Mốc Thời Gian Cho Chùa Báo Thiên

(Nhân vụ TGM Ngô Quang Kiệt và Tòa Khâm sứ)

Lý Thái Xuân

http://sachhiem.net/TONGIAO/TOAKHAM/Lythai.php

20 tháng 2, 2008

 

(những hình ảnh này được lấy trong kho hình ảnh xưa của website Nguyễn Tấn Lộc. Các cảnh chùa ở Hồ Hoàn Kiếm, trong đó có Chùa Báo Ân, tháp ở chùa Báo Ân, nhà thờ lớn trên đất Chùa Báo Ân mấy cảnh chùa mà chính tác giả các ảnh chụp là BS Hocquard không thể nhớ tên.)

 

Thời gian qua đã có quá nhiều bài viết tranh luận phê phán về vụ Công Giáo đòi đất Tòa Khâm sứ. Những người quan tâm đều muốn tìm hiểu ngọn ngành, ít nhất là về lịch sử các biến cố xảy ra cho Chùa Báo Thiên, từ lúc được xây dựng cho đến lúc Chùa bị "biến mất".

Mỗi tài liệu đều nhấn mạnh đến một chủ đề khác biệt nên những dữ kiện ở mỗi bài không được trình bày toàn vẹn từ đầu đến suốt các thời điểm liên hệ. Một số đọc giả vẫn còn thắc mắc và cảm thấy chưa được hài lòng khi muốn tìm hiểu "tự sự" vấn đề Chùa, Tháp, tòa Giám Mục và Tòa Khâm Sứ liên hệ với nhau như thế nào. "Tự sự" là chuỗi diễn biến của các nhân tố vật tố trên trục thời gian theo thứ tự trước sau, "tự sự" cần có thêm các luật lệ ảnh hưởng, "tự sự" cũng là tình tự dân tộc trong các cơn giông tố của ngoại xâm.

Nhằm cống hiến cho các bạn đọc một tài liệu cô đọng về vấn đề này, tôi xin mạo muội ghi lại các dữ kiện và các thời điểm cần biết, góp nhặt từ các bài đăng ở các trang báo trong thời gian qua, theo bảng diễn biến (time line) như sau. Trong bảng liệt kê, chữ màu đỏ là chú thích của tác giả.

 

Nguồn Tài liệu dẫn Thời điểm Sự kiện

Giếng đá cổ chùa Báo Thiên: "của tin" còn lại (Phật Tử Việt Nam)

 

 

 

CHÙA BÁO THIÊN VÀ THÁP ĐẠI THẮNG TƯ THIÊN (Nguyễn Quốc Tuấn)

Thuốc Mê Toà Khâm Sứ (Quốc Thắng)

Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Đến Nhà Thờ Lớn (Nguyễn An Tiêm)

 

 

 

 

 

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư

 

Đại Việt Sử Lược (Việt Sử Lược):

 

tự điển quốc tế Wikipedia 

1054-1071

 

 

 

 

1056

 

 

1057

 

 

1054-1072

Dưới triều vua Lý Thánh Tông (1054-1071), năm Long Thuỵ Thái Bình thứ 4 (1057), vua cho xây dựng chùa Sùng Khánh Báo thiên và bảo tháp Đại Thắng Tư Thiên gần hồ Lục Thuỷ (hồ Gươm).

Qua thời Lê-Nguyễn (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX), chùa Báo thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà…

Xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên năm 1056 (Bính Thân), phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc chuông (tính ra kilôgram = 9.600 kg).

 

Tháp dựng năm 1057 (Đinh Dậu), cao 30 tầng, có tên là Đại Thắng Tự Thiên;

 

Vua Lý Thánh Tông (1054-1072) đã cho xây dựng chùa vào năm Long Thụy Thái Bình thứ 4 (1057)

"Lý Khôi Việt: Công lý lịch sử của: Hoàng Sa, Trường Sa, Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội, và Tòa Khâm Sứ"

(tất cả tài liệu đều đồng thuận về năm này)

1057

Tháp "Đại Thắng Tử Thiên Bảo Tháp" của chùa Sùng Khánh Báo Thiên xây trên bờ hồ Lục Thủy ở về phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.

(Cả chùa Báo Thiên và tháp Báo Thiên đều vào loại cực lớn, riêng tháp Báo Thiên là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ )

"Trò phù phép đánh tráo" (Hoàng Cúc)

Tang thương ngẫu lục của danh sĩ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án

1054-1072

 

1414

Cây Tháp Đại thắng Tư thiên tại chùa Báo Thiên dựng từ đời vua Lý Thái Tông

 

Vương Thông phá hủy cây tháp [lấy vật liệu]

Chùa Báo Thiên, và Tháp Đại Thắng Tư Thiên (Nguyễn Quốc Tuấn) Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Đinh Tị, năm thứ 5 [1137]… Vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm hôm ấy mưa to” (tr. 272)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, “Mậu Ngọ, năm thứ 6 [1138]… Mùa thu, tháng 7, không mưa. Vua sai Hữu ty làm lễ cầu ở Vu đàn và chùa Báo Thiên” (tr. 273)
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, “Mậu Thân, năm thứ 3 [1188],… Mùa hạ, tháng 5, vua thân ngự đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà để đảo vũ, nhân rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên (triều Lê khi mới dựng nước còn theo tục cũ này)” (tr. 296)
  Ất Dậu, năm thứ 7 [1285]… Mùa thu, Tháng 9, Bia chùa Báo Thiên gẫy làm đôi,… (tr. 56-63)
  “Giáp Dần, Thiệu Bình năm thứ 1 [1434]… Tháng 5,… Ngày 24, giờ thìn,… Chém người thợ của cục Tả ban tất tác là Cao Sư Đãng. Bấy giờ điều động thợ ở các cục tất tác làm chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc nặng nề, Sư Đãng phải làm khó nhọc, nói vụng rằng: “Thiên tử thì không có đức, để đến hạn hán, đại thần thì ăn của đút, cử dùng người vô công, có gì là thiện đâu mà làm chùa to thế?”. Bị người cáo giác. Đại tư đồ Lê Sát giận lắm…” (tr. 79-89)

Thuốc Mê Toà Khâm Sứ (Quốc Thắng)

tự điển quốc tế Wikipedia

1426

 

 

Cho tới thế kỷ 19

Vương Thông với chủ trương phá hoại nền văn hoá bản xứ đã cho tiêu huỷ An Nam tứ đại khí (4 bảo vật của nước Nam) là: Đỉnh tháp Đại Thắng Tự Thiên, tượng Phật Quỳnh Lâm, chuông Diên Hựu (Quy Điền), vạc Phổ Minh, lấy đồng đúc khí giới chống lại nghĩa quân Lam Sơn

chùa Báo Thiên luôn được trùng tu bảo tồn, là nơi cử hành các nghi lễ Phật giáo cầu cho quốc thái dân an mưa thuận gió hoà

"Trò phù phép đánh tráo" (Hoàng Cúc) Đại Việt sử ký toàn thư 1547 (vào năm Đinh Mùi) Tháp Báo Thiên bị đổ. (Lưu ý: chỉ nói tháp bị đổ, không có tài liệu nào đề cập đến Chùa Báo Thiên bị hư hại)
"Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Đến Nhà Thờ Lớn" của Nguyễn An Tiêm "Tang thương ngẫu lục" của danh sĩ Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án 1791

Năm Giáp Dần

Đức Thái Tổ Hoàng đế tiên triều (Lê Lợi) (có lẽ chú thích tên vua phải là Quang Trung, vì lúc này Vua Lê Lợi không còn nữa) đào lấy những gạch đá ở nền tháp cũ để tu bổ thành lũy Thăng Long. (Ở đây chỉ nói đến tháp, chớ không nói đến Chùa.)
Lịch sử Tóm Tắt Các Vua Nhà Nguyễn(Website Nguyễn Tấn Lộc   1873

năm Quí Dậu

Dupré sai Trung úy hải quân Françis Garnier đem quân ra Hà Nội giả nói là để giải quyết chuyện xích mích của Jean Dupuis rồi kiếm chuyện để bắn vào thành Hà Nội sáng hôm rằm năm Quí Dậu (1873).

"Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Đến Nhà Thờ Lớn" của Nguyễn An Tiêm

 

 

 

 

 

 

 

 

Lịch sử - Pháp lý - Hiện thực - Tình người (Trần Minh Khoa)

bài nói về vai trò của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long, viết bởi France Mangin có đọan nói về "Hà Nội dưới thời kỳ chinh phục 1873-1888" của André Masson 1873-1888 “Sự đắn đo của ông Bonal đã được xoa dịu nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn Hữu Độ và những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa đã được giải quyết nhanh chóng...… Tiếp đó miếng đất đã được cho không Đoàn Truyền Giáo, và ông Bonal đã “hài lòng giao lại cho vị giám mục giấy tờ chính thức xác nhận quyền sỡ hữu (miếng đất). ..“Giám mục Puginier mở cuộc Xổ Số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền Chùa Báo Thiên, và hoàn thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội.

Thấy việc này thành công, trong những năm tiếp theo, nhiều ngôi chùa khác tại Hà Nội bị phá hủy: chùa Táo (xây vào thế kỷ X, chùa Liên Trì (hay chùa Báo Ân, xem hình) đền Huyền Trân (xây thế kỷ XVI)...”

Được sự đồng ý của chính quyền thuộc địa, Giáo hội Công giáo chiếm một khu đất thuộc chùa Báo Thiên và cho xây dựng ở đây một nhà thờ bằng gỗ

Những bài học ứng xử cần thiết (Trương Công Khanh) Châu bản triều Nguyễn - Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 (Lý Kim Hoa sưu khảo, biên dịch, NXB Văn hóa Thông tin, 2003)

1879

 

 

 

Ngày 13 tháng Giêng, Tự Đức (1848-1883) năm thứ 31, lương dân Nghệ An đã đem 18 sở đền chùa bồi thường cho giáo dân, trong đó có 10 sở đã triệt hạ rồi chỉ còn 8 sở”.

Lý Khôi Việt: Công lý lịch sử của : Hoàng Sa, Trường Sa, Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội, và Tòa Khâm Sứ.

1883

Puginier đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Joseph

Lịch sử - Pháp lý - Hiện thực - Tình người (Trần Minh Khoa)

 

1883

 

chùa Báo Thiên hoàn toàn được phá bỏ để xây dựng Nhà thờ lớn Hà Nội, thay thế cho ngôi nhà thờ bằng gỗ

(tính đến năm 1890, có tất cả 126 đồn điền, hầu hết là của các cố đạo, võ quan và thực dân người Pháp)

Giếng đá cổ chùa Báo Thiên: "của tin" còn lại (Phật Tử Việt Nam)  

1883

Năm 1883, thành Hà Nội bị thực dân Pháp đánh chiếm, sau đó Giám mục Puginier câu kết với Công sứ Bonnal và gian thần Nguyễn Hữu Độ chiếm đoạt chùa Báo Thiên để kiến tạo nhà thờ chính toà Hà Nội. Từ đó, một biểu tượng văn hoá của kinh đô Thăng Long, niềm hãnh diện chung của dân tộc Việt dần dần bị chìm vào quên lãng!

... Năm 1985, nhân một chuyến tham quan Hà Nội, chúng tôi tình cờ bắt gặp ngôi giếng đá cổ ấy nằm trong ngõ của một nhà dân ở phố Nhà Chung, thuộc phần đất nhà thờ cho giáo dân cư trú lâu nay.

Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Đến Nhà Thờ Lớn (Nguyễn An Tiêm) Ảnh chụp của bác sĩ Ch. E. Hocquard 1884-1885 Chùa Báo Ân và Nhà Thờ Lớn Hà Nội (nhà thờ Saint Joseph) chụp lại trên bưu thiếp in năm 1905 do bác sĩ Ch. E. Hocquard chụp vào khoảng 1884-1885.

(Lưu ý: Nước ta chưa lúc này chưa có khả năng chụp lại hình các chùa tháp. Những hình ảnh có được là do chính người Pháp chụp lấy.
Vì chùa Báo Thiên đã bị thay thế bằng Nhà Thờ Lớn, nên BS Hocquard chỉ chụp được chùa Báo Ân, gần nhà thờ lớn, vốn là Chùa Báo Thiên cũ.
Trong bài "Trò phù phép đánh tráo", tác giả Hoàng Cúc đã vội vàng chụp mũ người ta là "phù phép" khi thấy hình chú thích là Chùa Báo Ân, mà không phải là "Chùa Báo Thiên")

Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Đến Nhà Thờ Lớn (Nguyễn An Tiêm) 1884-1886 Nhà thờ lớn Hà Nội hay nhà thờ Saint Joseph bắt đầu xây từ năm 1884, khánh thành ngày 24.12.1886. Trong khi Tháp Báo Thiên bị phá để xây Nhà thờ lớn thì Chùa Báo Ân cũng bị phá để xây Nhà Bưu Điện Hà Nội. (ít nhất là sau khi được BS Hocquard chụp ảnh).
Những bài học ứng xử cần thiết (Trương Công Khanh) Châu bản triều Nguyễn - Tư liệu Phật giáo qua các triều đại nhà Nguyễn 143 năm từ Gia Long 1802 đến Bảo Đại 1945 (Lý Kim Hoa sưu khảo, biên dịch, NXB Văn hóa Thông tin, 2003)

 1907

 

 

1907

Ngày 11 tháng 4, Thành Thái (1889-1907) năm thứ 8 (bài viết ghi nhầm là năm thứ 18), Cơ mật viện tâu việc quyền khâm sứ đòi giỡ chùa trong thành nội để cất nhà thờ đạo

Ngày 26 tháng 11, Duy Tân (1907-1916) năm thứ nhất, Phụ Chánh tâu việc Ngô Đình Khả cất nhà thờ đạo Thiên Chúa trên nền chùa Linh Hựu trong thành nội

Lịch sử - Pháp lý - Hiện thực - Tình người

(Trần Minh Khoa)

 

1950

20-4-1953

 

4-12-1953

 

 

 

 

 

 

1955

 

1959

 

1960

 

 

 

 

2004

Khâm sứ John Dooley của Vatican chuyển trụ sở ra Hà Nội, được Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội "cho mượn" phần đất đó để làm Tòa Khâm Sứ

Luật Cải Cách Ruộng Đất được bắt đầu bằng sắc lệnh ra ngày 20-4-1953, đăng trên công báo của Chính phủ VNDCCH

luật Cải Cách Ruộng Đất ra đời. Với các điều luật sau: Điều 1: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ. Điều 2: Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác....Điều 10: Ruộng đất của tôn giáo (Nhà Chung, nhà chùa, thánh thất, tu viện, v.v...) thì trưng thu và trưng mua..

Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký sắc luật về Cải Cách Ruộng Đất ngày 14-6-1955 căn bản dựa trên hai sắc lệnh tháng 4 và tháng 12-1953

Tòa Khâm Sứ của Vatican tại Hà Nội bị tịch thu, một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên

Đất đai ở miền Bắc đã nằm dưới những dạng phổ biến là hợp tác xã bậc thấp, bậc cao và nông trường. Việc cải tạo nông nghiệp, cũng như tiến trình quốc hữu hóa ở miền Bắc cơ bản đã hoàn thành trước năm 1960. Đất đai hoàn toàn không còn nằm trong tay sở hữu tư nhân

khoản 1 điều 4 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật Đất đai đã quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét việc giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau: a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc; chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân phong kiến ở Miền Nam.

 

Xem qua bảng liệt kê dữ kiện trên đây, hy vọng rằng bạn đọc được thêm rõ ràng về diễn biến của câu chuyện Chùa, Tháp, và Nhà Thờ trong vụ Tổng Giám Mục Công Giáo Ngô Quang Kiệt đòi đất Tòa Khâm Sứ Hà Nội vừa qua.

Người đọc tìm hiểu chỉ để tìm hiểu, không nhất thiết để "phân xử" ai. Cũng như tất cả các sự vật khác, theo thuyết tương đối (của nhà Vật Lý học xuất chúng người Mỹ Albert Einstein (1879-1955)), "Công lý" trên đời bắt đầu từ nơi nào và bắt đầu từ lúc nào đều tùy theo ta đứng ở nơi nào và nhìn về phía nào. Nhưng, một chuỗi sự kiện nằm trong những mốc thời gian (time line) có thể giúp ta một tia sáng để nhìn cho thông suốt hơn. Ánh sáng, dù là hạt, hay sóng, hay trường, đều truyền theo đường thẳng, trong hệ thống quy chiếu trái đất.

Cùng một triết lý đó, người ở trong hệ thống quy chiếu trên đất Việt, là dân nước Việt sẽ có kết luận thẳng thớm theo tia sáng này, và sẽ mang cái "công lý" trả lại cho cái tiêu biểu của văn hóa của dân Việt: "Chùa Báo Thiên." Những ai "lai căng" cứ dùng những lăng kính khác để có được thứ quang phổ lạ lùng, sinh ra những lý luận lăng nhăng, quanh co, để phản chiếu tia sáng ra nơi khác, có lợi cho cái gì "ở ngoài", i.e., cho "Tòa Khâm sứ" của nước Vatican.  Chắc chắn sẽ không có một ánh sáng nào có thể rọi thấu tâm hồn họ được (hoặc là quá tối tăm, hoặc là họ cứ quay mặt đi). Và "người con dân nước Việt" chúng ta cũng đành "lắc đầu, thở dài" mà thôi.

Nếu quí vị nào thấy bảng time line này còn sai sót, xin gửi email đến tác giả  để bổ túc.

 

Xin đa tạ.

Lý Thái Xuân

 

Các bài viết của Lý Thái Xuân

 Những Lá Cờ Độc Lập Trên Thế Giới (Lý Thái)

Bài Diễn Văn Nhậm Chức (Lý Thái Xuân phỏng dịch)

Bước Đường 150 Năm Và Một Giấc Mơ (LTX)

Cảm Tưởng về Bài viết của ông Nguyễn Tường Tâm (Lý Thái Xuân)

Gallileo - 100 Giờ Kỷ Niệm Thiên Văn học bắt đầu (Lý Thái Xuân sưu tầm)

Góc đối của những tia hoàng-hôn trên bầu trời Colorado (Lý Thái Xuân)

Hai Bài Dạy Của Hai Miền Văn Hóa (Lý Thái Xuân)

Hào Quang Mặt Trời và Mặt Trăng (Lý Thái Xuân)

Hôn Nhân Với Người Đạo Chúa - Rắc Rối (Lý Thái Xuân)

Học Bạ của Jesus (Lý Thái sưu tầm)

Khám Phá Ngôi Mộ Của Gia Đình Jesus (Discovery News)

Lòng Bác Ái và Vạ Tuyệt Thông (Lý Th)

Lý Thuyết Mới Về Nguồn Năng Lượng Đầu Tiên Của Sự Sống (Lý Thái dịch)

Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ - Đệ Nhất Phu Nhân Obama và Bà Ngoại Trưởng Clinton (Lý Thái)

Ngày Xem "Đừng Đốt" (Lý Thái Xuân)

Những Chủ Đề Mới Trong Thiệp Chúc Mùa Đông (Lý Thái)

Những cuộn Hào Quang Ban Mai (Lý Thái Xuân sưu tầm)

Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

Những tháng tư liên hệ đến chiến tranh Việt Nam (Lý Thái)

Những Trụ Ánh Sáng Khác Thường Ở Latvia (Lý Thái Xuân)

Những Tảng Đá Ngoài Không Gian (Lý Thái)

Những Tờ Tuyên Cáo của chính phủ Hoa Kỳ (Lý Thái)

Nửa Thế Kỷ Đi Về - Người bạn 50 năm (Lý Thái Xuân)

Thí Chốt (Lý Thái)

Time Line Cho Chùa Báo Thiên (Lý Thái Xuân)

Trước Lucy đã có Ardi (Lý Thái Xuân dịch)

Tư Cách Đối Thoại (Lý Thái Xuân)

Tại sao người Mỹ đi bầu vào thứ ba? (Lý Thái Xuân sưu tầm)

Vũ Trụ Mà Chúng Ta Biết Được (Lý Thái Xuân sưu tầm)


Trang Tôn Giáo