Tây Ban Nha, bọn người bị nghiêm trị này là những quân phản quốc và phản dân tộc. Nhưng đối với Tòa Thánh Vatican, hạng người vong bản phản quốc này lại là những “thánh tử đạo”. Cũng vì thế mà trước đây, một số trong những “thánh tử đạo” này đã được Giáo Hoàng John Paul II phong chân phước và phong thánh. Ngày 28/10/2007, lại có thêm 498 nam nữ tu sĩ  “thánh tử đạo”  khác nữa cũng nằm trong số người bị nghiêm trị này được Giáo Hoàng Benedict XVI phong chân phước. Việc phong chân phước này được tờ The News Tribune Tacoma Thứ Hai, 28/10/2007 loan tin với nguyên văn như sau:

Giáo Hoàng (Benedict XVI) phong chân phước cho 498 nam nữ  tu sĩ  chết trong cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha. Những kỷ niệm cay đắng về cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha là  đề tài chính tranh cãi vào ngày Chủ Nhật (28/10/2007) khi mà Vatican phong chân phước cho 498 nam nữ tu sĩ Tây Ban Nha bị sát hại trong thời kỳ nội chiến Tây Ban Nha. Buổi lễ phong chân phước những nam nữ tín đồ  Da-tô bị sát hại trong thời Nội Chiến 1936-1939 là một buổi lễ lớn nhất trong lịch sử Giáo Hội…. Tuy nhiên,  việc phong chân phước này đã gây nên những cuộc tranh luận ở Tây Ban Nha, trong đó những người chỉ trích tố cáo Vatican đã chơi đòn chính trị bằng cách chỉ nhìn nhận phe Vatican ủng hộ mà thôi.” Nguyên văn: ““Pope beatifies 498 priests, nuns who died in Spanish’s Civil  War. Bitter memories of Spain’s Civil War were the center stage here on Sunday (Oct. 28/2007) as the Vatican put 498 slain Spanish priests and nuns from that divisive era on the path to sainthood.The Mass recognizing the Catholic men and women killed around the time of the 1936-39 Civil War was the largest beatification ceremony in church history… However the beatifications have stirred controversy in Spain, where critics accuse the Vatican of playing politics by promoting recognition of one side of the war protagonist. - Los Angeles Times.”[xiv] 

Tại Á Châu,  Giáo Hội ra lệnh cho bọn tu sĩ kêu gọi tin đồ Da-tô người Việt triệt để ủng hộ con bài phòng hờ của Giáo Hội là ông Da-tô Cường Để đang sống lưu vong ở Nhật và đang cầu xin Nhật đưa về Việt Nam thay thế Bảo Đại làm vua gỗ tại triều đình bù nhìn Huế. Sự kiên bọn tu sĩ Da-tô kêu gọi  giáo dân ủng hộ Cường Để được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi lại trong bài viết  “Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ “Trung Quân” sang “Ái Quốc” với nguyên văn như sau:

Nhờ chiêu bài Cường Ðể, một số giáo mục và giáo dân từ Quảng Bình tới Nghệ An cũng ủng hộ. Ða số giáo mục và giáo dân đều thuộc địa phận Bắc Ðàng Trong của Giám mục Louis Pineau. Sau này, còn có những cộng đồng Ki-tô ở Xiêm La.”[xv]

Trong những giáo mục (tu sĩ) và giáo dân ủng hộ ông Da-tô Cường Để, ông vua đón gió trở cờ Ngô Đình Diệm là người đi hàng đầu và được coi như lãnh tụ của Phong Trào Cường Để ở trong nước. Tại Việt Nam, từ đầu thập niên 1930, có một số người Việt Nam xính hơi cố gắng học tiếng Nhật, rồi làm việc hay hoạt động (chính trị) và làm tay sai cho Nhật  Trong những năm 1940-1945, trong gia đình họ Ngô, không phải chỉ có một mình Ngô Đình Diệm làm tay sai cho Nhật mà có cả người anh của ông ta là Ngô Đình Khôi (người anh cả) và đứa con trai của Ngô Đình Khôi là Ngô Đình Huân cũng hoạt động làm tay sai cho Nhật. Ngô Đình Huân làm mật vụ cho Nhật và được Nhật cho “làm bí thư cho đại sứ Nhật Yokohama, tức người thay thế khâm sứ Pháp tại miền Trung sau đêm đảo chánh 9/3/1945.” Hoàng Ngọc Thành & Thân Thi Nhân Đức,  Những Ngày Cuối Cùng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1994), tr 24.

Nhật  chống Pháp.  Làm việc hay hoạt động làm tay sai cho Nhật tức  là chống Pháp. Vì lẽ này, anh em Ngô Đình Diệm mới bị Pháp bắt giam, và vì thế mới có chuyện Giám-mục Ngô Đình Thục viết lá thư đề ngày 21/8/1944 gửi Toàn Quyền Jean Decoux đẽ xin miễn tội chống Pháp (phản chủ) của Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm. Dưới đây là nguyên văn lá thư này:

“Tòa Truyền Giáo Vĩnh Long ngày 21 tháng 8 năm 1944

Vĩnh Long (Nam Kỳ),

Thưa Đô Đốc,

Một linh mục từ bổn Tòa được phái đi Sàigòn để lo việc cho chủng viện vừa cho tôi biết rằng hai người em của tôi đang bị truy tố tại Huế. Vì đã lâu không nhận được tin tức gì từ Huế, tôi không biết là điều tôi được báo cáo có đúng sự thực hay không.

Tuy nhiên,  nghĩ đến nỗi đau đớn và sự bất nhẫn rất đúng mà chắc là Đô Đốc đã cảm thấy - nếu sự truy tố các em tôi là có thật, tôi vội viết thư này để bày tỏ với Đô Đốc nỗi đau đớn lớn lao của tôi về việc này.

Nếu hoạt động của hai em tôi được chứng tỏ là có hại cho quyền lợi nước Pháp thì - với tư cách của một giám mục,  của một người An Nam, và với tư cách là con của một gia đình mà phụ thân đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi mới tới An Nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi cầm đầu, dưới quyền của Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ An và Hà Tĩnh – tôi, tự đáy lòng, không chấp nhận [hoạt động của các em tôi].

Thưa Đô Đốc,  tôi tuyên bố như vậy không phải với mục đích bảo toàn địa vị cá nhân của tôi: bởi vì nếu xét rằng cá nhân hèn mọn của tôi có thể phương hại đến quyền lợi của đạo [Thiên Chúa], tôi sẽ vui vẻ rời khỏi Tòa Giám Mục này ngay.

Lời tuyên bố của tôi chỉ có mục đích là tỏ cho Đô Đốc thấy rằng lòng tin tưởng trìu mến của Đô Đốc [đối với tôi] đã không đặt vào một kẻ bất xứng hay vô ơn.

Thưa Đô Đốc, tôi chưa bao giờ tiếc là đã xa Huế như thế này. Giá có mặt ở đấy,  thì tôi đã có thể khuyên răn các em tôi tốt hơn, và khi chuyện xẩy ra, tôi đã có thể chống lại các chủ đích của em tôi, nếu quả thật các em tôi có nghĩ đến những dự định có thể gây hại cho quyền lợi của nước Pháp.

Có thể tôi lầm,  tuy nhiên, thưa Đô Đốc, tôi xin thú thực là không tin – cho đến khi được chứng minh ngược lại - rằng các em tôi đã phản lại truyền thống của gia đình chúng tôi đến như thế, một gia đình đã tự mình gắn liền với nước Pháp từ lúc ban đầu, trong khi ông cha của những quan lại bây giờ hầu hết đều chống Pháp và chỉ quyết định thiên về Pháp khi thấy có lợi.

Ngay chính các em tôi đã từng liên tục đưa mạng sống ra vì nước Pháp  trong cuộc nổi loạn của Cộng Sản. Diệm, người em kế tôi, suýt đã phải ngã gục dưới những phát súng của một Hoa Kiều Chợ Lớn được phái đến Phan Rang với mục đích hại Diệm, Phan Rang là nơi mà Diệm đã mãnh liệt chống giữ lối xâm nhập vào An Nam của các cán bộ Cộng Sản từ Nam Kỳ phái đến.

Lẽ tất nhiên,  sự tận tụy của các em tôi trong quá khứ không phải là điều nêu ra để làm cớ mà biện hộ cho hoạt động bất cẩn của họ ngày hôm nay, nếu sự bất cẩn này được chứng tỏ là điều đã gây nên tội. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là tôi đã làm chuyện vô ích khi kêu gọi đến sự khoan hồng đầy xót thương của Đô Đốc hầu xét với hảo ý trường hợp các em tôi. Đô Đốc không phải là người chỉ xét đến hiện tại mà lại bỏ quên đi quá khứ. Tôi nêu ra điều này khi xét thấy rằng Thân phụ tôi là Ngô Đình Khả đã từng được vinh dự phục vụ nước Pháp dù sinh mạng bị hiểm nguy, và khi xét đến quá trình lâu dài của các em tôi đối với nước Pháp, mà không sợ  phải hy sinh mạng sống của mình cho nước Pháp.

Thưa Đố Đốc,  một lần nữa bày tỏ với Đô Đốc tất cả niềm đau đớn của tôi trong vụ này, tôi xin Đô Đốc vui lòng nhận nơi đây lời kính chào trân trọng nhất của tôi.-  Ký tên: Ngô Đình Thục.” [xvi]

Độc giả có thể tìm đọc bản gốc bằng tiếng Pháp ở trong tác phẩm này nơi trang 1042, và cũng có thể tìm đọc cả bản gốc và bản dịch trong tạp chí Lên Đường, số Ra Mắt ở Houston, Texas và nhiều sách khác.

Thời gian từ chiều tối ngày 9/3/1945   (khi xẩy ra biến cố Nhật đảo chính Pháp) cho đến ngày17/4/1945,  Ngô Đình Diệm cho rằng chắc chắn là Nhật sẽ đưa ông Da-tô Cường Để về Việt Nam thay Bảo Đại và nôn nóng ngóng trông được Nhật đưa lên làm thủ tướng trong cái chính phủ bù nhìn mới do Nhật sắp xếp. Lúc đó, Diệm cư ngụ ở Sàigòn. Có thể vì viên Khâm Sứ đại diện Tòa Thánh Vatican ở Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier đã rỉ tai với Bảo Đại là phải nên cho mời Ngô Đình Diệm về Huế để thành lập tân nội các thân Nhật,  cho nên ông vua gỗ “playboy” này mới sai ông Phạm Khắc Hòe soạn thảo một bức điện tín, rồi nhờ ông Đại Sứ Nhật Yokoyama (ở Huế) đánh điện mời Diệm về Huế để thành lập tân chính phủ thân Nhật.

Thế nhưng, người Nhật vốn đã có kinh nghiệm máu với Giáo Hội La Mã trong thế kỷ 17 ở ngay chính quốc Nhật (sẽ được trình bày đầy đủ trong một chương sách nằm trong Muc XVI, Phần VII của bộ sách này), cho nên họ không đưa ông Da-tô Cường Để về Việt Nam thay thế Bảo Đại và cũng  không sử dụng ông Da-tô Ngô Đình Diệm làm thủ tướng dù là vẫn giữ ông Bảo Đại làm vua bù nhìn để cho họ sai khiến, bất kể là chính ông Bảo Đại đã nhờ họ triệu ông Diệm về Huế để trao cho nắm giữ chức thủ tướng. Vì vậy mà ông đại sứ Nhật Yokoyama  tuy bề ngoài tỏ ra sốt sắng nhận lời chuyển bức điện tín của Bảo Đại cho Ngô Đình Diêm, nhưng lại cố tình ỉm đi, và mời cụ Trần Trọng Kim đứng ra thành lập tân chính phủ. Sự kiện này  được ông Phạm Khắc Hòe, Đổng Lý Văn Phòng của Bảo Đại vào lúc đó, kể lại, và chính cựu hoàng Bảo Đại cũng ghi lại như vậy trong sách hồi ký của ông. Sách Việt Sử Khảo Luận Cuốn 4 ghi lại lời ông Phạm Khắc Hòe kể lại trong cuốn hồi Ký Từ Triều Đình Huế Đến Chiến Khu Việt Bắc  như sau:

Trong danh sách 14 người của bọn Hòe - Phiệt  (Phạm Khắc Hòe và Tôn Quang Phiệt) tiên liệu,  cũng như trong số 8 người trên 14 người ấy được vua Bảo Đại lựa chọn, không có tên ông Trần Trọng Kim.

Chiều tối ngày 21/3, Trần Đình Nam từ Đà Nẵng vào,… tôi đưa vào yết kiến Bảo Đại, thì Bảo Đại cũng đồng ý với Nam chỉ nên ra những lá bài thân Nhật, cụ thể là nên giao cho Ngô Đình Diệm thành lập một nội các hẹp, ba, bốn người thôi. Tôi lập tức đánh điện triệu tập Ngô Đình Diệm, lúc ấy đang ở Sàigòn.”

Xin nhắc rằng điện tín đều phải nhờ quân đội Nhật đánh giùm, qua trung gian Đại Sứ Yokoyama (lời ông Hoàng Xuân Hãn cho biết)…

“Năm ông ở ngoài Bắc (Vũ Văn Hiền đã được Hoàng Xuân Hãn lựa chọn) vào tới Huế ngày 27/3 và được vua tiếp kiến suốt ngày 28, sáng 2 người, chiều 3 người.”

Rồi tất cả chờ tin tức Ngô Đình Diệm.”[xvii]

Trong cuốn sách Con Rồng Việt Nam, ông Bảo Đại viết nơi trang 165 như sau:

Trong óc tôi,  người tiêu biểu (thân Nhật) nhất trong số này là Ngô Đình Diệm. Ông ta đang ở Sàigòn. Tôi biết ông ta đang có liên lạc với người Nhật  và sự có mặt của ông ta sẽ giúp tôi mọi sự dễ dàng với nhà cầm quyền Nhật. Tôi liền cho vời đại sứ Nhật tới, và nói cho biết ý định của tôi và yêu cầu Đại Sứ làm mọi cách để Ngô Đình Diệm có thể tới kinh đô Huế gặp tôi ngay. Đại Sứ Yokoyama nhận lời, và (cam) đoan với tôi là sẽ cố gắng gặp ông ta. Ngày 19 tháng 3, tôi báo cho Phạm Quỳnh biết tôi sẽ tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Ý thức được tình thế, Phạm Quỳnh đệ đơn xin từ chức tập thể của cả nội các.

Ba tuần lễ trôi qua, mà chẳng thấy tăm hơi Ngô Đình Diệm ở đâu. Trước thúc giục ngày càng khẩn thiết của tôi, Đại-sứ Yokoyama trả lời là chưa thể tìm thấy vị thủ tướng dự trù này. Sự chậm trẽ ấy làm tôi suy nghĩ. Người Nhật rất thành thạo về những sự kiện xẩy ra ở Việt Nam. Cơ quan tình báo của họ rất đắc lực, và họ biết chỗ và biết cách tìm thấy nhân vật này. Về sau, tôi biết, qua ngay lời nói của Đại-sứ Yokoyama là Ngô Đình Diệm không được cảm tình của chính phủ Nhật.

Tôi hiểu ngay sự ngăn cách ấy. Giới thân cận đề nghĩ nên gọi Trần Trọng Kim, tuổi đã  sáu mươi, vị sử gia này tỏ ra người liêm khiết, một nhà hiền giả chưa từng quan tâm đến chính trị. Ái quốc chân thành, ông ta nhờ người Nhật đưa đi lánh nạn ở Singapour do bị chính phủ Pháp đe doạ.” [xviii]

Xin xem thêm các trang 1949-1951 trong sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 để biết rõ nỗi lòng thất vọng của ông Diệm khi hay tin người Nhật bỏ rơi.

Sau ngày Cách Mạng 19/8/1945,  Ngô Đình Diệm vẫn ở Sàigòn. Tháng 6/1946, Diệm bí mật tìm đường trở về Huế, dọc đường, ghé Tuy Hòa và nghỉ đêm tại nhà Cha Độ, bị Việt Minh bắt đưa ra Bắc để giao cho chính quyền trung ương xử lý. Cũng nên biết là vào thời điểm này,  chính quyền Việt Nam (Việt Minh) đang cố gắng làm hòa với Pháp không muốn gây căng thẳng với Giáo Hội La Mã và giới tu sĩ Da-tô tại Việt Nam. Lý do là Cụ Hồ và phái đoàn Việt Nam còn ở nước Pháp và đang chuẩn bị thương thuyết với Pháp,  và ở Bắc, Việt Minh đang phải dồn nỗ lực vào việc đối phó với Việt Quốc và Việt Cách, cho nên khi thấy Giám-muc Lê Hữu Từ (lúc đó là cố vấn của chính phủ Hồ Chí Minh) đứng ra xin trả tự do cho ông Diệm, họ không ngần ngại gì mà không trả tự do cho ông ta. Vấn đề này được tác giả cuốn Giám Mục Lê Hữu Từ & Phát Diệm 1945-1954 viết như sau:

Chính ông Ngô Đình Diệm cũng đã được Đức Cha Lê Hữu Từ cứu thoát khỏi tay Việt Minh. Khoảng tháng 6/1946, khi ông Diệm tới Tuy Hòa ở nhà Cha Độ, chính xứ Tuy Hòa, cán bộ VM đã khéo léo mời được ông Diệm đi theo chúng lên miền Thượng (Mọi). Người gia nhân của ông thoát được chạy ra Phát Diệm báo tin cho Đức Cha Lê và xin can thiệp gấp kẻo Ông sẽ bị hại như ông Ngô Đình Khôi. Đức Cha liền đến Bắc Bộ Phủ có Cha Phạm Quang Hàm và ông Ngô Tử Hạ cùng đi.

Gặp Hồ Chí Minh, Đức Cha đã nói cho ông Hồ biết việc ông Diệm bị bắt ở Tuy Hòa. Chính ông Hồ cũng không hay biết việc ấy và hứa sẽ hết sức thỏa mãn lời yêu cầu của Đức Cha là giải thoát cho ông Diệm. Ông Diệm được đưa ra Hà Nội và một tháng sau Võ Nguyên Giáp đã mời ông Ngô Đình Nhu đến lãnh nhận. Hồ Chí Minh cũng đã liên lạc về Phát Diệm báo tin cho Đức Cha: Ông Diệm đã về Hà Nội và được tự do.”[xix]

Bản văn trên đây gồm có hai đọan. Những điều nói trong đoạn trên  có thể là rất đúng với sự thật. Đoạn văn dưới nói rằng, “Gặp Hồ Chí Minh….” hoàn toàn không đúng với sự thực và chắc chắn là do tác giả cương ẩu bịa đặt ra. Lý do: trong thời gian này, Cụ Hồ  không có mặt ở Việt Nam. Cụ đã khởi hành đị Pháp bằng máy bay vào ngày 31/5/1946 do lời mời của chính phủ Pháp và mãi tới ngày 20/10/1946 Cụ mới về  tới Hải Phòng  bằng tầu thủy. Như vậy thì làm sao Giám-mục Lê Hữu Từ có thể gặp được Cụ Hồ?

Cái bệnh cương ẩu, bịa đặt, lắt léo, lươn lẹo, không nói thành có, có nói thành không và nói ngược là bản chất của Giáo Hội La Mã và các ông văn nô Da-tô. Cái bản chất này  giống như một thứ bệnh ung thư đã ăn sâu vào xương tủy của họ mà chúng tôi đã trình bày khá đầy đủ trong Chương 11 (Mục IV, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã này và đã được đưa lên sachhiem.net trong tháng 9/2007 vừa qua.

Trở lại chuyện việc Giám-mục Lê Hữu Từ xin chính quyền Việt Minh trả tự do cho ông Diệm,  chúng ta biết rằng Tổng Bộ Việt Minh vốn dĩ có nguyên tắc“tập đoàn chỉ huy, cá nhân phụ trách”. Vậy thì Cụ Hồ chỉ là người được Tổng Bộ Việt Minh giao cho thi hành những chính sách hay những quyết định đã có sẵn. Trong trường hợp Cụ Hồ vắng mặt, không ở trong nước như trường hợp trên đây, thì người được ủy nhiệm thay Cụ Hồ lúc đó là Cụ Huỳnh Thúc Kháng  cứ việc thi hành theo chỉ thị của Tổng Bộ Việt Minh. Do đó, việc thể theo lời thỉnh cầu của Giám Mục Lê Hữu Tử trả tự cho cho ông Diệm là do quyết định của Tổng Bộ Việt Minh.

Lại nói về ông Diệm,  được Việt Minh thả cho về rồi, kể từ đó cho đến 1950, ông ta lăng xăng xuôi nguợc hết ra Bắc lại vào Nam, hết bay đi Hồng Không lại trở về Sàigòn để vận động và cổ võ cho con bài Bảo Đại vì Bảo Đại là con bài do Giáo Hội La Mã chủ xướng. Con bài này được gọi là Giải Pháp Bảo Đại đã được viên Khâm-sứ đại diện của Tòa Thánh Vatican ở Huế là Tổng Giám Mục Antoni Drapier đề nghị và công khai tuyên bố vào ngày 28/12/1945. Lời tuyên bố này được nhà viết sử Cjính Đsạo ghi lại  nơi trang 295 trong cuốnViệt Na,m Niên Biểu 1929-1975 - Tập A: 1939-1946(Hóu ton, TX: Văn Hóa,  1996), chúng tôi sẽ trích dẫn ở trong một mục khác ở sau. Nhà viết sử Chính Đạo ghi nhận những hoạt động của ông Diệm trong thời gian này như sau:

Đầu năm 1947, Diệm ra Hà Nội, ngụy trang như một tu sĩ dòng tu Cứu Thế được người Pháp yêu cầu lập chính phủ Chống Cộng, Diệm đưa một kế hoạch không thể chấp nhận được. Diệm còn  xin gặp lãnh sự Mỹ ở Hà  Nội. Trong thời gian ở Hà Nội, ngụ tại tu viện dòng Cứu Thế ở Thái Hà Ấp. Vào Sàgòn một thời gian ngắn, từ 11/4 tới 5/9/1947, rồi trở ra Hà Nội.

21/12/1947: Cùng Nguyễn Văn Xuân và Trần Văn Lý (Da-tô) qua Hồng Kông gặp  Bảo Đại.

24/12/1947: Bảo Đại lên đường qua Geneva. Diệm gặp Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Hong Kong là George D. Hopper, trình bày về nội tình VN và Giải Pháp Bảo Đại. Mục đích chính của Diệm, theo Hopper, là xin viện  trợ Mỹ. Tuy nhiên Hopper chỉ ghi nhận mà không có ý kiến hay hứa hẹn gì.  (Ngày 18/12/1947, Tổng Lãnh Sự Charles Reed đã từ Sài Gòn điện trước cho Hopper rằng có thể Diệm sẽ ghé thăm.[FRUS, 1947, VI:152-5]).

26/12/1947: Từ Hong Kong trở lại Saigon.

2/1948: Qua Hong Kong lần thứ ba.

5/1949: Diệm từ chối thành lập chính phủ; nêu lý do sợ giáo dân Ki-tô bị Việt Minh ám sát. Thực ra,  Diệm không thỏa mãn với Hiệp Ước 8/3/1949.

21/9/1949: Diệm về Huế sống ở nhà Ngô Đình Cẩn.”

2/8/1950: Trở lại Sàigòn sau một chuyến dừng chân ngắn ở Đà Nẵng.”14/8/1950: Diệm cùng Thục rời Saigòn qua Roma trên tầu La Marseillaise. Trạm đầu tiên ghé chân là Nhật…”[xx]

Nhờ vào đặc tính cuồng tín, tuyệt đối trung thành với Vatican [đúng như lời ông tuyên bố với các chính khách Hoa Kỳ trong một bữa cơm chiều tại Khách Sạn Mayflower vào tháng 10 năm 1950 ở  Washington D.C. rằng, “ông tin tưởng vào quyền lực Vatican và ông chống Cộng cực lực.[xxi] ông Diệm mới  được Vatican hết sức tin dùng. Cũng vì thế,  ông mới được Vatican cho người dẫn dắt sang Mỹ giao cho Hồng Y Spellman lo lót và vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa ông về Việt Nam cầm quyền để làm tay sai cho Vatican trong sứ mệnh tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa Việt Nam theo tinh thân Sắc Chỉ Romanus Pontifex. Sắc chỉ này  được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và nội dung của nó được Linh-mục nói rõ ràng ở trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm.[xxii]

Chuyện ông Diệm được Vatican cho Giám-mục Ngô Đình Thục dẫn sang Mỹ trao cho Hồng Y Francis Spellman lo chạy chọt với chính giới Hoa Kỳ sử dụng ảnh hưởng và thế mạnh làm áp lực với cả Pháp lẫn ông Bảo Đại đưa ông ta về Việt Nam cầm quyền rồi lại  phải củng cố quyền lực và bảo vệ an ninh cho ông ta đã được trình bày khá đầy đủ trong mấy chương sách trước cũng trong Mục XVII này.

Lúc đó là vào cuối năm 1950, chính quyền Hoa Kỳ còn đang bận rộn phải đối phó với cuộc chiến Triều Tiên vừa bùng nổ vào ngày 25/6/1950. Hơn nữa, lại không có tín đồ Da-tô La Mã nào nắm giữ một chức vụ quan trọng nào trong chính quyền của Tổng Thống Truman để có tiếng nói nặng ký giúp  Vatican trong nỗ lực vận động đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Vì vậy mà cả Vatican và ông Diệm đều không được toại nguyện vào lúc bây giờ (trong mấy năm Tổng Thống Truman còn tại chức.)

Tuy vậy,  Toà Thánh Vatican vẫn không nản lòng, vẫn ẩn nhẫn rình chờ cơ hội mới. Đầu năm 1953, chính trường Hoa Kỳ đã xoay chiều. Ngày 20/1/1953, chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower nhậm chức. Trong chính quyền mới này, có ông Da-tô La Mã John Foster Dules nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, người em của ông là Allen W. Dulles nắm giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (Central Intelligence Agency hay CIA), tại Thượng Viện, có hai ông Da-tô La Mã là Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy và Thượng Nghị Sĩ  Mike Mansfield, tại Hạ Viện có ông Dân Biểu Da-tô La Mã Walter Judd, và tại Tối Cao Pháp Viện có ông  Da-tô La Mã Thẩm Phán William O. Douglas. Thấy rằng có nhiều tín đồ nắm giữ chức vụ quan trọng trong chính quyền Hoa Kỳ lúc bấy giờ,  Tòa Thánh Vatican cho rằng thời cơ đã đến, bèn tích cực vận động cả ở Mỹ và ở Pháp để đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền. Sử gia Chính Đạo ghi lại sự kiện này như sau:

Ngày 7/5/1953: Diệm được mời tham dự bữa ăn trưa tại Tối Cao Pháp Việt để thảo luận về vấn đề Đông Dương. Có mặt: Thẩm phán Tối Cao W. O. Douglas,  TNS Mike Mansfield, TNS John Kennedy, Newton (thuộc Ủy Ban Dịch Vụ Những Người Bạn Mỹ) Costello (thuộc công ty truyền thông CBS), Gullion (cựu Tổng Lãnh Sự Sàigòn) Gene Gregory (Bộ Ngoại Giao) và một người chưa rõ tên.”[xxiii]

“Ngày 30/5/1953: Do lời mời của giáo dân Ki-tô Paris, Diệm rời New York trở lại Paris.” [xxiv]

Do áp lực của Hoa Kỳ và của Đảng Da-tô ở Pháp là Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân (MRP) của ông Da-tô Georges Bidault,  ngày 19/6/1954, Quốc Trưởng Bảo Đại ký Sắc Lệnh 38/QT bổ nhậm ông Ngô Đình Diệm giữ chức vụ thủ tướng “với toàn quyền quyết định về dân sự lẫn quân sự”. Ngày 24/6/1954, ông đáp máy bay từ Ba Lê về Sàigòn và chính thức nhậm chức vào ngày 7/7/1954.

Dân tộc Anh đã ghê tởm tín đồ Da-tô, cho nên vào năm 1691, họ đã ban hành đạo lụât  cấm, không cho một người Anh nào là tín đồ Da-tô La Mã được lên cầm quyền. Sách Living World History viết rõ đạo luật này quy định rằng:

Biện pháp thứ ba, Đạo Luật Ổn Định 1691 quy định rằng, Không có một tín đồ Ki-tô La Mã  có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.[xxv]

Kể từ đó,  không một người nào theo đạo Ki-tô La Mã được đưa lên cầm quyền ở nước Anh và ảnh hưởng Giáo Hội La Mã bị coi như là bị tiêu diệt hoàn toàn ở Anh quốc, mặc dầu quốc gia này là một nước dân chủ tự do và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người dân.

Ấy thế mà vào thời điểm 1954 (so với thời điểm nước Anh ban hành đạo luật Settlement of 1691 là 263 năm sau, tức là  gần 3 thế kỷ sau), miền Nam Việt Nam lại bị Vatican và Hoa Kỳ cưỡng bách phải chấp nhận ông Da-tô Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền. Khốn nạn hơn nữa, là ông Diệm không phải là một tín đồ Da-tô bình thường như Tổng Thống John F. Kenndy, mà là một tín đồ  Da-tô siêu cuồng tín. Xin xem tiểu mục nói về đặc tính cuồng tín của ông Diệm ở sau.)

Chủ trương của Hoa Kỳ là duy trì Việt Nam  mãi mãi ở trong tình trạng chia đôi để biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng ở Đồng Nam Á Châu, rồi lại cấu kết với Vatican để đưa ông Diệm lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam với mục đích cùng thống trị miền Nam. Sau khi đưa ông Diệm về Việt Nam cầm quyền, Hoa Kỳ dồn nỗ lực vào ba những việc chính là:

Thứ nhất là  vận động ngoại giao cho chính quyền miền Nam. Hồi đó, thế giới đang ở trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, chia làm ba phe:

A.- Phe thân Tây Phương do Hoa Kỳ lãnh đạo. Phe này còn được gọi là phe chống Cộng hay Thế giới tự do. Vì thân Hoa Kỳ, cho nên các quốc gia trong phe này đều cộng nhận chính quyền mỉền Nam.

B.- Phe các nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa hay Cộng Sản. Phe này do Liên Xô chỉ đạo. Tất cả các quốc gia thuộc phe này đều công nhận chính quyền miền Bắc.

C.- Phe các quốc gia không liên kết. Phe này còn được gọi lả các quốc gia trung lập hay thế giới thứ ba mà phần lớn là các quốc gia vốn là cựu thuộc địa của các đế quốc Âu Châu. Hầu hết các quốc gia này nếu không trực tiếp chịu ảnh hưởng của Mỹ đều công nhận cả hai chính quyền miền Bắc và chính quyền miền Nam. Trong phe này, quốc gia lớn nhất và có ảnh hưởng quan trọng trên sân khấu chính trị thế giới là Ấn Độ, kế đến là Nam Dương..

 

Thứ hai là tổ chức lại đạo quân đánh thuê Việt Nam do Pháp chuyển giao lại để phát triển thành đạo quân hùng mạnh nhất Đông Nam Á Châu. Kể từ đó, quân đội miền Nam được huấn luyện và tổ chức theo tiêu chuẩn Mỹ, được trang bị bằng vũ khí Mỹ, quân nhân từ các cấp Đại Tương năm giữ chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho đến người lính binh nhì và phụ cấp vợ con của họ đều do Mỹ đài thọ, đài thọ  tất cả khoản phí khác để chiến đấu cho quyền lợi của Mỹ, và đặt dưới quyền chỉ đạo của các cố vấn Mỹ. Do đó, trong quân đội miền Nam mới có tình trạng các cố vân Mỹ  luôn luôn sát cánh với các sĩ quan chỉ huy trưởng các đơn vị từ cấp trung đoàn trở lên (có khi ngay ở các đại đội và tiểu đoàn cũng có các cố vấn Mỹ). Vì vậy:

A.- Mới có chuyện 3 cố vấn Mỹ chết và 8 bị thuơng trong Trận Ấp Bắc:

2/1/1963: MỸ THO: Trận Ấp Bắc.- Hai đại đội VC giữ một ấp chiến đấu, khoảng 14 cây số Tây Bắc Mỹ-tho, và 35 dặm Tây Nam Sàigòn, khiến quân lực VNCH, có thiết vận xa M.113, phi cơ, pháo binh, và quân số gấp 4 lần bị thiệt hại nặng. Dù chết 19 chết, 33 bị thương, kể cả một đại úy và 1 trung sĩ cố vấn Mỹ, 5 trực thăng bị bắn rơi. (FRUS 1961-1963, III:1-2; Sheehan 1988, tr. 261-2)

Trong đêm, lực lượng Việt Cộng an toàn rút khỏi Tân Thới về Đồng Tháp Mười.

Phía VNCH, khoảng 80 binh sĩ chết, 100 bị thương, 3 cố vấn Mỹ chết và 8 bị thương. [Tin chính thức của VNCH: 63 chết, 109 bị thương]. Xem báo cáo của Trung Tá John P. Vann ngày 9/1/1963: Kennedy Library, NSF, Vietnam country Series, 1/63)

Đây là trận đánh được cơ quan tuyên truyền Cộng Sản và giới báo chí Mỹ - điển hình là NEIL SHEEHAN, phóng viên của hãng thông tấn UPI – coi như một chiến thắng lớn và kiểu mẫu của Cộng Sản trong cuộc chiến Việt Nam. Theo Sheehan, người tự nhận là học trò của Trung Tá Vann, Cố Vấn Sư Đoàn 7 BB lúc đó, các sĩ quan VNCH hèn nhát, không chịu tấn công. Cấp tư lệnh - đặc biệt là Đại Tá Bùi Đình Đạm,  tư lệnh Sư Đoàn 7 và Thiếu Tướng Cao, tư lệnh Quân Đoàn IV từ tháng 12, 1962, những người mà Vann và Sheehan gọi là “raggedy- ass little bastards” (1988, tr.262) – đã chủ trương tránh chạm trán với Việt Cộng; và khi đụng trận, chỉ bày vẽ sao cho Việt Cộng rút lui êm thắm. (Sheehan 1988, tr. 271-7).”[xxvi]

B.- Anh em ông Diệm muốn mà không thể loại thải hết tất cả những sĩ quan từ cấp đại úy trở lên mà ông thù ghét, đặc biệt là các sĩ quan đã từng gia nhập Đảng Con Ó của Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh và đã từng tham dự vào âm mưu lật đồ ông vào đầu tháng 11 năm 1954  Nói về chuyện này, cựu Đại-tá Phạm  Văn Liễu kể lại trong cuốn Trả Ta Sông Núi 1 như sau:

Ngày 5 tháng 11 (1954) tôi đến Bộ Tư Lệnh Quân Khu II để dự buổi họp về cuộc hành quân tiếp thu Quảng Nam và Quảng Ngãi,… Tôi tới dự phiên họp, có mặt: Cấp đại-tá có Trương Văn Xương, Tư Lệnh Quân Khu. Cấp trung tá có Tôn Thất Đính, Nguyễn Hữu Có, Trần Thiện Khiêm. Cấp thiếu-tá có Nguyễn Văn Thiệu, (còn vài người nữa không nhớ tên). Cấp đại úy có Nguyễn Văn Mạnh, Hồ Văn Tố, Lê Như Hùng, Hoàng Xuân Lãm, Phạm Anh, Bác-sĩ Ngô Văn Dũng (Y sĩ trưởng, bạn cùng trường LQ/TQT với tôi), nhiều người mà tôi không nhớ tên, và tôi. (Tôi tham dự với tư cách đơn vị trưởng đơn vị sẽ dự cuộc hành quân tiếp thu Quảng Nam, Quảng Ngãi). Cấp trung uý có nha sĩ Các.

Gần mãn phiên họp, Đại-úy Nguyễn Văn Mạnh, cầm một tờ giấy đi lại chỗ tôi nói: Anh Liễu, anh em đã ký hết, đến lượt anh ký vào đây.”…

Tôi đọc mảnh giấy Đại-úy Mạnh trao cho tôi. Đây là một tờ “motion” [tuyên cáo], nội dung là “triệt để ủng hộ” Trung Tướng Nguyễn Văn Hịnh, “đả đảo và bất tín nhiệm” Thủ Tướng Ngô Đình Diệm”. Đọc xong, tôi cười nói với Đại-úy Mạnh: “Xin lỗi tôi không thể ký được…”

Từ năm 1952, ông Hinh được thăng chức thiếu tướng và ngồi vào ghế Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Từ mùa hè năm 1954,  được người Pháp khuyến khích và các sĩ quan trong Đảng Con Ó (do Trung-tá Trần Đình Lan đứ đầu) yểm trợ, ông Hinh ra mặt chống đối ông Diệm. Đài phát thanh Quân Đội ngày đêm ra rả đả kích chính phủ độc tài của ông Diệm, và còn mang cả đời tư của ông Diệm ra mà mỉa mai. Nào là ông Diệm ngày về nước chỉ có một bọc áo quần và hai bàn tay trắng, nay lên mặt lên mày. Đài phát thanh của ông Hinh (Đài Quân Đội) còn tung ra những tin kiểu ông Diệm và vợ chồng ông Nhu là một thứ “thần bếp” hai ông một bà. Cay độc nhất là những câu: “Nực cười cho họ Ngô Đình, Trai không có vợ, mượn tình em dâu.”  “Trai không có vợ” đây là ông Diệm. “Em dâu” là Trần Thị Lệ Xuân, vợ ông Nhu, nhưng là người tình của rất nhiều người.” [xxvii] 

C.- Anh em ông Diêm muốn mà không thể thực hiện được ý đồ thay hết tất cả các sĩ quan nắm giữ các chức vụ đơn vị trưởng từ cấp đại đội trở lên bằng sĩ quan tín đồ Da-tô, nhưng cũng đã thực hiện được một số nào đó..

Thứ ba là  để mặc cho anh em ông Diệm và nhóm thiểu số tu sĩ Da-tô Việt Nam tha hồ tung tác quản lý các công việc nội chính ở miền Nam Việt Nam, miễn là đừng quá trớn, đừng quá trắng trợn và quá lộ liễu khỉến cho nhân dân thế giới công phẫn, gây phiến toái và làm mất mặt Hoa Kỳ như trường hợp bách hại Phật Giáo và đàn áp học sinh, sinh viên vào mùa hè năm 1963 (sẽ nói ở sau).

Quyền hành sinh tội ác, quyền hành càng cao, tội ác càng nặng, quyền hành càng nhiều  nắm quyền càng lâu, tội ác  càng chồng chất. Trong lịch sử Việt Nam, chưa bao giờ, có  một tín đồ Da-tô lên cầm quyền  và có nhiều quyền hành như ông Da-tô Ngô Đình Diệm. Cái khốn nạn cho dân miền Nam là ông Diệm vốn là một tín đồ Da-tô cuồng tín với tất cả ác tính của một tín đồ Da-tô cuồng tín trong đó có những đặc tính hung dữ, hiếu sát và bạo ngược đối với những người thuộc các tôn giáo khác. Với thực trạng như vậy,  khi quyền lực đã lọt vào trong tay, tất nhiên là nó sẽ trở hành những phương tiện cho ông ta biến những ác tính Da-tô tiềm ẩn trong con người ông ta thành những hành động bạo ngược bách hại đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác. Cũng vì thế, ông ta mới nhắm mắt lao đầu vào việc đẩy mạnh kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực và bằng tất cả phương tiện của chính quyền. Hậu quả là hơn 300 ngàn người dân miền Nam bị tàn sát, hơn nửa triệu người bị tra tấn và cầm tù, Phật Giáo bị bách hại, học sinh, sinh viên bị truy lùng, bị bắt giam, bị tra tấn và đánh đập tàn nhẫn.(Sẽ nói rõ nơi  Mục XX ở sau).

Do những việc làm tàn ngược này,  các nhà viết sử mới gọi ông Diệm là một thứ Spanish Inquisitor, liệt kê ông vào danh sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại (như đã nói ở trên), nhân dân thế giới chỉ trích Hoa Kỳ đã tạo nên và nuôi dưỡng một chế độ độc tài bạo ngược không khác gì các chế độ đạo phiệt Da-tô Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ và chế độ đạo phiệt Da-tô Ante Pavelich ở Croatia trong những năm 1941-1945. Chính vì vậy mà nhân dân Hoa Kỳ mới cương quyết đòi hỏi  chính quyền Hoa Kỳ phải có một biện pháp tích cực để giải thoát cho nhân dân miền Nam Việt Nam cái chế độ bạo ngược khốn nạn này.

Con dại cái mang. Vì cảm thấy có trách nhiệm đã tạo nên và nuôi dưỡng cái chế độ đạo phiệt Da-tô tham tàn này,  chính quyền Hoa Kỳ mới ra lệnh cho Đại Sứ Nolting phải sử dụng tất cả khả năng của một nhà ngoại giao để thuyết phục, cảnh cáo, răn đe anh em ông Diệm và đòi anh em ông ta phải ngưng ngay chính sách bách hại Phật Giáo và đàn áp học sinh, sinh viên. Có như vậy thì mới có thể xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân thế giới đối với Hoa Kỳ. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng nhắc nhở cho anh em ông ta biết rằng nhân dân và chính quyền Hoa Kỳ không thể chấp nhận được một chính quyền do Hoa Kỳ tạo ra và nuôi dưỡng lại có thể đi ngược với đường lối của Hoa Kỳ và thi hành những chính sách bạo trị bách hại Phật giáo như vậy được.

Thế nhưng,  đối với những tín đồ Da-tô, nhất là khi họ đã có quyền lực, thì việc nói chuyện thay đổi chính sách bách hại Phật Giáo đối với họ, chỉ là nói chuyện với đầu gối. Chình vì thế mà những lời thuyết phục, răn đe và cảnh cáo của ông Đại Sứ Hoa Kỳ Nolting chỉ là chuyên nước đổ lá khoai. Thấy rằng ông Đại-sứ Nolting bất lực,  vào khoảng đầu tháng 8/1963, Tổng Thống Kennedy liền triệu hồi ông Nolting về nước và gửi ông Henry Cabot Lodge thuộc loại diều hâu sang thay thế để cảnh cáo anh em ông Diệm.

Vốn là loại tín đồ Da-tô có tất cả những thủ đoạn quay quắt, lắt léo, lươn lẹo, ăn không nói có và nói ngược giống như Giáo Hội La Mã, anh em ông Diệm tính kế đặt ông tân Đai Sứ Hoa Kỳ Henry Cabot Lodge vào tình trạng  “đã rồi”  bằng cách tối khuya ngày 20/8/1963, ra lệnh cho lực lượng đặc biệt dưới quyền chỉ huy của tên Đại-tá Da-tô Lế Quang Tung tấn công vào tất cả các chùa chiền khả nghi ở Sàigòn – Gia Định - Chợ Lớn  để bắt hết tất cả các sư sãi và Phật tử khả nghi - mà ai cũng đáng nghi cả. Các chủa chiến khả nghi tại các tỉnh khác trên toàn lãnh thổ miên Nam cũng bị  những đạo quân thập ác tấn công và càn quét như vậy. Con số nạn nhân bị bắt và bị giam lên đến hàng ngàn người. Sách Việt Nam Niên Biểu ghi nhận là 1420 người:

ANDRÉ ĐÔN (Tướng Trần Văn Đôn) yêu cầu đài VOA loan tin là không phải quân đội đã tham gia cuộc đàn áp, tấn công các chùa chiền, mà chính là Cảnh Sát Đặc Biệt của Nhu. Theo Đôn, khoảng 1,420 tăng ni bị bắt giữ khắp miền  Nam trong đêm 21/8/1963.”[xxviii]

Đồng Thời, chính quyền cũng mở những chiến dịch tổng cản lùng bắt học sinh và sinh viên vì lúc đó những lớp người trẻ này hàng ngày thường tụ tập tại các sân trường rồi kéo nhau đi tham dự những cuộc biểu tình chống lại chính sách bách hại Phật Giáo của chính quyền. Hàng ngàn học sinh , sinh viên bị bắt bị đánh đập tàn nhẫn, lớp bị giam, lớp bị đưa đi xuống trại Huấn Luyện Quang Trung làm lính. Sự kiện này được sách 1945-1965 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua ghi nhận như sau:

Ngày 25/8/1963: Sinh viên, học sinh biểu tình rất đông trước chợ Bến Thành ủng hộ Phật Giáo. Cảnh sát can thiệp. Có xô xát. Một số người bị thương. Một thiếu nữ bị chết (Quách Thị Trang), 1,380 người bị bắt đưa xuống trại Huấn Luyện Quang Trung.” [xxix]

Vào ngày này, người viết, lúc đó là sinh viên năm thứ ba Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, cũng tham dự cuộc biểu tình ở Bùng Binh Saigòn. Cô Quách Thị Trang bị cảnh sát bắn chết ở đây. Khi bị giải tán,  anh em kéo nhau chạy đến Trường Luật nằm trên Đường Duy Tân. Tới nơi, chúng tôi thấy anh em sinh viên đang xúm vào công kêng ông Vũ Văn Mẫu. Khi đó, ông đã cạo đầu để phản đối chính sách bách hại Phật Giáo của chính quyền.

Những việc làm tàn ngược và dã man này của anh em ông Diệm  chỉ làm cho ông tân Đại-sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge càng thêm khinh bỉ cái bản chất cuồng tín và ngu xuẩn của anh em ông Diệm. Trong bức điện tín gửi về Washington, ông Đại-sứ Cabot Lodge tỏ ra hết sức khinh bỉ anh em nhà Ngô. Dưới đây là nguyên văn bức điện tín này:

"Chủ yếu chúng nó là một chế chuyên chính Á Châu thời Trung Cổ của loại gia đình cổ điển, không hiểu gì cả hay rất ít, về các ngành nghề của chính quyền vì dân. Chúng không thể ăn nói với dân chúng, không thể gây cảm tình với báo chí,  chúng không thể ủy thác quyền hành hay tạo ta niềm tin, chúng không thể hiểu được tư tưởng chính phủ là công bộc của dân. Chúng nó chỉ quan tâm đến an ninh vật chất và sự sống còn của chúng,  chống lại bất cứ mối đe dọa nào cộng sản hay không cộng sản."[xxx]

Tuy nhiên, vì vào thời điểm này,  Hoa Kỳ chưa hòa giải với chính quyền Trung Hoa Lục Địa, miền Nam Việt Nam còn cần cho Hoa Kỳ dùng làm tiền đốn ở Đông Nam Á để ngăn chặn ảnh hưởng của phong trào Cộng Sản Thế Giới từ phương Bắc. Cũng vì thế mà Hoa Kỳ không muốn thay ngựa giữa đường. Cho nên,  Tổng Thống Kennedy mới cử phái đoàn McNamara đến tận Dinh Gia Long vào ngày 29/9/1963 để trực tiếp mặt đối mặt khuyên bảo, răn đe, cảnh cáo và bảo (ra lệnh) ông Diệm phải hủy bỏ chính sách bách hại Phật Giáo và đàn áp học sinh sinh viên, thả hết những người đang bị giam giữ, nhận lãnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những nạn nhân do những việc làm bạo ngược của chính quyền đã gây ra từ ngày 9/5/1963, và dân chủ hóa chính quyền để cho nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới không còn có lý do chỉ trích và lên án chính quyền Hoa Kỳ được nữa. Có như vậy, chính quyền Hoa Kỳ mới có thể tiếp tục hậu thuẫn (hiểu ngầm là để cho) ông ở lại chính quyền.

Thế nhưng, vì quá cuồng tín, ông Diệm đã không nhìn ra những việc làm tội ác của ông ta, và cũng quến cả chuyện hơn mười năm trước, chính ông đã được Vatican cho người dẫn đến nước Mỹ thỉnh nhờ Hồng Y Francis Spellman đưa đi giới thiệu với các nhân vật có thế lực trên sân khấu chính trị để  cầu xin họ vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa ông về Việt Nam cầm quyền. Vì không nhớ chuyện cũ như vậy, cho nên anh em ông Diệm mới nhất định không nghe theo những lời khuyên bảo, răn đe và cảnh cáo của Phái Đoàn McNamara. Phái đoàn này nói với ông bao nhiêu đi nữa thì cũng chỉ là  nước đầu vịt. Chúng ta hãy đọc những lời do chính ông McNamara kể lại:

Tôi bảo ông Diệm rằng Hoa Kỳ thật tâm muốn giúp miền Nam Việt Nam đánh bại Việt Cộng. Và tôi nhấn mạnh đến bản chất cuộc chiến là của người Việt Nam; Hoa Kỳ chỉ đến trợ giúp. Tôi đồng ý với ông rằng có tiến bộ về mặt quân sự,  nhưng tôi cố tình và mạnh mẽ nhắc đến sự bất ổn chính trị của miền Nam Việt Nam, và rằng sự bất ổn cùng sự đàn áp đã gây nguy hại không nhỏ cho nỗ lực chiến tranh và cho sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Do đó cần phải chấm dứt mọi sự đàn áp và tái lập sự ổn định chính trị.

Ông Diệm thẳng thừng bác bỏ lời đề nghị của tôi. Ông nói những công kích của báo chí vào chính phủ và gia đình ông là do sự hiểu lầm về thực trạng của miền Nam Việt Nam.

Mặc dầu tôi nhìn nhận báo giới có sai lầm, nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin vào chính phủ miền Nam và vào chính phủ Hoa Kỳ. Ông ta lại phủ nhận. Ông cáo buộc những sinh viên ”thiếu trách nhiệm, thiếu rèn luyện và chưa chín chắn” bị bắt trong các đợt ruồng bố gần đây. Đáng kính (sợ) thay! Ông còn nói ông chịu trách nhiệm về sự bất ổn, về vụ Phật Giáo, và làm như vậy là ông ”quá nhân từ” với họ.

Tôi cũng ép ông về vụ Bà Nhu, rằng lời tuyên bố không hay và thiếu suy nghĩ của bà ta gây cho công chúng Hoa Kỳ phẫn nộ. Tôi liền rút trong túi ra một bài báo trích đăng lời tuyên bố của bà nói về các sĩ quan cấp thấp của Hoa Kỳ tại Việt Nam có ”hành động như những tên lính cầu may”. Tôi cho ông Diệm biết, nói vậy, tức là lăng nhục công chúng Hoa Kỳ.

Lối ông nhìn và thái độ ông lúc ấy cho thấy lần đầu tiên ông tỏ ra thông cảm với tôi, nhưng rồi, ông lại lên tiếng bênh vực cho bà Nhu. Tôi tiếp: ”Như vậy chưa đủ”. Vấn đề này rất nghiêm trọng và phải được giải quyết trước khi cuộc chiến chấm dứt. Max nhắc lại ý kiến của tôi. Ông ta nhấn mạnh cho ông Diệm thấy  sự cần thiết phải có đáp ứng để xoa dịu nỗi bất bình mỗi lúc một gia tăng tại Hoa Kỳ trước những biến cố gần đây. ..” [xxxi]

Đứng trước thái độ ngoan cố của anh em ông Ngô Đình Diệm, Hoa Kỳ ở vào thế kẹt. Tình trạng này của Hoa Kỳ, khiến cho người viết nhớ lại câu ngạn ngữ của người Việt Nam ”Làm đầy tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng ngu”. Quả thật, vào lúc đó Hoa Kỳ đã làm thầy thằng ngu Ngô Đình Diệm đã hơn chín năm trường.

Tệ hơn nữa,  cái bản chất phản trắc của Ngô Đình Diệm lại trỗi lên khiến cho ông tính kế phản lại ông chủ Hoa Kỳ của ông bằng cách cho Ngô Đình Nhu đi thương lượng bí mật với đại diện chính quyền miền Bắc là ông Phạm Hùng ở một địa điểm trong tỉnh Bình Tuy vào mùa xuân năm 1963. Dĩ nhiên là việc làm phản trắc này đều được Hoa Kỳ biết hết. Từ ngàn xưa, ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ tổ chức hay cộng động nào, những phường phản trắc đều bị người đời khinh bỉ,  ghê tởm và cần phải khử diệt. Đây là quy luật chính trị và  cách mạng. Thằng Ngụy Diên phản thần tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm cũng không đi ra ngoài cái quy luật chính trị và cách mạng này.

Cũng nên biết ông Diệm đã từng  phản nước, phản dân tộc, phản vua Bảo Đại, phản lại người Pháp tức là phản chủ, phản bạn là ông Trần Văn Lý. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong một tiểu mục khác ở sau.

Như vậy là việc anh em ông Ngô Đình Diệm đang thực hiện âm mưu bắt tay với chính quyền Miền Bắc để đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Có giả thuyết cho rằng sự kiện anh em ông Ngô Đình Diệm bắt tay với chính quyền Miền Bắc là một sự kiện có thật,  không ai có thể chối cãi, nhưng họ lại cho rằng đây chỉ là một sách lược của nhà Ngô và cũng có thể là của phe Bảo Thủ trong Đế Quốc Vatican sử dụng để bắt chẹt (blackmail) Hoa Kỳ với hy vọng Hoa Kỳ sẽ nhượng bộ, không làm áp lực, đòi chính quyền Ngô Đình Diệm phải thay đổi chính sách bách hại Phật Giáo, đàn áp học sinh, sinh viên và các thành phần đối lập về chính trị. Nhưng cả anh em ông Ngô Đình Diệm và phe Bảo Thủ trong Đế Quốc Vatican có ngờ đâu làm như vậy là dồn Hoa Kỳ vào bước đường cùng, đường cùng trong cái cảnh đã lỡ  “Làm thày thằng ngu”.

Mỹ như hết nước, cùng đường,

Cùng đường nên phải tính đường khử đi.

Vô kế khả thi, Hoa Kỳ phải bỏ rơi ông ta như bỏ đi một đôi giầy rách. Hành động này của Hoa Kỳ không khác nào Hoa Kỳ đã để mặc cho quân dân miền Nam tự do xử trí anh em ông Diệm và băng đảng Cần Lao Công Giáo. Vì thế, cả ba anh em ông mới phải đền tội trước nhân dân Sàigòn vào sáng sớm ngày 2/11/1963 và ngày 9/5/1964. Đúng là trời cao có mắt. Lưới trời tuy thưa mà khó lọt “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu”. 

Ông Ngô Đình Diệm  là một tín đồ Da-tô cuồng tín.  Cuồng tín là tổng hợp của tất cả những đặc tính ngu, dốt,  thỉển cận và nếu có quyền lực thì trở nên hung dữ,  bạo ngược và ác độc. Thế nhưng, đối với Giáo Hội La Mã, tín đồ càng cuồng tín thì càng tốt, được gọi là con chiên ngoan đạo, và càng khả dụng, vì rằng những hạng người này luôn luôn tỏ ra tuyệt đối trung thành với Vatican và triệt để thi hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của họ. Nói như thế,  có nghĩa là họ luôn luôn tuân thủ chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền. Cái “ý niệm trật tự trên dưới: Nhất Chúa, nhì Cha, thứ ba Ngô Thổng Thống” mà nhà văn Da-tô Nguyễn Ngọc Ngạn nêu lên nơi trang 18 trong cuốn Xóm Đạo chính là chủ trương “tôn giáo chỉ đạo chính quyền” đã được triệt để thì hành ở miền Nam Việt Nam trong những năm ông Diệm cầm quyền và cả những năm ông Da-tô Nguyễn Văn Thiệu tại chức.

Chính vì vậy mà anh em ông Diệm  mới hồ hởi tiến hành chính sách Ki-tô hóa miền Nam bằng bạo lực và bằng tất cả phường tiện của chính quyền theo đúng tinh thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex như đã nói ở trên. Cũng vì thế mà Phật Giáo ở miền Nam mới bị bách hại.

Thế nhưng, đối với Hoa Kỳ, việc ông tỏ ra vô cùng hồ hởi theo đuổi chủ trương “tôn giáo chỉ đạo chính quyền” và triệt để tuân hành những lệnh truyền của Vatican  một cách hết sức thô bạo như vậy đã trở thành hết sức phiền toái cho Hoa Kỳ. Phiền toái ở chỗ Hiến Pháp Hoa Kỳ quy định rõ ràng rằng “tôn giáo phải  tách biệt rời khỏi chính quyền”, ấy thế mà chính quyền của ông Diệm do chính quyền Hoa Kỳ tạo nên và nuôi dưỡng lại thi hành chủ trương “Tôn giáo chỉ đạo chính quyền”.  Phiền toái ở chỗ là Hoa Kỳ cứ 4 năm lại có cuộc bầu cử để thay đổi người lãnh đạo cơ quan hành pháp, và mỗi vị tổng thống không được tái cử quá một lần, thì ông Diệm lại chủ trưởng ở lại ngôi vị tổng thống trọn đời. Phiền toái ở chỗ đối với người Hoa Kỳ, quyền hành của người lãnh đạo cơ quan hành pháp cũng bị giới hạn bởi hiến pháp và  bất kỳ người dân Hoa Kỳ nào kể cả tổng thống cũng phải tuân hành  luật pháp và không được làm  điều gì phi hiến, thì Tổng Thống Diệm lại tuyến bố “đằng sau hiến pháp còn có tôi”. Và phiền toái ở chỗ là chính quyền Hoa Kỳ chỉ có thể hậu thuẫn và bao che cho ông khi  những việc làm của ông tại Việt Nam không gây phiền toái cho họ, và chính quyền Hoa Kỳ cũng không thể để cho ông ở lại chính quyền khi ông trở thành cái gai trước mắt họ. Một khi những việc làm của ông trở thành phiền toái khiến cho dư luận Hoa Kỳ phải lên tiếng và đặt vấn đề với chính quyền (Hoa Kỳ),  thì họ phải có hành động đòi hỏi ông phải sửa sai hay thay đổi chính sách cai trị để khỏi gây phiền toái cho họ nữa. Có như vậy thì họ mới để cho ông tiếp tục làm việc cho họ.

Vì ít học,  vì cuồng tín về tôn giáo, vì không đọc và không học lịch sử thế giới, cho nên ông Diệm không hiểu được trào lưu tiến hóa của nhân loại. Tình trạng này đã làm cho ông trở thành một thứ  “ếch ngồi đáy giếng”. Vì là ếch ngồi đáy giếng,  ông ta không có đủ khả năng nhìn thấy việc ông triệt để thi hành những lệnh truyền của Giáo Hội La Mã một cách quá thô bạo như vậy đã gây ra không biết bao nhiêu đau thương khốn khổ cho nhân dân miền Nam. Tình trạng này  khiến cho nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân thế giới vô cùng khinh bỉ ông, hết sức công phẫn đối với ông và đối với chính quyền Hoa Kỳ (vì đã tạo nên và nuôi dương chế độ của ông). Nhiên hậu, những việc làm của ông trở thành phiền toái cho chính quyền Hoa Kỳ.  Cũng vì thế mà ông mới bị quan thày Hoa Kỳ ngoảnh mặt đi  để cho các vị tướng lãnh chỉ huy cuộc Cách Mạng 1/11/1963 bứt đi cái gai cho họ, và cũng là giúp cho anh em ông được “lên thiên đường thẳng ro ro” như ông đã giúp ông Ba Cụt vào ngày 13/7/1956.


(Xem tiếp Tại Sao Gọi Ngô Đình Diệm ...)

Chú Thích


[i] Chính Đạo,  Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 261.

[ii]  Peter de Rosa, Vicars of Christ (Dublin 13, Ireland: Poolbeg Press Ltd, 2000), p. 416..

[iii] Nguyễn Ngọc Ngạn,  Xóm Đạo (Đông Kinh, Nh?t: Tân Văn, 2003), tr 148.

[iv] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr 71

[v] Lữ Giang, Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam - Quyển I (Garden Grove, CA: TXB, 1999) tr. 395.

[vi] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 1925.

[vii] Lê Hữu Dản,Tài Liệu Soi Sáng Sự Thật (Wesminster, CA: Văn Nghệ, 1996), tr. 327.  

[viii] Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 245-246.

[ix] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập 2 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 471.

[x] Nhiều tác giả, Ăn Ốc Nói Mò - Tạp Luận (Costa Mesa, CA: VietBooks Xuất Bản, 1998), tr 219.

[xi] Lê Hữu Dản, Sđd., tr. 327.

[xii] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr. 262-263.

[xiii] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, 1994), tr.101-102.

[xiv] The New Tribune Tacoma,  Monday, October 29, 2007 – A 3.

[xv] Vũ Ngự Chiêu.“Sự Hình Thành Phong Trào Quốc Gia Mới: Từ Trung Quân sang Ái Quốc.” chuyenluan.net. Tháng 6/2006.

[xvi] Đỗ Mậu, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1993), tr. 1043-1044.

[xvii] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002),, tr. 1948.

[xviii] Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam (Los Alamitos , CA: Xuân Thu, 1990), tr. 165.

[xix] Đoàn Độc Thư & Xuân Huy, Giám Mục Lê Hữu Từ & Phát Diệm 1945-1954 (Sàigòn:TXB., 1973), tr.117.

[xx] Chính Đạo, Sđd., tr. 267-268.

[xxi] Lê Hữu Dản, Sự Thật  - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: TXB, 1997), tr. 23.  

[xxii] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 14-15.

[xxiii] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997),  270.

[xxiv] Chính Đạo, Sđd., tr.271.

[xxv] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank,  Living World History (Glenview, Illinois, 1974), p. 398. ,p. 398.

[xxvi] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập I C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.265-6.

[xxvii] Phạm Văn Liễu, Trả Ta Sông Núi Hồi Ký I (Houston, TX: Văn Hóa, 20000, tr. 308-310..

[xxviii] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - TậpI-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 200), tr. 322. 

[xxix] Đoàn Thêm, 1945-1965 Việc Từng Ngày Hai Mươi Năm Qua (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?), tr. 360.

[xxx] Hoàng Ngọc Thành & Thân Thị Nhân Những Ngày Cuối Cùng Của  Tổng Thống Ngô Đình Diệm (San Jose, CA: Quang Vinh & Kim Loan & Quang Hiếu, 1999) tr. 282.

[xxxi] Robert McNamara. Sđd., trang 100-101). Xin xem thêm. (Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.433-444.

 


Những bài viết về Ngô Đình Diệm: