Người Buôn Gió “Chém Gió”

Người Buôn Gió “Chém Gió”

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt072.php

17-Oct-2013

LTS: Đối với những thông tin vô bổ hoặc thiếu xây dựng, hay những bài vi phạm đời tư, thêu dệt bịa đặt, chúng tôi bỏ qua, xem như những kẻ thiếu tư cách. Có lẽ những người này đã tự xem chính mình là đối tượng của các bài viết đăng trong trang nhà, nên bị căng thẳng, bị nóng giận vì không thể chối cãi, không thể phản biện, khi đọc phải những sự thật ê chề của tôn giáo hay phe phái của mình, bằng cách viết ra những bài tự hạ thấp nhân phẩm của mình như thế. Nhìn dưới ánh mắt rộng lượng, những người ấy đang tìm cách xả stress, hay tập thao tác "xạ nhiệt tâm pháp"!

Đối tượng của các bài viết đăng trong trang nhà sachhiem.net thường là những sự việc, những điều sai trái, những kẻ truyền bá tư tưởng xấu, những quân giặc thù của dân tộc,...chứ không hề đả kích cá nhân ông A, bác B, chú C, thím D, cô E, hay anh X, Y ... nào cả. Vậy thì những lời lẽ, những cảm xúc của tác giả, nếu có cực đoan, đối với những điều xấu, ác đó cũng đâu có gì là sai? Trái lại, đó mới là thái độ thích hợp và cần thiết nữa là khác. Người đọc vô tư sẽ không cảm thấy bị xúc phạm trước những lời kết án dù mạnh bạo đến đâu đối với những cái ác, cái vô nhân, cái tàn bạo, cái hiểm hóc của kẻ ác. Nhiều người cho rằng muốn "cảm hóa người" thì phải dùng "ái ngữ". Chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng vấn đề là GS Ngọc không làm chuyện cảm hóa ai cả, nhất là ông không có tham vọng cảm hóa những con chiên, mà chỉ là trình bày các sự thật, và lên án những điều gian xảo mà thôi.

Thế nhưng, tự dưng những cá nhân A, B, C, D,... nào đó lại giận dữ, viết những bài nhằm mạ lỵ các tác giả như GS Trần Chung Ngọc, làm như thể chính họ là đối tượng bị GS lật tẩy vậy. Có người còn thêu dệt hay bịa ra những chuyện rất riêng tư, như lương bỗng, vợ con, chuyện người nào có tiếng thân Cộng đến thăm,... không có chuyện nào đúng, nhiều lúc mâu thuẫn nhau, và nếu có chi tiết nào đúng thì cũng bị diễn dịch tầm bậy, và cũng không dính dáng gì đến các đề tài người ta viết. Những người đó bịa chuyện này để chứng minh chuyện khác. Thí dụ họ bịa ra chuyện GS Ngọc lãnh "lương thấp hơn lao công" để tiến tới kết luận là "làm việc cho Cộng sản" mới có thêm tiền! Mặc dù chúng tôi công khai viết tiểu sử và các hoạt động văn hóa của các tác giả thường trực có bài đăng, ai cũng có thể đọc thấy từ trang bìa, nhưng những tên A, B, C, D,... này nhiều lúc tự bịa chuyện ra, rồi cười cợt hay diễn dịch thêm để mai mỉa từ câu chuyện vừa bịa ra, không khác gì những phường đá cá lăn dưa.

Có vài bạn đọc gửi cho chúng tôi để chia sẻ thông tin, hoặc để đính chính. Nhưng đó là kế sách "quấy nhiễu" của họ. Với nhiều bài học đã qua, chúng tôi tin rằng bạn đọc cũng có thể tự mình hiểu ra, các nguồn thông tin nhằm hạ thấp danh dự cá nhân những tác giả của chúng tôi đều không có giá trị nào ngoài việc xác nhận thêm tư cách thấp hèn của chính họ, và càng xác nhận thêm giá trị của những bài viết đã làm cho họ "tự đau khổ". Rồi họ tìm cách trả thù cá nhân, tìm mọi cách để gây khổ nạn đối với các tác giả. Do đó, việc trả lời hay đính chính cũng không cần thiết cho lắm, chỉ làm cho chúng ta mất thêm thì giờ hiếm hoi, thỏa mãn mục đích của họ mà thôi.

Những bài viết của những người thiếu tư cách này thường xây dựng trên những tiền đề ngầm hiểu như "Giao điểm là Cộng Sản", hoặc "Cộng sản Vô thần", hoặc "VC là xấu", hay tương tự như thế, và xem như đó là những lý lẽ đương nhiên được mọi người công nhận. Chính nghĩa của những người "ghét" GS Trần Chung Ngọc, hay Nguyễn Mạnh Quang là tạo nên những dư luận bên lề một cách đê tiện như thế để mong hạ gục được danh tiếng của các ông ấy trong lãnh vực học thuật, khai sáng, chống lại sự dối trá, và sự tàn nhẫn đang bị bưng bít bởi thế lực ngoại cường.

Đó là những khổ nạn mà các tác giả phải gánh chịu để đổi lấy sự lên tiếng cho lịch sử quốc gia, cho văn hóa nước nhà, cho niềm tin dân tộc. Trong số các tác giả, GS Trần Chung Ngọc là người chịu nhiều khổ nạn nhất trong việc giải hoặc đầy cam go này.

Nhưng việc bôi bẩn của họ có làm cho họ có chính nghĩa thêm không? Chắc chắn họ biết là "không". Nhưng họ không cần danh dự vì họ luôn bịt mặt, "người buôn gió" hay "người buôn nón" cũng vậy mà thôi, miễn đạt được mục đích của họ là được. Bịt mặt làm chuyện hạ cấp, tuy mang tiếng là "kẻ tiểu nhân", nhưng họ hy vọng, ít nhất là danh dự của những "người quân tử" phải bị mai một, bị thương tích, nếu không bị tiêu diệt dưới bàn tay dơ bẩn của họ. Sự thật, cái hy vọng này có vẻ hão huyền trong làn sóng tin học của thế kỷ 21 ngày nay. (SH)

 

Tôi được Tòa Soạn sachhiem.net gửi cho với tính cách thông tin điện thư của một người như sau:

--------- Original Message ---------

Subject: Bài viết về Trần Chung Ngọc

From: "Tran Anh Tuan" <anhtuan1967@yahoo.com>

Date: 10/10/13 7:42 am

Chào Giao điểm và Sách hiếm!

Xin đọc một bài viết và các comments về Trần Chung Ngọc nhé:

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2013/09/phat-tu-giao-su-tran-chung-ngoc-con-bai.html

 

“Chém gió” có nhiều nghĩa.  Một số định nghĩa sau đây có thể đúng với nội dung bài của Người Buôn Gió:  

  • nói chung đó là nói điêu, nói dối và gọi chung là xuyên tạc.
  • nói xạo ba xàm ba láp đủ thứ chuyện, dựng chuyện, cường điệu hóa vấn đề.
  • nói không có cơ sở khoa học biện chứng gì cả.
  • chỉ hành động nói sai, phóng đại sự thật nhằm gây ấn tượng về bản thân hoặc cung cấp sai thông tin cho ai đó.

Bài của Người Buôn Gió (NBG) có đầu đề là: Phật Tử Giáo Sư Trần Chung Ngọc con bài của thế lực nào.? Chỉ cần đọc cái đầu đề này là tôi đã biết tác giả định viết gì và viết như thế nào rồi.  Trong các comments mà tôi đọc, có một comment nói lên nội dung và tư cách của NBG như sau:

- Nguoi Vietnam 11:39 Ngày 24 tháng 9 năm 2013

Tôi cũng là 1 người nghiên cứu về tôn giáo và theo dõi tình hình chính trị Việt Nam. Tôi theo dõi hầu hết các bài viết của anh Gió và Giáo sư Ngọc.

1 bài viết như vầy có thể được viết khi tâm trạng anh không tốt. Nhưng 1 bài viết dính nhiều đến cá nhân, lí luận quy chụp như vậy bình thường không thể từ 1 người như anh Gió.

Tôi là 1 người vô thần, và với góc nhìn đó tôi tìm hiểu về tất cả các tôn giáo. Và thú thật các bài viết lí luận của GS Ngọc là có cơ sở lí luận. Nhiều nhà lí luận phương Tây cũng như vậy, không thể gọi họ là con bài của thế lực nào được.

Rất nhiều bài viết của GS Ngọc nêu được chính xác lịch sử của Thiên Chúa Giáo, những khúc mắc trong lý luận và những sai lầm (GS Ngọc gọi là tội ác) của Thiên chúa giáo trong lịch sử.

Tuy nhiên có 1 vài bài GS Ngọc lại đi so sánh giữa thiên chúa giáo và phật giáo, với lời lẽ quá khích. Tôi cũng không đồng ý, nhưng nếu anh Gió phân tích và phản biện lại những bài viết đó bằng những lý luận và chân lý của tôn giáo anh Gió thì tốt hơn.

Vài lời góp ý:

1. Nick Nguoi Vietnam đề nghị: nếu anh Gió phân tích và phản biện lại những bài viết đó bằng những lý luận và chân lý của tôn giáo anh gió thì tốt hơn. 

Nhưng điều này nằm ngoài khả năng của NBG, vì một bài viết mà “dính nhiều đến cá nhân với lý luận qui chụp như vậy” thì không thuộc lãnh vực học thuật của giới trí thức.  Đã không ở trong cùng một giới, không ở trong cùng một lãnh vực học thuật, thì làm sao có thể đối thoại với nhau được. 

Theo nguyên tắc thì tôi không bao giờ để ý đến loại bài này, vì chúng đã có nhiều và tôi chưa bao giờ bận tâm đến.  Nếu tôi sợ cái mũ CS họ quy chụp trên đầu thì gần 20 năm nay tôi đã gác bút, không dám viết gì về Quốc Gia, Cộng sản, và nhất là về Ki-tô Giáo.  Cho nên, qua bao nhiêu năm mà vẫn có những người tiếp tục sử dụng vũ khí chụp mũ CS đối với tôi thì quả thật họ là những người không có mấy đầu óc, không nhận ra được là cái mũ CS của mình chẳng có bất cứ một ảnh hưởng nào, và theo như OCRegister.com thì hạng người đó chỉ là những kẻ ngu xuẩn, lỗi thời, và thiếu văn hóa [hay thiếu giáo dục] (Do you realize how ignorant it sounds to utilize and accuse someone of being a communist in today's world? It's outdated and clearly demonstrates your lack of education.)

Vì không thể đối thoại với những kẻ ngu xuẩn, lỗi thời, và thiếu văn hóa , nhất là từ xưa tới nay tôi chưa từng nghe hay biết đến Người Buôn Gió, nên nay tôi cũng tò mò thử xem Người Buôn Gió Viết những gì.  Gió thì không nắm bắt được, cho nên những gì NBG viết về TCN cũng chỉ như gió thoảng qua.

2. Có vài điểm trong bài của NBG tôi thấy cần phải khai sáng cho NBG.  Chúng ta hãy đọc NBG:

Giáo sư Trần Chung Ngọc quy y Tam Bảo từ năm 1957, sau biến cố 1975 Ngọc chạy sang Mỹ. Suốt một thời gian dài Ngọc không có tư tưởng gì thể hiện chống phá Thiên Chúa Giáo. Những gì về Trần Chung Ngọc chỉ là có số không, chẳng ai biết đến.

Ủa, NBG cho rằng TCN cần người ta biết đến mình hay sao?  Nếu muốn nói “biết đến” thì sau đây là vài sự kiện để cho NBG thấy mình viết mà chẳng biết gì về TCN, chứ không phải để khoe thành tích.

  • Trong hơn 8 năm phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, tôi đã phục vụ trong đơn vị tác chiến, Tiểu Đoàn 12, Phòng 3 Bộ Tham Mưu Đệ Nhị Quân Khu, Phòng 3 Trung Đoàn 1, Quảng Trị, Biệt Khu 24 ở Kontum, và làm  Trưởng Khoa Khoa Học Văn Hóa Vụ Trường Võ Bị Quốc Gia qua các khóa 18,19, 20. 
  • Sau khi giải ngũ, tôi đã dạy ở Đại Học Khoa Học Saigon và Đại Học Vạn Hạnh.  
  • Sang tới Mỹ, tôi dạy ở Đại Học Wisconsin-Madison, mỗi năm cùng đồng nghiệp đi dự các hội nghị khoa học quốc tế để trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi.  
  • Tôi được mời sang Singapore làm Cố Vấn Kỹ Thuật ở SISIR (Singapore Institute of Standards and Industrial Research).  

Như vậy tôi cho rằng kể ra cũng đủ, NBG cho rằng tôi cần đến những hạng người như Người Buôn Gió biết đến hay sao? Năm nay tôi đã 84 tuổi, NBG hay bất cứ ai cho rằng tôi phải đi làm tay sai cho CSVN để cho người ta biết đến, hay có tiền tiêu hay sao.  Từ khi sang Mỹ tôi không tham gia bất cứ một tổ chức, hội đoàn nào cho nên chẳng ai biết đến, và đây là điều mà tôi giữ mình trong sạch, không vướng víu vào những hoạt động hám danh, hám lợi của một số người nổi tiếng trong Cộng đồng. Không được cộng đồng biết đến, đó là niềm an vui của tôi.

3. Tôi bỏ qua những đoạn NBG hoang tưởng về cá nhân tôi cùng những lời chụp mũ vu vơ, vô căn cứ và không hề chứng minh bằng tài liệu khả tín.  Tôi muốn bàn đến đoạn sau đây của NBG:

Ngọc được ăn học tử tế dười thời VNCH, hầu hết những bằng cấp Ngọc đều được VNCH ưu đãi cho học, hoặc Hoa Kỳ cấp học bổng. Thế nhưng sau này làm lại bản tự khai, về phần tái ngũ.

Ngọc ghi rằng. 1962 bị gọi tái ngũ.

Thời gian tái ngũ của Ngọc không dài,  sau đó được điều về làm giảng viên vật lý. Nhưng Ngọc sử dụng cái từ '' bị gọi '' cho thấy con người Trần Chung Ngọc tráo trở thế nào. Ngọc sống trong một nhà nước đang có chiến tranh, hàng triệu người cầm súng, Ngọc hưởng đủ mọi ưu đãi học hành hơn người khác. Giờ có làm nghĩa vụ ở quân đội ngắn hạn, có phải ra chiến trường đâu, thế sao gọi là '' bị gọi ''. Nếu Ngọc không muốn phục vụ VNCH, không muốn '' bị gọi '' Ngọc dinh tê ra vùng kháng chiến quân giải phóng ở bưng biền đi. Sao còn cố bám lấy học hàm, học vị làm cho chính quyền VNCH rồi sau đó sang Mỹ làm chi.

Viết đoạn trên, NBG tự chứng tỏ là rất thiếu hiểu biết về thực tế của cuộc chiến. 

Thứ nhất, năm 1951 tôi “bị” động viên nhập ngũ đi học trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định.  NBG thử hỏi hơn 4 trăm người học trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định có ai cho mình là “được” động viên không? Trừ những người tình nguyện nhập ngũ vào ngành hiện dịch trong quân đội để kiếm sống, hoặc để chống Cộng cho Chúa, không một người nào “bị” gọi nhập ngũ mà cho là mình “được” gọi nhập ngũ.  Chạy chọt để khỏi nhập ngũ và trốn lính là chuyện thường tình ở miền Nam, phần lớn là con ông cháu cha.

Nếu tất cả quân lực Việt Nam Cộng Hòa đều hăng say muốn tình nguyện phục vụ như Người Buôn Gió thì làm sao lại có cảnh bỏ giầy bỏ quân phục chạy? Một trường hợp điển hình: Thượng nghị sĩ người Ca-tô Nguyễn Văn Chức cũng “bị” gọi tái ngũ cùng lượt với tôi năm 1962 và cũng  xoay xở để ra khỏi quân ngũ.  Mà ông Chức là người chống Cộng hăng nhất đấy, đã từng viết thư cho Tổng thống Diệm lập những đoàn ngũ Ca-tô để chống Cộng.  Phục vụ VNCH đâu phải chỉ có gia nhập quân ngũ mới là phục vụ. Không muốn “bị gọi” là một chuyện, nhưng sống ở miền Nam, nếu có tinh thần trách nhiệm, thì dù có “bị gọi” cũng phải lên đường. Còn ra vùng kháng chiến lại là chuyện khác.  Nếu ai không muốn “bị gọi” đều phải “dinh tê ra vùng kháng chiến” thì hầu hết các sĩ quan bị động viên đều phải ra bưng hết vì chẳng có ai muốn “được” động viên cả. Đó là thực tế đấy. 

4. Chúng ta hãy đọc tiếp NBG:

Và bắt đầu từ năm 1998 đến nay, Ngọc liên tục viết những cuốn sách chỉ trích Thiên Chúa Giáo bằng giọng điệu hằn học, cay cú, rủa xả. Bởi những nhà tu hành của Thiên Chúa Giáo  dẫu có uyên thâm nhưng tư cách của họ không thể hạ mình cãi nhau với Ngọc. Cho nên Ngọc tưởng là mình bất khả chiến bại.

Viết như trên NBG chứng tỏ là không hề đọc sách của TCN.  Nhưng ông thử kể nhà tu hành Thiên Chúa Giáo nào của Việt Nam uyên thâm.  Nếu uyên thâm và có tư cách thì đã không làm nô lệ cho Vatican, một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế” và là kẻ thù của dân tộc Việt Nam [xin đọc Nguyễn Mạnh Quang].  Tôi viết sách để cho ai muốn đọc thì đọc chứ không phải để cãi nhau với ai

Đã nhiều lần tôi tuyên bố là sẽ hoan hỷ đón nhận những phê bình trí thức.  Nhưng từ đó đến nay chẳng thấy ai phê bình, vạch ra những sai lầm của tôi cả.  Và lẽ dĩ nhiên NBG cũng không thể vạch ra trong mấy cuốn sách của tôi là chỗ nào là “hằn học, cay cú, rủa xả”.  Xin nhớ, “dính nhiều đến cá nhân với lý luận qui chụp vô căn cứ, chỉ theo cảm tính hoang tưởng của mình”  thì không phải là phê bình trí thức. 

Có nhiều điều NBG viết sai sự thật, láo lếu về tôi mà không đưa ra bất cứ một bằng chứng nào để thuyết phục đọc giả.  Tất cả chỉ là nói vu vơ, dựng đứng, xuyên tạc, nghĩa là “chém gió”.  Tôi chẳng buồn cãi hay cải chính, mất thì giờ vô ích. 

5. Tôi chẳng muốn phê bình thêm, nhưng không thể bỏ qua điều sau đây.  Người Buôn Gió viết:

Đây là bằng chứng Trần Chung Ngọc hoạt động đắc lực cho Giao Điểm

http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_gt.htm

Thứ nhất, không phải chỉ có mình tôi viết cho Giao Điểm mà NBG gọi là “hoạt động đắc lực cho Giao Điểm.” 

Thứ hai, nói hoạt động đắc lực thì xin mời NBG và độc giả đọc thử, “bằng chứng Trần Chung Ngọc hoạt động đắc lực cho Giao Điểm” mà NBG dẫn chứng trong :
http://www.giaodiemonline.com/thuvien/doithoai/trancngoc_gt.htm để biết hoạt động của tôi như thế nào ở Giao Điểm:

Vài dòng ... về tác giả Trần Chung Ngọc

Nguyễn Văn Hóa

Trong hơn một thập niên qua, cái tên Trần Chung Ngọc đã trở thành quen thuộc trong cộng đồng Phật tử hải ngoại nói riêng, cộng đồng người Việt nói chung. Sự quen thuộc ấy xuất phát từ hàng chục bài biên khảo thuần tuý giáo lý Phật pháp, khoa học sâu sắc, ông còn là tác giả (hoặc viết chung) của trên 10 cuốn sách nghiên cứu, tranh luận về tôn giáo (đặc biệt về đạo Công giáo Rô-ma) mang tính phê phán triệt để, không nhân nhượng. Tính triệt để ấy không mang cảm tính, nhưng dựa trên một bộ óc khoa học khách quan thuần lý, hơn thế nữa một tinh thần yêu dân tộc rất mạnh. Yếu tố  thứ hai này rất quan trọng, bởi không có nó, hẳn tác giả không có đủ nhiệt tình để ngồi vào bàn viết lao động trí óc không biết mệt mỏi ở vào lứa tuổi đã “về hưu” cần sự nghỉ ngơi, hay nói cho đúng với tinh thần Phật giáo hơn thì lẽ ra đã buông bút “giải nghiệp”.

Nếu chúng ta tò mò, thử vào Internet, tìm kiếm tên “Trần Chung Ngọc” trong các diễn đàn (Forums) cách nay cả muời năm - ở thời điểm tác giả còn là một giáo sư  môn Vật lý ở đại học Wisconsin và cho đến hôm nay, chúng ta sẽ ngạc nhiên tìm thấy các tư tưởng của tác giả đã vô tình tạo nên một “hiện tượng” qua các tranh luận của các người tham dự (netters): bênh vực, ủng hộ cũng như phản đối... Nhưng tinh ý, chúng ta sẽ nhận ra ngay những người bênh vực tác giả thường là những người có lương tri trí thức (qua phẩm chất ngôn ngữ, cung cách lý luận, tầm hiểu biết...) , những kẻ chống đối bao giờ cũng thuộc thành phần tầm thường, hoặc hoạt đầu chính trị. Và chúng tôi tin tưởng rằng, những người bênh vực ông thật sự đại biểu cho đa số thầm lặng : đọc, hiểu, chia xẻ mà không cần phải lên tiếng.

Kể từ ngày Giao Điểm tạo dựng một website (23-4-2001) cho tới nay, tên tuổi Trần Chung Ngọc đã vượt các đại dương, chuyển tải nội dung các công trình sáng tác của ông đi khắp thế giới, đặc biệt là ở trong nước. Từ  Bắc vô Nam, các thành phần trí giả, chuyên viên, sinh viên, công cán, viên chức nhà nước, chức sắc các tôn giáo v.v... đã thực sự làm quen với “tinh thần Trần Chung Ngọc”. Qua các sự kiện này cộng thêm với vai trò và trách nhiệm của một  trang chủ, chúng tôi không thể không viết những lời giới thiệu về ông, để đánh tan một vài ngộ nhận hoặc xuyên tạc  khó tránh.   Nhưng muốn viết cho nghiêm túc về một nhân vật như ông, chúng tôi cần phải viết bằng một tiểu luận (không những đi vào nội dung các tác phẩm, còn liên hệ tới những khía cạnh khác về con người, sự nghiệp, tâm lý, hoàn cảnh ...). Chúng tôi biết là chưa có điều kiện để thực hiện điều đó trong lúc này, vì vậy cấp kỳ viết một vài lời giới thiệu về ông là một điều cần thiết.

Cũng như những bậc trí giả Việt Nam vang danh một thuở vừa qua : các cụ Hoàng Xuân Hãn, Trần Văn Giàu, Nguyễn Đăng Thục, Đào Duy Anh, Lê Văn Siêu, Nguyễn Khắc Viện, Tạ Quang Bửu... mặc dù được đào tạo từ chuyên môn về khoa học, toán học, nhưng vì sự giới hạn của “ngôn ngữ” khoa học, đa số đều quy về một điểm là đi sâu vào lãnh vực văn hóa: tham cứu thêm về khoa học nhân văn, xã hội qua các bộ môn: triết học, văn học, chính trị, xã hội, lịch sử... , trong đó có vấn đề tôn giáo - mới có thể khai phóng, thỏa mãn cho khát vọng tri thức của mình. Ông Trần Chung Ngọc không tránh khỏi thông lệ này. Điều đó hẳn nhiên là một đặc điểm, đồng thời cũng là ưu điểm. Như một triết gia có căn bản về toán học cung cấp cho họ một khả năng lý luận tinh nhuệ; một kiến thức khoa học thực nghiệm cung cấp cho những người nghiên cứu về lịch sử, tôn giáo một tinh thần quán triệt, chân xác hơn, bởi điều rốt ráo của bộ môn lịch sử cũng như tôn giáo, là những sự kiện xã hội (social facts), chủ-khách-thể là con người. Ngoại trừ đức Phật hướng đạo con người là đừng tin vào những điều gì như truyền thuyết, kinh điển, sách vở, tuyên truyền... (1) ; khác với các tôn giáo của Tây phương, trong đó có Thiên Chúa giáo đều “trói buộc” (religion từ gốc Hy Lạp = “religio”) con người vào niềm tin, cứ tin sẽ thấy, cứ tin sẽ được. Chính vì lý do này mà các tín đồ không cần biết, cần đọc Thánh kinh, lại không nên thắc mắc, tìm hiểu, chỉ cần vâng lời và làm theo lời chỉ dạy từ kẻ chăn chiên mới thật sự là một tín đồ ngoan đạo. Đây là lý do rất thuận lợi cho sự tuyên truyền, nhồi sọ hướng dẫn người dân mù quáng vào những mục tiêu chính trị, khi cần. Khi chúng ta phải đụng chạm tới niềm tin mù quáng này, có nghĩa là chúng ta sẽ đụng chạm tới quyền lợi của một số người do sự mù quáng từ đám đông mang lại cho họ.

Trong cuốn sách mới xuất bản gần đây, “Chúa Giê-su là ai? giảng dạy những gì?” (Giao Điểm xuất bản Mùa xuân 2002), trong phần “Lời nói đầu”, tác giả Trần Chung Ngọc viết: Tôi không chủ trương gây hận thù hay chia rẽ, nhưng tôi quan niệm rằng sự mở mang dân trí là điều kiện tất yếu của sự tiến bộ quốc gia, và sự hòa hợp trong khối dân tộc chỉ có thể có khi chúng ta hiểu rõ tín ngưỡng của nhau và tìm những phương cách để cùng nhau chung sống trên đất nước thân yêu của chúng ta. Hận thù và chia rẽ bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết chứ không từ sự hiểu biết những sự thực tôn giáo... ”. (2) Từ ý thức về nhu cầu “mở mang dân trí” này, cùng với tinh thần yêu dân tộc rất mạnh của tác giả như chúng tôi đã đề cập, Trần Chung Ngọc còn biết rằng: Tuy nhiên, làm công việc bạc bẽo này, tôi ý thức được rằng, đưa ra những sự thật về Ki Tô giáo có thể sẽ phải đối diện với nhiều nguy hiểm cay đắng, hiểu lầm và ngay cả những phản ứng cuồng tín, nhưng tôi cho rằng sự yên lặng lại còn mang đến nhiều nguy hiểm lớn hơn cho dân tộc và quốc gia”. (3) Nhìn được sự “nguy hiểm lớn hơn” này, hẳn nhiên ông đã phải nắm được bài học lịch sử của quá khứ, của hiện tại, và dự phóng một ước mơ về tương lai hoàn thiện là có thể “triệt tiêu” được những mầm mống nguy hiểm của ngày qua. “Công việc” ấy nó cụ thể như  hành động sáng tạo văn chương theo nhà văn Trần Hữu Thục: “Hành vi viết, động tác viết nói chung đã trợ lực cho âm thanh, hoặc thay thế âm thanh trong nhu cầu biểu lộ trạng thái nội tâm và chuyển tải đến tha nhân, đến thế giới, đến tương lai”. (4)  Tương lai? Thì cả hai đều hướng về tương lai cả đấy, nhưng “viết” để thức tỉnh người dân vì lợi ích của dân tộc chắc hẳn phải đối diện với một thách thức và trọng trách lớn hơn.

Với  tâm thức của kẻ sĩ Việt thì ai cũng phải đồng ý rằng “Người dân Việt, với bản chất hiền lành, mộc mạc, “dĩ hòa vi quý”, không bao giờ muốn gây sự hiềm khích giữa các khối dân chúng có tín ngưỡng khác nhau”. (5) Tinh thần hiếu hòa ấy có được là nhờ vào “giáo lý Tam giáo truyền thống Việt Nam đã từng rung động nông dân từ Nam chí Bắc..., vì nó phản chiếu nguyện vọng xa xăm thâm kín của các dân tộc nông nghiệp Đông Nam Á châu...” (6) Đó là đặc ân không chỉ dành cho nông dân, cho giới sĩ phu, mà còn là “mẫu người lý tuởng của Phật tử Việt Nam” đã có từ trước thuở Hai Bà Trưng khởi nghĩa, biểu hiện trong “Lục độ tập kinh(7).  Tinh thần “dĩ hòa” chỉ đảo ngược khi bị những kẻ “bạo ngược tham tàn” cướp đất nước họ, vì “đất nước là ý niệm thường trực nổi cộm trong tâm khảm người Việt, là đầu mối suy tư chiêm nghiệm của họ". (8) Giáo sư Lê mạnh Thát đã khẳng định tinh thần này như sau: “Cho nên, dù đất nước có bị  thay đổi, có bị huỷ diệt đi chăng nữa, trong quá trình tồn tại của vũ trụ, thì trước mắt họ phải thương yêu đồng bào, sông núi của họ, nói cách khác họ phải thương yêu quê hương mình”. (9)

Tinh thần yêu quê hương thuần chất trên chỉ thật sự bị lũng đoạn khi bóng dáng truyền đạo Ki Tô giáo đổ ập lên đất nước ta ở vào giai đoạn manh nha sự chia rẽ vì phân tranh quyền lực (Trịnh – Nguyễn). Sự tuyên truyền đạo mới gặp sự đối kháng tinh thần của nông dân và sĩ phu, tầng lớp tăng lữ ngoại xâm này bắt đầu dựa lưng vào thế lực thực dân thanh toán chủ quyền quốc gia Việt Nam bằng đại bác và súng trường vào tháng 7 năm Mậu Ngọ 1858. Quốc gia Việt Nam thua trận trước sức mạnh vũ khí mới , nhưng bản chất văn hóa thâm kín này không bao giờ bị huỷ diệt. Thành phần thực dân có trình độ văn hóa ý thức vấn đề này, và hơn ai hết thành phần giáo sĩ truyền đạo trực tiếp đối đầu với thành trì văn hóa dân tộc không lay chuyển nổi của dân tộc Việt, họ thực hiện xây dựng nên một tầng lớp xã hội mới, vốn xuất thân từ bộ phận xã hội thấp kém, tách rời với tinh thần văn hoá nông nghiệp nhân bản và đạo lý mà các chế độ phong kiến chưa có cơ hội đưa họ vượt thoát lên trên để hòa mình vào cộng đồng văn hóa dân tộc. Tầng lớp xã hội mới này đứng ở ưu thế vượt trội vào thời kỳ chính sách Thiên-Chúa-giáo-hóa dưới chế độ của ông Ngô Đình Diệm, cũng là lúc đã bị sức đề kháng của văn hóa dân tộc đánh bại toàn diện. Với truyền thống đã được đào luyện và dẫn dắt, hậu huệ của “tầng lớp xã hội mới” trong quá khứ, ta có thể gọi là tầng-lớp-trí thức-Công-giáo-Rô-ma, thường nhập nhằng và hòa lẫn với tầng lớp tu sĩ Công giáo các cấp.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc, hai lần phân chia đất nước sau mấy trăm năm hoàn toàn thoát nạn, chủ quyền và sự phát triển quốc gia từng bước được xây dựng , tầng lớp xã hội hỗn hợp trên, một mặt quy hướng về dân tộc để tìm lại căn cước của chính mình, mặt khác cố ngóc đầu lên để thu hồi ưu thế đã bị lịch sử dân tộc đánh tan. Sự thu hồi ưu thế này thể hiện qua hai hình thức: hành động chính trị thực tiễn (chống lại kẻ đã tước đoạt quyền lực của mình, khi cần thiết thì lộ diện, khi yếu thế thì núp bóng dưới các chiêu bài), hai là đánh bóng lại một thuyết lý đã tàn tạ theo thời đại.

Ngày nay, qua các biến cố suy đồi và phi đạo lý từ trung tâm đầu não của Giáo quyền Rô-ma, việc sử dụng Thánh kinh để xiển dương một tinh thần đạo đức, rao giảng đức tin làm chỗ dựa vững chắc cho hành động chính trị là công việc trái cựa, lỗi thời. Nhưng có vẻ như tầng lớp trí-thức-Công-giáo-Rô-ma không muốn chấp nhận thực trạng này, vì vậy họ cố nhắm mắt luôn trước những dữ kiện lịch sử : không phải dân tộc Việt Nam, nhưng chính từ các quốc gia đã từng tạo điều kiện và hỗ trợ cho ưu thế của họ đã đi tiên phong trong việc đào mồ chôn thế lực giáo quyền phong kiến phản động:

- Nuớc Pháp mở đầu bằng những luật lệ chống Dòng Tên (anti-Jésuit laws) từ năm 1879 – dập tắt quyền lực của Giáo hội trong chính phủ năm 1904,

- Nền giáo dục ở Áo (Austria) đã giải phóng các trường học ra khỏi sự khống chế của Giáo hội năm 1868, các tu sĩ Dòng Tên bị trục xuất ra khỏi nước Đức năm 1872, tách rời Giáo quyền ra khỏi Nhà nước năm 1918,

- Và sau cùng là nước Mỹ... (10) Đối với các quốc gia phương Tây, Cách mạng và Pháp chế là phương tiện dập tắt thế lực giáo quyền, và là điều kiện tiên quyết đưa xã hội họ tới dân chủ. Trong hiện tại sự truyền đạo và rao giảng đức tin của các Giáo hội ở các quốc gia này chỉ tìm thấy sự tự do như  những kẻ đi bán hàng (salesmen), nhưng những hành động củng cố đức tin của giới trí thức Công giáo Rô-ma gốc Việt không nhắm tới việc rao hàng mà thể hiện một khát vọng chính trị. Một lần nữa, tập hợp của 15 tác giả trong cuốn sách “Hai ngàn năm một thuở: Chứng từ của một số người Công giáo” do ông Đỗ Mạnh Tri chủ xướng, Tin Nhà xuất bản ở Paris vừa qua bộc bạch khát vọng này. Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả một phần (trong chương 4) bài phê bình ông Đỗ Mạnh Tri trong cuốn sách : “Nhận diện một số trí thức Công giáo ...” của tác giả Trần Chung Ngọc sắp ra mắt trong nay mai.

Nếu trong văn hóa dân tộc Việt Nam, cứu lấy một người đã biểu hiện tinh thần Bồ Tát rồi, thì “vì tương lai” của hàng triệu người trên đất nước ta, tác giả Trần Chung Ngọc chấp nhận thách thức “hiểm nguy” mà viết ta gọi là tinh thần gì? Thấy việc phải mà làm, thấy việc không phải là phản ứng, chính là phản ứng văn hóa. Một số người Phật tử có thể không đồng ý với thái độ sống hùng khí này, bởi “an trần lạc đạo” có thể là cố làm cho tai điếc, mắt đui, trí thoảng khoái, chỉ đọc, nhìn, làm những gì mang lại sự an lạc cho tinh thần. Đó có thể là con đường giải thoát mang lại hạnh phúc cá nhân, nhưng một số không nhỏ người Phật tử khác, dù chưa cần phải quy y hình thức, mang danh, định vị... khi đã ý thức chân lý không tin vào những điều tuyên truyền, xảo ngôn, trá ngữ thì phải hiểu rằng “phản ứng văn hóa” của ông Trần Chung Ngọc đã thể hiện trọn vẹn tinh thần Bi-Trí-Dũng.

 

Ghi chú:

(1). Thích Nhật Từ, “Kinh tụng hằng ngày”, nxb. Đạo Phật Ngày Nay, 2002, các tr. 98, 99

(2, 3, 5). Trần Chung Ngọc, “Chúa Giê-su là ai? Giảng dạy những gì?”, nxb Giao Điểm, “Lời nói đầu”, các trang trong phần “Lời nói đầu”.

(4). Trần Hữu Thục, “Viết và Đọc”, nxb Văn Học, 1999, tr. 23

(6). Nguyễn Đăng Thục, “Thiền học Việt Nam”, Phật Học Viện Quốc tế, Hoa kỳ, 1986, tr. 483

(7, 8, 9). Lê Mạnh Thát, “Tổng tập Văn học Phật giáo”, nxb Thành Phố HCM, tập I, 2001, tr. 508, 508. Xin đọc 4 bài kệ trong “Lục độ tập kinh” các trang 505, 506.

(10). Bernard Grun, “The Timetables of History”, nxb Touchstone Book, 1982, các niên biểu 1868, 1872, 1879, 1904, 1918.

Nhưng hoạt động đắc lực cho Giao Điểm thì sao? Có tội hay sao? Tội với ai, hay tội với Chúa, vì Giao Điểm chủ trương giải hoặc Ca-tô Giáo? Có thể mang bằng chứng trên đây ra trình với FBI không? 

Một vài trao đổi như thế đê gửi bạn đọc. Tôi không bàn thêm những chuyện tầm phào khác trong bài viết của NBG, mất thì giờ vô ích.

Trần Chung Ngọc

Ngày 12 tháng 10, 2013

 

Các bài đối thoại cùng tác giả


 ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

“Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

“Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc


▪ 1 2 3 4 5 >>>

Trang Đối Thoại