●   Bản rời    

Cờ Sao, Cờ Sọc - Phong Trào Văn Thân Do Vua Hàm Nghi Lãnh Đạo Trôi Dạt Về Đâu?

*** Cờ Sao - Cờ Sọc ***

Phong Trào Văn Thân Do
Vua Hàm Nghi Lãnh Đạo Trôi Dạt Về Đâu?

Duyên Sinh

http://sachhiem.net/LICHSU/D/Duyensinh10.php

07-Jul-2015

LTS: Bài viết này chắc chắn đem lại một bất ngờ thích thú cho bạn đọc. Ngoài những đoạn tóm tắt các sự kiện lịch sử như được trình bày trong Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn , và quyển "In God’s Empire" của Owen White & J. P. Daughton, tác giả đã có một khám phá táo bạo đến kinh ngạc ở nửa dưới bài. Đó là sự nhận xét và phân biệt "cờ sao" với "cờ sọc" trong những kiểu mẫu của các lá cờ từ đầu thế kỷ 19 đến nửa thế kỷ 20, giai đoạn đất nước trải qua nhiều sóng gió và đau khổ vì chiến tranh do các thế lực ngoại cường tròng vào ách dân ta. Chúc bạn đọc những giây phút lý thú. (SH)


[Trích đoạn tập truyện: http://www.duyensinh.com/files/pdf/NGUOI_QUOC_GIA_CUOI.pdf ]

Tháng 7.1883, tướng François-Jules Harmand soạn thảo kế hoạch buộc triều đình Huế ký một hòa ước theo ý của ông. Theo kế hoạch nầy, đô đốc Courbet tấn công cửa Thuận An, còn tướng Bouet ra Bắc đánh quân ta và quân Trung Quốc (Triều đình Huế đã cầu viện nhà Thanh, Huế và Thanh triều đang hợp sức chống Pháp). Tuy nhiên quân Thanh và quân triều đình Huế chống không nổi. Thuận An thất thủ, Pháp tràn vào thành. Bên ta nhiều người chết và tự sát. Quan thượng bạc Nguyễn Trọng Hợp được cử ra giảng hòa. Harmand đưa ra Hòa Ước Quí Mùi 1883, kỳ hạn triều đình Huế phải ký trong vòng 24 tiếng đồng hồ, gồm các điểm chính là Trung và Bắc Kỳ nhận bảo hộ của Pháp, Bình Thuận xác nhập vào Nam Kỳ. Triều đình Huế trách nhiệm kêu gọi Bắc Kỳ buông súng… Tuy Hòa Ước Quý Mùi 1883 đã ký, Hoàng Tá Viêm và Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc không tuân lệnh, hợp với quân Trung Quốc tiếp tục chiến đấu.

Trong khi triều đình Huế nguy khốn thì vua Tự Đức trút hơi thở cuối cùng, để lại di chiếu, cùng một lúc, phong ba ông quan Phụ Chính Đại Thần thay mặt Tự Đức trừng trị bất cứ vua nào con cháu của Tự Đức làm phản chấp nhận “rửa tội”. Ba ông quan Phụ Chính Đại Thần theo thứ tự: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Trần Tiễn Thành.

Bên ngoài thì triều đình Huế chống Pháp, bên trong thì giặc Ca-tô Rô-ma giáo “xâm nhập”. Vua Hiệp Hòa dựa vào Hồng Sâm, là một ông quan Ca-tô Rô-ma giáo làm nội ứng cho Pháp. Sau đó vua Hiệp Hòa bị “tam bang triều điển”, Hồng Sâm thì bị “tử hình”. Trần Tiễn Thành, quan phụ chính thứ ba, không chịu ký tờ truất phế Hiệp Hòa, bị ông Thuyết cho đâm chết tại nhà. Kiến Phúc 15 tuổi lên làm vua. Để đáp lại, ông Thuyết mật lệnh cho đảng Đoạn Kiết, một đảng chống Ca-tô Rô-ma giáo, ra lệnh tối hôm sau, nghe tiếng súng đại bát là tàn sát. Được tin, ông Nguyễn Văn Tường ngăn lại, và tối hôm sau không có tiếng súng đại bát hiệu lệnh. Tuy nhiên một số làng vùng biên giới Lào, có 70 linh mục (7 Pháp, 63 Việt) và gần 200 giáo dân bị giết. Nhiều nhà thờ Ca-tô Rô-ma giáo cũng bị đốt phá trong đêm ấy.

Lên ngôi không được bao lâu, vua Kiến Phúc chết. Pháp chất vấn triều đình Huế, và triều đình Huế nói vua mất vì cơn bạo bệnh; nhưng sự thật là vì chén thuốc độc. Triều đình lập Hàm Nghi là em ruột của Kiến Phúc, 14 tuổi, lên thay. Việc lập Hàm Nghi được thi hành trong vội vã, vì nếu biết được, tòa khâm Pháp sẽ lập Gia Hưng, em của vua Tự Đức, là một người đã bị “rửa tội” và đã vô đạo Ca-tô Rô-ma. Không lập được Gia Hưng, tòa khâm rất bực và làm kháng nghị, nhưng triều đình Huế vẫn không thay đổi. Pháp đòi tấn công kinh thành Huế, ông Tường xin lỗi, Pháp buộc lòng chấp nhận. Chỉ trong vòng 4 tháng, mà hai ông Tường, Thuyết đã mất 3 vua: Dục Đức, Hiệp Hòa, và Kiến Phúc. Ba ông vua này bị các linh mục Ca-tô Rô-ma giáo lén vào nội cung làm lễ “rửa tội”. Các vua nhận “rửa tội” bị ông Thuyết cho mật thám theo dõi, bị thâu thập bằng cớ; và bị buộc tội “tam ban triều điển”. Dân Huế có lưu truyền hai câu đối:

Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết,
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường.

Hai ông Tường và Thuyết ráo riết sắp đặt cuộc “Trường Kỳ Kháng Chiến”, kêu gọi toàn dân chống Pháp và Vatican. Ông bí mật chuyển súng đạn và quân nhu ra một căn cứ có tên là Tân Sở, tỉnh Quảng Trị. Nơi đây, ta vừa mộ được 1.000 nghĩa quân. Trong lúc ráo riết thực hiện thì Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt hai ông. Tướng de Courcy cho tổ chức một bữa tiệc mời hai ông tới tham dự rồi nhân cơ hội ra lệnh bắt hai ông. Mật thám tức tốc báo tin này cho ông Thuyết. Sau khi thảo luận với ông Tường, ông Tường vẫn đi dự tiệc và ông Thuyết thì cáo bệnh.

Tại buổi tiệc, de Courcy chất vấn về sự vắng mặt của ông Thuyết. Mặc dầu ông Tường đã dùng lời ôn hòa để cắt nghĩa, nhưng de Courcy vẫn không nghe. De Courcy còn nói sẽ ra lệnh cho quân lính đến bắt ông Thuyết. Sau bữa tiệc, ông Tường thuật lại cho ông Thuyết và nói thời điểm phải liều một sống một chết. Ông Thuyết bàn đến việc gấp rút làm một cuộc tấn công. Ông Tường tỏ ra không đồng ý, nhưng ông không chỉ cho ông Thuyết được một lối thoát. Bị đẩy vào đường cùng, ông Thuyết gấp rút tổ chức cuộc tấn công tòa khâm và đồn Mang Cá.  

Quan Phụ Chính Đại Thần Tôn Thất Thuyết dự phòng tấn công vào lúc nửa đêm nhưng trời tối quá, không thấy các mục tiêu pháo kích, phải đình lại chừng một giờ rồi súng mới bắt đầu nổ. Pháp ở trong đồn Mang Cá chạy loạn lên, người chết, bị thương, người thì chiến đấu trong khi mặc đồ lót… Nhưng họ lấy lại được bình tĩnh và phản công rất lẹ. Trước hỏa lực hùng hậu của họ, quân triều đình bắt đầu nao núng. Ông Thuyết cho đốc xuất đoàn ngự đạo lên đường tị nạn, gồm có vua Hàm Nghi, tam cung, nhiều đàn bà con gái, và các hoàng thân già cả. Vua Hàm Nghi vừa nói “Ta có đánh với ai mô mà bắt ta chạy…” thì ông Thuyết rút gươm thét quân bồng vua quăng lên kiệu. Đoàn người nhắm hướng chùa Thiên Mụ rồi Tân Sở. Khi xa kinh thành Huế, bà Từ Dũ sai ông Tường trở về thương thuyết với Pháp.

Khi đoàn ngự đạo tới Quảng Trị thì được tỉnh thần Quảng Trị đón tiếp và sắp đặt nơi tạm trú. Tam cung tỏ ý muốn ở lại Quảng Trị, và ông Thuyết cũng thấy chiến khu Tân Sở chưa đủ sức ngăn được quân Pháp. Hơn nữa, việc đem theo Tam Cung là một điều vô cùng khó khăn, nên ông đồng ý, chỉ đem theo vua Hàm Nghi. Ông Thuyết định đem vua thẳng ra Bắc nhưng vì sợ Pháp truy lùng nên phải qua Lào rồi từ Lào mới ra Bắc. Trước khi đi, ông cho vua Hàm Nghi tung ra Hịch Cần Vương, rồi nhờ tỉnh thần Quảng Trị sao gởi đi khắp nơi. Hịch Cần Vương được mọi tầng lớp nhân dân từ Nam chí Bắc nhiệt liệt hưởng ứng. Ngoài Bắc, các phong trào phù Lê diệt Nguyễn cũng đình chỉ mọi hiềm khích để hướng về mục tiêu cứu nước. Trong Nam, cụ Nguyễn Đình Chiểu lúc ấy đã mù cả hai mắt, cũng hô hào dân chúng giúp vua.

Hịch Cần Vương Của Vua Hàm Nghi

 

Bảng Tiếng Hán Hịch Cần Vương Của Vua Hàm Nghi

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9e/Chieu_Can_Vuong.jpg

Từ xưa việc chống giặc không thể ra ngoài 3 điều: Giữ, Hòa, và Chiến. Giữ thì khó, hòa thì giặc đòi không thể cùng, đánh thì chưa có cơ. Đang lúc sự thế ngàn vạn khó khăn, bất đắc dĩ phải dùng quyền Thái Dương ở đất Kỳ, Huyền Tông ở đất Thục, là việc thường từ xưa đã có.

Nước ta gần đây gặp nhiều sự thế đa đoan, trẫm tuy tuổi trẻ nối ngôi nhưng không quên tự cường, tự chủ. Giặc mỗi ngày một ngang ngạnh khiến chánh tình bối rối. Hôm trước chúng tăng thêm binh thuyền, buộc triều đình những điều không thể nhận được. Dân trong thành cũng sợ mối nguy ngập đến. Kẻ đại thần mưu việc nước không thể không lo bảo vệ xã tắc. Chúng ta đã phải đắng đo hai điều: cúi đầu theo lệnh giặc sao bằng nhìn thẳng vào mưu gian của giặc mà đối phó. Việc đã không tránh được thì để mưu cái lợi về sau, ấy cũng do thời thế xui nên. Ai là người đã cùng chia mối lo nầy, tưởng cũng đã đủ biết. Biết thì phải góp sức, nghiến răng dựng tóc, thề giết hết giặc cho hả, nào ai là không có lòng như thế? Vả lại nhân thần đứng trong triều chỉ có hai nghĩa đó mà thôi, nghĩa ở đâu thì sống chết ở đó. Hồ Yển, Triệu Thôi nước Tấn, Quách Tử Nghi, Lý Quang Bật đời Đường xưa kia ra sao?

Trẫm tài hèn đức mỏng, gặp biến cố không thể đối phó được để thành bị bức, xa giá tam cung phải rời xa, tội ở mình trẫm cả. Thật là xấu hổ vô cùng. Nhưng chỉ có luân lý quan hệ với nhau, bách quan khanh sĩ không kể lớn nhỏ, tất không bỏ trẫm. Kẻ trí hiến mưu, người dũng hiến sức, ai giàu có bỏ của ra giúp, đồng bào, đồng chủng chớ nề nguy hiểm mới phải. Cứu nguy chống đổ, giúp chỗ truân chuyên, giúp nơi kiểng bách, không tiếc tâm lực, chuyển loạn thành trị, đổi nguy ra yên, thu lại giang sơn, ấy là cơ hội, phúc của tôn xã là phúc thần dân, cùng lo với nhau, cùng nghĩ với nhau, chẳng tốt lắm ru? Bằng sợ chết nặng hơn thương vua, lo cho nhà nhiều hơn lo cho nước, làm quan thì mượn cớ tránh xa, đi lính thì đào ngũ trốn lẩn, người dân không biết trọng nghĩa cứu cấp việc công, kẻ sĩ cam bỏ chỗ sáng đi vào chỗ tối, vì không phải sống thừa ở trên đời thì thân áo mũ mà làm trâu ngựa, triều đình sẽ có điển hình hẳn hoi, chớ để sau nầy phải hối! Phải nghiêm sợ mà tuân theo! Khâm Thử,

Hàm Nghi Đệ Nhị Niên, Ngày mồng 2 Tháng 6 năm Ất Dậu

(Bản dịch của Phạm Văn Sơn)

Sau khi vua Hàm Nghi lên đường vài ngày thì bà Từ Dũ nhận được thư của ông Tường nói Pháp muốn vua và tam cung trở về, coi như không có gì xảy ra. Các bà phi viết thư ra lệnh cho ông Thuyết đem vua về. Được thư, ông Thuyết nhắn các bà phi đừng nghe bất cứ cái gì ông Tường nói. Chưa biết phải quyết định ra sao thì được thư ông Tường kêu gọi lần nữa. Lần nầy các bà nhất định trở về không cần có mặt vua. Tỉnh thần Quảng Trị cũng không ngăn cản.

Hưởng ứng Hịch Cần Vương của vua Hàm Nghi, toàn dân ba miền nổi lên như ong. Tại Quảng Nam có Nguyễn Duy Hiệu. Tại Hương Khê và Hà Tĩnh có Phan Đình Phùng và Cao Thắng. Tại Nghệ An có Nguyễn Xuân Ôn. Tại Ba Đình có Đinh Công Tráng. Tại Thanh Hóa có Phạm Bành. Tại Bình Định có Mai Xuân Thưởng. Tại Phú Yên có Lê Thành Phương. Tại Thanh Hóa có Tống Duy Tân. Tại Bãi Sậy, Hưng Yên có Nguyễn Thiện Thuật. Tại Thái Bình và Nam Định có Tạ Quang Hiệu và Phạm Huy Quang. Tại Phú Thọ và Yên Bái có Nguyễn Quang Bích. Tại Sông Đà, Hòa Bình, có Đốc Ngữ (Nguyễn Đức Ngữ)… Và tại Yên Thế có Hoàng Hoa Thám.

Ngoài chiến công của các cuộc khởi nghĩa, còn có chiến công của đồng bào Thượng. Khi các bầy “chó săn” tay sai của Pháp đuổi bắt vua Hàm Nghi trên đường chạy ra Tân Sở, đồng bào Thượng đã ùa ra chận đánh “chó săn” bằng gậy gộc dao mác để vua chạy thoát. Vì vũ khí thô sơ, đồng bào Thượng cũng bị giết chết như rạ… Tại Tân Sở, đồng bào Mường luôn cắt đặt một người canh gác cho vua. Mỗi lần quân Pháp bố ráp, người Mường này cõng vua trốn mất. Không ai biết người này trốn ngõ nào. Sau vài năm sống trong rừng, có lần vua tâm sự: “Ta ưng chết ở trong rừng hơn là trở về làm vua trong vòng kềm kẹp của người Pháp”!

Trong một đêm tối trời ngày 30.10.1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Vua bị bắt do một người tên là Trương Quang Ngọc làm phản. Ngọc nhận của Pháp một số tiền lớn, xâm nhập vào ngôi nhà tạm trú của vua. Nghe tiếng động dưới ánh đèn dầu, vua thấy Trương Quang Ngọc. Vua rất bình tĩnh nói: “Mi phản ta hả! Gươm đây mi giết ta đi, còn hơn là mang ta ra nộp cho Tây”! Nói xong vua rút gươm đưa cho Ngọc. Tức thì người Mường thường cõng vua chạy trốn, dằn gươm lại. Người Mường này bị thủ hạ của Ngọc giết chết ngay lập tức. Một người trong bọn của Ngọc quỳ xuống xin rước vua về. Sau một phút suy nghĩ, vua đã nhận lời. Sau đêm bắt vua, Ngọc bị kết án tử hình và bị kháng chiến quân phục kích giết chết.

Khi ra đi nhà vua chỉ là một đứa con nít, nhưng khi về thì đã là một thanh niên không ai nhận ra. Nhà vua trông rất hồng hào khỏe mạnh. Có người nói Thái Hậu đau nặng, nếu cần thì ngài được chở tới thăm. Ngài trả lời: “Thân tôi đã tù, nước tôi đã mất, tôi còn dám nghĩ gì đến cha mẹ, anh em”. Rồi cáo từ về phòng riêng. Khi người ta chuẩn bị đưa vua rời kinh thành Huế thì vua cũng hiểu được việc gì sắp xảy ra nên òa lên khóc. Ngày 13.12.1888, vua rời Sài Gòn và bị đày đi Algeria, Phi Châu. Năm 1943 vua qua đời tại Algeria. Sự ra đi vĩnh viễn của vua Hàm Nghi để lại trong lòng người Việt biết bao thương tiếc. Những mơ ước của vua chắc chắn sẽ được thế hệ mai sau tiếp nối cho dù phải đổ thêm không biết bao nhiêu xương máu.

Trở lại cuộc tấn công của ông Tôn Thất Thuyết. Sáng hôm sau phe ta hoàn toàn thất bại. De Courcy ra lệnh quân Pháp được “tự do cướp giật, tự do hiếp dâm, và tự do giết, trong vòng 48 tiếng đồng hồ” làm kinh thành Huế vô cùng náo loạn. De Courcy cũng cắt một toán lính “50 người để khuân chuyển các thỏi vàng lớn cùng mâm vàng chén bạc và nhiều báu vật như trân châu mã não xuống tàu chở về Pháp. Năm mươi người nầy phải làm việc ròng rã 5 ngày mới xong”. Giữa lúc lúng túng vì các phong trào chống Pháp mọc lên khắp nơi, thì Tam Cung trở về. Như gặp được chiếc phao, Pháp nắm lấy Tam Cung, hội ý với ông Tường lập hoàng thân Thọ Xuân, 75 tuổi, là chú của vua Tự Đức lên làm quốc trưởng, chờ đợi thành lập vua mới. 

Sau nhiều lần kêu gọi Hàm Nghi trở về với Pháp không có kết quả, Pháp lập Đồng Khánh lên làm vua. Lý do Pháp chọn Đồng Khánh là vì Đồng Khánh đã được “rửa tội”. Tuy nhiên Pháp vẫn buộc Đồng Khánh phải thân hành sang Tòa Khâm, để được Pháp làm lễ thụ phong.

Tới đây thì nhà Nguyễn hoàn toàn tan rã. Con cháu của nhà Nguyễn chia làm 2 nhánh. Nhánh của “Đồng Khánh làm tay sai cho Pháp và Vatican”. Nhánh của “Hàm Nghi phải vào chiến khu tiếp tục chiến đấu trong một hoàn cảnh khắc nghiệt với chết chóc và tù đày”.

Vì ngày xưa, chỉ có nhà vua hoặc vị tướng lãnh đạo cuộc kháng chiến mới có quyền có “một” lá cờ duy nhất. Khi chạy vào chiến khu, vua Hàm Nghi đã mang theo lá cờ Long Tinh của vua Gia Long nên Đồng Khánh không có lá cờ!... Hơn nữa Pháp cũng không chấp nhận lá cờ Long Tinh của vua Gia Long, cho cờ này đã trở thành “Cờ Kháng Chiến Chống Pháp”.

Trong cơn bối rối không biết tính sao, mà lại còn bị “tổ trác”. Không biết ai đã vẽ lá cờ cho Đồng Khánh có hai chữ Đại Nam “đút cái đít vào nhau” trông rất là “tục tĩu”. Việc lá cờ có chữ Hán là bình thường, đã thường xảy ra tại Việt Nam từ đời nhà Lê trở về trước[68]. Tuy nhiên lá cờ có hai chữ Hán (Đại Nam) “đút đít” với nhau chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam và Đông Á. Đúng ra lá cờ này phải được gọi là cờ “Đút Đít”. Lá cờ này sống không lâu, có lẽ chừng ba bốn năm. Phải chăng đây là cái “nghiệp” của các vua chúa bù nhìn và tay sai?...

Tất cả các lá cờ sọc đều là cờ không thuộc truyền thống của các quốc gia Á Đông”[68]. Người Á Đông “chỉ dùng cờ sao”, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, và Trung Quốc… Trên các lá cờ này thường có một chấm tròn tượng trưng cho ngôi sao. Thời quân chủ ngôi sao được tượng trưng bằng một chấm tròn; ngày nay ngôi sao được tượng trưng bằng hình năm góc.

Vào thời quân chủ (xem hình trên), lá cờ của “Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ” ngày nay chính là “Cờ Đỏ Sao Vàng” (cờ số 1); lá cờ của vua Gia Long mà vua Hàm Nghi mang vào chiến khu Tân Sở ngày nay chính là “Cờ Vàng Sao Đỏ” (cờ số 2 hoặc cờ số 3).

Năm 1904, cụ Phan Bội Châu bắt đầu xuất hiện trên chính trường. Khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, kháng chiến chống Pháp vẫn tiếp tục. Sau khi thực dân Pháp đày vua Hàm Nghi sang Algeria, cụ Phan Bội Châu từ ngoại quốc trốn về nước, tìm một người trong gia tộc nhà Nguyễn đem ra ngoại quốc, ngụ ý là tiếp tục ngọn đuốc của vua Hàm Nghi để nung nấu tinh thần kháng chiến quốc nội. Người mà cụ Phan Bội Châu tìm được là “Kỳ Ngoại Hầu Cường Để”.

Sau vụ nổ bom của Phạm Hồng Thái ám sát toàn quyền Martial Merlin, cách mạng Việt Nam lần nữa bùng phát. Một tổ chức cách mạng được thành lập mang tên “Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội” do cụ Phan Bội Châu làm hội trưởng, và cụ Lý Thụy (Hồ Chí Minh) làm tổng thư ký. Đây là một tổ chức chính trị lớn nhất quốc ngoại tại Quảng Châu.

Kế tiếp là cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 của Tôn Dật Tiên. Cuộc cách mạng này có mục đích lật đổ chế độ quân chủ Nhà Thanh để lập thành chính thể Quốc Gia đầu tiên, mà người tiếp xúc trực tiếp với Tôn Dật Tiên là cụ Phan Bội Châu, khi cụ Phan bị Nhật trục xuất trong phong trào Đông Du, phải tìm đường tị nạn sang Quảng Châu. Tại Quảng Châu, cụ Phan được Tôn Dật Tiên tiếp đón. Cuộc gặp gỡ giữa cụ Phan Bội Châu và Tôn Dật Tiên đã nâng cao tinh thần và đưa tới sự thành lập các đảng phái Quốc Gia. cờ Quốc Gia đầu tiên thành hình được nhiều đảng phái Quốc Gia chấp nhận. Nổi bật nhất là “Cờ Sao Trắng” (cờ số 4).

cờ sao, cờ sọc

THAM KHẢO:

- Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa, https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu...
- Empire of Vietnam, https://en.wikipedia.org/...
- French colonial flags, http://en.wikipedia.org/...
- List of flags of Vietnam, https://en.wikipedia.org/...

PHÂN BIỆT CỜ SAO VÀ CỜ SỌC

Sự tiếp xúc giữa cụ Cường Để (thời quân chủ) và các phong trào Quốc Gia (thời dân chủ), qua sự làm việc của cụ Phan Bội Châu, lá cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi đã được “nối tiếp” một cách tốt đẹp qua giai đoạn đấu tranh mới. Dữ kiện lịch sử này sẽ là bất khả phản biện.

Nhìn sâu vào lá cờ Sao Trắng, bạn sẽ thấy lá cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi, bạn sẽ thấy vua Hàm Nghi, bạn sẽ thấy cụ Phan Bội Châu, thấy cụ Cường Để, thấy người Quốc Gia, và thấy xương máu của các anh hùng trong các phong trào Cần Vương chống Pháp…

Cờ Sao Trắng cũng diễn tả sự chuyển tiếp một cách tuyệt vời giữa nền quân chủ vừa cáo chung, và nền dân chủ vừa mới thành hình. Sự chuyển tiếp được diễn tả bằng hình ảnh ngôi sao màu xanh đậm tượng trưng bằng chấm tròn, ngôi sao thời quân chủ. Phía trước ngôi sao màu xanh là ngôi sao màu trắng năm góc sáng chói, ngôi sao của thời dân chủ (cờ số 4).

Trước đó, phong trào “Văn Thân Chống Pháp” cũng đã hợp nhất với phong trào “Hưởng Ứng Hịch Cần Vương Của Vua Hàm Nghi”, nâng cả khối dân tộc trở thành một nguồn hỗ trợ to lớn. Bao gồm một lực lượng dân tộc đã từng dựng nước và giữ nước hơn suốt bốn ngàn năm.

Khi cụ Phan Bội Châu bị mật thám bắt và bị an trí tại Huế, cụ Hồ Chí Minh đang làm tổng thư ký, lên thay cụ Phan Bội Châu, làm chủ tịch “Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội”. Hồ Chí Minh cũng là người đã thành lập Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh).

Vừa là chủ tịch Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội (gồm nhiều thành phần Quốc Gia), vừa là chủ tịch Việt Minh (gồm hai thành phần Cộng Sản và Quốc Gia), do đó Hồ Chí Minh cũng là điểm “tiếp nối” lá cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi trong phong trào “Văn Thân Chống Pháp”. Sự nối tiếp này cũng là một dữ kiện bất khả phản biện (xem cờ số 5).

Nhìn sâu vào lá cờ Việt Minh, bạn sẽ thấy lá cờ Sao Trắng của người Quốc Gia và người Quốc Gia, bạn sẽ thấy vua Hàm Nghi và lá cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi, bạn sẽ thấy cụ Phan Bội Châu, bạn sẽ thấy thấy cụ Cường Để, và bạn sẽ thấy xương máu của hàng hàng lớp lớp các anh hùng dân tộc trong phong trào Cần Vương Chống Pháp từ Bắc chí Nam…

Sau khi Mao Trạch Đông chiếm toàn Hoa Lục, Hồ Chí Minh ngã về phe Cộng Sản!... để nhận viện trợ vũ khí. Và do đó, Cộng Sản cũng là thành phần tiếp nối phong trào “Văn Thân Chống Pháp của vua Hàm Nghi”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử bất khả phản biện (xem cờ số 6).

Nhìn sâu vào cờ Cộng Sản, bạn sẽ thấy cờ Việt Minh và các chiến sĩ Việt Minh, bạn sẽ thấy lá cờ Sao Trắng của những người Quốc Gia và người Quốc Gia, bạn sẽ thấy vua Hàm Nghi và cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi, thấy cụ Phan Bội Châu, thấy cụ Cường Để, và thấy xương máu của hàng hàng lớp lớp các anh hùng trong các phong trào Cần Vương Chống Pháp…

Ngoại trừ bạn là người Ca-tô Rô-ma giáo. Nếu không cẩn thận khi chống lá “Cờ Sao” một cách vô ý thức, bạn sẽ rất dễ dàng giẫm đạp lên xương máu của “Toàn Khối Dân Tộc Việt Nam”. Bạn sẽ rất dễ dàng giẫm đạp lên xương máu của các chiến sĩ trong phong trào “Văn Thân Chống Pháp” của vua Hàm Nghi, bạn sẽ rất dễ dàng giẫm lên xương máu của cụ Cường Để, của cụ Phan Bội Châu, của người Cộng Sản, của người Quốc Gia, và của người Việt Minh…

Dù bạn có ghét cay ghét đắng lá cờ Cộng Sản, sự thật lịch sử cũng vẫn là sự thật lịch sử. Bạn sẽ không có cách nào để bẻ cong lịch sử theo ý của bạn. Những lá “Cờ Sao”, dù muốn dù không, nó cũng vẫn là lá cờ của truyền thống dân tộc. Nó luôn có một chỗ đứng vững chải trong mạch sống dân tộc, và nó đang ngạo nghễ tung bay trên khắp đất nước Việt Nam…

Xét về nhánh lá cờ sọc, trước tiên lá cờ sọc là “một lá cờ quái gở” trong truyền thống các lá cờ Việt Nam. Trong truyền thống các lá cờ Việt Nam, lá cờ xưa và đơn giản nhất là một tấm lụa hình chữ nhật màu vàng, là cờ của Hai Bà Trưng, vì hai Bà làm nghề nuôi tằm dệt lụa; kế đến là cờ đuôi nheo của các vua Lý, vua Trần… Các lá cờ này là một tấm vải hình vuông hoặc hình chữ nhật, chung quanh có viền tua, có từ một tới nhiều chữ Hán (viết đứng); và thứ ba là cờ Long Tinh (cờ sao), có hình một hoặc nhiều ngôi sao (ngôi sao là chấm hình tròn)[68].

Khi Pháp ra lệnh cho Đồng Khánh vẽ một lá cờ khác thay cho cờ Long Tinh của vua Hàm Nghi, Đồng Khánh đã cho vẽ lá cờ Đại Nam. Cờ Đại Nam là đúng với truyền thống Việt Nam, tuy nhiên không biết ai “cắc cớ” vẽ hai chữ “Đại” và “Nam” đút đít với nhau, đã làm hư lá cờ!...

Theo Wikipedia, lá cờ vàng ba sọc đỏ được Pháp sử dụng từ năm 1890 để làm cờ tiểu bang Tonkin (Bắc Kỳ) cho “Đông Dương Thuộc Pháp” từ năm 1890 đến 1920[49]. Từ năm 1890 đến 1920, triều đình Huế cũng đã sử dụng lá cờ sọc Long Tinh đầu tiên (cờ số 8)[69].

Tuy nhiên dưới thời “Internet”, người ta không đặt lá cờ sọc Long Tinh đầu tiên vào khung thời gian 1890-1920[69], mà đặt lá cờ vàng ba sọc đỏ (cờ số 12) vào khung thời gian 1890-1920, rồi tuyên truyền “Vua Thành Thái thiết kế lá cờ vàng 3 sọc đỏ để chống Pháp”!

Năm 1948, Lê Văn Đệ, một nhân viên (?) của Vatican, người Việt Nam độc nhất được Vatican gắn huy chương “Giáo Hoàng Bội Tinh”[70]. Năm 1948, Đệ đã kiểm tra lá cờ vàng ba sọc đỏ trước, rồi Bảo Đại mới chấp nhận sau[69]. Lá cờ này cũng được sử dụng dưới thời VNCH.

Không giống như sự tuyên truyền về lá cờ vàng 3 sọc đỏ là cờ chống Pháp dưới thời vua Thành Thái, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang đã diễn tả lá cờ vàng ba sọc đỏ như sau:

A.- Lá cờ vàng ba sọc đỏ là một biểu tượng cho sự ô nhục
B.- Lá cờ này cũng là biểu tượng cho những hành động dã man
C. Lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng cho quyền lực của Vatican ở Việt Nam
(Đọc chi tiết tại: http://sachhiem.net/NMQ/ChanDungVNCH/QMN04.php#10)

Tóm lại, kể từ ngày phân chia giữa những người “chịu rửa tội” như vua Đồng Khánh và những người “chống rửa tội” như vua Hàm Nghi, thì làn ranh “chống” và “chịu” rất phân minh. Tuy nhiên vì thời gian đã hơn một trăm năm, làn ranh này đã mờ phai. Sự mờ phai đã làm cho một số người rất nhầm lẫn. Những người nhầm lẫn chỉ cần quay đầu lại là tới được bờ bến.

...

(Xin xem toàn bài ở: http://www.duyensinh.com/files/pdf/NGUOI_QUOC_GIA_CUOI.pdf )

DuyenSinh

 

Trang Lịch Sử




Đó đây


2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -

2024-04-14 - Trực tiếp tại Ấp Chiến Lược Bolsa? Quê hương Nhà dâm chủ cuội Nguyễn Văn Đài Rè - Bạn có tin ở đây là Hưng Yên, gần Hà Nội? Cứ tưởng như một thành phố ở Châu Âu!

2024-04-13 - Nhận Diện Cách Mạng Màu Tại Việt Nam -

2024-04-12 - 326-2: Vì Sao Không Thể Đặt Tên Đường Lê Văn Duyệt Ở Quãng Ngãi? -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>