Xét Lại Huyền Thoại "Nguyễn Trường Tộ"

Sachhiem giới thiệu

http://sachhiem.net/LICHSU/S/SH_NTT.php

bản in     ¿   toàn bộ NTT 02 tháng 01, 2009

 

LTS: Từ rất lâu, có lẽ trong thời Pháp đô hộ cho đến mãi về sau này, học sinh được dạy về Nguyễn Trường Tộ như là một "học giả", vừa là một nhà thông thái, thâm nho, yêu nước, ,... với những bản điều trần. Bài học được nhớ đại khái là sau khi được đi nước ngoài, nhà "thông thái" Nguyễn Trường Tộ kể chuyện nước người văn minh có ngọn đèn thắp ngược, dâng bản điều trần lên Vua Tự Đức để mở mang nước ta, ... nhưng Vua "không chịu tin" mà còn nổi giận, etc... Thật ra, chưa hề có ai phân tích khả năng thực tiễn của các bản điều trần đó như thế nào. Bài học không đề cập thêm một sự thật quan trọng khác, ông Tộ là một con chiên rất ngoan và sốt sắng với các việc mở mang đạo Chúa.

Trên thực tế, các bài học về học giả Nguyễn Trường Tộ có tác dụng duy nhất là chê bai Vua Việt Nam ngu dốt, thiển cận, không chịu mở cửa cho văn minh "tràn vào", đồng thời tôn kính "nhà bác học yêu nước" Nguyễn Trường Tộ, và vui vẻ đón nhận "văn minh" nước ngoài (còn ai khác hơn là Pháp lúc bấy giờ ?)

Ngày nay, nhờ có nhiều phương tiện tiếp cận được các tài liệu, những người nghiên cứu ở hải ngoại (được đề cập ở cuối bài này) đã khám phá ra các ẩn số trong những cái gọi là bản điều trần của ông Tộ một cách rất thú vị. Và bây giờ người ta có thể đặt câu hỏi, ông Tộ có thực sự được tôn vinh như các nhà yêu nước của Việt Nam hay không?

Nhưng, cái thế lực đã tô vẽ cho ông Tộ hãy còn đâu đó. Vì thế gần đây, trong nước có một vài bài báo đăng tải những bài ca ngợi ông Nguyễn Trường Tộ với mức độ mạnh mẽ hơn xưa.

Sự Thật Về "Nhân Vật Nguyễn Trường Tộ" Như Thế Nào?

- Mời xem các bài viết về Nguyễn Trường Tộ đăng trong sachhiem.net

Lẽ dĩ nhiên, trong nước thiếu nhiều nguồn tài liệu. Tác giả Bùi Kha là người nghiên cứu xuyên suốt về đề tài này, nên có những cuộc trao đổi, tuy khó khăn vì hoàn cảnh địa lý, chính trị, nhưng bạn đọc cũng có thể đọc cả lý luận của hai bên và nhiều người sẽ thấy sự thật nằm ở đâu.


  • Bài Mới nhất: 12/24/2008 4:27:23 PM Nguyễn Trường Tộ - Nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX tác giả Nguyễn Đình Chú, đăng trên Web http://hnv.vn ("Hội nhà văn") Những dòng sau đây được viết trong đoạn đầu tiên

    "...Khoa học xã hội và nhân văn vẫn cần tiếp tục khám phá Nguyễn Trường Tộ, nhưng không ít mỹ từ cao sang đã dành để tôn vinh ông: “Người yêu nước sáng suốt”, “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế” … Đến lượt tôi, tôi xin mệnh danh: “Nguyễn Trường Tộ: một nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX”. Công việc thiết kế chính là công việc vạch đường chỉ lối, hoạch định chiến lược, chiến thuật, bày mưu định kế, xây dựng mô hình, phác hoạ mẫu này, mẫu khác để từ đó mà có sự thi công với vai trò điều khiển của công trình sư. Trong xây dựng, ở những công trình lớn đồ sộ, thiết kế và thi công là hai công đoạn khó bề kết làm một. Thiết kế phải có trước. Thi công là chuyện tiếp theo. Từ cách nghĩ đó, trong đầu óc tôi, Nguyễn Trường Tộ đã hiện lên sừng sững như một nhà thiết kế vĩ đại của đất nước Việt Nam ta rất mực yêu thương và cũng rất mực đau thương ở thế kỷ XIX. Rất tiếc, vô cùng tiếc cho đất nước đã có một người con ưu tú, kiệt suất, đầy đủ tư cách và khả năng là một nhà thiết kế vĩ đại mà không được chuyển tiếp làm vị tổng công trình sư. Lịch sử oái oăm là thế. Bi kịch là thế. Và Nguyễn Trường Tộ là nhân vật bi kịch của lịch sử oái oăm đó...."

    Phần giữa bài, tác giả không quên nhắn nhe:

    ...Nhưng một vài người Việt sống ở nước ngoài, không hiểu vì lẽ gì, không những không rũ bỏ mà phần nào còn cường điệu sự hoài nghi ở mức xúc phạm đến con người kiệt xuất này. Mong rằng các vị đó sẽ có lúc hồi tâm tìm hiểu lại một cách kỹ càng để tự điều chỉnh mình cho phù hợp với đà chung của học giới..."

    Ông Bùi Kha, tác giả nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ có gửi đến tòa soạn mấy dòng như sau: "Thưa quý anh chị, tôi có đọc bài này rồi. Tác giả Nguyễn Đình Chú nhặt đoạn này ráp vào đoạn kia cốt để chứng minh cái tiền đề mà ông đã chọn và đặt ra phía trước. Cho nên nếu ai chỉ đọc bài của ông Nguyễn Đình Chú sẽ rất dễ bị thuyết phục. Tôi nghĩ có lẽ đây là một chiến dịch để dọn đường cho việc kỷ niệm 500 năm đem nguy hại cho dân tộc ta."

     

  • Vài tháng trước đây - website www.chungta.com trong nước lại cho đăng 4 bài viết về Nguyễn Trường Tộ, cũng với những lời ca tụng như của thế kỷ trước: ba bài đăng theo Tạp Chí Triết Học, và một bài theo Thời Báo Kinh Tế SG. Những bài trên Tạp Chí Triết Học là:

    1. Nguyễn Trường Tộ - Một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX của Tiến Sĩ Phạm Huy Thông. Phần tài liệu tham khảo là cuốn Nguyễn Trường Tộ: Con người và di thảo của Trương Bá Cần, và 1 trang trong cuốn C.Mác và Ph.ăng ghen. Toàn tập, t.9. (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 995, tr.499-500.)

    2. Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ lạc hậu hay đổi mới của Lê Thị Lan, (không thấy kê phần tài liệu.)

    3. Phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Trường Tộ của Nguyễn Trọng Văn. Phần tài liệu là 5 Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ: số 1, 9, 18, 27, và 52.

    Bài trên Thời Báo Kinh Tế SG là:

    4. Nguyễn Trường Tộ nhà cải cách không gặp thời của Nguyên Phước, (không thấy kê phần tài liệu.)

    Vì không có nhiều dữ liệu, những lời ca tụng Nguyễn trường Tộ dễ bị chủ quan. Những luận điểm và ý kiến do đó cũng phát sinh do sự nhai lại số tài liệu ít oi đó.

    Xin mời độc giả hãy đọc vài đoạn điển hình trong 4 bài trên:

    Tiến sĩ Phạm Huy Thông: 

    (trích http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/ Nguyen_Truong_To _nha_tu_tuong_the_ky_XIX/)

    Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một nhà cải cách nổi tiếng, một người Công giáo yêu nước tha thiết, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Đó cũng chính là những nội dung mà bài viết này đề cập. Mặc dù bị hạn chế bởi thế giới quan duy tâm tôn giáo, nhưng Nguyễn Trường Tộ đã có những tư tưởng triết học độc sắc về nhân sinh, xã hội... so với các nhà tư tưởng Việt Nam cùng thời. Bên cạnh đó, ông còn đưa ra không ít những kiến nghị trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội, quốc phòng, ngoại giao... Đọc 58 Di thảo của Nguyễn Trường Tộ, chúng ta sẽ phải thật sự kinh ngạc vì sự am hiểu sâu sắc của ông về rất nhiều lĩnh vực, từ khoa học tự nhiên đến công nghệ máy móc, từ khoa học xã hội đến quốc phòng, ngoại giao… Song, Nguyễn Trường Tộ không chỉ là một người yêu nước, ông còn là một triết gia lớn của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, không có nhiều người thể hiện tư tưởng triết học rõ ràng như ông. Cùng thời với C.Mác (1818- 1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895), không rõ ông có được tiếp xúc với các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen không, nhưng đọc Di thảo của ông, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều luận điểm triết học tương đồng. Chẳng hạn, ông viết: "… Nếu bị cái nghèo đói thúc bách thì lo kế sống cũng không xong, còn hơi đâu mà bàn lễ nghĩa"(5). Luận điểm này của ông tương đồng với quan niệm duy vật về lịch sử mà C Mác đã chỉ ra - một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác, như Ph.Ăngghen đã viết: "Mặc đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người: cái sự thật giản đơn... con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở và mặc đã rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo và v.v. được"(6).

    Theo chúng tôi, nếu Nguyễn Trường Tộ không đọc Mác mà ông có được luận điểm như trên thì ông thật sự là một triết gia duy vật lớn.

    Sách Hiếm nhận xét: Khái niệm này không có gì mới. Từ ngàn đời, ông cha chúng ta đã có câu: “Có thực mới vực được đạo”.

    Lê Thị Lan:

    (trích http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/Tutuong_chinhtri-NguyenTruongTo/)

    Tư tưởng chính trị của ông được trình bày rải rác ở nhiều nơi, nhưng chủ yếu là trong bản điều trần "Ngôi vua là quý, chức quan là trọng". Ông đề cao chế độ quân chủ tập quyền hiện hành với quyền uy tuyệt đối thuộc về nhà vua: "Mọi quyền lực hành vi trong một nước phải do vua nắm, và cùng với quốc dân chia sẻ nỗi vui buồn. Ngoài quy luật này ra đều là có tội cả". Ngoài ra, ông còn đề cao tư tưởng chính danh định phận, tư tưởng đẳng cấp trong cai trị: "Vua có bổn phận của vua, quan có bổn phận của quan, dân có bổn phận của dân. Danh phận mỗi người đều có cái quý trọng riêng... mỗi bổn phận có một cái cao quý riêng, không được có cái ý tưởng được voi đòi tiên". Lý tưởng chính trị cơ bản của Nguyễn Trường Tộ là xây dựng một thiết chế Nhà nước mà trong đó vua sáng tôi hiền, trên dưới hòa mục, thống nhất trên cơ sở thật lòng tin tưởng lẫn nhau. Ông viết: "Bề trên lo giữ pháp độ, lo việc nước thì chỉ dùng người hiền, đã theo công lý giữ pháp luật thì lệnh trên sẽ hợp điển chế không ai dị nghị, sự nghiệp sẽ không suy đốn. Kẻ làm dân thấy thiên hạ ca tụng vua mình, so sánh người và ta thì hết lòng làm sao cho thiên hạ kính trọng vua mình hơn" (*).

    Ông đề cao quyền lực tuyệt đối của nhà vua dưới sự che chở của Chúa, dưới quyền năng của Chúa: "Tạo vật đã từng vì tội của vua quan mà trừng phạt dân ở đời này... Chúa cũng đặc biệt mượn vua quan làm roi vọt để thay Chúa mà trách phạt. Cho nên giết vua chẳng khác gì giết Chúa".

    (*)[Sách Hiếm: Văn hóa Tam Giáo đã thấm nhuần trong xã hội Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, do đó lý tưởng chính trị của Nguyễn Trường Tộ chỉ lập lại mà thôi]

    Nguyễn Trọng Văn:

    (trích http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Phuong_phap_nghien_cuu_cua_Nguyen_Truong_To/)

    Cả cuộc đời của Nguyễn Trường Tộ là một sự nỗ lực học hỏi và tìm tòi. Phương pháp nghiên cứu của ông là "quan sát thế giới”, “chịu khó nghiên cứu cho sâu, học cho hết” rồi "đem những điều đã đọc được trong sách nghiệm ra việc đời". Với phương pháp nghiên cứu và mục đích nghiên cứu ấy, Nguyễn Trường Tộ đã lý giải nhiều vấn đề có sức thuyết phục lớn, khiến người đời kinh ngạc. Và cho đến nay, những vấn đề mà Nguyễn Trường Tộ nêu ra, những giá trị tư tưởng của ông vẫn còn có ý nghĩa thời sự.

    Nguyên Phước:

    (trích http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Hanh-Dong/Nguyen_Truong_To_nha_cai_cach_khong_gap_thoi/)

    Lúc đó, ông kiến nghị, thế địch đang mạnh, thế nước nhà đang yếu, hãy tạm hòa hoãn để tìm thời cơ. Ông đưa tờ trình mang tinh thần" hòa để tiến". Ông trình vua Tự Đức: Việc khẩn cấp nhất của đất nước là giữ cho được những gì chưa mất. Muốn vậy phải mau mau canh tân đất nước. Như vậy việc giữ nước không khó mà thu hồi những gì đã mất không chóng thì chầy cũng có thể hy vọng được. Mục đích canh tân là để nước mạnh, để giữ nước. Trong khoảng hơn mười năm suy ngẫm, ông đã gửi nhiều tờ trình canh tân đất nước, trên một quyết sách tránh ngoại xâm, Nguyễn Trường Tộ minh chứng một đầu óc sáng suốt, một tinh thần can đảm, quyết nói thẳng, nói hết những điều mình suy nghĩ mà không sợ "khi quân" vì sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước.

     

    Kính thưa đọc giả, muốn đánh giá những lời ca tụng trên, có lẽ chúng ta nên đọc những bài có tính cách nghiên cứu hơn.  Được biết đã có ít ra là 4 cuốn nghiên cứu về nhân vật Nguyễn Trường Tộ với phần tài liệu khá phong phú:

    1. "Nguyễn Trường Tộ: Thực Chất Con Người Và Di Thảo" của Nguyễn Kha & Trần Chung Ngọc, Giao Điểm, 1998;

    2. "Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước?" của Bùi Kha & Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2002;

    3. "Nguyễn Trường Tộ Và Vấn Đề Canh Tân" của Bùi Kha, Giao Điểm, 2003; và

    4. "Nguyễn Trường Tộ: Con Người Và Sự Thật," Anh Trần biên tập, Houston, 1998.

    Để rộng đường dư luận, và để độc giả tự phán xét, Sách Hiếm xin đăng lại một số bài phê bình nghiên cứu nhận định chi tiết về con người và những Di Thảo của Nguyễn Trường Tộ mà Sách Hiếm đăng lại từ những cuốn sách đã xuất bản như kể trên. Xin bấm vào những đường nối mạng sau đây để xem.

    a. "Nguyễn Trường Tộ Và Vấn Đề Canh Tân" của Bùi Kha, Giao Điểm, 2003;

    b. Thảo Luận với cụ Hoàng Thanh Đạm, trích trong "Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước?" của Bùi Kha & Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2002

    c. Xét Lại Huyền Thoại "Nguyễn Trường Tộ" Nhân Đọc Cuốn "Nguyễn Trường Tộ, Thời Thế và Tư Duy Cách Tân" của Hoàng Thanh Đạm (Trần Chung Ngọc), trích trong "Nguyễn Trường Tộ Yêu Nước?" của Bùi Kha & Trần Chung Ngọc, Giao Điểm 2002

    d.  Nguyễn Trường Tộ - Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất (Trần Chung Ngọc)

    Trân trọng

    sachhiem.net

     


    Mời đọc thêm

    Thư Kính Gửi Viện Sử Học Hà Nội (Lý Đương Nhiên)

    Sự Thật Về "Nhân Vật Nguyễn Trường Tộ" Như Thế Nào?

    - Mời xem các bài viết về Nguyễn Trường Tộ đăng trong sachhiem.net