TT: Sự Khác Biệt Giũa Giáo Dân Âu Châu Và Giáo Dân Người Việt (Nguyễn Mạnh Quang)

Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_12.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 21 tháng 12, 2009

(cập nhật thêm ảnh 14 Oct 2016)

PHẦN II

◎◎◎

CHƯƠNG 12

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA GIÁO DÂN ÂU CHÂU VÀ GIÁO DÂN NGƯỜI VIỆT

Chủ đề của chương sách này là nói về sự khác biệt giữa một bên là con chiên người Âu Mỹ và một bên là con chiên người Việt Nam. Trọng tâm của sự khác biệt này là trong xã hội Ki-tô người Âu Mỹ, tỉ lệ những người “theo đạo để tạo danh đời” (háo danh và thèm khát quyền lực) rất thấp, thấp đến độ hầu như không có, và tỉ lệ những người “theo đạo lấy gạo lấy gạo mà ăn” (tham lợi) lại càng thấp hơn nữa. Vấn đề này sẽ được trình bày rõ ràng trong Mục II ở sau. Trái lại, trong xã hội Ki-tô người Việt, tỉ lệ những người theo đạo thuộc hai loại này chiếm tới trên 98%. Nguyên nhân là do Vatican thi hành kế sách thâu người vào đạo ở Việt Nam bằng cách sử dụng những lợi lộc vật chất và các chức vụ trong chính quyền làm những miếng mồi để câu nhử, dụ khị hay mê hoặc những phường tham lợi, háo danh và thèm khát quyền chạy theo bắt mồi để rồi sa bẫy mà theo đạo. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ trong Mục III ở sau. Vì vậy, trước khi bàn đến sự khác biệt giữa tín đồ Ca-tô người Âu Mỹ và tín đồ Ca-tô người Việt, thiết tưởng rằng cần phải nói về những đặc tính của những phường tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực.

Chương sách này gồm có các mục:

1.- Điều cần nên biết về con người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực

2.- Đặc tính của tín đồ Ca-tô người Âu Châu

3.- Nhóm thiểu số dân Chúa là mối đại họa cho dân tộc Việt Nam

4.- Kết luận

I.- ĐIỀU CẦN NÊN BIẾT VỀ NHỮNG NGƯỜI THAM LỢI, HÁO DANH VÀ THÈM KHÁT QUYỀN LỰC

Vấn đề này đã được trình khá đầy đủ trong Mục IV Chương 6, "Đặc Tính Của Những Người Xin Theo Đạo".

II.- ĐẶC TÍNH CỦA TÍN ĐỒ CA-TÔ NGƯỜI ÂU MỸ

Căn cứ vào sử liệu, khoảng thời gian từ khi ông Jesus chào đời cho đến năm 476, hầu như toàn thể lục địa Âu Châu cũng như quốc đảo Anh và các quốc gia trong vùng ven biển Địa Trung Hải đều nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã. Sau khi Giáo Chủ Syvester (314-335) [lúc đó chưa gọi là giáo hoàng] đem Giáo Hội Ki-tô Do Thái (Jewish Church hay Jewish Christianity) thống thuộc vào chính quyền Đế Quốc La Mã của Hoàng Đế Constanstine (280-337), thì danh xưng Giáo Hội Ki-tô Do Thái được đổi thành danh xưng Giáo Hội Ca-tô La Mã (The Romnan Catholic Church) vào năm 340. Kể từ đó, chính quyền Đế Quốc La Mã cưỡng bách mọi người dân trong lãnh thổ của đế quốc phải theo đạo Ca-tô. Ai bằng lòng theo tôn giáo này thì được luật pháp bảo vệ. Ai không chịu theo thì bị đặt ra ngòai vòng pháp luật. Sự kiện này được sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm ghi lại như sau:

Năm 340, đế quốc La Mã tiêu diệt hết các giáo phái Ki-tô đi ngược lại với giáo điều của Hội Nghị Nicaea do Hoàng Đế Constantine triệu tập vào năm 325 và chính thức đặt tên cho Giáo Hội Ki-tô mới của toàn thể đế quốc là Công Giáo (tiếng La-tinh là Catholica, tiếng Hy Lap là Katholicos, có nghĩa là tôn giáo của hoàn cầu). Saint Cyril of Jerusalem đã viết như sau: Tất cả mọi người thờ Chúa đều phải quy tụ trong một hệ thống thiêng liêng đặt dưới quyền cai trị của Giáo Hoàng La Mã. Bất cứ ai không phải là thành viên của Giáo Hội đều bị bỏ ra khỏi cuộc đời này và điều quan trọng hơn là bị vứt bỏ ra khỏi đời sau.” (All who worshiped God were united in one sacramental system under the government of the Roman Pontiff. Anyone not a member of the Church must be cast out of this life and more important, out of next). Đây là lệnh cưỡng bức toàn dân thuộc đế quốc phải theo đạo Công Giáo. Mọi người chống đối đều bị giết. Riêng những người Ki-tô thuộc giáo phái Arius (Arian Christians) bị giết trên 3000 người.” [1]

Căn cứ vào sự kiện lịch sử trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng kể từ giữa thế kỷ 4 trở về sau, hầu như toàn thể lục địa Âu Châu, Anh Quốc, Ái Nhĩ Lan và các quốc gia trong vùng ven Biển Địa Trung Hải (nghĩa là tất cả các vùng nằm dưới ách thống trị của Đế Quốc La Mã) đều là những người bị cưỡng bách phải theo Ca-tô và con cháu của họ. Cũng vì thế mà ở Âu Châu không có thành phần tín đồ “đi đạo lấy gạo mà ăn” và cũng không có thành phần “theo đạo tạo danh đời”. Về thành phần “lạy Chúa ba ngôi, tôi lấy được vợ tô thôi đi nhà Thờ” tất nhiên là cũng khong có, và nếu có thì cũng có từ sau khi các hệ phái Tin Lành xuất hiện vào nửa đầu thế kỷ 16, và cũng rất ít, ít đến độ hầu như là không có.

Vì bị cưỡng bách phải theo đạo và bị bóc lột đến tận xương tận tủy bằng thuế thập phân và bằng rât nhiều thứ thuế vô lý khác, cho nên họ và con cháu họ đời đời rất khinh bỉ, căm phẫn, thù ghét Giáo Hội La Mã và thù ghét luôn cả bọn tu sĩ Ca-tô, nhất là bọn tu sĩ cao cấp, (ngoại trừ một sô những người bị điều kiện hóa bởi chính sách ngu dân và nhồi sọ của Nhà Thờ Vatican được ngụy trang bằng cụm từ “đàọ tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo”). Sự kiện này được sách Cách Mạng và Hanh Động ghi nhận như sau:

“Ngoài các tầng lớp quý tộc, tu sĩ và tư sản đô thị, còn có tầng lớp dân cầy. Lúc đó nước Pháp có một dân số chừng 24 triệu người, nhưng 18 triệu là nông phu. Nông dân cùng với giới tư sản đô thị đều bị coi là tầng lớp thứ dân. Tuy nhiên, ngay đối với tầng lớp tư sản đô thị, người nông phu cũng phải chịu những bóc lột đè nén. Tỷ dụ như những nông phu làm nghề thủ công, thường phải nhận lãnh công việc của chủ nhân ông độ thị, và thường phải lãnh với với một giá rẻ mạt. - Còn như đối với quý tộc và tu sĩ, lẽ dĩ nhiên là người nông dân phải chịu không biết là bao nhiêu thứ bóc lột rồi. Muốn xay lúa mì cũng phải thuế, muốn nướng bánh mì cũng phải thuế, muốn qua cầu đò cũng phải thuế, muốn tới chợ cũng phải thuế, muốn cho con bò ăn cỏ tại cánh đồng cỏ cũng phải thuế, muốn cất một ngôi nhà cũng phải thuế! Nếu chim chóc hoặc của quý tộc tới phá hại mùa màng, các nông dân không được quyền săn giết, chỉ được quyền đắnh trống, đánh mõ đuổi đi mà thôi. Chó săn không được nuôi, và nếu nuôi chó thì phải đeo một cái xích thật nặng vào cổ và có giây buộc dắt theo người… Xưa kia, dưới thờ thịnh tri phong kiến, khi các công hầu còn cầm gươm cầm súng xông pha chiến trận để che chở cho bọn dân cầy nô lệ, thì người nông phu còn vuốt bụng cam chịu những thuế má đó, Nhưng tới thời đế chế tập quyền, người nông phu đã đóng thuế cho vua rồi, không lẽ còn nai lưng ra đóng thuế cho chúa nữa? Do đo, họ dần dân nhận thấy những quyền hành của chúa là vô lý, và phôi thai những hoài vọng giải phóng."[2]

Ngay cho đến những tầng lớp được ưu đãi, trong mỗi tầng lớp không phải là không tiềm ẩn những mâu thuẫn. Tỷ dụ như trong tầng lớp tu sĩ, không phải bất cứ người nào khoác áo nhà tu đều có thể sống cuộc đời vương giả. Thực ra, trong toàn cõi nước Pháp, chỉ có chừng mấy chục vị giám mục và hồng y giáo chủ là có thể sống một cuộc đời xa hoa mà thôi. Tại địa phận Strasbourg, Hống Y De Rohan mỗi năm thu tới số huê lợi chứng 400 ngàn (400.000) đồng bảng, tức là một món tiền rất lớn vào thời đó. Nhưng ở dưới các ông hồng y và giám mục, có hàng ngàn những linh-mục tại các làng xã. Những vị này thường sống nghèo khổ không hơn bọn nông phu là mấy, và họ quả thât là thứ vô sản của Giáo Hội. Họ đã chất chứa trong tâm khảm những căm hờn và bất mãn! Năm 1789, linh-mục coi địa phận Marolles đã viết: "Chúng ta, bọn tu sĩ nghèo nàn sống giữa bọn con chiên đói rách, số phận chúng ta thực không hơn gì những hòn đá dùng để xây cất những căn nhà thờ cũ nát của chúng ta. Đã thế, chúng ta còn chịu sự áp bức của bề trên nữa! Đã có lần, một kẻ trong chúng ta chỉ chặt một khúc cây trong rừng để làm chiếc gậy chống đi đường, mà kẻ đó cũng đã bị các bề trên lôi ra trước tòa án để xét xử!"… Thảm hại hơn nữa, chợt bắt gặp chiếc xe song mã hay tứ mã của một vị giám mục hay hồng y nào đó, vị linh mục chỉ còn đủ thì giờ cúi gập người xuống chào rồi nhảy tót vào bụi rậm bên đường để tránh những vết bùn do bánh xe làm văng ra tung tóe. Do những căm hờn bất mãn đó, nên về sau, khi xẩy ra cách mạng, ta sẽ thấy tầng lớp linh mục nghèo nàn dần dần tách ra khỏi khối giám mục và hồng y để sát cánh cùng với thứ dân đòi thay đổi chế độ cũ.” [3]

Lời tuyên bố dưới đây của nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) cho chúng ta thấy rò mức độ lòng khinh bỉ và thù ghét cúa người dân Pháp nói riêng, và nhân dân Âu Châu nói chung, đối với Nhà Thờ Vatican quả thật là ghê gớm:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi." Nguyên văn: “Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you."[4]

Sự kiện về lòng căm phẫn và thù ghét của nhân dân Âu Châu sẽ được trình bày đầy đủ với nhiều chi tiết trong Chương 14 ở dưới.

Cũng vì họ rất căm phẫn và thù ghét Giáo Hội và giai cấp tu sĩ, cho nên trong ngôn ngữ Pháp mới có thành ngữ “l' habit ne fait pas le moine” (chiếc áo không làm nên ông thày tu) và cụm từ ”Les corbeaux noirs” (bọn quạ đen) để nói về các ông tu sĩ Ca-tô". Trong khi đó dân Ái Nhĩ Lan dùng thành ngữ “Tiền nhiều lễ lớn, tiền ít lễ nhỏ, không tiền không lễ" (High money high mass, low money low mass, no money no mass) để nói lên lòng khinh bỉ và ghê tởm về phương cách “móc túi” tín đồ dưới hình thức cúng lễ của Nhà Thờ Vatican. Sự kiện này được học sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm ghi nhận như sau:

Tiếp sau quyền lực là tiền. Tiền là mối quan tâm hang đầu của Vatican vì giành quyền để chiếm độc quyền làm tiền. Các bộ óc siêu đẳng về tài chánh được sử dụng để tìm mọi cách làm giầu: bán các chức thánh, ban ơn đại xá Tòa Thánh, ơn tha tội (indulgence) cho người chết trong lêc cầu hồn, tổ chức hành hườn , tổ chức năm thánh (jublee), bán thánh tích, v.v…

Trong năm thánh 1300 (the jubilee of 1300) tiền bán ơn tha tội cho người chết gồm cả tiền mặt và vàng bạc nữ trang nhiều đến nỗi Tòa Thánh phải cho các tu sĩ dung cào để cào thành đồng tại Đền Thánh Phêrô. Thế kỷ 133 được coi là thế kỷ sáng chói của Tòa Thánh về phương diện tài chánh. Tòa Thánh sản xuất nhiều thánh tích giả để đem bán đấu gía. Thậm chí có cả chiếc răng sữa và miếng da qui đầu của Chúa Jesus! Có cả tả lót và bình sữa mà Đức Mẹ dung nuôi Chúa lúc nhỏ. Tổng số đinh và gỗ thu lượm tạ Jerusalem được gán cho là gỗ của thập giá và đinh đóng vào tay chân Chúa nhiều đến nỗi có thể dùng đóng 1 chiến hạm! Chúa chỉ bị đâm ở cạnh sườn bằng một câu giáo, vậy mà Tòa Thánh chính thức bán đấu giá tới 3 cái! Các sử gia đã phải gọi Giáo Hội là giáo hội đói tiền. (Amney-hủngy church) Giáo Hội đã biến Núi Sọ của Chúa thành NÚI VÀNG Church turn Golgotha (mountain of Skulls) into Golconda (mountain of gold). Nguyên nhân thúc đẩy các đạo thập tự quân đi đánh các nước Hồi Giáo là lòng ham muốn chiếm đoạt tài sản của họ. Sử gia Lloyld Graham viết trong The Deceptions and Myths of the Bible, trang 472: "Núi vàng biến thành chiến trường của thập tự quân. Động cơ chính yếu là lòng thèm muốn của dân Âu Châu đối với sự giàu có huy hoàng của người Ả Rập" (Golcond was turned into battleground of the Crusades. The real motivation was hungry Europe’s envy of the wealth and splendor of Araby). Sử gia Lloyld kết luận: "Sử gia sau tôi sẽ viết một cuốn sử khác tựa đề là: Sự suy đồi và sụp đổ của giáo hội Công Giáo". (Another historian will write another book and he will call it: The Decline and Fall of the Roman Church).

Từ ngày Constantine lập ra đạo Công Giáo, giáo hội đã mau chóng trở thành giàu có ngoài sức tưởng tượng. Thời Trung cổ, giáo hội là sở hữu chủ các thành phố tại Âu châu. Tất cả các quốc gia Công Giáo đều buộc dân chúng phải nộp thuế cho Tòa Thánh. Năm 1170, Giáo Hoàng Alexander II ra đạo luật buộc mọi khế ước, di chúc phải được tu sĩ thị thực và thu lệ phí mới có giá trị.

Việc bán ơn đại xá (tha tội cho linh hồn người chết) là một nguồn thu nhập khổng lồ của Vatican. Dân Ái Nhĩ Lan có câu tục ngữ: "Tiền nhiều lễ lớn, tiền ít lễ nhỏ, không tiền không lễ" (High money high mass, low money low mass, no money no mass). Đến thế kỷ 19, dư luận Âu Châu cho rằng có rất nhiều linh hồn đã bị lãng quên (forgotten souls in Purgatory) cần phải được Tòa Thánh cầu nguyện tập thể cho họ. Do đó, Tòa Thánh lập ra Lễ Các Thánh vào ngày 2 tháng 11 hằng năm để cầu cho các vong hồn không có thân nhân nộp tiền xin lễ ở các nhà thờ! Lễ Các Thánh bắt đầu có từ 1856.” [5]

Trong khi tuyệt đại đa số nhân dân Âu Châu (cũng là tín đồ Ca-tô) nói chung, nhân dân Pháp nói riêng căm thù Giáo Hội La Mã là như vậy, thì trái lại, nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô cuồng tín người Pháp lại nhắm mắt cúi đầu nghe theo lời xúi giục của “bọn quạ đen” quyết tâm liều chết chống lại chính quyền Cách Mạng để bênh vực và bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội La Mã vào khi chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 ban hành biện pháp tịch thu toàn bộ tài sản và tước bỏ tất cả những đặc quyền đặc lơi mà trước kia Giáo Hội đã tự ý cho rằng có quyền được thụ đắc, trong đó có thuế thập phân. Sự kiện này được sách The French Revolution viết:

Ngày 11/3/ 1791, rồi ngày 13/4/1791 Giáo Hoàng Pius VI (1775-1799) tố cáo đại thể Cách Mạng Pháp, đặc biệt là Bản Hiến Chế Dân Sự Của Các Tu Sĩ và đương nhiên là ông ủng hộ bản Tuyên Ngôn Pillnitz do Hoàng Đế Habsburg của nước Áo công bố ngày 27/8/1789.” Nguyên văn: “Meanwhile, on 11 March and 13 April 1791, Pope Pius denounced the revolution in general and the Civil Constitution of the Clergy in particular, and he naturally stood behind the hostile Declaration of Pillmitz issued by Habsburg Emperor on August 27.” [6]

Về những hành động của tín đồ Ca-tô cuồng tín người Pháp liều chết chiến đấu chống lại dân tộc Pháp để duy trì quyền lực và tài sản cùng những đặc quyền đặc lợi của Giáo Hội La Mã được sách sử ghi nhận như sau:

Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu Châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu Châu. Do đó nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới biên giới Pháp - Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo Hội và nhà vua, cũng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cũng võ tráng bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. – Tình trạng Pháp quốc lúc đó thực hết sức lung lay.” [7]

Sự kiện này cho chúng ta thấy, một khi đã trở thành con chiên ngoan đạo của Nhà Thờ Vatican, thì bất kể là người đó mang quốc tịch của quốc gia nào và ở vào thời đại nào, cũng chỉ biết có Tòa Thánh Vatican hay Giáo Hội La Mã, không còn biết quê hương, tổ quốc và dân tộc là gì nữa, nghĩa là họ đã trở thành những quân mất gốc, vong bản, phản dân tộc, phản quốc. Họ thản nhiên chống lại tổ quốc và dân tộc gốc của họ một cách công khai và trắng trợn mà không biết xấu hổ. Thực sự, họ đã trở thành hạng người mất hết lương tâm và mất hết liêm sỉ.

Qua những phần trình bày trong Chương 6 (trước đây cũng trong sách này) và tiểu II nói về Những Đặc Tính của Tín Đồ Ca-tô người Âu Châu trên đây ở trong chương sách này, chúng ta có thể rút ta được một kết luận về sự khác biệt giữa một bên là người dân Chúa người Âu Châu và một bên là người dân Chúa người Việt như sau: Trong xã hội Ca-tô (con chiên) người Âu Châu, con số những người thuộc thành phần tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, có thể nói là nhỏ tới mức tối thiểu. Trong khi đó thì xã hội “con chiên” người Việt, những thành phần tham lợi (theo đạo lấy gạo để ăn) và những thành phần háo danh, thèm khát quyền lực (theo đạo tạo danh đời) chiếm một tỉ lệ rất lớn có thể nói là lên đến trên 98%.

Như đã trình bày ở trong Chương 6 ở trên, những người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực như kể trên nói chung là xu thời, là những người cực kỳ ích kỷ. Vì vậy, tất cả những quan niệm cao đẹp như công bằng, công lý, lẽ phải, lương tâm, nhân quyền, nhân nghĩa và liêm sỉ đều bị xuyên tạc, bị bóp méo làm sao có lợi cho riêng "dân Chúa" mà thôi, chứ không đặt trên căn bản dân tộc. Ở bất kỳ xã hội hay văn hóa nào, Đông Tây kim cổ, hạng người này có thể làm những chuyện đại nghịch bất đạo như giết cha, giết mẹ, giết anh em, đối xử tàn tệ với vợ con, phản thày, phản bạn, phản quốc, phản dân tộc, phản lại giống nòi để chiếm đọat cho bằng được những thứ lợi, danh và quyền lực mà họ đang theo đuổi.

Chính vì cái đặc tính ghê tởm này của 98% tín đồ Ca-tô người Việt, cho nên nhóm người vong bản vô tổ quốc cực kỳ ích kỷ này đã, đang và sẽ là mối đại họa cho dân tộc và tổ quốc Việt Nam ta.

Người Ca-tô Rô-ma giáo biểu tình với cờ Vatican ở Nghệ An, May 2014

III.- NHÓM THIỂU SỐ DÂN CHÚA VIỆT NAM LÀ MỐI ĐẠI HỌA CHO DÂN TỘC

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, con chiên người Việt có tinh thần cực kỳ nô lệ Tòa Thánh Vatican. Tinh thần nô lệ này của họ được thể hiện rõ rệt nhất là câu nói của một người chủ chăn (linh mục) của họ rằng “Tòa Thánh (Vatican) đánh rắm cũng khen thơm.” Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa – Tuyển Tập 2 (Spring, TX: Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1998), tr. 116.

Có ở trong chăn mới biêt chăn có rận. Cho nên, nói về tinh thần nô lệ Vatican của con chiên người Việt, có thể nói là không một học giả nào có thể nhận xét vấn đề nay một cách chính xác bằng học giả Ca-tô Charlie Nguyễn. Ông viết:

Tinh thần nô lệ đáng xấu hổ của Công Giáo Việt Nam : Bất cứ ai đã từng sống trên đất Mỹ cũng nhận thấy một sự khác biệt rất rõ rệt giữa Công Giáo Mỹ và Công Giáo Việt Nam là: không một giáo xứ Công Giáo Mỹ nào xây hang đá Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ thuộc giáo xứ họ. Trái lại, tại Việt Nam, các giáo xứ từ Bắc vào Nam đều xây bên cạnh nhà thờ một hang đá gọi là "hang đá Lộ Đức"! Điều đó đủ cho thấy giáo hội Công giáo Việt Nam đã thi hành triệt để mọi mệnh lệnh của Vatican một cách hết sức mù quáng. Đối với Vatican, hàng giáo phẩm VN luôn luôn có thái độ khúm núm sợ sệt chẳng khác nào những tên nô lệ đối với chủ của chúng vậy. Mặc dầu cũng là những tín đồ Công giáo, nhưng Công giáo Mỹ tỏ ra độc lập và tự trọng đối với Vatican, chứ không đến nỗi lệ thuộc quá đáng như Công giáo VN. Sự khác biệt này đã được trình bày khá rõ rệt trong tác phẩm "How to Save the Catholic Church" của linh mục tiến sĩ Andrew Greenley và nữ tu sĩ tiến sĩ Mary Dukin, Viking Penguin xuất bản tại Canada 1984.

Hai tác giả đều là tu sĩ Công giáo viết: Trình độ trí thức của giáo dân Mỹ da trắng càng cao bao nhiêu thì giáo hội Công giáo Mỹ càng xuống dốc bấy nhiêu. Từ thập niên 1960, một nửa giáo hội Mỹ là di dân vừa nghèo vừa dốt (By 1960's, half of the American Catholics were poor and uneducated immigrants – page 11). Những cái gì xấu xa do người Mỹ trắng thải ra đều được chuyển qua đám di dân Công giáo da màu. Điển hình là vụ hang đá "Đức Mẹ Sầu Bi" ở Portland thuộc tiểu bang Oregon. Hang đá này đã bị Công giáo Mỹ phế bỏ thành một cái hang "khỉ ho cò gáy" từ nhiều thập niên qua. Vậy mà đám giáo dân Công giáo Việt Nam qua Mỹ sau 1975 đã khôi phục nó thành một trung tâm hành hương sầm uất thu hút hàng chục ngàn người (toàn là Việt!). Đó là việc mà hàng giáo phẩm Mỹ đã không làm nổi. Nhưng đám tu sĩ Công giáo Việt Nam đã làm được, không phải vì tu sĩ Công giáo Việt Nam tài giỏi mà vì số giáo dân Việt Nam mê muội tại hải ngoại còn đông quá !

Hai tác giả tu sĩ Mỹ còn cho biết: Hầu hết các mệnh lệnh của Vatican đều được hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ duyệt xét lại và sửa đổi trước khi phổ biến đến toàn thể giáo dân. Trong thực tế, giáo hội Công giáo Mỹ là một giáo hội tự trị (American Catholic Church became a Do-It-Yourself Catholicism – page 8).

Nay xin điểm qua tình hình Công giáo Á Châu, tờ Asia Week số ra ngày 19-12-1997 tường thuật như sau:

Sri-Lanka (Tích Lan) là một quốc đảo có 15 triệu dân, đại đa số theo đạo Phật, 8% (tức 1.2 triệu) theo đạo Công giáo. Linh mục Tissa Balasuriya (tốt nghiệp thần học và thụ phong linh mục tại Rome trong thập niên 1940) thuộc giáo hội Công giáo Sri-Lanka đã viết sách bằng Anh ngữ tựa đề "Mary and Human Liberation" chống lại Tòa Thánh vào thập niên 1990. Sách này được dịch sang tiếng Pháp để phổ biến tại Âu Châu dưới tựa đề "Marie ou la libération humaine". Linh mục Tissa đưa ra quan điểm của ông về "Đức Mẹ thật" là một phụ nữ thất học và nghèo khổ tại Do Thái. Đức Mẹ không thể đồng trinh vì có nhiều con và điều này đã được xác nhận trong Tân Ước. Tội tổ tông là một huyền thoại, nên các tín điều "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" là vô nghĩa. Tất cả các tín điều về Đức Mẹ đều là những sản phẩm của môn thần học kỳ quặc, không phù hợp với não trạng của người Á Châu. Muốn giải phóng tư tưởng người Công giáo thì cần phải bỏ các tín điều đó và bỏ luôn tín điều "Giáo hoàng không thể sai lầm".

Cuốn sách "thần học cách mạng" của linh mục Tissa đã bị Hồng Y Ratzinger, bộ trưởng Bộ Giáo Lý của Vatican, hạch tội tỷ mỉ trong một bản phúc trình 55 trang đệ trình giáo hoàng John Paul II ngày 2-1-1997. Giáo hoàng đã đích thân tuyên phạt linh mục Tissa án phạt tuyệt thông và trục xuất ông ra khỏi giáo hội. Lý do được nêu lên là linh mục Tissa đã dám chống lại huấn quyền tuyệt đối của Tòa Thánh.

Trong tháng 10 – 1997, Bộ Giáo Lý Vatican cũng ra lệnh cho hội đồng Giám Mục Hàn Quốc cấm các linh mục thần học Kong Soel, Yangmo và Re Jemin không được viết sách báo chống Tòa Thánh. Hội đồng Giám Mục Nhật Bản lên tiếng chỉ trích Tòa Thánh là "chẳng hiều gì về văn hóa Á Châu" cả!

Các bản tin ngắn nói trên đủ cho ta thấy nhiều giáo hội Công giáo Á Châu không đến nỗi hèn vì họ vẫn có thái độ khảng khái nói lên quan điểm của họ chống đối Vatican.

Là một người Việt Nam, chúng ta phải đau lòng công nhận một sự thật không thể chối cãi là Công Giáo Việt Nam có một tâm cảm nô lệ hết sức mù quáng đối với Tòa Thánh La Mã. Thậm chí có người đã mỉa mai nói rằng: "Dù cho Tòa Thánh đánh rắm, Công Giáo Việt Nam cũng khen thơm". Thật qủa đúng vậy. Cái tín điều nhảm nhí "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" chỉ là một cái rắm thối của giáo hoàng Pio IX năm 1854 đã được cả giáo hội Công Giáo Việt Nam vừa hít vừa rối rít khen thơm. Trước 1954, cái danh hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" đã được địa phận Bùi Chu tôn vinh làm Thánh Bổn Mạng của địa phận. Mới đây, vào đầu năm 2003, giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức là một giáo xứ lớn của Việt kiều tại thành phố Houston đã xây một "Hang Đá Lộ Đức" tại khuôn viên nhà thờ của giáo xứ với tổn phí 800,000 đôla!

Ngày nay, người Công giáo Việt Nam có đầu óc chẳng còn mấy ai tin vào chuyện Adam-Evà ăn trái cấm và do đó họ cũng nghi ngờ phần nào về cái tín điều "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" và tín điều "Giáo Hoàng không thể sai lầm". Nhưng vì truyền thống lâu đời của gia tộc họ vẫn tiếp tục duy trì thói quen là cầu nguyện trước hang đá Lộ Đức sau khi xem lễ xong tại nhà thờ. Họ thích đứng trước Hang Đá Lộ Đức để cầu nguyện riêng với Đức Mẹ mà họ yêu mến hơn yêu Chúa. Đối với họ, Thiên Chúa cao xa qúa nên rất khó gần gũi thân mật. Chỉ có Đức Mẹ là Mẹ dịu hiền và Mẹ có đầy quyền uy trước mặt Chúa. Đức Mẹ xin Chúa điều gì cũng được, nên họ thích cầu nguyện với Đức Mẹ để xin Mẹ ban cho họ mọi thứ mà họ muốn. Niềm tin đó còn khi mà người Công giáo VN chưa tỉnh ngộ thì các Hang Đá Lộ Đức vẫn tồn tại.

Nhưng thực tế hiển nhiên đã chứng tỏ rằng màn kịch "hang đá Lộ Đức" là biểu tượng cho hai tín điều bịp bợm: "Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội" và "Giáo Hoàng Không Thể Sai Lầm" do Pio IX và Napoléon III âm mưu dựng lên để lừa gạt đồng bào Công giáo Việt Nam đã trên một thế kỷ qua. Nay đã đến lúc đồng bào Công giáo Việt Nam nên bình tĩnh dùng lý trí xét lại những giáo điều mà Vatican đã áp đặt lên giáo hội Công giáo Việt Nam. Các hang đá Lộ Đức thật sự chỉ là một hình thức của nhiều công cụ tâm lý nhằm đầu độc và nô lệ hóa các tín đồ nhẹ dạ dễ tin. Xin đồng bào Công giáo Việt Nam đừng để những trò lừa bịp đó giam hãm qúy vị trong ngục tù tư tưỏng của chính mình và đừng để hành động mù quáng tuân phục Vatican làm “tổn hại đến quyền lợi của dân tộc.” [8]

Chình vì tình trạng mê muội, nhắm mắt tuyệt đối tin tưởng vào những tín lý hoang đường nhảm nhỉ phi nhân trong thánh kinh, tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành những lời dậy lưu manh và tuân hành những lệnh truyền bất chính của Nhà Thờ Vatican để chống lại dân tộc và tổ quốc ta như hạ đã làm trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến nay. Không nói đâu xa, mới gần đây nhất, chúng ta thấy họ đã liên tục hành động ngược ngạo ngang nhiên thách đố với cả đại khối dân tộc và chính quyền mà không cần biết pháp luật, không cần biết đến lẽ phải, không cần biết đến lương tâm và công luận là gì nữa. Điển hình nhất là những vụ mà chúng tôi đã trình bày trong phần VÀO ĐỀ ở trên.

Tiện đây chúng tôi xin ghi lại những vụ này để giúp độc giả có ý niệm liên tục về những hành động ngang ngược và phản quốc của họ:

1.- Linh-mục Hoàng Quỳnh đã dám ngang nhiên hô khẩu hiệu “Thà mất nuớc, chứ không thà mất Chúa” khi chỉ huy đám giáo dân biểu tình ở ngoài hàng rào Bộ Tổng Tham Mưu vào ngày 27/8/1954 để làm áp lực với chính quyền của Tướng Nguyễn Khánh phải phục hồi quyền lực và quyền lợi của Đảng Cần Lao Công Giáo và phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm, (Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.)

2.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiều bài đòi chiếm lại khu đất này cho Vatican.

3.- Việc ông tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phương Đồn Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến nay (30/8/2008).

4.- Việc tỉnh Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) viết trong lá thư phúc đáp của Tỉnh Dòng Cứu Thế Việt Nam đề ngày 19/12/2008 gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội,

5.- Việc Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam viết trong văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo (chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội của với ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội vào ngày 20/9/2008,

6.- Việc Tổng Giám Mục Ngô Quang lớn tiếng nói rằng “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

7.- Việc giáo dân ở xã An Bằng, Huế, dựng tượng Bà Maria bừa bãi kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến ngày nay (Tháng 1/2009).

8.- Thái độ của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở hải ngọai khi hay tin Trung Cộng xua quân tràn vào lãnh thổ và tấn công Việt Nam và tháng 2 năm 1979,

9.- Thái độ hồ hởi của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở Hoa Kỳ khi hay tin Tòa Án Hoa Kỳ bác bỏ đơn kiện vụ án chất độc Da Cam trong mấy năm gần đây của chính quyền Vỉệt Nam,

10.- Hành động trong những ngày gần đây (đầu năm 2009) của giáo dân và những người đồng minh chống Cộng của họ ở Hoa Kỳ cố gắng vận động với Quốc Hội Hoa Kỳ để đưa Việt Nam vào danh sách CPC (Countries particular concerned), nhưng thất bại.

Tất cả cho chúng ta thấy rõ nhóm thiểu số dân Chúa Việt Nam quả thật đã trở thành mối đại họa cho dân tộc Việt Nam.

biểu tình ở Formosa ngày 2 Oct 2016

Giáo dân từ các giáo xứ Đông Yên, Mỹ Dụ, giáo xứ Dũ Lộc, Qu‎‎y Hòa, Tây Thành thuộc Giáo hạt Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tham gia cuộc xuống đường đến cổng công ty Formosa, nằm trên địa bàn huyện này trong sáng Chủ Nhật 2/10/2016, cũng với cờ Vatican.Ảnh BBC

Cập nhật tháng 8, 2017 - thêm hình ảnh giáo hạt Kỳ Anh đem cờ Vatican đi biểu tình chống Formosa ngày 2 tháng 10, 2016 - Video KBCHN

IV.- KẾT LUẬN:

Phần trình bày trong các Chương 6, 7, 8 và 9 cho chúng ta thấy, ở bất kỳ xã hội hay nền văn hóa nào, những hạng người tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực đều là hạng người có bản chất “phản phúc”. Hạng người này có thể làm những chuyện đại nghịch bất đạo, có thể làm những chuyện cực kỳ tàn ngược và cực kỳ dã man.

Như vậy là bản chất của hầu hết con chiên người Việt (những “người theo đạo lấy gạo để ăn", “theo đạo tạo danh đời” và con cháu họ) là lươn lẹo, gian tham, bạo ngược và dã man. Cái nguy hiểm cho dân tộc ta là trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, những hạng người này lại được Nhà Nước bảo hộ của Liên Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, nuông chiều, coi như là con cưng của chế độ và trao cho quá nhiều quyền hành.

Quyền hành sinh tội ác. Quyền hành càng nhiều và nắm quyền càng lâu thì tội ác càng nhiều và càng cao chất ngất như núi Thái Sơn. Cũng vì thế mà bọn con chiên người Việt đã gây nên cả hàng rừng của đủ mọi thứ tội ác kinh thiên động địa chống lại tổ quốc, chống lại dân tộc Việt Nam ta, và tội ác tàn ngược dã man đối với người dân lương.

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt giữa một bên là con chiên người Âu Mỹ và một bên là tín đồ con chiên người Việt về nguyên nhân hay động lực khiến cho họ trở thành tín đồ của đạo Ca-tô. Chính cái bản chất tham lợi, háo danh, của những người cải đạo đã khiến cho họ có nhữhg đặc tính lươn lẹo, gian tham, tàn ngược và dã man. Vấn để này sẽ được trình bày rõ ràng trong Chương 13 ở sau.

Chủ trương của Vatican là cướp đoạt chính quyền tại Việt Nam bằng sách lược sử dụng mấy triệu con chiên người Việt làm lực lượng lượng xung kích để theo đuổi chủ trương bất chính và đại gian đại ác này. Con số hàng triệu con chiên cuồng tín ở trong nước cũng như ở nước ngoài chỉ biết tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành các lệnh truyền của Vatican không cần biết đến quốc luật mà chỉ biết đến giáo luật, không cần biết đến quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc quả thật là một vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với đất nước và tổ quốc Việt Nam ta.

Mong rằng chính quyền Việt Nam hiện nay và nhân dân ta đặc biệt lưu ý đến vấn đề này. Điều quan trọng là chúng ta phải nên theo gương chính quyền Nhật Bản vào năm 1638, các chính quyền Cách Mạng Anh 1688, Cách Mạng Pháp 1789, Cách Mạng Ý 1870, Cách Mạng Mễ Tây Cơ 1857 và 1917, Cách Mạng Nga 1917, Cánh Mạng Tây Ban Nha 1936, Cách Mạng Trung Hoa 1949, Cách Mạng Cuba 1959, Cách Mạng Nicaragua 1979, v.v… trong việc dùng biện pháp mạnh đối phó với Vatican và thẳng tay trừng trị nghiêm khắc bọn con chiên (cừu non) bản địa có những hành động chống lại quốc luật, chống lại dân tộc và chống lại tổ quốc Việt Nam ta.

CHÚ THÍCH

[1]Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 18-19.

[2] Nghiêm Xuân Hồng, Cách Mạng Và Hành Động (Saigòn: Quan Điểm, 1964), tr. 17-18.

[3] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 15-16.

[4] J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155.

[5] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr. 114-116.

[6] J. E. Bosher, Ibid., p.156.

[7] Nghiêm Xuân Hồng, Sđd., tr. 46.

[8] Charlrie Nguyễn. “Màn Kịch Bịp Bợm “phép Lạ Lộ Đức” Do Vatican và Hoàng Gia Pháp Dàn Dựng Năm 1858 Đã Nô Lệ Hóa Linh Hồn Mê Muội Công Giáo Việt Nam”. Giaodiemonline.com ngày 23/9/2008.

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang