Tại Sao Ông Hồ Và Titô Được Tôn Vinh

Trong Số Các Nhà Lãnh Đạo Cộng Sản?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ036.php

21-Feb-2012

Cùng Là Nhà Lãnh Đạo Cộng Sản, Các Ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông Và Castro Bị Quy Liệt Là Bạo Chúa (cùng với hơn 50 tên bạo chúa Chúa Ki-tô khác), Nhưng Hai Ông Hồ Và Titô Lại Được Tôn Vinh Là Các Nhà Ái Quốc.

 

Hồ Chí Minh (bên trái) - TiTô (Josip Broz Tito, 1892-1980)

Lời nói đầu:

Cuộc cách mạng tháng 8, 1945 dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã làm cho Vatican và thiểu số tín đồ Ca-tô người Việt mất hết tất cả đặc quyền đặc lợi, ăn trên ngồi trốc, và mất hết tài sản mà Giáo hội đã cướp đoạt của dân ta trong những năm 1862 - 1945. Vì thế mà Vatican luôn luôn tìm cách đánh phá chính quyền hiện nay bằng trăm phương ngàn kế trong đó chiến dịch tố cộng từ thời Ngô Đình Diệm cho đến nay. Những sai lầm của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính quyền Việt Minh đã được phóng đại một cách quá đáng đến mức vô lý, để phủ lấp những tội ác của họ đối với dân tộc ta từ khi Vatican bắt tay với Nguyễn Phúc Ánh để đánh đổ nhà Tây Sơn cho đến nay. Đây là lý do để tác giả trình bày một sự thật trong muôn vàn sự thật luôn luôn bị khỏa lấp bởi những chiến dịch tố cộng ngày càng được Vatican âm thầm đẩy mạnh ở hải ngoại cũng như trong nước, bằng cách lợi dụng và khai thác các khuyết điểm của nhà nước đương quyền.

Vào bài

Cùng là nhà lãnh đạo Cộng Sản, các Ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Castro bị quy liệt là bạo chúa (cùng với hơn 50 tên bạo chúa Ki-tô khác), nhưng hai ông Hồ và Titô lại được tôn vinh là các nhà ái quốc.

Các ông Vladimir Iliyich Lenin (1870-1924), Joseph Stalin (1870-1953), Mao Trạch Đông (1893-1976), JosipTito (1892-1980), Hồ Chí Minh (1890-1969),   Fidel Castro (1927-) đều là những người  xuất thân từ các quốc gia hoặc là nằm dưới ách thống trị hoặc là của các tập đoàn phong kiến, phản động cấu  kết với Ca-tô Roma giáo hay Ki-tô giáo, hoặc là nằm dưới ách thống trị của thực dân xâm lược cấu kết với Vatican (trường hợp Việt Nam và Nam Tư) và đều ở trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, châm tiến. Họ đều  nghiên cứu Cộng Sản (Communism) của các ông Karl Marx (1818-1883), và triệt để áp dụng chủ nghĩa này để tổ chức Đảng Cộng Sản rồi giác ngộ quần chúng và kêu gọi mọi người cùng với họ quyết tâm vùng lên lật đổ các chính quyền phong kiến, phản động và khử diệt tận gốc “cái tròng Ki-tô giáo” (the Catholic loop) rồi tiến hành các cuộc cách mạng để xóa bỏ hết tất cả bất công về chính trị, xã hội, văn hóa và kinh tế. Họ tin tưởng rằng, có như vậy thì dân trí mới được nâng cao, đời sống người dân mới được cải thiện, đất nước mới hy vọng trở nên hùng mạnh và mới có thể ngẩng đầu lên sánh vai cũng với các quốc gia khác trong cộng đồng nhân loại. Họ đã  thành công  đạt được hầu hết những mục tiêu như đã đề ra, đều nắm quyền cho đến khi trút hơi thời cuối cùng và truyền lại quyền lãnh đạo chính quyền cho những người kế nhiệm để tiếp tục đi theo con đương của họ đã đề ra.

Như vậy, về phương diện sử dụng chủ thuyết cộng sản của ông Marx để tổ chức đảng cộng sản hầu hoàn thành nhiệm vụ lịch sử mà họ đã đề ra, tất cả những nhà lãnh đạo trên đây đều thành công gần như ý muốn. Họ cũng được giai cấp lao động và nhân dân các quốc gia thuộc địa của Âu Mỹ ngưỡng phục. Ấy thế mà các nhà viết sử lại có những nhận xét khác nhau về các nhà lãnh đạo cộng sản trên đây.

Khác nhau ở điểm nào?

Khác nhau ở chố  các ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông và Castro thì bị nhà viết sử Nigel Cawthorne ghi nhận là những tên bạo chúa trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loai (Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004) . Trong khi đó thì ông Hồ Chí Minh và ông Tito không những đã không bị quy liệt vào trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử ở trong cuốn sử trên đây, mà lại còn  được nhân dân nước họ (Việt Nam và Nam Tư) tôn vinh. Riêng ông Hồ Chí Minh không những chỉ được nhân dân Việt Nam tôn vinh là đại anh hùng dân tộc, mà khắp mọi nơi trong nước, muôn dân đều lập đền thờ thờ ông giống như trường hợp Đức Trần Hưng Đạo, Vua Lê Lợi, Vua Quang Trung, và được nhân dân thế giới bầu chọn làm vĩ nhân của nhân loại. Xin xem Phụ Bản đính kèm ở dưới.

Tại sao lại như vậy?

Chúng ta biết rằng chủ nghĩa Cộng Sản của hai ông Karl Marx (1818-1883)  và ông Friederick Engels (1820-1895) nêu lên trong bản Bản Tuyên Ngôn Cộng Sản công bố vào năm 1848 có chủ đích là xóa bỏ tình trạng bất công và mâu thuẫn về kinh tế. Đại khối dân nghèo lao động làm việc quần quật từ 14 hay 15 giờ một ngày, một tuần 6 ngày, và tuần nào cũng như tuần nào đều phải làm như vậy mà vẫn phải sống trong cảnh đói lạnh, cơ cực nghèo khổ. Trong lúc đó, nhóm thiểu số dựa vào thế lực nhà thờ cấu kết với nhà nước độc quyền nắm hết các phương tiện sản xuât trong xã hội để bóc lột tối đa giai cấp bị trị. Như vậy họ mới có thể sống đời vương giả trong những lâu đài, dinh thự xa hoa tráng lệ, ăn chơi phe phỡn trên mồ hôi nước mắt của giới lạo động nghèo nàn khốn khổ. Thực trạng này đã được sách sử ghi lại rõ ràng như vậy:

“Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ (La Révolution Industrielle) ở những nước Tây Phương kia, cũng đã tạo nên những xiềng xích quá sức con người, khiến Engels, thế kỷ thứ 19, đã phải viết:

"Rất thường xuyên người ta đã thấy một lũ trẻ từ 14 đến 20 đứa châu đầu lại trong một căn phòng nhỏ, làm việc suốt 15 tiếng trong 24 tiếng mỗi ngày mà toàn là những công việc kiệt lực. Những đứa trẻ con từ 9 đến 10 tuổi đã bị kéo ra khỏi những cái giường bẩn thỉu, từ 2, 3, 4 giờ đêm, bắt phải làm việc cho vừa đủ sống sót, cho đến 10, 11, hay 12 giờ đêm, tay chân rũ rượi, người héo lại, mặt nhợt ra, và cả nhân phẩm của chúng nó đã biến thành một trạng thái tê lạnh như đá, tuyệt đối ghê rợn khi nhìn vào."

Vì thế, khi lòng người đã nổi trận cuồng phong, vì không còn cách nào khác hơn, thì Karl Marx và Engels cũng đã phải kết luận Communist Manifesto bằng những dòng cuối cùng như sau:

"Những người Cộng Sản công bố rằng, những mục đích của chúng ta sẽ chỉ đạt được bằng cách lật đổ mọi điều kiện xã hội hiện tại. Hãy làm những giai cấp cai trị phải run sợ trước cuộc cách mạng cộng sản. Giới bần cùng sẽ chẳng mất gì ngoài những xiềng xích, nhưng sẽ có cả một thế giới đợi ta. Nhân công trên toàn cầu, hãy đoàn kết!" [6]

Nhờ có hai ông Marx, Engels và những người sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản của hai ông để  tranh đấu cho quyền lợi của giới lao động mà đời sống của họ ngày nay không còn bị bóc lột và khốn khổ như hồi thế kỷ 18 và 19 nữa. Ngày nay, chính quyền của hầu hết các quốc gia trên thế giới dù có độc tài hay chuyên chế toàn trị đến đâu đi nữa cũng đều đã ban hành các đạo luật về lao động với những điều khoản bảo vệ quyền lợi của người công nhân.

Ai cũng biết rằng, ngày nay tất cả mọi người trong giới lao động, bất kể là trí thức hay chân tay, công chức  hay công nhân viên của bất kỳ công ty kinh doanh tư nhân nào cũng đều (1) chỉ phải làm có 8 giờ một ngày hay 40 giờ một tuần (nếu làm thêm thì được tính tiền phụ trội), (2) mỗi năm được nghì xả hơi  từ 2 tuần đến 1 tháng hay nhiều hơn để cùng với gia đình đi đây đi đó (annualy leaves) mà vẫn được hưởng tiền công hay tiền lương đầy đủ, (3) được quyền nghỉ khoảng 10 ngày hay nhiều hơn cho trường hợp đau yếu (sick leaves) mà vẫn được hưởng tiền công hay tiền lương đầy đủ, (4) được hưởng tiền bồi thường tai nạn lao động, nếu chẳng may bị tai nạn phài điều trị tại nhà thương, mang thương tật hay tử thương, và (5) tiền hưu trí khi đến tuổi về hưu.

Ăn quả có nhớ kẻ trồng cây?

Là người dân lao động để mưu sinh, tất nhiên là những người còn lương tâm, còn nhân tính đều phải biết ơn họ, trong đó, Marx và Engels là những người có công đầu và lớn nhất.

Thế nhưng, hai ông Marx và ông Engels cũng lại là những người bị Giáo Hội La Mã thù ghét nhất, căm thù và nguyền rủa nhiều nhất. Như vậy rõ ràng là Giáo Hội La Mã luôn đứng vào giai cấp thống trị chống lại giai cấp bị trị và giới cần lao. Lịch sử đã chứng tỏ như thế. Ngoài ra, để che giấu những hành động bất chính này, Giáo Hội triệt để cấm đoán mọi thứ quyền tự do ngôn luận. Sự thực này đã được trình bày đầy đủ trong chương 6, Phần 2, sách "Lịch Sử và Hồ Sơ Tội ác của Giáo Hội La Mã".

Chính vì thế mà Giáo Hội đã cố gắng tối đa ngăn cấm các chính quyền đạo phiệt tay sai của giáo hội, không cho đưa môn lịch sử vào chương trình ở bậc trung học,[7] và tự do báo chí như Giáo Sư Lý Chánh Trung đã ghi nhận:

“Trong thông điệp ngày 29-4-1814 gửi Đức Giám-mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hoàng Pie VII viết “Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt Hiền thê thánh thiện và tinh tuyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín”. Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi... [8]  

Ai có lương tâm hãy suy nghĩ TẠI SAO lại như vậy?

-- oOo --

Dưới đây, chúng tôi xin trình bày sơ qua về các nhà lãnh đạo cộng sản trên đây đã sử dụng chủ thuyết cộng sản của hai ông Marx và Engels như thế nào.

1.- Ông Lenin dùng chủ nghĩa Cộng Sản để huy diệt chế độ Nga Hoàng (luôn luôn cấu kết khắng khít với thần quyền Ki-tô Chính Thông Giáo) để giải phóng nguời dân Nga thoát khỏi cuộc đời khốn nạn của kiếp nô lệ một cổ ba bốn tròng (1) Hoàng gia Nga, (2) bọn quan lại tham tàn và bạo ngược, (3) chế độ thần quyền của Chính Thống Giáo, và (4) bọn tu sĩ của cái tôn giáo này. Cũng nên biết là từ thế kỷ 17 cho đến năm 1917, chế độ Nga hoàng là một chế độ quân chủ bạo ngược, tham tàn và dã man nhất trong lịch sử nhân loại, chỉ thua có Giáo Hội La Mã thôi. Lỗi lầm của ông Lenin là ông đã không kiềm chế được ngọn lửa căm hờn của nhân dân Nga đối với  hoàng gia Romanov. Mối căm hờn này đã bị dồn ép từ bao nhiều thế kỷ khiến cho họ đã thẳng tay tàn sát toàn thể gia đình Nga Hoàng Nicholas II (1868-1918) không một chút thương xót. Đối với lịch sử, ông Lenin phải chịu trách nhiệm trong vụ tàn sát này. Vì thế mà ông bị sách sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa tàn ác nhất trong lịch sử nhân loại.

2.- Stalin kế vị Lenin theo cùng đường lối Maxist. Stalin đã có công đưa nước Nga từ một nước lạc hậu, chậm tiến vừa mới thoát ra chế độ Nga Hoàng mới được một thời gian ngắn (tính từ tháng 10.1917) tiến lên hàng siêu cường có thể đối đầu với siêu cường Hoa Kỳ. Nhưng vì ông củng cố quyền lực, biến nước Nga thành một trại tù khổng lồ chưa từng có trong lịch sử nhân loại, tàn sát tới nhiều triệu người kể cả những người đồng chí cũ của ông đã có công với Cách Mạng 1917. Vì thế mà ông ta trở thành một trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.

3.- Ông Mao Trạch Đông dùng chủ thuyết Cộng Sản để giải phóng thân phận khốn khổ của người dân Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị tham tàn của (1) các triều đại vua chúa, (2) các thế lực ngoại cường xâu xé đất nước, (3) chế độ quân phiệt phong kiến Quốc Quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, và (4) bọn truyền giáo Ki-tô liên kết với thế lực ngoại cường Âu Châu để ăn có và miệt thinếp sống văn hóa cổ truyền của người Trung Hoa để thủ lợi.

Chính các thế lực phong kiến phản động này đã làm cho đất nước Trung Hoa bị phân hóa thành nhiều vùng, mỗi vùng bi dưới quyền thống lãnh của một lãnh chúa, dùng bạo quyền để duy trì và củng cố quyền lực hầu có thể sống đời vương giả, phe phỡn đú đởn với rượu ngon gái đẹp mà không cần biết tình trạng khốn cùng, điêu linh, cơ cực của nhân dân dưới quyền. Tình trạng này đã  làm cho nước Trung Hoa nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến, dân trí thấp kém, đói rét triền miên.

Trung Hoa là nước có dân số lớn nhất và diện tích đứng hàng thứ nhì, thứ ba trên thế giới mà phải cúi đầu chịu nhục để cho các cường quốc Âu Mỹ kéo nhau đến bắt nạt xâu xé, bị Giáo Hội La Mã cho người (các nhà truyền giáo Ki-tô) đến khinh rẻ và miệt thị là “dân man di, mọi rợ”, chà đạp lên truyền thống văn hóa cổ truyền của dân tộc, bị nước Nhật nhỏ bé ở kế bên cũng tiến đến bắt nạt.

Đứng trước thảm trạng này, ông Mao Trạch Đông đã dựa vào chủ thuyết Cộng Sản của hai ông Marx và Engels, sửa lại một số điều ở trong đó để cho thích hợp với hoàn cảnh riêng của đất nước ông, rồi kêu gọi và lôi cuốn dân nước đi theo ông đánh đuổi các thế lực ngoại thù ra khỏi đất nước và đập tan các thế lưc nội thù phong kiến, đem lại một Trung Hoa thống nhất như ngày nay.

Thế nhưng, sự đời “nhất tướng công thành vạn cốt khô”  và “quyền hành sinh ra tội ác”. Quyền lực đã quyến rũ ông, khiến cho ông đã sát hại nhiều triệu người kể cả những đồng chí cũ của ông. Tiếc lắm thay! Chính vì thế mà nhà viết sử Nigel Cawthorne đã thẳng thửng ghi danh tánh của ông vào bảng danh sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.

4.- Ông Titô dùng chủ nghĩa Cộng Sản để gom các tiểu quốc trong vùng Ba Nhĩ Cán (Balkan) vốn nằm dưới quyền thống trị của Đế Quốc Đức. Vatican cấu kết với Đức Quốc Xã trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Chế độ đạo phiệt Ca-tô ở Croatia trong những năm 1941-1945 là bằng chứng cho sự kiện này. Ông Tito đã có công đánh đuổi liên minh Đức-Vatican giành độc lập cho nhân dân trong vùng này, và kết hợp lại thành một liên bang Cộng Hòa Nam Tư độc lập, hùng mạnh  và  tự do, không theo Nga và cũng không theo Mỹ. Không ai phủ nhân được sự kiện nước Nam Tư dưới quyền lãnh đạo của ông trong những năm 1945-1980 hoàn toàn không có vấn nạn Giáo Hội La Mã, bọn quạ đen và con chiên Ca-tô không còn dám rêu rao tranh đấu cho “hòa bình và công lý” “tranh đấu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo”, không dám ho hoe bày trò “hiệp thông cầu nguyện” để đánh phá chính quyền và nhân dân Nam Tư mà chúng đã và đang làm ở Việt Nam từ năm 1976 cho đến nay. Vì thế mà ông được nhân dân Nam Tư ca tụng như là một nhà đại ái quốc của dân tộc Nam Tư, và hầu hết các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều kính trọng ông.

5.- Ông Hồ Chí Minh dùng chủ nghĩa Cộng Sản để giải phóng dân tộc trong tình trạng một cổ năm sáu tròng. Ông kêu gọi toàn dân đi theo Mặt Trận Việt Minh làm nhiệm vụ lịch sử  (1) đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, đại cuộc mà các thế hệ đàn anh trong gần một thế kỷ 1858-1945 chỉ thành nhân mà không thành công, (2) hủy bỏ chế độ quân chủ phong kiến, trung ương tập quyền để giải thoát cho nhân dân ta cái thân phận làm tôi thần cho những kẻ bất xứng, ăn hại ngồi chễm chê trên ngai vàng, tác oai tác quái, phè phỡn trên mồ hôi nước mắt và xương máu của nhân dân, và (3) xoá bỏ hết tất cả những tàn tích thực dân phong kiến của hai đế quốc Pháp, Vatican và bọn vua quan của triều đình bù nhìn nhà Nguyễn để lại.

Sự kiện này được ông Nguyễn Văn Hùng tóm lược như sau:

“Và khi họ (Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican - NMQ) dám xem dân tộc Việt Nam ta như một hạng người nòi giống khác, phải hầu hạ cho quyền lợi quốc gia họ, thì lời kêu gọi của Karl Marx và Engels đã trở nên đồng nghĩa với ý chí bất khuất của chúng ta. Trong thâm tâm, người Việt Nam ta đã tranh đấu cho những quyền lợi căn bản của con người, được ghi trong các dòng tư tưởng của một Thời Đại Quang Minh. Vì những sự tương tự đó, cuộc giải phóng của người Việt Nam chúng ta cũng đã gợi lại tất cả những hình ảnh oai hùng, nhưng cũng ghê rợn như cuộc cách mạng Pháp năm xưa, 1789, vì cuộc cách mạng ấy cũng bắt nguồn từ những lý tưởng chung của con người. Đó là quyền sống trong tự do, và quyền giữ một mảnh quê hương tổ tiên để lại.” [9]

Lời kêu gọi của ông Hồ được phổ biến rộng rãi vào đúng lúc toàn dân ta đã và đang khát khao ao ước một thế lực phất cờ quật khởi,

- để cho mọi người cùng đi theo chiến đấu cho đại cuộc cứu nước,

- để cho dân ta không còn phải sống đời nô lệ, bị gọi là “những quân man di, mọi rợ”, "những phường tà giáo và vô đạo”,

- để cho dân ta khỏi bị khinh rẻ như là “chó ngựa”, bị bóc lột vô cùng tàn tệ, đến nỗi dân ta phảii rơi vào thảm họa đói khổ triền miên mà cao độ là chỉ trong mấy tháng mùa xuân năm Ất Dậu 1945 mà con số người chết đói lên tới hai triệu người. (Xem "Thế Lực Nào Là Thủ Phạm Gây Ra Nạn Đói Vào Nùa Xuân Năm Ất Dậu 1945" Chương 30 của bộ Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của GHLM: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=197)

Tài liệu những hình ảnh của nạn đói năm Ất Dậu

Trẻ em trong nạn đói

một bức tranh tả nạn đói 1945

Ăn cả thịt chuột

Tâm trạng này được sách Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào (một cán bộ của Quốc Dân Đảng đối nghich với Việt Minh) nói như sau:

 “Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.” [10]

Đây là sư thực, và sự thực này được nhà thơ Nguyễn Tố Chi ghi lại bằng những dòng thơ hào hùng gợi lên cái hình ảnh người người hăng say cương quyết Lên Đường đi theo Việt Minh để đòi lại núi sông cho dân tộc:

Trong mắt tôi đã thấy,

Dân tôi:

Người trước nối người sau,

Tay trong tay kết chặt một vòng,

Đi đòi lại núi sông trong tay giặc

"Thế giặc mạnh lấy gì mà chống đỡ?"

Lời Diên Hồng vạn tiếng quyết tâm.

Phải trải xương,

Phải đỏ máu với quân thù

Phải đoàn kết triệu bước chân dấn bước,

Lễ thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân - 1945

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam

Từ sông Hồng xuôi về sông Cửu,

Từ đồng bằng nối mãi tới Trường Sơn.

Khắp non sông vang dội bước quân hành

Tay giáo mác và con tim sôi máu.

Trong ánh mắt triệu niềm tin rực sáng

Buổi quân về giải phóng Việt Nam.

Quê hương tôi hôm nay đã thấy

Những mẹ già chị gái

Làm hậu cần nuôi quân,

Dân công phục vụ chiến dịch Nam Bộ

Những thanh niên hôm nay
Đã làm anh kháng chiến,
Những em bé mười lăm
Gánh vai trò liên lạc.
Cả nước đồng một lòng
Đứng lên tiêu diệt giặc.
Lời réo gọi của non sông đất nước:
Các anh
Xin đứng dậy
Lên đường!
(Nguyễn Tố Chi)

Bài thơ này cho chúng ta thấy rõ sự thật đã xẩy ra đúng như lời ông Hoàng Vàn Đào ghi nhận ở trên.

Rồi chính những người Việt Nam hăng hái lên đường đi theo Việt Minh được vũ trang bằng con tim sối máu quyết tâm chiến đấu trong các chiến dịch tiêu diệt giặc trên khắp các nơi nào có liên quân giặc trú đống và chống trả mãnh liệt trong cuộc hành quân của chúng cũng như các cuộc bố ráp của những toán lính đạo xuất phát từ các làng đạo được giặc vũ trang. Chính vì những "con tim sôi máu” này đã nung nấu ý chí quyết tâm diệt thù, cho nên mới có những anh hùng  như Hoàng Văn Nô [11] lăn xả vào địch, dùng lưỡi lê đâm địch rồi ôm chặt lấy địch cùng chết với địch để cho đồng đội tiến lên hòan thành nhiệm vụ, như Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Chức nhào ra nằm xuống lấy thân xác làm sức cản bánh xe súng cao xạ để cho khẩu súng này khỏi rơi xuống vực sâu trong khi chuyển súng tới nơi bố trí, mới có Trần Oanh lao vào sát tường lô cốt gắn bộc phá, giật sập ổ súng đại liên của địch, mới có Phan Thành Giót trườn lên dưới làn đạn tiến tới ném lựu đạn vào lỗ châu mai, làm tê liệt hỏa lực đối phương để mở đường cho đồng đội xung phong, như Trần Cừ, lao mình vào bịt họng súng đại liên của địch để cho đồng đội tiến lên, như La Văn Cầu đã bị thương gẫy một cách tay mà vẫn còn ôm bom chạy nhào tới tới mục tiêu để hoàn thành nhiệm vụ.

6.- Ông Ca-tô Castro sử dụng chủ nghĩa Cộng Sản để thức tỉnh đại khối đồng đạo của ông nhìn ra bộ mặt thật vô cùng ghê tởm của  thế lực đen Vatican: Thế lực này dùng danh xưng Giáo Hội La Mã hay Ca-tô Rô-Ma Giáo để mê hoặc,  phỉnh gạt, lừa bịp người đời hầu thủ lợi và luôn luôn đứng về phía cường quyền, tư bản và bọn nhà giấu để bóc lột tín đồ và người dân bị trị. Nhờ thế mà nhân dân Cuba mới thức tỉnh, hoài nghi về những lời dạy giáo hội: “Giáo Hội La Mã là cha là mẹ của tín đồ”, “Tín đồ phải tuyệt đối trung thành với giáo hội”, “Tín đồ là tôi tớ hèn mọn của giáo hội”, v.v… Nhân dân Cuba đã thấy rằng ông Castro đã nói thật và đi theo ông để chống lại Giáo Hội La Mã.

Muốn cho dân chúng biết rõ bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã, hãy nêu lên những điều hoài nghi chẳng hạn như:

a.-  Giáo hội có xứng đáng cho họ coi như là cha, là mẹ không?

b.- Tại Sao họ lại phải có bổn phận phải tuyệt đối trung thành với giáo hội trong khi giáo hội luôn luôn cấu kết với cường quyền, với các thế lực phong kiến , với giai cấp tư bản giầu có để áp bức và bóc lột họ không hề có chút gì là tình cha mẹ đối với con cái cả?

c.- Lòng trung thành với Vatican và lòng yêu thương dân tộc đất nướchai yêu tố loại trừ nhau  hay lưỡng lập  bất khả tương dung.

Lời dạy giáo dân của các nhà truyền giáo Ca-tô là bằng chứng bất khả phủ bác cho sự thật này:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) moiứi là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.” [12]

Lòng trung thành với Vatican không thể đi đôi với lòng yêu nước

Đây là vấn đề mà bản thân tín đồ Ca-tô Lý Chánh Trung cũng đã nói rõ cuốn Tôn Giá Và Dân Tộc với nguyên văn như sau:

“Ngày nay hầu hết mọi người đều đồng ý rằng việc cấm đạo, giết đạo dưới các nhà vua triều Nguyễn là một hành động bất nhân và sai lầm. Nhưng NẾU chúng ta đặt mình vào địa vị các nhà vua ấy, vào khung cảnh tâm lý thời đó, có lẽ chúng ta khó có thể làm khác hơn.

Lựa chọn giữa tôn giáo và dân tộc: trong lịch sử có lẽ người Công Giáo là phải đương đầu với một tình cảnh đau đớn như vậy. Sư bó buộc phải lựa chọ nó trên càng gay gắt và quyết liệt hơn nữa khi mà ý thức dân tộc, kể từ cuối thế kỷ 18, thường đi đôi với ý thức cách mạng. Ý thức cách mạng vừa có tính cách tại thế, vừa có tính các phổ biến như ý thức tôn giáo. Nó bộc phát từ sự phản kháng triệt để một trật tự xã hội bị xem là phi nhân và từ cái dự phóng dứt khoát thiết lập một trật tự mới được xem như thật sư nhân bản, không phải riêng cho một dân tộc mà cho toàn thể nhân loại.”  [13]

Cũng vì tính “lưỡng lập bất tương dung” giữa hai yếu tố một bên là  “lòng tuyệt đối lòng trung thành với Vatican” và một bên là “lòng yêu dân tộc và tổ quốc” Khi Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy được đảng Dân Chủ tuyển chọn đưa ra làm ứng cử viên Tổng Thống trong kỳ tuyển cử được tổ chức vào tháng 11 năm 1960, ông liền bị ứng cử viên Tổng Thống của đảng Cộng Hòa là Phó Tổng Thống Richard M. Nixon và quần chúng Hoa Kỳ thắc mắc về trường hợp tín ngưỡng của ông John F. Kennedy”. Tình trạng này đã làm cho Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy phải long trọng minh xác với nhân dân Hoa Kỳ về việc làm của ông nếu ông được đắc cử. Sự kiện này được các nhà viết sử ghi nhận với nguyên văn như sau:

“… vì tôi là một tín đồ Da-tô, và chưa có một một tín đồ Da-tô nào đắc cử Tổng Thống,…Do đó, điều cần thiết cho tôi để khẳng định một lần nữa là – không phải tôi đặt đức tin vào giáo Hội… mà tôi đặt đức tin vào nước Mỹ.

Tôi tin vào một nước Mỹ, nơi mà Giáo Hội và Nhà Nước phân biệt một cách tuyệt đối, nơi mà không có giáo sĩ Da-tô điều khiển Tổng Thống [nếu ông ta là một tín đồ Da-tô] phải hành động như thế nào và nơi mà không một vị mục sư Tin Lành nào được phép ra lệnh cho họ đạo đi bỏ phiếu cho ai….

Tôi không phải là ứng cử viên Tổng Thống Da-tô. Tôi là ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ, người mà NGẪU NHIÊN cũng là một tín đồ Da-tô.

Tôi không biện hộ cho Giáo Hội trước công luận, và Giáo Hội cũng không làm phát ngôn viên cho tôi…

Nhưng, nếu bất cứ thời điểm nào đến… khi mà nhu cầu chức vụ đòi hỏi tôi phải bán rẻ lương tâm hay vi phạm đến quyền lợi quốc gia thì tôi sẽ từ chức, và tôi hy vọng tất cả các vị công bộc khác có lương tâm cùng sẽ hành xử như thế…” [14]

Chính vì lòng trung thành với Vatican và lòng yêu thương dân tộc đất nước ở vào cái thế “bất tương dung”, cho nên khi tình thế bắt buộc phải lựa chọn giữa một bên là tổ quốc và dân tộc và một bên là Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican, thì người tín hữu Ca-tô ngoan đao muốn giữ lòng trung thành với Giáo Hội La Mã để được giáo hội cho là ngoan đạo, sống theo “đức tin Ki-tô” hay sống theo “lương tâm công giáo”, bắt buộc họ phải chống lại dân tộc và  tổ quốc của họ. Ở vào tình trạng này, đương nhiên họ trở thành những quân “phản quốc”. Đây là trường hợp của tín đồ Ca-tô người Pháp trong thời Cách Mạng 1789, tín đồ Ca-tô người và tín đồ Ca-tô của bất kỳ quốc gia nào ở vào tình trạng giống như tín đồ Ca-tô người Pháp trong thời Cách Mạng 1789 và tín đồ Ca-tô người Việt trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thập niên 1780 (thời điểm Nguyễn Phúc Ánh kết thân với Bá Đa Lộc), cho đến ngày nay. Về hành động phản quốc của tín đồ Ca-tô người Pháp trong thời Cách Mạng Pháp 1789 để tỏ lòng trung thành với Vatican đều được sách sử ghi lại. Sách sử ghi lại thực trạng này như sau:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó, nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie và Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ trang bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.”[15]

Về hành động phản quốc của tín đồ Ca-tô ngoan đạo người Việt để tỏ lòng trung thành với Vatican từ cuối giữa thập niên 1780 cho đến ngày nay cũng đã được sách sử ghi lại rõ ràng. Các cuốn

- Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tai Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ học Cao Huy Thuần,

- Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael: TXB, 1995) của Tiến-sĩ Nguyễn Xuân Thọ,

- ba cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập 1, Tập 2 và Tập 3 (Houston, TX: Văn Hóa, 1999 và 2000) của Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu,

- Thập Giá và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuấ Bản trẻ, 1978) của Linh-mục Tiến-sĩ sử học Trần Tam Tỉnh

đều nói rõ với rất nhiều chi tiết ở trong đó. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đấy trong Chương 17, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc trên: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php.

Cũng nên biết là hành động cúa con chiên ngiười Việt chống lại tổ quốc và dân tộc để tỏ lòng trung thành với Vatican từ cuối thập niên 1780 cho đến ngày này lộ liễu và trắng trợn và hết sức trơ tráo, trắng trợn đến độ họ công khai lớn tiếng bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “giữ đạo, chứ không giữa nước”.

Điểm đặc biệt là con chiên người ngoan đạo được Vatican ngồi ở hậu trường chỉ đạo với những thủ đoạn (cũng gọi là sách lược) vô cùng quỷ quyệt. Một trong những thủ đoạn quỷ quyệt này được sử gia Loraine Boettner ghi lại như sau:  

Rome in the minority is a lamb (Khi là thiểu số, Giáo Hội La Mã là con cừu).

Rome as an equal is a fox (khi ngang số, Giáo Hội La Mã La Mã là con cáo).

Rome in the majority is a tiger (khi chiếm đa số, Giáo Hội La Mã là con cọp.)” [16]

Vatican ngồi ở hậu trường chỉ đạo

Từ tháng 4/1975, tiếp tục được Vatican ngồi ở hậu trường chỉ đạo, nhóm thiểu số con chiên người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại liên tục áp dụng triệt để sách lượccừu, cáo và cọp” trên đây để đánh phá đất nước và dân tộc ta trong ý đồ lật đổ chính quyền Việt Nam hiện nay rồi tiến tới thiết lập một “chế độ Diệm không Diệm” để phục hồi quyền lực của Vatican tại Việt Nam. Nếu  theo dõi những hành động xúi giục giáo dân nổi loạn đánh phá chính quyền bằng nhiều hình thức khác nhau trong mưu đồ lật đổ chính quyền Việt Nam từ năm 1976 cho đến nay, chúng ta sẽ thấy:

A.- Ở trong nước:

 1.- Vụ nổi loạn tại Nhà Thờ Vinh Sơn, Sàigòn xẩy ra vào năm 1976 do Linh-mục  Nguyễn Quang Minh, chánh xư nhàn thờ này chủ mư và chủ động.

2.- Thành lập Khố 8406 do nhóm tu sĩ ác chùng đen thành lập để đánh phá chính quyền Việt Nam đương thời. Vân đề này đã được chúng tôi trìn bà khá rõ ràng trong Chương 10, sách Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/MoiAcCam_Main.php

3.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiều bài đòi chiếm lại khu đất này cho Vatican.

4.- Việc ông tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phương Đồn Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (30/8/2008).

5.- Việc tỉnh Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) viết trong lá thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Cứu Thế Việt Nam đề ngày 19/12/2008 gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội,

6.- Việc Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam viết trong văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo (chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội của với ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vào ngày 20/9/2008,

7.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang lớn tiếng nói rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

8.- Việc giáo dân ở xã An Bằng, Huế, dựng tượng Bà Maria bừa bãi kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến ngày nay (Tháng 1/2009).

B.- Tại hải ngoại:

Sách lược “cừu, cáo cọp” của họ còn được thể hiện ra bằng những khẩu hiệu “tranh đấu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo ở Việt Nam”, “tranh đấu cho hòa bình và công lý và nhân quyền” cho Việt Nam”. Tại hải ngoại, sách lược này còn được thể hiện thành hành những hành động:

1.- Tỏ ra hân hoan và hồ hởi  khi Trung Quốc Xua hơn 600 ngàn quân xâm lăng các tirng vfng ven biên biệ giới Việt – Hoa vào đầu năm 1978.

2.- Thành lập cái gọi là “Việt Nam Cộng Hòa Foundation” vào tháng 7 năm 2003 để đánh phá chính quyền Việt Nam hiên nay rồi gửi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc bản thỉnh nguyện thư khẩn khoản yêu cầu Liên Hiệp Quốc (hiểu ngầm là có Hoa Kỳ) dùng quyền lực cưỡng bách chính quyền Việt Nam hiên nay phải trao trả miền Nam Việt Nam lại (không biết cho ai?) như tình trạng trước ngày 30/4/1975. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 1, sách nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004).

3.- Tỏ ra hân hoan và hồ hởi  khi Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ bác bỏ vụ kiện chất độc Da Cam  (vào năm 2007) do chính quyền Việt Nam chủ động để đòi chính quyền Mỹ và các công ty sản suất chất độc hóa học này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân trong vụ sử dụng chất độc trên đây ở  miền Nam Việt Nam trong những năm 1962-1971.

4.- Vận động chính quyền Hoa Kỳ đưa Việt Nam và danh sách các quốc  gia đáng lưu tâm *Countries Particular Concerned)

5.-. Vận Động chính quyền Hoa Ký ban hành đạo luật nhân quyền cho Việt Nam.

6.- Sản xuất và phổ biến cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh với mục đích triệt hạ uy tín  của cụ Hồ Chí Minh, người bị Vatican căn giận và thù ghét đên cùng mức cúa thu ghét. Lý do là cụ là người đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử đánh đuổi Liên Minh Xam Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để đói lài chủ quyền độc lập chô dân tộc láy lại miền Nam cho tổ quốc Việt Nam thân thương của chúng ta. Để biết rõ về công nghiệp của cụ Hồ Chí Minh đối với Việt Nam, xin đọc bài viết Vai Nét Về Cụ Hô của Giáo-sư Trần Chung Ngọc. Bài viết này có thể dọc online trên sachhiem.net, http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls04.php và http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls05.php

 7.- Sáng tác ra bản nhạc “Đáp Lời Sông Núi” rồi cho sản xuất và  phát hành cuốn băng nhạc Hùng Ca Sử Việt và được ông giáo sư sử Phạm Cao Dương viết bài Từ Bài Ca “Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ Nhìn Lại Bài “Tiếng Gọi Thanh Niên” của Lưu Hữu Phước” và Bài Tiến Quần” của Văn Cao để tán trợ và tung hô. Tất cả những hành động này chỉ có mục đích duy nhất là xúi giục giáo dân và những người ít học và nông nồi, chưa biết bộ mặt thật “cừu, cáo cọp” của Vatican và  con chiên người Việt, đi theo họ trong các vụ nổi loạn do họ chủ mưu và chủ động.

Tất cả  những hành động trên đây của nhóm thiểu số con chiên người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại từ năm 1976 cho đến nay như đã trình bày ở trên cho chúng ta thấy rõ họ quả thật đã trở thành mối đại họa cho dân tộc Việt Nam. Đồng thời, những hành động phản quốc liên tục của họ từ mấy thể kỷ nay cũng nói lên cái thực trạng “lưỡng lập bất tương dung” giữa một bên là lòng trung thành đối với Vatican và một bên là lòng yêu thương dân tộc và đất nước của người tịn hữu Ca-tô nói chung và bày chiên Việt nói riêng.   

Tương tự như vậy,trong quá khứ, tín đồ Ca-tô người Anh cũng đã có những hành động phản quốc như tín đồ Ca-tô người Việt: Khii Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547) chốing lại giáo triều Vatian vào năm 1534  (vì đã có những hành động lấn lướt xía vào nội bô gia đình cúa ông) và tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Vatican, ban hành “Đạo Luật Quyền Tôi Thượng” (Act of Supremacy), giải tán các tu viện, tịch thu hết tất cả tài sản của Giáo Hội La Mã  trên toàn thể lãnh thổ Anh, và thành lập Anh Giáo độc lập với Vatican,  thì lập tức tín đồ Ca-tô ngoan đạo người Anh tìm cách “hiệp thông cầu nguyện” chống lại chính quyền và tổ quốc Anh để tỏ lòng trung thành với Vatcain. Cuộc chiến giằng co kéo dài từ đó cho tới cuối thế kỷ 17, có lúc Vatican đã phải liên kết với chính quyền Pháp trong thời Vua Louis XIV đem quân đổ bộ vào Anh quốc để tiếp sức cho các đạo quân Ca-tô bản đia Anh trong mưu đồ hủy diệt chính quyền nAnh để thiết lập chế độ đạo phiệt Catoo làm tay sai cho Vatican. Thế nhưng trời bất dung gian. Cuối cùng Liên Quân Xâm Lược Phap – Vatican bị quân Anh đánh bại. Sau chiến thắng này, Quốc Hội Anh nhận thấy rằng, tuy cùng là người dân Anh, nhưng khi đã trở thành tín đồ Ca-tô của Vatican rồi, thì họ trở thành những tên phản quốc “những thằng Anh gian”. Vì thế mà Quốc Anh mới đi đến quyết định ban hành “Đạo Luật Ổn Định 1691”, theo đó thì mọi người Anh là tín đồ của Vatican bi. cấm, không được lên cầm quyền. Dưới đây là đoạn văn quan trọng của đạo luật này:

“Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.” [17]

Kể từ đây, nước Anh thực sự (1) theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền cai trị đất nước được trao cho vị thủ tướng do Quốc Hội tuyển chọn, và (2) không có một người Anh nào là tín đồ Ca-tô được đưa lên ngai vàng. Cũng từ đó, ảnh hưởng Giáo Hội La Mã được coi như là bị tiêu diệt hoàn toàn ở Anh quốc, mặc dầu quốc gia này là một nước dân chủ tự do và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người dân.

Tín đồ Ca-tô người Cuba chống lại GHLM

Phần trên đã nói về (1) tín đồ Ca-tô người Anh và người Pháp trong các thế kỷ 16, 17, 18, và (2O tín đồ Ca-tô người Việt từ thế kỷ 16 cho đế này. Phần dưới đây, xin nói về tín đồ Ca-tô người Cuba.

Đên cuối thập niên 1950, nhờ những tiến bộ khoa học và  được tiếp cận với những nguồn tại liệu lịch sử nói về Giáo Hội La Mã, ông Castro và các đồng chí của ông đã nỗ lực để giải thích cho đồng bào và đồng đạo Ca-tô của ông nhìn ra được những sự thật  phũ phàng là họ đã bị giáo hội mê hoặc, phỉnh gạt đế áp bức và bóc lột họ không một chút nương tay. Những lời giải thích của ông Castro cùng với hoàn cảnh nghèo khổ khốn cùng của họ và sự giầu có với những khối tài sản không lồ do giáo hội chiếm đoạt đã giúp cho người dân Cuba  và cũng là tín đồ Ca-tô bừng tỉnh thoát ra khỏi cơn “mộng du mơ về nước Chúa”. Lúc đó, họ mới  hiểu  TẠI SAO văn hào Voltaire lại gọi đạo Ca-tô Roma Giáo là “cái tôn giáo ác ôn” và học giả Henri Guillemin lại gọi Giáo Hội la Mã là “cái giáo hội khốn nạn”. Thế là họ ào ào đi theo ông Castro để cùng nhau (1) lật đố chính quyền đạo phiệt Ca-tô Fulgencio Batista (1901-1973), tay sai đắc lực của Vatican (thuộc loại Ngô Đình Diệm), (2) tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi, quốc hữu hóa toàn bộ cúa nổi, cúa chìm, động sản  và bất động sản cúa giáo hội trên  toàn thể lãnh thổ (như các nước Anh, Pháp, Mễ Tây Cơ, v.v… đã làm) hầu đem lại công bằng chính trị, xã hội và kinh tế cho đại khối nhân dân. Nhưng rồi, quyền hành sinh tội ác. Là tín đồ Ca-tô ngay từ thuở mới chào đời, ông Castro bị ảnh hưởng sâu nặng bời inhững lời dạy trong kinh thánh và của Giáo Hội La Mã, cho nên ông đã thẳng tay trừng trị những cá nhân và tàn dư của chế độ đạo phiệt Fulgencio Batista. Vì thế ông mới bị sử gia Nigel Cawthorne liệt kê vào trong cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004).

Cũng nên biết là từ đầu thế kỷ 16, gần như toàn bộ các dân tộc Mỹ Châu La-tinh và dân tộc Phi Luật Tân đã bị các chính quyền đạo phiệt Ca-tô (tay sai của Vatican) dùng bạo lực cưỡng bách phải theo đạo Ca-tô và tàn sát tất cả những người bất khuất. Đây là sự thật lịch sử. Sự thật này đều được các sách sử ghi lại rõ ràng. SáchHomelands of The World: Resources and Cultures viết:

Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khi đến Châu Mỹ La Tinh mang theo niềm tin tôn giáo của họ. Họ cho rằng người dân Da Đỏ là những dân tà giáo (dị giáo) hay không có tôn giáo gì cả. Sự thật, người Da Đỏ có tôn giáo riêng của họ. Tôn giáo của họ dựa vào lòng tin tưởng của họ đối với quyền lực thiên nhiên ở chung quanh họ. Họ thờ mặt trời, thờ thần gió và các quyền lực khác của thiên nhiên. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho đó là một tôn giáo và quyết định dùng bạo lực đàn áp tôn giáo của nguời Da Đỏ. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tin rằng nhiệm vụ của họ là phải cưỡng bách người Da Đỏ phải theo đạo Thiên Chúa La Mã.” [18]

Trong bài viêt “Nỗi Ăn Năn Thống Hối Của Một Người Theo Đạo Công Giáo “, ông Phan Quốc Đông viết:

Tôi cũng đã đọc kỹ lịch sử của Giáo Hội Vatican, tiểu sử của từng vị giáo hoàng, các phương pháp bành trướng tôn giáo của họ tại các lục địa khác ngoài Âu Châu, phương pháp nào nhanh, phương pháp nào chậm. Phương pháp nhanh nhất được thực hiện bởi thực dân Tây Ban Nha tại các xứ thuộc Châu Mỹ La Tinh thật là vô cùng tàn ác. Họ dùng gươm giết hết những người đàn ông bản xứ, chỉ còn lại toàn đàn bà con gái thôi, để họ vừa bắt buộc theo đạo, vừa hãm hiếp đồng hóa. Số người bị giết lên tới mấy chục triệu. Đây là phương pháp truyền đạo của phái bộ truyền giáo Tây Ban Nha được Giáo Hoàng Alexander VI (1492-1503) hỗ trợ. Đi du lịch ở các xứ này ta chỉ thấy toàn những người lai mà thôi, hầu như không còn một người bản xứ nào sống sót. Tại Phi Luật Tân, họ cũng giết hàng triệu người, đập phá toàn bộ các đền thờ cổ, thủ tiêu hoàn toàn mọi chứng tich của nền văn minh cổ của xứ này. Ngôn ngữ, văn tự, truyền thống, văn hóa hoàn toàn mất hẳn…” [19]

Như vậy là từ cuối thế kỷ 16 cho đến nay, hầu hết những người dân bản địa ở Châu Mỹ La tinh và các sắc dân ở Phi Luật Tân đều là  những tín đồ Ca-tô ngay từ khi vừa mới chào đời (Christians by born) mà tổ tiên của họ vốn đều là những người bị các bạo quyền đạo phiệt Ca-tô, tay sai của Vatican, cưỡng bách phải theo đạo. Từ đó, chúng ta có thể nói rằng, những khẩu hiệu như (1) “Quyền lực phải thuộc về nhân dân!", (2)  "Hãy nói với chúng tôi tiếng nói của dân nghèo!”, (3) "Chúng tôi mong muốn một Giáo Hội Thống Nhất cho dân nghèo!”, (4) " "Không có gì mâu thuẫn giữa Thiên Chúa Giáo và Cách Mạng!"mà tín đồ Ca-tô Nicaragua thét lên rền vang cả vùng trời Managua (kinh thành nước Nicaragua) khi Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) thuyết giáo tại đâv vào ngày  4 tháng 3 năm 1983, chính là lòng căm phẫn của tín đồ Ca-tô đối với Giáo Hội La Mã, chứ không phải là người của tôn giáo nào khác.  Chuyện này đã được tôi trình bày đầy đủ trong chương 19, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php

Nhìn vào lịch sử, chúng ta thấy có những sự kiện: (1) Giữa thế kỷ 19, nhân dân Mễ Tây Cơi cũng là tín đồ của Vatican đã vũng lên làm cách mạnh chống lạ Vatican và ban hành bản hi Hiến Pháp 1857, rồi vào năm 1917, bản hiến pháp này lại được bổ túc thêm nhiều điều gắt gao hơn để kèm chế giáo hội và giới tu sĩ áo đen khiến cho họ không thể nào lợi dụng để phirng gạt và lừa gạo nhân dân được nữa.. (2) Cuối thập niên 1950, nhân dân Cuba cũng là tín đồ của Vatican cũng vùng lên theo gương Mễ Tây Cơ làm cách mạng chố lại Vatican và thiết lập chế độ cộng sản theo lý thuyết cộng sản, một lý thuyết mà Vatican thù ghét nhất. (3) Ngày 4 tháng 3 năm 1983, khi Giáo Hoàng John Paul II đang đọc bài thuyết giáo tại kinh thành Managua (trong dịp ông đến tham quan quốc gia này) thi bị nhân dân Nicaragua cuxnglaf tín đồ của giáo hội hô lớn những khẩu hiệu trên đây để biểu lộ lòng cẳm thù của họ đối với gáo hội và chóng đối và khinh miệti Giáo Hoàng John Paull II, người mà con chiên nười Việt hết lòng kính mến và gọi là “Đức Thánh Cha” của họ. Cả ba sự kiện lịch sử này cho chúng thấy rằng, khác hẳn với Ca-tô cuồng tín người Việt, tín hữu toàn Châu Mỹ La-tinh đã thức tỉnh và đã biết đặt quyền lợi  và lòng trung thành của họ đối với tổ quốc lên trên hết và kể như là họ đã dứt khoát không còn muốn có liên hệ với Vatican nữa.

Đây là những biến cố lịch sử trọng đại cho chúng ta thấy rõ cái nguyên nhân TẠI SAO họ lại chống lại Giáo Hội La Mã quyết liệt như vậy. Vấn đề này đã được tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 19, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_Main.php.

Kết Luận

Điểm chính của bài viết này đưa ra sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo Cộng Sản đưa đến dư luận khác nhau của nhân dân thế giới.

Các ông Vladimir Iliyich Lenin, Joseph Stalin, Mao Trạch Đông, JosipTito, Hồ Chí Minh và Fidel Castro cùng đều theo chủ thuyết cộng sản của hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) và cùng  đều thành công trong việc dùng chủ thuyết cộng sản của hai đại triết gia trên dây, nhưng các ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, và Castro lại bị  sử gia Nigel Cawthorne liệt kê vào trong cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004). Trong lúc đó,  hai ông Joseph Tito và Hồ Chí Minh không những đã không bị liết kê vào cuốn sách trên đây mà lại còn (1) được toàn thể nhân dân bản địa tôn lên là nhà đại ái quốc, đại anh hùng dân tộc, lập đền thờ (trường hợp ông Hồ Chí Minh) đúng treo truyền thống của dân tôc, và (2) được nhân dân thế giới vô cùng kính trọng, tôn lên làm vĩ nhân của nhân loại.

Khi đưa ra những nhận xét về các nhân vật kể trên, các nhà viết sử căn cứ vào:

(1) hoàn cành lịch sử các quốc gia của các nhà lãnh đạo, và

(2) lòng nhiệt tình yêu thương đất nước và dân tộc, và luôn luôn sáng suốt, thận trọng, đặt quyền lợi của dân tộc lên trên mà bỏ qua tất cả những thù hận dối với các cá nhân và thế lực thù địch trong quá khứ để hàn gắn những vết thương dân tộc do chiến tranh gây ra, và chống lại sự quyến rũ của quyền lực để tránh mọi sự có thể gây ra tắm máu.

Theo đó, chúng tôi xin trình bày thêm những sự kiện dưới đây để làm rõ nét sự khác biệt của các nhà lãnh đạo Cộng Sản nói trên.

--oOo--

Qua phần trình bày sơ lược ở trên, chúng ta biết rằng Karl Marx và Freiderick Engels đã nói:

1.- "Rất thường xuyên người ta đã thấy một lũ trẻ từ 14 đến 20 đứa châu đầu lại trong một căn phòng nhỏ, làm việc suốt 15 tiếng trong 24 tiếng mỗi ngày mà toàn là những công việc kiệt lực. Những đứa trẻ con từ 9 đến 10 tuổi đã bị kéo ra khỏi những cái giường bẩn thỉu, từ 2, 3, 4 giờ đêm, bắt phải làm việc cho vừa đủ sống sót, cho đến 10, 11, hay 12 giờ đêm, tay chân rũ rượi, người héo lại, mặt nhợt ra, và cả nhân phẩm của chúng nó đã biến thành một trạng thái tê lạh như đá, tuyệt đối ghê rợn khi nhìn vào."

2.- "Những người Cộng Sản công bố rằng, những mục đích của chúng ta sẽ chỉ đạt được bằng cách lật đổ mọi điều kiện xã hội hiện tại. Hãy làm những giai cấp cai trị phải run sợ trước cuộc cách mạng cộng sản. Giới bần cùng sẽ chẳng mất gì ngoài những xiềng xích, nhưng sẽ có cả một thế giới đợi ta. Nhân công trên toàn cầu, hãy đoàn kết!" [20]

Đối với các ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, và Castro, muốn khử diệt cái nguyên nhân gây nên tình trạng bất công và các tệ trạng trong xã hội thì phải thẳng tay “diệt tận gốc, trốc tận rễ cái tập đoàn gây ra tội ác này, và phải làm cho họ run sợ trước cao trào cách mạng cộng sản. Tập đoàn gây ra tội ác là những giai cấp thống trị bản địa gồm có vua quan triều đình, nhà thờ và giai cấp quan lại. Vì thế mà tân chính quyền cách mạng của các nhà lãnh đạo này đã tàn sát những người bản địa (đồng bào) của ho. Hậu quả  là con số nạn nhân bị tân chính quyền cách mạng Cộng Sản bị cầm tù và sát hại khá lớn.

Đối với các nhà viết sử, chính quyền nào chỉ biết sử dụng bạo lực của nhà nước cầm tù và giết hại quá nhiều người dù họ là kẻ thù của nhân dân và đất nước mà coi nhẹ chính sách giáo dục để cải hóa họ thành những người tốt trong xã hội  đều được gọi “bạo chúa”. Chính vì thế mà các ông Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, và Castro mới bị sử gia Nigel Cawthorne nhốt chung vào trong một cũi với hơn 50 tên bạo chúa Ki-tô khác trong đó có các bạo chúa Ngô Đình Diệm (miền Nam Việt Nam), Ferrdinand Marcos (Phi Luật Tân), Lý Thừa Vãn (Nam Hàn), Tưởng Giới Thạch (Trung Quốc) cùng với các bạo chúa phi Ki-tô trong số 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại.

Trường hợp ông Titô

Trái lại, đối với ông Titô, thủ phạm đã gây ra mọi bất công tệ trạng người bóc lột người một cách hết sức dã man ở Nam Tư như đã nói ở trên, chính là bạo quyền của Liên Minh Đức Quốc Xã  - Vatican.  Nói về Liên Minh Xâm Lược Đức – Vatican, có khá nhiều bằng chứng bất khả phủ bác cho cái liên minh xâm lược này.

Thứ nhất, sự ra đời và tồn tại của chế độ đạo phiệt Ca-tô Pavelich ở Croatia (tay sai của Vatican) dưới sự bảo hộ và che chở của Đức Quốc Xã trong những năm 1941-1945. Có thể nói chế độ đạo phiệt này được Liên Minh Xâm Lược Đức – Vatican cho ra đời, nuôi dưỡng và bảo vệ trong những năm 1941-1945 giống như  chế độ Ca-tô Ngô Đình Diệm được Mỹ - Vatican cho ra đời nuôi dưỡng và bảo vệ trong những năm 1954-1963. Hai chế độ này giống nhau đến cả các đặc tính và tàn sát những người dân thuộc các tôn giáo khác. Vấn đề này đã được so sánh trong Chương 11, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã Tacoma, WA, TXB, 1999).

Thứ hai, khi Đức Quốc Xã bị Đồng Minh đánh bại tại chính quốc Đức và cuối tháng 4 năm 1945, thì Vatican đã đóng một vai trong quan trọng trong việc (1) bí mật tẩu tán những khoản tài sản không lồ tiền bạc và một số lớn vàng của Đức Quốc Xã, (2) bí mật đưa một số tội đồ chiến tranh trong chính quyền Đức Quốc Xã và chính quyền đạo phiệt Ca-tô Pavelich tại Croatia trốn đi Nam Mỹ bằng những giấy tờ giả do Vatican cấp. Đây là sự thực mà sách sử hay báo chí đã ghi lại rõ ràng. Sự thật này được Tuần Báo Việt Nam Mới phát hành tại Seattle, Washington, trong hai số liên tiếp 411 ra ngày 27-11-1998 và 412 ra ngày 4-12-1998, chuyển dịch một bài báo từ Tuần Báo US New & Report, nói về chuyện tên đồ tể cuồng tín Pavelich phục vụ cho Vatican, và được Vatican che giấu và giúp đỡ cho tẩu thoát sau khi Đức Quốc Xã bị đánh bại vào mùa xuân năm 1945. Nguyên văn bài báo này như sau:

“Một Khối Lượng Vàng Khổng Lồ Của Đức Quốc Xã Đã Được Giấu Ở Rome? Trong suốt thời gian xẩy ra Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, Đức Quốc Xã đã thực hiện vô số những vụ cướp bóc và chuyển số tài sản khổng lồ này sang nhiều nước. Mới đây người ta đã phát hiện thêm rằng Đức Quốc Xã có thể giấu vàng ở cả Tòa Thánh La Mã. Sự việc xẩy ra như thế nào?

Trong những ngày tháng kinh khủng của chiến tranh – kết thúc bằng 56 người thân của mình bị giết trong các trại tập trung, có hai ngày mà Eta Najfeld không bao giờ quên. Ngày thứ nhất là 10-4-1941, khi Najfeld (lúc đó là cô sinh viên Do Thái 25 tuổi) nhìn thấy hàng đoàn người đứng hai bên đường phố Zagreb để đón chào bọn Ustasha – đảng Phát Xít cực đoan mà bọn Đức Quốc Xã vừa dựng lên ở “quốc gia độc lậpCroatia. Ngày thứ hai xẩy ra ba tháng sau đó, khi một nhóm lính Ustasha xộc vào cửa hàng cô và lấy sạch mọi thứ. Trong cùng thời kỳ này, Ustasha tổ chức vơ vét tại nhiều nơi khác và nạn nhân luôn luôn là người Do Thái. Sau chiến tranh, những người sống sót như Najfeld đã nghĩ đến việc truy tìm tài sản của mình, nhưng họ không biết tìm ở đâu. Cách đây hơn một năm, các vụ điều tra liên tục tiến hành và người ta đã lần ra địa chỉ giấu tài sản của Đức Quốc Xã. Nhiều ngân hàng Thụy Sĩ, Thụy Điển, Bồ Đào Nha đã lần lượt mở hồ sơ lưu trữ. Chỉ một nơi hoàn toàn lặng im: Tòa Thánh Vatican.

Đầu tháng 3-1998, Vatican công bố chính thức yêu cầu trừng phạt vài thành viên trong Giáo Hội đã không làm tròn trách nhiệm trong việc giúp đỡ người Do Thái trong hồi Chiến Tranh Lần Thứ Hai. Tuy nhiên, Vatican không nhắc đến việc càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi mở cuộc điều tra về mối liên quan của một số giáo sĩ Croatia và bọn Đức Quốc Xã trong việc tẩu tán vàng sang Rome. Hồ sơ lưu trữ của Hoa Kỳ cũng như tại nhiều nước Âu Châu cho thấy rằng nhiều giáo sĩ Croatia đã trực tiếp giúp bọn Ustasha đem vàng sang Ý và rất có thể đã giấu ở Rome. Một phần trong số tài sản đánh cướp này được dùng để hỗ trợ cho các chuyến đào thoát của bọn tội phạm chiến tranh Croatia trốn sang Nam Mỹ. “Chúng tôi hoàn toàn không có ý quy kết Vatican trong việc này – Elan Steinberg, Giám Đốc Điều Hành Hội Đoàn Do Thái Thế Giới, nói. Nhưng sự im lặng của Vatican khiến chúng tôi hoang mang”.

Tháng 4-1998, một nhóm điều tra đặc biệt dưới sự chỉ huy của Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Stuart Eizenstat đã xem xét vai trò của vài nước trung lập hồi thập niên 1940. Trong số tài liệu được tiết lộ, người ta thấy có bản báo cáo tình báo năm 1944, cho biết có một vụ chuyển tiền thông qua một ngân hàng Thụy Sĩ, từ ngân hàng Reichsbank ở Berlin đến Vatican. Tuy có thể đây là một vụ chuyển tiền bình thường giữa Giáo Hội Đức và Tòa Thánh Vatican, nhưng nó cho thấy có nhiều điểm tương tự như các vụ chuyển vàng của Đức Quốc Xã đến hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ cũng thông qua một nước trung lập. Mối liên quan của Phát Xít Đức và Giáo Hội Croatia như thế nào?

Từ năm 1941 đến năm 1945, bọn Ustasha đã giết chết khoảng 500,000 (500 ngàn) người Serbia, Do Thái và dân du mục gốc Romania. Riêng tại Zagreb (Croatia), chúng đã đưa ra cái giá chuộc mạng cho tất cả dân Do Thái ở đây là 1,000 (một ngàn) kí lô vàng. Sau khi lấy được vàng, Ustasha chở các nạn nhân đến các trại tập trung và giết sạch. Trong những ngày đầu của Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Hai, Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Croatia đã ép những người Serbia vốn theo Chính Thống Giáo phải cải đạo. Thậm chí các cha giòng Francisco còn phân phát truyền đơn của Ustasha. Một số giáo sĩ Nam Tư sau này bị đưa vào danh sách tội phạm chiến tranh đã trở thành những bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy sự liên quan giữa họ và Đức Quốc Xã. Trong đó phải kể đến Dragutin Kamber – người từng ra lệnh giết gần 3,000 (3 ngàn) người Serbia theo Chính Thống Giáo; Giám-mục Ivan Saric thuộc địa phận – được mệnh danh là “kẻ treo cổ người Serbia”; Giám-mục Gregory Rozman – người từng bị truy lùng gắt gao. Một phiên tòa tội phạm Nam Tư thiết lập năm 1946 đã lôi ra thêm nhiều kẻ “nửa Ustaha, nửa linh mục”  khác, trong đó có Miroslov Filipovic Majstorovic – chỉ huy trưởng Trại Tập Trung Jasenovac, nơi Ustasha từng thực hiện nhiều cuộc tra tấn dã man. Tuy nhiên, các khám phá mới nhất cho thấy nhân vật quan trọng nhất là Krunoslav Draganovic, từng là ủy viên cao cấp trong Hội Đồng Ustasha. Năm 1943,  Ustasha đã dàn xếp với Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Croatia để đưa Draganovic sang Rome. Tại đó, Draganovic làm thư ký ở Viện San Girolamo – một tu viện của người Croatia, đóng vai trò đầu mối liên lạc với bọn Ustasha. Draganovic cũng là trưởng phái đoàn không chính thức của thủ lãnh Ustasha Ante Pavelic.

Theo các báo cáo từ các lực lượng phản gián Hoa Kỳ (CIC) được viết ngay sau khi Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai kết thúc, Draganovic và nhóm của ông ta ở San Girolamo đã cung cấp tiền, thực phẩm, phương tiện nhà ở và làm cả giấy tờ chứng nhận Hội Hồng Thập Tự cho nhiều tên tội phạm chiến tranh Croatia (tức bọn Ustasha) thoát khỏi lưới Pháp luật. Qua một đường dây ngầm gọi là “đường dây chuột cống”, bọn Ustasha đã trốn từ Trieste đến Rome, sang Genoa hay Argentina – nơi chúng sống những ngày còn lại của cuộc đời trong an toàn. Toàn bộ những tay sĩ quan cấp cao Ustasha đã thoát bản án tử hình là nhờ đường dây chuột cống này. Các báo cáo của CIC còn cho biết thêm rằng San Girolamo là địa điểm gần như bất khả xâm phạm. Bất cứ ai muốn đi qua cổng Tu Viện này cũng đều bị kiểm tra giấy tờ cũng như vũ khí. Toàn khu vực được bảo vệ bởi nhân viên Ustasha trang bị súng ống đầy đủ nhưng mặc thường phục. Ngoài ra, còn có một giáo sĩ khác từng sống ờ San Giramo cũng dính dáng nhiều đến các phi vụ giải thoát cho Ustasha. Đó là nhân vật bí mật tên là Golik mà tài liệu của văn phòng hoạt động chiến lược (OSS, tiền thân của CIA) có đề cập đến. Người ta tin rằng Golik là nhà tài trợ lớn nhất cho tất cả cư dân Croatia sống ở Rome (bọn Ustasha). Mỗi tháng Golik phát 6 ngàn lire cho từng người (tương đương với 2,700 [2 ngàn 7 trăm] dollars hiện nay).

Các nhân viên điều tra tin rằng thủ lĩnh Ustasha Ante Pavelic  đã trốn sang Buenos Aires (Argentina) vào tháng 11 năm 1947 và thậm chí có cuộc hội ngộ với Giám-mục Rozman, người đã tuồn (chuyển) tiền sang Nam Mỹ từ tài khoản trong một ngân hàng Thụy Sĩ với mục đích giúp đỡ người tỵ nạn thuộc các vùng Thiên Chúa Giáo. Tùy viên quân sự Mỹ Davis Harrington cho biết rằng bản báo cáo ngày 9-3-1948 rằng (Giám-mục) Rozman đã đi đến Bern để giám sát những khoản tài chính này. Số tiền đó nằm trong một ngần hàng Thụy Sĩ và ông ấy (Rozman) dự đinh gửi phần lời sang Ý, rồi từ đó gửi cho các thành viên Ustasha ỏ Argentina. Trong quyển vàng và tiền của chính phủ độc lập Croatia được chuyển ra nước ngoài, tác giả Jere Jareb nói rằng 288 kí lô vàng đã bị lấy ra khỏi ngân hàng quốc gia Croatia và ngân khố chính phủ vào ngày 7-5-1945 (ngày Đức Quốc Xã bị tiêu diệt). Phần lớn số vàng này đã rơi vào tay Draganovic.

Việc điều tra cho đến nay gặp nhiều rắc rối. Các chứng cớ đã thất lạc ít nhiều và các nhân chứng cũng chẳng còn sống (kể cả bọn Ustasha). Nhiều khám phá hơn có thể được lôi ra ánh sáng nếu phiên tòa xử Draganovic được thiết lập và nếu bị cáo không chết vào năm 1983, khi tiến trình điều tra chưa đem lại nhiều chứng cớ .Theo U.S. News & World Report)” .[21]

 Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết trong Chương 11, sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã (Tacona, WA, TXB, 1999).

Trường hợp cụ Hồ Chí Minh

Tương tự như trương hợp nước Nam Tư, đối với cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican là thủ phạm chính làm cho (1)  đất nước Việt Nam nghèo khổ, chậm tiến, lạc hậu, (2) người Việt Nam bị bóc lột đến tận xương tủy, bị gọi là những quân “man di”, “mọi rợ”, “man dân”, bị đối xử như loài trâu ngưa, bị đầy đọa vào thảm họa đói  khổ triền miên mà điển hình là nạn chết đói đầu năm Ất Dậu 1945. Đối với ông, tập đoàn tư bản, phong kiến bản đia chỉ là những quân phản quốc làm tay sai cho giặc mà thôi. Quân cướp ngoại xâm  Pháp và Vatican là mới gốc. Do đó, chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi được các thế lực ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ, thì đương nhiên là tập đoàn tư bản, phong kiến, và phản động bản địa không còn đất sống. Trong trường hợp này, chính quyền phải có bổn phận giúp đỡ họ học tập để cho họ (1) thấu hiểu được mối nhục của một dân tộc bị quân cướp ngoại thù cương bách  làm nộ lệ, thấu hiếu cái nhục làm “tôi tờ hèn mọn” cho bọn lưu manh buôn thần bán thánh dưới lớp áo chùng đen, (2) thấy rõ bọn thày cúng này đã mượn danh tôn giáo  làm bức bình phong che đậy cho như hành động tội ác của chúng như “hô hào hiệp thông cầu nguyện” để đánh phá chính quyền và nhân dân ta, (3) hãnh diện được là người dân của một nước độc lập, (4) ý thức được trách nhiệm của người dân đối với quốc gia theo đúng truyền thống “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, và (5) dứt khoát từ bỏ cái nếp sống văn hóa phản quốc “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà Giáo Hội La Mã đã cấy vào đầu óc họ ngay từ khi mới chào đời.

Tuy nhiên, trong thời gian mấy năm thi hành chính sách cải cách ruộng đất để lấy lại những khối bất động sản khổng lồ của đất nước đã bị Giáo Hội La Mã và tập đoàn phong kiến bản địa cướp đoat trong những năm 1885-1945, các cán bộ thừa hành đã phạm phải một sối sai lầm khiến cho có một số người trở thành nạn nhân oan uổng. Thế nhưng, các nhà lãnh đạo cấp trung ương đã sớm nhận ra lỗi lầm trầm trọng này, và đã ra lệnh (1) phải ngưng lại việc thi hành chính sách cải cách ruộng đất, (2) xin lỗi nhân dân, đặc biệt là các nạn nhân đã bị xử lý oan, (3) tổ chức các cuộc hội thảo tìm hiểu những nguyên nhân đã gây nên những sai lầm để sửa sai. Sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản ghi lại như sau:

Chương trinh Cải Cách Ruộng Đất vừa thực hiện xong (năm 1956) và ngay khi thiết lập chế độ vô sản chuyên chính ở nông thôn thì đột nhiên Đảng Lao Động tuyên bố là đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong hai chiến dịch vừa qua. Đảng cũng hứa hẹn sửa chữa những sai lầm mà, theo lời Đảng đã làm cho “uy tín của Đảng và đời sống nhân bị tổn thương rất nặng nề”. Vì vậy, nên Đảng phát động ngay một chiến dịch: "Sửa Sai” bắt đầu bằng việc “tự ý rút lui" của ông Trường Chinh, tổng bí thư Đảng và ông Hồ Viết Thắng, thứ trưởng phụ trách Cải Cách Ruộng Đất.

Tạm thời làm phát ngôn viên cho Đảng, ông Võ Nguyên Giáp đọc trước Hội Nghị thứ 10 của Trung Ương Đảng một bản kê khai những “sai lầm”. Ông Võ Nguyên Giáp thú nhận bẩy  sai lầm chính như sau: (nguyên văn)

1.- Coi nhẹ yêu cầu toàn diện của nhiệm vụ cách mạng, coi nhẹ  yêu cầu mở rộng mặt trận chống phong kiến và mặt trận dân tộc thống nhất. Vì vậy mà trong khi thực hiện nhiệm vụ phản phong đã coi nhẹ, thậm chí có nơi cán bộ đã phủ nhận những thành tích cúa cuộc đấu tranh phản đế, tách rời Cải Cách Ruộng Đất với Kháng Chiến và Cách Mạng, thậm chí có nơi làm cho đối lập nhau.

2.- Coi nhẹ đoàn kết với trung nông, không thực hiện chính sách liên hiệp phú nông, thậm chí  còn đả kích phú nông, coi phú nông như địa chủ.

3.- Đả kích tràn lan, không thi hành sách lược phân hóa, không chiếu cố gia đình địa chủ có công với cách mạng, gia đình địa chủ có con em đi bộ đội hoặc làm cán bộ, không chiếu cố địa chủ kháng chiến và phân biệt đối đãi con cái địa chủ.

4.- Không chú trọng đề phòng lệch lạc, không nhấn mạnh phải thận trọng, tránh xử trí oan những người ngay, do đó mà đi đến mở rộng diện đả kích, đánh địch tràn lan, dùng những biện pháp trấn áp một cách phổ biến.

5.-Trong khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở nơi có nhiều đồng bào công giáo thì làm sai chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng của nhân dân.

6.- Trong khi thực hiện chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở vùng thiểu số thì đả kích quá rộng vào từng lớp trên; không coi trọng, thậm chí còn xâm phạm đến phong tục tập quán cúa địa phương.

7.-Trong công tác chỉnh đốn tổ chức (Đảng) thì không nắm vững tiêu chuẩn chính trị, mà lại phạm vào chủ nghĩa thành phần. Không chú trọng phương châm lấy giáo dục làm chính mà đơn thuần dùng biện pháp của tổ chức: kỷ luật, xử trí, giải tán các tổ chức, thậm chí còn dùng phương pháp truy bức (tra tấn) để làm công tác chỉnh đốn…” (Nhân Dân số 970, xuất bản ở Hà Nội ngày 31/10/1956)” [22]

Với chủ trương và hành động khôn ngoan của hai nhà lãnh đạo Nam Tư và Việt Nam là như vậy, và họ đã thực thi đúng như vậy. Vì thế ở Nam Tư và  ở Việt Nam đã không xẩy những cuộc tắm máu vào những năm tân chính quyền cách mạng cộng sản mới lên nắm chính quyền. Sự kiện này hoàn toàn khác với  ở Nga, Trung Hoa, Cuba, v.v... Đây là lý do TẠI SAO sử gia Nigel Cawthorne đã không ghi danh hai nhà lão thành cách mạng trên đây của Nam Tư và Việt Nam vào trong cuốn Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004).

 


CHÚ THÍCH

[1] Jack Abramowitz &  Kenneth Job, Homelands of The World: Resources and Cultures. Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press, Inc. 1982, trang 245. Nguyên văn: “The Spanish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans, or people who had no religion. In fact, the Indians did have their own religion. It was based on their belief in the power of nature around them. They worshiped the sun, the winds, and the forces of nature. The Spanish and the Portuguese did not think this was a religion, and they took steps to crush it.”

[2] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), trang 339-340.

[3] Nguyễn Văn Hùng. “Những Nhà Hiền Triết Tây Phương Xưa Nghĩ Gì Về Thời Đại Chúng Ta?” Ngày 3/12/2011 Nguồn: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5061- Ngày 10/12/2011.

[4] Một Khối Lượng Vàng Khổng Lồ Của Đức Quốc Xã Đã Được Giấu Ở Rome?”Tuần Báo Việt Nam Mới số 411 ngày 27/11/1998 và 412 ngày 4/12/1998.

[5] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (Tokyo, Nhật Bản: Tổ Hợp Xuât Bản Việt Nam – Cơ Sở Nhật Bản, 1980?), tr. 281-283.

[6] Nguyễn Văn Hùng. “Những Nhà Hiền Triết Tây Phương Xưa Nghĩ Gì Về Thời Đại Chúng Ta?” Ngày 3/12/2011. Nguồn: http://sachhiem.net/ Ngày 10/12/2011.

[7] Nguyên Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA 1988), tr. 99-101.

[8] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), t. 76.

[9] Nguyễn Văn Hùng,. Tài liệu đã dẫn ở trên.

[10] Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sàigòn: Tuần Báo Tiếng Dân, 1970), tr. 255-256.

[11] Võ Nguyên Giáp, Điểm Hẹn Lịch Sử (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001), trang 168 nói về truờng hợp của chiến si Hoàng Van Nô, trang 217 nói về trường hợp chiến sĩ Phan Thành Giót, trang 112  nói về trường hợp của hai chiến si Tô Vinh Diện và Nguyễn Văn Chức, Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1978 (?), tr. 206) nói về La Văn Cầu.

[12] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858–1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.

[13] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr 78.

[14] Chu Văn Trình – Thái Vân - Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II - Tập 1 (Mt. Dora, FL: Ban Tu Thư Tự Lực, 1994), tr.64-65..Nguyên văn: “… because I am a Catholic, and no Catholic has ever been elected President……. So, it is apparently necessary for me to state once again – not what kind of church I believe in… but what kind of America I believe in.

I believe in an America where the separation of church and state is absolute – where no Catholic prelate would tell the President [should he be a Catholic] how to act and no Protestant minister would tell his parishioners for whom to vote…

I am not Catholic candidate for President. I am the Democratic Party’s candidate for President, who happens also to be a Catholic. I do not speak for MY CHURCH on public matters – and the church does not speak for me…

 But if the time should should ever come… when my office would require me to either violate my conscience or violate the national interest then I would resign the office, and I hope any other conscientious public servant would do likewise….”

[15] Nghiêm Xuân Hồng, Cắch Mạng Và Hành Động (Sàigon: Quan Điểm, 1964), tr. 46.

[16] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian and Reformed Publishing Company, 1962), tr. 424.

[17] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid.,p. 398. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”

[18] Jack Abramowitz &  Kenneth Job, Homelands of The World: Resources and Cultures. Cleveland, Ohio: Modern Curriculum Press, Inc. 1982, trang 245. Nguyên văn: “The Spanish and Portuguese settlers in Latin America brought their religion with them. They believed the Indians to be pagans, or people who had no religion. In fact, the Indians did have their own religion. It was based on their belief in the power of nature around them. They worshiped the sun, the winds, and the forces of nature. The Spanish and the Portuguese did not think this was a religion, and they took steps to crush it.”

[19] Nhiều tác giả, Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1995), trang 339-340.

[20] Nguyễn Văn Hùng. “Những Nhà Hiền Triết Tây Phương Xưa Nghĩ Gì Về Thời Đại Chúng Ta?” Ngày 3/12/2011 Nguồn: http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5061- Ngày 10/12/2011.

[21] Một Khối Lượng Vàng Khổng Lồ Của Đức Quốc Xã Đã Được Giấu Ở Rome?”Tuần Báo Việt Nam Mới số 411  ngày 27/11/1998 và 412 ngày 4/12/1998.

[22] Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản (Tokyo, Nhật Bản: Tổ Hợp Xuât Bản Việt Nam – Cơ Sở Nhật Bản, 1980?), tr. 281-283.

 

 

 

PHỤ BẢN 1

Nghị quyết của UNESCO về Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1987)

Ghi chép của Đại Hội Đồng

Kỳ họp thứ 24, Paris,

20 Tháng Mười đến 20 Tháng Mười Một 1987

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO

Nghị quyết 18.65 được thông qua bởi Đại Hội Đồng tại kì họp lần thứ 24.

18.65 Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh Đại Hội Đồng

Căn cứ Việc tổ chức lễ kỉ niệm quốc tế của những danh nhân có văn hóa và trí tuệ kiệt xuất góp phần thực hiện mục tiêu của UNESCO và sự hiểu biết chung toàn thế giới,

Căn cứ Nghị quyết 4.351 kì họp thứ 18 của Đại Hội Đồng liên quan tới các hoạt động kỉ niệm ngày sinh của những nhân cách lớn và sự kiện để lại dấu ấn trên sự phát triển của loài người.

Chú ý rằng: năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và Danh nhân văn hóa thế giới (note: có thể dịch là ‘nhà văn hoá lớn’ hoặc ‘nhà văn hoá kiệt xuất’)

Xem xét đến: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ,

Xem xét đến: Những đóng góp quan trọng và nhiều chiều của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam trải dài mấy nghìn năm lịch sử, và Tư tưởng của Hồ Chí Minh tiêu biểu cho nguyện vọng của các dân tộc khẳng định nền văn hóa thống nhất của họ và thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau,

1.-Khuyến nghị các nước thành viên tham gia vào các hoạt động kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức các sự kiện khác nhau tỏ lòng kính trọng tới Chủ tịch, để tuyên truyền rộng rãi những hiểu biết về sự vĩ đại của những tư tưởng và những việc Hồ Chí Minh đã làm cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

2.- Đề nghị Tổng giám đốc UNESCO có những bước làm thích hợp để tổ chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ thêm cho các hoạt động kỉ niệm nhân dịp này, đặc biệt là các hoạt động diễn ra ở Việt Nam.

(Bản dịch của website thehehochiminh.net)

Optical Character Recognition (OCR) document. WARNING!

Spelling errors might subsist. In order to access

to the original document in image form, click on “Original” button on 1st page.

Records of the General Conference Twenty-fourth Session Paris,

20 October to 20 November 1987

18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh

Page.134

18.65 Centenary of the birth of President Ho Chi Minh

The General Conference,

Considering that the international celebration of the anniversaries of eminent intellectual and cultural personalities contributes to the realization of Unesco’s objectives and to international understanding,

Recalling 18 C/Resolution 4.351 concerning the commemoration of the anni–versaries of great personalities and events which have left an imprint on the development of humanity,

Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,

Considering that President Ho Chi Minh, an outstanding symbol of national affirmation, devoted his whole life to the national liberation of the Vietnamese people, contributing to the common struggle of peoples for peace, national independence, democracy and social progress,

Considering that the important and many-sided contribution of President  Chi Minh in the fields of culture, education and the arts crystallizes s the cultural tradition of the Vietnamese people which stretches back several thousand years, and that his ideals embody the aspirations of peoples in the affirmation of their cultural cultural identity and the promotion of mutual understanding,

1. - Recommends to Member States that they join in the commemoration of the centenary of the birth of President Ho Chi Minh by organizing various events as a tribute to his memory, in order to spread knowledge of the greatness of his ideals and of his work for national liberation;

2.-  Requests the Director–General of Unesco to take appropriate steps to celebrate the centenary of the birth of President Ho Chi Minh and to lend his support to commemorative activities organized on that occasion, in particular those taking place in Viet Nam.

Theo website UNESCO:

http://unesdoc.unesco.org/images/0007/000769/076995E.pdf

 

PHỤ BẢN 2

Về sự kiện Unesco ra nghị quyết
kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh

Mạch Quang Thắng,

http://vanhoanghean.com.vn, ngày 22.05.2011

Sau khi Hồ Chí Minh qua đời tháng 9 năm 1969, các cá nhân, tổ chức chính trị-xã hội trên thế giới đã tập trung đánh giá cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh. Những đánh giá đó từ những người cộng sản, từ những chính khách không cộng sản, từ những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những văn nghệ sĩ có tên tuổi. Tất cả đều đánh giá sự cống hiến lớn lao của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của nhân loại, không những đối với thế kỷ XX mà còn đối với thế kỷ XXI và các thế kỷ tiếp theo.

Nay thì thấy một số mạng điện tử tiếng Việt và cả DVD nói xấu Hồ Chí Minh. Điều này xuất phát từ thái độ thâm thù đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam do ĐCS Việt Nam lãnh đạo và từ chủ trương “hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh” của các thế lực thù địch.

Trước khi nêu sự kiện Nghị quyết của UNESO năm 1987 về Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi muốn nêu một vài sự kiện có liên quan.

Vào thời điểm sắp sửa kết thúc thế kỷ XX của thiên niên kỷ thứ hai và bước sang thế kỷ XXI của thiên niên kỷ thứ ba, tờ Time (Thời báo) của Mỹ đã phối hợp với Hãng Truyền hình CBS làm một cuộc lấy ý kiến bằng cách phát ra 7 triệu phiếu gửi đi nhiều nước để bầu chọn lấy 100 nhân vật nổi tiếng nhất, có ảnh hưởng nhất thuộc các lĩnh vực khác nhau của thế kỷ XX. Kết quả được công bố cuối tháng 12 năm 1999. Trong số 100 nhân vật được chọn, có Hồ Chí Minh. Trong số 100 nhân vật đó, người ta lại phân ra danh sách 20 nhà lãnh đạo có uy tín nhất trên thế giới trong thế kỷ XX. Hồ Chí Minh là một trong số 20 nhân vật đó, cùng với V.I. Lênin, M. Găngđi, W. Sớcxin, A. Khômêny, N. Manđêla, T. Rudơven, F.D. Rudơven, M. Xangơ, Luthơ Kinh, R. Rigân, v.v. Điều đó giải thích tại sao Trưởng Đại diện của tuần báo Time ở Hà Nội lúc ấy coi “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong thế kỷ XX”.

Trước đó nữa, năm 1983, để chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm loại từ điển tiểu sử mang tên Văn hoá thế kỷ XX (XXth Century culture) do Alan Bullock và R.B. Wodinger chủ biên (Do Harper and Row xuất bản năm 1983), 300 nhà khoa học trên thế giới đã được hỏi ý kiến để bình chọn danh nhân văn hoá thế kỷ XX. Các nhà khoa học này đã thảo luận những tiêu chí thế nào là danh nhân văn hoá thế giới trong thế kỷ XX. Các nhà khoa học đã đưa ra quan niệm như sau:

a.- Thế kỷ XX là thế kỷ của những đảo lộn khoa học và công nghệ, chẳng hạn Thuyết Tương đối của A. Anhxtanh (SH: Albert Einstein). Ai phát minh ra những kết quả khoa học và công nghệ làm đảo lộn thế giới thì người đó là danh nhân văn hoá thế giới.

b.- Thế kỷ XX là thế kỷ của những cuộc chiến tranh tàn bạo. Ai tích cực đấu tranh cho quyền sống của con người, bênh vực con người, giải phóng con người, là người tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn, người đó là danh nhân văn hoá thế giới.

c.- Thế kỷ XX là thế kỷ phi thực dân hoá (décolonisation). Ai là người góp phần tích cực giải phóng các thuộc địa, giải phóng các dân tộc bị áp bức, làm đảo lộn thế giới thuộc địa, vẽ lại bản đồ chính trị thế giới, thì đó là danh nhân văn hoá thế giới.

Hồ Chí Minh đã được 300 nhà khoa học chọn là một nhân vật tra cứu trong công trình đó (các trang 322, 333). Các nhà khoa học đó thừa biết rằng, Hồ Chí Minh là người cộng sản, mà một số người trên thế giới không ưa chủ nghĩa cộng sản. Nhưng Hồ Chí Minh là người cộng sản đích thực, là nhà văn hoá, là chiến sĩ tiên phong của một dân tộc tiên phong tích cực nhất, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người, cho nên Hồ Chí Minh xứng đáng được chọn. Trong các cuộc thảo luận, 300 nhà khoa học nhất trí cho rằng: “Hồ Chí Minh là nhà mácxít hay nhà Nho, điều đó không quan trọng. Hồ Chí Minh là người cộng sản hay là người dân tộc chủ nghĩa, điều đó không quan trọng. Chỉ cần biết Hồ Chí Minh là Nguyễn ái Quốc – người yêu nước – thế là đủ để xếp ông vào hàng danh nhân văn hoá thế giới thế kỷ XX. Vì Hồ Chí Minh là người khởi xướng và giương cao ngọn cờ giải phóng các dân tộc thuộc địa và trở thành người dẫn đường chủ chốt được mặc nhiên thừa nhận và kính trọng của châu á và của thế giới thứ ba”[1].

Còn đối với UNESCO, có một sự kiện liên quan đến Hồ Chí Minh cần làm sáng rõ hơn.

Với sự cống hiến nổi bật của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của đất n­ước và đối với sự phát triển văn minh tiến bộ của nhân loại, Việt Nam — một quốc gia thành viên — đã gửi hồ sơ tới Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) để Tổ chức này xem xét kỷ niệm nhân dịp 100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh.

Trong Khoá họp toàn thể lần thứ XXIV tại Pari (thủ đô nư­ớc Cộng hoà Pháp) từ ngày 20-10 đến ngày 20-11-1987, UNESCO có một ch­ương trình nghị sự thảo luận, xem xét và cuối cùng đã thông qua Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh [2] .

Cần nhắc lại rằng, năm 1974, tại Khoá họp lần thứ XVIII của mình, Đại Hội đồng UNESCO đã định với nhau rằng: định kỳ xét để tổ chức kỷ niệm các danh nhân văn hoá thế giới theo tiêu chí chung nhất là “những người đã để lại những dấu ấn quan trọng trong quá trình phát triển văn minh, tiến bộ của nhân loại”. Những danh nhân này sẽ được long trọng kỷ niệm nhân kỷ niệm các năm sinh chẵn 100, 200…Tại Khoá họp lần thứ XXIV, Đại Hội đồng UNESCO đã xem xét để ra nghị quyết kỷ niệm các danh nhân có các kỷ niệm năm sinh chẵn vào các năm 1988, 1989, 1990. Hồ Chí Minh là 1 trong 6 người có hồ sơ đề cử (có cả J. Nêru (ấn Độ), A. Macarencô (Liên Xô), 1 của Thái Lan, 1 của Cộng hoà Liên bang Đức, 1 của Thổ Nhĩ Kỳ). Tính đến Khoá họp Đại Hội đồng UNESCO lần thứ XXIV năm 1987 này, đã có 21 người được ra nghị quyết kỷ niệm.

Bối cảnh của việc xem xét các danh nhân trong Khoá họp Đại Hội đồng UNESCO cuối năm 1987 không mấy suôn sẻ, vì trước đó đã có một số quốc gia vì lý do chính trị đã rút ra khỏi danh sách thành viên của UNESCO. Có nước chỉ đề nghị nên xem xét những hồ sơ đề cử nào mà có năm chẵn 100 (đến năm 1988) thôi, vì họ còn “lấn cấn”, chưa thông lắm về các tiêu chí. Có nước đề nghị UNESCO nên hạn chế kỷ niệm các danh nhân…

Trong Khoá họp lần thứ XXIV này, UNESCO tôn vinh J. Nêru là “Nhà quán quân của phong trào giải phóng dân tộc”, với 45 phút thảo luận và thông qua nghị quyết.

Phía Việt Nam dự kiến khi xét Hồ Chí Minh có thể khó khăn hơn, bởi nhiều lý do. Lúc này, vấn đề Campuchia và vấn đề người Việt Nam vượt biên tỵ nạn đang nổi lên, nhiều nước đang hiểu lầm và không thiện cảm. Một bản kiến nghị gửi đến Đại Hội đồng có các chữ ký của 79 người Việt Nam vượt biên, di tản phản đối việc xét Hồ Chí Minh. Trong lúc đó, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang “có vấn đề”, nghĩa là đang lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện. Trong tổng lượng phiếu 159 nước thành viên thì các nước xã hội chủ nghĩa chỉ có 8.

Thế nhưng, tình hình không rắc rối, phức tạp như chúng ta tưởng. Cuộc thảo luận của Đại Hội đồng Khoá họp XXIV diễn ra trong không khí hữu nghị, tình cảm chân thành đối với nhân vật được đề xuất trong hồ sơ là Hồ Chí Minh. Gần 30 nước đã ký tên đồng tác giả dự thảo Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lên Đại Hội đồng. Cuộc họp Tiểu ban các vấn đề văn hoá đã thảo luận dự thảo này và được thông qua tại Đại Hội đồng bằng biểu quyết với đa số tuyệt đối. Tại Hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội, các ngày 29 và 30 tháng 3 năm 1990, ông Nguyễn Dy Niên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban UNESCO của Việt Nam, đã có bài thuật lại những nét cơ bản nhất của sự kiện này.

Trong quá trình thảo luận, Chủ toạ Phiên họp là một quý bà người Thái Lan. Bà đã cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản chung của nhân loại, có giá trị vĩnh hằng, là niềm tự hào của các dân tộc. Một đại biểu của Cộng hoà Dân chủ Đức cho rằng, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là chủ nghĩa nhân văn của mọi thời đại. Một đại biểu của Xri Lanca cho rằng, Hồ Chí Minh là một nhà tiên tri, Hồ Chí Minh là ngọn hải đăng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Còn ông Trưởng Đoàn đại biểu của ấn Độ thì cho rằng, Hồ Chí Minh là một danh xưng cao quý, không chỉ nằm ngay trong mỗi chúng ta, mà gắn với sự tiến bộ của thời đại, vì vậy, việc kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh vừa là một sự kiện quan trọng, vừa là niềm tự hào, niềm vinh dự lớn lao đối với mọi người lao động.

Nghị quyết về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn viết:

“Xét thấy việc tổ chức kỷ niệm trên quy mô quốc tế những nhà trí thức lỗi lạc và danh nhân văn hoá là góp phần vào việc thực hiện những mục tiêu của UNESCO và vào sự hiểu biết trên thế giới,

Nhắc lại Quyết định số 18 C-4351 về việc tổ chức kỷ niệm những vĩ nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,

Ghi nhận rằng, năm 1990 sẽ đư­ợc đánh dấu bằng lễ kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hoá kiệt xuất của Việt Nam”.

Các văn kiện của UNESCO được quy định công bố bằng 6 thứ tiếng: Pháp, Anh, Arập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga. Nguyên văn tiếng Pháp đoạn cuối cùng của ba đoạn trích dẫn này trong Nghị quyết của UNESCO nh­ư sau: “Notant que, 1990 marquera le centième anniversaire de la naissance du Président Ho Chi Minh, héro de la libération nationale et éminent homme de culture du Vietnam”.Đáng chú ý là cụm từ éminent homme de culture được một số ngư­ời dịch là Nhà văn hoá lớn.

Theo tôi, bản Nghị quyết bằng tiếng Anh (trong đó có ghi là: Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture) thì có thể dịch Nhà văn hoá lớn, nhưng cũng có thể dịch là Nhà văn hoá ưu tú (hoặc cũng có thể dịch là Nhà văn hoá xuất sắc hoặc Nhà văn hoá kiệt xuất – great man of culture). Nhưng đối với bản tiếng Pháp thì phải dịch là Nhà văn hoá kiệt xuất mới đúng nghĩa. Mà đây cả hai cái danh: Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hoá kiệt xuất đều là của Việt Nam (du Vietnam), chứ không phải là Anh hùng giải phóng dân tộc là của Việt Nam, còn Nhà văn hoá kiệt xuất thì lại là của thế giới.

Một vấn đề cần lư­u ý nữa là: bản thân Nghị quyết này của UNESCO được thông qua theo lời mở đầu có tính mặc định mà tôi đã trích dẫn ở hai đoạn đầu bên trên. Đáng chú ý là những cụm từ, như “Những nhà trí thức lỗi lạc và danh nhân văn hoá” cũng như Quyết định khung số 18 C-4351 của UNESCO “Kỷ niệm những vĩ nhân và những sự kiện đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại” thì có thể hiểu đã mặc nhiên công nhận Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hoá thế giới rồi, chứ không nên gọi là Tổ chức UNESCO “phong” cho Hồ Chí Minh danh hiệu này, danh hiệu nọ. Tôi nghĩ rằng, nói đúng như thế thì sẽ không phức tạp hoá vấn đề.

Nghị quyết trên đây của UNESCO còn khẳng định rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội… Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật, là kết tinh của truyền thống văn hoá hàng nghìn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Ng­ười là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

Do đó, Nghị quyết của UNESCO đã nêu rõ: “Khuyến nghị các quốc gia thành viên kết hợp kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tổ chức những hoạt động đa dạng để tư­ởng niệm Người, để làm cho mọi ngư­ời hiểu đ­ược tầm vóc to lớn của những tư tưởng và sự nghiệp của Ng­ười vì công cuộc giải phóng dân tộc”.

Việc thực hiện Nghị quyết này của UNESCO ở Việt Nam, nhất là ở trên bình diện quốc tế, ở các nước thành viên Tổ chức UNESCO, có nhiều trắc trở.

Phải thấy được hoàn cảnh đặc biệt lúc đó.

Sau ngày 30-4-1975, Việt Nam bước vào một cuộc thử thách mới, đầy chông gai trên bình diện bình diện quốc tế. Hầu như Việt Nam bị cô lập, ít được bạn bè cảm thông. Đây là một bi kịch lớn. Nói bi kịch lớn là vì lẽ ra mọi người, hay chí ít là bạn bè số đông của Việt Nam, sẽ cùng Việt Nam sẻ chia mừng vui và bắt tay vào công cuộc giúp Việt Nam băng bó vết thương chiến tranh, xây dựng một cuộc sống mới. Nhưng không đơn giản như vậy. Nói để cho người khác hiểu là việc không đơn giản. Việc Việt Nam đem quân sang Campuchia chẳng hạn. Đây là việc làm hợp với đạo lý, nhưng nhiều nước coi là Việt Nam đã xâm lược Campuchia. Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, sau khi bại trận “lấm lưng trắng bụng” ở Việt Nam, lại bước vào một cuộc phiêu lưu mới, tiến hành cấm vận mọi mặt với Việt Nam. Việt Nam bước vào những đợt khó khăn mới. Nạn đói đã xảy ra trong thời bình. Lòng người không yên. ở ngoài bắc thiếu lương thực phải ăn bo bo đã đành, nhưng đợt công tác mà tôi có mặt một tháng tại thành phố Hồ Chí Minh mùa hè năm 1977 ở giữa vựa thóc lớn đất nước mà vẫn không đủ gạo ăn, phải ăn bo bo. Đó còn là cơ chế vốn chỉ thích ứng trong chiến tranh nay đến thời bình tỏ ra cứng nhắc nhưng vẫn được vận hành và đương nhiên nó không phù hợp mà Đảng Cộng sản chưa sớm nhận ra.

Đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Làn sóng người Việt Nam ồ ạt ra đi khỏi đất nước, mà đây chủ yếu là lực lượng của chế độ Sài Gòn lòng đầy hận thù, trắc ẩn, mặc cảm với chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Trung Quốc, sau những chuỗi không êm ả với Việt Nam, đầu năm 1979 đã đưa quân sang mấy tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam gây chiến, nói là để “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Trong hoàn cảnh đó, có sự chống phá quyết liệt từ những phần tử cực đoan, nhất là từ một số người gốc Việt ở nước ngoài. Họ ngăn trở việc Tổ chức UNESCO đứng ra tổ chức lễ Kỷ niệm hoặc đứng ra cổ suý cho các quốc gia thành viên tổ chức các hoạt động tưởng niệm hoặc lễ kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Hồ Chí Minh theo đúng như Nghị quyết của UNESSCO, viết rằng: “Đề nghị ông Tổng Giám đốc UNESCO tiến hành những bước đi phù hợp để kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và giúp đỡ các hoạt động tưởng niệm chung được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở Việt Nam”.

Ngay tại Pari, trụ sở của Đại Hội đồng UNESCO, cũng không tài nào tổ chức nổi một lễ kỷ niệm, tưởng niệm Hồ Chí Minh. Chỉ có hai nước là đứng ra tổ chức được lễ kỷ niệm theo đúng tinh thần của Nghị quyết UNESCO, đó là Việt Nam (đương nhiên, vì là đất nước của Hồ Chí Minh) và ấn Độ. Lễ Kỷ niệm và cuộc Hội thảo nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Hồ Chí Minh được long trọng tổ chức tại Hà Nội với nhiều bạn bè quốc tế, những người có cảm tình với Việt Nam và những người nhận rõ những cống hiến về nhiều mặt của Hồ Chí Minh đối với những bước tiến của dân tộc Việt Nam cũng như đối với hành trình của nhân loại vươn tới tất yếu của tự do.

Trở lại vấn đề Nghị quyết 18.65 của phiên họp lần thứ 24 Đại hội đồng UNESCO năm 1987. Tại sao thế giới đánh giá Hồ Chí Minh như vậy? Tôi thấy chẳng phải ngẫu nhiên mà UNESCO đánh giá như thế. Tôi thấy như sau:

Một: Hồ Chí Minh là chiến sĩ tiên phong trong thế kỷ phi thực dân hoá.

Hồ Chí Minh là người lĩnh ấn tiên phong của dân tộc Việt Nam và của nhân loại cần lao tiến công vào chủ nghĩa thực dân để đưa lại độc lập, tự do cho mỗi dân tộc, mỗi con người. Thế giới thấy Hồ Chí Minh là một con người đặc biệt trong thế kỷ XX, một thế kỷ phi thực dân hoá. Chủ nghĩa thực dân là một vết nhơ lớn nhất trong lịch sử của loài người. Đúng là một vết nhơ thật. Một dân tộc đang yên đang lành thì bỗng nhiên có một thế lực thực dân đến bắt làm nô lệ, không cho người ta có quyền sống, hoặc nếu để sống thì cái quyền con người sống bị chà đạp. Thực dân xâm chiếm thuộc địa nhưng lại được che dấu bằng những lời lẽ mỹ miều là đi “khai hoá văn minh”.

Hồ Chí Minh chọn chủ nghĩa thực dân là mục tiêu lớn nhất để công phá. Hồ Chí Minh tố cáo mạnh mẽ chủ nghĩa thực dân ở tất cả mọi diễn đàn và sử dụng tất cả mọi vũ khí mà ông có. Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Người tổ chức và lãnh đạo các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Hồ Chí Minh là một con người tiên phong của một dân tộc tiên phong đấu tranh phi thực dân hoá trên đất nước ông và trên thế giới.

Với chiến thắng Điện Biên Phủ chiều ngày 7-5-1954, Việt Nam đã mở đầu cho một quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Với chiến thắng trưa ngày 30-4-1975 tại Sài Gòn, dân tộc Việt Nam đã báo hiệu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới. Một dân tộc tiên phong và một con người tiên phong của nhân loại tiến bộ. Thế giới không đặt lầm. Thế giới đã đúng. Việt Nam không làm hổ danh, không phụ lòng tin của lương tri loài người tiến bộ. Nếu tạc tượng những vĩ nhân thế giới thuộc thế kỷ XX, một thế kỷ phi thực dân hoá, thì Hồ Chí Minh xứng đáng được tạc bức tượng đẹp nhất.

Hai: Hồ Chí Minh là một con người đầy lòng vị tha, khoan dung.

Trong một thế giới đầy bất trắc của quan hệ con người, Hồ Chí Minh hiển hiện như một tấm lòng bao dung. Hồ Chí Minh đã nói rằng, sự bao dung là như biển cả, nó có thể nhận bao nhiêu nước từ các sông suối. Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống văn hoá khoan dung của dân tộc Việt Nam, như ông đã viết rằng, dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu lòng đồng tình và bác ái. Hồ Chí Minh không bao giờ kỳ thị, bài bác các học thuyết, trong quan hệ ứng xử của con người và của cộng đồng này với cộng đồng khác. Sự khoan dung trong thái độ ứng xử của Hồ Chí Minh đến mức đến như một số người hiểu lầm là trong cuộc sống, giải quyết trong các mối quan hệ, Hồ Chí Minh hay nặng về tình. Thực ra, Hồ Chí Minh không duy tình, không duy lý, mà luôn luôn “vừa có lý, vừa có tình”, lấy chữ “nhân” làm nền tảng.

Trong khoan dung văn hoá Hồ Chí Minh, thì các giá trị văn hoá nhân loại như là một giòng chảy tự nhiên qua tâm hồn Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh chính là bộ lọc văn hoá chắt lọc cái chân, cái thiện, cái mỹ. Nếu tập hợp, lần dở những trang sách, trang báo của các nhà “Hồ Chí Minh học”, “Việt Nam học” nổi tiếng trên thế giới thì biết cơ man nào là những đánh giá rất đặc sắc về khía cạnh văn hoá khoan dung của Hồ Chí Minh. Trong thực tế cuộc sống, mặc nhiên có sự so sánh. Trong sự so sánh đó, nổi bật lên Hồ Chí Minh, một nhân vật sáng ngời của nhân văn, văn hoá, khoan dung trong cái thế giới có lúc cũng có vẻ hỗn mang về các mối quan hệ giữa con người với con người này.

Ba: Hồ Chí Minh là một chiến sĩ văn hoá, là một hiệp sĩ của UNESCO tích cực giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Vấn đề lớn nhất mà Hồ Chí Minh nêu lên và hướng cả cuộc đời của mình cũng như hướng cả dân tộc Việt Nam cùng những dân tộc khác trên thế giới vào giải quyết là đấu tranh giải phóng con người. Đối với Hồ Chí Minh, mọi hoạt động, mọi cuộc đấu tranh đều hướng đích đó. Hồ Chí Minh tập hợp cả một véctơ lực vào cái đó.

Từ cái chung nhất đó, Hồ Chí Minh nêu lên và hướng vào giải quyết vấn đề hòa bình, hòa bình cho dân tộc Việt Nam và hòa bình cho thế giới, một nền hòa bình thật sự, hòa bình bền vững mà trên đó bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Cái nguyên tắc đó trở thành cái khung cho mọi hiệp định chính trị, mà nó đã thể hiện ở Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương ngày 20-7-1954 và Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973.

Hồ Chí Minh là con người của hòa bình. Hồ Chí Minh coi đó là nguyên tắc hành xử giữa con người với con người, giữa dân tộc này với dân tộc khác. Nhưng, cái chốt của Hồ Chí Minh là ở chỗ: đó phải là một nền hòa bình chân chính. Trước kẻ xâm lược, nhiều lúc Hồ Chí Minh nhân nhượng, nhưng kẻ cướp càng lấn tới thì ông kêu gọi cả dân tộc vùng lên đấu tranh gìn giữ hòa bình chứ không phải có hòa bình bằng mọi giá, hòa bình trong cái thế hèn kém của một kẻ nô lệ.

Sau khi giành được chính quyền, thiết lập được Nhà nước mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà — Hồ Chí Minh tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân thế giới rằng, nước Việt Nam đã thật sự trở thành một nước tự do và độc lập, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do và độc lập ấy. Nhưng thực dân Pháp quyết tâm chiếm nước Việt Nam một lần nữa. Cuộc kháng chiến đã nổ ra sớm ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ từ ngày 23-9-1945, tức là đúng 3 tuần lễ sau Ngày Độc lập 2-9-1945. Nhân dân miền Nam đã đi liền một mạch gian khổ, kiên cường, Thành đồng Tổ quốc, “đi trước về sau” từ ngày đó đến tận ngày 30-4-1975.

ý đồ của thực dân Pháp là gây chiến tranh trở lại, “gặm nhấm” dần lãnh thổ Việt Nam, chia cắt Nam Bộ ra khỏi đất nước Việt Nam. Quan điểm có tính nguyên tắc của Hồ Chí Minh là Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam, là tìm cách bảo vệ chính quyền còn non trẻ, tránh đụng độ với các thế lực có ý định xâm lược, bảo vệ nền hoà bình lâu dài cho đất nước. Chính vì thế mà Hồ Chí Minh gồng mình lên để bước qua những chông gai. Hồ Chí Minh hoà với quân Tưởng Giới Thạch để kìm quân Pháp, ông hoà với Pháp để đuổi quân Tưởng Giới Thạch, và ông ký Hiệp ước 6-3-1946, phái người đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, cử đoàn đi dự Hội nghị ở Phôngtenblô (Pháp) và khi các hội nghị đó không đạt kết quả, thì Hồ Chí Minh ký Tạm ước 14-9-1946.

Hồ Chí Minh tìm cách hoà hoãn với cả kẻ cướp để mong cứu vãn hoà bình, có lúc chịu nhận Việt hoà bình, có lúc chịu nhận phản văn hoá. Cái gọi là “sự thắng lợi” chinh phục tự nhiên của con người chính là sự tác động gây hiệu ứng phản lại của tự nhiên. Chinh phục tự nhiên không như một kẻ xâm lược thống trị một dân tộc khác. Bản thân con người là một thực thể của tự nhiên. Nếu gọi là sự chinh phục một cách đúng đắn của con người đối với tự nhiên thì đòi hỏi con người phải nhận thức đúng đắn quy luật của tự nhiên để hành xử cho đúng. Con người sẽ đánh mất khả năng chủ thể văn hoá khi thoát ra khỏi hệ thống điều chỉnh của tự nhiên — đó là sự cân bằng sinh thái. Chính con người hiện đại, mặc dù nắm được khoa học và công nghệ, lại là yếu tố phá vỡ một cách tệ hại nhất sự cân bằng sinh thái. Chính sự thống nhất của con người với tự nhiên tạo ra bản sắc văn hoá của mỗi vùng, miền.

Hiện thời, trên thế giới, người ta đã “quy” phát triển bền vững vào 6 nội dung:

1.- Tăng trưởng kinh tế;

2.- Công bằng xã hội;

3.- Bảo vệ môi trường;

4.- Phát triển văn hoá, giáo dục, công nghệ;

5.- Bảo đảm tự do, dân chủ;

6.- Phát triển con người.

Trong 6 nội dung đó, người ta lại hay tập trung vào ba nội dung có tính “trụ cột”, đó là Tăng trưởng kinh tế; Công bằng xã hội; Bảo vệ môi trường tự nhiên.

Quan niệm trên đây chính là phản ánh khái niệm phát triển, cho rằng, Phát triển là quá trình qua đó một xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thoả mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy cho là cơ bản và hiện đại. Hoặc như quan niệm của Hội nghị của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển họp ở Riô đơ Janerô (Braxin) năm 1992: Phát triển bền vững là một sự phát triển thoả mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai.

Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây từ cuối năm 1959. Hồ Chí Minh cho đăng trên báo Nhân Dân, số 2082, ngày 28-11-1959 bài “Tết trồng cây”, trong đó cho rằng: “Việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”; rằng, miền Bắc hiện có độ 14 triệu người, trong đó có 3 triệu trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây; như vậy là mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây; từ năm 1960 đến năm 1965 là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa có cây ăn quả, cây có hoa, vừa có cây làm cột nhà; và trong vòng 10 năm, nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn, đời sống nhân dân được cải thiện hơn.

Dịp cuối năm 1959, Hồ Chí Minh lại kêu gọi toàn dân hưởng ứng phong trào một tháng trồng cây (từ ngày 6-1-1960 đến ngày 6-2-1960) và mong nhân dân duy trì bền bỉ “Tết trồng cây” hằng năm.

Đi thăm các địa phương, các cơ quan, Hồ Chí Minh thường trồng cây. Hồ Chí Minh tham khảo ý kiến của các chuyên gia lâm nghiệp để có thể trồng cây gì phù hợp nhất. Theo tư vấn của các chuyên gia, Hồ Chí Minh hay trồng nhất là cây đa. Đây là loại cây nếu trồng ở nơi công cộng thì rất thích hợp, nó tỏa bóng mát nhiều, ít sâu bệnh, dễ sống, tuổi thọ lâu (khoảng 500-700 năm). Hồ Chí Minh quan niệm trồng cây nào phải sống cây ấy, cho nên ông trồng “thật”, ông tưới nước thật chứ không phải trên ngực áo có bông hoa giả, xẻng xúc đất thì quấn giấy xanh giấy đỏ để quay phim, chụp ảnh, và khi về Hà Nội Hồ Chí Minh thường hỏi thăm cây do mình trồng còn sống không, nó đang như thế nào.

Tới thăm xã Nam Cường, một xã mới thành lập do lấn biển của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, đang đi trên đường làng, Hồ Chí Minh thấy hai hàng cây mới trồng. Hồ Chí Minh cho rằng, hình như cán bộ và nhân dân ở đây mới trồng vội hôm qua để đón mình (Ông Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình lúc đó thừa nhận đúng là như vậy). Hồ Chí Minh dặn rằng, phải rào lại khỏi bị trâu bò phá, và trồng cây nào phải cố gắng chăm sóc để tất cả đều sống.

Lạ thay và thật thú vị biết bao, đọc trong tài liệu Tuyệt đối bí mật, tôi thấy quan điểm của Hồ Chí Minh về môi trường sinh thái – vấn đề toàn cầu – rất rõ. Hồ Chí Minh đề cập trực tiếp vào vấn đề xử lý thi hài của mình khi qua đời. Đến bản viết năm 1966, Hồ Chí Minh viết lại như bản viết năm 1965 một đoạn: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hoả táng”. Tôi mong rằng cách “hoả táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn”.

Đến cái chết của mình mà còn nghĩ đến giữ vệ sinh và để khỏi tốn đất nông nghiệp, nghĩ đến trồng cây, nghĩ đến môi trường sinh thái thì đến nay tôi chỉ thấy Hồ Chí Minh chứ không thấy người thứ hai.

Câu chuyện trên đây thật nhiều tầng ý nghĩa. Nhưng, xét riêng về mặt môi trường sinh thái mà nói, thì quả là đáng khâm phục về tư chất của con người, một con người luôn luôn hướng tới việc nêu lên và giải quyết những vấn đề toàn cầu.

Dẫn ra một số điểm trên đây để thấy rõ thêm rằng, Hồ Chí Minh chính là con người của văn hoá, một nhà văn hoá hoạt động chính trị, một con người có tư duy luôn ở tầm quốc tế.

Phiên họp lần thứ XXIV Đại Hội đồng UNESCO năm 1987 tại Pari đã thực hiện được một sứ mệnh lớn lao, có ý nghĩa quan trọng đối với việc làm cho các dân tộc hiểu biết nhau hơn, làm cho con người xích lại gần nhau hơn, làm cho thế giới đẹp hơn lên khi khuyến nghị các quốc gia thành viên có những hoạt động kỷ niệm, tưởng niệm những danh nhân, những sự kiện văn hoá theo tiêu chí của mình. Chỉ điều này mới có ý nghĩa văn hoá lớn lao, chứ không phải là sự chống đối, sự quậy phá của những người có đầu óc thâm thù đối với sự nghiệp của Hồ Chí Minh, của nhân dân Việt Nam rồi đi đến ghét bỏ Hồ Chí Minh.

[1] Tham khảo báo Quân đội nhân dân, số Xuân Canh Ngọ, 27-1-1990.

[2] Những đoạn trích dẫn Nghị quyết này là từ tài liệu lưu tại Uỷ ban UNESCO của Việt Nam. Mạch Quang Thắng, ngày 22/5/2011 http://vanhoanghean.com.vn

 

Xin mời đọc thêm:

Về nghị quyết của UNESCO vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh

nguồn http://www.baomoi.com/Ve-nghi-quyet-cua-UNESCO-vinh-danh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh/121/3543270.epi

http://www.baomoi.com/Ve-nghi-quyet-cua-UNESCO-vinh-danh-Chu-tich-Ho-Chi-Minh/121/3543270.epi

 

Trang Lịch Sử