Tôi Đọc Đặng Thúy BN587: Phản Biện Hay Mạt Sát Biện? Trần Tiên Long http://sachhiem.net/TTL/TranTL12.php Con người thì thường hay sai lầm; do đó, một bài viết có những nhận định chủ quan hoặc mắc phải đôi ba sai lầm cũng là việc bình thường. Người xưa đã dạy nếu đọc sách mà tin hoàn toàn vào sách thì thà đừng có sách. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có sự phản biện, trao đổi ý kiến, để cùng làm sáng tỏ một vấn đề còn đang tranh cãi. Chúng ta có thể bất đồng, nhưng không cần thiết bất hòa. Khi trưng ra cho nhau thấy những sai lầm thì không có nghĩa là để mạt sát, để tranh nhau ai trí thức, ai ngu dốt, nhưng là để làm sáng tỏ một vấn đề được nhìn từ những góc cạnh khác nhau, tất cả cho sự lợi ích của học thuật tri thức. Nhưng những bài viết của tác giả Đặng Thúy BN587 (ĐT) không phải là được viết cho mục đích trao đổi, tranh luận với nhau trong sự tương kính. Đọc những bài ông ĐT mới chuyển vào diễn đàn vài tuần nay, phản biện lại những bài của các tác giả Gs. Nguyễn Mạnh Quang (NMQ) và Gs. Trần Chung Ngọc (TCN), thật là dễ dàng nhận ra ngay ông là thứ chuyên viên chỉ biết tìm kiếm một vài tiểu tiết lặt vặt của đôi ba từ ngữ, bới lông tìm vết để nguyền rủa và mạt sát các tác giả, thay vì phản biện trên những chủ đề chính yếu của một bài viết. Bằng xảo thuật cắt xén, trích dẫn vài ba câu văn ra ngoài văn cảnh, để tùy tiện diễn dịch theo thành kiến chủ quan, ông ĐT đã chứng tỏ trình độ hiểu biết thấp kém và lý luận ngớ ngẩn, chẳng biết đâu là điểm, đâu là diện, đâu là cấu trúc tương quan trong lập luận. Trình độ kiến thức nghèo nàn của ông thì đã được Gs. TCN vạch rõ và chứng minh rất đầy đủ trong bài Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang: Nạn Nhân Của Nền Đạo Lý Thiên La - Đắc Lộ ở cái nguồn sau: http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt056.php Ở bài này, tôi sẽ lần lượt chứng minh những nhận định của tôi, điều mà tôi gọi là lý luận ngớ ngẩn, chẳng biết đâu là điểm, đâu là diện, đâu là cấu trúc tương quan trong lập luận. Thực vậy, ông ĐT không hiểu thế nào là những luận điểm chính yếu của một bài viết để cần đặt chú tâm phản bác. Ông không đi vào đề tài nhưng lại loay hoay tìm kiếm một vài từ ngữ lặt vặt rồi lôi chúng ra ngoài văn cảnh, dùng lối chiết tự, diễn dịch theo thành kiến chủ quan. Tất cả chỉ cho mục đích chửi rủa, mạ lị, mạt sát, ám sát tư cách đối tượng bằng những ngôn từ hết sức nặng nề. Trước khi đi vào chủ đề, tôi muốn minh xác rằng tôi chưa bao giờ quen biết hai Gs. NMQ và TCN, và tôi cũng chưa bao giờ quen biết ông ĐT. 1. Về câu “Giáo Sư Súc Vật Nguyễn Mạnh Quang” và “Giáo Sư Sử Học Tướng Số Hàm Hồ” Chúng ta hãy xem lại bài Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang xem tướng Giáo Sư Trần Chung Ngọc của ông ĐT mới chuyển vào diễn đàn. Ông ĐT viết:
Tôi lật lại bài của Gs. NMQ. Đoạn trích dẫn trên là lời mở đầu trong bài Ngô Đình Diệm: Con Người Và Tội Ác. Nguyên văn như sau:
Vậy, đây là một nhận xét chung chung, thông thường của người VN chúng ta, có thể đúng và cũng có thể sai, được viết ở phần nhập đề như là một tiền đề cần được chứng minh ở phần thân bài. Tác giả NMQ đã không dựa vào nhận xét đó để kết luận chắc nịch về ông Ngô Đình Diệm (NĐD). Một đọc giả với trình độ trung bình cũng có thể nhận ra ngay rằng, những sự kiện trình bày trong phần thân bài, để chứng minh cho tiền đề nằm ở phần nhập đề, về một nhân vật lịch sử, ông NĐD, mới là những điểm chính yếu cần phản bác. Và những sự kiện đó là gì? Tác giả NMQ đã trình bày ngay sau đó rằng:
Và tiếp ngay sau đó, ở phần thân bài, tác giả NMQ đã trình bày chi tiết các bằng chứng về những hành động tội ác của ông NĐD. Trong dân gian VN, chúng ta không có lạ gì với những kiểu cách nhận xét chung chung như vậy. Chẳng hạn, người ta vẫn bảo: người mà ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp gái buôn chồng người. Hoặc người ta cũng hay bàn về tướng ngũ đoản của ông NĐD. Chẳng phải vì thế mà chúng ta mạt sát nhau là “súc vật” hay “nhà tướng số hàm hồ”. Vậy khi ông ĐT viết về Gs. TCN như thế thì ông cần phải đưa ra những sự kiện cụ thể để chứng minh, như Gs. NMQ đã chứng minh về ông NĐD. Tôi nghĩ chẳng có đọc giả nào lại hàm hồ như ông ĐT chỉ dựa duy nhất vào một lời nhận xét chung chung, có thể đúng và cũng có thể sai, để gán cho một người cụ thể (Gs. TCN) là “ác” hay “bất nghì”. Vậy, trọng điểm của vấn đề là trưng ra bằng chứng để chứng minh khi kết án, việc mà Gs. NMQ đã làm, còn ông ĐT thì tuyệt đối chưa làm. Do đó, khi ông ĐT viết:
thì có nghĩa là ông đang xuyên tạc và vu khống Gs. NMQ cho mục đích mạt sát, mạ lị, bởi vì Gs. NMQ đã không dựa vào lời nhận xét chung chung của ông thày bói để “khẳng định về bản chất của một nhân vật lịch sử”, nhưng ông đã hoàn toàn dựa vào những sự kiện mà ông đã trình bày và dẫn chứng ở phần thân bài. Phần nhập đề chỉ là một tiền đề bỏ ngỏ cần phải được chứng minh, điều mà Gs. NMQ đã làm rất chi tiết và rất thuyết phục ở phần thân bài. Trích dẫn, cắt xén một câu văn ra ngoài văn cảnh mà không hiểu sự khác biệt khi nó nằm ở phần nhập đề hay thân bài để rồi tùy tiện diễn dịch theo ý của mình, đó là một xảo thuật ngụy biện thường bắt gặp ở những bài viết của ông ĐT. Một việc làm hợp tình, hợp lý và rất bình thường của Gs. NMQ đã bị ông ĐT vu khống, xuyên tạc, suy diễn hàm hồ thành một việc làm sai trái cho mục đích mạt sát Gs. là “Giáo Sư Súc Vật Nguyễn Mạnh Quang” và “Giáo Sư Sử Học Tướng Số Hàm Hồ”. Tôi tự hỏi không biết đó là phản biện hay mạt sát biện. Vậy, so sánh cách viết và lập luận giữa hai ông ĐT và Gs. NMQ, ai mới là “súc vật, tướng số hàm hồ” thì xin để công luận phán xét. 2. Về câu “Giáo Sư ‘nhổ rồi liếm’ Trần Chung Ngọc” Cũng bằng cách đó, ông ĐT tiếp tục mạt sát, chửi rủa Gs. TCN “nhổ rồi liếm”, một câu chửi rủa, mạ lị thường xuyên của ông ĐT đối với nhiều tác giả, kể cả kẻ đang viết bài này, dựa trên cách bắt bẻ một vài từ ngữ bằng cách diễn dịch theo thành kiến chủ quan mà không chịu hiểu theo văn cảnh của một đoạn văn. Ông ĐT viết trong bài Người “Công Giáo” Trần Chung Ngọc?:
Và ông ĐT đã trích dẫn câu kế tiếp để cố chứng minh mỉa mai Gs. TCN nhất định phải là người “Công Giáo” (CG) vì chính Gs. TCN đã xác định ông đang chống CG. Tôi đã đọc hết bài đó của ông ĐT nhưng không thấy ông bàn đến bất cứ một điều nào trong 7 điều mà tôi đã tô màu vàng trong bài Giáo Sư Nguyễn Mạnh Quang: Nạn Nhân Của Nền Đạo Lý Thiên La - Đắc Lộ của Gs. TCN, những điều mà tôi xác định là rất tâm đắc với tác giả. Mặc dù là ông ĐT gọi tên tôi sai, nhưng chẳng ai đi bắt bẻ ông điều này. Điều tôi muốn thắc mắc là không lẽ tôi không có quyền tâm đắc, đồng ý hay không đồng ý về bất cứ một điều gì với bất cứ tác giả nào? Nếu tâm đắc thì tôi phải là người “không có lý trí”, “ngớ ngẩn”? Còn chỉ những người tâm đắc với ông ĐT thì mới có lý trí? Nhưng đó là chuyện nhỏ. Điều tôi muốn bàn ở đây là, thêm một lần nữa, ông ĐT đã cố tình không hiểu theo văn cảnh của một bài viết. Thực ra, câu trên chỉ có nghĩa tương đối là tuyệt đại đa số những người chống CG đều là những người CG. Bởi vì, nếu đọc những trích dẫn của Gs. TCN, chúng ta nhận ra ngay rằng những điều ông trích dẫn phần đông đều là của những người CG, bao gồm những giám mục, linh mục, giáo sư thần học, v/v… Và ngay sau câu ông ĐT trích dẫn ở trên thì Gs. TCN cũng đã liệt kê những gì mà ông gọi là “những thực tế chống Công Giáo mạnh mẽ nhất” ở đoạn văn sau:
Như vậy, chính những “thực tế” Gs. TCN liệt kê ở trên tự chúng đã là những thứ “chống Công Giáo mạnh mẽ nhất”, chứ chẳng cần phải chờ đến ai để chống CG. Thực ra, nếu chúng ta có một tâm hồn rộng rãi, không nhỏ nhặt bắt bẻ nhau để gây thù hận, thì những cách viết như vậy là chuyện rất bình thường. Chẳng hạn, như tôi vừa mới viết ở đoạn trên rằng chẳng ai đi bắt bẻ ông điều này (mặc dù có thể vẫn có người bắt bẻ). Hoặc người ta cũng thường nói: chẳng có ai ngu dại đi làm chuyện điên rồ như vậy (mặc dù đã có rất nhiều người từng làm chuyện điên rồ như vậy); hoặc: chẳng có ai lại không muốn đi học (mặc dù đã có rất nhiều người thực sự không muốn đi học). Câu “chẳng có ai” trong đoạn văn trên chỉ mang một ý nghĩa tương đối, chứ không tuyệt đối theo nghĩa hết mọi người ở trong toàn cõi vũ trụ như ông ĐT đang cố gán ghép. Vậy Gs. TCN không phải là người CG nhưng vẫn chống CG. Đó là một biệt lệ có thể gọi là hiếm hoi. Nhưng nếu chúng ta đọc các bài của Gs. TCN, chúng ta sẽ nhận ra ngay cách hiểu về vấn đề “chống Công Giáo” của ông hoàn toàn khác với cách hiểu của những con chiên CG khi họ gán cho ông cái nhãn hiệu “chống Công Giáo”. Vậy Gs. TCN có chống CG hay không là tùy cách hiểu chống như thế nào. Nếu hiểu chống CG là cứ húc bừa, húc càn, chống vu vơ, cứ thấy CG là chống, như nhiều con chiên CG đang hiểu, kể cả ông ĐT, thì Gs. TCN không phải là người chống CG. Còn nếu hiểu chống CG là chống những sai lầm trong đường lối, chủ trương, tín lý, giáo lý của một định chế tôn giáo đã từng gây biết bao hệ lụy cho một dân tộc thì đúng Gs. TCN đang chống CG. Đó là điều cần thiết phải chống như Gs. đã xác nhận: “Tôi không phủ nhận là tôi ‘Chống Công Giáo’, không phải là chống lơ tơ mơ, mà chống triệt để. Tại sao? Vì tôi cho đây là điều cần thiết trong thời đại ngày nay.” (Trần Chung Ngọc, nguồn: http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN57.php) Như vậy, cứ đem một chữ, một câu văn ra ngoài văn cảnh để giải thích theo cách hiểu tuyệt đối (cho dù chẳng có điều gì là tuyệt đối) và đơn giản như ông ĐT đang làm là một thủ đoạn vu khống, xuyên tạc, bóp méo hoàn toàn ý nghĩa nguyên thủy những ý tưởng tác giả muốn gửi gấm. Vấn đề chỉ đơn giản như vậy mà ông ĐT không hiểu nên đã mạt sát Gs. TCN là “nhổ rồi liếm” trong suốt bài có cái tựa rất bẩn: Giáo Sư “Nhổ Rồi Liếm” Trần Chung Ngọc. 3. Những lập luận ngớ ngẩn Tôi còn nhận thấy nhiều chỗ ông ĐT đã có những lập luận rất là ngớ ngẩn, chẳng có sự liên hệ tương quan trong cấu trúc của lập luận. Chẳng hạn như ông viết, cũng trong bài Người “Công Giáo” Trần Chung Ngọc?:
Đọc một câu văn như vậy, chúng ta nhận ra ngay hai sự việc chẳng có liên hệ gì với nhau. Cho dù ông ĐT nhận xét đúng về ông Chu Tất Tiến là “nhà văn lưu manh di truyền” đi nữa thì cũng không phải là đương nhiên ông sẽ có nhận xét đúng về Gs. NMQ, bởi vì ông không phải là một siêu sinh vật toàn năng, toàn trí, có thể nhận xét đúng về tất cả mọi người hay tất cả mọi sự việc. Có thể ông đúng ở chỗ này nhưng lại sai ở chỗ khác, cho dù là nhận xét về chỉ một người; huống hồ đây lại là sự nhận xét về hai nhân vật hoàn toàn khác nhau. Ở phần trên, như tôi đã chứng minh là nhận định của ông TĐ về Gs. NMQ thì hoàn toàn sai, mặc dù ông đã nhận định đúng về ông Chu Tất Tiến. Còn có nhiều chỗ khác ông đã lập luận theo kiểu cãi chày cãi cối, không mấy thuyết phục. Chẳng hạn, ông cố gắng biện minh cho quyết định sai trái của ông NĐD khi ông bảo rằng vào thời điểm đó không ai biết về sự tác hại của chất độc da cam (orange agent). Ông ĐT đã không hiểu rằng mặc dù không biết thì cũng không phải là không có trách nhiệm cho những quyết định sai trái của mình. Hãy nhìn xem những bồi thường thiệt hại của những hãng bào chế dược phẩm cho những nạn nhân có những biến chứng bên lề (side effects) sau khi dùng thuốc của họ đang được phép bán trên thị trường. Không phải cứ không biết là không có tội. Hoặc nữa, ông ĐT còn biện minh cho việc sử dụng chất độc da cam vì đó là vấn đề binh pháp. Đồng ý là dụng binh bất kể yếm trá; hoặc chính trị thì cần phải có thủ đoạn, cho dù là thủ đoạn tàn ác nhất. Tuy nhiên, cũng có những thứ chính trị bá đạo hoặc vương đạo. Chẳng lẽ chúng ta theo đường lối bá đạo, lấy mục đích biện minh cho phương tiện như người Cộng Sản? Như vậy thì đạo đức của chúng ta có gì hơn họ? Chính nghĩa của chúng ta nằm ở chỗ nào? Những chỉ trích xưa nay của chúng ta về những việc làm tàn ác của người Cộng Sản đã trở thành vô nghĩa, bởi vì tất cả đều đã có cứu cánh biện minh rồi. Tóm lại, những gì chúng ta tưởng đúng nhưng thường chưa chắc là đúng; do đó, trong khi phản biện, chúng ta nên tự chế, không nên dùng những ngôn từ quá xúc phạm. Bá nhân bá tính, bất đồng quan điểm là chuyện bình thường. Nếu đã có hàng trăm tác giả viết bài ca ngợi chế độ NĐD thì cũng đã có hàng trăm tác giả khác trưng ra trước công luận vô số tội ác của chế độ đó. Và cũng nếu đã có những con chiên Công Giáo La Mã viết hằng trăm ngàn bài ca tụng công đức của quốc gia Vatican thì cũng đã có những con chiên khác vạch trần 7 núi tội ác phạm đến đồng loại của quốc gia đó núp dưới chiêu bài tôn giáo. Đó là các sản phẩm của sinh hoạt văn hóa ở những đất nước có tự do, dân chủ. Hiểu được vậy thì tâm hồn chúng ta sẽ nhẹ nhàng hơn để có thể bao dung với những quan điểm đối nghịch. Như vậy, những bài “mạt sát biện” của tác giả Đặng Thúy BN587 như đã trình bày ở trên chỉ có giá trị xác nhận lại lời nhận xét của ông Nguyễn Hữu Ba, ngày 23/5/2011, là rất chính xác, rằng:
Văn tức là người. Những bài “mạt sát biện” đã trình bày đầy đủ về con người thật của tác giả Đặng Thúy BN587 như thế nào thì xin để công luận phán xét.
|