Làm Thế Nào Để Phát Triển Tuệ Giác?

Làm Thế Nào Để Phát Triển Tuệ Giác?

DuyênSinh

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgD/Duyensinh09.php

16-Oct-2014

LTS: Giáo lý dành cho các tín hữu Thiên Chúa Giáo có 3 điều căn bản là Tin, Cậy, và Mến: phải tin Chúa, phải trông cậy vào Chúa, và phải mến Chúa. Không có điều nào dành cho trí khôn. Trong 3 điều đó, các con chiên ngoan đều phải giao phó cả tâm hồn lẫn trí khôn cho Chúa, không cần lo lắng điều chi, nghĩa là chỉ cầu nguyện và tin nơi Chúa, thì mọi việc sẽ có Chúa quan phòng bênh vực, nghĩa là chỉ cần làm con chiên, không cần đến lý trí gì cả. Trong lúc đó, người bình thường, nhất là người theo Phật, lại tìm mọi cách để phát triển tuệ giác, lãnh vực thuộc về não, thực tế là trí khôn, để tự mình làm chủ lấy mình. Hai chiều hướng đối nghịch hoàn toàn. Có một câu mà chúng tôi vẫn nhắc nhở các bạn "đừng bao giờ nói: đạo nào cũng vậy". Chúng tôi xin được giới thiệu những bài viết và vài ý kiến khác nhau về đề tài phát triển tuệ giác. (SH)


 

Bài của ông Đào Văn Bình “Không có phước đức nào lớn bằng sự thông thái của trí tuệ”, đăng trên Sachhiem.net [1], là một bài viết rất hay. Bài này sẽ khai sáng cho rất nhiều người, mà phương pháp cầu nguyện không thể mang tới.

Nói vậy không có nghĩa là phương pháp cầu nguyện không có hiệu quả. Tùy theo trường hợp và căn tính của mỗi người. Đức tin và cầu nguyện chắc chắn mang tới lợi lạc, nếu đức tin và cầu nguyện ấy dẫn tới sự thực tập.

Thực tế cho thấy: không có một quyền năng nào có thể ban tặng tuệ giác cho một người, mà người nhận lãnh chỉ có đức tin và chỉ biết cầu nguyện. Cầu nguyện mà không thực tập thì chẳng khác nào “muốn ăn quả mà không muốn trồng cây”.

▪ Đức Hạnh Và Tuệ Giác Là Hai Thứ Quý Nhất Trên Đời

Thuở ấy Đức Thế Tôn đang hoằng hóa tại thành phố Champa, một thành phố lớn nhất của xứ Anga, dưới quyền bảo hộ của vua Bimbisara thuộc nước Magadha. Dân cư ở thành phố Champa đông đúc, ruộng lúa phì nhiêu, và cây cỏ xanh tươi. Bụt đang cư trú trong một khu rừng mát mẽ cạnh bên một hồ sen. Trên mặt hồ hoa sen nở rộ và thơm ngát.

Nghe Bụt tới, dân chúng lũ lượt tới thăm ngài rất đông. Trong đám đông ấy có Sonadanda, một tín đồ Bà La Môn nổi tiếng thông thạo kinh điển Vệ Đà. Sonadanda tỏ ý muốn tới thăm Bụt, tuy nhiên những người Bà La Môn khác cố ý ngăn cản. Họ sợ sự viếng thăm của Sonadanda sẽ làm cho uy tín của Bụt tăng lên.

Sonadanda rất hãnh diện về sự hiểu biết kinh điển Vệ Đà của mình. Ông tự tin nói với các bạn của ông:

-Ta phải tới viếng thăm sa môn Gotama chứ! Ta phải biết ta hơn sa môn Gotama ở điểm nào; và ta cũng phải biết sa môn Gotama hơn ta ở điểm nào!

Nghe nói thế, gần một trăm người thanh niên Bà La Môn cũng muốn đi theo. Họ tin tưởng họ sẽ chứng kiến một cuộc đấu khẩu hào hứng giữa Bà La Môn giáo và Phật giáo… Tổng cộng những người thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nghe thuyết pháp ngày hôm ấy lên tới gần năm trăm người.

Khi các thanh niên Bà La Môn và dân chúng địa phương tới nơi cư trú của Bụt, họ chia ra thành hình vòng cung ngồi bao quanh trước mặt Bụt. Sonadanda còn đang phân vân chưa biết phải mở đầu câu chuyện ra sao, thì Bụt ân cần hỏi:

-Này quý vị học giả Bà La Môn. Xin quý vị hãy cho chúng tôi biết đâu là những điều kiện thiết yếu để một người Bà La Môn có thể thật sự là một vị Bà La Môn chân chính? Quý vị nói đi, và nếu cần thì quý vị nên viện dẫn bằng kinh điển Vệ Đà của quý vị.

Sonadanda rất hoan hỷ. Kinh điển Vệ Đà là “trúng tủ” của ông ta. Ông ta nói:

- Này sa môn Gotama. Một vị Bà La Môn chân chính phải có năm điều kiện sau đây.

Thứ nhất: Phải có dung sắc đẹp đẻ.

Thứ hai: Phải biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật.

Thứ ba: Phải có huyết thống bảy đời.

Thứ tư: Phải có đức hạnh.

Thứ năm: Phải có tuệ giác.

Bụt hỏi:

-Trong năm điều kiện ấy, điều kiện nào là căn bản? Còn điều kiện nào dù là không có, thì người Bà La Môn vẫn còn có thể là một người Bà La Môn đích thực?

Trả lời dần theo những câu hỏi của Bụt, Sonadanda đi đến kết luận hai điều kiện sau chót là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích thực. Sonadanda công nhận các điều kiện: dung sắc, kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, và huyết thống bảy đời không phải là những điều kiện căn bản. Chỉ cần còn có hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác, thì người ấy vẫn có thể là một vị Bà La Môn đích thực như thường!

Hầu hết các vị Bà La Môn có mặt ngày hôm đó đưa tay phản đối Sonadanda. Họ kết tội Sonadanda đã bị sa môn Gotama dùng lý luận đưa tới chỗ người Bà La Môn phải chấp nhận lý luận của sa môn Gotama, chối bỏ điều kiện huyết thống bảy đời là điều kiện căn bản. Họ đã đặt hết niềm tin nơi sự thông minh và tài năng của Sonadanda mà họ coi là vị lãnh đạo tinh thần của họ. Nay Sonadanda công nhận lập trường của sa môn Gotama, làm họ mất mặt quá!

Bụt can thiệp:

- Này quý vị quan khách! Nếu quý vị có lòng tin nơi người lãnh đạo của quý vị là Sonadanda, thì quý vị im lặng đi để tôi tiếp tục đối thoại với ông ta. Còn nếu quý vị không có lòng tin ở ông ta, thì quý vị xin ông ta im lặng đi để tôi nói chuyện với quý vị.

Mọi người im lặng. Sonadanda nói:

-Xin sa môn Gotama yên lòng. Để tôi có đôi lời nói với các bạn của tôi.

Rồi Sonadanda quay sang các vị Bà La Môn, chỉ ngón tay vào vị thanh niên ngồi hàng đầu, nói:

- Các bạn có thấy cháu tôi, vị thanh niên tên là Angaka không? Angaka là một vị Bà La Môn có dung sắc đẹp đẻ, biết kỹ thuật xướng tụng và chú thuật, có huyết thống bảy đời bên nội lẫn bên ngoại. Nhưng nếu Angaka không gìn giữ đức hạnh, để trở thành một người trộm cướp, tà dâm, dối trá… thì dung sắc của Angaka còn có giá trị gì? Kiến thức Vệ Đà và chú thuật còn có giá trị gì? Huyết thống thanh tịnh bảy đời còn có giá trị gì? Thưa các bạn, hai điều kiện sau cùng là đức hạnh và tuệ giác mới thật sự là hai điều kiện căn bản của một vị Bà La Môn đích thực. Đây là sự thật chung cho tất chúng ta chứ không phải là sự thật riêng cho sa môn Gotama.

Khi Sonadanda vừa dứt lời, quần chúng hoan hô vang dội. Chờ cho tiếng hoan hô dứt, Bụt hỏi Sonadanda:

- Nhưng trong hai điều kiện căn bản còn lại, là giới hạnh và tuệ giác, ta có thể bỏ bớt một điều, chỉ giữ lại một điều hay không?

Sonadanda nói:

- Thưa sa môn Gotama, không thể được. Nhờ giới hạnh tinh nghiêm mà tuệ giác phát triển, nhờ tuệ giác phát triển mà giới hạnh càng tinh nghiêm. Sa môn Gotama, cũng như lấy tay để rửa tay, lấy chân để kỳ cọ chân. Hai thứ giới hạnh và tuệ giác nâng đỡ và phát triển lẫn nhau: giới hạnh làm cho tuệ giác sáng tỏ và tuệ giác làm cho giới hạnh tinh nghiêm. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời.

Bụt khen ngợi:

- Hay lắm, Sonadanda! Những điều ông nói là sự thật. Giới hạnh và tuệ giác là hai thứ quý nhất trên đời. Ông hãy nói thêm đi! Làm thế nào để phát triển giới hạnh và tuệ giác đến một mức độ cao nhất? 

Sonadanda chắp tay xá Bụt. Ông mĩm cười nói:

- Bạch sa môn. Xin sa môn chỉ dạy cho. Chúng con chỉ biết nguyên tắc, sa môn là người có thực tập và có chứng đắc, xin sa môn giải bày cho chúng con đâu là những phương pháp để giúp chúng con phát triển giới hạnh và tuệ giác tới một mức độ viên mãn.

▪ Làm Thế Nào Để Phát Triển Tuệ Giác Tới Một Mức Độ Viên Mãn ?

Sau lời thành khẩn của Sonadanda, Bụt bắt đầu giảng về tam học, tức là Giới, Định, và Tuệ.

Có giới thì có định. Có định thì có tuệ. Có tuệ thì giới thể càng vững. Giới thể càng vững thì định lực càng lớn. Định lực càng lớn thì giới thể càng sâu. Bụt cũng nói đến phép quán duyên sinh để phá trừ những kiến chấp về thường, về ngã, để cắt đứt những sợi dây tham ái, hờn giận, si mê, để đạt tới giải thoát và an lạc…

Sonadanda say sưa nghe Bụt nói. Khi Bụt dứt lời, Sonadanda đứng dậy chấp tay:

- Sa môn Gotama! Con xin cám ơn sa môn đã mở mắt cho con ngày hôm nay. Những lời của sa môn nói đã có hiệu lực đưa con ra khỏi vùng tăm tối. Con xin được quy y Bụt, quy y Pháp, và quy y Tăng để làm một kẻ môn đệ của ngài. Con xin kính thỉnh Bụt và giáo đoàn ngày mai tới nhà con thọ trai.

Ngày hôm ấy, một số đông người Bà La Môn giáo khác cũng xin được quy y với Bụt. Cuộc đàm thoại giữa Bụt và giới trí thức trẻ Bà La Môn thật là hào hứng và đã gây chấn động sâu xa trong mọi giới.

▪ Chữ Tâm Kia Mới Bằng Ba Chữ Tài

Thấy bài viết của ông Đào Văn Bình “Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ” rất hay; thấy câu hỏi của ông Hoàng Thục An [2] về “Làm Thế Để Phát Triển Tuệ Giác?” rất đúng. Nếu biết không có phước đức nào lớn cho bằng sự thông thái của trí tuệ, mà không biết làm sao để phát triển trí tuệ, thì sự hiểu biết ấy không đưa người ta đi về đâu cả! Người ấy cũng giống như anh chàng Sonadanda trước khi gặp được Đức Thế Tôn mà thôi.

Khi nhân duyên bắt đầu hội tụ để đưa ra một kết quả. Tuy nhiên, kết quả vẫn chưa thể biểu hiện vì còn gặp vài trắc trở. Tôi chỉ là người làm một vài chuyện nhỏ nhặt sau cùng để kết quả được biểu hiện. Vì tôi nghĩ câu hỏi “Làm thế nào để phát triển tuệ giác?” rất dễ bị lèo lái hướng về một hướng khác nếu người ta không tìm được câu trả lời thích đáng. Và nếu trường hợp ấy xảy ra thì rất đáng tiếc. Có thể ai đó sẽ mất đi một cơ hội để phát triển tuệ giác!..    

Khi viết bài “Làm Thế Để Phát Triển Tuệ Giác?”, tôi không phải là người sáng tác ra câu trả lời. Tôi chỉ ghi lại những gì mà tôi đọc được trong sách vỡ.

Những người Bà La Môn là những người có thực hành thiền định và giữ giới. Có lẽ vì vậy mà Đức Thế Tôn không nói tới giới là gì, định là gì. Nhưng đối với người chưa bao giờ giữ giới và hành thiền, hiểu nghĩa vắn tắt của giới và định, là một điều có thể cần thiết.

Giới là ranh giới. Điều kiện căn bản cho người thực tập thiền quán là giữ gìn giới thể. Giữ gìn giới thể để không bị rơi qua phía bên kia ranh giới, vì phía bên kia ranh giới là nơi dễ sinh ra phiền não, tham, sân, và si… Ở phía bên này của ranh giới, người thiền sinh sẽ tìm được sự an lạc, hạnh phúc… chất liệu cần thiết để làm ra “định”. Người cư sĩ tại gia thường thực tập năm giới. Đường dẫn sau đây là lễ tụng giới cho người thọ trì năm giới tại Làng Mai.

http://langmai.org/phat-duong/tung-gioi/tung-5-gioi

Định là thiền định. Có hai phương pháp để thực tập thiền định, là “chỉ” và “quán”.

Chỉ là dừng lại. Dừng lại vì cái tâm của chúng sinh thường hay tìm về quá khứ để luyến tiếc, hoặc dong ruổi về tương lai để ước mơ, nhưng ít khi chịu an trú trong phút giây hiện tại. Có những phương pháp thực tập để dừng lại trong giây phút hiện tại, như thực tập theo kinh “Quán Niệm Hơi Thở”, “Sổ Tức Quán”… Nhờ thực tập chỉ mà cái tâm của người ta có thể dừng lại để có thể sống trong giây phút hiện tại.

Quán là chiếu chùm ánh sáng tâm thức vào để “quán sát” trong khi tâm của bạn tĩnh lặng, hoàn toàn không suy nghĩ, vì vậy còn có tên là thiền quán. Quán chiếu ở đây giống như người ta chiếu một chùm tia sáng vào người ca sĩ trên sân khấu.

Người Phật tử thường được dạy “tâm thức giống như một mảnh đất” (tâm địa). Tâm có đủ tất cả các hạt giống, trong đó có hạt giống chỉ và quán. Thực tập chỉ và quán tức là tưới tẩm các hạt giống chỉ và quán. Vì thường xuyên tưới tẩm các hạt giống chỉ và quán, chỉ và quán càng lúc càng lớn lên. Chỉ lớn lên làm cho định lực (hay khả năng tỉnh thức) càng mạnh. Quán lớn lên làm cho cái nhìn càng sâu và cái thấy càng chính xác.

Nói về thiền quán, đến đây thì bạn đã biết được ngón tay chỉ mặt trăng, nhưng bạn chưa biết gì cả về mặt trăng! Muốn biết mặt trăng thì chính bạn phải tiếp xúc với mặt trăng. Giống như từ nhỏ cho tới lớn, bạn chưa bao giờ biết ăn trái xoài. Dù cho có cắt nghĩa thế nào đi nữa, bạn cũng không bao giờ hiểu được một cách trung thực hương vị của trái xoài. Chỉ có một cách duy nhất là bạn phải ăn trái xoài, thì bạn mới thật sự hiểu được hương vị của trái xoài.

Bạn vừa mới đọc xong:

● Đức Hạnh và Tuệ Giác là hai cái quý nhất trên đời.

● Giới và Định là hai điều kiện chính yếu để phát triển Đức Hạnh và Tuệ Giác.

● Giới và Định là hai điều kiện căn bản mà hầu hết ai cũng có thể thực tập được.

Thiền quán là một thực tập mà bất cứ tôn giáo nào cũng có thể thực tập; vì thiền là một phương pháp khoa học, thiền quán hay thiền định không có gì xung khắc với bất cứ một tôn giáo nào. Bạn cũng biết chỉ có thực tập mới có thể giúp bạn phát triển tuệ giác. Cầu nguyện mà không thực tập sẽ không đưa bạn đi tới đâu cả. Giờ phút này đây chỉ có bạn mới có thể giúp được cho chính bạn! Xin tặng bạn hai câu thơ của cụ Nguyễn Du:

Thiện căn chính ở lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

26-10-2014

Phỏng theo tác phẩm Đường Xưa Mây Trắng (Thầy Nhất Hạnh).

DuyênSinh

Bản PDF: http://www.duyensinh.com/files/pdf/LAM_THE_NAO_DE_PHAT_TRIEN_TUE_GIAC.pdf

 

GHI CHÚ:

[1] Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ

[2] Những Lời Bình Luận Ngắn

Subject: Không Có P hước Đức N ào Lớn Bằn g Sự Thông  Thái Của Trí Tuệ
From: Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com>
Date: Tue, October 21, 2014 11:25 pm

Rất lý thú! Có lẽ tác giả Đào Văn Bình muốn nói đến gần như câu chuyện Bạch Công Tử (con ông Đốc Phủ Sứ ở Mỹ Tho) lấy tờ bạc giấy ra đốt làm đèn soi sáng cho cô bạn gái của Hắc Công Tử (con ông Trần Trinh Trạch ở Bạc Liêu) tìm đồng bạc cắc bị đáng rơi xuống đất trong ban đêm lúc đang ngồi xem hát cải lương:

"Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày."

_____________

On Oct 21, 2014, at 6:41 AM,
"Hoang Thuc An hoangthucan@gmail.com wrote:

Hay quá, nhưng bạn ơi, làm thế nào để có trí tuệ?

_______________

From: VIDANVIET@yahoogroups.com...  Wissai
Sent: Tuesday, October 21, 2014 8:22 AM
Subject: [VIDANVIET] Re: [DiendanDanToc] Re: [Thaoluan9] Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ

1.May mắn trong genetic lottery.
2. Ngoại giới tốt.
3. Luôn luôn học hỏi, phục thiện, và không câu nệ là những gì mình nghĩ đều là đúng. Biết tra vấn. Không là nạn nhân của sự nhòi sọ và tẩy não. Không có gì thảm thương bằng mình là nô lệ tư tưởng mà không biết mình là nô lệ.

Wissai
canngon.blogspot.com

________________

On Oct 21, 2014, at 9:49 AM, DuyenSinh duyensinh@live.com [DiendanDanToc] <DiendanDanToc@yahoogroups.com> wrote:

Câu hỏi của ông Hoàng Thục Ân rất hay, tuy nhiên câu trả lời của ông Wissai sẽ lèo lái đề tài đi về một hướng khác có tính cách hí luận, đánh mất một cơ hội để học hỏi.
Vậy tôi xin mời tất cả quý vị trở lại bài viết của ông Đào Văn Bình và câu hỏi của ông Hoàng Thục Ân.
Theo tôi thì tuệ giác không do cầu nguyện mà có. Tuệ giác có được là do thực tập. Vậy thì chúng ta phải thực tập như thế nào để có được tuệ giác?
Kính mời quý vị góp ý.
Trân Trọng,

DuyenSinh

________________

From: DiendanDanToc@yahoogroups.com... Wissai
Sent: Tuesday, October 21, 2014 10:57 AM
Subject: Re: [VIDANVIET] Re: [DiendanDanToc] Re: [Thaoluan9] Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ

Thưa ông Duyên Sinh:

Tôi vẫn biết "trăm người trăm ý", và chúng ta không nên mong muốn và mong chờ người khác suy nghĩ như chúng ta. Tuy nhiên, tôi không thấy câu trả lời của tôi "sẽ lèo lái đề tài về một hướng khác có tính cách hí luận" gì cả. Ngược lại, câu trả lời của tôi rất nghiêm nghị và nó đi vô cái nguồn gốc của sự đạt được trí tuệ.

Trong khi theo ông, tuệ giác có được là do thực tập. Tôi xin hỏi ông, một người kém may mắn sinh ra là người "đần độn" (idiot) thì người đó thực tập cho đến chết, có đạt được tuệ giác của người sinh ra bình thường hoặc thông minh hay không? Thực tập là một yếu tố cần nhưng không đầy đủ. Vì thế ngay từ đầu, tôi đưa ra điều kiện trước tiên trong sự đạt được trí tuệ là phải có một may mắn trong genetic lottery, tức là không có sinh ra là người đần độn.

Điệu kiện may mắn trong genetic lottery và  những điều kiện khác tôi đưa ra có thể quá cô đọng nên ông không hiểu rõ nên cho là có thể gây ra hí luận chăng? 

Tôi có một nhận xét rằng sự hiểu biết của mình là tuỳ theo chổ đứng và vị trí của mình. Người dứng trên núi có cái tầm nhìn xa hơn người ngồi ở thung lũng. Người cao hiểu được kẻ thấp, nhưng kẻ thấp không bao giờ hiểu được người cao. 

Wissai

canngon.blogspot.com

________________

On Oct 21, 2014, at 1:16 PM,
DuyenSinh duyensinh@live.com [VIDANVIET] wrote:

Kính gởi ông Wissai:
Mong ông kiên nhẫn. Tôi rất hân hạnh trở lại hầu chuyện cùng ông Wissai sau khi ông Đào Văn Bình hoặc ông Wissai trả lời “một cách trực tiếp” câu hỏi của ông Hoàng Thục Ân, mà không cần phải lý luận vòng vo. Câu hỏi đó là:
“Làm thế nào để phát triển tuệ giác một cách viên mãn hơn?”
Trân trọng,
DuyenSinh

________________

Subject: Re: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT TRIỂN TUỆ GIÁC
From: Hoang Thuc An <hoangthucan@gmail.com>
Date: Mon, October 27, 2014 2:24 am

Hay quá, chân thành cám ơn câu trả lời rất là chỉnh chu đầy đủ của ông Duyên Sinh. Thế là chúng ta vừa biết được các giá trị của tuệ giác qua ông Đào Văn Bình, vừa biết 1 cách cơ bản về con đường thực tập đưa đến tuệ giác.

Mấy hôm nay tôi cũng có ý mong chờ ở ông Đào Văn Bình một giải đáp cho câu hỏi của tôi, nhưng tôi lại không ngờ ông Duyên Sinh đã mau mắn hơn ông Đà Văn Bình. Tuy nhiên tôi vẫn nghĩ và tin rằng diễn đàn thiện tri thức của chúng ta sẽ vẫn còn có dịp tốt để nghe sự giảng giải của ông Bình.​

Trân trọng và chân thành cảm tạ hai vị!
hta.

_________________

From: DiendanDanToc@yahoogroups.com [mailto:DiendanDanToc@yahoogroups.com] 
Sent: Tuesday, October 21, 2014 2:45 PM
Subject: Re: Re: [Thaoluan9] Không Có Phước Đức Nào Lớn Bằng Sự Thông Thái Của Trí Tuệ

Kinh gửi ông Duyên Sinh:

Tôi đã trả lời một cách rất trực tếp câu hỏi của ông Hoàng Thục Ân rồi mà. Tôi đâu có lý luận vòng vo gì đâu. Tại ông chưa lãnh hội (có lẽ vì câu trả lời cô đọng) nên mới cho tôi là vòng vo. Xin ông lưu ý rằng câu hỏi mà ông cho là ông Hoàng Thục Ân hỏi không giống như câu ông lặp lại. Chỉ lặp lại câu hỏi ngắn và gọn của người khác mà ông làm củng không được, khiến tôi ngừng ngại bút đàm với ông. Tuy nhiên, tôi xin trả lời câu hỏi "của ông" và lần nầy bớt cô đọng hơn lần trước khi tôi trả lời ông Hoàng Thục Ân.

1. Muốn phát triển tuệ giác một cách viên mãn, trước tiên người đó phải có khả năng, nghĩa là người ấy không đần độn và có thể hấp thụ lời chỉ dẫn.

2. Người đó ở trong một môi trướng và ngoại giới cởi mở, cấp tiến, chuộng sự thật, trọng lý luận và khoa học, tốt lành và bác ái. Tức là cha mẹ và những ai dạy cho người ấy phải có một trình độ thật sự hiểu biết, không cuồng tín, không mù quáng, không dị đoan vớ vẫn, không độc tài tư tưởng, và có lòng nhân ái không hô hào tận diệt những ai suy nghĩ khác mình, và củng không thấy cần thay đổi sự suy nghĩ của người khác. Cha mẹ và thầy ra sao thì con cái và học trò ra nấy. 

3. Người đó có tinh thần độc lập nhưng cầu tiến và không tự mãn. Yêu chuộng kiến thức. Sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình nếu thấy mình sai lầm. Sự thật là điều giải phóng của tâm hồn, chớ không phải là niềm tin mù quáng, phản khoa học, phản luận lý, phi nhân bản và chống lại cái đẹp, cái hay, và cái chân (le beau, le bien, et le vrai) của đời.

Trân trọng,

Wissai
canngon.blogspot.com

_______________

Subject: Re:_ [Thaoluan9 ] Không Có Phước Đức Nào Lớn B ằng Sự Thô ng Thái Củ a Trí Tuệ
From: Duyen Sinh <duyensinh@live.com>
Date: Tue, October 21, 2014 3:24 pm

Kính độc giả:
Thư này tôi không tranh luận với ông Wissai. Tôi xin đóng góp của các độc giả khác mà thôi.
Theo hiểu biết của tôi thì bài viết của ông Đào Văn Bình rất hay và câu hỏi của ông Hoàng Thục Ân cũng rất hay, tuy nhiên làm sao chúng ta có thể phát triễn tuệ giác một cách viên mãn hơn?
Sau khi đọc bài này, ông Hoàng Thục Ân viết: “Hay quá, nhưng bạn ơi, làm thế nào để có trí tuệ?”
Xin đón nhận đóng góp quý báu của quý vị cao minh.
DuyenSinh

 

 

____________________

Các bài của tác giả Duyên Sinh trên sachhiem.net

_____________________

Các bài cùng tác giả

 ▪ Đóm Lửa Hồng Ở Ngay Bên Trong Giáo Hội Công Giáo - Duyên Sinh

Phong Trào 969: Một quả báo! - Duyên Sinh

Bức Điện Văn 243 - Duyên Sinh phổ biến

Trận Chiến Từ Bên Trong - Duyên Sinh

Chiến Tranh Tôn Giáo Tại Nhật Bản: Một Bài Học Tại Việt Nam - Duyên Sinh

Xâm Nhập Tôn Giáo Vào Ayutthaya: Một Bài Học Tại Việt Nam - Duyên Sinh

Á Phiện, Bạch Phiến, Và Chiến Tranh Tôn Giáo Dưới Thời Diệm, Và Thiệu Kỳ - Duyên Sinh

Cái Chết của một Tôn Giáo Lớn - Duyên Sinh

Chính Người Công Giáo Đã Giết Ngô Đình Diệm - Duyên Sinh

Chiêu Thức Mới Của Những Kẻ "Đồng Hành Cùng Quân Giặc" - Diễn Đàn

Cuộc Tàn Sát Trẻ Thơ Vô Tội Theo Kinh Thánh - Duyên Sinh

Ca-Tô Giáo Là Một Hiểm Họa - Duyên Sinh

Làm Thế Nào Để Phát Triển Tuệ Giác? - Duyên Sinh

Buổi Nói Chuyện Trước Công Chúng Tại Nhà Thờ Riverside, New York Của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh Ngày - Thiền Sư Thích Nhất Hạnh

Tại Sao Tôi Chống Chiến Tranh Việt Nam? - Mục sư Martin Luther King Jr. - Duyên Sinh

Khủng Bố ISIS: Nguyên Nhân Và Hậu Quả - Duyên Sinh

Hai Quả Bom Nguyên Tử Của Vatican Thả Xuống Nhật Bản Kết Thúc Thế Chiến II ? - Duyên Sinh

Ngô Đình Diệm Là Nguyên Nhân Của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam - Duyên Sinh

*** Cờ Sao - Cờ Sọc *** Phong Trào Văn Thân Do Vua Hàm Nghi Lãnh Đạo Trôi Dạt Về Đâu? - Duyên Sinh

Phản Biện Bài “Thành Quả Hỗ Tương: Ấn Quang-Cộng Sản” của tác giả Nguyễn Kim Khánh - Duyên Sinh


▪ 1 2 >>>

Trang Tôn Giáo