Chuyện "Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin (Trần Chung Ngọc)

Khi Người Công Giáo Nói Chuyện

"HÒA ĐỒNG TÔN GIÁO”

Trần Chung Ngọc

http://sachhiem.net/TCN/TCNdt/TCNdt026-1.php

ngày 18 tháng 1, 2009

Toàn bài: 1 2 3 4 5

Vấn nạn thứ 4: Thánh Kinh - Căn Bản Đức Tin.

Vấn nạn thứ tư của Giáo hội Công giáo Việt Nam nằm trong chính quyển Thánh Kinh, Cựu Ước và Tân Ước, căn bản giáo lý và đức tin của Công giáo. Những tín đồ Công Giáo thường không đọc Thánh Kinh nên vẫn tin những lời "Giáo hội dạy rằng": Quyển Thánh Kinh là những lời mặc khải của Thượng đế đọc cho các Thánh tiên tri chép, do đó không thể sai lầm. Với trí tuệ của con người hiện nay thì quyển Thánh Kinh chứa rất nhiều điều sai lầm về khoa học cũng như về Thần học, chưa kể là trong đó, ngoài những chuyện hoang đường khó có thể chấp nhận còn có những chuyện thuộc lãnh vực đạo đức không thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn luân lý, đạo đức ngày nay. Vậy Thánh Kinh Ki Tô Giáo Viết Những Gì?

Ngày nay, những ai còn nói chuyện mạc khải, hay thẩm quyền của Thánh Kinh, hay thẩm quyền của Thiên Chúa, thật ra chỉ là những người còn sống trong bóng tối, lạc hậu ít ra là vài thế kỷ. Bởi vì, thực tế là, Thánh Kinh có phải là do Thiên Chúa mạc khải hay không thì trong Thánh Kinh, những chuyện loạn luân vẫn là loạn luân, độc ác vẫn là độc ác, giết người vẫn là giết người, phi lý phản khoa học vẫn là phi lý và phản khoa học v..v… Và trong Thánh Kinh, chúng ta phải thành thực mà công nhận rằng, không thiếu gì những chuyện thuộc những loại này. Thật vậy, tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar], chưa kể là những lời “mạc khải” của Thiên Chúa về vũ trụ, nhân sinh, đã chứng tỏ là hoàn toàn sai lầm trước những sự kiện khoa học bất khả phủ bác ngày nay.

Chắc có độc giả, nhất là những tín đồ Ki Tô giáo nói chung, những người chưa từng đọc Thánh Kinh, không thể tin được như vậy. Xin hãy mở cuốn Thánh Kinh ra và đọc với một đầu óc chưa bị nhiễm độc, đọc từ đầu đến cuối, đừng bỏ sót phần nào. Đọc xong sẽ thấy rằng tất cả những chuyện không nên đọc như trên đều nằm trong Thánh Kinh. Nếu ngại công tìm kiếm những điều trên, có đầy trong Thánh Kinh, tôi xin giới thiệu một số tác phẩm trong đó các tác giả đã trích dẫn sẵn những câu, những đoạn trong Thánh Kinh mà lẽ dĩ nhiên các tín đồ Ki Tô Giáo không bao giờ được nghe giảng trong nhà thờ:

- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.

- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân, độc ác đối với trẻ con v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.

- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith …: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.

- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Tái Sinh Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.

- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.

- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.

Dù quý vị không muốn đọc hay không có can đảm đọc những cuốn sách mà tôi đề nghị thì những cuốn đó vẫn hiện hữu và không bao giờ có thể biến mất trên thế gian, và càng ngày thì nhân loại, trong đó có người Việt Nam, càng biết đến chúng nhiều hơn. Không ai có thể bưng bít che dấu sự thật mãi mãi được, nhất là với kỹ thuật thông tin điện tử ngày nay và sự mở mang kiến thức của quần chúng. Trong đà tiến hóa và tiến bộ trí thức của nhân loại, trước sau gì những sự thật về Công giáo và cuốn Thánh Kinh cũng sẽ được phơi bầy trước đại chúng.

Trong bốn vấn nạn ở trên, tôi cho rằng, dù với một nỗ lực phi thường, Giáo hội Công giáo Việt Nam cũng chỉ có thể giải quyết được nhiều nhất là hai, nếu có đủ can đảm thực hiện những điều sau đây:

  • Thứ nhất, muốn xóa bỏ cái hình ảnh không mấy tốt đẹp của Giáo hội từ thuở ban đầu cho tới ngày nay, theo gương Giáo Hội hoàn vũ ở Vatican đã chính thức xưng thú 7 núi tội ác của Giáo hội đối với nhân loại, Giáo hội nên chính thức thú nhận việc đã từng giúp thực dân Pháp để đưa nước nhà vào vòng nô lệ Pháp và xưng tội cùng dân tộc, cùng hứa từ nay về sau không bao giờ tái phạm những hành động phản quốc như trong quá khứ, và tích cực biểu lộ lời hứa này qua các hành động cụ thể để người dân thấy rõ. Vấn đề ngày nay không phải là ở chỗ ăn năn thống hối ngoài mặt về những sai lầm trong quá khứ, mà là đưa ra một đường lối bảo đảm không tái phạm những sai lầm quá khứ nữa. Sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra khi những người phi-Công giáo được bảo đảm bằng những hành động cụ thể của Giáo hội Công giáo Việt Nam mà điều kiện tiên quyết là đặt tổ quốc lên trên hết và đền bù, nếu có thể được, những lỗi lầm khi trước.

  • Thứ nhì, nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam thực sự muốn chứng tỏ là một giáo hội yêu nước, một giáo hội đặt quyền lợi Tổ Quốc trên hết, một Giáo hội của người Việt, thì việc trước tiên phải làm là phải dứt khoát từ bỏ tinh thần nô lệ Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican, những cá nhân và định chế thực sự không đáng để cho ai tuân phục. Đây chính là truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, không chịu làm nô lệ cho ngoại bang dưới bất cứ hình thức nào. Họ phải tuyên bố độc lập với Tòa Thánh Vatican, giành quyền tổ chức Giáo hội Việt Nam sao cho hợp với dân tộc tính, giành quyền bổ nhiệm linh mục, giám mục riêng v..v.. Mối liên hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Tòa Thánh Vatican, nếu còn, nhiều nhất là liên lạc trên căn bản bình đẳng với Tòa Thánh về những vấn đề liên hệ đến niềm tin tôn giáo.

    Rất có thể Giáo hội sẽ có một chỗ đứng trong lòng dân tộc nếu họ dứt khoát với quá khứ và thực sự đi vào con đường phục vụ dân tộc, bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói. Người Việt Nam vốn tính dễ dãi, không hay nuôi hận thù, nên dễ dàng quên quá khứ để đổi lấy sự hòa hợp tôn giáo trong đại khối dân tộc. Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu họ có một bảo đảm nào đó.

    Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam ra thông cáo chính thức tuyên bố đặt quyền lợi quốc gia trên hết, nêu cao khẩu hiệu "Giáo hội Công giáo Việt Nam của người Việt Nam", khẳng định sự độc lập của giáo hội, bình đẳng đối với mọi giáo hội Công giáo trên thế giới, kể cả đối với Tòa Thánh Vatican, và chính thức tuyên cáo rộng rãi trong khắp các giáo xứ, bỏ những đòi hỏi phi lý như bắt phải học đạo trong vấn đề hôn phối, bắt đứa con sinh ra phải rửa tội và theo đạo Công giáo v...v.., chấm dứt xuyên tạc lịch sử, chấm dứt những âm mưu xuyên tạc và phá ngầm Phật Giáo cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam v...v...thì lo gì mà không có sự hòa hợp tôn giáo ở Việt Nam. Người Việt Nam bản chất vốn hiền hòa và dễ tha thứ, trừ trường hợp phải đối phó với sự xâm lăng của ngoại bang và với những người theo gót ngoại bang, phản bội dân tộc. Lịch sử đã chứng minh như vậy.

    Có như vậy, Giáo hội Công giáo Việt Nam mới có thể gọi là một giáo hội yêu nước, có tinh thần dân tộc, và hi vọng có thể đưa đến hòa đồng tôn giáo ở Việt Nam..

    Về vấn đề này, tôi nghĩ có lẽ đoạn sau đây trong cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam của Cao Huy Thuần, trg. 548, có thể chỉ cho Công giáo một con đường trở về với dân tộc:

    "Đã biết bao lần người Việt Nam phi-Thiên Chúa đã cho đồng bào Thiên Chúa của họ hiểu rằng họ tôn trọng tôn giáo của Chúa Christ như tôn giáo họ (nếu tôn giáo của Chúa Christ trở thành một tôn giáo của Việt Nam, mang đặc tính Việt Nam, và không lệ thuộc bất cứ thế lực tôn giáo nào; TCN), rằng sự cuồng tín tôn giáo là điều tuyệt đối xa lạ với tinh thần Việt Nam và rằng đạo Thiên Chúa Việt Nam chỉ thật sự có tính cách dân tộc - điều mà mọi người hết lòng mong muốn - khi nào nó đóng góp phần mình cho độc lập và thịnh vượng đất nước - dù có phải vì thế mà chịu thiệt - chứ không làm cho đất nước nô lệ như trong dĩ vãng."

    Như vậy, con đường trước mặt của Giáo Hội Công giáo Việt Nam đã rõ ràng, "không còn gì phải do dự và nghi ngờ về bổn phận nữa, chỉ còn phải theo đó mà hành động.

     

    Giáo hội Công giáo Việt Nam và Vatican

    Sự độc lập của Giáo hội Công giáo Việt Nam đối với Vatican là một vấn đề hết sức quan trọng nếu Giáo Hội Công giáo Việt Nam thực tâm muốn đi đến Hòa Đồng Tôn Giáo. Có thể nói đây là một điều kiện tất yếu, không thể không có (sine qua non). Tại sao?

    Trong phần viết về Nhu Cầu Cấp Thiết Của Hòa Đồng Tôn Giáo, ông Chu Tấn có viết về 2 điểm như sau:

    2. Thời đại hiện nay là thời đại tự do dân chủ, nên các tôn giáo trên hoàn vũ, đều được hưởng quyền tự do bình đẳng, do đó- không còn một tôn giáo nào có được đặc quyền đặc lợi hay quyền lực thế lực uy hiếp chén ép các tôn giáo khác. ...

    ... 5. Cuộc cách mạng truyền thông và cuộc cách mạng tin học đã thúc đẩy các tôn giáo - bất cứ một tôn giáo nào cũng phải hòa mình tìm hiểu các tôn giáo bạn, hòa mình với quần chúng – đem Đạo vào đời . Do đó cánh cửa ĐỐI THOẠI giữa các tôn giáo đã được mở ra và đây cũng chính là bước đầu của sự hòa đồng tôn giáo.

    Đây là một nhận định chính xác, nhưng thử hỏi nếu Giáo Hội Công Giáo Việt Nam còn hoàn toàn lệ thuộc Vatican, nhất cử nhất động đều tuân theo các “tông huấn” và tài liệu chỉ đạo của Vatican thì các điều này có áp dụng được trên đất nước Việt Nam hay không? Tất nhiên là không thể được. Vì quan niệm về tôn giáo và về “đối thoại” của Vatican không phải như vậy.

    Chúng ta hãy đọc một số tài liệu về những quan niệm này của Vatican:

    1.

    Chúng ta chắc chưa ai quên, năm 1996, trước sự kiện mỗi ngày tại Nam Mỹ và Phi Châu có tới 8000 tín đồ Công Giáo bỏ đạo để theo Tin Lành, nên giáo hoàng John Paul II đã mất bình tĩnh, và để lộ đạo đức tôn giáo chân thật của người chủ chăn Công Giáo, người mà các tín đồ Công Giáo vẫn thường gọi là “đức thánh cha” (Holy Father), “đại diện của Chúa Ki Tô trên trần” (Vicar of Christ), khi ông gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở những nơi đây là “những con chó sói đói mồi..gây bất hòa và chia rẽ trong những cộng đồng của chúng ta.” (Newsweek, Feb. 12, 1996: John Paul II denounces them (the Protestant missionaries) as ravenous wolves.... causing discord and division in our communities.).

    Nhưng chỉ vài năm sau, như tự tát vào chính mặt mình, ông ta đã thúc dục những giám mục của ông ta phải tăng gia nỗ lực đi cải đạo các tín đồ tôn giáo khác ở Á Châu. (BBC, Ibid.: The Pope called on the bishops to step up evangelisation in Asia) với những thủ đoạn rõ ràng là xâm lăng văn hóa với chiêu bài “Thần Học Ki Tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu”: vơ những cái hay của các tôn giáo Đông phương làm của mình qua thủ đoạn diễn giải méo mó, và xuyên tạc hạ thấp các tôn giáo Đông phương.

    Chúng ta hãy đặt một câu hỏi: bản chất của những giám mục này có khác chi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ và Phi Châu mà ông ta đã gọi là “những con chó sói đói mồi gây bất hòa và chia rẽ”? Nếu những nhà truyền giáo Tin Lành đi cải đạo các tín đồ Công Giáo, theo giáo hoàng John Paul II, là những con “Chó sói Tin Lành đói mồi”, thì những nhà truyền giáo Công Giáo hay Tin Lành ở Á Châu hay đi đến Á Châu để cải đạo dân Á Châu, “gây bất hòa và chia rẽ” trong những cộng đồng phi-KiTô là gì? Có lẽ giáo hoàng không hề nghĩ đến câu hỏi này mà người ngoại đạo có thể đặt ra.

    2.

    Trong cuộc viếng thăm Ấn Độ vào tháng 11 năm 1999, giáo hoàng John Paul II cũng còn ban hành một văn kiện gọi là “Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á” (Ecclesia in Asia). Nội dung bản “Tông Huấn” là chỉ đạo đường hướng cho một sách lược xâm lăng văn hóa, tôn giáo, và truyền thống Á Châu, đã được hoạch định từ Công Đồng Vatican II, 1962-65, và nhất là dựa trên một niềm hoang tưởng của chính giáo hoàng. Ông phát biểu: “Dân Á Châu cần tới Giê-su Ki Tô và Tin Mừng của người. Á Châu đang khát nước, một loại nước để sống mà chỉ có Giê-su mới có thể cho họ” (The people of Asia need Jesus Christ and his gospel. Asia is thirsting for the living water that Jesus alone can give.).

    3.

    Sau khi Hồng Y Ratzinger được bầu làm Giáo hoàng thì tờ The Australian đã tóm tắt về cuộc đời và đức tin của Ratzinger như sau:

    “Ông ta có cùng quan điểm với giáo hoàng người Ba Lan (John Paul II): rằng chỉ có một Giáo hội Ca-tô thống nhất với những giá trị tuyệt đối mới có thể chống lại chủ thuyết toàn trị và những toan tính của chủ thuyết vật chất của Tây phương. Hồng y (Ratzinger) bị “sốc” bởi những cải cách của Công Đồng Vatican II trong thập niên 1960, khi những đoan quyết cổ xưa phải nhường chỗ cho sự tranh luận trí thức và tranh luận thần học... Hồng y (Ratzinger) cũng đã mạ lỵ Phật Giáo, Ấn Giáo và các tôn giáo Đông phương khác là đưa ra niềm hi vọng sai lầm qua “con đường tâm linh tự thỏa dâm”, lên án giới truyền thông là phóng đại xì-căng-đan linh mục loạn dâm với trẻ con trong giáo hội (Công giáo) ở Bắc Mỹ và khuyến khích trở lại dùng tiếng La-Tinh trong lễ mi-sa”

    (He shares the view of the Polish Pope ... that only a united Catholic Church with absolute values can stand against totalitarianism and the temptations of Western materialism. The cardinal was shocked by the reforms of the Second Vatican Council in the 1960s, when the old certainties gave way to intellectual and theological debate. ... The cardinal has also condemned Buddhism, Hinduism and other Eastern religions as offering false hope through "auto-erotic spirituality", accused the media of exaggerating the extent of the pedophilia scandals in the North American Church and encouraged a return to the Latin Mass.)

    Tại sao hồng y Joseph Ratzinger lại có thể thốt ra những lời phê bình thô tục có thể nói là hạ cấp, vô giáo dục, phi đạo đức tôn giáo, về Phật Giáo và các tôn giáo Đông phương như vậy? Phải chăng đạo đức tôn giáo của nhiều vị lãnh đạo Công giáo nó là như vậy, xét đến lịch sử các giáo hoàng từ xưa tới nay. Từ xưa, Công giáo đã coi các tôn giáo khác là thấp kém, thờ ma quỷ, và đã đồng hành với các thế lực thực dân Tây phương, tự ban cho nhiệm vụ mang niềm tin mù lòa tin bướng tin càn vào một người Do Thái của Công giáo Giáo để đi “văn minh hóa” các dân tộc mọi rợ. Đạo đức tôn giáo của vị chủ chăn Công giáo (JPII) và phụ tá đắc lực của ông, Joseph Ratzinger, người nắm chức vụ Bộ Trưởng “Bộ Giáo Lý Đức Tin” (Congregation for the Doctrine of the Faith), hậu thân của Tòa Án xử dị giáo (formerly known as the Holy Inquisition), của Công giáo, là như vậy.

    Động lực chính khiến cho vị chủ chăn JPII cũng như phụ tá Ratzinger thốt ra những lời hạ cấp phi đạo đức tôn giáo mà không ai có thể chấp nhận như trên là vì sự nở rộ của Phật Giáo trong thế giới văn minh Âu Mỹ, và sự suy thoái của Công giáo trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Nam Mỹ trước sự tấn công của Tin Lành. Vì thiếu căn bản đạo đức và giáo dục tôn giáo cho nên hai vị chủ chăn Công giáo gần đây nhất đã phải xử dụng đến loại ngôn từ hạ cấp để xuyên tạc và hạ thấp các tôn giáo khác. Vấn đề cần đặt ra với người Công giáo Việt Nam là họ có lấy làm vinh hạnh khi tuân phục những vị chủ chăn đạo đức thấp kém như vậy. Hơn nữa họ còn thường xuyên ca tụng tâng bốc các “đức thánh cha” của họ. Thật là tội nghiệp.

    4.

     Phê bình các tôn giáo khác bằng loại ngôn từ hạ cấp như trên có phải là đi vào con đường đối thoại tôn giáo hay không? Và chúng ta không nên quên là ngày 5 tháng 9, 2000, Joseph Ratzinger, với sự chấp thuận của John Paul II, đã tung ra bản tuyên ngôn “Dominus Jesus” trong đó có hai điểm trịch thượng đối với mọi tôn giáo khác như sau:

    1. “.. như là một phương tiện đưa đến sự cứu rỗi, những tôn giáo phi-KiTô thiếu sót một cách trầm trọng” (..non-Christian religions are gravely deficient as a means of salvation)

    2. “Giáo hội Công Giáo La Mã là phương tiện duy nhất đem đến sự cứu rỗi cho toàn thể nhân loại” (The Roman Catholic Church is the only instrument for the salvation of all humanity)

    Cũng vì vậy mà Giáo sư Thần học Công giáo nổi tiếng trên hoàn cầu, Hans Kung, đã đưa ra một nhận định về bản tuyên ngôn “Dominus Jesus”“một sự pha trộn của tính chất lạc hậu thời Trung Cổ và Tâm Lý Bệnh Hoạn về Những Ảo Tưởng Hão Huyền về Quyền Lực hay Toàn Năng của Vatican” (A mixture of medieval backwardness and Vatican megalomania). [Megalomania = A psycho-pathological condition in which fantasies of wealth, power or omnipotence predominate]

    Chúng ta hãy điểm thêm vài nhận định về Ratzinger. Ngoài những lời phát biểu hạ cấp đối với các tôn giáo khác, và những lời trịch thượng đối với mọi tôn giáo khác trong bản tuyên ngôn “Dominus Jesus”, Ratzinger đã có những hành động như thế nào? Những hành động và biện pháp đàn áp trí thức của Ratzinger cũng như thực chất con người của ông ta đã được ghi trong nhiều cuốn sách của chính những tín đồ Công giáo, thí dụ như:

    - Louis Baldwin với cuốn “The Pope and The Mavericks” trong đó tác giả viết nguyên một chương về Ratzinger, từ trang 105 đến trang 115;

    - Garry Wills với cuốn “Why I Am A Catholic”, trong đó tác giả viết về chủ trương độc tài giáo trị của Ratzinger như sau, trang 258: “Ratzinger chủ trương là các giám mục phải một mình cai trị trong những giáo xứ của mình, chỉ liên lạc với các giám mục khác qua La-mã, chỉ gặp nhau trong các giáo đường ở La Mã dưới quyền của Hồng y Ratzinger.” (Ratzinger holds that bishops must rule alone in their dioceses, communicating with other bishops only through Rome, meeting with each other only at Roman synods run by (guess who?) Cardinal Ratzinger.). Tác giả Wills cũng còn ghi là Giáo hoàng John Paul II cũng như Ratzinger đều sống theo cung cách lưỡng chuẩn (Ibid., p. 259: Now the pope has a double standard like that of his soulmate Ratzinger);

    - John Cornwell với cuốn “Breaking Faith: The Pope, The People, and the Fate of Catholicism” trong đó tác giả đã ghi một số phản ứng điển hình của đa số tín đồ Công giáo Mỹ trong tờ National Catholic Reporter trước tuyên ngôn “Dominus Jesus” của Ratzinger như sau, trang 220: “Một thế chính trị như vậy trong một thế giới đa dạng liên kết với nhau hàm ý là Giáo hội La Mã đang cắm đầu chạy vội vào thế kỷ 14” (Such political posturing in a cyber-knit world implies that the Roman church is rushing headlong into the fourteenth century), “Hồng Y Ratzinger nên tự mình thoát ra khỏi những bức tường dày đặc đang bao quanh ông ta và hãy thấy rõ những gì đang xảy ra trong vũ trụ của chúng ta” (Cardinal Ratzinger should remove himself from the dense walls that surround him and find out what is going on in our universe), Tôi thật là bối rối và xấu hổ để cho Ratzinger nói thay cho tôi hay cho cả giáo hội. Nếu “chúng ta là giáo hội” thì đây là thời điểm chúng ta phải nắm quyền kiểm soát giáo hội của chúng ta nhân danh Giê-su Ki Tôt” (I am embarrassed and ashamed to have Ratzinger speak for me or the whole church. If “we are the church” it is time to take control of our church in the name of Jesus Christ).

    Đối với các tín đồ Công giáo Việt Nam thì sao? Đọc trên VietCatholic thì sẽ thấy thái độ khúm núm thấp hèn của giáo dân Việt Nam trước một giáo hoàng vô đạo đức trước thế giới như Benedict XVI, nhưng đối với họ vẫn là một điều “đức thánh cha” thế này, hai điều “đức thánh cha” thế nọ, làm như Benedict XVI đúng là thánh thật, trong khi bản chất của ông ta chỉ là một con người cuồng tín, vô đạo đức và có thể nói là vô giáo dục. Sự di hại của nền đạo lý Thiên La - Đắc Lộ thật là rõ rệt.

    5.

    Trong bài “When Jesus Met Buddha” viết trên trang nhà boston.com ngày 14/12/ 2008, tác giả Philip Jenkins, một tín đồ Ki Tô Giáo, tuy không hiểu mấy về Phật Giáo, nhưng đã viết về Ki Tô Giáo vài đoạn như sau:

    Tuy rằng có ít dòng Ki Tô Giáo chính đặt vấn đề vào những lời lẽ có tính cách đối đầu, bất cứ tôn giáo nào tự nhận là giữ độc quyền đường vào chân lý thì vấp phải những khó khăn thực sự trong sự hòa hợp các niềm tin khác vào trong kế hoạch vũ trụ của mình. Hầu hết các giáo hội Ki Tô đều tin rằng Giê-su là Con Đường, là Chân Lý, là Sự Sống, và nhiều giáo hội cảm thấy rằng họ có bổn phận phải rao giảng cái thông điệp đó cho những người vô tín trên thế giới. Nhưng điều này tạo ra một sự xung đột căn bản với tín đồ của những khuôn mặt tâm linh nổi tiếng như Mohammed và Đức Phật, những bậc đã rao giảng những thông điệp khác biệt. Dựa vào sự diễn giải sát theo Thánh Kinh, một số người Ki Tô coi những đức tin đối địch này không chỉ là sai lầm, mà còn là những bẫy cố ý đặt lên bởi những lực lượng xấu ác.

    Cố chấp đối với các tôn giáo khác – giao phó chúng xuống hỏa ngục, thật ra – tự nó đã đủ bậy bạ rồi, nhưng nó càng ngày càng có nhiều hậu quả trong thế giới hiện thực. Vì giao thương và kỹ thuật làm cho địa cầu nhỏ lại, do đó các tôn giáo đi tới với nhau càng ngày càng gần hơn, và kết quả có thể là đẫm máu: hãy nhìn sự tấn công tận thế ở Mumbai. Trong một thế giới như vậy, dạy các tôn giáo khác nhau phải công nhận những điều tự nhận của mỗi tôn giáo, sống hòa bình bên nhau, ngưng cho đó là vấn đề đối xử tốt với nhau và trở thành điều kiện tiên quyết cho sự sống còn của nhân loại.

    Trong 30 năm qua, Giáo hội Công giáo La Mã đã phải đối diện với những cuộc tranh luận về tính cách “độc nhất” của Giê-su, và đã ngăn giữ những tư tưởng gia trong giáo hội đã dám đưa ra những cố gắng để thích ứng với các tôn giáo khác trên thế giới.. Trong khi sự đối thoại giữa Ki Tô Giáo và Hồi giáo đã mang những tít lờn trên trang đầu báo chí, thì sự đụng độ với Ấn Giáo và Phật Giáo đã khuấy lên nhiều tranh luận khác nhau trong giáo hội. Các nhà thần học Sri Lanka như Aloysius Pieris và Tissa Balasuriya đã bị nhiều chỉ trích từ Vatican, và gần đây, cuộc chiến đã tới Mỹ. Năm ngoái, Vatican ra lệnh điều tra Peter Phan ở Đại học Georgetown, Phan là một nhà thần học thuộc dòng Tên mà tội lỗi chính của ông ta, theo quan điểm của Vatican, là đã coi Phật Giáo của quê hương Việt Nam của ông ta là một con đường song song đi đến sự giải thoát. [Peter Phan cũng nhập nhằng về giải thoát. Quan niệm giải thoát trong Ki Tô Giáo hoàn toàn khác hẳn quan niệm giải thoát trong Phật Giáo. TCN]

    Theo những ý kiến của Giáo hoàng Benedict XVI thì, giáo hội từ chối từ bỏ niềm tin căn bản về vai trò “độc nhất” của đức Ki-Tô. Trong một thư ngỏ cho chính trị gia Ý Marcello Pera được phổ biến rộng rãi, Giáo hoàng Benedict tuyên bố là “một sự đối thoại giữa các tôn giáo theo sát nghĩa của từ đối thoại thì không thể được.” Ông ta nói, bằng mọi cách chúng ta cũng nên nói chuyện với các nền văn hóa khác, nhưng không có nghĩa là công nhận những tôn giáo khác cũng có giá trị như Ki Tô Giáo…

    [While few mainline Christians would put the matter in such confrontational terms, any religion claiming exclusive access to truth has real difficulties reconciling other great faiths into its cosmic scheme. Most Christian churches hold that Jesus alone is the Way, the Truth, and the Life, and many also feel an obligation to carry that message to the world's unbelievers. But this creates a fundamental conflict with the followers of famous spiritual figures like Mohammed or Buddha, who preached radically different messages. Drawing on a strict interpretation of the Bible, some Christians see these rival faiths as not merely false, but as deliberate traps set by the forces of evil.

    Being intolerant of other religions - consigning them to hell, in fact - may be bad enough in its own right, but it increasingly has real-world consequences. As trade and technology shrink the globe, so different religions come into ever-closer contact with one another, and the results can be bloody: witness the apocalyptic assaults in Mumbai. In such a world, teaching different faiths to acknowledge one another's claims, to live peaceably together side by side, stops being a matter of good manners and becomes a prerequisite for human survival.

    Over the past 30 years, the Roman Catholic Church has faced repeated battles over this question of Christ's uniqueness, and has cracked down on thinkers who have made daring efforts to accommodate other world religions. While the Christian dialogue with Islam has attracted most of the headlines, it is the encounters with Hinduism and especially Buddhism that have stirred the most controversy within the church. Sri Lankan theologians Aloysius Pieris and Tissa Balasuriya have had many run-ins with Vatican critics, and, more recently, the battle has come to American shores. Last year, the Vatican ordered an investigation of Georgetown University's Peter Phan, a Jesuit theologian whose main sin, in official eyes, has been to treat the Buddhism of his Vietnamese homeland as a parallel path to salvation.

    Following the ideas of Pope Benedict XVI, though, the church refuses to give up its fundamental belief in the unique role of Christ. In a widely publicized open letter to Italian politician Marcello Pera, Pope Benedict declared that "an inter-religious dialogue in the strict sense of the term is not possible." By all means, he said, we should hold conversations with other cultures, but not in a way that acknowledges other religions as equally valid…]

    Như vậy, chúng ta thấy rằng, nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam còn lệ thuộc Vatican thì tất nhiên phải nghe theo những quan niệm về tôn giáo và đối thoại của Vatican, không tuân theo thì sẽ bị Vatican trừng phạt và có thể bị “tuyệt thông”. Nhưng với những quan niệm độc tôn thuộc thời Trung Cổ đã lỗi thời như trên thì làm sao có thể tiến tới Hòa Đồng Tôn Giáo ở Việt Nam cho được. Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam không dứt khoát tuyên bố độc lập với Vatican, tuyên bố không nhất thiết phải theo những điều Vatican dạy trái với chiều hướng đa nguyên đa tôn giáo của thời đại ngày nay, thì tất cả những lời nói khoa trương về Hòa Đồng Tôn Giáo hay Hòa Đồng Dân Tộc chỉ là những lời nói trên đầu môi chót lưỡi, không có một giá trị thiết thực nào. Chúng tôi chưa vội tin và sẽ nhìn kỹ những gì Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ làm những gì trong tương lai.

     

    (xem tiếp: Bàn Về Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền  )

     


    Các bài đối thoại cùng tác giả


     ▪ “ Sản Phẩm Trí Tuệ” của Nguyễn Anh Tuấn - Trần Chung Ngọc

    “Sản Phẩm Trí Tuệ” Mới Của Nguyễn Anh Tuấn Về “Giáo H - Trần Chung Ngọc

    “Tự Do Tín Ngưỡng” của Minh Võ - Trần Chung Ngọc

    Ai Dám Tấn Công Đạo Chúa ? - Trần Chung Ngọc

    Chiến Tranh ... Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ - Trần Chung Ngọc

    Chu Tất Tiến: Here We Go Again - Trần Chung Ngọc

    Chung Quanh Một Cuộc Tranh Luận Hào Hứng - Trần Chung Ngọc

    Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - “Cha Chung” là ai? - Trần Chung Ngọc

    Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Các Vấn Nạn Cần Giải Quyết - Trần Chung Ngọc

    Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Căn Bản Đức Tin - Trần Chung Ngọc

    Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Kết Luận - Trần Chung Ngọc

    Chuyện “Hòa Đồng Tôn Giáo” - Lợi Ích ? - Trần Chung Ngọc

    Comments On John Paul II's Crossing the Threshold of Hope - Trần Chung Ngọc

    Eh! Lữ Giang, alias Tú Gàn, Here we go again! - Trần Chung Ngọc

    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Nguyễn Văn Lục - Trần Chung Ngọc

    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ về Tú Gàn - Trần Chung Ngọc

    Lại Chuyện Bất Đắc Dĩ Về Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập - Trần Chung Ngọc

    Một Trí Thức Không Biết Ngượng - Trần Chung Ngọc

    Nhân Đọc Bài “Niềm Tin ...” Của Trần Thị Hồng Sương -1 - Trần Chung Ngọc

    Nhân Đọc Mấy Câu Trả Lời của Ông Mục Sư NQM - Trần Chung Ngọc

    
    ▪ 1 2 3 4 5 >>>
  • Trang đối thoại