Những cuộc tranh luận công khai về tôn giáo - Chỉ có ở một số các nước tây phương ngày nay
Subject: Sachhiem.net hồi đáp thư "Phản Hồi" của bạn HK
Hùng khó chịu về trang nhà - Đói Thoại Liên Tôn
From: Tran Quang Dieu
Date: Mon, December 30, 2013 1:43 am
Chỉ có ở một số các nước tây phương ngày nay mới có thể thực hiện được những cuộc tranh luận công khai, hợp pháp trên tinh thần tự do dân chủ như thế này (xin bấm vào đường link số 3!) chứ Việt Nam thì có vẻ như rất là khó. Vì sẽ bị người ta cho là "nhạy cảm", "xúc phạm đến Chúa", "xúc phạm vào GH hoàn vũ" "tông truyền" và "thánh thiện"? Trong khi, thực chất, cái thói khinh thị, thậm chí dùng quyền lực (nếu có thể) để tiêu diệt các đạo khác, các nền văn hóa khác là bản chất của GH Cato Vatican La mã. Đấy là điều bất khả phủ bác qua vô số những vụ hãm hại, giết người man rợ suốt bao thế kỷ trong thời Trung cổ đen tối ở Âu Châu.
Chưa hết, Việt Nam sau khi nhà lãnh đạo con chiên Ngô Đình Diệm sụp đổ từ năm 1963. Vậy mà mãi cho đến năm 1971 người ta vẫn còn nghe thấy có những lời "kinh cầu" mang tính miệt thị, lăng nhục dân tộc và cổ xúy lòng thù hận muốn tiêu diệt Phật giáo như thế này:
"Ông Thánh Phan-xi-cô soi sáng phương Đông... là đá tảng đỡ Hội thánh Phương Đông... Ông Thánh Phan-xi-cô phá tan đạo bụt thần... Ông Thánh Phan-xi-cô là lịnh rao tiếng Đức Chúa Thánh Thần cho những dân mọi rợ" (NK 782-791). Với những câu kinh nói trên, rõ ràng Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã công khai bày tỏ ý muốn "phá tan đạo Phật" và công khai nhục mạ các dân tộc Đông phương, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan... là những dân tộc mọi rợ! Quê hương của Phan-xi-cô là Tây Ban Nha so với những con rồng Châu Á thôi chứ chưa cần phải so sánh với Nhật Bản cũng đủ thấy cách xa nhau một trời một vực. Nếu dịch các câu kinh này ra tiếng Tây Ban Nha cho họ đọc, chắc chắn những người Tây Ban Nha có liêm sỉ phải cảm thấy xấu hổ." - http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_CGTBVT/CN_CGTBVT_11.php
Việt Nam cho dù có muốn bắt chước phương tây trong phương diện nào đó về mặt khoa học kỹ thuật và kinh tế thượng mại. Tuy nhiên, vào lúc nào, thời đại nào, do ai cầm quyền thì cũng không nên xem thường về lĩnh vực lịch sử là cần phải nhắm vào học đường để trang bị vững chãi tinh thần yêu nước cho học sinh, sinh viên.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, học giả Nguyễn Hiến Lê chỉ mới đưa vài sự kiện về "Thánh Chiến Thập Tự Quân" của Giáo hội Vatican La mã cho học sinh cấp Trung học biết thì lập tức ông đã bị trù dập và suýt bị thủ tiêu. Tuy nhiên ngày nay trở đi, tôi cho rằng, dân tộc Việt Nam quyết sẽ không thể để xảy ra chuyện như vậy.
Mời quý độc giả theo dõi 3 đường links sau đây thử xem sao:
“Robert G. Ingersoll (11.8.1833 – 21.7.1899) là một nhân vật rất đặc biệt trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông ta mang cấp bậc Đại Tá trong cuộc nội chiến, và sau đó làm Chưởng Lý (Attorney General), bang Illinois. Tượng kỷ niệm Ingersoll hiện nay còn ở Periora, Illinois. Chỉ cần vào Google, đánh chữ Robert G. Ingersoll là chúng ta có thể thấy tất cả những gì chúng ta muốn biết về ông ta.
Ingersoll là một chiến sĩ tiền phong trong chủ trương giải phóng đầu óc con người khỏi những cùm xích của vô minh và mê tín Ki Tô Giáo (free men’s minds from the shackles of ignorance and Christian superstition). Trong công cuộc giải hoặc Ki Tô vào cuối thế kỷ 19, khi mà các nhà lãnh đạo Ki Tô Giáo còn nhiều quyền thế và người dân còn trong vòng mê tín, Ingersoll đã phải đối diện với rất nhiều nguy hiểm. Ông ta đã bị bôi bẩn, nhục mạ, vu khống, chụp mũ, chế diễu, xa lánh, tẩy chay và đe dọa đến tính mạng (He was maligned, insulted, slandered, caricatured, shunned, ostracized, and his life threatened.) Nhưng ông ta đã không thoái lui, đứng vững như bàn thạch. Điểm đặc biệt là muốn nghe ông thuyết trình phải trả 2 đô-la (vào khoảng 1890) cho mỗi đầu người, nhưng bao giờ phòng cũng đông nghẹt người. Nhiều giáo dân đã bỏ đi lễ nhà thờ để đến nghe ông thuyết trình “chống đạo” của họ. Điều này làm Ki Tô giáo lo sợ.
Chúng ta hãy nghe một đoạn mà Joseph Lewis viết về Ingersoll:
“Khi thế giới tôn giáo nhận thức được sự nguy hiểm của Ingersoll, họ tập trung những cỗ trọng pháo của họ để chống ông ta (Ingersoll).
Từ hàng ngũ tôn giáo, những người có khả năng nhất được tuyển mộ. Những sự khác biệt tôn giáo được quên đi – Tin Lành và Ca Tô trở thành những “chiến hữu” đồng vai sát cánh chống “kẻ thù chung”. Dưới ngọn cờ Giê-su Ki Tô chỉ có một tiếng hô xung trận – “Phải tiêu diệt Ingersoll, không thì chúng ta thua”.
Những tướng lãnh trang bị giáp phục và tiến tới cuộc chiến.
Những cỗ đại pháo hướng về ông ta.
Mở đầu là một ông “cảnh sát”, viên Chưởng Lý của chính phủ Hoa Kỳ: Jeremiah S. Black. Rồi tới con chó sói mang lớp con cừu, hiền hòa và ăn nói nhỏ nhẹ - giáo sĩ Henry M. Field. Những câu trả lời nhỏ nhẹ của ông này chứa đầy chất độc của sự phẫn nộ tôn giáo. Sau đến Ngài William E. Gladstone – Thủ Tướng Anh, đại diện dân sự cho Tin Lành, tôn giáo của quốc gia. Khi sự chuyên chế của quốc gia cộng chung với sự đạo đức giả của giáo hội, chúng ta có một thí dụ hiện đại về hai con chim kền kền song sinh đã từng xâu xé con người, quyền của con người, qua nhiều thời đại. Sau cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là Hồng Y Manning. Chưa từng bao giờ mà giáo hội Ca Tô bị một đòn nặng đến chết (such a dead blow) như vậy. Viên chức cao cấp nói tiếng Anh lưu loát này của giáo hội đã bị bẽ mặt và nhục nhã.
Ingersoll đã đánh đổ tất cả những người này.
Họ bị tan tành như những cọng cỏ bị cắt bởi máy cắt cỏ.
Với kiến thức dạt dào tuôn ra về vũ trụ và những định luật vận hành trong đó một cách chính xác, với những câu hỏi về logic không thể trả lời nổi, với sự hiểu biết Thánh Kinh nhiều hơn là những đối phương thuộc giới giáo sĩ, và sự hùng hồn vô tiền khoáng hậu, những kẻ thù ghét với Ingersoll đã được bỏ lại trên bãi chiến trường – thương tích trầm trọng – chỉ còn những tiếng thở hắt ra.
Họ không bao giờ còn kiếm chuyện với Ingersoll nữa. Họ đã thấm đòn quá đủ. Họ không còn muốn đối đầu với Ingersoll nữa.” (Bản dịch của GS Trần Chung Ngọc, by GĐ, tháng 8, quý ba, năm 2003).
2023-09-21 - Trình Quốc hội quyết định việc biên soạn bộ sách giáo khoa Nhà nước - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 sau cuộc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Cùng với đó, cần nghiên cứu, xem xét cơ chế, chính sách miễn tiền bản quyền đối với việc xuất bản SGK do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả.
2023-09-18 - Vụ xâm nhập Tòa nhà Quốc Hội Mỹ 6 Jan 2021 - Lê Ngọc Mai Nhi, - một cư dân tiểu bang Illinois bị bắt ngày 8 tháng 9, 2023, đối mặt với án 3 năm tù. Các hình ảnh chụp được tư trong máy Camera giám sát. Những lời cổ võ kích động cực đoan còn ghi trong điện thoại của cô.
2023-09-18 - Bộ Nội vụ về Dân Bản địa: Ngày Sự thật và Hòa giải - 30 tháng 9 là Ngày Quốc gia về Sự thật và Hòa giải, một ngày để tìm hiểu về 150.000 (150 ngàn) tuổi thơ đã bị mất và nhiều trẻ em không bao giờ trở về nhà từ hệ thống Trường học dành cho người da đỏ ở Canada.
2023-09-17 - Vatican yêu cầu các giám mục che đậy việc lạm dụng tình dục - Tài liệu tiếng Latinh dài 69 trang mang dấu ấn của Giáo Hoàn Gioan XXIII đã được gửi đến mọi giám mục trên thế giới. Các hướng dẫn nêu ra chính sách bí mật "nghiêm ngặt nhất" trong việc giải quyết
các cáo buộc lạm dụng tình dục và đe dọa những người lên tiếng sẽ bị vạ tuyệt thông.
2023-09-15 - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và tầm nhìn "bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa" - Ngày 14/9, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, qua đời tại nhà riêng sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 64 tuổi. Trong hơn 40 năm quân ngũ, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc
ở lĩnh vực phụ trách, gồm tình báo quân đội và đối ngoại quốc phòng, đặc biệt là việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.