AMEN !

Là Như Thế Đó!

Trần Chung Ngọc

bản in ¿ Xem mục lục ngày 11 tháng 4, 2009

(tiếp theo)

0  1  2

 

Các Cơ Sở Bác Ái Của Công Giáo

 

Cách đây vài thập niên, trong những thập niên 1940-1960, Québec nằm trong tay Công giáo trên mọi phương diện, dưới quyền một ông Thủ tướng Công giáo: Duplessis. Công giáo bao quản mọi vấn đề xã hội, trường học, nhà thương, viện tế bần v..v… [the Catholic Church operated all the schools, hospitals and social institutions (with the government's consent). Và vì thế, thời kỳ Công giáo trị ở Québec này là một thời kỳ ô nhục, được gọi là thời kỳ “đại hắc ám” [This was the shameful period known here as ‘la grande noirceur’, "the great darkness."…]

Đó cũng là thời kỳ mà có nhiều đứa con hoang được sinh ra, vì các nữ tín đồ tuyệt đối theo giáo lý của Công giáo, không chịu ngừa thai dù nghèo không đủ khả năng nuôi con, cho nên sinh con ra rồi bỏ rơi. Nhiều ngàn những đứa trẻ [thousands of children] vô thừa nhận này được đưa vào những viện mồ côi hay nhà thương chữa trị tâm thần (nhà thương điên) quản trị bởi các “Sơ của bác ái” . [It was a time when practicing Catholic women eschewed the use of the few artificial contraceptive methods available to them..There were a great number of unanticipated and unwanted pregnancies throughout Canada during this period. To their credit, many women carried their babies to full term and then raised them as they were able. Abject poverty, and sometimes shame, forced others to give up their children to be cared for by social service agencies.] Và chúng ta hãy xem các “Sơ của bác ái” sẽ đối xử với những đứa trẻ xấu số này ra sao trong khi điều các em cần nhất là tình thương..

Thay vì tình thương, các em đã nhận được từ các “Sơ của bác ái” (Sisters of Charity) sự đánh đập, hành hạ, lạm dụng tình dục, dùng như là các nô lệ lao động, và một nền giáo dục thô sơ nhất, nếu có. [The care these children received was reminiscent of a Dickens novel. They were beaten, tortured, sexually abused, used as virtual slave labor and provided only the most rudimentary education, if any.]

Bác ái trong hành động của một số Sơ là như vậy. Nhưng vấn đề không chỉ có vậy. Vấn đề chính là các viện mồ côi hay “nhà thương điên” của Công Giáo được trợ cấp của chính quyền và liên bang (Federal). Và chúng ta đã biết, tiền và tài sản là quan tâm số một của Công giáo ở mọi nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam.

Vào những thập niên 1940-1960, nhà nước trả cho các viện mồ côi $0.75 cho mỗi em bình thường (normal), và $2.75 cho mỗi em bất bình thường (mentally ill). Do đó Thủ tướng Công giáo Duplessis đã dàn xếp với các giới chức Công giáo quản trị các viện mồ côi, và hầu như chỉ qua đêm, một số các viện mồ côi và trường học của Công giáo đã biến cải thành nhà thương điên [Apparently, Duplessis, and/or some others in his administration, reached an arrangement with the local Catholic authorities, who operated the orphanages. Virtually overnight, some of the orphanages and schools were transformed into psychiatric hospitals.]. Nhà thương điên thì phải có bệnh nhân điên thì mới có tiền của chính phủ, và một số các em bình thường đã được chuyển đến các nhà thương điên của Công giáo này [Children were shipped from orphanages to existing hospitals. These hospitals also were run by Catholic religious orders..] Và để hợp thức hóa tình trạng, các bác sĩ Công giáo, được chỉ định bởi Thủ tướng Công giáo Duplessis, đã làm hồ sơ giả để chứng thực là các em này điên thật. [Doctors appointed by Premier Duplessis wrongfully declared many of them to be mentally ill].

Chỉ vì sự sai biệt $2.00 cho mỗi đầu người mà cả ngàn các em lành lặn trở nên bất bình thường, dưới tay của Thủ tướng Công giáo, bác sĩ Công Giáo, và các “Sơ của Bác ái Công giáo”. [Fewer 'normal' orphans and more 'mentally deficient' children meant more money for the religious orders]. Đặc biệt hơn nữa là tuy ở trong nhà thương điên, các em cũng bắt buộc phải lao động không công cho nhà thương [unpaid labor which the children were forced into during their stays in these asylums.]

Một trường hợp khác là chính quyền Québec đã trực tiếp chịu trách nhiệm biến cải nhà thương Công giáo ở Mont Providence, trước là một viện mồ côi do các “Sơ của bác ái” lập lên [an orphanage founded by the Sisters of Charity (Grey Nuns)], thành nhà thương điên. Sự biến cải này đã giam khoảng 350 đứa trẻ bình thường trong một nhà thương điên [In the case of the Mont-Providence hospital, the Quebec Government is directly responsible for its conversion to psychiatric facility. This change led to the confinement of approximately 350 normal children in a psychiatric asylum. ]

Chính quyền Duplessis cũng như các dòng tu Công giáo đã kiếm được nhiều lợi nhuận bằng cách biến cải các viện mồ côi và trường học thành các nhà thương điên và xếp các trẻ em bình thường vào loại những em có bệnh nhân tâm thần. [Duplessis' government gained financially from turning orphanages and schools into mental hospitals and reclassifying normal kids into mentally deficient patients. So did the religious orders that operated these facilities.]

Một hành động dã man khác của những sơ trông nom các nhà thương gọi là điên này là dùng những hình phạt hay biện pháp để kiềm chế những người điên thật đối với các em nhỏ: bó chặt các em trong những bộ áo đặc biệt, chữa trị bằng điện giật, cho thuốc quá độ, giam giữ trong những chuồng hẹp, và ngay cả giải phẫu những giây thần kinh óc [By being labeled mentally deficient they were subject to treatments such as being strapped into straightjackets, electroshock therapy, excessive medication, detainment in cells and even lobotomies.]

Tệ hại hơn cả là khi giữ các em đó lớn lên, không còn mang lại lợi nhuận, thì các em bị thảy ra ngoài. Không có học vấn và với hồ sơ y tế ngụy tạo về tình trạng tâm thần, các em không thể sống một cách bình thường như những người trưởng thành khác. [When no more financial gain could be achieved by keeping them, they are released from their dreadful existence behind those institution walls. With no education and false medical records they were well unprepared for adult life.] Ngay cả hồ sơ về tông tích gia đình của các em cũng bị hủy đi. [Even traces of their families have been snatched from them.] Vì vậy, nhiều em chết trong viện mồ côi hay trong nhà thương được đưa đến bàn mổ của trường y khoa để cho các sinh viên học.

Có nhiều em chết một cách bất minh và trong nghĩa địa có những nấm mồ vô danh. Chương trình Prime Time của đài ABC nói đến những sự ngược đãi và ngay cả sát hại (mistreatment and even murder) trong các cơ sở “bác ái” này.. Một số các trẻ mồ côi trước sống trong các viện mồ côi đang vận động để khai quật những nấm mồ không tên tuổi này để tìm hiểu sự thật về cái chết bất minh của các em. [A group of orphans are fighting for the bodies of children to be exhumed from an abandoned Montreal cemetery in a bid to discover whether they were the subject of medical experiments. The group has hired a lawyer to ask a court for permission to dig up the bodies of the children, who were also orphans, and perform forensic examinations.]

Điều đáng nói là ba giám mục ở Québec từ chối không nhận trách nhiệm, nói rằng không biết gì đến những chuyện này và tiếp tục ca tụng các Sơ là những thiên thần bác ái, phục vụ giáo hội để giúp những người xấu số. Tại sao các giám mục lại không chấp nhận là họ đã sai lầm và giải quyết vụ các Trẻ Mồ Côi của Duplessis? Lời giải thích là: “Nói láo và lừa dối không phải là điều xấu nếu làm để bảo vệ danh tiếng của Giáo hội Công giáo” [Lies and deceptions are not wicked when done in the name of the Catholic Church.]

Theo lời của một sử gia dòng Tên thì: “Nếu Giáo hoàng dù sai lầm mà ra lệnh làm những thói xấu hoặc cấm những đức tính thì Giáo hội phải tin rằng những thói xấu thì tốt và những đức tính thì xấu, trừ khi Giáo hội muốn phạm tội chống lương tâm Công giáo (nghĩa là chống đức vâng lời)” [If the Pope errs by commanding vices or forbidding virtues, the Church must believe that vices are good and virtues bad, unless it wishes to sin against conscience]

 

Chắc sẽ có một số người Công Giáo Mít, để bảo vệ “danh tiếng” của Giáo hội Công giáo thánh thiện tông truyền của họ, cho rằng đó là chuyện ngày xưa, cách đây cả nửa thế kỷ. Không hẳn vậy. Chúng ta nhớ rằng vụ linh mục loạn dâm nổ ra ở Boston vào năm 1994. Và phúc trình chi tiết của Sơ Maura O’Donohue về các nữ tu, nạn nhân tình dục của các linh mục, cho Tòa Thánh là vào năm 1998. Năm 2000, Ashley Hill, một nạn nhân tình dục của các Sơ (herself a past victim of abusive nuns) đã xuất bản cuốn “Những Thói Quen Của Tội Lỗi: Một Sự Vạch Trần về Những Nữ Tu (Sơ) Lạm Dụng Tình Dục Đối Với Trẻ Con Và Với Nhau” [Habits of Sin: An Expose of Nuns Who Sexually Abuse Children and Each Other. Xlibris Corp; Aug., 2000] sau một công cuộc nghiên cứu và thu thập bằng chứng. Ashley Hill cũng là sáng lập viên của một mạng lưới để bàn về vấn nạn “abuse-by-nuns”.

Kết quả nghiên cứu của Ashley Hill là nạn nhân tình dục của các Sơ đã xảy ra trên 24 quốc gia, kể cả Ái Nhĩ Lan, Gia Nã Đại và Úc. [Ashley Hill said that “during her research she heard from people claiming to be victims of sexually abusive nuns in 24 states, as well as in Ireland, Canada and Australia.] Theo Ashley Hill thì đôi khi sự lạm dụng có tính cách ủy nhiệm, các nữ tu dễ dãi để cho các linh mục đến thăm cưỡng bách tình dục các nữ tu mà không can thiệp. Tệ hơn nữa là một số nữ tu còn cộng tác với các linh mục trong những vụ cưỡng dâm này. [Sometimes the abuse would be by proxy, the nuns facilitating the lewd activities of visiting priests by failing to intervene. Worse still, some nuns actively cooperated with paedophile priests.]

 

Có một câu tôi đọc, tuy không lấy gì làm lạ, nhưng có lẽ rất lạ đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam, những người thường mang mẹ Teresa ra làm khuôn mẫu thánh thiện của Công giáo. Đó là câu “Mẹ Teresa không phải là một nữ tu đầu tiên đã lợi dụng những hoàn cảnh khốn khổ của các nạn nhân của Mẹ để biến thành tiền” [Mother Teresa was not the first abusive nun to turn her victim’s plight into cash.] Thật vậy, nếu chúng ta đã đọc Judith Hayes viết trong cuốn The Happy Heretic, trang 69, thì có thể biết bộ mặt thật của nữ tu Teresa mà mọi người Công giáo ngu ngơ coi như bậc thánh như sau:

"Nhân danh Thiên Chúa" bà Teresa đã thu được hàng triệu đô la rồi vội vàng dấu kín nó đi như một con sóc để dành thức ăn cho mùa Đông. "Nhân danh Thiên Chúa", bà ta cũng cải đạo nhiều người trước khi họ tắt hơi... Tôi tự hỏi, trong cái tầm nhìn thô thiển của bà ta, có phải là bất cứ bà làm điều gì cho Thiên Chúa là để cho bà được điểm cao (như các em hướng đạo sinh đi bán bánh kẹo, ai bán được nhiều thì được đoàn trưởng gắn huy chương khen thưởng. TCN) trong đời sau. Có lẽ đối với bà ta thế giới này không hề có một ý nghĩa nào, chẳng qua chỉ là cái mê hồn trận thách đố của Thiên Chúa để quyết định xem ai chiếm được mẩu tốt nhất trên thiên đường. Nếu thật là như vậy thì chúng ta có thể giải thích, vì không có gì khác có thể giải thích được, tại sao bà ta có thể nhẫn tâm ngồi trên nhiều triệu đô la như vậy trong khi trẻ con, ngay cả ở nơi bà hoạt động ở Ấn Độ, đang chết đói. Điều này chống lại mọi giải thích hợp lý, và tôi thách đố bất cứ ai, từ Morphew cho đến chính giáo hoàng, có thể giải thích được sự kiện đó. [Teresa collected her millions of dollars "in the name of God" and then promptly hid them away like a squirrel readying for winter. She also converted souls "in the name of God", many just before they expired... I wonder if, in her simplistic view of things, anything she did for God would earn her big-time brownie points in the afterlife. For her, perhaps, this world had no meaning whatsoever, and was just some challenging religious maze, designed by God to determine who gets the best bits of paradise. If so, it might explain, since nothing else can, how she could be so callous as to sit on those millions of dollars while children, even in her own part of India, were dying of starvation. This defies rational explanation, and I challenge anyone, from Morphew to the pope himself, to explain it.] Và Judith Hayes kết luận:

Hiển nhiên là mục đích của bà ta là vơ vét tích tụ tiền bạc. Để làm gì, ai mà biết được.

[Apparently her goal was to hoard the money. To what end, though, is anybody's guess.]

Độc giả có thể đọc chi tiết về bộ mặt thật của bà Teresa trong bài “Đâu Là Sự Thật…” của Trần Chung Ngọc đã đăng trên giaodiem.com trước đây.

 

Những tệ nạn ô nhục của Công giáo không chỉ giới hạn ở Québec, mà còn xảy ra nhiều nơi trên thế giới. Điển hình là vụ liên quan đến viện mồ côi ở Mont Cashel, Newfoundland, ở Đông Bắc Canada, do các sư huynh công giáo (Christian Brothers) quản trị. “Christian Brothers” là một “dòng tu” (sic) Công giáo được thành lập ở Ái Nhĩ Lan và có chi nhánh ở nhiều quốc gia khác.

Chúng ta sẽ thấy khi Công giáo nắm quyền ở địa phương nào thì ở đó bất công và lạm dụng tràn ngập. Khi một cuốn sách phanh phui ra những vụ lạm dụng tình dục của các linh mục và sư huynh ở Mont Cashel thì ngay cả Bộ Tư Pháp và các Sư Huynh Công giáo ở Newfoundland đều tìm mọi cách để che dấu và ếm nhẹm. [In 1990, Viking Press published a book that provided a detailed account of the discovery of sexual abuse perpetrated by Catholic priests at the RCC orphanage at Mount Cashel and the efforts of the Newfoundland Justice Department and the Christian Brothers to cover it up.] Bộ Tư Pháp Newfoundland đã ra lệnh cấm phổ biến cuốn sách đó trong Tỉnh.

Năm 1996, 9 cựu sư huynh Công giáo vào tù ngồi vì những tội ác của họ ở Mont Cashel nhưng chẳng có mấy người ở trong tù ngay cả một phần đáng kể theo bản án của họ. [The Newfoundland Department of Justice banned the book in that province when it first came out . 9 former Christian Brothers were sent to jail for their crimes at Mont Cashel, but few of them serve even a significant portion of their sentences.]

Nội vụ ở Mont Cashel đã được quay thành phim, The Boys of St. Vincent, vào năm 1993, bởi đạo diễn John N. Smith. Cuốn phim này có bán trong các tiệm bán phim. Trong cuốn phim này chúng ta có thể thấy cảnh nhồi sọ các em như sau.

Các Christian Brothers ngày ngày hét vào tai các em và bắt các em lập lại nhiều lần câu: “Chỉ có Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa” [Our God is the only God]. Trên 30 “Brothers”, cựu “Brothers” và nhân viên thường ở Mont Cashel đã bị truy tố và kết án với trên 200 tội ác [Over thirty Brothers, former Brothers and lay staff have been charged and convicted with more than two hundred crimes.]

 

Chúng ta cũng không nên quên là năm 2003, Peter Mullan đã viết và đạo diễn một phim có tên là “Các Sơ Magdalene” [The Magdalene Sisters]. Magdalene là một hệ thống các cơ sở của Giáo hội Công giáo Ái Nhĩ Lan lập lên để đày ải những em gái mà Giáo hội coi là không có đạo đức, ở đây các em phải lao động tốt không lương suốt đời. Cuốn phim dựa trên những sự thật đã xảy ra ở cơ sở này. Điều kinh khủng nhất, theo quan điểm của Mullan về các cơ sở Magdalene của Công giáo là các bậc cha mẹ đã bị xiết chặt trong móng vuốt của Giáo hội Công giáo cho nên đã trở thành đồng lõa trong việc đầy ải man rợ con cái của mình. [What is most horrific about Mullan's look at the Magdalene asylums is that the Church had so strong a grip...that parents would be complicit in the barbaric treatment of their own children.] Chúng ta hãy đọc vài nét về cuốn phim này.

Đây là một cuốn phim thực sự quan trọng. Báo của Vatican cho cuốn phim là một “sự khiêu khích có ác ý thù hận”. Điều quan trọng đáng ghi là Vatican không cho là cuốn phim là chuyện bịa đặt. Lên án một cuốn phim vì đã đưa ra sự thật? Danh ngôn nói: “Quyền lực thì đồi bại. Quyền lực tuyệt đối thì đồi bại tuyệt đối.” Điều này có phải đã xảy ra trong nhiều cấp trong tôn giáo (Công giáo).

Cuốn phim này là về những phụ nữ bị coi là “vô đạo đức” theo tiêu chuẩn của giáo hội, bị cưỡng bách loại ra khỏi xã hội và cưỡng bách lao động trong những xưởng giặt bằng tay của giáo hội suốt ngày và mọi ngày để có thể lấy lại ân sủng của Thiên Chúa. Hơn 30.000 phụ nữ đã là nạn nhân. Họ bị đày ải vô thời hạn và không được trả công, tuy rằng xưởng giặt được trả tiền cho dịch vụ giặt. Đó có phải là chế độ nô lệ không? Hãy nhớ rằng, các phụ nữ đó không phạm một tội ác nào, họ chỉ bị giáo hội cho là không có đạo đức. [God vs. religion, by cdog1399 (movies profile) Aug 2, 2003: This was such an important film. The Vatican newspaper called this film a "malicious and rancorous provocation." It is important to note it was not called a fabrication. Condemnation of a film for telling the truth.? As the saying goes,: Power corrupts, and absolute power corrupts absolutely." Is that not what has happened within many religious hierarchies ? This movie is about women considered "immoral" by the church's standards being forced out of society and forced to work in a sweatshop doing laundry by hand all day every day to win back their favor with God. Over 30,000 women were victimized. They were sentenced for an undetermined time period and were not paid, although the facility was paid for the services rendered. Isn't that called "slavery"? Keep in mind, these women had not committed any crime, they were just deemed immoral.]

 

Chúng ta hãy xem tiêu chuẩn đạo đức của giáo hội Công giáo Ái Nhĩ Lan (Ai-len) trong vụ trên là như thế nào. Cuốn phim đưa ra ba trường hợp điển hình và những hành động ác ôn (wicked) của các Sơ:

Nạn nhân thứ nhất, em Margaret, bị một người anh em họ hiếp dâm trong một lễ cưới trong khi các ông linh mục ca những bài ca truyền thống Ái Nhĩ Lan. Em kể ngay việc này với một phụ nữ, thay vì được ủng hộ em trở thành đối tượng của một âm mưu cho tên hiếp dâm chuồn ra khỏi lễ cưới và đưa em vào một cơ sở cứu tế Magdalene. [One, Margaret, is brutally raped by a cousin at a wedding while priests perform traditional Irish songs. Immediately telling a woman, instead of support she becomes the subject of a hasty conspiracy to spirit the rapist from the wedding and to place her in the Magdalene asylum.]

Nạn nhân thứ hai là em Patricia sinh một đứa con mà không có chồng. Cô ta bị áp lực của một linh mục phải từ bỏ đứa con và cô ta bị đưa ngay vào một cơ sở Magdalene. [One of the young women, the shy and angelic Patricia, has a baby out of wedlock. She is pressured by a priest to surrender the baby boy and then she, too, is hustled off to the asylum.]

Trường hợp thứ ba là em Bernadette đang sống trong một viện mồ côi. Tội của em là dám đứng trong hàng rào tán gẫu với mấy cậu con trai trong làng bị sắc đẹp của em quyến rũ đứng ở ngoài hàng rào. Chỉ vì vậy mà em bị chuyển đi làm lao động trong cơ sở Magdalene. [The third victim is in an orphanage where she gets under the director's skin for no other offense than she is pretty and boys from the neighborhood crowd a fence to call down to her. Transfer to the asylum follows.]

Trên đây là những chuyện động trời liên quan đến một số linh mục và nữ tu trong giáo hội Công giáo ở trong một số cơ sở được gọi là bác ái của Công giáo trên hoàn cầu. Chúng ta có thể thấy trên Internet tràn ngập những chuyện tương tự về Công giáo.

 

(xem tiếp)

0  1  2

 

 

Trang Trần Chung Ngọc