Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_19.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 21 tháng 12, 2009

PHẦN IV

◎◎◎

CHƯƠNG 19

  CÁC NƯỚC HOA KỲ, MỄ TÂY CƠ, CUBA và NICARAGUA CHỐNG VATICAN

Cũng như nhân dân các nước Âu Châu, nhân dân các nước Mỹ Châu cũng căm phẫn và thù ghét Vatican đến tận xương tận tủy. Vì thế mà ngay từ hồi mới lập quốc, Hoa Kỳ đã ghi vào Hiến Pháp điều khỏan “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền” với mục đích ngăn chặn Giáo Hội La Mã và tín đồ của “cái giáo hội khốn nạn” không còn có cách nào có thể đem tôn giáo trộn lộn với chính quyền. Tất cả các quốc gia khác ở Mỹ Châu cũng chống Vatican một cách vô cùng mãnh liệt không khác gì nhân dân Âu Châu.

▪ I.- Hoa Kỳ Chống Vatican

Vì rằng “tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua Mỹ Châu để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ Inquisition[1], cho nên hơn dân tộc nào khác, ngay từ ngày mới lập quốc, người dân Hoa Kỳ đã nhìn thấy rõ bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Vatican. Cũng vì thế mà Tổng Thống Mỹ Thomas Jefferson (1473-1826) cũng là tác giả bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và là tác giả 10 Tu Chính Hiến đầu tiên trong bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, mới tuyên bố:

"Trong mọi quốc gia và trong mọi thời đại, linh mục đã thù nghịch đối với tự do." (In every country and in every age, the priest has been hostile to liberty.)

"Thượng Đế (của Giáo Hội La Mã) là một nhân vật có những đức tính cực kỳ độc ác, ưa thích trả thù, bất khoan dung, đồng bóng và bất công." (The God is a being of terrific character - cruel, vindictive, capricious, and unjust.)

"Đã tới 50, 60 năm tính từ ngày tôi đọc cuốn Khải Huyền và từ đó tôi coi nó chỉ là những lời điên dại mê sảng của một kẻ cuồng điên." (It has been 50 and 60 years since I read the Apocalypse, and I then considered it merely the ravings of a maniac.)

Tổng Thống Hoa Kỳ James Madison (1751-1836) nhận xét đạo Ki-tô La Mã:

"Trong gần 15 thế kỷ cơ sở hợp pháp của Kitô giáo đã được phán xét, hoa trái của Kitô giáo là gỉ? Ở khắp nơi, không nhiều thì ít, sự lười biếng và hợm hĩnh của giới giáo sĩ, sự ngu tối và quỵ lụy của giới tín đồ, sự mê tín, sự cố chấp và bạo hành trong cả hai giới." (During almost 15 centuries has the legal establishment of Christianity been on trial? More or less in all places, pride and indolence in the clergy; ignorance and servility in the laity, in both, superdtition, bigotry, and persecution.) [2]

▪ 1. Cuộc nội chiến Hoa Kỳ

Vì bất đồng chính kiến về vấn đề nô lệ và quyền lợi kinh tế, cho nên sau khi ông Abraham Lincoln (1809-1865) vừa mới đắc cử tổng thống trong kỳ bầu cử được tổ chức vào đầu tháng 11 năm 1860, thì ngày 1 tháng 2 năm 1861, một số tiểu bang miền Nam tuyên bố ly khai, thành lập một liên bang mới với danh xưng là “The Confederate States of America”, rồi đưa ông Jefferson Davis thuộc tiểu bang Mississippi lên làm tổng thống và Tướng Robert E. Lee làm tổng tư lệnh quân đội miền Nam chống lại Liên Bang Hoa Kỳ (cũng gọi là miền Bắc). Đứng trước hành động phản quốc này, Tổng Thống Lincoln đã hành động vô cùng khôn kéo để trình bày cho nhân dân toàn quốc thấy rằng, ông không bao giờ có ý định bắt ép ai phải theo quan niệm chính trị của ông, nhưng mọi người cũng phải nên hiểu rằng quyền lợi tối thượng của đất nước Hoa Kỳ phải được đặt lên trên mọi quyền lợi của cá nhân hay phe nhóm. Sách This Is America’ s Story ghi lại cung cách ứng xử của Tổng Thống Lincoln vào giờ phút nghiêm trọng này như sau:

“Khi trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ vào ngày 4/3/1861, ông Abraham Lincoln phải đương đầu với một vấn đề vô cùng khó khăn. Ông phải làm gì với các tiểu bang ly khai này?

Khi tuyên thệ nhậm chức, ông nói: “Ông không muốn chiến tranh. Giả thử các bạn tiến đến chiến tranh, các bạn cũng không phải chiến đấu mãi mãi! Sau khi cả hai bên cùng bị tổn thất nặng nề, các bạn phải ngưng chiến đấu, những vấn đề xưa cũ vẫn còn lại với các bạn.”

Vấn đề nô lệ ở miền Nam không nguy hiểm, vì rằng Tổng Thống Lincoln hứa rằng ông “không có ý định, dù trực tiếp hay gián tiếp, can thiệp vào vấn đề nô lệ ở các tiểu bang vốn đã có nô lệ.” Ông nói tiếp: “Hỡi đồng bào bất mãn! Chính do nơi các bạn, chứ không phải do nơi chúng tôi, đã tạo nên cuộc nội chiến này. Chính phủ sẽ không tấn công các bạn.” Tuy nhiên, Tổng Thống Lincoln đã làm sáng tỏ vấn đề khi ông long trọng thề phải “duy trì và bảo vệ chính quyền Hiệp Chủng Quốc.” Sau hết, ông kêu gọi toàn dân hãy đoàn kết. Ông long trọng nói:

Chúng ta không phải là kẻ thù mà là bạn. Chúng ta nhất định không phải là kẻ thù. Tiếng vọng huyền bí của trí nhớ bao trùm từ những nấm mồ của các nhà ái quốc cho đến hết thảy mọi trái tim của những người còn sống ở trong khắp đất nước này sẽ trờ thành bài ca đồng điệu của toàn thể quốc gia, và khi xúc động thì chắc chắn sẽ là những thiên thần lộng lẫy trong vũ trụ của chúng ta.[3]

Cuộc nội chiến Hoa Kỳ bùng nổ vào 4:30 sáng ngày 12/4/1861, kéo dài gần 4 năm trời và thực sự chấm dứt vào ngày 9/4/1865 khi Tướng Robert E. Lee, tổng chỉ huy quân đội miền Nam, đầu hàng Tướng Ulysses Grant, tư lệnh chiến trường của quân đội miền Bắc.

▪ 2. Bàn tay của Giáo Hội La Mã trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ

Bốn năm chiến tranh đã gây ra không biết bao đau thương, khốn khổ và tổn thất rất nhiều về nhân mạng cũng như về tài sản cho nhân dân của cả miền Nam lẫn miền Bắc. Đây là điều không thể nào tránh được khi đã có chiến tranh xẩy ra. Tuy nhiên, có một điều làm cho nhân dân thế giới phải hết sức kinh tởm là trong khi tiến hành chiến tranh, Tổng Thống Lincoln phát hiện được việc Giáo Hội La Mã đã xúi giục miền Nam đẩy mạnh chiến tranh chống miền Bắc để đóng vai trò ngư ông thủ lợi. Chúng ta có thể nhìn thấy rõ vấn đề này trong lời tuyên bố của Tổng Thống Abraham Lincoln được sách Smokescreens ghi lại dưới đây:


T.Th. Abraham Lincoln (1809 – 1865)

"Cuộc nội chiến này sẽ chẳng bao giờ xẩy ra nếu không có ảnh hưởng ác độc của Dòng Tên. Vì chính sách (xâm thực) của Giáo Hội La Mã mà giang sơn chúng ta đã nhuộm đầy máu của chính những người con cao quý nhất của chúng ta. Dù rằng giữa miền Nam và miền Bắc có nhiều khác biệt lớn lao về vấn đề nô lệ, nhưng cá nhân Tổng Thống Jeff Davis (của miền Nam) cũng như tất những nhân vật lãnh đạo khác trong chính quyền miền Nam, không có ai dám nghĩ đến việc tấn công miền Bắc Nếu họ không trông cậy vào những lời hứa hẹn của Dòng Tên rằng Nếu miền Nam tấn công miền Bắc thì Giáo Hội La Mã, và ngay cả nước Pháp nữa, sẽ gửi tiền bạc và vũ khí đến tiếp viện cho họ. Khi nhân dân Hoa Kỳ nhận thức được rằng chính các ông giám mục và tất cả các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã ở Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến đẫm máu và đầy nước mắt này, tôi cảm thấy thương xót cho họ. Từ sự hiểu biết tình hình của đất nước, tôi phải giấu kín những gì tôi biết về vấn đề này; vì rằng Nếu nhân dân Hoa Kỳ biết hết sự thật (về chuyện này) cuộc chiến sẽ biến thành cuộc chiến tranh tôn giáo, sẽ trở nên tàn khốc với tất cả đặc tính của một cuộc chiến tranh tôn giáo và máu của người dân Hoa Kỳ sẽ đổ ra gấp mười lần. Ở vào trường hợp này, cả miền Nam lẫn miền Bắc đều trở nên vô cùng tàn nhẫn để tận diệt lẫn nhau. Khi đó, những tín hữu Tin Lành ở cả miền Bắc lẫn miền Nam sẽ cùng nhau đoàn kết để tận diệt hết các ông tu sĩ Dòng Tên và các tu sĩ khác của Giáo Hội La Mã nếu họ nghe được những gì Giáo-sư Morse đã nói với tôi về những âm mưu được hoạch định ngay tại La Mã để tiêu hủy chế độ Cộng Hòa Hoa Kỳ của chúng ta, và Nếu họ biết được rằng các ông tu sĩ và các bà phước của Giáo Hội La Mã hàng ngày nhập cảnh vào Hoa Kỳ những người với bề ngoài là truyền đạo, dạy học và săn sóc những người ốm đau, mà thực chất chỉ là những tên gián điệp của Giáo Hoàng, của Napoleon (Đệ III của nước Pháp) và của những tên bạo chúa khác ở Âu châu đến đây để phá hoại những cơ cấu chính quyền của chúng ta, làm cho nhân dân ta mất thiện cảm với hiến pháp và luật lệ của chúng ta, để phá hoại các trường học của chúng ta. Mục đích của họ là làm cho đất nước chúng ta trở thành hỗn loạn, một tình trạng vô chính phủ như họ đã làm ở Ái Nhĩ Lan, ở Mễ Tây Cơ, ở Tây Ban Nha, và ở bất kỳ nơi nào mà nhân dân ở đó muốn được sống đời tự do."

"Tổng Thống Abraham Lincoln nói tiếp: "Có phải là một sự vô lý hay không, nếu đem cho một người một cái gì mà chính họ đã thù ghét, nguyền rủa và thề phải hủy diệt? Và vào bất kỳ khi nào có thể làm được một cách an toàn, Giáo Hội La Mã có thù ghét, nguyền rủa và hủy diệt tự do lương tâm hay không? Tôi là người đứng về phía tự do của lương tâm theo ý nghĩa cao thượng nhất, rộng rãi nhất và cao cả nhất. Nhưng tôi không thể nào lại trao tự do lương tâm cho giáo hoàng và những người tín đồ của ông ta khi mà qua các công đồng của họ, qua các nhà thần học của họ và qua luật thánh của họ, tôi vẫn còn nghe thấy tiếng nói lương tâm của họ ra lệnh cho họ phải thiêu đốt và bóp cổ vợ con tôi cho đến chết, và cắt cổ tôi khi mà họ có cơ hội! Nhân dân ta ngày nay hình như chưa hiểu được điều này. Nhưng rồi sớm hay muộn, ánh sáng của công lý sẽ làm sáng tỏ điều này, và khi đó tất cả mọi người sẽ hiểu rằng không thể nào trao tự do lương tâm cho những người đã thề phải tuân phục một ông giáo hoàng tự phong cho chính mình cái quyền được sát hại những người khác biệt niềm tin tôn giáo với ông ta." [4]

Việc Giáo Hội La Mã xúi giục các tiểu bang miền Nam ly khai, cùng việc hứa sẽ viện trợ tài chánh, vũ khí cùng nhân sự và tích cực tiếp tay cho miền Nam tiến hành chiến tranh chống lại miền Bắc khiến cho chính quyền Hoa Kỳ phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican kể từ đó. Sự kiện này được ông Lương Minh Sơn ghi lại như sau:

"Đối với Hoa Kỳ, mặc dầu là đất nước được gây dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức của niềm tin nơi Thiên Chúa (Judeo-Christian), tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ "Inquisition". Thành thử, Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực chính trị giữa chính quyền và tôn giáo, không phải chỉ vì trình độ ý thức chính trị cao mà còn là vì những kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước. Nếu Hoa Kỳ đã cấm bang giao với Cộng Sản Trung Quốc trong 23 năm (1949-1972), với Cộng Sản Việt Nam trong 19 năm (1975-1994) vì không tương quan trên chính kiến và quyền lợi, thì Hoa Kỳ cũng đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867-1984). Điều này cho thấy, trong thập niên 1950, Ngô Đình Diệm được Đức Hồng Y Spellman và các Ủy Viên Chính Trị Tôn Giáo của một số nhà thờ Mỹ đưa đi gặp một số giới chức Hoa Kỳ chẳng những phải bằng trường hợp bí mật để che dấu nhân dân Hoa Kỳ mà còn không thể nào hợp pháp được với hiến pháp của Hiệp Chủng Quốc. Trong khi ông Diệm cho giới chức Hoa Kỳ biết rằng ông "tin tưởng vào Vatican và ông chống Cộng cực lực" thì năm 1960, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy đã phải khẳng định với Phó Tổng Thống Richard Milhous Nixon và hàng chục triệu người Mỹ rằng mọi quyết định của ông trên cương vị của một Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc sẽ không thể nào bị chi phối bởi tôn giáo của ông. Lý do là vì ông Kennedy đang tranh cử để trở thành tổng thống đầu tiên và duy nhất của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay là người Thiên Chúa Giáo La Mã trong một quốc gia mà gần 80% dân số không phải là những người có cùng giáo phái, và không có quyền bang giao với Vatican, [WAR. Census of Religious Groups in U.S."]

Richard M. Nixon và dư luận người Mỹ thắc mắc về trường hợp tín ngưỡng của John F. Kennedy không phải vì tôn giáo nhưng là vì chính trị. Hoa Kỳ là một quốc gia chấp nhận đa tôn giáo với hơn 180 hệ phái từ đủ mọi tôn giáo, trong đó có khoảng 60 triệu là người Thiên Chúa La Mã. Vatican vừa là Tòa Thánh với nhiệm vụ phát huy và bảo tồn giáo luật, vừa là một quốc gia có nhiệm vụ phát biểu và khẳng định quan điểm chính trị để bảo vệ quyền lợi đối với các quốc gia khác trong cộng đồng thế giới. Và Kennedy muốn trở thành tổng thống của một quốc gia đang bị cấm bang giao với quốc gia mà tâm linh ông tin tưởng là điều mà nhân dân Hoa Kỳ có quyền biết trong năm 1960. Nỗi thắc mắc này đã hiện ra trong cuộc bỏ phiếu với sự kiện Kennedy được trội hơn Nixon chỉ có 113.067 dân phiếu trong tổng số 69 triệu phiếu đi bầu, có nghĩa là chưa được 2 phần ngàn số phiếu [6], [TRA, "Political Events - 1960". Thành thử, nếu Ngô Đình Diệm đã trở thành một "Spanish Inquisitor" thì ngay cả Kennedy cũng không thể nào có thẩm quyền để tiếp tục dung túng ông. Và nếu vấn đề "Inquisition" đã từng có thật ở miền Nam Việt Nam thì Cộng Sản không phải là nỗi kinh hoàng duy nhất đã xẩy đến cho dân tộc Việt. - Hồ Sơ Ngũ Giác Đài."[5]

Đánh bại được miền Nam và mang lại được nền thống nhất đất nước là công lao vĩ đại và tài lãnh đạo vô cùng khôn khéo của Tổng Thống Abraham Lincoln. Nhờ vậy mà Hoa Kỳ mới có thể dồn nỗ lực vào công cuộc kiến thiết đất nước và mở rộng lãnh thổ về phía Tây tới tận bở biển Thái Bình Dương, về phía bắc tới vĩ tuyến 49 rồi lại mua thêm Alaska của nước Nga, về phía nam xuống tới Vịnh Mễ Tây Cơ và biên giới Mexico. Cũng nhờ vậy mà quốc gia này càng ngày càng trở nên hùng mạnh. Chính vì lẽ này mà nhân dân Hoa Kỳ đã coi Tổng Thống Lincoln là một trong hai vị tống thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và đã dành cho ông một chỗ ngồi danh dự nhất trong lịch sử, sánh ngang cùng với Tổng Thống George Washington. Để tri ơn hai vị tổng thống vĩ đại này, Quốc Hội Hoa Kỳ đã chọn một ngày quốc lễ của đất nước gọi là Ngày Tổng Thống (President’ s Day). Ngày quốc lễ này được ấn định vào Ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ ba trong tháng Hai hàng năm.

Trong bất kỳ một xã hội văn minh nào cũng đều có quy luật thưởng phạt phân minh, có suy tôn và vinh danh, thì phải có lên án và nguyền rủa. Trong cuộc chiến thống nhất đất nước này, nhân dân Hoa Kỳ đã vinh danh và suy tôn Tổng Thống Abraham Lincoln và Tướng Ulysses S. Grant, chỉ huy quân đội miền Bắc đánh bại quân đội miền Nam, thì tất nhiên cũng phải lên án và nguyền rủa những kẻ chủ mưu và xúi giục các nhà cầm quyền các tiểu bang miền Nam ly khai và phát động chiến tranh chống lại chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ.

Như đã trình bày ở trên, “những âm mưu tiêu hủy chế độ Cộng Hòa Hoa Kỳ được hoạch định ở ngay trong Tòa Thánh Vatican.” Dĩ nhiên là những sự thật này đã được ghi vào sách sử Hoa Kỳ, và nhân dân Hoa Kỳ đã cực lực lên án, đời đời khinh bỉ và nguyền rủa Tòa Thánh Vatican cùng các “ông tu sĩ và các bà phước của Giáo Hội La Mã”.

Lý do là vì họ đã “nhập cảnh vào Hoa Kỳ những người với bề ngoài là truyền đạo, dạy học và săn sóc những người ốm đau, mà thực chất chỉ là những tên gián điệp của Giáo Hoàng, của Napoleon (Đệ III của nước Pháp) và của những tên bạo chúa khác ở Âu châu đến đây để phá hoại những cơ cấu chính quyền của chúng ta, làm cho nhân dân ta mất thiện cảm với hiến pháp và luật lệ của chúng ta, để phá hoại các trường học của chúng ta. Mục đích của họ là làm cho đất nước chúng ta trở thành hỗn loạn, một tình trạng vô chính phủ như họ đã làm ở Ái Nhĩ Lan, ở Mễ Tây Cơ, ở Tây Ban Nha, và ở bất kỳ nơi nào mà nhân dân ở đó muốn được sống đời tự do.”

Một trong những bằng chứng của hành động lên án và khinh bỉ đối với Nhà Thờ Vatican là Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican kể từ năm 1867. Một bằng chứng khác nữa là nhân dân Hoa Kỳ ngày nay dù là tín đồ của Giáo Hội La Mã, họ cũng thẳng tay lôi cổ bọn tu sĩ Da-tô phạm pháp và tội hiếp dâm trẻ vị thành nhiên và nữ tín đồ ra trước ánh sáng công luận và công lý. Sự thật này đã thể hiện cho chúng ta thấy, từ đầu năm 2002, có cả trên một ngàn linh mục, giám mục đã bị đưa ra ánh sáng công luận về tội loạn dâm, sờ mó, làm tình với con nít và nữ tín đồ. Tình trạng này khiến cho Giáo Hội La Mã đã phải bỏ ra nhiều tỉ Mỹ kim để trang trải mọi thứ phí khoản về pháp lý và bồi thường thiệt hại cho hàng ngàn nạn nhân của các ông mang chức thánh ở Hoa Kỳ. Sự kiện này được các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ loan báo cho tất cả mọi người đều biết. Trong bài viết “Group: Church Abuse Scandal May Cost $3B”, ký giả Ken Kusmer của hãng Liên Hiệp Thông Tấn Xã (Asociated Press) ghi nhận Giáo Hội Ca-tô Hoa Kỳ có thể chi tới khoảng từ 2 đến 3 tỉ Mỹ kim để trang trải cho những vụ các ông tu sĩ của Vatican sờ mó và làm tình bậy bạ với nữ tín đồ và các em thiếu nhi phụ lễ ở trong các nhà thờ. Dưới đây là một số những đoạn văn căn bản trong bài viết này được người viết chuyển dịch sang Việt ngữ như sau:

Tin từ Indianappolis: Chủ tịch của tổ chức “Tiếng Nói của Nhóm Cải Cách của Tín Hữu Da-tô “ tiên đoán rằng những vụ ô nhục gây ra bởi các ông tu sĩ Da-tô hãm hiếp nữ tín đồ và các em thiếu nhi trong các họ đạo có thể gây tôn phí cho các giáo phận Hoa Kỳ một khoản tiền lên tới từ 2 đến 3 tỉ Mỹ kim.

Nói chuyện tại cuộc họp toàn quốc của tổ chức này trong 3 năm, ông David Castaldi đã thuyết phục các vị lãnh đạo các chi nhánh của tổ chức tại các địa phương phải gây áp lực với các ông giám mục địa phương của họ, đòi họ phải đưa ra bản báo cáo tài chánh (của giáo phận) về những khoản tiền trả cho các nạn nhân, luật sư cùng các chi phí khác, rồi phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng biết.

Hãng Liên Hiệp Thông Tấn Xã tháng rồi tường trình rằng cho đến lúc này, nhà thờ đã chi ra tới hơn một tỉ Mỹ-kim cho các vụ làm tình bậy bạ của các ông tu sĩ Ca-tô trong mấy chục năm vừa qua. Ông Castaldi tiên liệu số tốn phi này có thể tăng lên gấp hai lần.

Tại thành phố Boston, nơi mà các vụ hiếp dâm này được phát hiện và công bố trước nhất cách đây ba năm trước khi lan truyền ra toàn quốc, đã lên tới 85 triệu Mỹ-kim vào năm 2003 để trang trải cho 552 nạn nhân. Tháng 12 năm rồi (2004), Giáo Phận Orange thuộc tiểu bang California cũng đã chi phí tới 100 triệu Mỹ-kim để trang trải cho 90 vụ. Tiếp theo là tháng rồi (June/2005), Giáo Phận Covington thuộc tiểu bang Kentucky cũng đã phải chi ra 120 triệu để trang trải cho những vụ làm tình bậy bạ của các ông tu sĩ của giáo phận.”

“Ông Castaldi, cựu trưởng phòng tài chánh của giáo phân Boston, nói rằng ”kỷ lục này sẽ không kéo dài được lâu”. Ông nói tiếp, “iGiáo Phận Portland, Oregon cũng đã khai phá sản và phải chi ra tới 500 triệu (để bồi thường những vụ các linh mục hiếp dâm tương tự như vậy), và Tổng Giáo Phận Los Angeles cũng phải giải quyết các vụ tội ác như vậy với số tiền ít nhất là 500 triệu và có thể lên đến một tỉ rưỡi. Chúng ta có thể thấy tổng số tiền tốn phí đồ có thể lên tới từ 2 tỉ đến 3 tỉ Mỹ kim.” [6]

Tờ News Tribune (Tacoma) phát hành ngày Thứ Sáu 4 tháng 4 năm 2003 loan tin về việc Giáo Phận Seattle giàn xếp với nạn nhân bị các ngài "mang chức thánh" sờ mó một cách bất bình thường, trong đó có mấy câu nói về khỏan tiền sử dụng để giàn xếp. Nguyên văn bản tin này như sau:

"Giáo Phận: Tổng số lệ phí cố vấn giàn xếp lên đến 4.1 triệu Mỹ Kim.- Giáo Phận Seattle tường trình rằng, giáo phận đã tốn tới 4.1 triệu Mỹ kim chi phí cho phí tổn cố vấn vấn đề giàn xếp trong vụ các nạn nhân kiện giáo phận về việc các ngài "mang chức thánh" hủy họai cuộc đời trong trắng của các em nạn nhân. Vào khoảng 2.8 triệu Mỹ kim trả cho 65 nạn nhân bị các ông linh mục hủy họai cuộc đời trong trắng của họ. Giáo phận nói rằng giáo phận phải chi ra một khoản tiền 500 ngàn Mỹ kim trả cho các mục vụ và tham khảo cố vấn của các nạn nhân, và 800 ngàn Mỹ kim tiền phí tổn trả cho luật sư. Đây là lần đầu tiên giáo phận tiết lộ các khoản tiền này. Tất cả các khoản tiền tốn phí này đều được hãng bảo hiểm trả cho hết. Giáo phận nói rằng, từ năm 1987, một năm trước khi giáo phận thêm vào vấn đề bào vệ các trẻ em vị thành niên.” [7]

▪ II.- Cuộc Chiến Chống Lại Vatican Của Dân Tộc Mễ Tây Cơ

Với diện tích là 759, 534 dặm (miles) vuông (1,967, 185 cây số vuông) và dân số là 90,870,000 người (vào năm 1995), Mễ Tây Cơ (Mexico) là quốc gia lớn đứng vào hàng thứ nhì dân số (sau Ba Tây) và thứ ba về diện tích (sau Ba Tây và Argentina) ở Châu Mỹ La-tinh. Mễ Tây Cơ vốn là nơi phát sinh ra các nền văn minh Olmec, Maya, Toltec và Aztec của người Da Đỏ. Vào đầu thế kỷ 16, toàn vùng đất này nằm dưới quyền thống trị của Đế Quốc Aztec.

Sau khi Christopher Columbus (1451-1506) khám phá ra Mỹ Châu vào ngày 12/10/1492, thì chẳng bao lâu sau (đầu thế kỷ 16), Liên Minh Xâm Lược Tây Ban Nha – Vatican đem quân đến tấn chiếm Châu Mỹ La-tinh và Mễ Tây Cơ là quốc gia nạn nhân đầu tiên bị quân đội thập ác này tiêu diệt hoàn toàn vào năm 1521, rồi toàn bộ Trung và Nam Mỹ cũng rơi vào cái thảm họa Da-tô giống như Mễ Tây Cơ. Kể từ đó, toàn bộ các dân tộc Da Đỏ ở Châu Mỹ dần dần bị diệt vong, các nền văn minh và văn hóa bản địa kể cả ngôn ngữ của họ bị “diệt tận gốc, trốc tận rễ” và được thay thế bằng văn minh và văn hóa Thiên Chúa Giáo La Mã với việc cưỡng bách người dân bản địa phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của họ và phải theo đạo Da-tô. Cũng từ đó, giống như các dân tộc khác ở Châu Âu, Châu Phi, toàn bô Trung và Nam Mỹ nằm dưới quyền thống trị của Giáo Hội La Mã. Cũng từ đó, Mễ Tây Cơ bị áp đặt phái sống dưới chế độ giáo hoàng (còn được gọi là chế độ đạo phiệt Da-tô).

Dưới chế độ này, như đã nói ở trên, toàn bộ tài nguyên của đất nược bị Vatican cướp đoạt vì rẳng theo quan niệm của Giáo Hội La Mã đất đai ở trên thế giới này là do Chúa tạo dựng nên và là tài sản của nhà Chúa, và chi có Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican là đại diện duy nhất của Chúa mới được quyền quản lý. Bản văn sử dưới đây cho chúing ta thấy rõ được một phần nào trong những chính sách cướp đoạt tài nguyên, tài sản của nước Mễ Tây Cơ và cưỡng bách nhấn dân quốc gia này làm nô lệ phục vụ trong các công trường xây cất các nhà thờ, chủng viện, và các cơ sở kinh doanh khác của Vatican:

Du khách Hoa Kỳ đến Mễ Tây Cơ thường ngạc nhiên khi thấy rằng có quá nhiều nhà thờ vĩ đại nguy nga ở khắp nơi trong nước. Người ta thường thắc mắc, “Làm thế nào họ có khả năng xây một số quá nhiều nhà thờ to lớn, oai nghiêm và tráng lệ như vậy?” Câu trả lời dĩ nhiên là lao nô. Sau khi Cortez chinh phục quốc gia này, thổ dân Da Đỏ bị cưỡng bách làm lao nô phục dịch cho các công trường xây cất những ngôi nhà thờ này và tất cả các công trình kiến trúc khác của Giáo Hội La Mã. Đọc cuốn Lịch Sử Mễ Tây Cơ của tác giả Henry Bamford Parkes, chúng ta thấy “Muời hai ngàn ngôi nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã được hoàn thành trong thời kỳ thuộc địa. Những ngôi nhà thờ này đã nói lên sự kiện Chúa Ki-tô đại thắng thượng đế Huitzilopochtli của người Aztecs bản địa, đồng thời nó cũng nói lên cái kỹ năng của các ông truyền giáo Dòng Tên cưỡng bách thổ dân Da Đỏ phải làm việc không công (lao nô) cho họ. Trong số những lao nô này, có rất nhiều người đã chết vì bị cưỡng bách phải làm việc cực nhọc mà họ vốn không quen phải làm như vậy.” [8]

Vì Vatican không trực tiếp quản lý hay cai trị các quốc gia đã cưỡng chiếm được, mà ủy nhiệm cho các chính quyền tay sai tại các quốc gia địa phương đảm nhận bằng cách thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô để thi hành các quyết định và chính sách của Vatican đã đề ra. Những quyết định và chính sách này đã được trình bày khá rõ ràng trong tiểu mục 2, Mục C (Thời Kỳ 1954-1975), Chương 17 ở trên. Vì thế mà cũng như dân tộc của bất kỳ quốc gia nào bị áp đặt sống trong chế đọ đạo phiệt Ca-tô, dân tộc Mễ Tây Cơ cũng phải kéo lê kiếp đời một cổ hai tròng: vừa bị cưỡng bách làm nô lệ cho chính quyền độc tài tham nhũng tại địa phương, vừa phải làm nô lệ cho Giáo Hội La Mã.

Chế độ cha cố song quyền này của Vatican đã làm cho nhân dân các quốc gia Châu Mỹ La-tinh nói chung, và nhân dân Mễ Tây Cơ nói riêng rơi vào tình trạng chậm tiến, lạc hậu và nghèo đói triền miên, giống như tình trạng chung của tất cả các nước nằm dưới ách thống trị của Giáo Hội La Mã mà sử gia Malachi Martin đã ghi nhận nơi hai trang 155-156 trong cuốn Rich Church Poor Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1984). Xin xem lại Chương 18 ở trên.

Dù rằng có tới 89% dân số Mễ Tây Cơ là tín đồ của Giáo Hội La Mã, nhưng vào năm 1857, nhân dân quốc gia này cũng vẫn theo gương các nước Anh, Pháp, cương quyết vùng lên làm Cách Mạng chống Vatican, đạp đổ bạo quyền đạo phiệt Ca-tô, rồi soạn thảo hiến pháp làm căn bản pháp lý cho tân chính quyền với những điều khoản đối phó với Nhà Thờ Vatican một cách thẳng tay. Nhưng rồi Cách Mạng bị phản bội giống như Cách Mạng Pháp 1789. Cuối cùng đến năm 1917, nhân dân Mễ Tây Cơ lại một lần nữa quyết tâm làm cách mạng, tái sử dụng bản hiến Pháp 1857 và bổ túc thêm một số điều khoản để đối phó thẳng thừng với Vatican một cách cứng rắn hơn. Sự kiện này được sách Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (cùng tác giả) ghi lại như sau:

Từ Hiến Pháp 1857 đến Hiến Pháp 1917 của Mexico: Mexico cũng như các quốc gia khác ở Trung và Nam Mỹ Châu đều có đại đa số dân theo đạo Công Giáo. Dân số Mexico hiện nay lên tới trên 100 triệu người. Mặc dầu đa số dân là những tín đồ đạo Công Giáo ngoan đạo nhưng đã hơn một thế kỷ qua chính quyền Mexico đến nay vẫn tuyệt giao với Vatican.

Năm 1857, quốc hội và chính phủ Mexico đã đưa ra một bản hiến pháp mang tính chất cách mạng quyết liệt chống lại Giáo Hội Công Giáo La Mã:

1.- Giải tán tất cả các tu viện nam cũng như nữ.

2.- Các nam tu sĩ bị cấm mặc áo dòng khi xuất hiện ở nơi công cộng.

3.- Tịch thu toàn bộ tài sản của Giáo Hội Công Giáo.

Tinh thần bản Hiến Pháp 1857 của Mexico được nhiều nước Châu Mỹ La Tinh noi theo. Năm 1917, Mexico sửa lại hiến pháp, nhưng các biện pháp đối với Giáo Hội Công Giáo vẫn không thay đổi.” [9]

Nói về Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1917, sử gia thân Giáo Hội là Linh-mục Sahnnon M. Collins ghi nhận như sau:


Linh-mục Sahnnon M. Collins

Các cuộc cách mạng thời hiện đại đã lật đổ các chế độ quân chủ (ngai vàng) và nghiền nát tôn giáo (bàn thờ). Năm 1917, những cách mạng Cộng Sản Bôn-sê-vích đã lật đổ chế độ Nga hòang, hoàng đế Nga và cả gia đình ông đều bị sát hại. Mấy tháng trước thảm kịch này, một cuộc cách mạng bùng nổ ở Mễ Tây Cơ. Cuộc Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1917 thi hành bản hiến pháp xã hội đầu tiên ở trên thế giới và Giáo Hội Mẹ (Giáo Hội La Mã) bị thiệt hại nặng nề. Chính quyền chiếm giữ nhà thờ và các cơ sở khác của giáo hội. Trong một cuộc nổi loạn của ác quỷ, những người cách mạng hủy hoại các chén thánh, những đồ tế lễ và các tác phẩm nghệ thuật về đạo Da-tô. Tu sĩ và giáo dân Da-tô ngoan đạo bị hành hạ và bị sát hại. Trong tỉnh Tobasco, mọi sự đều khó khăn. Viên thống đốc xã hội của tỉnh này đặt tên con là Lenin, Satan và Lucifer. Ông ta phá hủy tất cả nhà thờ, cưỡng bách các tu sĩ phải lập gia đình và hành hạ các tín đồ Da-tô ngoan đạo.”[10]

Sách Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II ghi lại những điều khoản trừng phạt Giáo Hội La Mã với nguyên văn như sau:

Hiến Pháp Mexico năm 1917 có điều khoản cấm chính quyền đặt quan hệ ngoại giao với Vatican, tu sĩ Gia-tô không được phép hoạt động chính trị hay mặc áo tu sĩ nơi công cộng, không được phép mở trường học hay làm chủ bất động sản.” [11]

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ lòng căm thù của nhân dân Mễ Tây Cơ đối với Giáo Hội La Mã hết sức mãnh liệt. Họ cương quyết loại bỏ mọi ảnh hưởng của Vatican ra khỏi chính quyền cũng như trong các phạm vi hoạt động trong ngành giáo dục và trong lãnh vực kinh tế (không được làm chủ bất động sản.)

▪ III.- Cuộc Chiến Chống Lại Vatican Của Dân Tộc Cuba

Cuba là một quốc đảo nằm trong vùng biển Caribbean và ở phía nam bán đảo Florida khoảng chừng 90 dặm hay 150 cây số. Cuba có diện tích rộng chừng 42,804 dặm vuông hay 110, 861 cây số vuông (lớn hơn 1/3 diện tích Việt Nam một chút). Vào năm 1995, dân số Cuba vào khoảng 11 triệu người.

Trước năm 1492, Cuba vốn là đất sinh sống của thổ dân người Da Đỏ. Khi khám phá ra Mỹ Châu vào tháng 10 năm 1492, ông Christopher Columbus tuyên bố Cuba là của Tây Ban Nha. Kể từ đó, Cuba trở thành thuộc địa trực trị của chính quyền đạo phiệt Da-tô Tây Ban Nha, rồi bắt đầu vào năm 1511, người Tây Ban Nha đến Cuba chiếm đoạt đất đai của thổ dân, lập đồn điền (trồng các cây kỹ nghệ). Trong khi đó thì chính quyền Tây Ban Nha vừa thi hành chính sách Ki-tô hóa bằng bạo lực, vừa phóng tay sát hại thổ dân một cách bừa bãi. Vì vậy, chẳng bao lâu, dân Da Đỏ ở đây gần như bị tuyệt diệt (died out). Vì thổ dân bị tiêu diệt gần hết, người Tây Ban Nha mới phải đem dân Da Đen Phi Châu đến đây làm lao nô trong các đồn điền và phục dịch trong gia đình của họ.

Theo thời gian, phần lớn dân Cuba là hợp chủng của con cháu qua những cuộc hôn nhân giữa những thổ dân bản địa còn sống sót với con cháu dân nô lệ Da Đen đến từ Phi Châu và với con cháu những người Tây Ban Nha nghèo khổ đến đây lập nghiệp. Điểm đặc biệt họ đều là dân Chúa, tín đồ của Giáo Hội La Mã từ đời tổ tiên, ông cha của họ đều bị Vatican cưỡng bách phải theo cái “tôn giáo ác ôn” này. Như vậy, cũng như ở Âu Châu, ở Cuba nói riêng và toàn bộ Mỹ Châu La-tinh và Phi Luật Tân nói chung, tuy cũng là dân Chúa, nhưng không có những thành phần “đi đạo lấy gạo mà ăn” và cũng không có những thành phần “theo đạo để tạo danh đời” như ở Việt Nam. Xin xem lại Chương 6 (Phần II) ở trên để biết rõ những ác tính cực kỳ ghê tởm của những thành phần “đi đạo lấy gạo mà ăn” và “theo đạo để tạo danh đời”.

Về phương diện chủng tộc, người dân Cuba đã thay đổi khá nhiều. Về phương diện tôn giáo, họ gần như thuần nhất là tín đồ Thiên Chúa Giáo La Mã, về ngôn ngữ họ đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha, về phương diện chính trị, tất cả họ đều nằm dưới ách thống trị của chế độ đạo phiệt Ca-tô Tây Ban Nha cấu kết với Giáo Hội La Mã, và đại diện cho Giáo Hội La Mã tại đây là hội đồng giám mục và giới tu sĩ Ca-tô tại địa phương. Như vậy là kể từ đầu thế kỷ 16, nhân dân Cuba bắt đầu phải sống trong thảm cảnh một cổ hai tròng: vừa phải nằm dưới ách thống trị vô cùng bạo ngược của Đế Quốc Tây Ban Nha, vừa nằm trong cái “thòng lọng” của Nhà Thờ Vatican (Catholic loop), một thế lực vốn đã từng lừng danh về tàn ngược, gian tham, và man rợ ở Âu Châu trong suốt thời Trung Cổ. Tình trạng này khiến cho xã hội Cuba luôn luôn bất ổn vì nhân dân luôn luôn nổi loạn chống chính quyền. Sách This Is America’s Story ghi lại giai đoạn lịch sử này ở Cuba với nguyên văn như sau:

Cuối thế kỷ 19, chính quyền Tây Ban Nha ở trên hòn đảo này lâm vào tình trạng bất ổn. Đã nhiều lần dân chúng Cuba nổi loạn tranh đấu giành lại chủ quyền độc lập. Mỗi lần có nổi loạn như vậy thì quân sĩ Tây Ban Nha tràn đến đè bẹp. Dù vậy, năm 1895, dân Cuba lại cố gắng nổi lên thử thách một lần nữa. Tây Ban Nha vẫn không chịu trao trả độc lập cho Cuba, và nhân dân Cuba vẫn kiên trì nổi loạn đánh đuổi người Tây Ban Nha, khiến cho quân lính Tây Ban Nha phải luôn luôn bận rộn hành quân dẹp loạn. Và mỗi lần Quân Đội Tây Ban Nha đánh dẹp nhân dân nổi loạn cũng bị quân nổi loạn chặn đánh, đốt hết tất cả các đồ tiếp liệu, thiêu rụi các khu đồng mía, một thứ nông phẩm chính của Cuba.[12]

Tình trạng này kéo dài đến năm 1898 khi Hoa Kỳ xua quân tấn công Đế Quốc Tây Ban Nha chiếm đoạt luôn một lúc cả bốn thuộc địa của Tây Ban Nha là Cuba, Puerto Rico, Phi Luật Tân và đảo Guam ở giữa Thái Bình Dương.

Sau đó, Puerto Rico và Guam bị sáp nhập vào lãnh thổ Hoa Kỳ, nhưng Cuba và Phi Luật Tân lại bị coi như là một thuộc địa để khai thác tài nguyên và là một nguồn cung cấp nhân công rẻ tiền cho các nhà tư bản Hoa Kỳ.

Vì lệ thuộc vào Tu Chính Hiến Số 1 trong đó có điều khoản “tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền” và cũng không có chủ trương nâng cao dân trí, cho nên tại các thuộc địa Cuba và Phi Luật Tân, Hoa Kỳ không can thiệp vào nếp sống sinh hoạt và các tổ chức tôn giáo của người dân. Vì thế mà tại hai thuộc địa này, hội đồng giám mục và các tu sĩ Ca-tô vẫn còn hoạt động như xưa, nghĩa là tín đồ Ca-tô ở hai quốc gia này vẫn tiếp tục bị hội đồng Giám-mục tiếp tục mê hoặc, siết cổ và bóc lột tận tình để dâng cúng cho Tòa Thánh Vatican và chi phí cho cuộc sống huy hoàng đàng điếm của họ.

Năm 1902, Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Cuba theo kiểu người Pháp trả độc lập cho Việt Nam bằng cách đưa ông vua gỗ Bảo Đại lên thành lập cái gọi là “chính quyền quốc gia”. Tình trạng này cũng giống như ông chủ đồn điền cao su đưa một tên tay sai đắc lực, xuất thân từ hàng ngũ cai phu trong đồn điền lên làm quản lý thay họ để điều động công nhân đồn điền cho được hữu hiệu hơn.

Khốn nõi, những tên tay sai của Hoa Kỳ đưa lên thành lập chính quyền đều là tín đồ Ca-tô cuồng tín giống như Ngô Đình Diệm ở Việt Nam. Như đã trình bày ở các phần trước, tín đồ Ca-tô có những đặc tính độc đáo như::

1.- Cuồng tín,

2.- Thiển cận, hẹp hòi,

3.- Tuyệt đối trung thành với Tòa Thánh Vatican,

4.- Triệt để vâng lời và thi hành lệnh truyền của các đấng bề trên.

5.- Nặng đầu óc thiên vị (thiên vị về tôn giáo, thiên vị về gia đình, thiên vị về băng đảng).

6.- Tham lợi, háo danh, luôn luôn lấn lướt, vơ vào (aggresive) và thèm khát quyền lực.

7.- Xun xoe nịnh bợ những người có thế lực hay quyền thế, đố kỵ, tị hiềm, ganh ghét và kèn cựa với người ngang hàng, và khinh rẻ những người dưới hay lép vế, thế cô.

8.- Quay quắt, lắt léo và lươn lẹo để chạy tội và ngụy biện chạy tội ác của Giáo Hội La Mã và những đặc tính xấu xa trên đây.

Những đặc tính này đã biến chính quyền Cuba thành một chế độ đạo phiệt Da-tô với tất cả những bất công cả về chính trị và xã hội, dù rằng toàn bộ giai cấp thống trị và bị trị đêu là tín đồ Ca-tô và đều là “tôi tớ hèn mọn” của Giáo Hội La Mã cả.


Fulgencio Batista

(1901 - 1973)

Vì thế mà xã hội Cuba luôn luôn ở trong tình trạng bất ổn và xẩy ra đảo chánh nhiều lần vào những năm 1909, 1917, 1933, 1934. Mỗi lần xẩy ra đảo chánh, thì Hoa Kỳ lại nhẩy vào can thiệp để ổn định tình hình và bảo vệ quyền lợi kinh tế của họ, rồi sau đó lại để mặc cho tân chính quyền tay sai của cả Vatican và Hoa Kỳ tự tung tự tác thao túng nội bộ, giống y hệt như sau này Hoa Kỳ để mặc cho chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm tự tung tự tác thao túng nội bộ miền Nam Việt Nam trong những năm1954-1963. Cũng nên biết, tân chính quyền nào cũng đều do tín đồ Ca-tô cầm đầu và chính quyền nào cũng là tay sai của Tòa Thánh Vatican cả. Cuộc đảo chánh 1934 do Fulgencio Batista (1901-1973) là một trường hợp điển hình cho thực trạng này. Tiếp theo sau nhiều biến cố chính trị thay đổi chính quyền, rồi đến năm 1952, Fulgencio Batista biến chính quyền thành chế độ đạo phiệt Ca-tô giống như Tổng Thống Louis Napoléon đã làm vào tháng 12 năm 1852 và Ngô Đình Diệm cũng làm sau đó vào những năm 1954-1963.

Nguời Đông Phương có câu nói “Bà già cầu cho bạo chúa sống lâu” với ngụ ý nói rằng bạo chúa đến sau là bạo chúa tham tàn và độc ác hơn các bạo chúa trước đó. Bởi thế cho nên, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy chính quyền Fulgencio Batista (1952-1959) tham tàn và ác độc hơn các chế độ đạo phiệt Da-tô Cuba trước đó. Dưới chế độ đạo phiệt Ca-tô Batista, tình cảnh người dân Cuba còn tệ hơn tình cảnh người dân Pháp vào những năm 1788-1789 (như sách Cách Mạng và Hành Động đã ghi nhận mà chúng tôi trích dẫn ở trong một chương nói về Cách Mạng Pháp 1789 ở trên.) Cũng vì thế mà nhân dân Cuba vô cùng căm phẫn và thù ghét chế độ Batista và sẵn sàng đi theo bất kỳ thế lực nào có khả năng đạp đổ chính quyền Batista và tống khứ Giáo Hội La Mã ra khỏi đất nước hoặc là ra khỏi chính quyền để giải thóat cho họ ra khỏi cái thòng lọng Ca-tô (Catholic loop). Cái tâm lý bất mãn và căm thù các chế độ đạo phiết Batista như vậy của nhân dân Cuba là cơ hội bằng vàng cho ông Fidel Castro (cũng là dân Chúa, và cũng tín đồ của Vatican) vận động và lôi cuốn được đại khối nhân dân (cũng là dân Chúa và xung là tín đồ của Vatican) ủng hộ và tham gia tổ chức cách mạng của ông để đạp đổ chính quyền, đòi lại quyền làm người và tạo phúc lợi cho nhân dân Cuba ở ngay trong kiếp đời này. Nhờ vậy mà đầu tháng 1 năm 1959, ông mới có thể kéo quân vào thủ đô Havana diệt trừ bạo quyền tàn ngược đạo phiệt Batista và cũng là phá tan chế độ giáo hoàng cực ký ác độc cực kỳ gian tham đã bám rễ ở quốc đảo này từ đầu thế kỷ 16. Nói về cuộc Cách Mạng Cuba 1959, sử gia Lillian Kiezel ghi lại trong bài viết “Cubans Oust Batista Dictatorship” với nguyên văn như sau:

Chế độ độc tài Batista đáng ghét đã bị nhân dân Cuba lật đổ. Ông Fidel Castro, người lãnh đạo Phong Trào 26/7 trong cuộc chiến du kích kéo dài cả hai năm chống chế độ Batista cầm đầu đoàn quân chiến thắng rách rưới tiến về thủ đô Havana. Hoa Kỳ đã nhìn nhận chính phủ cải cách tự do ông Manael Urrita làm thủ tướng vào ngày 7 tháng 1 năm 1959. Nhà độc tài Batista và các nhân viên cao cấp trong chế độ của ông ta đã phải chạy trốn sang nước Cộng Hòa Dominic rồi sang Hòa Kỳ. Việc trốn chạy này đã gây nên những cuộc biểu tình phản đối Hoa Kỷ ở thủ đô Havana.

Batista cho rằng Castro có ưu thế về quân sự. Nhưng vào khi cuộc chiến chấm dứt, đạo quân của Castro chỉ có vào khoảng từ 5 ngàn đến 10 ngàn người là nhiều nhất. Trong khi đó quân đội của chính quyền Batista có tới 50 ngàn người. Quân đội của Batista được trang bị bằng các thiết giáp xa, phi cơ và pháo binh hạng nặng của Anh và của Mỹ. Trong khi đó quân đội du kích của Castro chỉ được trang bị bằng súng lục, súng trường và những vũ khí thô sơ khác.

100 so với 1: Nhà độc tài Batista nói với báo chí Dominic rằng chiến thuật du kích của Castro không thể nào đánh bại được: “Quân đội phải cần tới 100 người để địch lại một du kích quân. Đây là trường hợp của Tito ở Nam Tư và chính quyền Trung Hoa.” Ông Bertram Johansen của tờ Christian Science Monitor cho rằng Batista nói đúng. Castro đã sử dụng những chiến thuật mà quân đội Cộng Sản đã sử dụng ở Đông Dương, ở Nam Tư và ở Trung Hoa “và nông dân thời thuộc địa ở Concord và Lexington đã sử dụng trong cuộc Cách Mạng chống lại quân Anh cách đây 182 năm.” Ông Johanssen cho biết, người dân tại các địa phương, đặc biệt là trong các vùng nông thôn, đã thành tâm chỉ đường dẫn lối cho quân lính của Fidel Castro, trong khi đó thì họ lại cố tình chỉ dẫn sai đường cho quân đội của Batista và còn tỏ ra mỉa mai nữa.

Sống trong tình trạng bị khủng bố thường trực: Từ khi Batista lên nắm chính quyền vào năm 1952, nhân dân Cuba thường trực sống trong tình trạng bị khủng bố. Chế độ Batista nổi tiếng về việc bắt bớ giam cầm, tra tấn và sát hại các thành phần đối lập chính trị. Nạn thất nghiệp trầm trọng và những người có công ăn việc làm thì chỉ được lĩnh đồng lương ốm đói không đủ nuôi sống gia đình. Đây là số phận của 5 triệu dân Cuba. Những người biểu tình chống chính quyền thì bị mô tả là những “phường du đãng và quân ăn cướp.” Tuy nhiên, ông Johanssen ghi nhận vào ngày 3 tháng 1 (1959) rằng “đại thể, những người nổi loạn vào Ngày Tết đã chọn lọc những mục tiêu để cướp phá. Những mục tiêu đó là những cơ sở cờ bạc và các gia đình triệu phú làm giầu nhờ dựa vào chính quyền để tham nhũng. Những đồng hồ đậu xe do bà con của Batista làm chủ bị họ dùng búa đập bể để lấy tiền. Những người chù đồng hồ đậu xe này bị nghi là đã làm giầu bằng cách thâu tiền như vậy.

Chính quyền Batista được giới đại tư bản và Bộ Ngoại Giáo Hoa Kỳ ủng hộ. Lòng phẫn nộ đối với người Hoa Kỳ về việc chi phối đời sống người dân Cuba thật là khủng khiếp.” [13]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ chế độ đạo phiệt Ca-tô Batista cũng là một chế độ đạo phiệt gia đình trị và cảnh sát trị, với đặc tính cực kỳ tham nhũng và cực kỳ bạo ngược. Tình trạng này đã làm cho nhân dân Cuba vừa luôn luôn ở trong tình trạng thường trực bị khủng bố, vừa phải gánh chịu những cảnh bất công, bị áp bức giống y như chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963. Vì vậy mà nhân dân Cuba vô cùng phẫn uất và hết sức căm thù chế độ. Chính vì thế mà họ đã triệt để ủng hộ quân Cách Mạng dưới quyền lãnh đạo của ông Fidel Castro. Nhờ được nhân dân triệt để ủng hộ, quân Cách Mạng của ông Castro chỉ có vào khoảng từ 5,000 đến 10,000 người rách rưới với những vũ khí thô sơ như súng trường, súng lục hoặc là còn tệ hơn nữa mà vẫn có thể đánh bại được đạo quân hùng mạnh của chính quyền Batista đông tới 50,000 người (đông hơn 10 lần) lại được vũ trang bằng những vũ khí tối tân, có phi cơ, có đại bác hạng nặng và có xe tăng thiết giáp yểm trợ cùng với quân trang và lương thực đầy đủ.

Sự kiện này chứng tỏ rằng quân đội Cách Mạng của ông Fedel Castro là quân đội của đại khối nhân dân bị trị có chủ trương mang lại bình đẳng về chính trị, xoá bỏ tất cả bất công trong xã hội do các chế độ cũ tạo nên để mang lại phúc lợi thiết thực ở trên cõi đời này là cơm no, áo ấm và quyền làm người cho toàn dân. Cũng vì thế mà chính quyền Cách Mạng Cuba 1959 có chủ trương theo xã hội chủ nghĩa. Ai cũng biết rằng bất kỳ chính quyền cách mạng nào theo xã hội chủ nghĩa cũng đều:

1.- Sử dụng những biện pháp mạnh để quốc hữu hóa những tài sản và các cơ sở kỹ nghệ của những thành phần đã dựa vào chính quyền độc tài mà chiếm đoạt được,

2.- Bãi bỏ mọi đặc quyền đặc lợi mà các chế độ cũ đã dành riêng cho hai giới quý tộc và tu sĩ,

3.- Bảo đảm quyền bình đẳng về chính trị, tôn giáo, kinh tế và xã hội cho tất cả mọi người dân,

4.- Không suy tôn một tôn giáo nào lên làm quốc giáo và đối xử công bằng với mọi tôn giáo.

5.- Bảo vệ quyền không theo một tôn giáo nào của người dân.

6.- Quốc hữu hóa tất cả các tài sản cũng như các cơ sở kinh doanh và giáo dục của Vatican đã dựa vào chế độ cũ để chiếm đoạt. Có làm như vậy thì mới có thể thực thi công bằng về kinh tế, công bằng trong xã hội và bình đẳng giáo dục cho toàn dân.

Thi hành những biện pháp này tất nhiên là làm tổn thương đến quyền lợi chính trị và kinh tế của Giáo Hội La Mã. Vì vậy, Tòa Thánh Vatican mới cực lực lên án chính quyền Cuba là Cộng Sản và hô hào giáo dân Cuba đứng lên lật đổ chính quyền này. Thế nhưng, dù rằng có tới 90% dân số là tín đồ Da-tô của Giáo Hội, ngoại trừ một nhóm thiểu số cuồng tín rất nhỏ, đại đa số nhân dân Cuba không những đã không thèm để ý đến lời kêu gọi của Vatican, mà còn hăng say ủng hộ chính quyền Castro và tích cực tham gia vào cuộc chiến chống Vatican. Chính vì thế mà chính quyền Cách Mạng Cuba 1959 mới tồn tại đến ngày nay. Cho đến nay đã có hơn một nửa thế kỷ rồi mà toàn khối tín đồ Da-tô ở quốc đảo này vẫn không hề nghĩ đến chuỵện PHỤC HỒI NIỀM TIN QUÁI ĐẢN hay PHỤC HỒI CHẾ ĐỘ ĐẠO PHIỆT DA TÔ BATISTA KHỐN NẠN ngày xưa của Nhà Thờ Vatican. Sự kiện này hoàn toàn trái ngược với nhóm thiểu số con chiên người Việt Nam. Tai sao lại như vậy? Chũng ta hay suy nghĩ về vấn đề này.

▪ IV.- Lòng Căm Thù Giáo Hội La Mã Của Dân Tộc Nicaragua

Nước Nicaragua (Trung Mỹ) có diện tích là 129. 640 km vuông (50.054 dặm vuông) lớn hơn diện tích nước Cuba một chút, và dân số vào khoảng 4.267.000 (vào năm 1995). Về tín ngưỡng, có tới hơn 95% dân số là dân Chúa thuộc hệ phái Vatican, và tất cả đều là con cháu những người bị cưỡng bách phải theo Ca-tô qua bàn tay bàn tay máu của chính quyền đạo phiệt Ca-tô, tay sai của Vatican. Cũng như các dân tộc Âu Châu và các dân tộc khác tại Mỹ Châu La-tinh, nhân dân Nicaragua cũng rất kinh tởm và thù ghét Vatican đến thấu xương. Cũng vì thế mà họ đã cố gắng giẫy dụa cả thập niên 1980 để thoát khỏi ách thống trị tham tàn bạo ngược của băng đảng "Hắc Y Ác Quỷ" (lũ quạ đen), tách rời ra khỏi Giáo Hội La Mã để lập một giáo hội riêng gọi là Giáo Hội Nhân Dân (People's Church). Lòng căm thù của họ đối với Giáo hội La Mã được thể hiện bằng những hành động khi Giáo Hoàng John Paul II "thánh du" đến quốc gia này vào tháng 3 năm 1983. Trong cuốn The Jesuites, cựu giáo sĩ Malachi Martin ghi lại những hành động này của họ với nguyên văn như sau:

"Vào lúc bắt đầu lên đọc bài thuyết giáo được chuẩn bị để công kích Giáo Hội Nhân Dân của nước Nicaragua, Giáo Hòang John Paul II ngạc nhiên khi thấy hệ thống âm thanh mà Ngài đang sử dụng không lấn át được tiếng hô những khẩu hiệu cách mạng có nhịp điệu vang lên từ đám đông quần chúng ở dưới khán đài. Ngài ráng hết sức để trấn áp những tiếng hô này, nhưng sức Ngài có hạn, tiếng kinh cầu nguyện (đúng hơn là những tiếng hô những khẩu hiệu) "Quyền lực phải thuộc về nhân dân!" "Hãy nói với chúng tôi tiếng nói của dân nghèo!" "Chúng tôi mong muốn một Giáo Hội Thống Nhất cho dân nghèo!" "Không có gì mâu thuẫn giữa Thiên Chúa Giáo và Cách Mạng!" cứ liên tục vang lên như sấm gầm làm rung động cả không gian và lấn át cả những lời thuyết giảng của Ngài.

Sự kiện này làm cho Giáo Hòang giận tái mặt và Ngài đã nhìn ra sự thật đang xẩy ra ở trước mặt. Ngài đã bị sa vào cái bẫy: tiếng nói của Ngài chìm lỉm trong những tiếng vang của tiếng hô những khẩu hiệu cách mạng. Trong cơn giận dữ và tuyệt vọng, Ngài lớn tiếng la thét "Im lặng!" Nhưng tiếng hô những khẩu hiệu cách mạng vẫn cứ vang lên lấn át cả tiếng la thét ra lệnh của Ngài. Lần thứ hai Ngài lại la thét lớn "Im lặng", nhưng lệnh truyền của Ngài vẫn bị tiếng hô những khẩu hiệu cách mạng của nhân dân lấn át. Lần thứ ba, Ngài lại la thét lớn "im lặng!". Nhưng Ngài đã đuối sức, tiêng hô ra lệnh của Ngài không còn thành tiếng nữa, chỉ còn là dấu hiệu bằng tay mà thôi. Tiếng hô những khẩu hiểu cách mạng "Quyền lực của Nhân Dân!" và "Chúa sống với Giáo Hội của nhân dân" đã lấn át và đè bẹp hết mọi cố gắng của Ngài. Quả thật là nhân dân ở đây vượt ra ngoài tầm tay của Ngài.

Tức giận quá, Ngài văng ra những lời mắng nhiếc vào Microphone và ném những cái nhìn nẩy lửa vào các nhân viên cao cấp trong chính quyền Niicaragua đang ngồi trên khán đài trong buổi lễ. Nhân dân dưới khán đài lại càng hô lớn hơn nữa khiến cho bài thuyết giáo của Ngài phải bị bỏ dở. Thế cũng chưa đủ. Quần chúng ở bên dưới vẫn tiếp tục hô lớn "Quyền lực thuộc về nhân dân!" "Tín đồ Ca-tô có thể là người theo chủ nghĩa Marx!" và "Hãy nói với chúng tôi về sự bất công của chủ nghĩa tư bản!" Cũng vẫn chưa hết bị làm nhục. Khi Ngài và đoàn tùy tùng lên máy bay ra về, và khi mọi người đã ngồi vào ghế ngồi trong chiếc máy bay DC 10 của hãng Alitalia tại phi trường Managua vào đêm hôm đó, viên phi công báo cho đài kiểm soát biết là máy bay đã sẵn sàng cất cánh, thì chính quyền Nicaragua ra lệnh cho chiếc phi cơ chở Ngài phải ở lại thêm 10 phút nữa. Đây là cử chỉ cuối cùng để nói cho Ngài biết ai là người thực sự làm chủ ở đây (Nicaragua). Còn nữa, chính quyền Nicaragua còn chơi Ngài cho đến chót. Đài phát thanh Nicaragua lên tiếng đòi Ngài phải xin lỗi về thái độ của Ngài.” [14]

Bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy rõ những người dân Chúa của Giáo Hội La Mã ở Nicaragua không những đã khinh thường và chống lại quyền lực của Tòa Thánh Vatican, mà còn khinh rẻ và chống lại cả giáo hoàng ngay cả khi trực diện đối đầu với ông ta. Họ đã không còn nhìn nhận tính cách thiêng liêng trong vai trò đại diện chúa của giáo hoàng ở trên thế gian này nữa. Thực ra, không phải chỉ có nhân dân Nicaragua đã hành xử như vậy, mà hầu như tất cả người dân Chúa thuộc hệ phái Vatican ở Âu Châu, ở Mỹ Châu La-tinh và rất nhiều nơi khác cũng đã thức tỉnh và cũng đã hành xử như vậy. Chỉ còn có nhóm thiểu sô cừu non (con chiên) người Việt ở nước ngoài như “xóm đạo Bolsa” và ở trong nước vẫn còn cuồng tín, và La Mã hơn La Mã mà thôi! Người viết ước mong rằng chính quyền Việt Nam cố gắng giúp đỡ họ thức tỉnh để nhìn ra bộ mặt thật ghê tởm của Vatican bằng chính sách giáo dục tự do khai phóng, phổ biến sâu rộng những tài liệu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã giống như ở các nước Âu Mỹ. Có như vậy thì mới hy vọng các con chiên người Việt sẽ thức tỉnh và hành xử giống như dân Chúa ở Nicaragua, và người Âu Châu. Mong lắm thay!

CHÚ THÍCH


[1] Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont. CA: Tự xuất bản, 1997), tr 28

[2] Trần Chung Ngọc, Đúc Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 292

[3] Harriett McCune Brown, Robert P. Ludlum & Howard B. Wider, This Is America’ s Story (Atlanta, GA: Houghton Miffin Company” , 1975) 392-393. Nguyên văn: “When Abraham Lincoln became President of the United States on March 4, 1861, he faced a very difficult problem. What should he do about the seceded states?

Lincoln did not want war. As he took oath of office, he said, “Suppose you go to war, you cannot fight always; and when, after much loss on both sides, and no gain on either, you cease fighting, the [same] old questions… are upon you.”

Slavery in the South was in no danger, for Lincoln promised that he had “no purpose, directly or indirectly, to interfere with… slavery in the states where it exists.” He went on to say, “In your hands, my dissatisfied fellow countrymen, and not in mine, is the momentous issue of civil war. The government will not assail you.” Lincoln, however, made it clear that he had taken a solemn oath to “preserve, protect, and defend” the United States government. Finally he pleaded with the people of the whole country to unite one again. Solemnly he said:

“We are not enemies, but friends. We must not be enemies… The mystic chords of memory, streching from every patriot grave to every living heart and hearthtone all over this broad land, will yet swell the chorus, as surely they will be, by the better angels of our nature.”

[4] Jack.T.Chick, Smokescreens (Chino, Chick Publications, 1983, trang 85-86. Nguyên văn: "This war would never been possible without the sinister influence of the Jesuits. We owe it to the popery that we now see our land reddened with the blood of her noblest sons. Though there were great differences of opinion between the South and the North on the question of slavery, neither Jeff Davis nor anyone of the leading men of the Confederacy would have dared to attack the North, had they not relied on the promises of the Jesuits, that, under the mask of Democracy, the money and the arms of the Roman Catholic, even the arms of France were at their disposal, if they would attack us. I pity the priests, the bishops and monks of Rome in the United States, when the people realize that they are, in great part, responsible for the tears and the blood shed in this war. I conceal what I know, on that subject, from the knowledge of the nation; for if the people knew the whole truth, this war would turn into a religious war, and it would at once, take a tenfold more savage and bloody character. It would become merciless as all both sides. The Protestants both the North and the South would surely united to exterminate the priests and the Jesuits, if they could hear what Professor Morse has said to me of the plots made in the very city of Rome to destroy this Republic, and if they could learn how the priests, the nuns, and the monks, which daily land on our shores, under the pretext of preaching their religion, instructing the people in their schools, taking care of the sick in the hospitals, are nothing else but the emissaries of the Pope, of Napoleon, and the other despots of Europe, to undermine our institutions, alienate the hearts of our people from our constitution, and our laws, destroy our schools, and prepare a reign of anarchy here as they have done in Ireland, in Mexico, in Spain, and wherever there are any people who want to be free."

"And then President Abraham Lincoln went on to say: "Is it not an absurdity to give a man a thing which is sworn to hate, curse, and destroy? And does not the Church of Rome hate, curse and destroy liberty of conscience whenever she can do it safely? I am for liberty of conscience in its noblest, broadest, highest sense. But I cannot give librerty of conscience to the Pope and to his followers, the Papists, so long as they tell me, through all their councils, theologians, and canon laws, that their conscience orders them to burn my wife, strange my children, and cut my throat when they find their opportunity! This does not seem to be understood by the people today. But sooner or later, the light of common sense will make it clear to every one that no liberty of conscience can be granted to men who are sworn to obey the Pope, who pretends to have right to put death those who differ from him religion."

[5] Lê Hữu Dản, Sự Thật (Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997), (Fremont, CA: TXB: 1997), tr 28-29.

[6] Nguồn: http://forums.redflagdeals.com/voice-faithful-clergy-sexual-abuse-scandal-will-eventually-cost-2-3-billion-177531/ Nguyên văn:(INDIANAPOLIS - The chairman of the Catholic lay reform group Voice of the Faithful predicted Saturday that the clergy sexual abuse scandal will eventually cost U.S. dioceses $2 billion to $3 billion.

Speaking at the first national meeting of the group in three years, David Castaldi urged leaders of local affiliates to press their bishops for better financial reporting as individual dioceses post large payouts to abuse victims, lawyers and others.

The Associated Press reported last month that the costs to the church so far totaled slightly more than $1 billion for abuse cases that date back decades. The projection by Castaldi indicates that direct costs could rise twice as high.

Boston, where the scandal first erupted more than three years ago before spreading nationwide, reached an $85 million settlement with 552 people in 2003. The Diocese of Orange, Calif., settled 90 abuse claims for $100 million last December, followed by last month's settlement of $120 million by the Diocese of Covington, Ky.

"That record will not last," said Castaldi, who is also a former chancellor and chief financial officer for the Boston Archdiocese.

The bankrupt Diocese of Portland, Ore., faces claims topping $500 million, and the Archdiocese of Los Angeles will settle cases for at least $500 million and perhaps as much as $1.5 billion, he said.

"We can now see total direct costs of $2 billion to $3 billion," he said.”

[7] Steve Maynard (The News Tribune) "Church lists sex abuse costs" The News Tribune [Tacoma, WA] Friday, April 4, 2003: B1 & B8. Nguyên văn: ("Archdiocese: Settlement fees counseling total $4.1 million.- Clergy sex abuse complaints against the Catholic Archdiocese of Seattle have cost $4.1 million since 1987, the archdiocese reports. About $2.8 million had been paid to 65 victims of sex abuse by priests in the archdiocese. Another $500,000 covered pastoral case and counseling for victims, and $800,000 went for attorneys' fees the archdiocese said Wednesday, disclosing the amounts for the first time. All costs have been covered by archdiocese's insurance. There have been no reports of clergy sexually abusing children in the archdiocese since 1987, the year before it added safeguards to protect minors, the archdiocese said..." Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Chương 16, Phần II của bộ sách Lịch Sử và Hồ Sợ Tội Ác của Giáo Hội La Mã.

[8] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, NJ (The Presbyterian and Reformed Publishing Company), p. 273.Nguyên văn: “The American visitor to Mexico is often amazed to discover an abundance of large beautiful churches in almost every part of the nation. Frequently the question arises, “How could they afford to construct such a vast number of imposing edifices?” The answer, of course, is slave labor. “Following the conquest by Cortez, the Indians were force into slavery by the Roman Church and put to work building its places of worship and other religious structures. In Henry Bamford Parkes’ most excellent work, a History of Mexico, we read: “Twelve thousands churches were built in Mexico during the colonial period; and though they testify to the triumph of Christ over Huitzilopochtli (chief god of the Aztecs), they also testify to the skill of the missionaries (Jesuits) in obtaining unpaid labor from the indians.” Many of the Indians died as a result of being forced into strenous labor to which they were not accustomed.”

[9] Charlie Nguyễn, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2003), tr 159.

[10] Father Shannon M. Collins, CPM. Nguồn:

http://www.ewtn.com/library/MARY/COLAGPRO.HTM. Nguyên văn: “The modern has been especially revolutionary toppling kings from their thrones and smashing altars. In the year 1917, for example, the Bolsheviks, the Communist revolutionries in Russia overthrrew and assassinated the Czar and his royal family. But months before this tragedy, a revolution occurred in Mexico. Yes, the 1917 revolution in Mexico established the world’s first socialist constitution and Holy Morther Church suffered greatly. Authoirities demolished, desecrated, and seized Catholic Churches and religious houses. In a satanic rebellion, revolutionaires destroyed sacred vessels, sacramentals, and sacred works of art. Priests, religious and Catholic laity were persecuted and killed. In the Mexican province of Tobasco things were especially difficult. The socialist governor of Tobasco named his children Lenin, Satan, and Lucifer. He destroyed all churches, forced priests to marry, and persecuted any true Christian...” “BI. Miguel Agustin Pro –23 November 2004.”

[11] Chu Văn Trình, Thái Vân, Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Lọan Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II (Dora, FL: Văn Sử Địa, 1994), tr 68.

[12] Howard B. Wilder, Robert P. Ludlum & Harriett McCune Brown, This Is America’s Story (Attlanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975), tr 594. Nguyên văn: “In the late 1800’s, however, the Cubans became restless under Spanish rule. Several times they rebelled and tried to win independence. Each time the soldiers of Spain overpowered them. In 1895, however, they tried again. When Spain refused to give Cuba its freedom, rebellion flamed from one end of Cuba to the other. Spanish troops marched against Cubans, the Cubans fell upon the Spanish soldiers in surprise attacks. They burned supplies and acres of sugar cane, the Island’s chief crop.”

[13] Nguồn: http://www.walterlippmann.com/militant-cuba-1959.html. Ngày 30/6/2006. Nguyên văn: “Cuban’s hated Batista dictatorship was overthrown last week. Fidel Castro, leader of the 26th of July movement that waged the two-year guerilla war against Batista, led his ragged forces in a dramatic triumphal march to Havana. Washington recognized the new liberal reform government headed Manuel Urritia on January 7 (1959). Batista and other top government fled to Dominican Republic and the United States. Their escape touched off protest demonstration in Havana.

Batista claimed that Castro had superior arms. But Castro had between 5,000 to 10,000 troops when the civil war ended and this was the largest force he ever had. Batista had the government army of 50,000 troops. His troops with tanks, planes and heavy artillery obtained from the U.S. and England. Castro’s guerrillas were armed with revolvers, riffles and even more primitive weapons.

100 to 1: The ousted dictator told a Dominican newspaper editor that Castro guerrilla tactics were impossible to lick: “An army would need 100 men for each guerrilla it fought. That was the case of Tito in Yugoslavia and the Chinese government.” Bertram B. Johanssen of the Christian Science Monitor said that Batista was right. Castro used the same tactics as were used by Communist forces in Indochina, Yugoslavia and China "“and 182 years ago by farmers in Concord and Lexington against the British in the American Revolution.”

Johanssen reports how “local populations, especially in rural area, aided rebels enormously with their friendliness. They hid them from Batista soldiers, gave rebels correct directions down abscure roads and passages, provided wrong directions, flavored with sardonic humor, to government troops.”

Lived in terror: Sicne Batista seized power in 1952, Cuba’s population had lived in terror. The regime was notorious for its jailing, torture and murder of political opponents. Abysmal pay, unemplyment were the lot of Cuba’s 5,000,0000 inhabitants. The victory demonstrators have been depicted as “mobs of looters and gangsters.” However, Johanssen reports (January 3) “Generally, the New Year’s Day mob rioters were selective obviously had become rich on political corruption. The parking meters which the mobs battered with sledgehammers and emptied of their small coins had been installed by Batista relatives, who were suspected or reaping huge profits from them.

The Batista government was propped up all these years by American big business interests and the U.S. Star Department. The resentment against American domination of Cuban life is tremendous.”

[14] Malachi Martin, The Jesuits (New York: The Linden Press, 1987), pp. 119-120. Nguyên văn: “When the moment came for him to deliver his prepared homily - a vigorously onslaught on the People's Church. - he appeared surprised that even the microphone that had been set up for him could not overcome the well-rehearsed and beautifully timed cacophony that now rose from the crowds....When John Paul strained to make his deep voice resound over competition, the litany of the crowd became thunderously loud as regular heartbeats: "Power to the People!" "Speak to us of the poor!"... We want a united Church on the side of the poor!" "There is no contradiction between Christianity and revolution!"...

John Paul's face became livid with indignation as he realized what was happening: He was being trapped and nullified in a well of noise. In anger and desperation, he finally shouted, "Silencio!" In the well-orchestrated symphony of the claques, the Pope's command was but a signal to increase the tempo of slogans. "Silencio!" John Paul shouted a second time. A new crescendo of slogans engulfed him. A third time: "Silencio!" the word accompanied now by staying gesture of his hand. An unimaginably loud chorus of "Power to the People! Christ lives in the People' s Church!" overwhelmed his efforts. The crowd was beyond his control. Angered, John Paul shouted a taunt into his microphone, his fury-filled glance shooting over at the Junta in their reviewing stand: "Miskito Power!" Finally the thumping cascade of amplified shouts defeated John Paul. He did not finish his homily. But even that was not enough... The slogans continued ... "Power of the People!" and "It is possible to be Marxist and Christian!" and "Speak to us about the injustice of capitalism!".

Yet the humiliation was not complete. When John Paul and his entourage took their seats in the Alitalia DC-10 at Managua's airport that night and the pilot notified the control tower that he was ready to take off, the Junta ordered the papal plane to be kept waiting an extra ten minutes on the ground. It was their gesture to underline who was really in control here. When at last the humiliation had been played to its last note, the government radio insisted to the Nicaraguan people that the Pope should apologize for his behavior.”

Trang Nguyễn Mạnh Quang